Khong quan nem bom Luc quan De quoc Nhat trong WW2
Kiểu Máy bay ném bom tầm trung
Hãng sản xuất
Mitsubishi
Chuyến bay đầu tiên 1936
Được giới thiệu 1938
Hãng sử dụng chính Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Không quân Hoàng gia Thái Lan
Được chế tạo 1938 - 1944
Số lượng được sản xuất 2.064 (không tính đến kiểu Ki-57)
Chiếc Mitsubishi Ki-21 Sally là kiểu máy bay ném bom tầm trung hai động cơ được Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong Thế Chiến II khá thành công trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Nó cũng được cung cấp cho Không quân Hoàng gia Thái Lan trong thời kỳ này. Tên chính thức mà Lục quân Đế quốc Nhật Bản đặt cho nó là "Máy bay ném bom hạng nặng Lục quân Loại 97 Kiểu 1A".
Thiết kế và phát triển
Vào năm 1936, Không lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản công bố một yêu cầu về một kiểu máy bay ném bom hạng nặng có số thành viên đội bay ít nhất bốn người, tốc độ tối đa 400 km/h, có khả năng bay trên không ít nhất năm giờ, và mang được tải trọng bom 750 kg. Các hãng Mitsubishi và Nakajima đã chế tạo những chiếc nguyên mẫu, kết quả của cuộc cạnh tranh cho thấy thiết kế Ki-21 của Mitsubishi tỏ ra trội hơn kiểu Ki-19 của hãng cạnh tranh. Tuy nhiên, sau quá trình đánh giá cả hai kiểu máy bay, Mitsubishi được yêu cầu thay đổi kiểu động cơ Ha-6 bố trí hình tròn sang sử dụng kiểu Nakajima Ha-5 vốn được sử dụng trên chiếc Ki-19, và sau khi cải tiến bề mặt cánh đuôi, chiếc Ki-21 được chấp nhận đưa vào sản xuất hằng loạt như là kiểu "Máy bay ném bom hạng nặng Lục quân Loại 97 Kiểu 1A". Chiếc máy bay được bắt đầu đưa ra hoạt động vào mùa Hè năm 1938, thay thế cho kiểu máy bay ném bom Fiat BR.20 vốn bị buộc phải mua để lấp vào vai trò được dự định cho chiếc Ki-21.
Các phiên bản cải tiến được tiếp tục đưa ra cho đến khi việc sản xuất kết thúc vào tháng 9 năm 1944.
[sửa] Lịch sử hoạt động
Mitsubishi Ki-21 có lẽ là máy bay ném bom Nhật Bản được biết đến nhiều nhất trong Thế Chiến II. Nó bắt đầu hoạt động trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật, và trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tại Thái Bình Dương, hoạt động trong các chiến dịch Malaya thuộc Anh, Miến Điện, Đông Ấn thuộc Hà Lan và Tân Guinea, cũng như tấn công các mục tiêu xa tận Tây Trung Quốc, Ấn Độ và Bắc Australia. Những thành công ban đầu nhanh chóng bị lu mờ khi không quân Đồng Minh đối địch được cũng cố, một xu hướng không thể đảo ngược cho dù phiên bản mới, Ki-21 IIb, được đưa vào hoạt động với tháp súng bên trên xoay bằng bàn đạp. Cho dù bị mất ưu thế, nó vẫn được giữ lại phục vụ cho đến hết chiến tranh, được sử dụng như máy bay vận tải (cùng với phiên bản vận tải dân sự MC-21), huấn luyện đội bay ném bom và huấn luyện nhảy dù, liên lạc, các phi vụ vận chuyển biệt kích và thám báo bí mật, các phi vụ cảm tử.
Chín chiếc Ki-21 Ia/b (dưới tên gọi Nagoya) được người Nhật gửi sang Thái Lan, và được Không quân Hoàng gia Thái Lan sử dụng trong cuộc xung đột với lực lượng Pháp thuộc phe Vichy tại Đông Dương.
Vào giai đoạn cuối của chiến tranh, chiếc Ki-21 được Lực lượng Đặc nhiệm Giretsu sử dụng chống lại lực lượng Đồng Minh tại Okinawa, Iwo Jima, và quần đảo Marianas. Đây là một phần trong những nỗ lực cuối cùng, cũng đồng thời sử dụng các lực lượng cảm tử Thần Phong (Kamikaze), nhằm trì hoãn hoặc ngăn chặn các cuộc tấn công của Không lực Mỹ từ Okinawa vào Chính quốc Nhật Bản.
[sửa] Các phiên bản
Ki-21
Chiếc nguyên mẫu và các kiểu đánh giá, trang bị nhiều kiểu động cơ và vũ khí khác nhau. Có tám chiếc được chế tạo.
Ki-21 Ia
Máy bay ném bom hạng nặng Lục quân Loại 97 Kiểu 1A. Phiên bản sản xuất hằng loạt đầu tiên, trang bị động cơ Nakajima Ha-5 KAI công suất 850 mã lực. Được cấu tạo bởi Mitsubishi, có 143 chiếc được Nakajima Hikoki chế tạo.
Ki-21 Ib Kiểu IB
bổ sung thêm một súng máy 7,7 mm phía đuôi và mỗi bên hông, thiết kế lại khoang bom, cánh nắp và đuôi. Có 120 chiếc được Mitsubishi chế tạo.
Ki-21 Ic Kiểu IC
bổ sung thêm một súng máy 7,7 mm, gia tăng trữ lượng nhiên liệu. Có 160 chiếc được Mitsubishi chế tạo.
Ki-21 II
Phiên bản thử nghiệm đánh giá, kiểu Ki-21 Ic được cải tiến động cơ và vũ khí, thay đổi cấu trúc mang động cơ trên cánh. Có bốn chiếc được chế tạo.
Ki-21 IIa Kiểu 2A
Phiên bản sản xuất hằng loạt. Có 590 chiếc được chế tạo.
Ki-21 IIb Kiểu 2B Sally
Kiểu 2a có nóc buồng lái cải tiến, bổ sung thêm tháp súng xoay được. Có 688 chiếc được chế tạo.
MC-21
Phiên bản vận tải dân sự không vũ trang, cải biến từ kiểu Ki-21 I/II
Ki-57
Phiên bản dân sự của kiểu máy bay ném bom Ki-21, MC-20 và MC-21, trang bị nhiều kiểu động cơ khác nhau.
Nagoya
Tên gọi dành cho những chiếc Ki-21 Ia/b được gửi sang Thái Lan.
[sửa] Các nước sử dụng
Nhật Bản
• Không lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Thái Lan
• Không quân Hoàng gia Thái Lan sử dụng chín chiếc Ki-21 I Nagoya.
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (Ki-21)
[sửa] Đặc tính chung
• Đội bay: 5-7 người
• Chiều dài: 16,0 m (52 ft 6 in)
• Sải cánh: 22,50 m (73 ft 10 in)
• Chiều cao: 4,85 m (15 ft 11 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 69,90 m² (752,12 ft²)
• Trọng lượng không tải: 6.070 kg (13.354 lb)
• Trọng lượng có tải: 10.600 kg (23.320 lb)
• Động cơ: 2 x động cơ Mitsubishi Kiểu 100 Ha-101, công suất 1.500 mã lực (1.119 kW) mỗi động cơ
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 485 km/h (301 mph) ở độ cao 4.700 m (15.400 ft)
• Tốc độ bay đường trường: 380 km/h (236 mph)
• Tầm bay tối đa: 2.700 km (1.680 mi)
• Trần bay: 10.000 m (32.800 ft)
• Tốc độ lên cao: 7,6 m/s (1.489 ft/min)
[sửa] Vũ khí
• 7 x súng máy Kiểu 89 7,7 mm gắn trước mũi, đuôi, bên hông và dưới bụng
• 1 x súng máy Kiểu 1 12,7 mm trên tháp súng lưng
• 2.500 kg (5.500 lb) bom
Kiểu Máy bay ném bom hạng nhẹ
Hãng sản xuất
Mitsubishi
Chuyến bay đầu tiên 28 tháng 2 năm 1937
Được giới thiệu tháng 1 năm 1938
Hãng sử dụng chính Không lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Không quân Hoàng gia Thái Lan
Được chế tạo 1938-1941
Số lượng được sản xuất 704
Chiếc Mitsubishi Ki-30 là một kiểu máy bay ném bom hạng nhẹ của Lục quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế Chiến II. Đó là một kiểu máy bay cánh đơn một động cơ, cánh gắn giữa, bộ càng đáp gắn cố định (không xếp được) và nóc buồng lái dài trong suốt. Kiểu máy bay này là chiếc đầu tiên của Nhật Bản trang bị động cơ bố trí hình tròn thành hai hàng hiện đại. Trong chiến tranh, nó được phe Đồng Minh biết đến dưới tên mã là "Ann", trong khi tên chính thức của Lục quân Nhật là Máy bay Ném bom Hạng nhẹ Lục quân Kiểu 97.
Thiết kế và phát triển
Chiếc Ki-30 được thiết kế nhằm đáp ứng một yêu cầu của Lục quân Đế quốc Nhật Bản công bố vào tháng 5 năm 1936. Chiếc nguyên mẫu bay chuyến bay đầu tiên vào ngày 28 tháng 2 năm 1937, trang bị động cơ Mitsubishi Ha-6 bố trí hình tròn. Mặc dù kiểu này có tính năng bay khá thỏa đáng, một chiếc nguyên mẫu thứ hai trang bị động cơ Ha-5 được thử nghiệm. Chiếc này chứng tỏ được sự cải thiện so với chiếc đầu tiên, nên Lục quân đặt hàng 16 chiếc để thử nghiệm hoạt động. Chúng được giao hàng vào tháng 1 năm 1938 và kết quả thử nghiệm tốt đẹp nên Lục quân yêu cầu đưa chiếc Ki-30 vào sản xuất hàng loạt từ tháng 3 dưới tên gọi Máy bay Ném bom Hạng nhẹ Lục quân Kiểu 97.
[sửa] Lịch sử hoạt động
Chiếc Ki-30 tham gia các hoạt động chiến đấu đầu tiên trong Chiến tranh Trung-Nhật và tỏ ra có hiệu quả cao khi hoạt động cùng các máy bay tiêm kích hộ tống. Thành công này được tiếp nối trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tại Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khi những chiếc Ki-30 không được hộ tống gặp phải các máy bay tiêm kích Đồng Minh, tổn thất nhanh chóng tăng vọt và kiểu máy bay không lâu sau được rút về làm các nhiệm vụ ở tuyến sau. Việc sản xuất chấm dứt vào năm 1941 sau khi có 704 chiếc đã được chế tạo. Nhiều chiếc đã được sử dụng trong các cuộc tấn công cảm tử Thần phong (kamikaze) cho đến cuối cuộc chiến.
[sửa] Các nước sử dụng
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
• Không quân Giải phóng quân Trung Quốc sử dụng ba chiếc Ki-30 chiếm được làm máy bay huấn luyện cho đến đầu những năm 1950.
Nhật Bản
• Không lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Thái Lan
• Không quân Hoàng gia Thái Lan
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (Ki-30)
[sửa] Đặc tính chung
• Đội bay: 2 người, phi công và hoa tiêu/ném bom
• Chiều dài: 10,35 m (33 ft 12 in)
• Sải cánh: 14,55 m (47 ft 9 in)
• Chiều cao: 3,65 m (11 ft 12 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 30,58 m² (329,17 ft²)
• Trọng lượng không tải: 3.220 kg (7.099 lb)
• Động cơ: 1 x động cơ Nakajima Ha-5 KAI 14 xy lanh bố trí hình tròn, công suất 950 mã lực (708 kW) mỗi động cơ
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 423 km/h (263 mph)
• Tốc độ bay đường trường: 380 km/h (2362 mph)
• Tầm bay tối đa: 1.700 km (1.066 mi)
• Trần bay: 8.570 m (28.115 ft)
• Tốc độ lên cao: 8,33 m/s (1.640 ft/min)
[sửa] Vũ khí
• 2 x súng máy Kiểu 89 7,7 mm, mặt gắn cố định trên cánh và một xoay ngắm từ khoang sau buồng lái
• 400 kg (882 lb) bom
Kiểu Máy bay ném bom hạng nhẹ
Hãng sản xuất
Kawasaki Heavy Industries
Chuyến bay đầu tiên tháng 3 năm 1937
Được giới thiệu 1938
Hãng sử dụng chính Không lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Không quân Mãn Châu Quốc
Số lượng được sản xuất 854
Chiếc Kawasaki Ki-32 là một kiểu máy bay ném bom hạng nhẹ do Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong Thế Chiến II. Nó là kiểu máy bay một động cơ, hai chỗ ngồi, cánh đơn gắn giữa và bộ càng đáp cố định. Phe Đồng Minh đặt tên mã cho kiểu máy bay này là "Mary", trong khi tên chính thức của Lục quân Nhật là Máy bay Ném bom Hạng nhẹ một động cơ Lục quân Kiểu 98.
Thiết kế và phát triển
Việc thiết kế chiếc Ki-32 được Kawasaki bắt đầu từ tháng 5 năm 1936, cạnh tranh cùng Mitsubishi để sản xuất một chiếc máy bay ném bom hạng nhẹ nhằm thay thế chiếc Kawasaki Ki-3 đã lạc hậu. Chiếc nguyên mẫu bay lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1937, và có thêm bảy chiếc nữa được sản xuất. Một số vấn đề nảy sinh, đặc biệt là việc làm mát động cơ và thời gian cần thiết để khắc phục lỗi kéo dài khiến thiết kế của hãng Mitsubishi, chiếc Ki-30, được chọn để sản xuất. Cho dù như thế, dưới áp lực cần có thêm nhiều máy bay trong Chiến tranh Trung-Nhật, vốn đã diễn ra trên diện rộng từ tháng 7 năm 1937, khiến phải đưa chiếc Ki-32 vào sản xuất hàng loạt 12 tháng sau đối thủ của mình.
[sửa] Lịch sử hoạt động
Chiếc Ki-32 được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1938 dưới tên gọi Máy bay Ném bom Hạng nhẹ một động cơ Lục quân Kiểu 98, và được đưa ra hoạt động ngoài mặt trận cùng Không lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản đến tận năm 1942. Kawasaki đã sản xuất được 854 chiếc Ki-32 cho đến khi việc sản xuất kết thúc.
Kiểu máy bay này đã tham gia Chiến tranh Trung-Nhật, và hoạt động cuối cùng của nó là ném bom các vị trí đối phương trong cuộc tấn công Hồng Công. Ki-32 cũng được cung cấp cho Không quân Mãn Châu Quốc để thay thế những chiếc máy bay ném bom hạng nhẹ Kawasaki Type 88/KDA-2 đã lạc hậu; và nó được lực lượng này sử dụng cho đến hết cuộc chiến.
[sửa] Các nước sử dụng
Nhật Bản
• Không lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Manchukuo
• Không quân Mãn Châu Quốc
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (Ki-32)
Tham khảo: The Concise Guide to Axis Aircraft of World War II [1]
[sửa] Đặc tính chung
• Đội bay: 02 người
• Chiều dài: 11,65 m (38 ft 3 in)
• Sải cánh: 15,0 m (49 ft 3 in)
• Chiều cao: 2,90 m (9 ft 6 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 34,00 m² (365,98 ft²)
• Trọng lượng không tải: 2.350 kg (5.181 lb)
• Trọng lượng cất cánh tối đa: 3.760 kg (8.290 lb)
• Động cơ: 1 x động cơ Kawasaki Ha-9-IIb bố trí hình chữ V làm mát bằng chất lỏng, công suất 850 mã lực (634 kW)
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 423 km/h (228 knot, 263 mph) ở độ cao 3.940 m (12.900 ft)
• Tốc độ bay đường trường: 300 km/h (162 knots, 186 mph)
• Tầm bay tối đa: 1.965 km (1.060 nm, 1.220 mi)
• Trần bay: 8.920 m (29.265 ft)
[sửa] Vũ khí
• 2 x súng máy 7,7 mm (0,303 in)
• 450 kg (990 lb) bom
Kawasaki Ki-48 Sokei là một kiểu máy bay ném bom hạng nhẹ hai động cơ của Nhật Bản được sử dụng trong Thế Chiến II. Tên mã của Đồng Minh cho kiểu máy bay này là Lily.
Thiết kế và phát triển
Việc phát triển chiếc máy bay được bắt đầu từ năm 1937 theo yêu cầu của Bộ chỉ huy Tối cao Nhật Bản. Kawasaki nhận được hợp đồng phát triển một kiểu máy bay ném bom tốc độ cao đạt được tốc độ 480 km/h ở độ cao 3.000 m (300 mph ở 10.000 ft), và có khả năng lên cao 5.000 m (16.400 ft) trong vòng mười phút. Nó chịu ảnh hưởng bởi chiếc máy bay ném bom Xô Viết Tupolev SB-2.
Kawasaki có ưu thế về kinh nghiệm khi từng thiết kế chiếc máy bay tiêm kích hạng nặng hai động cơ Ki-45. Đa số các vấn đề về kỹ thuật được giải quyết, tuy nhiên chiếc máy bay vẫn có những khuyết điểm. Nó chỉ mang được tải trọng bom 800 kg (1.764 lb), ít hơn cả chiếc máy bay tiêm kích-ném bom Typhoon một động cơ, và chỉ trang bị ba súng máy nên rất yếu kém trước máy bay tiêm kích đối phương. Đặc tính bay của chiếc Ki-48 cũng còn nhiều điểm cần được cải thiện. Nó bay chậm, và cho dù vỏ giáp yếu lại tương đối nặng và khó cơ động. Kiểu máy bay này không nhất thiết là một thất bại, nhưng là một nỗ lực không thành công để tạo ra một máy bay ném bom hiệu quả đủ tạo ra sự thách thức trước đối phương.[1]
[sửa] Lịch sử hoạt động
Chiếc máy bay bắt đầu phục vụ tại Trung Hoa từ năm 1940, và được sử dụng rộng rãi cho đến hết chiến tranh, khi mà nhiều chiếc được chuyển đổi thành máy bay tấn công cảm tử Kamikaze trang bị một bom 800 kg (1.764 lb).
[sửa] Các phiên bản
Ki-48
Bốn chiếc nguyên mẫu và năm chiếc tiền sản xuất.
Ki-48-Ia
Sản xuất từ năm 1940, 557 chiếc được chế tạo.
Ki-48Ib
Ki-48II
Ba chiếc nguyên mẫu.
Ki-48-IIa
Sản xuất từ tháng 4 năm 1942.
Ki-48IIb
Ki-48-IIc
Sản xuất từ năm 1943.
Ki-81
Phiên bản được đề nghị cải tiến từ Ki-48. Không được chế tạo.
Ki-174
Phiên bản tấn công đặc biệt một chỗ ngồi. Không được chế tạo.
[sửa] Các nước sử dụng
China
• Không quân Trung Hoa Dân Quốc
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
• Không quân Giải phóng quân Trung Quốc
Indonesia
• Lực lượng An ninh Nhân dân Indonesia [2].
Nhật Bản
• Không lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (Ki-48-IIa)
[sửa] Đặc tính chung
• Đội bay: 04 người
• Chiều dài: 12,75 m (41 ft 9 in)
• Sải cánh: 17,45 m (57 ft 3 in)
• Chiều cao: 3,8 m (12 ft 5 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 40,0 m² (430,5 ft²)
• Trọng lượng không tải: 4.550 kg (10.031 lb)
• Trọng lượng có tải: 6.500 kg (14.350 lb)
• Trọng lượng cất cánh tối đa: 6.750 kg (14.881 lb)
• Động cơ: 2 x động cơ Nakajima Ha-115 bố trí hình tròn, công suất 1.130 mã lực (843 kW) mỗi động cơ.
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 505 km/h (273 knot, 314 mph) ở độ cao 5.600 m (18.375 ft)
• Tầm bay tối đa: 2.400 km (1.296 nm, 1.491 mi)
• Trần bay: 10.100 m (33.135 ft).
[sửa] Vũ khí
• 3 x súng máy 7,7 mm (0,303 in), gắn trên mũi, lưng và bụng máy bay
• 800 kg (1.764 lb) bom.
Chiếc Nakajima Ki-49 hay Donryu (tiếng Nhật: 呑龍 (thôn long) nghĩa là rồng nuốt mồi) là một kiểu máy bay ném bom hạng trung Nhật Bản sử dụng trong Thế Chiến II. Nó là kiểu máy bay hai động cơ, cánh đơn gắn giữa, cấu trúc toàn kim loại với bánh đáp đuôi thu vào được. Trong Thế Chiến II phe Đồng Minh đặt tên mã cho nó là "Helen".
Thiết kế và phát triển
Ki-49 được thiết kế để thay thế cho kiểu Mitsubishi Ki-21, vốn đã được Không lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản đưa vào hoạt động từ năm 1938. Học hỏi từ những hoạt động thử nghiệm của chiếc Ki-21, Lục quân nhận thức rằng cho dù có tiến bộ bao nhiêu vào thời đó, chiếc máy bay ném bom Mitsubishi của họ cũng không thể hoạt động mà không có máy bay tiêm kích theo hộ tống. Kết quả là Lục quân Nhật Bản đã đặt điều kiện rằng chiếc máy bay thay thế nó phải có tốc độ nhanh và vũ khí tự vệ cho phép nó hoạt động độc lập.
Chiếc nguyên mẫu bay lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1939 và chương trình phát triển được tiếp tục qua ba chiếc nguyên mẫu và bảy chiếc máy bay tiền sản xuất. Chiếc nguyên mẫu đầu tiên trang bị một cặp động cơ Nakajima Ha-5 KA-I bố trí hình tròn công suất 950 mã lực (708 kW), nhưng hai chiếc sau gắn động cơ Nakajima Ha-41 1.250 mã lực (932 kW) dự định sẽ sản xuất hằng loạt. Bảy chiếc thử nghiệm khác được tiếp tục sản xuất, và nó kết thúc quá trình thử nghiệm kiểu máy bay này.
Đến tháng 3 năm 1941, chiếc Donryu được sản xuất hằng loạt dưới tên gọi Máy bay Ném bom Hạng nặng Lục quân loại 100 Kiểu 1.
Lịch sử hoạt động
Đưa vào hoạt động từ giữa năm 1941, chiếc Ki-49 tham chiến đầu tiên tại Trung Hoa. Sau khi Chiến tranh tại Thái Bình Dương nổ ra, nó hoạt động tại khu vực New Guinea và không kích vào Australia. Giống như chiếc nguyên mẫu, những phiên bản ban đầu được tranh bị năm súng máy 7,7 mm (0,303 in) và một pháo 20 mm. Kinh nghiệm chiến đấu tại Trung Hoa và New Guinea cho thấy chiếc Donryu có động cơ không đủ mạnh ảnh hưởng đến tải trọng bom và tốc độ. Do đó, đến đầu năm 1942 một phiên bản nâng cấp động cơ được chế tạo, gắn động cơ Ha-109 mạnh hơn, và nó được đặt tên Máy bay Ném bom hạng nặng Lục quân Loại 100 Kiểu 2 hoặc Ki-49-IIa. Kiểu 2 cũng có vỏ giáp được cải tiến và thùng nhiên liệu tự hàn kín và được tiếp theo sau bởi kiểu Ki-49-IIb trong đó súng máy 12,7 mm (0,5 in) được sử dụng thay cho kiểu 7,7 mm (0,303 in).
Tuy vậy, cho dù có tất cả các cải tiến đó, lượng máy bay tổn thất tiếp tục gia tăng vì số lượng và chất lượng của những máy bay tiêm kích đối địch ngày càng được tăng cường. Một cố gắng ngăn chặn thất bại vào đầu năm 1943 bằng cách nâng cấp thêm động cơ, nhưng không thể thực hiện được vì những khó khăn trong việc phát triển kiểu động cơ Nakajima Ha-117 2.420 mã lực (1.805 kW) và kiểu Ki-49-III không thể đưa vào sản xuất và chỉ có sáu chiếc nguyên mẫu được chế tạo.
Vì tính chất dễ bị thương tổn ngày càng tăng do đối địch khi thực hiện các nhiệm vụ được thiết kế, Ki-49 được sử dụng trong các vai trò khác tại Thái Bình Dương cho đến khi chấm dứt chiến tranh, bao gồm tuần tra chiến tranh chống tàu ngầm, vận tải, và cuối cùng là các phi vụ cảm tử kamikaze. Có 819 máy bay được hoàn tất, và việc sản xuất kết thúc vào tháng 12 năm 1944.
[sửa] Các phiên bản
• Ki-49-I
• Ki-49-II - Hai chiếc nguyên mẫu gắn hai động cơ Nakajima Ha-109 bố trí hình tròn.
• Ki-49-IIa
• Ki-49-IIb
• Ki-49-III - Sáu chiếc nguyên mẫu gắn hai động cơ Nakajima Ha-117 2.420 mã lực (1.805 kW).
• Ki-58 - Máy bay tiêm kích hộ tống với hai động cơ Ha-109, 5 x pháo 20 mm, 3 x súng máy 12,7 mm (0,5 in). Ba chiếc nguyên mẫu được chế tạo
• Ki-80 - máy bay chuyên dùng dò đường - Hai chiếc nguyên mẫu được dùng làm khung thử nghiệm động cơ
[sửa] Các nước sử dụng
Nhật Bản
• Không lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (Ki-49-IIa)
Tham khảo:[1]
[sửa] Đặc tính chung
• Đội bay: 08 người
• Chiều dài: 16,5 m (54 ft 1 in)
• Sải cánh: 20,42 m (67 ft 0 in)
• Chiều cao: 4,25 m (13 ft 11 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 69,05 m² (743,27 ft²)
• Trọng lượng không tải: 6.530 kg (14.396 lb)
• Trọng lượng cất cánh tối đa: 11.400 kg (25.133 lb)
• Động cơ: 2 x động cơ Nakajima Ha-109 14-xy lanh bố trí hình tròn, công suất 1.500 mã lực (1.119 kW) mỗi động cơ
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 492 km/h (306 mph)
• Tốc độ bay đường trường: 350 km/h (217 mph)
• Tầm bay tối đa: 2.950 km (1.833 mi)
• Trần bay: 9.300 m (30.510 ft)
[sửa] Vũ khí
• 1 x pháo 20 mm
• 5 x súng máy 7,7 mm (0,303 in)
• 1000 kg (2.204 lb) bom
Chiếc Mitsubishi Ki-51 (Tên gọi của Lục quân là "Máy bay Tấn công Kiểu 99". Tên mã của Đồng Minh là "Sonia") là một kiểu máy bay ném bom hạng nhẹ/ném bom bổ nhào hoạt động cho Lục quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế Chiến II. Nó bay chuyến bay đầu tiên năm 1939. Lần đầu tiên được triển khai để chống lại các lực lượng Trung Hoa, nó cho thấy quá chậm để có thể chịu đựng được các máy bay tiêm kích của các lực lượng Đồng Minh. Tuy nhiên, nó thực hiện vai trò tấn công mặt đất rất hữu ích trên các mặt trận Trung Hoa-Miến Điện-Ấn Độ, nhất là khi phải hoạt động từ những sân bay dã chiến không phù hợp cho các kiểu máy bay khác. Khi chiến tranh gần kết thúc, nó bắt đầu được sử dụng trong các nhiệm vụ tấn công cảm tử kamikaze. Có tổng cộng 2.385 chiếc được chế tạo.
Thiết kế và phát triển
Dựa theo một yêu cầu của Lục quân Đế quốc Nhật Bản vào tháng 12 năm 1937 cho một kiểu máy bay tấn công mặt đất, được đề nghị phát triển đựa trên kiểu Máy bay ném bom hạng nhẹ Ki-30, Mitsubishi đã sản xuất hai chiếc nguyên mẫu ký hiệu Mitsubishi Ki-51. Có hình dáng bên ngoài tương tự Ki-30, thiết kế mới nói chung có kích thước nhỏ hơn, buồng lái được thiết kế lại và đơn giản hơn để hai thành viên đội bay ngồi gần nhau. Vì không yêu cầu phải có khoang bom, cánh đơn được chuyển từ vị trí giữa sang gắn thấp, và động cơ được chọn là kiểu Mitsubishi Ha-26-II bố trí hình tròn. Việc bay thử nghiệm được thực hiện trong mùa hè năm 1939, sau đó được tiếp nối bằng 11 chiếc máy bay thử nghiệm hoạt động thực tế, tất cả được hoàn tất trước cuối năm đó. Một số cải tiến được thực hiện, nhưng quan trọng nhất là việc thêm vào khe cố định ở mép trước cánh để cải tiến việc điều khiển bay ở tốc độ thấp, và tăng cường vỏ giáp giữa động cơ và buồng lái.
Ngoài phiên bản tiêu chuẩn, cũng có những dự định phát triển phiên bản trinh sát chuyên dùng, trước mắt bằng cách cải tiến một chiếc Ki-51 thử nghiệm có buồng lái sau được thiết kế lại để trang bị máy ảnh trinh sát. Kết quả thử nghiệm tỏ ra khá hứa hẹn. Sau đó, có ba chiếc nguyên mẫu Ki-71 trinh sát chiến thuật được sản xuất dựa trên Ki-51, gắn động cơ Mitsubishi Ha-112-11 công suất 1.119 kW, càng hạ cánh xếp được, hai pháo 20 mm gắn trên cánh và các cải tiến nhỏ khác, nhưng chưa có chiếc nào được sản xuất hằng loạt.
[sửa] Lịch sử hoạt động
Chiếc Ki-51 được đưa ra sử dụng trước tiên tại các chiến dịch tại Trung Hoa, và sau đó để chống lại Đồng Minh cho đến khi chiến tranh kết thúc. Tại các chiến trường quan trọng, chiếc Ki-51 tương đối chậm là mồi ngon cho các máy bay tiêm kích Đồng Minh; nhưng tại các chiến trường thứ yếu, nơi khả năng cất cánh từ những sân bay dã chiến ngắn là quý giá, những máy bay này được dùng hỗ trợ mặt đất trong vô số chiến dịch. Trong giai đoạn cuối của chiến tranh nó còn được dùng trong các cuộc tấn công cảm tử kamikaze.
[sửa] Các nước sử dụng
Nhật Bản
• Không lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (Ki-51)
[sửa] Đặc tính chung
• Đội bay: 02 người (phi công và xạ thủ súng máy)
• Chiều dài: 9,20m (30 ft 2 in)
• Sải cánh: 12,10 m (39 ft 8 in)
• Chiều cao: 2,73 m (8 ft 11 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 24,02 m² (258,56 ft²)
• Trọng lượng không tải: 1.873 kg (4.129 lb)
• Trọng lượng cất cánh tối đa: 2.920 kg (6.437 lb)
• Động cơ: 1 x động cơ Mitsubishi Ha-26-II bố trí hình tròn, công suất 940 mã lực (691 kW)
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 425 km/h (264 mph)
• Tầm bay tối đa: 1.060 km (659 ml)
• Trần bay: 8.270 m (31.070 ft)
[sửa] Vũ khí
• 2 x Súng máy kiểu 89 7,7 mm bắn ra phía trước, được thay bằng Súng máy kiểu 1 12,7 mm trên các phiên bản mới hơn
• 1 x súng máy 7,7 mm bắn ra phía sau
• 200 kg (441 lb) bom các loại.
Chiếc Mitsubishi Ki-67 Hiryū (飛龍: Phi Long/Rồng bay) là một kiểu máy bay ném bom hạng trung hai động cơ do Mitsubishi chế tạo và được Không lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong giai đoạn sau của Thế Chiến II. Tên chính thức của Lục quân Nhật là "Máy bay Ném bom Hạng nặng Kiểu 4" (四式重爆撃機), trong khi phe Đồng Minh đặt cho tên mã là "Peggy".
Thiết kế và phát triển
Chiếc Ki-67 là kết quả từ một yêu cầu của Lục quân Nhật năm 1941 về một kiểu máy bay tiếp nối cho chiếc Nakajima Ki-49. Chiếc máy bay mới phải là một kiểu máy bay ném bom hạng nặng tốc độ cao và có độ cơ động như một kiểu máy bay tiêm kích. Chiếc Ki-67 được thiết kế bởi Ozawa Kyonosuke, kỹ sư trưởng của Mitsubishi, và lần đầu tiên giáp chiến cùng lực lượng Đồng Minh là trong một trận hải chiến ngoài khơi Đài Loan vào tháng 10 năm 1944.
Chiếc Ki-67 được trang bị thùng nhiên liệu tự hàn kín và vỏ giáp, những tính năng thông dụng trên những kiểu máy bay tiêm kích và ném bom Mỹ nhưng thường thiếu sót trên những chiếc máy bay Nhật. Với những thứ đó và hai động cơ 18 xy lanh bố trí hình tròn làm mát bằng không khí công suất 1.900 mã lực, chiếc Ki-67 có lẽ là một trong những chiếc máy bay chắc chắn và chịu đựng được hư hại tốt nhất của Nhật Bản trong Thế Chiến II.
Tải trọng bom của chiếc Ki-67 lên đến 1.070 kg (2.360 lb) (mang trong khoang chứa bom bên trong) khiến cho nó được xếp loại là máy bay ném bom hạng trung theo tiêu chuẩn Mỹ. Ví dụ như, chiếc B-25 Mitchell có thể mang đến 6.000 lb; chiếc B-26 Marauder, đến 4.000 lb; và chiếc A-20 Havoc, cho đến 2.000 lb. Tính năng bay của nó thật là đáng kể khi so với các máy bay tương tự của Mỹ; chiếc Ki-67 có tốc độ bay ngang tối đa 334 dặm mỗi giờ (so với 275 dặm mỗi giờ của chiếc B-25, 287 của chiếc B-26, và 338 của chiếc A-20), cơ động tốt khi bổ nhào đạt được tốc độ lên đến gần 400 dặm mỗi giờ, duy trì được tốc độ lên cao xuất sắc, và khả năng lượn vòng vượt trội (tốc độ lượn vòng xuất sắc, bán kính lượn vòng nhỏ, và khả năng lượn vòng ở tốc độ thấp). Độ cơ động của chiếc Ki-67 tốt đến mức người Nhật sử dụng thiết kế này làm căn bản cho chiếc máy bay tiêm kích hai động cơ Ki-109, ban đầu được thiết kế như là máy bay tiêm kích bay đêm, và sau đó được sử dụng như là máy bay tiêm kích hạng nặng bay ngày. Vào giai đoạn cuối của Thế Chiến II, Hải quân Đế quốc Nhật Bản cũng sử dụng thiết kế này làm căn bản cho chiếc máy bay Q2M1 "Taiyo" trang bị radar dùng làm máy bay chống tàu ngầm.
Một tính năng thú vị khác của chiếc Ki-67 là tháp súng lưng được trang bị một pháo 20 mm, bổ sung với hai súng máy 12,5 mm sau đuôi, một súng máy 12,5 mm trước mũi, và một súng máy 12,5 mm ở mỗi bên hông. Khẩu pháo 20 mm là một vũ khí phòng thủ mạnh mẽ bất thường cho một chiếc máy bay ném bom. Cho đến khi có sự xuất hiện của chiếc B-29 Superfortress, máy bay ném bom Hoa Kỳ không được trang bị pháo ở các vị trí phòng thủ, mà thường chỉ có một hay hai súng máy 0,50 inch.
[sửa] Lịch sử hoạt động
Chiếc Ki-67 được sử dụng để ném bom bay ngang, và ném ngư lôi như là kiểu Yasakuni Type (nó có thể mang một ngư lôi gắn bên dưới thân). Chiếc Ki-67 được Lục quân và Hải quân Nhật Bản sử dụng để chống lại Đệ Tam Hạm đội Hoa Kỳ trong cuộc tấn công của họ vào Đài Loan và quần đảo Ryukyu, rồi sau đó được sử dụng tại Okinawa, Trung Quốc, và tấn công các sân bay căn cứ của B-29 tại Saipan, Tinian, và Guam nhằm hỗ trợ cho những cuộc tấn công của Giretsu (một đơn vị đặc nhiệm của Lục quân Nhật). Một phiên bản tấn công mặt đất đặc biệt được sử dụng trong các phi vụ Giretsu là một kiểu Ki-67 I với ba khẩu pháo 20 mm điều khiển từ xa bắn hướng xuống dưới 30° để tấn công mặt đất, một khẩu pháo 20 mm ở đuôi, các súng máy 13,2 mm ở trên và bên hông, cùng trữ lượng nhiên liệu nhiều hơn. Ngay cả với nhiên liệu nhiều hơn, các phi vụ Giretsu chỉ là một chiều (cảm tử) do tầm bay quá xa. Trong giai đoạn cuối cùng của Thế Chiến II, các phiên bản tấn công đặc biệt của chiếc Ki-67 (các kiểu I KAI và Sakura-dan) được sử dụng trong các phi vụ Thần phong (Kamikaze). Những chiếc Ki-67 được cải biến thành máy bay tấn công tự sát "To-Go" với hai quả bom 800 kg trong các chiến dịch Okinawa.[1]
Tính đến cuối Thế Chiến II, đã có 767 chiếc Ki-67 được sản xuất. Những nguồn khác cho rằng chỉ có 698 chiếc Ki-67, không tính đến các phiên bản cải biến KAI và Sakura-dan.
[sửa] Các phiên bản
Ki-67 I
Nguyên mẫu. Nhiều kiểu khác nhau với nhiều loại vũ khí. Có 19 chiếc được chế tạo.
Ki-67 I "Hiryu"
Máy bay Lục quân Ném bom Hạng nặng Loại 4 Kiểu 1. Phiên bản sản xuất chủ yếu. Đa số (trên 420 chiếc) được cải biến tại nhà máy thành kiểu máy bay ném bom-ngư lôi đặt căn cứ trên đất liền. Số lượng được chế tạo bởi Mitsubishi: 587 chiếc; Kawasaki: 91 chiếc; Xưởng Lục quân Tachikawa: 1 chiếc.
Ki-67 I
Kiểu thử nghiệm trang bị động cơ Mitsubishi Ha-104 Ru. Có ba chiếc được chế tạo.
Ki-67 I "Go-IA"
Kiểu thử nghiệm để trang bị tên lửa điều khiển. Có một chiếc được chế tạo.
Ki-67 KAI (còn gọi là "To-Go" hay "Tai-atari")
Máy bay tấn công đặc biệt Lục quân Loại 4. Phiên bản cải biến kiểu Ki-67 I để tấn công tự sát, không vũ trang và không có tháp súng, mang hai bom 800 kg hay một bom 2.900 kg trong khoang bụng.
Ki-67 "Sakura-dan"
Phiên bản tấn công đặc biệt trang bị một bom cháy 2.900 kg (6.400 lb) trong thân phía sau buồng lái. Hình dạng trái bom làm cho nó nổ hướng ra phía trước tầm gằn một dặm và đường kính vụ nổ 984 ft. Bom được thiết kế để chọc thủng công sự cũng như tiêu diệt đội hình xe tăng lớn. Có hai chiếc được chế tạo.
Ki-67 Phiên bản Tấn công Mặt đất
Phiên bản trang bị ba pháo 20 mm điều khiển từ xa bắn xuống mặt đất một góc 30°, Pháo 20 mm phòng thủ phía đuôi, ba súng máy 13,2 mm phía trên và bên hông, và thêm trữ lượng nhiên liệu cho tầm bay xa. Được thiết kế đặc biệt để tấn công các căn cứ của B-29 tại quần đảo Marianas. Chỉ là dự án.
Ki-67 II
Nguyên mẫu. Phiên bản cải biến kiểu Ki-67 I, trang bị động cơ Mitsubishi Ha-214 công suất 2.400 mã lực mỗi cái. Có hai chiếc được chế tạo.
"Yasakuni"
Phiên bản máy bay Ki-67 I loại ném bom-ngư lôi dành cho Hải quân. Cải biến từ kiểu Ki-67 I được chuyển cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản.
Ki-109
Nguyên mẫu máy bay tiêm kích bay đêm. Phiên bản Ki-67 I cải biến để hoạt động tiêm kích đêm theo từng cặp, một chiếc trang bị radar/phản xạ (tương tự như kiểu Douglas Havoc II "Turbinlite") để truyền và phát hiện sóng radar (phiên bản Ki-109a) và chiếc kia trang bị pháo hạng nặng để tiêu diệt mục tiêu (phiên bản Ki-109b). Chỉ là dự án.
Ki-109
Nguyên mẫu máy bay tiêm kích ban ngày. Phiên bản Ki-67 I cải biến để hoạt động tiêm kích ban ngày. Một pháo hạng nặng Kiểu 88 75 mm trước mũi và một súng máy 'Ho-103 Kiểu 1 12,7 mm di động phía đuôi. Trang bị động cơ Mitsubishi Ha-104 1.900 mã lực hoặc động cơ Ha-104 Ru có turbo tăng áp 1.900 mã lực. Có hai chiếc được chế tạo.
Ki-109 Máy bay Tiêm kích Đánh chặn Hạng nặng Lục quân
Phiên bản sản xuất. Không có súng máy phía trên và bên hông và khoang bom. Súng đuôi được cải tiến. Có 22 chiếc được Mitsubishi chế tạo.
Q2M1 "Taiyo"
Phiên bản hải quân dựa trên kiểu Ki-67 I, được thiết kế đặc biệt cho chiến tranh chống tàu ngầm. Trang bị các kiểu radar Loại 3 Kiểu 1 MAD (KMX), Loại 3 Ku-6 Kiểu 4 và ăn-ten ESM. Gắn động cơ Mitsubishi Kasei 25 Otsu 1.850 mã lực với bộ cánh quạt sáu cánh. Mang ngư lôi hay mìn sâu. Chỉ là dự án.
[sửa] Các nước sử dụng
Nhật Bản
• Lục quân Đế quốc Nhật Bản
• Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Đặc điểm kỹ thuật (Ki-67-Ib)
Đặc tính chung
• Đội bay: 6-8 người
• Chiều dài: 18,7 m (61 ft 4 in)
• Sải cánh: 22,50 m (73 ft 9 in)
• Chiều cao: 7,70 m (25 ft 3 in)
• Diện tích bề mặt cánh: 66 m² (709 ft²)
• Lực nâng của cánh : 208 kg/m² (43 lb/ft²)
• Trọng lượng không tải: 8.649 kg (19.068 lb)
• Trọng lượng cất cánh tối đa: 13.765 kg (30.347 lb)
• Động cơ: 2 x động cơ Mitsubishi Ha-104 (army type 4) 18 xy lanh bố trí hình tròn, công suất 1.900 mã lực (1.417 kW) mỗi động cơ
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 537 km/h (334 mph)
• Tầm bay tối đa: 3.800 km (2.361 mi)
• Trần bay: 9.470 m (31.070 ft)
• Tốc độ lên cao: 7,5 m/s (1.476 ft/min)
• Tỉ lệ công suất/khối lượng : 0,21 kW/kg (0,13 hp/lb)
[sửa] Vũ khí
• 5 x súng máy Kiểu 1 12,7 mm bố trí trước mũi, hai khẩu ở đuôi, và một khẩu mỗi bên hông
• 1 x pháo Ho-5 20 mm trên tháp súng lưng
• 1.070 kg (2.360 lb) bom trong khoang bên trong, một số phiên bản Kamikaze mang đến 2.700 kg (6.000 lb) bom
Chiếc Nakajima Ki-115 Tsurugi (剣|Kiếm) là một kiểu Máy bay cảm tử (Kamikaze) một chỗ ngồi được phát triển bởi Không lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản vào giai đoạn kết thúc của Thế Chiến II cuối năm 1945. Hải quân Đế quốc Nhật Bản gọi kiểu máy bay này là Tōka (藤花|Đằng hoa).
Thiết kế và phát triển
Mục đích dự tính của kiểu máy bay này là dùng trong các cuộc tấn công Thần phong (Kamikaze) vào các tàu bè thuộc Hạm Đội Đồng Minh sẽ tham gia cuộc tấn công tương lai vào Nhật Bản, Chiến dịch Downfall, mà cuối cùng đã không xảy ra. Khi Bộ chỉ huy Tối cao Nhật Bản nghĩ rằng họ không có đủ những chiếc máy bay cũ lỗi thời dùng cho những cuộc tấn công kamikaze, họ đã quyết định phải chế tạo nhanh chóng một số lượng lớn những chiếc máy bay tự sát rẻ tiền đơn giản đề phòng việc tấn công vào nước Nhật.
[sửa] Cấu tạo
Chiếc máy bay rất đơn giản, được làm bằng các vật liệu "không chiến lược" (chủ yếu là gỗ và thép). Nó sử dụng một kiểu bánh cất cánh vứt được (vì không cần hạ cánh) để giảm trọng lượng, nên bộ bánh đơn giản bằng ống thép hàn được gắn vào máy bay. [1] Mặt cắt ngang thân chiếc máy bay có hình tròn chứ không phải hình elip như đa số các máy bay loại này và cỡ này vào thời đó. Kiểu thân này rất dễ chế tạo. Tuy nhiên, Tsurugi cũng có bảng điều khiển [2] với một số công cụ bay, bàn đạp bánh lái bổ sung cho cần nâng bánh lái và vị trí trang bị radio. Các điều khiển bay bao gồm cả bánh lái lượn và cánh nắp (trên phiên bản sản xuất).
Chiếc Ki-115 được thiết kế để có khả năng gắn bất kỳ kiểu động cơ nào đang được lưu trữ để dễ chế tạo, và cũng để tận dụng số động cơ lạc hậu của những năm 1920 và 1930. Chiếc máy bay đầu tiên (Ki-115a) được trang bị động cơ Nakajima Ha-35 bố trí hình tròn 1.150 mã lực, nhưng không rõ là liệu có kiểu động cơ nào khác đã được trang bị hay không. Sau khi thử nghiệm, những chiếc máy bay sản xuất đầu tiên được trang bị kiểu bánh cất cánh cải tiến và hai ống JATO (rocket hỗ trợ cất cánh) [1] (các nguồn khác cho rằng chúng được thiết kế để gia tốc giai đoạn cuối về hướng mục tiêu[2]).
[sửa] Tính năng bay
Chiếc máy bay đạt được tốc độ tối đa 512 km/h (320 dặm mỗi giờ) và có thể mang một bom nặng đến 800 kg, đủ để cắt đôi một chiếc tàu chiến Mỹ. Tuy nhiên chúng lại không có vũ khí tự vệ trên đường đi, nên trở thành một mục tiêu dễ dàng cho các máy bay tiêm kích đối phương.
Các điều khiển bay thô thiển, tầm nhìn tệ hại và tính năng bay kém cõi. Do tính đơn sơ, điều khiển cứng chắc và tầm nhìn mặt đất kém, Tsurugi có đặc tính cất cánh và hạ cánh rất kém và không ai có thể lái được trừ những phi công kinh nghiệm. Đã có những tai nạn rơi chết người khi thử nghiệm và huấn luyện [2]. Dù vậy, phiên bản mới tốt hơn [2] có cải thiện các điều khiển bay và tầm nhìn được khẩn trương phát triển. Bộ chỉ huy Tối cao Nhật Bản dự tính chế tạo 8.000 chiếc mỗi tháng trong các xưởng trên khắp nước Nhật.
Tuy nhiên, chiến tranh kết thúc trước khi chúng được đem ra sử dụng. Từng chiếc máy bay riêng lẽ xem ra là một vũ khí không hiệu quả, nhưng nếu sử dụng từng đợt hằng trăm hoặc hằng ngàn chiếc chúng, có thể có hiệu quả hủy diệt thật sự. Tiêu bản máy bay duy nhất còn lại đến ngày nay là một chiếc tại Bảo tàng Quốc gia Hàng không và Không gian, trong tình trạng tháo rời.
[sửa] Các phiên bản
• Ki-115 Tsurugi : Máy bay tấn công cảm tử (kamikaze) một chỗ ngồi, phiên bản sản xuất hàng loạt.
[sửa] Các nước sử dụng
Nhật Bản
• Lục quân Đế quốc Nhật Bản
• Hải quân Đế quốc Nhật Bản
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (Ki-115)
[sửa] Đặc tính chung
• Đội bay: 01 người
• Chiều dài: 8,55 m (28 ft 1 in)
• Sải cánh: 8,60 m (28 ft 3 in)
• Chiều cao: 3,30 m (10 ft 10 in)
• Trọng lượng không tải: 1.690 kg (3.718 lb)
• Động cơ: 1 x động cơ Nakajima Ha-115 bố trí hình tròn, công suất 1.150 mã lực (860 kW) và hai rocket JATO hỗ trợ cất cánh
[sửa] Đặc tính bay
• Tốc độ lớn nhất: 512 km/h (276 knot, 320 mph)
• Tầm bay tối đa: 1.200 km (648 nm, 745 mi)
[sửa] Vũ khí
• 800 kg (1.760 lb) bom
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro