Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

khi cong y dao( tho)

Cách tập thở làm hạ nhịp tim đập nhanh để phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim .

Tác giả: DoDucNgoc

In bài Gởi bài

Nhiều bệnh nhân có những bệnh nan y mãn tính, sinh mạng lúc nào cũng bị đe dọa phải dùng thuốc tây y suốt đời mà bệnh cũng chỉ cầm chừng không bao giờ khỏi hẳn, có khi đột nhiên bệnh trở nặng phải vào nhà thương cấp cứu vài ngày lại về nhà... Họ thường có những triệu chứng mệt, mất sức, khó thở, chóng mặt, nhức đầu, đau tức ngực, nhói tim, mất ngủ, ngộp thở, áp huyết cao qúa hoặc thấp qúa .

Có người đã được thử máu không tìm ra bệnh gì, có người bị bệnh tiểu đường do chức năng chuyển hóa yếu kém, hoặc bệnh cao áp huyết nhờ uống thuốc áp huyết đã xuống thấp nhưng mạch tim đập càng ngày càng cao, hoặc áp huyết tay trái lúc nào cũng ổn định, nhưng chưa bao giờ họ đo áp huyết ở tay phải. Khi bệnh nhân khai đau tay vai cổ gáy phải, đã từng chích cortison mà không hết, khi tôi đem máy đo áp huyết ra đo, có một bệnh nhân là bác sĩ ngoại quốc nói rằng áp huyết tôi ổn định, lúc nào cũng 120-125/ 80-90mmHg. Tôi nói ông hãy chờ xem : Khi tôi đo bên tay trái, qủa thật áp huyết ở mức an toàn như lời ông khai, nhưng khi đo bên tay phải áp huyết chỉ 180/110mmHg, tôi hỏi ông có thể giải thích tại sao có sự khác biệt qúa nhiều như vậy không, ông không hiểu tại sao .

Tôi đã giải thích theo lý thuyết đông y, khi ông bị đau ở đâu thì chính đường đi của khí huyết trên kinh mạch ấy bị bệnh thuộc một trong ba trường hợp : thiếu khí huyết tuần hoàn trên kinh mạch ấy, lúc đó số đo áp huyết sẽ thấp, dư thừa khí huyết tuần hoàn làm căng tức mạch, lúc đó áp huyết sẽ cao, và chỉ tắc làm đau một chỗ nhất định do huyết hóa vôi, cholesterol làm tắc nghẽn mạch .

Cách chữa của khí công trong trường hợp áp huyết thấp tôi sẽ hướng dẫn tập thở cho áp tăng lên, trường hợp áp huyết cao sẽ được hướng dẫn cách thở cho áp huyết xuống thấp, trường hợp thuyên tắc đau một chỗ sẽ dùng kim thử tiểu đường lể vào a-thị-huyệt để chữa ngọn, lể thông đường kinh để chữa gốc và bổ trên kinh mẹ hay tả trên kinh con để ngừa biến chứng không tái phát, cuối cùng được hướng dẫn tập động công tĩnh công áp dụng mỗi ngày ở nhà để duy trì sức khỏe phòng chống bệnh tật .

Qua ba mươi năm kinh nghiệm chữa bệnh bằng khí công từ khi còn ở Việt Nam, tôi ít gặp những trường hợp bệnh cao áp huyết mãn tính, vì bệnh cao áp huyết, tiểu đường và cholesterol là những bệnh của những người giầu ăn uống dư thừa nhưng kém vận động, những người lao động vất vả thiếu ăn không bao giờ có bệnh này . Ngược lại, xứ tây phương 3 bệnh này chiếm đa số đã trở thành những bệnh nan y mãn tính không bao giờ chữa khỏi phải dùng thuốc suốt đời hậu qủa của nó đem lại những phản ứng phụ do phải dùng thêm nhiều loại thuốc khác nhau gây mâu thuẫn trong điều trị biến cơ thể thành một cái thùng rác chứa nhiều độc tố.

Một bệnh phổ thông nhất là bệnh tim mạch, ngoài nguyên nhân do ăn uống còn một nguyên nhân không tránh khỏi là do lạm dụng thuốc tạo ra nhiều phản ứng phụ trong điều trị mà chúng ta phải chấp nhận vì không còn cách nào khác hay hơn, vì thế xứ tây phương rất hiếm những người chết vì tuổi già mà đa số chết vì bệnh tim mạch, khó thở, ngộp thở, cancer ...

Phòng mạch của tôi là nơi chuyên hướng dẫn nhiều cách thở khác nhau cho mỗi trường hợp đối với các bệnh nhân thuộc các loại bệnh nan y kể trên, tất cả các cách thở đều dùng máy đo áp huyết kiểm chứng trước và sau khi thở, và sau mỗi lần thở để điều chỉnh khí huyết từ bất bình thường cao qúa, thấp qúa trở lại bình thường . Sau khi giải thích kỹ thuật thở cho bệnh nhân tự tập thở lấy một mình rồi đo lại kết qủa sau nhiều lần thở trong thời gian 15 phút, bệnh nhân có thể tự kiểm soát được hơi thở của mình ổn định. họ có thể yên tâm ra về và áp dụng hằng ngày, sau đó họ đến gặp bác sĩ gia đình của họ để kiểm tra lại kết qủa thử nghiệm để thay đổi và bớt liếu thuốc hay bỏ những loại thuốc không còn cần thiết nữa.

Môn tập thở của Khí công y đạo đã giúp cho nhiều bệnh nhân biết cách thở làm hạ áp huyết, làm hạ đường trong máu sau 15 phút tập sau khi ăn đã áp dụng thành công, nhưng có một cách thở khó là làm sao hướng dẫn bệnh nhân có nhịp tim đập nhanh trên 100 trở lại nhịp tim đập bình thường 70-80 nhịp trong một phút .

Những bệnh nhân có nhịp tim đập nhanh hay bị mệt, ngất xỉu thường phải ra vào bệnh viện cấp cứu, có người phải thông tim, mổ tim..., mạch tim đập được ổn định trong thời gian đầu, mấy năm sau nhịp tim đập càng nhanh gây đau tức ngực khó thở gây loạn nhịp tim, gây ra những cơn nhồi máu cơ tim đi đến tử vong . Những bệnh nhân đến với tôi đa số là những người tây phương đủ mọi thành phần trí thức, bác sĩ, dược sĩ, y tá, giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, những người hành nghề physiotherapy, chirotherapy, massotherapy...Những người này có nhịp tim đập nhanh, sau khi được hướng dẫn kỹ thuật thở làm hạ nhịp tim sau mỗi lần thở, nhịp tim từ 140 sẽ xuống dần 120, 100, 90, 80 họ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, và họ đã phải thán phục về phương pháp dạy tập thở này.

Trong cách thở mới này, mục đích ban đầu chỉ giúp cho bệnh nhân có nhịp tim đập nhanh biết phương pháp thở để làm chậm nhịp tim xuống bình thường để cơ thể khỏe mạnh làm mất cơn đau nhói ngực. Nhưng sau khi tập thở 15 phút xong, tôi thử lại áp huyết, thử đường cũng đều được xuống thấp. và họ có thể ăn được ít đường và ăn cơm được bình thường rồi tập 5 bài tập khí công làm chuyển hóa đường sau 15 phút tập sau mỗi bữa ăn sẽ làm cho mức đường ổn định 6.0 mmol/L .

Muốn tập cách thở này, lúc nào cũng phải để máy đo áp huyết thường xuyên bên tay trái để theo dõi áp huyết và nhịp tim đập .

Kỹ thuật thở :

Tôi nói với bệnh nhân hãy tưởng tượng trong cơ thể mình có hai người thi tập thở, mỗi người chỉ làm một nhiệm vụ . Hai bàn tay đặt trên rốn, người thứ nhất là cái bụng, người thứ hai là cái miệng .

Nhìệm vụ của người thứ nhất cái bụng chỉ làm một công việc tự nhiên bình thường, tự động hít vào làm bụng phình lên vừa phải nhẹ nhàng, mình không được xen vào nhiệm vụ của nó, tôi nhìn bụng bệnh nhân và nhắc nhở bệnh nhân bằng câu nói : Nó thở, (nói theo tiếng Pháp là đến lượt nó = son tour), sau khi thấy bụng tự đưa khí vào nhẹ nhàng và đủ, tôi nó : Mình thở ( là miệng bệnh nhân thổi hơi thở ra nhẹ nhàng, để ý làm cho bụng xẹp xuống mềm mại thư giãn các cơ bụng, hơi thở ra miệng vừa đủ không đước ép hơi) khi tôi thấy bệnh nhân thở ra gần hết và bụng xẹp đủ, tôi nói thả lỏng chờ Nó thở (=relax, attends son tour), bụng bệnh nhân từ từ phình lên, tôi ra lệnh Mình thở (ton tour), rồi thư giãn chờ nó thở (=relax, attends son tour) cứ như vậy đều đặn, thả lỏng tự nhiên, tôi cứ theo dõi hơi thở và ra lệnh mình thở, nó thở, mình thở,.nó thở... đều đặn (ton tour...son tour....ton tour.... son tour ...) cùng lúc bấm máy đo áp huyết có những kết qủa diễn biến kỳ lạ, áp huyết từ 180/110mmHg nhịp đập 110 xuống dần 170/100mmHg nhịp đập 100, rồi 170/105mmHg nhịp đập 95, lần ba 160/95mmHg nhịp đập 90, lần bốn 150/92mmHg nhịp đập 85, lần năm 140/90mmHg nhịp đập 80, lần sáu 135/85mmHg nhịp đập 77, lần bẩy 125/80mmHg nhịp đập 75...Sau đó để bệnh nhân tập một mình xem đã biết điều chỉnh đúng kỹ thuật chưa. Đo lại áp huyết còn 122-130/80-82mmHg nhịp tim đập 72-75. Kết qủa bệnh nhân cho biết hết đau lồng ngực, hơi thở được sâu hơn, nhẹ nhành và cảm thấy khỏe hơn, nhiều energy hơn, không còn đau đầu chóng mặt ...

Một câu hỏi bệnh nhân thường đặt ra sau khi nằm trên bàn tập thở, họ hỏi khi về nhà phải tập như thế nào và mỗi ngày tập mấy lần. Tôi trả lời là mình đã biết phương pháp thở là Nó thở, Mình thở (son tour, ton tour) khi nó thở tự nhiên mình không được xem vào bằng cách nâng vai và ngực hay thúc ép khí vào bụng thay nó, cứ để nó tự nhiên, mình chỉ biết phần mình là thở ra (mình thở = ton tour) là đủ, như vậy thì đi đứng nằm, ngồi, lái xe, làm việc... lúc nào cũng điều chỉnh hơi thở ra, làm đúng bổn phận Mình thở (ton tour) không nghĩ gì đến Nó thở, mặc kệ nó thở (son tour) .

Có những trường hợp ngoại lệ phải thay đổi ở giai đoạn Mình Thở trong trường hợp một người có áp huyết trước khi tập quá thấp nhưng nhịp tim đập quá nhanh, như 99/65mmHg nhịp đập 85-90 làm cho họ thường bị mệt, lúc đó mình thở phải cuốn lưỡi ngậm miệng, thở ra bằng mũi để làm cho áp huyết tăng lên, nhưng nhịp tim vẫn được hạ xuống thấp. Sau khi tập thở, mặt bệnh nhân hồng hào, nhịp tim đập chậm, bệnh nhân cảm thấy khỏe ngay, áp huyết ổn định trong khoảng 120/80mmHg, nhịp tim 75.

Có những trường hợp bệnh nhân cao áp huyết và nhịp tim nhanh, sau khi tập thở ra bằng miệng, áp huyết xuống thấp dần xuống đến 105/75mmHg mà nhịp tim vẫn nhanh 85-90 thì tiếp tục tập thở nhưng giai đoạn mình thở phải cuốn lưỡi ngậm miệng thở ra bằng mũi để tăng áp huyết lên, chỉ làm hạ nhịp tim, máy đo áp huyết vẫn bấm máy theo dõi liên tục trong lúc đang tập thở . Khi thấy áp huyết lên 125/80mmHg nhịp tim 70-80 là đã tập xong, Cho bệnh nhân tự tập thở một mình không có sự hướng dẫn của mình để biết cách tự tập rồi đo lại, có kết qủa tốt, họ sẽ áp dụng thường xuyên hằng ngày trong lúc đi đứng, làm việc, chỉ nhớ một nhiệm vụ mình thở, khoan thai nhẹ nhàng, chậm rãi rồi chờ nó thở đến mình thở liên tục.

Có nhiều người hỏi tại sao phương pháp này lại có hiệu qủa hơn các phương pháp khí công khác mà họ đã từng theo học và thực sự phương pháp này tên gọi là gì ?

Trong phòng mạch của tôi có dán một tờ giấy ghi là Qigong ReMeMo và giải thích như sau :

Qi = là hơi thở, Gong=là tập luyện, Re=réchauffer làm nóng người bằng sự tuần hoàn khí huyết, Me=méditation thiền, chú ý tập trung, Mo=mouvement những động tác . Nghĩa là phải phối hợp 3 phương pháp chữa bệnh cùng một lúc gọi tắt là Respirationtherapy (chữa bệnh bằng tập thở), Circulationtherapy (chữa bệnh bằng sự tuần hoàn khí huyết đều đặn liên tục) và Méditationtherapy (Chữa bệnh bằng thiền tập trung tư tưởng ý nghĩ vào các đan điền tùy theo các loại bệnh khác nhau)

Các bệnh cancer sau mỗi lần trị liệu bằng hóa trị, xạ trị, bệnh sẽ bị đau đớn và mệt mỏi mất sức, khi chưa phục hồi lại sức, lại bị tiếp tục đợt trị liệu kế tiếp dần dần bệnh nhân kiệt sức đi đến cái chết trong khi chưa xong thời gian trị liệu .Nhưng chính cũng nhờ phương pháp tập thở này, sau mỗi lần trị liệu ở bệnh viện ra, họ đến tôi hướng dẫn tập thở, và họ cho biết thường sau khi từ bệnh viện ra về, cơn đau hành hạ khoảng 2 tuần ăn ngủ không được do đau đớn, nhưng sau khi ở bệnh viện ra, đến đây tập thở ngay thì cơn đau sau 2 ngày biến mất, những ngày còn lại ăn ngủ ngon, mau phục hồi lại sức và kết qủa cancer mau khỏi nhờ tập khí công . Đã có những bệnh nhân ung thư máu sau khi tập khí công, kết qủa thử máu càng ngày càng phục hồi trở lại bình thường. Có người cho tôi xem kết qủa thử máu trước khi chưa tập khí công, 30 loại thử đều lọt ra ngoài tiêu chuẩn H (cao qúa) hay B (thấp qúa), sau khi tập thời gian 1-2 tháng 25 loại lọt vào tiêu chuẩn bình thường, còn 5 loại gần vào tiêu chuẩn, các bác sĩ điều trị của họ công nhận đã khỏi bệnh cancer. Có một bé gái VN ở Montreal (sinh năm 1994) 8 tuổi bị ung thư máu, người xanh xao gầy còm trơ xương, mắt hốc hác, tóc rụng, đã phải chọc tủy nhiều lần, bệnh càng ngày càng tệ, sau có người giới thiệu đến tôi, tôi hướng dẫn cách thở cho cả hai mẹ con để người mẹ biết cách tự chữa cho con ở nhà mỗi ngày, bây giờ bé gái đã hoàn toàn khỏi bệnh mà không cần thay tủy như dự định, đang đi học thêm võ thuật để cường thân kiện thể ở tuổi 15 trông khỏe mạnh như người lớn. Sau khi có kết qủa này, cách đây hơn 1 năm, tôi đã gửi email cho Chị Hoàng mộng Thu để giúp cháu Michelle ở Cali cũng đang bị ung thư máu nhưng chưa được đáp ứng .

Ngay cả những người có bệnh ngộp thở thiếu khí, tất cả sự tuần hoàn khí huyết bị bế tắc có thể làm chết người đã từng ra vào bệnh viện nhiều lần, công ăn việc làm gián đoạn vì bệnh tật. Khi có người giới thiệu họ đến tôi. Tôi bảo họ nằm trên bàn và bảo họ thở, họ đang thở 1,2 hơi vội ngồi dạy ngay, và bảo rằng không thở được . Qua cái nhìn chẩn bệnh của khí công, khi họ vừa hít vào, cơ hoàng cách mô do thần kinh phế vị điều khiển khóa lại, hoành cách mô không hạ xuống được và không có hơi thở ra .Tôi chỉ cho họ cách thở ra cho hết hơi hụt hơi, còn tự động cơ thể thiếu khí sẽ hít vào tự động, chú ý không nâng ngực, nâng vai, hơi nó vào mình lại thổi đẩy hơi ra, cứ nó vào mình đẩy hơi ra, từ từ luyện hơi thở ra nhẹ nhàng đều đặn, cứ chờ hơi nó và mình thở đẩy ra nhẹ đều, tự nhiên mình sẽ thở được dễ dàng.

Nếu nói theo ý đạo, con người thường tham lam, chỉ cho vào nhiều hơn cho ra, nếu nói về tiền bạc là người keo kiệt, nếu nói về tính tình là người ích kỷ, nếu nói về bệnh tật thì thở vào mhiều, thở ra ít, ăn vào nhiều mà cho ra ít để bị táo bón sẽ là một cơ thể bệnh hoạn. Đạo dạy con người biết xả, cho ra nhiều sẽ được lợi nhiều, về kinh tế, cầu nhiều hơn cung kinh tế mới phát triển chứ chỉ cung mà không cầu kinh tế sẽ chết.

Áp dụng phương pháp đó vào cách luyện thở trong bệnh suyễn, ngộp hơi, khó thở, ho, tức ngực, thiếu khí, thiếu hồng cầu.... đều có kết qủa mà không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên vẫn phải dùng đến máy đo áp huyết để biết cách thở ra bằng mũi hay bằng miệng trong trường hợp áp huyết cao hay thấp.

Đôi khi có những bệnh ngộp thở do tâm lý thần kinh, có một nữ giáo sư âm nhạc của một trường đại học, đến tôi vì bị ngộp thở, tôi dạy cho kỹ thuật thở, sau khi tập thở được 5 phút, hơi thở đều đặn sau mỗi lần tôi ra lệnh mình thở, nó thở, mình thở, nó thở...và vẫn đo áp huyết càng ngày càng trở nên tốt, tự nhiên bà ta ngồi nhỏm dạy nói : Không thở được vì tôi không có được hít vào, chỉ thở ra không như vậy sẽ bị ngộp thở mất. Tôi hỏi lại: Bây giờ bà có thấy dễ thở không ? Bà trả lời khỏe, dễ thở hơn lúc mới đến, nhưng lúc nào tôi mới thở vào, sao chỉ thở ra không vậy, tôi ngộp thở thì sao. Tôi giải thích cho bà hiểu là bà vẫn đang thở vào khi bụng phình lên tự động, bà chỉ việc đẩy nó ra khi thở ra để bụng xẹp xuống, như vậy hơi thở vẫn vào vẫn ra đều đặn, chứ không phải chỉ nghĩ đến hơi thở hít vào bằng mũi thật nhiều mới là thở vào, chính vì bà quan niệm phải hít vào nhiều bằng mũi mới là thở vào nên bị ngộp thở khi lồng ngực dư thừa khí không ra được. Bệnh của bà do tưởng tượng là không được hít vào mạnh mới là thở vào, và chỉ nghĩ thở vào mà không chú ý đến thở ra sẽ bị ngộp thở. Khi bà hiểu và đã yên tâm nằm điều hòa hơi thở ra, cuối cùng bà đã hiểu khí công luyện thở, kiểm chứng bằng máy đo áp huyết trước và sau khi bà luyện hơi thở, bà rất ngạc nhiên là bà đã khỏi bệnh ngộp thở mau chóng thần kỳ và áp huyết ổn định giống như áp huyết của một người trẻ khỏe mạnh không bệnh tật. Cũng giống như một trường hợp cấp cứu một cụ bà VN ở bệnh viện Toronto, tôi dạy cụ tập thở ra đều đặn bằng cách gọi tên Hà ơi, Hà...mà cụ được khỏi bệnh cách đây vài năm.

Riêng tôi có nhận xét lý thuyết của đông y qủa thật qúa thâm sâu, nhưng cuối cùng bệnh của con người vẫn do khí và huyết bất bình thường tạo ra trong quá trình ăn uống ngủ nghỉ bất bình thường. Và cách chữa vẫn phải điều chỉnh lại khí huyết điều hòa, thì chính khí công luyện thở là một phương pháp điều chỉnh khí tốt nhất để giúp huyết tuần hoàn, và cách ăn uống để tăng cường huyết điều chỉnh huyết để huyết sinh khí (năng lượng) và khí của hơi thở lại giúp chuyển hóa huyết (năng lượng) thành một chu kỳ sinh hóa chuyển hóa thay đổi tế bào, tăng cường hệ miễn nhiễm chống bệnh tật một cách hữu hiệu nhất.

Nhiều bệnh nhân tưởng như có bệnh nan y khó chữa, nhưng khi đến phòng mạch tôi hướng dẫn cách thở, những triệu chứng của bệnh biến mất giống như một nhà ảo thuật, bệnh nhân gọi tôi là làm ảo thuật (magic) hay làm huyền thuật (miracle). Thật ra chỉ là hơi thở, ai cũng có thể làm được cả, cái khó là duy trì bền bỉ cho đến khi tuổi gìa khi chưa tắt thở vẫn còn phải làm.

Phương pháp thì dễ ai cũng có thể làm được, nên có người đã nói phép trường sinh dễ như vậy đứa trẻ 8 tuổi cũng đã biết, và đã có một thiền sư trả lời : Nhưng đến 80 tuổi làm vẫn chưa xong . Khi làm chưa xong vẫn tiếp tục làm thì đời sống vẫn tồn tại, khi không còn làm được nữa cuộc sống mới chấm dứt.

Hy vọng những kinh nghiệm của phương pháp tập thở khí công sẽ giúp ích cho mọi người được khỏe mạnh không bệnh tật suốt đời và chúng ta sẽ chỉ ra đi vì tuổi già chứ không phải vì bệnh tật .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro