Ke toan TSCD 1
211 - Tài sản cố định hữu hình.
Tài khoản này dùng để phản ảnh giá trị hiện có, tình hình tăng giảm các loại TSCĐ hữu hình của đơn vị theo nguyên giá.
Kết cấu và nội dung TK 211.
Bên Nợ:
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm, do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao, do được cấp phát, biếu, tăng...
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do sửa chữa cải tạo, nâng cấp.
- Tăng nguyên giá do đánh giá lại ...
Bên Có: Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do :
- Điều chuyển cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý.
Tháo bớt một số bộ phận của TSCĐ.
Đánh gía lại, mất mát.
Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hiện có ở đơn vị.
TK 211 có các tài khoản cấp 2 sau:
TK 2112 - Nhà cửa vật kiến trúc
TK 2113 - Máy móc thiết bị
TK 2114 - Phương tiện vận tải, truyền dài
TK 2115 - Phương tiện quản lý
TK 2118 - Tài sản cố định khác.
TK 001 - Tài sản thuê ngoài.
TK này phản ánh giá trị của tất cả các loại TSCĐ, công cụ, dụng cụ, mà đơn vị đi thuê về để sử dụng, giá trị tài sản ghi vào TK 001 - là giá trị tài sản được hai bên thống nhất trong hợp đồng thuê TSCĐ.
Kết cấu và nội dung:
Bên Nợ: Giá trị TSCĐ thuê ngoài tăng trong kỳ
Bên Có: Giá trị TSCĐ thuê ngoài giảm khi trả
Số dư bên Nợ: Giá trị TSCĐ thuê ngoài hiện có
B. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu.
* Các nghiệp vụ tăng TSCĐ.
- Rút HMKP hoạt động mua TSCĐ về dùng ngay.
Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình
Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động.
- Nếu phải qua lắp đặt.
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động dở dang
Đồng thời ghi: Có TK 008 - HMKP hoạt động.
- Cả 2 trường hợp trên đều phải đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ và chi hoạt động, ghi :
Nợ TK 661 - Chi hoạt động
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Xuất quỹ tiền mặt, hoặc rút tiền gửi ngân hàng, kho bạc, hoặc mua chịu TSCĐ về dùng ngay cho hoạt động sự nghiệp, cho chương trình dự án, ghi.
Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình
Có TK 111, 112, 331.
Đồng thời căn cứ vào nguồn kinh phí dùng mua TSCĐ để kết chuyển ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, kế toán ghi.
Nợ TK 661 - Chi hoạt động (bằng nguồn kinh phí hoạt động)
Nợ TK 662 - Chi dự án (bằng nguồn kinh phí dự án).
Nợ TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Nợ TK 431 - Quỹ cơ quan.
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
*Đối với công trình XDCB đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.
- Căn cứ giá trị thực tế công trình, ghi
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 241 - XDCB dở dang
- Tuỳ theo nguồn vốn đầu tư XDCB ở đơn vị kế toán ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, hoặc vốn kinh doanh.
+ Nếu giá trị khối lượng XDCB hoàn thành gồm một phần liên quan đến số kinh phí sự nghiệp cấp cho công tác XDCB đã quyết toán vào năm trước và một phần thuộc kinh phí cấp cho năm báo cáo, thì kế toán ghi :
Nợ TK 337 - Nguồn kinh phí đã quyết toán chuyển sang năm sau.
Nợ TK 661 - Chi hoạt động
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
Tài sản cố định nhận được do cấp trên cấp kinh phí, hoặc được biếu tặng, viện trợ... căn cứ vào biên bản giao nhận bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng và thông báo ghi thu chi của ngân sách Nhà nước, kế toán ghi:
Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình
Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động
Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
Nợ TK 661 - Chi hoạt động
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
- Kiểm kê thừa TSCĐ.
+ TSCĐ thừa do để ngoài sổ sách, kế toán căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ tuỳ theo trường hợp cụ thể (đã hướng dẫn ở trên).
+ Nếu TSCĐ phát hiện thừa là tài sản của đơn vị khác thì phải báo cho đơn vị đó biết, đồng thời ghi Nợ TK 002 - Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia công.
Khi trả tài sản cho đơn vị chủ sở hữu ghi Có TK 002 - Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia công.
- Tài sản thừa chưa xác định được nguyên nhân, kế toán ghi.
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 331 - Các khoản phải trả (3318)
Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi
Nợ TK 331 - Các khoản phải trả (3318)
Có TK liên quan.
* Các nghiệp giảm TSCĐ hữu hình
Trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
Căn cứ vào chứng từ liên quan tới thanh lý, nhượng bán, ghi.
+ Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, ghi giảm giá trị TSCĐ:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại).
Có TK: 211 - Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá)
+ Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi
Nợ TK 631 - Chi phí sản xuất kinh doanh (giá trị còn lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
+ Số thu về bán, thanh lý TSCĐ, ghi
Nợ TK 111, 112, 3118.
Nợ TK 152 - (Phụ tùng, phế liệu thu hồi)
Có TK 531 - Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ
+ Chi phí thanh lý, nhượng bán, ghi
Nợ TK 631 - Chi hoạt động SXKD
Có TK152 - Vật liệu, dụng cụ
Có TK 111, 112, 331, 312...
+ Kết chuyển chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK 531 - Thu hoạt động sản xuất , cung ứng, dịch vụ
Có TK 631 - Chi hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết chuyển thu lớn hơn chi của hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK 531 - Thu hoạt động sản xuất , cung ứng, dịch vụ
Có TK 4314 - Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
- Trường hợp tài sản cố định giảm do cấp trên điều động cho cấp dưới,
+ Cấp trên, ghi.
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình
- Cấp dưới nhận TSCĐ, ghi
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
* Trường hợp đánh giá lại TSCĐ:
- Trường hợp tăng giá, ghi
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (phần nguyên gia tăng)
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn tăng)
Có TK 466 - Kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại tăng)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (giá trị còn lại tăng).
+ Trường hợp giảm giá, ghi
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (phần giá trị hao mòn giảm)
Nợ TK 466 - (giá trị còn lại giảm )
Nợ TK 411 - (giá trị còn lại giảm ) - TSCĐ dùng cho SXKD .
Có TK 211 - (Nguyên giá giảm)
- TSCĐ phát hiện thiếu, mất khi kiểm kê thuộc hoạt động HCSN.
+ Xoá sổ tài sản cố định
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình
+ Phản ánh giá trị TSCĐ HCSN bị thiếu, mất phải thu hồi
Nợ TK 311 - Các khoản phải thu (3118)
Có TK 511 - Các khoản thu (5118)
+ Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, ghi.
- Nếu cho phép xoá bỏ số thiệt hại do thiếu hụt:
Nợ TK 511 - Các khoản thu (5118)
Có TK 311 - Các khoản phải thu (3118)
Nếu quyết định người chịu trách nhiệm phải bồi thường, số tiền thu được nộp ngân sách hoặc ghi tăng nguồn kinh phí các loại
Nợ TK 511 - Các khoản thu (5118)
Có TK 462 - Nguồn kinh phí dự án
Có TK 461 - Nguồn kinh phí HĐ
Có TK 333 - Các khoản phải nộp Nhà nước
Khi thu được tiền, hoặc trừ lương viên chức, trừ vào tiền nợ phải trả, ghi.
Nợ TK 334 - Phải trả viên chức
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 331 - Các khoản phải trả (3318)
Có TK 311 - Các khoản phải thu (3118)
- Nếu TSCĐ dùng cho bộ phận SXKD, khi giảm TSCĐ, ghi.
Nợ TK 311 - Các khoản phải thu (3118) (giá trị còn lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
Phần giá trị còn lại của TSCĐ, căn cứ vào quyết định xử lý để ghi.
Nợ TK 334 _ Phải trả viên chức
Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 311 - Các khoản phải thu (3118)
VO Hinh
TK 213 - TSCĐ vô hình: Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động giá trị về các loại TSCĐ vô hình của đơn vị theo NG.
Nội dung và kết cấu TK 213 - TSCĐ vô hình như sau:
Bên Nợ : Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng
Bên Có : Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm
Số dư bên Nợ : Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có
TK 213 không quy định tài khoản cấp 2.
Một số quy định hạch toán vào tài khoản 213:
- Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh liên quan tới TSCĐ vô hình, trong quá trình hình thành, trước hết được tập hợp vào tài khoản 241 - XDCB dở dang. Khi kết thúc quá trình đầu tư phải xác định tổng chi phí thực tế đầu tư theo từng đối tượng tập hợp chi phí (nguyên giá từng TSCĐ vô hình) ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình trên TK 213.
- TSCĐ vô hình cũng như TSCĐ hữu hình được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong sổ TSCĐ.
B. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh.
* TSCĐ vô hình mua ngoài dùng cho hoạt động HCSN.
- Khi mua TSCĐ về, căn cứ vào chứng từ gốc liên quan, ghi
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình
Có TK 111, 112 - Cho mua trực tiếp
Có TK 461, 462 - Rút hạn mức kinh phí mua.
Đồng thời ghi Có TK 008 hoặc 009
- Căn cứ vào nguồn kinh phí mua sắm TSCĐ để ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
Nợ TK 661 - Chi hoạt động (bằng nguồn kinh phí hoạt động)
Nợ TK 662 - Chi dự án (bằng nguồn kinh phí dự án)
Nợ TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Nợ TK 431 - Quỹ cơ quan
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
* Đối với TSCĐ mua sắm dùng cho hoạt động SXKD, hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế thì giá trị TSCĐ mua vào là giá mua không có thuế, kế toán ghi.
Nợ TK 213 - (TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD)
Nợ TK 3113 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331 - (Tổng giá thanh toán)
- Nếu TSCĐ mua sắm dùng cho hoạt động SXKD thuộc diện không chịu thuế hoặc chịu thuế theo phương pháp trực tiếp, thì giá trị TSCĐ mua vào là giá mua có thuế, kế toán ghi
Nợ TK 213 - Nguyên giá
Có TK 111, 112, 331 - Tổng giá thanh toán
- Với cả 2 trường hợp trên đều phải xác định nguồn vốn mua sắm để ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, ghi
Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB
Nợ TK 431 - Quỹ cơ quan
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
- Trường hợp giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí hình thành trong một qúa trình như: lập trình phần mềm máy tính, bằng phát minh sáng chế... :
+ Tập hợp chi phí khi phát sinh
Nợ TK 241 - XDCB dở dang
Có TK 111, 112, 331, 312, 152...
+ Khi kết thúc quá trình đầu tư, kế toán phải tính toàn chính xác số chi phí thực tế đã chi để ghi:
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình
Có TK 241 - XDCB dở dang
+ Căn cứ vào nguồn hình thành TSCĐ để ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ như các trường hợp đã nêu trên.
- Các nghiệp vụ giảm TSCĐ vô hình được định khoản tương tự như các định khoản giảm TSCĐ hữu hình.
Kết cấu và nội dung phản ánh của
Tài khoản 212 - TSCĐ thuê tài chính
Bên Nợ:
Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng.
Bên Có:
Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp.
Số dư bên Nợ:
Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có.
2.2- Phương pháp kế toán các hoạt động kinh tế liên quan đến thuê tài sản là thuê tài chính
a - Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê như đàm phán, ký kết hợp đồng..., ghi:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước
Có các TK 111, 112...
b - Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính, ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 342- Nợ dài hạn (Số tiền thuê trả trước - nếu có)
Nợ TK 244- Ký quỹ, ký cược dài hạn
Có các TK 111, 112...
c - Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua chưa có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê.
c.1- Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào, ghi:
Nợ TK 212- TSCĐ thuê tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 342 - Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) Số nợ gốc phải trả kỳ này)
Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ gốc phải trả kỳ này).
c.2- Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính
Có TK 142 - Chi phí trả trước, hoặc
Có các TK 111, 112 (Số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê phát sinh khi nhận tài sản thuê tài chính).
c.3 - Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:
Nợ TK 342- Nợ dài hạn
Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả.
c.4- Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính:
c.4.1- Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế:
- Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê, ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê trả kỳ này)
Nợ TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ gốc trả kỳ này)
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các TK 111, 112.
- Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh số nợ phải trả lãi thuê tài chính và số thuế GTGT vào TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả, ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê)
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả.
c.4.2- Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính
theo phương pháp trực tiếp:
- Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê, ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê trả kỳ này)
Nợ TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ gốc trả kỳ này)
Nợ TK 623, TK 627, TK 641, TK 642 (Số thuế GTGT trả kỳ này)
Có các TK 111, 112.
- Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh số nợ phải trả lãi thuê tài chính và số thuế GTGT phải trả vào TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả, ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê)
Nợ TK 623, TK 627, TK 641, TK 642 (Số thuế GTGT)
Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả.
d - Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê:
d.1. Khi nhận TSCĐ thuê tài chính bên đi thuê nhận nợ cả số thuế GTGT do bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê mà bên thuê phải hoàn lại cho bên cho thuê, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính và các chứng từ liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT phải hoàn lại cho bên cho thuê, ghi:
Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 138 - Phải thu khác (Số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ thuê tài chính)
Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ phải trả kỳ này có cả
thuế GTGT)
Có TK 342 - Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán
tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) Số nợ phải trả kỳ này cộng (+) Số thuế GTGT bên thuê còn phải trả dần trong suốt thời hạn thuê).
d.2- Chi phí trực tiếp ban đầu được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính
Có TK 142 - Chi phí trả trước
Có các TK 111, 112 (Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hoạt động thuê tài chính khi nhận tài sản thuê tài chính).
d.3- Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi:
Nợ TK 342- Nợ dài hạn
Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả.
d.4- Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính:
d.4.1- Khi chi tiền trả nợ gốc và tiền lãi thuê tài sản cho đơn vị cho thuê, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê trả kỳ này)
Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ gốc phải trả kỳ này có cả thuế GTGT)
Có các TK 111, 112 ...
d.4.2 - Căn cứ vào hoá đơn thanh toán tiền thuê phản ánh số thuế GTGT phải thanh toán cho bên cho thuê trong kỳ, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332), hoặc
Nợ các TK 627, 641, 642 (Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ)
Có TK 138 - Phải thu khác.
d.4.3- Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh số lãi thuê tài chính phải trả kỳ này vào TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả, ghi:
Nợ TK 635- Chi phí tài chính
Có TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả (Tiền lãi thuê phải trả kỳ này).
- Căn cứ hoá đơn thanh toán tiền thuê phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ hoặc tính vào chi phí trong kỳ giống như trường hợp chi tiền trả nợ khi nhận được hoá đơn (như bút toán d.4.2).
đ - Khi trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112...
e - Định kỳ, kế toán tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 241 ...
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính (2142).
Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 009- Nguồn vốn khấu hao TSCĐ.
g- Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho bên cho thuê, kế toán ghi giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2142)
Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính.
h- Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản, kế toán ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp:
- Khi chuyển từ tài sản thuê tài chính sang tài sản thuộc sở hữu, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính.
- Số tiền trả khi mua lại TSCĐ thuê tài chính, ghi:
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình
Có các TK 111, 112.
Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi:
Nợ TK 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
Có TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình.
C. Hướng dẫn kế toán thuê tài sản là thuê hoạt động
1- Ghi nhận thuê tài sản là thuê hoạt động đối với doanh nghiệp thuê
Thuê tài sản là thuê hoạt động thì doanh nghiệp thuê không phản ánh giá trị tài sản đi thuê trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, mà chỉ phản ánh chi phí tiền thuê hoạt động vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương pháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán tiền thuê (Trả tiền thuê từng kỳ hay trả trước, trả sau).
2- Kế toán TSCĐ thuê hoạt động
2.1. Khi xác định chi phí tiền thuê tài sản là thuê hoạt động phải trả trong kỳ, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán, hoặc
Có các TK 111, 112,...
2.2. Trường hợp doanh nghiệp phải trả trước tiền thuê tài sản là thuê hoạt động cho nhiều kỳ.
a. Khi xuất tiền trả trước tiền thuê cho nhiều kỳ, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Số trả cho kỳ này)
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112...
b. Định kỳ, phân bổ tiền thuê tài sản là thuê hoạt động đã trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Có TK 142 - Chi phí trả trước, hoặc
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
D. Hướng dẫn kế toán cho thuê tài sản là cho thuê hoạt động
1- Ghi nhận TSCĐ cho thuê hoạt động
1.1- Cho thuê hoạt động là bên cho thuê không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu tài sản cho thuê. Bên cho thuê vẫn ghi nhận tài sản cho thuê hoạt động trên Bảng cân đối kế toán theo cách phân loại tài sản của doanh nghiệp cho thuê.
1.2- Doanh thu cho thuê tài sản từ cho thuê hoạt động phải được ghi nhận theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn cho thuê mà không phụ thuộc vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn.
1.3- Chi phí cho thuê hoạt động trong kỳ bao gồm khoản khấu hao tài sản cho thuê hoạt động và số chi phí trực tiếp ban đầu được ghi nhận ngay hoặc phân bổ dần cho suốt thời hạn cho thuê phù hợp với việc ghi nhận doanh thu.
1.4- Khấu hao tài sản cố định cho thuê hoạt động theo quy định của Chuẩn mực kế toán TSCĐ hữu hình hoặc Chuẩn mực kế toán TSCĐ vô hình phù hợp với chính sách khấu hao của doanh nghiệp.
2- Kế toán TSCĐ cho thuê hoạt động
2.1- Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung (Được ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ)
Nợ TK 142- Chi phí trả trước, hoặc
Nợ TK 242- Chi phí trả trước dài hạn
Có các TK 111, 112, 331,...
2.2- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế.
a- Trường hợp thu tiền cho thuê hoạt động theo định kỳ:
- Khi phát hành hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tiền cho thuê chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.
- Khi thu được tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 131- Phải thu của khách hàng.
b- Trường hợp thu trước tiền cho thuê hoạt động nhiều kỳ.
- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều kỳ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,... (Tổng số tiền nhận trước)
Có TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (Theo giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.
- Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện tiếp hoặc thời gian thực hiện ngắn hơn thời gian đã thu tiền trước (nếu có), ghi:
Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (Số tiền trả lại cho người đi thuê về thuế GTGT của hoạt động cho thuê tài sản không được thực hiện)
Có các TK 111, 112 (Tổng số tiền trả lại).
2.3- Đối với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp.
a- Trường hợp thu tiền cho thuê hoạt động theo định kỳ.
- Khi phát hành hoá đơn dịch vụ cho thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tổng giá thanh toán).
- Khi thu được tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 131- Phải thu của khách hàng.
b- Trường hợp thu trước tiền cho thuê hoạt động nhiều kỳ.
- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về cho thuê hoạt động cho nhiều năm, ghi:
Nợ các TK 111, 112... (Tổng số tiền nhận trước)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Tổng số tiền nhận trước).
- Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Cuối kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.
- Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê tài sản không được thực hiện, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có các TK 111, 112,... (Tổng số tiền trả lại).
2.4- Định kỳ, tính, trích khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động vào chi phí SXKD, ghi:
Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung
Có TK 214- Hao mòn TSCĐ (Hao mòn TSCĐ cho thuê hoạt động).
Đồng thời, ghi đơn bên Nợ TK 009- Nguồn vốn khấu hao TSCĐ.
2.5- Định kỳ, phân bổ số chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động (nếu phân bổ dần) phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 142- Chi phí trả trước
Có TK 242- Chi phí trả trước dài hạn.
Đ. Kế toán giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính
1. Ghi nhận giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính
Giao dịch bán và thuê lại tài sản được thực hiện khi tài sản được bán và được thuê lại bởi chính người bán. Khoản chênh lệch giữa thu nhập bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán không được ghi nhận ngay là một khoản lãi hoặc lỗ từ việc bán tài sản mà phải ghi nhận là thu nhập chưa thực hiện hoặc chi phí trả trước dài hạn và phân bổ cho suốt thời gian thuê tài sản. Trong giao dịch bán và thuê lại, nếu có chi phí phát sinh ngoài chi phí khấu hao thì được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
2- Kế toán giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính
2.1. Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá bán tài sản cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ.
a. Khi hoàn tất thủ tục bán tài sản, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131(Tổng giá thanh toán)
Có TK 711- Thu nhập khác (Theo giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Nếu có)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ).
b. Các bút toán ghi nhận tài sản thuê và nợ phải trả về thuê tài chính, trả tiền thuê từng kỳ thực hiện theo bút toán 2.2.c và 2.2.d - Phần B "Kế toán thuê tài sản là thuê tài chính".
c. Định kỳ, kế toán tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Có TK 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính.
Đồng thời, ghi đơn bên Nợ TK 009 - Nguồn vốn khấu hao TSCĐ- Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán.
d. Định kỳ, kết chuyển chênh lệch lớn hơn (lãi) giữa giá bán và giá trị còn lại của tài sản cố định bán và thuê lại ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp thời gian thuê tài sản, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có các TK 623, 627, 641, 642,...
2.2. Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá thấp hơn giá trị còn lại của TSCĐ.
a. Khi hoàn tất thủ tục bán tài sản, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).
Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Tính bằng giá bán TSCĐ)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Nếu có)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ).
b. Các bút toán ghi nhận tài sản, nợ phải trả về thuê tài chính, trả tiền thuê từng kỳ và tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính thực hiện theo bút toán 2.2.c, 2.2.d và 2.2.g - Phần B "Kế toán thuê tài sản là thuê tài chính".
c. Định kỳ, kết chuyển số chênh lệch nhỏ hơn (lỗ) giữa giá bán và giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại ghi tăng chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642,...
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
E. Kế toán giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động
1- Ghi nhận giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động
1.1- Nếu giá bán được thỏa thuận ở mức giá trị hợp lý thì các khoản lỗ hoặc lãi phải được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ phát sinh;
1.2- Nếu giá bán được thoả thuận thấp hơn giá trị hợp lý thì các khoản lãi hoặc lỗ cũng phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh, trừ trường hợp khoản lỗ được bù đắp bằng khoản tiền thuê trong tương lai ở một mức giá thuê thấp hơn giá thuê thị trường, thì khoản lỗ này không được ghi nhận ngay mà phải phân bổ dần phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng;
1.3- Nếu giá bán cao hơn giá trị hợp lý thì khoản chênh lệch cao hơn giá trị hợp lý không được ghi nhận ngay là một khoản lãi trong kỳ mà phải được phân bổ dần trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng;
1.4- Đối với thuê hoạt động, nếu giá trị hợp lý tại thời điểm bán và thuê lại tài sản thấp hơn giá trị còn lại của tài sản, khoản lỗ bằng số chênh lệch giữa giá trị còn lại và giá trị hợp lý phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh.
2- Bổ sung nội dung phản ánh của Tài khoản 242 "Chi phí trả trước dài hạn"
Bổ sung thêm nội dung bên Nợ TK 242:
- Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động.
Bổ sung thêm nội dung bên Có TK 242:
- Phân bổ số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong suốt thời hạnthuê lại tàisản.
3 - Kế toán giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động
3.1. Khi bán TSCĐ và thuê lại, căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ liên quan đến việc bán TSCĐ, kế toán phản ánh giao dịch bán theo các trường hợp sau:
a- Nếu giá bán được thỏa thuận ở mức giá trị hợp lý thì các khoản lỗ hay lãi phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh, căn cứ vào hoá đơn chứng từ:
- Phản ánh số thu nhập bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,...
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).
Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Số đã hao mòn - Nếu có)
Có TK 211- TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ).
b- Nếu giá bán được thoả thuận ở mức thấp hơn giá trị hợp lý thì các khoản lãi hoặc lỗ cũng phải được ghi nhận ngay, kế toán ghi sổ các bút toán như ở điểm 3.1(a).
Trường hợp giá bán và thuê lại TSCĐ thấp hơn giá trị hợp lý nhưng mức giá thuê thấp hơn giá thuê thị trường thì khoản lỗ này không được ghi nhận ngay mà phải phân bổ dần phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong thời gian thuê tài sản, ghi:
- Căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan đến việc bán TSCĐ, phản ánh thu nhập bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Đồng thời, ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Tính bằng giá bán của TSCĐ)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chênh lệch giá trị còn lại của TSCĐ lớn hơn giá bán)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình.
- Trong các kỳ tiếp theo phân bổ số lỗ về giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó dự kiến sử dụng, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
c - Nếu giá bán và thuê lại tài sản cao hơn giá trị hợp lý thì khoản chênh lệch cao hơn giá trị hợp lý không được ghi nhận ngay là một khoản lãi trong kỳ mà được phân bổ dần trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng còn số chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị còn lại được ghi nhận ngay là một khoản lãi hay lỗ trong kỳ.
c.1- Căn cứ vào hoá đơn GTGT bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 711 - Thu nhập khác (Tính bằng giá trị hợp lý của TSCĐ)
Có TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giá bán cao hơn giá trị hợp lý của TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).
Đồng thời, ghi giảm giá trị TSCĐ bán và thuê lại:
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Nếu có)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình.
c.2 - Định kỳ, phân bổ số lãi về giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó dự kiến sử dụng, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có các TK 623, 627, 641, 642.
3.2. Định kỳ, xác định tiền thuê TSCĐ phải trả, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro