Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

khí nhà kính và biến đổi khí hậu

Khí nhà kính là các khí có tác dụng hệt như lớp kính của Nhà kính. Khí nhà kính cho phép một số tia sáng Mặt trời xuyên qua Khí quyển tới Trái đất, và khi Trái đất hấp thụ, biến đổi những tia sáng này, Khí nhà kính lại giữ chúng lại không cho chúng thoát ra, bắt chúng sưởi ấm Trái đất.      
 
Nói như các nhà khoa học, các loại khí nhà kính có khả năng bức xạ và phản xạ bức xạ Mặt trời có các bước sóng khác nhau: trong suốt đối với các bức xạ sóng ngắn; phản xạ và ngăn cản bức xạ sóng dài.

Khí nhà kính bao gồm Carbon dioxide (CO2), Methane (CH4), Nitrous oxide (N2O), hơi nước, Ozone (O3), và khí CFCs (chlorofluorocarbons). Các khí nhà kính như CO2, CH4, hơi nước, N2O và O3 có thể có nguồn gốc từ tự nhiên và từ sản xuất công nghiệp, còn CFCs chỉ do quá trình sản xuất công nghiệp tạo ra.

"Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo".

Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm:

Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.

Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất.

Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.

Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.

Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.

Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.

Các quốc gia trên thế giới đã họp tại New York ngày 9/5/1992 và đã thông qua Công ước Khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc. Công ước này đặt ra mục tiêu ổn định các nồng độ khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức phải đạt nằm trong một khung thời gian đủ để các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với sự thay đổi khí hậu, bảo đảm việc sản xuất lương thực không bị đe doạ và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một cách bền vững.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: