Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Kiểm tra máy điện.keke

Câu 1: Cấu tạo của máy điện không đồng bộ.

- Stator:

+ Lõi thép: lõi thép của stator có nhiệm vụ là phần dẫn từ được chế tạo từ các lõi thép kỹ thuật điện dày 0,5mm. Bên ngoài có phủ sơn cách điện ghép lại với nhau thành hình trụ tròn, phía trong có xẻ rãnh để đặt dây cuốn.

+ Dây cuốn: dây cuốn 3 pha stator đặt trong rãnh lõi thép, xung quanh dây quấn bọc lớp cách điện để cách điện với lõi thép. Các pha dây quấn đặt cách nhau 120độ. Dòg điện xoay chiều 3 pha chạy trong 3 pha dây cuốn sẽ tạo ra từ trường quay.

+ Vỏ máy: dùng để bảo vệ và giữ chặt lõi thép stator và cố định máy trên bệ. Vỏ máy đc làm bằng nhôm hoặc bằng gang hay thép đúc. Hai đầu vỏ máy có nắp máy để đỡ trục rotor và bảo vệ dây cuốn.

- Rotor

+ Lõi thép: lõi thép của rotor cũng gồm các lá thép kỹ thuật điện ghép lại. Các lá thép này lấy từ phần ruột bên trong khi rập lá thép stator. Mặt ngoài lõi thép có cách rãnh để đặt dây quấn, ở giữa có lỗ để lắp trục.

+Trục máy: trục máy gắn với lõi thép rotor và làm bằng thép tốt. Trục được đỡ trên nắp máy nhờ ổ trục.

+ Dây quấn: dây cuốn được chia làm 2 loại, dây quấn rotor lồng sóc và rotor dây cuốn.

Rotor dây quấn gồm 3 cuộn dây đc đấu theo kiểu hình sao, các đầu còn lại nối ra mạch ngoài nhờ chổi than và ván trượt để nối với biến trở bên ngoài.

Rotor dây quấn lồng sóc là các thanh dẫn bằng đồng hoặc nhôm đc đặt trong các rãnh của lõi thép rotor.

Câu 2: Nêu nguyên lý làm việc cuả máy phát điện không đồng bộ 3 pha.

Nếu stator vẫn nối với lưới điện, trục của rotor không nối với tải mà nối với 1 động cơ sơ cấp. Dùng động cơ sơ cấp kéo rotor quay cùng chiều n1 với tốc độ n>n1. Lúc này chiều của dòng điện I2 trong rotor ngược lại với chế độ động cơ, do đó lực điện từ sẽ đổi chiều tác động lên rotor gây ra mômen hãm cân bằng với mômen quay của động cơ sơ cấp. Máy điện làm việc ở chế độ máy phát. Hệ số trượt lúc này là: s=n1-n/n1<0.

Câu 3. Hãy nêu các p2 mở máy động cơ rotor lồng sóc. Trình bày p2 tổ nối sao tam giác.

- Mở máy trực tiếp

- Giảm điện áp stator khi mở máy.

+ Dùng điện kháng mắc nối tiếp vào mạch stator.

+ Dùng biến áp tự ngẫu 3 pha mắc nối tiếp vào mạch stator.

- Phương pháp đổi nối sao-tam giác.

Phương pháp này chỉ dùng đc vs những động cơ khi làm việc bình thường dây quấn stato nối hình tam giác.

Khi mở máy ta nối hình sao để điện áp đặt vào mỗi pha giảm đi căn 3 lần. Sau khi mở máy ta nối lại thành hình tam giác để động cơ làm việc bình thường đúng theo quy định của máy. Khi mở máy ta đóng cầu dao sang phiá Y, mở máy xong ta đóng cầu dao đổi nối sang phía tam giác.

Dòng điện dây khi nối hình tam giác sẽ là:

Id tam giác= căn3U1/Zn.

Dòng điện dây khi nối sao sẽ là.

Id sao= U1/căn3Zn..

Khi mở máy bằng phương pháp đổi nối sao tam giác dòng điện dây mạng điện giảm đi 3 lần, mômen mở máy giảm đi căn3 bình phương lần.

Câu4: Nêu đặc điểm của từ trường quay, trình bày tốc độ từ trường quay.

a) Tốc độ từ trường quay phụ thuộc vào tần số dòng điện stator(f) và số đôi cực(p).

b) Biên độ của từ trường quay.

c) Chiều quay của từ trường.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #kadly88