Phần 1: Bạc bẽo là tên lót của bọn đấy!
Tôi lặng lẽ đứng một góc khán phòng, say mê xem hát tuồng. Cái tên gánh hát Sóng Giang này nổi tiếng được như ngày hôm nay, công lao lớn nhất chắc hẳn là nhờ vào anh kép chính Khuynh Thành. Hôm nay là bữa cuối Sóng Giang neo lại nơi mảnh đất này. Anh Khuynh Thành lại chơi một ván làm nao lòng khán giả. Bổn tuồng cũng là do anh ấy soạn, chọn kép, chỉ đào cũng là do anh ấy làm. Nhưng ai mà ngờ đươc chuyện, Khuynh Thành táo bạo đến mức cắt cả đào chính Ngọc Thuỳ. Chuyện một vở hát không có đào là phi lí vô độ nhưng anh ấy nói là cả gánh chả ai dám cãi, có cãi cũng thiếu lí mà nói cả thôi. Anh Khuynh Thành luôn thể hiện bản thân, luôn chứng tỏ là người dẫn dắt cả gánh trong thời đại mới bằng cách phá bỏ mọi thứ trên lối mòn. Khuynh Thành thật sự đang đứng trên sân khấu với vai diễn Điêu Thuyền. Anh ấy đã mạnh tay đẩy anh kép nhì Trương Phong lên vai Lữ Bố. Thế mà đời lai lắm phi lí, tuồng Lữ Bố- Điêu Thuyền sấm thường thì đâu có ai coi. Khuynh Thành vừa đảo sắc thì khán phòng người, chen nức vách. Các vương tôn công tử vừa xem vừa la liệt ca tụng Khuynh Thành- Điêu Thuyền. Tên tuổi Khuynh Thành tiền bối của tôi càng lúc càng vang xa, cái gánh Sóng Giang cũng từ ghe mà mà thành thuyền lớn. Tôi theo anh ấy cũng được hai năm. Khuynh Thanh chỉ vừa tròn 18 tuổi nhưng anh ấy đã vượt qua hầu hết các tiền bối trong gánh. Anh ấy là niềm kiêu hãnh, là tượng đài nhan sắc , là sức mạnh của tuổi trẻ, là sự trải đời kinh khủng khiếp, sự tự mãn bất dung, sự bất cần bất thiết.
Tuồng hát kết thúc trong sự nhiệt liệt hết mức của khán giả. Nhìn vẻ mặt mọi người đúng là đã mê tít lại vở tuồng xưa như trái đất này. Tôi cười nhẹ trước dòng người lưu luyến hương vị của lời hát nàng Điêu Thuyền. Tôi nhẹ nhàng bước về hướng phòng thay đồ của cả gánh. Vén tấm màn lên ập vào mắt tôi đều là những gương mặt đồng nghiệp tươi rói đang hết lời ca ngợi Khuynh Thành. Tôi nghĩ họ thât lòng, mặc dầu trước đó vẫn phản ứng kịch liêt. Anh ấy vẫn đang bình thản và tẩy trang trước tấm gương mờ, gương mặt không chút biến sắc, vui mừng hay biểu cảm. Tôi đứng tựa vào tường vừa quan sát tiền bối tẩy trang, vừa chăm chú nghe những người đồng nghiệp khác trò chuyện. Được một lúc thì các đồng nghiệp kéo tay nhau về, tiếng của tiền bối Võ Si:
- Anh và mọi người xuống thuyền trước, Khuynh Thành, Trương Phong, Viêm Đề khi nào xuất phát thì xuống sau nhé !
Tôi khẽ gật đầu, rồi cúi đầu, cười tạm biệt, nhìn sang Khuynh Thành và Trương Phong thì họ lại dửng dưng chả có động thái. Chờ mọi người đy khuất hồi lâu, bất chợt anh Trương Phong mới lên tiếng, nhưng vẫn mặt tái sắc và vẫn chăm chú tẩy trang:
- Ngọc Thuỳ khá là bình tỉnh khi bị em cắt vai đó Khuynh Thành à! Khó mà giữ được phong thái như vậy khi tính tình của con ả tệ thế ! Sao em hay vậy không biết? Con ả còn chúc mừng em nữa thấy không!
Khuynh Thành vẫn chải tóc, vẫn chùi phấn, lại bất ngờ liếc sang tôi:
- Viêm Đề không về thì kiếm ghế mà ngồi nghe! Tựa đấy mãi sao? Hôm nay thấy anh hát vai Điêu Thuyền như thế nào? Có xứng làm thầy của cậu không?
- À, còn anh nữa Viêm Đề thấy anh hát Lữ Bố có hay bằng anh Khuynh Thành không?
Tôi giật mình vì câu hỏi đột ngột của tiền bối. Tôi kéo ghế của bàn trà rồi ngồi nhanh xuống, nghiêm nghị nhìn vào gương của hai anh ấy rồi trả lời:
- Anh Trương Phong diễn vai Lữ Bố rất là oai phong và lẫm liệt nhưng hát thì có phần kém đôi chút so với anh Khuynh Thành. Còn anh Khuynh Thành đã diễn thì sao có thể gọi là không hay. Nhưng cách anh gầy dựng vở diễn em thấy có hơi bối rối. Anh lấy đâu ra cái tự tin vang trời đó vậy?
Sau câu nói của bản thân, tôi hơi chột dạ. Cố í né ánh gương đy, nhưng lại bắt gặp vẻ mặt trìu mến của đàn anh, anh Khuynh Thành đang cười với tôi sao, con người lãnh đạm như anh ấy lại đang cười với tôi sao. Tôi bất giác cười lại, ma lực của nụ cười khuynh thành thật khó tả. Lôi cuốn, rù quyến đến khó lòng rời mắt. Khuynh Thành sau nụ cười đó lại im lặng tết tóc, mái tóc dài được bím một bên dài xuống ngang ngực. Trương Phong lại chỉ buộc tà ra sau, vừa buộc anh ấy vừa nói:
- Đưa cậu nhận xét thì lúc nào cũng thẳng như ruột ngựa, Viêm Đề đúng là Viêm Đề, tôi rất thích! Bản thân tôi hát thế nào chính tôi hiểu rõ, nhưng cần biết nhận xét thật lòng, hỏi người trong gánh này thì quá nửa là nịnh bợ, hỏi anh Thành của mày thì năm sau có hồi âm, vẫn nên hỏi mày! Có cốt cách lắm!
Xong xuôi bỗng anh Khuynh Thành đứng dậy, bất ngờ đặt mạnh tay lên vai Trương Phong làm anh ấy giật bắn người, rồi dần dần bước đến bên bàn trà ngồi đối diện tôi. Anh Trương Phong sau cái nhấn vai ra hiệu cũng bước đến ngồi cùng. Tôi rót trà rồi kính cẩn mời hai vị đàn anh cũng là hai người thầy. Khuynh Thành liếc cười với Trương Phong một cái khó hiểu rồi cả hai đón lấy những ly trà của tôi. Trương Phong hớp một ngụm trà rồi chống tay lên bàn, vẩn vơ:
- Tối nay là nước dâng rồi đấy, ghe của ba anh em mình khi trưa Viêm Đề đã neo kĩ chưa đấy! Quay dìa lại không có chỗ ở thì bỡ!
- Vâng, em đã cột kĩ lắm rồi, anh Trương Phong đừng lo!
Trương Phong thẩn thờ một lúc rồi, nhìn sang Khuynh Thành. Anh ấy chỉ đang ngồi nhìn vào gương mà không lắng nghe chúng tôi. Trương Phong khẽ dùng tay kéo chiếc bím của Khuynh Thành ra sau, mân mê, rồi nhìn vào chiếc gương phản chiếu cả ba chúng tôi nói:
- Cái cảm giác khi sở hữu một vẻ ngoài động lòng người là thích soi gương nhỉ! Soi gương và phải lòng chính bản thân trong gương! Có phải không Khuynh Thành!
Khuynh Thành khẽ quay người về hướng chúng tôi, cầm lên tách trà hớp một hơi rồ, nhẹ nhàng đặt xuống, nói một cách thủng thẳng:
- Giá như mà có thể phải lòng chính bản thân trong gương. Nhưng như thế thì biết đâu có hai kẻ buồn! Em chẳng nghĩ được là sầu tới mức nào đâu!
Tôi ngấm ngầm hiểu được í tứ tình tứ của hai con người này. Hơi khó chịu. Nhưng sao câu chuyện gương soi lại có cả tôi nữa. Tôi đang im lặng và nhíu mày suy nghĩ thì bất chợt bị Trương Phong làm cho giật điếng người bằng một lời xui khiến,:
- Nhìn lại vào gương đy Viêm Đề, cậu thấy gì trong đấy? Đừng nghĩ cậu nghĩ gì anh không biết! Gương mặt cậu lộ rõ sự bực dọc đó!
Tôi bất giác nhìn lên tấm gương đó. Tấm gương vẫn đang phản ánh sự thực. Chỉ có lòng người dối trá. Tôi- Khuynh Thành- Trương Phong, phải ba người đàn ông và ba chiếc ảnh ảo mắc kẹt trong nhau. Tôi đã biết anh Trương Phong có tình cảm đặc biệt với Khuynh Thành, nhưng bản thân tôi từ hai năm trước cũng chưa từng ngừng thích Khuynh Thành. Nhưng Khuynh Thành lại đang hướng về cả hai chúng tôi. Nhìn vào tấm gương đó, tôi chẳng thể nào bóp méo sự thật phũ phàng mà phải đành chấp nhận nó. Nếu bắt Anh Thành phải chọn tôi cũng không tự tin rằng anh ấy sẽ chọn tôi thay vì Trương Phong điển trai, nam tính, tài năng và si tình. Thà là thế, tôi không chịu nổi việc mất Khuynh Thành.
Tôi khẽ cười rồi nhìn thẳng thắn vào gương, đôi mắt mông lung đến phờ phạt:
- Anh Khuynh Thành thật sự sẽ yêu anh Khuynh Thành đó sao? Nếu vậy thì Trương Phong và em sẽ buồn biết mấy! Hay là yêu cả hai kẻ si tình đó được không !
Tôi chỉ tay vào hai chiếc ảo ảnh của tôi và Trương Phong. Bất ngờ anh ấy khẽ đặt tay lên tóc tôi vuốt một cái, đôi mắt của kẻ đã si mê đến độ không còn đường lui. Giống như tôi, Trương Phong coi Khuynh Thành là lẽ sống là cuộc đời, là sự sẽ hy sinh. Tất cả. Nhìn qua chiếc gương, Khuynh Thành lại đang cười với chúng tôi. Nhưng đôi mắt lại đang ứa lệ. Khuynh Thành cười đã khuynh thành, khóc lại càng khuynh thành hơn gấp bội. Anh ấy đang là người khó xử nhất, không phải tôi hay tiền bối Trương Phong. Đã bao giờ anh ấy được tự mình chọn lựa, chúng tôi không cho anh ấy chọn lựa, mất Khuynh Thành, chẳng ai trong chúng tôi dám đánh cược cả.
Khuynh Thành đã lau nước mắt, đối diện lại với chúng tôi, rồi tay chân khoả ra tựa vào chiếc ghế, anh ấy hỏi. Chiếc tay trắng ngần liên tục cọ xác vào chiếc bàn trà:
- Em có đẹp không?
Trương Phong cười một cái rồi nhìn tôi. Tôi cũng bất giác cười theo rồi, nâng chiếc tay của Khuynh Thành lên, nhẹ nhàng nói:
- Đẹp nhất thế gian, rất đẹp rất sắc sảo và rù quyến.
Trương Phong xít ghế lại gần hơn với Khuynh Thành, anh ấy im lặng, dùng ánh mắt và câu trả lời của tôi để biến thành câu trả lời của bản thân anh ấy. Nét đẹp của người yêu chúng tôi làm sao mấy lời như thế có thể gột tả hết được, nói thêm cũng chẳng chí ích gì. Ba chúng tôi lại im lặng nhìn nhau. Khuynh Thành ngả vào lòng Trương Phong, đôi tay vẫn đang nắm chặt lấy tay tôi, anh ấy nói:
- Viêm Đề xít lại đây được không? Sao lại xa cách anh như vậy! Không thích như thế sao?
Tôi giật mình kéo ghế thật nhanh lại gần hơn với anh ấy, để anh ấy ngầm hiểu là í tôi không phải thế. Trương Phong nhìn thấu, khẽ cười rồi nói:
- Thả lỏng đy Viêm Đề, người yêu cậu vẫn ở đây.
Nói rồi anh ấy bế Khuynh Thành đặt vào lòng tôi, rồi vén màn đy ra hướng sân khấu. Tôi định giữ lại thì bị Khuynh Thành chận miệng, anh ấy ôm cổ tôi rồi úp hẳn mặt vào ngực tôi, nhẹ nhàng nói:
- Anh ấy sẽ trở lại ngay, ngay ấy mà, cậu sẽ lại phải san sẻ nữa thôi tận hưởng đy!
Tôi chực hiểu ra. Quấn lấy Khuynh Thành hôn anh ấy. Tôi chả nghĩ được gì nữa, ôm siết, sờ nắn hết mức mình có thể để thoã mãn bản thân. Vừa dứt ra được thì lại bắt gặp cánh tay trắng trẻo đang vuốt ve mặt tôi, Khuynh Thành đang chăm chú nhìn tôi, sờ lên phần quai hàm tôi rồi nói:
- Anh thích đàn ông có chút phong trần, da ngăm ngăm và có chút râu quai nón, tóc dài tém gọn gàng hết ra sau, để lộ phần xương quai hàm nam tính! Có vẻ già nhưng anh chắc là sẽ được bao bọc và chở che.
Tôi bất giác hôn sâu Anh Khuynh Thành một lần nữa rồi cười. Vừa lúc đây thì anh Trương Phong cũng vén màn bước vào, tay cầm một cây đờn kìm, anh ấy nói:
- Đừng làm thế trong lúc anh vắng mặt chứ! Làm gì cũng phải có anh tham gia! Được rồi dẹp chuyện yêu đương thắm thiết qua đi! Chẳng phải khi chiều Khuynh Thành nói có chuyện gì muốn nói với bọn anh sao?
Khuynh Thành đứng dậy rồi bất giác vẻ mặt thay đổi hẳn, trở lại với phong thái thường ngày. Anh ấy rót tiếp mấy chén trà cho cả ba rồi thủng thẳng, bước qua bước lại, nói:
- Cô đào Ngọc Thuỳ...sắp được cậu công tử bên Tây , họ Lương chuộc về, lập gánh riêng cho rồi!
Trương Phong cười nhếch mép rồi nâng tách trà lên thổi nhẹ, hớp một hơi rồi nói:
- Chả trách ả lại không cào ghe chúng ta, nghe nói cha mẹ ả là ông hội đồng bà hội đồng gì đấy ở miệt dưới, có tiền nên ả mới một phát lên đào chánh, thành ra đanh đá, ỏng ẹo cũng chắc là bổn tánh rồi!
Tôi bật cười:
- Thật sao anh? Không ngờ được!
Khuynh Thành cũng khẽ cười thật nhẹ, rồi ung dung nhắm nháp li trà, nói tiếp:
- Ông bầu Mã của gánh này ổng cũng sắp chầu ông bà rồi, em cũng bàn bạc với ổng mà mua lại cả cái gánh này rồi. Em sẽ không hát nữa mà làm bầu. Sàn lọc cái gánh này lại ngay ngày mai.
Tôi giật thót rồi nhìn sang vẻ mặt đăm đăm của Trương Phong, anh ấy nói:
- Làm gì thì làm! Anh cũng ủng hộ em hết mình! Nhưng không khéo, em không hát lại không có ai xem, em biết không, giờ tới bọn Tây còn mê đắm em huống chi là bọn nhà giàu bổn xứ! Không hát thì em định cho ai kép chánhvới đào chánh! Cô ả bất tài lắm tiền cũng sắp đi đấy!
Tôi nói chêm:
- Quả thực không được anh à! Không ai thay anh được đâu! Vở tuồng khi chiều níu chân khán giả lắm đấy! Tiếng tăm đồn xa, đến nơi khác người ta cũng yêu cầu ngoài đóng mấy tuồng xã hội phải đóng Điêu Thuyền- Lữ Bố nữa thôi! Còn phải là đảo sắc.
Khuynh Thành vẫn dửng dưng, nhẹ nhàng, khoan thai, đôi mắt cười, môi lại không cười. Anh ấy ung dung nói:
- Chuyện cô ả Ngọc Thuỳ là do anh sắp đặt, mua gánh cũng là do anh tính trước, sẽ còn nhiều người trong gánh này phải đi, nhường chỗ cho những mầm non triển vọng như Viêm Đề và em đào Như Loan chứ. Từ giờ tới khi neo bến kế còn xa, Điêu Thuyền- Như Loan, Lữ Bố- Viêm Đề còn lắm láp thời gian để vợt vạt! Phải không anh đờn Trương Phong?
Trương Phong khẽ nhấp một dây, hài hước, anh ấy nói:
- Cải tân à! Được đó! Anh cũng chướng ngáy cái tuồng người cũ ém nhẹp người mới trong cái gánh Sóng Giang này rồi! Cải tân xong thì anh cũng nghĩ hát, làm thầy đờn với dạy mấy thằng lính kép hát coi bộ thú vị hơn rồi!
Nói rồi anh ấy tưng hửng gãy một đoạn của Đoản khúc Lam Giang, Khuynh Thành nhịp nhẹ chân rồi bắt nhịp hát theo. Tôi chỉ ngồi say sưa nghe. Anh Trương Phong quả thật có tài xuất chúng. Anh ấy hát cũng rất hay, không hay bằng Khuynh Thành hay tiền bối Võ Si nhưng cũng là hạng tam tứ của gánh này. Cả thầy đờn chính trong gánh cũng phải cuối đầu với tài đờn của ảnh. Ảnh lại đẹp đúng mẫu đờn ông bên kia bán cầu. Tôi quả thật chả là cái gì mà ganh đua với ảnh. Tôi vẫn chìm trong suy nghĩ của bản thân thì bất chợt, nhịp địu lại thay đổi, Khuynh Thành gõ nhẹ tay trên bàn rồi nói:
- Viêm Đề hát anh nghe khúc Nam ai này!
Tôi giật mình quên hẳn đoạn đầu, Trương Phong và Khuynh Thành chêm đoạn, tôi nhớ được thì bắt đầu hát, tiếng đờn kìm da diết, khúc Nam ai đắng lòng, tôi vẫn hát, đôi mắt vẫn đối thẳng với Khuynh Thành. Thỉnh thoảng lại khó, khúc tôi lạc thì anh ấy lại giúp. Khúc Nam ai chấm dứt lại tới khúc Nam bình, anh Khuynh Thành đang ngân nga khúc Nam bình yên ả. Giọng hát gần như đã vượt qua cả tiền bối Võ Si. Tôi không thể ngừng nhịp chân. Trương Phong cũng càng đánh càng say sưa, càng hát càng hay, Khuynh Thành quả thật là quá đỗi tài năng.
Khúc Nam bình kết thúc, sau đó là màn cười lớn của tiền bối Trương Phong, anh Khuynh Thành cũng cười theo, rồi đến tôi. Anh Trương Phong nói đùa tôi:
- Cậu em hát trật lất hết trơn đó! Hehe mốt tập để anh đờn cho mà hát! Mày hát trật cũng hơn anh hát! Cái mặt khi nảy cũng biểu cảm ra trò đó!
Tôi bật cười nghiêng ngả rồi nhìn sang anh Khuynh Thành. Anh ấy cũng đang cười tét miệng, làm bộ ngó ngông rồi nói:
- Hát dở đừng có nhìn anh, bình thường kêu tập không là không, làm siêng quá thì chịu!
Tôi bắt đầu nhõng nhẽo, cười đùa, nhìn cả hai người yêu thân thương mà lòng thấy vui sướng lạ lung, tôi nói:
- Em muốn học mà, tại vì không có ai đờn cho, hỏng có muốn hát gì hết trọi!
- Không biết kêu hả, lớn rồi có miệng rồi chứ!_ Trương Phong chồm tới khõ đầu tôi một cái rồi nói nhìn Khuynh Thành như dò hỏi, ảnh nói tiếp:
- Anh Thành mày cho, thì mươi bữa nữa tới miệt dưới, anh đây sẽ chêm luôn đờn chánh, mày lo tới đó mà ngày nào cũng hát đy nghe chưa!
Anh Khuynh Thành gật đầu rồi quay sang tôi, ôn tồn:
- Kể từ bữa nay ngày nào trước khi ngủ cũng phải với anh với anh Phong tập tành. Mươi bữa về miệt dưới sẽ là sân khấu đầu của em và em Như Loan hai đứa phải cố gắng. Được thì kêu em nó ra tập cùng. Nhớ không lầm nó là em gái Viêm Đề mừa phải không?
Trương Phong gật gù rồi cũng nhìn sang tôi, tôi gật đầu rồi nói tiếp:
- Nhưng em hát đơ như vầy, ròi có được không anh!
Khuynh Thành khẽ châu mày, nhún trán, chắp tay sau lưng rồi nói tôi:
- Nói là nói đùa vậy thôi, khúc Nam ai đâu phải ai cũng hát được! Nói cho em không tự mãn chứ em rất có tài! Đã ai nói em bất tài đâu!
- Thằng kép Phong Đằng chứ còn ai!_ Tiền bối Trương Phong lên tiếng. Làm tôi giật thót, không ngờ cả chuyện đó anh ấy cũng biết. Tôi thắc mắc :
- Sao anh biết? Chuyện đó....
- Không biết thì cậu định ém luôn phải không? Không những biết mà anh còn tục vào mồm nó mấy cái nữa! Cậu tưởng bị bắt nạt rồi im lặng là qua chuyện dễ vậy sao?.... Hết nói nổi mà!... Tôi định không nói với anh Thành của cậu mà cậu lại..... Hiền hậu quá đà nên phải nói.
Tôi hơi run nhìn sang anh Khuynh Thành, anh ấy vẫn đang đy đy lại lại quanh bàn trà rồi bất ngờ nhíu mày, đập mạnh tay xuống bàn, rồi trợn mắt nhìn tôi, anh ấy hỏi:
- Thằng két mẹ đó nói gì với em, h?
Tôi run lẩy bẩy, Khuynh Thành vẫn đáng sợ như ngày nào. Tôi liếc mắt sang cầu cứu tiền bối Trương Phong, thì bắt gặp gương mặt toát mồ hôi của anh ấy. Tôi khẽ kêu nhỏ gọi anh Trương Phong, thì bị nắm bím tóc giật ra sau. Khuynh Thành chỉ ngón trỏ tay vào thấu một bên má tôi, rồi nói:
- Thử nói xạo coi má Viêm Đề có lũng một lỗ to không?
Tôi ấp úng bập bẹ một hồi rồi cũng nói. Cũng chẳng phải tôi sợ anh ấy sẽ đánh tôi mà tôi lo cho anh kép Phong Đằng. Dù gì thì chọc tới Khuynh Thành thì hết nghiệp. Tôi nói:
- Hôm đó khi vừa hát xong vở Trà hoa nữ, hôm ấy anh hát rất hay, em có lại chúc mừng thì bị đẩy ra, anh ấy nói.... Ưm, ....
- Nói gì ?_ Khuynh Thành hét lên rồi níu mạnh tóc tôi ra sau. Tôi đau điếng, nói tiếp, nhưng lại lúng búng:
- Nói.......nói...
- Thằng két mẹ nó nói là Viêm Đề bất tài, không xứng làm học trò của em. Nó còn nói Viêm Đề nên từ bỏ lí tưởng thì hơn._ Trương Phong tiếp những nói lúng búng của tôi, thuật lại những lời nói chua ngoa của anh kép Phong Đằng một cách ngắn gòn và giảm thiểu nhất. Thế mà anh Khuynh Thành lại nổi cơn điên, vố đầu tôi một cái rồi ngồi phịch xuống. Mắt của anh ấy đăm đăm nhìn thẳng vào chiếc tách trà, môi mím chặt. Tất cả đều đang yên lặng nên có thể nghe rõ tiếng nghiến răng của anh ấy. khuynh Thành đang kềm chế hết sức, tay anh ấy nắm chặt để trên bàn, lực nhấn mạnh đến mức nước trong những chiếc tách cũng đang gợn sóng lăng tăng. Được một lúc thì cơn giận nguôi đy, Khuynh Thành lại quay sang tôi:
- Em định giấu tới khi nào? Viêm Đê?
- Em, em không muốn lớn chuyện, em, em thực cũng chẳng để tâm tới.
Khuynh Thành nắm lấy tay tôi, rồi xoa xoa vài cái, nhẹ nhàng:
- Tinh thần luyện tập của em thậm chí là mất hết. Đừng nói với anh là em không để tâm.... Thằng két mẹ đó.... Quả thật là anh phải sàn nó ra đầu tiên.
Tôi hơi chột dạ, dù sao thì cũng không đến mức phải khử đy. Tôi nài nỉ:
- Em, thiệt sự hỏng sao anh à! Chỉ hơi buồn chút thôi! Anh đừng làm vậy mà tội ảnh!
Khuynh Thành vỗ vai tôi rồi nói, lời nói cứng rắn, động viên tôi:
- Viêm Đề là do ai đặt cho em?
- Dạ là Anh Khuynh Thành và Anh Trương Phong.
- Anh và Trương Phong là gì của em
- Là gia đình, là đàn anh là bạn, là thầy và cả.... Người yêu nữa....
Khuynh Thành khẽ cười rồi nói tiếp:
- Phải, em nói rất phải nhưng những điều em làm chưa trúng với những lời em nói lắm. Em chưa hề nói với anh và anh Phong về chuyện đó. Nếu anh Phong không tình cờ biết thì than ôi em giấu luôn đúng không. Anh nói cho em biết Viêm Đề là do anh đặt, dạy em hát cũng là bọn anh, thì nhận xét em cũng chỉ có bọn anh, anh nói hát hay là hát hay, hát dở là hát dỡ. Đừng nghe những lời của mấy con két mẹ mà nhục chí.
Nói rồi anh ấy ngả lưng ra sau, thở mạnh, thư giãn. Lúc này anh Trương Phong mới ra hiệu cho tôi xin lỗi, hất đầu, gật đầu. Tôi ngầm hiểu rồi đứng lên, cúi gập người, xin lỗi anh Khuynh Thành. Anh ấy vẫn ngồi tựa yên trên ghế, hồi lâu thật lâu sau mới" ừa" một tiếng. Rồi im bặt thin luôn.
Tôi bất chợt nhớ về chuyện chị đào chánh Ngọc Thuỳ lại lấy hết can đảm hỏi:
- Em nhớ là anh có nói chuyện chị Ngọc Thuỳ theo gánh mới là do anh tính. Mà là tính sao vậy anh?
Khuynh Thành ngước lên rồi thong thả nói:
- Cậu công tử họ Lương đó là bạn anh. Cậu ta vừa du học tây về! Cậu ta bảo mê cô ả thì anh tác hợp thôi! Cô ả Ngọc Thuỳ đó thì mê tít mắt tít mũi, nghe công tử nhà giàu thì tả tơi lả lơi! Một công đôi việc. Tống cổ cô ta đy cũng là í định từ lâu.
- Vậy còn vở màn mua lại gánh của em?
_ Anh Trương Phong cũng lên tiếng. Khuynh Thành bật cười rồi nói tiếp:
- Nói ra thì cũng hổ thẹn, em mua được cái gánh Sóng Giang này cũng một phần là nhờ công của ả. Em giới thiệu ả cho ông bạn Tây, rồi xúi ả kêu ổng lập gánh, lập gánh rồi thì ả qua kia làm đào chánh, tất nhiên là phải có tiền chuộc. Sau đó lại bí mật nói chuyện với bác Mã, hỏi í xem bác có chịu bán thuyền lại cho ng ta mua không. Bác ấy cũng gần đất xa trời nên chịu tất. Em lại đy nói chuyện với anh bạn Tây kêu anh ấy mua gánh Sóng Giang lại. Cô ả nghe thì đâu có chịu vì ngại cái tên Khuynh Thành nằng nặc đòi lập gánh riêng. Lập riêng thì lại sợ không bằng Khuynh Thành. Thế là em chêm vài câu. Hứa hẹn với cô ta rằng mua hai gánh chia lại Sóng Giang cho em, em hứa sẽ không hát nữa, cô ta mặc sức ở gánh mới tung hoành.... Chịu thôi!
Tôi và Trương Phong nhìn nhau không còn biết nói gì cho phải, quá đỗi tuyệt dịu. Trương Phong vỗ mạnh tay lên bàn khoái chí:
- Đã mua gánh mà không mất đồng nào, được lòng bạn, có thêm kha khá tiền chuộc.... Em là thần thánh phương nào!
- Đã hứa ng ta em nghỉ hát là nghỉ hát! Nhưng phải cho lớp nhỏ nó thoã chí đam mê, em lên làm bầu rồi vố vô mặt con ả đó cũng chưa muộn...... Đồ bạc bẽo cái gánh này là nôi nòng của nó, kêu mua lại cứu gánh lại phan phê....
Tôi lắc nhẹ đầu lấy lại tỉnh táo trước sự bá đạo của hai đàn anh thân yêu. Thật không ngờ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro