Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Kiến Thức Cơ Bản Về CSS

Giới thiệu :

CSS là từ viết tắt của Cascading Style Sheets : công dụng dùng để trang trí trang web của bạn, và thông thường được gắn với các ngôn ngữ như là HTML, PHP, dùng làm nổi bậc trang web và hình ảnh trang web của bạn.

Nào bắt đầu:

Mỗi khi bạn bắt đầu một Style Sheets, thì bắt buộc mở bằng <HEAD> và kết thúc bằng </HEAD> và tiếp theo sau đó là khai báo <STYLE> và kết thúc bằng </STYLE>

Và sau những bước trên thì bạn có thể nhìn thấy nguyên đoạn code như sau

<head>

<style>

Và ở giữa này là nơi bạn thêm vào sau này

</style>

</head>

Và sau đây là cấu trúc của CSS:

Tag {definition1; definition2;.....; definition n}

Ví dụ sau đây về dòng lệnh của CSS:

H2 {font-size: 16pt; font-style: italic; font-family: arial}

Và sau đây chúng ta tìm hiểu về những cách hàm trong CSS:

1. Tìm hiểu về cách trang trí của font chữ:

A. font-family là dùng để khai báo kiểu loại font nào bạn sử dụng

Ví dụ: H2 {font-family: arial}

B. font-style: là dùng để khai báo kiểu chữ bạn dùng trong style, bình thường hay nghiêng

Ví dụ H3 {font-style: normal}

C. font-weight và font-variant: là dùng để trang trí kiểu font bạn đang dùng như là sáng (light), đậm (bold)

Ví dụ A:link {font-weight: demi-light}

D. text-align: là vị trí nằm của font trong trang web, có 3 kiểu là nằm sang trái (left), phải (right) và ở giữa là (center)

Ví dụ: H1 {text-align: center}

E. text-decoration: là dùng để trang trí kiểu font như là italic, blink...

Ví dụ: A:visited {text-decoration: blink}

F. text-indent: dùng để size (kích cỡ) mà bạn đang dùng, thông thường dùng là <p> và </p> và khai báo đơn vị là in, cm, pixel

Ví dụ : P {text-indent: 1in}

G. word-spacing: dùng để khoảng cách giữa các từ.

Ví dụ: P {word-spacing: 10px}

H: letter-spacing: dùng để khoảng cách giữa các chữ

Ví dụ: P {letter-spacing: 10px}

I. color: dùng để hiển thị màu cho kiểu chữ

Ví dụ: H3 {color: #FFFFFF}

Để hiển thị đoạn màu bạn muốn, thì bạn nên vào photoshop và chọn màu bạn thích và sẽ hiện thị ra mã số và bạn chọn mã số đó.

2.Chúng ta tìm hiểu về Margin/Background: khi bạn dùng thì nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ trang web của bạn.

A. margin-left: đoạn canh lề bên trái

B. margin-right: đoạn canh lề bên phải

C. margin-top: đoạnh canh lền trên cùng

Ví Dụ

BODY {margin-left: 2in}

P {margin-right: 12cm}

BODY {margin-top: 45px}

D. margin: có thể khai báo chúng một lúc cho top, right và left như sau

Ví dụ: P {margin: 3in 4cm 12px}

E. line-height: là khoảng cách giữa các dòng chữ

Ví dụ: TEXT {line-height: 10px}

F. background-color: là dùng để hiển thị màu nền của trang web

Ví dụ: BODY {background-color: #ffffff}

G: background-image: bạn có thể dùng một tấm hình để làm background cho trang web bạn

Ví dụ:

BODY {background-image: http://www.page.com/***.jpg}

H. background-repeat: là dùng để lập lại hình nền theo trục tọa độ x và y.

Ví dụ: BODY {background-repeat: repeat-y}

I. background-attachment: là dùng để gán hình, hình ảnh nền của trang web bạn, nó ko có thể di chuyển.

Ví dụ: BODY{background-attachment: fixed}

3.Chúng ta tìm hiểu về Position và Division:

A. Position: là dùng để định vị một ví trí xác định nào đó

B. left: là dùng để hình ảnh nằm về vị trí bên trái bao nhiêu

C. right: là dùng để hình ảnh nằm về vị trí bên phải bao nhiêu

D. Top: là dùng để định vị trí trên top của screen

E. Width: là dùng để xác định chiều ngang của tấm hình của bạn là bao nhiêu

F. height: là dùng để xác định chiều cao của tấm hình

G. overflow: là khi tấm hình của bạn quá kích cỡ cho phép thì nó có thể dùng những chức năng sau hidden, visible, scroll

Chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng phần, phần thứ nhất chúng ta sẽ tìm hiểu vể TEXT: ví dụ dòng chữ sau

<STYLE> a:link { color: blue; text-decoration: none } a:active { color: red; text-decoration: none } a:visited { color: blue; text-decoration: none } a:hover { color: green; text-decoration: underline } </STYLE>

A:link là để hiển thị khi bạn nhìn thấy màu chữ là xanh

A:ative là để hiển thị màu đỏ khi bạn click vào dòng chữ đó

A:visited là để hiển thị màu xanh khi bạn nhìn thấy

A:hover là để hiện thì màu xanh lá cây khi bạn dùng con chuột đặt lên dòng chữ đó

Text-decoration: là dùng để trang trí dòng chữ ví dụ underline là gạch dưới

Và sau đây là những code có tác dụng tương tự như trên nhưng thay đổi màu:

A.tree:link { color: green; text-decoration: none }

A.tree:active { color: yellow; text-decoration: none }

A.tree:visited { color: red; text-decoration: none }

A.tree:hover { color: orange; text-decoration: underline }

A.***:link { color: blue; text-decoration: none }

A.***:active { color: red; text-decoration: none }

A.***:visited { color: blue; text-decoration: none }

A.***:hover { color: green; text-decoration: underline }

Và sau đây là những đoạn code, bạn có thể trang trí thêm làm để xung thêm chức năng của nó.

<STYLE> a:link { color: green; text-decoration: none } a:active { color: yellow; text-decoration: none } a:visited { color: green; text-decoration: none } a:hover { color: green; text-decoration: underline; background: #F9EDED } </STYLE>

<STYLE> a.link { color: green; text-decoration: none } a.active { color: yellow; text-decoration: none } a:visited { color: green; text-decoration: none } a.hover { color: orange; text-decoration: underline; font-family : Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif; } </STYLE>

<STYLE> a.link { color: green; text-decoration: none } a.active { color: yellow; text-decoration: none } a:visited { color: green; text-decoration: none } a.hover { color: orange; text-decoration: underline; font-size:40pt } </STYLE>

<STYLE> a.link { color: green; text-decoration: none } a.active { color: yellow; text-decoration: none } a:visited { color: green; text-decoration: none } a.hover { color: orange; text-decoration: underline; font-weight: bold} </STYLE>

<STYLE> a.italic:link { color: green; text-decoration: none } a.italic:active { color: yellow; text-decoration: none } a:italic:visited { color: green; text-decoration: none } a.italic:hover { color: orange; text-decoration: underline; font-style: italic} </STYLE>

Bạn muốn đưa con trỏ của bạn vào CSS chỉ cần dùng dòng sau

CURSOR: url(tencontro.ani);

Tiếp theo sau chúng ta tìm hiểu về scroll bar trong CSS

Ví dụ đoạn code sau:

<STYLE> BODY { scrollbar-base-color: orange; scrollbar-arrow-color: green; scrollbar-DarkShadow-Color: blue; } </STYLE>

Scrollbar-base-color: orange; là hiển thị màu cam, cho nguyên thanh bar từ trên xuống dưới

Scrollbar-arrow-color: green; là hiển thị màu xanh, cho 2 cái mũi tên lên và xuống

Scrollbar-DarkShadow-Color: blue; là hiện thị bóng màu xanh của thanh scroll

Scrollbar-base-color: là hình để hiển thị toàn bộ màu của thanh scroll

Scrollbar-Face-Color: là để hiển thị màu trên bề mặt của thanh scroll

Scrollbar-Highlight-Color: là để hiện thì màu hightlight của thanh scroll

Bài viết về các tùy biến trong giao diện ( rất tốt cho bạn nào muốn thay đổi màu sắc của skin forum )

Làm viền cho nút

Ta tới phần Nút (Button)

Thay vào giá trị màu nền là: #E4E7F5

Thêm vào ô thuộc tính CSS đặc biệt (phía bên phải của ô màu nền ấy):

BORDER-RIGHT: #5182c2 1px dotted; BORDER-TOP: #5182c2 1px dotted; BORDER-LEFT: #5182c2 1px dotted; BORDER-BOTTOM: #5182c2 1px dotted;

Sau đó bạn có thể thay các thuộc tính như:

Màu sắc viền (#5182c2)

Độ dày viền : 1px dotted

Category Strips

'Category Strips' được dùng với hai mục đích. Nó được dùng để chỉ ra một 'Chuyên mục' diễn đàn, và nó cũng được sử dụng như một kiểu giao diện cho nội dung thanh tiêu đề của hầu hết các bảng.

Nếu ta muốn chèn ảnh vào phần thanh tiêu đề của "Chuyên mục" thì ta nhập vào ô màu nền như sau:

#FFFFFF url(images/misc/table_header_bg.gif) repeat-x top left

Trong đó #FFFFFF (màu trắng) là màu nền còn ảnh nền thì các bạn cũng đã hiểu với phần trên.

Lưu ý rằng các bạn phải chú trọng cả đến màu ảnh nền và màu Font. Để cho 2 cái có độ tương phản cho dễ đọc

Màu đầu tiên (First color) và màu thứ hai (Second color)

Hầu hết các bảng trong diễn đàn dùng màu đầu tiên hoặc thứ hai cho màu nền. Đặt thuộc tính để sử dụng 'Màu đầu tiên' tại đây.

Màu đầu tiên là màu nền của phần nội dung bài viết khi bạn xem chủ đề

Màu thứ hai là màu nền của phần có chứa tên sử dụng, Avatar, danh hiệu... của người viết bài

Các bạn nên sửa cho phù hợp với tông màu của màu nền diễn đàn một cách hài hoà.

Hết phần 1 ( Cơ bản nhé )

Ebook tạo bởi Nguyễn Văn Phúc - Blog93.Wap.Sh

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: