Ki su co khi can biet!
Thép và hợp kim đàn hồi
Kim loại và hợp kim đàn hồi với những tính chất đặc biệt hiện đang đợc sử dụng với một số lợng rất lớn trong ngành cơ khí chế tạo, giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp quốc phòng,... Để hiểu rõ hơn về bản chất, xin mời các bạn tham khảo bài viết sau:
1. Yêu cầu đối với vật liệu đàn hồi
Thép và các hợp kim có các tính chất đàn hồi cao đợc sử dụng rộng rãi trong chế tạo máy và dụng cụ. Trong chế tạo máy, chúng đợc dùng để chế tạo nhíp, bộ giảm xóc, lò xo chịu lực với các công dụng khác nhau. Trong chế tạo dụng cụ đơc sử dụng làm các chi tiết đàn hồi nh tấm rơle, hộp xếp, giá treo, cấu kiện chịu kéo. Đặc điểm chung của các chi tiết này là không đợc phép biến dạng d khi tải trọng tĩnh lớn, tuần hoàn hay va đập. Do đó các vật liệu này ngoài cơ tính đặc trng cho các vật liệu kết cấu ( độ bền, độ déo, độ dai, độ bền mỏi) cần phải có độ bền cao để chống lại biến dạng dẻo dù nhỏ. Trong điều kiện chụ tải trọng tĩnh trong thời gian ngắn, độ bền chống biến dạng dẻo nhỏ đợc đặc trng bởi giới hạn đàn hồi, khi chịu tải lâu hay tải tuần hoàn thì đó là độ bền tích thoát.
Độ bền tích thoát đợc đánh giá bởi sự chống lại tích thoát ứng suất. Tích thoát ứng suất đợc đặc trng bởi việc giảm ứng suất làm việc trong chi tiết. Sự tích thoát ứng suất nguy hiểm ở chỗ, khi chuyển một phần biến dạng đàn hồi thành biến dạng dẻo thì các phần tử đàn hồi thay đổi hình dáng và kích thớc sau khi bỏ tải trọng.
Tích thoát ứng suất xảy ra bằng cách biến dạng dẻo tế vi trong các hạt tinh thể riêng lẻ và đợc tích lũy theo thời gian. Với cấc ứng suất thấp hơn giới hạn đàn hồi, biến dạng dẻo tế vi có thể đợc gây ra: bởi sự uốn cong các lệch hay sự tách lệch riêng biệt khỏi các chốt hãm khi ứng suất nhỏ, bởi sự dịch chuyển các lệch hãm khi ứng suất cao.
Do đó để hợp kim đạt đợc giói hạn đàn hồi và độ bền tích thoát cao cần phải tạo đợc cấu trúc lệch ổn định, trong đó không chỉ phần lớn mà hầu nh tất cả các lệch bị phong tỏa chắc chắn. Ngoài ra cấu trúc nh thế phải có ứng suất tế vi ở mức độ không cao ví các ứng suất tế vi này cùng với ứng suất làm việc làm cho lệch chuyển động dễ dàng.
Để hãm lệch ngời ta dùng tất cả các phơng tiện tạo chớng ngại vật có hiệu quả: hợp kim hóa, nâng cao mật độ lệch, tiết ra các pha thứ 2 phân tán. Với quan điểm về các tính chất đàn hồi thì cơ nhiệt luyện tạo thành cầu trúc thuận lợi nhất.
2. Các loại thép lò xo, nhíp
Các thép cacbon lò xo, nhíp thờng đợc gọi là thép lò xo thông dụng có môđun đàn hồi cao để hạn chế biến dạng đàn hồi. Nên chúng đợc sử dụng để chế tao các chi tiết đàn hồi, chịu lực cao. Đây là các vật liệu có giá thành không cao nên đợc sử dụng rộng rãi trong ngành chế tạo ô tô, máy kéo, trong vận tải đờng sẳt và chế tạo máy công cụ.
Để đảm bảo khả năng làm việc của các phân tử đàn hồi chịu lực các thép lò xo cần phải có giới hạn đàn hồi, giới hạn mỏi và độ bền tích thoát cao. Các thép lò xo thờng có hàm lợng cacbon cao ( 0,5-0,7% ) đợc tôi và ram ở nhiệt độ 420-4500C thỏa mãn các yêu cầu đó.
Thép đợc tôi ra tổ chức mactenxit có giới hạn đàn hồi không cao. Giới hạn đàn hồi đợc nâng cao rõ rệt khi hình thành tổ chức trootxtit. Trong tổ chức này Ferit có mật độ cao các lệch kém chuyển động do bị biến cứng pha mạnh. Ngoài ra chúng còn bị phong tỏa có hiệu quả bởi các hạt cacbít phân tán.
Ngoài các tính chất đàn hồi cao, ram ra tổ chức trootxtit bảo đảm nâng cao một chừng mực nào đó độ dẻo và độ dai (đặc biệt trong các thép không có xu hớng ròn ram), nó quan trọng để giảm độ nhạy cảm với sự tập trung ứng suất và tăng giới hạn mỏi.
Tôi đẳng nhiệt ra tổ chức bainit dới cũng cho kết quả tốt. Nó cho phép có đợc cơ tính cao khi chi tiết ít bị biến dạng.
Các lò xo không lớn và hình dạng ít phức tạp đợc chế tạo từ thép đã qua nhiệt luyện. Đối với lò xo to đòi hỏi lực quấn lớn thì dùng thép ở trạng thái ủ. Các chi tiết sau khi đợc chế tạo bằng cách quấn nóng hay rập nóng sẽ đợc nhiệt luyện.
Thép để làm nhíp đợc cung cấp ở dạng băng, sau đó rập tạo hình và tôi, ram ( hiện nay thờng dùng lò chơng trình tôi ram liên tục) sau đó bó.
Các mác thép cacbon bao gồm : C65, 70, 75, 80, 85, 65Mn, 70Mn (TCVN) đợc đặc trng bởi độ bền tích thoát không cao, đặc biệt khi nung nóng. Chúng không có lợi để làm việc ở nhiệt độ trên 1000C. Do độ thấm tôi thấp nên các thép này đợc dùng các lò xo tiết diện không lớn lắm.
Các thép lò xo, nhíp hợp kim thuộc về lớp peclít. Các nguyên tố hợp kim cơ bản trong chúng là Si ( 1-3%), Mn (~1%). Trong các chi tiết có công dụng quan trong hơn thì thép đợc hợp kim hóa them Cr (~1%) và Ni (<1,7%) các nguyên tố hợp kim yêu cầu phải có ảnh hởng ít tới giới hạn đàn hồi là tính chất chủ yếu của họ thép này. Quan trong hơn là hợp kim hóa để nâng cao độ thấm tôi, độ bền tích thoát ứng suất và gới hạn mỏi. Do đó hợp kim đợc sử dụng cho những phần tử đàn hồi kích thớc lớn và đảm bảo cho chúng làm việc lâu hơn và độ tin cậy cao hơn.
Các mác thép Silic 50Si2, 60Si2, 70Si3A đợc dùng làm lò xo hay nhíp có chiều dày 18 mm. Chúng có đặc điểm chống sự lớn lên của hạt khi tôi, nhng lại có xu hớng dễ thoát cacbon khi nung, đây là một dạng khuyết tật mặt rất nguy hiểm vì giảm độ bền mỏi. Mác thép Si-Mn 60SiMnA đã hạn chế đợc nhợc điểm này và đợc dùng để chế tạo các lò xo có chiều dày nhỏ hơn 14 mm.
Các mác thép 50CrVA, 50CrMnVA có nhiệt độ ram cao hơn dòng thép Si và Si-Mn khoảng 5200C, có khả năng chịu nhiệt cao hơn, độ dai cao hơn, ít nhạy cảm với nhát cắt. Chúng đợc dùng làm nhíp các ôtô nhẹ, lò xo xupáp và các lò xo có công dụng quan trọng khác và nhiệt độ làm việc khoảng 3000C.
Các thép 60Si2CrA và 60Si2Ni2A đuoc tôi thấm trong các tiết diện tuong ứng là 50 và 80 mm và đợc dùng làm các lò xo và nhíp lớn có tải nặng và đặc biệt. Các tính chất của thép đợc quyết định bởi hàm lợng Cacbon và nhiệt độ ram. Ram đợc tiến hành ở nhiệt độ cao hơn một chút so với nhiệt độ ứng với giới hạn đàn hồi cực đại để đảm bảo độ dẻo và dai.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro