khổ 3 Tây Tiến
Khổ 3 Hình tượng người lính Tây Tiến bi thương, hào hùng, lãng mạn.
Giữa nền thiên nhiên khắc nghiệt, hình ảnh người lính hiện lên thật kì dị:
Quang Dũng đã dùng những hình ảnh rất hiện thực để tô đậm cái phi thường của người lính.
Bi thương: Ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da dẻ xanh như màu lá. Đoàn quân trông thật kì dị: " TT đoàn binh...oai hùm".
Đó là hậu quả của những ngày hành quân vất vả vì đói và khát, của những trận sốt rét ác tính làm tóc rụng không mọc lại được, da dẻ héo úa như tàu lá.
Dẫn chứng minh họa thêm:
Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu đến thế
(TH)
Tôi với anh đôi người xa lạ
Sốt run người vầng trán toát mồ hôi
Hào hùng: thủ pháp nghệ thuật đối lập, giữa ngoại hình ốm yếu và tâm hồn mạnh mẽ: Đoàn binh không mọc tóc", " Quân xanh màu lá", tương phản với " dữ oai hùm". Cả ba nét vẻ đều sắc, góc cạnh hình ảnh những " Vệ túm", "Vệ trọc" một thời gian khổ đươc nói đến một cách hồn nhiên. Quân phục xanh màu lá, nước da xanh và đầu không mọc tóc vì sốt rét rừng, thế mà quắc thước hiên ngang, xung trận đánh giáp lá cà " dữ oai hùm" làm cho giặc Pháp kinh hồn bạt vía. " "Đoàn binh" gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của " Quân đi điệp điệp trùng trùng", của "tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (sức mạnh ba quân nuốt trôi trâu) . Ba từ " dữ oai hùm", gợi lên dáng vẻ oai phong lẫm liệt, oai của chúa sơn lâm, người lính TT vẫn mạnh mẽ làm chủ tình hình, làm chủ núi rừng, chế ngự mọi khắc nghiệt xung quanh, đạp bằng mọi gian khổ. "mắt trừng" dữ tợn, căm thù, mạnh mẽ, nung nấu quyết đoán làm kẻ thù khiếp sợ.
Tâm hồn Lãng mạn: Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà còn rất hào hoa, giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động trong một nỗi nhớ về một dáng kiều thơm, nhớ về vẻ đẹp của Hà Nội - Thăng Long xưa. Trước hết đó là một vẻ đẹp tấm lòng luôn hướng về Tquốc, hướng về Thủ đô. Người lính dẫu ở nơi biên cương hay viễn xứ xa xôi mà lòng lúc nào cũng hướng về HNội, về quê hương.
4 câu cuối ngời lên vẻ đẹp lí tưởng:
+ Câu " rải rác..." toàn từ Hán Việt gợi không khí cổ kính. Miêu tả về cái chết, không né tránh hiện thực. Những nấm mồ hoang lạnh mọc lên vô danh nhưng không làm chùn bước chân Tây Tiến. Khi miêu tả những người lính Tây Tiến, ngòi bút của Quang Dũng không hề nhấn chìm người đọc vào cái bi thương, bi lụy. Cảm hứng của ông mỗi khi chìm vào cái bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của lí tưởng, của tinh thần lãng mạn. Chính vì vậy mà hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lí tưởng quên mình vì Tổ quốc của người lính Tây Tiến.
+ Tinh thần chiến đấu " Chiến trường...". Ba từ "chẳng tiếc đời xanh " vang lên vừa gợi vẻ bất cần đồng thời mang vẻ đẹp thời đại " Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh", cống hiến trọn đời vì độc lập tự do của đất nước của dân tộc.
Dẫn chứng thêm:
- Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha, như vợ như chồng
Ôi TQ nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà con suối, dòng sông
Hình ảnh ấy làm ta liên tưởng tới vẻ đẹp của những tráng sĩ thời xưa ví như Thái Tử Kinh Kha sang đất Tần hành thích Tần Thủy Hoàng cũng mang tinh thần:Tráng sĩ một đi không trở về
Kết luận: Không chỉ mang vẻ đẹp của thời đại mà ở người lính TT còn phảng phất vẻ đẹp của tinh thần hiệp sĩ.
Coi nhẹ cái chết: " Áo bào............độc hành"
Hiện thực: Người lính chết không có manh vải liệm chỉ có manh chiếu bọc thân nhưng vẫn xem cái chết nhẹ như lông hồng. Câu thơ của QDũng không dừng lại ở mức tả thực mà đẩy lên thành cảm hứng tráng lệ, coi chiếu là áo bào để cuộc tiễn đưa trở nên trang nghiêm, cổ kính. QDũng đã tráng lệ hoá cuộc tiễn đưa bi thương bằng hình ảnh chiếc áo bào và sự hy sinh của người lính đã được coi là sự trở về với đất nước, với núi sông. Cụm từ "anh về đất" nói về cái chết nhưng lại bất tử hoá người lính, nói về cái bi thương nhưng lại bằng hình ảnh tráng lệ. Chết là về với đất mẹ "Người hi sinh đất hồi sinh/ máu người hóa ngọc lung linh giữa đời".Mạch cảm xúc ấy đã dẫn tới câu thơ đầy tính chất tráng ca "Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
Sông Mã tiễn đưa bằng bản nhạc của núi rừng đượm chất bi tráng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng về với non sông tổ quốc.
Nghệ thuật: sử dụng nhiều từ Hán Việt gợi sắc thái cổ kính, trang nghiêm. Lời thơ hàm súc vừa đượm chất hiện thực vừa gợi chất hào hùng, bi tráng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro