kiemtoanhoatdongtrongnoidungkiemtoan
CHƯƠNG I. KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG TRONG NỘI DUNG KIỂM TOÁN.
*K/niệm KTHĐ: Là một loại hình KD hướng vào việc đánh giá hiệu lực của hệ thống thông tin và quản trị nội bộ, hiệu quả của hoạt động và hiệu năng của quản lý các hoạt động đã, đang và diễn ra trong một tổ chức, cơ quan.
* KTHĐ có thể có cả các yếu tố của kiểm toán thông tin, cả các yếu tố của kiểm toán tuân thủ.
KTHĐ được hiểu như sau:
KTHĐ thuộc kiểm toán, do đó cũng có chức năng bày tỏ ý kiến. Tuy nhiên chức năng này được cụ thể theo hướng thẩm định và đánh gía
Đối tượng của KTHĐ là những hoạt động cụ thể.
Mục tiêu của KTHĐ:
+ KT hiệu lực hệ thống thông tin và quản trị nội bộ (kiểm toán hiệu lực).
+ KT hiệu quả hoạt động (kiểm toán hiệu quả).
+ KT hiệu năng quản lý (KT hiệu năng), chú ý cả hiện tại và tương lai.
T/hiện chức năng đánh giá các mặt nhằm “ cải thiện tình hình” hay “tối đa hóa hiệu quả, toàn dụng hóa thông tin và tối ưu hóa các mô hình kiểm toán ra quy định”.
Tính chất: KTHĐ chủ yếu mang tính chất nội bộ
KT Nhà nước: quản lý tài sản Nhà nước, kiểm tra, đánh giá khách quan.
KT Nội bộ: đánh giá hoạt động trong doanh nghiệp, phục vụ quản lý.
Quan hệ chủ thể khách thể
KT Nhà nước: lĩnh vực công với các hoạt động huy động, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, các tài sản công khác.
Kiểm toán Nội bộ: lĩnh vực tư kiểm toán các hoạt động KD của DN
*Sự khác biệt của KTHD và KTTC: ở đối tượng KT cụ thể, chức năng KT
2. Đặc điểm của chức năng KTHĐ, ứng dụng phương pháp KT trong KTHĐ
+ Chức năng chung: Xác minh và bày tỏ ý kiến.
+ Với từng đối tượng cụ thê: là những hoạt động tác nghiệp của DN hoặc toàn bộ hoạt động hành chính công thì chức năng chính thường xác định là thẩm định, đánh giá.
Nội dung của thẩm định, đánh giá:
1) Mô tả, lý giải sự có mặt hoặc vắng mặt (tần suất mức độ của đặc tính cần đánh giá (số lượng, thái độ, ký năng, nhu cầu
2)Đo lường mức độ tồn tại cụ thể của một vật, một hiện tượng làm cơ sở cho kết luận của cuộc kiểm toán đã đạt được
3) Nhận xét tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi của phương án
- Hình thức thực hiện: lưu ký, lưu đồ.
- Thử nghiệm nội vụ sử dụng phổ biến trên cả 2 phương diện: thực
nghiệm đạt yêu cầu và thực nghiệm độ tin cậy.
- Thử nghiệm tần suất và thực nghiệm về tính thường xuyên của các trình tự tạo ra kết quả.
- Thử nghiệm đạt yêu cầu và thực nghiệm độ tin cậy thường xuyên thực hiện. Đặc biệt thử nghiệm phân tích cũng được thực hiện không chỉ cho những trình tự (về số lượng) mà cả cho những trình tự quản lý những phương án điều hành. Do đó, phương thức kiểm toán hoạt động thường là phương thức kiểm toán chi tiết.
- Phương pháp kỹ thuật được thực hiện: quan sát kết hợp khảo sát, thăm dò, phỏng vấn, gửi phiếu xác nhận hoặc xem xét từ đầu.
Đến cuối và ngược lại … được sử dụng rất phổ biến.
Từ bước một các thông tin đã được lượng hóa, khái quát hóa hoặc chi tiết trình tự hóa cùng với kết quả khảo sát tính thường xuyên của các trình tự.
- tiến hành đánh giá theo tiêu chuẩn cụ thể
+ Thuộc tính có thể lượng hóa được: tiêu chuẩn cần phải có một trị số cụ thể.
+ Thuộc tính không thể lượng hóa được: là một qua tắc cụ thể.
- Đo lường trong kiểm toán hoạt động như một quá trình ứng dụng các phương án đối chiếu trên cơ sở số lượng hóa hoặc quy tắc hóa vận động của sự vật hiện tượng cần đánh giá.
Trình tự thực hiện:
1) Xác định mục tiêu đo lường (trên cơ sở mục tiêu chung của kiểm toán cụ thể)
2) Xác định đối tượng đo lường (trên cơ sở nghiên cứu các thuộc tính đặc trưng cho đối tượng cụ thể của cuộc kiểm toán).
3) Xác định hệ thống tiêu chí để xác định tiêu chuẩn đo lường thích hợp với mục tiêu và đối tượng đo lường. Tiêu chuẩn này không chỉ là những số gốc mà cả những “quy tắc gốc”.
4) Chọn mẫu các đơn vị đo lường cùng các kỹ thuật đo lường phù hợp với từng loại mẫu trong từng trường hợp cụ thể.
5) Tổ chức thực hiện.
Quá trình hình thành ý kiến đánh giá về mức độ đạt được và kiến nghị các giải pháp cải tiến các trình tự.
+ Phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng.
- Cần phân tích soát xét.
+ Thử nghiệm tần suất để đánh giá chất lượng của các trình tự, các phương pháp điều hành và các phương pháp tổng hợp.
3. Mục tiêu của kiểm toán hoạt động.
* Soát xét và nhận định hiệu lực của kiểm soát quản trị nội bộ.
Hiệu lực: Quy định sức mạnh gây nên một kết quả; hiệu lực việc có giá trị điều tiết chi phối. Cụ thể như sau:
- Nhận định hiệu quả và thành tích của các hệ thống thông tin và tổ chức được thiết lập cho hoạt động của doang nghiệp về các phương pháp điều hành.
- Nhận định đi đến ý kiến về chất lượng của công cụ,dó đó đề xuất về các trình tự, đườn truyền, chu trình…
Nhằm nâng cao hiệu quả; độ tương xứng của tổ chức và các phương pháp điều hành.
Sự khác biệt về đánh giá kiểm soát nội bộ trong KTHD và KTTC
Chỉ tiêu
Kiểm toán taichinh
Kiểm toán hoạt động
Về mục tiêu
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ là phương tiện để đạt tới đích của kiểm toán tổ chức. Kiểm toán tổ chức đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là nghiên cứu sự hiện diện và hoạt động của quy chế kiểm soát với các yếu tố và cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá trọng yếu và rủ ro, xây dựng kế hoạch và lựa chọn thủ tục kiểm toán
Đánh giá hệ thốngkiểm soát nội bộ là đích của mục tiêu kiểm toán. Kiểm toán hoạt động đi sâu vào tổ chức thường xuyên của các nhiệm vụ tạo nên các quy trình cùng các cách thức đã và đang áp dụng để tạo ra hiệu lực( qua điểm mạnh và yếu ) của kiểm soát.
Đối tượng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Quan tâm tới toàn bộ hoạt động tổ chức trong toàn bộ quy chế kiểm soát nội bộ
Quan tâm tới nguồn lực đã có và cần có để đảm bảo hệ quả của hoạt động, của thông tin và của quản lý.
Trình tự đánh giá
Kiểm toán tổ chức thường bắt đầu từ kết quả để lựa chọn thử nghiệm áp dụng
Kiểm toán hoạt động xem xét tuần tự diễn biến của các nhiệm vụ đó.
Phạm vi khảo sát
Kiểm toán tổ chức trước hết quan tâm tới diện rộng(toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán).
Kiểm toán hoạt động tập trung chú ý tới các nhiệm vụ xảy ra trong bộ phận được lực chọn kiểm toán.
Về hướng kết luận
Kiểm toán tổ chức quan tâm tới tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát đối với độ tin cậy của thông tin.
Kiểm toán hoạt động hướng tới hiệu quả cụ thể của các quy trình và phương pháp kiểm soát.
*Xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động:
- Hiệu quả: mối tương quan đầu vào khan hiếm với đầu ra là hàng hóa và dịch vụ.
- Mối tương quan này được đo lường:
+ Theo hiện vật: hiệu quả kỹ thuật.
+ Theo chi phí: hiệu quả kinh tế.
- Khái niệm hiệu quả được dùng làm một tiêu chuẩn để xét xem các tài nguyên được các thị trường phân phối như thế nào?
- Hiệu quả gắn liền với tính kinh tế. Nhận định hiệu quả và tiết kiệm là nhận định về sức sản xuất và sức sinh lời của các nguồn lực qua việc tìm hiểu, xem xét những điều kiện hoạt động.và những quy định cùng việc tổ chức mua sắm, huy động, sủ dụng các nguồn lực trong quan hệ với đầu ra.
* Nghiên cứu và nhận định hiệu năng quản lý.
1) Mức đảm bảo các nguồn lực trong hiện tại và tương lai so với yêu cầu của các mục tiêu đã đặt ra.
2) Mức phù hợp giữa các kết quả cả trong hiện tại và tuơng lai so với các mục tiêu đã đặt ra
- Hiệu năng là một khái niệm, định lý, ứng dụng trong các mục tiêu cụ thể có thể đo lường, nhận định, cải tiến.
- Hiệu năng chỉ rõ mối quan hệ nguồn lực và kết quả; giữa mức độ thực hiện với mức độ dự kiến của các mục tiêu.
* Mối quan hệ giữa các mục tiêu.
- 3E có mối quan hệ hữu cơ trong một cuộc kiểm toán hoạt động. Đánh giá hiệu lực quản trị nội bộ vừa là mục tiêu, vừa là tiền đề cho đánh giá hệ quả hoạt động và hiệu năng quản lý.
- 3E có tính định lý tương đối song giữa chúng có mối liên hệ rất chặt chẽ trong nghiên cứu đánh giá một hoạt động cụ thể.
4. Quan hệ giữa kiểm toán hoạt động và kiểm toán tổ chức.
Tiêu chí / Loại hình
Kiểm toán tài chính
Kiểm toán hoạt động
Mục tiêu tổng quát
Chất lượng thông tin (độ tin cậy, hợp lý, hợp pháp).
3E
Đối tượng cụ thể
Các bảng khai tổ chức (Các BTTC, quyết toán phương án, công trình, quyết toán ngân sách…) đã hoàn thành.
Các hoạt động cụ thể (hoạt động cung ứng, snar xuất, tiêu thụ, thanh toán…) về tổ chức và phi tổ chức đã và đang được thực hiện.
Vận dụng phương pháp kiểm toán
Vận dụng tổng hợp các phương pháp chứng từ và ngoài chứng từ để hình thành các trắc nghiệm, thử nghiệm thủ tục kiểm toán về chất lượng (độ tin cậy, hợp lý, hợp pháp) của thông tin).
Vận dụng tổng hợp các phương pháp kiểm toán kết hợp phương pháp thống kê, dự báo để hình thành các trắc nghiệm ( kể cả thử nghiệm tần suất, đo lường , phương thức kể cả phương thức trình tự).
Phạm vi khảo sát
Chủ yếu là các yếu tố liên quan đến chất lượng thông tin tổ chức đã qua trong toàn bộ khách thể kiểm toán.
Toàn bộ hoạt động đã và đang thực hiện trong phạm vi được kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu điển hình hoặc trọng điểm
Đối tượng sử dụng kết quả.
Tất cả những người quan tâm (chủ sở hữu, cơ quan nhà nước).
Chủ yếu cho nhà quản lý trong đơn vị.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro