Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Khai niem

1.Định nghĩa kiểm thử

Kiểm thử phần mềm là quá trình vận hành thử nghiệm 1 ứng dụng, 1 chương trình với mục đích tìm ra lỗi.

2.

Khái quát về công việc kiểm thử

Cơ bản gồm:

a.

Test tìm lỗi cơ bản: như nhập liệu để kiểm tra đúng sai đầu ra, nhập String và trường số, trường ngày

b.

Test giao diện, giao tiếp: Lỗi chính tả, cách bố trí màn hình, thông báo chương trình...

c.

Test nghiệp vụ: Đây là phần test khó nhất. Để Test được nghiệp vụ phải hiểu về nghiệp vụ (Như kiểm tra chương trình kế toán phải biết kế toán, kiểm tra chương trình ngân hàng phải biết nghiệp vụ ngân hàng...

3.

Vai trò

a.

Kiểm thử để tìm ra lỗi, ghi lại các thông tin về lỗi nhưng không sửa lỗi.

b.

Kiểm thử giúp kiểm định phần mềm, bảo đảm phần mềm đủ tốt với độ rủi ro thấp nhất có thể.

4.

Kiểm thử như thế nào là đủ

a.

Vấn đề đặt ra:

 Càng test thì càng tìm ra thêm lỗi nhất là với các hệ thống lớn. Vấn đề không phải ở chỗ các lỗi đã tìm ra hết chưa mà ở chỗ phần mềm như vậy đã đủ tốt hay chưa để ngừng test. Đây là vấn để mang tính kinh tế và là 1 trong những vấn đề khó khăn nhất của việc kiểm thử.

b.

Khi nào thì có thể ngừng test:

Trước khi muốn ngừng test thì phải cân nhắc:

i.

Có khả năng tìm được lỗi nếu tiếp tục test không?

ii.

Chi phí cận biên về thời gian và nhân lực nếu tiếp tục test là như thế nào?

iii.

Khả năng người sử dụng gặp phải các bug còn lại có nhiều hay không?

iv.

Ảnh hưởng, hậu quả của những lỗi đó đối với người sử dụng ra sao?

v.

Từ đây, cộng với kinh nghiệm thực tế mà áp dụng cho từng dự án cụ thể. Điều quan trong là phải biết ưu tiên test, biết dành thời gian và nguồn lực cho những test được ưu tiên trước.

Kiểm thử là một thành phần chính của phát triển phần mềm để đảm bảo độ tin cậy và chất lượng của phần mềm. Lĩnh vực này rất rộng lớn với rất nhiều cơ hội cho cả kỹ sư kiểm thử có và chưa có kinh nghiệm. Để trở thành một kỹ sư kiểm thử bạn nên thành thạo với các khái niệm và thuật ngữ khác nhau của kiểm thử. Bên cạnh đó, bạn cần phải có kỹ năng nhất định và kiên trì để thành công trong lĩnh vực này. Dưới đây là một số trong những khía cạnh quan trọng của kiểm thử phần mềm cho người mới bắt đầu.

Software Testing

Trước khi bạn “thí mạng” vào nghề kiểm thử phần mềm.

Đối với những người có một nền tảng về lĩnh vực CNTT, không có nhiều khó khăn vì bạn đã biết các thuật ngữ kỹ thuật và các thuật ngữ khác nhau, mặc dù sẽ là tốt hơn nếu bạn có thể tham gia một khóa học về kiểm thử phần mềm để có được một kiến thức chuyên sâu về các khái niệm. Tuy nhiên, những người không có một nền tảng kỹ thuật vững chắc, thực sự có thể khá khó khăn cho họ để hiểu những thuật ngữ có liên quan.

Lĩnh vực khoa học máy tính và công nghệ phần mềm là rất lớn, bạn phải đi qua những điều cơ bản để giúp bạn bắt đầu. Tìm hiểu về các thuật ngữ khác nhau được sử dụng trong công nghệ phần mềm và các lĩnh vực lập trình. Làm quen với thuật ngữ kỹ thuật khác nhau như, phần mềm, hướng dẫn, chương trình, thực thi, lỗi, phát triển và chu kỳ thử nghiệm.v.v sẽ giúp bạn có được đủ động lực để làm việc trong lĩnh vực kiểm thử. Bạn cũng sẽ nhận được một tổng quan về các phương pháp phát triển khác nhau như mô hình thác nước, mô hình xoắn ốc .v.v

Sau khi bạn hoàn thành bước đầu tiên, bắt đầu đọc một số cuốn sách về các khái niệm khác nhau và các nguyên tắc cơ bản của thủ tục kiểm thử và làm thế nào để đưa chúng vào thực tế. Hiểu các loại kiểm thử, chiến lược, phương pháp .v.v Mặc dù hầu hết các định nghĩa / thuật ngữ rất đơn giản và khá dễ dàng để giải thích, bạn nên cố gắng tạo ra một thư mục định nghĩa nhỏ, nó sẽ có ích cho bạn bất cứ lúc nào bạn cần. Việc tham gia vào một lớp đào tạo bài bản sẽ giúp bạn có được một sự hiểu biết tốt hơn về các phương pháp kiểm thử. Bạn sẽ có đủ kiến thức để có thể được thăng tiến nhanh trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm.

Tổng quan về kiểm thử phần mềm

Là một kỹ sư kiểm thử phần mềm, bạn cần phải thiết kế trường hợp kiểm thử, các kịch bản và thực hiện chúng để đánh giá kết quả của những phương pháp kiểm thử khác nhau. Bạn cần phải biết trường hợp kiểm thử là gì, mục tiêu của kiểm thử, các phương pháp kiểm thử, mức độ kiểm thử, và các phương pháp tiếp cận… Chúng ta hãy cố gắng hiểu từng khái niệm một.

Mục tiêu (objective)

: Để kiểm tra xem phần mềm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phù hợp với các đặc tả và đảm bảo chất lượng và tính chính xác của ứng dụng.

Phương pháp kiểm thử (Testing Methods): Có hai phương pháp phổ biến của kiểm thử phần mềm – kiểm tra hộp trắng và kiểm tra hộp đen. Trong kiểm thử hộp màu trắng, cấu trúc mã hoặc thuật toán của chương trình được đưa vào xem xét. Các trường hợp kiểm thử được thiết kế dựa vào cấu trúc mã hoặc cách thức làm việc của chương trình, trong khi đó kiểm thử hộp đen không yêu cầu kỹ sư kiểm thử cần phải có bất kỳ kiến thức về mã hoặc thuật toán của chương trình. Nó kiểm tra các chức năng của hệ thống tức là những gì hệ thống được cho là cần phải làm dựa trên các đặc tả. Các trường hợp kiểm thử thường được xây dựng xung quanh đó.

Mức độ kiểm thử (Testing Levels):

 được phân loại thành ba loại: kiểm thử đơn vị (unit testing), kiểm thử tích hợp (integration testing) và kiểm thử hệ thống (system testing). Trong kiểm thử đơn vị các đơn vị khác nhau hoặc các thành phần của ứng dụng đang được kiểm thử để kiểm tra các chức năng của các đoạn mã. Trong kiểm thử tích hợp, việc kiểm thử được thực hiện bằng cách tích hợp các mô-đun khác nhau, trong khi đó trong kiểm thử hệ thống toàn bộ hệ thống được kiểm thử cả về chức năng và yêu cầu hệ thống để kiểm tra hành vi của hệ thống ở các cấp độ khác nhau.

Phương pháp tiếp cận kiểm thử  (Testing Approach):

 Nó có hai loại, phương pháp tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên. Trong phương pháp tiếp cận từ trên xuống, các thành phần cấp cao nhất được kiểm thử đầu tiên đi xa hơn xuống các cấp thấp hơn, trong khi ở dưới lên tiếp cận các thành phần thấp nhất được thử nghiệm đầu tiên tiến dần tới mức cao hơn

Trường hợp kiểm thử (Test Case):

 Một trường hợp kiểm thử là một tập hợp các điều kiện được sử dụng để xác định xem một ứng dụng đang làm việc tốt hay không. Trường hợp kiểm thử có thể là tích cực hay tiêu cực. Trường hợp kiểm thử tích cực được thiết kế để kiểm tra xem ứng dụng có hoạt động như cách mà nó được dự kiến sẽ hoạt động hay không, trong khi các trường hợp kiểm thử tiêu cực được thiết kế để kiểm tra cách hệ thống phản ứng với chuỗi bất thường của các hành động hoặc giá trị bất ngờ. Một yêu cầu kiểm thử trong một ứng dụng phải có ít nhất hai trường hợp kiểm thử nghiệm – một tích cực và một tiêu cực.

Làm thế nào để trở thành 

một kỹ sư kiểm thử giỏi

·

Mở rộng kiến thức và sự hiểu biết của bạn về lĩnh vực này, chiều sâu tư duy và sáng tạo.

·

Đảm bảo rằng tất cả các vấn đề được xác định và xử lý trong giai đoạn đầu để tiết kiệm thời gian.

·

Phát triển kỹ năng phân tích và kỹ thuật của bạn, và cố gắng tìm hiểu những mẹo và thủ thuật mới giúp bạn nổi bật trong đám đông.

·

Kiểm tra các hệ thống để tìm ra càng nhiều lỗi, cho kết quả tốt nhất. Cải tiến quy trình bằng cách đưa ra các đề xuất.

·

Bạn cần phải có kỹ năng ngoại giao tuyệt vời và duy trì tốt các mối quan hệ với các kỹ sư lập trình. Mục đích chính là để phát triển một sản phẩm chất lượng.

·

Tìm kiếm lỗi trong một hệ thống đòi hỏi phải có sự tò mò, một con mắt phê phán, giao tiếp tốt với đội ngũ phát triển, và kinh nghiệm.

·

Nếu công việc không chạy, khắc phục sự cố để tìm hiểu lý do. Điều này sẽ phát triển sự tự tin của bạn và giúp bạn tiến về phía trước trong sự nghiệp của bạn.

·

Phát triển kỹ năng giao tiếp của bạn và lịch thiệp. Báo cáo các lỗi cho kỹ sư lập trình một cách xây dựng.

·

Học cách làm việc độc lập. Điều này sẽ giúp bạn có hiệu quả hơn trong việc phát hiện lỗi.

·

Hãy tổ chức và duy trì các tập tin và tài liệu của bạn để ghi lại những phát hiện của bạn.

·

Cập nhật những công cụ kiểm thử và kỹ thuật mới nhất.

·

Học từ những sai lầm của bạn để bạn không lặp lại chúng trong tương lai.

Mẹo và thủ thuật cho các bạn mới bắt đầu

·

Bạn cần phải nắm rõ các đặc tả trước khi bạn bắt đầu kiểm thử.

·

Đừng kiểm thử một hệ thống mà bạn không biết các yêu cầu. Lý do đơn giản là- bạn không biết những gì cần phải có trong hệ thống và những gì không nên có!

·

Nếu bạn thực sự cần kiểm thử một hệ thống mà bạn không có các yêu cầu, bạn hãy sử dụng 

monkey testing

. Bạn không biết gì về hệ thống! Vì vậy, bất cứ điều gì bạn nghĩ một cách hợp lý có thể là một lỗi tiềm năng trong hệ thống, bạn có thể báo cáo.

·

Bạn cần phải biết yêu cầu về phần mềm và phần cứng của ứng dụng mà bạn đang làm việc.

·

Đừng phỏng đoán bất cứ điều gì trong khi kiểm thử một ứng dụng cụ thể.

·

Thực hiện theo các chuẩn mực của công ty bạn về các công cụ và thủ tục kiểm thử, bảo trì tập tin, tài liệu, .v.v

·

Kiểm tra các ứng dụng theo quan điểm của khách hàng.

·

Việc kiểm thử một hệ thống một cách toàn bộ / hoàn toàn là không thể vì các yêu cầu có thể bị thay đổi bất cứ lúc nào.

Có cần thiết phải tìm hiểu công cụ kiểm thử tự động?

Lĩnh vực kiểm thử phần mềm đang phát triển với một tốc độ ngày càng cao hơn. Mặc dù kiểm thử thủ công giúp tìm thấy lỗi tuy nhiên nó có thể tốn nhiều thời gian. Vì vậy, một kiến thức tốt về các công cụ kiểm thử tự động sẽ giúp bạn kiểm thử các ứng dụng nhanh hơn và đáng tin cậy hơn. Bạn càng biết về các công cụ kiểm thử tự động, cơ hội tốt hơn để bạn đánh dấu sự hiện diện của bạn trong ngành công nghiệp này hơn những người khác. Việc này cũng phụ thuộc vào loại dự án bạn đang làm việc. Nếu công việc của bạn đòi hỏi bạn phải hiểu và sử dụng một công cụ kiểm thử tự động, bạn sẽ phải tìm hiểu nó.

Kiểm thử phần mềm là một lĩnh vực rộng lớn với cơ hội nghề nghiệp phong phú. Tuy nhiên, biết khả năng, sở thích của bạn, và kỹ năng trước khi quyết định đi sâu vào trong lĩnh vực này.

Kiểm thử phần mềm

 là một cuộc kiểm tra được tiến hành để cung cấp cho các bên liên quan thông tin về chất lượng của 

sản phẩm

 hoặc

dịch vụ

 được kiểm thử.

[1]

 Kiểm thử có thể cung cấp cho doanh nghiệp một quan điểm, một cách nhìn độc lập về 

phần mềm

 để từ đó cho phép đánh giá và thấu hiểu được những rủi ro trong quá trình 

triển khai

 phần mềm.

Trong kỹ thuật kiểm thử không chỉ giới hạn ở việc thực hiện một chương trình hoặc ứng dụng với mục đích đi tìm các 

lỗi phần mềm

 (bao gồm các lỗi và các thiếu sót) mà còn là một quá trình phê chuẩn và xác minh một chương trình máy tính / ứng dụng / sản phẩm nhằm:

·

Đáp ứng được mọi yêu cầu hướng dẫn khi thiết kế và phát triển phần mềm.

·

Thực hiện công việc đúng như kỳ vọng.

·

Có thể triển khai được với những đặc tính tương tự.

·

Và đáp ứng được mọi nhu cầu của các bên liên quan.

Tùy thuộc vào từng phương pháp, việc kiểm thử có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trong quá trình phát triển phần mềm. Theo truyền thống thì các nỗ lực kiểm thử được tiến hành sau khi các yêu cầu được xác định và việc lập trình được hoàn tất nhưng trong 

Agile

 (là một tập hợp các phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt dựa trên việc lặp đi lặp lại và gia tăng giá trị) thì việc kiểm thử được tiến hành liên tục trong suốt quá trình xây dựng phần mềm. Như vậy, mỗi một phương pháp kiểm thử bị chi phối theo một quy trình phát triển phần mềm nhất định.

Mục lục

  [

ẩn

·

1 Tổng quan

·

2 Lịch sử

·

3 Phương pháp kiểm thử

·

4 Các mức kiểm thử

·

5 Các loại hình kiểm thử

·

6 QUY TRÌNH KIỂM THỬ

·

7 Kiểm thử tự động hóa

·

8 Kiểm thử thành phần lạ

·

9 Những chứng nhận

·

10 Sự tranh luận

·

11 Quy trình liên quan

·

12 Tham khảo

·

13 Liên kết ngoài

Tổng quan

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử không thể xác định hoàn toàn được tất cả các lỗi bên trong phần mềm.

[2]

 Thay vào đó, nó so sánh trạng thái và hành vi của sản phẩm với các oracle - các nguyên tắc hay cơ chế để phát hiện vấn đề. Các oracle này có thể bao gồm (nhưng không giới hạn ở) các 

đặc tả phần mềm

hợp đồng

,

[3]

 sản phẩm tương đương, các phiên bản trước của cùng một sản phẩm, phù hợp với mục đích dự kiến nhằm đáp ứng sự kỳ vọng của người dùng, khách hàng, quy định của pháp luật hiện hành và các tiêu chuẩn liên quan khác.

Mục đích chính của kiểm thử là phát hiện ra các lỗi phần mềm để từ đó khắc phục và sửa chữa. Việc kiểm thử không thể khẳng định được rằng các chức năng của sản phẩm đúng trong mọi điều kiện, mà chỉ có thể khẳng định rằng nó không hoạt động đúng trong những điều kiện cụ thể.

[4]

 Phạm vi của kiểm thử phần mềm thường bao gồm việc kiểm tra mã, thực hiện các mã trong môi trường và điều kiện khác nhau, và việc kiểm thử các khía cạnh của mã: nó có làm đúng nhiệm vụ của nó hay không, và nó có làm những gì cần phải làm hay không. Trong môi trường phát triển phần mềm hiện nay, một đội kiểm thử có thể tách biệt với đội phát triển. Các thành viên trong đội kiểm thử giữ các vai trò khác nhau. Các thông tin thu được từ kiểm thử có thể được sử dụng để điều chỉnh quá trình phát triển phần mềm.

[5]

Mỗi sản phẩm phần mềm có một đối tượng phục vụ riêng. Ví dụ như đối tượng của phần mềm trò chơi điện tử là hoàn toàn khác với đối tượng của phần mềm ngân hàng. Vì vậy, khi một tổ chức phát triển hoặc đầu tư vào một sản phẩm phần mềm, họ có thể đánh giá liệu các sản phẩm phần mềm có được chấp nhận bởi người dùng cuối, đối tượng phục vụ, người mua, hay những người giữ vai trò quan trọng khác hay không. Và việc kiểm thử phần mềm là một quá trình nỗ lực để đưa ra những đánh giá này.

Khiếm khuyết và thất bại

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Không phải tất cả các khiếm khuyết của 

phần mềm

 bị gây ra bởi lỗi 

lập trình

 mà cội nguồn chung của các khiếm khuyết đó nằm ở những thiếu sót trong yêu cầu; ví dụ, yêu cầu không được xác nhận mà gây ra lỗi là sự sơ suất của các nhà thiết kế của chương trình.

[6]

 Những thiếu sót yêu cầu thường thấy trong những yêu cầu phi chức năng như là khả năng kiểm thử, khả năng mở rộng, bảo trì, tính khả dụng, hiệu suất, và khả năng bảo mật.

Lỗi phần mềm xảy ra thông suốt quá trình như sau: Một lập trình viên làm cho một lỗi (sai lầm), mà kết quả cho ra là một khiếm khuyết (thất bại, sai sót) trong mã nguồn phần mềm. Nếu lỗi này được thực hiện, trong những tình huống nhất định hệ thống sẽ tạo ra kết quả sai, gây ra một sự thất bại.

[7]

 Không phải tất cả các khiếm khuyết nhất thiết sẽ dẫn đến thất bại. Ví dụ, lỗi trong mã chết sẽ không bao giờ dẫn đến thất bại. Lỗi có thể biến thành một sự thất bại khi môi trường thay đổi. Ví dụ về những thay đổi trong môi trường bao gồm các phần mềm đang chạy trên một nền tảng phần cứng máy tính mới, thay đổi trong nguồn dữ liệu, hoặc tương tác với các phần mềm khác nhau. Một khiếm khuyết duy nhất có thể dẫn đến một loạt các dấu hiệu thất bại.

Kết nối đầu vào và điều kiện tiền đề

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Một vấn đề rất cơ bản với kiểm thử phần mềm là việc kiểm thử tất cả các kết nối đầu vào và điều kiện tiền đề (trạng thái ban đầu) là không khả thi, ngay cả với một sản phẩm đơn giản.

[4]

[8]

 Điều này có nghĩa rằng số lượng các khiếm khuyết trong một sản phẩm phần mềm có thể rất lớn và có thể xảy ra thường xuyên nên rất khó để tìm thấy trong quá trình kiểm thử. Quan trọng hơn, những yêu cầu phi chức năng về chất lượng (làm nó như thế nào hơn là làm được gì?) như: tính khả dụng, khả năng mở rộng, hiệu suất, khả năng tương thích, độ tin cậy nếu xét về mặt chủ quan thì nó chưa tạo nên giá trị đủ để mọi người có thể chấp nhận được nó.

Các nhà phát triển phần mềm không thể kiểm thử được tất cả mọi thứ, nhưng họ có thể sử dụng tổ hợp thiết kế kiểm thử để xác định số lượng tối thiểu của các kiểm thử cần thiết để bao quát được những điều họ muốn. Dù là kiểm thử tốc độ hay độ sâu thì họ có thể sử dụng phương pháp này để xây dựng được những cơ cấu khác nhau trong từng trường hợp kiểm thử (test case) cụ thể.

[9]

Kinh tế

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Một nghiên cứu được tiến hành bởi NIST trong năm 2002 cho biết rằng các lỗi phần mềm gây tổn thất cho nền kinh tế Mỹ 59,5 tỷ đô mỗi năm, hơn một phần ba chi phí này có thể tránh được nếu việc kiểm thử phần mềm được thực hiện tốt hơn.

[10]

Người ta thường tin rằng, một kiếm khuyết nếu được tìm ra sớm hơn thì chi phí để sửa chữa nó sẽ rẻ hơn. Bảng dưới đây cho thấy chi phí sửa chữa các khiếm khuyết tùy thuộc vào giai đoạn nó được tìm ra.

[11]

 Ví dụ, một vấn đề được tìm thấy sau khi đã ra bản phần mềm chính thức rồi sẽ có chi phí gấp 10-100 lần khi giải quyết vấn đề từ lúc tiếp nhận yêu cầu. Với sự ra đời của cách thức triển khai thực tiễn liên tục và các dịch vụ dựa trên đám mây, chi phí tái triển khai và bảo trì có thể làm giảm bớt theo thời gian.

Chi phí sửa chữa một khiếm khuyết

Thời gian phát hiện

Các yêu cầu của phần mềm

Kiến trúc phầm mềm

Xây dựng phầm mềm

Kiểm thử hệ thống

Sau khi phát hành

Thời gian sử dụng

Các yêu cầu của phần mềm

5–10×

10×

10–100×

Kiến trúc phầm mềm

10×

15×

25–100×

Xây dựng phầm mềm

10×

10–25×

Vai trò

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử phần mềm được thực hiện bởi nhiều Tester. Cho đến những năm 1980, thuật ngữ "nhân viên kiểm thử phần mềm" đã được sử dụng thường, nhưng sau đó cũng được coi là một nghề riêng biệt. Liên quan đến các giai đoạn và các mục tiêu khác nhau trong kiểm thử phần mềm

[12]

 thì những vai trò khác nhau đã được thiết lập cho các nhà quản lý, trưởng nhóm kiểm thử, nhà phân tích kiểm thử, nhà thiết kế kiểm thử, Tester, nhà phát triển tự động hóa và quản trị viên kiểm thử.

Lịch sử

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Sự tách biệt giữa việc gỡ lỗi (sửa lỗi, debugging) với kiểm thử (testing) lần đầu tiên được Glenford J. Myers đưa ra vào năm 1979.

[13]

 Mặc dù sự quan tâm của ông là kiểm thử sự gián đoạn ("một kiểm thử thành công là tìm ra được một lỗi"

[13]

[14]

) nó minh họa mong muốn của cộng đồng 

công nghệ phần mềm

 để tách biệt các hoạt động phát triển cơ bản, giống như việc tách phần gỡ lỗi ra riêng khỏi quá trình kiểm thử. Vào năm 1988, 

Dave Gelperin

 và 

William C. Hetzel

 đã phân loại các giai đoạn và mục tiêu trong kiểm thử phần mềm theo trình tự sau:

[15]

·

Trước 1956: Hướng về việc kiểm soát lỗi.

[16]

·

1957-1978: Hướng về chứng minh lỗi.

[17]

·

1979-1982: Hướng về tính phá hủy của lỗi.

[18]

·

1983–1987: Hướng về đánh giá lỗi.

[19]

·

1988–2000: Hướng về việc phòng ngừa lỗi.

[20]

Phương pháp kiểm thử

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử tĩnh và động

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Có rất nhiều phương pháp để kiểm thử phần mềm. Đánh giá, định hướng hoặc kiểm tra được gọi là kiểm thử tĩnh, trong khi việc chạy mã lập trình thực tế trong các tình huống được gọi là kiểm thử động. Kiểm thử tĩnh thông thường có thể được bỏ qua khi thực hành nhưng kiểm thử động diễn ra khi bản thân chương trình đó đang được sử dụng. Kiểm thử động có thể bắt đầu trước khi chương trình đã hoàn tất 100% để kiểm thử các phần cụ thể của mã và được áp dụng cho các chức năng riêng biệt hoặc Module. Kỹ thuật điển hình cho điều này được sử dụng trong cả mạch nhánh/trình điều khiển hoặc được thực hiện trong một môi trường gỡ lỗi nhất định.

Kiểm thử tĩnh liên quan đến việc kiểm chứng trong khi kiểm thử động liên quan đến việc xác nhận. Nó đều cùng giúp cải thiện chất lượng phần mềm.

Phương pháp tiếp cận hộp

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Theo truyền thống thì các phương pháp kiểm thử phần mềm được bắt nguồn từ kiểm thử hộp trắng và hộp đen. Có hai cách tiếp cận được sử dụng để mô tả quan điểm của một kỹ sư kiểm thử khi thiết kế các Test Case.

Kiểm thử hộp trắng

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Bài chi tiết: 

Kiểm thử hộp trắng

Kiểm thử hộp trắng (được biết đến như là kiểm thử tính rõ ràng của hộp, kiểm thử hộp kính, kiểm thử hộp trong suốt và kiểm thử cấu trúc) giúp kiểm thử được cấu trúc nội bộ hoặc hoạt động của một chương trình, như tương phản với chức năng được bộc lộ của người dùng cuối. Một góc nhìn nội bộ của hệ thống trong kiểm thử hộp trắng giống như là các kỹ năng lập trình được sử dụng để thiết kế ra các tình huống kiểm thử. Các Tester lựa chọn yếu tố đầu vào để thực hiện đường dẫn thông qua các mã và xác định được kết quả đầu ra thích hợp. Điều này tương tự các nút kiểm thử trong một mạch, ví dụ như kiểm thử thông mạch (ICT).

Trong khi kiểm thử hộp trắng có thể được áp dụng tại đơn vị, tích hợp hệ thống và các cấp độ của quá trình kiểm thử phần mềm, nó thường được thực hiện ở cấp đơn vị. Nó có thể kiểm thử đường dẫn trong một đơn vị, liên kết giữa các đơn vị trong quá trình tích hợp, và giữa các hệ thống con trong một kiểm thử hệ thống cấp. Mặc dù phương pháp này thiết kế kiểm thử có thể phát hiện ra nhiều lỗi hoặc các vấn đề, nó có thể không phát hiện các phần chưa thực hiện của các đặc điểm kỹ thuật hoặc yêu cầu thiếu sót.

Các kỹ thuật được sử dụng trong kiểm thử hộp trắng bao gồm:

·

Kiểm thử API (giao diện lập trình ứng dụng) - kiểm thử ứng dụng có sử dụng các API công cộng và cá nhân.

·

Kiểm thử độ bao phủ mã - tạo ra các bài kiểm thử để đáp ứng một số tiêu chí của bảo hiểm mã (ví dụ, các nhà thiết kế kiểm thử có thể tạo ra các bài kiểm thử để làm tất cả các câu lệnh trong chương trình được thực hiện ít nhất một lần).

·

Phương pháp chèn lỗi - cố tình đưa ra những lỗi lầm để đánh giá hiệu quả của các chiến lược kiểm thử.

·

Phương pháp kiểm thử đột biến.

·

Phương pháp thử tĩnh.

Các công cụ bao phủ mã có thể đánh giá đầy đủ của một bộ kiểm thử đã được tạo ra bằng phương pháp bất kỳ nào đó, bao gồm cả kiểm thử hộp đen. Điều này cho phép nhóm nghiên cứu phần mềm kiểm thử các bộ phận của một hệ thống mà hiếm khi được kiểm thử và đảm bảo rằng các điểm chức năng quan trọng nhất đã được kiểm thử.

[21]

 Bao phủ mã giống như một phần mềm metric có thể báo cáo tỷ lệ phần trăm cho:

·

Bao phủ chức năng

: dựa vào các báo cáo của chức năng này thực hiện.

·

Bao phủ câu lệnh

: dựa vào các báo cáo về số lượng các dòng được thực hiện để hoàn thành kiểm thử.

100% bao phủ câu lệnh đảm bảo rằng tất cả các đường dẫn mã, hoặc các nhánh (trong điều kiện của luồng điều khiển) được thực hiện ít nhất một lần. Điều này hữu ích trong việc đảm bảo đúng chức năng nhưng không đủ kể từ khi các mã tương tự có thể thực hiện tiến trình xử lý dữ liệu đầu vào khác nhau dù đúng hoặc không.

Kiểm thử hộp đen

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Bài chi tiết: 

Kiểm thử hộp đen

Sơ đồ hộp đen

Kiểm thử hộp đen coi phần mềm như là một "hộp đen", kiểm thử chức năng mà không cần bất kỳ kiến thức về cấu trúc và hành vi bên trong phần mềm. Các Tester chỉ biết về những gì phần mềm phải làm mà không biết là nó làm như thế nào.

[22]

 Phương pháp kiểm thử hộp đen bao gồm: Phân vùng tương đương, phân tích giá trị biên, tất cả các cặp kiểm thử, bảng chuyển đổi trạng thái, kiểm thử bảng quyết định, kiểm thử chéo, kiểm thử dựa trên mô hình, sử dụng Test Case, thăm dò kiểm thử và kiểm thử dựa trên đặc điểm kỹ thuật.

Kiểm thử dựa trên đặc điểm kỹ thuật

 nhằm mục đích để kiểm tra các chức năng của phần mềm theo các yêu cầu ứng dụng.

[23]

 Mức độ kiểm thử thường đòi hỏi Test Case kỹ lưỡng để được cung cấp bởi các Tester, những người mà sau đó có thể xác minh một cách đơn giản rằng đối với một giá trị đầu vào hoặc đầu ra (hoặc cách xử lý) có thể giống hoặc không so với giá trị kỳ vọng được định vị trong một Test Case nhất định. Các Test Case được xây dựng quanh các thông số kỹ thuật và các yêu cầu đề xuất, tức là những tất cả những gì ứng dụng đó phải làm. Nó được sử dụng để mô tả mở rộng phần mềm bao gồm các thông số kỹ thuật, các yêu cầu và thiết kế được bắt nguồn trong Test Case. Các kiểm thử này có thể là chức năng hoặc phi chức năng.

Kiểm thử dựa trên đặc điểm kỹ thuật có thể là cần thiết để đảm bảo chức năng chính xác, nhưng nó không đủ để bảo vệ chống lại các tình huống phức tạp hoặc có độ rủi ro cao.

[24]

Một lợi thế của kỹ thuật kiểm thử hộp đen là không yêu cầu nhất thiết phải có kiến thức lập trình. Các Tester tiến hành kiểm thử ở các khu vực và các chức năng khác nhau của phần mềm mà không liên quan đến các lập trình viên. Mặt khác, kiểm thử hộp đen được cho là “đi bộ trong một mê cung tối tăm mà không có đèn pin”.

[25]

 Bởi vì họ không kiểm thử mã nguồn và đã có nhiều tình huống các Tester chỉ kiểm thử được tính năng trong một vài trường hợp chứ không kiểm thử được toàn bộ hoạt động của chương trình.

Phương pháp kiểm thử này có thể được áp dụng cho tất cả các cấp kiểm thử phần mềm: đơn vị, tích hợp, hệ thống và chấp nhận. Nó không thể thực hiện được tất cả các kiểm thử các cấp độ cao hơn nhưng nó có thể tạo ưu thế tốt khi kiểm thử từng đơn vị.

Kiểm thử trực quan

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Mục đích của kiểm thử trực quan là cung cấp các nhà phát triển khả năng kiểm soát những gì đang xảy ra tại thời điểm phần mềm thất bại theo cách mà họ có thể nhìn thấy thông tin được yêu cầu rõ ràng và dễ hiểu nhất.

[26]

[27]

Cốt lõi của kiểm thử trực quan là ý tưởng giúp ai đó nhận ra được một vấn đề (hoặc một kiểm thử thất bại) thay vì chỉ mô tả nó từ đó giúp cho sự rõ ràng và hiểu biết tăng lên đáng kể. Kiểm thử trực quan vì thế luôn yêu cầu phải ghi lại toàn bộ tiến trình kiểm thử – chụp lại tất cả mọi thứ xảy ra trên hệ thống ở định dạng video. Các video đầu ra được bổ sung bằng thời gian kiểm thử thực tế đầu vào thông qua hình ảnh từ webcam và âm thanh từ micro.

Kiểm thử trực quan cung cấp một số lợi thế như: Chất lượng của giao tiếp được tăng lên đáng kể bởi các Tester có thể giúp cho nhà phát triển nhìn rõ được vấn đề xảy ra (và các sự kiện dẫn đến nó) chứ không phải chỉ mô tả chung chung nó và cần phải sửa chữa các lỗi này để nó không còn tồn tại trong nhiều trường hợp khác nữa. Các nhà phát triển sẽ có tất cả các bằng chứng được yêu cầu trong bài kiểm thử lỗi và có thể tập trung vào các nguyên nhân gây ra lỗi cũng như làm thế nào để cố định được nó.

Kiểm thử trực quan đặc biệt rất phù hợp cho các môi trường mà triển khai theo phương pháp AGILE trong phát triển phần mềm đòi hỏi việc giao tiếp tốt hơn giữa các Tester và các nhà phát triển cũng như sự cộng tác giữa các nhóm nhỏ với nhau.[

cần dẫn nguồn

]

Kiểm thử Ad hoc và kiểm thử thăm dò là những phương pháp quan trọng để kiểm thử tình trạng nguyên vẹn của phần mềm bởi chúng đòi hỏi chuẩn bị thời gian để thực thi ít hơn trong khi các lỗi quan trọng phải được tìm thấy một cách nhanh chóng. Trong kiểm thử Ad hoc thì địa điểm kiểm thử là một vị trí không định trước và với khả năng của một công cụ kiểm thử trực quan giúp ghi lại tất cả những gì xảy ra trên một hệ thống đều trở nên rất quan trọng.[

cần giải thích

][

cần dẫn nguồn

]

Kiểm thử trực quan là tập trung nhận diện kiểm thử sự chấp nhận của khách hàng và tính khả dụng của phần mềm bởi vì kiểm thử này có thể do nhiều cá nhân liên quan sử dụng trong quá trình phát triển.[

cần dẫn nguồn

] Đối với khách hàng, nó trở nên dễ dàng để cung cấp các báo cáo lỗi chi tiết và thông tin phản hồi còn đối với người sử dụng chương trình thì kiểm thử trực quan có thể ghi lại hành động của người dùng trên màn hình như tiếng nói và hình ảnh của họ để cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh tại thời điểm phần mềm thất bại cho các nhà phát triển.

Kiểm thử hộp xám

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử hộp xám

 liên quan đến hiểu biết về cấu trúc dữ liệu bên trong và các thuật toán cho mục đích của các bài kiểm thử thiết kế. Khi thực hiện những bài kiểm thử với User hoặc mức độ hộp đen, Tester không nhất thiết phải truy cập vào mã nguồn của phần mềm.

[28]

 Ta có thể thao tác với dữ liệu đầu vào và định dạng đầu ra không xác định như hộp xám bởi vì đầu vào và đầu ra rõ ràng ở bên ngoài của "hộp đen" mà chúng được hệ thống gọi ra trong quá trình kiểm thử. Sự phân biệt này là đặc biệt quan trọng khi tiến hành kiểm thử tích hợp giữa hai Module được viết mã bởi hai nhà phát triển khác nhau, mà ở đó chỉ có các giao diện được bộc lộ ra để kiểm thử.

Tuy nhiên, các kiểm thử mà yêu cầu thay thế một kho lưu trữ dữ liệu back-end như một cơ sở dữ liệu hoặc một tập tin đăng nhập không xác định như hộp xám, người dùng sẽ không thể thay đổi các kho lưu trữ dữ liệu trong khi sản phẩm vẫn đang hoạt động bình thường.

Kiểm thử hộp xám cũng có thể bao gồm kỹ thuật đảo ngược để xác định đối tượng, giá trị biên hoặc các thông báo lỗi.

Khi biết được những khái niệm cơ bản về cách thức các phần mềm hoạt động như thế nào, Tester thực hiện kiểm thử phần mềm từ bên trong tốt hơn so với bên ngoài. thường, một Tester hộp xám sẽ được phép thiết lập một môi trường kiểm thử bị cô lập với các hoạt động như gieo một cơ sở dữ liệu. Các kiểm thử có thể quan sát trạng thái của sản phẩm được kiểm thử sau khi thực hiện hành động nhất định giống như việc thực hiện các câu lệnh SQL đối với cơ sở dữ liệu và sau đó thực hiện truy vấn để đảm bảo rằng những thay đổi dự kiến đã được phản ánh. Kiểm thử hộp xám thực hiện kịch bản kiểm thử thông minh, dựa trên thông tin hạn chế. Điều này sẽ đặc biệt áp dụng cho các kiểu xử lý dữ liệu, kể cả xử lý ngoại lệ, và cứ thế.

[29]

Các mức kiểm thử

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử thường xuyên được nhóm lại theo địa điểm chúng được thêm vào trong quá trình phát triển phần mềm, hoặc do mức độ đặc hiệu của kiểm thử. Các cấp chính trong quá trình phát triển theo quy định của hướng dẫn SWEBOK là đơn vị, kiểm thử hội nhập, và kiểm thử hệ thống được phân biệt bởi các mục tiêu kiểm thử mà không ám chỉ một mô hình quy trình cụ thể. Các mức độ kiểm thử khác được phân loại theo mục tiêu kiểm thử.

Kiểm thử đơn vị

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử đơn vị hay còn được gọi là kiểm thử thành phần, đề cập đến việc kiểm thử chức năng từng phần của mã, thường ở mức độ chức năng. Trong một môi trường hướng về đối tượng thì điều này thường là cấp độ lớp, và các kiểm thử đơn vị tối thiểu bao gồm hàm dựng và hàm hủy. Nhiều loại kiểm thử được viết bởi các nhà phát triển như họ làm việc trong mã (kiểu hộp trắng) để đảm bảo rằng từng hàm riêng biệt hoạt động đúng như kỳ vọng. Một hàm có thể có nhiều kiểm thử từ đó giúp nắm bắt được các trường hợp góc hoặc các nhánh trong Code. Kiểm thử đơn vị một mình không thể đảm bảo hết được từng chức năng của từng bộ phận trong phần phềm nhưng nó được sử dụng để đảm bảo rằng các khối kiến trúc của phần mềm hoạt động độc lập với nhau.

Kiểm thử đơn vị là một quá trình phát triển phần mềm có liên quan đến ứng dụng đồng bộ của một loạt các chiến lược phòng ngừa phát hiện lỗi và để giảm thiểu rủi ro, thời gian và chi phí. Nó được thực hiện bởi kỹ sư hay nhà phát triển trong suốt giai đoạn xây dựng của vòng đời phát triển phần mềm. Không chỉ tập trung vào việc đảm bảo chất lượng truyền thống mà phải gia tăng nó lên vì thế kiểm thử đơn vị có mục đích loại bỏ những lỗi cấu trúc trước khi mã hóa rồi mới thúc đẩy việc quản lý chất lượng. Chiến lược này nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của phần mềm trong tiến trình quản lý và phát triển chung.

Tùy thuộc vào kỳ vọng của tổ chức phát triển phần mềm, kiểm thử đơn vị có thể bao gồm phân tích mã tĩnh, phân tích luồng dữ liệu, phân tích dữ liệu, đánh giá mã cân bằng, phân tích mã bao phủ và các thực hành xác nhận phần mềm khác.

Kiểm thử tích hợp

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử tích hợp là một hình thức kiểm thử phần mềm nhằm tìm cách xác minh các giao diện giữa các thành phần xung đột của một thiết kế. Các thành phần này có thể tích hợp theo cách lặp đi lặp lại hoặc tất cả cùng nhau (“Big Bang”). Thông thường cách thức này được coi là một thực hành tốt hơn vì nó cho phép các vấn đề về giao diện được định vị một cách nhanh chóng và cố định hơn.

Kiểm thử tích hợp làm lộ ra các khiếm khuyết trong các giao diện và tương tác giữa các thành phần tích hợp (Modules). Các nhóm thành phần đã được kiểm thử lớn dần từng bước tương ứng với các thuộc tính của cấu trúc thiết kế đã được tích hợp và kiểm thử cho đến khi phần mềm hoạt động như một hệ thống.

Kiểm thử hệ thống

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử hệ thống giúp xác minh rằng một hệ thống được tích hợp có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hay không. Ngoài ra, kiểm thử phần mềm phải đảm bảo rằng các chương trình hoạt động như kỳ vọng, không còn bị phá hủy hay lỗi phần nào đó trong môi trường hoạt động của nó hoặc không gặp sự cố khi hoạt động với tiến trình khác (điều này bao gồm bộ nhớ chia sẻ không bị hỏng, nguồn tài nguyên không bị dư thừa hay chiếm dụng quá mức và không bị đẩy ra khi hoạt động song song các tiến trình).

Kiểm thử mức chấp nhận

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Cuối cùng hệ thống được giao cho người dùng để kiểm thử mức chấp nhận.

Các loại hình kiểm thử

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử cài đặt

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Một kiểm thử cài đặt đảm bảo rằng hệ thống được cài đặt đúng và hoạt động tại phần cứng thực tế của thiết bị.

Kiểm thử khả năng tương thích

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Một nguyên nhân phổ biến của lỗi phần mềm (thực tế hay nhận thức) là thiếu khả năng tương thích với các hệ điều hành hoặc phần mềm ứng dụng khác (có thể là các phiên bản cũ hay mới của hệ điều hành), hoặc môi trường mục tiêu khác nhau rất nhiều so với bản gốc (chẳng hạn như một thiết bị đầu cuối hoặc ứng dụng giao diện dùng để chạy trên máy tính để bàn hiện nay đang được yêu cầu để trở thành một ứng dụng web, trong đó phải thực hiện trong một trình duyệt web). Ví dụ, trong trường hợp thiếu tính tương thích ngược có thể xảy ra bởi vì các lập trình viên chỉ phát triển và kiểm thử phần mềm trên phiên bản mới nhất của môi trường mục tiêu, mà không phải tất cả người dùng có thể chạy. Điều này dẫn đến hậu quả không lường được rằng các chức năng mới nhất có thể không hoạt động trong các phiển bản trước đây của môi trường mục tiêu nhưng lại có thể chạy được với phần cứng cũ hơn và phiên bản trước trước đó của môi trường mục tiêu. Đôi khi các vấn đề như vậy có thể được cố định bằng cách chủ động trừu tượng hóa chức năng hệ điều hành vào một Module chương trình riêng biệt hoặc thư viện.

Smoke & Sanity Testing

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Sanity Testing xác định tính hợp lý để tiến hành các kiểm thử khác.

Smoke Testing được sử dụng để xác định xem có vấn đề nghiêm trọng với bộ phận của phần mềm, ví dụ như một bài kiểm thử xác minh khi xây dựng phần mềm.

Kiểm thử hồi quy

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử hồi quy tập trung vào việc tìm kiếm lỗi sau khi xảy ra một thay đổi mã chính. Cụ thể, nó tìm cách phát hiện ra các hồi quy của phần mềm hoặc các lỗi cũ quay trở lại. Những hồi quy như vậy xảy ra bất cứ khi nào chức năng phần mềm trước đây đang hoạt động giờ tạm ngưng như đã định. Thông thường, những hồi quy xảy ra như một hệ quả không lường trước được những thay đổi chương trình, khi một phần mới của phần mềm được phát triển xung đột với mã tồn tại trước đó. Phương pháp phổ biến của kiểm thử hồi quy bao gồm chạy lại những kiểm thử trước đó và kiểm thử xem lỗi cố định trước đây tại sao lại xuất hiện. Độ sâu của kiểm thử phụ thuộc vào các nguy cơ và giai đoạn trong quá trình phát hành các tính năng bổ sung. Chúng có thể được hoàn tất khi thay đổi thêm vào đầu hoặc cuối bản phát hành, cũng có thể được có mức độ nguy hiểm thấp khi thực hiện kiểm thử tích cực trên mỗi tính năng.

Ví dụ: một PM đang phát triển khi kiểm tra cho thấy nó chạy tốt các chức năng A, B và C. Khi có thay đổi code của chức năng C, nếu chỉ kiểm tra chức năng C thì chưa đủ, cần phải kiểm tra lại tất cả các chức năng khác liên quan đến chức năng C, trong ví dụ này là A và B. Lý do là khi C thay đổi, nó có thể sẽ làm A và B không còn làm việc đúng nữa.

Mặc dù không là một mức kiểm tra, thực tế lại cho thấy Regression Test là một trong những loại kiểm tra tốn nhiều thời gian và công sức nhất. Tuy thế, việc bỏ qua Regression Test là “không được phép” vì có thể dẫn đến tình trạng phát sinh hoặc tái xuất hiện những lỗi nghiêm trọng, mặc dù ta “tưởng rằng” những lỗi đó hoặc không có hoặc đã được kiểm tra và sửa chữa rồi!

Kiểm thử mức chấp nhận

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử mức chấp nhận được hiểu theo một trong hai nghĩa sau:

1.

Một Smoke Testing được sử dụng như một bài kiểm thử mức chấp nhận trước khi giới thiệu một bản built mới để thực hiện tiến trình kiểm thử chính, tức là trước khi thực hiện kiểm thử tích hợp hoặc hồi quy.

2.

Kiểm thử mức chấp nhận do khách hàng thực hiện trong môi trường thí nghiệm riêng với những thiết bị phần cứng của họ, nó còn được biết đến như là kiểm thử mức độ chấp nhận của người dùng (UAT). Kiểm thử mức chấp nhận còn được thực hiện như là một phần của quá trình chuyển giao (hand-off) giữa hai pha của quá trình phát triển phần mềm.

Kiểm thử Alpha

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử Alpha là việc kiểm thử hoạt động chức năng thực tế hoặc giả lập do người dùng/khách hàng tiềm năng hoặc một nhóm Tester độc lập thực hiện tại nơi sản xuất phần mềm. Kiểm thử Alpha thường được sử dụng cho phần mềm đại trà (đóng gói sẵn để bán) như là một hình thức kiểm thử mức chấp nhận nội bộ trước khi phần mềm chính thức đi vào giai đoạn kiểm thử Beta.

Kiểm thử Beta

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử phiên bản Beta được đưa ra sau khi kiểm thử Alpha và có thể được coi là một hình thức mở rộng của kiểm thử mức chấp nhận của người dùng. Các phiên bản của phần mềm, gọi là phiên bản beta, được phát hành cho một đối tượng hạn chế bên ngoài của nhóm lập trình. Phần mềm này được phát hành cho nhiều nhóm người dùng để kiểm thử nhiều hơn nữa và nó có thể đảm bảo sản phẩm có ít thiếu sót và lỗi. Đôi khi, các phiên bản beta được phát hành rộng rãi để tăng phạm vi phản hồi thông tin từ một số lượng tối ta người dùng trong tương lai.

Kiểm thử chức năng và phi chức năng

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Chức năng kiểm thử liên quan đến các hoạt động xác minh một hành động cụ thể hoặc chức năng của các mã. Đó là những điều được tìm thấy trong các tài liệu yêu cầu, mặc dù có một số phương pháp phát triển được làm từ các câu chuyện của người dùng. Kiểm thử chức năng nhằm trả lời cho câu hỏi “người dùng có hay không làm được với tính năng cụ thể này”.

Kiểm thử phi chức năng đề cập đến các khía cạnh của phần mềm có thể không liên quan đến một chức năng cụ thể hoặc hành động người dùng, chẳng hạn như khả năng mở rộng và hiệu suất khác, hành vi dưới những hạn chế hoặc bảo mật nhất định. Việc kiểm thử sẽ xác định điểm cuộn mà tại đó khả năng mở rộng và thực hiện của các điểm cực trị hoạt động không ổn định. Những yêu cầu phi chức năng thường là những phản ánh về chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là trong bối cảnh các quan điểm phù hợp của người sử dụng nó.

Kiểm thử sự phá hủy

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử sự phá hủy cố gắng làm hỏng phần mềm hoặc một hệ thống con. Nó xác minh rằng các phần mềm có chức năng đúng ngay cả khi nó nhận được đầu vào không hợp lệ hoặc không mong muốn, do đó tạo ra sự vững mạnh của xác nhận đầu vào và thói quen quản lý các lỗi. Chèn lỗi phần mềm ở dạng mờ nhạt là một ví dụ về kiểm thử thất bại. Các công cụ kiểm thử phi chức năng thương mại được liên kết từ các trang chèn lỗi phần mềm mà ở đó có sẵn vô số các mã nguồn mở và các công cụ miễn phí để thực hiện kiểm thử sự phá hủy phần mềm.

Kiểm thử hiệu suất phần mềm

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử hiệu suất thường được chạy để xác định một hệ thống hay hệ thống con thực hiện như thế nào về độ nhạy và tính ổn định theo một khối lượng công việc cụ thể. Nó cũng có thể dùng để điều tra, đánh giá, xác nhận hoặc xác minh các thuộc tính chất lượng khác của hệ thống, chẳng hạn như khả năng mở rộng, độ tin cậy và sử dụng tài nguyên.

Kiểm thử lượng tải chủ yếu liên quan đến việc kiểm thử hệ thống có thể tiếp tục hoạt động dưới một lượng tải cụ thể, cho dù đó là một lượng lớn dữ liệu hoặc một số lượng lớn người sử dụng. Điều này thường được gọi là khả năng mở rộng phần mềm. Các hoạt động kiểm thử lượng tải có liên quan khi thực hiện như một hoạt động phi chức năng thường được gọi là kiểm thử sức chịu đựng.

Kiểm tra khối lượng là một cách để kiểm tra các chức năng của phần mềm ngay cả khi một số thành phần (ví dụ như một tập tin hoặc cơ sở dữ liệu) tăng triệt để kích thước. Kiểm thử độ căng là một cách để kiểm tra độ bền đột xuất hoặc ít gặp theo khối lượng công việc.

Kiểm thử tính ổn định (thường được tham chiến lượng tải và kiểm thử độ bền) giúp kiểm tra xem phần mềm có thể hoạt động tốt liên tục trong hoặc trên một chu kỳ chấp nhận được. Có rất ít quy ước về các mục tiêu cụ thể của kiểm thử hiệu suất như là: Các thuật ngữ lượng tải, kiểm thử hiệu suất, kiểm thử tính mở rộng và kiểm thử khối lượng, thường được sử dụng thay thế cho nhau.

Hệ thống phần mềm thời gian thực có những ràng buộc chính xác thời gian. Để kiểm thử những ràng buộc thời gian được đáp ứng thì người ta dùng phương pháp kiểm thử thời gian thực.

Kiểm thử tính khả dụng

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm tra tính khả dụng là rất cần thiết để kiểm tra xem giao diện có tiện dụng và dễ hiểu với người dùng không, nó liên quan trực chủ yếu đến năng lực sử dụng của ứng dụng.

Kiểm thử khả năng tiếp cận

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử khả năng tiếp cận bao gồm việc tuân thủ các tiêu chuẩn sau:

·

Người Mỹ với Đạo luật bất khả thi năm 1990

·

Mục 508 sửa đổi của đạo luật Phục hồi năm 1973.

·

Sáng kiến tiếp cận Web (WAI) của World Wide Web Consortium (W3C).

Kiểm thử bảo mật

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử bảo mật phần mềm là rất cần thiết trong việc xử lý dữ liệu mật và ngăn chặn các hacker xâm nhập hệ thống.

Tính toàn cầu và bản địa hóa

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Khả năng tổng quát của phần mềm được toàn cầu và bản địa hóa có thể được tự động kiểm tra mà không dịch thực tế, bằng cách sử dụng phương thức giả bản địa. Nó sẽ xác minh rằng các ứng dụng vẫn hoạt động, ngay cả sau khi nó đã được dịch sang một ngôn ngữ mới hoặc thích nghi với một nền văn hóa mới (chẳng hạn như tiền tệ và múi giờ khác nhau).

Việc thực dịch ra nhiều ngôn ngữ phải được kiểm tra. Sự cố bản địa hóa có thể bao gồm:

·

Phần mềm thường được bản địa hóa bằng cách dịch một danh sách các chuỗi ra khỏi bối cảnh, và người dịch có thể chọn dịch sai đối với một chuỗi mã nguồn không rõ ràng.

·

Thuật ngữ kỹ thuật có thể trở nên không phù hợp nếu dự án được phiên dịch bởi một số người phối hợp không tốt hoặc nếu người dịch thiếu thận trọng.

·

Những bản dịch từ ngữ theo nghĩa đen có vẻ không phù hợp, giả tạo hoặc quá kỹ thuật trong mục tiêu ngôn từ.

·

Thông điệp chưa được dịch bằng ngôn ngữ gốc có thể khó mã hoá trong mã nguồn.

·

Một số thông điệp có thể được tạo ra tự động tại thời gian chạy và chuỗi kết quả có thể là sai ngữ pháp và chức năng không chính xác, dễ gây hiểu lầm hoặc khó hiểu.

·

Phần mềm có thể sử dụng một phím tắt mà không có chức năng trên layout phím ngôn ngữ nguồn nhưng lại được sử dụng để gõ ký tự trên layout ngôn ngữ mục tiêu.

·

Phần mềm có thể thiếu hỗ trợ cho các ký tự mã hóa của ngôn ngữ mục tiêu.

·

Phông chữ và kích thức chữ có thể phù hợp trong ngôn ngữ nguồn nhưng có thể không phù hợp trong ngôn ngữ mục tiêu. Ví dụ, ký tự CJK có thể không đọc được nếu font chữ quá nhỏ.

·

Một chuỗi trong ngôn ngữ mục tiêu có thể kéo dài hơn so với các xử lý của phần mềm. Điều này có thể làm cho một phần chuỗi bị ẩn đi với người dùng và gây ra một số va chạm hoặc sự cố với phần mềm.

·

Phần mềm có thể thiếu hỗ trợ thích hợp cho việc đọc hoặc viết văn bản hai chiều.

·

Phần mềm có thể hiển thị hình ảnh với văn bản mà không được bản địa hóa.

·

Những hệ điều hành bản địa có thể khác nhau trong cách đặt tên các file cấu hình hệ thống, các biến môi trường và các định dạng khác nhau cho ngày tháng và tiền tệ.

Kiểm thử sự phát triển

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử sự phát triển là một tiến trình phát triển phần mềm có liên quan đến ứng dụng đồng bộ của một loạt các chiến lược phòng ngừa phát hiện lỗi và để giảm thiểu rủi ro về thời gian và chi phí. Nó được thực hiện bởi các kỹ sư hoặc các nhà phát triển trong giai đoạn xây dựng vòng đời phát triển phần mềm. Không chỉ thay thế các trọng tâm QA truyền thống mà phải bổ sung nó. Kiểm thử sự phát triển nhằm mục đích loại bỏ những lỗi xây dựng trước khi mã được đẩy mạnh QA, chiến lược này là nhằm nâng cao chất lượng của phần mềm cũng như hiệu quả của sự phát triển chung và cả quá trình QA.

Tùy thuộc vào kỳ vọng của tổ chức phát triển phần mềm, kiểm tra phát triển có thể bao gồm phân tích mã tĩnh, phân tích luồng dữ liệu, phân tích số liệu, đánh giá mã cân bằng, kiểm thử đơn vị, phân tích mã bao phủ, truy xuất nguồn gốc, và các thực hành xác minh phần mềm khác.

Kiểm thử A/B

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử A/B là một phương pháp sử dụng trong quảng cáo được thí nghiệm ngẫu nhiên với hai biến thể A và B, trong đó có sự kiểm soát và điều trị trong các kiểm thử có kiểm soát. Những thí nghiệm này thường được sử dụng trong phát triển web và tiếp thị, cũng như trong nhiều hình thức quảng cáo truyền thống.

QUY TRÌNH KIỂM THỬ

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Mô hình truyền thống CMMI và mô hình phát triển thác nước

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Một thực tế phổ biến trong kiểm thử phần mềm đó là các kiểm thử được thực hiện bởi một nhóm các Tester độc lập sau khi các chức năng được phát triển và trước khi nó được chuyển tới khách hàng. Thực hành này thường là kết quả trong giai đoạn kiểm thử đang được sử dụng như một bộ đệm tham chiếu để bù đắp cho độ trễ tham chiếu do đó ảnh hưởng đến thời gian dành cho việc kiểm thử.

Một thực tế khác là khởi động kiểm thử phần mềm tại cùng một thời điểm bắt đầu dự án và nó là một quá trình liên tục cho đến khi dự án kết thúc.

Mô hình phát triển Agile or Extreme

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Ngược lại, một số quy tắc phần mềm đang nổi lên như lập trình cực đoan và sự chuyển động phát triển phần mềm AGILE, tuân thủ mô hình "Test – Driven Development " (TDD). Trong quy trình này, kiểm thử đơn vị được viết đầu tiên do các kỹ sư phần mềm (thường là lập trình song song trong các phương pháp lập trình Extreme). Tất nhiên những kiểm thử bước đầu thất bại như dự kiến, nhưng sau đó Code được viết xong thì phần lớn các Test Suite sẽ từng bước tăng lên. Nó được cập nhật như là các lỗi điều kiện mới và các trường hợp tiềm ẩn vừa được phát hiện ra, chúng được tích hợp với bất kỳ kiểm thử hồi quy nào được phát triển. Kiểm thử đơn vị được duy trì cùng với phần còn lại của các mã nguồn phần mềm và được tích hợp chung vào quá trình xây dựng (với những kiểm thử tương tác vốn đã bị loại bỏ quá trình xây dựng mức chấp nhận thông thường). Mục tiêu cuối cùng của quá trình kiểm thử này là để đạt được việc triển khai liên tục mà ở đó những cập nhật phần mềm có thể được công bố cho công chúng thường xuyên.

Phương pháp này làm tăng các nỗ lực kiểm thử trước khi động đến bất kỳ nhóm kiểm thử chính thức. Trong một số mô hình phát triển khác, hầu hết việc thực hành các kiểm thử xảy ra sau khi các yêu cầu đã được xác định và quá trình mã hóa đã được hoàn thành.

Mô hình từ trên xuống và mô hình từ dưới lên

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử từ dưới lên là một cách tiếp cận để kiểm thử tích hợp nơi các thành phần tồn tại ở cấp độ thấp nhất (Các Module, các biện pháp và các chức năng) được kiểm thử đầu tiên, sau đó tích hợp và sử dụng để tạo thuận lợi cho việc kiểm thử các thành phần cấp cao hơn. Sau khi kiểm thử tích hợp các Module ở cấp độ thấp hơn sẽ tiến hành kiểm thử ở các cấp độ tiếp theo. Quá trình này đươc lặp đi lặp lại cho đến khi các thành phần ở trật tự trên cùng của hệ thống được kiểm tra. Cách tiếp cận này là chỉ hữu ích khi tất cả hoặc hầu hết các Module có cấp độ phát triển tương đương sẵn sàng được kiểm thử. Phương pháp này cũng giúp xác định các cấp độ phát triển phần mềm và làm cho nó dễ dàng hơn để báo cáo tiến độ kiểm thử theo tỷ lệ phần trăm.

Kiểm thử từ trên xuốnglà một cách tiếp cận để kiểm thử tích hợp các Module trên đầu với các Module nhánh được kiểm tra từng bước cho đến khi kết thúc Module liên quan.

rong cả hai phương pháp và các trình điều khiển được sử dụng để cố định các thành phần bị thiếu sót và được hoàn thiện ở các cấp độ thay thế.

Một chu kỳ kiểm thử mẫu

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Dẫu cho các biến thể tồn tại giữa các tổ chức lập trình thì vẫn có một quy trình điển hình để kiểm thử. Mẫu dưới đây là phổ biến trong các tổ chức sử dụng mô hình phát triển Waterfall (thác nước). Các hoạt động tương tự thường được tìm thấy trong các mô hình phát triển khác, nhưng có thể có hoặc không rõ ràng.

·

Phân tích yêu cầu: Kiểm thử thường sẽ bắt đầu lấy các yêu cầu trong các giai đoạn của vòng đời phát triển phần mềm. Trong giai đoạn thiết kế, các Tester làm việc với các nhà phát triển để xác định những khía cạnh của một thiết kế được kiểm chứng và những thông số được kiểm tra.

·

Lập kế hoạch kiểm thử: Chiến lược kiểm thử, kế hoạch kiểm thử, kiểm thử sáng tạo… Và có một kế hoạch là cần thiết vì nhiều hoạt động sẽ được thực hiện trong thời gian kiểm thử.

·

Kiểm thử phát triển: Các quy trình kiểm thử, các kịch bản, Test Case, các dữ liệu được sử dụng trong kiểm thử phần mềm.

·

Kiểm thử thực hiện: Dựa trên các kế hoạch, các văn bản kiểm thử và các báo cáo bất kỳ lỗi nào tìm thấy cho nhóm phát triển.

·

Kiểm thử báo cáo: Sau khi hoàn tất kiểm thử, các Tester tạo ra các số liệu và báo cáo cuối cùng về nỗ lực kiểm thử của họ và có sẵn sàng phát hành phần mềm hay không.

·

Phân tích kết quả kiểm thử hoặc phân tích thiếu sót được thực hiện bởi đội ngũ phát triển kết hợp với khách hàng để đưa ra quyết định xem những thiếu sót gì cần phải được chuyển giao, cố định và từ bỏ (tức là tìm ra được phần mềm hoạt động chính xác) hoặc giải quyết sau.

·

Test lại khiếm khuyết: Khi một khiếm khuyết đã được xử lý bởi đội ngũ phát triển, nó phải được kiểm tra lại bởi nhóm kiểm thử.

·

Kiểm thử hồi quy: Người ta thường xây dựng một chương trình kiểm thử nhỏ là tập hợp của các bài kiểm tra cho mỗi tích hợp mới, sửa chữa hoặc cố định phần mềm, để đảm bảo rằng những cung cấp mới nhất đã không phá hủy bất cứ điều gì và toàn bộ phần mềm vẫn còn hoạt động một cách chính xác.

Kiểm thử đóng gói: Mỗi phép thử thỏa mãn các chỉ tiêu truy xuất và thu được những kết quả quan trong như: bài học kinh nghiệm, kết quả, các bản ghi, tài liệu liên quan được lưu trữ và sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các dự án trong tương lai.

Kiểm thử tự động hóa

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Nhiều nhóm lập trình càng ngày càng dựa vào các kiểm thử tự động, đặc biệt là các nhóm sử dụng mô hình TDD (Test – Drive – Development). Có rất nhiều framework được viết bên trong và mã trong mỗi phiên bản được chạy kiểm thử tự động mọi lúc khi tích hợp liên tục phần mềm.

Khi kiểm thử tự động không thể sao chép tất cả mọi thứ như con người có thể làm (và tất cả các cách họ nghĩ để làm việc đó) nhưng nó có thể rất hữu ích cho việc kiểm thử hồi quy. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi phải có những kịch bản phát triển tốt để tiến hành kiểm thử.

Các công cụ kiểm thử

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Chương trình kiểm thử và phát hiện lỗi có thể được hỗ trợ đáng kể bởi các công cụ kiểm thử và gỡ lỗi. Các công cụ kiểm thử/gỡ lỗi bao gồm các tính năng như:

·

Những màn hình chương trình cho phép giám sát toàn bộ hoặc một phần của mã chương trình gồm:

·

Lệnh thiết lập simulator cho phép giám sát hoàn chỉnh cấp hướng dẫn và các thiết bị vi lượng.

·

Hình ảnh chương trình cho phép thực hiện từng bước và ngắt đoạn có điều kiện ở cấp nguồn hoặc trong mã máy.

·

Các báo cáo độ bao phủ của mã.

·

Các công cụ gỡ lỗi biểu tượng hoặc kết xuất định dạng cho phép kiểm tra các biến tại các chỗ lỗi và tại các điểm được lựa chọn.

·

Các công cụ kiểm thử GUI chức năng tự động được sử dụng để lặp lại mức độ kiểm tra hệ thống thông qua GUI (giao diện đồ họa).

·

Điểm định chuẩn cho phép so sánh hiệu suất chạy thực được hoạt động.

·

Phân tích hiệu suất (hoặc các công cụ định hình) có thể giúp làm nổi bật các điểm tới hạn và sử dụng tài nguyên.

Một số các tính năng này có thể được kết hợp vào một môi trường phát triển tích hợp (IDE).

Đo lường trong kiểm thử phần mềm

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Thông thường, chất lượng bị hạn chế đến các chủ đề như tính chính xác, tính hoàn chỉnh và tính bảo mật nhưng cũng có thể bao gồm các yêu cầu kỹ thuật như được mô tả trong các tiêu chuẩn ISO (ISO / IEC 9126), chẳng hạn như khả năng, độ tin cậy, hiệu quả, tính di động, độ bảo trì, khả năng tương thích và khả năng sử dụng.

Có một số số liệu thường được sử dụng các metric phần mềm, hoặc các biện pháp được sử dụng để hỗ trợ trong việc xác định tình trạng của phần mềm hoặc tính đầy đủ của các kiểm thử.

Kiểm thử thành phần lạ

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Quá trình kiểm thử phần mềm có thể tạo ra một số thành phần lạ.

Kế hoạch kiểm thử

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Một kiểm thử đặc điểm kỹ thuật được gọi là một kế hoạch kiểm thử. Các nhà phát triển nhận thức rõ những gì kế hoạch kiểm thử sẽ được thực hiện và thông tin này được cung cấp cho các nhà quản lý và các nhà phát triển. Ý tưởng là để làm cho họ thận trọng hơn khi phát triển mã của họ hoặc làm thay đổi bổ sung. Một số công ty có một tài liệu cao cấp được gọi là một chiến lược kiểm thử.

Ma trận truy xuất nguồn gốc

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Một ma trận truy xuất nguồn gốc là một bảng tương quan yêu cầu hoặc tài liệu thiết kế các tài liệu kiểm thử. Nó được sử dụng để thay đổi các bài kiểm tra khi nguồn tài liệu liên quan được thay đổi, chọn Test Case để thực hiện khi lập kế hoạch để kiểm thử hồi quy bằng cách xem yêu cầu độ bao phủ.

Tình huống kiểm thử (Test Case)

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Một Test Case thông thường bao gồm một ký hiệu nhận dạng duy nhất, tài liệu tham khảo yêu cầu từ một thông số thiết kế, điều kiện tiền đề, các sự kiện, một loạt các bước (còn được gọi là hành động) để làm theo, đầu vào, đầu ra, kết quả dự kiến, và kết quả thực tế. Lâm sàng xác định một Test Case là một đầu vào và kết quả kỳ vọng. Hiểu một cách đơn giản thì một Test Case có một dữ liệu đầu vào thì sẽ có một kết quả đầu ra.

Điều này có một thực tế như là “cho điều kiện X nhưng kết quả bắt nguồn lại là của bạn Y”, trong khi Test Case khác được mô tả chi tiết hơn về kịch bản đầu vào và những gì có thể kỳ vọng ở kết quả. Nó đôi khi có thể là một loạt các bước (nhưng thường được chứa trong một thủ tục kiểm tra riêng biệt mà có thể được thực hiện đối với nhiều Test Case) tương ứng với một loạt kết quả kỳ vọng.

Kịch bản kiểm thử

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kịch bản kiểm thử là một thử tục mà các lập trình viên sao chép các thao tác của người dùng. Ban đầu, thuật ngữ này được bắt nguồn từ các sản phẩm của công việc được tạo ra bởi công cụ kiểm thử hồi quy tự động. Test Case sẽ là cơ sở để tạo ra kịch bản kiểm thử sử dụng một công cụ hoặc một chương trình.

Bộ kiểm thử

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Các thuật ngữ phổ biến nhất đối với một bộ sưu tập các Test Case là một bộ kiểm thử. Các bộ kiểm thử thường hướng dẫn chi tiết hoặc có những mục tiêu cho mỗi bộ sưu tập các Test Case. Nó chắc chắn có một phần mà các thử nghiệm xác định các cấu hình hệ thống được sử dụng trong quá trình test. Một nhóm các Test Case cũng có thể chứa các trạng thái hoặc các bước điều kiện tiên quyết, và các mô tả của các kiểm thử sau đó.

Kiểm thử thiết bị cố định hoặc dữ liệu

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Trong hầu hết các trường hợp, nhiều bộ giá trị hoặc dữ liệu được sử dụng để kiểm tra các chức năng tương tự của một tính năng đặc biệt. Tất cả các giá trị kiểm thử và các thành phần môi trường thay đổi được thu thập trong các tập tin riêng biệt và được lưu trữ như dữ liệu kiểm thử. Nó cũng rất hữu ích để cung cấp dữ liệu này cho khách hàng cũng như cho một sản phẩm hoặc một dự án.

Kiểm thử an toàn

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Phần mềm

, các công cụ, các mẫu 

dữ liệu đầu vào và đầu ra

, và các cấu hình đều được gọi chung là một kiểm thử an toàn.

Những chứng nhận

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Một số chương trình chứng nhận hiện hành hỗ trợ các Tester và các chuyên gia bảo đảm chất lượng phần mềm duy trì được khát vọng nghề nghiệp của mình. Những đòi hỏi của nghề nghiệp về khả năng và kiến thức khiến một số người không thực sự sẵn sàng. Và nếu không đủ năng lực và kiến thức mà vẫn làm thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và tính chuyên nghiệp của phần mềm.

Các loại giấy chứng nhận kiểm thử phần mềm

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

·

Dựa vào thi cử: Bạn cần phải vượt qua các kỳ thi chính thức hoặc cũng có thể tự học (ví dụ như cho ISTQB – Hội đồng đánh giá trình độ chuyên môn kiểm thử phần mềm quốc tế hay QAI – Viện bảo đảm chất lượng).

·

Dựa vào giáo dục: Thông qua các bài giảng hướng dẫn trong các khóa học giúp bạn được chứng nhận (ví dụ: Viện nghiên cứu quốc tế về kiểm thử phần mềm).

Các giấy chứng nhận kiểm thử

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

·

Hiệp hội chứng nhận kiểm thử phần mềm (CAST) được cung cấp bởi Viện bảo đảm chất lượng.

·

CATe được cung cấp bởi Viện quốc tế về kiểm thử phần mềm.

·

Chứng nhận quản lý trong kiểm thử phần mềm (CMST) được cung cấp bởi các Viện bảo đảm chất lượng.

·

Chứng nhận quản lý kiểm thử (CTM) được cung cấp bởi Viện quốc tế về kiểm thử phần mềm.

·

Chứng nhận phần mềm Tester (CSTE) được cung cấp bởi Viện Đảm bảo chất lượng.

·

Chứng nhận thử nghiệm phần mềm chuyên nghiệp (CSTP) được cung cấp bởi Viện quốc tế về kiểm thử phần mềm.

·

CSTP (TM) (phiên bản Australia) được cung cấp bởi KJ Ross & Associates.

·

ISEB được cung cấp bởi các Hội đồng hệ thống thông tin thi cử.

·

ISTQB Certified Tester, Quỹ Cấp (CTFL) được cung cấp bởi các phần mềm kiểm tra Hội đồng Văn bằng quốc tế.

·

ISTQB Certified Tester, Cao cấp (CTAL) được cung cấp bởi các phần mềm kiểm tra Hội đồng Văn bằng quốc tế

·

Quỹ TMPF TMap Next theo được cung cấp bởi Viện Kiểm tra Khoa học Thông tin.

·

TMPA TMap Next Advanced được cung cấp bởi Viện Kiểm tra Khoa học Thông tin.

Chứng nhận đảm bảo chất lượng

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

·

CMSQ được cung cấp bởi Viện Bảo đảm Chất lượng (QAI).

·

CSQA được cung cấp bởi Viện Bảo đảm Chất lượng (QAI).

·

CSQE được cung cấp bởi Hiệp hội chất lượng Hoa Kỳ (ASQ).

·

CQIA được cung cấp bởi Hiệp hội chất lượng Hoa Kỳ (ASQ).

Sự tranh luận

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Một trong số những tranh luận về kiểm thử phần mềm chủ yếu bao gồm:

Kiểm thử phần mềm chịu trách nhiệm tạo nên những gì?

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Thành viên của trường kiểm thử "bối cảnh theo định hướng" tin rằng không có "các bài thực hành tốt nhất" mà là một tập hợp các kỹ năng cho phép các thử nghiệm để chọn hoặc phát minh ra thực hành kiểm thử phù hợp với từng hoàn cảnh đặc biệt.

AGILE so với Truyền thống

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Các Tester nên học cách làm việc trong điều kiện không chắc chắn và thay đổi liên tục hoặc họ nên nhắm vào quá trình "trưởng thành"? Phong trào kiểm thử AGILE đã được phổ biến ngày càng tăng kể từ năm 2006 chủ yếu là trong giới thương mại, trong khi việc cung cấp phần mềm sử dụng phương pháp này cho chính phủ và quân sự mà còn là mô hình thử nghiệm, và lựa chọn cuối cùng trong kiểm thử vẫn theo truyền thống (ví dụ như trong mô hình thác nước).

Thăm dò kiểm thử so với kịch bản

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Các bài test phải được thiết kế đồng thời khi chúng được thực hiện hoặc họ cần được thiết kế trước?

Hướng dẫn kiểm thử so với tự động

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Một số tác giả tin rằng kiểm thử tự động hóa là quá đắt so với giá trị của nó mà nó nên được sử dụng một cách tiết kiệm hơn. Thêm nữa, các quốc gia phát triển kiểm thử điều khiển các nhà phát triển phải viết đơn vị kiểm thử như xUnit, trước khi mã hóa các chức năng.. Các kiểm thử sau đó có thể được coi như một cách để nắm bắt và thực hiện các yêu cầu.

Thiết kế phần mềm so với thực hiện phần mềm

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử nên được thực hiện chỉ ở cuối hoặc trong suốt quá trình?

Ai quan sát?

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Ý tưởng là bất kỳ hình thức quan sát cũng là một sự kiểm thử tương tác hành động cũng có thể nhìn thấy được ảnh hưởng đó đang được kiểm thử.

Quy trình liên quan

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử phần mềm được sử dụng kết hợp với xác minh và xác nhận:

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

·

Xác minh: Chúng ta đã xây dựng quyền của phần mềm? (nghĩa là, nó thực hiện các yêu cầu).

·

Xác nhận: Chúng tôi đã xây dựng các phần mềm? (nghĩa là, không đáp ứng các yêu cầu của khách hàng).

Các điều khoản xác minh và xác nhận thường được sử dụng thay thế cho nhau trong ngành công nghiệp, mà còn là phổ biến để xem hai thuật ngữ này không đúng quy định.

Theo chuẩn IEEE Thuật ngữ Công Nghệ Phần Mềm:

·

Xác minh là quá trình đánh giá một hệ thống hay thành phần để xác định xem các sản phẩm của một giai đoạn phát triển nhất định đáp ứng các điều kiện áp đặt tại lúc bắt đầu của giai đoạn đó.

·

Xác nhận là quá trình đánh giá một hệ thống hay cấu phần trong hay cuối của quá trình phát triển để xác định xem nó đáp ứng yêu cầu quy định.

Theo tiêu chuẩn ISO 9000:

·

Xác minh là khẳng định bằng cách kiểm tra và thông qua cung cấp các bằng chứng khách quan rằng các yêu cầu cụ thể đã được thực hiện.

·

Xác nhận là khẳng định bằng cách kiểm tra và thông qua cung cấp các bằng chứng khách quan rằng các yêu cầu cho một mục đích sử dụng cụ thể hoặc ứng dụng đã được hoàn thành.

Đảm bảo chất lượng phần mềm (SQA)

[

sửa

 | 

sửa mã nguồn

]

Kiểm thử phần mềm là một phần trong tiến trình bảo đảm chất lượng phần mềm (SQA). Trong SQA, phần mềm chuyên xử lý và kiểm toán viên được quan tâm đến quá trình phát triển phần mềm hơn là chỉ các hiện vật như tài liệu, mã số và hệ thống. Họ kiểm tra và thay đổi phần mềm quy trình kỹ thuật riêng của mình để giảm số lượng các lỗi mà kết thúc trong phần mềm được gửi: cái gọi là "tỷ lệ khiếm khuyết". Tạo nên cái mà một "tỷ lệ lỗi chấp nhận được" phụ thuộc vào bản chất của phần mềm, một chuyến bay mô phỏng trò chơi video sẽ có khả năng chịu lỗi cao hơn nhiều so với phần mềm cho máy bay thực tế. Mặc dù có những liên kết chặt chẽ với SQA, các phòng kiểm thử thường tồn tại một cách độc lập, và có thể không có chức năng SQA trong một số công ty.

Kiểm thử phần mềm là một nhiệm vụ có ý định để phát hiện lỗi trong phần mềm bằng cách đối chiếu kết quả kỳ vọng từ một chương trình máy tính với kết quả thực tế của nó cho một tập hợp các yếu tố đầu vào. Ngược lại, bảo đảm chất là việc thực hiện các chính sách và thủ tục nhằm ngăn ngừa khiếm khuyết xảy ra ở nơi đầu tiên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: