Khái niệm nhân cách - tâm lí học
Nhân cách
I.Khái niệm chung về nhân cách.
1.Con người cá nhân,cá tính
2.Quan điểm tâm lí học duy vật biện chứng về nhân cách
a)Định nghĩa:
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm,những thuộc tính tâm lí của cá nhân biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.
- Thuộc tính tâm lí là những hiện tượng tâm lí tương đối ổn định cả về phần sống động và phần tiềm tàng,khó hình thành và khó mất đi tạo thành nét riêng của nhân cách.
- Tổ hợp là những đặc điểm tâm lí,những thuộc tính tâm lí tạo thành nhân cách có quan hệt chặc chẽ với nhau,tác động lẫn nhau làm thành 1hệ thống,1 cấu trúc nhất định.
Cùng 1 thuộc tính tâm lí nằm trong cấu trúc khác nhau khị bộc lộ ra là những nhân cách khác nhau
Bản sắc: Trong hệ thống các thuộc tính tâm lí của cá nhân có các của xã hội,dân tộc,giai cấp,nó tan vào trong cá nhân tạo thành cái riêng;khi bộc lộ ra nó trở thành nhân cách riêng của mỗi người,nó mang tính độc đáo độc nhất không giống ai.
Giá trị xã hội:Những thuộc tính tâm lí thể hiện ra ở những việc làm trong cách ứng xử,hành vi,hành động hoạt động phổ biến của con người và được xã hội đánh giá
Những thuộc tính tạo thành nhân cách biểu hiện ở 3cấp độ:
+ Cấp độ bên trong cá nhân.
+ Cấp độ biểu hiện ra hoạt động và kết quả của nó.
+ Cấp độ sự hình dung,sự đánh giá của người khác về nhân cách đó
Sự hình thành nhân cách không chỉ phụ thuộc vào chính bản thân cá nhân mỗi người,còn phụ thuộc vào giá trị xã hội,điều kiện lịch sử mà người đó đang sống
Nhân cách là hòa những đặc điểm quy định con người như là 1thành viên của xã hội nói lên bộ mặt tâm lí xã hội,giá trị cốt cách làm người của mỗi cá nhân.
Nhân cách của một cá nhân không ra đời khi mới hình thành mà dần dần mới hình thành
ðKết luận sư phạm:
_ Cần tổ chức nhiều hoạt động bổ ích, đa đạng để tạo môi trường thuận lơi cho việc hình thành nhân cách cho học sinh.
_ Nhân cách là tổ hợp các đặc điểm tâm lí của cá nhân. Vì vậy muốn rèn những thuộc tính tốt và khắc phục những điểm yếu của học sinh cần phải kiên trì có kế hoạch, liên tục và hệ thống
_ Khi nghiêm cứu tư cách của một cá nhân phải nghiêm cứu hành động, cần nghiêm cứu sản phẩm của cá nhân đó.
b) đặc điểm cơ bản của nhân cách:
_ Tính thống nhất của nhân cách
+ Nhân cách là sự thống nhất hài hòa của mỗi cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ siêu cá nhân.
+ Nhân cách là chỉnh thế thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài của con người.
ðKLSP: Muốn giáo dục nhân cách hoàn chỉnh cho học sinh cần phải “rèn luyện đức tài”
_ Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lí tương đối ổn định trong mỗi cá nhân. Nhờ tính ổn định mà ta có thể sự tính nhân cách của một người nào đó trong hoàn cảnh cụ thể
ðKLSP: Quên có thể dự kiến trước các tình huống giảng dạy trong giáo dục, để từ đó lựa chọn các biện pháp thích hợp, các phương pháp hợp lí tác động vào học sinh nhằm hình thành và phát triển nhân cách của các em.
_ Tính tích cực của nhân cách: Nhân cách là chủ thể của hoạt đọng và giao tiếp, là sản phẩm của xã hội vì thế nhân cách mang tính tích cực. Nó được thể hiện ở hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo và sang tạo thế giới, cải tạo chính bản thân chủ thể
ðKLSP: Trong dạy học cần phải tạo ra nhu cầu học tập của học sinh bằng cách lựa chọn các phương pháp djay học gây hứng thú cho các em, để các em trở thành chủ thể tích cực tự giác, chủ động và sang tạo cho hoạt động
_ Tính giáo tiếp của nhân cách: Nhân cách chỉ có thể hình thành và phát triển, tồn tại và thể hiện trong hành động và trong giao tiếp với các nhân cách khác
ðKLSP: Nguyên tắc giáo dục cơ bản là giáo dục tập thể và bằng tập thể tạo môi trường thuận lợi nhất cho việc hình thành nhân cách cho học sinh
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro