Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

kháng nguyên

Các kháng nguyên kháng thể trên bề mặt hồng cầu.

I. Kháng nguyên

1. Hệ thống nhóm ABO: Là các kháng nguyên: A, B và H. Chúng đã bắt đằu hiện diện được ở bào thai từ 37 ngày tuổi, trong suốt thời kỳ bào thai không tăng là mấy, chỉ sau khi sinh từ 2 đến 4 năm mới phát triển, hoàn thiện các đặc điểm của nó và ổn định suốt đời. Kháng nguyên A, B và H không chỉ có trên hồng cầu mà còn hiện diện hầu hết trong khắp cơ thể, Những tế bào, tổ chức không chứa kháng nguyên hệ ABO là: tế bào thần kinh, tế bào gan, tế bào Malpighi và mô liên kết.

a. Kháng nguyên A: Dựa vào số lượng vị trí kháng nguyên A trên hồng cầu, là vị trí để các phân tử kháng thể đặc hiệu dùng để kết hợp với kháng nguyên hồng cầu, người ta phát hiện ra có các kháng nguyên A: A1 , A2, A3, Ax, Aend, Am.

Trong đó:

- Nhóm A1 là mạnh nhất vì có số lượng vị trí kháng nguyên cao nhất (850.000) nên hồng cầu bị ngưng kết mạnh với kháng thể kháng A của huyết thanh nhóm B hay nhóm O.

- Nhóm A2 đứng thứ 2 (240.000 - 250.000), hồng cầu bị ngưng kết yếu hơn với kháng thể kháng A của huyết thanh nhóm B hay nhóm O. Người có nhóm A2 và A2B có thể có kháng thể A1 tự nhiên trong huyết thanh song tỷ lệ thấp và hiệu giá thấp nhưng khi nhận máu A1 lần đầu có thể tạo miễn dịch và gây tai biến nếu truyền tiếp máu A1 lần sau.

- Khoảng 80% người nhóm A có nhóm A1 và 20% có nhóm A2.

- Từ nhóm A3 trở đi là các kháng nguyên A "yếu" vì có số lượng vị trí kháng nguyên ít (A3: 35.000; Ax: 4.800; Aend: 3.500; Am: 700) nên ngưng kết yếu với kháng thể kháng A. Điểm chính của các dưới nhóm này là không đóng vai trò chủ yếu trong các phản ứng huyết thanh hàng ngày.

b. Kháng nguyên B

Kháng nguyên B hiện nay chưa xác định được đầy đủ tính chất

Kháng nguyên B có hiện tượng ngưng kết với kháng thể tương ứng đặc hiệu yếu hơn kháng nguyên A.

c. Kháng nguyên H

Đến nay, người ta đã biết rằng kháng nguyên H là tiền thân của kháng nguyên A và B. Kháng nguyên H có mặt trên hồng cầu của tất cả các nhóm. Vị trí kháng nguyên H nhiều nhất ở trên hồng cầu nhóm O, giảm hơn ở các nhóm hồng cầu: A, B và AB.

2. Hệ thống rhesus:

a. Kháng nguyên D: KN- D được xác định bằng KT kháng D

(anti-D được tạo thành ở các phụ nữ Rh (-) mang thai Rh (+)

Dựa trên sự có mặt hoặc vắng mặt của KN- D trên HC, có 2 nhóm Rh:

. Rh (+) hay D (+)

. Rh (-) hay D (-)

b. Các kháng nguyên hệ rhesus khác:

- 1943 fisher phát hiện 3 KN: C, E, c

- 1950 được biết có 5 KN: D, C, E, c, e tương ứng với 6 gen D, d, C, c, E, e ( gen d được hình dung trên lý thuyết vì chưa p/hiện được anti- d)

- 6 gen được sắp xếp thành 3 cặp allen: Dd, Cc, Ee (mỗi cặp nhận 1gen từ bố hoặc từ mẹ)

- Di truyền của hệ Rh tuân theo định luật Mendel (ví dụ: DCE, cDE, cdE ...)

II. Kháng thể:

Hệ thống ABO:

1. Kháng thể tự nhiên: Người ta cho rằng những chất có "tính đặc hiệu" A, B và H có nhiều trong thiên nhiên (màng hồng cầu, thành các tế bào vi khuẩn, thức ăn, lông thú, bụi trong môi trường xung quanh) đã xâm nhập vào cơ thể từ những ngày đầu của bào thai, khiến cơ thể tạo ra những kháng thể tương ứng. Các kháng thể này được hình thành và phát triển dần lên, khi sinh ra đời đã có sẵn nên được coi là "các kháng thể tự nhiên".

Các kháng thể kháng A và kháng B tự nhiên bản chất hóa học là IgM không qua được màng rau thai nên không có khả năng từ tuần hoàn mẹ sang tuần hoàn thai nhi, hoạt động thích hợp ở 4 oC, bị trung hoà khi đun nóng 70 oC, bị hút bởi các chất A và B hoà tan. Hiệu giá kháng thể kháng A và kháng thể kháng B ở người nhóm O thường cao hơn hiệu giá kháng thể kháng A ở người nhóm B hoặc kháng thể kháng B ở người nhóm A.

Kháng thể tự nhiên xuất hiện sau khi sinh và tăng dần hiệu giá, đạt cực đại vào giai đoạn 5 - 10 tuổi thì ổn định, đến tuổi già thì giảm dần.

2. Kháng thể miễn dịch

Các kháng thể kháng A, kháng B loại miễn dịch không hình thành tự nhiên mà phải sau một quá trình đáp ứng miễn dịch đối với kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể. Ví dụ:

+ Do miễn dịch đồng loài: xuất hiện do không cùng nhóm máu giữa mẹ và con, mẹ nhóm máu O, con nhóm máu A trong quá trình sinh hồng cầu thai nhi có thể qua tuần hoàn của mẹ ít hay nhiều, gây miễn dịch cho mẹ, từ đó cơ thể mẹ sinh ra kháng thể kháng A miễn dịch.

+ Do miễn dịch khác loài: những người không có kháng nguyên A hayB mà bị những chất mang kháng nguyên A, B trong thiên nhiên hay những sản phẩm sinh học của vi khuẩn, virut, các thành phần protein trong các vacin tiêm phòng chế từ động vật tiêm chủng cho người, các sản phẩm máu...đều có thể là những nguồn đưa kháng nguyên vào cơ thể và tạo ra các kháng thể kháng A, kháng B miễn dịch.

Tính chất của kháng thể kháng A, kháng B miễn dịch:

+ Bản chất là IgG, qua được màng rau thai.

+ Có thể kết hợp bổ thể và gây tan máu.

+ Hoạt động tốt ở 37o, tuy nhiên ở 22oC cũng phản ứng mạnh, không bị huỷ ở 70oC, khó bị trung hoà do các chất kháng nguyên hoà tan.

Mọi cá thể, trừ những người nhóm máu AB, chỉ sản xuất kháng thể kháng A và kháng B loại IgM. Một số trường hợp ở những người nhóm máu O cũng sản xuất loại kháng thể kháng A, kháng B loại IgG hiệu giá cao, vì vậy những người này được gọi là người nhóm máu O nguy hiểm. Huyết thanh của những người này thường làm vỡ hồng cầu A và hồng cầu B khi định nhóm huyết thanh, nên không dùng để truyền máu phổ thông như nhóm máu O bình thường.

Kháng thể hiệu giá cao này rất quan trọng trong 2 trường hợp:

1. Truyền máu hoặc huyết tương nhóm máu O cho những người không phải nhóm máu O: Nếu một lượng lớn huyết tương nhóm O có kháng thể kháng A, B hiệu giá cao được truyền cho người nhóm máu A hoặc nhóm máu B có thể có một số hồng cầu bị phá huỷ và gây phản ứng truyền máu. Bởi vậy nó sẽ không thích hợp nếu truyền huyết tương nhóm máu O cho một người không phải nhóm máu O.

2.Trong thai nghén: khi người mẹ nhóm O có thai đứa trẻ nhóm máu A hay B, kháng thể kháng A hay B hiệu giá cao trong máu người mẹ có thể lọt qua hàng rào rau thai và phá huỷ hồng cầu của con, nên khi sinh ra đứa bé có những biểu hiện của bệnh thiếu máu tan máu, vàng da do kết quả của sự phá vỡ hồng cầu. Tuy nhiên sự không hoà hợp nhóm máu ABO chỉ là một trong những nguyên nhân gây vàng da ở trẻ mới sinh, lọai này thường nhẹ hơn nhiều so với nguyên nhân do kháng thể kháng D.

Hê thống Rhesus:

1. Kháng thể đủ:

- Hoạt động trong môi trường nước muối

- Thường xuất hiện sớm - kéo dài ko lâu nên ít gặp

- Hoạt động tốt nhất ở 37 độ C

- Dễ bị nhiệt huỷ - Ko cố định bổ thể

- Ko có khả năng vượt hàng rào màng rau thai

2. Kháng thể thiếu:

- Ko hoạt động trong môi trường nước muối

- Xuất hiện sau KT đủ

- Tồn tại rất lâu

- Ko bị nhiệt huỷ

- Hoạt động tốt nhất ở 37 độ C

KT kháng D:

- Làm ngưng kết HC 85% cá thể ở Pháp

- Đây là KT quan trọng nhất do tần xuất và các

hậu quả bệnh lý

- Thường là KT thiếu

- Là KT tiêu biểu chống lại các quyết định KN - D

Các KT tương ứng C, E, c, e:

- Có tần xuất gây n/kết HC thấp hơn

III. Một số hệ thống nhóm máu khác:

Có thêm ít nhất 17 nhóm máu khác ngoài hệ ABO.

Các hệ thống nhóm máu có tính sinh miễm dịch mạnh: LEWIS, Kell, Kidd, Duffy và MNSs.

Có đặc tính chung như sau:

1. Không xuất hiện kháng thể tự nhiên thường xuyên.

2. Các kháng nguyên đều có khả năng sinh miễn dịch

3. Nhóm Kell, Kidd, Duffy chưa xác định được cấu trúc kháng nguyên

4. Các kháng nguyên có mối liên hệ với đặc trưng của màng hồng cầu

5. Các kháng nguyên phần lớn được phát triển đầy đủ ở trẻ sơ sinh, do đó là những cái đích tốt nhất cho kháng thể tương ứng tấn công

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro