Chương 1: Làng Hoa Thủy
Tiền truyện
Đất ẩm, không khí nơi đây hoang vắng đến lạ thường. Trời âm u đầy mùi tử khí bao vây bốn bề sông núi. Nơi rừng thiên, nước độc, rắn rết và côn trùng lạ phủ đầy lên nền đất ở đây. Những hàng trúc xanh rủ xuống rồi va đập vào nhau trong từng cơn gió mạnh, tạo ra âm thanh xào xạc vang lên trong đêm khuya tĩnh lặng.
Hương trúc như trong mùa mưa phùn, bay lả tả rồi hoà trong ánh trăng mờ ảo. Quang cảnh lúc này, trông giống như một nơi xa xăm thăm thẳm không có lối đi cũng chẳng có lối về, vừa huyền ảo lại vừa chân thực.
Từ dưới mặt đất, nơi có khóm ngải Nguyệt Liên Hoả, một bàn tay hoa lệ bỗng đâm ngược lên trên. Bàn tay ấy bới vùng đất ấy ra làm một vết nứt đủ lớn để trồi ra bên ngoài, không còn nằm ở dưới chốn địa ngục đỏ chói nữa.
Nơi đây là một vùng ngoại ô, cách làng Hoa Thủy 305 dặm về phía tây, cách làng Hoả Hồ 610 dặm về phía đông.
Hai hướng nam, bắc còn lại sẽ dẫn đến hai con sông đổ về hai ngôi làng hoa lệ đó. Nước non nơi núi đồi trập trùng, sương giăng lớp lớp khiến khó khăn ở đây trải đầy mọi nơi. Các bản làng nằm trong vương quốc sương mù này cũng phải chịu sự khắc nghiệt của thời tiết.
Nơi đây hoang vu, những ngôi làng lọp chọp, nho nhỏ cứ rải lát đát từ vùng này, một ít sang vùng kia. Chỉ có 2 nơi tập trung dân cư đông đúc nhất, ấy là làng Hoa Thủy và làng Hoả Hồ.
Nhưng có điều, người dân ở hai bản làng này đều không thích nhau, họ ghét cay ghét đắng bản làng đối diện.
Một rừng không thể có hai hổ, theo tương truyền để lại,
" Ngày trước làng Hoa Thủy được thành lập đầu tiên, người dân bản làm nghề buôn hoa bán gấm.
Núi rừng, sương nhiều, cây đặc, hoa và cỏ dại nhiều vô số kê trong đó có hoa Liên Huệ và Mẫn Quỳnh là hai loại có giá trị kinh tế cao nhất.
Liên Huệ dùng để làm rau mềm, thức ăn nơi ưu linh rừng rẫy vô cùng quý giá.
Còn Mẫn Quỳnh thì dùng để dệt gấm vải mang hương thơm đặc trưng cho cả vùng đất bạc, rừng vàng này.
Dân trong bản sẽ hăm chỉ cần mẫn, thu hoạch về rồi trồng lại trên mảnh vườn đã cấy sẵn, sau độ 2 tháng sẽ có mùa thu hoạch, đa số dân làng sẽ dùng để ăn và dệt đồ mới để mặc.
Chỉ có một số ít hộ dân, đủ sức để trồng dư giã hai loại thảo mộc ấy, mới dùng để bán. Họ giao thương với những bản làng khác thông qua con thuyền lớn, dông trên dòng sông ở bản.
Do người dân truyền tay nhau về sự thần kì của dòng sông, dân chài cầu gì được nấy, chỉ cần cúng kiếng đủ lễ vật sẽ có được những đợt cá lớn mà người trên thuyền muốn.
Nên dòng sông này được đặt tên là Phú Long, nghĩa là dòng sông của sự giàu có.
Câu chuyện của ngôi làng Hoa Thủy đã bước sang một trang mới, sự phát triển của nền kinh tế nơi đây vượt lên tất cả.
Khiến cho một ngôi làng khác quyết định di chuyển đến vùng đất này để làm ăn, kiếm kế sinh nhai nhờ hải sản và nông sản.
Việc giao thương buôn bán lúc trước vô cùng thuận lợi, nay ngôi làng mới đến lại trở thành kỳ đà cản mũi.
Khiến nền kinh tế bị sụt giảm nghiêm trọng, từ đó dân của hai bản làng không còn tôn trọng nhau nữa. "
Từ đó họ ghét cay ghét đắng người ở làng đối diện, luôn nghĩ ra kế sách để hại nhau, nhưng mãi mãi không thành, lẽ như câu chuyện này đã nằm mãi mãi ở dòng thời gian trôi qua trong quá khứ.
Nhưng mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn, kể từ ngày hôm nay....
Chương 1: Tuyển dâu
Trên nền trời xanh tươi, mấy đợt mây trắng cứ từng phút từng giây lại trôi sang một chút. Ánh nắng đầu ngày đã chiếu xuống từ lúc nào, bây giờ đã là canh tư, nghĩa là cách lúc mặt trời mọc 1 canh. Quả thật trời vào mùa khô nên đất nóng vô cùng.
Vài hộ còn thiếu nước nên họ từ sáng sớm đã chuẩn bị dụng cụ đi lấy nước trong rừng sâu, suối thẳm.
Người dân phải đi vào ban sớm, lúc mặt trời vào độ ánh nắng còn nhẹ nhàng, chưa chói gắt để khi nên rừng, đất và không khí không bị quá nóng làm cho mình phải cực hơn.
Núi rừng ở đây dường như được hình thành từ những dãy núi trập trùng từ lúc xa xưa, từ dốc núi đến đỉnh núi đều rất khúc khuỷu vì thế nên những người đi rừng, khám núi phải trải qua gian khổ, khó khăn để lấy nước sạch.
...
Trong bản làng lúc này đang rầm rộ lên sự việc cưới gả vợ cho thằng con út của gia đình nhà họ Phong.
Nhà họ Phong nổi tiếng ở làng Hoa Thủy là một trong những dòng họ đầu tiên đã khai phá ra mảnh đất này. Và lưu truyền làng nghề dệt loài hoa Mẫn Quỳnh thành gấm vải thượng hạng. Được ưu tiên để dùng làm áo quần và đem bán cho giao thương nước ngoài.
Đến tận bây giờ, tăm tiếng của ông cả nhà họ Phong - tên Lộc, cha rể của hai đứa con trai vẫn còn phủ khắp nơi trên vùng đất này.
Người người nhà nhà đều biết đến ông. Cứ hễ nhắc đến ông Lộc, người ta vẫn thường nhớ đến một người đàn ông phúc hậu, hiền lành, chất phát. Luôn làm ăn đàng hoàng, có tiếng là chính chắn nhất so với những người có cùng dòng máu làm ăn khác ở ngoài kia.
Ông Lộc từ ngày xưa đã tự mày mò, nghiên cứu cách dệt vải cổ truyền được dòng họ lưu truyền lại rồi học theo. Ông đã thành công khi lần đầu tiên đi giao thương buôn bán với loại vải mang hương thơm đặc trưng của thảo mộc ở đốt hương đầu, và vương lại mùi táo chín ở đốt hương cuối.
Danh tiếng của ông từ đó mà vương cao và xa hơn trên thương trường ở đây, trở thành một trong những nơi cung cấp vải được ưa chuộng nhất.
Đã vậy ông còn làm ăn rất công bằng và lẻ phải, kẻ nào độc địa, lừa hại nhân dân ông sẽ buôn cho chúng đắc gấp chục lần để thu tiền lời, gửi lại cho dân làng kiếm sống. Phần nữa thì trùng tu lại những ngôi nhà đã bị hư hỏng, để cho nhân dân trong làng được nệm ấm, chăn êm như bản thân mình đã hưởng thụ.
Chả thế mà chẳng mấy chốc ông đã giàu lên vô kể, khu biệt phủ của gia đình ông khá rộng, gồm một gian phòng lớn nối liền với bốn gian nhỏ hơn.
Một gian còn trống đã được trang hoàn sẵn để chờ ngày rước đứa con dâu về ở lại trong gia đình mình, sống chung và chăm lo cho gia đình nhỏ của cậu út - Con trai ông Lộc.
...
Chuyện nhà ông Lộc đang cử hành việc quyết định hôn sự cho con trai đang rầm rộ lên trong ngôi làng Hoa Thủy.
Lúc trước cậu con út có một đứa bé là thanh mai trúc mã, chả biết giờ đã đi đâu. Lẽ ra, đúng như ngày hứa năm xưa, cô phải đến và cùng anh trải qua hôn sự để được một ngày cả hai sẽ gọi nhau tiếng chồng chồng, vợ vợ.
Ấy thế mà đã mười năm trôi qua, sau độ cái ngày con bé mất tích, không biết tự bao giờ thằng Phong Cửu đã dần thay đổi tính tình, chuyện con bé đã từng là thanh mai trúc mã mà nó gắng sức bảo vệ, chăm sóc qua từng ngày đã hòa trong kí ức mà vụt tắt đi như ngọn đèn dầu yếu ớt treo trước gió.
Bởi đơn giản, người xưa chốn cũ, nếu tìm lại đã khó, huống gì bây giờ một trong hai đã mất tích đi từ lâu.
Ông Lộc đã chọn cái nghề buôn gấm, dệt vải này làm kế để giao thương thì phải buộc tiếp tục cầu tiến, làm việc nhiều hơn, đi ra ngoài và tìm kiếm nhiều nhân công thêm nữa để phụ giúp mình phát triển thêm công việc này.
Vì thế mà cậu út cũng chẳng kịp thời gian để tìm kiếm tung tích của cô gái năm xưa, thời gian hằng ngày của cậu là phụ giúp bố đi lấy hàng giao cho thương lái bằng chiếc xe ngựa riêng của gia đình.
Việc này tuy cũng khá nhàn hạ nhưng do đường đi từ nhà cậu đến chỗ khúc sông cho thuyền bè của thương lái thuộc đoạn đường vắng, không có nhà dân nên cũng chẳng có thể tìm thêm tung tích gì.
Vì khi đó, màn sương nơi rừng núi trong bản làng đã từ từ bay đến. Nó sẽ khiến cho những người dân dễ đi lạc từ nơi này sang nơi khác, cũng gây choáng tầm nhìn, không dễ để canh tác hoặc làm tiếp công việc được nữa.
Màn sương sẽ tiếp tục bay đến và tích tụ nhiều hơn đến tầm canh 11, trong từng ngỏ ngách của bản làng nơi đây. Sương đêm chắc chắn sẽ phủ đầy trong mọi con ngõ, và bay tà tà trên mặt đất đến tầm canh 3 buổi sáng mới bắt đầu tan dần đi.
Từ đó việc chàng con út ôm mộng đi tìm lại cô gái dễ thương mà cậu đã từng thích trong quá khứ là một việc rất viễn vông, dường như chẳng có kết quả.
Cuối cùng, sau bao lời khuyên từ bố và anh trai, cậu cũng chịu buông xuôi mà nghe theo lời bố đã định đoạt và sắp đặt cho con, để cậu con út có thể sớm mang thêm một vị quý tử về cho ông Lộc.
...
Vậy là, ngày hôm nay, nhằm vào ngày trăng tròn nhất của cả tháng. Ông Lộc sẽ cử một lễ "chọn dâu" cho con trai của ông.
Ông Lộc không định đoạt nhất định phải cưới người này, kẻ kia mà đưa sự lựa chọn ấy cho con.
Ông không mưu cầu sự vị kỉ rằng bên đàng nhà gái phải giàu, môn đăng hộ đối với gia đình ông, chỉ cần ấy là người mà con trai ông thích và muốn cưới cậu Cửu, thì ông Lộc sẽ cử hành hôn lễ cho cả hai đứa.
Quả thật, những người con gái muốn bước chân vào căn biệt phủ đó để làm vợ của cậu Cửu nhiều vô số kể, nên ông Lộc mới buộc phải nhờ thêm một vài người tiếp sức, có thể hỗ trợ cuộc tuyển dâu này không bị náo loạn.
Khắp nơi từ ngược xuôi, những người con gái, phụ nữ xinh đẹp, tài giỏi đều tụ họp về đây. Ngoài cửa chính lúc chỉ mới tầm canh tư đã có hơn cả trăm người con gái đứng chực chờ buổi lễ ở trước cánh cổng lớn. Một khi nó mở ra, những cô gái này sẽ đi theo từng tốp vào để chọn lọc qua theo ý của cậu út.
Nghe làm dâu nhà họ Phong thì ai ai cũng thích thú, muốn được một lần thử xem mình có cơ hội ấy không. Nhưng chưa cần qua đến vòng hai, lúc canh 5 khi sự việc chọn dâu đã trôi qua gần hết. Từ số lượng người đăng ký cao ngất ngưỡng cỡ 50 cô gái, giờ chỉ còn vỏn vẹn khoảng 10 người.
Quả thật, một miếng mồi ngon, béo bở và sung sướng như thế chẳng hề dễ ăn chút nào. Dưới tiết trời nóng chan chan như đang đốt cháy cả da thịt. Những cô gái trẻ phải xếp hàng từ từ để được mời vào trong để chọn tuyển, ai không được chọn sẽ phải đi về.
Những người được chọn sẽ phải tiếp tục ở lại để trải qua thêm hai màn kiểm tra nữa, nếu thành công sẽ chính thức được xem như là nàng dâu nhà họ Phong, nếu không thành thì sẽ phải trở về để làm tiếp công việc dở dang để chờ đến một mối duyên khác đến.
Nói cuộc thi này lấy mất thì chỉ có cái mất là thời gian, còn cái lợi lâu dài là được yêu thương và chiều chuộng hết mực trong nhà họ Phong.
Sung sướng sử dụng tiền trong gia đình để tiêu xài rồi sinh cho ông Lộc một đứa cháu bồng, con gái hay trai không quan trọng. Chỉ cần đứa bé ấy không mang một dòng máu độc ác, hoang tàn như của loài quỷ là ông đều chấp nhận được cả!
Hết chương 1
Chương 2: Huyết Lưu
Để có được sự sung sướng ấy, được chiều chuộng hết mực, được chính tay mình sử dụng tiền và lấy được công thức làm vải thơm độc nhất vô nhị của ông Lộc, được đặt đôi chân vào biệt phủ với danh hiệu là con dâu của nhà họ Phong.
Những người con gái muốn tranh giành được tuyển vào phải trải qua 3 vòng thi, vòng một là về sắc đẹp phải phù hợp với gu thẩm mĩ và thời trang của chồng tương lai. Vòng hai là về tài năng, từ cầm kì thi hoạ đến ngâm thơ đối chữ, chơi đàn đánh nhạc đều có đủ.
Chỉ tiếc là ai phải ưu việt hơn cả mới lọt vào vòng cuối cùng.
Sau hơn 2 canh giờ đầy cạnh tranh và khốc liệt, hai hình bóng đi từ đầu vòng một đến giờ đã từ từ xuất hiện từ phía trong gian nhà chính bước ra.
Họ được quyền tham quan một vòng khu nhà ở của gia đình nhà họ Phong để lấy vía của sự giàu sang, buôn may bán đắt, kinh doanh thuận lợi hoặc là trải nghiệm trước cái không khí của căn nhà này, về sau nếu có được vào làm dâu thì cũng chẳng phải xa lạ.
Bấy giờ mọi người đã tụ họp lại đông đúc hơn, phần vì tò mò để xem mặt đâu là con dâu tương lai nhà họ Phong cuối cùng sẽ là ai. Phần nữa để tìm hiểu xem, vòng cuối cùng sẽ tranh tài về cái gì.
Hai cô gái diện hai tấm áo Nhật Bình thướt tha trên người, tóc được cuộn chặt thành một búi nằm trong cái mấn tiệp màu với tà áo.
Cô gái bên trái đứng trước chiếc bàn xét tuyển của chàng con út vẫn mãi mê nhìn ngắm gốc cây mận cơm trồng trong một chiếc bồn lớn đặt trước cửa chính, khi cánh cổng lớn mở ra thì sẽ thấy ngay. Mùi hương ngọt lịm của trái mận cơm vẫn còn vương trên đầu mũi khiến cô không thể cưỡng lại được.
"Nếu lỡ một chút không được nhân làm dâu, có lẽ mình sẽ xin một ít mận về để ăn lấy thảo quá!" - Cô nghĩ thầm.
Một vài người đứng bên ngoài dường như có gặp cô ta bèn lấy tay chỉ chỉ, trỏ trỏ rồi xì xào bàn tán với nhau bằng thứ âm thanh vô cùng nhỏ bé. Dẫu để tránh việc người khác nghe được lại nghĩ không hay thì toang.
Một người phụ nữ đang ở độ tuổi xế chiều bắt đầu cất tiếng trước để kể về buổi gặp gỡ đầy thiên duyên giữa bà và cô gái bên trái đang không tập trung kia.
" Này, tôi kể cho mọi người nghe một chuyện. Từ hôm qua, khoảng cỡ tầm canh 11 ban khuya, tôi phải đi lấy nước ở trên rừng núi gần nhà, dẫu gì cũng đang đến mùa hết nước nên dù không muốn cũng buộc phải đi.
Đi vào ban sáng thì tôi không thức nổi, chồng tôi do bận việc làm nên không thể phụ được nên tôi đành phải đi một thân một mình.
Đường lên núi khúc khuỷu, gập ghềnh thì ai cũng biết, nhưng đêm hôm trước. Sau khi tôi đã tìm được con suối sạch để lấy nước về sử dụng. Làng sương dày đặc khó đi ở làng mình đã bị ánh đèn dầu trên tay tôi làm cho tan ra, mọi thứ xung quanh dễ nhìn hơn đôi chút nhưng vẫn rất khó khăn.
Ấy thế mà, đột nhiên tôi nghe thấy tiếng động như những bước đi khe khẽ của một người nào đó. Dợn bước định nhìn xem ai thì gương mặt trắng bệch của cô ta hiện ra giữa màng sương làm tôi một phen hú vía. Nước da cô ta trắng như tuyết, môi đỏ như màu trái mận cơm chín, đôi mắt long lanh đem một ít vẻ đượm buồn gửi gắm cho người đối diện, hai hàng chân mày như hai nhành liễu nhẹ nhàng lất phất.
Sống mũi thì cao, nhìn gương mặt cô ta toát lên vẻ cao sang quyền quý khó mà tả nổi.
Lúc ấy tôi có hỏi rằng tại sao cô lại đi đêm đi hôm như thế này bởi nơi rừng thiên nước độc này rất nguy hiểm.
Chỉ những ai rành rõi đường đi, có cách để khử độc côn trùng dại hay bảo vệ bản thân trước những vong hồn oan khuất, vất vưởng đầy âm khí mới dám trèo đèo lội suối vào giờ này.
Cô ta mới tiếp lời, rằng cô muốn tìm đến nhà của ông Lộc bởi nghe nói nơi đó đang tuyển dâu, cô muốn thử sức mình nhưng khi đang lội đi giữa bạt ngàn cành cây, ngọn cỏ thì màn sương giăng phủ dày đặc đã làm choáng tầm nhìn.
Chiếc đèn dầu cô cầm theo cũng đã bị rơi dọc đường đi đến nên bèn phải tìm người để hỏi đường đi tiếp.
Cách nói chuyện và cư xử của cô ta rất nhẹ nhàng tựa như một nàng tiên hạ trần, mái tóc đen dài phía sau xõa xuống đến phần thắt lưng mới thôi, nó như gợn sóng cứ phấp phới trong từng đợt gió.
Từ người cô ta tỏa ra một mùi thơm dễ chịu như hương của hoa hồng mới nở, quả thật dù là mới tiếp xúc thông qua sự cố lạc đường của cô ta. Nhưng nếu tôi mà có đứa con trai, chắc phải gã liền cho cô ta mới được, chỉ có điều lúc tôi chỉ đường xong.
Quay đầu lại nhìn thì cô ta đã vụt mất trong màn sương dày đặc, chưa kịp hỏi han nhà cửa ở đâu thì đã cao chạy xa bay rồi. Đúng là cuộc gặp ấy thú vị thật, giờ nghĩ lại vẫn còn thấy cô ta giống con Mai ngày xưa.
Nhưng mà chắc tại người giống người thôi, chứ con Mai nó cũng đã lặn cả tăm hơi cách đây chục năm rồi còn gì.
Kể ra thì thời gian cũng trôi nhanh đến lạ thoắt cái cũng đến ngày cưới hỏi cho cậu con út, không biết chừng ở một nơi nào đó, con Mai đang bực mình đây mà hahahaa."
Nói xong, bà ta cười một cái rồi lại bẻ sang chuyện khác để tiếp tục kể với mấy người phụ nữ đang đứng hóng tiếp xem trong làng mấy ngày qua đã có những chuyện gì xảy ra.
Chuyện làng chuyện xóm lúc nào cũng vậy, rất đơn giản nhưng lại cũng vô cùng li kì, bởi thế mà người làng ai cũng phải có một đám người thích hóng hớt và kể cho nhau, vậy đó mới tạo lên một ngôi làng đúng nghĩa. Thiếu hương vị của cuộc nói chuyện này là thiếu đi một thứ quan trọng trong ngôi làng rồi.
Dưới ánh nhìn của mọi người đổ dồn về mình với một cách hành xử kì lạ là nhìn chằm chằm vào cây mận cơm. Cô gái chợt nhận ra, do có vài tiếng trẻ con chỉ chỉ trỏ trỏ vào người mình rồi rì rào những âm thanh đủ để cô nghe được.
Vài đứa con nít đứng lấp ló bên cạnh chiếc bồn trồng cây mận cơm, một trong số bọn chúng dõng dạc thắc mắc:
"Sao cô ta cứ nhìn chăm chăm nên cây mận cơm này ấy nhỉ? Vì như trên cây này có thứ gì à? Trông cô ấy lạ quá, hình như trên đó có cái gì thì phải?"
Khi cô nghe thấy, liền nhận ra, rồi chợt quay mặt phắt lại hướng cậu Cửu.
Nét mặt tái đi vì nhận ra cách hành xử của mình lại bị người khác để ý đến khiến cho những giọt mồ hôi cứ tuôn xuống mỗi lúc một nhiều hơn.
Lớp da trắng ngà vẫn chưa bị phai mờ đi làn phấn cát, đôi môi còn đỏ mọng, vẻ đẹp của cô vẫn còn tuy là có đôi chút lúng túng.
Để ý thấy cô ta có vài phút giây ứng xử hơi kì lạ, nên vì sợ cô ta khi bị hỏi cung lại sợ hãi quá đà, vía yếu mà ngất xỉu. Chàng Cửu bèn để cô ta lại ở cuối, quay mặt sang người còn lại mà đặt câu hỏi rằng:
" Tôi muốn thử sức phần ứng cử của cô, nếu không được chọn làm dâu nhà họ Phong cô có buồn không? Và vì sao cô muốn được cưới tôi làm chồng? "
Quả thật khi vừa nghe thấy câu hỏi, cô gái ấy đã phải hốt hoảng trong tâm trí vì câu hỏi này thật sự quá sức đối với suy nghĩ của cô.
Lời văn của cô không được tốt, tuy đúng là dung mạo xinh như hoa, tươi như ngọc.
Biệt tài đánh đàn và hoà tấu cùng chất giọng ngọt thanh đã giúp cô bước được vào vòng chung kết.
Thế nhưng nếu xét về khía cạnh hỏi đáp này có lẽ cô ta không cảm thấy được thoải mái và tự tin cho lắm. Không chừng lại phải nhường chức vị được làm con dâu nhà họ Phong lại cho cô gái bên cạnh.
Bởi dẫu gì khác với người ta, có lẽ Linh lại là người yếu thế hơn. Bởi cô là con gái được bố mẹ nuôi dậy, lớn lên trong một gia đình nghèo khó, chân còn dính phèn. Không thể nào có thể mơ mộng để chạm đến những thứ cao sang, quý giá trên cao.
Bởi cô quan niệm, mình càng đua đòi những thứ cao sang thì người đời càng ghét, việc quyết định đi đăng kí cạnh tranh với những cô gái khác về việc lấy con trai út của ông Lộc, lí do chủ yếu xuất phát từ hoàn cảnh.
Gia đình giờ chỉ còn lại mỗi cô chăm lo, gánh vác 3 đứa em nhỏ. Và ba đứa ấy đang cùng nhau nép mình sau cây mận cơm, đưa mắt nhìn chị của mình xem cuối cùng cô có được tuyển chọn hay không.
Được một lúc, suy nghĩ không ra câu trả lời nào cả, cô đành dựa vào những gì mình đã trải qua và quan niệm sống của riêng bản thân mình để trả lời, mong cũng đủ để cô được ra về một cách lành lặng.
Không bị một ai khác hại đến mình. Cô cất giọng, gương mặt nhẹ nhàng hướng hướng đến cậu Cửu, đôi mắt hiền hoà, nhẹ tâng hút hồn người ta vào tựa như lông vũ.
" Nếu em được chọn để làm con dâu nhà họ Phong, cảm xúc em sẽ rất vui vì ấy là một cơ hội tốt để có được hạnh phúc cho riêng mình ở độ tuổi này.
Phần để có điều kiện nhiều hơn để lo cho những đứa em nhỏ ở nhà, cũng xem như là một biện pháp tốt, một công đôi việc.
Còn nếu không được chọn, em cũng sẽ xem đó như là một cơ hội không giành cho em và sẽ có một cơ hội mới phù hợp hơn với mình đang chờ đợi ở phía trước.
Mục đích cuối cùng để em đăng kí vào cuộc thi này ấy là thử sức mình để mong được cậu Phong Cửu xem qua, được một lần bước đôi chân vào khuôn viên của cha anh thế là cũng đủ để em mãn nguyện rồi! "
Khi nàng đã nói hết ý của mình, chả biết từ đâu, một hạt lệ ngọc ngà trông như thủy tinh từ mắt nàng rơi xuống.
Có lẽ vì sự cảm động không ngờ đến của câu trả lời mình vừa nói ra. Nó đã là những gì cô muốn nói ra hết trong ngày hôm nay với chàng Cửu. Cũng như tâm nguyện cuối cùng nàng gửi trao cho cậu.
Từ phía bên cạnh Linh, cô gái cùng thi đấu với cô - Huyết Lưu, đưa đôi bàn tay thon dài, trắng trẻo tinh khôi như tuyết mùa đông lên.
Rồi cô ta bắt đầu vỗ một tràng pháo tay cho câu trả lời lấy được sự cảm động của cô.
Dù rằng hai người là kẻ thù, đối địch nhưng chính vì hành động này của Huyết Lưu và câu trả lời về hoàn cảnh đầy khốc liệt, nghèo khó của Linh đã làm cho mối quan hệ giữa hai người được cải thiện và bước sang một trang mới.
Và từ phía sau, xung quanh, cả những nơi đã lắng nghe được câu trả lời của Linh, ai nấy đều vỗ tay, khen lấy khen để và xì xào bàn tán.
Để tránh cho âm thanh ấy trở nên ồn ào hơn, ông Lộc bắt đầu dùng chiếc gậy gỗ dùng để chống đỡ mà gõ mạnh lên nền đất vài cái.
Khói bụi từ đất bay lên mờ mịt theo lực gõ của chiếc gậy rồi chúng lại nhanh chóng bay về mặt đất. Tất thảy những con người đang ồn ào, sau khi âm thanh từ chiếc gậy gỗ của ông Lộc vang lên đều im bặt. Trả lại sự yên bình và tĩnh lặng vốn có.
Tiếp theo, chàng không đánh giá, phê bình hay phán xét về câu trả lời của Linh mà lập tức quay sang Huyết Lưu. Cô gái vẫn còn chưa chịu tập trung trở lại không gian và thời gian lúc bấy giờ, cô ta động lòng trước câu trả lời lúc nãy mà chưa dứt ra được.
Đợi đến khi câu hỏi của cô được đọc lên, thì Huyết Lưu mới tịnh tâm trở lại. Cô xoay mặt về phía trước, đôi mắt hoa lệ nhìn thẳng vào hai con mắt phong độ của cậu Cửu.
Hai câu hỏi hoàn toàn giống nhau, chỉ duy nhất có cách trả lời của cả hai là thứ khác biệt.
Nó vừa gây ra sự tranh cãi đối với những người dân có mặt tại đây, vừa khiến cho người xét tuyển là con út nhà họ Phong trở nên khó xử, không biết chọn ai làm vợ cho bản thân của mình.
Câu trả lời vừa nãy của Huyết Lưu như đã chuẩn bị sẵn từ trước, chỉ cần chàng Cửu hỏi, nàng Lưu sẽ liền đáp mà không đợi chờ chi.
Giọng nàng nhỏ nhẹ, thăng trầm và bay bỗng theo từng từ, từng chữ nàng nói ra:
" Ta là Huyết Lưu, người con gái xuất thân từ rừng sâu núi thẳm.
Huyết Lưu ta chỉ biết chơi kì đàn, biết họa trung dung, biết hành đấu khúc văn chương nơi rừng suối cùng hoà vang âm hưởng của thiên nhiên đất trời rộng lớn.
Nếu người không đồng ý, ta sẽ tìm một nơi khác để cưới hỏi. Ta không cần sự thương hại, ta chỉ cần một nơi để gửi gắm tấm thân ngọc ngà này mà thôi! Ta cần tìm người thực sự thương lấy mình chứ không cần bất cứ châu báu ngọc ngà hay một đồng tiền, canh bạc nào cả! "
Câu trả lời ngắn gọn, xúc tích nhưng đã thể hiện được cá tính và sự mạnh mẽ của cô tại nơi chốn đông người này rồi. Lời nói sắc bén cộng thêm việc âm thanh và từ ngữ lưu loát, không vấp và rất to rõ, rất chi là tự tin.
Cuộc thi cân sức cân tài này khiến cho mọi người xung quanh, những ai đang quan sát được hai câu trả lời ấy cũng chẳng đoán nổi. Cuối cùng người được chọn làm con dâu nhà họ Phong sẽ là ai?
Hết chương 2
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro