Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Đề thi Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin II

1/ Hàng hóa là gì, 2 thuộc tính của hang hóa, tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hang hóa, ý nghĩa..

Hàng hoá: là sản phẩm của lao động, nó có thể thoả mãn những nhu cầu nhất đinh nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán. Hàng hóa được phân thành hai loại:

+ Hàng hóa hữu hình: lương thực, quần áo, tư liệu sản xuất...

+ Hàng hóa vô hình (hàng hóa dịch vụ): dịch vụ vận tải, dịch vụ chữa bệnh...

Hai thuộc tính của hàng hóa

* Giá trị sử dụng

- Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa, tính hữu ích của hàng hóa, trả lời cho câu hỏi hàng hóa dùng để làm gì? ví dụ cơm để ăn, áo để mặc, sách bút để học tập, máy móc nguyên liệu dùng để sản xuất,v..v..

- Gía trị sử dụng của hàng hóa là do nội dung vật chất của hàng hóa quy định, quá trình sản xuất là quá trình thay đổi hình thái vật chất phục vụ cho lợi ích con người.

- Khoa học công nghệ càng phát triển thì giá trị sử dụng càng phong phú. Ví dụ than đá trước đây dùng để đốt lò, ngày nay than đá dùng cho nhà máy nhiệt điện, dùng làm hóa chất v..v..

- Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.

* Giá trị hàng hóa

Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Ví dụ 1m vải = 10 kg thóc .Vải và thóc khác nhau về giá trị sử dụng vậy tại sao 1m vải có thể đổi 10 kg thóc, giữa chúng có cái gì chung? Cái chung đó là lao động xã hội đã hao phí kết tinh trong 1m vải và 10 kg thóc là bằng nhau. Trao đổi hàng hóa là trao đổi lao động cho nhau.

- Giá trị hang hóa là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong sản xuất hàng hóa.

*/ Mối quan hệ giữa 2 thuộc tính của hàng hóa:

- Thống nhất: 2 thuộc tính này cùng tồn tại đồng thời trong một hàng hóa.

- Mẫu thuẫn:

+ Với tư cách giá trị sử dụng: các hàng hóa ko đồng nhất với nhau về chất

+ Với tư cách giá trị hang hóa: các hàng hóa lại đồng nhất về chất (đều là hao phí lao động xã hội)

+ Giá trị đc thực hiện trước trong lưu thông, giá trị sử dụng thực hiện sau trong tiêu dùng.

Tính chất 2 mặt của sản xuất hàng hóa

C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.

a. Lao động cụ thể.

Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những ngành nghề chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng đối tượng riêng và phương pháp riêng

-Khi phân công lao động xã hội càng phát triển thì các hình thức của lao động cụ thể càng phong phú, đa dạng, xuất hiện nhiều ngành nghề và càng tạo ra nhiều giá trị sử dụng cho hàng hóa.

-Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng ,nhưng lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị sử dụng, giá trị sử dụng của hàng hóa bao giờ cũng do hai nhân tố hợp thành:vật chất và lao động sống, lao động cụ thể chỉ làm thay đổi hình thái vật chất phù hợp nhu cầu con người.

b. Lao động trừu tượng.

Lao động trừu tượng là sự hao phí sức óc, thần kinh, bắp thịt trong quá trình lao động sản xuất hàng hóa. Lao động trừu tượng là nhân tố duy nhất tạo nên giá trị của hàng hóa

Lao động cụ thể là biểu hiện của lao động tư nhân, còn lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội. Mâu thuẫn giữa hai mặt lao động tư nhân và lao động xã hội là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa . Mâu thuẫn cơ bản biểu hiện:

- Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa tạo ra có thể phù hợp, hoặc không phù hợp với nhu cầu xã hội.

- Hao phí lao động cá biệt có thể cao hơn, hay thấp hơn hao phí mà xã hội có thể chấp nhận.

- Mâu thuẫn cơ bản này vừa là động lực phát triển vừa tiềm ẩn khủng hoảng của sản xuất thừa.

2/ Quy luật giá trị. Ý nghĩa

Nội dung của quy luật giá trị

- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Quy luật yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.

Cụ thể:

+ Trong sản xuất:

* Khối lượng sản phẩm mà những người SX tạo ra phải phù hợp nhu cầu có khả năng thanh toán của XH.

* Hao phí lao động cá biệt phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết.

+ Còn trong trao đổi: phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: hai hàng hỏa trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau, hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa phải thực hiện theo nguyên tắc giá cả phù hợp với giá trị.

Tác động của quy luật giá trị

- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

+ Điều tiết SX: phân phối TLSX và SLĐ vào các ngành, vùng khác nhau.

Quy luật giá trị điều tiết một cách tự phát thông qua sự lên xuống của giá cả.

+ Điều tiết lưu thông: phân phối nguồn hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao.

- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

Người SX nào có: hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ trở nên GIÀU muốn vậy phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức, quản lý SX, thúc đẩy LLSX của XH phát triển.

- Phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành người giàu, người nghèo.

+ Người nào có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội thu được nhiều lãi trở lên giàu có.

+ Người nào có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ trở lên nghèo khó.

Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác dụng tích cực vừa có tác động tiêu cực. Do đó đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy tính tích cực, hạn chế tiêu cực.

Ý nghĩa

- Lý luận: ở nước ta hiện nay, quy luật giá trị tồn tại và phát huy tác dụng là tất yếu, khách quan.

- Thực tiễn: quy luật giá trị đã và đang phát huy tác dụng: kích thích nhà sản xuất ko ngừng tăng năng suất lao động làm cho nền kinh tế phát triển, nhưng cũng có tác động tiêu cực: vì chạy theo lợi nhuận mà nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật.

3/ Hàng hóa sức lao động? Ý nghĩa

Định nghĩa:

Sức lao động: là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, được

người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.

*/ Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:

- Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, được làm chủ sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một loại hàng hóa.

- Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, họ trở thành người "vô sản", để tồn tại phải bán sức lao động của mình để sống.

*/ Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:

- Giá trị của hàng hóa sức lao động: do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định.

Bao gồm các bộ phận:

+ Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (Vật chất- tinh thần) để duy trì đời sống của bản thân người công nhân.

+ Phí tổn đào tạo người công nhân

+ Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho những người sẽ thay thế ( người thân)

Khác với hàng hóa thông thường, giá trị hàng hóa lao động còn bao hàm cả yếu tố văn hóa tinh thần và lịch sử.

- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động: chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân.

Quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động là quá trình tạo ra một loại hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động. Đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đọat à Hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản.

*/ Ý nghĩa của việc sức lao động trở thành hàng hóa:

- Là chìa khóa để giải quyết mẫu thuẫn trong công thức chung của tư bản (T - H - T')

- Sức lao động là nguồn gốc tạo ra của cải và tạo ra giá trị mới à cần quan tâm đến việc sản xuất và tái sản xuất ra số lượng và chất lượng của sức lao động.

- Phải quan tâm đến nâng cao đời sống của người lao động, đào tạo người lao động.

4/ Bản chất của tư bản? TBBB - TBKB? Ý nghĩa của việc phân chia

- Bản chất tư bản: Các nhà kinh tế học cho rằng mọi tư liệu sx đều là tư bản, nhưng tư liệu sx chỉ là tư bản khi nó trở thành tài sản của nhà tư bản và dùng để bóc lột sức lao động của người làm thuê. Như vậy tư bản là 1 quan hệ sx nhất định giữa con người với con người trong xh. Vì vậy bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sx xh mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân tạo ra.

- Tư bản bất biến ( C ) : là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sx mà giá trị được bảo tồn và chuyển vào sp tức là giá trị k thay đổi về lượng trong quá trình sx. Bao gồm: máy móc, nhà xưởng, nguyên liệu, nhiên liệu... Nó có đặc điểm là giá trị của chúng được bảo toàn và di chuyển vào sp. Giá trị tư liệu sx được bảo tồn dưới hình thức giá trị thặng dư mới.

- Tư bản khả biến ( V ) : là bộ phận tư bản biến thành sức lao động k tái hiện ra nhưng thông qua lao động trừu tượng của công x làm thuê mà tăng lên tức là tăng lên về lượng. Nó có đặc điểm là giá trị của nó biến thành tư liệu sinh hoạt của công x và biến đi trong quá trình tiêu dùng của công x. Trong quá trình lao động công x tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư. vd: tiền thuê nhân công, lương trả cho người lao động.

Mục đích của việc phân chia:

- Phân biệt TB bất biến & TB khả biến là để vạch rõ bản chất bóc lột của CNTB và người tạo ra GTTD là người lao động mà người được hưởng GTTD lại là những nhà TB.

- Đồng thời phân biệt như vậy cũng là để làm rõ quá trình và tìm ra các điều kiện để sx ra GTTD. Từ bất biến thành khả biến và bất biến là điều kiện k thể thiếu. cũng có thể tìm ra mqh giữa tư liệu sx & sức lao động.

5/ Nội dung và điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Liên hệ với giai cấp công nhân VN

Giai cấp công nhân là một tập đoàn XH, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại. Với sự phát triển của LLSX có tính chất XH hoá ngay càng cao, là lực lượng lao động cơ bản trực tiếp hay tham gia vào quá trình SX và tái SX của cải vật chất và cải tạo các quan hệ XH, đại biểu cho lực lượng SX và phương thức SX tiên tiến trong thời kỳ hiện nay.

Nội dung:

- Nói một cách khái quát, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ TBCN, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại thoát khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng XH CSCN văn minh.

- Theo quan điểm của Ănghen, nội dung sứ mệnh lịch sử là: "Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại".

- Theo Lênin: " Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó đã làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội XHCN".

Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

- Về địa vị kinh tế - xã hội:

+ Giai cấp công nhân là gia cấp gắn liền với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất của TBCN, chính họ là lực lượng quyết định phá vỡ mối quan hệ sản xuất TBCN. Sau khi giành được chính quyền, GCCN là giai cấp duy nhất đủ khả năng lãnh đạo toàn bộ nhân dân lao động xây dựng phương pháp sản xuất và quan hệ sản xuất mới.

+ GCCN là con đẻ của nền công nghiệp hiện đại, đc rèn luyện trong môi trường công nghiệp tiên tiến, nên họ có khả năng đoàn kết, tổ chức thành một tập thể hùng mạnh, thực hiện cách mạng triệt để chống lại áp bức, bóc lột của chế độ TBCN.

+ GCCN có lợi ích chung thống nhất với đại đa số nhân dân lao động, nên có khả năng đoàn kết các giai cấp khác tham gia vào cuộc CM lật đổ chế độ TBCN

- Về địa vị chính trị - xã hội:

+ GCCN là lực lượng tiên tiến nhất trong giai đoạn hiện nay, có khả năng thực hiện cách mạng triệt để nhất.

+ Là lực lượng có ý thức kỷ luật cao nhất.

+ Có khả năng đoàn kết các tầng lớp khác cùng tham gia vào cuộc cách mạng.

+ Có bản chất quốc tế.

Liên hệ

Giai cấp công nhân Việt Nam tuy non trẻ song đã sớm đảm đương được sứ mênh lịch sử của mình là do :

+ Có đầy đủ các đặc trưng của giai cấp công nhân quốc tế.

+ Có những đặc điểm riêng :

* Ra đời từ đầu thế kỷ 20, trước g/c tư sản Việt Nam → sớm lãnh đạo cuộc đấu tranh của dân tộc.

* Sinh ra trong lòng một dân tộc có truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm → thừa hưởng tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc.

* Ra đời và trưởng thành trong không khí sôi sục của một loạt phong trào cách mạng, nhưng những phong trào đó đều thất bại, vì đang lâm vào tình trạng bế tắc về đường lối → một cách khách quan, sứ mệnh lịch sử đặt vào vai giai cấp công nhân.

* Sớm hình thành chính đảng của mình do nhờ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sớm ra đi tìm đường cứu nước→ điều kiện tất yếu để giai cấp công nhân V.N đảm đương sứ mệnh lịch sử của mình. .

* Tuyệt đại đa số xuất thân từ nông dân và nhân dân lao động → có khả năng xây dựng khối liên minh công - nông vững chắc và khối đại đoàn kết dân tộc rộng rãi, làm sơ sở cho sự lãnh đạo của Đảng.

6/ Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền dân tộc bình đẳng. Rút ra ý nghĩa của nó trong việc giải quyết vấn đề bình đẳng dân tộc VN hịện nay.

Dựa trên cơ sở tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen về vấn đề dân tộc; dựa vào sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Nga; phân tích sâu sắc hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc gắn liền với quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhất là khi đã bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I. Lênin đã khái quát lại thành "Cương lĩnh dân tộc" của Đảng cộng sản. Trong tác phẩm Về quyền dân tộc tự quyết, Người nêu rõ: "Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại".

Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng

Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân tộc. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là: các dân tộc lớn hay nhỏ (kể cả bộ tộc và chủng tộc) không phân biệt trình độ phát triển cao hay thấp đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau; không một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và có quyền đi áp bức bóc lột dân tộc khác, thể hiện trong luật pháp của mỗi nước và luật pháp quốc tế.

Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó việc phấn đấu khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản.

Trên phạm vi giữa các quốc gia - dân tộc, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các dân tộc trong giai đoạn hiện nay gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa sôvanh; gắn liền với cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới; chống sự áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước chậm phát triển về kinh tế.

Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.

7/ Tính tất yếu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xh. Liên hệ VN

Tính tất yếu:

-Là một tất yếu lịch sử :

+ CNXH là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế _xã hộI cộng sản CN không thể tự phát ra đời trong lòng xã hộI cũ + Xây dựng XHCN phảI thông qua quá trình đấu tranh gian khổ của giai cấp CN và nhân dân lao động  giành chính quyền nhà nước  sử dụng bộ máy nhà nước  cảI tạo xã hộI cũ  xây dựng xã hộI mớI từ hạ tầng cơ sở đến kiến trúc thượng tầng .

V.I.Lenin viết: " Cần phảI có một thờI kì quá độ khá lâu dài từ CNTB lên CNXH vì cảI tổ sản xuất là việc khó khăn , vì cần phỉa có thờI gian mớI thực hiện được những thay đổI căn bản trong mọI lĩnh vực của cuộc sống , & phảI trảI qua một cuộc đấu tranh quyết liệt , lâu dài mớí có thể thắng được sức mạnh to lớn của những thói quen quản lí theo kiểu tiểu tư sản & tư sản .BởI vậy , Cmac có nói đến cả một thờI kì chuyên chính vô sản , thờI kì quá độ từ CNTB lên CNXH.

* Đặc điểm cơ bản :

---- Đặc điểm nổi bật của thờI kì quá độ lên CNXH là những nhân tố của xã hộI mớI & tàn tích của xã hộI cũ tồn tạI đan xen lẫn nhau , đấu tranh vớI nhau trên mọI lĩnh vực của đờI sống chính trị , văn hoá , xã hộI tư tưởng , tập quán trong xã hội.

-----Đặc điểm bản chất nhất của thờI kì quá độ là sự quá độ về chính trị, ở đó nhà nước chuyên chính vô sản được thiết lập , củng cố & ngày càng thêm hoàn thiện .

-----Xét về kinh tế  nền kinh tế nhiều thành phần ngòài các thành phần kinh tế XHCN còn có những thành phần kinh tế khác trong đó có cả thành phần kinh tế tư bản.

-----Nền kinh tế nhiều thành phần -1 cơ cấu xã hộI _giai cấp phức tạp trong đó có cả những giai cấp mà lợI ích cơ bản của họ đốI lập nhau

-----Xét về mặt xã hộI Có sự khác biệt cơ bản giữa thành thị và nông thôn , giữa các miền đất nước , giữa lao động trí tuệ & lao động giản đơn .

----- Về văn hoá , tư tưởng : bên cạnh nền văn hóa & tư tưởng mớI , còn tồn tạI những tàn tích của xã hộI cũ , hệ tư tưởng cũ lạc hậu , lốI sống cũ.

8/ Sự tương đồng và khác biệt giữa tôn giáo và chủ nghĩa xh là gì? Nêu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết mối quan hệ đó giữa chủ nghĩa xh và tôn giáo.

Nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo:

- Một là, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo

- Hai là, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân. Mọi công dân theo tôn giáo hay không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân.

- Ba là, thực hiện đoàn kết giữa những người theo hoặc không theo tôn giáo,giữa những người theo các tôn giáo khác nhau, đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ vì lý do tín ngưỡng tôn giáo.

- Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng tôn giáo. Mặt chính trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo của những phần tử phản động để chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Năm là, phải có quan diểm lịch sử cụ thể trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro