kien truc cham pa 3
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................. 2
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................ 4
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VƯƠNG QUỐC CHAMPA.............................................. 4
I. Vị trí địa lý.................................................................................................................... 6
II. Lịch sử - Văn hoá...................................................................................................... 8
Chính trị............................................................................................................... 9
Lịch sử................................................................................................................. 10
Văn hóa nghệ thuật.............................................................................................. 18
CHƯƠNG II.GIỚI THIỆU VỀ THÁP CHAMPA....................................................... 19
I. Tên gọi và Lịch sử Tháp Champa.............................................................................. 19
1. Tên gọi......................................................................................................................... 19
2. Lịch sử và vị trí xây dựng tháp Cham......................................................................... 20
II. Đặc điểm Phong cách Tháp Champa....................................................................... 21
1. Phong cách Tháp thuộc Giai đoạn nghệ thuật miền bắc:
Thế kỷ VII – XI............................................................................................................... 22
2. Phong cách Tháp thuộc Giai đoạn nghệ thuật Miền Nam:
Từ sau thế kỷ XI – đến thế kỷ XV................................................................................. 27
III.Đặc trưng của các ngôi tháp Champa.................................................................... 28
1. Đặc trưng..................................................................................................................... 28
2. Các công đoạn xây dựng tháp.................................................................................... 29
3. Vật liệu xây dựng Tháp............................................................................................... 29
4. Hiện trạng các Tháp................................................................................................... 29
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................... 32
PHỤC LỤC..................................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 45
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong kho tàng di sản kiến trúc của dân tộc, nghệ thuật kiến trúc Chămpa có vị trí đặc biệt quan trọng. Gần 900 năm từ cuối thế kỷ thứ VII đến nửa đầu thế kỷ XVII, bằng sự lao động không mệt mỏi và tài năng sáng tạo tuyệt vời, người Chăm đã xây dựng nên một nền kiến trúc điêu khắc độc đáo với hàng trăm đền tháp, trải dài suốt từ miền Trung đến vùng đất phía Nam của Tổ quốc.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và thiên tai khắc nghiệt, đến nay số lượng đền - tháp Chămpa còn lại không nhiều, lại trong tình trạng hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, nhưng đó là những di sản kiến trúc vô giá không chỉ của Quốc gia, mà còn của nhân loại, là nhân chứng về một nền văn hoá Chămpa cổ rực rỡ, rất cần được giữ gìn, tôn tạo và bảo tồn.
Tháp Chàm hay còn gọi là tháp Champa, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Có thể thấy vị trí phân bố các đền tháp là những nơi từng là nơi ở của người Champa, xa hơn nữa còn có những ngôi tháp có thể coi là tháp Champa trên đất nước Camphuchia như tháp Damray Krap. Ngược lại, những yếu tố Java hay Khmer cũng được thấy trên các tháp Champa như ở Khương Mỹ, Hưng Thanh, Dương Long, hay có cả những ngôi tháp còn được người Champa gọi là "tháp Khmer" như tháp Champa Hoà Lai.
Tháp Chàm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.
Ngày nay, nhiều công trình kiến trúc của tháp Chămpa đã để lại những di sản vô cùng quý giá, là nguồn di sản của dân tộc ta.
Các đền tháp Chămpa phản ánh đầy đủ và chân thực hoàn cảnh văn hoá Champa từ những giai đoạn đầu tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cho đến những giai đoạn thích nghi, tiếp biến và trỗi dậy mạnh mẽ tính bản địa và sự giao lưu thường xuyên về mặt văn hóa bên cạnh các mặt kinh tế - chính trị với các dân tộc liền kề.
Giá trị nghệ thuật của các hình trang trí ngoài việc giúp cho các đền tháp đẹp hơn, còn có ý nghĩa văn hóa đặc biệt, giúp cho việc nghiên cứu sâu hơn về niên đại, phong cách và chức năng của các đền tháp.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VƯƠNG QUỐC CHAMPA
Vương quốc Champa là một quốc gia độc lập, tồn tại từ khoảng VII đến năm 1832 trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Champa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Chămpa hưng thịnh nhất vào thế kỷ IX và X, sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chămpa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và nước Chăm Pa thống nhất chấm dứt tồn tại. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu căn cứ vào nhiều nguồn tài liệu, trong đó có cả các bia khảo cổ, di tích của người Chăm, tới nay xác định được khoảng 10 triều đại với gần 100 vị vua Chăm Pa. Một số vua Chăm Pa được gọi tên phiên âm theo tiếng Hán, theo cách gọi của các thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc. Một số vị có tên Chăm được phục hồi qua đối chiếu tên bằng tiếng Phạn và tiếng Hán, như Cambhuvarman tức Phạm Phan Chí hoặc Kandharpadjarma tức Phạm Đầu Lê..., do được xuất hiện trong cả bi ký Chăm và thư tịch Hán. Trong các vị vua Chăm Pa, vị vua đầu tiên của nhà nước Lâm Ấp độc lập mà sử Trung quốc gọi là Khu Liên vẫn được xem là vị vua đầu tiên đứng lên chống lại nhà Hán xây dựng nền độc lập. Trà Toàn là vị vua cuối cùng của thời kỳ hoàng kim hùng mạnh, trước khi Chăm Pa bị chia cắt, suy yếu và diệt vong.
Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn độ giáo, và nền văn hóa Chăm cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ. Ấn độ giáo ở Chăm Pa chủ yếu là Siva giáo, tức là đạo thờ thần Siva, và có ảnh hưởng của các yếu tố tôn giáo bản địa như thờ nữ thần Đất Yan Po Nagar. Biểu tượng chính của tôn giáo Siva của người Chăm là Linga, Mukhalinga, Jatalinga, Linga chia tầng và Kosa(1).
Việc Ấn giáo là một tôn giáo chiếm ưu thế của người Chăm bị gián đoạn từ thế kỷ IX đến thế kỷ X khi triều đại Indrapura (Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam ngày nay) theo Phật giáo Đại thừa. Phong cách nghệ thuật Phật giáo Chăm Pa thời Đồng Dương được công nhận là một trong những phong cách độc đáo. Trong thế kỷ X và các thế kỷ sau, Ấn Độ giáo lại trở thành tôn giáo chính của Chămpa. Một số nơi vẫn còn lưu giữ những công trình tôn giáo và cũng là các công trình kiến trúc và nghệ thuật của thời kỳ này như Mỹ Sơn, Khương Mỹ, Trà Kiệu, Chánh Lộ và Tháp Mẫm.
Hồi giáo bắt đầu xâm nhập vào Chămpa từ sau thế kỷ X, nhưng chỉ sau năm 1471 thì ảnh hưởng của Hồi giáo mới rõ nét. Vào thế kỷ XVII thì Hoàng gia Chăm đã theo đạo Hồi và cũng từ đó phần lớn người Chăm bắt đầu theo đạo này, và khi vùng đất này bị sáp nhập vào Việt Nam thì phần lớn người Chăm ở đây đã theo đạo Hồi. Phần lớn người Chăm đều là người Hồi giáo và cũng giống như người Java ở Indonesia, họ còn chịu nhiều ảnh hưởng của Ấn giáo. Các văn bản của Indonesia còn ghi lại câu chuyện công chúa Darawati, một công chúa Chăm đã ảnh hưởng đến chồng là Kertawijaya, người cai trị đời thứ bảy của Majapahit, tương tự như câu chuyện với Parameshwara, người đã cải đạo Hồi cho hoàng gia Majapahit. Ngôi mộ của Putri Champa (Công chúa Chăm) vẫn còn thấy ở Trowulan, nơi xưa kia là thủ đô của Majapahit(1).
Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Campuchia và Ấn Độ đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chămpa xưa.
I. Vị trí địa lý.
¯ Phạm vi lãnh thổ Champa.
Toàn bộ lãnh thổ ChamPa nằm hoàn toàn trong dải đất Nam Trung Bộ tính từ phạm vi Quảng Bình chạy dài đến hết đất Bình Thuận ngày nay. Tuy nhiên, phạm vi đó không ổn định, mà nó cũn thay đổi gần như song hành với những biến động của lịch sử Champa từ khi hình thành cho đến khi sụp đổ hoàn toàn.
Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV, lãnh thổ của vương quốc ChamPa có nhiều biến động về biên giới phía bắc với Đại Việt. Lãnh thổ ChămPa ban đầu là vùng mà ngày nay bao gồm các tỉnh từ Quảng Bình cho đến Ninh Thuận, Bình Thuận[1]. Đến năm 1069, vua Rudravarman (Chế Củ) của Chăm Pa đã nhượng ba châu Địa Lý (Lệ Ninh, Quảng Bình ngày nay), Ma Linh (Bến Hải, Quảng Trị ngày nay) và Bố Chính (các huyện Quảng Trạch, Bố Hình1: Bản đồ địa lý Chăm Pa.
Trạch, Tuyên Hòa tỉnh Quảng Bình ngày nay) cho vua Lý Thánh Tông của Đại Việt và lãnh thổ Chăm Pa chỉ còn từ Thừa Thiên - Huế ngày nay trở xuống
Đếnnăm1306,vuaJayasimhavarmanIII(Chế Mân) nhượng hai châu Ô, Lý cho nhà Trần. Nhà Trần đổi hai châu này thành hai châu Thuận và châu Hóa nay là vùng từ Thừa Thiên – Huế cho đến Đà Nẵng ( 2: Tập II, tr. 91). Đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông sau khi đánh bại quân Chiêm và sáp nhập phần lớn lãnh thổ Chiêm đã xác lập lãnh thổ Chiêm chỉ bao gồm các tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa và Ninh Thuận – Bình Thuận ngày nay ( 2: tập II, tr. 450). Về phía Tây, tuy lãnh thổ Chăm Pa bao gồm cả Tây Nguyên và đôi khi còn mở rộng sang tận Lào ngày nay, nhưng người Chăm vẫn duy trì lối sống của những người đi biển với các hoạt động thương mại đường biển, và chỉ định cư ở khu vực đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tách phần đất thuộc Tây Nguyên ngày nay thành nước Nam Bàn và từ đây miền đất này không còn thuộc cương vực của Chăm Pa.
Về phía Tây, tuy lãnh thổ Chăm Pa bao gồm cả Tây Nguyên và đôi khi còn mở rộng sang tận Lào ngày nay, nhưng người Chăm vẫn duy trì lối sống của những người đi biển với các hoạt động thương mại đường biển, và chỉ định cư ở khu vực đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tách phần đất thuộc Tây Nguyên ngày nay thành nước Nam Bàn( 3: tr.525) và từ đây miền đất này không còn thuộc cương vực của Chăm Pa.
¯ Địa bàn phân bố các Vưong triều Champa
Vương quốc Chăm Pa trong lịch sử vốn không phải là một quốc gia, nhà nước thống nhất cả về chính trị, lẫn cương vực, mà là sự tổng hợp của các vương triều theo một tiến trình lịch sử hình thành, phát triển và suy vong. Do vậy Chăm Pa bao gồm năm địa khu với tên gọi xuất phát từ lịch sử Ấn Độ gắn liền với năm vưong triều khác nhau là các khu vực đóng đô và phát triển trên dải đất miền Trung Việt Nam, nó cũng gắn liền với lịch sử xây dựng các Tháp Chăm của người Chăm. Vị trí và lãnh thổ của các khu vực này như sau:
¯ Indrapura: Trung tâm của địa khu này là thành phố Indrapura, ngày này nằm ở khu vực Đồng Dương, thuộc địa phận huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ngày nay. "Thành phố Sư tử" Singhapura cũng có thời là trung tâm của địa khu này, nay là Trà Kiệu, nằm gần Đà Nẵng và cách không xa thánh địa Mỹ Sơn, nơi vẫn còn nhiều di tích đền tháp của người Chăm. Địa khu này lúc mở rộng nhất bao gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên – Huế ngày nay.
¯ Amaravati: Nay là thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.
¯Vijaya: Thủ phủ cũng là thành phố cùng tên Vijaya mà trong sách sử của người Việt gọi là Phật Thệ (thời Lý) hay Chà Bàn (thời Lê) mà sách sử Việt viết nhầm thành Đồ Bàn1 nằm ở gần Qui Nhơn thuộc tỉnh Bình Định ngày nay. Lúc mở rộng nhất, địa khu Vijaya kiểm soát toàn bộ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên ngày nay.
¯ Kauthara: Thủ phủ là thành phố Kauthara, nay là Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa.
¯ Panduranga: Thủ phủ là thành phố Panduranga ngày nay là thị xã Phan Rang thuộc tỉnh Ninh Thuận. Panduranga là lãnh thổ Chăm Pa cuối cùng bị sáp nhập bởi Đại Việt và dưới thời các chúa Nguyễn cũng như đầu thời Nguyễn được gọi là Thuận Thành.
II. Lịch sử - Văn hoá.
Người Chăm trong thời vương quốc Chăm Pa lịch sử bao gồm hai bộ tộc chính là bộ tộc Dừa (Narikelavamsa) và Cau (Kramukavamsa). Bộ tộc Dừa sống ở Amaravati và Vijaya trong khi bộ tộc Cau sống ở Kauthara và Pandaranga. Hai bộ tộc có những cách sinh hoạt và trang phục khác nhau và có nhiều lợi ích xung đột dẫn đến tranh chấp thậm chí chiến tranh. Nhưng trong lịch sử vương quốc Chăm Pa các mối xung đột này thường được giải quyết để duy trì sự thống nhất của đất nước thông qua hôn nhân1 Bên cạnh người Chăm, chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa còn có cả các tộc người thiểu số gốc Nam Đảo và Mon-Khmer và ở phía Bắc Chăm Pa còn có cả người Việt.
1. Chính trị.
Các học giả hiện đại quan niệm thể chế chính trị và hành chính của vương quốc Chăm Pa theo hai thuyết đối lập nhau. Mặc dù các học giả đều thống nhất việc vương quốc Chăm Pa bị chia nhỏ thành năm địa khu (Panduranga, Kauthara, Amaravati, Vijaya, Indrapura) chạy từ Nam lên Bắc dọc theo bờ biển Việt Nam ngày nay và được thống nhất bởi ngôn ngữ, văn hóa và di sản chung. Tuy nhiên, các học giả không thống nhất việc năm địa khu này có cùng thuộc một thực thể chính trị đơn nhất, hay là các địa khu này hoàn toàn độc lập với nhau như là các tiểu quốc. Nhiều tác giả quan niệm Chăm Pa là một liên bang bao gồm nhiều tiểu quốc, tuy có chính quyền trung ương thống nhất nhưng các tiểu vương hoàn toàn tự quyết cai trị tiểu quốc của mình. Một thực tế là không phải lúc nào các tài liệu lịch sử cũng phong phú đối với mỗi địa khu ở tất cả các giai đoạn. Ví dụ, vào thế kỷ X, tài liệu về Indrapura rất phong phú trong khi ở thế kỷ XII lại rất giàu tài liệu về Vijaya; còn sau thế kỷ XV, tài liệu về Panduranga rất phong phú. Một số học giả xem việc biến động của các tài liệu lịch sử trên là phản ánh việc di dời của thủ đô Chăm Pa và quan niệm Chăm Pa nếu không phải là một thể chế chính trị đơn nhất thì cũng là một liên bang các tiểu quốc và việc tài liệu phong phú chính minh chứng cho điều này là thủ đô của Chăm Pa. Các học giả nhận thấy, thế kỷ X tài liệu về Indrapura rất phong phú, có lẽ xuất phát từ lý do đây là thủ đô của Chăm Pa. Các học giả khác không nhất trí như vậy và cho rằng Chăm Pa chưa bao giờ là một quốc gia thống nhất và không cho rằng việc giàu cứ liệu ở một giai đoạn lịch sử là cơ sở để cho rằng đó là thủ đô của quốc gia thống nhất1.
2. Lịch sử.
Lịch sử vương quốc Chăm Pa được khôi phục dựa trên ba nguồn sử liệu chính:
– Các di tích còn lại bao gồm các công trình đền tháp xây bằng gạch còn nguyên vẹn cũng như đã bị phá hủy và cả các công trình chạm khắc đá;
– Các văn bản còn lại bằng tiếng Chăm và tiếng Phạn trên các bia và bề mặt các công trình bằng đá;
– Các sách sử của Việt Nam và Trung Quốc, các văn bản ngoại giao, và các văn bản khác liên quan còn lại.
ðThời tiền sử.
Người dân Chăm Pa có nguồn gốc Malayo - Polynesian di cư đến đất liền Đông Nam Á từ Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ I và II BC. Qua quan sát đồ đất nung, đồ thủ công và đồ tùy táng đã phát hiện thấy có một sự chuyển đổi liên tục từ những địa điểm khảo cổ như hang động Niah ở Sarawak, Đông Malaysia. Các địa điểm văn hóa Sa Huỳnh rất phong phú đồ sắt trong khi nền văn hóa Đông Sơn cùng thời kỳ ở miền Bắc Việt Nam và các nơi khác trong khu vực Đông Nam Á lại chủ yếu là đồ đồng. Ngôn ngữ Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian).
ðVăn hóa Sa Huỳnh.
Văn hóa Sa Huỳnh là xã hội tiền sử thuộc thời đại kim khí tại khu vực ven biển miền Trung Việt Nam. Năm 1909, đã phát hiện khoảng 200 lọ bị chôn ở Sa Huỳnh, một làng ven biển ở nam Quảng Ngãi. Từ đó đến nay đã phát hiện được rất nhiều hiện vật ở khoảng 50 địa điểm khảo cổ. Sa Huỳnh có đặc điểm văn hóa thời đại Đồng Thau rất đặc trưng với phong cách riêng thể hiện qua các hiện vật như rìu, dao và đồ trang sức. Việc định tuổi theo phương pháp phóng xạ carbon đã xếp văn hóa Sa Huỳnh đồng thời với văn hóa Đông Sơn, tức khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Người Chăm bắt đầu cư trú tại đồng bằng ven biển miền Trung Việt nam từ khoảng năm 200 AD. Lúc này người Chăm đã tiếp thu các yếu tố của văn hóa tôn giáo và chính trị của Ấn Độ. Các nghiên cứu khảo cổ học của các tác giả Việt Nam đã cho thấy người Chăm chính là hậu duệ về mặt ngôn ngữ và văn hóa của người Sa Huỳnh cổ. Các hiện vật khảo cổ của người Sa Huỳnh đã cho thấy họ đã là những người thợ thủ công rất khéo tay và đã sản xuất ra nhiều đồ trang sức và vật dụng trang trí bằng đá và thủy tinh. Phong cách trang sức Sa Huỳnh còn phát hiện thấy ở Thái Lan, Đài Loan và Philippines cho thấy họ đã buôn bán với các nước láng giềng ở Đông Nam Á cả bằng đường biển và đường bộ. Các nhà khảo cổ cũng quan sát thấy các hiện vật bằng sắt đã được người Sa Huỳnh sử dụng trong khi người Đông Sơn láng giềng vẫn còn chủ yếu sử dụng đồ đồng.
ðLâm Ấp.
Theo sử liệu Trung Quốc, vương quốc Chăm Pa đã được biết đến đầu tiên là vương quốc Lâm Ấp bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Huế ngày nay, sau cuộc khởi nghĩa của người dân địa phương chống lại nhà Hán. Trong nhiều thế kỷ sau đó, quân đội Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng chiếm lại khu vực này nhưng không thành công. Từ nước láng giềng Phù Nam ở phía Tây và Nam, Lâm Ấp nhanh chóng hấp thu nền Văn minh Ấn Độ ( 4: tr.105). Các học giả đã xác định thời điểm bắt đầu của Chăm Pa là thế kỷ IV AD, khi quá trình Ấn hóa đang diễn ra. Đây chính là giai đoạn mà người Chăm đã bắt đầu có các văn bản mô tả trên đá bằng chữ Phạn và bằng chữ Chăm, và họ đã có bộ chữ cái hoàn chỉnh để ghi lại tiếng nói của người Chăm( 5: tr.181).
Vị vua đầu tiên được mô tả trong văn bia là Bhadravarman, cai trị từ năm 349 đến 361. Ở thánh địa Mỹ Sơn, vua Bhadravarman đã xây dựng nên ngôi đền thờ thần có tên là Bhadresvara, cái tên là sự kết hợp giữa tên của nhà vua và tên của thần Siva, vị thần của các thần trong Ấn Độ giáo( 6: tr.31). Việc thờ vua như thờ thần, chẳng hạn như thờ với tên thần Bhadresvara hay các tên khác vẫn tiếp diễn trong các thế kỷ sau đó1.
Vào thời Bhadravarman, kinh đô của Lâm Ấp là kinh thành Simhapura ("thành phố Sư tử"), nằm ở dọc hai con sông và bao quanh bởi tường thành có chu vi dài đến tám dặm. Theo ghi chép lại của một người Trung Quốc thì người Lâm Ấp vừa ưa thích ca nhạc nhưng cũng lại hiếu chiến, và có "mắt sâu, mũi thẳng và cao, và tóc đen và xoăn"( 5: tr.56).
Cũng theo tài liệu Trung Quốc, Sambhuvarman lên ngôi vua Lâm Ấp năm 529. Các tài liệu cũng mô tả vị vua này đã cho khôi phục lại ngôi đền thờ Bhadresvara sau một vụ cháy. Sambhuvarman cũng đã cử sứ thần sang cống tuế Trung Quốc, và đã xâm lược không thành phần đất mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam ( 5: tr.60). Năm 605, tướng Lưu Phương nhà Tùy xâm lược Lâm Ấp, và đã chiến thắng sau khi dụ tượng binh của Lâm Ấp đến và tiêu diệt tại trận địa mà trước đó ông đã cho đào nhiều hố nhỏ và phủ cỏ lên2. Vào khoảng những năm 620, các vua Lâm Ấp đã cử nhiều sứ thần sang nhà Đường và xin được làm nước phiên thuộc của Trung Quốc( 5: tr.63).
Các tài liệu Trung Quốc ghi nhận cái chết của vị vua cuối cùng của Lâm Ấp là vào khoảng năm 756 sau Công nguyên. Sau đó trong một thời gian dài, các sách sử Trung quốc gọi Chăm Pa là "Hoàn Vương"( 5: tr.66). Tài liệu Trung Quốc sớm nhất sử dụng tên có dạng "Chăm Pa" là vào năm 877, tuy nhiên, những cái tên như vậy đã được người Chăm sử dụng muộn nhất là từ năm 629, và người Khmer đã dùng muộn nhất là từ năm 6573.
ðThời hoàng kim.
Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X, người Chăm kiểm soát việc buôn bán hồ tiêu và tơ lụa giữa Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, và đế quốc Abbassid ở Baghdad. Người Chăm còn bổ sung thêm cho nguồn thu nhập của mình từ thương mại, không chỉ bằng việc xuất khẩu ngà voi và trầm hương mà còn bằng cả các hoạt động cướp phá trên biển và các nước láng giềng ven biển.
ò Thánh địa của người Chăm ở Mỹ Sơn.
Vào nửa cuối thế kỷ VII, các ngôi đền của hoàng gia bắt đầu được xây dựng tại Mỹ Sơn. Tôn giáo chính lúc này là thờ thần Siva nhưng các ngôi đền cũng thờ cả thần Visnu. Các học giả gọi phong cách kiến trúc thời kỳ
này là phong cách Mỹ Sơn E1, Hình 2: Tháp Chàm ở Mỹ Sơn
để chỉ các di tích ở Mỹ Sơn điển hình theo phong cách này. Các công trình còn đến nay của phong cách này bao gồm bệ đáhình Linga được biết với tên gọi là bệ đá Mỹ Sơn E1 và phần trán tường có hình Brahma được sinh ra từ hoa Sen nở từ rốn của thần Visnu đang ngủ.
Trong một văn bia khắc năm 657 tìm thấy ở Mỹ Sơn, vua Prakasadharma, người lấy hiệu là Vikrantavarman I, đã tự xưng có bên ngoại là hậu duệ của Brahman Kaundinya và công chúa rắn Soma, người theo truyền thuyết cũng là thủy tổ của người Khmer. Chính văn bia này đã cho thấy mối quan hệ về văn hóa và chủng tộc giữa vương quốc Chăm Pa và đế quốc Khmer. Bia được khắc nhân dịp vua cho dựng tượng đài, có lẽ là Linga, cho thần Siva ( 5: tr.66). Một văn bia khác mô tả lời cầu nguyện chân thành của vua khi hiến tế cho Siva: người là nguồn khởi thủy của sự kết thúc vĩnh viễn sự sống, điều rất khó đạt được; mà bản chất thực sự nằm ngoài suy nghĩ và lời nói của con người, tuy nhiên những ai mà ý niệm tương đồng với vũ trụ thì hình thái của người sẽ hiện ra ( 5: tr.210).
ò Thời kỳ hưng thịnh của Kauthara.
Vào thế kỷ thứ 8, trung tâm chính trị của Chăm Pa đã tạm thời chuyển từ Mỹ Sơn xuống khu vực Panduranga và Kauthara, với trung tâm ở quanh quần thể đền tháp là Tháp Bà - Po Nagar ở gần Nha Trang ngày nay nơi để thờ nữ thần đất Yan Po Nagar. Năm 774, người Java đã phá hủy Kauthara, đốt đền thờ Po Nagar, và mang đi tượng Shiva. Vua Chăm là Satyavarman đã đuổi theo quân giặc và đánh bại chúng trong một trận thủy chiến. Năm 781, Satyavarman đã dựng bia tại Po Nagar, tuyên bố đã chiến thắng và kiểm soát toàn bộ khu vực và đã dựng lại đền. Năm 787, người Java lại đốt phá đền thờ Siva ở gần Panduranga
Hình 3: Tượng Kim Cương Hộ Pháp
òTriều đại Phật giáo ở Indrapura
Năm 875, vua Indravarman II đã xây dựng nên triều đại mới ở Indrapura (thành Đồng Dương, ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ngày nay ). Vua Indravarman tự xưng là hậu duệ của Bhrigu trong sử thi Mahabharata, và quyết đoán rằng chính kinh thành Indrapura đã từng được chính Bhrigu ở thời cổ đại xây dựng nênIndravarman là vị vua Chăm đầu tiên theo Phật giáo Đại thừa và xem đây là tôn giáo chính
thức. Ở trung tâm của Indrapura, ông đã xây dựng một tu viện Phật giáo (vihara) để thờ bồ tát Lokesvara (Quan Thế Âm). Di tích này đã bị hủy hoại trong chiến tranh Việt Nam, chỉ còn lại một sốhình ảnh và bản vẽ từ trước chiến tranh. Một số tượng đá từ tu viện cũng được gìn giữ tại các viện bảo tàng ở Việt Nam. Các học giả đã gọi phong cách nghệ thuật điển hình tại Indrapura là phong cách Đồng Dương.
Phong cách đặc trưng bởi tính năng động và tính hiện thực về mặt dân tộc học khi mô tả người Chăm. Các tác phẩm còn lại của tại Đồng Dương. Phong cách này có một số bức tượng dvarapala hay hộ pháp rất dữ tợn trước đây được đặt ở quanh tu viện. Thời kỳ Phật giáo thống trị, Chăm Pa kết thúc năm 925, lúc phong cách Đồng Dương đã bắt đầu nhường bước cho các phong cách tiếp theo có mối liên hệ với sự phục hồi của đạo thờ thần Siva( 5: tr.72).
Các vua của triều đại Indrapura đã xây dựng ở Mỹ Sơn một số đền tháp vào thế kỷ IX và X. Các đền tháp này ở Mỹ Sơn đã xác định một phong cách kiến trúc và nghệ thuật khác mà các học giả gọi là phong cách Mỹ Sơn A1, dùng để chỉ tất cả các di tích ở Mỹ Sơn điển hình cho phong cách này. Với sự chuyển đổi tôn giáo từ Phật giáo trở về Siva giáo vào khoảng thế kỷ X, trung tâm tôn giáo của người Chăm cũng chuyển từ Đồng Dương trở về Mỹ Sơn1.
ðSuy yếu.
Chăm Pa đạt đến đỉnh cao của văn minh Chăm ở Indrapura nằm tại khu vực Đồng Dương và Mỹ Sơn ngày nay. Các yếu tố dẫn đến sự suy yếu của Chăm Pa ở các thế kỷ sau chính là ở vị trí lý tưởng nằm trên các tuyến thương mại, dân số ít và thường xuyên có chiến tranh với các nước láng giếng là Đại Việt ở phía Bắc và Khmer ở phía Tây và Nam.
Lịch sử Bắc Chăm Pa (Indrapura và Vijaya) phát triển đồng thời với vương quốc láng giềng là nền văn minh Angkor của người Khmer nằm ở phía bắc hồ lớn Tonle Sap trên phần đất mà ngày nay là Campuchia. Sau khi vương triều Chăm ở Indrapura được thiết lập năm 875 thì chỉ hai năm sau tức năm 877 tại Roluos, vua Indravarman I đã thiết lập đế quốc Khmer. Lịch sử của Chăm Pa và đế quốc Khmer cũng đều phát triển rực rỡ trong thế kỷ X đến thế kỷ XII, rồi đều dần suy yếu và tan rã vào thế kỷ XV. Năm 1238, đế quốc Khmer mất miền đất phía tây xung quanh Sukhothai sau một cuộc nổi dậy của người Xiêm. Thành công của cuộc nổi dậy không chỉ mở ra kỷ nguyên độc lập của người Xiêm mà còn báo trước sự tan rã của Angkor năm 1431 sau khi bị người Xiêm từ vương quốc Ayutthaya phá hủy và rồi bị sát nhập vào Sukhothai năm 1376. Sự suy yếu của Chăm Pa cũng diễn ra đồng thời với Angkor, dưới sức ép từ Đại Việt, quốc gia nằm ở miền Bắc Việt Nam ngày nay, và chấm hết khi kinh thành Vijaya (tức Chà Bàn) bị chinh phục và phá hủy vào năm 1471.
Sau chiến thắng vua Lê Thánh Tông đã sát nhập các địa khu Amaravati và Vijaya (4: tr.243) và lập nên thừa tuyên Quảng Nam và duy trì vệ quân Thăng Hoa ở đây (7:tr.452). Tướng Chăm là Bô Trì Trì (tên Chăm: ?) chiếm vùng đất Panduranga (sách sử Việt gọi là Phan Lung) xưng làm vua của người Chăm xin nộp cống xưng thần và vua Lê Thánh Tông phong Bô Trì Trì làm vương đất Chăm (sách Toàn thư gọi là Chiêm Thành tức là vùng đất Phan Rang, Thuận Hải ngày nay) (7: tr.450). Vua Lê Thánh Tông cũng phong vương cho tiểu vương xứ Kauthara (sách Toàn thư gọi là Hoa Anh tức là vùng đất tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa ngày nay) và nước Nam Bàn (sau này là hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá mà ngày nay là đất các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đăk Lăk tức miền đất Tây Nguyên) (7: tr. 450). Chính thất bại này đã dẫn đến việc người Chăm lần đầu tiên di cư với số lượng lớn sang Campuchia và Malacca.
ð Thời suy tàn (Sau năm 1471).
Phần đất còn lại của vương quốc Chăm Pa lịch sử mà sách sử người Việt gọi là Chiêm Thành chỉ từ Phú Yên ngày nay trở về Nam (Kauthara và Panduranga) và từ năm 1653 Chăm Pa chỉ còn nửa đất phía nam của địa khu Panduranga (tức Phan Rang, Phan Rí và Phan Thiết ngày nay). Tuy nhiên, dưới sự bảo hộ của Đại Việt, vương quốc này vẫn giữ được độc lập dưới sự cai trị của các chúa Chăm.
Năm 1611, chúa Nguyễn Hoàng đã cử một viên tướng người Chăm mà sử Việt gọi là Văn Phong đánh chiếm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hoa để lập ra phủ Phú Yên, sau đổi thành dinh Trấn Biên1. Trong các năm 1627 đến 1651 là giai đoạn chúa Chăm là Po Rome xưng vương và lấy con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên là Ngọc Hoa (có sách gọi là Ngọc Khoa). Đây cũng là giai đoạn mà quan hệ Việt – Chăm diễn ra tốt đẹp2.
Nhưng từ năm 1653 trở đi, sau sự kiện chúa Chiêm là Bà Bật (còn gọi là Bà Tấm, Bà Thâm, Bà Thấm hay Bà Tranh; tên Chiêm:?) xâm lấn Phú Yên. Chúa Nguyễn Phúc Tần cử cai cơ Hùng Lộc và tham mưu Minh Vũ đem quân vượt qua dãy núi Thạch Bi chiếm đất Chăm đến sát bờ trái sông Phan Rang ngày nay lập ra hai phủ là Thái Khang (nay là Ninh Hòa) và Diên Ninh (nay là Diên Khánh). Đây cũng là thời điểm Chăm Pa nộp cống xưng thần với các chúa Nguyễn3. Từ đó các chúa Chăm luôn quay lại chống đối với các chúa Nguyễn, mà sau này là nhà Nguyễn do Nguyễn Ánh dựng lên. Nên luôn bị các Chúa và sau này là các Vua nhà Nguyễn mang quân chinh phục. Sự kiện cuối cùng là vào năm 1832 người Chăm lại nổi dậy chống lại vua Minh Mạng nhân dịp có cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi ở phía Nam nhưng không thành công.4. Chính quyền tự trị hạn chế của người Chăm chấm dứt tồn tại vào năm 1832, khi Hoàng đế Minh Mạng đổi Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận và đặt quan lại cai trị trực tiếp (8: tr. 81). Lịch sử vương quốc Chăm Pa chính thức dừng lại ở đây.
Lịch sử miền đất Tây Nguyên ngày nay sau khi tách khỏi lịch sử Chăm Pa vào năm 1471 còn chưa được các học giả quan tâm nghiên cứu. Mối quan hệ lịch sử giữa Chăm Pa (trước thời Lê), Nam Bàn (thời Lê) và hai nước Thủy Xá, Hóa Xá (thời Nguyễn) còn chưa được chứng minh. Tuy nhiên theo Cương mục(3: tr. 524). thì vua Lê Thánh Tông phong cho dòng dõi chúa Chăm Pa làm Nam Bàn quốc vương và đất đai Nam Bàn chính là đất phụ thuộc Chăm Pa xưa (trước thời Lê) và vào thời Nguyễn đấy chính là đất của hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá (tức Tây Nguyên ngày nay). Sau khi Chăm Pa bị sát nhập hoàn toàn vào Việt Nam thì hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá tức miền đất Tây Nguyên ngày nay vẫn giữ được độc lập nhưng trở thành phiên thuộc của nhà Nguyễncho đến thời Pháp thuộc1.
3. Văn hóa và nghệ thuật.
Văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ và Campuchia đều có ảnh hưởng đến văn hóa Chăm Pa. Ban đầu văn hóa Chăm Pa gắn với văn hóa và truyền thống tôn giáo Trung Quốc, nhưng từ thế kỷ IV vương quốc Phù Nam ở Campuchia và miền Nam Việt Nam ngày nay đã truyền bá văn minh Ấn Độ vào xã hội Chăm. Tiếng Phạn trở thành ngôn ngữ học thuật, và Ấn giáo, đặc biệt là Siva giáo, trở thành Quốc giáo. Từ thế kỷ X, các thương nhân Ả Rập đã mang tôn giáo và văn hóa đạo Hồi vào khu vực. Chăm Pa có vai trò trung chuyển quan trọng trên con đường hồ tiêu từ vịnh Pec-xich tới miền Nam Trung quốc và sau này là con đường thương mại trên biển của người Ả Rập,
xuất phát từ bán đảo Đông Dương - nơi xuất khẩu trầm hương. Mặc dù giữa Chăm Pa và đế quốc Khmer luôn có chiến tranh,
Hình 4: Tháp Pô Sa Nư ở Phan Thiết
nhưng thương mại và văn hóa vẫn được giao lưu về cả hai phía. Hoàng gia của hai vương quốc cũng thường xuyên lấy lẫn nhau. Chăm Pa còn có quan hệ thương mại và văn hóa với nét với các đế quốc hùng mạnh trên biển như Srivijaya và sau này với Majapahit trên bán đảo Mã Lai.
Trong lĩnh vực văn hoá vật thể thì nghệ thuật Champa cổ và nghệ thuật Việt cổ có nhiều nét tương đồng. Nhìn chung thì nghệ thuật Champa có trước nghệ thuật Việt và đã đạt đỉnh cao ngay khi nghệ thuật Việt độc lập chưa ra đời.
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU VỀ THÁP CHAMPA
I. Tên gọi và Lịch sử Tháp Chăm.
1. Tên gọi.
Tháp Chàm, hay còn gọi là tháp Champa, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm), sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Có thể thấy vị trí phân bố các đền tháp là những nơi từng là nơi ở của người Champa, xa hơn nữa còn có những ngôi tháp có thể coi là tháp Champa trên đất nước Campuchia như tháp Damray Krap. Ngược lại, những yếu tố Java hay Khmer cũng được thấy trên các tháp Champa như ở Khương Mỹ, Hưng Thanh, Dương Long, hay có cả những ngôi tháp còn được người Champa gọi là "tháp Khmer" như tháp Champa Hoà Lai.
Theo tiếng Chăm, các đền tháp Champa này được gọi là Kalan, nghĩa là "Lăng". Các Lăng này được các đời Vua Chăm xây dựng để thờ cúng các vị Thần. Các vị Thần được thờ phụng có thể là các vị thần Ấn Độ giáo tiêu biểu như Siva (thần hủy diệt), Ganesha (phúc thần đầu người mình voi)... hoặc đấy còn có thể là các vị Phật. Điều này tùy thuộc vào lòng tin và kính mộ của mỗi vì vua ở các triều đại khác nhau. Ở thánh địa Mỹ Sơn hiện nay phần lớn là công trình kiến trúc tôn giáo thờ các vị thần thuộc Ấn Độ giáo và Bà La Môn giáo. Nhưng ở thánh địa Đồng Dương (thuộc địa phận huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đây là kinh đô Phật giáo lớn nhất của Champa.
Tháp Chàm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.
2. Lịch sử và vị trí xây dựng Tháp Chăm.
Từ thế kỷ thứ IV, người Chăm pa đã xây dựng đền thờ tại Mỹ Sơn (6: tr.31) nhưng không còn tới ngày nay. Các di tích đền tháp còn lại được phát hiện có niên đại sớm nhất cũng là vào nửa sau của thế kỷ VII. Lịch sử xây dựng các đền tháp Champa kéo dài từ cuối thế kỷ VII đến đầu thế kỷXVII. Trong khoảng thời gian này, những người Champa xưa đã để lại một số lượng lớn các công trình kiến trúc đền tháp, thành luỹ, các tác phẩm điêu khắc. Hiện tại có trên hai mươi cụm di tích kiến trúc đền tháp và rất nhiều phế tích kiến trúc. Các di tích này có giá trị đặc sắc, mang tính toàn cầu, xứng đáng nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Một trong những sự quan tâm ấy là việc tổ chức UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới cũng chính là việc đánh giá cao thành quả nghiên cứu về kiến trúc Champa nói chung.
Các tháp Champa được xây dựng thể hiện rõ sự giao thoa văn hoá về mặt kiến trúc với Đại việt. Hầu hết các Tháp Champa xây dựng ở trên những đồi cao hoặc núi thấp, được xây dựng thành từng cụm, hướng Đông nhìn ra biển đón dương khí. Các chùa, tháp Việt Nam thời Lý, thời Trần cũng thường xây dựng trên gò, đồi và sườn núi, tạo nên cả một quần thể, hướng Nam hoặc Nam chếch Đông đón dương khí. Tháp Việt Nam cũng vươn cao với nhiều tầng như tháp Champa và có bình diện vuông gần với các phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Tháp Champa cũng như Tháp Lý - Trần về cơ bản cũng xây bằng gạch hoặc phụ thêm một số thành phần bằng đá. Có điều, tháp Champa được đục trực tiếp trên gạch sau khi xây, còn ở Tháp Lý - Trần thì hình trang trí được in, khắc trực tiếp trên gạch, rồi sau đó mới mang nung, xây đến đâu là có hình trang trí cho chỗ đó rồi. Phổ biến và cũng hấp dẫn nhất trong nghệ thuật Champa là các Apsara, đa số thuộc đỉnh cao của điêu khắc Champa thuộc thế kỷ X. Các nhân vật kết hợp người với chim hoặc với thú đều có cả trong nghệ thuật Champa và nghệ thuật Việt.
II. Đặc điểm Phong cách Tháp Chăm.
Các Tháp Chăm được xây dựng cùng với tiến trình hình thành, phát triển và suy tàn của các Vương triều Vua Chăm, nên cũng là một phần phản ánh tiến trình lịch sử đó của Vương quốc Chămpa. Tháp Chăm được xây dựng nhằm thể hiện lòng ngưỡng mộ, sự sùng bái tôn giáo của các Vua Chăm và người dân Chăm với các thần có nguồn gốc từ Ấn Độ. Nghệ Thuật Kiến trúc Tháp Chăm là sự đan xen của nghệ Thuật Phật giáo Ấn Độ, kiến trúc Khmer và sự giao thoa Văn hóa với Đại Việt. Song tất cả đều được hòa quyện vào trong Tháp Chăm, mà khi nói tới người ta biết ngay đó là của cộng đồng người Chăm, đã bằng chính trí tuệ và tài hoa của mình tạo nên những ngọn tháp độc nhất vô nhị này. Tháp Chăm được xây dựng vào từng giai đoạn lịch sử khác nhau, gắn liền với các triều Vua Chăm khác nhau, cũng từ đó có những kiểu kiến trúc mang nét riêng cho từng khu vực, từng giai đoạn, thể hiện rõ sự học hỏi ,giao lưu, sáng tạo trong mỗi phong cách. Dưới đây xin giới thiệu nghệ thuật kiến trúc các tháp chăm theo một tiến trình lịch sử, cũng như từng khu vực theo từng Vương triều, để thấy rõ hơn nết đặc sắc và độc đáo trong từng phong cách có ở các Tháp Chăm, đã được các nhà nghiên cứu dày công phác họa nên.
1. Phong cách Tháp thuộc Giai đoạn nghệ thuật miền bắc: Thế kỷ VII – XI.
Các ngôi đền tháp này thuộc thời gian này cho đến năm 980 đều thuộc cùng một giai đoạn là giai đoạn nghệ thuật miền bắc. Các tháp thuộc giai đoạn này đều đơn giản, làm bằng gạch nung màu đỏ, có chân đế là một khối hình chữ nhật, các mặt tháp đều có bố trí mi cửa ẩn, trừ hướng có cửa chính, trên đó có nhiều hình điều khắc của các vị thần. Mi cửa được đỡ bằng bộ khung các trụ bổ tường cao và hẹp cùng các đầu cột xòe ngang. Cũng chính các trụ bổ tường này đỡ vòm cửa. Trên vòm và trên các trụ bổ tường có chạm khắc các phù điêu theo thần thoại Ấn độ, với các chạm khắc tập trung chính ở đầu cột. Mái tháp thường gồm ba tầng, mỗi tầng đều có bao lơn nhỏ ở phía trên mi cửa. Bên trong tháp đều có bệ thờ với hình ảnh triều đình theo kiểu Ấn độ. Theo các tác giả Philippe Stern (Nghệ thuật Champa, 1942) and Jean Boisselier (Điêu khắc Champa, 1963) được nhà sử học Jean-François Hubert tổng hợp1 thì có thể phân chia giai đoạn này thành các phong cách sau:
ô Phong cách Mỹ Sơn E1: Thế kỷ VII – VIII
Phong cách được xác định sớm nhất là Mỹ Sơn E1. Phong cách thời kỳ này phản ánh ảnh hưởng từ bên ngoài của văn hóa tiền Angkor và cả nghệ thuật Dvaravati và miền Nam Ấn độ2.
Hình5: Nhóm hình trên cácTháp tiêu biểu cho phong cách Mỹ Sơn E1
Tiêu biểu cho phong cách Mỹ Sơn E 1 là ở bệ thờ bên trong tháp làm bằng đá cát kết có hình dạng linga tượng trưng cho ngọn núi là nhà của thần Si-va, xung quanh có chạm các tu sĩ đang tu luyện trong rừng núi hay hang động, với các hình dạng như đang chơi các loại nhạc cụ khác nhau, đang giáo hóa cho các loài vật và cả đang thư giãn. Một công trình tiêu biểu nữa là phù điêu ở trên lối vào chính chạm khắc buổi bình minh thời đại theo thần thoại Ấn độ. Thần Vishnu đang nằm ngủ ở dưới đáy biển, trên giường là rắn thần Sesha. Một bông hoa sen từ từ mọc lên từ rốn của thần. Thần Brahma từ từ đứng lên trong bông hoa Sen đó để tạo ra cả vũ trụ này.
ô Phong cách Hoà Lai và phong cách Đồng Dương: Thế kỷ IX – thế kỷ X.
Những ngôi đền tháp theo hai phong cách này có những hàng cột ốp và những cửa vòm khoẻ khoắn. Những băng trang trí cho công trình có rất nhiều họa tiết.
Yếu tố tiêu biểu nhất cho phong cách Hoà Lai (nửa đầu thế kỷ IX) là các vòm cửa nhiều mũi tròn trùm lên các cửa thật, cửa giả và các khám. Các cột ở khung cửa hình bát giác bằng sa thạch được trang trí bằng một đường các hình lá uốn cong. Khoảng giữa hai cột trụ ốp có trang trí hình thực vật. Ở bên dưới các cột trụ ốp là các hình kiến trúc thu nhỏ trong đó có hình người đắp nổi. Tất cả tạo cho các tháp Hoà Lai một vẻ đẹp trang trọng và tươi mát.
Còn ở phong cách Đồng Dương (nửa sau thế kỷ IX) thì các trang trí cây lá được biến thành những hình hoa hướng ra ngoài. Cái nhận thức cổ điển của nét lượn và tỷ lệ ở phong cách Hoà Lai đã bị biến mất và các tháp Đồng Dương trở nên mạnh mẽ hơn. Các vòm cửa nhiều mũi tròn với các trụ bổ tường hình bát giác làm bằng đá cát kết với các trang trí hình lá uốn cong.
Hình 6: Nhóm Tượng trên Tháp tiêu biểu cho phong cách Đồng Dương.
Đây cũng là điểm khác biệt giữa phong cách Đồng Dương và Mỹ Sơn. Đỉnh cao của phong cách là kiến trúc một tu viện Phật giáo vào cuối thế kỷ IX. Bức tường tu viện dài đến một cây số và có rất nhiều tượng Phật. Rất tiếc là di tích đã bị phá hủy nhưng nhiều học giả cho rằng khi còn nguyên vẹn, di tích này cũng giống như các tu viện Phật giáo ở miền Bắc Ấn Độ. Một số hiện vật thuộc di tích còn được giữ lại ở các bảo tàng cho thấy điêu khắc thời kỳ này có tính uyển chuyển, phong phú và thể hiện những hình khắc gần gũi với chính nguời Chăm hơn là những ảnh tượng của các vị thần. Các bức tượng có mũi và môi dày và không hề cười. Các đề tài là Đức Phật, các vị sư, các hộ pháp dvarapalas, bồ tát Avalokiteshvara (Quán Thế Âm) và nữ thần tình thương Tara, người được xem là vợ của Avalokiteshvara1.
ôPhong cách Mỹ Sơn A1: Thế kỷ X - thế kỷ XI.
Ở phong cách này các trụ bổ tường đứng thành đôi một với bức tường hình người ở giữa như trong tháp Mỹ Sơn A1. Các vòm cửa có hình dáng phức tạp nhưng không chạm khắc. Thân tháp cao vút với các tầng dần thu nhỏ lại. Đây là thời kỳ chịu ảnh hưởng của Java và cũng là thời hoàng kim của Chăm Pa2. Phong cách này đặt tên theo tòa tháp có cùng ký hiệu nhưng do hậu quả của chiến tranh đến nay không còn. Các tháp thuộc nhóm B, C và D trong khu di tích thánh địa Mỹ Sơn cũng thuộc phong cách này ( 5: tr140-141). Đến thời kỳ này, đối ngược với vẻ khỏe khoắn và có phần dữ tợn của phong cách Đồng Dương, phong cách Mỹ Sơn A 1 có tính động, dường như đang nhảy múa, với vẻ đẹp duyên dáng. Các vũ công là các họa tiết được ưa chuộng của các nhà điêu khắc Chăm thời kỳ này. Bên cạnh đó các linh vật cả trong cuộc sống thực lẫn từ thần thoại cũng là một chủ đề được ưa thích như Voi, Hổ, Garuda3:
+ Thần Indra: Thường được thể hiện ở tư thế ngồi trên bệ với tay cầm lưỡi tầm sét, chân xếp bằng và một con voi là vật cưỡi của thần đang phủ phục.
+ Bò Nan-din: Là vật cưỡi của thần Si-va thường thẻ hiện dưới tư thế nằm và thuộc dạng tượng tròn.
+ Ga-ru-da: Là linh vật mà thần Vis-nu thường cưỡi và là kẻ thù của rắn thần Naga. Các phù điêu do vậy thường chạm hình chim thần Ga-ru-da đang nuốt hoặc dẫm lên hoặc đạp rắn thần Naga.
+ Sư tử: Thường là sư tử đực ở tư thế ngồi với hai chân trước đứng.
+ Thần Siva: Thường đươc thờ dưới hình tượng Linga, hay với kiểu tóc búi (Jatanlinga) hoặc trang trí mặt người (Kosa).
Cũng thuộc phong cách Mỹ Sơn A1 này còn có cả các nhóm tháp ở Khương Mỹ và các di vật ở Trà Kiệu. Các công trình Khương Mỹ nằm trong giai đoạn chuyển tiếp giữa Đồng Dương và Mỹ Sơn A1. Đồng thời chịu ảnh hưởng của Khmer và Java ( 9: tr. 95). Nhiều di vật điêu khắc của Trà Kiệu vẫn được lưu giữ ở các viện bảo tàng đặc biệt là bệ thờ Trà Kiệu. Bệ thờ làm gồm bệ đá với phù điêu và một khối ligam. Các phù điêu chạm các giai đoạn khác nhau của cuộc đời Krisna.
Hình 7: Nhóm Tượng trên Tháp tiêu biểu cho phong cách Mỹ Sơn A1, Khương Mỹ - Trà Kiệu
Ở mỗi góc của bệ thờ có hình sư tử nâng đỡ cả khối kiến trúc nặng bên trên. Cũng thuộc phong cách Trà Kiệu còn có bệ đá chạm vũ công có hình vuông mà mỗi mặt đều có chạm hình vũ nữ apsara đang nhảy múa và các nhạc công gandharva đang chơi nhạc. Bệ đặt trên nền có chạm hình đầu sư tử và hình con makara.
2. Phong cách Tháp thuộc Giai đoạn nghệ thuật Miền Nam:Từ sau thế kỷ XI – đến thế kỷ XV.
Giai đoạn này còn được gọi là phong cách Bình Định hay Tháp Mẫm. Khởi đầu bằng các tháp ở Chánh Lộ có phong cách chuyển tiếp từ Mỹ sơn A1 sang Tháp Mẫm1. Một số hiện vật ở Tháp Mẫm vẫn còn dáng dấp cân đối, nhẹ nhàng nhưng phần lớn các điêu khắc đã trở nên thô với hình khối tròn mang tính bản địa dần dần chiếm lĩnh khắp các hình tượng Ấn giáo ở miền Nam. Các thiết kế kiến trúc với các đường nét sắc sảo nhất là các đường tròn uốn lượn dần dần chuyển sang phong cách mạnh mẽ với các hình khối ít chạm trổ cho thấy ấn tượng mạnh mẽ nhưng dường như không còn nét tinh tế nếu so sánh với phong cách Mỹ Sơn A1.
Ở đây các vòm cửa thu lại và vút lên thành hình mũi giáo. Các tháp nhỏ trên các tầng bên trên cuộn tròn lại thành các khối đậm nhưng khỏe. Các trụ bổ tường thu hẳn vào trong tường thành một khối phẳng. Bề mặt tháp là các bức tường với những đường gân sống. Chỉ có các hình linh vật là có thể so sánh được với phong cách trước1. Chạm khắc trong phong cách này đi vào chi tiết trang trí hơn là nhìn vào tổng thể vẻ đẹp và tính động của hình tượng. Một trong các họa tiết của phong cách Tháp Mẫm là chạm trên đá một hàng các bộ ngực phụ nữ xung quanh chân đế của một bệ thờ. Họa tiết này đã thấy ở Trà Kiệu nhưng trở thành điển hình cho phong cách Tháp Mẫm và là một họa tiết độc đáo trong nền nghệ thuật Đông Nam Á2.
Hình 8: Nhóm Tượng trên Tháp tiêu biểu cho phong cách Bình Định hay Tháp Mắm
III. Đặc trưng của các ngôi tháp Champa
1. Đặc trưng.
+ Mọi ngôi tháp đều được xây bằng gạch hoặc chủ yếu bằng gạch. Gạch có màu đỏ hồng, đỏ sẫm, được nung trước với độ xốp cao, được xây không có mạch vữa và có thể có điêu khắc trực tiếp trên gạch.
+ Có chiều cao lớn hơn vài ba lần so với chiều ngang thân tháp. Tỷ lệ các phần của tháp có tính nhân bản, nghĩa là nó được xuất phát từ con người.
Tháp có phần ngọn được thu nhỏ dần hoặc giật cấp.
+ Các trang trí kiến trúc, điêu khắc có tính nhịp điệu, tính lặp lại và đồng dạng, đăng đối.
Đa phần các tháp có cửa quay ra hướng Đông, các phía còn lại là cửa giả, được bố trí đăng đối với cửa chính.
+ Trong tháp theo nguyên mẫu có thờ thần Siva, biểu trưng là bộ ngẫu tượng Yoni và Linga được làm bằng sa thạch.
+ Tháp thường được đặt tại các vị trí thoáng, gò đồi cao, không gần chỗ người dân sinh sống.
2. Các công đoạn xây dựng tháp
– Chuẩn bị chất kết dính.
– Đúc gạch theo khuôn đã định sẵn. Nung gạch lần 1.
– Xếp gạch theo mô hình tháp bằng chất kết dính.
– Nung tháp.
– Gọt dũa, trang trí và điêu khắc và hoàn chỉnh toàn bộ khối tháp.
3. Vật liệu xây dựng Tháp.
Ngày 1 tháng 10 năm 2006, Trung tâm Quản lý di tích-di sản tỉnh Quảng Nam chính thức công bố thông tin: các nhà khoa học của Đại học Milan, Ý khi đang làm việc trùng tu nhóm tháp G-thuộc Thánh địa Mỹ Sơn đã nhận biết được loại vật liệu kết dính để xây tháp Champa cách đây vài trăm năm. Đó là loại keo được tinh chế từ một loài thực vật vốn có rất nhiều trong khu vực quanh di sản Mỹ Sơn, mà người dân địa phương thường gọi là cây dầu rái. Ngoài ra, họ cũng đã phát hiện ra một loại hợp chất có nguồn gốc từ thực vật bản địa nói trên có trong gạch sử dụng để xây tháp. Như vậy, những điều bí ẩn xung quanh vật liệu được người Chăm sử dụng để xây dựng các công trình tôn giáo ở Việt Nam sau hơn 100 năm đã được giải mã. Trước đó, một người thợ thủ công tên là Lê Văn Chỉnh (thuộc tỉnh Quảng Nam) cũng đã bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu phương pháp xây dựng tháp Chăm đã phát hiện được hợp chất dầu rái trong gạch để xây tháp và chất kết dính, nhưng chưa được ai quan tâm thừa nhận.
4. Hiện trạng các Tháp.
Trải qua một giai đoạn lịch sử đầy biến cố, ngay từ khi nhà nước ChămPa chính thức xuất hiện với tên nước “ chămPa” trong các bia ký và sử sách Trung Quốc ( Thế kỷ VII), đã liên tục xảy ra chiến tranh cát cứ giữa các tiểu quốc, cũng như các cuộc xâm chiếm từ bên ngoài như Đại Việt, Khmer…. Đã tàn phá không chỉ các Tháp, mà cả quốc gia ChamPa có những lúc hoang tàn, được sử sách và Bia ký ghi lại. Liên tục như thế cho đến khi ChamPa hoàn toàn rơi vào quên lãng ( đầu thế kỷ XIX). Nhưng thật sự nhiều Tháp đã bị bỏ hoang và quyên lãng ngay từ thế kỷ XV sau khi Lê Thánh Tông tiêu diệt Vương quốc này.
Cho đến nay, tất cả các Tháp phát hiện được đều ẩn trong những khu rừng hoang vu, những dãy núi quanh năm bịmàu xanh của cây rừng hoang vu che khuất. Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, khi các học giả Phương Tây là những người phát hiện ra đầu tiên những Tháp này, đều đã trong tình trạng phế tích, nhiều Tháp theo mô tả, chỉ còn là những đống gạch vụn đổ nát. Cùng với thời gian, sự tàn phá của khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt hàng chục thế kỷ
Hình9: Hiện trạng Tháp Liễu Cốc – Thừa Thiên Huế
trong tình trạng hoang phế. Cùng với đó là sự biến động và chiến tranh liên miên của .
Lịch sử Việt Nam từ cổ cho đến hiện đại, đặc biệt là trong chiến tranh chống Mỹ, nhiều công trình Tháp đồ sộ nhất là ở Mỹ Sơn đã bị bom Mỹ phá hoàn toàn.
Trong hiện trạng như thế, hiện nay tất cả các Tháp Chăm đã phát hiện được, đều đã bị sụp dổ, còn lại chủ yếu là các chân Tháp. Ngày nay tới các Tháp, ta còn thấy sự “nguyên vẹn”, là nhờ vào một công lớn của Kiến trúc sư, nhà Khảo cổ học người Pháp là H.Parmentier đã khảo tả và vẽ chi tiết kiến trúc Tháp Chăm. Dựa vào đó, cho đến nay được sự quan tâm của các nhà quản lý di sản Văn hóa, về giá trị của các Tháp mà hầu hết các Tháp đã được phục dựng tương đối tốt, nhờ đó cho ta thấy lại được phần nào sự kỳ vĩ của các Tháp Chăm đã đi vào huyền thoại.
PHẦN KẾT LUẬN
Các đền tháp Chămpa phản ánh đầy đủ và chân thực hoàn cảnh văn hoá Champa từ những giai đoạn đầu tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cho đến những giai đoạn thích nghi, tiếp biến và trỗi dậy mạnh mẽ tính bản địa và sự giao lưu thường xuyên về mặt văn hóa bên cạnh các mặt kinh tế - chính trị với các dân tộc liền kề.
Giá trị nghệ thuật của các hình trang trí ngoài việc giúp cho các đền tháp đẹp hơn, còn có ý nghĩa văn hóa đặc biệt, giúp cho việc nghiên cứu sâu hơn về niên đại, phong cách và chức năng của các đền tháp.
Tóm lại, giá trị hiện nay của các Tháp Chăm đóng góp to lớn về mọi mặt cả về Văn hóa vật thể, phi vật thể, cũng như các giá trị kinh tế xá hội. Những hiện trạng các Tháp đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, tuy đã được sự quan tâm trong việc trùng tu bảo dưỡng, song vì chất liệu trùng tu không phải như chất liệu nguyên sơ của Tháp. Đặc biệt là chưa có những chính sách lớn với các Tháp Chăm. Vì vậy thiết nghĩ, với giá trị to lớn Tháp Chăm đem lại cho cuộc sống ngày nay, cần hơn nữa sự quan tâm đồng bộ của các ban ngành quản lý di sản, cần được giới thiệu với bạn bè thế giới, cũng như kêu gọi toàn thể các cộng đồng người quan tâm để cùng nhau bảo vệ và tôn vinh giá trị thật của các Tháp chăm trong thời hiện đại ngày nay. Có như thế các Tháp Chăm cổ mới lại được góp mình thắp sáng cho công cuộc đổi mới toàn diện và đi lên Chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta.
PHỤC LỤC
Một số hình ảnh tiêu biểu về các Tháp Chăm.
Tháp Đôi Liễu Cốc ( thế kỷ XIII). là kiến trúc bằng gạch của người Chàm với hai cổ tháp còn lưu dấu ở sát ngoại ô thành phố Huế, thuộc làng Bàu Tháp, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà ngày nay. Một còn độ cao khá lớn, một đã đổ nát thành đống gạch đất màu bầm tím, chằng chịt dây leo và rêu xanh bám vào.
Hình 1: Hoang tàn di tích tháp đôi Liễu Cốc ( Nguồn từ: vietnamnet.vn).
Tháp Mỹ Khánh (thế kỷ XIII – IX) ở xã Phú Diên, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế. Thuộc nhóm tháp Lùn trong kiến trúc Chămpa, tháp Mỹ Khánh có thân thấp, kích thước khá lớn, và là tháp nguyên vẹn nhất được tìm thấy trên vùng bắc đèo Hải Vân.Tháp được vùi sâu dưới lòng cát từ 5 – 7 m , thấp hơn mực nước biễn hiện tại là 3-4 m và chỉ cách mép nước biển120 m.
Hình 2: Tháp Chàm thôn Mỹ Khánh ở Huế có nguy cơ sụp đổ
Tháp Bằng An (thế kỷ IX - X ) thuộc làng Bằng An, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nằm trên đường 14, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 27 km về phía Nam. Theo nội dung tấm bia tìm thấy tại Bằng An, vua Bhadravarman II cho xây dựng một đền thờ tên là Linga Paramesvara (Thượng đế tuyệt đỉnh - một tên hiệu của thần Siva).
Bằng An là ngôi tháp duy nhất có mặt bằng hình bát giác còn tồn tại đến nay (tháp Chánh lộ ở Quảng ngãi cùng có mặt bằng hình bát giác, nhưng đã sụp đổ từ lâu, không thể biết được hình dạng bên trên của nó).Chiều cao hiện nay của tháp hơn 20m, đế tháp khá cao, thân tháp là một hình trụ bát giác, mỗi cạnh tường dài 4m.
Hình 3: Tháp Bằng An mang hình một linga thẳng đứng
Thánh địa Mỹ Sơn ( thế kỷ VII – XI) thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ
Hình 4: Những kiến trúc còn sót lại của thánh địa Mỹ Sơn trầm mặc trong một buổi hoàng hôn
chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Hình 5: Tháp Chiên Đàn – Quảng Nam
Nhóm tháp Chiên Đàn (tài liệu Pháp ghi là Chiên Đàng), (thế kỷ XI – XII) thuộc xã TamAn, thị xã Tam Kỳ; cách thành phố Đà Nẵng khoảng 60 km về phía Nam, cạnh quốc lộ I. Di tích gồm có 3 tháp xếp thành một hàng theo trục Bắc Nam, cửa ra vào ở hướng Đông Cả 3 tháp có hình dạng gần giống nhau, mặt bằng tháp hình vuông, mái tháp là những tầng thu nhỏ dần lên trên.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, cũng như các nhóm 3 tháp khác (Khương Mỹ, Dương Long, Hưng Thạnh, Hòa Lai), tháp Nam Chiên đàn được xây dựng trước, tiếp theo là tháp Giữa, sau cùng là tháp Bắc. Trên thân các tháp ở Chiên Đàn không có hoa văn trang trí.
Các trụ ốp tường và các đường gờ của khối hình chữ nhật hẹp dọc theo chân tháp làm cho tháp có vẻ cao hơ
Hình 6: Nhóm Tháp Khương Mỹ gồm có 3 tháp
Di tích tháp Khương Mỹ(thế kỷ X)thuộc xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, gần Quốc lộ IA; cách thành phố Tam Kỳ 2km về hướng Tây Nam. Nhóm tháp Khương Mỹ gồm có 3 tháp, xếp một hàng theo trục Bắc-Nam, cửa ra vào ở hướng Đông, là kiểu tháp Champa truyền thống; với mặt bằng gần vuông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch.
Tháp Cánh Tiên (thế kỷ XII - XIII ), Nằm trung tâm thành Đồ Bàn xưa - Đế đô vương quốc Champa, thôn Nam An, Nhơn Hậu, An Nhơn,Bình Định.Tháp nằm trên đỉnh gò không cao lắm, còn khá nguyên vẹn. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi: “Nam An cổ tháp ở thôn Nam An, huyện Tường Vân trong thành Đồ Bàn, tục gọi là tháp Cánh Tiên.
Hình 7: Tháp Cánh Tiên (An Nhơn - Bình Định)
Từ vai tháp trở lên, bốn phía ngó giống cánh tiên bay lên nên gọi tên ấy...” Tháp Cánh Tiên còn có tên chữ là Tiên Dực, người Pháp gọi là Tháp Đồng (Tour de Cuivre). Trong số những tháp cổ ở Bình Định, tháp Cánh Tiên thuộc nhóm cụm thấp ít thấy trong lịch kiến trúc Champa,
Hình 8: Tháp Bánh Ít nhìn từ xa
Tháp thuộc loại hình kiến trúc Kalan (đền thờ), nơi thờ Linga, Yoni bằng đá. Tháp Bánh Ít ( thế kỷ XI – XII), xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, Bình Định, trên đỉnh một quả đồi nằm giữa 2 nhánh sông Côn là Tân An và Cầu Gành, bên cạnh quốc lộ 1A, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km. Đây là một quần thể gồm 4 tháp, đứng nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít nên gọi là tháp Bánh Ít. Tháp chính cao 22m trông giống như chiếc bánh ít lá gai. Chung quanh tháp chính còn có ba tháp phụ, hình dáng thấp và nhỏ bé hơn nhiều. Trong ba tháp này có hai tháp giống nhưhai chiếc bánh ít ngọt và một tháp giống bánh ít mặn.
Hình 9: Tháp Thủ Thiện – Bình Định
Mỗi tháp là một kiến trúc riêng biệt mang sắc thái khác nhau. Trên đỉnh mỗi tháp đều có tượng thần Siva làm bằng đá.
Tháp Thủ Thiện (thế kỷ XII – XIII), Tháp nằm ở làng Thủ Thiện thượng, bên cạnh thành Sức; phía bắc quốc lộ 19 và ở về nam ngạn sông Côn, cách sông chừng 1 km. thuộc xã Bình nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tuy là một kiến trúc quy mô nhỏ, nhưng gây ấn tượng bằng các mảng khối lớn. Người quanh vùng hay gọi là "tháp đất" và người Pháp gọi là tháp đồng (Tour de Bronze). Tháp Thủ Thiện gồm một ngọn, chân tháp hình vuông, đỉnh tháp bỏ ngõ.
Tháp Dương Long (thế kỷ XII - XIII ), Người Pháp gọi Tháp này là Tour d’ Ivoire (Tháp Ngà). Là cụm di tích gồm ba
Tháp Chăm thẳng hàng trên một gò cao thuộc xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn hoá Chăm. Cụm Tháp gồm ba Tháp: Tháp giữa cao 24 mét, hai Tháp bên cao 22 mét. Phần thân của các Tháp xây bằng gạch, các góc được ghép bởi những tảng đá lớn chạm trổ công phu.
Hình10: Tháp Dương Long – Bình Định
Tính quy mô của Tháp Dương Long được thể hiện không chỉ ở chiều cao của nó (cao nhất trong các tháp Chăm còn lại ở Việt Nam) mà còn ở lối kiến trúc độc đáo, đặc biệt là các hoa văn, hoạ tiết được khắc tạc trực tiếp trên những tảng đá đồ sộ đặt ngay trên đỉnh Tháp.Tháp đã nhiều lần bị phá hoại bởi những nhóm người đi tìm vàng, một số hộ dân quanh đấy cũng đã lấy gạch của Tháp về xây nhà trong quá khứ.
Hình 11: Tháp Bình Lâm - cô gái đẹp ẩn mình
Tháp Bình Lâm ( thế kỷ XII)ven sông Gò Tháp thuộc, thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, cách thành phố Quy Nhơn 22 km về phía tây bắc. Người dân ở đây kể lại rằng, thuở trước, khu vực tháp là vùng sình lầy, khi người Việt đến khai phá đất hoang hoá để sinh sống, họ đã đặt tên thôn là thôn Bình Lâm (Bình Lâm có nghĩa là rừng Bằng). Di tích này được Nhà nước xếp hạng năm 1993. Không giống như các tháp Chàm Bình Định khác, thường được xây dựng trên gò cao, Tháp Bình Lâm nằm giữa vùng đất bằng. Đến với tháp Bình Lâm, ta không những được tận mắt chiêm ngưỡng một kiến trúc thanh tú, duyên dáng của nghệ thuật Chăm, mà còn được nghe những người cao niên kể bao câu chuyện xen lẫn hư - thực...
Tháp đôi - ALIGN=justify (hay còn có tên khác là tháp Hưng Thạnh),( thế kỷ XII), toạ lạc trên đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường Đống Đa, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn hơn 2 cây số. Tháp Đôi được xếp vào loại “đẹp nhất vô nhị” của nghệ thuật kiến trúc Chăm pa, là công trình kiến trúc độc đáo gồm 2 tháp: Tháp chính cao 20 mét và tháp phụ cao 18 mét. Cả hai ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của tháp Chăm pa cổ mà được tạo thành gồm 2 phần chính: Khối thân vuông và phần đỉnh tháp mặt cong, các góc tháp hiện lên những tượng chim thần Garuda, hai tay đưa cao như đang nâng đỡ mái tháp bề thế.
Hình 12: Tháp Đôi - Qui Nhơn
Tháp Nhạn (thế kỷ XII) được xây dựng uy nghi trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi Nhạn, bên bờ bắc sông Đà Rằng, gần quốc lộ 1, thị xã Tuy Hoà. Là nơi thờ phụng Thần linh của người Chăm cổ từ thế kỷ thứ 12 trở về trước. Tháp cóhình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao gần 20 m, mỗi cạnh chân tháp dài 11 m. Trên mặt tường tháp không có hoa văn trang trí.
Hình 13:Tháp Nhạn – Ngọn Hải Đăng trên sông Đà Rằng
Đây là một chóp tháp được kết hợp hài hòa giữa hai hình tượng chóp nón cùng với hình tượng Linga, một vật mà người Chăm thường thờ ở các tháp, nên chóp tháp ở đây tạc theo hình tượng Linga nhưng chưa có dạng hoàn chỉnh như những Linga ở Ponagar hoặc Đà Nẵng và Quảng Nam.
Po Nagar hay Tháp Bà (thế kỷ X - XIII ) là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi "Tháp Po Nagar" được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh khi Chăm pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc, vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Umar, vợ của Shiva.
Tháp Hoà Lai (thế kỷ IX ) thuộc địa phận thôn Ba Tháp,xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu phương Tây, khu tháp Hoà Lai hay còn gọi là Tam Tháp là một trong những cụm di tích Chăm cổ nhất và đẹp nhất hiện còn tồn tại. Trước đây gồm có 3 tháp, nhưng còn lại 2 tháp là tháp Bắc và tháp Nam. Tháp Hòa Lai 1.
Tháp Bắc có 4 trụ bổ tường, mỗi trụ được trang trí rất đẹp, phía dưới các trụ còn thể hiện những mảng điêu khắc đẹp và hình tượng chim Garuda giang rộng cánh. Trên mỗi đầu các trụ bổ của các mái chìa có các diềm mũ để trang hoàng. Các cửa giả được trang trí với những vòng cung và những hình người được thể hiện trong tư thế ngồi. Hình thức trang trí ở tháp Nam đơn giản hơn, cũng có 4 trụ bổ tường với những đường nét bên dưới và những diềm mũ
với các hoa văn trang trí ở mái chìa, các cửa giả được trang trí vòng cung lớn nhưng không tỉ mỉ như tháp Bắc.Tháp có 3 tầng mái, mỗi tầng có một hốc giả trang trí bởi các vòng cung. Các tháp này sau một thời gian dài bỏ phế, người Chăm đã không cúng bái. Nay tháp đang được trùng tu và bảo quản.
Tháp Hòa Lai 2 Tháp Hòa Lai 3
Hình 15: Cụm nhóm Tháp Hòa Lai 1,2,3 – Ninh Thuận
Tháp Pôklong Garai (thế kỷ XIII – XIV) là tên gọi chung cho một cụm tháp Chàm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam. Tháp Pô Klong Garai là một tổng thể gồm ba tháp: tháp chính (cao 20,5m), tháp lửa (cao 9,31m), tháp cổng (cao 8,56m). Công trình này có trình độ kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc đạt đến đỉnh cao. Tháp đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật
Hình 16: Toàn cảnh tháp PôKlong Garai
năm 1979.Tháp Poklong Garai nằm trên đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thị xã Phan Rang 9km về phía Tây Bắc, được xây dựng vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 (thời vua Shihavaman, người Việt gọi là Chế Mân) để thờ vua Poklong Garai (1151-1205), vị vua đã có nhiều công lớn trong việc cai trị đất nước.
Tháp Pôrômê (thế kỷ XVII ) thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Tháp Pôrômê được coi là một bản sao không hoàn hảo của tháp Pôklông Garai. Công trình là một tổng thể hai tháp: tháp chính thờ vua Pôrômê và tháp phụ thờ Hoàng Hậu. Tháp Pôrômê toạ lạc trên một ngọn đồi cao, cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm 15km về phía nam. Mặt chính của tháp quay về hướng đông,
Hình 17: Cụm Tháp Pôrômê và lễ hội – Ninh Thuận
trên cửa chính có các tầng hình vòng cung, dưới các hình vòng cung được trang trí bởi hình tượng thánh Siva và hình ngọn lửa, ở các cửa giả có hình các vị thần bằng đá trong tư thế ngồi, khuôn mặt các vị thần mang đậm nét bản địa. Tháp có ba tầng mái tuân theo mẫu cổ, mỗi tầng có 4 tháp góc, trên đỉnh mỗi tháp góc có trang trí búp sen bằng đá và hình ngọn lửa trang trí ở 4 góc.
Hình 18: Tháp Pôshanư và lễ hội Katê – Bình Thuận
Tháp Chăm Pôsah Inư (còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài), (thế kỷ VIII ) là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về phía Đông Bắc. Nhóm tháp này có phong cách kiến trúc Hòa Lai - một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của
người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Nhóm đền tháp Pôsah Inư là một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn. Các lễ nghi hàng năm được tổ chức tại di tích Pô Sah INư như: Lễ tống ôn, lễ cầu đảo, lễ cầu mưa, lễ Rija Năgar, lễ Katê…
Tháp Yang Prong (thế kỷ XIII) nằm ở xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.Tháp còn có tên là tháp
Hình 19: Tháp Yang Prong - Đắk Lắk
Chàm Rừng Xanh thờ thần Siva dưới dạng Mukhalinga (vị thần vĩ đại). Tháp Yang Prong là ngôi tháp Chăm cổ duy nhất ở Tây Nguyên nằm bên dòng sông Ea H'leo, cách thành phố Buôn Ma Thuột gần 100km. Toàn bộ tháp Yang Prong được xây bằng gạch nung đỏ trên một nền cao bằng đá xanh. Tháp cao 9m, có đáy vuông, mỗi cạnh dài 5m. Chỉ có một cửa ra vào mở về hướng đông, còn ba mặt tường ngoài của tháp đều có 3 cửa giả. Đỉnh tháp nhọn như củ hành khá đặc biệt, khác với các kiến trúc các tháp Chăm thường thấy ở các nơi khác. Tháp Yang Prong là một di tích văn hóa có giá trị ở Tây Nguyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Văn Doanh,Văn hóa cổ Chămpa, NXB Văn hóa dân tộc, 2002
2.Toàn thư (bản dịch tiếng Việt của NXB KHXH, 1998 từ bản khắc in năm Chính Hòa thứ 18, 1697 của Nội Các), Tập I, Tập II.
3.Khâm Định Việt Sử thông giám Cương mục, bản tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1998.
4. Lê Thành Khôi, Histoire du Vietnam.
5. Ngô Vǎn Doanh, My Son Relics.
6. Mộc bản Chính Hòa, Tập II.
7. Cao Xuân Dục, Quốc Triều chính biên toát yếu, bản tiếng việt do Quốc sử Quán dịch, NXB Nghiên cứu Sử Địa Việt Nam, 1972.
8. Ngô Vǎn Doanh, Champa: Ancient Towers.
9. Ngô Văn Doanh ( Chủ biên), Tháp Chăm Sự thật và Huyền thoại
10. Lương Ninh, Vương Quốc Chămpa, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2005.
11. Lương Ninh,Vương quốc Chămpa, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2006
12. Trần Bá Việt. Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng Tháp Champa phục vụ trùng tu và phát huy giá trị di tích. NXB. Xây dựng. 2005.
13. Trần Bá Việt, Đền tháp Chămpa – Bí ẩn xây dựng, NXB xây dựng, 2007
14. Phạm Hữu Mý, Điêu khắc đá Chămpa, NXB, TP Hồ Chí Minh, 1995
(1) Theo Hubert, trong cuốn“The Art of Champa”, tr.31.
(1)Danny Wong Tze Ken, “Vietnam-Champa Relations and the Malay –Islam Regional Network in the 17th-19th Centuries”, trong tạp chí Kyoto Review số tháng 3/2004.
[1]. Tâm Quách - Langlet, The Geographical Setting of Ancient Champa trong Proceedings of the Seminar on Champa, 1994, tr. 22-23, 25.
1Theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn, chữ Trà và chữ Đồ trong chữ Hán rất dễ lẫn lộn nên tuy sử Việt (viết sau này vào cuối đời Hậu Lê năm Chính Hòa) chép là Đồ Bàn nhưng sách Phương Tây thời kỳ đó đã phiên âm theo chữ Latin là Chaban nên giáo sư kết luận là tên của Đồ Bàn thực ra là Chà Bàn. Trong nghiên cứu của Tâm Quách-Langlet (mà phần này trích dẫn theo) cũng dựa trên đó mà cho rằng thủ đô của Vijaya là thành Chà Bàn. Dẫn theo Nguyễn Duy Trinh, Núi xanh nay vẫn còn đó, 2005, tr. 47
1. Dẫn theo Rutherford, trong cuốn“Insight Guide – Vietnam”.
1.Maspero, Le royaume de Champa, tóm tắt luận điểm cho rằng Champa là một thực thể chính trị thống nhất. Vickery, "Champa Revised," lại bác bỏ quan điểm trên.
1. Ngô Vǎn Doanh, Champa, tr.38-39; Ngô Vǎn Doanh, My Son Relics, tr.55 trở đi.
2 . Ngô Vãn Doanh, My Son Relics, tr.62 trở đi.; Lê Thành Khôi, Histoire du Vietnam, tr.107-108. Toàn thư (bản tiếng Việt NXH KHXH 1998 tr.187 tập I.
3. Jean Boisselier, La statuaire du Champa.
1Ngô Vǎn Doanh, Champa, tr.32; Ngô Vǎn Doanh, My Son Relics
1, 2, 3. Nhóm Nhân văn Trẻ, Hỏi đáp Lịch sử Việt nam, tr. 188, tập 3, NXB Trẻ, 2007.
4. Danny Wong Tze Ken, “Vietnam-Champa Relations and the Malay –Islam Regional Network in the 17th-19th Centuries”, trong tạp chí Kyoto Review số tháng 3/2004.
1.Lần cuối cùng sách Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu đề cập đến việc hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá nộp cống cho nhà Nguyễn là năm 1869. Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu, bản tiếng Việt NXB Nghiên cứu Sử Địa Việt nam 1972.
1. Dẫn theo Hubert, trong cuốn“The Art of Champa”.
2. Dẫn theo Guillon, trong cuốn “Treasures from Champa”.
1,2,3. Theo Huynh Thi Duoc, trong cuốn “Cham Sculpture”, và Guillon, trong cuốn “Treasures from Champa”.
1. Theo Guillon, trong “Treasures from Champa”.
1,2. Theo Guillon, trong “Treasures from Champa”.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro