Khai niem CN TTCK
Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, đó có thể là TTCK tập trung hoặc phi tập trung.
Thị trường chứng khoán là gì?
Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất.Hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở giao dịch chứng khoán ( Stock exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch.TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận.
Chức năng của Thị trường chứng khoán
1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.
3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô:
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
Việc công bố các chính sách ổn định kinh tế gần đây là một bước đi quan trọng, đúng hướng, để phá vỡ chu kỳ phát triển nóng rồi chậm lại, khôi phục hình ảnh một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của đầu tư nước ngoài trong khu vực
Nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển tiền của mình sang Đô la Mỹ và vàng vì lo lạm phát tăng cao và sự không rõ ràng trong các chính sách. Đã đến lúc Chính phủ có những hành động và giải pháp quyết liệt.
Về chủ trương theo đuổi "chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ và thận trọng" của Chính phủ, thể hiện qua việc ban hành Nghị quyết 11, tôi cho rằng Chính phủ đã xác định việc giải quyết bất ổn là vấn đề cần tập trung, cho dù điều này sẽ giảm tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn.
Các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô sẽ làm chậm tăng trưởng trong ngắn hạn, nhưng nếu thực hiện thành công, các biện pháp này sẽ giúp Việt Nam đạt được tiềm năng tăng trưởng trước khủng hoảng của mình trong trung hạn.
Theo tình hình hiện tại, các thị trường tài chính quốc tế đã phản ứng thuận lợi trước những biện pháp Chính phủ Việt Nam đưa ra. Thông tin tích cực là mức rủi ro của trái phiếu ngoại tệ do Chính phủ Việt Nam phát hành đã có cải thiện đôi chút. Đây là dấu hiệu tốt cho thành công của các biện pháp này.
Tuy sự thay đổi chính sách gần đây đã giảm được một số rủi ro, trước mắt Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Việc tăng giá nhiên liệu và điện, giá cả hàng hóa tăng trên toàn cầu, và tiền đồng giảm giá sẽ tăng thêm áp lực lạm phát trong ngắn hạn. Nhưng, lạm phát cơ bản (không kể lương thực phẩm và nhiên liệu) sẽ có thể giảm dần khi triển khai các chính sách thắt chặt tiền tệ và tài chính.
Tỷ lệ lạm phát cơ bản giảm và ở mức ổn định cùng với sự cân bằng được cải thiện của thị trường quốc tế sẽ dần dần sẽ giúp bình ổn thị trường ngoại hối.
Với việc điều chỉnh ngân sách 2011, tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm tiếp tục củng cố các tài khoản tài chính và dần dần giảm bớt thâm hụt ngân sách đến mức trước khủng hoảng.
Nợ công của Việt Nam có thể vẫn bền vững, nếu như duy trì được đà phục hồi kinh tế hiện nay và Chính phủ có một lộ trình giảm thâm hụt tài chính.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro