Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

kiểm toán 1

1. Khái niệm: Kiểm toán là quá trình các KTV độc lập và có năng lực tiến hành thu thập bằng chứng về các thông tin đc kiểm toán nhằm đánh giá mức độ phù hợp giữa những thông tin này với các chuẩn mực kế toán đã đc thiết lập.

- KTV độc lập về kinh tế, về tình cảm, về chuyên môn, và năng lực

- các bằng chứng kiểm toán : các tài liệu, thông tin liên quan đến mục tiêu kiểm toán và là cơ sở cho các kết luận của các KTV

- các thông tin đc kiểm toán : đối tượng của kiển toán

- các chuẩn mực kiểm toán đã đc thiết lập : là thước đo để đánh giá các thông tin đc kiểm toán, các quy định, tiêu chuẩn, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán

- đơn vị đc kiểm toán : khách thể của kiểm toán doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, dự án, công trình....

- báo cáo kiểm toán : văn bản thể hiện ý kiến của KTV

2. bản chất : kiểm toán là quá trình tích luỹ(thu thập) và đánh giá bằng chứng về những thông tin có thể định lượng đc của 1 thực thể kinh tế nhằm xác định và đánh giá mức độ phù hợp của những thông tin đó với các chuẩn mực kế toán đã đc thiết lập. kiểm toán phải đc thực hiện bởi 1 người độc lập và chuyên nghiệp.

3. đối tượng của KTV chung của kiểm toán chính là các thông tin có thể định lượng đc của 1 công ty, 1 doanh nghiệp mà cần phải bày tỏ ý kiến đánh giá về tính trung thực hợp lí của nó.

đối tượng riêng cụ thể của kiểm toán phụ thuộc từng loại hình kiểm toán, từng cuộc kiểm toán, có thể là các thông tin tài chính(BCTC) hoặc các thông tin phi tài chính.

4. chức năng của kiểm toán là KIỂM TRA, XÁC NHẬN và BÀY TỎ Ý KIẾN NHẬN XÉT về TÍNH TRUNG THỰC, HỢP LÍ của các thông tin trước khi nó đến tay người sử dụng.

hay, kiểm toán thực hiện các chức năng : - kiểm tra, thẩm định

- xác nhận và giải tỏa trách nhiệm

- tư vấn

5. lợi ích của kiểm toán : dịch vụ kiểm toán đc nhiều người quan tâm sử dụng như các doanh nghiệp, các cơ quan chínhh quyền, các tổ chức phi lợi nhuận....

- giảm thiểu rủi ro về thông tin

- tăng cường sự tin cậy về thông tin

- góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế, tài chính

6. phân loại theo chức năng, mục đích kiểm toán

a. kiểm toán BCTC

- khái niệm: kiểm toán BCTC là việc xác định xem toàn bộ BCTC của 1 đơn vị đã công bố có phù hợp với các tiêu chuẩn đã đc chỉ ra hay ko HAY là việc bày tỏ ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của các BCTC của 1 đơn vị.

BCTC của đơn bị bao gồm : bản cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh các báo cáo tài chính. Ngoài ra là các báo cáo, tài liệu, số liệu kế toán.

- đối tượng kiểm toán : là các báo cáo, tài liệu kế toán, sổ sách kế toán, BCTC, BC quyết toán

- chuẩn mực dùng để đánh giá : kiểm toán BCTC trước hết là các nguyên tắc kế toán đc chấp nhận phổ biến (GAAP), lấy các chuẩn mực kế toán hay chế độ kế toán hiện hành làm thước đo chủ yếu.

- chủ thế tiến hành : thường đc thực hiện bởi các kiểm toán viên từ bên ngoài ( KTV độc lập và kiểm toán NN), chủ yếu là KTV độc lập

- kết quả : để phục vụ cho nhữg người quan tâm tới BCTC của đơn vị ( bên thứ 3) - các cổ đông cơ quan quản lý NN, các nhà đầu tư, các TCTD, các nhà cung cấp.

b. kiểm toán hoạt động

-khái niệm : kiểm toán hoạt động là quá trình kiểm tra và đánh giá với hiệu quả và tính hiệu lực của 1 hoạt động để từ đó đề xuất phương án cải tiến.

Hay kiểm toán hoạt động là sự xem xét lại (review) các thủ tục và phương pháp hoạt động của bất kỳ bộ phận nào trong tổ chức, nhằm mục đích đánh giá về hiệu quả và hiệu lực để từ đó đề xuất phương án cải thiện

- đối tượng : + rà soát lại hệ thống kế toán và các quy chế kiểm soát nội bộ để giám sát và tăng cường hiệu quả của hệ thống này

+ kiểm tra việc huy đông , phân phối, sử dụng các nguồn lực

+ kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối và sử dụng thu nhập, bảo toàn và phát triển vốn

+ kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của từng bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của DN

+ đánh giá hiệu quả của 1 quy trình sản xuất

- tiêu chuẩn đánh giá : đc xác định tuỳ theo từng đối tượng cụ thể => ko có chuẩn mực chung và việc lựa chọn chuẩn mực thường mang tính chủ quan theo nhận thức của KTV

- chủ thể tiến hành : thường đc thực hiện bởi các KTV nội bộ, nhưng cũng có thể do KTV NN hay KTV độc lập tiến hành

- kết quả : chủ yếu phục vụ cho lợi ích chính bản thân đợn vị đc kiểm toán

c. kiểm toán tuân thủ

- kn là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành luật pháp, chính sách, chế độ quản lý, hay các văn bản, quy định nào đó của đơn vị

- đối tượng : là việc tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành, có thể bao gồm :

+ luật pháp, chính sách , chế độ tài chính kế toán, chế độ quản lý của NN

+ nghị quyết, quyết định, quy chế của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, nội quy cơ quan

+ các quy định về nguyên tắc quy trình ngiệp vụ, thủ tục quản lý của toàn bộ hay từng khâu công việc của từng bộ phận

- tiêu chuẩn dùng để đánh giá : là các văn bản có liên quan như : luật thế, các văn bản pháp quy, các nội dung, chế độ, thể lệ

- chủ thể tiến hành : chủ yếu bới KTV nội bộ, kiểm toán nhà nước hay kiểm toán viên độc lập

- kết quả : chủ yếu phục vụ cho các cấp thẩm quyền có liên quan, các nhà quản lý

7. phân loại theo chủ thể tiến hành

a. kiểm toán độc lập

- kn : là hoạt động kiểm toán đc tiến hành bởi các KTV chuyện nghiệp thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập. Họ chủ yếu thực hiện các cuộc kiểm toán BCTC, ngoài ra và tuỳ theo yêu cầu của khách hàng KTĐL còn thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và cung cấp các dịch vụ tư vấn về kế toán, thuế, tài chính. Do sự độc lập trong hoạt động nên kết quả kiểm toán của họ tạo đc sự tin cậy đối với những người sử dụng thông tin, do đó KTĐL có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường.Những người sử dụng BCTC mà chủ yếu là các bên thứ 3 chỉ tin cậy vào những BC đã đc kiểm toán độc lập kiểm toán.

- kiểm toán viên : là những người hoạt động chuyên nghiệp, có chuyên môn, có kỹ năng, có đủ các điều kiện đc cấp chứng chỉ KTV

- tính chất của cuộc kiểm toán : kiểm toán độc lập tiến hành mang tính tự nguyện trên cơ sở thư mời kiểm toán và hợp đồng kiểm toán đã ký kết giữa công ty kiểm toán với đơn vị mời kiểm toán. Do các công ty KTĐL là laọi hình tổ chức cung ứng dịch vụ nên tổ chức mời kiểm toán phải trả phí kiểm toán

- chuẩn mực nghề nghiệp : là hệ thống chuẩn mực kiểm toán các uỷ ban chuẩn mực kiểm toán quốc gia và quôcs tế xây dựng, công bố. CMKT Việt Nam do Uỷ ban Chuẩn mực thuộc Bộ tài chính xây dựng và công bố, CMKT quốc tế do Uỷ ban CM kiểm toán quốc tế thuộc IFAC xây dựng và công bố.

- đối tượng phục vụ chủ yếu là những người sử dụng BCTC ( bên thứ 3) , ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của cơ quan NN hay của chủ DN mà đối tượng phục vụ là cơ quan quản lý NN hay thủ trưởng đơn vị

- tổ chức : các tổ chức KTĐL hiện nay xét về quy mô và phạm vi hoạt động có thể là công ty kiểm toá quốc tế, công ty quốc gia, công ty địa phương và khu vực, các công ty nhỏ. Xét về sở hữu có công ty đa quốc gia, công ty thuộc sở hữu NN, công ty cố phần, cty tư nhân, văn phòng kiểm toán...

- dịch vụ : dịch vụ kiểm toán và xác nhận, dịch vụ thuế, dịch vụ kế toán, dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư.

b. kiểm toán NN

- kn là hoạt động kiểm toán do cơ quan kiểm toán NN ( cơ quan kiểm tra tài chính NN độc lập) tiến hành. KTNN thường tiến hành kiểm toán tuân thủ kết hợp với kiểm toán BCTC, xem xét hiệu quả hoạt động, tình hình chấp hành các chính sách, luật lệ, chế độ quản lý kinh tế của các đơn vị có sử dụng vốn, kinh phí, tài sản của NN

- tổ chức : cơ quan kiểm toán NN là 1 tổ chức trong bộ máy quản lý của nhà nước .KTV NN là các viên chức NN. Về mặt tổ chức KTNN có thể trực thuộc chính phủ, Quốc hội hoặc Toà án, KTVNN Việt Nam do quốc hội thành lập

- chức năng : kiểm toán BCTCm kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan , đơn vị, tổ chức quản lý, sử dụng NSNN, tiền và tài sản NN

- hoạt động của KTNN : kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của BCTC, việc tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong qủan lý , sử dụng ngân sách, tiền và tài sản NN

- Đối tượng trực tiếp và thường xuyên cua KTNN : là các tổ chức, cá nhân và các hoạt động có liên quan đến qủan lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản NN

- mục tiêu của KTNN : + phục vụ việc kiểm tra, giám sát của NN trong quản lý sử dụng NS, tiền và tài sản NN

+ góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí thất thoát, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật

+ nâng cao hiệu quả sử dụng NS, tiền và tài sản của NN

+ KTNN có quyền góp ý và yêu cầu các đơn vị đc KT sửa chữa những sai phạm và kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm, đề xuất với chính phủ sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính, kế toán cần thiết

- nguyên tắc và chuẩn mực KTNN + Nguyên tắc : chỉ tuân theo pháp luật và trung thực, khách quan

+ Chuẩn mực : CM quốc tế do tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao xây dựng và công bố, CM quốc gia do thường vụ quốc hội quy định, tổng KTNN xây dựng và ban hành

- KTVNN là công chứcnhà nước, do NN trả lương => đơn vị đc kiểm toán ko phải trả phí kiểm toán

- nhiệm vụ : + quyết định kế hoạch kiẻm toán hằng năm và báo cáo với QH, CP trước khi thực hiện

+ tổ chức thực hiện kế hoạhc kt hàng năm và kt theo yêu cầu của QH, UỶ ban thường vụ QH, chính phủ và thủ tướng CP

+ xem xét, quyết định việc kt khi thường trực HĐND, UBND tỉnh có yêu cầu

+ trình bày ý kiến để QH xem xét, quyết định dự toán NSNN, phân bổ NSTW, các dựu án, công trình quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán NSNN

+ tham gia với Uỷ ban kinh tế và Ngân sách trong giám sát thực hiện luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của UBTV QH về lĩnh vực tài chính - NS, giám sát việc thực hiện NSNN và chính sách tài chính

+ tham gia với các cơ quan của chính phủ và QH khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật , pháp lệnh

+ báo cáo kết quả kt hàng năm và kt thực hiện kiến nghị kt với QH, UBTV QH, gửi BCKT cho HĐ dân tộc và các UB của Qh, chủ tịch nước, CP, cung cấp KQKT cho bộ Tài hcính, HĐND nơi kt và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật

+ Công bố công khai BCKT theo quydịnh của PL

+ chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền kiểm tra, xử lý các vụ có dấu hiệu vi phạm PL của tổ chức, cá nhân đc phát hiện qua KT

+ quản lý hồ sơ KT, giữ bí mật tài liệu số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị đc KT

- quyền hạn của KTNN VN : + yêu cầu đơn vị đc kt và các tổ chức, các nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kt

+ yêu cầu đv đc kt thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN đối với các sai phạm trong BCTC và tuân thủ PL, kiến nghị các biện pháp khắc phục yếu kém trong HĐ của đv

+ kiểm tra việc thực hiện các kết luận và kiến nghị của đv đc KT

+ kiến nghị cơ quan NN để yêu cầu đv thực hiện các kết luận và kiến nghị của kt, đề nghị xủa lý theo pl trường hợp ko thực hiện kl của ktv

+ kiến nghị xử lý theo pháp luâtk các tổ chức, cá nhân có hành vị cản trở HĐ KTNN hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật

+ trung cầu giám định chuyên môn khi cần thiết

+ uỷ thác hoặc thuê KTĐL tiến hành KT và KTNN chịu trách nhiệm về các tài liệu , kết luận của KTĐL đc thuê thực hiện

+ kiến nghị QH, CP và CQNN sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách PL cho phù hợp

c. Kiểm toán nội bộ

- kn là hoạt động kiểm tóan do các KTV nội bộ của đơn vị tiến hành theo yêu cầu của giám đôch doanh nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị

- vai trò : + KTNb là 1 chức năng thẩm định bên trong của DN để xem xét và đánh giá các hoạt động của DN với tư cách là 1 sự trợ giúp đối với DN đó

+ ktnb là 1 loại hình kiểm soát có tổ chức thực hiện đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động DN thông qua việc đnáh giá hiệu quả của các dạng kiểm soát khác

+ ktnb thông qua xác minh công việc kiểm soát hiện có và nêu ra căn cứ để cải tiến nhằm trợ giúp cho quản lý và tư vấn cho các hoạt động ngjiệp vụ sử dụng các nguồn lực tốt hơn

- tính độc lập của ktnb : + để hoạt động hiệu quả thì ktnb đc tổ chức độc lập với các bộ phận khác trong đơn vị nhưng sự độc lập này chỉ là tương đối vì họ vẫn là nhân viên của cty

+ kết quả của ktnb khó có đc sự tin cậy của các đối tác bên ngoài đơn vị

- mục tiêu : + bảm đảm an toàn và nâng cao hiệu qủa hoạt động kinh doanh của DN nên ko bó hẹp về phạm vi kỉêm toán trong 1 vài nghiệp vụ mà xem xét tất cả các hoạt động đang và sẽ đưa vào vận hành

+ ktnb kiểm tra đánh giá 1 cách khách quan các quy trình hay toàn bộ hệ thống đã vận hành có an toàn, hiệu quả ko, phát hiện những điểm yếu và đề xuất các giải pháp khắc phục, hoàn thiện quy trình, yêu cầu các nhân viên tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ

- nhiệm vụ : + rà soát lịa hệ thống kế toán và các quy chế của hệ thống ksnb liên quan, giám sát hoạt động của hệ thống này và tham gia hoàn thiện chúng

+ kiểm tra các thông tin tác nghiệp và thông tin tài chính gồm các phương tiện sử dụng để tính toán, phân loại, báo cáo thông tin, thẩm định các khoản mục cá biệtn quá trình truyền dẫn, lưu trữ, sử dụng thông tin, khả năng bị thâm nhập, lạm dụng thông tin

+ kiểm tra tín hiệu lực tính kinh tế và hiệu quả các hoạt động => nhiệm vụ chủ yếu

- tổ chức : + phải là 1 bộ phận độc lập với các bộ phận hoạt động nghiệp vụ

+ có quyền tiếp cận thông tin đầy đủ

+ có đủ cán bộ có năng lực thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ

+ Lập báo cáo phải khác quan và báo cáo tới lãnh đạo cao nhất trong đơn vị

- nội dung : + phạm vi của ktnb rất biến động, phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu của doanh nghiệp và yêu cầu của nhà quản lý

+ ktnb có thể thực hiện KT hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán BCTC. Lĩnh vực chủ yếu của ktnb là kiểm toán hoạt động để đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực, hiệu quả của các hoạt độgn trong đơn vị, chất lượng thực thi những trách nhiệm đc giao. kt tuân thủ của ktnb nhằn đánh giá tình hình tuân thủ các quy chế, thủ tục và các quyết định của đơn vị, các thủ tục kỹ thuật nghiệp vụ, chấp hnàh các quy định của luật pháp. Kt BCTC của ktnb là quá tình hình thành nên BCTC để đảm bảo rằng BCTC của đơn vị lập ra là tin cậy, phù hợp với các chuẩn mực, chế độ kế toán

8. KTV

- kn là những người đc đào tạo để có đủ trình độ chuyên môn, độc lập và có đạo đức nghề nghiệp đc cấp chứng chỉ KTV

- tiêu chuẩn

a. tiêu chuẩn vêf trình độ chuyên môn : ktv là những người có khả năng và kĩ năng nghề nghiệp

- phả trải qua đào tạo : tốt nghiệp đai học về kế toán tài chính

- trải qua 1 thời gian thực tế và có kinh nghiệm về kĩnh vực kế toán tài chính

- phải đc đào tạo và tự đào tạo thường xuyên để duy trì trình độ chuyên môn

- trải qua kì thi tuyển KTV cấp nhà nước và đc cấp chứng chỉ KTV

b. Yêu cầu về tính độc lập : độc lập về kinh tế, tình cảm và chuyên môn

c. Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp : tính trung thực khách quan, tính bí mật, tính tôn trọng luật pháp và chuẩn mực nghề nghiệp

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: