Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

khai thac lam san qlr42 tt

1.1.2. Phương thức khai thác

khai thác chọn,   khai thác trắng và khai thác để lại cây mẹ gieo giống, đồng thời xác định cụ thể từng đối tượng rừng tương ứng với từng phương thức khai thác, cụ thể:

Phương thức khai thác chọn: áp dụng cho các kiểu rừng không đồng tuổi, tái tạo rừng bằng tái sinh tự nhiên/rừng đều tuổi cần chuyển hoá rừng không đều tuổi/nơi có yêu cầu phòng hộ và bảo vệ môi trường.

Phương thức khai thác trắng: bao gồm rừng trồng, rừng tự nhiên đều tuổi, rừng tự

nhiên khác tuổi có đủ điều kiện kinh tế kỹ thuật trồng lại rừng có năng suất, chất lượng cao

hơn.

Phương thức khai thác để lại cây mẹ gieo giống: là các kiểu rừng tự nhiên và rừng trồng đã thành thục, hiện thiếu các thế hệ cây kế tiếp, nhưng có khả năng tái sinh tự nhiên mạnh khi tán rừng được mở sau khai thác.

+ sản lượng khai thác:

1986- 1989: khai thác 5.289.000 m3, bình quân 1.300.000m3/năm

1990- 1998: 5.701.000m3, bình quân 630.000m3/năm

1999- 2002: 1200.000m3, bình quân 300.000m3/ năm.

2003-:2004: 250.000m3/ năm.

Năm 2005 giảm xuống còn 200.000m3

1.1.4. Các loại công cụ khai thác

(1) Công cụ thủ công: Các loại công cụ thủ công thường dùng trong khai thác bao gồm:

Rìu: Là một công cụ dùng để chặt hạ gỗ, cắt cành, đẽo bạnh vè, mổ sẹo (hình 1); công cụ này được dùng phổ biến ở miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ trước năm 1975, hiện nay loại này ít được sử dụng trong khai thác gỗ lớn, tập trung mà chủ yếu được sử dụng để chặt hạ gỗ phân tán, nhỏ lẻ

Búa: ở nước ta cũng có một số lâm trường dùng búa để chặt hạ; chặt bằng búa mạnh hơn rìu, song tốn sức.

Dao tạ: là một công cụ thủ công để chặt hạ những cây gỗ có đường kính nhỏ, hoặc cắt cành, Lưỡi dao tạ dài khoản từ 28-50cm, rộng từ 5-10cm, dày từ 0,8-1,2cm. Cán dao không thẳng mà hợp với lưỡi dao một góc khoảng 160.

Kích thước của dao tạ chưa có một tiêu chuẩn thống nhất, thường được chế tạo theokinh nghiệm của người sản xuất,

                                            Cưa mang:       là         loại cưa cắt      ngang dùng để hạ cây, cắt cành, cắt khúc răng cưa: thường được làm theo dạng tam giác cân. Những răng cưa ở giữa lưỡi cưa cao hơn những răng ở gần cán, các đỉnh răng cưa  làm thành một đường cong đều đặn.

Cưa đơn: là loại cưa cắt ngang một người sử dụng trong việc chặt hạ, cắt khúc, cắtcành. So với cưa mang, cưa đơn có khối lượng nhỏ hơn.

- Lưỡi cưa: Được chế  tạo bằng laọi thép tốt, chiếu dài khoảng từ 400 - 1400mm,   bềrộng lưỡi cưa ở                                 phía            đầu cưa từ 130 - 140mm và nhỏ dần về phía cán cưa.

- Cán cưa làm bằng gỗ, chiếu dài cán khoảng 150 - 200mm, bề rộng của đầu trong cán khoảng 40mm, phần đầu ngoài cán khoảng50mm.

(2) Thiết bị cơ giới.

cưa : động cơ điện và động cơ xăng

các loại máy iên hợp khi chặt hạ làm đc một số khâu trong dây chuyền công nghệ

 Công nghệ và kỹ thuật khai thác gỗ, tre nứa

1.2.1. Khai thác rừng tự nhiên

chuẩn bị rừng, chặt hạ, vận xuất, vận chuyển, vệ sinh rừng sau khai thác...

(1) Chuẩn bị rừng

Khảo sát thiết kế khai thác bao gồm các công việc cụ thể là phúc tra tài nguyên, thu  thập các tài liệu và số liệu cần thiết có liên quan đến khai thác như: loại rừng, trữ lượng, cường độ, sản lượng, điều kiện tự nhiên của khu khai thác, đóng búa bài cây..

Luỗng phát rừng, thực hiện trước khi khai thác, đối với rừng tự nhiên phải luỗng phát trước từ 3-6 tháng chủ yếu chặt loại bỏ dây leo,cây bụi, cây tái sinh phi mục đích…, nhằm bảo đảm cho cây đổ đúng hướng mong muốn, không làm đổ, gãy những cây liền kề và bảo vệ những cây tái sinh trong khu khai thác và an toàn lao động.

(2) Chặt hạ

Chặt hạ bao gồm các bước sau:

Chọn hướng cây đổ: Khi chọn hướng cây đổ cần phải dựa trên những nguyên tắc sau:

- Đối với khu khai thác có độ dốc i > 100 thì không được chọn hướng đổ xuôi theo sườn dốc;

- Hướng đổ của cây phải tạo điều kiện thuận lợi cho những công việc tiếp theo sau như cắt cành ngọn, cắt khúc, vận xuất...đối với khu khai thác có độ dốc i > 100 thì những cây nằm ở hai bên đường vận xuất cần chọn hướng cây đổ phải song song, hoặc hợp với hướng đường vận xuất một góc α ≤ 45 0 .

- Khi cây đổ cần đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, tránh hiện tượng chống chày, gác chênh vênh trên vách núi, lao xuống khe đá vỡ gỗ, mất cây.

- Nếu chiều đổ của cây cùng chiều với hướng gió thì sẽ làm cho cây đổ sớm và ngược lại, nếu chiều đổ của cây ngược chiều với hướng gió thổi thì khi cây đổ sẽ bị cản trở một phần, hoặc sẽ xẩy ra hiện tượng cây đổ không đúng hướng mong muốn, .

Chặt  hạ:  Bao  gồm  các bước công việc như: mở miệng, cắt gáy và chừa bản lề.

- mở miệng :Độ sâu của mạch mở miệng bằng 1/5-1/3 đường kính của cây; mặt cắt dưới của miệng cách mặt đất tối đa bằng 1/3 đường kính gốc cây.muốn cây đổ hướng nào thì mở miệng về hướng đó. miệng hình tam giác hoặc chữ nhật.

- Cắt gáy: Mạch gáy là mạch cắt đối diện với miệng và được cắt sau khi mở miệng, mạch cắt gáy phải cao hơn mạch cắt dưới của miệng  từ 2-4 cm.

- Chừa bản lề: Đối với cây có hướng đổ tự nhiên trùng với hướng đổ quy định thì bản lề được chừa là một hình chữ nhật, có chiều rộng từ 3-4 cm, nếu hướng đổ của cây theo quy định khác với hướng đổ tự nhiên của cây, cần phải điều chỉnhhướng cây đổ (lái hướng cây đổ) bằng bản lề hình tam giác,

(3) Kỹ thuật chặt hạ bằng cưa máy

                     Hạ cây có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng hai lần bản cưa

mở miệng sâu khoảng 1/5 - 1/3 đường kính của cây (mở miệng càng sát mặt đất càng tốt, vừa để tận dụng gỗ vừa tạo thuận lợi cho những công việc tiếp theo) miệng được tạo bởi 2 mạch cắt nằm trên mặt phẳng nằm ngang, mạch cắt chéo tạo nên một góc 30-400. Đường thẳng tạo bởi 2 mạch vuông góc với hướng đổ.

Mạch cắt gáy  phải nằm cao hơn mạch mở miệng

Hạ cây có đường kính lớn hơn hai lần bảncưa

Tiến hành mở miệng từ 2 bên thân cây phải hoàn thành mặt cắt ngang trước sau đó mới cắt mạch chéo

Cắt gáy: Trước hết cắt đâm từ phía miệng vào. sau đó cắt gáy giữ lại bản lề rộng 5-6cm . Mạch cắt gáy cao hơn mạch cắt miệng một khoảng 10cm

(4) Kỹ thuật chặt hạ bằng công cụ thủ công

Chặt hạ bằng cưa đơn:

Chặt hạ bằng dao tạ:

(5) Kỹ thuật cắt cành

cắt từ gốc đến ngọn từ ngoài vào trong. dùng rùi,dao tạ. búa , cưa

cắt khúc ở đạ hình không bằng phẵng dễ mắc cưa

nguyên tắc: những pần gỗ nào chịu đc lực ép thế thì cắt trước 1/3d

.................................................................căng.................2/3d

1.2.2. Khai thác rừng trồng

(2) Chuẩn bị rừng

Luỗng phát: Trước khi khai thác phải tiến hành luỗng phát toàn bộ dây leo, cây bụi trên diện tích khai thác hoặc luỗng phát dây leo, cây bụi xung quanh cây khai thác. Thi công đường vận xuất, vận chuyển, kho bãi gỗ,

(3) Kỹ thuật khai thác.

Chọn hướng đổ: trước khi chặt hạ phải xác định lại hướng đổ, quyết định việc chừa bản lề và các công cụ hỗ trợ để hướng đổ đúng vị trí, không làm tác hại đến cây còn để lại,  ngăn ngừa cây chống chầy khi chặt hạ.

Mở miệng: mạch cắt của (mạch cắt thứ nhất) mở miệng vuông góc với thân cây và về phía hướng cây đổ có độ sâu bằng 1/3 đường kính gốc, mạch cắt chéo của mở miệng được

thực hiện ở phía trên mạch cắt ngang và tạo với mạch cắt ngang một góc từ 30-450

Cắt gáy: mạch cắt gáy ở về phía đối diện với mạch mở miệng và vuông góc với thân cây, mạch cắt gáy phải cao hơn mạch ngang phía dưới của mở miệng từ 3 ÷ 4 cm, chiều sâu

của mạch cắt gáy thường cách điểm sâu nhất của mạch mở miệng từ 3-4 cm

Chừa bản lề: Đối với cây có hướng đổ tự nhiên trùng với hướng đổ quy định thì bản lề được chừa là một hình chữ nhật, có chiều rộng từ 3-4 cm, nếu hướng đổ của cây theo quy định khác với hướng đổ tự nhiên của cây, cần phải điều chỉnh hướng cây đổ (lái hướng cây đổ) bằng bản lề hình tam giác, có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như: nêm, sào móc, câu liêm...

Xử lý cây chống cày: Nếu có cây bị chống chày thì phải xử lý ngay trước khi chặt cây khác, không dùng sức người hoặc chặt cây khác để kéo hoặc đánh đổ chây chống chày.

Cắt cành, ngọn, bóc vỏ

- Cắt cành: cắt cành phải sát thân cây (không tạo thành mấu   làm khó khăn cho khâu bóc vỏ, vận xuất, vận chuyển) và cắt từ gốc đến ngọn, cắt bên trên, trái và phải   trước sau đó lật cây để  cắt phần bên dưới.

- Cắt ngọn: vị trí cắt ngọn   tại điểm nhỏ nhất theo yêu cầu của quy cách sản phẩm để lợi dụng tối đa sản phẩm chính.

- Cắt khúc: thực hiện sau khi cắt ngọn, căn cứ quy cách của các loại sản phẩm để cắt khúc theo đúng quy cách,

- Bóc vỏ: phải bóc vỏ ngay sau khi cắt cành, cắt ngọn (đối với sản phẩm yêu cầu phải bóc vỏ).

1.2.3. Khai thác tre nứa

(1) Chuẩn bị rừng

Khảo sát thiết kế khai thác bao gồm: xác định địa danh, diện tích khai thác; đôi với loài mọc bụi để lại mỗi bụi ít nhất 10 cây, đo đếm số cây để xác định sản lượng khai thác (Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

(2) Chặt hạ

            Chặt trắng: Chỉ áp dụng cho những trường hợp đặc biệt như khi tre nứa bị khuy hoặc khi đã có quy hoạch sử dụng diện tích đó vào mục đích khác như khai hoang...

Chặt chọn

-  Chặt từng cây:

Chặt những cây đạt tiêu chuẩn nguyên liệu. Mỗi bụi chặt một số cây trải đều trên bụi, để lại một số cây đủ tiêu chuẩn để sịnh măng, bảo vệ cây non chống đỡ bão gió. Đồng thời chặt bỏ những cây không sử dụng được như cây khô, cây gẫy ngọn, sâu bệnh.

-  Chặt từng búi: Chỉ áp dụng cho rừng bị khuy hay bị chết

2. Kho gỗ và bốc xếp

2.1. Kho gỗ

2.1.1 Kho gỗ I

Kho gỗ I là nơi chứa hàng hoá lâm sản ở các lô khai thác trong một thời gian ngắn. kho gỗ I cũng chỉ cần có một diện tích nhất định bằng phẳng, cao ráo, địa chất ổn định, không bị xói lở. . Thời gian sử dụng của kho gỗ ngắn (Td = 12 tháng),

Kho gỗ I phải nằm vị trí trung tâm các lô khai thác, thuận tiện cho công tác vận xuất hàng hoá lâm sản ở các lô khai thác về

2.1.2. Kho gỗ II

 kho gỗ II phải có một diện tích tương đối rộng, cao ráo, bằng phẳng, địa chất ổn định. có quy mô sản xuất tập trung lớn, thời hạn sử dụng Td lâu dài, Nó nằm ở đầu mối các đường giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá lâm sản về kho và xuất đi khỏi kho. Có một diện tích tương đối rộng, cao ráo, bằng phẳng, không có mạch nước ngầm, địa chất ổn định

3.1. Các kỹ thuật vận xuất và điều kiện áp dụng

3.1.1. Vận xuất gỗ bằng súc vật

Loại hình vận xuất gỗ bằng súc vật chủ yếu là dùng sức kéo của trâu hoặc voi. Loại hình vận xuất này thích hợp đối với những khu khai thác có địa hình phức tạp, nhiều dốc, các cây gỗ được chặt hạ nằm phân tán, rải rác trong khu khai thác, rừng có trữ lượng cây đứng và sản lượng gỗ khai thác thấp

(1) kéo lết: Là khúc gỗ lết trực tiếp trên mặt đất,

(2) Kéo nửa lết

Là một đầu của cây gỗ được đặt lên xe cải tiến, hoặc càng quệt, đầu còn lại được lết trên mặt đất, Hình thức

này thường được áp dụng để vận xuất gỗ từ các tuyến đường nhánh, đường trục về kho gỗ I

(3) Kéo xe

Gỗđược đặt hoàn toàn ở trên xe trong quá trình vận xuất, thường được áp dụng trong vận xuất gỗ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và đối với gỗ rừng trồng.

tính lực kéo fmax của súc vật:

F=q.f(n)=N.f

q: trọng lượng của tải

f: hệ số ma sát giữa tải trọng và bề mặt

tính lực kéo ftrung binh của súc vật:

3.1.2. Vận xuất gỗ bằng máng lao

Là gỗ chuyển động trên máng lao theo nguyên lý lực đẩy của trọng lượng cây gỗ phải lớn hơn lực cản của ma sát.

3.1.3. Vận xuất gỗ bằng máy kéo

(1) Máy kéo bánh xích

2) Máy kéo bánh bơm

Do máy kéo bánh bơm có vận tốc lớn hơn máy kéo bánh xích và có tính năng cơ động cao, nên có thể cùng thực hiện được cả hai nhiệm vụ là vận xuất và vận chuyển ở những cự ly ngắn, năng suất vận xuất cao hơn so với máy kéo bánh xích

 Các loại máy kéo bánh bơm thường dùng trong khai thác, vận xuất, vận chuyển của ngành lâm nghiệp là các loại máy kéo LKT - 80. Riêng các loại xe REO được dùng khá phổ biến trong vận xuất, vận chuyển gỗ ở các tỉnh từ Thừa Thiên -  Huế trở vào.

(3) Các phương pháp vận xuất gỗ bằng máy kéo.

Kéo lết được thực hiện khi máy kéo dùng tời   rút gỗ để thu gom gỗ về một vị trí nhất định giúp cho cung đoạn vận xuất tiếp theo được thuận lợi.

Kéo nửa lết được thực hiện trong quá trình vận xuất đối với các loại máy kéo bánh xích và máy kéo bánh bơm có bàn bằng (mặt phẳng để giữ một đầu của cây gỗ).

Kéo không lết được thực hiện trong quá trình vận xuất đối với các loại máy kéo bánh bơm và các loại xe REO, phương pháp này thông thường được áp dụng đối với các loại máy kéo thực hiện vận xuất và vận chuyển với cự ly ngắn.

3.1.4. Vận xuất gỗ bằng đường dây cáp

có thể phân ra thành các loại: đường cáp 1 dây, đường cáp 2 dây, đường cáp 3 dây.

Đường trục chính của máng lao phải nằm ở trung tâm khu khai thác, nơi tập trung nhiều gỗ khai thác (để giảm cự ly tập kết, thu gom gỗ). Các đường máng lao nhánh phải tạo với đường trục chính thành một mạng lưới đường máng lao.

Tuyến đường máng lao phải là nơi tập trung được nhiều gỗ đã khai thác trong khu vực và phải ít thay đổi về địa hình và độ dốc.

Độ dốc ở đầu tuyến máng lao phải lớn hơn các đoạn trong tuyến và phải bố trí xen kẽ các đoạn dốc không đều nhau

4. Vận chuyển gỗ và tre nứa

4.1.1. Các loại đường ô tô lâm nghiệp

Đường ô tô lâm nghiệp được phân  làm 4 cấp, tương ứng với 4 loại đường,cụ thể:

Đường trục chính: Đường trục chính là đường vận chuyển chính của một khu kinh tế lâm nghiệp trong vùng. Đường trục chính là liên kết giữa các lâm trường trong vùng với nhau, giữa các lâm trường với khu trung tâm kinh tế lâm nghiệp, giữa các khu trung tâm kinh tế lâm nghiệp với nhau.

Đường trục chính có lượng hàng hoá luân chuyển trên đường phải đủ lớn (Phải từ 45.000 tấn trở lên trong một năm) và có lưu lượng xe chạy trên 85 lượt/ xe chạy trong một ngày đêm.

Với qui định về nhiệm vụ, chỉ tiêu như trên, đường trục chính là loại đường được quan tâm đầu tư cao nhất và được qui định là loại đường cấp I trong hệ thống đường ô tô lâm

nghiệp.

Đường nhánh chính : Đường nhánh chính là đường liên kết các đường nhánh phụ với đường trục phụ và cũng có thể nối các đường nhánh phụ với đường trục chính. Đường nhánh chính cũng là đường vận chuyển gỗ, lâm sản chính của một lâm trường, trên đường nhánh chính thường xuyên có xe chạy trong năm (trừ mùa mưa lũ xe không hoạt động).

Đường nhánh chính có lượng hàng hoá luân chuyển trên đường trong một năm có thể đạt từ 8.000 - 20.000 tấn và lưu lượng xe chạy trên đường trong một ngày, đêm từ 15 - 40 lượt xe. Với các chỉ tiêu trên, đường nhánh chính có mức đầu tư tương đối thấp và được qui định là loại đường cấp III trong bảng phân cấp các loại đường ô tô lâm nghiệp.

Đường nhánh phụ : Đường nhánh phụ là loại đường có nhiệm vụ liên kết từ các điểm có hàng hoá   (các kho gỗ I, các bãi giao trong khu khai thác) với các tuyến đường nhánh chính (cũng có trường hợp nối với các đường trục). Loại đường này ô tô chỉ có thể hoạt động tốt trong mùa khô.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: