Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Keo phao vao, keo phao ra

Vào một ngày thượng tuần tháng 1 năm 1954, Đại đoàn pháo binh cơ giới chúng tôi vừa hoàn thành thắng lợi cuộc hành quân 500 km từ

hậu phương ra tiền tuyến.

Vừa đặt chân tới Tuần Giáo, cán bộ đại đoàn, trung đoàn đơn vị tôi được lệnh đến hang Thẩm Púa để dự hội nghị cán bộ do Bộ chỉ huy

chiến dịch triệu tập.

Trong hội nghị, chúng tôi được thảo luận hai phương châm tác chiến tiêu diệt quân địch ở Điện Biên Phủ :"Đánh nhanh giải quyết

nhanh" theo lối thọc sâu hay "Đánh chắc tiến chắc" theo lối bóc vỏ. Căn cứ tình hình địch lúc bấy giờ, hội nghị nhất trí dùng cách đánh

thọc sâu, cắm ngập một lưỡi dao vào tim "Đờ Cát" rồi xả nó ra từng mảng mà tiêu diệt. Chúng tôi có nhiệm vụ lấy sức người thay cơ giới

tranh thủ đưa pháo nặng hàng tấn vượt qua núi rừng trùng điệp vào chiếm lĩnh trận địa.

Thật là bất ngờ, hết sức bất ngờ đối với những người cán bộ pháo binh cơ giới chúng tôi lần đầu tiên xuất trận. Là Chính uỷ Đại đoàn

pháo binh, tôi thường giáo dục anh em trong những ngày xây dựng là phải: Tích cực học tập để nắm vững kỹ thuật, phát huy tác dụng

của pháo binh cơ giới. Học tập đã khó, nhưng chiến đấu sẽ còn khó khăn hơn nhiều. Trong tình hình thực tế về khả năng, địa hình của ta,

muốn hoàn thành mọi nhiệm vụ, chúng ta phải thường xuyên lấy tinh thần của quân đội cách mạng để vượt qua mọi khó khăn là chủ

yếu...

Tôi thường nói thế, nhưng giờ đây chính bản thân tôi cũng đang có nhiều lo lắng, băn khoăn: Pháo mà lại bỏ xe, rời đường cái để cùng

với người đi xuyên sơn hàng chục Km thì làm thế nào cho ổn được, nhất là tình hình đường xá, độ dốc của núi hầu như chúng tôi chưa

nắm được đầy đủ, rõ ràng và việc kéo pháo, một việc rất mới mẻ, bỡ ngỡ đối với những người pháo thủ chúng tôi...

Đại tướng Tổng tư lệnh cũng đã thấy được những vướng mắc của anh em cán bộ pháo binh, nên đồng chí đã nói với chúng tôi trong lúc

trao nhiệm vụ:

- Chúng ta phải hết sức giữ bí mật, bất ngờ, nhất là bất ngờ về hoả lực lựu pháo và cao xạ là những lực lượng lần đầu tiên tham chiến.

Chúng ta phải lấy sức người thay cơ giới, đưa pháo vào trận địa. Chúng ta chủ trương kéo pháo vào không phải vì chúng ta không làm

được đường cho xe chạy mà chính là để giữ bí mật, bất ngờ.

Sau đó, đồng chí Đại tướng cùng với các đồng chí trong Đảng uỷ chiến dịch còn tiếp xúc riêng với cán bộ công binh, pháo binh và đại

đoàn bộ binh tham gia kéo pháo với chúng tôi để giải quyết nhiều khó khăn cụ thể. Tôi còn nhớ, khi gặp chúng tôi, đồng chí Lê, Phó chủ

nhiệm Tổng cục Chính trị sau khi dặn dò nhiệm vụ và những yêu cầu về công tác chính trị, còn nhắc đi nhắc lại tới bốn, năm lần về vấn

đề khắc phục khó khăn và đoàn kết bộ - pháo, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian. Đồng chí nhấn mạnh: "Phải tin tưởng rằng

bộ đội cách mạng chúng ta không một khó khăn nào không thể vượt qua được".

Liền sau đó, Đảng uỷ đại đoàn chúng tôi hội ý cấp tốc ngay tại địa điểm họp của Bộ để bàn bạc một số vấn đề lãnh đạo. Vì có hai nhiệm

vụ cùng tiến hành song song nên Đảng uỷ phân công đồng chí Đào Văn Trường, Đại đoàn phó cùng với các đồng chí trung đoàn

trưởng, tiểu đoàn trưởng đi chuẩn bị trận địa, còn tôi và các chính uỷ trung đoàn, chính trị viên tiểu đoàn, tiểu đoàn phó ở lại lãnh trách

nhiệm kéo pháo vào trận địa. Trước khi ra về, chúng tôi còn gặp đồng chí đại đoàn trưởng đại đoàn bạn để cùng thảo luận hợp đồng

ngày giờ và địa điểm tập trung bộ đội chuẩn bị bắt tay vào việc.

Rồi ngay tối hôm đó, chúng tôi cho bộ đội chuyển đến vùng tập kết để cắt pháo rời xe, đưa pháo vào đường mòn. Đoàn xe GMC kéo theo

những khẩu pháo 105 ly mang nhãn hiệu Mỹ do quân đội viễn chinh Pháp "vận tải" tới cho chúng tôi từ ngày toàn quốc kháng chiến tới

nay. Nhiều khẩu còn ghi cả ngày tháng đại tu trong công binh xưởng Pháp, ví như khẩu của Đại đội lựu pháo 806 còn nguyên dòng chữ

Pháp sơn trắng trên lá chắn: Revision generale Octobre 1952 Hanoi (tức là đại tu tháng 10 năm 1952 tại Hà Nội). Bất giác, tôi cười và quay

lại phía sau xe nói với đồng chí trợ lý tác chiến và đồng chí cần vụ:

- Đánh xong Điện Biên, chắc chắn đội hình xe pháo của đoàn ta sẽ còn dài hơn thế này !.

Mọi người đều vui vẻ cười.

Dọc đường, thật là cảnh "Dân công như nước, Vệ quốc đoàn như nêm". Đoàn xe chúng tôi lướt qua những dòng người trong đó có cả

những anh bạn cùng họ hàng nhà "voi" chúng tôi là sơn pháo, súng cối 120 ly đang nhũng nhẵng khiêng đôi, khiêng tư bám sát bộ binh

tiến ra hoả tuyến. Trong khí thế bừng bừng ấy, hầu như tôi quên tất cả lo lắng trong mấy ngày qua như: lo kế hoạch tác chiến, lo công tác

động viên, lo chiếm lĩnh trận địa và hợp đồng tác chiến giữa bộ - pháo ...

Trước mắt tôi chỉ còn có một nhiệm vụ: Kéo pháo vào sao cho đúng thời gian và đảm bảo thế nào cho thật an toàn cả người lẫn pháo.

Sáng hôm sau, tôi cùng một số anh em cán bộ pháo binh, công binh dắt díu nhau đi nghiên cứu trước đường kéo pháo một lượt. (Đúng là

phải dắt díu nhau vì đầu gối tôi bị trẹo ngày xưa, giờ đây đau lại, phải có người dắt mới đi được).

Thần kỳ thay sức lao động của Quần chúng cách mạng! Mới cách đây vài hôm, khi bộ Chỉ huy mặt trận quyết định làm đường kéo pháo,

tôi đến gặp đồng chí đoàn trưởng công binh và hỏi:

- Cậu đã đi xem đường trước, cậu thấy thế nào ?

Đoàn trưởng công binh lắc đầu, khịt khịt mũi, trả lời:

- Gay lắm anh ạ, chỉ mới vạch ra trên những dải rừng chưa hề có một vết chân người.

Tôi hỏi lại:

- Thế Bộ quyết định làm trong hai ngày đêm liệu có xong không ?

- Báo cáo, thật tôi cũng chưa biết thế nào !

Nghe vậy tôi nói với đồng chí đoàn trưởng công binh:

- Cậu yên tâm, chỉnh quân rồi, bây giờ anh em mình đều làm một người bằng ba, làm ngày không xong thì ta làm đêm, lo gì.

Tôi vừa nói xong thì một đồng chí cán bộ công binh khác xăm xăm chạy đến phía sau lưng đồng chí đoàn trưởng công binh. Chưa đến

nơi, đồng chí đó đã oang oang lên tiếng:

- Báo cáo đồng chí chính uỷ, đường xá gay go lắm...

Vừa dứt lời thì đồng chí đoàn trưởng công binh đã với tay ra đằng sau vỗ vỗ vào người như bảo đồng chí đó thôi đừng nói nữa để cho

trên đỡ lo lắng. Còn tôi, chả cứ gì đến lúc được nghe thấy lời báo cáo nọ mới lo lắng băn khoăn về vấn đề đường xá. Thật ra vấn đề này đã

làm cho chúng tôi ăn không ngon, ngủ không yên ngay từ lúc mới nhận nhiệm vụ rồi.

Nhưng giờ đây, chưa hết hai ngày đêm, tôi và đồng chí đoàn trưởng công binh đang bước chân trên chính giữa con đường này, con

đường mới, đất còn đỏ ối, rộng chừng ba mét, và trườn dài từ đông sang tây, bắt đầu từ cửa rừng Nà Nham (chỗ cây số 70 đường Tuần

Giáo - Điện Biên), vắt qua đỉnh Pha Sông (cáo 1450 m) đổ xuống bản Tố (đường Điện Biên - Lai Châu) rồi vươn tới tận bản Nghịu (Tây -

Bắc Điện Biên Phủ).

Tôi bước lên ngang đồng chí đoàn trưởng công binh và hỏi:

- Cậu thấy thế nào?

Đồng chí đó cười và nói:

- Hòm hòm rồi anh ạ ! Ghê thật ! Chúng tôi đã dùng chuyên môn tính toán và ước lượng với nhau rằng một đại đoàn làm miết cũng phải

vài tuần lễ mới xong, thế mà bây giờ, đúng như anh nói, bộ đội ta đã được chỉnh quân có khác, khí thế như nước vỡ bờ, đơn vị nào, cá

nhân nào cũng đua nhau nhận mức thật cao. Tính ra mỗi người đã mở đến ba, bốn trăm mét đường.

Đến trước một cái cầu, thấy kiểu cầu là lạ và có vẻ không vững, tôi bước từ từ trên mặt cầu để xem xét. Thấy vậy, đồng chí đoàn trưởng

công binh liền giới thiệu ngay với tôi :

- Báo cáo anh, đây là cầu Bám

Tôi hỏi lại :

- Đây là vúi Bám hay sao mà gọi là cầu Bám?

Đồng chí ấy chỉ tay về phía bên kia cầu, giảng giải:

- Anh xem, chúng tôi làm theo kiểu trốn cột, một đầu bám ghếch vào sườn núi, còn một đầu thì đặt trên cột đây này!

Theo hướng chỉ của đồng chí đoàn trưởng công binh, tôi thấy chân cầu cao lêu đêu và long khe sâu hun hút, tôi hỏi ngay :

- Chỉ có một vế chân cầu thế ngày có chắc không?

Đoàn trưởng công binh nói một cách khẳng định :

- Báo cáo anh, chúng tôi đã tính kỹ mới làm mặt cầu dốc vào phía trong và cho chống nhiều gọng chéo. Khi kéo qua, sức nặng của pháo

sẽ dồn cả vào phía núi.

Nhưng vẫn không yên trí, tôi bảo :

- Thôi được, "cẩn tắc vô áy náy", anh cứ cho chống thêm cột vào.

Tới trước một đoạn dốc, đồng chí đó chỉ tay lên, không còn cách nào khác ngoài cách dùng tời quay, cho nên chúng tôi đã thiết bị xong

một số tời rồi.

- Tôi gật gù hỏi lại :

- Nhưng tời chắc chưa?

- Thừa sức anh ạ ! Chân tời và guồng quay rất vững, bảo đảm kéo năm tấn, anh em công binh chúng tôi chỉ lo vấn đề dây. Bây giờ phải

tạm dung dây chão, tốt nhất là được dây cáp - Rồi đồng chí đoàn trưởng công binh nói như đề nghị với tôi - Anh cho lệnh điều vài trăm

mét dây cáp cho chúng tôi thì ổn hết mọi việc.

Tôi "ừ", nhưng trong bụng đã nghĩ: cáp với kiếc lấy đâu được mà lắm thế! Tuy vậy tôi cũng hơi yên tâm và cùng với đồng chí đoàn

trưởng công binh quay ra.

Nhưng cứ nghĩ đến đường sá là ruột gan tôi lại nóng ran lên: toàn dốc là dốc, mà dốc lại dựng như mái nhà, đi không đã thấy phải thở cả

ra đằng tai, huống hồ rồi đây phải kéo hàng tấn sắt vượt qua. Thêm nữa, một bên là sườn núi chênh vênh, một bên là lũng sâu, đường mở

lại hẹp, nếu trượt bánh lăn xuống vực thì người và pháo chẳng còn cách nào cứu vãn được. Trước tình hình đó tôi dự định: Phải động

viên chính trị cho bộ đội thật kỹ mới mong hoàn thành được nhiệm vụ.

Đầu óc tôi đang suy nghĩ đến chuyện động viên, chuyện tổ chức và chuyện chuẩn bị làm sao cho tốt đây thì vừa lúc ấy ngẩng đầu lên

tôi thấy động chí Phạm Kiệt, cục phó Cục Bảo vệ, từ phía trước đi lại. Tôi đón đồng chí Kiệt bằng một nụ cười rồi lên tiếng trước :

- Chào đồng chí "T2"1 đi đâu đấy?

Đồng chí Kiệt cũng đàu lại tôi :

- Đi đốc cậu đây ! - Rồi đồng chí nói tiếp một cách trịnh trọng - nói thế chứ, anh Văn cho tôi xuống tham gia cùng anh chỉ huy kéo pháo

vào trận địa sao cho đúng ngày giờ đã quy định.

Tôi đem hết tình hình đường sá ra nói với đồng chí Kiệt. Cả hai chúng tôi bàn nhau một hội lâu rồi đi đến quyết định: Phải để chi bộ đại

đội, cán bộ, chiến sĩ trao đổi xác định lại một lần nữa ý nghĩa mục đích của chiến dịch, của nhiệm vụ kéo pháo trước khi bắt tay vào việc.

Chúng tôi thấy cần phải làm cho mọi người quán triệt bằng được mấy yêu cầu cụ thể:

- Triệt để tranh thủ thời gian kéo cả ban ngày.

- Chuẩn bị chu đáo, bảo đảm an toàn cho người và pháo.

- Rút kinh nghiệm hằng ngày, phát huy bàn bạc dân chủ để khắc phục mọi khó khăn.

- Triệt để giữ bí mật, cấm đèn lửa và phải nguỵ trang kín đáo đường sá, chỗ đóng quân và pháo.

Mấy yêu cầu trên xem ra thì có vẻ lủng củng đầy mâu thuẫn vì tranh thủ mà lại chuẩn bị chu đáo, bí mật mà lại léo ban ngày... Nhưng đến

bây giờ nhìn lại chúng tôi vẫn thấy thực tế lúc đó là phải như thế. Trong lúc bàn bạc, đồng chí Phạm Kiệt đưa ra nhiều yêu cầu về kỷ luật

bí mật khác nữa. Tôi cười bảo :

- Gớm! cục phó Cục Bảo vệ có khác, sao lắm ý kiến về bí mật thế !

Đồng chí Kiệt không nói năng gì nhưng nhìn tôi, cười như tỏ ý hài lòng về công việc bảo vệ được bàn bạc chu đáo. Còn tôi, tuy nói vui

vậy nhưng trong tâm trí tôi luôn luôn xác định rằng nếu không nghiệm mật mặt này thì "vốn liếng" pháo binh của chúng ta dễ dàng bị sứt

mẻ như chơi !

Sau đó chúng tôi quyết định thực hiện ngay việc cho kéo thử giữa ban ngày hai khẩu pháo (một lựu pháo và một cao xạ pháo) để rút kinh

nghiệm cụ thể. Chúng tôi tạm chia cứ mỗi khẩu 30 người (20 bộ binh và 10 pháo thủ).

Rời khỏi đường Điện-biên - Tuần-giáo, anh em kéo qua một đoạn đường bằng. Gớm! Pháo cứ chạy băng băng, cầm càng lái không kịp. Có

đồng chí đã nói :

- Thế này mà trên cứ động viên mãi là phải chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn. Thật kéo thế này còn sướng hơn ngồi ô-tô.

Nhưng khi vào tới đồi trọc, bắt đầu lên một cái dốc cỏn con mà lúc đầu có người gọi là dốc "trò chơi", thì khẩu pháo đã nhúc nhích một

cách nặng nề. Mọi người phải đem hết hơi sức vừa kéo vừa hò: "một...hai...ba...này !" . Nhưng sa mỗi hơi kéo cật lực, khẩu pháo cũng chỉ

lăn đi từng gang tây một.

Thấy con số 30 người một khẩu không mùi mẽ gì, chúng tôi phải bổ sung thêm lực lượng bám đầy cả vào bốn đường dây (tính ra một

khẩu có đến hàng trăm người)

Ấy thế mà ì ạch mất cả một buổi sáng, kéo lên một cái dốc sơ sơ đó mà khẩu pháo chỉ lết đi không được một ki-lô-mét. Một đồng chí cán

bộ tham mưu đến cạnh tôi báo cáo :

- Tốc độ trung bình từ 150 đến 200 mét một giờ.

Tôi quay lại vặn :

- Tốc độ, tốc điếc cái gì, sao không nói là một giờ đi được 150 hay 200 mét có được không?

Tuy vậy, tôi cũng mỉm cười, gật đầu:

- Đúng đấy! Đúng là gay go đấy ! Tình hình này khó mà đến nơi đúng thời gian.

Tôi băn khoăn thì khẩu lựu pháo bỗng quay ngang: một bánh tụt xuống dệ vực ! Tôi rụng rời cả chân tay và mọi người cũng chỉ đứng

nhìn, không ai dám đụng vào khẩu pháo vì nó đang như trứng để đầu đẳng, chỉ còn già nửa thân trên mặt đường.

Đã băn khoăn lại còn gặp lắm chuyện rắc rối. Tôi đang chưa biết tính đến phương sách gì để cứu vãn tình thế, thị một đoàn bộ đội, đi đầu

là anh em cấp dưỡng, nồi xanh xoong chảo loảng xoảng tiến đến. Tôi hỏi gần như quát :

- Bộ đội nào thế kia ?

- Báo cáo, bộ phận đồng chí Quang Trung ạ !

Nói xong, một cán bộ tách khỏi hàng ngũ, đến chỗ tôi đưa ra một tờ giấy giới thiệu do tôi ký cho phép bộ phận cán bộ của một đại đoàn

bộ binh đi chuẩn bị chiến trường qua đường kéo pháo. Nhưng trước tình hình này, tôi nói ngay với đồng chí cán bộ đó :

- Đúng ! Chính tôi ký giấy cho phép các đồng chí đi qua đây nhưng bây giờ lại chính tôi ra lệnh tạm ngăn các đồng chí lại.

Vừa dứt lời thì đồng chí Quang Trung đã đi tới. Tôi bắt đồng chí và nói :

- Đấy, cậu xem, một là các cậu đi đường này thì chúng tớ mất cả gia cư, điền sản; hai là các cậu đi lối khác, tuỳ cậu đấy !

Đồng chí Quang Trung trông khẩu pháo đã nằm nghiêng bên dệ đường liền bảo tôi :

- Thôi được, bọn mình leo lên núi vậy, kẻo đi vào đây, anh em đụng phải pháo, nó lăn xuống lũng sâu mất.

Thế là sau khi bắt tay tôi, đồng chí Quang Trung nhảy tót lên sườn núi, miệng ra lệnh cho bộ đội: " Tất cả tạt lên rừng theo tôi, tiến !"

Vừa giải quyết xong bộ phận đồng chí Quang Trung thì một đoàn dân công ở phía ngoài lại ùn ùn kéo vào. Tôi hơi bực mình và muốn gặp

ngay người phụ trách để hỏi xem ai cho lệnh dân công vào? Tôi muốn cho anh ta hiểu rằng: đường kéo pháo đã chật mà nhiệm vụ lại rất

khẩn trương nên bộ đã giao cho chúng tôi quyền chỉ huy ở đây, ai qua lại phải có lệnh của bộ chỉ huy chúng tôi ...Khi tôi cho mời được

người phụ trách lên thì người đó chẳng phải ai xa lạ, chính là đồng chí Nguyễn Ngọc Minh, cán bộ của Tổng cục Cung cấp có trách

nhiệm trực tiếp chỉ huy đoàn dân công mang đạn đại bác, đạn cao xạ đến tận hầm pháo cho chúng tôi. Thấy vậy tôi dịu nỗi bực dọc và

nói :

- Này! anh định giết tôi hay sao mà chưa chi đã cho chiếm hết đường kéo pháo như vậy?

Đồng chí Minh lấy khăn lau kính và mồ hôi trán, trả lời :

- Báo cáo, tôi nhận được lệnh đưa đạn vào cho các đồng chí ngay hôm nay.

Tôi liền chỉ cho đồng chí Minh thấy hai khẩu pháo đang nằm như ăn vạ:

- Cậu có thấy không ? Pháo chưa đến "nhà" thì đạn đã vào làm gì? Thôi thế này nhe: pháo vào đến đâu, cậu để anh chị em dân công đưa

đạn theo sát ngay đến đó, được cả việc cho bọn mình mà cậu cũng vẫn hoàn thành nhiệm vụ.

Tất nhiên là đồng chí Minh cũng vui lòng.

Giải quyết xong chuyện dân công, tôi quay lại cùng anh em ghìm pháo bằng dây quấn vào các gốc cây bên đường. Anh em còn chui vào

gầm pháo hạ thấp mặt đường phía trong, mở rộng mặt đường phía ngoài mới cứu được khẩu pháo ấy. Nhưng lúc đó có cán bộ, chiến sĩ

pháo binh đã phàn nàn: "Tốn bao sức lực mà kết quả chẳng ra quái gì", hoặc "Ai lại pháo cơ giới mà bắt kéo bằng tay bao giờ". Còn anh

em bộ binh, lúc chưa vào việc thì rất hăng, có đồng chí vén tay áo nói: "Nào, bao nhiêu tấn đây cũng cân tuốt!" thế mà giờ đây cứ đứng

ngẩn ra nắm lấy dây kéo pháo, chờ đợi hiệu lệnh.

Lập tức chúng tôi phải củng cố lại tinh thần anh em ngay tại chỗ và yêu cầu ai có sáng kiến gì thì cứ tự do đóng góp.

Được củng cố lại quyết tâm và được thảo luận, nhiều anh em trước kia quen nghề chài lưới và nghề sơn tràng đã đưa ra nhiều kinh nghiệm

cụ thể rất có giá trị. Có đồng chí nêu:

- Dây kéo pháo bằng đay, to đến mấy cũng chóng đứt. Dây dang bền và dai nhưng bện tốn công. Dây móc cũng tốt nhưng nếu tìm được

dây mụng đem về đập giập, bện ba sợi làm một thì song mây cũng chẳng bằng. Kinh nghiệm này đã có thực tế chứng minh, anh em sơn

pháo vẫn bện dây mụng để khiêng, có khi cả một chiến dịch vẫn không phải thay.

Có đồng chí lại giơ lòng bàn tay chỉ vào những vết phồng và nói:

- Mỗi người kéo pháo chúng ta phải chuẩn bị lấy một đoạn dây cóc móc vào dây chão, choàng qua vai như người kéo thuyền, kéo gỗ thì

nhẹ và khoẻ hơn. Chỉ riêng kiểu này cũng có thể đẩy hiệu suất kéo lên nhanh gấp ba so với lúc đầu, mà bàn tay cũng đỡ nát.

Lại có ý kiến:

- Mỗi khẩu đội lựu pháo phải đẽo một "vai cày" buộc vào dưới lưỡi cày để càng pháo trượt trên mặt đất, pháo thủ không phải vác càng

lên vai, vừa đi được nhanh, vừa đỡ nguy hiểm, v.v. (Sau này vì sáng kiến ấy được áp dụng nên đã có nhiều anh em cứ gọi đùa là pháo đi

guốc).

Còn tôi, đồng chí Kiệt và mấy đồng chí chính uỷ trung đoàn thì bàn với nhau: nếu không chấm dứt tình trạng kéo lên dốc ì ạch thì không

bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi thấy cần phải thực hiện yêu cầu kéo ban ngày. Tôi giao cho trung đoàn công binh đặc trách

mỗi ngày phải thay nguỵ trang đường một lần. Phải đi kiểm tra xem lại chỗ nào cần thiết thì phải thiết bị thêm tời. Lúc này, chúng tôi quyết

định, điều dây cáp ở đoàn xe kéo pháo của đại đoàn tôi tới, nhưng vẫn không đủ. Chúng tôi báo cáo về Bộ, lập tức Bộ đã điều dây cáp

của đoàn xe vận tải thuộc Tổng cục cung cấp tiền phương đến. Còn đối với các đơn vị, chúng tôi chỉ thị phải chuẩn bị thêm dây dợ,

thành lập "công trường" bện dây do bà con dân công ta giúp đỡ. Về lực lượng, chúng tôi xác định mỗi khẩu trên dưới trăm người.

Sau khi kéo thử và đã rút kinh nghiệm, chúng tôi phân nhau đi kiểm tra. Đến chiều tối chúng tôi trở lại ngọn đồi ở cửa rừng Nà Nham, gặp

các đồng chí cán bộ trung đoàn, tiểu đoàn của bộ binh, công binh, pháo binh để nghe báo cáo tình hình chuẩn bị và động viên bộ đội.

Chúng tôi không quên phổ biến những biện pháp bảo đảm an toàn, tuy mới nghe thì đơn giản nhưng cũng đã phải mất nhiều mồ hôi, sức

lực:

- Khi kéo lên dốc, các đồng chí cầm chèn phải đi đằng sau và bên cạnh đường; người kéo tập trung cả ở phía trước lấy kéo lên làm chính.

- Khi xuống dốc, người phải ở cả phía sau và lấy kéo lại làm chính để đề phòng pháo tụt, đè phải người. Cán bộ phải dùng kéo với chiến

sĩ, không được đứng ngoài...

Cuối cùng tôi hỏi mọi người:

- Thế nào, tất cả đã chuẩn bị sẵn sàng chưa?

- Sẵn sàng!

Anh em vừa trả lời tôi xong thì một loạt đạn đại bác xoèn xoẹt lao tới. Đồng chí Mạc Ninh vội lên tiếng:

- Đề nghị anh cho phân tán một lúc.

Tôi đồng ý và mọi người đã tản ra khắp mặt đồi. Một lúc sau, pháo địch chuyển làn sang chỗ khác thì chúng tôi cũng trở về vị trí, thực sự

bắt tay vào việc.

Đêm đó, đại bộ phận pháo của chúng tôi đã lần lượt rời đường cái tiến vào con đường làm gấp. Sương đêm nặng trĩu và trời tối đen như

mực. Núi rừng im lặng mênh mông từ ngàn xưa, giờ đây như đã bị những tiếng "hai... ba... này!" và những tiếng còi "tuýt tuýt" của đoàn

quân kéo pháo làm thức tỉnh.

Rét Tây - bắc, rét như cắt da, xé thịt nhưng áo cán bộ và chiến sĩ kéo pháo lúc nào cũng ướt đẫm mồ hôi. Trong đêm tối mịt mùng, hàng

trăm bóng người bám vào dây pháo, trút hết sức mình ra đôi tay, đôi vai, đôi chân mà pháo vẫn chỉ nhích dần từng phân.

Trời vừa tảng sáng thì khẩu pháo đầu tiên đã kéo đến trước cầu Bám. Một niềm vui sướng tràn vào tâm hồn mọi người khi thấy pháo đã

tiến tới gần trận địa được thêm một quãng đường. Nhưng đồng thời, nỗi lo âu lại xâm chiếm tâm trí chúng tôi khi nghĩ đến chiếc cầu mỏng

manh kia. Không ai hẹn ai, các cán bộ trung đoàn bộ binh, công binh, pháo binh đều có mặt tại đó với tôi. Chúng tôi bàn với nhau cách

khắc phục mọi khó khăn, đề phòng các trường hợp bất trắc có thể xảy ra. Lúc đó, chúng tôi quy định cán bộ phải đi trước, vừa lùi, vừa

điều khiển. Anh em khi qua cầu không được chạy và phải kéo hơi nặng tay vào phía trong. Nhưng vì mặt cầu bằng phẳng nên khi kéo,

khẩu pháo cứ lướt băng băng. Đứng bên cầu nhìn anh em kéo, tôi cứ thấy mọi người như đang chạy, tôi phải luôn miệng nhắc:

- Thong thả! Thong thả!

Và mãi cho đến lúc bánh pháo đã vào đến mặt đường, khi ấy người chúng tôi mới nhẹ đi được một phần.

Vừa qua cầu Bám, thì đến ngay trước một cái dốc dài thăm thẳm mà chúng tôi đã đặt tên là "Vực sâu Vườn chuối" từ hôm đi xem đường.

Anh em reo lên:

- Xuống dốc rồi, tha hồ thích nhé!

Nhưng anh em có biết đâu rằng kéo lên dốc thì rất nặng nề mệt nhọc nhưng xuống dốc lại vô cùng gian khổ và càng nguy hiểm hơn.

Khẩu đầu tiên bắt đầu cho xuống. Hàng trăm người đứng giạng chân chèo, nín hơi, lấy sức ghìm lại định cho nó đổ dốc từ từ. Nhưng nó

cứ mạnh đà lao tuồn tuột đến nỗi mọi người bị ngã bệt xuống, đít miết trên mặt đường mà khẩu pháo vẫn lao hoài. May làm sao tới một

đoạn, nó húc vào một gốc cây và đứng dừng ngay lại. Mọi người bật dậy thở phào, nhưng có một số người khi nhìn về phía sau mình thì

đít quần đã bị rách bươm. Tuy vậy anh em vẫn đùa ngay được:

- A! Tây lê-dương có mũ đỏ, còn cánh ta có cái đít quần đỏ anh em ơi !

Mọi người cười rộ. Có đồng chí lại kể: "Ngày xưa có tay Thiết đầu kim cương đâm đầu vào cây, cây đổ, đâm đầu vào đá, đá vỡ, nhưng đầu

hắn vẫn không việc gì. Chúng mình bây giờ cũng có cái đít kim cương, đụng và đất, đất lở, quệt vào đa, vào gốc cây, quần rách mướp và

đít vẫn không việc gì..."

Câu chuyện đang vui thì đồng chí cán bộ chỉ huy yêu cầu mọi người bàn kế hoạch chống pháo lao để tiếp tục đưa pháo xuống dốc. Lập

tức mọi người hăng hái phát biểu. Cuối cùng có ý kiến là phải dùng dây ghìm vào cây to để thả xuống từ từ. Ý kiến này được chấp nhận.

Lúc thi hành thì thấy có hiệu quả, mặc dầu nhiều khi pháo vẫn tụt nhanh, dây siết mạnh vào thân cây nóng lên, bốc mùi khét lẹt. Nhưng

đó cũng là một kinh nghiệm tốt để cho pháo xuống dốc.

Anh em bộ binh chuyên kéo đã vất, nhưng các pháo thủ theo bên pháo lại còn vất hơn. Một khẩu đội có mấy người thì người bê càng,

người bắt bánh, người lao chèn, ai cũng chịu đựng nặng nề và rất dễ mất chân, giật tay. Các đồng chí pháo thủ số 4 của lựu pháo, bình

thường khi thao tác vẫn vác càng. Đó là nhiệm vụ nặng nề nhất. Lúc bánh pháo chồm qua một gờ đất hay một mô đá thì càng quật đi,

đánh lại, đập vào người thì thật như trời giáng. Một buổi tối, tôi đi với một khẩu đội, một đồng chí số 4 nhất định không nhường cho ai cái

nhiệm vụ nặng nề này. Ai có ý kiến sao cũng mặc, đồng chí ấy cứ một mực nói:

- Nhiệm vụ tôi là số 4, tôi phải cầm càng. Trách nhiệm ai, người ấy phải làm, khó khăn không được đùn cho người khác.

Cuối cùng đồng chí khẩu đội trưởng phải dàn xếp:

- Một pháo thủ chúng ta phải đảm đương được nhiều việc, đồng chí không thể làm riêng nhiệm vụ vác càng được.

Lúc này tôi cũng phải lên tiếng với đồng chí số 4 nọ:

- Ý kiến của đồng chí rất hay, nhưng phải thay nhau cho đỡ mệt.

Đến lúc đó đồng chí ấy mới chịu bước ra nhường cho người khác vào vác càng thay mình.

Đồng chí Lê Thi, đảng viên, khẩu đội phó và là chiến sĩ thi đua của đại đội lựu pháo 806 cũng đã luôn luôn xung phong nhận nhiệm vụ

vác càng. Trong một trường hợp nguy hiểm, đồng chí đã bị càng kẹp vào vách núi, giập cả một ống chân mà không một lời kêu ca. Đồng

chí Mận, pháo thủ đại đội 801, khi cho pháo đổ dốc ở suối Reo đã lấy vai giữ bánh, kết hợp với dây ghìm để pháo tụt dần dần. Nhưng

pháo cướp đà, lao quá nhanh và đè phải đùi đồng chí Mận. Hàng trăm người ráng sức kéo ngược pháo lại để cứu đồng chí của mình,

Nhưng kéo mãi vẫn không được. Đồng chí Mận đã nói với mọi người:

- Chân tôi đằng nào cũng hỏng, đề nghị cứ cho pháo chạy qua để kịp đưa pháo vào trận địa.

Nhưng lời đồng chí Mận vừa dứt thì một sức mạnh kỳ lạ bùng lên trong dòng người kéo pháo. Chỉ sau tiếng hò "hai... ba", lập tức khẩu

pháo bị kéo giật hẳn lại, và đồng chí Mận cũng thoát khỏi cuộc đời tàn phế.

Tôi còn nhớ một đêm tôi đang đôn đốc những khẩu đội cao xạ kéo ở phía sau đội hình thì được tin một khẩu pháo đang lúc đổ dốc bị đứt

dây lao xuống. Hàng trăm người núi vào dây tời, kìm pháo lại, nhưng pháo vẫn lướt qua mọi thứ chèn và sắp lăn xuống vực thẳm. Trong

tình hình nguy ngập đó, các pháo thủ Chức Cứ, Ngói vẫn chạy sát pháo để chèn mong cứu nó bằng được. Nhưng thấy không còn có

cách gì khác, pháo thủ Chức đã ôm chèn lao cả người vào ngang bánh pháo. Lập tức khẩu pháo bị quặt hướng, đâm thẳng vào một cây

to, đứng lại.

Gương quên mình cứu pháo của đồng chí Chức đã được truyền đi trong toàn tuyến đường. Các khẩu đội cao xạ phía sau đều bừng bừng

lên một khí thế quyết tâm đuổi kịp các khẩu đội bạn.

Nhưng nói đến sự hy sinh dũng cảm của anh em, không thể không kể đến tinh thần hy sinh gương mẫu của cán bộ. Anh em mệt mỏi một

phần nhưng cán bộ thì vất vả gấp đôi. họ vừa chỉ huy, vừa kéo pháo, vặn tời như anh em. Chính bản thân tôi, khi đi kiểm tra, qua dòng

người kéo pháo cũng không biết ai là chỉ huy, ai là chiến sĩ. Mỗi lần muốn gặp một đồng chí cán bộ nào, tôi cứ phải gọi: "Đồng chí chỉ

huy đơn vị này đâu?" và khi có người bước ra khỏi đội ngũ kéo pháo, báo cáo: Có tôi; lúc đó tôi mới biết là người chỉ huy của họ. Ban

đêm các đồng chí ấy đã cùng anh em vật lộn với pháo, nhưng ban ngày thì lại phải họp hành rút kinh nghiệm, kiểm tra nơi ăn chốn nghỉ

của đơn vị. Có lúc các đồng chí ấy vừa nằm xuống, chưa hợp mắt thì máy bay địch đã đến lại phải vùng dậy quan sát, xử trí...

Hôm xuống khỏi "Vực sâu Vườn chuối" thì đến ngay dốc bảy tời là chỗ gay nhất. Dốc vừa cao, vừa đứng, lại vừa quanh co, khúc khuỷu.

Hàng trăm người kéo một khẩu pháo nếu không có chỉ huy chặt chẽ, phân công không rành mạch thì chỉ chen nhau tìm chỗ đứng đã hết

buổi chứ chưa nói đến chuyện kéo. Tôi đang suy nghĩ thì gặp đồng chí Mạc Ninh đi tới. Tôi vừa giao nhiệm vụ vừa nói vui:

- Giao cho cậu ra làm chính uỷ bảy tời đấy. Cậu có là chính uỷ trung đoàn giỏi thì phải hoàn thành tốt nhiệm vụ chính uỷ bảy tời. Phải

phân công chỗ đứng cho từng dây kéo cho hợp lý, miệng phải động viên, tay áo phải xắn cao để cùng anh em kéo pháo, vặn tời, cậu thấy

thế nào?

- Báo cáo, tôi xin nhận!

Thế là đồng chí Mạc Ninh cười, ra đi và xông ngay vào đội ngũ dây tời. Mấy khẩu pháo đang lên dốc, từ đấy cứ nối tiếp nhau chuyển

bốc lên và cũng từ đấy đồng chí Mạc Ninh đã được anh em gọi thân mật là "chính uỷ bảy tời". Nhiều lần đi kiểm tra tới chỗ này, lần nào

tôi cũng gọi: "Mạc Ninh đâu?" để đồng chí ấy bỏ dây kéo pháo ra báo cáo tình hình nhất là tình hình sức khoẻ của anh em. Tuy hỏi thế,

nhưng chúng tôi cũng hiểu là anh em rất mệt, nhất là cán bộ lại càng mệt, càng đói ngủ. Thậm chí có lần tôi và đồng chí Mạc Ninh, đang

đứng nói chuyện mà cả hai cùng ngủ gật cho đến lúc đầu cụng vào nhau mới biết.

Nhớ lại vấn đề kỷ luật đèn lửa.

Một lần tôi được tin một khẩu pháo trật bánh sắp đổ bên vệ đường. Từ bên một chiếc tời trên đỉnh Pha-sông, tôi vội tất tả đi xuống. Đêm

tối như bưng.

Đến bên khẩu pháo sắp đổ, thấy anh em đang hì hục buộc dây chuẩn bị kéo nó lên, tôi vội bấm đèn pin có ý muốn giúp anh em buộc cho

nhanh. Nhưng mặc dầu kính đèn pin của tôi đã che giấy bóng xanh, tôi vẫn bị xung quanh reo lên:

- Thằng nào, đứa nào đấy? Định gọi pháo địch câu về để chết cả lũ với nhau đấy phỏng?

Tôi vội đút ngay đèn pin vào túi và lên tiếng:

- Mậu đây! Nhõ tay tí thôi.

Tiếp sau đó có tiếng xì xào:

- Bỏ mẹ, chính uỷ, chúng mày ơi!

Đây là lần thứ hai mà tôi được anh em có "ý kiến" về kỷ luật đèn lửa. Lần trước, cũng gần về sáng tôi và anh Kiệt đi tham gia kéo pháo với

anh em về. Đồng chí cần vụ của chúng tôi thắp đèn lên để chúng tôi làm báo cáo kịp gửi về Bộ. Đồng chí cần vụ chưa kịp lấy chăn che

miệng hầm thì chung quanh đã có tiếng la ó ầm ĩ.

- Ai? Ai thắp đèn đấy? Tắt đi! Có tắt ngay đi không nào?

Đồng chí cần vụ của chúng tôi vội đáp lại:

- Tôi! Tôi đây! Thắp đèn cho anh Mậu và anh Kiệt làm việc một tý thôi.

Tôi và anh Kiệt vội kéo chăn che nhưng quen đùa với anh, tôi bảo:

- Chỉ tại cái món kỷ luật bí mật của cậu thôi. Đã biết tinh thần chiến sĩ pháo binh chấp hành kỷ luật khói lửa chưa?

Qua bảy ngày đêm rồi! Chiều nay, giờ phút chiến đấu đã sắp tới. Hai đại đội lựu pháo của chúng tôi đã vào hầm. Đài quan sát của các đơn

vị đã ngự trị trên các đỉnh cao ở phía bắc Điện-biên-phủ. Phần tử đầu tiên của những "họng pháo" 105 mi-li-mét đã ngắm sẵn vào sở chỉ

huy Đờ Cát và ân bay Mường Thanh.

Trên cánh đồng Nà Hi, Bản Tố, đại đội cao xạ 828 và đại đội cao xạ liên thanh đã thu mình "rình" sẵn trong các cụm rơm khổng lồ. Những

trắc viễn kính, những ống nhòm của các người chỉ huy cao pháo đã ngước cao, lấp lánh dưới những tia nắng nhạt của trời chiều. Trên

đường Điện-biên - Lai-châu và đường kéo pháo, chỉ còn mấy đại đội đang nhích gấp vào trận địa. Lúc này bộ binh, súng cối đang nườm

nượp đang đổ ra phía cửa rừng. Từng đoàn dân công, vai vác nặng cũng đang ào ào theo sát bộ đội tiến ra hoả tuyến. Trong dòng người

ấy, tôi thấy cả những cô thân hình bé nhỏ, hai vai vác hai hộp đạn đại bác, bước đi thoăn thoắt.

Qua điện thoại với Bộ chỉ huy Mặt trận, tôi được biết xung kích của các đại đoàn bộ binh đã triển khai xong đội hình chiến đấu. Họ chỉ

còn chờ từng loạt đạn pháo hoả chuẩn bị của chúng tôi vút ra khỏi nòng, tới tấp bổ vào đồn thù là họ lập tức xung phong vào đồn giặc.

17 giờ. Trong một hầm đạn của dân công ở phía bắc Điện-biên-phủ, Đảng uỷ đại đoàn pháo binh chúng tôi đã bàn xong công tác lãnh

đạo trận chiến đấu tới. Chúng tôi đã về vị trí chỉ huy và đã truyền quyết tâm chiến đấu xuống các đơn vị.

Bỗng chuông điện thoại réo lên đổ hồi. Tôi vội cầm lấy máy. Bên kia đầu dây có tiếng nói quen thuộc của đồng chí Đại tướng Tổng tư

lệnh:

- Có phải đồng chí Mậu không?

- Báo cáo anh, tôi, Mậu đây!

- Đồng chí lấy giấy ghi mệnh lệnh!

Tôi vội giở sổ tay và bắt đầu ghi chép từng lời:

Để tăng cường công tác chuẩn bị bảo đảm chắc thắng cho chiến dịch, mệnh lệnh:

Ngay từ tối hôm nay, bắt đầu chuyển pháo ra khỏi trận địa lâm thời, đến những vị trí an toàn. Mệnh lệnh này cần được chấp hành triệt để,

nhiệm vụ chuyển pháo coi như nhiệm vụ chiến đấu.

Cuối cùng, vẫn cẩn thận như thường lệ, đồng chí Văn còn hỏi tôi:

- Rõ chưa?

Tôi đáp:

- Rõ!

Đồng chí lại dặn:

-Rõ rồi thì chấp hành ngay nhé!

- Vâng! Vâng!....

Tiếng vâng của tôi vừa dứt thì nghe bên kia đầu dây có tiếng lọc xọc. Tôi biết là đồng chí Văn đã bỏ máy nhưng không hiểu sao tôi vẫn

áp chặt ống nghe vào tai như còn muốn nghe thêm nữa. Nhưng rồi tôi cũng bỏ ống nghe xuống và tự nghĩ: Chắc tình hình có gì thay đổi,

cần có sự chuẩn bị thêm đây. Và thoáng nghĩ đến công việc của đại đoàn pháo, tôi thấy cũng cần có thời gian chuẩn bị cho tốt hơn thật.

Tội vội đứng dậy bảo anh em tham mưu đi báo cáo cho đồng chí Đào Văn Trường biết, và truyền đạt ngay mệnh lệnh rút pháo cho các

đơn vị.

Vừa lúc đó đồng chí Thành, tham mưu trưởng Mặt trận đến. Thấy tôi đồng chí nói ngay:

- Này ! Rút ra, biết chưa?

Tôi chưa kịp trả lời thì đồng chí đã lên tiếng một cách nghiêm chỉnh:

- Quyết tâm tiêu diệt Trần Đình1 của ta trước sau không thay đổi. Nhưng vì địch có tăng cường và thay đổi bố trí thì ta cũng phải thay đổi

cách đánh. Đối với chúng ta cũng dễ dàng xác định thôi, nhưng còn đối với anh em thì trước mắt, chúng ta phải lãnh đạo kiên quyết chấp

hành mệnh lệnh đã, rồi sẽ giải thích sau. Lực lượng kéo pháo ra vẫn như cũ. Và Bộ quyết định thành lập bộ chỉ huy kéo pháo, đồng chí Lê

Trọng Tấn là chỉ huy trưởng, chỉ huy phó là đồng chí Đào văn Trường, còn anh là chính ủy. Anh Tấn ngoài việc này còn chỉ huy việc

đánh phòng ngự bảo vệ đường kéo pháo.

Đúng như lời đồng chí Thành nói, cán bộ, chiến sĩ bên dưới khi tiếp được lệnh kéo pháo ra đã tỏ vẻ hết sức bàng hoàng. Có cán bộ gặp

tôi, hỏi:

- Sao lại kéo ra?

Tôi chỉ đáp:

- Sao à? Cứ kéo đi, mai sẽ rõ.

Nói thế, nhưng tôi vẫn tạm giải thích:

- Địch thay đổi thì kế hoạch tác chiến của ta cúng phải thay đổi. Đã học "Tích cực, chủ động, cơ động linh hoạt" rồi, có gì là lạ. Ngày mai

sẽ nói rõ hơn. Đồng chí cứ hoàn thành tốt nhiệm vụ đi.

Cán bộ tuy chưa thông nhưng thái độ vẫn giữ được bình tĩnh, còn chiến sĩ lúc đầu vẫn cằn nhằn ra mặt. Sau này, tôi được cán bộ dưới

phản ánh tình hình mới biết anh em đã nói đủ điều. Chẳng hạn như:

- Rút! Rút! Chứ không phải tiến! Tiến! Thật tức anh ách như bò đá!

- Đây mới là bất ngờ, mới là "bước ngoặt lịch sử"!

Ý của những anh chàng này là muốn "nói kháy" lời động viện của Đảng uỷ Mặt trận khi đả thông quyết tâm "tiêu diệt được Trần Đình thì

sự nghiệp kháng chiến của dân tộc ta, của quân đội ta sẽ có những bước ngoặt lịch sử".

Có chiến sĩ công binh đang mở rộng tuyến đường, khi được tin đã bất bình lao phập lưỡi xẻng ngập sâu xuống đất. Trong khi đó ở hầm

pháo, lệnh "thu pháo" của khẩu đội trưởng đã hạ, nhưng các pháo thủ vẫn đứng tần ngần chưa muốn đậy nắp nòng lại, chưa buồn nhấc

những viên đạn đã lau để xếp vào hòm. Trên đường kéo pháo, lệnh quay ra đã đến nhưng hầu như chưa có hiệu lực. Họ dồn nhau:

- Thằng nào? Đứa nào dám hoang báo? Lôi cổ nó ra đây.

Nhưng khi họ thấy bộ binh, dân công cứ lặng lẽ kéo ra thì mọi người phải tin ngay là thật. Cảnh tượng đó, làm cho một số chiến sĩ lần đầu

xuất trận lo ngại.

- Hay là phía sau ta bị địch khúyp rồi?

Nhưng giờ đây mỗi khi nghĩ đến hồi ấy, tôi lại cứ thấy kỳ lạ thay tâm hồn những người chiến sĩ cách mạng. Động viên họ ra tiền tuyến thì

dễ, động viên họ ở lại hậu phương thì khó; lệnh tiến thì họ đạp lên đầu thù mà xông lên, lệnh lui thì họ trù trừ. Và một khi hộ chưa hiểu,

chưa thông một vấn đề gì thì họ không khỏi không có những mắc múi, kêu ca, thậm chí có khi còn có những hành động không đúng nữa.

Nhưng ngược lại, khi họ đã hiểu, đã thông rồi thì không còn khó khăn nào khuất phục nổi họ được.

Sơm hôm sau, Bộ chỉ huy kéo pháo chúng tôi họp các cán bộ trung đoàn để phan tích tình hình, chuyển đạt tinh thần mệnh lệnh của Bộ

chỉ huy chiến dịch và bàn công tác lãnh đạo cho các chi bộ, nhằm làm cho chi bộ, đảng viên, cán bộ thông suốt quyết tâm kéo pháo ra

của trên. Sau đó, chúng tôi phân nhau đi các nơi phổ biến. Tôi nhớ hôm đó xuống một đơn vị, tôi đã nói chuyện với anh em như sau:

- Tôi cũng như các đồng chí đều thấy kéo pháo vào đây, mồ hôi của chúng ta đã đổ nhiều, kéo ra bây giờ còn gay go gian khổ hơn nhiều

khi kéo vào, nhưng vẫn kiên quyết chấp hành vì đó là chủ trương đúng. Trên đã nói: "Quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện-biên-phủ

trước sau vẫn không thay đổi", nhưng tình hình địch có thay đổi, ta phải chủ động chuyển kế hoạch kịp thời. Đưa pháo ra bây giờ chính

là để chuẩn bị điều kiện trở vào lần thứ hai được thắng lợi chắn chắn hơn... Các khó khăn mà các đồng chí đã nêu ra đều đúng nhưng

chúng ta cũng có nhiều thuận lợi. Thuận lợi căn bản là chúng ta đã được thử thách qua bao ngày kéo pháo vào; bộ binh, công binh, pháo

binh chúng ta đã gắn bó thân thiết như anh em một nhà; chúng ta lại thu được nhiều kinh nghiệm về mặt chỉ huy, tổ chức cụ thể. Do vậy

nhất định chúng ta sẽ hoàn thành nhiệm vụ kéo pháo ra theo đúng mệnh lệnh...

Quyết tâm của trên đã thấm đến cán bộ, đảng viên, chiến sĩ nên họ lại bắt tay vào nhiệm vụ không một lời kêu ca, không từ một hy sinh,

cố gắng nào.

Khó khăn khi kéo phá ra đâu có khác gì khi kéo pháo vào. Kéo ra, mọi công việc đã ngược lại tất cả. Dốc bảy tời, trước đây chỉ có cuộn

dây đưa pháo lên thì nay lại từ từ nhả dây dòng pháo xuống. "Vực sâu Vườn chuối" hôm nào chỉ có ghìm dây thả pháo từ từ thì nay còng

lưng đẩy ngược pháo lên... Và còn một khó khăn mới là lá nguỵ trang trên đường kéo pháo giờ đây đã vàng úa, quân thù đã đánh hơi thấy

quân ta ngày đêm vận động trên con đường tiến tới để diệt chúng, phi, pháo của chúng luôn luôn "làm mưa, làm gió" hòng tiêu diệt bằng

được vốn liếng pháo binh của ta. Nhưng mặc! Trong tiếng bom rơi, đạn nổ, đoàn người anh dũng vẫn bám chắc dây pháo. Trong đêm tối,

mỗi khi ánh chớp loé sáng từ phía Mường Thanh, tiếp sa là hàng loạt đạn xé gió, chưa biết sẽ nổ vào đâu, nhưng các cán bộ, chiến sĩ ta

chỉ qua giây phút bồn chồn... yên lặng, rồi tiếng "hai... ba..." lại nổi lên vang động cả núi rừng. Có lúc từng loạt đạn rơi ngay bên dòng

người kéo pháo, thì lập tức những khẩu hiệu vang lên:

- Dũng cảm giữ pháo!

­- Dù hy sinh không rời pháo!

- Còn người còn pháo...

Những khẩu hiệu đó là tiếng nói và lòng quyết tâm cao độ của các cán bộ, chiến sĩ ta trong những giờ phút quyết liệt này.

Tôi còn nhờ nhiều tên lịch sử do anh em đặt ra cho nhiều đoạn đường kéo pháo như "Cầu Bám", "Dốc Chuối", "Dốc bảy tời" , v. v. Mỗi

một tên đều đã gắn bó với một sự kiện anh hùng, mỗi một địa điểm đều đã nêu cao gương hy sinh của những người con anh dũng của

dân tộc.

Còn cái đỉnh Pha-sông cao ngất, anh em cứ gọi đùa là "Đồi ông Mậu" vì chính chỗ này là sở chỉ huy của chúng tôi khi kéo pháo vào

cũng như lúc kéo pháo ra.

Trong những ngày này, địch đã oanh tạc xuống đây không biết bao nhiêu là bom nổ chậm. Nhưng các chiến sĩ công binh không bao giờ

chịu thua trước quân thù. Họ vẫn thường xuyên bảo đảm tuyến đường thông suốt. Trong lúc máy bay địch đang còn rú rít trên đầu, các

chiến sĩ quan sát công binh đã xông vào lửa đạn để đánh dấu chỗ bom nổ chậm. Và khi máy bay vừa cút khỏi thì lập tức đoàn người dũng

cảm ấy tràn ra mặt đường như những đợt sóng xô bờ, dùng thuốc nổ phá tung những trái bom quái ác nọ; hoặc rúc ngược mình xuống

từng hố sâu hun hút để tháo kịp bom, giữa lúc họ không được biết trái bom ấy thình lình sẽ nổ giờ phút nào. Và khi đã quét sạch bom, họ

cấp tốc sửa sang, và cạp lại đường. Thế là pháo lại đàng hoàng nối tiếp nhau vượt qua như trên mọi mạch đường vận chuyển bình

thường khác.

Chúng tôi cũng không bao giờ quên được những gương dũng cảm quên mình của các đồng chí bộ binh trong nhiều trường hợp gian

nguy kéo pháo.

Có lần giữa lúc bom rơi, đạn rú, một khẩu pháo bị đứt dây lao xuống, nhưng có đồng chí bộ binh đã cuốc dây pháo vào mình rồi ôm chặt

lấy gốc cây, miệng hát vang bài "Quốc tế ca" như át cả tiếng bom đạn. Một lần mấy khẩu cao xạ pháo trú quân ở giữa rừng tranh bị bom

na-pan. Các chiến sĩ xung kích của tiểu đoàn 130 đã anh dũng lao vào cứu pháo như lúc lao vào đồn giặc. Khói lửa trùm lên người nhưng

họ vẫn cứu được toàn vẹn tất cả các khẩu cao xạ ở khu vực đó.

Nhưng hầu hết những chiến sĩ kéo pháo chúng tôi luôn luôn khắc sâu vào trí óc gương hy sinh quên mình cứu pháo của đồng chí Tô

Vĩnh Diện, pháo thủ đại đội cao xạ 827 thuộc đại đoàn chúng tôi. Đồng chí đã lấy thân mình chèn pháo ở Dốc Chuối trong một trường

hợp pháo sắp lao xuống vực thẳm. Đồng chí đã được truy tặng liệt sĩ và tuyên dương Anh hùng quân đội. Ngày nay, sử sách và nhiều

nhà văn vẫn ca ngợi sự hy sinh cao cả của đồng chí.

Lần kéo pháo ra, chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm về tổ chức và chỉ huy. Ngoài việc phân công nhau thường xuyên và chỉ huy. Ngoài

việc phân công nhau thường xuyên đi kiểm tra trên đường kéo pháo, chúng tô đã có sở chỉ huy, có điện thoại tới các đại đội để nắm tình

hình từng giờ, từng phút. Các cán bộ tham mưu, chính trị của pháo binh, bộ binh kéo pháo thường xuyên thay nhau có mặt trên các đoạn

đường khó. Thời kỳ này, sáng nào chúng tôi cũng phải đi kiểm tra hết sức nghiêm ngặt công việc nguỵ trang đường kéo pháo.

Tôi còn nhớ một buổi sáng tôi vừa về tới sở chỉ huy đã nghe thấy từ phí xa vọng lại những loạt pháo "uỳnh oàng". Biết là địch đang bắn

về khu Dốc Chuối, tôi bồn chồn cả ruột. Tôi liền chống gậy đi về hướng đó. Trên mặt đường chỉ còn lại những tốp công binh, pháo binh

đang phân nhau đi nguỵ trang. Bỗng tôi thấy đồng chí Lưu công Tiền, cán bộ bảo vệ của đại đoàn chúng tôi, đầu lấm bê bết, đang đi

ngược về phía tôi. Tôi hỏi:

- Đi đâu về đấy? Sao lấm láp thế kia?

Đồng chí Tiền giơ tay xoa đầu:

- Báo cáo anh, đi kiểm tra nguỵ trang về, pháo nó bắn tưởng không còn về với đại đoàn nữa anh ạ. - Rồi đồng chí hỏi tôi: - Anh đi đâu

đấy?

- Mình ra Dốc Chuối để xem tình hình. - Tôi trả lời.

Đồng chí Tiền nhìn tôi có ý e ngại rồi nói:

- Không được đâu! Pháo nó "giã" vào đấy ghê lắm.

Tôi nói:

- Thì nó bắn kệ nó, việc mình mình cứ làm, can chi mà sợ.

Thấy tôi lại sắp bước đi, đồng chí Tiền liền dùng quyền chuyên môn giữ tôi lại:

- Không đi được! Tôi có nhiệm vụ bảo vệ anh.

Tôi cười:

- Thì anh có nhiệm vụ bảo vệ tôi, tôi lại có nhiệm vụ bảo vệ pháo!

Thấy tôi vẫn cương quyết, đồng chí Tiền lại nói:

- Anh không cần đi nữa, tôi bảo đảm với anh là phía trên đó, anh em đã nguỵ trang phá kín đáo lắm rồi.

Tôi vội cắt lời:

- Không được! Anh bảo đảm với tôi nhưng tôi còn phải bảo đảm với cấp trên và cấp dưới của tôi chứ! - Để cho dễ được sự đồng tình, tối

đấu dịu - Tớ đi một quãng thôi mà!

Đồng chí Tiền đồng ý nhưng vẫn đi theo tôi. Đến chỗ pháo địch bắn, đồng chí hô lớn:

- Bắt đầu chạy!

Thế là cả hai chúng tôi vọt qua chỗ đó vừa lúc pháo địch nã tời ầm ầm. Thoát khỏi loạt đạn đó, cả hai chúng tôi nhìn nhau cười và tiếp tục

cùng nhau đi làm nhiệm vụ. Lượt về, gần đến sở chỉ huy tôi không quên bảo đồng chí Tiền:

- Đấy, cậu xem, đã chết đâu mà không cho người ta đi.

Vào một ngày cuối năm, một trung đội của tiểu đoàn 542 mừng xuân bằng một trận chiến đấu phòng ngự rất oanh liệt. Trung đội ấy đã

anh dũng đập tan bảy đợt xung phong của hai tiểu đoàn địch đánh ra đồi 75 (gần đầu đường kéo pháo bên phía Bản Tố), giữ vững trận

địa, bảo vệ đường kéo pháo được an toàn. Lập tức tin đó được truyền đi khắp các khẩu đội làm mọi người càng phấn khởi ra sức hoàn

thành mau chóng nhiệm vụ. Đêm hôm đó, đồng chí Lê Trọng Tấn vừa chỉ huy cuộc chiến đấu ở phía đồi 75 về, ngoài việc báo tin chiến

thắng, đồng chí còn cùng chúng tôi ngồi tính ngày tính tháng mới biết đêm nay đã là đêm 30 Tết.

Đồng chí Tấn cười hỏi tôi:

- Thế Tết đến mà chính uỷ không chú ý đến tinh thần cho anh em à?

Tôi và các đồng chí trong bộ chỉ huy nhìn nhau cười rộ. Đồng chí Kiệt đưa ra ý kiến độc đáo:

- Nào! Các cậu còn "dự trữ" được thứ gì thì bỏ cả ra đây làm bữa tất niên rồi cho gọi Mạc Ninh, Nam Thắng (chính uỷ một trung đoàn

pháo) lên họp bàn lãnh đạo cho bộ đội ăn Tết theo kiểu vua Quang Trung mới được.

Chúng tôi đồng ý. Anh Tấn còn được ít đỏ xanh, tôi có mấy thanh đường phên, anh Kiệt còn mấy điếu thuốc lá, chúng tôi ăn một cái Tết

mỗi người được lưng bát chè và nửa điếu thuốc lá. Có lẽ đối với chúng tôi, đây là một cái Tết hiếm có và không bao giờ quên được cái Tết

chiến thắng trên đồi 75 và cũng là cái Tết chúng tôi sắp hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kéo pháo.

Ăn xong, bước vào cuộc họp, chúng tôi nhất trí sơ bộ nhận định: Chúng ta đã hoàn thành thắng lợi một nhiệm vụ hết sức nặng nề, một

thử thách hết sức lớn lao biểu hiện đầy đủ tinh thần anh dũng, sáng tạo, đoàn kết của quân đội ta dưới sự lãnh đạo của Đảng... Bài học

chúng ta học được ở đây là bài học về sức mạnh phi thường của quần chúng một khi tư tưởng học đã được phát động. Kết quả chúng ta

lượm được ở đây là ngoài kết quả người và pháo đã bảo đảm được an toàn, chúng ta còn có một kết quả rực rỡ nhất, to lớn nhất là bộ

binh, công binh, pháo binh chúng ta lần đầu tiên hợp đồng trên một quy mô lớn, cùng chung lưng đấu cật, hoàn thành một nhiệm vụ đầy

gian khổ nhưng cũng rất vẻ vang. Mối tình đoàn kết đó sẽ là cơ sở, là truyền thống vững bền cho tính chiến đấu của ba binh chủng

chúng ta sau này càng phát triển. Và do đó, khi được lệnh nổ súng tiêu diệt toàn bộ quân địch trong tập đoàn cứ điểm Điện-biên-phủ,

chúng ta nhất định sẽ toàn thắng.

Hôm sau chúng tôi được điện của Bộ gọi về báo cáo tình hình. Vừa gặp tôi, đồng chí Văn đã nhắc lại lời động viên hôm nọ:

- Này ! Kéo pháo ra thành công, Bộ coi như các đồng chí đã tiêu diệt được hai tiểu đoàn địch rồi đấy.

Sau đó, đồng chí Lê giục tôi:

- Đi cắt tóc và tắm rửa đi, có nước nóng đấy!

Tôi đáp!

- Thôi! Đề nghị cho tôi hút một "tua" thuốc lào và đánh một giấc ngủ đã.

Đồng chí Lê đồng ý và tôi đã ngủ một giấc ngon tuyệt trần đời.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro