Chương 10 - 21 Hết
Theo thói quen, Harvey tỉnh dậy vào lúc 7 giờ 30 phút. Sángnay, gã tự cho phép mình ăn điểm tâm tại giường. Gã gọi xuống phòng ăn. Mười phút sau, người bồi xuất hiện với một chiếc bàn đẩy chất đầy thịt muối xông khói, trứng, bánh mỳ nướng, cà phê đen, nửa quả bưởi và một tờ Wall Street Journal, và các số ra buổi sáng của tờ The Times, Financial Times và International Herald Tribune,một tờ báo rất nổi tiếng trong giới kinh doanh bởi sự độc đáo của nó, do hai toàsoạn New York Times và Washington Post hợp tác xuất bản. Mỗi số ra chỉ có120.000 bản, và không bao giờ phát hành sau khi Sở giao dịch chứng khoán New Yorkđóng cửa, nhưng bất cứ một người Mỹ nào sống ở châu Âu đều có thể mua tờ báo này.Khi tờ New York Herald Tribune bị đình chỉ vào năm 1966, thì Harvey là một trong số nhiều người khuyênJohn H Whitney tiếp tục phát hành tờ International Herald Tribune. Lần này, cũngnhư nhiều lần trước đó, phán xét của Harveyđã tỏ ra chính xác. Sau này, International Herald Tribune đã sát nhập với đốithủ của nó là New York Times, một tờ báo chưa bao giờ được Châu Âu đánh giá cao. Kể từ đó trở đi, vị trí của tờ báo này ngày càng được khẳng định.
Với đôi mắt giàu kinh nghiệm, Harvey lướt nhanh danh mục các thị trường chứngkhoán trên tờ Wall Street Journal và tờ Financial Times. Hiện nay, ngân hàng của gã còn lưu giữ rất ít cổ phiếu. Cũng giống như Jim Slater ở nước Anh, gã đangnghi ngờ chỉ số Dow – Jones sắp suy giảm nên đã bán ra gần hết các cổ phiếu, chỉgiữ lại cổ phiếu viền vàng của Nam Phi vàmột số ít chứng khoán đã được lựa chọn kỹ càng dựa trên một số thông tin tài chínhmật. Giao dịch tiền tệ duy nhất mà Harveythực hiện trên thị trường có nhiều biến động là vay đôla để mua vàng. Như thế,gã sẽ luôn phản ứng kịp với giá đôla xuống và giá vàng lên. Hiện nay, đang có rấtnhiều tin đồn rằng ở Washington, Tổng thống Mỹ đã ra lệnh cho Bộ trưởng Bộ Tài chính George Schultz phải làm mọi cách để cuối năm nay hoặc đầu năm sau, ngườiMỹ có thể mua vàng một cách tự do trên thị trường mở. Suốt mười lăm năm nay Harvey chuyên đầu cơ tích trữ vàng. Tất cả những gì Tổng thống sắp sửa làm sẽ "giúp"gã không vi phạm luậtpháp. Harveycho rằng, vào thời điểm mà nhiều người Mỹ đủ khả năng mua vàng, quả bóng sẽ nổtung, giá vàng sẽ giảm. Harvey dự tính, chính trong khoảng thời gian bọn đầu cơdự đoán giá vàng sẽ vẫn gia tăng, gã sẽ kiếm được nhiều tiền lời, bởi gã sẽ bántoàn bộ số vàng của mình trước khi cái lệnh chết tiệt kia được chính thức côngbố. Một khi tổng thống đã để cho việc mua bán vàng trở thành hợp pháp thì Harvey không hòng kiếm đượclời lãi gì.
Harvey rà soát thị trường hànghoá ở Chicago.Hai năm trước đây, gã đã thu về những món lợi kếch xù trên thị trường đồng. Gã đãthành công rực rỡ vì có sự giúp đỡ của một nhân viên xứ quán ở châu Phi – ông nàyđã tiết lộ tin tức cho rất nhiều người. Vì thế, sau này Harvey không hề ngạc nhiên khi biết tin taynhân viên xứ quán nọ đã bị triệu hồi về và bị xử bắn.
Harvey không thể không kiểmtra lại giá cả của cổ phiếu Prospecta Oil. Một cái giá thấp nhất từ trước tớinay: 0,125 đôla. Chẳng mấy chốc, thị trường của nó sẽ hoàn toàn sụp đổ bởi mộtlý do rất đơn giản: Có người bán mà không có người mua. Thực chất, chúng ta nhữngcổ phiếu không có giá trị. Gã mỉm cười mỉa mai rồi lật sang trang thể thao củatờ The Times.
Rex Bellamy viết một bài về cuộc đua tài tranh giải quán quân Winbledon sắp tới, ca ngợi John Newcombe là một vận động viên đượcưa chuộng và Jimmy Connors – ngôi sao mới nổi của Mỹ, vừa đoạt giải vòng ngoài ởItalia, là người được đặt tiền cá cược cao nhất. Báo chí nước Anh muốn vận độngviên Kem Rosewall, 39 tuổi, phải chiến thắng. Harvey vẫn còn nhớ trận chung kết giữa Drobnyvà Rosewall vào năm 1954 - một cuộc đuavới những kỷ lục đáng kinh ngạc. Cả hai vận động viên này đã thi đấu 58 trận. Cũnggiống như hầu hết mọi người, Harveycổ vũ Drobny, 33 tuổi, người đã chiến thắng sau ba tiếng đồng hồ thi đấu với điểmsố 13- 11, 4 - 6, 6- 2, 9- 7. Lần này, Harvey muốn lịch sử sẽ không lặp lại và Rosewallsẽ chiến thắng, mặc dù gã cũng cảm thấy cơ hội của vận động viên người Úc nàythăng thiên rồi, bởi đã mười năm nay, các vận động viên chuyên nghiệp bị cấmtham gia Wimbledon. Tuy vậy , Harveykhông thấy lý do nào khiến kỳ nghỉ hai tuần của gã kém thú vị. Nếu Rosewall khôngthể đoạt giải thì người Mỹ nào đó sẽ làm được việc này.
Trước khi ăn xong bữa sáng, Harvey đã kịp liếc nhanh qua bài điểm tin vềnghệ thuật. Các đồ đạc từ thời Regency, sự phục vụ chu đáo, tao nhã và căn phòngRoyal Suite không hề tác động gì đến thói quen bừa bãi của Harvey. Gã vứt báo xuống sàn nhà rồi đi loạngchoạng vào toalét để cạo râu và tắm rửa. Arlene đã từng nói với gã rằng tất cảmọi người đều làm ngược lại - tắm rồi mới ăn sáng. Nhưng Harvey lại bảo với bàta rằng thiên hạ luôn luôn làm những việc trái ngược gã, và họ đã chẳng đạt đượccái gì.
Harvey có thói quen dành toànbộ buổi sáng đầu tiên ở Winbledon để viếng thăm cuộc Triển lãm Mùa hạ ở Viện hànlâm Hoàng gia trong khu Piccadilly. Cácngày tiếp theo, gã sẽ đến thăm các phòng tranh lớn ở khu West End – Agnew's, Tooths,Marlborough, Wildenstein – các phòng tranh này đều ở gần khách sạn Claridge's vàHarvey có thể dễ dàng đi bộ tới đó.
Sáng nay cũng không phải là ngoại lệ. Điểm nổi bật trong conngười Harvey làluôn luôn làm việc theo thói quen, và đó chính là đặc điểm mà Đội Chống lừa đảođã nhanh chóng lần ra gã.
Sau khi thay quần áo và chửi rủa phòng phục vụthậm tệ vì không để sẵn rượu whisky trong tủ, Harveyra khỏi phòng, đi xuống cầu thang, qua cửa quay để ra phố Davies rồi thả bộ vềphía quảng trường Berkeley.Harvey không nhìnthấy một thanh niên đang đứng ở bên kia đường, tay cầm một chiếc máy điện đàmloại nhỏ, nhãn hiệu Pye Pocketfone.
- Hắnta đã ra khỏi khách sạn qua cổng trên phố Davies. – Stephen nói nhỏ vào máy. - Hắn đang đi về phía cậu đấy, James.
- Stephen,tôi sẽ nhận ra ngay một khi hắn xuất hiện trên quảng trường Berkeley. Robin, cậu có nghe thấy tôi nói gìkhông?
- Có
- Ngaykhi hắn xuất hiện, tôi sẽ báo cho cậu. Hãy chờ ở Viện hàn lâm Hoàng gia nhé.
- Đượcrồi! – Robin trả lời.
Harvey chậm bước trên quảng trường Berkeley xuống khu Piccadilly rồi đi qua chiếc cửatò vò kiểu Palliadian của khu Burlington. Tại đây, gã miễn cưỡng hoà nhập vào đám đông đang xếp hàng trên sân trước cửaviện hàn lâm Hoàng gia, nhích từng bước qua toà nhà Hội thiên văn học và toà nhàHội những người sưu tầm đồ cổ. Gã không nhìn thấy một thanh niên đứng bên cổngvào toà nhà Hội hoá học. Anh ta đang cắm cúi đọc tờ báo Hoá học nước Anh. Cuối cùng thì Harvey cũng tới được bậc thang trải thảm đỏ dẫnthẳng vào Viện hàn lâm Hoàng gia. Gã đưa cho người bán vé 5 bảng và nhận lại mộtchiếc vé. Gã có thể dùng chiếc vé này để vào xem bất cứ một cuộc triển lãm nàotrong suốt mùa hạ này. Vừa bước vào phòng trưng bày, Harvey đã nhận thấy gã sẽ còn quay trở lại đây ít nhất ba hoặc bốn lần nữa. Sáng hôm đó, gã xem được 1.182 bức tranh. Và theo đúng quy định nghiêm ngặt của Viện hàn lâm, không một bức nào trong số các tranh đó đượcxuất hiện ở một nơi nào khác trước ngày mở cửa Triển lãm Mùa hạ. Mặc dù quy định nghiêm ngặt như vậy nhưng vẫn có hơn 5.000 bức tranh được gửi đến và Ban tổ chứcđã phải dày công để chọn lựa ra những bức đáng trưng bày nhất.
Tháng trước, đùng vào ngày phòng tranh khai mạc,thông qua một người đại diện, Harvey đã mua được một bức vẽ màu nước của AfredDaniels với giá 350 bảng và hai bức sơn dầu về cảnh đồng quê nước Anh của BernardDunstan với giá 125 bảng. Theo sự đánh giá của Harvey, cuộc Triển lãm Mùa Hạ là cuộc triển lãmgiá trị nhất thế giới. Vì vậy, trong trường hợp gã không thích các bức tranh đãmua, chúng sẽ là những món quà tuyệt vời cho người quen ở Mỹ. Những bức tranh của Daniels làm gã nhớ lại một bức tranh khác của Lowry mà gá mua cách đây khoảnghai mươi năm, cũng tại Viện hàn lâm này với giá 80 bảng. Đó là một vụ đầu tư rấtkhôn ngoan.
Harvey đặc biệt quan tâm tớitranh của Bernard Dunstan. Tất nhiên, chúng đều đã có người mua. Dunstan là mộttrong những hoạ sỹ có tranh được bán ngay trong phút đầu tiên của ngày khai mạc.Mặc dầu không có mặt tại London trong giờ mở mànđó nhưng Harveyvẫn dễ dàng mua được những gì gã muốn. Một người của gã có nhiệm vụ phải giữ chỗđầu tiên, mua một quyển catalo và đánh dấu tên các hoạ sỹ mà anh ta biết Harvey thích, nếu khôngthì cũng có thể bán lại một cách dễ dàng trong trường hợp anh ta sai lầm. Khitriển lãm mở cửa, vào đúng 10 giờ sáng, nhân viên này sẽ đi thẳng tới bàn bántranh, yêu cầu mua năm hoặc sáu bứctranh đã được đánh dấu trong catalo trước cả khi anh ta hoặc bất cứ ai, trừ nhânviên của Viện Hàn lâm, nhìn thấy chúng. Harveyxim xét các bức tranh một cách thận trọng. Lần này, gã hài lòng giữ lại tất cảcác bức tranh đã đặt. Giả dụ nếu có một bức nào đó không thực sự phù hợp với bộsưu tập của gã, gã sẽ trả lại cho phòng tranh để họ bán và nếu không có ai chịumua thì chính gã sẽ mua lại. Gã đã áp dụng phương pháp này suốt hai mươi năm,mua được hơn một trăm bức tranh, mà chỉ phải trả lại có mười hai bức, và chưa lầnnào gặp rủi ro. Harvey luôn luôn có một hệ thống làm việc đặc biệt thích hợp vớitất cả mọi thứ trên đời.
Khoảng 1 giờ chiều Harvey ra về, lòng đầy thoả mãn. Chiếc RollsRoyce màu trắng đã chờ sẵn gã ngay trên sân trước của Viện Hàn Lâm Hoàng gia.
° ° °
- Wimbledon.
- Cứt.
- Cậunói cái gì? – Stephen thắc mắc.
- C- Ứ- T.Hắn đi tới Wimbledon, vậy là công lao cả ngàyhôm nay đổ xuống sông xuống biển. – Robin trả lời.
Chắc chắn, Harveysẽ không trở lại khách sạn Claridge's trước bảy hoặc tám giờ tối. Cần phải theodõi gã, Robin liền lái chiếc Rover 3500V8 ra khỏi bãi đỗ xe trên quảng trườngSt. Jame's, phóng thẳng về phía Winbledon. James đã mua sẵn hai vé gần kề với lôghế của Harvey Metcalfe.
Robin tới Winbledon chỉ sau Harvey một vài phút. Anh tìm chỗ của mình ở sânTrung tâm, rồi ngồi hơi thụt về phía sau một chút để đảm bảo bí mất. Không khítrên sân náo nức chuẩn bị cho trận đấu khai mạc. Winbledon ngày càng trở nên phổbiến. Hôm nay, sân Trung tâm đông như nêm cối. Công chúa Alexandra và Thủ tướngcũng có mặt và đang ngồi tại lô ghế của Hoàng gia, chờ xem trận đấu. Khi trọngtài xuất hiện thì trên các tấm bảng nhỏ ghi điểm màu xanh nằm ở cuối sân hiện lêntên của hai đấu thủ: Kodes và Stewart. ĐÁm đông bắt đầu vỗ tay cổ vũ. Hai đấuthủ mặc đồng phục trắng, đivào sân, mỗi người đem theo bốn chiếc vợt. Wimbledonkhông cho phép các tuyển thủ mặc bất cứmàu nào khác với màu trắng, tuy vậy, đối với nữ giới thì linh hoạt hơn: Họ đượcphép mặc quần áo trắng với diềm đăng ten màu.
Mặc dầu đây là trận đấy giữa Kodes và một cầu thủ không mấy nổi tiếng của Hoa Kỳ, nhưng Robin vẫn cảm thấy thú vị. Trận đấu diễnra căng thẳng, nhnưg rồi cầu thủ Czech đã thắng 6- 3, 6- 4, 9- 7. Robin lấy làm tiếcvì Harvey bỏ vềgiữa giờ. "Phải trở về với nhiệm vụ", anh tự nhủ và lái xe đi theo chiếc RollsRoyce màu trắng về khác sạn Claridge's. Trên đường về, anh luôn chú ý giữ mộtkhoảng cách an toàn. Về tới khách sạn, anh gọi điện ngay tới chỗ ở của James –và cũng là trụ sở chính của Đội trong thời gian ở London để báo cáo tóm tắt tình hình choStephen.
- Ổnrồi. – Stephen nói.- Ngày mai lại tiếp tục. Tội nghiệp cho "lão" Jean - Pierre.Sáng nay, nhiẹp tim của "lão" phải lên tới150.
Sáng hôm sau, Harveylại ra khỏi khách sạn Claridge's, đi hết quảng trường Berkeley, sang phố Bruton, rồi phố Bond. Khicòn cách phòng tranh của Jean – Pierrechừng 50 dặm thì gã dừng lại. Gã không đi tiếp về phía tây mà lại quay về hướngđông rồi rẽ vào văn phòng của Agnew. Sáng nay, ga hẹn gặp Geoffrey Agnew, giám đócmột công ty tư nhân để trao đổi tin tức về các bức tranh ấn tượng đang có mặttrên thị trường. Nhưng Geoffrey đang chuẩn bị cho một cuộc hẹn khác nên chỉ cóthể dành cho Harveymột vài phút.
Thật đáng tiếc, các tin tức ông ta dành cho Harvey chẳng có giá trị gìlớn.
Để an ủi, Harveymua một bức tranh của Rodin, với giá 800 bảng, rồi ra về.
- Hắnđang đi ra, - Robin thông báo, - và đang đi về phía bên phải. – Jean – Pierre nín thở. Nhưng mộtlần nữa, Harveylại dừng chân. Gã rẽ vào phòng tranh Marlboroughđể xem cuộc triển lãm mới đây nhất của Barbara Hepworth. Gã ở lại đây chừng hơnmột giờ, đánh giá rất cao các tác phẩm của Hepworth nhưng lại cho rằng giá cảquá đắt. Mười năm trước đây, gã đã từng mua hai bức của hoạ sỹ này với giá 800bảng, vậy mà giờ đây, Marlborough lại định giá các tác phẩm của bà ta từ 7.000 đến10.000 bảng.
Ra khỏi phòng tranh Marlborough,Harvey tiếp tụcđi dọc theo phố Bond.
- Jean– Pierre?
- Tôiđây. - Một giọng nói hoang mang cất lên.
- Hắnđã tới góc phố Conduit rồi, chỉ còn cách phòng tranh của cậu chừng 50 mét.
Jean – Pierre sửasang lại gian hàng, xếp lại bức vẽ Sông Thames và Người lái đò bằng màu nước của Graham Suthrland.
- Thằngcon hoang. Nó lại rẽ trái rồi, - James lại lên tiếng. Anh đang đứng bên kia gócphố, nơi đối diện với phòng tranh của Jean – Pierre. - Hắn đi xuống phố Bruton, phía bêntay phải.
Jean – Pierređặt trả bức tranh về lại cái giá trên cửa sổ rồi rút vào nhà vệ sinh, miệng lầmbầm:
- Aimà đối đầu với hai thằng chó cùng một lúc cho được!
Trong khi đó, Harvey đã rẽ vào một ngõ nhỏ trênphố Bruton và đang bước trên những bậc thang dẫn tới phòng tranh Tooth, với niềmhy vọng tràn trề là sẽ tìm được một cái gì đó đáng giá trong phòng trưng bày vốnrất nổi tiếng về tranh ấn tượng. Một bức tranh của Klee, một của Picasso và haicủa Salvador Dallis đều không phải những thứ mà Harvey tìm kiếm. Tranh của Klee thật hoàn hảonhưng vẫn không đẹp bằng bức tranh mà gã có trong phòng ăn ở Lincoln, Massachusets. Hơn thế nữa, có lẽ nócũng không phù hợp với cách bì trí của Arlene.
Nicholas Tooth, giám đốc phòng tranh, hứa sẽ để ývà gọi điện về Claridge's cho Harveynếu có tin tức gì thú vị.
- Hắnquay ra đấy! Nhưng tôi nghĩ là hắn sẽ về Claridge's.
James những mong muốn Harveysẽ vòng lại, đi về phía phòng tranh của Jean - Pierre, nhưng gã đã đi thẳng, về phía quảng trường Berkeley, rẽ vào phòng tranh O'Hana. Albert, ngườigác cổng, đã cho gã biết ở đây có tranh của Renoir. Thực tế, đúng là có, nhưngchỉ là một bức tranh sơn dầu chưa hoàn chỉnh. Có lẽ Renoir chỉ coi đó là một bảnphác thảo, hoặc là ông ta quá ghét nó nên đã bỏ dở giữa chừng. Rất tò mò muốnbiết giá cả, Harveyđi hẳn vào bên trong.
- 30.000 bảng!- Người giúp việc trả lời một cáchhờ hững như thể ông ta đang nói giá cảu một món hàng rẻ rúng nào đó, chỉ đáng10 đôla.
Harvey huýt gió qua kẽ răng. Gãluôn thấy ngạc nhiên vì không hiểu tại sao một bức tranh tầm thường của một hoạsỹ danh tiếng lại có thể lên tới 30.000 bảng trong khi một bức tranh đẹp của mộthoạ sỹ không tên tuổi lại chỉ đáng giá vài trăm đôla. Gã cám ơn người kia rồi bỏđi trong lời chào của Giám đốc phòng tranh.
- Hânhạnh được đón tiếp ngài, thưa ngài Metcalfe.
Harvey luôn cảm thấy hài lòngvới những kẻ nhớ tên gã. Nhưng lạy Chúa, họ buộc phải nhớ, năm ngoái, gã đã muaở đây một bức tranh giá 62.000 bảng.
- Chắcchắn là hắn đang trở về khách sạn.. – James thông báo.
Harvey chỉ ở lại khách sạn mộtvài phút để mua trứng cá hồi muối, thịt bê, thịt mông lợn hun khói, bánh sandwichkẹp phomát, và sô cô la để ăn trưa tại Wimblendon.
Lần này thì James có nhiệm vụ trực ở sân Wimblendon.Anh quyết định màng Anne theo. Tại sao lại không - đằng nào thì nàng cũng đã biếthết rồi. Hôm nay là ngày thi đấu của nữ. Billie Jean King, vô địch Mỹ - một côgái rất nhanh nhẹn, sẽ thi đấu với một đối thủ không mấy tên tuổi, Kathy May, cônày trông không có vẻ sẽ trụ được lâu. Sự cổ vũ mà Billie Jean nhận được khôngtương xứng với tài năng của cô, nhưng vì một lý do nào đó cô chưa bao giờ là mộtđấu thủ được Wimbledon yêu thích. Hôm nay, Harvey đi cùng một vị khách,theo James, là người châu Âu.
- Ailà đối tượng của anh? – Anne hỏi.
- Ngườingồi chênh chếch chúng ta, đang nói chuyện với người mặc đồ xám ngồi bên cạnh,trông có vẻ như là một quan chức chính phủ thuộc khối EEC.
- Ôngbéo mập ấy à?
- Ừ!
Anne muốn bình luận thêm vài lời nhưng ngay lúc đó,trong tài nổi hiệu lệnh "bắt đầu" và mọi sự chú ý đều đổ dồn về Billie Jean. Đồnghồ chỉ 2 giờ đúng.
- Cámơn ngài đã mời tôi đến Wimblendon, Harvey!– Jorg Birrer nói. - Gần đây, tôi dường như không bao giờ có thời gian để nghỉngơi. Vì chỉ xa rời thị trường trong vài giờ thôi là anh sẽ trở thành lạc hậungay.
- Vậylà đã đến lúc ông phải về vườn rồi. – Harveynói.
- Khôngcó ai thay thế tôi, - Birrerr đáp. – Tôi làm chủ tịch ngân hàng suốt mười năm nay, và bây giờ mới thấy tìm người kế cận hoára lại là công việc khó khăn nhất.
Bàn thắng thứ nhất thuộcvề King. Cô đang dẫn trước một điểm.
- Này,Harvey, tôi biếtông quá rõ tới mức khó có thể tin được rằng đây là một lời mời hoàn toàn bạn bè.
- Ôngcó bộ óc của quỷ à, Jorg?
- Nghểnghiệp buộc tôi phải như vậy.
- Thựcra, tôi chỉ muốn biết tại sao các tài khoản của tôi vẫn không hể thay đổi. Đôngthời, tôi cũng muốn thông báo cho ông các kế hoạch sắp tới của tôi.
King lại thắng, và đangdẫn trước 2- 0.
- Tàikhoản chính thức số Một của ông hiện có vài nghìn đôla tín dụng.- Nói tới đây,Birrer lấy ra một mẩu giấy nhỏ với một dãy số gọn gàng. Thực tế, ông đang bị thâmhụt 3.726.000 đô la, nhưng ông vẫn còn 37.000 ounce vàng, mà giá bán ra của ngàyhôm nay là 135 đôla một ounce.
- Theoông, tôi phải làm gì?
- Chờđợi. Tôi vẫn nghỉ rằng sang năm Tổng thông nước ông sẽ đưa ra một thông báo mớivề tiêu chuẩn vàng hoặc cho phép nhân dân mua vàng một cách tự do.
- Tôicũng nghĩ như vậy, nhưng theo tôi, chúngta cần phải bán hết số vàng này một vài tuần trước khi có sự hỗn loạn. Tôi đã cókinh nghiệm về việc này.
- Hyvong là ông đúng, cũng như mọi khi.
King lại thắng. Như vậy,ở ván đầu, King đã dẫn trước 3- 0.
- Thếcòn lãi suất đối với số đã bị rút giá?
- Hiệngiờ, lãi suất liên ngân hàng là 13,25%. Chúng tôi chỉ tính ông cao hơn mức đó là1,5%. Như vậy, ông chỉ phải trả 14,75% mỗi năm, trong khi đó vàng đang tăng giágần 70% mỗi năm.
- Được.– Harvey nói. - Cứ chờ đợi. Mùng một tháng Mười Một chúng ta sẽ cùng xem xét lại tình hình. Mãtelex vẫn không thay đổi. Tôi không hiểu thế giới sẽ ra sao nếu không có ngườiThuỵ Sỹ.
- Hãythận trọng đấy, Harvey.Ông có biết rằng trong ngành cảnh sát, số lượng chuyên viên chống lừa đảo nhiềuhơn số lượng chuyên viên chống bọn sát nhân không?
- Cứlo giữ lấy cái đầu của ông thôi, Jorg, tôi sẽ tự lo cho mình. Còn bây giờ, hãycùng thưởng thức bữa trưa và trận đấu. Lát nữa chúng ta sẽ nói tiếp về các tàikhoản khác.
King lại thắng. King dẫntrước 4- 0.
- Họđang mải mê trò chuyện, - Anne nói. – Em dám chắc là họ không hề biết cái gì đangdiễn ra trên sân đấu.
- Cólẽ hắn đang mặc cả mua Wimbledon với giá vốn.- James phá lên cười. – Ngày nào cũng gặpthằng cha này, và thật đáng sợ là anh bắt đầu thấy nể hắn. Anh chưa bao giờ gặpmột ai sống quy củ như hắn. Ngày nghỉ hắn còn như vậy thì không hiểu khi làm việchẵn sẽ ra sao?
- Emkhông thể hình dung được, - Anne nói.
May thắng lại. Như vậy, ở ván đầu, King dẫn trước4- 1.
- Ôi,hãy nhìn cách hắn tọng bánh vào mồm. Chẳng trách hắn béo đến vậy. – James giươngống nhòm lên. – Nhưng chính điều đó đã khiến anh muốn hỏi em. Em yêu, em choanh ăn gì đây?
Anne cho tay vào giỏ lôi ra một chiếc bánh mỳ lớncó kẹp salad, đưa cho James, còn chính nàng chỉ nhấm nháp một nhánh tỏi tây.
- Độnày em mập ra, - nàng giải thích, - em e rằng sẽ không thể ních vừa những bộ đồmùa đông trong cuộc triển lãm mốt tuần tới.- Nàng chạm tay vào đầu gối của Jamesvà mỉm cười. - Tại vì em hạnh phúc quá đấy.
- Ôi,đừng hạnh phúc đến như vậy. Anh thích em gầy gầy thôi.
King dẫn trước 5- 1.
- Chiếnthắng quá dễ dàng, - James nói. – Các trận khai mạc bao giờ cũng thế. Người ta đến đây chỉ để chiêm ngưỡng hình thểcủa nhà vô địch. Anh nghĩ, khó ai có thể vượt qua được King. Cô ta chỉ đứng sauHelen Mody, người đã tám lần đoạt chức vô địch Wimbledon.
King thắng ván một: Đổi!May được quyền phát bóng.
- Chúngta phải theo dõi hắn cả ngày hay sau? – Anne hỏi.
- Không,nhưng chúng ta phải theo dõi và biết chắc chắn rằng hắn ta sẽ trở về khác sạn màkhông thay đổi kế hoạch một cách tuỳ hứng hoặc làm một việc gì đó ngu ngốc tươngtự. Nếu bỏ lỡ cơ hội lúc hắn đi ngang qua phòng tranh của Jean – Pierre, chúng ta sẽ khôngcó cơ hội thứ hai.
- Chúngta sẽ làm gì nếu bỗng nhiên hắn thay đổi kế hoạch?
- Chỉcó Chúa mới biết, hay đúng hơn là chỉ có Stephen mới biết. Anh ta là một nhà thôngthái.
King lại thắng. Trongván hai này King lại đang dẫn trước 1- 0.
- Tộinghiệp cho May. Cô ta rồi cũng sẽ thành công như anh, phải không James? Kế hoạchcủa Jean – Pierrera sao rồi?
- Rấttệ. Metcalfe không hề bén mảng tới gần phòng tranh. Hắn dừng lại khi chỉ còn cách30 mét, rồi lại ngoặt sang hướng khác. Anh chàng Jean – Pierre tội nghiệp suýt lên cơn đau tim. Hy vọngngày mai sẽ khả dĩ hơn. Cho tới giờ, hắn đã đi hết toàn bộ khu Piccadilly và nửađầu phố Bond. Có một điều chúng ta có thể tin tưởng ở con người Harvey Metcalfelà hắn rất cẩn thận. Vì vậy , một lúc nào đó, hắn sẽ xuất hiện ở khu vực của bọnanh.
- Cácanh phải mua bảo hiểm nhân mạng đi. Một triệu đôla. Mỗi người hãy viết tên bangười còn lại lên phiếu bảo hiểm. – Anne nói. – Khi một người bị nhồi máu cơtim ba người còn lại sẽ được tiền.
- Khôngphải trò đùa đâu, Anne. Nếu em phải đứng lang thang ở đâu đó, đặc biệt là phải chờ đợi theo dõi đường đi nước bước của hắn,em sẽ thấy thế nào là căng thẳng.
King lại thắng, và đangdẫn trước 2- 0.
- Thếcòn anh?
- Chẳngcó gì đáng nói. Rất vô dụng. Bây giờ anh đang thực hiện kế hoạch của những ngườikia, nên anh có rất ít thời gian để tập trung cho kế hoạch của riêng mình.
- Tạisao không để em thể quyến rũ hắn.
- Mộtý tưởng không tồi. Nhưng để moi được 100.000 bảng của hắn, em phải là người đặcbiệt xinh đẹp. Nếu như bon anh đã biết được một chút gì về con người này thì đóchính là sự tôi thờ đồng tiền. Mỗi đêm hắn có thể rỏ cho em 30 bảng, và em sẽphải mất chừng 15 năm mới lấy lại được số cổ phiếu của anh. Không biết ba anh bạncủa chúng ta có sẵn sàng chờ đợi một thời gian dài như vậy không. Thực tế, anhcòn không dám chắc là họ có thể đợi thêm mười lăm ngày nữa hay không?
- Rồichúng ta sẽ nghĩ ra một cái gì đó. Đừng quá lo âu. – Anne nói.
May lại thắng. Tỷ số bâygiờ là 2- 1.
- Tốt.May đã thắng thêm được một quả nữa. À, Harvey,bữa trưa ngon tuyệt.
- Đặcsản của Claridge's đấy, - Harveynói. – Còn hơn là phải chen chúc trong một nhà hàng, nơi mà ông không thể xemtennis.
- BillieJean lại đang trêu cợt một cô bé tội nghiệp.
- Thìcô ta vẫn luôn như vậy, - Harveynói. – Nào, Jorg, hãy tiếp tục về tài khoản thứ hai của tôi đi.
Lại thêm một mảnh giấy nhỏ chi chít con số. Chính vì sự thận trọng, sáng suốt này mà người Thuỵ Sỹ đã kiểm soát được một nửa thế giới. Từ các vị đứng đầu nhà nước đến các tù trưởng Arập đều tin tưởng gửi tiền cho họ. Bù lại, Thuỵ Sỹ là một trong số các nước có nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Nếu đây chính là hệ thống khép kín hoàn hảo thì khỏi cần phải đi một nơi nào khác. Birrer đọc lướt các con số trong vài giây rồi nói:
Ngày 1 tháng Tư, chính ông đã chọn ngày này, Harvey, ông chuyển 7.486.000 đôla vào tài khoản No2. Vốn dĩ tài khoản này đã có 2.791.428 đôla. Ngày 2 tháng Tứ, theo đề nghị của ông, chúng tôi đã đầu tư 1 triệu đôla vào công ty Banco do Minas Gerais dưới tên Siverman và Elliot. Chúng tôi đã thanh toán một hoá đơn thuê dàn khoan của công ty Reading Bates với giá 420.000 đôla và nhiều hoá đơn khác nữa, trị giá 104.112 đôla. Như vậy, trong tài khoản No2 của ông còn 8.752.316 đôla.
King được điểm. King dẫn trước 3- 1
- Tuyệt. – Harvey nói.
- Tennis hay tiền? – Birrer hỏi.
- Cả hai. Nào, Jorg, sáu tuần nữa, tôi sẽ cần khoảng 2 triệu đôla. Tôi muốn mua một vài bức tranh ở London. Tôi đã xem một bức của Klee. Tôi rất thích bức này, và tôi còn muốn đi thăm một số phòng tranh khác. Giá mà tôi biết trước vụ đầu tư Prospecta Oil lại thành công đến như vậy thì năm ngoái tôi đã đánh gục Arman Hammer khi hắn mua bức tranh của Van Gogh ở Sotheby- Barke Bernet. Ngoài ra, tôi cần một số tiền mặt để mua thêm ngựa trong cuộc bán đấu giá Ascot Blood Stock. Đàn ngựa của tôi đang xuống dốc. Mà ông biết rồi đấy, một trong những tham vọng lớn nhất của tôi là thắng ở vòng đua Vua Goerge VI và Elizabeth Stakes. (James hẳn phải nhăn mặt vì hổ thẹn nếu anh ta nghe được câu nói thiếu chính xác này). Cho đến nay, thành tích lớn nhất của tôi mới là đứng vị trí thứ ba, chẳng hay ho gì. Năm nay tôi đã bổ xung thêm Rosalie, một con ngựa tuyệt vời, chưa từng thấy. Nếu thua, tôi sẽ xây dựng lại đàn ngựa, nhưng tôi thề là năm nay tôi sẽ chiến thắng.
Tỷ số 4- 1 nghiêng về King.
- Có vẻ như King cũng vậy, - Birrer nói. – Tôi sẽ thông báo cho thủ quỹ biết có thể trong vài tuần tới ông sẽ rút một khối lượng tiền lớn Và tôi không muốn số còn lại sẽ nằm nhàn rỗi. Vì vậy , tôi đề nghị ông trong vài tháng tới hãy tính toán và mua thêm vàng. Chúng ta sẽ bán hết số đó trong dịp năm mới. Nếu thị trường sụp đổ, tôi sẽ điện thoại sang đó cho ông. Cuối mỗi ngày, ông hãy cho các ngân hàng loại một vay tiền với lãi suất qua đêm. Song, ông sẽ làm gì với tất cả số tiền đó, Harvey, nếu những điếu xì gà này không thịt ông trước?
- Ồ, thôi đi Jorg. Ông chẳng khác gì bác sỹ cả. Tôi đã nói hàng trăm lần rồi, sang năm tôi sẽ về vườn và bỏ thuốc.
- Tôi không thể tin là ông sẽ tự nguyện rút lui khỏi cuộc đua. Harvey, thực ra bây giờ ông có bao nhiêu tiền?
Harvey cười.
- Tôi không thể cho ông biết, Jorg. Hình như Arisstole Onassis đã nói, nếu anh có thể đếm được thì tức là anh chẳng có gì.
Tỷ số 5- 1 nghiêng về King.
- Rosalie thế nào rồi? Ông vẫn đề nghị chúng tôi sẽ sang tên các tài khoản cho cô ấy nếu có gì bất trắc đến với ông?
- Nó vẫn vui vẻ. Sáng nay nó gọi điện cho tôi, báo rằng không thể tới Wimbledon vì công việc bận rộn. Tôi hy vọng nó sẽ kiếm được một gã người Mỹ giàu có để không màng đến tài khoản của nó. Hiện nay đã có quá nhiều kẻ tới cầu hôn. Bản thân Rosalie cũng không xác định được là bọn đó cần nó hay cần tiền của tôi. Vài năm trước, chúng tôi đã cãi nhau về điều này, và nó vẫn chưa tha thứ cho tôi.
Kết thúc ván hai. King thắng 6- 1.
Hai nữ cầu thủ rời sân trong tiếng vỗ tay và reo hò. Cả Harvey Metcalfe, James và Anne đều vỗ tay rất nhiệt tình. Harvey và Jorg Birrer quyết định ở lại xem trận tiếp theo, thi đấu đôi, rồi cùng trở về Claridge's ăn tối.
Suốt buổi chiều, James và Anne cũng ở lại Wimbledon, mãi tới khi thấy Harvey và ông bạn người Châu Âu quay lại khách sạn Claridge's họ mới trở về căn hộ của James.
- Stephen, tôi đã về rồi. Metcalfe cũng đã yên vị ở khách sạn.
- Được rồi, James. Ngày mai hắn sẽ cắn câu.
- Hy vọng là như vậy.
Nghe tiếng nước chảy, James đi vào bếp tìm Anne. Nàng đang rửa bát đĩa bằng một miếng bùi nhùi, bọt xà phòng ngập tơí tận khuỷu tay. Nàng quay lại, tung cái bùi nhùi vào người anh.
- Em không muốn làm anh buồn đâu, nhưng đây là lần đầu tiên trong đời em phải vào bếp để rửa bát đĩa trước khi nấu bữa tối.
- Anh biết. Người giúp việc chỉ dọn dẹp những chỗ sạch sẽ.
Anh ngồi lên chiếc bàn trong phòng bếp, chiêm ngưỡng tấm thân mảnh mai của nàng.
- Nếu bây giờ anh đi tắm trước khi ăn tối thì em có kỳ cọ cho anh như vậy không?
- Có, bằng một miếng bùi nhùi.
Nước ấm áp, đầy tràn. James nằm thoải mái để Anne kỳ cọ cho anh. Sau đó, anh bước ra khỏi bồn tắm.
- Ở cương vị một người trợ tá bồn tắm, em mặc hơi nhiều quần áo đấy, - anh nói.
Trong khi James tự lau khô người thì Anne tuột mình ra khỏi quần áo. Lúc anh bước vào phòng ngủ thì nàng đã nằm cuộn tròn trong tấm khăn trải giường.
- Em lạnh. – Nàng nói.
- Anh không nghĩ thế. – James nói. – Em sắp có bên mình một chai nước nóng dài sáu foot rồi.
Nàng ôm chầm lấy anh.
- Lạy Chúa, người anh lạnh như băng.
- Còn em thật đáng yêu. – James nói, đôi tay xoa nhẹ trên da thịt nàng.
- Kế hoạch của anh thế nào rồi, James?
- Anh chưa biết, hai mươi phút nữa anh sẽ nói với em.
Gần một tiếng đồng hồ nàng giữ im lặng. Mãi sau mới lên tiếng.
- Thôi, dậy đi. Bánh nướng pho mát chín rồi đấy. Hơn nữa, em còn phải dọn giường.
- Ôi, em ngốc nghếch ơi, đừng tự hành hạ mình như vậy.
- Có chứ. Anh kéo hầu như toàn bộ chăn, em chỉ còn biết ngắm anh cuộn tròn như một chú mèo hạnh phúc trong khi em lạnh tưởng chết. Làm tình với anh không hề giống với những gì mà Harold Robbins hứa hẹn đâu.
- Nào, khi nào nói xong, em đặt chuông đồng hồ 7 giờ sáng nhé.
- 7 giờ sáng? Anh không phải đến Claridge's vào lúc 8 giờ 30 sao?
- Có chứ, nhưng anh còn muốn nghiên cứu một quả trứng.
- James, bỏ cái trò đùa ngớ ngẩn đó đi.
- Ôi, anh thiết tưởng nó hay ho lắm đấy chứ.
- Vâng. Mà sao anh không chịu mặc quần áo vào đi trước khi bữa ăn bị cháy thành than?
***
Sáng hôm sau, đúng 8 giờ 29 phút, Jamescó mặt tại Claridge's. Dù anh có bao nhiêu nhược điểm đi chăng nữa thì anh cũng quyếtkhông bị thua kém những người khác trong khi thực thi kế hoạch của họ. Anh liênlạc bằng điện đài để kiểm tra liệu Stephen và Robin đã có mặt trên quảng trườngBerkeley và phốBond chưa.
- Chàobuổi sáng, - Stephen nói.- Một đêm tuyệt vời phải không?
- Trêncả tuyệt vời, - James đáp.
- Ngủngon chứ? – Stephen hỏi.
- Khônghề chợp mắt.
- Đừngcó làm cho chúng tôi phải ghen tỵ, - Robin nói, - và hãy tập chung vào HarveyMetcalfe đi.
James đứng bên cửa ra vào cửa hàng bán quần áo lôngthú ngắm nhìn những người làm ca đêm đang ra về và những nhân viên ca ngày đếnlàm việc.
Lúc này, Harvey Metcalfe đang làm những công việcthường nhật: Ăn sáng và đọc báo. Đêm qua, trước khi đi ngủ, gã nhận được cú điệnthoại của vợ từ Boston,và sáng nay, trong khi ăn sáng, gã lại được nghe điện thoại của con gái. Điều nàykhiến gã thực sự vui thích. Gã quyết định tiếp tục đi lùng cho được một bứctranh ấn tượng ở một vài phòng tranh khác trên các phố Cork và phố Bond. Có lẽ Sotheby sẽ giúp gã.
Đúng 9 giờ 47 phút, gã rời khách sạn, vẫn cái kiểuđi với những bước sải dài.
- Conmồi đã ra khỏi hang.
Stephen và Robin choàng tỉnh, rũ bỏ những giấc mơngày.
- Hắnđã vào phố Bruton và đang tiến về phố Bond.
Harvey rảo bước dọc theo phốBond, đi qua những con đường mà gã đã đi.
- Chỉcòn cách 50 mét thôi, Jean – Pierre,- James nói. – 40 mét, 30 mét, 20 mét ... Ồ không, đồ chó, hắn rẽ vào Sotheby. Hômnay, ở đó chỉ có vài bức vẽ từ thời Trung cổ. Quỷ thật, tôi không biết là hắn cũngthích cái của này.
James nhìn về đầu phố và thấy Stephen đang trongvai một nhà doanh nghiệp trung niên. Kiểu cổ áo, đặc biệt là chiếc kính không vànhkhiến cho anh có dáng vẻ người Tây Đức. Giọng Stephen vang lên trong loa:
- Tôisẽ vào phòng tranh cảu Jean – Pierre.Còn cậu, James, hãy đợi ở phía bắc của Sotheby. Cứ mười lăm phút lại báo tin mộtlần. Robin, cậu phải vào hẳn bên trong vànhử miếng mồi trước mũi hắn.
- Nhưngđiều này không có trong kế hoạch, Stephen. – Robin nói.
- Hãyvận dụng hết khả năng của mình mà làm cho tối, nếu không cậu sẽ phải chăm sóc cáccơn đau tim của Jean – Pierremà không nhận được thù lao đâu. Hiểu chưa?
- Thôiđược. Robin nói một cách hoang mang.
Robin bước vào phòng Sotheby và lén lút liếc trộmvào một chiếc gương gần nhất. Tốt, anh đã được cải trang kỹ càng. Lên gác, anhnhận ra Harvey đangđứng ở cuối gian bán tranh. Anh đến ngồi vào một chiếc ghế gần đó, trong hàngghế ngay sau lưng Harvey.
Khách hàng tấp nập đến xem và mua các bức vẽ thờiTrung cổ. Harveythấy những bức vẽ đó cũng hay hay, nhưng gã không thể nào chịu được những khoảngmàu sáng chói, đầy vẻ thượng lưu. Sau lưng gã, Robin đang có vẻ ngập ngừng, lưỡnglự nhưng đã bắt đầu cất giọng nói chuyện với người bên cạnh.
- Nhữngbức vẽ này cũng có vẻ hay hay đấy, nhưng tôi lại chẳng hiểu gì về nghệ thuật thờiTrung cổ. Tôi thích nghệ thuật hiện đại hơn. Tuy thế, tôi vẫn buộc phải nghĩ ramột cái gì đó phù hợp để nói với các độc giả của tôi.
Người bên cạnh Robin lịch sự mỉm cười.
- Anhphải viết về tất cả các cuộc bán đấu giá a?
- Gầnnhư là tất cả, đặc biệt khi có những điều bất ngờ. Dẫu sao thì chính ở tạiSotheby này người ta có thể biết được những gì đang diễn ra ở các phòng tranhkhác. Chỉ mới sáng nay thôi, một trong số những người giúp việc đã tặng tôi mộtthông tin quý báu. Phòng tranh Lamanns có một số tranh đặc biệt của trương pháiấn tượng.
Robin cố tình để lọt những thông tin này vào lỗtai Harvey rồingồi dựa lưng vào thành ghế, chờ đợi hiệu quả của nó. Ngay lập tức, anh nhận đượckết quả xứng đáng: Harveylen lỏi qua đám đông chui ra khỏi phòng tranh. Robin ở lại thêm một chút nữa rồicũng đi ra, thở phào nhẹ nhõm.
Bên ngoài, James vẫn kiên trì chờ đợi.
- 10giờ 30 phút, không thấy bóng dáng hắn đâu cả.
- Ngherõ,
- 10giờ 45 phút. Vẫn chưa có dấu hiệu gì.
- Ngherõ.
- 11giờ. Hắn vẫn ở bên trong.
- Ngherõ.
- 11giờ 12 phút. Hắn xuất hiện.
James vội vàng rút nhanh về phòng tranh Lamanns.Một lần nữa, Jean – Pierre lại cất bức tranh màunước Sông Thamesvà người lái đò của Sutherland đi, thay vào đó bức tranh sơn dầu của VanGogh. Đây là một trong những tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất mà người ta có thể tìmthấy ở London.Ngay bây giờ cuộc thí nghiệm với a- xít sẽ được tiến hành. Tấm giấy quỳ đang dichuyển dọc theo phố Bond tới gần lọ a- xít.
Bức tranh sơn dầu này là thành quả của DavidStein, một người rất nổi tiếng trong giới nghệ thuật vì đã giả mạo 300 bức sơndầu của các hoạ sỹ ấn tượng nổi tiếng, và đã kiếm được 864.000 đôla.
Mãi cho đến năm 1969, ông ta mới bị phát giáctrong khi đang mở cuộc triển lãm Chagall ở phòng tranh Niveaie trên đại lộ Madison. Không hề quen biếtvới Stein, Chagall, vào đúng thời gian này, cũng đang có mặt tại New York đểtham dự một cuộc triển lãm khác tại Viện Bảo tàng trong trung tâm Loncoln Centre..Hai tác phẩm nổi tiếng của ông đang được trưng bày tại đây. Khi được thông báovề cuộc triển lãm Niveaie, Chagall tức phát điên lên. Ông ta kiện thẳng tới uỷviên công tố về vụ giả mạo này. Nhưng Stein đã bán được một bức tranh giả củaChagall cho Louis D.Cohen với giá gần 100.000 đôla. Hiện nay, trong phòng tranhGalleria d'Arte Moderna ở Millan vẫn còn một bức tranh của Stein Chagall và mộtbức của Stein Picasso. Jean – Piere rất tin tưởng vào tài năng của David Steinvà tin chắc rằng lịch sử sẽ lặp lại.
Sau lần bị phát giác đó, Stein vẫn tiếp tục vẽtranh ấn tượng, nhưng bây giờ ông ký tên của chính mình. Nhờ có tài năng xuấtchúng nên ông vẫn sống ung dung. Ông biết Jean – Pierre từ lâu và rất khâm phụcanh, vì vậy, khi nghe kể về Metcalfe và Prospecta Oil, ông đã đồng ý vẽ một bứctranh Van Gogh với giá 10.000 đô la và ký lên đó chữ ký của ông thầy nổi tiếng"Vincent".
Jean Pierre phải tốn khá nhiều công sức mới xác định được bức tranh mất tích của Van Gogh,qua đó, Stein có thể làm sống lại bức tranh để lừa Harvey. Anh đã phải nghiên cứu bộ sưu tập de la Faille's, đặc biệt là các phẩm nghệthuật của Vincent Van Gogh, rồi lựa trong đó ba bức tranh từng được treo ở Phòngtranh Quốc gia ở Berlin trước chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong bộ sưu tậpcủa de la Faille's, chúng được đánh số485, Les Amoureux (Người tình), 628, La Moisson (Mùa gặt) và 766, Le Jardin de Daubigny (Vườn của Daubigny).Hai bức Mùa gặt và Vườn của Daubigny được bán cho phòngtranh Berlin,còn bức Người tình có lẽ cũng được bán vào khoảng thời gian đó. Khi ba bứctranh bắt đầu thì cả ba bức tranh đều biến mất.
Sau đó, Jean – Pierre lại tới gặp giáo sư Wormitcủa Viện Preussischer Kulturbesitz, một người chuyên nghiên cứu, tìm hiểu các tácphẩm nghệ thuật thất lạc, đã cho anh biết về số phận của các bức tranh. Ngaykhi chiến tranh kết thúc, Vườn của Daubigny đã xuất hiện trở lại trong bộ sưu tậpcảu Siegfried Kramarsky ở New York.Tuy vậy, tại sao nó lại có mặt ở đó thì không ai biết. Sau này, Kramarsky đã bánbức tranh này cho phòng tranh Nichido ở Tokyo,và bây giờ nó vẫn ở đó. Sau cùng, giáo sư khẳng định rằng không ai biết gì về sốphận của hai bức tranh còn lại.
Jean – Pierrelại tiếp tục đến gặp Madame Tellegen Hoogendoorm của Viện Dutch Rijksbureau VoorKunsthistoriche Ducumentatie. Madame Tellegen là một chuyên gia về tranh củaVan Gogh, và dần dần, với sự giúp đỡ của bà, Jean – Pierre bắt đầu chắp nối được câu chuyện về nhữngbức tranh mất tích này. Năm 1937, mặc dù Giám đốc phòng tranh quốc gia Berlin,tiến sỹ Hanfstaengl và người bảo dưỡng tranh, tiến sỹ Hentzen, phản đối, bọn phátxít vẫn di chuyển các bức tranh ra khỏi phòng tranh quốc gia, trong đó có hai bứctranh Người tình và Mùa gặt. Những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng đã bị gán chocái tên là nghệ thuật sa đoạ và bị tống vào ga xe lửa ở Kopenickerstrasset thuộcBerlin. ThángGiêng năm 1938, đích thân Hitler đã tới nhà ga này và chính thức ra lệnh tịchthu chúng.
Cái gì xảy ra sau đó với hai bức tranh của VanGogh? Không ai biết. nhiều tác phẩm nghệ thuậ mà bọn phát xít tịch thu đã bị JosephAngerer, nhân viên đại lý của Hermann Goering, bán ra nước ngoài để thu về ngoạitệ phục vụ Fuhrer. Một số khác thì bị bán tống đi trong một cuộc bán đấu giá dophòng tranh Fisher Art tổ chức vào ngày 30 tháng Sáu năm 1939, tại Lucerne. Nhưng nói chung,các tác phẩm nghệ thuật ở nhà ga xe lửa Kepenickerstrasse đều bị chung một sốphận đơn giản và bi thảm: Đó là bị cháy, bị mất cắp hoặc thất lạc. Phải mất nhiềucông sức lắm, Jean – Pierremới tìm được các bản sao trắng đen của hai bức tranh Người tình và Mùa gặt. Màcũng chằng màu sắc nào có thể tồn tại sau khi đã được rọi từ âm bản. Jean – Pierre cũgn chẳng mảy maytin rằng các bức vẽ màu vẫn đang tồn tại ở một nơi nào đó. Vì vậy, anh quyết địnhchọn một trong hai bức này.
Trong hai bức tranh thì Người tình có khổ rộng hơn,76x91 cm. Tuy vậy, Van Gogh có vẻ không hài lòng về nó. Tháng Mười, năm 1898(trong bức thư No 556) ông viết "đó là một bản vẽ phác trên vải bạt tồi tệ nhấtcủa tôi". Hơn thế nữa, rất khó có thể đoán biết màu sắc trên nền bản sao. NGượclại, Van Gogh thực sự hài lòng về bức Mùa gặt. Ông vẽ bức sơn dầu này vào thángChín năm 1898 và đã viết về nó: "Tôi ao ướcsẽ vẽ lại người thợ gặt này một lần nữa để tặng mẹ tôi" (bức thư No604). Thực tế,ông đã vẽ ba bức tranh với những vẻ tương tự nhau về một người thợ gặt trong ngàymùa. Jean – Pierređã dày công tìm kiếm hai bức ảnh màu, một từ bảo tàng Louvre và một từ Rijksmuiseum.Anh nghiên cứu cách phối cảnh trên hai bức ảnh đó. Điểm khác nhau duy nhất củahai bức ảnh là cách bố trí mặt trời và ánh nắng trên mặt phông. Tới đây thìJean – Pierre đãcó thể hình dung ra bức tranh màu Mùa gặt.
Stein cũng đồng ý với cách lựa chọn của Jean – Pierre. Ông nghiên cứu tỷmỉ bản sao trắng đen của bức Mùa gặt và hai bức ảnh màu kia. Sau đó, ông lại tìmmột tác phẩm hội hoạ ít có giá trị nghệ thuật Pháp cuối thế kỷ mười chín, rồi vớitất cả sự tinh xảo của một hoạ sỹ chép tranh, ông tẩy sạch toàn bộ sơn trên phông,chỉ để lại một dấu tem rất quan trọng ở mặt sau, vì bản thân Stein cũng khôngthể làm giả dấu tem này. Trên tấm vải sạch sẽ ông đánh dấu kích thước của bứctranh thật: 48,5x53cm rồi chọn một dao vẽ sơn dầu, và một bút vẽ đúng loại VanGogh vẫn ưa dùng. Sáu tuần sau, bức tranh Mùa gặt hoàn thành. Stein đánh bóng bứctranh. Để làm cho bức tranh cũ đi, ông "nướng" nó trên lò suốt bốn ngày liền vớinhiệt độ không cao, 85 độ F. Sau cùng, Jean – Pierre đóng nó vào một cái khungmạ vàng như các học sỹ ấn tượng vẫn thường làm. Giờ đây, họ chỉ còn chờ đợi HarveyMetcalfe đánh giá tác phẩm của họ.
Harvey suy nghĩ chớp nhoáng và thấy chẳng có gì mất mát nếu gã tiện chân qua phòng tranh Lamanns. Khi còn cách phòng tranh độ năm bước chân, gã nhìn thấy bức tranh được bày trang trọng trên khung cửa sổ. Gã không thể tin ở mắt mình. Một bức tranh của Van Gogh, không còn nghi ngờ gì nữa. Hơn nữa, nó lại là một tuyệt tác. Thực tế, bức tranh Mùa gặt mới chỉ bày ở đây khoảng hai phút.
Harvey đi như chạy vào phòng tranh, nhưng chỉ thấy ba người đàn ông đang mải mê nói chuyện với nhau và chẳng thấy ai quan tâm đến gã. Stephen đang nói với Jean – Pierre bằng một giọng ầm ừ rất khó nghe.
- 170.000 đồng tiền vàng thì cũng có vẻ cao đấy, nhưng ... quả là một tuyệt tác. Ngài có dám chắc đây chính là bức tranh đã xuất hiện ở Berlin năm 1937 không?
- Ngài không bao giờ có thể đoán chắc bất cứ một điều gì, nhưng ngài cũng đã thấy dấu tem của Phòng tranh quốc gia Berlin ở mặt sau rồi đấy, và cả Bernheim Jeune cũng xác nhận là họ đã bán bức tranh này cho người Đức vào năm 1927. Ngoài ra, tiểu sử của bức tranh này đã được ghi chép vào biên niên sử. Chắc chắn, nó đã bị đánh cắp khỏi Viện Bảo tàng trong thời kỳ chiến tranh.
- Làm thế nào mà ngài lại có bức tranh này?
- Tôi mua lại của một nhà quý tộc người Anh, nhưng ông này vẫn muốn được giấu tên.
- Thôi được, - Stephen nói, - tôi muốn ông đừng bán nó, bốn giờ chiều tôi sẽ trở lại với một tấm séc 170.000 đồng vàng của ngân hàng Dresdner A.G. Được chứ?
- Tất nhiên, thưa ngài. – Jean – Pierre trả lời. – Đây là một trường hợp đặc biệt.
James, trong bộ comple thẳng tắp và chiếc mũ nỉ mềm bảnh bao, cố tình đi loanh quanh sau lưng Stephen, và đưa ra một nhận xét nịnh nọt:
- Đây là tuyệt tác của các tuyệt tác.
- Đúng thế đấy. Tôi đã mang nó tới cho Julian Barron ở Sotheby xem. Ông ta rất thích nó.James nhẹ nhàng rút lui về phía cuối phòng, rũ bỏ vai trò của một người buôn tranh cổ sành sỏi. Đúng lúc đó thì Robin bước vào, tờ tạp chí Guardian thòi lòi ở túi áo.
- Xin chào ngài Lamanns. Ở Sotheby tôi nghe người ta đồn ông có một bức tranh của Van Gogh, một bức tranh mà tôi vẫn ngỡ là chỉ có ở nước Nga. Tôi muốn viết đôi dòng về lịch sử của nó để đăng trong số báo ngày mai. Ngài có cho phép không?
- Rất vui lòng, - Jean – Pierre nói. – Nhưng thực ra, tôi đã bán nó cho ngài Herr Drosser, một người buôn tranh người Đức với giá 170.000 đồng vàng.
- Hời quá, - Giọng James lại vang lên từ phía cuối phòng, - trong số các bức tranh của Van Gogh mà tôi đã từng được nhìn thấy ở London thì đây là bức đẹp nhất, và tôi lấy làm tiếc vì phòng tranh của chúng tôi đã không được đấu giá nó. Ngài gặp may đấy, ngài Drosser. Nếu có một lúc nào đó muốn bán nó đi, xin ngài hãy liên lạc với tôi. – James đưa cho Stephen một tấm card rồi mỉm cười với Jean – Pierre.
- Ngài có ảnh chụp bức tranh này không?
- Có chứ, tất nhiên.
Jean – Pierre mở ngăn kéo, lấy ra một tấm ảnh màu kèm theo một bản viết tay mô tả bức tranh. Anh đưa tất cả cho Robin.
- Xin ngài để ý cách viết từ "Lamanns!" Tôi rất chán ngán vì thường bị người ta nhầm với tên một cuộc đua xe của Pháp.
Rồi anh quay về phía Stephen nói:
- Xin lỗi để ngài phải chờ, thưa ngài Herr Drosser. Ngài muốn chúng tôi giao hàng theo cách nào?
- Cứ gửi thẳng cho tôi, tại Dorchester, sáng ngài mai, phòng 120.
- Vâng, thưa ngài.
Stephen đang định ra về thì Robin lên tiếng.
- Xin lỗi ngài, tôi xin được biết tên ngài.
- Drosser. D- R- O- S- S- E- R.
- Và xin được biết là tôi có thể đưa tên ngài lên bài viết của tôi được không?
- Được thôi. Mua được món hàng này, tôi rất hài lòng. Xin chào các ngài.
Stephen gật đầu chào với vẻ lịch lãm rồi bỏ đi. Anh bước ra, hoà nhập vào phố Bond, để lại sau lưng Robin, Jean – Pierre, và James cùng với nỗi sợ hãi. Harvey, không một chút do dự, cũng ra đi.
Jean – Pierre nặng nề thả người xuống chiếc gàn gỗ gụ từ thời Goerge. Anh thất vọng ngước nhìn Robin và James.
- Lạy chúa tôi, thế là hết. Sáu tuần chuẩn bị, ba ngày lo âu, để rồi hắn bỏ đi trước mắt chúng ta. – Jean – Pierre nhìn chằm chằm vào bức tranh mùa gặt với tất cả sự giận dữ.
- Thế mà Stephen lại đoán chắc với chúng ta rằng Harvey sẽ ở lại, sẽ mặc cả với Jean- Pierre. "Cái đó có sẵn trong con người hắn" – James nhái lại giọng điệu của Stephen – "Hắn sẽ chẳng để lọt lưới bức tranh đâu".
- Kẻ nào đã nghĩ ra tất cả những trò ngu xuẩn này? – Robin lầm bầm.
- Stephen! - Cả bọn đồng thanh gào lên và chạy ào về phía cửa sổ.
"Ôi! Một tuyệt tác của Henry Moore", một quý bà trung niên, nai nịt kỹ càng như dũng sỹ ra trận thốt lên. Trong lúc ba người đang rên rỉ, bà ta nhẹ nhàng đi nhanh vào phòng và hỏi:
- Ngài lấy bao nhiêu đây?
- Tôi trở lại ngay đây, Madame! – Jean – Pierre nói.
- Ôi, quỷ thật, có phải Metcalfe đang đi theo Stephen kia không. Robin, hãy nói chuyện với cậu ấy ngay.
- Stephen, cậu có nghe thấy tôi nói không? Đừng có nhìn lại phía sau đấy. Chúng tớ nghĩ là Harvey chỉ còn cách cậu vài bước.
- Cậu định nói cái quái gì đấy? Cái gì mà hắn chỉ còn cách tôi vài bước? Hắn phải vẫn đang ở phòng tranh để hỏi mua tranh Van Gogh chứ. Các cậu làm trò gì thế này?
- Harvey không cho chúng tôi cơ hội đó. Chúng tôi chưa kịp làm gì thì hắn đã theo cậu bén gót.
- Thông minh quá đấy. Nào, bây giờ tôi phải làm gì?
Jean – Pierre cầm lấy máy:
- Tốt hơn hết là cậu hãy đi thẳng tới Dorchester đề phòng hắn thực sự đi theo cậu.
- Nhưng tôi thậm chí còn không biết Dorchester ở đâu, - Stephen hét lên.
Robin cứu nguy:
- Rẽ phải, Stephen, đi vào phố Bruton, cứ đi thẳng cho tới quảng trường Berkeley. Tiếp tục đi thẳng, đừng có nhìn lại đằng sau kẻo cậu sẽ làm hỏng hết mọi việc đấy.
- James, - Jean – Pierre nói. Anh vốn có cái suy nghĩ và quyết định nhanh nhậy của nhà kinh doanh. – Hãy lập tức đón taxi tới Dorchester và đặt phòng số 120 cho ngài Drosser. Lấy sẵn chìa khoá cho Stephen và khi cậu ta xuất hiện ở cửa thì đưa ngay rồi lẩn đi. Stephen, cậu vẫn nghe đấy chứ?
- Ừ.
- Cậu nghe thấy tất cả rồi chứ?
- Rồi. Bảo James đặt phòng 119 hoặc 121 nếu phòng 120 có người.
- Được rồi, - Jean – Pierre trả lời. – Làm đi, James.
James vùng đứng lên, lao ra khỏi phòng, đẩy bật một phụ nữ đang vẫy taxi. Đây là một hành động mà từ trước tới nay anh chưa bao giờ có.
- Dorchester, - anh ra lệnh mà như thét. - Chạy hết tốc độ!
Chiếc taxi lao đi.
- Stephen! James lên đường rồi, Robin cũng đang theo sát Harvey, cậu ta sẽ hướng dẫn cậu đường tới Dorchester. Tôi sẽ trực ở đây. Mọi việc khác đểu O.K chứ?
- Không. – Stephen nói. – Hãy cầu nguyện đi. Tôi đã tới quảng trường Berkeley rồi. Đi đâu đây?
- Vượt qua vườn hoa rồi tiếp tục đi xuôi theo phố Hill.
Robin rời phòng tranh, chạy thẳng đến phố Bruton mãi cho tới khi anh chỉ còn cách Harvey 50 mét.
- Nào, chúng ta nói chuyện về bức tranh của Henry Moore, - quý bà mặc áo nịt bó sát nói.
- Quẳng Henry Moore đi, - Jean – Pierre nói, thậm chí không thèm quay đầu lại..
Bộ ngực được nai nịt bằng thép như muốn vỡ tung.
- Này anh kia. Chưa có ai dám nói với tôi như ...
Nhưng Jean – Pierre đã bước vào phòng vệ sinh và đóng sập cửa.
- Cậu đang đi trên phố South Audley. Hãy đi tiếp vào phố Deaney. Cứ đi thẳng, không rẽ trái, không rẽ phải , và nhất thiết không được nhìn lại đằng sau. Harvey vẫn đi sau cậu khoảng 50 mét. Tôi cũng cách hắn khoảng 50 mét, - Robin nói.
Người qua đường nhìn như bị thôi miên vào một anh chàng vừa đi vừa lẩm bẩm vào một thiết bị nhỏ.
- Còn phòng 120 không?
- Có, thưa ngài. Họ vừa trả sáng nay, nhưng tôi không rõ giờ đã có ai thuê chưa. Tôi nghĩ là người hầu phòng vẫn đang dọn dẹp ở đó. Tôi sẽ kiểm tra lại, thưa ngài. - Một nhân viên tiếp tân trong trang phục buổi sáng nói với James.
- Ồ, không có gì ghê gớm lắm, - James tiếp tục. Giọng của anh giống người Đức hơn cả Stephen. – Tôi vẫn luôn luôn thuê phòng đó. Anh có thể vào sổ là tôi nghỉ lại một đêm. Tên tôi là Drosser, Herr - ừ ... Helmut Drosser.
Anh thả nhanh lên quầy một đồng bảng.
- Vâng, được, thưa ngài.
- Stephen, đó là công viên Park Lane. Hãy nhìn về bên phải, cái khách sạn to lớn trên góc phố trước mặt anh chính là Dorchester. Cái cổng bán nguyệt kia là cổng vào. Hãy đi lên bậc tam cấp, đi qua lão béo mặc áo khoác xanh kia, đi tiếp qua cửa xoay, cậu sẽ thấy quầy tiếp tân ở bên phải. Chắc chắn, James đang chờ cậu tại đó.
Robin cảm thấy may mắn vì bữa tiệc thường niên của Hội y học Hoàng gia đã được tổ chức ở đây, năm ngoái.
- Harvey đâu? – Stephen lầm bầm.
- Cách cậu 40 mét.
Stephen tăng tốc độ, chạy lên bậc tam cấp. Anh lao quay cửa xoay nhanh và mạnh tới mức những người đang đi qua cửa bỗng thấy mình có mặt trên đường nhanh hơn mức bình thường. Lạy Chúa, James đã có mặt, tay cầm một chiếc chìa khoá.
- Thang máy ở đằng kia, - James nói, tay chỉ. - Cậu đã chọn một trong những phòng đắt nhất ở đây đấy.
Stephen liếc nhanh về phía mà James chỉ rồi quay lại cám ơn anh. Nhưng James đã đi thẳng tới quầy ba dành cho người Mỹ cốt để tránh khỏi tầm nhìn của Harvey khi gã xuất hiện.
Lên tới tầng hai, Stephen ra khỏi thang máy. Anh nhận thấy khách sạn Dorchester, một khách sạn mà anh chưa từng đặt chân tới, cũng cổ kính như khách sạn Claridge's. Anh đi trên những tấm thảm vàng, xanh dẫn tới căn phòng nhìn ra công viên Hyde Park. Anh nặng nề thả người xuống chiếc ghế êm ái, lo âu không biết những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Chẳng có cái gì giống như trong kế hoạch cả.
Jean – Pierre chờ đợi ở phòng tranh, James ngồi ở quầy bar dành cho người Mỹ, còn Robin nhởn nhơ trên công viên Lane.
- Ngài Drosser đang nghỉ tại khách sạn này phải không? Phòng 120? – Harvey nôn nóng hỏi.
Nhân viên lễ tân lướt qua danh sách rồi trả lời.
- Vâng, thưa ngài. Ông ta đang chờ ngài hay sao?
- Không, nhưng tôi muốn nói chuyện với ông ta qua điện thoại của khách sạn.
- Vâng. Xin ngài vui lòng đi qua cái cửa tò vò ở bên trái. Ngài sẽ thấy năm chiếc điện thoại, trong đó có một chiếc là điện thoại nội bộ.
Harvey làm theo sự hướng dẫn.
- Phòng 120. – Gã bảo nhân viên tổng đài.
- Ô số 1, thưa ngài.
- Xin cho gặp ngài Drosser.
- Tôi đây, - Stephen nói, lại tiếp tục cái giọng Đức mà anh đã phải nỗ lực tập luyện.
- Tôi là Harvey Metcalfe. Liệu tôi có thể lên gặp ngài và nói chuyện với ngài được không? Về bức tranh Van Gogh mà mà ngài vừa mua sáng nay.
- Ờ ... ngay bây giờ thì được. Tôi đang chuẩn bị đi tắm vì có một cuộc hẹn dùng cơm trưa.
- Tôi sẽ không làm phiền ngài lâu đâu.
Stephen chưa kịp trả lời thì máy đã dập. Vài phút sau, có tiếng gõ cửa. Hai chân Stephen lảo đảo. Anh ra mở cửa mà lòng đầy hoang mang. Anh đã thay quần áo và đang mặc áo ngủ màu trắng của khách sạn.
Mái tóc màu nâu rối bù như sẫm hơn bình thường. Đó là cách hoá trang duy nhất mà anh có thể làm được trong giờ phút ngắn ngủi này vì vốn dĩ, anh không tính đến trường hợp phải giáp mặt Harvey.
- Xin lỗi vì sự đường đột, thưa ngài Drosser, nhưng tôi cần gặp ngài ngay lập tức. Tôi biết là ngài vừa mua một bức tranh Van Gogh ở phòng tranh Lamanns. Tôi hy vọng, vì ngài là một thương nhân, nên ngài sẽ vui lòng bán lại nó cho tôi để kiếm lời.
- Không. Cám ơn ngài! – Stephen nói, và cảm thấy nhẹ nhõm. – Đã từ nhiều năm nay tôi vẫn ước ao có được một tác phẩm cảu Van Gogh cho phòng tranh của tôi ở Munich. Tôi rất lấy làm tiếc, ngài Metcalfe, tôi không thể bán nó.
- Ngày nhé, ngài đã trả 170.000 đồng vàng cho nó. Tính ra đôla là bao nhiêu?
Stephen im lặng.
- Ồ, khoảng 435.000 đôla.
- Tôi sẽ đưa ngài thêm 15.000 đôla nếu ngài bán bức tranh đó cho tôi. Tất cả những việc ngài phải làm bây giờ chỉ là gọi điện tới phòng tranh, nói với họ rằng bức tranh sẽ là của tôi và tôi sẽ thanh toán hoá đơn.
Stephen im lặng, không biết phải giải quyết thế nào. Hãy nghĩ như Harvey Metcalfe. Anh tự nhủ.
- 20.000 đô la tiền mặt và ngài sẽ có bức tranh.
Harvey lưỡng lự. Hai chân Stephen lại run lên.
- Thôi được! – Harvey quyết định – Hãy phôn tới phòng tranh ngay.
Stephen nhấc điện thoại.
- Làm ơn nối máy tới phòng tranh Lamanns càng nhanh càng tốt, tôi có một cuộc hẹn dùng cơm trưa.
Sau vài giây máy được nối với Lamanns.
- Phòng tranh Lamanns đây.
- Xin cho gặp ngài Lamanns.
- Ồ, cậu đó à, Stephen. Cái quái gì đã xảy ra với cậu đấy.
- Xin chào ngài Lamanns, tôi là Herr Drosser. Ngài còn nhớ không, đầu giờ sáng nay tôi đã đến phòng tranh của ngài.
- Tất nhiên là tôi phải nhớ chứ, sau cậu ngốc thế, cậu định giở trò gì nữa đây, Stephen? Tôi đây, Jean –Pierre đây.
- Ngài Harvey Metcalfe đang ở chỗ tôi.
- Chúa ơi, xin lỗi, Stephen. Tôi không...
- Vào phút nữa ngài Metcalfe sẽ đến chỗ ngài.
Stephen nhìn về phía Harvey. Ông ta gật đầu tỏ sự đồng ý.
- Ngài sẽ để lại bức tranh của Van Gogh mà tôi mua sáng nay cho ngài Metcalfe. Ngài Metcalfe sẽ trao cho ngài một tấm séc trị giá 170.000 đồng vàng.
- Thoát nạn rồi, thắng rồi, - Jean – Pierre thì thầm.
- Tôi rất lấy làm tiếc vì sẽ không được là chủ nhân của bức tranh, nhưng như người Mỹ thường nói, tôi đã có lời, và tôi không thể chối từ. Rất cám ơn ngài. – Stephen nói rồi đặt điện thoại xuống.
- Ngài Drosser, xin cảm ơn. Ngài đã giúp tôi trở thành một người hạnh phúc.
- Tôi sẽ không tiếc rẻ đâu, - Stephen thành thực nói. Anh tiễn Harvey ra cửa. Họ bắt tay nhau rất chặt.
- Tạm biệt.
- Chúc ngài một ngày tốt lành, ngài Metcalfe.
Stephen đóng cửa, đi lảo đảo về phía chiếc ghế. Gần như anh không còn đủ sức để nhúc nhích.
Robin và James trông thấy Harvey đi ra khỏi Dorchester. Robin đi theo gã về phía phòng tranh, trong anh, hy vọng đang bừng lên theo mỗi sải chân. James vào thang máy lên tầng hai, rồi đi như bay tới phòng 120. Anh đập cửa. Stephen nhảy bổ ra. Anh không hề muốn gặp lại Harvey. Anh mở cửa.
- James, là cậu. Trả phòng đi, thanh toán một đêm rồi ra gặp tôi ở quầy cocktail.
- Tại sao? Để làm gì?
- Một chai Krug 1964 Privée Cuvée.
Một người đã thành công.
Còn ba cuộc quyết đấy của ba người.
Chương 11
Jean – Pierre là người xuất hiện sau cùng trong căn hộ trên đường King's Road của Lord Brigsley. Anh đã thanh toán tấm séc của Harvey. Giờ đây, tài khoản của phòng tranh Lamannss đã lên tới 447.560 đôla tiền tín dụng, bức tranh đã thuộc quyền sở hữu của Harvey, và bầu trời vẫn cao xanh. Số tiền Jean – Pierre kiếm trong hai tháng làm ăn phi pháp nhiều hơn hẳn số tiền anh có thể kiếm được trong mười năm buôn bán hợp pháp.
Ba người đón chào anh như thể họ đang đón chào một vị anh hùng trong làng thể thao, và mời anh ly rượu cuối cùng của chai Veuve Clicquot 1959 của James.
- Thật may mắn, chúng ta đã hoàn thành công việc, - Robin nói.
- Không phải vậy, - Stephen nói. – Chúng ta đã làm việc rất căng thẳng. Bây giờ, ta lại hiểu thêm một điều nữa về Harvey là hắn có thể thay đổi nguyên tắc giữa cuộc chơi.
- Gần như hắn đã đảo lộn mọi thứ tự phải không, Stephen?
- Đúng vậy. Vì vậy, chúng ta luôn luôn ghi nhớ: Nếu không thắng hắn, chúng ta sẽ mất tất cả, không phải một lần, mà là bốn lần. Đừng vì chiến thắng hiệp đầu mà đánh giá thấp đối thủ.
- Thôi nào, giáo sư, - James nói. – Chúng ta sẽ tiếp tục bàn công việc nhưng là sau bữa tối. Chiều nay Anne đã tới đây chỉ để nấu món cá hồi đông lạnh thôi đấy. Nhưng nếu chúng ta ăn nó cùng với Harvey thì sẽ chẳng còn gì là ngon lành đâu.
- Bao giờ tôi mới được gặp cô nàng tuyệt diệu đây? – Jean – Pierre hỏi.
- Khi tất cả trò này kết thúc.
- Nhưng cậu sẽ không cưới cô ta chứ, James. Cô ta chỉ mê tiền của cậu thôi.
Tất cả cười phá lên. James hy vọng rồi sẽ tới một ngày mà anh có thể nói với họ là Anne đã biết tất cả mọi chuyện. Anh đặt lên bàn chai rượu Boeuf en croute và hai chai Echezeaux 1970. Jean – Pierre hít hà món nước sót với vẻ thán phục.
- Rồi cô ta sẽ suy nghĩ lại thôi, nếu ở trên giường đôi tay cô ấy cũng khéo léo như ở trong bếp.
- Anh sẽ chẳng có cơ hội để kiểm nghiệm đâu, Jean – Pierre. Hãy tự hài lòng ngắm nhìn nàng trong bộ váy áo Pháp.
- James, sáng nay cậu thật là thông minh xuất chúng, - Stephen lên tiếng, cắt ngang chủ đề yêu thích của Jean – Pierre. – Cậu phải lên sàn diễn đi thôi. Nếu chỉ đóng vai một tay tư sản Anh, tài năng của cậu sẽ bị mai một.
- Tôi cũng muốn lắm, nhưng bố tôi lại phải đối. Tất cả những ai có hy vọng được thừa hưởng một gia tài kếch sù đều phải thực hiện nghĩa vụ làm con.
- Tại sao chúng ta không để cho cậu ấy đóng vai cả bốn người ở Monte Carlo? – Robin gợi ý.
Nhắc tới Monte Carlo, cả bốn người trang nghiêm trở lại.
- Nào, trở lại công việc, - Stephen nói. - Tới nay chúng ta đã thu được 447.560 đôla. Chi phí cho bức tranh và một đêm ngoài dự kiến ở Dorchester là 11.142 đôla, như vậy, Metcalfe vẫn còn nợ chúng ta 563.582 đô la. Hãy nhớ về những gì chúng ta đã mất chứ đừng nhớ về những gì chúng ta đã đạt được. Kế hoạch Monte Carlo phụ thuộc hoàn toàn vào cách tính toán thời gian và khả năng đóng kịch trong nhiều giờ của chúng ta. Robin sẽ phổ biến cho chúng ta kế hoạch mới đây nhất cảu cậu ấy.
Robin lôi từ trong chiếc ca – táp bên mình ra một tập hồ sơ màu xanh, đọc thoáng lại các ghi chép, rồi nói.
- Jean – Pierre, cậu phải để râu, hãy bắt đầu ngay từ hôm nay, như vậy, chỉ ba tuần nữa thôi, sẽ không ai có thể nhận ra cậu. Cậu cũng sẽ phải cắt tóc cực ngắn. – Robin cười toe toét, không chút thông cảm khi thấy vẻ nhăn nhó của Jean – Pierre. – Đúng vậy, trông cậu sẽ cực kỳ nực cười.
- Như vậy thì, Jean – Pierre nói, - không thể được.
- Bài baccarat và bài xì lát thế nào rồi? – Robin tiếp tục.
- Trong năm tuần tôi tiêu hết 37 đôla, kể cả tiền hội phí pr Claremont và Golden Nugget.
- Tất cả đều được tính vào chi phí. – Stephen lên tiếng. – Như vậy hoá đơn thanh toán cảu ta đã lên là 563.619 đôla rồi.
Tất cả mọi người lại cười phá lên, chỉ trừ Stephen – môi không hề động đậy. Anh đang rất nghiêm túc.
- James, cậu tập lái xe tới đâu rồi?
- Tôi có thể đi từ St. Thomas's đến phố Harley trong 14 phút. Tôi cũng đủ khả năng chạy xe ở Monte Carlo trong khoảng 11 phút, mặc dầu vậy, vài ngày trước khi bắt đầu, tôi sẽ thử lại. Trước hết là tập chạy xe ở đường ngược chiều.
- Kỳ lạ làm sao khi tất cả mọi người đều lái xe ngược chiều, chỉ trừ một người Anh? – Jean – Pierre châm biếm.
James phớt lờ anh ta.
- Tôi cũng không hiểu lắm về các biển chỉ đường ở lục địa.
- Chúng được đề cập một cách chi tiết trong quyển hướng dẫn Michelin mà tôi đã đưa cho cậu cùng với bộ hồ sơ.
- Biết rồi, nhưng tôi vẫn cảm thấy sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu như tôi có thể chạy xe mà không cần đến bản đồ. Có rất nhiều đường một chiều ở Monaco và tôi không muốn phải dừng lại giữa đường với Harvey Metcalfe bất tỉnh sau lưng.
- Không sao. Khi nào chúng ta tới đó, cậu sẽ còn khối thời gian để đọc các biển chỉ đường. Vậy là chỉ còn Stephen, một sinh viên y khoa xuất sắc nhất của tôi. Hy vọng là cậu sẽ rất tự tin về những kiến thức mà cậu mới được truyền thụ.- Thì cũng như cậu đang nói bằng giọng Mỹ vậy. Nhưng dầu sao thì tôi cũng tin chắc rằng Harvey Metcalfe sẽ chẳng còn tâm trí nào để lo âu về những chuyện vặt vãnh đó.
- Ôi, Stephen. Tin tôi đi, thậm chí nếu cậu có bảo hắn cậu là Herr Drosser, từng là chủ nhân của bức tranh Van Gogh thì hắn cũng chẳng nhận ra nổi.
Robin phân phát bản Chương trình "Phố Harley và St. Thomas's" cho tất cả mọi người. Một lần nữa, anh lại nhìn vào tập hồ sơ màu xanh.
- Tôi đã đặt trước bốn phòng đơn ở bốn tầng khác nhau tại khách sạn Hotel de Paris và cũng đã xác nhận tất cả mọi dự tính với trung tâm y học Centre Cospitalier Princess Grace. Khách sạn chúng ta ở nổi tiếng là một trong những khách sạn tốt nhất thế giới - tất nhiên là cũng rất đắt, nhưng lại tiện đường tới Casino. Chúng ta sẽ bay tới Nice vào Thứ Hai, một ngày sau khi Harvey lên thuyền.
- Vậy chúng ta sẽ làm gì cho tới hết tuần này? – James hỏi một cách ngây thơ.
Stephen tiếp tục điều khiển cuộc họp.
- Chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu các hồ sơ: Phần đầu, phần cuối và cả bên lề một cách thật kỹ lưỡng để chuẩn bị cho cuộc họp cuối cùng vào thứ sáu. Điều quan trong nhất đối với cậu, James, là phải động não đi, rồi cho chúng tôi biết cậu sẽ làm gì.
James lại rơi vào trạng thái buồn bã.
Stephen nhanh nhẹn gấp hồ sơ lại.
- Có vẻ như chúng ta đã hoàn thành công việc tối nay.
- Chờ một chút, Stephen. – Robin nói. – Hãy thoát y vũ một lần nữa. Tôi muốn biết liệu ngài có thể chịu đựng như vậy trọng 90 giây không?
Stephen miễn cưỡng nằm dài ra giữa phòng. Ngay lập tức, rất nhanh nhẹn nhưng cẩn thận, James và Jean – Pierre cởi hết quần áo của anh.
- 87 giây. Tuyệt vời, - Robin nói, nhìn xuống người Stephen, lúc đó đang hoàn toàn trần trụi, ngoại trừ một chiếc đồng hồ. – Thôi chết, muộn rồi. Tôi phải về Newbury ngay, kẻo vợ tôi lại tưởng tôi đã có một cô bồ nào, mà tôi thì chẳng thích ai trong số các cậu.
Stephen vội vàng mặc lại quần áo trong khi những người khác chuẩn bị ra về. Vài phút sau, James đứng ở cửa trước, tiễn từng người một. Ngay khi Stephen vừa đi khuất, anh chàng đã nhảy cỡn lên, chạy xuống tầng, lao vào bếp.
- Em có nghe thấy gì không?
- Có, anh yêu. Họ cũng khá đấy chứ, nên em chẳng trách họ vì đã nổi giận với anh nữa. Trong vụ làm ăn mạo hiểm này, họ tỏ ra là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, còn anh chỉ là một kẻ nghiệp dư. Chúng ta phải nghĩ ra một cái gì thật hay ho để anh khỏi phải kém họ. Tính cho tới khi Harvey Metcalfe đi Monte Carlo thì chúng ta còn hơn một tuần, chúng ta phải sử dụng tuần lễ này thật hữu ích.
James thở dài:
- Thôi được, cứ vui vẻ hết tối nay đã. Ít nhất thì sáng nay cũng đã có một chiến thắng.
- Vâng, nhưng không phải của anh. Ngày mai chúng ta sẽ làm việc.
Chương 12
Xin mời hành khách đi Nice trên chuyến bay 017 lên máy bay tại cổng số Bảy". Tiếng loa phát thanh vang lên trên sân ga số Một, sân bay Heathrow.
- Gọi chúng ta đấy. – Stephen nói.
Bốn người vào thang máy, lên tầng hai rồi đi xuống một hành lang dài. Sau khi được kiểm tra hành lý để xác định họ không mang súng lục, bom, hay bất cứ một thứ gì những kẻ khủng bố có thể mang, bốn người bước lên tháng máy bay.
Họ ngồi riêng rẽ mỗi người một nơi, không nói chuyện, thậm chí còn không nhìn nhau. Stephen cảnh giác họ rằng, trong số hành khách có thể có bạn bè của Harvey, và mỗi người hãy tự đặt giả thiết rằng mình đang ngồi cạnh một trong những kẻ thân thiết nhất của hắn.
James ngồi ủ rũ, cau có ngắm nhìn bầu trời không một gợn mây. Anh và Anne đã tìm đọc rất nhiều sách, thậm chí cả những truyện về các vụ đánh cắp tiền, hay lừa đảo, nhưng họ vẫn chưa tìm được một cái gì khả dĩ, có thể bắt chước. Ngay cả Stephen, ngoài những lúc phải có mặt ở St. Thomas's, giả làm một cái xác trần như nhộng cho người ta thực tập, cũng bắt đầu lo lắng tìm cho James một kế hoạch khả thi.
13 giờ 40 phút máy bay Trident hạ cánh tại Nice. Bốn người đón tàu hoả đi tiếp tới Monte Carlo. Chuyến đi kéo dài hai mươi phút. Mỗi người trong bọn họ lại tự tìm đường tới khách sạn Hotel de Paris sang trọng ở Place du Casino.
Đúng 7 giờ tối, tất cả đều có mặt tại phòng 217.
- Các cậu ổn định phòng nghỉ rồi chứ?
Ba người kia gật đầu.
- Cho tới nay mọi việc đều ổn, - Robin nói. – Nào, chúng ta hãy cùng bàn bạc, tính toán thời gian. Jean – Pierre, tối nay, cậu sẽ tới sòng bạc, chơi một vài ván baccarat và bài xì lát. Cố gắng làm quen với môi trường mới, và học thuộc các đường đi nước bước ở đó. Đặc biệt là cậu phải nắm vững các quy tắc khác nhau, nếu có, so với sòng bạc Claremont. Nhớ là không được nói tiếng Anh. Cậu có dự tính được các vấn đề sẽ xảy đến không?
- Không, Robin. Tốt hơn cả là cứ để tôi đi luôn bây giờ và tập dượt lại.
- Đừng để bị thua quá nhiều đấy. – Stephen nói.
Jean – Pierre, rất bảnh bao với mái tóc ngắn cũn bộ râu cằm và áo vét dạ hội, cười toe toét rồi đi nhanh ra khỏi phòng 217, xuống cầu thang. Anh tránh không dùng thang máy. Sòng bạc Casino nổi tiếng cách không xa khách sạn nên anh quyết định đi bộ.
Robin tiếp tục:
- Còn James, cậu cũng đến Casino nhưng là để đón một chiếc taxi và bảo tài xế chạy thẳng đến bệnh viện. Khi tới nơi, cậu phải để mặc cho đồng hồ xe chạy vài phút rồi mới bảo lái xe trở về casino. Thường thì các lái xe taxi bao giờ cũng biết các con đường ngắn nhất, nhưng để cho chắc ăn, cậu hãy bảo lái xe là cậu đang rất gấp, như vậy, cậu sẽ có cơ hội tìm hiểu trong trường hợp khẩn cấp, nên đi theo dòng xe nào. Khi lái xe trả cậu về Casino cậu lại phải đi bộ tới bệnh viện và ngược lại, đó chính là thời gian để cậu ghi nhớ và tái hiện lại các con đường đã đi qua. Khi đã thông thạo đường từ Casino tới bệnh viện, cậu sẽ tiếp tục tiến hành những việc tương tự với con đường từ bệnh viện tới thuyền của Harvey. Nhớ là không được bước chân vào Casino, mà cũng không được lại gần du thuyền tới mức người ta có thể nhìn thấy cậu. Nếu để họ thấy cậu bây giờ thì có nghĩa là cậu sẽ bị phát hiện sau này.
- Thế còn những việc tôi phải làm trong Casino vào đêm hành động thì sao?
- Jean – Pierre sẽ lo việc này. Cậu ta sẽ đón cậu ở cửa vì Stephen không thể rời Harvey nửa bước. Tôi không nghĩ là họ sẽ bắt cậu phải trả 12 franc vào cửa nếu cậu mang theo băng ca và mặc áo blu trắng; nhưng cũng nên kiểm tra trước đi. Sau khi đã thông thuộc các con đường cậu phải trở về phòng mình, không được đi đâu. 11 giờ sáng mai chúng ta sẽ gặp lại nhau. Stephen và tôi sẽ tới bệnh viện để kiểm tra công tác chuẩn bị. Nếu cậu có nhìn thấy chúng tôi thì cũng phải phớt lờ đi.
Đúng vào lúc James ra khỏi phòng 217 thì Jean – Pierre có mặt tại Casino.
Casino nằm giữa trung tâm Monte Carlo, mặt quay ra biển, được bao quanh bởi những khu vườn đẹp nhất nhì thế giới. Toà nhà chính có rất nhiều chái phụ; cái cũ nhất được kiến trúc sư Charles Gernier, người thiết kế nhà hát Opera Paris vẽ kiểu. Các phòng đánh bạc đều mới được xây dựng bổ sung vào năm 1910 và đều ăn thông với phòng Salle Garnier, nơi biểu diển Opera và ba lê.
Theo các bậc cầu thang làm bằng đá cẩm thạch, Jean – Pierre đi thẳng tới lối vào, trả 12 franc vào cửa. CÁc phòng đánh bạc đều rộng lớn, được trang trí toán bằng các tác phẩm nghệ thuật châu Âu của hai thời kỳ suy thoái và phục hưng ở đầu thế kỷ. Những tấm thảm đỏ khổng lồ, những bức tượng, những bức tranh và những tấm thảm treo tường... Tất cả đều tạo cho nơi đây dáng dấp của hoàng cung, còn những bức chân dung lại mang tới không khí của một ngôi nhà ngoại ô. Jean – Pierre nhận thấy khách khứa ở đây mang nhiều quốc tịch khác nhau. Người Ả- rập ngồi sát người Do Thái bên vòng quay thắng bại. Họ chơi ru lét và tán gẫu một cách cởi mở - một điều mà Liên Hiệp Quốc không bao giờ dám mơ ước. Jean – Pierre cảm thấy hoàn toàn dễ chịu trong thế giới giàu sang này. Robin đã hiểu khá chính xác về anh nên đã giao cho anh một vai rất phù hợp.
Ba giờ tiếp theo, Jean – Pierre nghiên cứu thiết kế của Casino – các phòng đánh bạc, quầy bar, nhà hàng, điện thoại, lối vào, lối ra. Sau đó, anh tập trung mọi chú ý vào các phòng đánh bạc. Anh phát hiện thấy hai bàn baccarat đều được đặt tại phòng Salons Privés, thường bắt đầu vào lúc 3 giờ chiều và 11 giờ đêm. Thông qua Pierre Cattalano, người phụ trách phòng điều hành, anh còn biết thêm Harvey Metcalfe thường thích chơi ở phòng nào hơn.
Phòng Salons des Amériques là phòng chơi xì lát, thường bắt đầu mở cửa từ 11 giờ sáng. Tất cả có 3 bàn. Người cung cấp tin tức của Jean – Pierre còn cho biết thêm là Harvey luôn luôn chơi ở bàn số hai, ngồi chỗ thứ ba. Jean – Pierre chơi vài ván baccarat và xì lát, nhưng không phát hiện thấy sự khác nhau nào giữa luật chơi ở đây và ở Claremont. Thực tế, chẳng có sự khác nhau gì vì Claremont rất tôn trọng các luật chơi ở Monte Carlo.
Hơn 11 giờ đêm, Harvey Metcalfe xuất hiện, gây nên sự ồn ào. Gã đi tới bàn baccarat, để lại sau lưng một vệt tàn thuốc xì gà. Jean – Pierre, ngồi ở một vị trí rất kín đáo bên quầy bar, quan sát gã. Harvey được một người hồ lỳ ăn mặc lịch sự dẫn tới chỗ ngồi đã đặt trước, sau đó gã đi sang phòng Salons de Amériques, tới bàn chơi xì lát số hai, đặt một tấm card màu trắng với chữ "ĐẶt trước" lên một trong số các ghế ngồi. Rõ ràng, Harvey là một vị khách được chiều chuộng ở đây. Cả người quản lý và Jean – Pierre đều biết rõ Harvey đang chơi trò gì. Đúng 11 giờ 27 phút đêm đó, Jean – Pierre lặng lẽ ra về, trở lại với cảnh cô liêu của căn phòng nơi khách sạn. Anh ở lỳ trong phòng mãi cho tới 11 giờ sáng hôm sau, không gọi điện cho ai, cũng không yêu cầu phục vụ.
Buổi tối của James cũng rất tốt đẹp. Người tài xế taxi quả là một tay cừ khôi. Từ "khẩn" đã có tác động mạnh: Anh ta chạy xuyên Monte Carlo như thể chẳng có gì trên đường ngoài chiếc Rally của mình. Chỉ sau 8 phút 44 giây, James đã có mặt tại bệnh viện, người choáng váng như thể bị say xe, nên phải tạm nghỉ một vài phút ở phòng đợi của bệnh nhân trước khi lên xe về Casino.
- Quay về Casino, nhưng làm ơn đi chậm hơn.
Lần này, xe chạy dọc theo đại lộ Rue Grimaldi, mất mười một phút. James quyết định là sẽ đi theo đường này mà chỉ cần mất mười phút. Anh trả tiền cho người lái xe rồi tiếp tục phần thứ hai của kế hoạch.
Đi bộ từ Casino tới bệnh viện và ngược lại chỉ mất một giờ. Không khí dịu mát buổi đêm mơn man trên da mặt anh. Xung quanh anh người ta đi lại nhộn nhịp và nói chuyện ríu rít. Du lịch là một trong những nguồn thu nhập chủ yếu của Prinipality, và Monégasques cũng rất quan tâm tới phúc lợi của các du khách. James đi ngang qua một số nhà hàng và cửa hàng lưu niệm trên phố. Ở đó, người ta bán nhiều đồ nữ trang đắt tiền, nhưng tầm thường tới mức nếu như bạn có mua chúng đầu tuần thì bạn cũng sẽ dễ dàng quên chúng hoặc làm mất chúng vào cuối tuần. Khách du lịch ồn ào đi lại trên vỉa hè. Họ nói chuyện với nhau bằng đủ thứ tiếng khiến James càng nhớ Anne cồn cào. Về tới Casino, anh lại thuê taxi ra cảng để xác định vị trí chiếc du thuyền Messenger đó, anh lặp lại đúng hành trình này, nhưng là đi bộ. Cũng giống như Jean – Pierre, anh trở về phòng một cách yên ổn trước mười hai giờ đêm, hoàn thành nhiệm vụ thứ nhất.
Robin và STephen nhận thấy đi bộ từ khách sạn tới bệnh viện chỉ mất hơn 40 phút. Khi tới nơi, Robin đề nghị người trực ban cho gặp ngài giám thị.
- Ngài giám thị đêm nay đang bận. - Một cô y tá người Pháp trả lời. Cô ta rất mập mạp và tươi tắn. – Tôi phải nó với ngài giám thị là ai đang cần gặp ông đây?
Cách phát âm tiếng Anh của cô ta thật tuyệt vời vì vậy cả Robin và Stephen đều không dám cười vì một lỗi ngữ pháp rất nhỏ của cô.
- Bác sỹ Wiley Barker, đại học Canifornia.
Robin bắt đầu cầu Chúa cho viên giám thị người Pháp này không quen biết Wiley Barker, bác sỹ riêng của Tổng thống Nixon, và là một trong các bác sỹ phẫu thuật đáng kính nhất trên thế giới. Thực tế, ông nay đang giảng bài ở các trường đại học lớn trên đất Australia.
- Xin chào bác sỹ Barker. Xin được phục vụ ngài. Thật vinh hạnh cho bệnh viện của chúng tôi khi được ngài tới thăm.
Robin cắt ngang lời chúc tụng bằng tiếng Pháp của viên giám thị bằng một tràng tiếng Anh với giọng Mỹ mà anh mới học được.
- Tôi muốn xem qua cách bố trí phòng mổ và muốn xác nhận là chúng tôi sẽ được toàn quyền sử dụng phòng phẫu thuật trong năm ngày liên tiếp, kể từ ngày mai, từ 11 giờ đêm đến 4 giờ sáng.
- Vâng, đúng vậy, thưa bác sỹ Barker, - viên giám thị nói, và nhìn vào một chiếc bìa kẹp giấy. - Phòng phẫu thuật ở hành lang bên kia. Xin mời ngài theo tôi.
Phòng phẫu thuật này cũng chẳng khác gì so với cái phòng mà bốn người đã thực tập ở St. Thomas - gồm hai buồng được ngăn bới một chiếc cửa quay làm bằng cao su. Phòng phẫu thuật chính được trang bị rất đầy đủ. Robin khẽ gật đầu và Stephen hiểu rằng ở đây có đầy đủ các dụng cụ cần thiết. Trong Robin, một cảm giác thán phục bắt đầu dâng lên: Mặc dầu bệnh viện chỉ có 200 giường bệnh, nhưng phòng phẫu thuật này được trang bị ở mức cao nhất. Rõ ràng, chỉ có những người giàu mới đến đây chữa bệnh.
- Liệu chúng tôi có phải điều kỹ thuật viên gây mê hay y tá nào đến phụ ngài không?
- Không, - Robin nói. – Tôi có kỹ thuật viên gây mê và đội ngũ trợ lý riêng, nhưng mỗi đêm tôi đều cần một khay laparotomy để sẵn ở đây. Tuy vậy, trong trường hợp bất trắc, tôi sẽ báo để các ngài chuẩn bị, ít nhất là trước một tiếng đồng hồ.
- Vâng. Còn gì nữa, thưa ngài?
- Loại xe đặc biệt mà tôi đã yêu cầu. Liệu tới 12 giờ trưa mai đã có chưa?
- Dạ, tất cả đã sẵn sàng, thưa bác sỹ. Chúng tôi sẽ gửi nó trong bãi đỗ xe nhỏ ngay sau bệnh viện; tài xé của ngài có thể lấy chìa khóa ở phòng lễ tân.
- Ngài làm ơn giới thiệu một đại lý tin cậy để tôi thuê y tá chăm sóc bệnh nhân ở thời kỳ hậu phẫu.
- Auxiliainre Medical của Nice là trung tâm y tế rất đáng tin cậy. Cò về giá cả phục vụ, tất nhiên đều đã có quy định chung.
- Tất nhiên. – Robin nói, - Và nhân đây khiến tôi muốn hỏi ngài, liệu các ngài đã nhận được tiền thanh toán chưa?
- Rồi, thưa bác sỹ, thứ năm tuần trước chúng tôi có nhận được một tấm séc 7.000 đôla gửi từ California tới.
Robin cảm thấy rất hài lòng với cách thanh toán này. Mọi việc đều đơn giản: STephen liên lạc với ngân hàng của anh ở Harvard, đề nghị họ gửi một hối phiếu từ Ngân hàng hạng nhất National City tới bệnh viện Monte Carlo.
- Xin cám ơn ngài, Monsieur Bartise. Ngài thật là tử tế. Tiện đây, tôi cũng mong ngài hiểu thêm là bản thân tôi cũng chưa rõ bệnh nhân của tôi sẽ có mặt ở đây vào đêm nào. Anh ta bị bệnh, nhưng anh ta lại không biết, và tôi phải sẵn sàng để mổ cho anh ta, vào bất kỳ lúc nào, trong thời gian anh ta ở đây.
- Vâng, thưa bác sỹ, tôi hiểu.
- Cuối cùng, tôi sẽ rất biết ơn nếu ngài có thể hạn chế số người biết tin tôi đang có mặt ở Monte Carlo. Tôi muốn tranh thủ nghỉ ngơi đôi chút trong thời gian làm việc ở đây.
- Tôi hiểu. Ngài có thể tin tưởng ở tôi.
Robin và Stephen chào tạm biệt Bartise rồi đón taxi về khách sạn.
- Tôi cảm thấy hơi nhục nhã vì người Pháp có thể nói ngôn ngữ của chúng ta rất thành thạo trong khi chúng ta lại không nói được tiếng của họ, - Stephen nói.
- Đó là lỗi của những người mang dòng máu Mỹ, - Robin đáp.
- Không, không phải thế. Nếu nước Pháp thống trị nước Mỹ thì chúng tôi sẽ nói tiếng Pháp cực hay. Đây là lỗi của các tín đồ thanh giáo.
Robin cười phá lên. Sau đó, không ai nói gì thêm mãi cho đến khi họ lên tới phòng 217. Họ đều lo sợ về những gì sắp xảy ra. Stephen hiểu rất rõ: Họ đang làm những việc cực kỳ mạo hiểm.
Harvey Metcalfe nằm trên mạn thuyền, tắm nắng và đọc báo buổi sáng. Thật khó chịu, tờ Nice – Matin được in bằng tiếng Pháp. Gã đọc một cách khó nhọc - mặc dù đã có từ điển kè kè một bên - cốt để tìm hiểu các hoạt động xã hội với ý đồ yêu cầu người ta mời gã tham dự. Đêm qua, gã đã chơi bài rất khuya, còn bây giờ thì đang khoan khoái hưởng thụ những tia nắng sớm mai rọi lên tấm lương nần nẫn. Giá mà tiền có thể mua được tất cả, thì hẳn gã đã có một thân thể cường tráng cao 6 foot, nặng 170 pound, với một cái đầu đẹp đẽ nhiều tóc. Nhưng thực tế không một loại kem chống nắng nào có thể làm cho tóc mọc dày hơn, nên gã cứ đội mũ, một cái mũ lưỡi trai với dòng chữ Tôi rất gợi tình. Giá mà cô Fish nhìn thấy gã vào lúc này ...
11 giờ, vào lúc mà Harvey xoay người, để mặt trời được phép vuốt ve cái bụng bự của gã, thì James đang lê bước vào phòng 217. Mọi người đang đợi anh.
Jean – Pierre báo cáo về sơ đồ bố trí các phòng trong Casino và các thói quen của Harvey Metcalfe. James thông báo kết quả mới nhất của cuộc "đua xe" xuyên thành phố đêm qua cho tất cả và khẳng định rằng anh có thể lái xe trên chặng đường này dưới mười một phút.
- Tuyệt hảo, - Robin nói. – Tôi và Stephen đi taxi từ bệnh viện tới khách sạn. Chỉ mất có 15 phút, nên một khi quả khinh khí cầu xuất hệin ở Casino và Jean – Pierre thông báo kịp thời thì tôi sẽ đủ thời gian để sắp xếp, chuẩn bị mọi thứ trước khi các cậu có mặt.
- Hy vọng là quả khinh khí cầu này sẽ rơi ngay tại Casino, chứ không bay lên. – Jean – Pierre lẩm bẩm.
- Tôi đã thu xếp công việc với một nữ y tá, hẹn cô ta phải có mặt vào bất cứ lúc nào chúng ta cần, kể từ ngày mai. Bệnh viện đã có đủ các trang thiết bị mà tôi yêu cầu. Khênh băng ca từ bãi đỗ xe vào cửa trước của phòng mổ mất chứng hai phút, vì vậy, nếu tính từ lúc James bắt đầu lái xe đi, tôi có ít nhất 16 phút để chuẩn bị. James, cậu có thể lấy xe ở bãi đỗ của bệnh viện vào lúc 12 giờ trưa. Chìa khóa ở phòng lễ tân Hãy chạy thử hai lần thôi, không hơn. Tôi không muốn cậu làm cho thiên hạ tò mò. Tiện đây, cậu để luôn cái gói này vào sau xe.
- Cái gì vậy?
- Ba áo blu trắng và một ống nghe cho Stephen. Lúc lên xe, nhớ thử xem cậu có thể mở băng ca một cách dễ dàng không. Sau khi đã chạy thử hai lần, nhớ gửi xe vào bãi và trở về khách sạn, chờ tới 11 giờ đêm. Liên tục từ 11 giờ đêm đến 4 giờ sáng, cậu phải có mặt tại bãi đỗ xe của bệnh viện chờ tín hiệu "vào trận" của Jean – Pierre. Mọi người nhớ mua pin mới cho máy phát tin của mình. Tôi không muốn toàn bộ kế hoạch sẽ bị sụp đổ vì một cái phi mười xu. Còn Jean – Pierre, tôi e rằng từ giờ đến tối, chẳng có việc gì cho cậu là cả, trừ nghỉ ngơi, hy vọng là cậu có một vài quyển sách hay trong phòng.
- Chẳng lẽ tôi không thể tới rạp Princess xem một bộ phim hay sao? Tôi rất hâm mộ Jacqueline Basset.
- Jean – Pierre thân yêu, cô nàng Basset quê ở Reading đấy, - James nói.
- Không cần biết. Tôi rất muốn được xem phim của nàng.
- Hắn đang tìm cách ve vãn một con cóc, - James châm chọc.
- Sao lại không? – Robin nói.- Việc cuối cùng mà Harvey sẽ làm là xem một bộ phim Pháp đầu chất trí tuệ, không có phụ đề. Hy vọng phim sẽ hay và chúc cậu một buổi tối may mắn, Jean – Pierre.
Cũng lặng lẽ như khi tới, Jean – Pierre ra khỏi, bỏ lại ba người trong phòng 217.
- Nào, James. Cậu có thể chạy thử xe vào bất cứ lúc nào phù hợp, nhưng nhớ là phải thức cả đêm nay đấy.
- Tất nhiên rồi. Tôi sẽ lấy chìa khóa ở phòng lễ tân của bệnh viện. Cầu mong đừng có ai bắt tôi phải chạy xe cho một ca cấp cứu thực sự.
- Nào, Stephen, hãy kiểm tra lại các chi tiết một lần nữa. Sẽ là một thất bại lớn nếu có một sai sót nhỏ. Chúng ta sẽ bắt đầu từ phần trên. Anh sẽ làm gì nếu hợp chất õ – xít ni – tơ sụt xuống dưới năm lít ...
- Đài quan sát đây. Đài quan sát đây. Đây là Jean – Pierre. Tôi đang đứng trên bậc tam cấp của Casino chưa thấy Metcalfe. Cậu có nghe thấy tôi không, James?- +
- Có. Tôi đang ở bãi đỗ xe của bệnh viện. Hết.
- Robin đây. Tôi đang có mặt trên ban công phòng 217. Stephen có đó không, Jean – Pierre?
- Có. Cậu ấy đang chè chén một mình ở quầy bar.
- Chúc may mắn. Hết.
Cuối cùng, đúng 11 giờ 16 phút, gã tới, ngồi vào chiếc ghế đã đặt trước tại bàn baccarat. Stephen thôi không uống nước cà chua. Jean – Pierre tiến lên, đứng cạnh bàn, kiên nhẫn chờ đợi người bên trái hoặc bên phải Harvey bỏ cuộc. Một tiếng trôi qua. Harvey thua đôi chút, nhưng vẫn tiếp tục chơi, cả tay người Mỹ cao lòng khòng bên phải và tay người Pháp bên trái cũng vậy. Một tiếng nữa trôi qua, vẫn không ai nhúc nhích. Bỗng nhiên tay người Pháp ngồi bên trái Metcalfe thua đậm, vội vàng thu gom vài chiếc thẻ nhựa cuối cùng rồi bỏ đi. Jean – Pierre nhích lên.
- Xin lỗi ngài, tôi e rằng ghế này đã bận rồi, - người hồ lỳ nói. – Còn một ghế trống ở phía bên kia bàn, thưa ngài.
- Ồ, không sao. – Jean – Pierre nói rồi quay lưng bỏ đi vì không muốn bị nhận mặt, trong lòng thầm nguyền rủa cách Monégasques đối xử với người giàu có. Từ quầy bar, Stephen cũng quan sát thấy những gì đang diễn ra nên anh kín đáo bỏ đi. Hơn hai giờ sáng tất cả lại có mặt tại phòng 217.
- Thật là một sai lầm ngớ ngẩn. Lẽ ra, tôi phải nghĩ tới việc đặt chỗ ngay khi vừa biết Harvey ngồi chỗ nào.
- Không, đó là lỗi của tôi. Tôi không biết gì về các sòng bạc. Lẽ ra trong các buổi họp trước, tôi phải thắc mắc về vấn đề chỗ ngồi. – Robin nói, tay vuốt ve bộ ria mới.
- Không ai có lỗi hết, - Stephen can thiệp. – Chúng ta vẫn còn ba đêm nữa. Không việc gì phải hoảng sợ. Chúng ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề chỗ ngồi sau, còn bây giờ, tôi phải đi ngủ đã. Mười giờ sáng mai, sẽ gặp nhau tại đây.
Một lần nữa, Harvey lại nằm ườn sưởi nắng, nước da đỏ au. Theo tờ New York, giá vàng đang lên, đồng mác Đức và đồng franc Thụy sỹ vẫn giữ giá, còn đồng đôla lại hạ so với đồng stec – linh. Đồng Stec- ling đang dừng ở mức 2,42 đôla. Harvey cho rằng nó sẽ giảm xuống 1,80 đôla, và nếu nó giảm cần sớm thì càng hay.
- Chẳng có gì mới mẻ, - gã nghĩ. Đúng lúc đó thì tiếng chuông điện thoại của Pháp vang lên réo rắt khiến gã giật mình. Gã chưa bao giờ có thể quen với tiếng chuông máy điện thoại nước ngoài.
- Chào Lloyd. Tôi không biết là ông cũng có mặt tại Monte ... chúng ta sẽ gặp nhau nhé ... 8 giờ tối? ... Thậm chí tôi cũng mặc đồ nâu ... phải làm sao cho già đi .. Cái gì?... Tuyệt vời, hẹn gặp lại.
Harvey đặt ống nghe xuống, gọi người phục vụ đem tới một ly whisky lớn. Rồi với vẻ mãn nguyện, gã đọc lại các tin tức tài chính buổi sáng.
- Có vẻ như đó là giải pháp hay hơn cả, - Stephen nó.
Những người khác gật đầu đồng tình.
- Jean – Pierre sẽ không chơi baccarat nữa mà đặt sẵn chỗi ngồi cạnh Harvey Metcalfe ở bàn chơi xì – lát trong phòng Salons des Amériques, rồi ngồi chờ hắn đổi trò chơi. Chúng ta đều đã biết số ghế của Harvey, chúng ta sẽ áp dụng phương án thích hợp.
Jean – Pierre quay số điện thoại của Casino và yêu cầu nói chuyện với Patrick Cattalano bằng tiếng Pháp để đặt chỗ ngồi tại bàn chơi xì – lát.
Chỉ là một cú điện thoại đặt chỗ thôi mà mồ hôi của Jean – Pierre cũng túa ra như tắm. Sau đó, tất cả đều trở về phòng riêng.
Khi chuông đồng hồ trên quảng trường thành phố điểm 12 tiếng, Robin lặng lẽ ngồi đợi trong phòng 217, James đứng trong bãi đỗ xe, miệng ngân nga không có em, anh vẫn sống vui vẻ, Stephen ngồi ở quầy bar trong phòng Salons des Amériques nhẩn nha với ly nước cà chua ép, còn Jean – Pierre đang chơi bài xì – lát ở ghế số hai, bàn số hai. Cả Stephen và Jean – Pierre đều nhìn thấy Harvey đi vào qua cửa, vừa đi, vừa nói chuyện với một người đàn ông mặc áo khoác kẻ sọc to, kiểu người Texas vẫn thường mặc. Harvey và người bạn cùng ngồi xuống bàn chơi. baccarat. Jean – Pierre vội vàng bỏ ra quầy bar.
- Ôi, tôi bỏ cuộc thôi.
- Không! – Stephen thì thầm. – Quay về khách sạn ngay.
Mọi người lại tập hợp trong phòng 217. Tinh thần xuống dốc ghê gớm, nhưng tất cả đều nhất trí rằng Stephen đã ra một quyết định đúng đắn. Họ không thể mạo hiểm khi có mặt bạn bè Harvey.
- Bước đầu có vẻ thành công quá đấy.
- Đừng có ngu ngốc như vậy, - Stephen nói, - Chúng ta có thể thay đổi toàn bộ kế hoạch ở phút cuối cùng, nhưng không được nản chí. Đừng hy vọng hắn sẽ xuất hiện và tự nguyện đặt tiền vào tận tay chúng ta. Thôi hãy tạm quên hắn đi! Tất cả, đi ngủ!
Họ trở về phòng của mình, nhưng không ai ngủ được vì tinh thần quá căng thẳng.
- Thôi, đủ rồi, Lloyd. Một buổi tối khá là tốt đẹp.
- Đối với ông thôi, Harvey, không phải với tôi. Có lẽ ông sinh ra để chiến thắng.
Với tâm trạng hưng phấn, Harvey hào phóng vỗ nhẹ lên vai bạn. Nếu trên đời này còn có một cái gì khiến cho gã hài lòng ngoài chiến thắng của bản thân gã, thì đó chính là sự thất bại của kẻ khác.
- Ông có muốn nghỉ qua đêm trên thuyên của tôi không, Lloyd?
- Không, cám ơn. Tôi phải về Nice. Ngày mai tôi có cuộc hẹn dùng cơm trưa ở Paris. hẹn gặp lại, Harvey. Hãy cận thận đấy. – Ông ta nói và vui vẻ thúc mạnh vào người Harvey.
- Chúc ngủ ngon, Lloyd. – Harvey nói không mấy tự nhiên.
Đêm sau, đúng 11 giờ, Jean – Pierre tới sòng bạc. Harvey Metcalfe đã có mặt ở bàn baccarat mà không có Lloyd. Stephen ngồi ở quầy bar. Trông anh có vẻ như đang rất giận dữ. Jean – Pierre liếc về phía anh với vẻ biết lỗi và ngồi xuống bàn chơi xì – lát. Để lấy lại khí thế, anh chơi một vài ván, cố gắng hạn chế số tiền thua cuộc và không hề quan tâm tới số tiền thắng cuộc khiêm tốn. Bất ngờ, Harvey rời bàn baccarat, hùng hổ đi vào phòng Salons des Amériques. Khi đi ngang qua các bàn, vì tò mò nhiều hơn là vì quan tâm thích thú. Gã vốn rất coi thường các trò chơi phụ thuộc hoàn toàn vào may rủi, và cho rằng bài baccarat và bài xì – lát đòi hỏi trí thông minh, sự khéo léo, tinh tường. Gã tiến thẳng đến bàn số hai, ghế số hai, bên trái Jean – Pierre. Ngay lập tức, Jean – Pierre cảm thấy như chất adrênalin bắt đầu tiết ra, và nhịp tim tăng lên tới 120 nhịp trên một phút. Stephen tạm thời ra khỏi sòng bạc vài phút để thông báo cho James và Robin biết Harvey bắt đầu chơi xì – lát, và đang ngồi cạnh Jean – Pierre, rồi trở về quầy bar chờ đợi.
Ở bàn xì lát có bảy người. ghế số một là một phụ nữ trung niên, người đeo đầy kim cương, trong có vẻ như bà ta đang giết thời gian trong khi chờ đợi ông chồng chơi bài baccarat hoặc ru- lét. Ở ghế số hai là Jean – Pierre, số ba là Harvey, số bốn là một anh chàng phóng đãng trông có vẻ như sống chủ yếu bằng các nguồn thu nhập bất hợp pháp. Ở ghế số năm là một người Ả - rập, ghế số sáu là một nữ ca sĩ khá hấp dẫn. Jean – Pierre nghi ngờ cô ta ăn cánh với tay ngồi ghế số năm. Ở ghế số bảy là một người đàn ông đứng tuổi mặc đồ dạ hội theo kiểu các quý tộc Pháp.
- Một cà phê đen! – Harvey kéo dài giọng với người bồi gầy gò trong trang phục màu nâu.
Monte Carlo không cho phép dùng rượu nặng ở các bàn đánh bạc, và cũng không cho phép các cô gái phục vụ khách. Trái ngược hẳn với Las Vegas, ở đây, Casino kinh doanh cờ bạc chứ không kinh doanh rượu hoặc đàn bà. Ngày còn trẻ, Harvey ưa chuộng Vegas, nhưng càng đứng tuổi gã càng đánh giá cao cái thị hiếu phúc tạp của người Pháp. Gã bắt đầu thấy yêu thích cái không khí trang trọng và cách bài trí của Casino.
Sau vài phút, một ly cà phê nóng hổi được đặt ngay cạnh Harvey. Jean – Pierre hoang mang nhìn cái ly trong khi Harvey đặt 100 franc lên bàn, ngay cạnh tấm thẻ nhựa 3 franc cảu anh – đây là các món cược lớn nhất và nhỏ nhất theo quy định. Tay nhà buôn, một thanh niên tuổi đời chưa quá ba mươi, rất kiêu ngạo vì trong một giờ đồng hồ có thể đánh một trăm ván, nhanh nhẹn chia bài. Jean – Pierre được một con già, Harvey – con bốn, anh chàng bên trái Harvey – con năm, tay nhà buôn – con sáu. Lá bài thứ hai của Jean – Pierre có bảy nước. Anh hết bài. Harvey lấy một lá mười và cũng hết bài. Anh chàng bên trái Harvey lấy một lá mười rồi yêu cầu tay nhà buôn lấy thêm một lá bài mới.
Trọng mọi lĩnh vực, Harvey đều xem thường các tay mơ. khi quân bài của nhà buôn được lật lên thì Harvey mỉm cười ranh mãnh. Harvey và Jean – Pierre thắng. Jean – Pierre phớt lờ số phận của các tay bài khác.
Ván tiếp theo không ai được. Jean – Pierre được mười tám điểm, hai lá bài chín nước của anh bị chặn bởi lá át của tay nhà buôn. Harvey cũng được mười tám điểm, một lá tám nước và một là bồi chuồn. Người thanh niên bên trái bị thối bài. Người hồ lỳ rút ra một lá đầm – và thu gom toàn bộ thẻ nhựa trên bàn.
Ván sau, Jean – Pierre được ba nước, Harvet - bảy, chàng thanh niên - mười, tay nhà buôn - bảy. Jean – Pierre rút thêm được một lá tám và thắng cuộc. Anh bỗng nhận thấy mình chơi quá giỏi. Anh quyết định không thể để mọi người chú ý tới mình, phải để Harvey xem đây như một sự ngẫu nhiên. Thực ra, Harvey không hề nhận ra Jean – Pierre: Mọi sự chú ý của gã đều đổ dồn về chàng thanh niên bên trái; anh chàng này có vẻ rất hăng hái tặng quà cho bàn cái. Tay nhà buôn tiếp tục chia bài, Harvey - một lá mười, chàng thanh niên – tám. Cả hai đều bị kẹt. Tay nhà buôn tự rút một lá mười và được 17 nước. Hắn phải trả tiền cho Jean – Pierre và chàng thanh niên; tiền cược của Harvey để nguyên. Để giữ anh chàng này ở đây qua đêm suốt sáng, nhà cái sẽ vui lòng thả cho anh chàng được một vài ván.
Không còn một lá bài nào. Tay nhà buôn gom các lá bài lại xáo đều lên rồi tiếp tục chia: Một là mười cho Jean – Pierre, một lá năm cho Harvey, một lá sáu cho anh chàng thanh niên và một lá bốn cho bản thân. Jean – Pierre rút ra một lá tám. Harvey rút một lá mười và bị kẹt với số điểm mười lăm. Chàng thanh niên rút một lá mười và yêu cầu được lấy thêm một lá nữa. Harvey như không thể tin vào mắt mình, gã huýt sao qua kẽ răng. Chắcn chắn quân tiếp theo sẽ là một quân già. Chàng thanh niên bị thối bài. Tay nhà buôn tự rút được một lá chuồn, rồi một lá tám, được hai hai nước, nhưng chàng ta vẫn không học được điều gì mới mẻ. Harvey nhìn cậu ta chằm chằm. Đến bao giờ cậu ta mới khám phá ra điều này, rằng trong số năm mươi hai lá bài, không dưới mười sáu lá có giá trị mười nước.
Sự xao lãng của Harvey đã tạo cho Jean – Pierre cơ hội mà anh đang mong đợi. Anh thò tay vào túi áo, giữ viên prostigmin Robin đưa cho trong lòng bàn tay trái. Anh hắt hơi, rồi bằng một cử chỉ rất thành thạo, anh dùng tay phải rút khăn mùi xoa ở túi áo ngực, đồng thời, nhanh nhẹn và kín đáo thảo viên thuốc vào tách cà phê của Harvey. Robin đã khẳng định với anh là thuốc sẽ chỉ có tác dụng sau một tiếng đồng hồ. Mới đầu, Harvey chỉ thấy hơi mệt mỏi, sau đó cảm giác khó chịu sẽ tăng cho đến khi gã không thể chịu đựng được nữa và sẽ phải lăn lộn vì đau đớn khủng khiếp.
Jean – Pierre quay về phía quầy bar, nắm bàn tay phải lại rồi lại xòe ra. Cứ như vậy ba lần. Sau đó, anh thay tay vào túi áo. Ngay lập tức, Stephen đứng lên, đi về phía bậc tam cấp, thông báo cho Robin và James biết viên prostigmin đã nằm trong cốc của Metcalfe. Không chậm trễ, Robin gọi điện tới bệnh viện đề nghị y tá trực chuẩn bị phòng mổ. Sau đó, anh lại gọi điện tới văn phòng các nữ y tá yêu cầu cô y tá mà anh thuê sau chín phút phải có mặt tại phòng đón tiếp của bệnh viện. Xong xuôi, anh lặng lẽ ngồi chờ tin tức từ sòng bạc.
Stephen trở lại quầy bar. Harvey bắt đầu cảm thấy hơi khó chịu, nhưng do dự, không muốn đứng dậy. Mặc dầu cơn đau đang tăng dần lên, nhưng gã vẫn tiếp tục chơi, bởi lòng tham cố hữu. Gã uống nốt phần cà phê còn lại rồi gọi thêm một tách nữa, hy vọng cà phê sẽ làm cho đầu óc sảng khoái hơn. Nhưng cà phê không giúp được gì. Gã bắt đầu cảm thấy mỗi lúc một khó chịu hơn. Một quân át, một quân bốn, một quân mười và hai lá hậu... Tất cả chúng đã níu kéo Harvey, giúp cho gã có đủ nghị lực trụ lại bàn xì – lát.
Jean – Pierre tự buộc mình không được nhìn đồng hồ. Nhà buôn chia cho Jean – Pierre một lá bảy, Harvey một lá át bích, còn người thanh niên một lá hai. Bất ngờ, Harvey đứng dậy, bỏ đi vì không thể chịu đựng cơn đau hơn được nữa. Bỗng gã sụp xuống sàn nhà, tay ôm bụng đau đớn. Jean – Pierre ngồi im trong khi người hồ lỳ và các tay bạc khác rối rít xung quanh một cách vô dụng. Stephen vạt đám đông quan Harvey ra để chen vào.
- Xin các ông lùi lại. Bác sỹ đây.
Đám đông nhanh nhẹn dãn ra, nhường chỗ cho vị chuyên gia.
- Cái gì vậy, bác sỹ? – Harvey thều thào. Gã cảm tưởng như thế giới sắp sửa kết thúc.
- Tôi cũng chưa biết, - Stephen đáp. Robin đã báo trước rằng cơn đau này không kéo dài chỉ tồn tại chừng mười phút, vì thế anh hành động rất nhanh. Anh nới lỏng cavát ở cổ Harvey và bắt mạch. Sau đó, anh cởi áo của gã, bắt đầu sờ nắn bụng.
- Dạ dày có đau không?
- Có, - Harvey rên rỉ.
- Đau bất ngờ à?
- Vâng.
- Ngài có thể tả đau như thế nào không? Đau nhói lên, đau âm ỉ, hay đau quặn?
- Đau nhói.
- Đau nhất ở đâu?
Harvey chỉ vào phía trái dạ dày. Stephen ấn tay vào chiếc xương xườn thứ chín, khiến Harvey phải gập người lại vì đau.
- À, - Stephen nói. - Dấu hiệu của bệnh Murphy. Có lẽ ngài bị viêm túi mật cấp tính. Tôi sợ có sỏi mật. – Anh tiếp tục dùng tay khám nghiệm phần bụng của Harvey một cách nhẹ nhàng. – Có vẻ như là một viên sỏi mật đã rơi ra khỏi túi mật và đang theo đường ống mật đi xuống ruột khiến ống mật bị ép chặt gây nên đau dữ dội. Theo tôi, ngài phải phẫu thuật ngay lập tức để lấy sỏi mật. Hy vọng là ở bệnh viên, ai đó có thể mổ cho ngài.
Jean – Pierre bây giờ mới tiến lại và nói lớn:
- Bác sỹ Wiley Barker đang ở cùng khách sạn với tôi.
- Wiley Barker, bác sỹ phẫu thuật người Mỹ?
- Đúng thế, - Jean – Pierre nói. – Ông ta là bác sỹ riêng của Nixon.
- Lạy chúa, thật may mắn. Chúng ta không thể tìm được ai giỏi hơn ông ấy đâu, nhưng tiền công sẽ rất cao đấy.
- Tôi không quan tâm đến chi phí, - Harvey rền rĩ.
- Ừm... có lẽ phải tới 50.000 đôla đấy.
- 100.000 đô la tôi cũng cóc cần, - Harvey gào lên. Lúc này, gã sẵn lòng chia tay với toàn bộ của cải.
- Thôi, thế này, xin ngài làm ơn, - Stephen nói và nhìn vào Jean – Pierre, - gọi cho một xe cấp cứu và liên hệ ngay với bác sỹ Barkerr, mời ông ta đến bệnh viên. Nói với ông ta, đây là một ca cấp cứu. Quý ngài đây cần được mổ với các thiết bị hiện đại có chất lượng cao nhất.
- Ngài nói đúng, - Harvey nói rồi lại gục xuống.
Jean – Pierre rời khỏi xòng bạc và truyền qua máy phát tin:
- Vào trận. Vào trận.
Robin liền rời khỏi khách sạn Hotel des Paris, đón taxi tới bệnh viện. Có lẽ chính bản thân anh cũng sẵn lòng trả 100.000 đôla để được ngồi vào chỗ tài xế, nhưng muộn rồi, người lái xe đã đáp ứng đúng yêu cầu của anh. Giả sử Robin có muốn trở lại khách sạn thì cũng đành chịu.
Cùng lúc đó, James khởi động xe cứu thương rồi lao vụt về phía sòng bạc, liên tục hú còi. Anh may mắn hơn Robin. Với sự tập chung cao độ, anh không còn thời gian để suy tính đến hậu quả các việc đang làm.
Sau mười một phút bốn mươi mốt giây, James đã có mặt tại Casino. Anh lao ra khỏi xe, nhanh nhẹn mở cửa hậu, lấy băng ca, rồi lao nhanh trên các bậc tam cấp. Tại bậc trên cùng, Jean – Pierre đang đứng đợi anh với vẻ hy vọng. Họ không nói gì với nhau. Jean – Pierre dẫn anh đi nhanh tới phòng Salon des Amériques, Stephen và James nâng băng ca lên, nhanh chóng khênh Harvey về phía xe cứu thương, Jean – Pierre cũng đi theo họ.
- Các ngài đưa sếp của tôi đi đâu thế? - Một giọng nói đột ngột vang lên.
Giật mình, cả ba người quay lại. Đó là người tài xế của Harvey Metcalfe, đang đứng bên cạnh chiếc Rolls Royce màu trắng. Sau một thoáng do dự, Jean – Pierre lên tiếng:
- Ngài Metcalfe bị ngất, cần được đưa tới bệnh viện mổ cấp cứu. Ngay bây giờ, anh phải trở về tàu, cho người thu dọn cabin sạch sẽ, và chờ đợi hướng dẫn tiếp theo.
Người tài xế giơ tay chạm lên mũ lưỡi chai rồi chạy nhanh về phía chiếc Rolls Royce. James ngồi vào tay lái, còn Stephen và Jean – Pierre cùng ngồi ở khoang sau với Harvey.
- Lạy chúa, thế là xong! Tuyệt cú mèo, Jean – Pierre! Tôi không thể tả xiết! – Stephen thốt lên.
- Không có gì. – Jean Pierre nói, mồ hôi tuôn đầm đìa trên mặt.
Chiếc xe cứu thương lao vọt đi như một con mèo bị cháy đuôi. Stephen và Jean – Pierre cởi áo khoác và mặc vào những chiếc áo blu trắng để sẵn trên ghế. Stephen còn đeo thêm cả một chiếc ống nghe quanh cổ.
- Tôi có cảm tưởng hắn đã chết, - Jean – Pierre nói.
- Robin nói hắn không thể chết, - Stephen đáp.
- Làm sao Robin biết được một khi cậu ta ở cách đây bốn dặm?
- Tôi không rõ. Nhưng chúng ta phải tin vào lời cậu ấy.
James phanh két xe lại trên lối vào bệnh viện. Stephen và Jean – Pierre hối hả đưa bệnh nhân vào phòng phẫu thuật. James trả xe về bãi rồi cũng nhanh nhẹn nhập bọn với ba người trong phòng phẫu thuật.
Robin đã rửa tay sạch sẽ và mặc áo choàng. Anh đón họ ngay tại cửa phòng mổ. Trong khi họ đang buộc Harvey Metcalfe vào bàn mổ, anh nói:
- Tất cả mọi người thay quần áo nhanh lên. Còn Jean – Pierre, nhớ rửa tay sạch sẽ như đã được hướng dẫn.
Ngay lập tức, cả ba người nhanh nhẹn thay quần áo; và Jean – Pierre bắt đầu rửa tay. Đây là một quy trình khó nhọc, lâu la mà Robin đã dạy anh rất kỹ lưỡng và anh không được phép ăn bớt bất cứ một công đoạn nào. Sự nhiễm trùng máu sau khi mổ sẽ làm hỏng toàn bộ kế hoạch. Jean – Pierre từ buồng vệ sinh đi ra, anh đã sẵn sàng vào trận.
- Nào, hãy bình tĩnh. Chúng ta đã làm việc này chín lần rồi. Cứ tiến hành như thể chúng ta đang ở bệnh viện St. Thomas's.
Stephen đứng vào phía sau chiếc máy lưu động Boyles. Anh đã theo học một khóa đào tạo kỹ thuật viên gây me dài bốn tháng. Đã hai lần, anh thực tập với James và Jean – Pierre tại bệnh viện St. Thomas's. Còn bây giờ anh sẽ thể hiện tài năng của mình đối với Harvey Metcalfe.
Robin lấy từ chiếc túi nhựa ra một ống tiêm và tiêm 250mg thuốc thiopentone vào cánh tay Harvey. Bệnh nhân chìm vào một cơn ngủ say. Nhanh nhẹn và cẩn thận, Jean – Pierre và James cởi quần áo của Harvey, rồi phủ lên người gã một tấm vải. Stephen chụp mặt nạ Boyles lên mũi Metcalfe. Hai chiếc đồng hồ trên máy cho biết có 5 lít oxit nitơ và 3 lít ôxy.
- Bắt mạch cho hắn, - Robin nói.
Stephen đặt một ngón tay lên thùy tai Metcalfe bắt mạch. Mạch đang 70.
- Đưa vào buồng phẫu thuật. – Robin hướng dẫn.
James đẩy chiếc bàn có bánh xe sang phòng bên, dừng lại ngay dưới các ngọn đèn mổ. Stephen đẩy máy Boyles theo sau.
Buồng mổ không có cửa sổ và vô trùng đến lạnh lẽo. Các bức tường đều được lát gạch kính bóng loáng từ sàn cho tới tận trần. Trong phòng có đủ thiết bị cho một ca phẫu thuật. Jean – Pierre phủ lên người Harvey một tấm khăn tẩy trùng màu xanh, chỉ để hở đầu và hai cánh tay. Một chiếc bàn có bánh xe lăn chất đầu các dụng cụ, drap, khăn mặt tẩy trùng. Tất cả những thứ này cũng được phủ kín bằng một tấm khăn tẩy trùng. Robin treo một cái chai đựng chất lỏng intravenous vào cây cọt ở đầu bàn mổ rồi buộc một đầu ống dẫn vào cánh tay trái của Harvey. Stephen ngồi ở đầu bàn, cạnh máy gây mê Boyles, điều chỉnh mặt nạ chụp xuống mũi, mồm Harvey. Trong số ba ngọn đèn lớn phía trên Harvey, chỉ có một ngọn đèn được bật nhằm tạo ra một khoảng sáng tập trung, chiếu thẳng vào chỗ phình lên trên bụng Harvey.
Tám con mắt đổ dồn vào nạn nhân. Robin tiếp tục ra lệnh:
- Tôi sẽ đưa ra các hướng dẫn tương tự như trong các lần tập, vì vậy, tất cả hãy tập trung. Trước hết, tôi sẽ lau sạch phần da bụng bằng I - ốt.
Robin đã có tất cả các dụng cụ cần thiết ngay bên cạnh bàn, gần chân Harvey. James nhấc tấm khăn phủ lên, cuộn dần về phía chân Harvey, sau đó, anh cẩn thận nhấc tấm khăn tẩy trùng phủ bàn dụng cụ lên, đổ I - ốt vào một trong số các chậu nhỏ. Robin dùng kẹp gắn một miếng gạc nhúng sâu vào dung dịch I - ốt. Với một động tác dứt khoát, anh lau sạch bụng Harvey, vứt miếng gạc vào bồn rồi lại tiếp tục lấy gạc mới để lau. Sau đó, anh đặt một cái khăn mặt tẩy trùng dưới cằm Harvey, che toàn bộ phần ngực, và phủ một cái lên hông và hai đùi. Anh lại đặt một cái thứ ba dọc theo cơ thể Harvey, ở bên trái và một cái cuối cùng ở bên phải chỉ để lại một khoảng rộng chừng 9 inch trên bụng. Ở mỗi góc, anh đều kẹp lại bằng một chiếc kẹp để giữ các tấm khăn khỏi xô lệch. Giờ thì Robin đã sẵn sàng:
- Dao!
Jean – Pierre đặt cái mà anh có thể gọi là dao vào lòng bàn tay đang xòe rộng, như thể bàn tay của vận động viên chạy tiếp sức đang chờ nhận cây gậy đồng đội chuyền cho, của Robin. Jean – Pierre nhìn sang phía bên kia bàn mổ và bắt gặp đôi mắt sợ hãi của James, còn Stephen đang mải tập trung chú ý tới nhịp thở của Harvey. Robin thoáng lưỡng lực một giây rồi quả quyết rạch một đường chính xác, dài đúng 10 cm, sâu chừng 3 cm. Ít có khi nào Robin lại được tận mắt chứng kiến một cái dạ dày bự đến thế này. Anh có thể rạch sau tới 8cm mà vẫn không lo chạm vào cơ. Máu bắt đầu chảy túa ra, Robin phải cầm máu bằng phép nhiệt điện. Ngay sau khi rạch bụng và cầm máu xong, anh tiến hành khâu vết thương cho bệnh nhân bằng một loại chỉ đặc biệt.
- Nó sẽ tự tiêu trong vòng một tuần, - anh giải thích. Sau đó, anh lau sạch viết rạch và các vệt máu, rồi đặt một miếng băng dính lên trên tác phẩm của mình.
James gỡ các tấm drap và các tấm khăn tẩy trùng ra, bỏ chúng vào một cái thùng lớn, còn Robin và Jean – Pierre mặc cho Metcalfe chiếc áo choàng bệnh viện. Họ cẩn thận gói kỹ đồ của gã vào một chiếc túi làm bằng chất dẻo màu xám.
- Hắn đang tỉnh lại, - Stephen nói.
Robin tiêm thêm cho Harvey 10mg diazepan.
- Ít nhất, hắn cũng ngủ thêm 30 phút nữa, - anh nói, - và bất luận thế nào, hắn cũng sẽ mơ mơ màng màng trong khoảng ba tiếng. Sau đó, hắn sẽ không nhớ nhiều lắm về những gì đã xảy ra. James, cậu ra xe cứu thương trước, và chờ bọn tôi ở cổng bệnh viện.
James rời khỏi phòng mổ, thay quần áo, một thủ tục mà bây giờ anh có thể hoàn tất trong 90 giây. Anh mất hút trong bãi đỗ xe.
- Nào, hai cậu, thay quần áo đi, rồi đưa Harvey ra xe cứu thương. Jean – Pierre sẽ ngồi ở khoang sau với hắn, còn Stephen, hãy tiến hành nhiệm vụ tiếp theo của mình.
Stephen và Jean – Pierre nhanh nhẹn thay quần áo. Họ mặc lại chiếc áo choàng dài màu trắng rồi nhẹ nhàng đẩy chiếc bàn chở Harvey Metcalfe đang mê man về phía xe cứu thương. Khi xong xuôi, Stephen chạy tới trạm điện thoại công cộng gần cổng bệnh viện, anh rút từ trong ví ra một mảnh giấy nhỏ, đọc lướt qua rồi quay số.
- Xin chào, tòa soan Nice- Matin phải không ạ? Tôi là Terry Roads, phóng viên New York Times. Tôi có một câu chuyện thú vị nho nhỏ dành cho các ngài...
Robin trở lại phòng mổ, đẩy chiếc bàn đựng dụng cụ vừa dùng vào phòng tẩy trùng. Sáng mai, nhân viên ca sáng sẽ xử lý chúng. Anh cầm chiếc túi đựng quần áo của Harvey lên, đi sang phòng thay quần áo, nhanh nhẹn cởi áo mổ, mũ và mặt nạ ra, mặc lại quần áo của mình. Trong lúc người y tá trưởng kiểm tra lại đồ nghề do Robin bàn giao, anh nở một nụ cười hấp dẫn với cô.
- Tất cả đã hoàn tất, ma soeur. Tôi để lại mọi dụng cụ trong phòng tẩy trùng. Một lần nữa, xin cô cho tôi gửi lời cám ơn bác sỹ Bartise.
Một lát sau, Robin đi bộ về phía xe cứu thương. Cùng đi với anh là nữ y tá anh đã thuê của đại lý. Anh giúp cô lên xe, vào khoang sau.
- Hãy đi thật chậm và cẩm thận về cảng.
James gật đầu rồi lên đường với tốc độ đưa đám.
- Cô là y tá Faubert?
- Vâng, thưa bác sỹ Barker.
Cô Faubert mặc trang phục y tá dài tay. Cô có chất giọng Pháp duyên dáng, cuốn hút, tới mức Robin nghĩ Harvey không thể nào lại không hài lòng với bàn tay chăm sóc của cô.
- Bệnh nhân của tôi vừa trải qua một ca phẫu thuật lấy sỏi mật, ông ta cần được nghỉ ngơi yên tĩnh.
Nói tới đó, Robin lấy từ trong túi ra một viên sỏi mật cỡ bằng một quả quýt, trên có dính một cái nhãn của bệnh viện với dòng chữ: "Harvey Metcalfe". Thực ra, Robin lấy trộm viên sỏi khổng lồ này của bệnh viện St. Thomas's. Chủ nhân đích thực của nó là người bán vé ô tô buýt trên tuyến đường 14, cao 6 foot 6. Stephen và James nhìn chằm chằm vào viên sỏi một cách ngờ vực, còn nữ y tá kiểm tra lại mạch và hơi thở của bệnh nhân mới.
- Y tá Faubert, nếu tôi là bệnh nhân của cô, - Jean – Pierre nói với vẻ duyên dáng, - tôi sẽ không bao giờ muốn được bình phục.
Sau khi đưa Harvey lên du thuyền, Robin hướng dẫn một cách ngắn gọn các yêu cầu về chế độ ăn uống và nghỉ ngơi của bệnh nhân và bảo nữ y tá rằng ngày mai, đúng mười một giờ sáng, anh sẽ có mặt để kiểm tra tình hình sức khỏe của gã. Bốn người ra vể, để lại Harvey ngủ say sưa trong khoang thuyền rộng rãi, với đám nhân viên ân cần.
James đưa ba người về bệnh viện, gửi xe vào bãi đỗ, trả chìa khóa cho phòng lễ tân. Sau đó, bốn người trở về khách sạn bằng những con đường riêng rẽ khác nhau. Robin là người cuối cùng xuất hiện ở phòng 217. Lúc đó là hơn 3 giờ 30 phút sáng. Anh thả mình xuống một chiếc ghế tựa.
- Cậu cho phép tớ uống một chút whisky chứ, Stephen?
- Tất nhiên rồi.
- Lạy Chúa tôi, cậu ta đồng ý, - Robin nói và rót một ly lớn Johnny Walker trước khi chuyển chai rượu cho Jean – Pierre.
- Hắn sẽ không sao chứ? – James hỏi.
- Cậu có vẻ quan tâm đến hắn quá đấy. Tất nhiên; sau một tuần, mười mũi khâu sẽ biến mất, hắn chỉ còn sở hữu một vết sẹo gớm ghiếc để khoác loác với bạn bè thôi. Tôi cần phải ngủ một chút. Mười một giờ sáng mai, tôi phải tới thăm nạn nhân của chúng ta. Cuộc đối đầu này sẽ khó khăn hơn cuộc phẫu thuật vừa rồi. Tối nay, các cậu đều tỏ ra rất tuyệt. Lạy chúa, thật may là chúng ta đã nghe giảng ở St. Thomas's. Nếu có bao giờ các cậu thất nghiệp, và tôi lại cần một tay hồ lỳ, một tài xế, hay một kỹ thuật viên gây mê thì tôi đã biết nên gọi điện cho ai.
Ba người ra khỏi phòng. Robin mệt mỏi nhoài xuống giường. Anh chìm vào giấc ngủ say sưa và chỉ tỉnh giấc sau 8 giờ sáng ngày hôm sau, thấy mình vẫn mặc nguyên quần áo. Điều này chưa bao giờ xảy ra với anh, kể cả khi anh còn là bác sỹ thực tập nội trú trẻ măng, thường phải trực đêm sau mười bốn giờ làm việc liên tục. Robin tắm rất lâu bằng nước nóng, rồi thay quần áo. Anh mặc sơ mi mới, và comple mới, chuẩn bị sẵn sàng cuộc gặp gỡ mặt đối mặt với Harvey Metcalfe. Bộ ria mới nuôi, cái kinh không vành, và sự thành công của ca mổ khiến anh cảm thấy mình đôi chút giống vị bác sỹ nổi tiếng mà anh đang sắm vai.
Một giờ sau, ba đồng đội của anh đều tề tựu đầy đủ tại phòng 217 để chúc anh lên đường may mắn. Hơn thế, họ còn tự nguyện đợi anh trở về. Stephen đã trả lại tất cả các phòng và đặt bốn chỗ trên chuyến bay về London vào cuối buổi chiều. Robin lên đường. Lần này, anh cũng không dùng thang máy mà đi cầu thang bộ. Ra khỏi khách sạn, anh đi bộ một đoạn ngắn rồi mới vẫy taxi đi đến cảng.
Việc tìm kiếm chiếc du thuyền Messenger Boy chẳng có gì là khó khăn. Thuyền nằm ở phía đông cảng, nước sơn mới lấp lánh trong nắng. Trên cột buồm vững chắc, lá cờ Panama rộng lớn bay phần phật. Robin cho rằng đây là một cách trốn thuế. Anh bước lên tấm ván dẫn lên du thuyền. Ra đón anh là nữ y tá Faubert.
- Xin chào, bác sỹ Barker.
- Xin chào. Sức khỏe ông Metcalfe thế nào rồi?
- Đêm qua, ông ta ngủ rất an lành. Sáng nay ông ấy đã ăn được một chút, và bây giờ thì đang nói chuyện qua điện thoại. Bác sỹ có muốn gặp ông ấy ngay không?
- Có chứ.
Robin bước vào cabin hào nhoáng, đối mặt với gã đàn ông mà suốt tám tuần qua, anh liên tục tìm phương kế chống đối. Gã đang nói chuyện trên điện thoại.
- Ồ, em yêu, mọi việc ổn rồi. Nhưng đó quả là một ca cấp cứu loại A1. Đừng lo, anh sẽ sống.
Nói đến đây, gã dừng lại, đặt điện thoại xuống.
- Bác sỹ Barker, tôi vừa nói chuyện với vợ ở Masachusetts. Tôi bảo với bà ấy rằng tôi mang ơn bác sỹ suốt đời. Bà ấy cũng cảm thấy rất may mắn. Tôi hiểu, tôi là một bệnh nhân tư, phải dùng xe cứu thương tư, và bác sỹ đã cứu sống tôi. Thực ra, đó là tất cả những gì ngươi ta viết trên tờ Nice- Matin.
Trên boong tàu có treo một tấm ảnh cũ của Harvey trong chiếc quấn short Bermuda, rất giống với chiếc ảnh trong tập hồ sơ của Robin.
- Bác sỹ, tôi muốn biết, - Harvey nói với vẻ hứng thú, - Tôi đã thực sự lâm vào tình trạng nguy kịch à?
- Vâng, một ca cấp cứu cực kỳ nguy hiểm mà hậu quả sẽ rất nghiêm trong nếu chúng tôi không kịp thời lấy cái này ra khỏi bụng ông. – Robin rút từ túi áo ra viên sỏi mật có viết tên Harvey.
Mắt Harvey trợn ngược lên như muốn bật ra khỏi tròng vì quá ngạc nhiên.
- Trời, thế ra tôi vẫn đi đây đi đó với cái của nợ này trong người hay sao? Trời ơi! Tôi biết cảm ơn bác sỹ thế nào đây. Nếu có một lúc nào đó, tôi có thể giúp gì cho bác sỹ, xin bác sỹ đừng chần chừ gọi điện cho tôi. – Gã mời Robin một quả nho.- Bác sỹ, ông sẽ chăm sóc tôi cho đến khi bình phục hẳn chứ? Tôi không nghĩ là cô y tá có thể đánh giá đúng mức đọ nghiêm trọng của ca này đâu.
Robin nghĩ thật nhanh.
- Tôi e rằng tôi không có thời gian làm việc này, ông Metcalfe ạ. Hôm nay là ngày nghỉ cuối cùng của tôi và tôi phải trở về California. Cũng chẳng có gì nghiêm trọng lắm, chỉ là một vài cuộc phẫu thuật và một chương trình giảng dạy tương đối căng thẳng. – Anh nhún vai với vẻ bất lực, - Chẳng có gì to tát, nhưng chúng giúp tôi phải kiếm sống. Vả lại, tôi cũng quen rồi.
Harvey ngồi dựng lên, tay ôm nhẹ vào bụng.
- Nào, xin bác sỹ hãy nghe tôi. Tôi không quan tâm tới vài thằng sinh viên. Tôi là người bệnh, và tôi cần ngài có mặt ở đây, bên cạnh tôi, cho tới khi tôi hoàn toàn bình phục. Ngài đừng lo, tôi sẽ trả công xứng đáng. Tôi không bao giờ dè xẻn tiền nong cho việc chăm sóc sức khỏe, và nếu ngài muốn, tôi sẽ đổi séc ra tiền mặt. Điều cuối cùng mà tôi muốn là chú Sam cần phải biết tôi cũng có giá lắm chứ.
Robin khẽ ho. Anh tự hỏi không biết các bác sỹ người Mỹ giải quyết vấn đề tế nhị về thù lao với bệnh nhân như thế nào.
- Thù lao có thể hơi cao. Có thể sẽ lên tới 80.000 đôla cơ đấy. – Robin hít một hơi thở sâu.
Harvey không hề chớp mắt.
- Tất nhiên rồi. Ngài là bác sỹ giỏi nhất. Ngần ấy tiền để cứu một sinh mạng đâu phải là nhiều.
- Thôi được. Tôi phải trở về khách sạn bây giờ, nhưng tôi sẽ xem xét liệu có thể sắp xếp lại chương trình không.
Robin rút lui khỏi phòng của bệnh nhân. Chiếc Rolls Royce màu trắng đưa anh về khách sạn. TRong phòng 217, ba người bạn chăm chú lắng nghe câu chuyện của Robin, khi anh kế thúc, họ ngờ vực nhìn anh chằm chằm.
- Stephen, thằng cha này bắt đầu mắc chứng bệnh tưởng. Hắn muốn tôi ở lại đây cho đến khi hắn bình phục. Không ai trong chúng ta dự tính điều này.
Stephen lạnh nhạt nói:
- Cậu sẽ ở lại đây và đón lấy quả bóng đi. Tại sao chúng ta lại không thể cho hắn biết giá trị của hắn - tất nhiên là phải tính theo kiểu của riêng mình hắn. Nào, hãy cầm điện thoại lên và bảo hắn rằng ngày nào cũng vậy, cứ 11 giờ sáng là cậu có mặt kiểm tra cho hắn. Chúng tôi sẽ ra về mà không có cậu. Nhưng nhớ là đừng có sài sang quá đấy.
Robin nhấc điện thoại lên.
Trưa hôm đó, bốn người bạn trẻ tổ chức một bữa tiệc chia tay thịnh soạn trong phòng 217. Họ tự thưởng cho mình một chai Krug'64. Sau đó, ba người rời khỏi khách sạn Hotel de Paris, đi taxi đến sân bay Nice, đón chuyến bay BA 012
- Nếu có một lúc nào đó, tôi có thể giúp ngài, xin ngài đừng chậm trễ gọi điện cho tôi.
Mỗi ngày Robin tới thăm bệnh nhân một lần trên chiếc Corniche màu trắng với một tài xế mặc đồng phục trắng. Lần thăm bệnh thứ ba, y ta Faubert đề nghị được nói chuyện riêng với anh.
- Bệnh nhân của tôi, - cô như chuẩn bị trước, - bắt đầu có những cử chỉ gần gũi khiếm nhã khi tôi thay quần áo cho ông ta.
Robin cho phép bác sỹ Wiley Barker tự do đưa ra một nhận xét không thuộc chuyên môn.
- Làm sao mà tôi có thể khiển trách ông ấy được. Tuy nhiên, tôi tin chắc là cô đã từng gặp những chuyện tương tự.
- Tất nhiên, nhưng không phải với một bệnh nhân vừa được phẫu thuật cách đây ba hôm. Cơ thể ông ta hẳn phải là sắt thép.
- Tôi sẽ cho cô biết cần phải làm gì. Hãy tống cái của nợ của hắn vào một cái ống, và hắn sẽ chẳng thể làm gì được nữa. – Cô mỉm cười. – Nhưng bị giam ở đây cả ngày, hẳn phải rất buồn, - Robin tiếp tục. – Mà tại sao tối nay cô lại không đến chỗ tôi nhỉ, sau khi Metcalfe đã đi ngủ, chúng ta sẽ cùng ăn tối.
- Tôi cũng thích như vậy. Tôi sẽ gặp ngài ở đâu?
- Phòng 217, khách sạn Hotel de Paris, - Robin nói mà không hổ thẹn. – 9 giờ tối nhé?
- Vâng.
- Nào Angeline, uống thêm một chút chablist nhé?
- Không, cám ơn, Wiley. Đây là một bữa ăn đáng nhớ.Tôi nghĩ, có thể ngài vẫn chưa có tất cả mọi thứ ngài muốn , phải không?
Cô đứng dậy, châm hai điếu thuốc , đặt một điếu vào miệng Robin. Sau đó, cô bước đi vài bước , chiếc váy dài nhẹ đung đưa bên hông. Dưới làn áo sơ mi màu hồng, cô không mặc đồ lót. Cô hít một hơi thuốc và ngắm nhìn anh.
Robin nhớ tới bác sĩ Barker trong sạch giờ này đang có mặt tại Australia, nhớ tới vợ con anh ở Newbury, và cuối cùng là tới đồng đội ở London. Nhưng rồi, anh quyết định gạt bỏ tất cả.
- Liệu có than phiền với ngàu Metcalfe nếu tôi có cử chỉ khiếm nhã với cô không?
- Nếu là anh, Wiley, - cô mỉm cười, - thì không bao giờ.
Harvey bình phục rất nhanh, tới ngày thứ sáu thì Robin tháo băng cho gã.
- Có vẻ nhu vết thương đã lành rồi đó, ngàu Metcalfe. Cứ yên tâm, chỉ giữa tuần sau là ngài hoàn toàn bình phục
- Tuyệt. Tôi cần phải quay ngay về Anh để kịp tuần lễ Ascot. Ngài biết không, con Rosalie của tôi là con ngựa được hâm mộ trong năm nay đấy. Liệu tôi có thể mời ngài tới dự các cuộc đua được không? Tôi sẽ làm gì nếu cơn đau lại tái phát?
Ronbin cố nén một nụ cười
- Xin ngài an tâm. Tình trạng sức khoẻ của ngài bây giờ rất tuyệt. Rất tiếc là tôi không thể xem con Rossalie thi đấu tại Ascot.
- Thật đáng tiếc. Dẫu sao cũng xin cảm ơn ngài, bác sĩ ạ. Chưa bao giờ tôi được gặp môt bác sĩ phẩu thuật giỏi và dễ mến như ngài
Anh cảm thấy nhẹ nhõm vì được xa cách Harvey, nhưng lại tiếc nuối vì phải tạm biệt Angeline.
Khi về tới khách sạn, anh nhờ người tài xế chuyển cho Harvey một hoá đơn viết theo kiểu cổ :
Bác sĩ Wiley Frank Barker gửi lời chúc mừng tới ngài Harvey Metcalfe và xin thông báo với ngài về số tiền thù lao dịch vụ y tế chuyên nghiệp 80.000 đôla cho cuộc phẫu thuật và điều trị hậu phẫu.
Chưa đầy một tiếng đồng hồ sau, người tài xế đã trở lại với tấm séc 80.000 $. Robin bay về trong chiến thắng
Hai người đã thành công Chỉ còn hai người tiếp tục chiến đấu.
Chương 13
Sáng hôm sau, thứ sáu, bốn người cùng có mặt tại phòng khám của Robin trên phố Harley. Stephen ngồi chễm trên chiếc ghế bệnh nhân , phát biểu :
- Nhờ sự bình tĩnh của Robin , cuộc phẫu thuật Monte Carlo đã thành công mỹ mãn trên mọi phương diện . Tuy vậy, chi phí lần này tương đối cao. Hoá đơn thanh toán khách sạn và bệnh viện lên tới 11.351$ , trong khi chúng ta chỉ thu về 80.000$. Cho tới nay, tổng số chi phí đã là 22.530$ , vì vậy Harvey vẫn còn nợ chúng ta 494.970$. Mọi người có đồng không?
Không ai phản đối. Giờ đây , họ đã tin tưởng vô biên vào khả năng tính toán số học của Stephan, mặc dầu , trên thực tế , Stephen, cũng giống như tất cả các giáo sư đại đa số khác , thấy làm việc với các con số là quá đơn điệu , nhàm chán.
- Tiện thể , Robin , cậu hãy cho biết cậu đã làm cái quái gì mà ăn mo965t bữa tối hết những 73.50$. Cậu đã ăn những gì , trứng cá hồi muối và rượu champagne.
- Cũng có hơi đặc biệt ! - Robin thú nhận.
- Dù không có mặt ở Monte Carlo , tôi cũng dám cá là tôi biết ai ăn tối vời cậu, và tôi còn dám đánh cá là cô nàng không chỉ chia xẻ chiếc bàn với cậu thôi đâu , - Jean- Pierre nói , lấy chiếc ví từ trong túi ra , - Stephen , đây là 219 franc tiền thắng bạc của tôi trong đêm thứ tư. Nếu cậu cứ để tôi một mình , thì chúng ta đã chẳng bị rầy rà bời tay đồ tể Robin. Tôi có thể chiến thắng và đoạt lài toàn bộ số tiền đã mất. Tôi nghĩ, ít nhất thì tôi cũng xứng đáng có số điện thoại của nữ y tá Faubert chứ.
Những nhận xét của Jean- Pierre làm Stephen tỉnh táo hẳn.
- Tuyệt , Jean- Pierre , như vậy chi phí sẽ giảm đi đấy. Theo như tỷ giá hối đoái ngày hôm nay thì , 219 franc của cậu - anh dừng lại một chút , tay bấm máy tính. - trị giá 46.76 $. Như vậy , tổng chi phí sẽ giảm xuống còn 22.843,24 $.
Và bây giờ là kế hoạch Ascot của tôi. Đơn giản thôi. James đã kiếm được hai tấm phù hiệu để vào khu hội viên với giá 10$. Chúng ta đều biết là , giống nhu tất cả các chủ ngựa khác , Harvey Metcalfe cũng có kmo65t phù hiệu , vì vậy , nếu chúng ta tính toán thời gian chính xác , sắp xếp mọi việc thật tự nhiên , thì ắt hắn sẽ sập bẫy lần nữa. James có nhiệm vụ theo dõi mọi hoạt động của hắn kể từ khi hắn bắt đầu xuất hiện cho đến khi hắn đi khỏi khu vực hội viên và thông báo vắn tắt cho tất cả chúng ta bằng máy nhắn tin. Jean- Pierre sẽ đợi hắn bên lối vào khu vực hôi viên rồi đi vào theo hắn. Còn Robin , đúng 1 giờ chiều , cậu phải đánh đi một bức điện từ sân bay Hea- throw , chắc chắn Harvey sẽ nhận được tin trong giờ ăn trưa. Công việc rất đơn giản. Chỉ khi nào chúng ta nhử được hắn về Oxford chúng ta mới phải đề phòng. Chắc chắn là , nếu có cơn hội chiến thắng ở Ascot , tôi sẽ thay đổi kế hoạch ngay.
Stephen cười toét miệng :
- Như vậy chúng ta sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị kế hoạch đón khách ở Oxford. các cậu thắc mắc gì không?
Robin thắc mắc về một câu trong tập hồ sơ nên đã đọc to lên cho tất cả cùng nghe
- Tôi không cần cậu trong phần (a) của kế hoạch Oxford. Cậu chỉ xuất hiện trong phần ( b).
- Đúng thế. Tôi có thể tự xoay sở phần (a). Thực ra , nếu đêm đó , các cậu cứ ở lại London thì tốt hơn. Đặc ân tiếp theo của chúng ta bậy giờ là nghĩ ra một vài ý tưởng cho James , nhưng nếu chúa che chở chúng ta , cậu ấy sẽ tự nghĩ ra một cái gì đó cho riêng mình. Tôi bắt đầu rất quan tâm đến vấn đề này , bởi vì , một khi Harvey trở về Mỹ , chúng ta sẽ phải đương đầu với hắn trên đất của hắn. Cho tới bây giờ , hắn vẫn luôn phải thi đấu ở những nơi chúng ta lựa chọn. Có thể ở Boston , James sẽ khó hành động , mặc dầu cậu ta là diễn viên giỏi nhất trong số bốn người chúng ta. như vậy Harvey thường nói thì đó là một trò chơi hoàn toàn khác.
James thở dài với vẻ sầu thảm và dán chặt mắt vào tấm thảm Axminster.
- Tội nghiệp james , cứ an tâm đi , cậu lái xe cứu thương tuyệt như tay đua chuyên nghiệp vậy - Robin nói
- Có lẽ cậu nên học lái máy bay đi , chúng ta sẽ thực hiện một phi vụ không tặc. - Jean- Pierre gợi ý.
Y tá Meikle không thể chịu đựng được những tiếng cười không dứt bay ra từ phòng bác sĩ Oakley , và cô thực sự vui mừng khi thấy bộ ba kỳ dị ra về. Khi james , người đi cuối cùng , vừa bước ra khỏi phòng , cô đã đóng sầm cửa , rồi quay vào phòng Robin.
- Ngài có khám cho bệnh nhân không , bác sĩ Oakley?
- Nếu buộc phải làm thì tôi sẽ làm
Meikle mím môi. Cái quái gì đã xảy ra với ông ta thế này? Chắc chắn là tại những tay đàn ông quái đản mà ông ta mới giao thiệp gần đây. Ông ta đang đánh mất lòng tin.
- Bà Wentworth Brewster. Bây giờ bác sĩ Oakley sẽ xem bệnh cho bà và tôi sẽ chuẩn bị sẵn thuốc cho chuyến đi Italia của bà.
Stephen trở về trường Magdelen để nghỉ ngơi vài ngày. Tám tuần trước đây , anh là người khởi đầu toàn bộ kế hoạch, và bây giờ , hai người trong Đội đã thành công quá sức tưởng tượng của anh. Anh thấy mình cần làm một cái gì đó để nỗ lực của bạn bè anh trở thành truyền thuyết của Oxford.
Jean- Pierre trở về với công việc ở phòng tranh trên phố Bond. Trách nhiệm của anh sẽ ko nặng nề lắm vì anh chỉ phải đi đánh một bức điện ngắn. Tuy vậy , để chuẩn bị kế hoạch phần (b) tại Oxford của Stephen , đêm nào anh cũng phải đứng trước gương luyện tập.
James đưa Anne đi nghỉ cuối tuần tại Stratford- upon- Avon. Tại đây, họ đã tới dự đêm công diễn đầu tiên vở kịch " Chẳng có gì mà cũng làm ầm ĩ " của nhà hát Shakespear Royal. Sau đó , trong khi đi dạo bên bờ sông Avon , James đã ngỏ lời cầu hôn Anne. Chỉ những con thiên nga chung thuỷ mới biết rằng nàng tr3 lời thế nào. Chiếc nhẫn kim cương mà James mua tại cửa hàng Carrtier , cửa hàng nữ trang đối diện với phòng tranh Lamanns , trong khi chờ đợi harvey , vốn đã đẹp nay càng đẹp hơn , lấp lánh hơn trên ngón tay mảnh mai củ nàng. James cảm thấy anh là người hạnh phúc nhất thế gian. Giá mà anh nghĩ được một kế hoạch nào đó khiến cho tất cả ngạc nhiên thì anh sẽ chẳng cần gì hơn nữa. Đêm đó , anh thổ lộ điều này với Anne , và cùng cô suy nghĩ , song vẫn chẳng đạt kết quả gì...
Thực ra , đã có một ý tưởng mới đang hình thành trong tâm trí Anne.
Chương 14
Sáng thứ hai, James lái xe đưa Anne trở về London với tâm trạng yêu đời chưa từng thấy. James rất muốn nàng đi cùng anh tới Ascot, nhưng Anne từ chốu, rằng nàng phải đi làm. Hơn thế nữa, nàng có cảm giác những người khác sẽ không chấp nhận sự có mặt của nàng, họ sẽ nghi ngờ James.
James không kể cho nàng nghe chi tiết cuộc phẫu thuật ở Monte Carlo, nhưng anh lại thông báo cho nàng từng bước một trong kế hoạch Ascot. Anne có cảm giác Hames đang rất hoang mang bối rốu, vì vậy, nàng quyết định tối nay sẽ đến với anh. Có thể James sẽ cho nàng biết thêm những tin tức mới nhất . Theo nàng , james không được vững vàng lắm. Rất may là trong cuộc đua tiếp sức này, hầu như lúc nào Stephen, Ronbin và Jean – Pierre cũng chủ động giữ chặt cây gậy chuyền tay – nhưng cái ý tưởng đang dần hình thành trong nàng chắc chắn sẽ làm cho tất cả bọn họ ngạc nhiên.
Stephen dậy sớm , soi gương ngắm nghía mái tóc bạc củ mình một cách thán phục. Để có nó, anh đã phải mất khá nhiều tiền và tiêu tốn cả một buổi chiều ở hiệu làm đầu Debenhams. Anh cẩn thận chọn lựa quần áo : Bộ comple màu xám trang nhã và một cái cravat kẻ ô. Anh thường mặc trang phục này trong những dịp lễ đặc biệt : Từ những buổi gặp gỡ sinh viên cho đến những buổi tiệc ở Đại sứ quán Mỹ. Cho đến nay, vẫn chưa ai nói với anh là màu sắc bộ comple và chiếc cravat không hề hoà hợp, hoặc bộ comple đã lỗi thời vì nơi khuỷu tay và ve cổ không đúng mốt. Theo tiêu chuẩn của riêng Stephen thì bộ đồ lớn này, tự bản thân nó , rất trang nhã. Từ Oxford, anh đón tàu hỏa đi Ascot, còn Jean – Pierre lại khởi hành từ London bằng xe hơi. Họ ẽ cùng gặp James ở Belvedere Arms vào lúc 11 giờ sáng, ( sau khi đã đi chùng một dặm).
Ngay lập tức, Stephen gọi cho Robin để khẳng định rằng cả ba người đã tới đích và yêu cầu được nghe nội dung bức điện Ronbin sẽ gửi đi.
- Thật hoàn hảo, Robin. Bây giờ, cậu hãy tời Heathrow, và chờ đến đúng 1 giờ thì gửi nó đi
- Chúc may mắn, Stephen. Hãy nghiền thằng con hoang này ra tro bụi.
Stephen quay lại chỗ Jean – Pierre và James, thông báo với họ là tại London, Robin đã sẵn sàng.
- James , hãy lên đường. Khi nào Harvey tời , phải báo ngay cho chúng tôi.
James tu cạn một chai Carlsbers rồi mới xuất phát. Thật rắc rối vì anh liên tục gặp bạn bè, khó khăn lắm anh mới tìm đủ lý do để không phải nhập bọn cùng họ.
Đầu giờ chiều, Harvey matcalfe xuất hiện trong khu đỗ xe của hội viên, chiếc rolls Royce màu trắng bóng loáng như một bảng quảng cáo Persil. Ngay lập tức, tất cả những ai có mặt đều nhìn chằm chằm vào chiếc xe với vẻ coi thường khinh khỉnh, Nhưng harvey lại tưởng nhầm là họ thán phục gã. Bộ comple mới may của gã quả là sự thử thách , kiểm nghiệm hữu hiệu nhất cho tài năng và sự khéo léo của Bernard Weatherill. Một bông cẩm chướng đỏ bên ve áo và chiếc mũ che đi cái đầu hói – trông gã lạ lẫm tới mức suýt nữa James đã không nhận ra, may nhờ có chiếc Rolls Royce màu trắng. Với một khoảng cách cố định, Hames theo sau harvey và bạn bè gã cho đến khi nhìn thấy cả bọn khúât sau một cánh cửa có đề : Ngài Harvey và khách.
- Hắn vào lô riêng rồi, - james nói
- Cậu đang ở đâu? - Jean – Pierre hỏi.
- Ngay trên đầu hắn, trên lô đất của một người đánh cá ngựa tên là Sam O'Flaherty.
- Jame, không nhất thiết phải thổ lộ như vậy với người Ailen, - Jean – Pierre nói. – Bọn mình sẽ đến chỗ cậu ngay đây.
James nhìn không chớp mắt vào khu khán đài rộng mênh mông màu trắng, có sức chứa 10.000 khán giả. Một lần nữa, anh lại thấy khó có thể tập trung vào công việc vì phải tìm cách né tránh bạn bè, họ hàng. Đầu tiên là nhà quý tộc Halifax, sau đó là một cô gái khó chịu mà mùa xuân năm ngoái, do thiếu suy nghĩ, anh đã đưa tới dự buổi tiệc khiêu vũ do Nữ hoàng Charlotte tổ chức. Tên Cô ta là cái quái gì nhỉ? À, đúng rồi. Quí cô Selina Wallop. Một cái tên rất tương xứng với con người. Cô nàng mặc chiếc váy ngắn, có lẽ đã lỗi thời từ bốn năm nay, đầu đội một chiếc mũ hình như sẽ không bao giờ là mốt. Để không phải tiếp chuyện cô, james chụp chiếc mũ nỉ lên đầu, nhìn sang hướng khác, giết thời giờ bằng cách tán ngẫu với Sam O' Flaherty về cuộc đua Vua George VI và Nữ hoàng Elizabeth Stakes. Bằng một giọng cao chói tai, O' Flaherty thông báo về lợi thế của con ngựa được ưa chuộng nhất và số tiền cá cược mà người ta đặt cho nó :
- Con Rosalie thuộc về một người Mỹ có tên là Harvey Metcalfe. Pat Eddery sẽ cưỡi con này. Tiền đặt cược mới đây nhất của nó là 6 trên 4. Nhiều người cho rằng Eddery sẽ là quán quân đua ngựa trẻ nhất trong lịch sử và Harvey sẽ là người chiến thắng cuộc đua này.
Stephen và Jean – Pierre đến bên James, và cùng đứng gần quầy của Sam O' Flaherty. Ông ta đứng trên cái bục cao màu da cam đang vung hai tay như thể hoa tiêu trên một chiếc tàu sắp chìm.
- Các ngàu chọn con nào, các quý ngàu trẻ tuổi? - Sam hỏi ba người.
Phớt lờ cái nhíu mày của Stephen, James nói :
- Mỗi lượt 5 bảng cho con Rosalie, - anh nói rồi chìa ra một đồng 10 bảng mới cứng, và nhận lại một tấm thẻ màu xanh trên có ghi số series và đóng dấu "Sam O' Flaherty" ở giữa.
- Có lẽ, đây cũng là bản năng bẩm sinh của cậu. - Jean – Pierre nói. –Cái mà tôi muốn biết bây giờ là, nếu thắng, chúng ta sẽ được bao nhiêu?
- Mỗi lượt 9 bảng 10 xu không kể thuế, nếu Rosalie thắng. - Sam O' Flaherty xen vào, điếu xì gà lập bập trên môi mỗi khi ông ta nói.
- Một đóng góp khó có thể gọi là lớn so với số tiền một triệi đola. Thôi, bây giờ chúng tôi sẽ đi vào khu vực hội viên. Khi nào hắn ra khỏi lô ghế thì báo cho chúng tôi. Tôi đoán hắn sẽ nhổ rễ vào khoảng 1 giờ 45 phút và khoảng 2 giờ thì sẽ tới gặp gỡ các tay đua và lũ ngựa. Như vậy, chúng ta còn hẳn 1 giờ đồng hồ nữa.
Nguời bồi mở thêm một chai Krug 1964, rót vào ly cho khách khứa của Harvey, bà chủ ngân hàng, hai kỹ sư kinh tế, một chủ tàu và một phóng viên tờ City nổi tiếng.
Harvey rất thích những vị khách nổi tiếng và có thế lực, vì vậy gã luôn mời những người mà gã biết sẽ không khi nào từ chối vì họ cũng cần đến gã trong nghề nghiệp của họ. Gã rất hài lòng về đám tùy tùng mà gã đã mất công chọn lựa để đón chào ngày lễ trọng đại này. Trong số họ, ngài Howard Dodd là người nhiều tuổi hơn cả, ông ta là chủ tịch một ngân hàng thương mại quốc tế mang tên mình. Thực ra, ông ta thừa kế ngân hàng này từ cụ nội. Ngài Howard Dodd cao 6 foot 2 inch, thẳng đứng như một que sắt, và có dáng vẻ của một ngừơi gác cổng hơn là một chủ ngân hàng danh giá. Điểm giống nhau duy nhất của ông ta và Harvey là mái tóc, chính xác hơn là sự hiếm tóc trên cái đầu trơn bóng. Người trợ lý trẻ tuổi của ông ta , jamie Clark, hôm nay cũng hiện diện. Ngoài ba mươi tuổi, thông minh, sắc sảo hơn người, anh cóp mặt ở đây chỉ cốt ngăn chặn ngài chủ tịch không hứa hẹn bất cứ mối quan hệ làm ăn nào kẻo sau này hoặc anh hoặc chính bản thân ông ta phải hối tiếc. Mặc d6àu thầm khâm phục Harvey, nhưng chưa bao giờ Clark đặt gã vào danh mục khách hàng tin cậy, có thể quan hệ giao dịch. Tuy vậy, anh cũng không thể cưỡng lại ý muốn được chứng kiến một cuộc đua ngựa tại đây.
Hai nhà kinh tế học , ngài Conlin Emson và tiến sĩ Michael Hogan của viện Hudsen Institute, cũng có mặt để thông báo tóm tắt tình trạng suy thoái của nền kinh tế Anh. Emson là một người hoàn toàn tự lập. Tốt nghiệp phổ thông khi mới mười lăm tuổi, và đã tự học tiếp các chương trình khác. Sau này, thông quá các mốpi quán hệ xã hội, ông đã xây dựng nên một công ty chuyên về thuế. Công ty này cực kỳ ăn nên làm ra nhờ thông lệ vài tuần Chính phủ Anh lại áp dụng một đạo luật Tài chính mới. Emson cao 6 food, người chắc nịch, tính tình chan hòa, tốt bụng, luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn bè. Hogan, ngược lại, đã theo học ở những trường nổi tiếng Winchester, Trinity, Oxford và Wharton Business ở Pennsylvania... Bên cạnh đó, việc theo học Mc Kinsey và những bậc thầy về quản trị ở London đã giúp ông trở thành một trong những nhà kinh tế thông thái nhất châu Âu. Bất cứ ai khi nhìn thấy cơ thể mảnh dẻ của ông cũng đều không thể tin rằng ông đã từng là cầu thủ squash quốc tế. Đây là lần thứ năm ông được mời tới dự Ascot – chưa bao giờ ông từ chối Harvey điều gì.
Ở đây, chúng ta không thể không kể đến anh em nhà Kundas, vốn gốc người Hy Lạp, say mê các cuộc đua ngựa như say mê tàu thủy. Họ có mái tóc màu đen, da ngăm ngăm, lông mày đen rậm. Không ai biết chính xác tuổi của họ và cũng không ai biết đích xác họ giàu có tới mức nào. Ngay bản thân họ cũng không biết. Người khách cuối cùng của Harvey là Nick Lloyd, phóng viên tờ Tin Thế Giới. Lloyd đang cúi khom người bên ly rượu gin pha nước khoáng. Đây là chén thứ ba rồi. Ông ta vừa uống vừa ngắm nhìn đám đông hỗn tạp nhiều màu sắc với vẻ thích thú.
- Thưa, ngài có điện.
Harvey xé toạc phong bì. Trong mọi tình huống, gã đều không cẩn thận.
- Rosalie, con gái tôi. Thật thú vị là nó còn nhớ tới ngày này, nhưng tại sao không cơ chứ, tôi đã lấy tên nó đặt cho con ngựa đáng yêu. Mời các vị. Hãy ăn uống tự nhiên.
Cả bọn kéo nhau đi ăn trưa. Vichyssoie nguội, thịt chim trĩ, và dâu tươi. Harvey thậm chí còn ba hoa nhiều hơn thường lệ nhưng tất cả mấy vị khách đều không để tâm đến những gì gã nói. Họ đều biết gã đang hoang mang. Tuy vậy, gã cũng không ít cơ hội để đoạt cúp, một cách không khó khăn lắm. Bản thân Harvey cũng không thể hiểu tại sao gã có cảm giác này. Có lẽ bởi không khí đặc biệt của Ascot đã thu hút gã quá mạnh mẽ - sự kết hợp giữ lớp cỏ xanh tươi tốt và môi trường xa hoa xung quanh, sự kết hợp giữa những đám đông giàu có với lối tổ chức có hiệu quả đã làm cho Ascot trở thành một trường đua khiến giới đua ngựa phải ghen tỵ
- Chắc chắn là năm nay ông sẽ có nhiều cơ hội hơn bao giờ hết. – Ngài giám đốc ngân hàng nói.
- Vâng, ông cũng biết đấy, ông Howard Dodd, Lester Piggot cưỡi con ngựa của công tước Devonshire, Thái tử Crown và ngựa của Nữ hoàng, con Highclere, là một ứng cử được nhiều người ưa chuộng, vì vậy, tôi không thể khinh xuất. nếu như đã hau lần ông đoạt giải ba, một lần đoạt danh hiệu được ưa chuộng và một lần không được xếp hạng gì thì ắt hẳn ông sẽ bắt đầu nghi ngờ khả năng các con ngựa của ông.
- Thưa ngài, lại có điện.
Một lần nữa, những ngón tay ngắn ngủn mập mạp của Harvey lại xé toạc phong bì.
- Xin gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới ngài trong cuộc đua King George VI và Queen Elizabeth Stakes. – Điện chúc mừng từ các nhân viên ngân hàng của ngài, ngài Howard.
Chất giọng Mỹ lai Ba Lan của Harvey làm cho câu thành ngữ Anh trở nên hơi lố bịch.
- Mời các ngài dùng champagne !
Lại thêm một bức điện nữa.
- Với tốc độ này, Harvey, ngài sẽ cần một phòng đặc biệt ở Bưu điện. – Quanh bàn tiệc nổ lên tiếng cười hưởng ứng câu đùa nhạt nhẽo của ngài Howard. Một lần nữa, Harvey lại đọc oang oang.
- Rất lấy làm tiếc vì không thể tới Ascot cùng ngài. Hẹn sớm gặp lại ở California. Rất biết ơn nếu ngài đón tiếp người bạn cũ của tôi, Giáo sư Rodney Porter, người giành được Giải thưởng Nobel về cho Oxford. Đừng để những tay cá ngựa câu được ngài. Wiley B., Sân bay Heathrow – Của bác sĩ Wiley Barker. Ông ta là người đã khâu vết thương cho tôi ở Monte Carlo. Ông ta đã cứu sống tôi vì đã lấy ra khỏi người tôi một viên sỏi mật to bằng miếng bánh mỳ mà ông đang ăn đấy, tiến sĩ Hogan ạ. Nào, bây giờ tôu phải làm gì để tìm ngàu giáo sư Porter đây? – Harvey quay sang người bồi. – Tìm tài xế của tôi ngay.
Vài giây sau , anh hầu Salmon xuất hiện trong bộ đồng phục rất bảnh bao.
- Hôm nay ở đây sẽ có một giáo sư Oxford tên là Rodney Porter. Hãy đi tìm ông ấy.
- Thưa ngài, trông ông ta thế nào?
- Làm sao mà tôi biết được. – harvey nói. – Giống như một vị giáo sư.
Anh tài xế phải từ bỏ các kế hoạch đã định cho một buổi chiều bên ngoài hàng rào để đi tìm giáo sư Porter. Harvey và các bạn bè của gã lại tiếp tục vui vẻ bên những chùm dâu, những ly rượi champage và một loạt các bức điện vẫn tới dồn dập.
- Ông biết không, nếu ông chiến thắng, chính Nữ hoàng sẽ tặng Cup cho ông đấy. – Nick Lloyd nói.
- Vâng, đó sẽ là giấy phút huy hoàng nhất đời. Nhất định tôi sẽ chiến thắng và sẽ được gặp Nữ hoàng đáng kính. Nếu Rosalie chiến thắng, tôi đề nghị con gái tôi cưới Thái tử Charles. Họ bằng tuổi nhau mà.
- Ôi, Harvey, tôi thậm chí không dám nghĩ là ông có thể thu xếp được việc này.
- Ông sẽ làm gì với số tiền thưởng 81.000 bảng, Harvey? – Jamie Clark hỏi.
- Tặng cho một tổ chức từ thiện nào đó. – Harvey nói và thấy hài lòng với ấn tượng mà câu trả lời tạo ra.
- Ôi, Harvey, ông thật hào phóng. Đây hính là điểm sáng nhất mà người ta vẫn đồn đại về ông.
Nick Lloyd trao cho Michael Hogan một cái nhìn đầy ngụ ý. Dù những người khác ngơ ngác không hiểu gì thì hai ông đều hiểu điểm sáng ấy là cái gì.
Anh tài xế quay lại để báo rằng không hề có dấu vết của vị giáo sư đơn độc ở quầy Champage, ban công phòng ăn trưa hay là ở sân giữ ngựa, và anh ta không được phép đi vào khu vực hội viên.
- Tất nhiên là không rồi. – Harvey nói với vẻ khoa trương. – Tôi phải tự mình đi tìm ông ta. Xin các ngài cứ tự nhiên.
Harvey đứng lên và cùng anh tài xế đi về phía cửa. Khi đã thoát ra khỏi tầm nghe của khách khứa, gã mới hét lên :
- Đồ con lừa, biến cho khúât mắt tao và đừng có rống lên một cách phi lý là không thể tìm thấy ông ta, kẻo mày phải tự tìm cho mình một công việc mới đấy.
Anh ta vội vàng lao đi. Harvey quay trở về cùng những vị khách và mỉm cười.
- Tôi định kiểm tra lại lũ ngựa và đám nài.
- Hắn sắp sửa đi đấy. – James nói.
- Cậu nói cái gì vậy? – Một giọng đầy uy quyền chợt vang lên ngay bên cạnh James. – Nói một mình à?
James ngỡ ngàng nhìn vào nhà quý tộc Somerset, cao 6 foot 1 inch với các tấm huy chương M.C và D.S.O trong đại chiến thế giới thứ nhất. Cả con người ông vẫn toát lên sự nhiệt tình, mặc dầu các nếp nhăn trên mặt cho thấy rằng ông đã qua rồi cái độ tuổi mà tạo hoá cho phép.
- Ồ, không. Không thưa ngài, tôi chỉ vừa...ừm ... ho.
- Cậu nghĩ thế nào về cuộc đua King Geroge VI và Queen Elizabeth ? – Bậc khanh tước hỏi.
- À, tôi đã đặt 5 bảng cho con Rosalie, thưa ngài.
- James không nói nữa, - Stephen nói
- Nào, gọi tiếp cho cậu ấy đi, - Jean – Pierre giục.
- Tiếng gì thế James? Cậu phải sử dụng máy nghe đấy à?
- Không, thưa ngài . Đó ... đó .... đó là máy nhắn tin.
- Lẽ ra người ta phải cấm tiệt những cái của này. Thật là một sự xâm phạm quyền tự do cá nhân quá lắm.
- Vâng, đúng vậy, thưa ngài.
- Cậu ta chơi cái trò quỉ gì vậy, Stephen?
- Tôi không biết . Tôi nghĩ có lẽ đã xảy ra chuyện gì.
- Ôi , lạy chúa tôi, Harvey đang đi về phía chúng ta. Cậu đi vào khu vực hội viên đi Stephen, tôi sẽ đi theo cậu. Nào hít sâu vào ! Hãy bình tĩnh nhé. Hắn chưa nhìn thấy chúng ta đâu.
Harvey hùng dũng bước về phía nhân viên soát vé bên cổng vào khu vực hội viên.
- Tôi là Harvey Metcalfe, chủ nhân con rosalie, đây là thẻ của tôi.
Người soát thẻ để cho gã đi qua. Ba mươi năm trước đây, anh ta nghĩ, dù có là chủ nhân của tất cả các con ngựa chăng đi nữa, gã cũng không được phép đặt chân vào khu vực hội viên. Hồi đó, Đua ngựa Ascot chỉ tổ chức bốn ngày mỗi năm và là hoạt động của giới thượng lưu. Còn bây giờ, nó được tổ chức hai mươi tư ngày một năm và lại còn là hoạt động thương mại. Thời thế đã đổi thay.
Jean – Pierre theo sát Harvey, anh xuất trình thẻ ra vào, không hề nói một lời với nhân viên kiểm soát.
Một anh thợ ảnh với chiếc mũ độc đáo của Ascot từ đâu xông đến chớp vội một tấm hình của Harvey để dự phòng trong trường hợp con Rosalie chiến thắng.
Đèn flash vừa lóe sáng, anh ta đã chạy vôi sang cửa khác. Ở đây, Linda Love Lace, ngôi sao chính trong bộ phim Deep Throat, một bộ phim được chiếu rộng rãi ở New York nhưng lại bị cấm chiếu ở nước Anh, đang cố tìm cách vào khu vực hôi viên. Mặc dầu đã được giới thiệu là người quen của một chủ ngân hàng nổi tíâng ở London, Richard Szpiro, kể cả lúc ông này cũng đang đi vào cổng, Linda vẫn không thành công. Hôm nay cô ta đội một chiêc mũ có chóp, mặc đồ truyền thống buổi sáng. Nhờ sự ồn ã quanh cô ta, không ai quấy rầy Harvey. Khi Love Lace biết chắc rằng tất cả các phóng viên đều đã chụp được hình cô đang cố sức lọt vào khu vực hôi viên thì cô bỏ đi, không quên chửi thề bằng một giọng the thé chói tai. Cô đã hoàn toàn thu hút được sự chú ý của công chúng.
Khi Harvey đi về phía lũ ngựa thì Stephen cũng bám theo gã, không quên giữ khoảng cách phù hợp.
- Tuyệt quá ! – Chúng ta lại gặp nhau ở đây ! – Jean – Pierre nói bằng tiếng Pháp, rồi với những bước đi tao nhã nhất, anh tiến về phía Stephen. Khi đã đứng gũia Stephen và Harvey, anh dừng lại, nồng nhiệt bắt tay Stephen, và hồ hởi chào bằng một giọng cố ý.
- Ngài, khỏe chứ , giáo sư Porter? Tôi không biết là ngài cũng quan tâm đến các cuộc đua.
- Không hẳn là thế. Tôi vừa hoàn thành một cuộc hôi thảo ở London và đang trên đường trở về. Dầu sao thì đây cũng là một cơ hộu tốt để ...
- Giáo sư Porter, - Harvey kêu lên. – Rất hân hạnh được làm quen với ngài. Tên tôi là Harvey Metcalfe, ở Boston, Massachusetts. Một người bạn tốt của tôi, bác sĩ Wiley Barker, người đã cứu sống tôi, bảo với tôi rằng hôm nay ngài sẽ tới đây một mình. Chắc chắn là tôi sẽ giúp được ngài có một buổi chiều thật thú vị.
Jean – Pierre nhẹ nhàng rút lui êm thấm. Anh không thể tin rằng sự việc lại diễn ra trôi chảy như vậy. Các bức điện quả có sức quyến rũ lớn.
"Tiến vào lô ghế của Hoàng gia bây giờ là Hoàng hậu; Công tước xứ Edinburgh; Thái hậu ; và Công chúa Anne" – Tiếng loa phát thanh vang lên.
Các ban nhạc của Brigade of Guards liền cử hàng bài Quốc ca.
Cầu chúa che chở... Nữ hoàng
Đám đông hau mươi nhăm ngàn người đứng dậy, hào hứng hát với tất cả lòng trung thành.
- Ở Mỹ, chúng ta cũng cần phải có một nguồi nào đó tương tự, - Harvey nói với Stephen. – Để thay thế cho Richard Nixon, như vậy, sẽ không còn những vụ như Watergate.
Stephen thấy ông bạn đồng hương này không được công bằng cho lắm. Làm theo các tiêu chuẩn của riêng Harvey Metcalfe thì Richard Nixon có vẻ là một thằng điên.
- Mời ngài theo tôi, giáo sư. Chúng ta về lô riêng của tôi. Tôi sẽ giới thiệu ngài với các vị khách khác. Tôi đã phải trả 750$ cho cái lô này đấy. Ngài đã dùng bữa chưa ?
- Rồi. Rất tuyệt. Cám ơn ngài, - Stephen nói dối. Đây cũng là kinh nghiệm anh học được từ Harvey. Anh đã đứng ở khu vực hội viên này gần một giờ đồng hồ , hoang mang u uất, tới mức không nuốt nổi một miếng sandwich, nên bây giờ đang đói ngốn ngấu.
- Vậy thì mời ngài đến dùng champage.
Uống champage với cái bụng rỗng không, thật hay ho làm sao, Stephen nghĩ.
- Cám ơn, ngài Metcalfe. Nhiều điều mới lạ quá. Đây là lần đầu tiên tôi dự Ascot Hoàng gia.
- Thưa giáo sư, đây không phải là Ascot Hoàng gia, mà là ngày cuối cùng của tuần lễ Ascot. Gia đình Nữ hoàng luôn luôn tới đây để xem cuộc đua mang tên King George VI và Elizabeth Stakes, vì thế tât cả mọi người đều ăn mặc đẹp.
- Tôi hiểu, - Stephen nói với vẻ ngượng ngùng. Nhưng kỳ thực, anh rất hài lòng với sai lầm cố ý của mình.
Harvey bá vai Stephen, dẫn anh về lô ghế riêng, như thể dẫn một tên tù binh.
- Thưa các vị, tôi muốn các vị gặp gỡ với người bạn xuất chúng của tôi, giáo sư Rodney Porter, người đã đoạt giải thưởng Nobel. Tiện đây, xin ngài cho biết chuyên ngành của mình.
- Hoá sinh.
Stephen đã quá quen với tính cách con người Harvey. Một khi anh đã dám chơi bài ngửa, thì tất cả các chủ ngân hàng, chủ tàu , thậm chí các nhà báo đều phải công nhận anh là người thông minh nhất kể từ thời Einstein. Anh ngồi thư giãn một lúc và thừa khi mọi người không để ý, anh tranh thủ nhét đầy bụng bánh sandwich kẹp cá hồi hun khói.
Sau hai giờ, con Lester Piggot chiến thắng con Olympic Casino và 2 giờ 30 phút thì vượt qua con Roussalka, khép kín vòng đua. Harvey ngày càng hoang mang. Gã bắt đầu nói liên tục những câu vô nghĩa. Sau đó, gã ngồi im, phớt lờ kết quả các vòng đua, chỉ tập trung nốc champage. 2 giờ 50 phút, gã yêu cầu tất cả mọi người trở vào khu vực Hôi viên để ngắm nhìn con Rosalie yêu quý của gã. Stephen, cũng giống như tất cả những người khác, lầm lũi đi theo Harvey, như thể một đoàn tuỳ tùng trung thành – nhưng là sự trung thành giả tạo.
Từ phía xa Jean – Pierre và James chăm chú ngắm nhìn bọn họ
- Cậu ta đã dấn vào quá sâu rồi, không lùi được nữa. – Jean – Pierre nhận xét.
- Trông cậu ta vẫn bình tĩnh, - James nói , - Chúng ta có lẽ phải chuồn thôi.
Họ đi về phía quầy champage. Nơi đây chật ních những gã đàn ông mặt đỏ gay, có vẻ như họ đã dành nhiều thời gian để uống hơn là để xem đua ngựa.
- Nó đẹp đấy chứ, giáo sư? Có thể nói là đẹp như con gái tôi. Tôi nghĩ, nếu hôm nay nó không thành công, thì từ nay về sau, hết đời tôi cũng sẽ không bao giờ thành công.
Harvey rời khỏi đoàn tuỳ tùng để nói chuyện với tay nàu ngựa Pat Eddery, và chúc anh ta may mắn. Sau khi nghe huấn luyện viên Peter Walwyn dặn dò những lời cuối cùng, Eddery leo lên ngựa, tiến ra khỏi khu trại. Mười con ngựa đi đều bước qua khán đài. Tập quán này chỉ tiến hành ở Ascot trong cuộc đua King George VI và Elizabeth Stakes. Dẫn đầu đoàn diễu hành là con Highclare của Nữ hoàng với các màu vàng, tía và đỏ tía, sau đó là con Crown Princess. Tiếp sau là con Rosalie, trông nó có vẻ nhẹ nhàng, khoẻ khoắn và sẵn sàng thi đấu. Buoy và Dankaro đi sau Rosalie. Đi ở phía bên ngoài, gần hàng rào là các con Mesopotamia, Ropey và Minnow. Toàn thể khán giả đứng dậy reo hò cổ vũ các chú ngựa khiến Harvey cảm thấy như gã là chủ nhân của cả mười con ngựa vậy.
- ...Cùng đứng với tôi đây là một chủ ngựa người Mỹ, Harvey Metcalfe.- Julian Wilson nói trước chiếc camera trực tiếp của đài truyền hình BBC. – To6u sắp sửa hỏi ngàu Metcalfe về các quan điểm của ngài đối với King George VI và Elizabeth Stakes. Ngài Metcalfe tham gia cuộc đua này với con Rosalie, một con ngựa được nhiều người ưa chuộng. Thưa ngài Metcalfe, chúc mừng ngài đã tới nước Anh. Ngài có cảm nghĩ gì về cuộc đua lớn này?
- Thật xúc động. Đây là cơ hội lớn của Rosalie. Tuy vậy, nó vẫn chưa chiến thắng. Nó đang sắp thi đấu.
Stephen nhíu mày. Chẳng lẽ Baron de Coubertin, người đầu tiên phát biểu những lời này trong Thế vận hội Olympics 1896, đang đội mồ trở dậy.
- Những số tiền cá cược đã cho thấy Con Rosalie và con Highclare của NHữ hoàng là những con được ưa chuộng nhất. Ngài có cảm xúc gì về đều này không ?
- Tôi còn cả nỗi lo về con Crown Princess của Công tước xứ Devonshire. Vào những cuộc đua lớn như thế này, anh ta cũng được chuẩn bị rất chu đáo. Crown Princess là một con ngựa tuyệt vời.
- Ngài sẽ làm gì với số tiền thưởng 81.240 bảng?
- Tiền không phải là điều quan trọng. Nó chưa bao giờ tồn tại trong tâm trí tôi.
Nhưng tiền lại tồn tại trong tâm trí Stephen.
- Cám ơn ngài Metcalfe, chúc ngàu may mắn. Và bây giờ, mời các bạn đón xem những tin tức mới nhất về các khoản tiền đặt cược.
Harvey trở lại với đoàn tuỳ tùng. Để tiện theo dõi cuộc đua, gã chủ động mời mọi người ra ban công bên ngoài lô.
Stephen cảm thấy thích thú vì được quan sát Harvey ở khoảng cách gần cận. Càng ngày Harvey càng tỏ ra hoang mang. Gã không phải là cỗ máy lạnh lẽo như họ đã từng e sợ. Giống như ao nhiêu người khác, gã đàn ông này cũng nói láo, và cũng biết run sợ.
Tất cả bọn họ cùng ngả người vào lan can, dán mắt vào các con ngựa đang được dẫn vào vị trí. Trong khi các con ngựa khác đều ngoan ngoãn chờ đợi thì con Crown Princess vẫn tỏ ra ương bướng. Sân khấu tràn ngập một bầu không khí căng thẳng.
- Bắt đầu.- Tiếng loa phóng thanh vang lên.
Hai mươi nhăn ngàu người cùng nhất loạt gương ống nhòm, còn harvey thì nhận xét " xuất phát rất tuyệt ". Sau đó, gã im lặng chờ ghe tiếng của tường thuật viên. Những người khác cũng im lặng . Mọi sự chú ý đều đổ dồn về chiếc loa phóng thanh.
" Những con ngựa đang chạy thành hàng một. Dẫn đầu là con Minnou. Tiếp theo là con Buoy và Dankaro đang chạy rất nhẹ nhàng, sau nữa là các con Crown Princess, Rosalie và Highclare...
" Chúng đang tiến vào chặng thứ sáu, Rosalie và Crown Princess vượt lên, con Highclare cũng bắt đầu tăng tốc độ...
" Còn chặng nữa, con Minnou vẫn duy trì được tốc độ , nhưng đã có dấu hiệu mệt mỏi . Con Croun và Buoy vẫn bám sát con Minnou.
" Các con ngựa đã đi được nữa đường , con Minnou vẫn chạy trước . Con Bouy đang ở vị trí thứ hai, có lẽ nó đã vượt lên quá sớm...
" Còn ba chặng nữa. Trong khi các con khác vẫn bắt đầu tăng tốc độ thì con Minnou vẫn giữ tốc độ cũ, còn con Buoy và Dakaro đã bị tụt lại, tiếp theo là con Rosalie, rồi tới Lester Pigott với con Croun Princess . Con Highclare đang cố gắng vượt lên...
" Còn hai chặng nữa. Trong khi Highclare và Rosalie đang vượt lên thách thức Buoy thì Croun Princess lại bị tụt hậu...
"Còn một chặng ..."
Giọng tường thuật viên vang vang.
" Joe Mercer với con Highclare đang vượt lên trước Pat Eddery và con Rosalie... còn 200 yard...hai con ngựa đang chạy sát bên nhau...còn một trăm yard.... Hầu như không có khoảng cách nào giữa con ngựa có màu lông vàng, tía, đỏ tía của Nữ hoàng và hai con ngựa vằn xanh đen của người Mỹ , ngài Harvey Metcalfe ... con Dankaro của M. Moussac đang chạy ở vị trí thứ ba. "
Harvey đứng chờ kết quả, người cứ lặng đi như thể toàn thân đã bị tê liệt, ngay cả Stephen cũng cảm thấy thông cảm với gã. Không một ai trong số khách khứa của Harvey dám lên tiếng vì sợ mắc sai lầm.
" Và đây là kết quả của cuộc đua King George VI và Elizabeth Stakes."
Một lần nữa tiếng loa phóng thanh lại vang lên , và sự im lặng lại trùm xuống khán đài.
"Chiến thắng thuộc về con số Năm , con Rosalie "
Những thông báo tiếp theo bị xoá nhoà đi trong tiếng hò reo của đám đông, và tiếng rống lên vì chiến thắng của Harvey. Với đám tuỳ tùng sau lưng, gã phóng như bay về phía thang máy gần nhất, ấn tờ một bảng vào tay cô gái điều hành và hét lên, " Làm cho cái này này chạy đi". Chỉ một nữa đoàn tuỳ tùng kịp nhảy vào thang máy cùng gã, trong đó có Stephen. Khi đã lên tới mặt đất, cửa tyhang máy mở ra, harvey vọt đi như một con ngựa nòi, chạy băng qua quầy rượu, xuyên qua rìa khu vực người chiến thắng, vuing tay choàng lấy cổ con ngựa Rosalie mạnh tới mức suýt đẩy ngã cả nài ngựa. Một vài phút sau , trong tư thế chiến thắng, gã dẫn con Rosalie tới bên một cái cọc nhỏ để chữ " Thứ Nhất". Người ta vây quanh gã, tung hô những lời chúc mừng. Nhân viên phụ trách sân đua. Captain Beaumont, đứng bên cạnh Harvey, hướng dẫn gã các thủ thục sau khi nhận giải thưởng. Nhà quý tộc Abergavenny, đại diện của Nữ hoàng Ascot, cùng đi với Nữ hoàng vào khu vực người chiến thắng.
" Đoạt giải tại cuộc đua King Goerge VI và Queen Elizabeth Stakes là con Rosalie , và chủ nhân của nó là ngài Harvey Metcalfe."
Harvey tưởng như đang sống trong một giấc mơ. Khi gã tiến về phía Nữ hoàng, các ánh đèn flash loé lên, các camera đồng loạt chĩa về phía gã. Gã cúi gập người xuống để nhận Cúp. Nữ hoàng, rực rỡ trong trang phục lụa màu ngọc lam, và chiếc mũ không vành mà chỉ Norman Hartnell mới thiết kế được , phát biểu một vài lời. Nhưng với Harvey thì đây là lần đầu tiên trong đời gã giữ im lặng vì không biết nói gì. Gã lùi lại một vài bước, cúi gập người một lần nữa rồi mới trở về lô riêng trong tiếng hò reo, vỗ tay vang dội.
Trong lô của gã, rượu champage chảy tràn trề, đối với gã bây giờ, tất cả mọi người đều là bạn bè. Stephen nhận thấy đây là lúc thể hiện trí thông minh. Cần phải kiên trì. Anh ngồi yên lặng trong một góc phòng chăm chú quan sát phản ứng của con mồi và chờ cho sự hưng phấn xung quanh lắng xuống.
Khoảng thời gian chờ đợi Harvey trở lại trạng thái bình thường dài bằng cả một cuộc đua. Stephen quyết định bằng hành động. Anh làm như thể sắp ra về.
- Ngài đã đi rồi sao, giáo sư ?
- Vâng, thưa ngàu Metcalfe. Tôi phải trở về Oxford ngay để chuẩn bị một số bài giảng cho sáng mai.
- Tôi luôn đánh giá cao công việc của các ngài. Tôi hy vọng là ngàu rất yêu thích công việc của mình.
- Stephen né tránh lối đối đáp ứng khẩu nổi tiếng của Shaw. Tôi buộc phải yêu thích nó vì chẳng có cách nào khác.
- Vâng, cám ơn ngài. Đây là một chiến thắng lẫy lừng. Ngài hẳn phải rất tự hào?
- Vâng, tôi cũng nghĩ như vậy. Tôi đã chuẩn bị khác lâu rồi, nhưng phải nói là kết quả rất xứng đáng....Rod, thật tệ là ngài phải chia tay với chúng tôi. Ngàu không thể ở lâu hơn và tham dự buổi tiệc tối nay tại Claridge's hay sao?
- Tôi cũng muốn được như vậy, Metcalfe, nhưng ngài sẽ tới Oxford thăm tôi chứ, ít nhất là để tôi có cơ hội giới thiệu với ngài về trường Đại học này.
- Tuyệt. Sau đây, tôi sẽ nghỉ vài ngày. Tôi vẫn ước ao được tới thăm Oxford, nhưng hầu như chưa bao giờ có cơ hội.
- Thứ tư tuần sau là lễ Garden Party của trường. Mời ngài thứ ba này tới ăn tối với tôi. Chúng ta sẽ có cả một ngày để đi thăm trường và dự buổi lễ Garden Party. – Stephen viết vài dòng chỉ dẫn lên một tấm card.
- Tuyệt vời. Đây sẽ là kỳ nghỉ tuyệt vời nhất của tôi ở châu Âu. Ngài về Oxford bằng phương tiện gì , giáo sư?
- Tàu hoả.
- Không. Không thể thế được. Chiếc Rolls Royce của tôi sẽ đưa ngài về. - Trước kgi Stephen phản đối, tài xế đã được triệu tới.
- Đưa giáo sư Porter về Oxford rồi trở lại đây ngay. Chúc ngài lên đường may mắn, giáo sư. Hẹn gặp lại vào tối thứ ba, 8 giờ. Gặp ngàu thật là tuyệt.
- Cám ơn, Metcalfe. Cám ơn về một ngày thật tuyệt vời. Một lần nữa xin chúc mừng chiến thắng vinh quang của ngài.
Trên đường trở về Oxford, Stephen ngồi ở ghế sau của chiếc Rolls Royce màu trắng, chiếc xe mà Robin đã có lần ngồi và từng khoe khoang với anh thì giờ đây, anh, chỉ một mình anh, đang cưỡi trên nó. Stephen cảm thấy khoan khoái. Anh mỉm cười một mình. Rút trong túi ra một quyển sổ nhỏ, anh viết :
" Cắt giảm 98 xu trong mục chi phí, bằng tiền một chiếc vé một chiều hạng hai từ Ascot tới Oxford"
Chương 15
Bradley, - vị giáo sư già nói, - tóc cậu có vẻ bạc rồi đấy, chàng trai ạ.Văn phòng trợ lý giám đốc nhiều việc quá hay sao?
Stephen tự hỏi không biết bao nhiêu người ngồi đây có cùng quan điểm với giáo sư về màu tóc của anh. Các bậc giáo sư đôi khi rất hay tò mò về những chuyện không đâu của đồng nghiệp.
- Cha tôi bạc tóc từ khi còn rất trẻ, thưa giáo sư, có lẽ tôi cũng không thể tránh khỏi...
- Ồ, vậy sao chàng trai. Cậu sẽ nổi bật trong buổi lễ Garden Party tuần tới.
- Vâng, - Stephen trả lời. Suốt cả mấy ngày qua, anh chẳng nghĩ tới cái gì khác ngoài buổi lễ này, nhưng anh lại nói. – Hầu như tôi đã quên mất nó.
Anh trở về phòng của mình. Cả nhóm đã tập trung và đang chờ nghe những chỉ thị mới nhất.
- Thứ tư là ngày lễ Encaenia và Garden Party, - Stephen đi thẳng vào vấn đề. – Có một điều mãi tới bây giờ chúng ta mới biết. Đó là ông bạn triệu phú của chúng ta, một khi bị tách khỏi môi trường của mình, vẫn cứ giả bộ như am hiểu tất cả mọi điều trên trời dưới biển. Nhưng chúng ta . chứng minh được rằng chúng ta có thể xỏ mũi hắn, một khi chúng ta biết trước điều gì sắp xảy ra, còn hắn thì không. Đó cũng là thủ thuật duy nhất mà hắn sử dụng khi quảng cáo Prospecta Oil – hắn luôn luôn đi trước chúng ta một bước. Nhưng bây giờ, chúng ta sẽ đi trước hắn hai bước bằng buổi tập dượt ngày hôm nay và tổng duyệt ngày mai.
- Tập luyện không bao giờ là thừa, - James thì thầm. Đây là điều cói lý duy nhất mà anh còn nhớ về những ngày trong quân ngũ tại Harrow.
- Thế mà chúng ta vẫn chưa dành thời gian tập luyện kế hoạch của cậu, phải không? – Jean- Pierre châm chọc.
Staphen phớt lờ đi.
- Toàn bộ công việc ngày hôm đó sẽ kéo dài chừng bảy tiếng đối với tôi và bốn tiếng đối với các cậu, ể cả thời gian hóa trang. James sẽ phụ đạo các cậu một buổi về lĩnh vực này.
- Các con trai của tôi phải xúât hiện bao nhiêu lần? – Robin hỏi.
- Một lần thôi, vào thứ Tư. Xuâ't hiện nhiều lần sẽ là khó coi và lố bịch
- Theo cậu, thì khi nào Harvey sẽ về London? – Jean- Pierre hỏi.
- Tôi đã điện thoại cho Salmon để kiểm tra thời gian biểu và được cho biết hắn sẽ phải có mặt ờ Claridge's trước 7 giờ tối. Vì vậy, chúng ta phải hành động trước 5 giờ 30 phút.
- Rất thông minh, - Robin phán xét.
- Mẹ kiếp, - Stephen nói,- thậm chí tôi đã bắt đầu suy nghĩ theo kiểu của hắn. Nào, hãy kiểm tra lại toàn bộ kế hoạch một lần nữa. Tập hồ sơ màu đỏ, bắt đầu từ giữa trang 16. " khi tôi rời khỏi All Souls..."
Họ dành toàn bộ Chủ Nhật và thứ hai cho các buổi tổng duyệt. Tới ngày thứ ba thì họ đã nắm vững mọi đường đi nước bước của Harvey, biết hắn sẽ dừng lại ở đâu, vào thời điểm nào trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng tới 5 giờ 30 phút chiều. Stephen hy vọng anh sẽ đi đến đích một cách suôn sẻ. Lần này, họ chỉ có một cơ hội thôi. Bất cứ sai lầm nào, dù nhỏ nhất, như kiểu ở Monte Carlo, cũng sẽ làm cho họ thất bại. Chính vì vậy, mà họ phải chuẩn bị rất cẩn thận, từ trang phục trở đi.
- Tôi chưa bao giờ phải mặc những áo quần này kể từ năm lên sáu, khi thyam gia vũ hội hoá trang. – Jean – Pierre nói. – Chúng ta sẽ biến thành những chú lùn.
- Xung quanh cậu ngày hôm đó sẽ là các màu xanh, đỏ, đen. – Stephen nói, - như thể rạp xiếc với các chú công. Sẽ không ai chú ý đến chúng ta đâu, kể cả cậu , Jean – Pierre ạ.
Họ lại bắt đầu cảm thấy hoang mang, nôn nao chờ đợi giờ kéo màn. Stephen hài lòng vì tất cả đã sẵn sàng. Anh hy vọng mọi việc đều suôn sẻ khi gặp Harvey.
Ngày nghỉ cuối tuần trôi qua một cách lặng lẽ, Stephen tới vườn Magdalen dự một buổi trình diễn, do hội kịch của trường thực hiện. Robin đưa vợ về Glyndebourne , và Jean- Pierre, với sự chăm chú bất thường, ngồi đọc toàn bộ cuốn " Tạm biệt Picasso" của David Douglass Cuncan, còn James đưa Anne về Tathwell Hall, Lincolnshire, để găp cha anh, nhà Bá tước đời thứ năm.
Ngay cả Anne cũng cảm thấy hoang mang.
- Harry đó à? Tiến sĩ Bradley đây. Tối nay tôi mời cơm một vị khách người Mỹ. Tên ông ta là harvey Metcalfe. Khi nào ông ấy đến phiền ông đưa lên phòng tôi nhé.
- Vâng, thưa ngài.
- Một điều này nữa. Dường như ông ấy đã nhầm tôi với giáo sư Porter của trường Trinity. Chứ để ông ấy nhầm như vậy. Hãy chiều lòng ông ấy.
- Vâng, tất nhiên.
Harry rút về phòng phục vụ. Vừa đi vừa lắc đầu buồn bã. Tất nhiên rồi, cuối cùng thì các nhà bác học đều sẽ trở nên gàn dở cả, nhưng tiến sĩ Bradley lại tỏ ra ngớ ngẩn quá sớm.
Tám giờ đúng, Harvey có mặt . Gã luôn luôn đúng giờ mỗi khi tới nước Anh. Người phục vụ dẫn gã đi qua các hàh lang, các bậc đá cũ kỹ tới phòng của Stephen.
- Xin chào ngài Metcalfe.
- Xin chào giáo sư. Ngài có được khoẻ không?
- Cám ơn ngài, tôi vẫn thường. Ngài thật đúng giờ.
- Đúng giờ là thói quen của các bậc hoàng tử.
- Tôi lại cho rằng đó là tính lịch sự của các đức vua, trong trường hợp này , là vua Louis XVIII, - Stephen thoáng quên mất rằng Harvey không phải là học trò của anh.
- Vâng, ngài nói đúng.
Stephen mời Harvey một cốc whisky lớn. Đôi mắt Harvey đảo một vòng quanh phòng rồi dừng lại nơi bàn làm việc.
- Trời! Bộ ảnh này mới kỳ diệu làm sao! Nào là ảnh chụp chung với Tổng thống Kennedy, nào là ảnh chụp chung với Nữ hoàng, lại cả ảnh chụp với Đức Giáo hoàng.
Chiến công này thuộc về Jean- Pierre. Anh đã giúp Stephen làm quen với một thợ ảnh.Người này đã từng ở tù chung với anh bạn hoạ sĩ David Stein của Jean- Pierre. Stephen đang mong mỏi một ngày mà anh có thể đốt toàn bộ các bức ảnh này để không ai khác ngoài Harvey biết đến sự tồn tại của chúng.
- Tôi xin tặng ngài một chiếc để bộ sưu tập của ngài thêm phần phong phú.
Harvey rút từ túi trong của áo khoách ra một tấm ảnh lớn chụp lúc gã đang nhận Cúp cuộc đua King George VI và Queen Elizabeth Stakes từ Nữ hoàng.
- Nếu ngài thích, tôi sẽ ký tặng ngài.
Không cần nghe câu trả lời, gã vui vẻ phóng tay ký ngay một chữ chéo qua người Nữ hoàng.
- Cám ơn,- Stephen nói.- Xion bảo đảm với ngài, tôi sẽ trân trọng cất giữ tấm ảnh này như các tấm ảnh kia. Tôi không biết nói gì để tỏ lòng cám ơn ngài đã bớt chút thời gian tới thăm tôi.- Phải nói rằng đây là một vinh dự lớn của tôi mới đúng.
Stephen thực sự tin vào những điều Harvey nói. Phải cố gắng lắm anh mới kìm được ý muốn kể cho gã nghe về nhà quý tộc Nuffield trong bữa tiệc gần đây nhất ở trường Magdalen. Nuffield nổi tiếng là một Mạnh Thường Quân,đã từng tặng nhà trường những món quà đắt giá tới mức không được quyền quên tên ông. Gần đây, nhà trường mời ông ta tới dự một bữa tiệc lớn. Sau bữa tiệc, trong khi nhân viên phục vụ giúp ông ra về, Nuffield – với vẻ khiếm nhã vô cùng – cầm ngay chiếc mũ mà ông vừa trao tặng, hỏi một câu rất khinh mạn. "Của tôi phải không?" – " Thưa ngài, tôi không biết", người nhân viên trả lời, " nhưng đó là cái mà ngài đã mang tới."
Với ánh mắt vô hồn, havey nhìn chằm chằm về phía giá sách cỉa Stephen. Thật may mắn sự khác nhau giũa các đề tài – lý thuyết toán và sinh hoá, chuyên ngành vị giáo sư giả danh Porter không hề gơi lên trong gã một sự nghi ngờ hoặc khó hiểu nào.
- Ngài hãy cho biết về chương trình ngày mai?
- Tất nhiên rồi, - Stephen nói. Sao lại không cơ chứ. Anh đã thông báo cho tất cả mọi người cơ mà? – Để tôi gọi đồ uống cho ngài đã, sau đó, tôi sẽ trình bày những dự định mà tôi dành cho ngài. Không biết ngài có hài lòng không?
- Thử xem sao. Kể từ sau chuyến du lịch châu Âu tôi thấy mình như trẻ lại mười tuổi. Đó là nhờ vào cuộc phẫu thuật. Còn hôm nay, tôi rất xúc động vì được có mặt tại đây, tại trường Đại học Oxford danh giá, nổi tiếng thế giới.
Stephen tự hỏi liệu anh có thể chịu đựng Harvey liên tục bảy giờ đồng hồ không. Dù sao thì anh cũng phải cố gắng hết sức, trước là vì 250.000 $, sau là vì danh dự của anh trước nhóm...
Nhân viên phục vụ của trường mang rượu cốc- tai tới.
- Món ưa thích của tôi. – harveynói – Làm thế nào mà ngài biết được?
Stephen muốn nói: " Chỉ có rất ít điều mà tôi không biết về ông thôi", nhưng anh lại đáp .
- Đó chỉ là một sự tình cờ. Nào, nếu có thể, chúng ta sẽ gặp nhau vào lúc 10 giờ sáng mai, cùng tham gia một ngày được coi là tuyệt vời nhất trong năm, ngày Encaenia.
- Đó là ngày gì?
- Ồ, mỗi năm một lần, vào cuối học kỳ của trường Trinity, cũng trùng với học kỳ mùa hạ ở các trường Đại học Mỹ, chúng tôi lại tổ chức lễ bế giảng. sau các nghi thức long trọng là bữa tiệc lớn Garden Party, với sự tham gia của cả hiệu trưởng lẫn hiệu phó. Ngài hiệu trưởng vốn là cựu thủ tướng Anh, Harold Macmillan, ngài hiệi phó có tên Habakkuk. Tôi hy vọng ngài sẽ được gặp gỡ cả hai vị, và chúng ta sẽ kịp tham dự tất cả các sự kiện trước khi ngài trở về London vào lúc 7 giờ tối.
- Làm thế nào mà ngài biết tôi phảu trở về trước 7 giờ.
- Chính ngàu đã nói như vậy tại Sharpley. - Bây giờ, Stephen biết cách nói dối rất nhanh. Anh e sợ rằng nếu họ không đòi lại được một triệu đôla của mình thì anh sẽ phải kết thúc tất cả những việc này bằng tôi ác.
Stephen đã đặt bữa ăn một cách cực kỳ thông minh. Anh luôn chọn những món Harvey ưa thích, vì vậy, gã ăn rất ngon miệng. Harvey còn uống rất nhiều rượu mạnh, loại rượu dùng sau khi ăn( mỗi chai giá 7,25 đồng bảng, Stephen thầm nghĩ). Sau đó, họ đi dạo trên các con đường của Magdalen dẫn tới trường thanh nhạc. Văng vẳng trong không trung là các âm thanh của bài Gabrieli. Đội đồng ca của trường đang tập bài này để hát trong dịp Encaenia.
- Trời, tôi lấy làm ngạc nhiên, tại sao ngài lại cho phép họ hát to đến vậy?- Harvey nói.
Stephen dẫn khách tới khách sạn Randolph, chỉ vào một cây tự sắt trên phố Broad bên ngoài trường Balliot, bảo với harvey rằng năm 1556 Đức Giáo hoàng Cranner đã bị thiêu sống tại đây vì có những tư tưởng bị coi là tà giáo. Phải kiên nhẫn lắm, Harvey mới không nói cho Stephen biết rằng gã chưa bao giờ nghe thấy tên con người đáng kính này.
Staphen và Harvey chia tay trên bậc thềm của khách sạn Randolph.
- Hẹn gặp lại vào sáng mai nhé, giáo sư. Rất cảm ơn ngài về một buổi tối tốt đẹp.
- Không có gì. 10 giờ sáng mai, tôi sẽ đón ngài. Chúc ngài ngủ ngon, chúng ta còn với nhau cả ngày mai.
Stephen trở về Magdalen và gọi điện cho Robin.
- Mọi việc suôn sẻ, nhưng có lẽ tôi đã đi quá xa. Thực đơn của bữa ăn được lựa chọn rất kỹ càng, thậm chí tôi còn gọi cả rượu brandy. Tuy vậy, sáng ngày mai sẽ rất căng thẳng. Chúng ta phải thật cố gắng. Hẹn gặp lại sau nhé, Robin.
Sau đó, Stephen gọi điện cho Jean- Pierre và James để thông báo tin tức tương tự rồi mới lên giường đi ngủ. giờ này, ngày mai, anh sẽ trở thành một đức ông khôn ngoan, nhưng liệu anh có trở lại giàu có không?
Chương 16
Năm giờ sáng, mặt trời mọc. Cư dân Oxford rất ít khi tỉnh dậy vào giờ này. Nhưng nếu chịu khó thức giấc, chắc chắn họ sẽ phải công nhận Magdalen là trường đại học đẹp nhất. Trường nằm trên bờ sông nên người ta dễ dàng nhận ra nó với kiểu kiến trúc gôtich. Đức vua Edward VII, Hoàng tử Herry, Cardinal Wolsy, Edward Gibbon và Oscar Wible đã từng theo học ở đây. Nhưng suynghĩ duy nhất đến với Stephen trong sáng nay, khi anh vừa thức giấc, lại là suy nghĩ về trình độ học vấn của Harvey Metcalfe.
Anh như nghe thấy từng nhịp đập, và đây là lần đầu tiên anh nếm trải những cảm xúc mà Robin và Jean- Pierre đã từng có. Họ mới quen nhau ba tháng nay, vậy mà anh có cảm giác như một thế kỷ đã trôi qua. Anh mỉm cười với ý nghĩ rằng họ đã thân thiết biết bao vì cùng có chung mục đích đánh bại Harvey Metcalfe. Mặc dầu vậy, Stephen, cũng giống như James, đang bắt đầu ngầm thán phục gã đàn ông tinh khôn này, thậm chí anh còn tin chắc rằng nếu anh không tỉnh táo, Metcalfe sẽ dễ dàng biến mất. Suốt hai tiếng đồng hồ, Stephen nằm bất động trên giường, trầm tư suy nghĩ về kế hoạch của anh. Mãi tới khi mặt trời nhô qua đỉnh ngọn cây cao nhất, anh mới ra khỏi giường, đi tắm, cạo râu, rồi chậm cạp mặc quần áo trong khi tâm trí vẫn mải mê với các công việc của một ngày mới.
Thật cẩn thận, anh hoá trang gương mặt sao đi cho già đi mười lăm tuổi. Công việc này ngốn khá nhiều thời gian, và anh tự hỏi liệu các quý bà có phải vật lộn trước gương như anh không, để đạt được kết quả trái ngược. Anh mặc vào người chiếc áo tiến sĩ triết học màu đỏ tươi của Đại học Oxford rồi tự ngắm mình trong gương.
" Nếu chiếc áo này không gây được ấn tượng với Harvey thì sẽ chẳng có gì có thể làm hắn choáng ngợp."
Hơn thế nữa, anh có quyền mặc nó. Anh ngồi xuống bàn làm việc, đọc lại tập hồ sơ màu đỏ lần cuối. Anh đọc các trang đánh máy chi chít này nhiều lần tới mức đã thuộc lòng chúng.
Anh bỏ bữa sáng. Với dáng vẻ một tiến sĩ gần năm mươi tuổi, chắc chắn, anh sẽ khiến các đồng nghiệp xôn xao, tuy nhiên, các giáo sư già sẽ không nhận ra sự khác thường này.
Ra khỏi trường, Stephen đi thẳng về khu High, hòa nhập với hơn một nghìn sinh viên cao học khác cũng trong trang phục lụng thụng như các Đức tổng giám mục ở thế kỷ XVI. Tình trạng dấu tên dễ dàng này và sự tò mò của Harvey về những truyền thống lạ lùng của một trường đại học cổ là hai lý do chủ yếu khiến Stephen chọn ngày Encaenia để ra trận.
9 giờ 55 phút sáng, anh có mặt tại khách sạn Randolph, nói với người bồi rằng anh là giáo sư Porter tới đón ngài Metcalfe. Sau đó, anh ngồi xuống một chiếc ghế trong đại sảnh. Anh bồi vội vã đi làm nhiệm vụ, một lát sau đã quay lại cùng với Harvey.
- Thưa giáo sư Porter, ngài Metcalfe đã tới.
- Cảm ơn, - Stephen nói và đưa tiền thưởng cho người bồi, bởi anh biết, cử chỉ nhỏ này sẽ được Harvey đánh giá rất cao.
- Chào giáo sư. – Harvey nói và ngồi xuống bên cạnh Stephen. – Bây giờ, tôi sẽ được tham dự vào chương trình nào đây?
- Vâng, - Stephen nói, - lễ Encaenia sẽ chính thức bắt đầu kể từ lúc các vị quan chức của trường gặp mặt ăn sáng, uống rượu champagne với nho và kem ở Jesus College. Trường này vốn là quà tặng của nhà quý tộc Nathaniel Crewe.
- Ông Crewe này là ai vậy? Ông ta có cùng dự bữa điểm tâm không?
- Chỉ về mặt tinh thần thôi. Con người vĩ đại này đã qua đời từ ba mươi năm trước đây. Ông Nathaniel Crewe vốn là Tiến sĩ của trường Oxford và là Đức giám mục của xứ Durham. Ông đã để lại cho trường một khoảng tiền 200 bảng mỗi năm để phục vụ bữa điểm tâm và để chăm sóc hương hỏa ông ta. Lát nữa, chúng ta sẽ được nghe bài điếu văn dành cho ông ấy. Tất nhiên là với giá cả và nạn lạm phát ngày một tăng, số tiền trao tặng của ông ấy không đủ chi phí, vì vậy, nhà trường phải lấy một phần ngân sách để duy trì truyền thống này. Sau bữa ăn sẽ có một đám rước và một cuộc diễu hành tới nhà hát Sheldonia.
- Rồi sao?
- Sau cuộc diễu hành sẽ là một sự kiện sôi động nhất trong ngày : Lễ trao bằng tốt nghiệp danh dự.
- Cái gì? – Harvey hỏi lại.
- Danh dự, - Stephen nói, - Các nam nữ sinh viên xuất sắc nhất được hội đồng giáo sư lựa chọn để trao bằng tốt nghiệp Oxford. – Stephen nhìn đồng hồ - Chúng ta phải đi thôi, kẻo sẽ không thể tìm ra được vị trí thuận lợi để xem đám rước đâu.
Stephen đứng dậy, dẫn vị khách ra khỏi khách sạn Randolph. Họ đi dọc theo phố Broad vcà tìm được một chỗ đứng cực kỳ thuận tiện ngay trước cửa nhà hát Sheldonian. Hơn thế nữa, nhờ màu đỏ tươi của chiếc áo choàng Stephen đang mặc, cảnh sát đã dọn cho họ một khoảng trống nhỏ. Vài phút sau, đám rước xúât hiện, cảnh sát liền dựng các rào chắn lên để ngăn không ai đứng xuống lòng đường.
- Những người mang bộ bài chuồn đi ở hàng đầu là ai vậy? – Harvey thắc mắc.
- Đó là các đại diện Marshall và Bedel. Họ đang gương trên tay những cây quyền trượng để bảo vệ đám rước hiệu trưởng.
- Lạy chúa, tất nhiên là an toàn rồi. Đây có phải là công viên trung tâm ở New York đâu.
- Vâng, ngài nói đúng, - Stephen nói, - nhưng đó là ba trăm năm trước kia cơ. Ở nước Anh này, các truyền thống cũng bị lãng quên nhiều rồi.
- Thế ai đang đi sau các đại diện trường Bedel kia?
- Người mặc áo choàng đen với các dải thêu màu vàng kia là hiệu trưởng, theo sau là đoàn tuỳ tùng của ông ta. Ngài hiệu trưởng đã từng là thủ tướng nước Anh trong những năm cuối 50 và đầu 60 đấy.
- À, tôi nhớ ông ta rồi. Ông ta đã cố gắng tìm mọi cách đưa nước Anh gia nhập cộng đồng châu Âu, nhưng De Gaulle đã phản đối.
- Vâng, đúng vậy. Đi sau ông ta là ngài Habakkuk, phó hiệu trưởng phân viện Jesus. Mặc dù ngài hiệu trưởng là một con người xuất chúng, đã tốt nghiệp Oxford, nhưng ngài phó hiệu trưởng mới là người lãnh đạo thực sự, và thường được tuyển chọn từ các phân viện. Theo nguyên tắc, ứng cử viên phải là phân viện trưởng.
- Vâng, phải thế.
- Và bây giờ, sau khi ngài phó hiệu trưởng là ngài Caston, Trưởng phòng đào tạo. Sau đó là ngài giám thị, người già hơn là ông Campell đại diện của Worcester College, người trẻ hơn là tiến sĩ Benett, đại diện của New College.
- Giám thị à?
- Vâng. Hơn 700 năm nay, các ngài giám thị vẫn chịu trách nhiệm về lễ nghỉ và kỷ luật của nhà trường.
- Cái gì? Hai ông già này phụ trách 9.000 thanh niên ngỗ ngược à?
- Vâng, họ còn có trong tay một đội " chó ngao".
- À, thế chứ, tôi hiểu. Chỉ cần một miếng đớp của con chó già thôi là các anh sinh viên phải vào kỷ luật ngay.
- Không, không ! – Stephen phản đối. Phải cố lắm anh mới không bật ra tiếng cười. – "Chó ngao" là tên gọi cho những trợ lý Giám thị. Và bây giờ, đi cuối đám rước là mấy vị trong bộ đồ cá sấu. Họ đi theo thứ tự : Doctor kiêm phân viện trưởng, doctor, nhưng không phải là phân viện trưởng, và phân viện trưởng, nhưng chưa phải là doctor.
- Này, Rod, đối với tôi, doctor có nghĩa là đau đớn và tiền.
- Ồ, họ không phải loại doctor này. – Stephen trả lời.
- Thôi, quên chuyện ấy đi. Tôi yêu thíach tất cả mọi thứ nhưng tôi không hiểu gì cả.
Stephen chăm chú qua sát nét mặt của Harvey. Gã thực sự đang đắm chìm vào những gì đang diễn ra xung quanh.
- Bây giờ, đám rước sẽ đi vào nhà hát Sheldonian, tất cả những người trong đoàn rước sẽ ngồi ở vòng bán nguyệt.
- Xin lỗi, đó là cái vòng gì vậy?
- Đó chỉ là một vòng ghế ở bên trong nhà hát, nhưng nó lại đặc biệt nhất Âu châu vì quá thô ráp. Nhưng ngài đừng lo. Nhờ mối quan tâm nổi tiếng của ngài đối với trường Harvard mà tôi đã thu xếp được hai ghế ngồi đặc biệt. Chúng ta còn đủ thời gian đến đó trước đám rước.
- Vâng, vậy ngài dẫn đường đi, Rod. Ở đây họ cũng biết về những gì diễn ra ở Harvard cơ à?
- Tất nhiên là có chứ, ngài Metcalfe. Ngài nổi danh trong các trường đại học là một nhà hảo tâm , hào phóng.
- Ôi, vậy ngài biết những gì?
Rất ít thôi. – Stephen thầm nghĩ.
Anh dẫn Harvey tới ghế ngồi mà anh đã dặn trước ở ban công. Anh không muốn vị khách của mình nhìn rõ từng khuôn mặt trong đám rước. Nhưng thực ra, các vị lãnh đạo của trường có mặt tại vòng bán nguyệt này đều mặc áo choàng dài kín gót, đội mũ, thắt nơ bướm, rất giống nhau tới mức mẹ của họ cũng chẳng thể nhận ra con mình. Nghệ sĩ đàn organ đang chơi những hợp âm cuối cùng. Khách khứa bắt đầu ngồi xuống.
- Tay đánh organ này, - Stephen nói, - là người của phân viện tôi. Anh ta là đội trưởng đội hợp xướng và là phó giáo sư âm nhạc.
Harvey không thể rời mắt khỏi vòng bán nguyệt và những tấm áo choàng đỏ tươi. Chưa bao giờ trong đời gã được ngắm nhìn một cảnh tượng như thế này. Âm nhạc tắt hẳn, ngài hiệu trưởng đứng dậy chào các vị khách bằng tiếng Latinh.
- Causa hheyus convocation is est ut...
- Ông ta nói cái quái gì vậy ?
- Ông ta đang tuyên bố lý do tại sao ông ta có mặt ở đây,- Stephen giải thích. – Tôi sẽ cố gắng dịch cho ngài.
- Ite Bedelli. – Ngài hiệu trưởng tuyên bố; những cánh cửa lớn được mở ra, đại diện Bedel College đi vào. Hội trường im lặng, chỉ còn vang lên bài diễn thuyết của ngài J.G. Griffith đang giới thiệu với ngài hiệu trưởng về sự nghiệp thành tựu của từng người với những lời ca tụng bóng bẩy và trí tuệ.
Steohen dịch cho harvey nghe toàn bộ bài giới thiệu, tuy vậy, anh dịch tương đối phóng và cố ý làm cho Harvey hiểu rằnng các danh hiệu tiến sĩ không chỉ là kết quả của tài năng trí tuệ mà còn là kết quả của sự hào phòng về tài chính.
- Ông ta đã đóng góp bao nhiêu?
- Ông ta đã từng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, và cuối cùng là nhà quý tộc Chacellor. Cả ông này và Amory đều được nhận bằng tiến sĩ luật.
Harvey nhận ra Dame Flora Bobson, một nữ nghệ sĩ, một người đã từng được ca ngơi vì những đóng góp cho ngành sân khấu.Stephen giải thích rằng bà ta đã được nhận bằng Tiến sĩ Thơ văn. Tay cầm một cuốn giấy màu đỏ, hiệu trưởng đọc to lời giới thiệu về mỗi người, rồi bắt tay và mời họ tới những chiếc ghế trong vòng bán nguyệt.
Vị khách danh dự cuối cùng là ngài George Porter, Giám đốc Học viện Hoàng gia. Ông này được nhận bằng danh dự Tiến sĩ Khoa học
- Trùng tên với tôi, nhưng không phải họ hàng. Ồ, sắp hết rồi, - Stephen nói, - Còn một bài diễn văn nữa của John Wain, Giáo sư Thơ ca, về các nhà tài trợ của trường.
Tiếp đó, ngài Wain đọc một bài diễn văn dài gần hai mươi phút. Stephen vô cùng biết ơn ông ta vì ngôn ngữ của ông ta thật sinh động và dễ hiểu nên harvey hiểu hết bài diễn văn. Gã chỉ không rõ lắm về thủ tục phát phần thưởng cho các sinh viên tốt nghiệp.
Ngài hiệu trưởng đứng dậy, dẫn theo đám rước ra khỏi hội trường.
- Họ đi đâu vậy ? – Harvey hỏi.
- Họ đi ăn trưa tại All Souls, sẽ có một số vị khách đặc biệt nữa cũng tới đây
- Lạy Chúa, tôi phải làm gì để được dự?
- Tôi đã thu xếp rồi. – Stephen đáp.
Harvey nhu choáng ngợp.
- Ngài làm thế nào vậy, Giáo sư?
- Ngài trưởng phòng đào tạo rất khâm phục sự quan tâm của ngài đối với Harvard. Tôi nghĩ là họ rất hy vọng vào một sự giúp đỡ nho nhỏ nào đó từ phía ngài, đặc biệt là sau chiến thắng kỳ diệu của ngài tại Ascot.
- Thật là một ý tưởng tuyệt vời. Tại sao tôi lại không nghĩ ra nó nhỉ.
Stephen cố không tỏ ra quan tâm đến điều này. Anh đã có kinh nghiệm là không nên vội vàng. Thực ra, trưởng phòng đào tạo đâu có biết gì về Harvey Metcalfe. Thực tế, anh đã nhờ một người bạn phụ trách việc lập danh sách các vị khách ở All Souls.
Ra khỏi nhà hát Sheldonian, họ đi bộ tới All Souls nằm ở phía bên kia đường. Trên đường đi, Stephen cố gắng, tuy không mấy thành công, giảng giải cho Harvey nghe về bản chất của All Souls. Thực tế mà nói, nhiều thành viên của Porter cũng thấy phân viện này là một cái gì rất khó hiểu.
- Đó là một tên ghép. – Stephen bắt đầu.- Người ta xây dựng khu trường này với dụng ý lấy đó làm nơi chăm sóc các linh hồn. Hiện nay, nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của giáo sư và sinh viên Oxford. All Souls là nơi hội tụ các nghiên cứu sinh tài giỏi, nổi tiếng, nhiều triển vọng, đã đạt được những thành tựu ở cả trong và ngoài nước. Phân viện này không có sinh viên và rất nổi tiếng trên thế giới cả về nguồn tài chính lẫn tri thức.
Stephen và Harvey tới ngồi bên một cái bàn dài trong thư viện cao cấp Codrington. Xung quanh họ là hơn một trăm vị khách đang chguyện trò rôm rả. Stephen tin chắc rằng không ai để ý đến Harvey. Anh biết thừa rằng trong những dịp thế này, người ta không bao giờ nhớ nổi mình gặp ai, hay nói gì, vì vậy, anh vui vẻ giới thiệu với tất cả mọi người xung quanh rằng Harvey là một nhà hảo tâm người Mỹ nổi tiếng. rất may mắn, anh lại được xếp ngồi gần vị phó hiệu trưởng, trưởng phòng đào tạo và viên thư ký của University Chest.
- Tuyệt hảo. Tôi sẽ đề nghị họ. Không phải ngày nào chúng ta củng được một nhà hảo tâm vĩ đại ghé thăm. Xin lỗi, tôi phải tạm biệt ngài, Metcalfe. Được biết ngài quả là một hân hạnh lớn. Hẹn gặp lại ngài chiều nay, lúc 4 giờ 30 phút.
Họ bắt tay nhau thật chặt, rồi Stephen dẫn Harvey đi về phía phân viện Exeter, còn Robin vội lao thẳng vào một căn phòng nhỏ dành sẵn cho anh gần đó, nặng nề thả mình xuống ghế.
- Bố không sao chứ? - William, đứa con trai lớn hỏi anh.
- Không, không sao.
- Thê chúng con có được kem và côca- côla như bô đã hứa nếu chúng con im lặng không?
- Có chứ.
Robin vội vàng bỏ các đạo cụ - nào là áo choàng, nơ bướm, dải băng, mũ, - và xếp chúng vào vali. Anh trở ra phô vừa lúc ngài phó hiệu trưởng thực, ngài Habakkuk, đang đi ra khỏi Jesus College ở phía bên kia đường, rõ ràng là ông ta đang đi về phía Garden Party. Robin liếc nhìn đồng hồ. Nếu họ chỉ chậm lại năm phút thôi là toàn bộ kế hoạch sẽ trở thành một thảm hoạ.
Trong khi đó, Stephen và Harvey đã đi hết một vòng các phân viện. Giờ đây, họ đang trên đường tới Shepherd Woodward, hiệu may vẫn cung cấp đồng phục cho trường. Tuy nhiên, anh vẫn mải miết tìm cách nhắn tin cho James. Stephen và Harvey dừng lại trước cửa hiệu may.
- Cái áo choàng này mới rực rỡ làm sao.
- Đó là trang phục dành cho Tiến sĩ Thơ ca. Ngài có muốn thử không?
- Có chứ. Nhưng họ có cho phép không?
- Tôi tin là họ sẽ không phản đối.
Cả hai vào hẳn trong cửa hiệu, Stephen vẫn mặc trang phục Tiến sĩ Triết học.
- Vị khách đáng kính của tôi muốn được mặc thử áo choàng Tiến sĩ Thơ ca.
- Vâng, thưa ngài! - Người bán hàng trẻ tuổi trả lời.
stephen biết không đời nào anh ta muốn tranh cãi với một giáo sư đại học.
Anh ta biến mất vào sau quầy hàng, rồi trở lại cùng với chiếc áo choàng đỏ rực rỡ có lốp phủ ngoài màu xám, và một cái mũ nhung gấm màu đen. Với vẻ bình thản, Stephen hôì Harvey thử áo:
- Ngài thử đi, Metcalíe? Trông ngài sẽ giống giáo sư lắm.
Người bán hàng hoi ngạc nhiên. Anh ta cầu mong ông chủ Venables sớm trở về.
- Mời ngài vào phòng thử quần áo.
Harvey vừa đi khuất, Stephen vội chạy ào ra ngoài phố.
- James, nghe tôi nói đây. Trời, trả lời đi, James.
- Bình tĩnh nào, ông bạn già. Cái áo ngớ ngẩn này đáng ghét quá. Nhưng dầu sao thì kê hoạch củng không kéo dài quá mười bảy phút đấy chứ?
- Huỷ rồi!
- Huỷ?
- Đúng thế. Báo cho Jean- Pierre nữa. Cả hai phải liên lạc với Robin ngay, càng nhanh càng tốt. Cậu ấy sẽ thông báo kê hoạch mới.
- Kê hoạch mói! Mọi việc ổn chứ, Stephen?
- On. Tốt đẹp hơn cả những gì chúng ta hy vọng.
Stephen tắt máy nhắn tin và lao nhanh trở lại hiệu may.
Harvey đã quay trở ra với trang phục Tiến sĩ Thơ ca, một hình ảnh mà có lẽ đã lâu lắm rồi Stephen chưa được tận mắt thấy.
- Thật là lộng lẫy.
- Giá bao nhiêu?
- Chừng 100 bảng.
- Không, không. Tôi phải trao tặng bao nhiêu?
- Tôi cũng không rõ. Ngài sẽ thảo luận vấn đề này với ngài phó hiệu trưởng sau lễ Garden Party.
Harvey ngắm nhìn trong gương thật lâu. Sau đó, gã quay trở lại phòng thử quần áo. Trong khi đó, Stephen cám ơn người bán hàng, yêu cầu anh ta gói áo và mủ lại rồi gửi chúng tới toà nhà Clarendon cho ngài John Betjeman. Anh thanh toán bằng tiền mặt. Người bán hàng lại càng tỏ ra bối rối.
- Vâng, thưa ngài.
Anh ta không còn biết phải làm gì, ngoài việc cầu nguyện ông Venables trở về càng sớm càng tốt. Mười phút sau, lời cầu nguyện của anh ta trở thành hiện thực, nhưng Stephen và Harvey đã mất hút. Họ đang trên đường tới viện Trnity College để dự lễ Garden Party.
- Ông Venables, người ta vừa yêu cầu gửi một bộ trang phục Tiến sĩ Thơ ca cho ngài John Betjeman.
- Quái lạ. Cách đây vài tuần, chúng ta đã
gửi cho ông ấy một bộ để mặc trong lễ kỷ niệm này cơ mà. Ồng ta cần bộ thứ hai để làm gì?
- Ông ấy trả tiền mặt.
- Thôi được, hãy gửi chúng tới Clarendon, nhưng phải đúng tên đấy.
Hơn 3 giờ 30 phút thì Stephen và Harvey tới Trinity College. Trên các thảm cỏ xanh tươi mượt mà, chật ních những người với người. Các thành viên của trường đều mặc trang phục cổ rất kỳ quái: áo đuôi tôm, hoặc váy lụa, mũ lưỡi trai. Chẳng mây chốc, những tách trà, những giỏ dâu, và bánh sandwich kẹp dưa chuột đã hết sạch.
- Thật là một bữa tiệc tuyệt vời, - Harvey vô tình nhái lại cách nói của Frank Sinatra
- Này, giáo sư, các ngài hay làm như vậy lắm hay sao?
- Vâng, Garden Party là một bữa tiệc vui vẻ và hoi buồn cười. Đây là hoạt động xã hội chủ yếu trong năm, thường được tổ chức vào cuối năm học, sau kỳ thi.
Rất cẩn thận, Stephen để ý quan sát ngài phó hiệu trưởng, trưởng phòng đào tạo và thư ký của trường, rồi dẫn Harvey tránh xa họ. Anh giới thiệu Harvey với các vị giáo già của trường, vì anh tin là họ sẽ không nhớ gì nhiều về các cuộc gặp gỡ này. Suốt bốn nhăm phút đồng hồ, họ đi hết từ người ngày sang người khác, Stephen có cảm giác như anh là thằng hầu của một nhà lãnh đạo cao cấp thiếu năng lực. Stephen thì đang rất lo âu, trái lại, Harvey vẫn cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ.
- Robin, Robin, nghe thấy tôi nói gì không?
- Có, James.
- Cậu ở đâu đấy?
- Nhà hàng Eastgate. Hãy đến đây ngay. Bảo cả Jean- Pierre nữa.
- Được. Năm phút nữa chúng tôi sẽ có mặt. Không, mười phút nữa. Với cái đồ hoá trang này, tôi phải tỏ ra từ tốn một chút.
Robin trả tiền. Hai đứa con của anh đã thanh toán sạch sẽ phần thưởng của chúng. Anh đưa chúng ra khỏi nhà hàng, dẫn tới bên một chiếc xe hơi, 3^êu cầu tài xế - anh nàv đã được thuê
dựng vào thê kỷ XVIII, rộng lớn tới mức các du khách có thể lầm tưởng nó với một phân viện đại học. Chỉ vài bước chân thôi bạn sẽ tới một hành lang rộng rãi, rồi bạn dễ dàng nhận ra dấu vết của một toà nhà cổ lộng lẩy, nhưng đã được sửa sang đôi chút để thành noi làm việc.
Khi họ tới nơi, người phục vụ chào đón họ.
- Ngài hiệu phó đang chờ chúng tôi, - Ste- phen nói.
Mười lăm phút trước đây, khi Robin tới và nói rằng ngài Habakkuk yêu cầu anh đợi ông ta tại phòng thì người phục vụ đã rất ngạc nhiên. Mặc dù Robin mặc toàn đồng phục, anh ta vẫn nhìn một cách xoi mói, vì cho rằng phải một giờ nữa ngài hiệu phó hay một nhân viên nào đó của ông ta mới rời tiệc Garden Party. Stephen xuất hiện làm cho anh ta tin tưởng hơn. Anh ta vẫn còn nhớ đồng bảng Anh được nhận khi dẫn Stephen đi thăm toà nhà này.
Người phục vụ dẫn Stephen và Harvey tới thẳng phòng của ngài hiệu phó, để họ lại đó, rồi nhét tờ một bảng khác vào túi áo.
Phòng làm việc của ngài hiệu phó không có vẻ gì là kiểu cách. Sàn nhà được trải thảm màu be, còn các bức tường được quét sơn màu xanh nhạt. Nếu không kể đến bức tranh của Wilson Steer vẽ một ngôi làng nhỏ của Pháp treo phía trên lò sưởi xây bằng đá cẩm thạch, thì căn phòng này không có gì khác hơn so vói văn phòng của một công chức bình thường.
Robm đang mải mê nhìn qua ô cửa sổ rộng về phía thư viện Bodleian.
- Xin chào ngài hiệu phó.
Robin xoay người lại.
- Ôi, mời giáo sư vào.
- Ngài còn nhớ ngài Metcalfe đây chứ?
ô, có chứ. Thú vị quá. - Robin rùng mình. Anh chỉ muốn về nhà thôi. Họ vừa trao đổi được vài câu thì có tiếng gõ cửa, Jean- Pierre xuất hiện.
- ô, chào ngài trưởng phòng đào tạo.
Vâng, chào ngài hiệu phó, chào giáo sư Porter.
- Xin hân hạnh giới thiệu vói ngài, ông Harvey Metcalíe.
- Chào ông.
- Ngài trưởng phòng, ngài có muốn dùng...
- Metcalfe đây sao?
Cả ba người giật mình, đứng lặng. Một ông
già chín mươi tuổi đang chống gậy bước vào. Ong ta ngật ngưỡng tiến về phía Robin, cúi gập người chào rồi nhíu lông mày cất giọng oang oang, cộc cằn:
- Chào ngài hiệu phó.
- Xin chào, Horsley.
James tiên về phía Harvey, chọc chọc cây gậy vào người gã như thể muốn kiểm tra gã có tồn tại thực không.
- Tôi biết râ't nhiều về cậu đấy, chàng trai ạ.
Đã ba mươi năm nay chưa có ai gọi Harvey là chàng trai. Những người khác đứng lặng nhìn James một cách thán phục. Không ai trong bọn họ biêt rằng khi còn đi học James đã từng được vỗ tay nhiệt liệt nhờ vai diễn L.Avare. Thư ký University Chest chỉ là trò vặt. James tiếp tục vào vai:
- Cậu nổi tiếng là người hào phóng.
- Ngài cứ quá lời. - Harvey run run đáp với một thái độ hết sức thành kính.
- Này, đừng gọi tôi là ngài, chàng trai. Tôi thích cậu nhìn nhận cuộc sống. Hãy gọi tôi là Horsley.
- Vâng, Horsley, thưa ngài. - Harvey thốt lên,
Những người khác chỉ còn biết đứng yên.
- Này, ngài hiệu phó. - James tiếp tục. - Chẳng phải vô cớ mà ngài bắt tôi lê lết qua nửa thành phố đến đây chứ? Rượu cherry của tôi đâu?
Stephen ngại rằng James có vẻ hơi thái quá, nhưng khi quay nhìn Harvey, anh lại thấy gã rất say đắm với những gì đang diễn ra. Hoá ra, một kẻ lọc lõi trong lĩnh vực này, cũng có thể rất ngờ nghệch trong lĩnh vực khác. Anh bắt đầu hiểu tại sao hai mươi năm trước đây, đã có kẻ, cùng một lúc, bán được cây cầu West- minster cho bôn tay người Mỹ.
- Chẳng là chúng tôi đang muốn giới thiệu với ngài Metcalfe đây về trường Đại học của chúng ta, và tôi muốn ngài thư ký University Chest cùng tham dự.
- Chest là gì? - Harvey hỏi.
- Một kiểu ngân quỹ của trường đại học,- James đáp, giọng nói to, đầy tự tin. - Tại sao ngài không đọc thử cái này? - Dứt lời, anh giúi vào tay Harvey một tờ lịch hoạt động của trường. Harvey có thể mua nó tại hiệu sách Blackwell với giá hai đồng bảng như James đã làm.
Stephen còn đang không biết phải làm gì, thì thật may mắn, Harvey đã lên tiếng:
- Thưa các quý ngài, tôi muốn nói là tôi rất tự hào khi có mặt ở đây ngày hôm nay. Đối với tôi, năm nay quả là tuyệt diệu. Tôi đã chứng kiến người Mỹ đoạt giải Wimbledon, tôi đả mua được một bức tranh Van Gogh. Tôi lại được một bác sĩ tuyệt vời cứu sống tại Monte Carlo, và giờ đây, lại được có mặt tại Oxford trong một dịp trọng đại nhường này. Thưa các quý ngài, tôi sẽ lấy làm hân hạnh nếu được gia nhập trường đại học nổi tiếng của các ngài.
James lại là người lên tiếng trước cả bọn:
- Cậu muốn gì? - Anh quát hỏi Harvey, rồi sửa lại tai nghe.
- Vâng, thưa ngài, đòi tôi chỉ có một ước vọng là đoạt giải Ascot. Mới đây, tôi đã được toại nguyện - tôi đã chiến thắng trong cuộc đua King George và Elizabech và đã được nhận Cúp từ tay Nữ hoàng. Nhưng còn phần tiền thưởng, vâng, tôi muốn được tặng nó cho trường.
- Hơn 80.000 bảng đấy. - Stephen cướp lòi.
- Chính xác là 81.240 bảng. Nhưng các ngài cứ gói gọn là 250.000 đôla.
Stephen, Robin và Jean- Pierre chết lặng, chỉ còn một mình James làm chủ được tình thế. Đây là một cơ hội thích họp để anh thể hiện cho mọi ngưòi biết tại sao cụ nội của anh đả từng là một trong những vị tướng đáng kính nhất của Wellington.
- Chúng tôi đồng ý, nhưng cần phải giấu tên. - James nói. - Dĩ nhiên ngài hiệu phó sẽ thông báo với Harold Macmillan và hội đồng Hebdomadal, nhưng chúng tôi không muốn làm ồn ào. Và tất nhiên, ngài hiệu phó, tôi muốn ngài suy nghĩ về một tấm bằng danh dự.
Robin tin tưởng vào James tới mức anh chỉ còn biết nói:
- Thưa ngài, chúng tôi nên làm gì, Horsley?
- Đổi séc ra tiền mặt, thế là không ai có thể lần ra dấu vết của Metcalfe nữa. Chúng ta không thể để những thằng cha xấu tính Cam- bridge theo đuổi ông ta suốt phần đời còn lại. Tương tự như cách chúng ta đã làm với ngài David vậy - không ồn ào.
- Vâng, tôi đồng ý! - Jean- Pierre nói mà không hiểu James đang nói gì, cả Harvey cũng vậy.
James gật đầu vói Stephen, thế là anh rời khỏi phòng, đi về phía phòng phục vụ để hỏi về gói bưu kiện cho ngài John Betjeman.
- Vâng, có, thưa ngài. Tôi không hiểu tại sao họ lại gửi tới đây. Tôi không nghĩ là ngài John sẽ tới nhận.
- Không sao, ông ta nhờ tôi lấy hộ.
Khi trở lại phòng hiệu phó, Stephen thấy James đang nói liên chi hồ điệp về tầm quan trọng của món quà Harvey trao tặng.
Stephen mở hộp, lấy ra chiếc áo choàng Tiến sĩ Thơ ca lộng lẫy. Khi Robin choàng nó lên vai gã, Harvey đỏ mặt vì lúng túng, và tự hào.
- Xin chúc mừng. - James hét lên. - Đáng tiếc là chúng ta không kịp thu xếp trước để đưa tiết mục này vào buổi lễ ngày hôm nay. Nhưng thôi, vói một hành động hào hiệp nhường này, chúng ta khó có thể chờ tới sang năm.
Cừ thật, Stephen nghĩ, Laurence Oliver 1 củng không thể khá hơn.
- Với tôi thì không sao, - Harvey nói, rồi ngồi xuống viết một tấm séc. - Các ngài cứ yên tâm, sẽ không bao giờ tôi hở ra với bất cứ ai.
Nhưng không ai tin vào lời gã.
Khi Harvey đứng dậy trao tấmr séc cho James, tất cả đều im lặng.
- Không. - James giận dữ nhìn Harvey khiến gã khiếp hãi. - Ngài hiệu phó.
- Vâng, - Harvey nói. - Xin lỗi ngài.
- Xin cám ơn, - Robin nói, tay anh run run đón nhận tờ séc. - Quả là một món quà hào hiệp, ngài có thể tin rằng chúng tôi sẽ sử dụng nó một cách hữu ích.
Có tiếng đập cửa. Tất cả lặng người đi vì sợ hãi, duy chỉ James là vẫn bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận tất cả. Cửa mở. Hoá ra là tài xế của Harvey. James ghét cay ghét đắng bộ đồng phục trắng và chiếc mũ lưỡi trai mà anh ta đang mặc.
- À, anh bạn Mellor, - Harvey nói. - Thưa các quý ngài, đây là một con người tài ba, và tôi dám chắc là anh ta đã theo dõi từng bước đi của chúng ta.
Cả bốn người như hoá đá, nhưng rõ ràng là người tài xê không hề có một suy diễn hắc ám nào cả.
- Xe của ngài đã sẵn sàng. Ngài cần phải có mặt ở Claridge's trước 7 giờ để kịp cuộc hẹn dùng cơm tối.
- Này anh kia! - James lại hét lên.
- Vâng, thưa ngài. - Người tài xế rên nhỏ. Anh ta hãi sợ.
- Anh có biết là anh đang đứng trước mặt hiệu phó txường này không?
- Xin lỗi ngài, tôi không biết ạ.
- Bỏ mủ ra ngay.
- Vâng, thưa ngài.
Người tài xê bỏ mủ, rồi đi ra ngoài xe, miệng lầm bầm.
- Thưa ngài hiệu phó, tôi thật chẳng muôn chia tay một chút nào, nhưng như ngài thấy đấy, tôi có một cuộc hẹn... - Harvey lúng túng.
- ô, tôi hiểu mà. Ngài là người luôn luôn bận rộn. Tôi xin trân trọng cám ơn ngài một lần nữa về món quà tặng hào phóng. Chắc chắn nó rât hữu ích cho các tài năng trẻ của chúng tôi.
- Chúng tôi hy vọng ngài sẽ trở về Mỹ an toàn và sẽ nhớ mãi chúng tôi, cũng như là chúng tôi sẽ mãi nhớ tới ngài. - Jean- Pierre nói thêm.
Harvey đi ra cửa.
- Tôi cũng phải về thôi, - James hét lên. - Phải mất 20 phút tôi mới xuống hết các bậc thang chết tiệt này. Cậu quả là người đáng mến, hào hiệp nhất mà tôi đã từng gặp.
- Không có gì, - Harvey nói một cách hào phóng.
Đúng thế, James nghĩ, chẳng là gì đối với ông, nhưng lại là tất cả đốỉ với chúng tôi.
Stephen, Robin và Jean- Pierre cùng tiễn Harvey ra tận cửa xe.
- Này, giáo sư, tôi thực không hiểu hết những điều ông bạn già vừa nói. - Harvey nói trong khi cẩn thận sửa sang lại chiếc áo choàng.
- Vâng, ông ta điếc nặng và lại rất già nhưng trái tim ông ta vẫn ở đúng chỗ. Ồng ta muốn để ngài biết đây phải là một món quà nặc danh, nhưng tất nhiên là toàn bộ các cấp quản lý của trường Oxíord sẽ được thông báo về điều này. Nếu như chuyện này được phổ biên rộng rãi thì tất cả những kẻ nào từ xưa tới nay chưa bao giờ quan tâm tới ngành giáo dục sẽ kéo tới đây vào ngày lễ Encaenia, xếp hàng để mua một tấm bằng danh dự.
- Vâng, tôi hiểu, - Harvey nói. - Ôi, Rod, hôm nay quả là một ngày tuyệt vời. Tôi rất cảm ơn ông, chúc ông luôn luôn may mắn. Thật đáng tiếc là ông bạn Wiley Barker không có mặt để chia sẻ niềm vui cùng chúng ta.
Stephen đỏ mặt.
Harvey lên xe và trong khi ba người đứng nhìn theo chiếc Rolls Royce nhẹ nhàng lăn bánh về phía London thì Harvey nhiệt tình vẫy tay chào họ.
Ba người đã thành công, chỉ còn một người tiếp tục cuộc chiến.
- James cừ thật, - Jean- Pierre nói. - Khi cậu ấy mới bước vào tôi không nhận ra là ai.
- Đúng thế, - Robin phụ hoạ. - Phải lên giải thoát cho cậu ta thôi - Cậu ta quả là một anh hùng.
Ba người chạy nhanh lên gác, mà quên mất rằng họ đang ở độ năm, sáu mươi tuổi. Họ lao như tên bắn vào phòng ngài hiệu phó để chúc mừng James. Nhưng anh ta đã nằm thẳng cẳng giữa sàn nhà, bất tỉnh.
Ở Magdalen, một tiếng sau, với sự giúp đỡ của Robin và hai ly rượu whisky, James đã lây lại được nhịp thở bình thường.
- Cậu cừ quá, - Stephen nói, - đúng vào lúc tôi hoang mang nhất.
- Chắc chắn cậu sẽ nhận được giải thưởng của viện hàn lâm, nếu chúng ta đưa vở này lên màn ảnh, - Robin nói. - Sau khi xem tiết mục này, cha cậu sẽ cho phép cậu lên sàn diễn.
- Anne. - Anh liếc nhìn đồng hồ đeo tay. -
6 giờ 30 phút. Ôi, lạy Chúa, tôi phải đi thôi. Tôi muôn nói là tôi có cuộc hẹn với Anne vào lúc 8 giờ. Hẹn gặp lại vào sáng thứ hai tới, trong phòng của Stephen. Tôi sẽ cố gắng hoàn tât kê hoạch của mình.
James lao như tên bắn ra khỏi phòng.
- James.
Anh ló mặt qua cửa ra vào. Cả ba người đồng thanh: "Rất cừ".
James cười toe toét rồi lao nhanh xuông cầu thang, nhảy vội vào chiếc Alfa Romeo, rồi phóng nhanh về phía London với tốc độ cao nhất.
Sau 59 phút anh đã có mặt tại đường King's Road. Con đường cao tốc mới này đã thay đổi rất nhiều kể từ ngày anh còn đi học. Hồi dó, để đi hết High Wycombe hoặc Henley, anh phải mât tới tiêng rưỡi hoặc hai tiếng.
Lý do của sự vội vã này là cuộc gặp gỡ cực kỳ quan trọng với Anne. Dù thế nào đi chăng nữa, anh củng không được phép muộn. Tối nay anh sẽ gặp cha nàng. James chỉ mới biết ông
ta là thành viên cao cấp của ngoại giao đoàn ở Washington. Các nhà ngoại giao luôn luôn đúng giờ. Anh quyết tâm tạo được ấn tượng tốt đẹp với cha nàng, nhất là sau khi Anne đã rất thành công tại Tathwell Hall. Cha anh đã quý mến nàng ngay từ phút đầu gặp gỡ và luôn luôn giữ nàng bên mình. Thậm chí, họ còn thoả thuận với nhau về ngày cưới, một vấn đề mà lẽ ra phải do cha mẹ Anne quyết định.
James tắm thật nhanh bằng nước lạnh, rửa sạch phấn hoá trang. Anh hẹn gặp Anne tại Les Ambassadeus ở Mayfair để uông chút gì đó trước bữa tối, và khi khoác lên người chiếc áo vét buổi tối, anh phân vân không biết liệu trong 12 phút, anh có thể đi hết đoạn đường từ King's Road tới Hyde Park không: Phải có thêm một buổi Monte Carlo nữa. Anh lao vào xe, cài số rồi vọt như tên bắn về phía quảng trường Sloane, xuyên qua quảng trường Eaton, vượt qua bệnh viện St. George's vòng qua góc công viên Hyde Park, vào phố Park Lane. Đúng
7 giờ 58 phút anh có mặt tại điểm hẹn.
- Xin chào ngài! - Miller, chủ nhân của câu lạc bộ đón anh.
- Xin chào. Tôi hẹn ăn tối với cô Summerton.
Xe tôi kia. Ồng để ý tới nó nhé! - James nói và tung chùm chìa khoá cùng một tờ một bảng cho người gác cổng.
- Xin ngài cứ yên tâm. Hãy dẫn ngài Brigsley tới phòng riêng.
James theo người bồi lên chiếc cầu thang trải thảm đỏ, đi vào một phòng nhỏ, bữa tối đã được dọn sẵn. Anh nghe thấy giọng Anne ở phòng bên. Cô ra đón anh, với chiếc váy dài màu lá mạ, Anne đẹp hơn bao giờ hết.
- Chào anh yêu. Vào đi. Em muốn anh gặp cha em.
James đi theo Anne vào căn phòng bên cạnh.
- Thưa cha, đây là James. James, đây là cha em.
Mặt James bỗng đỏ rực, rồi trắng bệch, sau đó lại chuyển sang tái mét.
- Thế nào, chàng trai. Rosalie kể cho tôi nghe rất nhiều về cậu, tới mức tôi chỉ muốn làm quen với cậu ngay.
1 Diễn viên sân khấu Anh, nổi tiếng.
Chương 17
Cứ gọi tôi là Harvey.
James đứng sững, kinh hoàng, không thốt được một lời. Anne liền phá vỡ sự im lặng:
- Anh uống whisky nhé, James?
Khó khăn lắm James mới nói được.
- Cám ơn.
- Tôi muốn biết rất nhiều về cậu đấy, chàng trai ạ. - Harvey tiếp tục. - Tới đây, cậu sẽ làm gì, và tại sao mấy tuần vừa rồi, tôi ít được gặp con gái của tôi thế. Tuy vậy, tôi cũng đã đoán được câu trả lời rồi.
James uống một hơi cạn chén whisky. Ngay lập tức, Anne lại rót cho anh một cốc khác.
- Cha ít được gặp con gái của cha là vì con bận tham gia vào các cuộc triển lãm mốt, điều đó có nghĩa là con rất ít khi có mặt tại London.
- Cha biết, Rosalie...
- James chỉ biết con là Anne thôi, cha à.
- Chúng ta đặt tên cho con là Rosalie. Đôi với mẹ con và ta, đó là một cái tên hay và tất nhiên, đôi với con củng vậy.
- Oi, cha, có cô người mẫu hạng nhất nào lại tự gọi mình là Rosalie Metcalfe đâu. Tất cả bạn bè con đều gọi con là Anne Summerton.
- Cậu nghĩ thế nào, James?
- Tôi bắt đầu nghĩ là tôi chưa hề quen biết cô ấy. - James đáp. Anh đã lấy lại bình tĩnh. Rõ ràng là Harvey không hề nghi ngờ gì cả. Gã không đối mặt với anh tại phòng tranh củng không gặp anh tại Monte Carlo và Ascot, còn chiều hôm nay, gã chỉ được biết anh qua bộ dạng một ông già chín mươi tuổi. Anh chẳng có gì phải lo lắng cả. Nhưng thứ hai tới này anh sẽ phải nói gì đây với các bạn, khi mà anh và họ đang cố tiêu diệt không phải một ông Harvey Metcalíe xa lạ nào mà chính là bô vợ tương lai của anh.
- Chúng ta ăn tối nhé?
Iiarvey không cần nghe câu trả lời. Gã hùng dũng tiến về căn phòng ăn thông với căn phòng họ đang ngồi.
- Rosalie Metcalfe, - James gầm gừ hung dữ. - Cô sẽ phải giải thích về điều này.
Anne hôn nhẹ lên má anh.
- Anh là người đầu tiên chiếm được cảm tình của cha em đấy. Anh sẽ tha thứ cho em chứ?... Em thật sự yêu anh mà...
Anne và James cùng ăn tối với Harvey. Nhìn vào ly cocktail tôm, James thấy vui vẻ hơn đôi chút. Anh hình dung Stephen sẽ tiếc rẻ như thế nào vì không cùng ăn tối với Harvey tại Magdalen.
- Này, James, tôi hiểu là cậu và Anne đã quyết định ngày cưới rồi phải không?
- Vâng, thưa ngài, nếu được ngài cho phép.
- Tất nhiên là tôi cho phép. Tôi cứ hy vọng sau khi tôi đoạt giải cuộc đua King George và Elizabeth Stakes, Anne sẽ cưới Hoàng tử Charles cơ. Nhưng thôi, một nhà quý tộc cũng được.
Cả ba người cười phá lên vui vẻ. Một phút trước đây, không ai trong số họ dám nghĩ tới bầu không khí vui vẻ này.
- Rosalie, cha hy vọng sang là năm, con sẽ đến dự Wimbledon. Con hãy thử tưởng tượng mà xem, vào ngày thi đấu của nữ mà cha lại đi cùng một lão chủ ngân hàng người Thuỵ Sĩ già nua và buồn tẻ.
Anne nhìn James rồi cười toe toét.
Những người bồi dọn dẹp bàn ăn rồi đẩy vào một chiếc bàn trên có món thịt cừu được bày biện dưới dạng một chiếc mũ miện với những đường diềm làm bằng món cốt- lết.
- Còn nữa, - Harvey vui vẻ tiếp tục, - cám ơn con đã gọi điện cho cha tại Monte Carlo. Mà con biết không, cha đã tưởng mình sẽ chết cơ đấy. James, cậu không thể tin được đâu. Nhưng quả thật là họ đã moi được từ bụng tôi viên sỏi thận to bằng một quả quýt đấy, ơn Chúa, chính bác sĩ nổi tiêng nhất thế giới, bác sĩ Wiley Barker, bác sĩ phẫu thuật của Tổng thống đã thực hiện ca mổ này. Ông ta đã cứu mạng tôi.
Không ngần ngại, Harvey cởi khuy áo, để lộ một vêt sẹo chừng 4 cm trên cái bụng vĩ đại.
- Cậu nghĩ thế nào, James?
- Rất đáng nhớ.
- Ồi cha, thật là...! Chúng ta đang ăn mà.
- Ôi, con gái ơi, đừng càu nhàu. Đây không phải là lần đầu tiên James nhìn vào bụng một người đàn ông.
Đúng thế. Đây không phải là lần đầu tiên ta được nhìn cái bụng này, James nghĩ.
Harvey nhét lại áo vào trong quần, và tiếp tục.
- Dầu sao thì con gọi điện cho cha cũng là tử tế lắm rồi. - Gã vươn người qua bàn, vỗ vỗ bàn tay Anne. - Cha cũng là một người rất tử tê đấy, con gái ạ. Cha đã làm theo lời khuyên của mẹ con, đã giữ bác sĩ Barker ở lại bên cha thêm một tuần nữa để đề phòng bất trắc. Mà con biết không, giá cả...
James làm rơi cái ly rượu boóc- đô tràn lênh láng, tạo thành một vệt đỏ dài trên khăn trải bàn.
- Tôi xin lỗi.
- Cậu không sao chứ, James?
- Không, không sao, thưa ngài.
James nhìn Anne với một sự tức giận không được bày tỏ. Harvey vẫn thản nhiên.
- Thay khăn trải bàn và mang thêm rượu cho ngài Brigsley. - Harvey hét.
Ngưòi bồi mở một chai boóc- đô mới. James quyết định, bây giờ tới lượt anh giải trí. Suốt ba tháng qua Anne đã cười vào mũi anh, tại sao bây giờ anh lại không chọc ghẹo nàng một chút nếu Harvey đã cho anh cơ hội?
Harvey tiếp tục nói.
- Cậu thích đua ngựa chứ, James.
- Vâng, thưa ngài, và tôi rất vui mừng với chiến thắng của ngài tại cuộc đua King George và Elizabeth Stakes vì nhiều lý do hơn là ngài tưởng.
Trong khi những người bồi dọn bàn ăn thì Anne nói nhỏ:
- Đừng cố tỏ ra quá thông minh. Cha không ngu ngốc như anh tưởng đâu.
- Cậu nghĩ thê nào về nó?
- Ngài bảo sao?
- Rosalie ấy.
- Rât tuyệt, - Tôi đặt 5 bảng cho mỗi vòng đua của nó.
- Với cha, đây quả là một dịp đặc biệt. Rất tiếc là con đã bỏ lỡ. Lẽ ra con đã được gặp Nữ hoàng và một ông bạn rất thú vị của cha, giáo sư Porter của Trường Đại học Oxforđ.
- Giáo sư Oxford à? - James hỏi lại. Anh cố giấu mặt sau cốc rượu vang.
- Đúng thế, giáo sư Porter. Cậu có biết ông ấy không?
- Không, thưa ngài, tôi không biết. Nhưng ông ta không được nhận giải thưởng Nobel à?
- Có chứ, và ông ta đã đón tiếp tôi rất nồng hậu. Bản thân tôi cũng thấy rất hài lòng và đã trao tặng nhà trường một tấm séc 250.000 đôla để dùng vào công việc nghiên cứu. Ông ta hẳn phải thấy hạnh phúc lắm.
- Ôi cha, người ta dặn cha không được nói với ai cơ mà.
- Đúng vậy, nhưng James là người nhà mà.
- Tại sao ngài lại không được nói với ai?
- Ôi, đó là cả một câu chuyện dài, nhưng với tôi, đó là một niềm vinh hạnh. Chắc cậu hiểu đây là một chuyện tối mật. Tôi đã được mời tới dự lễ Encaenia, đã ăn trưa tại All Souls với ngài Harry Macmillan, vốn từng là ngài Thủ tướng đáng mến, rồi tôi lại tới dự tiệc Garden Party, và cuối cùng tôi đã gặp gỡ ngài hiệu phó tại phòng riêng của ngài cùng với ngài trưởng phòng đào tạo và thư ký University Chest. Cậu đã bao giờ tói Oxford chưa, James?
- Có, thưa ngài. Tới khu House.
- House? - Harvey thắc mắc.
- Nhà thờ tôn giáo, thưa. ngài.
- Không thể nào hiểu nổi Oxford.
- Vâng, đúng vậy, thưa ngài.
- Cậu cứ gọi tôi là Harvey. Như tôi vừa nói đấy, chúng tôi đã gặp nhau tại Clarendon, tất cả bọn họ cứ lắp ba lắp bắp không nói nên lời trừ một ông già rất vui tính, mà có lẽ đã tới 90 tuổi. Thực ra là họ không biết phải làm gi để đến gần túi tiền của các nhà triệu phú. Thế là tôi giúp họ thoát khỏi sự lúng túng ấy. Suốt cả một ngày, họ nói luyên thuyên về ngôi trường đáng kính của họ, cuối cùng, tôi phải buộc họ nghỉ ngơi bằng cách rất đơn giản - viết một tấm séc 250.000 đôla.
- Ngài thật hào hiệp.
- Lẽ ra, tôi đã cho 500.000 đôla nếu ông già kia ngỏ lời. James, cậu nhợt nhạt quá. Cậu không sao chứ?
- Ôi, tôi xin lỗi. Tôi vẫn bình thường. Câu chuyện ngài kể thật là hấp dẫn.
Anne tham gia:
- Nhưng cha đã thoả thuận với ngài hiệu phó là món quà đó chỉ nhằm thắt chặt hơn mối quan hệ giữa cha và Trường Đại học, và cha cũng đã hứa là sẽ không bao giờ kể lại câu chuyện này cho ai cơ mà. Cha lại còn nghĩ là sẽ mặc chiếc áo choàng của họ khi khai trương thư viện Metcalíe ở Harvard vào mùa thu tới.
- Ôi, không thưa ngài, - James lắp bắp, - không thể như thế được. Ngài chỉ nên mặc chiếc áo choàng đó trong các dịp lễ của Oxford thôi.
- Ô, cũng được thôi. Tuy vậy, tôi vẫn biết người Anh các cậu rất tôn trọng nghi thức. Điều này khiến cho tôi nghĩ lại. Bây giờ chúng ta phải thảo luận về đám cưới của con gái tôi. Tôi nghĩ là cả hai đều muốn sống ở nước Anh phải không?
- Vâng, thưa cha, nhưng hàng năm chúng con sẽ về thăm cha, còn cha mỗi khi tới châu Âu, lại đến ở cùng chúng con.
Người bồi lại dọn bàn ăn, họ mang tới những trái phúc bồn tử mà Harvey ưa thích. Anne cố gắng lái câu chuyện vào các chủ đề về gia đình và không để cho cha mình có dịp nói về những việc mà ông đã làm trong hai tháng qua, còn James thì lại cố hết sức đưa gã trở về đề tài này.
- Ngài dùng cà phê hay rượu?
- Không! Cám ơn, - Harvey nói, - tính tiền đi. Theo tôi, chúng ta sẽ uống một chút gì đó tại phòng riêng của tôi ở Claridge's. Tôi muốn cho hai người xem cái này. Khá là ngạc nhiên đấy.
- Thế thì con không chờ được đâu. Con rất thích sự ngạc nhiên. Anh cũng vậy phải không James?
- Thường thì vẫn vậy, nhưng hôm nay thì đủ rồi.
James tạm thời chia tay hai người, anh lái chiếc Alfa Romeo vào ga- ra khách sạn Claridge's. Nhờ vậy, Anne có đôi chút thời gian tự do với cha. Họ nắm tay nhau thả bộ dọc theo phố Curzon.
- Anh ấy tuyệt vời đấy chứ, thưa cha?
- Ờ, được đấy, lúc đầu hắn tỏ ra quá khôn ngoan nhưng trong bữa ăn hắn cũng biết tán gẫu. Đặc biệt là hắn đã biến con gái của cha thành một quý bà người Anh. Mẹ con hẳn sẽ rất hài lòng đấy. Cha rất lấy làm mừng vì đã dàn xếp được các cuộc cãi vã ngớ ngẩn giữa cha và mẹ.
- Ôi, chính là nhờ cha đấy.
- Nhờ cha à?
- Vâng. Suốt mấy tuần qua, con đã cố gắng thu xếp công việc tương đối ổn. Nào, cha nói đi, điều ngạc nhiên nho nhỏ là cái gì vậy?- Chờ một chút nào, con gái yêu. Đó là quà cưới cho con.
James gặp lại họ ngay trên lối vào khách sạn. Nhìn Anne, anh có thể đoán chắc rằng Harvey đã chấp nhận anh.
- Chào ngài.
- A, chào Albert. Hãy cho người mang cà phê và một chai Remy Martin lên phòng tôi nhé.
- Vâng, có ngay thưa ngài.
James chưa bao giờ được đặt chân vào phòng nghỉ Hoàng gia. Qua khỏi buồng phụ bé nhỏ, là một phòng ngủ rất trang nhã ở bên phải, bên trái là phòng khách. Harvey dẫn mọi người đi thẳng vào phòng khách.
- Các con của ta, ngay bây giờ, các con sẽ được xem món quà cưới đó.
Bằng một cử chỉ hết sức kiểu cách, gã mở cửa phòng khách, và ở đó, trên bức tường đối diện là bức tranh Van Gogh. Cả hai lặng người, nhìn thẳng vào bức tranh mà không thốt được lời nào.
- Chính cha củng có phản ứng tương tự, - Harvey nói. - Không thể thốt lên lời.
- Cha ơi, - Anne nghẹn ngào, - một bức tranh của Van Gogh. Nhưng cha vẫn ước ao một bức tranh Van Gogh cơ mà. Con không thể tước đoạt hạnh phúc của cha. Hơn nữa, ở nhà con chẳng có cái gì đáng giá tương xứng với nó. Lại còn những rủi ro nữa, như mất cắp chẳng hạn; chúng con không có phương tiện bảo vệ như cha. - Rồi cô quay sang James, lắp bắp. - Chúng mình không thể để cha hy sinh niềm tự hào của mình, phải không James?
- Tất nhiên là không rồi, - James tỏ vẻ xúc động, nói. - Nếu chúng ta nhận bức tranh này, anh sẽ rất áy náy.
- Cha nên giữ bức tranh này ở Boston, chỉ nơi đó mới xứng đáng.
- Thế mà cha lại cứ tưởng con sẽ thích nó cơ đấy, Rosalie.
- Có ạ! Có ạ! Con chỉ không muốn chịu trách nhiệm về nó thôi. Vả lại, cha cũng phải cho mẹ ngắm nhìn nó với chứ. Lúc nào thích hợp, cha sẽ cho con và James mượn.
- ừ, con nói đúng. Làm như vậy, tất cả đều được thưởng thức bức tranh. Thôi, cha tìm một món quà khác vậy. Này James, gần như lúc nào nó cũng lấn át tôi, điều mà suốt hai mươi tư năm nay, nó chưa từng làm.
- Ôi, con mới thành công có hai ba lần gì đó thôi, và con hy vọng là sẽ còn thành công một lần nữa.
Harvey phớt lờ lời nhận xét của Anne. Gã vừa nói vừa chỉ tay vào một chú ngựa đồng.
- Kia là Cúp King George và Elizabeth Stakes. Trên lưng ngựa là một tay nài ngựa đeo đai sắt, đội mủ bôn múi gắn kim cương. Cuộc đua này rất quan trọng, vì vậy, mỗi năm họ đều tặng Cúp mới. Chiêc Cúp này sẽ mãi mãi thuộc về cha.
ít nhất thì hắn cũng được nhận Cúp thật, như vậy là may mắn lắm rồi. - James nhủ thầm.
Cà phê và rượu brandy được mang tới, tất cả cùng ngồi vào bàn bạc kỹ lưỡng về đám cưới.
- Rosalie, tuần sau con phải bay về Lincoln giúp đỡ mẹ con khâu chuẩn bị, kẻo bà ấy sẽ rât lo âu và sẽ chẳng làm được việc gì đâu. Còn James, cậu phải cho tôi biết sô' khách mà cậu sẽ mời để tôi còn lên danh sách và đặt tiệc tại nhà hàng Ritz. Đám cưới sẽ được cử hành tại nhà thờ Trinity, trên quảng trường Copley. Sau đó, tât cả sẽ lại trở về nhà tôi tại Lincoln, để tổ chức đãi đằng theo kiểu Anh chính cống. Cậu thấy thế nào?
- Rất tuyệt. Ngài quả là một nhà chiến lược tài ba.
Q
- Tôi luôn luôn như vậy đấy. Cái gì củng có giá của nó mà. Trong tuần này, cậu và Rosalie phải thu xếp mọi công việc để tuần sau Rosahe sẽ trở về Lincoln. Có thể cậu chưa biết, nhưng ngày mai, tôi về Mỹ rồi.
Trang 38A, hồ sơ xanh, James nghĩ nhanh.
James và Anne ở lại thêm một tiêng nữa để bàn chuyện đám cưới. Gần nửa đêm họ mới ra về.
- Sáng mai, ngủ dậy là con đến chỗ cha liền.
- Xin tạm biệt ngài!
James bắt tay Harvey rồi bước đi.
- Con đã nói với cha mà, anh ây rất tuyệt.
- ừ. Một chàng trai dễ mến. Mẹ con rồi sẽ rất hài lòng.
Khi đứng trong thang máy, James chẳng hề nói với Anne một lời vì ngoài họ ra còn có hai người đàn ông khác cũng muốn xuống tầng một. Nhưng chỉ vừa ngồi vào chiếc ghế Alfa Romeo, James đã tóm lấy cổ nàng, kẹp nàng vào giữa hai chân anh và phát mạnh vào mông nàng đau tới mức nàng không biết nên cười hay nên khóc.
- Cái gì vậy?
Đề phòng sau khi cưới, em quên mất ai là chủ gia đình.
- Anh quả lả một con lợn đại ngốc, thế mà em lại cố sức giúp anh.
James lái xe như điên về phía nhà Anne.
- Thế còn cái tiểu sử mà em vẫn kể ây: Cha mẹ em sống ở Washington, cha em là ở ngoại giao đoàn. Rồi anh nhái giọng Anh "ngoai giao đoàn".
- Vâng, nhưng em cũng phải nghĩ ra một cai gi đó chứ, một khi em biết anh đang chống lại ai.
- Anh sẽ nói gì với mọi người đây?
- Không nói gì hết. Anh cứ mời họ đến dự đám cưới, bảo với họ rằng mẹ em là người Mỹ nên chúng ta phải tổ chức đám cưới ở Boston. Em muốn được chứng kiến cảnh họ khám phá ra ông bố vợ của anh. Và dù thế nào thì anh cũng phải vạch ra một kế hoạch, anh không được phép để họ thất vọng.
- Nhưng tình thế đã thay đổi rồi.
- Không. Không có gì thay đổi hết. Thực chất của vấn đề là tất cả bọn họ đều thành công còn anh thì chưa. Vì vậy, trước khi đi Mỹ anh phải hoàn tất kế hoạch của riêng mình
- Nhưng rõ ràng là bọn anh sẽ không bao giờ thành công nếu không có em giúp.
- Vớ vẩn. Em có làm gì giúp Jean- Pierre đâu. Em chỉ phác thêm một vài nét lên tấm phông thôi Nhưng anh phải hứa là sẽ không bao giơ phát vào mông em nữa đấy?
- Tất nhiên là anh sẽ còn làm như vậy mỗi khi nhìn thấy bức tranh, còn bây giờ...
- Ôi James, anh thật là một kẻ khát tình.
- Anh biết thế, em yêu. Em nghĩ thế nào về chuyện dòng họ Brigsley của anh dạy dỗ con cháu họ trong việc duy trì nòi giống.
Sáng hôm sau, để có thời gian ở bên cha, Anne chia tay vói James từ sớm. Đến trưa, họ cùng nhau ra sân bay tiễn Harvey về Boston.
Lúc ngồi trong xe hơi, trên đường trở về, Anne không thể không hỏi James là anh định sẽ nói gì với các bạn. Nhưng nàng không nhận được câu trả lời nào ngoài câu:
- Cứ chờ đấy. Nhưng anh không thể thay đổi. Anh rất mừng vì thứ hai em về Mỹ rồi.
Chương 18
Đối với James, ngày thứ hai quả là một địa ngục. Đầu tiên, anh phải tiễn Anne trở về Boston trên chuyến bay buổi sáng của Hãng Liên hiệp Hàng không Thế giới. Sau đó, anh lại phải chuẩn bị cho cuộc gặp mặt với cả nhóm vào buổi tối. Ba người kia đã hoàn tất công việc của họ, chỉ còn chờ đợi kế hoạch của anh. Mọi việc sẽ khó khăn gấp đôi bởi nạn nhân bây giờ lại chính là bố vợ anh. Nhưng anh nhận thấy Anne đã đúng, anh không thể lấy đây làm lý do biện hộ được. Dù thế nào thì anh cũng phải moi được 250.000 đôia của Harvey. Lẽ ra, anh đã có thể thành công tại Oxford. Chỉ cần một câu nói thôi, quá là dễ, Điều này, anh không thể nói với ai trong Đội.
Oxford là chiến công của Stephen, vì thế, toàn Đội quyết định ăn tối tại trường Magdalen. Sau giờ cao điểm James mới phóng xe ra khỏi London, chạy ngang qua sân vận động White City và xuôi theo quốc lộ M40 về Oxford.
- Cậu lúc nào cũng là người muộn mằn. - Stephen nói.
- Xin lỗi, tôi chẳng hề chợp mắt...
- Hy vọng là cậu đã có một kế hoạch tuyệt tác. - Jean- Pierre nói.
James không trả lời. Họ đã hiểu nhau quá rồi mà, anh nghĩ. Mới có mười hai tuần thôi. Vậy mà James có cảm giác như anh hiểu biết về ba con người này sâu sắc hơn tất cả những ai vốn vẫn được coi là bạn bè của anh suốt hai mươi năm qua. Lần đầu tiên, anh hiểu được tại sao cha mình lại không ngớt hồi tưởng lại tình bạn nảy nở trong chiến tranh giữa ông và những người đàn ông mà ông chưa bao giờ có dịp gặp lại. Anh cũng bắt đầu nhận ra là anh sẽ rất nhớ Stephen một khi anh ta trở về Mỹ. Thành công, thực thế, sẽ làm cho họ phải chia tay nhau. James là người cuối cùng phải chịu đựng nỗi thống khổ bởi Prospecta Oil, nhưng anh cũng đã được đền bù.
Ngay sau khi người phuc vụ mang tới các món khai vị, Stephen đã dùng thìa gõ gõ lên bàn, tuyên bô bắt đầu cuộc họp.
- Hãy hứa với tôi đi, - Jean- Pierre lên tiếng.
- Cái gì vậy?
- Chừng nào chúng ta đã lấy lại được đồng xu cuối cùng thì tôi sẽ ngồi ở vị trí quan trọng nhất, và cậu sẽ không được nói một lời nào trước khi tôi lên tiếng.
- Đồng ý, - Stephen nói, - nhưng phải là lúc chúng ta đã đòi lại được đồng xu cuối cùng. Thực tế là bây giờ, chúng ta đã thu được 777.560 đôla. Các chi phí cho vụ này là 5.178 đôla, như vậy tổng chi phí lúc này là 27.661,24 đôla. Và Metcalíe vẫn còn nợ chúng ta 250.101,24 đôla.
Stephen phát cho mỗi người một bản cân đối thu chi.
- Những tờ giấy này sẽ được đính thêm vào tập hồ sơ của mỗi người, trang 63C. Có ai hỏi gì không?
- Có. Tại sao chi phí cho vụ này lại cao quá vậy? - Robin thắc mắc.
- Ừ, cao quá mức bình thường, nhưng thực ra, chúng ta bị ảnh hưởng bởi tỷ giá thả nổi của đồng sterlinh so với đồng đôla. Khi mới bắt đầu công việc thì 2,44 đôla ăn một đồng bảng Anh. Nhưng sáng nay thì một đồng bảng chỉ mua được 2,32 đôla thôi. Tôi đã chi tiêu bằng đồng bảng nhưng lại thanh toán vói Metcalfe bằng đôla.
- Cậu không để sót một xu nào đấy chứ? - James hỏi.
- Không một xu. Nào, trước khi tiếp tục, tôi muốn bật catxet.
- Cứ như một cuộc họp của Hạ Nghị viện, - Jean- Pierre nói.
- Cái con cóc này, đừng có Ồm ộp nữa, - Robin phản đối.
- Hãy nghe đây, tên ma cô của phố Harley.
Có tiếng ồn ào nổi lên. Các hướng đạo sinh của trường đang tụ họp ngay ngoài sân.
- Im lặng nào, - giọng nói sắc sảo đầy uy quyền của Stephen khiến mọi người trật tự trở lại. - Tôi biết là các cậu đang rất phấn khởi, nhưng chúng ta vẫn còn 250.101,24 đôla nữa đấy.
- Và chúng ta không được phép quên 24 xu, phải không Stephen.
- Lần đầu, khi mới gặp nhau ở đây, cậu đâu có nhiều lời như thế này hả Jean- Pierre.
Cả bàn ăn lại im lặng.
- Harvey vẫn còn nợ tiền cả Đội, và lần ra tay cuối cùng này sẽ khó khăn hơn ba lần trước đây rất nhiều. Trước khi bàn giao lại công việc cho James, tôi muốn tất cả chúng ta ghi nhận rằng ở Clarendon, James diễn xuất rất tuyệt vời.
Robin và Jean- Pierre đập bàn để tỏ sự ca ngợi và đồng ý.
- Nào, James, chúng tôi sẵn sàng nghe cậu nói đây.
Một lần nửa, im lặng lại bao trùm toàn căn phòng.
- Kế hoạch của tôi'gần xong rồi, - James bắt đầu.
Những ngưòi khác tỏ vẻ không tin.
- Nhưng tôi có điều này cần báo vói các cậu. Hy vọng là các cậu cho phép tôi được nghỉ ngơi đôi chút trước khi chúng ta tiến hành phi vụ cuối cùng.
- Cậu sắp lấy vợ à?
- Chứ còn sai, - Jean- Pierre lại châm chọc.- Ngay khi cậu vừa xuất hiện là tôi đã đoán ra. Khi nào thì chúng tớ có thể gặp cô ấy?
- Không lâu nữa đâu, Jean- Pierre ạ. Bản thân tớ cũng rất sợ cô ấy thay đổi ý định.
Stephen giở sổ nhật ký.- Cậu muốn nghỉ bao lâu?
- Ạ, tôi và Anne sẽ tổ chức đám cưới vào ngày mùng ba tháng Tám, - James thông báo.- Và mặc dù Anne sống ở Anh, nhưng bà mẹ lại muốn tổ chức đám cưới ở quê hương của cô ấy. Sau đó, chúng tôi sẽ đi nghỉ tuần trăng mật. Kế hoạch chống lại Metcalfe sẽ được triển khai vào ngày 15 tháng Chín, ngày Sở Giao dịch đóng cửa.
- Thế cũng được. Tất cả mọi người đồng ý không?
Robin và Jean- Pierre gật đầu.
James trình bày về kế hoạch của mình.
- Tôi cần một máy telex và bảy chiếc điện thoại ngay tại nhà. Jean- Pierre sẽ phải trực tại Bourse, Paris. Stephen tại thị trường hàng hoá ở Chicago, còn Robin thì trực tại Lloyds, London. Sau tuần trăng mật, tôi sẽ trình bày về tập hồ sơ.
- Rất tuyệt, James. - Stephen nói. Chúng tôi sẵn sàng chờ đợi các thông tin chi tiết. Ngoài ra, còn yêu cầu nào nửa không?
- Trước hết, Stephen, cậu phải nắm vững giá vàng tại giờ mở cửa và đóng cửa của từng ngày trong tháng tới tại các thị trường Johan- nesburg, Zurich, New York và London. Còn Jean- Pierre trong thời gian đó phải theo dõi tỷ giá từng ngày của đồng Mác Đức, France Pháp và đồng bảng Anh so với đồng đôla. Còn Robin sẽ phải học cách sử dụng máy telex và một bàn phím PBX. Cậu phải làm sao cho thật thành thạo như một nhân viên tầm cỡ quốc tế trước ngày mùng hai tháng Chín.
- Robin luôn nhận được phần việc dễ dàng nhất. - Jean- Pierre nói.
- Cậu có thể...
- Thôi im đi, cả hai người. - James ngắt lời bọn họ.
Lập tức cả Robin và Jean- Pierre im lặng, nét mặt họ lộ vẻ ngạc nhiên và kính nể.
- Tôi đã lên chương trình cho các cậu đây.
James phát cho mỗi người trong Đội hai tờ giấy đánh máy.
- Các cậu hãy kẹp chúng vào trang 74, 75 và phải đọc chúng thường xuyên. Sau cùng, tất cả các cậu đều được mời tới dự lễ cưới của Anne Summerton và James Brigsley. Vì thời gian quá ngắn nên tôi không thể có thiệp mời cho các bạn, nhưng tôi đã đặt sẵn chỗ cho tất cả chúng ta trên chuyến bay 747 chiều ngày mùng hai tháng Tám, và chúng ta sẽ nghỉ đêm tại khách sạn Ritz, ở Boston. Hy vọng các bạn sẽ dành cho tôi cái vinh dự được tiếp đón.
Ba người nhận vé máy bay và quá đỗi ngạc nhiên về sự chuẩn bị chu đáo của James.
- Chúng ta sẽ gặp nhau tại sân bay, lúc 3 giờ. Trên máy bay, tôi sẽ kiểm tra xem các cậu nắm thông tin như thế nào.
- Vâng, thưa quý ông, - Jean- Pierre nói.
- Riêng bài kiểm tra của cậu, Jean- Pierre, sẽ bằng cả tiếng Pháp lẩn tiếng Anh, vì cậu sẽ phải giao dịch bằng hai ngôn ngữ qua một chiếc điện thoại xuyên Đại Tây Dương, và cậu sẽ phải tỏ ra là một chuyên gia ngoại hối xuất sắc.
Tối đó, không ai còn dám trêu chọc James. Khi lái xe trên đường cao tốc, anh cảm thấy như mình là một người mới hoàn toàn. Anh không chỉ là ngôi sao sáng trong kế hoạch Oxford, mà bây giờ, anh còn chỉ huy ba người đàn ông kia.
Chương 19
Tình thế đã đổi thay. Cuộc gặp mặt lần này, James là người đầu tiên có mặt tại sân bay Heathrow. Anh đã nắm được con bài chủ, và quyết không để mất nó. Robin tới sau cùng, tay ôm một lô các loại báo.
- Chúng ta chỉ đi có hai ngày thôi, - Stephen nói.
- Tôi biết, nhưng tôi rất yêu thích báo chí Anh, vì vậy, tôi phải kiếm đủ báo để đọc cho cả ngày mai.
Nghe Robin nói vậy, Jean- Pierre liền giơ tay lên theo kiểu người Pháp mỗi khi họ thất vọng.
Họ tói bàn kiểm tra hành lý ở cổng sô ba rồi lên chiếc máy bay 747 của Hãng Hàng không Anh bay tới sân bay quốc tế Logan.
- Trông cứ như một sân bóng! - Robin nói. Đây là lần đầu tiên anh đặt chân lên máy bay trực thang Jumboo.
- Nó chứa được 350 ngưòi đấy. Tương đương vói sức chứa của các câu lạc bộ Ang- lê của cậu,- Jean- Pierre đáp liền.
- Thôi, tắt ngay đi. - James nghiêm khắc nói mà không nhận thấy rằng cả anh lẫn Jean- Pierre đều rất hoang mang và đang cố gắng lấy lại bình tĩnh. Sau đó, khi máy bay bắt đầu cất cánh, cả James và Jean- Pierre đều giả vờ đọc báo, nhưng khi máy bay đạt tới độ cao 3.000 foot và chiếc đèn nhỏ màu trắng báo hiệu "Thắt dây an toàn" được tắt đi, thì họ lại thây căng thẳng.
Cả Đội lạnh lùng ăn bữa chiều với món thịt gà nguội và rượu vang đỏ Algiéria.
- Hy vọng là ông bô vợ của cậu sẽ thết đãi chúng ta một cái gì đó khá khẩm hơn. - Jean- Pierre lên tiếng trước tiên.
Sau bửa ăn, James cho phép mọi người xem phim, nhưng yêu cầu họ phải lần lượt từng người một tới trả lời các câu hỏi của anh, ngay khi bộ phim kết thúc. Robin và Jean- Pierre ngồi lùi lại đằng sau mười lăm hàng ghê để xem bộ phim "Cái vòi", còn Stephen quyết định ngồi tại chỗ để nghe James tra hỏi.
James trao cho Stephen một bản đánh máy bôn mươi câu hỏi về giá vàng thế giới và các biến động trên thị trường trong bốn tuần qua. Stephen hoàn tất các câu trả lời trong hai mươi phút. James không chút ngạc nhiên khi thấy tất cả các lời giải đều đúng: Stephen luôn luôn là trụ cột của cả nhóm. Chính những suy nghĩ lô- gíc của anh đã giúp họ chiến thắng Harvey Metcalfe.
Sau đó, cả Stephen và James đều lơ mơ gà gật mãi cho tới khi Robin và Jean- Pierre trở lại. James lại đưa cho họ mỗi người bốn mươi câu hỏi. Robin trả lời được 38 câu trong ba mươi phút, còn Jean- Pierre trả lời được 37 câu trong hai mươi bảy phút.
- Stephen trả lời được cả 40 câu. - James nói.
- Tât nhiên rồi, - Jean- Pierre đáp.
Còn Robin thì ngơ ngác như một con cừu.
- Trước ngày mùng hai tháng Chín, hai người cũng phải như vậy. Hiểu không?
Cả hai gật đầu.
- Cậu đã xem "Cái vòí chưa? - Robin hỏi Stephen.
- Chưa. Tôi ít xem phim lắm.
- Bọn chúng không thể gia nhập Đội của chúng mình. Một phi vụ lớn, dễ ợt vậy mà vẫn không thành công.
- Thôi ngủ đi, Robin.
Bữa ăn, bộ phim và các câu đố của James đã ngốn mất gần sáu tiếng dồng hồ nên trong những giờ bay cuối cùng này cả Đội gục đầu ngủ, mãi cho tới khi bị đánh thức bởi tiếng loa thông báo:
- Đây là đội trưởng đội bay. Chúng ta sắp tới sân bay quốc tế Logan, chúng ta bị chậm hai mươi phút so với lịch trình. Mười phút nữa, máy bay sẽ hạ cánh. Chúng tôi hy vọng các quỷ khách đều hài lòng và sẽ tiếp tục đến với Hãng Hàng không Anh.
Các thủ tục kéo dài hon thường lệ vì cả ba người đều mang theo quà cho đám cưới nhưng lại không muốn để James biết nội dung các món quà. Họ cũng đã nghĩ cách giải thích với nhân viên hải quan lý do tại sao mà ở mặt sau của một trong hai chiếc đồng hồ Piaget lại được khắc: "Trích từ lợi nhuận bất họp pháp của Prospecta Oiỉ - kế hoạch của ba người bạn".
Cuối cùng thì họ cũng thoát được các nhân viên hải quan và tìm thấy Anne đang đứng chờ
trên lối vào, cạnh chiếc Cadilac, để đưa họ về khách sạn.
- Bây giờ thì chúng tớ hiểu tại sao cậu lại cẩn quá nhiều thời gian như vậy: Cậu đã thực sự xao lãng. Xin chúc mừng, James, cậu được xá tội hoàn toàn. - Jean- Pierre nói. Và với phong cách của một người Pháp chính cống, anh vòng tay ôm lấy Anne. Robin tự giới thiệu mình rồi nhẹ nhàng hôn lên má nàng, còn Stephen bắt tay nàng một cách khá trịnh trọng. Sau đó, họ hối hả lên xe, Jean- Pierre ngồi bên cạnh Anne.
- Cô Summerton, - Stephen lắp bắp.
- Cứ gọi tôi là Anne.
- Chẳng hay là lễ tiếp khách sẽ được tổ chức ở khách sạn?
- Không, - Anne trả lời, - ở tại nhà cha mẹ tôi. Sau đám cưới sẽ có xe đưa các anh về đó. Nhiệm vụ của các anh chỉ là làm sao cho James có mặt tại nhà thờ trước 3 giờ 30 phút. Ngoài ra, các anh không phải lo lắng gì cả. James, cha mẹ anh đã tói đây từ hôm qua. Hiện đang ở cùng cha mẹ em. Họ cho rằng tối nay, anh không nên đến nhà xem. Các bà mẹ bao giờ cũng lo xa.
- Anh sẽ làm bất cứ việc gì em giao, em yêu ạ.
- Và nếu từ nay đến mai cậu có thay đổi ý định thì nhớ báo đê tôi thay thê, - Jean- Pierre nói. - Tôi luôn luôn sẵn sàng. Tôi không có may mắn được mang dòng máu quý tộc, nhưng bù lại, tôi là người Pháp.
Anne mỉm cười.
- Anh chậm chân mất rồi, Jean- Pierre. Hơn nửa, tôi lại không thích những người đàn ông có râu.
- Nhưng tôi chỉ... - Jean- Pierre lắp bắp.
Ba người liếc nhìn anh.
Tói khách sạn, họ bắt tay vào việc tháo dỡ hành lý, để mặc Anne và James với nhau.
- Họ có biết gì không anh?
- Chưa một mảy may, - James trả lòi. - Ngày mai, họ sẽ được tận mắt chứng kiến điều ngạc nhiên nhất trong đời.
- Kế hoạch của anh ra sao?
- Cứ chờ đã.
- Được rồi. Em cũng có kế hoạch riêng. Khi nào thì kế hoạch của anh bắt đầu?
- 13 tháng Chín.
- Thế thì thua em rồi. Em sẽ bắt đầu ngay ngày mai.
- Cái gì, em muôn nói là...
- Đừng lo nghĩ gì cả. Anh chỉ cần tập trung vào việc... cưới em thôi.
- Chúng ta đi đâu bây giờ hả em?
- Không, cái anh này. Anh không thể chờ tới ngày mai hay sao?
- Anh yêu em quá.
- Đi lên giường à? Anh thật là ngốc nghếch. Em cũng rất yêu anh, nhưng em phải về nhà, em phải chuẩn bị rất nhiều thứ.
James đón thang máy lên tầng bảy, rồi cùng đi uống cà phê vói bạn bè.
- Có ai choi xì- lát không?
- Nhưng không phải với một tên cướp biển. - Robin nói. - Cậu đã từng là đệ tử của một tên đại bịp mà.
Cả bọn đang ở trong tâm trạng rất hưng phấn, và mong chờ đám cưới. Mặc dù đã rất muộn, nhưng họ vẫn không muốn chia tay. Mãi tới hơn nửa đêm, họ mới trở về phòng riêng. Nhưng cả ngay lúc đó, James vẫn không thể ngủ ngay vì mải trăn trở với một câu hỏi:
- Không biết cô ây định làm gì?
Chương 20
Cũng như mọi miền khác trên đất Mỹ, tiết trời tháng Tám tạo cho Boston một dáng vẻ rất đáng yêu, khiến lòng người phấn khích. Sáng nay cả nhóm cùng ăn điểm tâm tại phòng của James.
- Tôi không nghĩ là cậu ta đáng được ưu đãi như vây, - Jean- Pierre nói. - Cậu là đội trưởng, Stephen. Cậu nghĩ thế nào nếu tôi xung phong thay thế cậu ấy.
- Cậu sẽ phải trả 250.00 đôla.
- Đồng ý.
- Nhưng cậu lại không có 250.000 đôla... Cậu chỉ có 187.474,69 đôla, một phần tư số tiền chúng ta thu hồi của Harvey. Vì thế, quyết định của tôi là James phải làm chú rể.
- Đó chỉ là một trò bịp bợm của Anglo- Saxon thôi. Khi nào James hoàn thành sứ mạng của mình, và chúng ta có đủ tiền, tôi sẽ tiến hành một loạt các cuộc đàm phán.
Bữa sáng chỉ có bánh mỳ nướng và cà phê, nhưng lại mất khá nhiều thời gian bởi họ vừa ăn vừa nói chuyện và cười đùa. Với vẻ hối tiếc, Stephen nhắc nhở mọi người rằng nếu kế hoạch của James thành công tốt đẹp, họ sẽ rất ít có cơ hội gặp lại nhau. Giá Harvey Metcalfe có một đội quân thế này bên mình thay vì chống lại gã, thì chắc chắn gã là người giàu nhất thế giới.
- Cậu ngủ mơ à, Stephen?
- Ôi, tôi xin lỗi. Tôi quên mất là Anne đã giao trách nhiệm cho tôi.
- Nào, chúng ta lên đường, - Jean- Pierre nói. - Lúc nào thì phải báo cáo đây, thưa giáo sư?
- Một tiếng nữa. Jean- Pierre, cậu đi mua ngay bốn bông cẩm chướng, ba bông hồng đỏ và một bông trắng. Robin, gọi taxi, còn tôi lãnh phần chăm sóc James.
Robin va Jean- Pierre đi ra. Vừa đi, họ vừa hát vang bài Marseillaise với hai chất giọng khác nhau hoàn toàn nhưng đều hừng hực khí phách. James và Stephen lặng lẽ nhìn theo bước chân của họ.
- James, cậu cảm thấy thế nào?
- Rất tuyệt. Tôi chỉ lấy làm tiếc là đã không hoàn thành phần việc của mình trước ngày hôm nay.
- Ô, có sao đâu. Ngày 13 tháng Chín đâu có muộn màng gì. Vả lại, một kỳ nghỉ cũng chẳng thể gây thiệt hại cho chúng ta.
- Cậu biết không, Stephen? Chúng tớ sẽ chẳng thể làm được cái gì nếu không có cậu. Chúng tớ sẽ bị phá sản, và tớ thì thậm chí sẽ chẳng gặp được Anne. Chúng tớ mang ơn cậu rất nhiều.
Stephen nhìn chăm chăm qua ô cửa sổ như bị thôi miên. Anh không biết nói gì vói James.
- Ba đỏ và một trắng, - Jean- Pierre nói, - theo như chỉ thị, và tôi cho rằng bông trắng này là dành cho tôi.
- Đính nó cho James đi. Nhưng không phải vào tai đâu đấy.
- Cậu trông cũng sáng giá đấy, nhưng tôi vẫn chịu, không thể hiểu cô ta mê cái gì ở cậu.- Jean- Pierre vừa nói vừa đính bông cẩm chướng màu trắng vào cái khuyết trên ve áo của James.
Cả bốn người đều đã sẵn sàng, tuy vậy, còn nửa tiếng nữa taxi mới tới nên họ lại ngồi tán gẫu. Jean- Pierre mở một chai champagne mới. Họ cùng nâng cốc chúc mừng sức khoẻ của James, và của cả nhóm. Rồi họ lại chúc mừng Nữ hoàng, Tổng thống Mỹ, và cuối cùng là Tổng thống Pháp. Rượu cạn cũng là lúc Stephen yêu cầu mọi người lên đường.
- Phải giữ nụ cười thường trực, hiểu không? Chúng tớ luôn ở bên cậu, James.
Nói rồi họ ấn James vào khoang sau của xe.
Mười phút sau, xe taxi dừng bánh bên ngoài nhà thờTrinity, trên Quảng trường Copley. Người tài xế thực sự thấy nhẹ nhõm vì đã tống khứ được được bốn con người ồn ào này.
- 3 giờ 15 phút. Anne sẽ rất hài lòng với tôi. - Stephen nói.
Anh dẫn James vào nhà thờ, tói hàng ghê dài đầu tiên bên tay phải. Trong khi Jean- Pierre đang dán mắt vào các cô gái xinh đẹp thì Robin giúp trải một tấm thảm. Một nghìn vị khách ăn mặc trịnh trọng đang chờ chú rể.
Đúng vào lúc Jean- Pierre hối thúc Stephen và Robin tìm chỗ ngồi thì chiếc Rolls Royce đỗ lại trước cổng nhà thờ. Cả ba người liền đứng sững lại như bị đóng đinh xuống bậc tam cấp vi bị cuốn hút hoàn toàn bởi vẻ đẹp lộng lẫy của Anne trong chiếc áo cưới Balenciaga. Sau lưng Anne, cha cồ đang bước ra khỏi xe. Anne nắm lấy cánh tay ông, và cả hai cùng tiến về phía bậc tam cấp.
Một lần nữa, ba người bạn lại đờ ra, như thể những con cừu đang bị trăn cuốn.
- Thằng con hoang.
- Ai đã lừa gạt ai đây?
- Hẳn là cô ta đã biết từ lâu rồi.
Khi đi ngang qua mặt họ, Harvey lướt nhìn cả ba người nhưng không có vẻ gì là nhận ra cả.
- ơn Chúa, - Stephen nghĩ, - hắn không nhận ra một ai trong sô chúng ta.
Cả bọn tìm chỗ ngồi ở dãy ghế sau, xa hẳn đám giáo dân đông đúc. Khi Anne dừng lại trước bàn thờ thì người kéo organ cũng ngừng choi nhạc.
- Harvey không thể biết cái gi hết, - Stephen nói nhỏ.
- Tại sao cậu biết? - Jean- Pierre thắc mắc.
- Bởi vì không đời nào James dám để chúng ta tới đây, trừ khi bản thân cậu ấy đã trót lọt trong lần sát hạch cách đây vài hôm.
- ừ, đúng vậy, - Robin thì thầm.
"Ta yêu cầu cả hai con hãy trả lời trung thực. Đây là ngày trọng đại nhất, khi mà các điều bí mật của trái tim đều được mở ra..."
- Tôi chỉ cần đôi điều bí mật thôi, - Jean Pierre nói. - Điều thứ nhất, cô ta biết sự thật từ bao giờ?
"James Clarence Spencer, con có đồng ý lấy người đàn bà này làm vợ, và sống chung thủy với nàng không? Con có yêu nàng, an ủi nàng và gìn giữ nàng cả lúc bệnh tật củng như khi khoẻ mạnh không?
"Con đồng ý.
"Rosalie Arlene, con có đồng ý lấy người đàn ông này làm chồng, và sống..."
- Tôi nghĩ, - Stephen nói, - chúng ta có thể tin tưởng cô ấy là một thành viên vững vàng của Đội, nếu không, làm sao chúng ta thành công được ở Monte Carlo và Oakley?
"...cũng như khi khoẻ mạnh không?
"Con đồng ý.
"Ai chấp nhận cho người đàn bà này lấy ngưòi đàn ông này?"
Harvey hối hả tiến lên, cầm bàn tay Anne, đưa cho đức cha.
"Tôi là James Clarence Spencer, nguyên mãi mải chung thuỷ vói Rosalie Arlene...
- Hon thế nữa, làm sao mà hắn nhận ra chúng ta cho được, một khi hắn mới chỉ gặp mỗi chúng ta có một lần, lại với một hình hài hoàn toàn khác, - Stephen tiếp tục.
"Tôi, Rosalie Arlene, xin nguyện lấy James Clarence Spencer làm chồng..."
- Nhưng nếu chúng ta cứ diễu đi diễu lại mãi thì hắn sẽ nhận ra. - Robin nói.
- Không! - Stephen nói. - Không cần thiết phải hoảng sợ. Bí quyết của chúng ta là đánh gục hắn khi hắn không ở trên đất của mình.
- Nhưng bây giờ thì hắn đang ở trên đất của hắn, - Jean- Pierre nói.
- Không, không đâu. Đây là đám cưới của con gái hắn, và điều này hoàn toàn xa lạ đối với hắn. Tất nhiên chúng ta nên tránh mặt hắn trong buổi lễ tiếp khách, nhưng không nên tỏ ra quá sợ hãi.
- Cậu phải cầm tay tôi, - Robin nói.
- Để tôi, - Jean- Pierre xung phong.
- Nhớ phải tỏ ra thật tự nhiên.
"...và vì vậy, tôi xin cưói..."
Anne tỏ ra e thẹn và dè dặt, giọng nói của cô chỉ văng vẳng tói chỗ ba người. Giọng nói của James, ngược lại, rất rõ ràng, dõng dạc:
'Anh xm tặng em chiếc nhẩn cưới này, sự tôn thờ này và tất cả những gì anh có..."
- Có cả phần của chúng tôi nữa đấy! - Jean Pierre nói.
"Thay mặt Cha, Con và Thánh thần. A- men."
- Chúng ta hãy cầu nguyện, - cha xứ trang nghiêm cất giọng.
- Tỏi biêt là tôi sẽ cầu nguyện cối gì, - Robin nói. - Cầu sao cho chúng ta không roi vào tay kẻ thù và tránh xa những kẻ đáng ghét.
"Tạ ơn Chúa, Đáng sáng tạo và Đàng cứu rỗi của muôn loài..."
- Chúng ta đang đèn gần chỗ kết thúc, - Stephen nói.
- Phỉ phui cái mồm cậu, - Robin không đồng ý.
- Im lặng, - Jean- Pierre nói. - Tôi đồng ý vói Stephen. Chúng ta đã quá hiểu Metcalfe rồi. Cứ yên tâm.
"Những con người đả được Chúa tác họp sè không bao giờ phải chia lìa."
Jean- Pierre tiếp tục lẩm nhấm một mình, nhưng trông anh không hề giống người cầu nguyện một chút nào.
Ảm điệu bài hát "Đám cướỉ' của Handel đã đưa tất cả mọi người trở về thực tại. Buổi lê kết thúc, ông bà Brigsley bước dọc theo lôi đi của nhà thờ dưói sự quan sát của hai nghìn con mắt vui tươi. Stephen tỏ ra vui sướng, Jean- Pierre có vẻ ganh ty, còn Robin thì hoang mang. Khi đi ngang qua họ, James mỉm cười rạng rỡ.
Sau mười phút chụp ảnh trên các bậc tam cấp nhà thờ, chiếc Rolls- Royce đưa cặp vợ chồng mói cưới về biệt thụ' cùa Metcalfe ỏ' Lincoln. Harvey và bà Louth ngồi ỏ' chiêc xe thứ hai. Bá tước cùng mẹ của Anne ngồi trong xe thứ ba. Khoảng hai mưoi phút sầu, Stephen, Robin và Jean- Pierre nhập vào dòng xe. Ngồi trong xe họ tiếp tục bàn cãi về kế hoạch vuôt râu hùm của Đội.
Biệt thự của Metcalíe thật tráng lệ với khu vườn mang sắc thái phương Đông bỏi những thảm hoa hồng và hoa phong lan quý hiêm.
- Tôi chưa bao giờ thấy một biệt thự nguy nga như thế này, - Jean- Pierre nói.
- Tôi cũng vậy, - Robin phụ hoạ, - nhưng được chiêm ngưỡng nó tôi cũng chăng thấy mình hạnh phúc hơn.
- Thôi, hãy vào việc đi. - Stephen nói. - .Tôi đê nghị cả Đội hãy tận dụng lúc khách khứa còn chưa yên vị. Tôi sẽ đi đầu tiên. Robin, cậu sẽ là người thứ hai, sau tôi hai mươi ngưòi. Còn Jean- Pierre, cậu sẽ là người thứ ba, sau Robin hai mươi người. Cứ đi một cách thật tự nhiên. Chúng ta là những người bạn của James từ Anh tói kia mà. Khi đã lọt được vào vị trí của mình rồi, các cậu hãy lắng nghe họ chuyện trò. Cố tìm xem ai là bạn bè của Harvey để vọt lên đứng trước họ. Khi bắt tay các cậu, Harvey sẽ lướt nhanh mắt qua người tiếp theo. Và sẽ không nhận ra chúng ta, vì còn muốn thăm hỏi bạn bè mình. Đó chính là cách thoát thân của ta.
- Tuyệt vời, thưa giáo sư, - Jean- Pierre nói.
Dòng ngưòi xếp hàng dài tưởng chừng không có điểm cuối. Một nghìn người bước đi chậm chạp qua những bàn tay đang chìa ra của ông bà Metcalfe, bá tước và bà quả phụ Louth cùng Anne và James. Mãi rồi cũng tới lượt Stepnen, và anh đã dê dàng trót lọt mà không bị một. chút tình nghi.
- Rất vui mừng vì anh đã tới, - Anne nói.
Stephen không đáp lòi.
- Chào cậu, Stephen.
- Khá khen cho kế hoạch của cậu, James.
Stephen đi vào hội trường chính, giấu mình sau một cái cột ở phía bên kia hội trường, xa hẳn nơi đặt bánh cưới nhiều tầng ở giữa phòng.
Sau đó, tới lượt Robin. Anh tránh không nhìn vào mắt Harvey.
- Thật may mắn vì anh đã tới được với bọn em. - Anne nói.
Robin cô hết sức mình lầm bầm một câu gì đó mà không ai có thể nghe rõ.
- Hy vọng là cậu sẽ hài lòng, Robin.
Rõ ràng là James đang trải qua những giây phút hạnh phúc nhất đời. Sau khi đã bị Anne chơi một vố, hôm nay anh rất hứng thú chứng kiến cảnh các bạn lúng túng.
- Cậu quả là một thằng con hoang, James.
- Đừng có nói quá to như vậy, ông bạn già. Cha mẹ tôi có thể nghe thấy đấy.
Robin bước vào hội trường, sau một hồi tìm kiếm, anh mới thấy Stephen.
- O.K chứ?
- Chắc thế, nhưng tôi không muôn gặp lại cái bản mặt hắn một chút nào. Mấy giờ thì có chuyến bay về nhỉ?
- 8 giờ tối. Nhưng cậu đừng có hoảng lên như thế. Hãy chờ Jean- Pierre xem sao.
- Thật may là cậu ta lại để râu, - Robin nói.
Jean- Pierre đang bắt tay Harvey, nhung anh thây gã lại mải nhìn người khách đứng sau lưng anh. Vói một chút tranh chấp anh đá kiếm được chỗ đứng ngay trước mặt một chủ ngân hàng ở Boston. Ong này có vẻ là bạn rất thán của Harvey.
- Rất mừng được gặp ngài, Marvin.
Jean- Pierre thoát nạn. Anh hôn Anne lên cả hai má, và thì thầm vào tai nàng: "Lạy Chúa, cô rất họp với James", rồi bỏ đi tìm Stephen và Robin. Nhưng khi gặp mặt cô phù dâu thì anh quên hẳn những gì anh đang định làm.
- Anh thấy đám cưói thế nào? - Cô ta hỏi.
- Rât vui. Tôi luôn luôn đánh giá các đám cưới thông qua cô dâu phụ, chứ không phải dâu chính.
Nghe vậy, mặt cô nàng bừng lên hạnh phúc.
- Đây quả là một dịp hiếm có, - cô nàng tiếp tục.
- Ừ, đúng vậy, và anh biết nó thuộc về ai. - Jean- Pierre nói rồi vòng tay quanh eo lưng cô nàng.
Ngay lập tức, bốn bàn tay chộp lấy Jean- Pierre, và không chút nhân nhưọng, chúng đẩy mạnh anh về sau một chiếc cột.
- Lạy Chúa, Jean- Pierre. Cô ta chưa quá mười bảy tuổi. Chung tôi không muốn phải ngồi tù vì tội cưỡng dâm ngưòi ở tuổi vị thành Iiiên, hoặc ăn trộm. Hãy uống đi và cư xử cho phải đạo. - Robin nói và tống một cốc champagne vào tay Jean- Pierre.
Rượu champagne được rót ra liên tục, ngay cả Stephen cũng uống khá nhiều. Ba người đàn ông bám lấy chiếc cột như thể bám vào một tấm lá chắn. May thay, vị chủ hôn lên tiếng yêu cầu tất cả mọi người im lặng.
- Kính thưa các quý ông, quý bà, xin các vị hãy dành đôi phút cho Tử tước Brigsley, chú rể của cuộc vui này.
Bài nói của James gây ấn tượng mạnh mẽ vói mọi khách khứa tham dự. Chât nghệ sĩ trong con người anh đã lên tiêng và anh không ngờ nó lại đưọ'c người Mỹ hâm mộ. Ngay cả cha anh cũng ngắm nhìn gương mặt đứa con trai vói vẻ thán phục. Người chủ hôn giới thiệu Harvey. Gã đứng lên, hùng hồn phát biểu thật lâu, thật dài. Gã kể cho mọi ngưòì nghe câu chuyện vui vẻ về đám cưói suýt có giữa con gái và Thái tử Charles. Mặc dù câu chuyện chẳng hay hớn gì nhưng khách khứa đều cười nghiêng ngả. Họ vân thường tỏ bày cách phản ứng này ở các đám cưới, ở mọi đám cưới. Harvey kết thúc bằng cách nâng cốc mừng cô dâu chú rể.
Khi những tiếng vỗ tay lắng dần và tiếng trò chuyện ồn ào nổi lên, Harvey rút từ túi áo ra chiếc phong bì rồi hôn lên má con gái, nói:
- Rosalie, đây là món quà nhỏ cha dành cho con, cũng là để cám ơn con đã giữ lại cho cha bức tranh Van Gogh. Cha tin là con sẽ biết sử dụng nó.
Harvey trao cho Anne tâm phong bì màu trắng, trong là tấm séc 250.000 đôla. Với tình cảm quý mến chân thực, Anne hôn lên má cha.
- Cám ơn, cha yêu quý. Con xin hứa là con và James sẽ sử dụng nó thật hữu ích.
Anne vội vã đi tìm James và thấy anh đang bị bao vây bởi một đám các quý bà người Mỹ.- Ông có họ với Nữ hoàng à?
- Đây là lần đầu tiên tôi được gặp một nhà quý tộc bằng xương bằng thịt đấy!
- Hy vọng là sẽ có một ngày nào đó, ông mời chúng tôi đến thăm lâu đài của mình...
- Thực ra, thưa các quý cô, quý bà, trên đường King's Road không có một lâu đài nào. - James nói và thấy nhẹ cả người vì được Anne giải thoát.
- Anh yêu, em xin lỗi, anh có thể dành cho em một phút được không?
James cáo lui rồi bước theo Anne.
- Xem này, - nàng nói, - nhanh lên.
James cầm tấm séc.
- Lạy Chúa, 250.000 đôla.
- Anh biết là em sẽ làm gì với nó, phải không nào?
- Đúng thế, em yêu.
Anne chạy đi tìm Stephen, Robin và Jean- Pierre, việc này chẳng dễ dàng chút nào, bởi họ vẫn đang giấu mình sau chiếc cột ở góc xa nhất.
- Anh có thể cho em mượn chiếc bút được không, Stephen?
Cả ba cùng nhanh nhảu đưa bút cho cô.
Anne rút từ giữa bó hoa cô dâu ra một tấm séc, viết vào một sau của nó: "Rosaỉie Brigsley - trả cho Stephen Bradley"rồi đưa nó cho Stephen.
- Của cô à. Tôi không tin.
Ba người nhìn chằm chằm vào tấm séc. Trong khi họ chưa còn kịp nói lời nào thì Anne đã bỏ đi.
- James đã cưới một cô gái thật kỳ quặc, - Jean- Pierre lên tiếng.
- Lại say rồi, con cóc này, - Robin nói.
- Ngài dám nói vậy sao, dám bảo một ngưòi Pháp say rượu champagne. Tôi yêu cầu quyết đấu. Chọn vũ khí đi.
- Nút chai rượu champagne.
- Im nào, - Stephen nói.
- Thế nào, giáo sư, tình trạng tài chính ra sao rồi?
- Tôi đang tính đây.
- Cái gì? - Cả Robin và Jean- Pierre cùng đồng thanh.
- Hắn vẫn còn nợ chúng ta 101 đôla 24 xu.
- Thật nhục nhã, - Jean- Pierre nói.
Anne và James đi thay quần áo, còn Stephen, Robin và Jean- Pierre vẫn tiếp tục uống cham- pagne. Ngài chủ hôn thông báo với khách khứa mưoi lăm phút nữa, cô dâu chú rể sẽ lên đường. Ong ta yêu cầu mọi người tập trung trong phòng chính và ngoài sân.
- Nào, chúng ta cũng phải tiễn họ chứ, - Stephen nói. Rượu champagne đả làm cho họ can đảm hon, tự tin hon, nên họ tiến đến bên cạnh ôtô.
Stephen nghe thấy Harvey nói, "Mẹ kiếp, chẳng lẽ tôi phải lo toan hết thảy mọi thứ hay sao? " Anh thấy gã nhìn một vòng quanh đám khách, rồi dừng lại ở bộ ba họ. Hai chân như muốn khuỵu xuống khi gã chỉ tay vào anh.
- Này, cậu là người gác cửa, phải không?
- Vâng, thưa ngài.
- Rosalie sắp sửa lên đường, thế mà lại không có hoa cho nó. Chỉ có Chúa mới biết bọn họ đã làm gì, nhưng đúng là không có một bông hoa nào cả. Hãy lấy một chiếc xe. Cửa hàng hoa ở ngay đầu đường. Nhanh lên.
- Vâng, thưa ngài.
- À này, hình như tôi đã gặp cậu ở đâu rồi thì phải?
- Thưa ngài, không. Tôi sẽ mang hoa về.
Stephen quay đầu và bỏ đi thật nhanh. Robin và Jean- Pierre chứng kiến toàn bộ sự việc, hoảng hồn vì cho rằng Harvey đã biết chân tướng của họ, nên vội chạy theo Stephen. Khi đã ra tới đằng sau nhà, Stephen dừng lại, quan sát luống hoa hồng đẹp nhất. Robin và Jean- Pierre lao vụt qua anh, rồi mói dừng lại, xoay mình loạng choạng đi về phía anh.
- Cậu làm cái quái gì thế? Hái hoa cho đám ma của mình à?
- Metcalie muốn có hoa. Ai đó đã quên mua hoa cho Anne, và tôi chỉ có dăm phút thôi, hãy hái đi.
- Chúa ơi, các cậu không nhìn thấy gì sao?
Robin và Stephen ngẩng đầu lên. Jean- Pierre đang nhìn chằm chằm về phía nhà kính.
Tay ôm cứng những đoá phong lan, Stephen nhanh nhảu lao ra sân trước. Theo sau anh là Robin và Jean- Pierre. Anh vừa đưa hoa cho Harvey thì Jaraes và Anne xuất hiện.
- Tuyệt vời quá. Đúng loại hoa tôi yêu thích. Bao nhiêu tiền?
- 100 đôla, - Stephen đáp không cần suy nghĩ.
Harvey chìa ra hai tờ 50. Stephen cầm lấy rồi quay lại cùng Robin và Jean- Pierre.
James và Anne vượt qua đám đông. Không một người đàn ông nào có mặt rời mắt khỏi cô.
- Ôi, cha, hoa phong lan, đẹp quá. - Anne hôn Harvey. - Ngày hôm nay quả là ngàv đẹp nhất đời con. Tất cả đều là nhờ có cha...
Chiếc Rolls- Royce chầm chậm rời khỏi đám đông, đi về phía sân bay, nơi James và Anne sẽ đáp máy bay đi San Francisco. Điểm dừng đầu tiên của họ là Hawaii. KHi chiếc xe chạy lướt qua ngôi nhà của mình, Anne hết nhìn chằm chằm vào cái nhà kính trống không, lại nhìn vào bó hoa nơi tay nàng. James không hề nhận thấy điều này. Anh đang mải nghĩ tới chuyện khác.
- Em có nghĩ là họ sẽ tha thứ cho anh không? - James hỏi.
- Chắc chắn rồi, anh yêu. Nhưng hãy cho em biết bí mật của anh. Thực sự, anh đã có kế hoạch nào chưa?
- Anh biết là em sẽ hỏi điều này, sự thật là...
Chiếc xe hơi chạy bon bon trên đường cao tốc, chỉ người lái Xe mới nghe được câu trả lời của anh.
Stephen, Robin và Jean- Pierre đứng nhìn các vị khách ra về, hầu hết bọn họ đều đến chào từ biệt gia đình Metcalfe.
- Đừng liều lĩnh như vậy, - Robin nói.
- Ừ, - Stephen đồng ý.
- Mòi ông ấy dùng cơm tối với chúng ta nhé. - Jean- Pierre nói.
Hai người kia liền tóm cổ anh chàng, quẳng vào taxi.
- Cậu có cái gi giấu trong áo khoác thê, Jean- Pierre?
- Hai chai Krugdix- newf, 1964. Sẽ chẳng hay ho gì nếu chúng ta bỏ chúng bơ vơ ở đó. Chúng sẽ cô đơn lắm.
Stephen bảo lái xe đưa họ về khách sạn.
- Thật là một đám cưới có một không hai. Các cậu có tin là James đã từng vạch ra một kế hoạch không? - Robin hỏi.
- Tôi không biết, nhưng nếu có, cậu ta chỉ phải đòi 1 đôla 24 xu nửa thôi.
- Lẽ ra chúng ta nên tính cả tiền thắng cược con Rosalie tại Ascot. - Jean- Pierre pha trò.
Sau khi đã đóng gói hành lý và trả phòng, họ đón một chiếc taxi khác tới sân bay quốc tế Logan. Với sự giúp đỡ tận tình của các nhân viên hãng Hàng không Anh, họ đã lên được máy bay.
- Chó thật, - Stephen nói. - Giá mà chúng ta đừng để lại 1 đôla 24 xu.
Chương 21
Trên máy bay, họ cùng uống ruợu champagne mà Jean- Pierre vừa thủ được tại đám cưới. Ngay cả Stephen cũng cảm thấy hài lòng. Tuy vậy, thi thoảng anh cũng nhắc lại đề tài 1 đôla 24 xu.
- Theo cậu chai rượu champagne này giá bao nhiêu? - Jean- Pierre trêu chọc.
- Không phải thế. Vấn đề là không hơn một xu, không kém một xu.
Jean- Pierre rút ra kết luận là anh không bao giờ có thể hiểu được giới trí thức.
- Đừng lo, Stephen. Tôi tin là kế hoạch của James sẽ mang về 1 đôla 24 xu.
Lẽ ra thì Stephen phá lên cười, nhưng anh lại cảm thấy nhức đầu.
Tới. sân bay Heathrow, họ không gặp khó khăn gì với nhân viên Hải quan bởi họ không mang theo hàng hoá gì. Robin đi thẳng tới quầy báo W.H.Smiths, mua hai tờ The Times va Eve- ning Standard. Trong khi đó, Jean- Pierre mặc cả với tài xế về một chuyến taxi vào trung tâm London.
- Chúng tôi không phải lả những tay người Mỹ ngu ngốc, chết tiệt không biết gì về giá cả hay đường sá ở đây để ông cắt cổ đâu.
Trong khi cho xe quay ra đường cao tốc, người lái xe càu nhàu một mình, hôm nay quả là một ngày chết tiệt.
Robin sung sướng ngồi đọc báo. Anh là một trong số rất ít ngưòi có khả năng đọc trong khi xe chạy. Còn Stephen và Jean- Pierre thì tiêu khiển bằng cách ngắm nhìn xe cộ qua lại.
- Mẹ kiếp...
Stephen và Jean- Pierre cùng giật mình. Hầu như chưa bao giờ họ thấy Robin chửi thề. Đây quả là một trường hợp đặc biệt.
Công ty dầu lửa Bp thông báo về một phát hiện mới nhất ở vùng Biển Bắc cho phép Công ty sản xuất 200.000 thùng dầu một ngày. Ngài Eric Drake, chủ tịch Công ty, cho rằng phát hiện này là một kết quả lớn. Bãi khoan này của Công ty dầu lửa Bp chỉ cách bãi khoan vốn vẫn được coi là không thể khai thác của Công ty Prospecta Oil một dặm. Những lời đồn đại về Bp đã làm cho giá cổ phiếu Prospecta Oil tăng lên tới 12,25 đôla.
- Trời, - Jean- Pierre nói. - Chúng ta làm gì bây giờ?
- Ô, - stephen nói, - tôi nghĩ chúng ta nên vạch ra một kế hoạch đưa tất cả trở về vị trí ban đầu.
Hết.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro