khoa hoc
Hành trình của sao Băng
Ban đêm, trên bầu trời thỉnh thoảng lại loé sáng tiếp đó một vật sáng trắng hình thành cánh cung rạch ngang bầu trời và biến đi rất nhanh. Những người chứng kiến thốt lên: "Sao Băng".
Truyền thuyết của Trung Quốc và một số nước châu Á đều thêu dệt nhiều câu chuyện ly kỳ về những ngôi sao băng. Trong đó, truyền thuyết phổ biến nhất cho rằng: mỗi người sống trên Trái đất tương ứng với một vì sao trên trời. Khi người nào chết, vì sao tương ứng với người đó sẽ rơi xuống đất.
Cách đặt vấn đề như vậy rõ ràng là không có cơ sở khoa học. Theo thống kê, trên Trái đất hiện có hơn 5 tỷ người đang sống, trong khi đó tổng số các vì sao trên trời kể cả những vì sao mắt thường không thấy được là hơn 100 tỷ. Hơn nữa, nếu nói sao băng là sao rơi xuống đất cũng không đúng. Các vì sao dày đặc trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy, trừ mấy hành tinh anh em gần Trái đất, còn lại đều là những thiên thể khổng lồ tương đương với Mặt trời. Vì chúng cách Trái đất quá xa, rất ít khả năng va chạm với Trái đất. Bởi vậy trong lịch sử của loài người chưa bao giờ xảy ra hiện tượng các vì sao "rơi xuống" Trái đất.
Vậy "sao Băng" là gì?
Giải thích một cách khoa học thì, sao Băng là hiện tượng một loại vật chất của vũ trụ bay vào tầng khí quyển của Trái đất, bị cọ xát và phát sáng.
Vốn là trong không gian vũ trụ ở gần Trái đất, ngoài các hành tinh ra còn có các loại vật chất vũ trụ khác nữa, cũng giống như ở những đại dương ngoài các loài cá, tôm, nghêu sò còn có các loài sinh vật nhỏ khác. Trong số các vật chất vũ trụ đó, có loại nhỏ như hạt bụi, có loại lớn như trái núi, chúng vận hành theo tốc độ và quỹ đạo riêng. Bản thân chúng không tự phát sáng. Đôi khi chúng bay thẳng về phía Trái đất với tốc độ rất nhanh, từ 10 km tới 70 - 80 km/giây, nhanh gấp nhiều lần máy bay nhanh nhất hiện nay.
Nhưng khi bay vào khí quyển Trái đất với tốc độ nhanh như vậy, chúng cọ xát với các phần tử của khí quyển khiến không khí bị đốt nóng tới mấy nghìn độ, thậm chí mấy vạn độ, bản thân của vật chất vũ trụ cũng bị đốt cháy và phát sáng. Nhưng chúng không cháy hết ngay mà cháy dần dần theo quá trình chuyển động, tạo thành vật chất sáng hình vòng cung mà ta nhìn thấy.
Có trường hợp vật chất vũ trụ quá lớn không kịp cháy hết và rơi xuống Trái đất, người ta gọi chúng là các Thiên thạch. Do mật độ khí quyển dày đặc nên rất ít khi có thiên thạch rơi xuống mặt đất, mà thường cháy kiệt trên đường đi. Cấu tạo của thiên thạch chủ yếu gồm sắt, niken, hoặc toàn là đá. Có người cho rằng chúng có chứa những nguyên tố mà Trái đất không có.
Có những sao băng chỉ là các vị khách qua đường. Chúng sượt ngang bầu khí quyển của Trái đất với tốc độ cực lớn rồi lại tiếp tục hành trình vào vũ trụ xa xăm.
Tại sao lại có mưa sao Băng?
Vào ban đêm, thường có thể nhìn thấy sao Băng trong bầu trời loé sáng lên, thể sao Băng gây ra những hiện tượng này phần lớn đều chỉ bằng những chiếc kim nhọn. Khi thể sao Băng va chạm, cọ sát, đốt cháy rồi phát sáng với tầng khí quyển thì nó trở thành tàn tro. Nếu thể sao Băng tương đối lớn thì khi chưa bị đốt cháy hết, phần còn lại sẽ rơi xuống mặt đất và trở thành sao băng. Mỗi lần sao Băng rơi xuống tương đối nhiều thì được gọi là mưa sao Băng.
Ngày 8 tháng 3 năm 1976, trận mưa sao Băng hiếm có trên thế giới đã rơi xuống tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.
Khoảng 3 giờ chiều hôm đó, một ngôi sao Băng nặng vài tấn khi đang bay với tốc dộ cao trên không thuộc khu vực thành phố Cát Lâm đã bị đốt cháy và phát sáng do va chạm với tầng khí quyển dày đặc, hình thành một quả cầu lửa lớn chói mắt. Quả cầu lửa nhanh chóng phân chia thành một quả lớn và hai quả nhỏ rồi phóng thẳng từ Đông sang Tây và vang lên tiếng nổ như sấm, sau đó có tiếng phản hồi lại, tiếng sấm không ngừng, các ngôi sao Băng lớn nhỏ lần lượt rơi xuống giống như những hạt mưa rơi xuống ngoại ô phía Bắc thành phố Cát Lâm và các huyện Vĩnh Cát, Giao Hà, trở thành trận mưa sao Băng hiếm thấy trên thế giới ở tỉnh Cát Lâm.
Trận mưa sao Bằn ở Cát Lâm là trận mưa hiếm thấy trên thế giới được phân bố rộng nhất, số lượng nhiều nhất.
Khu vực "mưa" kéo dài tới 70.000 mét từ hướng Đông Tây và rộng hơn 8.000 mét theo hướng Nam Bắc, diện tích đạt tới 500.000 m2
Trong vài ngày ngắn ngủi, các nhân viên chuyên nghiên cứu hiện tượng này đã thu thập được hơn 100 mảng sao Băng nặng hơn 500 gram và vô số các mảnh vỡ nhỏ bé khác.
Tổng trọng lượng sao Băng rơi xuống lần này vào khoảng hơn 2600 kg. Trong đó "Sao Băng số 1" là ngôi sao Băng đá lớn nhất thu nhặt được trong lịch sử thế giới, nó nặng 1770 kg. Ngôi sao Băng đá này rơi trong phạm vi thôn Hoa Bì Xưởng, huyện Vĩnh Cát.
Sao chổi là gì?
Trên bầu trời đêm đen thẫm đột nhiên vút ngang một vị khách lạ hiếm hoi, chói sáng và có hình dạng kỳ dị: đầu nhọn, đuôi to trông giống như một chiếc chổi quét nhà bình thường. Người ta quen gọi đó là sao chổi.
Thật ra mà nói, các sao chổi không thể gọi là những vì sao vì thực tế nó chỉ là một khối lớn khí lạnh trong đó chứa đầy các mảnh vụn và bụi vũ trụ.
Những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra trong sao chổi còn có các nguyên tử oxy, natri; các nhóm phân tử cacbonic, xyanogen (CN)2, amoniac (NH3), các hợp chất nitril, xyanua, v.v...; các ion (...........) ... Nhưng chúng ta không thể không coi sao chổi cũng là một loại thiên thể.
Khách "quen" hay chỉ là "qua đường"
Phần lớn các sao chổi đều quay quanh Mặt trời theo các quỹ đạo hình elip dẹt, người ta gọi chúng là loại sao chổi chu kỳ. Cứ cách một thời gian nhất định chúng lại vận hành tới quỹ đạo tương đối gần Mặt trời và Trái đất nên chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy chúng.
Chu kỳ quay quanh Mặt trời của các sao chổi khác nhau là rất khác nhau. Sao chổi Encke có chu kỳ ngắn nhất là 3,3 năm, tức là cứ cách 3,3 năm ta lại nhìn thấy nó một lần. Từ năm 1786, phát hiện ra sao chổi Encke đến nay, nó đã xuất hiện 50 lần. Có những sao chổi có chu kỳ quay dài hơn. Mấy chục năm, thậm chí mấy trăm năm mới nhìn thấy chúng một lần. Có những sao chổi có chu kỳ quay dài tới mấy vạn năm, thậm chí còn lâu hơn nữa. Những sao chổi đó giống như "khách qua đường" xuất hiện một lần rồi không biết đến chân trời góc biển nào nữa. Sao chổi sáng rực Hyakutabe, được nhìn thấy từ Trái đất năm 1996, có chu kỳ ước khoảng 10.000 năm.
Tên "chổi" từ đây
Những sao chổi điển hình đều chia làm 3 phần: lõi chổi, sợi chổi và đuôi chổi. Lõi chổi cấu tạo bằng những hạt thể rắn khá đậm đặc, ánh sáng toả ra xung quanh như những dải mây gọi là sợi chổi. Lõi chổi kết hợp với sợi chổi thành đầu chổi. Chiếc đuôi dài sáng rực phía sau gọi là đuôi chổi, có khi mở rộng hàng triệu km trong vũ trụ. Đuôi chổi không phải có ngay từ khi mới hình thành sao chổi mà chỉ khi sao chổi bay tới gần Mặt trời và các phân tử của nó bị những cơn gió Mặt trời thổi bạt ra xa, bởi thế đuôi sao chổi thường kéo dài về phía đối diện với Mặt trời.
Một sao chổi xung quanh đầu còn có lớp mây hydro đường kính tới gần 10 triệu km. Ở Trái đất, chúng ta không nhìn thấy khối mây đó, mà phải dùng vệ tinh nhân tạo bay ra khỏi tầng khí quyển Trái đất mới quan sát được.
Muôn hình muôn vẻ
Không phải các sao chổi đều có hình dạng giống nhau. Năm 1744, người ta phát hiện ra sao chổi De Cheseaux có tới 6 đuôi tạo thành một góc rộng 44 độ như chiếc quạt giấy lớn trên bầu trời. Năm 1812, Đài Thiên văn Marseille ở Pháp phát hiện ra một sao chổi lạ, thoạt đầu là một khối mây lớn, sau đó toả sáng nhấp nháy và cuối cùng lại biến thành một khối mây ở giữa có một khối tròn sáng mờ toả ra bốn phía. Đầu tháng 3 năm 1976 ở vùng Đông Bắc Trung Quốc xuất hiện một sao chổi lạ có đuôi xoè rộng như đuôi chim công trắng, dân chúng từ đảo Hải Nam tới tỉnh Hắc Long Giang đều nhìn thấy.
"To xác nhưng rỗng ruột"
Không một hành tinh nào trong hệ Mặt trời có thể so sánh được với sao chổi về mặt thể tích. Ví như sao chổi Halley nổi tiếng có đường kính vùgn sợi chổi dài tới 570.000 km. Sao chổi lớn nhất mà loài người ghi nhận được có đường kính vùng sợi chổi dài tới 18,5 triệu km và đuôi sao chổi đó dài tới mất trăm triệu km.
Nhưng thực ra sao chổi chỉ là những khối khí loãng. Nếu ép thể khí của sao chổi bằng mật độ khí quyển trên Trái đất thì 8.000 mét khối thể khí trên đó vẫn chưa thể bằng mật độ 1 mét khối khí quyển trên Trái đất. Nếu tiếp tục ép thể khí trên sao chổi thành chất rắn như vỏ Trái đất thì một sao chổi khổng lồ e rằng không lớn hơn một quả đồi trên hành tinh của chúng ta.
Trong vũ trụ bao la có rất nhiều sao chổi nhưng tuyệt đại đa số đều có kích thước nhỏ. Chỉ có vài ba sao chổi lớn. Thời gian tồn tại của sao chổi trong vũ trụ không lâu bền như các sao khác. Mỗi lần bay tới Mặt trời, sao chổi lại bị tổn hao khá nhiều, cứ vậy dần dần sao chổi sẽ tan vỡ thành từng đám sao băng và bụi vũ trụ phân tán trong khoảng không mênh mông.
Vì sao ảnh của sao Chổi lại có vệt dài?
Đó là kết quả ghi vết của sao chổi di động trên phim của kính viễn vọng. Sao chổi khác với các vì sao là có vận tốc chuyển động thay đổi trên bầu trời. Các vì sao và các tinh vân, chúng chuyển động trên bầu trời là do chuyển động tự quay của Trái đất mà có. Nếu dùng kính viễn vọng chụp ảnh thì ta sẽ thu được các hình ảnh rõ cho dù các ngôi sao có ánh sáng yếu. Vì sao chổi chuyển động với vận tốc lớn trong không trung, nên khi chụp ảnh trên nền các sao khác bức ảnh thu được của sao chổi bị dẹt.
Có loại sao chổi có chu kỳ. Đó là sao chổi không chỉ có xuất hiện một lần, mà có thể là nhiều lần đến gần Trái đất, sao chổi Halley là một trong số đó. Mỗi lần sao chổi Halley đến gần, người ta lại đo đạc được quỹ đạo của nó ngày càng được chính xác hơn. Mỗi lần nó xuất hiện, do lực hấp dẫn của Mộc tinh, hình dạng quỹ đạo của sao chổi có thể thay đổi. Nếu như quỹ đạo của sao chổi mà không có sự thay đổi nhỏ nào thì khi đến gần, ta chỉ cần hướng kính viễn vọng về hướng đã tính toán là chúng ta có thể ghi được hình ảnh lúc đó đến gần. Tuy nhiên vấn đề không đơn giản như vậy. Vì ánh sáng của sao chổi rất yếu, nên cần phải kiên trì tiến hành trong thời gian dài và kính phải có độ nhậy cao. Các chuyên gia sẽ sử dụng các phương pháp để tính toán chính xác đến ngày tháng nào, cần phải quan sát theo hướng nào để quay kính ghi ảnh về hướng đó, có thể mới có thể thu được bức ảnh vừa ý về sao chổi
Vận tốc của sao Chổi Halley là bao nhiêu km/s?
Cũng như Trái đất, sao chổi Halley cũng chuyển động trên một quỹ đạo quanh Mặt trời. Điểm khác biệt là quỹ đạo của Trái đất là hình elip gần tròn, còn quỹ đạo của sao chổi Halley là hình elip dẹt. Điểm mà sao chổi Halley gần Mặt trời nhất (điểm cận nhật) cách Mặt trời 90 triệu kilomét, qua giữa quỹ đạo sao Thuỷ và sao Kim, điểm xa Mặt trời nhất (điểm viễn nhật) cách xa Mặt trời 5 tỷ 295 triệu kilomét, so với khoảng cách giữa quỹ đạo của sao Hải vương tinh là hành tinh xa Mặt trời (là 4,5 tỷ kilomét) thì còn xa hơn.
Chu kỳ chuyển động của sao chổi Halley quanh Mặt trời là 76 năm. Khi bay xa Mặt trời đến gần điểm viễn nhật sao chổi bay với tốc độ 0.91 km/s tức 3280 m/s. Nếu so với vận tốc âm thanh trên mặt Trái đất là 340 m/s thì tốc độ của thiên thể này gấp 2,7 lần tức là tương đương với tốc độ máy bay siêu thanh cấp 2,7.
Khi sao chổi Halley từ điểm viễn nhật bay trở về, thì khi càng bay gần đến Mặt trời, tốc độ bay của nó càng nhanh. Khi đến gần điểm cận nhật, gần quỹ đạo của sao Kim, tốc độ chuyển động sẽ là 54,3 km/s tức cũng là 195.500 km/giờ.
Với Trái đất tốc độ tại điểm cận nhật và điểm viễn nhật sai khác nhau không nhiều. Vào ngày 04/01 là điểm cận nhật thì tốc độ là 35,6 km/s, còn ngày 04/07 là điểm viễn nhật thì tốc độ sẽ là 34,79 km/s.
Hàng chục sọ người bằng pha lê được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới trong thế kỷ 20, khiến giới khoa học và nghiên cứu lịch sử hết sức đau đầu trong việc lý giải những bí ẩn liên quan đến chúng. Những chiếc sọ này không thể tạo ra theo kỹ thuật thông thường.
Xương sọ pha lê "Michell-Hedges" tìm thấy tại Trung Mỹ vào năm 1927.
Chiếc sọ đầu tiên thuộc loại này được tìm thấy vào năm 1927 tại Trung Mỹ, trong chuyến khảo sát của nhà khảo cổ học nổi tiếng người Anh F. Albert Mitchell-Hedges về một thành phố cổ của người Maya. Những công trình bí ẩn cổ xưa này bị che phủ hoàn toàn trong một diện tích 33 ha rừng rậm. Ở đó có những kim tự tháp đổ nát bằng đá, những bức tường nhà ở sát nhau và cuối cùng là một hý trường rộng lớn có thể chứa hàng nghìn khán giả. Mitchell-Hedges đã đặt tên cho thành phố của những công trình đá sụp đổ này là Lubaantun.
Ba năm sau, Mitchell-Hedges cho con gái mình là Anna cùng đi trong chuyến khảo sát tiếp theo tại đây. Vào một ngày tháng 4/1927, cô gái 17 tuổi này tình cờ phát hiện thấy một vật kỳ lạ nằm dưới đống đổ nát của một bàn thờ cổ xưa. Đó là một chiếc sọ người làm bằng thạch anh (một dạng pha lê trong suốt), được đánh bóng hoàn hảo và có kích thước y như thật. Khi được phát hiện, chiếc sọ bị thiếu mất xương hàm dưới. Nhưng chỉ 3 tháng sau, người ta đã tìm ra được phần xương này chỉ cách đó vài chục mét. Phần xương gắn rất khít với hộp sọ qua những bản lề hoàn hảo và có thể cử động mỗi khi có người chạm nhẹ vào.
Từ thời điểm này, những câu chuyện lạ lùng bắt đầu xảy ra với những người tiếp xúc với chiếc sọ, mà đầu tiên là Anna. Cứ mỗi lần đặt chiếc sọ bên cạnh giường ngủ, Anna lại gặp những giấc mơ khá kỳ lạ. Thức dậy, cô có thể kể lại chi tiết mọi điều đã nhìn thấy trong mộng, chủ yếu liên quan đến cuộc sống của người da đỏ từ nghìn năm trước.
Ban đầu, Anna chưa chú ý đến sự liên quan giữa hộp sọ và những giấc mơ. Nhưng chúng vẫn liên tục đến với cô khi cô đặt chiếc sọ pha lê ngay cạnh giường ngủ - mỗi lần đều có những chi tiết mới về cuộc sống xa xưa của người da đỏ, trong đó có những điều mà các nhà khoa học chưa từng biết trước đây. Đêm nào chiếc sọ được đem đi nơi khác, Anna lại không hề bắt gặp những giấc mơ kiểu này...
Sau cái chết của người cha vào đầu thập niên 60, Anna quyết định trao chiếc sọ cho nhà nghiên cứu nghệ thuật Frank Dordland. Khi xem xét tỉ mỉ từng chi tiết, ông này phát hiện thấy trong chiếc sọ có một hệ thống hoàn chỉnh các thấu kính, lăng kính và rãnh tạo nên những hiệu ứng quang học kỳ lạ. Dordland còn ngạc nhiên hơn khi nhận thấy, khối pha lê này được đánh bóng lý tưởng đến nỗi, kính hiển vi cũng không thể nhìn thấy những dấu vết của quá trình gia công. Cuối cùng ông quyết định tham vấn hãng Hewlett-Packard, nơi chuyên sản xuất các máy phát thạch anh và được đánh giá là có uy tín nhất trong lĩnh vực thẩm định thạch anh.
Kết quả thử nghiệm đã gây bất ngờ: chiếc sọ này xuất hiện từ rất lâu, trước thời kỳ xuất hiện của những nền văn minh đầu tiên tại khu vực này của châu Mỹ. Ngoài ra, loại thạch anh có chất lượng cao đến vậy cũng chưa hề thấy ở đây. Một phát hiện kỳ lạ khác là chiếc sọ được chế tạo từ một khối tinh thể hoàn chỉnh.
Một kỹ sư hàng đầu của công ty thử nghiệm cho biết, loại thạch anh tạo nên chiếc sọ pha lê có độ cứng tới 7 theo thang độ Moos - chỉ thua 3 loại đá là hoàng ngọc (topaz), cương ngọc (coridon) và kim cương. Ngoài kim cương ra, không vật liệu nào cắt được nó. Trong khi với cấu trúc tinh thể kiểu như trên, bất cứ một nỗ lực nào nhằm đẽo gọt loại vật liệu này cũng chỉ làm nó vỡ ra. Để có thể tạo ra chiếc sọ hoàn hảo nhường ấy, cần phải có những phương pháp phân tích chính xác nhất: việc cắt cần phải khớp hoàn toàn với trục của tinh thể.
Các chuyên gia từ Hewlett-Parkard cuối cùng phải bối rối thốt lên: "Cái vật đáng nguyền rủa này đơn giản là không thể tồn tại. Người đã làm ra nó không có bất cứ một khái niệm nhỏ nhất nào về tinh thể học và quang học. Họ hoàn toàn phớt lờ các trục đối xứng và vật này chắc chắn phải vỡ ra ngay từ những bước chế tác đầu tiên. Vì sao điều này không xảy ra thì thật không thể tưởng tượng nổi". Các chuyên gia công nghệ tại đây còn khẳng định, trên chiếc sọ không hề có bất cứ một dấu vết nhỏ nhất nào của thao tác cơ khí - thậm chí cả những vết trầy xước nhỏ do đánh bóng. Để đánh bóng vật liệu cứng như vậy theo độ hoàn hảo của chiếc sọ, cần phải mất hàng trăm năm...
Các hộp sọ được làm từ "pha lê dẻo"?
Xương sọ méo được tìm thấy tại bang Colorado (Mỹ) năm 1994.
Nhận định này được gián tiếp khẳng định từ một trong những phát hiện gần đây được tạp chí FATE công bố tháng 8/1996. Mùa đông năm 1994, một chủ trang trại gần Kreston (bang Colorado - Mỹ) trong khi cưỡi ngựa trong khu đất của mình, tình cờ nhận thấy một vật lấp lánh nằm dưới đất. Đó chính là một chiếc sọ người bằng kính hay pha lê trong suốt. Có điều là chiếc sọ này lại méo mó và vặn vẹo giống như thể trước khi đông cứng nó là một loại chất dẻo nào đó. Chiếc sọ này từ đâu ra và vì sao lại méo mó như vậy hiện vẫn còn là một bí ẩn.
Bị thu hút trước những phát hiện kỳ lạ này, các nhà sử học và dân tộc học bắt đầu lao vào một chiến dịch tìm kiếm, với hy vọng lần ra chút ánh sáng về những sọ người kỳ bí.
Chẳng bao lâu, những dấu vết đầu tiên đã được tìm thấy trong các truyền thuyết của người da đỏ cổ xưa. Theo đó, có tới 30 chiếc sọ pha lê của "Thần chết" và chúng được lưu giữ riêng biệt dưới sự canh gác chặt chẽ của các nhà tư tế và những chiến binh đặc biệt.
Nỗ lực tìm kiếm cũng cho ra những kết quả đầu tiên. Những chiếc sọ tương tự cũng được phát hiện tại kho của một số bảo tàng và trong các bộ sưu tập cá nhân. Chúng không chỉ được tìm thấy tại châu Mỹ (Mexico, Brazil, Mỹ) mà còn tại châu Âu (Pháp) và châu Á (Mông Cổ, Tây Tạng - Trung Quốc). Những hộp sọ kiểu này còn nhiều hơn cả con số 30 trong truyền thuyết, cho dù không phải tất cả đều hoàn thiện như hộp sọ Michell-Hedges. Phần lớn chúng đều có vẻ thô hơn nhiều. Dường như chúng đã được làm sau đó để "nhái" những chiếc sọ lý tưởng, vốn được coi là quà tặng của các vị thần cho loài người.
Khuôn mặt cô gái trẻ được tái tạo lại từ xương sọ "Michell-Hedges". Đầu tiên là phòng thí nghiệm của cảnh sát New York, tiếp đó là của các nhà ngoại cảm.
Một trong những nhà nghiên cứu về hộp sọ pha lê có uy tín nhất, Frank Joseph, bỗng nảy sinh một ý tưởng: liệu con người "nguyên mẫu" của hộp sọ "Michell-Hedges" có khuôn mặt như thế nào. Để trả lời câu hỏi này, người ta giao nhiệm vụ cho hai nhóm riêng biệt nhằm đảm bảo tính khách quan: phòng thí nghiệm của cảnh sát New York (nơi chuyên trách dựng lại khuôn mặt người theo các xương sọ) và một nhóm các chuyên gia ngoại cảm tiếp xúc với chiếc sọ trong trạng thái thôi miên. Kết quả là cả hai nhóm trên đều cho biết: "nguyên mẫu" của xương sọ Michell-Hedges là sọ của một cô gái trẻ. Bức chân dung của cả hai bên đưa ra rất giống nhau.
Tuy nhiên, không phải tất cả những xương sọ kiểu trên đều có liên quan đến con người. Người ta còn bắt gặp những kiểu như "xương sọ Maya" và "xương sọ người ngoài hành tinh", những loại ít có các đường nét của con người.
Một số nhà khoa học cho rằng, người xưa dùng những hộp sọ bí ẩn này để chữa bệnh và thực hiện các liệu pháp tâm lý. Quan sát và phỏng vấn những người chứng kiến cho thấy, sọ pha lê quả thật đã tác động lên bất cứ ai đến gần, tuy ở mức khác nhau. Một số cảm thấy khó chịu và có nỗi sợ khó hiểu, số khác thì ngất xỉu và mất trí nhớ trong một thời gian dài...
Một chiếc sọ pha lê trong bảo tàng Anh.
Nhưng có những đối tượng lại cảm thấy rất bình an, thậm chí sảng khoái. Một số người sau khi "giao tiếp" với chiếc sọ "Michell-Hedges" đã khỏi hẳn những căn bệnh nặng. Nữ chủ nhân của "xương sọ người hành tinh khác" là Joke fon Ditan thì cam đoan, khối u trong não của bà ta đã xẹp dần và biến mất nhờ chiếc sọ pha lê này. Còn Juan Parks, người được thừa kế sọ pha lê Marks từ một nhà sư Tây Tạng, cũng khẳng định chiếc sọ dùng để chữa bệnh rất tốt.
Các nhà ngoại cảm cùng một số người có khả năng nhạy cảm cao đều có chung một đánh giá: Những hộp sọ pha lê đã đưa họ vào những trạng thái gần như thôi miên, có kèm theo những mùi và âm thanh kỳ lạ, những ảo thị sáng chói. Đôi khi ở những thời điểm đặc biệt, họ còn nhìn thấy những ảo ảnh từ quá khứ xa xôi hay cũng có thể từ tương lai tới.
Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều ý kiến thiên về giả thuyết cho rằng, sọ pha lê là một loại máy thu phát đặc biệt, làm việc trong dải những năng lượng tâm lý và dạng ý nghĩ. Đối với loại máy này, không hề có rào cản về khoảng cách hay thời gian. Chúng rất có thể được dùng để liên lạc với những người hành tinh khác.
Vấn đề bây giờ là liệu có thể đưa ra được một giả thuyết nào đó, giải thích tính chất kỳ lạ của những tinh thể nói chung và sọ pha lê nói riêng hay không? Các tinh thể vốn có một tính chất chung khá kỳ diệu là có bộ nhớ riêng như các đối tượng sinh học sống. Điều này liên quan nhiều đến cấu trúc tinh thể chặt chẽ của chúng. Mỗi khoáng chất đều có một tấm lưới không gian riêng biệt, qua đó xác định những tính chất vật lý và đặc tính kỳ lạ của chúng. Đây chính là nơi ghi lại những sự kiện xảy ra trong quá trình hình thành và phát triển của tinh thể.
Cho dù thế nào, tất cả những lý giải trên vẫn chỉ dừng ở mức độ giả thuyết, và những chiếc sọ pha lê vẫn luôn là một trong những phát hiện bí ẩn nhất của thế kỷ 20.
Sự hình thành hệ mặt trời
- việc hình thành Thái dương hệ được bắt đầu từ sau khi Côpecnich, Kepler khám phá ra quy luật chuyển động của các hành tinh và Newton khám phá ra hiện tượng hấp dẫn của vật chất trong vũ trụ.
Vào giữa thế kỉ mười tám, nhà triết học người Đức là Căng lần đầu tiên đã nêu lên sự tiến hoá của vũ trụ. Ông cho rằng hệ mặt trời hình thành từ một đám tinh vân khổng lồ.
Tiếp đó, Laplatxơ cho rằng hệ mặt trời hình thành từ một đám khí bụi khổng lồ. Khối khí bụi từ từ quay quanh trục và ở trung tâm khối là một nhân cô đặc. Thể tích khối khí bụi nhỏ dần, co lại do lực hấp dẫn làm nó quay nhanh hơn. Đến một tốc đọ quay nhất định, lực ly tâm của vành vật chất ở xích đạo lớn hơn lực hấp dẫn, vành này tách khỏi trung tâm và tiếp tục quay như trước. Khối trung tâm tiếp tục quay nhanh hơn dẫn đến việc tách ra của vành vật chất thứ 2 , thứ 3 .v.v.... Do sự phân bố vật chất trong các vành không đều nên vật chất trong vành dần tích tụ thành phôi thai của hành tinh. Mỗi phôi thai đó lại quay nhanh dần làm tách ra các vành vậtchất tạo thành vệ tinh. Phần khối khí còn lại ở trung tâm tạo thành Mặt trời.
CÁC HÀNH TINH THÁI DƯƠNG HỆ
1-Thuỷ tinh:
Cách mặt trời 58 triệu km, có khối lượng bằng 0,05 khối lượng trái đất nhưng là hành tinh có khối lượng riêng lớn nhất trong hệ mặt trời. Thuỷ tinh quay quanh mặt trờihết 88 ngày và quay quanh trục hết 58 ngày đêm trái đất.
2-Kim tinh:
Cách mặt trời 108 triệu km, có khối lượng bằng 0,82 khối lượng trái đất và bán kính xích đạo bằng 0,95 bán kính xích đạo trái đất. Một năm sao Kim dài bằng 225 ngày đêm trái đất và một ngày của nó dài từ 20-24 ngày đêm trái đất.
3-Hoả tinh:
Cách mặt trời 228 triệu km. Sao Hoả có hai vệ tinh đều nhỏ hơn mặt trăng của trái đất. Khối lượng của nó bằng 0,12 khối lượng trái đất, nó tự quay quanh trục theo chu kì 24h37mn và quay quanh mặt trời hết 687 ngày đêm trái đất.
4-Mộc tinh:
Là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời với bán kính xích đạo =11,3 lần của trái đất. Mộc tinh cách xa MT hơn TĐ 5,2 lần. Nó quay quanh MT 1 vòng hết 12 năm nhưng 1 ngày chỉ có 9h50mn.
5-Thổ tinh:
Cách MT 9,5 lần khoảng cách TĐ-MT, sao thổ là hành tinh lớn thứ 2 trong hệvớib bán kính xích bđạo lớn hơn trái đất 9,5 lầnvà khối lượng bằng 95 lần khối lượng trái đất.
Thổ tinh quay quanh MT hết 30 năm TĐ và 1 ngày đêm sao Thổ dài 10h
6-Thiên vương tinh:
Cách MT hơn TĐ 19,2 lần, có bán kính lớn gấp 4 lần bán kính TĐ , được phát hiện năm 1781 .Một nămsao Thiên vương tinh bằng 84 năm TĐ và một ngày dài 10h49mn. Một năm có 72 ngàn ngày đêm
7- Hải vương tinh:được phát hiện vào năm 1846, cách xa MT hơn TĐ 30 lần, có kích thước tương đương sao thiên vương và khối lượng bằng 17,2 lần khối lượng TĐ. Một năm sao hải vương dài băng 165 năm TĐ và một ngày đêm ở đây dài 15h
8- Sao Diêm vương:
Cách MT 39,37 u.a, được phát hiện vào năm 1930. Sao DV tự quay quanh trục hết 6 ngày đêm TĐ và một năm dài bằng 247 năm TĐ. Bán kính hành tinh này là 1140 km, có tỷ trong bằng 2. Diêm vương tinh được bao phủ bởi một lớp vật chất nănmg hơn nước đá, chủ yếu là methane trắng, ngoài ra còn có N2 và CO dưới dạng băng hà, trọng lực ở đây chỉ bằng 1/380 của TĐ.
Sao diêm vương có một vệ tinh duy nhất là Charon phát hiện năm 1978 , cách hành tinh mẹ 19640km và có bán kính 590km.
Nhật thực và nguyệt thực
Nhật thực và nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng và che khuất lẫn nhau.
Vì quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là một mặt phẳng nghiêng so với quỹ đạo chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất nên 2 mặt phẳng này cắt nhau tạo thành một giao tuyến trong đó có 2 điểm dối tâm gọi là 2 tiết điểm của bạch đạo. Nhật thực hay nguyệt thực sẽ xảy ra khi Mặt Trăng nằm tại một trong hai tiết điểm
Dưới ánh sáng Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng tạo ra phía sau mình một nón bóng tối khổng lồ. Khi 3 thiuên thể nằm trên giao tuyến nói trên thì trục của 2 nón bóng tối này cùng nằm trên mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng.
Khi Mặt Trăng đi qua tiết điểm giữa Trái Đất và Mặt Trời (ngày không Trăng) ,cái nón bóng tối của nó quét qua Trái Đất tạo thành 1 bóng đen .Những khu vực bị bóng đen đó bao phủ khi đó xảy ra nhật thực. Vì Mặt Trăng có đường kính nhopr hơn 400 lần so với Mặt Trời và khoảng cách từ nó đến Trái Đất cũng nhỏ hơn 400 lần so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời nên khi xảy ra nhật thực toàn nphần chính là khi Mặt Trăng lướt qua che vừa khít lên đĩa sáng Mặt Trời. Những nơi khác do có sự thay đổi góc nhìn nên chỉ có nhật thực hình khuyên.
Nhật thực toàn phần ít khi xảy ra vìbóng của Mặt Trăng in xuống Trái Đất chỉ tạo thành một vêt rất nhỏ so với bóng cua Trái Đất và cái bóng đó lướt đi với tốc độ 1km/s. Tại 1 điểm nhất định khi muốn thấy 2 lần nhật thực toàn phần kế tiếp nhau cần đợi 250-300 năm.
Ngược lại, khi Mặt trăng đi qua tiết điểm đối xứng bên kia Trái Đất (ngày Trăng tròn) , nó đi qua cái nón bóng tối của Trái Đất và không nhận được ánh snags đến từ Mặt Trời, do đó xảy ra nguyệt thực. Cũng vì nón bóng tối của Trái Đất lớn hơn rất nhiều so với Mặt Trăng nên nguyệt thực xảy ra trong một thời gian dài và thấy được nhiều nơi trên Trái Đất.
Giờ đây , nhờ khoa học phát triển nhật thực và nguyệt thực chỉ còn là một hiện tượng cho chúng ta thưởng thức. Nhưng trong lịch sử, 2 hiện tượng này đã từng có liên quan đến rất nhiều việc phát triển khoa học nói riêng và đời sống nhân loại nói chung.
-Có một câu chuyện thần thoại phương đông kể rằng 2 nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là do Ngọc Hoàng sinh ra có nhiệm vụ thay nhau đi giám sát dân cư từng vùng.Chồng của 2 nữ thần này là một con Gấu. Khi gấu đi với một trong hai người vợ thì khi đó dưới hạ giới người ta thấy Mặt Trời hoặc Mặt Trăng bại che khuất và người ta phải đuổi gấu đi bằng cách gõ mạnh vào chiêng ,trống hay cối giã gạo.v.v....
Cũng có chuyyện cho rằng đó là khi Mặt Trăng hoặc Mặt Trời đã bị gấu ăn mất.
-Ở Thổ Nhĩ Kì, vào năm 1877, người ta đã chĩa súng về phía Mặt Trời bắn liên tiếp vì cho rằng quỷ Satan đã ăn mất Mặt Trời của họ.
-Chính nhờ có nguyệt thực mà vào thế kỉ 4 trước công nguyên, Aristote đã kết luân được Trái Đất có hình cầu khi nhận thấy bóng của Trái Đất in trên Mặt Trăng bao giờ cũng có hình tròn.
-Khi có nhật thực toàn phần, trên mặt đất xuất hiện những bóng nhỏ như những làn sóng lướt đi, còn chân trời thì loé lên những vầng hào quang rực lửa. Sử gia Herodot đã ghi lại một trận đánh kết thúc bất ngờ giữa quân Lidia và quân Midia vì các binh sĩ 2 bên đều kinh hoàng khi thấy hiện tượng này. Đến nay nhờ sự phát triển ngành thiên văn học, người ta dễ dàng xác định trận đánh đó diễn ra vào ngày 28/5/585 (trược công nguyên).
-Việc xảy ra nhật thực còn cho phép xác định được một hệ quả của thuyết tương đối (Einstein): khi ánh sáng đi từ một ngôi sao qua Mặt Trời sẽ bị hấp dẫn uốn cong vào trong. Điều này chỉ có thể làm được khi có ánh sáng thích hợp của hiện tượng nhật thực.
TRÁI ĐẤT
1.Hình dạng và kích thước trái đất:
Vào thời trung cổ, loài người tưởng rằng đất là một mặt bằng và trời là một vòm cầu như một chiếc lồng bàn úp lên mặt đất. Sau này, nhờ việc mở rộng di chuyển và hoạt động, con người mới nghĩ rằng trái đất có dạng cầu. Chuyến đi vòng quanh trái đất đầu tiên do Magenlăng thực hiện vào năm 1521 đã xác định cho dạng cầu của trái đất.
Bằng các phép đo đạc chính xác, người ta biết rằng trái đất là một hình cầu không hoàn hảo mà dẹt ở hai đầu. Bán kính xích đạo của trái đất là 6378km trong khi bán kính ở cực chỉ có 6357km. Như vậy chu vi trái đất vào khoảng 4 vạn km.
2. Khối lượng:
Áp dụng công thức lực vạn vật hấp dẫn của Newton (F=Gm1m2/r2) có thể tính chính xác khối lượng trái đất vào khoảng 6000tỷ tỷ tấn. Thực chất thì trong suốt thời gian tồn tại của mình, trái đất liên tục ngia tăng khối lượng. Mõi năm, trái đất nhận thêm 30000 tấn bụi vũ trụ. Như vậy trong suốt 4 tỷ năm qua, trái đất đã nặng thêm 1/100triệu khối lượng của nó.
3.Cấu tạo bên trong trái đất:
Trong thời kì mới hình thành trái đất , đã xảy ra quá trình phân bố lại vật chất rộng lớn dưới ảnh hưởng của trường trọng lực. Những kim loại ở thể lỏng nặng hơn cả, đi vào trung tâm trái đất. Phần trên là các lớp nóng chảy gồm sunphit, oxit và các kim loại có tính tương tự lưu huỳnh.Các lớp trên cùng gồm xilicat nóng chảyvà các lớp khí, hơi của các nguyên tố nhẹ.Khi nguội lạnh, các lớp trên kết tinh và rắn lại tạo thành vỏ trái đất. Phần dưới vỏ trái đất ở thể lỏng do chịu ảnh hưởng của áp suất lớn nên độ nhớt tăng lên, do đó vận tốc truyền sóng địa chấn bên trong trái đất tăng lên liên tục theo độ sâu. Ở độ sâu 2900km là mặt ranh giới giữa các lớp bao và nhân trái đất, ở đó sóng địa chấn bị phản xạ mạnh Phần trung tâm trái gồm chủ yếu Fe và Ni. Trong hệ mặt trời, hành tinh càng lớn thì mật độ vật chất nặng càng cao.
Các thiên thạch trong vũ trụ bao gồm 91% sắt, 8% niken và 1% còn lại gồm phốtpho và coban.
4. Quỹ đạo trái đất:
Trước đây , vào thời trung cổ, người ta quan niệm Trái đất là trung tâm của vũ trụ. Mẫu địa tâm của Ptôlemy đưa ra khẳng định rằng trái đất ở chính tâm, quay quanh trái đất là 8 mặt cầu của mặt trăng, sao thuỷ, sao kim, mặt trời, sao hoả , sao mộc, sao thổ và các sao cố định.Cho đến tận năm 1543, Nicolai Côpecnich mói chính thức đưa ra công trình của mình.
Theo ông thì:
_Mặt trời là trung tâm Thái dương hệ.( vì vậy gọi là hệ nhật tâm Côpecnich).
_Các hành tinh chuyển động tròn quanh mặt trời theo cùng một chiều với chu kì khác nhau.Hành tinh càng xa có chu kì chuyển động càng lớn.
_Trái đất cũng là 1 hành tinh. Ngoài chuyển động quanh mặt trời, trái đất còn tự quay quyanh nó.
_Mătrj trăng chuyển động tròn quanh trái đất.
Tiếp đó, Johanne Kepler (1571-1630) đã dưa ra 3 định luật chuyển động của hành tinh:
1-Các hành tinh chuyển động quanh mặt trời theo quỹ đạo elip mà mặt tròi nằm ở một trong hai tiêu điểm của elip quỹ đạo.
2-Đoạn thẳng nối từ mặt trời đến hành tinh quét những diện tích bằng nhau trong những khoảng TG bằng nhau. ( còn gọi là định luật tốc độ diện tích bằng hằng số)
3-Bình phương chu kì chuyển động hành tinh tỷ lệ với luỹ thừa bậc 3 của nửa trục lớn quỹ đạo.
Như vậy, ngày nay ta đã biết trái đất là 1 phần của hệ mặt trời. Trái đất cách mặt trời trung bình đúng 1 u.a và chuyển động quanh nó một chu kì hết 365,2422 ngày đêm theo quỹ đạo elip. Vệ tinh duy nhất của trái đất là mặt trăng. Mặt trăng cách trái đất 384000km, nó tự quay quanh trục và chuyển động quanh trái đất với cùng một chu kì 27,32 ngày.
Thiên hà và lỗ đen, vật nào có trước?
Giới thiên văn học vừa phát hiện các thiên hà và lỗ đen trung tâm của chúng phát triển với tốc độ ngang bằng nhau. Khám phá này đặt dấu chấm hết cho cuộc tranh cãi kéo dài nhiều năm về việc thiên thể nào xuất hiện trước.
Tim Heckman thuộc Đại học Johns Hopkins, Baltimore, Mỹ, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết: "Giống như gà và trứng, giới khoa học không thể biết lỗ đen hay thiên hà có trước". Nhóm của ông đã trình bày kết quả nghiên cứu tại Hội nghị của Liên minh thiên văn quốc tế đang diễn ra tại Sydney, Australia.
Đại đa số các thiên hà chứa một lỗ đen ở trung tâm - vùng không gian dày đặc tới mức nó nặng gấp Mặt trời của chúng ta hàng triệu lần song chỉ lớn hơn vài chục lần. Lực hấp dẫn của lỗ đen cực lớn, giống như một lỗ tháo nước khổng lồ, hút bụi và mọi thiên thể ở gần nó để gia tăng khối lượng.
Đã từ lâu giới thiên văn thắc mắc lỗ đen dẫn tới sự ra đời của thiên hà bằng cách tập hợp bụi và khí thành các ngôi sao hay là thiên hà có đủ khối lượng để "gieo mầm" lỗ đen bằng cách bắt giữ các ngôi sao. Heckman và các thành viên khác, hiện đang làm việc cho một dự án mang tên Sloan Digital Sky Survey để lập bản đồ 100 triệu thiên thể, đã nghiên cứu 120.000 thiên hà gần kề Ngân hà.
Nhóm nghiên cứu đã quan sát thấy dấu hiệu ra đời của các ngôi sao và sự huỷ diệt vật chất khi vật chất bị hút vào một lỗ đen. Từ đó, họ đi đến kết luận các ngôi sao hình thành với tốc độ ngang bằng với lỗ đen. Nhà nghiên cứu lỗ đen Andrew King thuộc Đại học Leicester, Anh, nhận xét: "Đây là một phát hiện lớn. Con người sẽ sử dụng dữ liệu này trong nhiều năm tới".
Có lẽ đa phần sự phát triển của thiên hà và lỗ đen diễn ra cách đây chừng mười tỷ năm. Dự án khảo sát lập bản đồ là cần thiết nhằm tìm ra một vài thiên hà vẫn đang trải qua quá trình phát triển. Những thiên hà gần kề này là một phòng thí nghiệm tốt giúp giới khoa học hiểu biết về các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
Ngân hà nhỏ hơn các thiên hà trong dự án và có một lỗ đen khá khiêm tốn ở trung tâm. Tuy nhiên, dữ liệu mới đây cho thấy Ngân hà và lỗ đen trung tâm của nó cùng trải qua quá trình phát triển đau đớn cách đây hàng tỷ năm.
Làm thế nào để phát hiện ra lỗ đen?
Lực hấp dẫn của lỗ đen cực mạnh, mạnh đến mức không một vật thể nào, kể cả ánh sáng, có thể thoát ra ngoài được. Vậy thì làm thế nào giới thiên văn học có thể phát hiện ra lỗ đen?
Nói chính xác thì các nhà nghiên cứu thiên văn không phát hiện ra lỗ đen, mà chỉ phát hiện ra các vật thể xung quanh lỗ đen mà thôi. Lực hấp dẫn của lỗ đen ảnh hưởng đến sự vận động của các vật thể xung quanh nó. Khi nhìn thấy một ngôi sao bay quanh một vật gì đấy mà họ không thấy được, rất có thể đấy là một lỗ đen hoặc là một ngôi sao neutron - xác siêu đặc của một ngôi sao.
Giới nghiên cứu thiên văn học có thể tìm ra lỗ đen bằng cách đo khối lượng và tốc độ của ngôi sao. Phương pháp này còn được áp dụng để phát hiện các siêu lỗ đen ẩn náu tại tâm nhiều thiên hà, trong đó có dải Ngân hà của chính chúng ta. Trong dải Ngân hà, họ quan sát thấy nhiều sao và khí gas chuyển động với tốc độ cực lớn ở gần tâm. Hiện tượng này cho thấy sự xuất hiện của một vật thể nặng gấp triệu lần Mặt trời nhưng lại chỉ có đường kính khoảng mười ngày ánh sáng (tương đương với khoảng cách từ Mặt trời đến Diêm vương tinh). Đấy chính là lỗ đen.
Quan sát bằng kính thiên văn vô tuyến và tia X trên Trái đất cho thấy, tại chính tâm Ngân hà có một nguồn năng lượng cực mạnh có tên là Sagittarius A. Rất có khả năng, chính nó là lỗ đen đã được đề cập ở trên. Gần đây, giả thuyết này được giới khoa học nhiệt tình ủng hộ, vì họ nhìn thấy một ngôi sao ở cách Sagittarius A tới 17 giờ ánh sáng mà lại bay với vận tốc 5.000 km/s.
Một bằng chứng nữa cho sự hiện diện của siêu lỗ đen tại tâm thiên hà chính là chuẩn tinh, vật thể sáng nhất trong vũ trụ. Để giải thích cho số năng lượng khổng lồ mà chuẩn tinh phát ra, các nhà thiên văn học lại phải viện đến lỗ đen: trước khi bị lỗ đen hút mất, vật chất nóng lên và toả hết năng lượng ra ngoài. Khoa học gọi đây là hiện tượng "trút hơi thở cuối cùng". Như vậy, chuẩn tinh được tạo ra do các lỗ đen có khối lượng lớn hơn Mặt trời hàng tỉ lần.
Thái dương hệ có láng giềng mới?
Các nhà thiên văn học đã phát hiện một nhóm hành tinh giống Trái đất đang quay theo một quỹ đạo quanh một ngôi sao gần kề tên là Vega. Chúng phải mất gần ba trăm năm mới có thể hoàn thành một vòng quỹ đạo.
Vega là chính ngôi sao sáng nhất trên bầu trời, nó chỉ cách Trái đất hai mươi lăm năm ánh sáng. Nó lớn gấp ba lần Mặt trời của chúng ta, song lại trẻ hơn rất nhiều với 350 triệu năm tuổi. Vega có một quầng bụi bao quanh nó và có ít nhất một hành tinh lớn giống Hải vương tinh tồn tại ở trong đó.
Các nhà thiên văn học thuộc Đài quan sát hoàng gia, Edinburgh, đã sử dụng một trong những camera nhạy nhất thế giới - Scuda - để chụp ảnh Vega. Hình ảnh chi tiết về Vega và môi trường của nó khẳng định sự tồn tại của một quầng bụi rất lạnh (-180oC) xung quanh.
Kỹ thuật mô phỏng trên máy tinh cho thấy một cấu trúc tồn tại trong quầng bụi. Lời giải thích hợp lý nhất có thể là một hành tinh giống Hải vương tinh với quỹ đạo và khối lượng tương tự. Quỹ đạo rộng của nó đồng nghĩa với việc có nhiều chỗ bên trong để các hành tinh nhỏ giống Trái đất tồn tại.
Hệ thống Vega có lẽ đã tiến hoá theo cách thức giống Thái dương hệ của chúng ta. Trọng hệ đó có sự tồn tại của những hành tinh khí khổng lồ giống như Hải vương tinh hình thành gần Mặt trời. Sau đó, chúng bị lực hấp dẫn của hàng xóm đẩy ra xa tới quỹ đạo hiện nay.
Trong suốt tiến trình này, các hành tinh khí khổng lồ hút mọi mảnh vụn, cho phép sự sống dễ dàng phát triển trên đó. Nếu không bị hút, mảnh vụn sẽ và chạm với các hành tinh trẻ.
TẠI SAO CÓ THUỶ TRIỀU?
Trong vũ trụ, các vật thể đều có sức hút tác dụng lên nhau, thiên thể ở càng gần nhau thì hấp dẫn tác dụng lên nhau càng lớn. Trong hệ Mặt Trời, Mặt Trăng ở gần trái đất của cjhúng ta nhất, do đó hấp dẫn của Mặt trăng tác dụng lên TĐ là lớn nhất . Lực hút này tác dụng mạnh mẽ lên các phân tử nước trên bề mặt TĐ. Vì nước là một chất linh động nên :
Hãy tưởng tượng điểm O là tâm trái đất , hai trục AB và CD vuông góc với nhau qua O đường thẳng nối A-O-B đi qua tâm Mặt Trăng. Vì A là điểm gần MT nhất nên lực hút tác dụng lên điểm này là mạnh nhất, dodó mực nước ở A dâng lên cao nhất. đồng thời các phân tử nước ở C và D dồn tới A để lấp chỗ trống, do đó ở C và D lúc này mực nước rút xuống( triều xuống) . Nhưng tại B-điểm xa Mặt Trăng nhất cũng có nước dâng lên. Vậy tại sao???
Đó là do A, O, B là 3 điểm thẳng hàng và thẳng hàng với tâm Mặt Trăng. Lực tác dụng lên A, O, và B từ Mặt Trăng là các lực cùng phương , cùng chiều nhưng độ lớn khác nhau( do khoảng cách khác nhau). Lực này truyền cho A, O vàB những gia tốc khác nhau. Vì tâm O của trái đất là cố định so với MT trong những thời điểm nhất định nên các gia tốc này làm cho A ngày càng rời xa O và O ngày càng xa B . Nhưng vì O cố định nên nó tạo ra một lựcluy tâm tác dụng lên các phân tử nước ở cả A và B, do đó ở B cũng có hiện tượng triều lên.
Trái Đất tự quay quanh trục với chu kì 24h, trong khi đó, MT chuyển động quanh Trái đất với chu kì 27,32 ngày (tức là chậm hơn 27,32 lần) nên Trái đất luôn luôn đuổi kịp thuỷ triều. Gọi A1 là điểm có thuỷ triều cao nhất ứng với điểm A của mực nước. Khi A1 chuyển động theo Trái đất thì A chuyển động theo cùng 1 chiều do hấp dẫn của Mặt Trăng. Khi A1 đã chuyển động được đúng một vòng để trở lại vị trí cũ thì A mới đi được 1/27,32 chu kì của mình. Để đuổi kịp A, A1 cần thêm 52 phút nữa. Như vậy bất cứ điểm nào trên Trái Đất khi cần có một đợt thuỷ triều thứ 2 với cùng mức nước thì phải đợi 24h52mn.
LIỆU CÓ KHÍ TRIỀU KHÔNG?
Vì không khí có tính linh động còn cao hơn nước rất nhiều nên thực chất khí triều xảy ra hàng ngày trên trái đất là hết sức mạnh mẽ nhưng con người không thể nhìn thấy(đương nhiên) .
Ngay cả các lớp thạch quyển dù có tính linh động rất nhỏ cũng không thể tránh khỏi ảnh hưởng của hấp dẫn này. Hàng ngày các lớp đất đá này vẫn không ngừng "dập dờn ", nhưng với biên độ rất nhỏ ( không quá 20cm) nên con người không thể nhận ra.
MẶT TRỜI VÀ MẶT TRĂNG
Mặt Trời:
Mặt trời có khối lượng bằng 330000 lần khối lượng Trái đất. Đường kính mặt trời bằng 109 lần đường kính trái đất và nhiệt độ bề mặt khoảng 6000 độ C.
Tất cả mọi thiên thể trong vũ trụ có khối lượng của mặt trơpì đều có khả năng tự nóng sáng. Đó là vì khi vật có khối lượng càng lớn thì sức nặng các lớp vật chất bên ngoài nén vào tâm càng mạnh hay nói cách khác là áp suất ở tâm các vật này là rất lớn. Áp suất trong lòng Mặt trời lên tới hàng trăm triệu atm , do đó nhiệt độ trong lòng mặt trời lên tới hàng triệu độ. Ở nhiệt độ này, các hạt nhân nguyên tố nhẹ như hydro thu được động năng rất lớn đủ để thắng được lực đẩy tĩnh điện và kết hợp chặt với nhau tạo thành hạt nhân heli (được gọi là phản ứng nhiệt hạt nhân hay sự nổ hạt nhân). Chính phản ứng này đã giải phóng ra một năng lượng rất lớn duy trì hoạt động tự nóng sáng của Mặt trời.
Mặt trời cách trái đất đúng một u.a, nó cách trung tâm thiên hà 23 ngàn năm ánh sáng và cách rìa thiên hà 13 ngàn năm ánh sáng . Mặt trời chuyển động quanh thiên hà một vòng hết 245 triệu năm Trái đất .Mắt trời tự quay quanh mình hết 27 ngày đêm trái đất tương đương 648 giờ.
Một trong những hoạt động chủ yếu của mặt trời là các vết đen mà con người có thể quan sát được. Chu kì vết đen của mặt trời được xác lập vào thế kỷ XIX . Đó là những khu vực hoạt động mạnh mẽ của mặt trời với nhiều vụ nổ và những vòi lửa nhô cao. Chu kì trung bình của các vết đen mặt trời là từ 7 đến 19 năm, ngoài ra còn có các chu kỳ 22 năm , 72 năm, 100 năm, 266 năm. Bán kính trung bình của các vết đen mặt trời là 10.000km. Sự xuất hiện các vết đen này có ảnh hưởng loqwns đến các hành tinh trong đó có trái đất của chúng ta. Khi có các vết đen mặt trời, không khí trên trái đất mất cân bằng tạo ra cấ cơn lốc xoáy và có còn cả bão từ.
More:
Mặt trời là một ngôi sao lớn nhất trong hệ Mặt trời . Có khối lượng gấp 300.000 lần Trái Đất và ở cách xa chúng ta 150 triệu Km (được gọi là một đơn vị thiên văn .
Nếu nhìn lên từ Trái Đất thì chúng ta chỉ nhìn thấy mặt ngoài gọi là quang cầu ( Photosphere ) có chiều dày khoảng 700 Km .
Quang cầu trông giống như hạt gạo lấm tấm chuyển động không ngừng với vận tốc 1- 2 Km / giây , như sôi sục lên , xuất hiện những chu kỳ 5- 10 phút rồi lại chìm vào trong lòng Mặt trời như những bọt khí nóng . Quang cầu có nhiệt độ khoảng 5.500 C , là vùng hoạt động nhất trên Mặt trời và là nơi bức xạ ra các tia bức xạ Mặt trời được phóng ra xung quang .
Thỉnh thoảng người ta thấy các tai lửa bắn ra từ Mặt trời những tai lửa này có nhiệt độ khoảng 7.000 C đến 10.000 C cao hơn nhiệt độ bên trong Mặt trời suy ra các tai lửa có nguồn gốc từ bên trong Mặt trời . Tai lửa cso vai trò trao đổi chất giữa sắc cầu và nhật hoa .
Các vết đen trên Mặt trời là những vùng khí xoáy có nhiệt độ thấp hơn vào khoảng 4.500 * C . nguyên nhân là do những nhiễu loạn từ trường gây ra . Số lượng các vết đen tăng giảm theo một chu kỳ 11 năm . Các vết đen thường gặp ở hai bên xichs đạo của Mặt trời từ vĩ độ 5 - vĩ độ 40 . Các vết đen thường xuất hiện theo từng cặp : một mang điện tích dương còn một mang điện tích âm thường nằm cách nhau không xa . Các vết đen đầu tiên xuất hiện là những vết nhỏ cạnh đó sẽ có một vết khác xuất hiện và chúng lớn dần lên trong vài ngày . Phần trung tâm vết đen có thể rông hơn 100.000 Km và có thể tồn tại vài tháng .
Bên ngoài Mặt trời là nhật hoa . Nhật hoa là một đám bụi có nhiệt độ khá cao , không nhìn thấy được , bao quanh Mặt trời, gồm các hạt nhỏ và nhẹ , chủ yếu là các hạt điện tích , những điện tử do các lớp bên dưới phóng lên . Bị gia tốc bởi nhiệt độ cao của Mặt trời các hạt bụi này phóng ra với vận oóc khá lớn và mất dần năng lượng ( do bức xạ nhiệt ) kích thước nhỏ đi và biến mất dần trong khoảng không vũ trụ . Nhật hoa như một vầng sáng bạc , hình dạng luôn thay đổi . Những năm có nhiều vết đen trên Mặt trời, nhật hoa trải rộng ra khắp xung quanh , những năm có ít vết đen trên Mặt trời , nhật hoa chỉ kéo dài dọc xích đạo . Nhật hoa chỉ có thể nhìn thấy ở Trái Đất mỗi khi có nhật thực toàn phần .
Sắc cầu (Chromosphere ) nằm giữa nhật hoa và quang cầu luôn luôn chuyển động . có chiều dày không cố định . Từ quang cầu sắc cầu xuất hiện ở bên trên như một viền sáng yếu ớt với những lưỡi đỏ nhạt , cao thấp khác nhau luôn biến động nhảy múa trên nền đám mây bụi của nhật hoa . . Vì sắc cầu rất mỏng chì khoang 3.000 km nên chúng ta chỉ có thể nhìn thấy trong khoảng vài giây khi có nhật thực toàn phần . Trong kính thiên văn , sắc cầu luôn luôn chuyển động như những đám cháy trên đồng cỏ , thỉnh thoảng lại bắn vụt lên những tai lửa cao đến hơn chục Km .
Nhân Mặt trời là nơi diễn ra phản ứng nhiệt hạch , có nhiệt độ lên đến 15.000.000 K , biến Hidro thành hêli và giải phóng một nguồn năng lượng không lồ làm Mặt trời chói sáng lên . Năng lượng này được phóng ra từ nhân ra xung quanh dưới dạng các tia bức xạ gamma và các photon gamma nhưng ngay lập tức chúng bị các nguyên tử khác hấp thụ rồi phóng ra các tia sóng điện từ có bước sóng dài hơn : Đó là vùng phóng xạ . Sau đó các vùng đối lưu chuyển chuyển tiếp các nguồn năng lượng này lên trên bề mặt Mặt trời với những dòng chuyển dịch cuộn xoáy rất mạnh và càng ra xa nhân Mặt trời thi nhiệt độ càng giảm : đó là vùng đối lưu . Ở quang cầu năng lượng này lại được những luồng đối lưu từ trong lòng Mặt trời chuyển ra bên ngoài mà ta nhìn thấy dưới dạng các hạt , cá vết đen , các tai lửa , các lữa lửa , ..... và phóng ra ngoài tứ phía các tia bức xạ gamma , cực tím , các tia thấy được bằng mắt thường và hồng ngoại ,.... Năng lượng một photon được Mặt trời sinh ra từ trong lòng của Mặt trời phải đi quãng đường đến quang cầu là khoảng 2 triệu năm . Sau khi thoát ra khỏi quang cầu nó chỉ cần có 8 phút để đến Trái Đất .
Được cấu tạo từ 92 % H , 7,8 % He , và các nguyên tố nặng khác ở trạng thái plasma ( khoảng 0,2 % ) . Nguồn năng lượng do Mặt trời có được là do phản ứng nhiệt hạch tổng hợp hidro thành He .
4 H ==> He + 2 phositron + 2 nơtrinô + 2 photon gamma .
Mỗi giây có khoảng 600 - 700 triệu tấn bị hidro tiêu huỷ và khoảng 4 triệu tấn được biến thành năng lượng theo phương trình E= mC2 . Với tốc độ tiêu thụ nhiên liệu như hiện nay thì Mặt trờicòn có thể sáng thêm 5 tỷ năm nũa mặc dù nó đã sáng được 4 đến 5 tỷ năm
MẶT TRĂNG:
_Mặt trăng cách trái đất 384.400km.
_Mặt trăng có diện tích bề mạt là 37,8 triệu km2 và thể tích là 22,01 tỷ km3.Nó chuyển động quanh trái đất và tự quay quanh trục với cùng một chu kì 27,32 ngày, do đó ở trái đất luôn nhìn thấy cùng một phần diên tích của mặt trăng.Phần diện tích này chiếm 59% tổng diện tích bề mặt Mặt Trăng. Mạt Trăng di chuyển quanh trái đất với tốc độ 1km/s. Một năm trên mặt trăng có 13 ngày đêm , trong đó có một nửa là ngày, còn lại là đêm.
_Mặt trăng có khối lượng nhỏ hơn trái đất 80 lần và bán kính chỉ bằng 1/4 bán kính trái đất nên trọng lực ở đây chỉ bằng 1/6 trọng lực trái đất.
_Do không có các đại dương duy trì nhiệt độ nên có sự chênh lệch rất lớn về nhiẹt độ trong ngày. Phần trung tâm được mặt trời chiếu sáng vào giữa trưa có thể đạt đến 130 độC nhưng đến đêm chỉ còn -170 độ C.
Mặt Trăng hình thành như thế nào?
Thông thường, vỏ Trái đất phải là lớp trầm tích, rồi tới lớp granit, rồi mới tới lớp bazan. Sau lớp trầm tích, ở đáy Thái Bình Dương người ta không tìm thấy lớp trầm tích mà gặp ngay lớp bazan. Nhà thiên văn Anh Kviring cho rằng lớp granit đáy Thái Bình Dương đã bị bóc đi. Năm 1948, ông đưa ra giả thuyết về một vật thể nhỏ có đường kinhý cỡ 15-20 km đã va vào Trái Đất và cắm tới độ sâu 1300km. Lúc đó Trái Đất còn là một khối nóng chảy nên một phần rất lớn vật chất bị bắn tung lên. Phần vụn nhỏ rơi trở lại, phần còn lại bay vào vũ trụ tạo thành Mặt Trăng
Gorge Darwin, con trai của Charles Darwin, cũng là một trong những người đầu tiên đưa ra ý tưởng "Trăng là con đẻ của Trái Đất" , nhưng ông cắt nghĩa bằng sự cộng hưởng giữa lực dao động riêng của Trái Đất và sức hút của Mặt Trời.
Theo ông ,cách đây 200 triệu năm , vì còn ở thể magma nóng chảy nên vỏ Trái Đất đàn hồi rất mạnh. Sức hút của Mặt Trời gây trên lớp vỏ ấy những đợt sóng địa triều dữ dội. Càng nguội , tần số dao động càng tăng . Cho đến khi dao động riêng của Trái Đất cộng hưởng với sóng địa triều và sau một thời gian cộng hưởng lâu dài thì một mảnh vỏ bị bật ra và như vậy chính Thái Bình Dương là cái nôi của Mặt Trăng
Hiện tượng một vật thể từ mặt đất bay vào vũ trụ có thể xảy ra ngay cả khi không có hiện tượng cộng hưởng trên :
Trên mặt đất , mỗi vật bất kì đều chịu 2 lực tác dụng: sức hút và lực ly tâm . trên xích đạo, lực ly tâm bằng 1/289 lần sức hút.
Lực ly tâm tỷ lệ với bình phương của vận tốc góc . Do vậy nếu trái đất quay nhanh hơn 17 lần thì lực ly tâm sẽ cân bằng với lực hút và các vật trên xích đạo sẽ mất hoàn toàn trọng lượng và dễ dàng bay vào vũ trụ.
Trước kia , Trái Đất có thể dã quay nhanh hơn cho đến khi tốc độ quay làm văng một mảnh vỏ ra tạo thành Mặt Trăng. Sau đó , chính mặt trăng đã gây ra những đợt sóng triều trong thạch quyển , khí quyển và thuỷ quyển kìm hãm tốc độ quay của trái đất .
Cứ 40 vạn năm độ dài ngày đêm của trái đất lại tăng thêm 1mn. Vào giữa 2 kỉ Cambri và Ordovic (500 triệu năm trước) , một ngày đêm chỉ dài hơn 20h và sau 1 tỷ năm nữa, mỗi ngày dài tới 31h một năm chỉ còn 283 ngày .
*******************
CẤU TẠO CỦA MẶT TRĂNG:
Nhờ các mẫu đất đá do các tàu Apollo đưa về, có thể chia đất đá thu được từ Mặt Trăng thành 4 dạng:
Đá phun trào cứng độ hạt trung bình , độ rỗng lớn: Gồm những mảnh vụn màu xám, rỗng , có khối lượng riêng 3,2g/cm3, kích thước hạt từ 0,2-3mm.
Đá phun trào rắn hạt nhỏ, độ rỗng nhỏ : Gồm những cục màu xám sẫm, rỗng , có khối lượng riêng 3,4g/cm3. Lỗ hổng bên trong có đường kính 1-3mm.
Dăm: Gồm những mảnhvụn nhiều thành phần kết lại. Chúng có màu xám và xám tối.
Cát và bột: Gồm cát, bụi màu xám, xám sẫm có đốm nâu hồng. Khối lượng riêng 3,1g/cm3.
Kết hợp việc nghiên cứu các mẫu đất đá do Apllo12 đem về và nghiên cứu về đặc tính quang học, cường độ phản xạ, độ phân cực ánh sáng và kết quả đo bức xạ gamma cho phép khẳng định rằng lớp đất đá bề mặt Mặt Trăng hoàn toàn giống với đá bazan. Kết quả phân tích các mẫu cho thấy trong các đá này có một lượng lớn các nguyên tố hiếm trên Trái Đất như Cr, Ti, Zr, một lượng nhỏ Sn, Bi, Na, K và một lượng rất ít Au, Ag
Nói chung , xét về dạng kết cấu vật chất cũng như thành phần hoá học, Mặt Trăng không có gì khác Trái Đất. Tuy nhiên, ở đây cũng có sự xuất hiện một số loại khoáng vật hoàn toàn không có trên Trái Đất mà đặc biệt nhất là ARMALCOLITE-loại khoáng vật có chứa nhiều Fe, Ti và Mg.
Con người có 4 nhóm máu : O, A, B, AB . Nhưng trước đây ta mới biết về hai ý nghĩa của nó là:
1. Để truyền máu khi cần. Cụ thể là: Nhóm máu O có thể truyền cho cả 4 nhóm (vị tha nhất) nhưng lại chỉ nhận được nhóm của mình là O. Ngược lại AB có thể nhận được cả 4 nhóm (vị kỷ nhất) nhưng chỉ truyền được cho nhóm của mình là AB. Còn 2 nhóm A, B thì vừa phải, nghĩa là nhận 2 và cho cũng 2, cụ thể là nhóm A nhận được A và O nhưng cũng cho được A và AB. Nhóm B nhận được B và O, cũng cho được B và AB.
2. Để phục vụ cho ngành pháp y trong vấn đề xác định, loại trừ tội phạm..., hiện khoa học đã tiến xa hơn bằng cách xác định bằng DNA (Deoxyribo Nucleic Acid). Nhưng gần đây các nhà khoa học Mỹ, qua những công trình nghiên cứu tỉ mỉ và rộng rãi đã cho biết thêm 2 ý nghĩa mới:
+ Biết được nhóm máu của mình để điều chỉnh cách sống sao cho tốt nhất.
+ Để phòng và chữa nhiều nhóm bệnh một cách hiệu quả nhất. Một công trình nghiên cứu trên 20.635 người gồm 15.255 nữ và 5.380 nam đủ mọi lứa tuổi đã cho tỷ lệ nhóm máu sau:
Nhóm máu
O....................khoảng 45-50%
A....................khoảng 33-38%
B....................khoảng 12%
AB..................khoảng 5%
Qua phân tích từng nhóm người có cùng nhóm máu, người ta có thể biết sơ bộ về cá tính con người:
- Nhóm O: Mạnh mẽ, tự tin, thẳng thắn, quyết đoán, vững vàng, nhẫn nại, có óc chiến lược, óc thực tiễn và logic, thích làm lãnh đạo, có tính hướng ngoại, thỉnh thoảng hay ghen.
- Nhóm A: Có xu thế hướng nội, nhạy cảm, mãnh liệt, ưa toàn thiện, thích sáng tạo, hoài cổ, tính tình bảo thủ.
- Nhóm B: Có tính độc lập trong suy nghĩ, linh hoạt, có óc tổ chức, dễ cảm thông với mọi người nhưng dễ tự phát, tự cao, tự mãn.
- Nhóm AB: Thụ động, vị kỷ, thích riêng biệt, xa cách mọi người, yên tỉnh, sâu kín, trung gian giữa hướng ngoại và nội, cũng nhạy cảm và có trực giác tốt nhưng phản ứng chậm. Ít khoan dung và mô phạm.
Ngoài ra thông qua nhóm máu, cũng có thể biết sơ bộ về khả năng mắc bệnh.
Ví dụ về các loại bệnh ung thư:
- Nhóm O: Ít có nguy cơ, ít bị ung thư, tỷ lệ mắc và tử vong thấp, biến chứng chậm.
- Nhóm A: Có nguy cơ cao, dễ bị ung thư nhất, tỉ lệ mắc và tử vong cao, biến chứng nhanh.
- Nhóm B: Gần giống nhóm O, trừ khi có bệnh mang tính di truyền theo gia đình .
- Nhóm AB: Tương tự nhóm A, nghĩa là nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao hơn .
Ngoài ra: Người nhóm máu AB: Tỷ lệ người bị bệnh tăng huyết áp ở những người có nhóm máu AB cao hơn so với các nhóm máu khác. Những người nhóm máu này thường có thân hình béo mập, cổ ngắn, kích thước ngực lớn. Những người này thường có nguy cơ tim mạch cao.
Những người nhóm máu O có thể mắc bệnh về tiêu hóa và dạ dày
Những người nhóm máu B dễ bị virus tấn công hệ thần kinh và miễn dịch
.v.v.....
Khoa học có thể giải thích nhiều hiện tượng kỳ lạ, tuy nhiên cũng có một số bí ẩn vẫn chưa được giải mã. Tạp chí Livescience hôm qua (22-1) vừa bình chọn top 10 hiện tượng khoa học bí ẩn. Trong số các hiện tượng này, một số hiện tượng có thể sẽ được giải thích đầy đủ một ngày nào đó, một số đã được làm sáng tỏ một phần.
1. Tiếng động ở Taos
Một số cư dân và du khách ở thành phố nhỏ bé Taos, New Mexico đã rất bực mình và đau đầu bởi một âm thanh tần số thấp khó chịu và bí ấn ở đây. Kỳ quặc là chỉ có 2% cư dân ở Taos cho biết họ nghe thấy âm thanh này. Những người này mô tả nó nghe như tiếng kêu vo vo, rì rầm, nhưng các nhà tâm lý học, các nhà tự nhiên, các nhà siêu tự nhiên lại không thể xác định được nguồn gốc phát ra âm thanh.
2. Bigfoot
Hàng chục năm qua, những con thú to lớn trông như con người, có lông được gọi là Bigfoot (quái vật chân to) thỉnh thoảng lại được các nhân chứng trên khắp nước Mỹ kể lại. Tuy nhiên không có một Bigfoot đơn lẻ nào được tìm thấy.
Đến nay khoa học vẫn chưa thể chứng minh được sự tồn tại của những con vật tương tự như Bigfoot và quái vật hồ Loch Ness, và có lẽ những sinh vật bí ấn này vẫn còn tiếp tục tránh xa những ánh mắt tò mò.
3. "Giác quan thứ sáu"
Tất cả chúng ta đều ít nhiều đã từng trải qua cái gọi là trực giác hay "giác quan thứ sáu". Theo các nhà tâm lý học, tiềm thức con người thu nhặt thông tin về thế giới xung quanh chúng ta, dẫn đến chúng ta có cảm giác hoặc biết được thông tin mà không thể biết chính xác hoặc giải thích được vì sao chúng ta biết.
Tuy nhiên nhiều trường hợp trực giác khó có thể chứng minh hoặc nghiên cứu, và yếu tố tâm lý có thể chỉ là một phần của câu trả lời này.
4. Những vụ mất tích bí ẩn
Con người "biến mất" với nhiều lý do khác nhau. Đa số chạy trốn. Một số gặp tai nạn. Một số bị bắt cóc hoặc bị giết. Tuy nhiên đa số họ cuối cùng cũng được tìm thấy. Tuy nhiên cũng có một số người biến mất không để lại dấu vết, và điều này đã đặt một dấu chấm hỏi lớn trong giới khoa học.
5. Hồn ma
Nhiều người cho biết họ nhìn thấy sự xuất hiện của những người thân hay người lạ như những bóng mờ ảo. Mặc dù không có bằng chứng cho thấy có sự tồn tại của các hồn ma, nhiều người vẫn tiếp tục nói họ nhìn thấy, chụp ảnh, thậm chí là giao tiếp được với các hồn ma.
Những người điều tra hồn ma hy vọng một ngày nào đó người chết có thể tiếp xúc với người sống, và đưa ra câu trả lời cuối cùng cho hiện tượng bí ẩn này.
6. Déjà vu
Déjà vu là một cụm từ tiếng Pháp có nghĩa "đã nhìn thấy". Trong trường hợp này nó đề cập đến cảm giác bí ẩn, bối rối, khó xử... khi trải qua một tình huống đặc biệt trước đó.
Chẳng hạn, một phụ nữ có thể đi vào một căn nhà ở một đất nước mà bà chưa bao giờ tới, và cảm thấy nó thật thân thiết với mình. Các nhà tâm lý có thể đưa ra nhiều giải thích theo chủ nghĩa tự nhiên, tuy nhiên nguyên nhân cuối cùng của hiện tượng này vẫn còn là một bí ẩn.
7. UFO
Hiện nay, trung bình mỗi ngày có hàng trăm thông tin về những vật thể lạ không xác định (UFO), 99% trong số này có thể giải thích bằng các yếu tố tự nhiên hay kỹ thuật, 1% còn lại vẫn là những điều bí ẩn.
8. Gần cái chết và cuộc sống sau khi chết
Nhiều người đã từng ở gần cái chết và một số người cho biết họ đã trải qua những thời khắc bí ẩn khác nhau, như: đang đi ngang một đường hầm thì xuất hiện luồng ánh sáng và họ cảm thấy đang hợp nhất với những người thân yêu, một cảm giác bình yên... và những điều này có thể ám chỉ họ sắp chết.
Tuy nhiên những người theo chủ nghĩa hoài nghi cho rằng những khoảnh khắc này là hoàn toàn tự nhiên và là những ảo giác của bộ não bị chấn thương.
9. Khả năng tâm linh và năng lực dự báo
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra những người được cho là có khả năng tâm linh, và các kết quả nghiên cứu đã phủ định hoặc khá mơ hồ về hiện tượng này.
10. Mối liên quan giữa trí óc và cơ thể
Khoa học y khoa chỉ mới bắt đầu hiểu cách thức trí óc ảnh hưởng đến cơ thể. Chẳng hạn tác dụng của giả dược cho thấy con người trong một khoảng thời gian nào đó có thể giảm nhẹ các cơn đau bằng cách nghĩ rằng biện pháp chữa trị này có hiệu quả, mặc dù trên thực tế nó không có hiệu quả y học nào.
Trái đất đảo cực - Ngày tận thế
Lõi trái đất tạo ra từ trường.
Từ trường Trái đất bị đảo cực - cực Nam trở thành cực Bắc và ngược lại - là một sự kiện lớn và đáng sợ do nó có thể gây ra nhiều thảm hoạ cho các loài sinh vật. Tuy vậy, theo các nhà khoa học, quá trình này mất chừng 7.000 năm mới hoàn tất.
Từ trường Trái đất đảo cực lần cuối cùng cách đây chừng 780.000 năm, xảy ra khi dòng sắt nóng chảy di chuyển quanh lõi ngoài của Trái đất thay đổi hình thái. Chính dòng chất lỏng này, ở độ sâu cách mặt đất 3.000-5.000km, sinh ra từ trường. Cường độ của từ trường giảm trong một thời gian trước hai cực mới được thiết lập trở lại. Tuy nhiên, giới khoa học không biết thời gian đó - thời kỳ chuyển tiếp - kéo dài bao lâu và chỉ đưa ra con số dự đoán từ vài nghìn năm cho tới 28.000 năm.
Nhà nghiên cứu Braford Clement đã giải quyết vấn đề trên bằng cách phân tích dữ liệu từ 30 mẫu trầm tích. Những trầm tích này được khoan từ đáy hồ hoặc đáy biển ở nhiều kinh độ và vĩ độ trên thế giới. Khoáng chất từ các địa điểm đó rõ ràng ghi lại từ trường khi trầm tích trong nước chậm chạp cứng lại thành đá. Kết quả cho thấy phải mất trung bình khoảng 7.000 năm hai cực từ mới được thiết lập trở lại.
Mặc dù vậy, thời gian đảo ngược cực từ xảy ra nhanh hơn ở đường xích đạo (chừng 2.000 năm) và lâu hơn ở gần hai cực (11.000 năm). Theo Braford, nguyên nhân là khi không có từ trường chính Nam - Bắc, lõi của Trái đất hình thành một từ trường thứ cấp, yếu hơn. Từ trường này có nhiều cực mini ở bề mặt. Cuối cùng khi hai cực chính được thiết lập lại, từ trường thứ cấp biến mất.
Tuy nhiên, không một ai biết điều gì sẽ xảy ra với cuộc sống trên Trái đất nếu từ trường Trái đất bị đảo cực. Nhiều người cho rằng sự kiện đó giống như ngày tận thế. Nhiều khía cạnh đời sống sẽ bị đảo lộn bởi cả con người và động vật phải phụ thuộc vào la bàn để đi lại. Từ trường là lá chắn bảo vệ Trái đất khỏi các vụ nổ bức xạ nguy hiểm từ Mặt trời. Mất đi lá chắn bảo vệ vô hình này sẽ làm cho con người tiếp xúc nhiều hơn với bức xạ. Các hạt từ Mặt trời sẽ lao vào thượng tầng khí quyển, làm ấm nó và có tiềm năng thay đổi khí hậu.
Trong năm 2002, nhiều người đã hoảng hốt sau khi nhà địa vật lý người Pháp Gauthier Hulot phát hiện từ trường Trái đất đang suy yếu gần hai cực. Hiện tượng này có thể được diễn giải là tín hiệu đầu tiên của quá trình đảo ngược cực từ đang tới gần. Đảo ngược cực từ dường như diễn ra ngẫu nhiên về thời gian và không thể dự đoán được. Thời gian giữa những lần đảo ngược cực từ có thể là 20.000-30.000 năm và cũng có thể lên tới 50 triệu năm.
Hành tinh nào có thể dung nạp sự sống?
Các chuyên gia vũ trụ Mỹ cam kết chuyến bay có người lái lên sao Hỏa sẽ được thực hiện vào năm 2018, còn việc xây dựng trạm không gian trên mặt trăng sẽ bắt đầu từ năm 2015. Đích của chương trình là đưa con người định cư trên các hành tinh. Hãy xem thiên thể nào trong thái dương hệ phù hợp với mục tiêu đó.
Sao Hoả
Trước hết cần biết rằng, trở ngại chính cho việc chinh phục sao Hỏa không phải là sự thiếu vắng bầu khí quyển mà ở chỗ hành tinh này không có vành đai phóng xạ Van Allen, vốn như một lớp áo giáp bảo vệ trái đất trước những loại tia vũ trụ. Các nhà khoa học chẳng lạ gì những cơn bùng phát proton của mặt trời hoặc bão từ tác động ghê gớm như thế nào đối với con người, nhưng may thay, khí quyển và vành đai Van Allen đã ngăn chặn và làm giảm đến 95% tác hại của chúng trên đường tới mặt đất. Còn sao Hỏa thì hoàn toàn không được bảo vệ bởi bất cứ tấm lá chắn nào - ở trên đó, con người hoàn toàn trơ trọi trước sức tấn công của các loại tia khủng khiếp đến từ hàng tỷ thiên hà trong vũ trụ. Vì thế, theo các nhà khoa học, muốn tồn tại trên sao Hỏa, con người chỉ có thể chui sâu xuống lòng đất hoặc sống trong những bongke đủ sức ngăn cản tia vũ trụ.
Ở vùng xích đạo sao Hỏa, nhiệt độ dao động từ -15 đến 15 độ C. Lực hút của hành tinh này chỉ bằng 1/3 lực hút trái đất song lại lớn gấp đôi lực hút của mặt trăng. Dĩ nhiên đi bách bộ trên sao Hỏa thật dễ chịu vì bước đi của chúng ta sẽ rất nhẹ nhàng, nhưng sẽ ra sao khi không có khí quyển hoặc khí quyển chỉ đậm đặc những thứ khí chết người? Đã có lúc người ta nghĩ đến chuyện vận chuyển không khí từ Trái đất lên sao Hỏa, song lập tức hiểu ra đó là một ý nghĩ điên rồ.
Nói vậy không có nghĩa con người hoàn toàn tuyệt vọng. Về nguyên tắc, có thể tạo nên khí quyển từ nước trên sao Hỏa. Dĩ nhiên nếu thực hiện được việc này, cũng phải mất một khoảng thời gian rất dài, ít nhất là hàng chục thế hệ. Nhưng người Hà Lan chẳng từng kiên trì đắp đê ngăn biển hàng nghìn năm liên tục đó sao? Lại còn có ý tưởng táo bạo là chuyển không khí từ sao Kim sang sao Hỏa bằng năng lượng laser! Vẫn biết do tia laser sẽ phân tán trên quãng đường quá dài, vì vậy phần lớn phân tử khí sẽ tan ra, nhưng chỉ cần một lượng cực nhỏ trong số không khí được di dời đến đích cũng là quá đủ.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng nước từ những sao chổi bay lang thang vô định trong vũ trụ, bằng cách dùng tia laser bắn phá nhân sao chổi, biến nó thành khối hơi lạnh vũ trụ và buộc nó di chuyển về hướng cần thiết. Mỗi ngôi sao chổi "bị bắn rụng" có kích thước trung bình cũng cho một lượng nước tương đương Địa Trung Hải, và chỉ cần đưa được từ đó một lượng tương đương hồ Baikan lên bề mặt sao Hỏa là đã thành công. Mà sao chổi trong thái dương hệ thì nhiều vô kể, chỉ trong vành mây bụi xung quanh Diêm vương tinh thôi cũng đã có đến vài trăm.
Sao Kim
Sao Kim, láng giềng của chúng ta trong hệ mặt trời, còn giống trái đất hơn là sao Hỏa nhưng vì nhiều lý do mà hiện tại chưa ai bàn đến chuyện chinh phục nó. Lực hút của sao Kim tương đương lực hút trái đất. Hành tinh này cũng có khí quyển, nhưng đậm đặc những loại khí độc, với áp suất cao gấp 100 lần áp suất khí quyển trái đất. Nhiều nhà khoa học cho rằng chinh phục sao Kim nhanh hơn, dễ hơn chinh phục sao Hỏa. Chẳng hạn, nhà vật lý thiên văn người Mỹ Carl Sagan khẳng định có thể gieo cấy trên sao Kim các loại rong tảo biển, vốn có khả năng liên kết tốt khí nitơ, hấp thu khí carbonic và nhả ôxy. Theo tính toán của Sagan, trong điều kiện không có sự cạnh tranh của các vi sinh vật, cuộc tấn công sinh học lên sao Kim sẽ kết thúc thắng lợi một cách chóng vánh. Về lý thuyết như vậy, còn thực tế thì sao? Việc phủ xanh sao Kim xem ra vẫn tiềm ẩn những điều bất trắc, chẳng hạn làm sao kiểm soát quá trình đó? Sau đội quân tiên phong rong tảo đơn bào, sẽ đến lượt loại thực vật nào, rồi sau đó sẽ đến lượt loại nào nữa?... Bất cứ sai lầm nào cũng phải trả giá đắt. Khí quyển, thủy quyển, sinh quyển của cả một hành tinh không phải là chuyện đơn giản như nồi xúp, nếu nấu hỏng thì có thể đổ xuống cống.
Đến lượt sao Thủy, người đầu tiên và cho đến nay vẫn là duy nhất bàn đến việc chinh phục hành tinh này là Tsionkovski, người được mệnh danh là "ông tổ của ngành tên lửa vũ trụ". Từ năm 1926, trong cuốn Nghiên cứu khoảng không vũ trụ bằng các thiết bị phản lực của mình, ông đã lập biểu đồ chinh phục vũ trụ. Về nguyên tắc, không thể tạo ra khí quyển trên sao Thủy. Hành tinh này luôn hướng một mặt về phía mặt trời, vì vậy chênh lệch nhiệt độ giữa hai nửa của nó có thể thổi bay bất cứ thứ khí nào trên mặt mặt (ở phía hướng về mặt trời, nhiệt độ cao khủng khiếp, còn hướng ngược lại là độ 0 tuyệt đối). Ý định sinh sống trên sao Thủy là hoàn toàn vô nghĩa.
Còn sao Mộc, sao Thổ, Hải vương và Thiên vương chỉ là những hành tinh dạng khí, không phù hợp cho sự sống, chưa kể trên những hành tinh khổng lồ, lực hút có thể làm bẹp dúm bất cứ vật gì, kể cả con người.
Những sự kiện trong lịch sử xa xưa
Vật thể lạ xuất hiện trên bầu trời và trên mặt đất đã được ghi nhận nhiều lần trong lịch sử.
Cuốn kinh Cựu Ước Ezekiel đã mô tả hình ảnh tựa như sự lên xưống của một vật thể trên bầu trời với khói và các bánh xe lồng vào nhau.
Trong suốt thời kỳ ngự trị của Pharaoh Thutmose III khoảng những năm 1450 trước công nguyên, đã lời mô tả về nhiều "vòng tròn lửa" sáng hơn cả mặt trời, kích thước chừng 5 mét xuất hiện trong nhiều ngày . Cuối cùng chúng biến mất sau khi bay cao lên trời.
Nhà thơ La Mã Julius Obsequens đã viết như thế này vào năm 99 trước công nguyên : "ở Tarquinia lúc chạng vạng tối, một vật thể tròn giống một khối cầu, một cái khiên tròn, bay lên bầu trời từ hướng tây sang hướng đông".
Quân đội của Alexander Đại đế năm 329 TCN khi băng qua một con sông để tới Ấn Độ đã từng nhìn thấy "hai cái khiên bằng bạc" trên bầu trời. Năm 322 trước công nguyên, khi Alexander đang vây hãm Tyre ở Phoenicia, một "cái khiên bằng bạc" khác lại chuyển động theo dạng tam giác nhỏ hơn "những cái khiên" đã xuất hiện.
Trong những ghi chép La Mã cổ thỉnh thoảng cũng đề cập đến "những cái khiên" hay thậm chí "những tên lính" được nhìn thấy trên bầu trời.
Ngày 24 tháng 11 năm 1235, đại tướng Yoritsume và quân lính nhìn thấy những quả cầu sáng bay theo đội hình bất thường trên bầu trời ban đêm gần Kiyoto, Nhật Bản. Quân sư của ông nói rằng ông đừng bận tâm -- đó chỉ đơn thuần là gió thổi làm các ngôi sao đung đưa mà thôi
Một bản báo cáo riêng đã được dâng lên Nhật hoàng, và những sự xuất hiện khác cũng xảy ra tương tự ở Nhật Bản vào năm 1361.
Ngày 14 tháng 4 năm 1561, bầu trời vùng Nürnberg bị che phủ bởi nhiều vật thể hình khối trụ và cầu, hệt như một trận chiến trên không trung. Sự kiện này đã được hàng trăm người làm chứng, nó cũng giống như sự kiện ở Basel năm 1566, khi mà vô số quả cầu đen, cháy sáng rực xuất hiện.
Những hiện tượng đó thường được gán cho là điềm báo tương lai hoặc tôn giáo, thiên thần. Một số nhà nghiên cứu hiện nay tin rằng chúng tương đồng với các báo cáo UFO thời hiện đại.
Những báo cáo đầu tiên vào thời hiện đại
Trước khi thuật ngữ "đĩa bay" và "UFO" ra đời, có rất nhiều báo cáo về những hiện tượng trên không trung không kỳ lạ, không thể nào xác định được, từ giữa thế kỷ 19 tới đầu thế kỷ 20.
Tháng 7 năm 1868 được coi là báo cáo lần đầu tiên trong thời hiện đại về UFO, ghi nhận ở thành phố Copipapo, Chile.[6]
Ngày 25 tháng 1 năm 1878, nhật báo Denison đăng tin một nông dân địa phương là John Martin đã nhìn thấy một vật thể rất lớn, tối, hình tròn giống như một cái khí cầu bay với tốc độ "kinh khủng".
Ngày 17 tháng 11 năm 1882, nhà thiên văn E.W.Maunder của đài thiên văn Greenwich mô tả trên báo cáo quan sát "một vị khách từ bầu trời" với "dạng đĩa", "hình cá đuối". Nó có nhiều đặc điểm khác so với một quả sét hòn. Nhiều năm sau, Maunder viết rằng nó trong y hệt khí cầu Zeppelin. Vật thể lạ đó cũng được nhiều nhà thiên văn châu Âu quan sát thấy.
Năm 1896-1897, những con tàu bay bí ẩn được ghi nhận ở Mỹ, mặc dù một vài trong số các báo cáo này ngày nay đã biết là do những trò đùa cố ý. Bí ẩn đĩa bay cũng xuất hiện ở Anh trong suốt Thế chiến thứ nhất. Nó được cho là những khí cầu do thám của Đức trước khi tham chiến trên bộ. Nỗi sợ hãi tương tự cũng có ở New Zealand và Australia năm 1909.
Có rất nhiều báo cáo về những con tàu biết bay bí ẩn ở các nước vùng Scandinavia vào những năm 1930. Ở châu Âu, suốt Thế chiến thứ hai, "Foo-fighter" (những quả bóng sáng chói trong đêm tối đuổi theo máy bay) được phi công của cả phe Đồng Minh và phe Trục báo cáo. Năm 1946, có một "làn sóng" xôn xao về những chứng kiến "những quả rocket ma" xuất hiện trên bầu trời vùng Scandinavia.
Giai đoạn UFO hiện đại bắt đầu với sự kiện thương gia người Mỹ Kenneth Arnold khẳng định rằng mình đã tận mắt trông thấy UFO gần đỉnh Rainier, Washington. Arnold nói rằng ông ta đã nhìn thấy chín vật thể bay với "tốc độ không thể tin nổi" và ở độ cao ít nhất cũng phải 10.000 ft (3.000 m). Tuy nhiên, những UFO mà Arnold miêu tả chưa hoàn toàn đúng là dạng đĩa, ông ta miêu tả sự chuyển động của nó tương tự như cái đĩa nhảy vụt lên khỏi mặt nước, đó là nguồn gốc của thuật ngữ đĩa bay.
Một bước tiến quan trọng tron lĩnh vực UFO xuất hiện năm 1970 với sự xuất bản của cuốn sách Chariots of the Gods của Erich von Däniken. Cuốn sách nói rằng sinh vật ngoài Trái Đất đã từng viếng thăm Trái Đất hàng nghìn năm trước, đồng thời giải thích rất nhiều hình ảnh "giống UFO" từ nhiều tư liệu khảo cổ "bí ẩn không thể giải thích nổi" (chẳng hạn các kim tự tháp Ai Cập). "Giả thuyết những nhà du hành vũ trụ cổ xưa" đã truyền cảm hứng cho nhiều người đọc, mở ra các suy diễn tiếp theo, trong đó có một quyển sách là "Kinh thánh và đĩa bay" (The Bible and Flying Saucers) của Barry Dowing, đã làm sáng tỏ nhiều hiện tượng huyền thoại kỳ ảo trên không trung được ghi lại trong Kinh Thánh mà thực tế có thể là dấu vết sự tiếp xúc với sinh vật ngoài Trái Đất. Có nhiều giả thuyết cho rằng sinh vật ngoài Trái Đất đã hỗ trợ cho quá trình tiến hóa của loài người.
Từ nguyên
Ngày 25 tháng 1 năm 1878, nhật báo Deninson viết rằng John Martin, một nông dân địa phương, ngày hôm trước đã báo cáo về sự kiện mình nhìn thấy một vật thể to, đen, dạng đĩa bay giống với cái khí cầu đang bay "với vận tốc kinh khủng", và cũng sử dụng từ "cái đĩa" để miêu tả vật thể bay không xác định. Khoảng 70 năm sau đó, năm 1947, phương tiện truyền thông sử dụng thuật ngữ "đĩa bay" để miêu tả những vật thể bay không xác định như Kenneth Arnold đã thấy.
Chín vật thể mà Kenneth Arnold đã nói tới chưa hẳn là có hình dạng "đĩa bay". Arnold lúc đầu miêu tả và vẽ hình tám vật thể mỏng, phẳng, phía đầu thuôn tròn còn phía sau vát cụt trở thành một điểm. (Xem Kenneth Arnold để thấy hình vẽ và các miêu tả chi tiết). Hình vẽ vật thể thứ chín, có phần to hơn, dạng boomerang hoặc hình lưỡi liềm. Dù sao đi nữa, nhiều năm sau, Arnold đã đề nghị sửa cụm từ "giống một cái đĩa" thành "đĩa bay".
Trong tiếng Anh, một thuật ngữ khác cũng được các phương tiện truyền thông quen sử dụng là "flying disks" cũng như "flying saucer".
Giữa năm 1950, một khảo sát cho thấy thuật ngữ "đĩa bay" đã ăn sâu vào trong ngôn ngữ bình thường ở Mỹ. 94% số người được hỏi cho là đã quá quen thuộc với nó, và nó xuất hiện thường xuyên trong tin tức, khá nổi tiếng, vượt trên cả universal military training (75%), bookie (người đánh cược ngựa chuyên nghiệp) (67%), hay cold war (chiến tranh lạnh) (58%).
"Đĩa bay" là thuật ngữ thông dụng dùng cho hầu hết mọi vật thể bay không xác định trên không trung suốt từ cuối thập niên 1940 đến thập niên 1960, thậm chí ngay cả khi chúng không thật sự có dạng đĩa. Thuật ngữ này càng trở nên phổ biến hơn vào cuối thập niên 1960. Việc sử dụng "UFO" thay cho "đĩa bay" được đề nghị lần đầu tiên năm 1952 bởi Edward J.Ruppelt - chủ biên Project Blue Book của không quân Hoa Kỳ, ông ta cảm thấy "đĩa bay" không đủ khả năng nắm bắt mọi khác biệt trong các hiện tượng đang nói tới. Đề nghị của ông ta nhanh chóng được lực lượng không quân chấp nhận.
Thuật ngữ UFO đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận về ngữ nghĩa. Những người hoài nghi cho rằng "UFO" chỉ đơn giản nghĩa là vật thể "không xác định" khi quan sát chứ không phải là không thể giải thích được, như vậy thì ít liên quan đến sự sống ngoài Trái Đất. Ngược lại, có nhà nghiên cứu lại cho rằng thuật ngữ trên hoàn toàn đã giới hạn trong những gì nhìn thấy, mở ra đòi hỏi phải nghiên cứu tiếp, đặt ra thách thức cho những lời giải thích thông thường.
Trong qui chế của không quân Mỹ năm 1954, có định nghĩa về UFOB (Undentified Flying Obbject) là các vật được chuyên chở bằng máy bay trong những nhiệm vụ, có tính khí động học hoặc có những điểm đặc biệt, không chuyên dụng cho máy bay, tên lửa hiện hành, không được nhận diện chính xác như các loại thông thường, hơn nữa UFOB dành riêng cho mục đích bí mật quốc gia và chắc chắn "mang tính chất chuyên môn". Rõ ràng UFBO không thể áp dụng để giải thích những sự kiện nhìn thấy UFO, chẳng hạn hiện tượng ảo giác tự nhiên hay vật thể nhân tạo, ngoại trừ, có lẽ máy bay chưa từng được biết đến có nguồn gốc từ nước khác.
Như vậy, chữ "U" trong UFO, thay vì "không xác định (unidentified) thì thích hợp hơn phải là chưa thể giải thích được (unexplained) hay bất thường (unconventional).
Trong tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp, thuật ngữ tương ứng với UFO là OVNI (tiếng Tây Ban Nha: Objeto Volador No Identificado; tiếng Bồ Đào Nha:Objeto Voador Não Identificado; tiếng Pháp: Objet Volant Non Identifié).
phát âm
Ruppelt đề nghị rằng "UFO" nên được phát âm thành một từ - "you-foe". Điều này chỉ phổ biến ở Anh, còn ở Mỹ, người ta thích đọc theo cách viết tắt hơn, rõ từng chữ một: "U.F.O.". Nhà vật lý Eward Condon đề nghị nên phát âm là "ooh-foe", song điều này hầu như bị bác bỏ.
UFO và văn hóa
Không cần đợi đến những lời giải thích cuối cùng, UFO đã trở thành một hiện tượng văn hóa toàn thế giới. Kể từ giữa những năm thập niên 1900, UFO đã là một chủ đề rộng rãi của nhiều cuốn sách, điện ảnh, bài hát, phim tài liệu và các phương tiện truyền thông khác. Chủ đề UFO là chủ đề phổ biến sớm nhất trên phương tiện truyền thông máy tính. Hàng triệu người có những mức độ ưa thích khác nhau về chủ đề này.
UFO đóng một phần vai trò trong du lịch, chẳng hạn ở Roswell, New Mexico, nơi một UFO có thể bị rơi vào năm 1947. (Xem sự kiện UFO ở Roswell.)
Một báo cáo thống kê năm 1996 chỉ ra rằng 71% người Mỹ tin rằng chính phủ đang che dấu thông tin về UFO. Một kết quả báo cáo khác năm 2001 nói rằng 33% số người được hỏi tin rằng "người ngoài Trái Đất đã từng viếng thăm Trái Đất một vài lần trong quá khứ". Hai kết quả khảo sát dường như đã làm lộn xộn và mâu thuẫn khi xem xét rằng chỉ có giả thuyết sự sống ngoài Trái Đất mới là lời giải thích cho UFO.
Năm 2002, khảo sát do kênh truyền hình Sci Fi thực hiện cho kết quả tương tự nhưng tăng thêm số người tin UFO là khí cụ bay ngoài Trái Đất. Lại có khoảng 70% cảm thấy chính phủ không chia sẻ mọi thông tin mà họ biết về UFO và sự sống ngoài Trái Đất. 56% nghĩ UFO là thật và 48% tin UFO đã từng viếng thăm Trái Đất. Dường như người càng trẻ lại càng có niềm tin đó.
UFO và khoa học
UFO học là ngành khoa học khảo sát, nghiên cứu các báo cáo, nhân chứng về UFO.
Trong khi đa số muốn lờ đi chủ đề này thì một số khác, trong đó có những người không chuyên nghiệp và một vài nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Chất lượng nghiên cứu của những người không chuyên nghiệp lại rất không đồng đều.
Có một lỗi phổ biến khi cho rằng chỉ có một câu hỏi duy nhất được đặt ra trong chủ đề này là liệu sự xuất hiện của UFO có phải là đại diện cho sinh vật có trí tuệ ngoài Trái Đất hay không (như thế sẽ làm thu hẹp lĩnh vực này và hạn chế tranh luận). Đặt tính xác đáng vật lý của UFO ra một bên, khi nghiên cứu UFO trong lĩnh vực văn học dân gian và nhân chủng học thì ít nhất cũng có thể tìm thấy những khám phá mới trong lĩnh vực tâm lý học (cá thể và xã hội).
Từ cuối thập niên 1940, mọi người trên khắp thế giới đã trở nên quen thuộc với báo cáo về UFO. Các báo cáo có phạm vi rộng lớn với nhiều trường hợp, gồm có các hành tinh, ngôi sao, hệ thống sắp xếp các đám mây, sét hòn, trò đùa cố ý, thử nghiệm máy bay chiến đấu, ảo giác và tàu vũ trụ của sinh vật ngoài Trái Đất. Bất chấp số lượng lớn các báo cáo và sự chú ý của dư luận, cộng đồng khoa học rất ít quan tâm đến UFO. Một phần là do trên thực tế không có những quỹ hỗ trợ cộng đồng hay chính phủ nhằm trợ giúp việc nghiên cứu UFO.
UFO là chủ đề của nhiều nghiên cứu khác nhau trong suốt nhiều năm và đang được mở rộng phạm vi sang khoa học chính xác. Một số cơ quan chính phủ và quân đội của Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp, Thụy Điển, Bỉ, Brasil, Mexico, Tây Ban Nha và Liên bang Xô Viết đã nhiều lần đưa ra các báo cáo nghiên cứu UFO. Mặc dù gặp vô cùng bối rối trong nhiều trường hợp, song không chính phủ nước nào dám công khai đề xuất rằng UFO đại diện cho dạng sinh vật có trí tuệ ngoài Trái Đất.
Bất chấp nhiều trường hợp không giải thích được, ý kiến nói chung của cộng đồng khoa học là có thể tất cả mọi chứng kiến về UFO, về cơ bản là kết quả do nhầm lẫn khi quan sát hiện tượng tự nhiên hay nhân tạo, trò đùa cố ý hoặc hiện tượng tâm lý như ảo giác hoặc bệnh lý trong giấc ngủ (thường giải thích hiện tượng thấy bị người ngoài Trái Đất bắt cóc). Thống kê của lực lượng Không quân Hoa Kỳ cho biết những giải thích như thế chỉ chiếm 1% trong tổng số các trường hợp. Song vẫn còn nhiều giảng viên, giáo sư cảm thấy chủ đề này thật là lãng phí thời gian, các chứng cứ thiếu độ tin cậy.
Mặc dù vậy, cũng có ít giáo sư, giảng viên đang tự nghiên cứu chủ đề này. Theo một cuộc khảo sát, do việc ít tìm hiểu, nghiên cứu chủ đề đã làm tăng số người theo phe phản đối, đồng thời tạo nên một xu hướng "không chịu chấp nhận".
Có lẽ giả thuyết nổi trội hơn cả giữa những người ủng hộ là giả thuyết sinh vật ngoài Trái Đất viếng thăm mặc dù giả thuyết huyền bí về UFO cũng có khi được đưa ra.
Những lý do khác được trích dẫn, thể hiện thái độ coi thường của cộng đồng khoa học về chủ đề này:
Lý luận rằng sinh vật ngoài Trái Đất không thể có lúc đó bởi lẽ khoảng cách và năng lượng đòi hỏi cho việc di chuyển qua không gian, giữa các hành tinh trong thời gian hợp lý (theo như các định luật vật lý đã biết hiện nay).
Nhiều báo cáo không đáng tin cậy hoặc thiếu thỏa đáng về mặt vật lý nói riêng và khoa học nói chung.
Nhiều hoàn cảnh có thể dẫn đến nhầm lẫn khi quan sát vật thể thông thường, chẳng hạn khi nhìn qua một khoảng cách trên bầu trời - cách tiếp cận như thế có thể gây nên ấn tượng mạnh ngay từ cái liếc nhìn ban đầu.
Sự cảm tính nói chung bao trùm khắp chủ đề, trong đó có thể kể đến cách nhìn nhận của nhiều người nghiên cứu nghiệp dư thiếu những trang bị kiến thức khoa học đúng đắn.
Nhiều nhà khoa học đồng ý rằng hình ảnh tàu vũ trụ của sinh vật ngoài Trái Đất là không có thật, lại có ý kiến cho rằng thái độ báo cáo thiếu suy luận cá nhân mà chỉ hiểu được nguyên theo giả thuyết đó. Tại sao, ví dụ, hiện tượng xuất hiện với tần số lớn trong hàng thập kỷ mà lại không thấy nỗ lực cố gắng của sinh vật ngoài Trái Đất nhằm thể hiện sự xuất hiện mơ hồ của chúng? Hay là, nếu một nền văn minh ngoài Trái Đất đã dự định vẽ bản đồ hoặc khảo sát Trái Đất, như giả thuyết, tại sao nó phải thực hiện trong thời gian dài đến thế, trong khi với kỹ thuật của chúng lúc nay, chẳng hạn vệ tinh, có thể làm việc đó rất nhanh chóng.
Phần nhiều trong số lý lẽ nghi ngờ chỉ dựa vào việc đoán chừng, giả thuyết về ý đồ và kỹ thuật của sinh vật ngoài Traí Đất. Tại sao chúng phải che dấu sự tồn tại của chúng? Tại sao mối quan tâm của chúng chỉ hạn chế hướng vào các quan sát vật lý đơn giản? Tại sao việc di chuyển giữa các hành tinh gần như không thể, tóm lại, về căn bản chỉ biết thừa hận kỹ thuật và khoa học của chúng hiện đại, cao cấp hơn nhiều so với nhân loại ngày nay.
Một số lý lẽ thiếu sự hiểu biết. Rất nhiều các hiện tượng, ví dụ "ánh sáng kỳ lạ trên bầu trời", có thể dễ dàng là do nhầm lẫn đơn giản, còn cấu trúc vật thể thay đổi ở mức độ hẹp, thường do hiệu ứng vật lý (xem ở dưới).
Theo một cuộc khảo sát chính thức năm 1977 của Hiệp hội Thiên văn Hoa Kỳ (American Astronomical Society) thì đa số người trả lời (1356 người, hơn một nửa số thành viên cơ quan) nghĩa UFO xứng đáng được nghiên cứu và tỏ ý muốn đóng góp thời gian và chuyên môn cho cho việc nghiên cứu, cụ thể:
53% cảm thấy UFO chắc chắn hoặc có thể là một chủ đề đáng được nghiên cứu khoa học trong tương lai, đối lập với 20% cảm thấy chắc chắn hay có lẽ không phải vậy.
80% bày tỏ thiện chí đóng góp trong việc giải đáp bí ẩn UFO.
Việc thiếu kiến thức đã làm cho những người theo phe phản đối thiếu ham muốn nghiên cứu. Chỉ 29% trong số người dành ít hơn 1 giờ để đọc chủ đề cảm thấy nghiên cứu sâu hơn nữa là hợp lí, đối lập với 68% số người đã dành trên 300 giờ.
Những nhà khoa học trẻ có đam mê hơn những nhà khoa học lớn tuổi.
Số người theo phe phản đối chống giả thuyết sinh vật ngoài Trái Đất viếng thăm tăng cao. Có lẽ cách giải thích thông thường như trò lừa đảo hoặc máy bay thông dụng/không thông dụng hay hiện tượng tự nhiên đã tăng số người theo phe hoài nghi từ 30% đến 23%, đối lập với 3% tin UFO thực sự là phi thuyền của sinh vật ngoài Trái Đất.
Một khảo sát khác thực hiện năm 1973 trên 400 thành viên Viện Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ, khoảng 2/3 nghĩ rằng UFO có thể có thật, có lẽ hoặc nhất định là một vấn đề có ý nghĩa khoa học. 5% nói rằng họ đã từng chứng kiến UFO, 10% nghĩ UFO đến từ vũ trụ.
Tác giả khảo sát đã trên chú ý tính chất nghiêm túc trong những người trả lời, có thể họ sợ sự chỉ trích từ phía các đồng nghiệp và danh tiếng bị nhạo báng. Nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu UFO nhưng thích làm việc yên tĩnh một mình hơn bởi sợ bị nhạo báng
Những ghi chép tiêu biểu về UFO
Dạng đĩa, phía trước thóp nhỏ.
Những ánh sáng chuyển động nhanh - mà đã được ghi nhận sớm nhất rằng chuyển động của nó như "chiếc đĩa nhảy vụt lên khỏi mặt nước". Đĩa bay đôi khi được ghi nhận là có chuyển động "lảo đảo" ở tốc độ thấp.
Dạng hình tam giác lớn hoặc nguồn sáng hình tam giác (xem UFO hình tam giác đen).
Hình điếu thuốc với những cửa sổ sáng.
Các dạng khác : hình chữ V, hình cầu, vòm, hình thoi, khối không có hình dạng xác định màu đen, hình trứng và hình trụ
Phân loại theo ValeeLoại I-(a,b,c,d) : Vật thể lạ hình cầu, đĩa hoặc dạng khối hình khác, đáp trên hoặc gần mặt đất (chừng độ cao cây, hoặc thấp hơn, có thể đi kèm dấu vết như nhiệt độ cao, chói sáng hoặc có hiệu ứng lên máy móc.
a- Trên hoặc gần mặt đất
b- Trên hoặc gần mặt nước
c- Hoạt động hay dấu hiệu sáng chói gây sự chú ý
d- Vật thể có vẻ như đang "trinh sát" một phương tiện giao thông của trái đất
Loại II-(a,b,c) : Vật thể lạ có dạng hình trụ đứng trên bầu trời, kèm theo một đám mây. Hiện tượng này thường được đặt cho nhiều cái tên như "điếu thuốc-mây" hay "khối cầu-mây".
a- Chuyển động một cách bất thường trên bầu trời
b- Bất động và sinh ra các vật thể con ( thường gọi là "vật thể vệ tinh")
c- Được nhiều vật thể con bao quanh
Loại III- (a,b,c,d,e) : Vật thể lạ có dạng khối cầu, đĩa hay ellip.
a- Chuyển động theo kiểu "lá rơi" xuống, hoặc lên và xuống hay đung đưa
b- Đang chuyển động liên tục thì đột ngột dừng lại, rồi chuyển động tiếp
c- Thay đổi hình dạng khi đang bay, chẳng hạn thay đổi độ sáng, sinh ra các vật thể con...
d- Dạng "cá đuối" hay đi thành đám nhiều vật thể
e- Đột ngột thay đổi quỹ đạo khi đang bay liên tục, chuyển thành bay chậm trên một khu vực nhất định, hoặc đột ngột chuyển hành trình
Loại IV- (a,b,c,d) : Vật thể lạ bay liên tục
a- Bay liên tục
b- Quỹ đạo phụ thuộc vào chiếc máy bay ở gần
c- Bay theo một khối tổ chức
d- Quỹ đạo zig-zag
Loại V-(a,b,c) : Vật thể lạ mờ ảo, ví dụ không rõ vật liệu, không hữu hình hoàn toàn, không có dạng vật chất đặc.
a- Mờ ảo
b- Vật thể dạng điểm sáng như ngôi sao
c- Lướt nhanh qua bầu trời, có thể với quỹ đạo kỳ lạ
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro