Khánh
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh:
a) Chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội:
Quan điểm của chủ nghĩa Mác: Chiến tranh là hiện tượng chính trị xã hội có tính lịch sử, đó là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp, Nhà nước (hoặc liên minh giữa các nước) nhằm đạt được mục đích chính trị nhất định
b) Nguồn gốc nảy sinh chiến tranh:
chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có đối kháng giai cấp và áp bức bóc lột, chiến tranh không phải là một định mệnh gắn liền với con người và xã hội loài người. Muốn xoá bỏ chiến tranh phải xoá bỏ nguồn gốc sinh ra nó.
c) Bản chất chiến tranh:
Theo Lênin: Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp khác
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, cuộc chiến tranh do thực dân Pháp tiến hành ở nước ta là cuộc chiến tranh xâm lược. Ngược lại cuộc chiến tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược là cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền và thống nhất đất nước.
Chiến tranh xâm lược là phi nghĩa, chiến tranh chống xâm lược là chính nghĩa, từ đó xác định thái độ của chúng ta là ủng hộ chiến tranh chính nghĩa, phản đối chiến tranh phi nghĩa
- Hồ Chí Minh khẳng định: Ngày nay chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta là chiến tranh nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân đội
- Khẳng định sự ra đời của quân đội là một tất yếu, là vấn đề có tính quy luật trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở Việt Nam
- Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân.
- Khẳng định quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu
- Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội là một nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới, quân đội của giai cấp vô sản
- Nhiệm vụ và chức năng cơ bản của quân đội:
+xây dựng một quân đội ngày càng hùng mạnh và sẵn sàng chiến đấu,thiết thực tham gia lao động sản xuất góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội
+Quân đội ta có ba chức năng: là đội quân chiến đấu, là đội quân công tác, là đội quân sản xuất
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
a) Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là một tất yếu khách quan.
b) Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân
c) Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, cả nước, kết hợp với sức mạnh thời đại
d) Đảng Cộng sản lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG, CỦNG QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở VIỆT NAM
1. Cơ sở lí luận của sự kết hợp
- Kinh tế, quốc phòng, an ninh là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia, dân tộc có độc lập, chủ quyền
+ Kinh tế quyết định đến sức mạnh của quốc phòng, an ninh.
+ Kinh tế quyết định đến việc cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực cho hoạt động quốc phòng, an ninh.
+ Kinh tế quyết định đến việc cung cấp số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho quốc phòng, an ninh
- Quốc phòng không chỉ phụ thuộc vào kinh tế mà còn tác động trở lại với kinh tế - xã hội trên cả góc độ tích cực và tiêu cực
+ Quốc phòng – an ninh vững mạnh sẽ tạo môi trường hoà bình, ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
+ Hoạt động quốc phòng, an ninh tiêu tốn đáng kể một phần nguồn nhân lực, vật lực, tài chính của xã hội.
+ Hoạt động quốc phòng, an ninh còn có thể dẫn đến huỷ hoại môi trường sinh thái, để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế, nhất là khi chiến tranh xảy ra.
II. NỘI DUNG KẾT HỢP SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ ĐỐI NGOẠI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
1. Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh trong phát triển các vùng lãnh thổ
3. Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu.
4. kết hợp trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc
5. kết hợp trong hoạt động đối ngoại.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GẮN VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG – AN NINH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lí Nhà nước của chính quyền các cấp trong thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòmg an ninh.
2. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh cho các đối tượng
3. Xây dựng chiến lược cụ thể kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh trong thời kì mới
4. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách có liên quan đến thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng- an ninh trong tình hình mới
5. Củng cố kiện toàn và phát huy vai trò tham mưu của cơ quan chuyên trách quốc phòng, an ninh các cấp
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro