Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Kế toán tài chính - Edit and posted by Mr.HoangPrO

Edit and Posted By Mr.HoangPro - 0973.18.55.69

[email protected]

BÀI MỞ ĐẦU

1. Ý nghĩa của kế toán kiểm toán trong doanh nghiệp

Kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào, như:

· Theo dõi tình hình biến động (tăng, giảm) của lượng tiền mặt, tiền gửi của doanh nghiệp.

· Theo dõi biến động của tài sản cố định

· Theo dõi lượng vật tư hàng hoá

· Theo dõi tình hình sản xuất qua các con số kế toán

· Theo dõi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận sau một chu kỳ kinh doanh....

Kế toán kiểm toán còn là công cụ hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp hoạt động đúng nguyên tắc và pháp luật của nhà nước.

2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản:

Kế toán doanh nghiệp thông qua hệ thống tài khoản kế toán (TK tài sản và TK nguồn vốn)

Các nguyên tắc kế toán cơ bản:

· Tổng tài sản luôn luôn bằng tổng nguồn vốn

· Tài sản tăng thì nguồn vốn cũng tăng và ngược lại

· Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + phát sinh tăng trong kỳ - phát sinh giảm trong kỳ

3. Hệ thống tài khoản sử dụng trong kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Hệ thống TK kế toán được chia làm các loại sau:

Loại 1: Tài sản lưu động

Gồm 14 Tk cấp1 và 9 Tk cấp 2 (Tiểu khoản) phản ánh toàn bộ TS hiện có của doanh nghiệp.

Loại 2: TSCĐ

Gồm 5 TK cấp 1 và 9 TK cấp 2. Loại này phản ánh toàn bộ giá trị TSCĐ và các khoản đầu tư tài chính hiện hành tại DN

Loại 3: Nợ phải trả:

Loại này gồm 10 TK cấp 1 và 17 Tk cấp 2, 2 Tk cấp 3. Các TK này phản ánh các khoản nợ phải trả cũng như tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả.

Loại 4: Nguồn vốn chủ sở hữu

Gồm 6 Tk cấp 1 và 7 Tk cấp 2

Loại này phản ánh nguồn hình thành và tình hình biến động của các nguồn vốn chủ sở hữu

Loại 5: Doanh thu

Loại này gồm 2 Tk cấp 1 và 3 Tk cấp 2, được dùng để phản ánh toàn bộ doanh thu từ bán hàng và doanh thu từ hoạt động tài chính cùng các khoản ghi giảm doanh thu.

Loại 6: Chi phí SXKD

Loại này gồm 4 TK cấp 1, được sử dụng để tập hợp và kết chuyển các khoản thuộc hoạt động SXKD và HĐ tài chính (Loại này Ckỳ không có số dư)

Loại 7: Thu nhập khác:

Loại này có 1 Tk cấp 1 phản ánh các khoản thu nhập khác thực tế phát sinh trong kỳ của DN

Loại 8: Chi Phí khác: Gồm 1 TK cấp1.

Loại này dùng để tập hợp và kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác thực tế phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp.

Loại 9: Xác định kết quả kinh doanh.

Gồm 1 TK cấp 1 dùng để xác định KQ các hoạt động KD mà DN tiến hành

Loại 0: Tài khoản ngoại bảng:

Gồm 8 TK cấp 1, sử dụng để theo dõi 1 số chỉ tiêu mà các Tk từ 1 đến 9 chưa phản ánh được hoặc phản ánh chưa chi tiết.

Loại 0 thuộc loại TK ghi đơn khi tăng ghi nợ, khi giảm ghi có, số dư nằm bên nợ của TK.

Cách sử dụng các TK cho dễ nhớ:

· Các TK loại 1, 2, 6, 8: Khi PS tăng ghi Nợ, PS Giảm ghi có.

· Các TK loại 3,4, 5, 7: Khi tăng ghi Có, khi giảm ghi Nợ

· Các TK có chữ số cuối cùng là 8: Tk khác thuộc loại đó

· Các TK có chữ số cuối cùng là 9: TK dự phòng.

· Riêng TK 214, 129 ... và một vài TK đặc biệt được hạch toán khác với TK cùng loại.

· Phản ánh các phát sinh trên TK theo cấu trúc nợ có, hoặc theo Tk chữ T

Nợ Tên TK Có

Dư đầu (xxxx)

(xxxx)

PS trong kỳ

Dư cuối (xxxx)

(xxxx)

Trong đó:

· Số dư đầu kỳ: thể hiện giá trị hiện có tại thời điểm đầu kỳ của TK

· Phát sinh trong kỳ: Các phát sinh làm tăng hoặc giảm TS

· Số dư cuối kỳ: Giá trị hiện có tại thời điểm cuối kỳ

Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + phát sinh tăng trong kỳ - phát sinh giảm trong kỳ

--------------------------------------------------------------------------------

TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

I. TK kế toán.

Tài khoản và hệ thống tài khoản kế toán là công cụ để thu thập những thông tin cần thiết từ các số liệu trên chứng từ kế toán và xử lý chúng để cung cấp những thông tin kế toán theo nhu cầu của người sử dụng.

Tài khoản là công cụ phản ánh (ghi lần 2), phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã được phản ánh trên chứng từ kế toán, theo bản chất kinh tế của chúng và phù hợp với các chỉ tiêu kế hoạch, với nhiệm vụ kiểm tra sự vận động của các loại tài sản và nguồn hình thành tài sản, tình hình các quan hệ thanh toán.

Như vậy: Tài khoản kế toán là tài liệu (công cụ) phản ánh, phân loại và hệ thống hoá (lần thứ hai) các nghiệp vụ kinh tế tác động tới sự tuần hoàn và chu chuyển vốn kinh doanh (sự vận động của các tài sản và nguồn vốn) là đối tượng ghi nhận của kế toán. Cho nên, tất cả sự biến đổi về tài sản và nguồn vốn (nguồn hình thành tài sản) được phân loại và tổng hợp (phản ánh) trong hệ thống tài khoản kế toán, để cung cấp số liệu về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và việc phân chia kết quả này, cho việc lập các Báo cáo tài chính.

Kết cấu và nguyên tắc ghi các tài khoản kế toán

Kết cấu của tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán được dùng để tổng hợp sự tăng, giảm của từng loại tài sản, nguồn vốn do ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Hình thức đơn giản của tài khoản kế toán có dạng chữ T được chia thành 2 bên: Bên trái và bên phải, và một chỗ để ghi tên tài khoản và ký hiệu tài khoản.

Tài khoản được sử dụng để ghi sự tăng, giảm của từng loại nguồn vốn được gọi tà tài khoản nguồn vốn.

Mỗi tài khoản được sử dụng để ghi lại sự tăng và giảm của một loại tài sản hoặc nguồn vốn. Mức tăng tài sản hay nguồn vốn được ghi về một bên tài khoản, mức giảm của chúng được ghi về phía bên kia. Trong kế toán thì bên trái tài khoản được gọi là bên NỢ, bên phải được gọi là bên CÓ. Chênh lệch của tổng bên NỢ và bên CÓ của tài khoản gọi là chênh lệch phát sinh của tài khoản . Lấy tổng( Số dư đầu kỳ + tổng phát sinh tăng ) trừ đi tổng phát sinh giảm sẽ được số dư cuối kỳ của tài khoản đó.

Chú ý: Có những tài khoản không có số dư( tài khoản loại 0).

Nguyên tắc ghi NỢ, CÓ trên tài khoản kế toán

Thông suốt quá trình hoạt động của kế toán được thể hiện bằng công thưc cơ bản , hay còn gọi là phương trình kế toán:

TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU.

Sau mỗi ảnh hưởng của nghiệp vụ kế toán phát sinh tới sự tăng, giảm của tài sản và nguồn vốn, vẫn luôn được giữ nguyên. Cách sử dụng tài khoản cũng được dựa trên phương trình này: Số dư của các tài khoản tài sản sẽ luôn bằng số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán.

Cân bằng này nhờ áp dụng các nguyên tắc ghi NỢ và CÓ của từng tài khoản, như sau

a. Đối với tài khoản tài sản

- Các nghiệp vụ kế toán làm tăng giá trị tài khoản tài sản được ghi vào bên NỢ

- Các nghiệp vụ kế toán làm giảm giá trị tài khoản tài sản được ghi vào bên CÓ

Nợ Tài khoản Tài Sản Có

Số dư đầu kỳ xxxx

Phát sinh tăng

Phát sinh giảm

Dư cuối kỳ xxx

Theo nguyên tắc này dư nợ của tài khoản tài sản phải luôn >=0 tức là:

Số dư Đầu kỳ + Phát sinh Tăng - Phát sinh Giảm >=0

b. Đối với tài khoản nguồn vốn

- Các nghiệp vụ kế toán làm tăng giá trị tài khoản tài sản được ghi vào bên CÓ

- Các nghiệp vụ kế toán làm giảm giá trị tài khoản tài sản được ghi vào bên NỢ

Nợ Tài khoản Nguồn Vốn Có

Dư đầu kỳ

Phát sinh giảm

Phát sinh tăng

Dư cuối kỳ

Theo nguyên tắc này tất cả các tài khoản nguồn vốn sẽ có số dư CÓ vào cuối kỳ.

Số dư của các tài khoản tài sản và nguồn vốn được tính như sau:

Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh tăng - Phát sinh giảm

c. Đối với tài khoản chi phí

- Các nghiệp vụ phát sinh làm tăng chi phí được ghi vào bên NỢ tài khoản chi phí;

- Các nghiệp vụ làm giảm chi phí (kết chuyển chi phí hoặc một số trường hợ đặc biệt ghi giảm chi phí) được ghi vào bên CÓ tài khoản chi phí.

Các tài khoản chi phí không có số dư cuối kỳ vì tổng số phát sinh trong kỳ được kết chuyển toàn bộ vào tài khoản xác định kết quả để xác định kết quả kinh doanh vào cuối kỳ kế toán.

Kết cấu của tài khoản kế toán có dạng như sau:

Nợ Tên TK - Số ký hiệu TK Có

Bên Nợ

Bên Có

d. Đối với tài khoản thu nhập

· Các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh tăng thu nhập được ghi vào bên CÓ tài khoản thu nhập.

· Các nghiệp vụ kinh tế làm giảm thu nhập (kết chuyển thu nhập) được ghi vào bên nợ tài khoản thu nhập.

· Các tài khoản thu nhập không có số dư cuối kỳ vì tổng thu nhập trong kỳ được kết chuyển toàn bộ vào tài khoản xác định kết quả để xác định kết quả kinh doanh vào cuối kỳ kế toán.

Kết cấu của tài khoản kế toán có dạng như sau:

Nợ Tên TK - Số ký hiệu TK Có

Bên Nợ

Bên Có

Tổng hợp lại ta có các sơ đồ chữ T các nhóm loại TK như sau:

Nợ TK tài sản Có

Nợ TK nguồn vốn Có

Số dư ĐK

Số dư ĐK

Số phát sinh tăng

Số phát sinh giảm

Số PS giảm

Số PS tăng

Số dư CK

Số dư CK

Nợ TK Chi phí Có

Nợ TK thu nhập Có

Số phát sinh tăng

Số phát sinh giảm

Số PS tăng

Số PS Giảm

II. Phương pháp ghi sổ kép

Nguyên tắc định khoản như sau:

1. Tăng tài sản được ghi Nợ trên các tài khoản tài sản và đồng thời ghi vào bên Có các tài khoản đối ứng có liên quan; Như vậy, giảm tài sản được ghi vào bên Có của tài khoản tài sản và đồng thời ghi vào bên Nợ của các tài khoản đối ứng có liên quan.

2. Tăng về nợ phải trả và vốn chủ sở hữu được ghi vào bên Có trên các tài khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu và đồng thời ghi vào bên Nợ các tài khoản đối ứng có liên quan; Như vậy, sự giảm giá trị của chúng được ghi bên Nợ của các tài khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu và đồng thời ghi vào bên Có các tài khoản đối ứng có liên quan..

3. Vốn chủ sở hữu đầu tư vào Doanh nghiệp được ghi Có vào vốn chủ sở hữu

4. Vốn do chủ sở hữu xuất ra, làm giảm vốn trong kinh doanh, nên ghi Nợ vào vốn chủ sở hữu.

5. Thu nhập làm tăng vốn chủ sở hữu, nên ghi vào bên Có tài khoản thu nhập phù hợp với từng loại thu nhập và đồng thời ghi vào bên Nợ các tài khoản đối ứng liên quan; Thu nhập giảm (kết chuyển thu nhập hoặc phân phối cho các quỹ) ghi vào bên Nợ tài khoản thu nhập và đồng thời ghi vào bên Có các tài khoản đối ứng có liên quan.

6. Chi phí làm giảm vốn chủ sở hữu, nên ghi vào bên Nợ các tài khoản chi phí phù hợp với từng loại chi phí và đồng thời ghi vào bên Có các tài khoản đối ứng có liên quan; Chi phí giảm (kết chuyển chi phí) ghi vào bên Có tài khoản chi phí và đồng thời ghi vào bên Nợ các tài khoản đối ứng có liên quan.

Các phân hệ kế toán cơ bản:

· Ktoán TS bằng tiền, đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu

· Ktoán Vật liệu, CCDC, SP, Hàng hoá

· Ktoán TSCĐ và đầu tư dài hạn

· Ktoán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương

· Ktoán CP SX và giá thành SP

· Ktoán vốn chủ sở hữu, vốn vay và nợ phải trả

· Báo cáo Tài chính và công tác kế toán cuối kỳ.

Tìm hiểu thêm về các loại thuế ở Việt Nam:

a. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ:

Thuế GTGT: là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của giá trị sản phẩm hàng hoá khi đem đi mua, trao đổi.

Thuế GTGT được khấu trừ là loại thuế đầu vào tính trên chi phí hợp lí hợp lệ của DN, Thuế này sẽ được nhà nước khấu trừ trên giá trị hàng hoá dịch vụ đầu vào. Tuy nhiên, chỉ được khấu trừ trong trường hợp DN chịu thuế xuất đầu ra, tức là có phát sinh các chi phí đầu ra hợp lý.

TK sử dụng: 133

Bên nợ: tập hợp số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thực tế phát sinh

Bên có: Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ trong kỳ, các nghiệp vụ làm giảm thuế GTGT đầu vào (Số ko được khấu trừ, số đã được hoàn, thuế hàng mua trả lại...)

Dư nợ: Phản ánh số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ hay hoàn lại nhưng chưa nhận.

TK 133 có hai TK chi tiết:

· TK1331: thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ.

· TK 1332: thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

b. Kế toán thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT phải nộp:

Thuế GTGT đầu ra là thuế đánh trên đầu ra (sản phẩm hàng hoá dịch vụ bán ra) mà DN phải nộp tính trên chi phí hợp lý hợp lệ được công nhận. Hay nói cách khác, khi DN bán ra SP hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT thì phải nộp thuế cho nhà nước theo thuế suất quy định.

Hiện nay, chúng ta đang áp dụng các loại thuế suất sau: 0%, 5%, 10%.

Thuế suất 0% là loại thuế khác với không chịu thuế. Mặc dù về bản chất là không phải nộp thuế hoặc chịu thuế (tiền thuế =0), Tuy nhiên thuế 0% là để công nhận DN có chịu một mức thuế nào đó.

Tiền thuế = Dthu chưa tính thuế(Chi phí chưa tính thuế) * Thuế suất

Tiền thuế phải nộp nhà nước = Thuế đầu ra - thuế đầu vào

(Những DN không chịu thuế đầu ra thì thuế đầu vào được coi là chi phí KD)

c. Cách hạch toán:

Khi mua hàng hoá, vật tư dịch vụ trong nước chịu thuế:

Nợ 133 (1331): thuế GTGT đầu vào đựơc khấu trừ.

Nợ 133 (1332): thuế GTGT được khấu trù trên TSCĐ (khi mua TSCĐ)

Trường hợp mua hàng nhập khẩu dung cho HĐ SX KD, thuế GTGT của hàng nhập khẩu được khấu trừ ghi:

Nợ 133 (1331,1332): thuế GTGT được khấu trừ.

Có 3331 (33312): thuế GTGT phải nộp.

Trường hợp hàng nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế GTGT hay dung vào HĐ phúc lợi, sự nghiệp, dự án phúc lợi công cộng... thì thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được tính vào giá trị hàng mua:

Nợ 152, 153, 156, 211, ...

Có 333 (3333) Thuế nhập khẩu

Có 333 (33312) thuế GTGT của hàng nhập khẩu

Có 111,112, 331:giá mua hàng nhập khẩu

Số thuế GTGT được phân bổ cho các đối tượng không chịu thuế GTGT sẽ được tính vào giá vốn hàng hoá bán ra. Nếu số thuế quá lớn, có thể tính vào chi phí:

Nợ 632: Kết chuyển Thuế GTGT được khấu trừ (Phần nhỏ hơn DT)

Nợ 242: (Phần lơn hơn doanh thu)

Có 133: kết chuyển GTGT đầu vào.

* Kế toán thuế GTGT phải nộp:

Khi tiêu thụ SP HH Dịch vụ kế toán phản ánh tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT:

Nợ 152,156,...

Có 5111,512

Có 333:

Với trường hợp hàng nhập khẩu dung cho HĐ SX KD, số thuế GTGT hàng NK được khấu trừ ghi:

Nợ 133

Có 3331 (33312)

Cuối tháng,kế toán kết chuyển thuế GTGT được khấu trừ vào thuế GTGT phải nộp:

Nợ 333: Ghi giảm số thuế GTGT phải nộp

Có133: THuế GTGT đầu vào được khấu trừ

*Thuế Tiêu thụ đặc biệt: là một loại thuế gián thu được thu trên giá bán (chưa có thuế TTĐB) đối với một số mặt hàng nhất định mà DN SX hoặc thu trên giá nhập khẩu và thuế NK đối với một số mặt hàng mà DN Nhập khẩu (Rượu, thuốc, bia, xăng...)

Khi bán hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB, ghi Bút toán sau:

Bt1. Phản ánh doanh thu tiêu thụ (gồm cả thuế TTĐB)

Nợ 111, 112, ...

Có 511, 512: ghi tăng DT tiêu thụ.

Bt2. Phản ánh số thuế TTĐB phải nộp:

Nợ 512, 511

Có 333 (3332)

Ngoài ra còn có các loại thuế khác phải nộp như:

· Thuế Xuất nhập khẩu

· Thuế Tài nguyên

· Thuế khoản thu trên vốn

· Thuế nhà đất

· Thuế thu nhập DN: Là loại thuế đánh trên doanh thu thuần của Doanh nghiệp

Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí hợp lý

--------------------------------------------------------------------------------

KẾ TOÁN TÀI SẢN BẰNG TIỀN - ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU

-----------

I. Kế toán tài sản bằng tiền:

1. Khái niệm và nguyên tắc sử dụng:

Tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển

Các nguyên tắc, quy định và chế độ kế toán:

+ Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất VNĐ

+ Nguyên tắc cập nhật: Phản ánh kịp thời, chính xác số tiền hiện có, tình hình thu, chi các loại tiền, mở sổ theo dõi từng loại nguyên tệ, vàng bạc...

+ Nguyên tắc quy đổi tỉ giá hối đoái: mọi nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ ngoài theo dõi chi tiết phải được quy đổi về VNĐ để ghi sổ, tỷ giá quy đổi tính theo tỷ lệ quy đổi của ngân hàng NN Việt Nam.

* Các tài khoản sử dụng

TK 111: (Tiền mặt) Phản ánh các loại tiền mặt của doanh nghiệp (có 3 tiểu khoản)

TK 112: (Tiền gửi ngân hàng) Phản ánh các loại tiền gửi tại các ngân hàng và các tổ chức thuê tài chính.

TK 113: (Tiền đang chuyển) theo dõi các khoản tiền của Doanh nghiệp trong thời gian làm thủ tục.

Cấu trúc chung:

Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng tiền mặt

Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm tiền mặt

Dư nợ: Phản ánh số tiền hiện có (đầu kỳ hoặc cuối kỳ)

2. Cách hạch toán:

Kế toán nghiệp vụ tăng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Nợ 111, 112:

Có 511, 512: Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ

Có 333 (3331) Thuế GTGT

Có 515: Doanh thu hoạt động tài chính

Có 711: Thu nhập hoạt động khác

(Có 112: rút tiền gửi nhập quỹ tiền mặt)

Có 131, 136, 141, 144, 338, 128, 228, ...

Ví dụ: - Bán hàng hoá thu tiền ngay:

Nợ 111: 10.000.000

Có 511: 10.000.000

Kế toán nghiệp vụ giảm tiền mặt

Nợ (TK liên quan): 151, 152, 153, 334, 211, 212, 133, 627, 641, 331...

Có 111, 112

Ví dụ: Dùng tiền mặt trả nợ tiền hàng cho khách:

Nợ 331: 5.000.000

Có 111: 5.000.000

Kế toán tiền mặt và TGNH có sự khác nhau

- Btoán phản ánh lợi tức gửi được hưởng:

N 111, 112: Số tiền lợi tức tiền gửi

C 515: Ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính

- Btoán Phản ánh chênh lệch so với số liệu của ngân hàng đến cuối tháng chưa XĐ được nguyên nhân:

+ Nếu số liệu ngân hàng lớn hơn số liệu kế toán:

Nợ 112: phần chênh lệch chờ xử lý

Có 338: Phải trả khác

Sau khi xác định được nguyên nhân, tuỳ từng trường hợp ghi:

Nợ 338: Số chênh lệch được xử lý

Có 112:

Có TK liên quan: 511, 512, 711, 331...

+ Nếu số liệu NHàng nhỏ hơn số liệu kế toán:

Nợ 138: Các khoản phải thu khác

Có 112: Phần chênh lệch chờ xử lý

Khi xác định được nguyên nhân, ghi:

Nợ 112:

Nợ TK liên quan: 511, 512, 711, 331

Có 138: Phần chênh lệch đã được xử lý

* Kế toán tiền đang chuyển: 113

Khi thu tiền bán hàng bằng tiền mặt hoặc séc không nhập quỹ mà nộp thẳng NH chưa nhận được giấy báo của NH, ghi:

Nợ 113:

Có 511

Có 333

Thu nợ, ứng trước của người mua nhập NH chưa nhận được giấy báo:

Nợ 113

Có 131: Phải thu khách hàng

Nợ 113

Có 111: Xuất tiền măt gửi ngân hàng

Có 112: Xuất tiền gửi cho đối tượng khác

Khi nhận được giấy báo:

Nợ 111, 112,331, 315, 131

Có 113

3. Kế toán đầu tư chứng khoán, tài chính:

SD các TK: 121, 128, 129 (Dự phòng tài chính)

Bên nợ: Phản ánh PS tăng TK

Bên có: Phản ánh PS giảm

Dư nợ: Phản ánh giá trị hiện có

Nợ: 121, 128, 129

Có: 111, 112

Khi chuyển nhượng thanh lý:

Nợ 111, 112, 138, 635

Có 121, 128, 129

Khi đi góp vốn liên doanh bằng TSCĐ ghi 2 bút toán:

BT1, Xoá sổ TSCĐ đó

Nợ 214: gia trị hao mòn

Nợ 811: Giá trị còn lại

Có 211: Nguyên giá

BT2, Phản ánh giá trị vốn góp liên doanh:

Nợ 128: gia theo thoả thuận

Có 711: giá thoả thuận

Có 333: Thuế GTGT (Nếu có)

Khi góp vốn bằng Vtư hàng hoá, ghi 2 bút toán:

BT1, Phản ánh giá gốc của Vtư hàng hoá

Nợ 632: giá thực tế

Có 152, 153, 154...

BT2, Phản ánh giá trị góp vốn

Nợ 128

Có 511, 333

Nếu góp bằng quyền SD đất, Ktoán ghi tăng vốn góp và tăng nguồn vốn KD

Nợ 128

Có 411

Số thu nhập từ hoạt động KD:

Nợ 111, 112, 152

Nợ 128, 138

Có 515: Tổng thu nhập từ hoạt động liên doanh.

Nếu PS lỗ:

Nợ 635: ghi tăng chi phí knh doanh

Có 128, 111, 338

Tài khoản dự phòng tài chính: 129

Khi đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cần sử dụng đến khoản dự phòng tài chính> Khoản này thường hay được trích trước vào quỹ dự phòng.

Cuối niên độ kế toán, so sánh số dự phòng để trích tiếp hay hoàn nhập:

Nếu dự phòng còn lại lớn hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới, Ktoán hoàn nhập số chênh lệch lớn hơn bằng cách ghi giảm chi phí tài chính:

Nợ 129: hoàn nhập Dự phòng tài chính

Có 635: giảm chi phí hoạt động tài chính

Ngược lại, tiến hành trích lập số chênh lệch lớn hơn vào chi phí hoạt động tài chính: Nợ 635:Ghi tăng chi phí hoạt động tài chính

Có 129: Trích lập dự phòng giảm gía đầu tư chứng khoán

4. Kế toán các khoản phải thu:

Nguyên tắc:

Kiểm tra theo dõi thường xuyên, chi tiết cả về giá trị và hiện vật

Tuyệt đối không được bù trừ số dư bên nợ và số dư bên có với nhau

Kế toán thanh toán với người mua:

TK 131: Phải thu khách hang thuộc nhóm tài khoản Lưỡng tính (Có 2 số dư)

Bên nợ: Phản ánh nghiệp vụ PS làm tăng nợ phải thu.

Bên có: Nghiệp vụ PS làm giảm khoản nợ phải thu

Dư nợ: P/ ánh số tiền còn phải thu.

Dư có: P/ ánh số tiền người mua đặt trứơc hoặc trả thừa

* Định khoản ghi tăng:

Nợ 131

Có 511, 333,515,711,121,221

* Khi phát sinh chiết khấu hoặc giảm giá hàng bán:

Nợ 521: Chiết khấu TM

Nợ 532: Giảm giá hàng bán

Nợ 515: số giảm giá hàng bán, CKhấu TM thuộc hoạt động tài chính

Nợ 711: Số giảm thuộc hoạt động khác

Nợ 333: thuế trả lại cho khách

Có 131

* Trường hợp chấp thuận chiết khấu thanh toán cho khách hàng và trừ vào nợ phải thu:

Nợ 635: Số CK thanh toán KH được hưởng

Có 131: Giảm số tiền phải thu của khách

* Trường hợp phát sinh hàng trả lại do các nguyên nhân khác:

Nợ 531: DT bán hàng trả lại thuộc hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nợ 515: DT bán hàng ... thuộc HĐ tài chính

Nợ 711: Thu nhập của hàng bán trả lại thuộc hoạt động khác

Nợ 333: Thuế

Có 131: Giảm số tiền phải thu của khách

* Khi khách hàng thanh toán trong kỳ: Nợ 111, 112, 113:Tăng quỹ tiền mặt

Có 131:Giảm phải thu của KH

* Số tiền thanh toán bù trừ với những khách hàng vừa là nhà cung cấp, định khoản như sau:

Nợ 331: Giảm số phải trả người bán (ghi giảm TK 331)

Có 131: Ghi giảm số phải thu của KH

* Nếu thanh toán bằng vật tư hàng hoá: Nợ 152, 153...

Có 131:

* Khi người mua đặt tiền trước: Nợ 111, 112, Có 131

* Trường hợp nợ khó đòi:

Nợ 139: Số xoá sổ trừ vào quỹ dự phòng đã lập

Nợ 642: ---------------------Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có 131: Giảm số tiền phải thu của khách

Đồng thời ghi nợ 004: (TK ngoại bảng) nợ khó đòi

Kế toán các khoản thu hộ: 136

Bên nợ: Phản ánh các khoản vốn đã cấp cho đơn vị phụ thuộc, các khoản cấp trên phải thu hoặc sẽ được cấp trên cấp, các khoản chi trả hộ lẫn nhau

Bên có: các khoản đã thu, đã nhận, thanh toán bù trừ

Dư nợ: Số còn phải thu ở các đơn vị nội bộ

Định khoản:

Nợ 136, 211, 214, 412

Có 111, 112, 461, 151, 152, 411

Bài tập:

Một doanh nghiệp được NN cấp ngân sách: tiền mặt 400 triệu, TSCĐ HH 1 tỉ. Trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh như sau:

1. Doanh nghiệp xuất kho bán hàng, trị giá cả thuế là 220.000.000 bao gồm thuế GTGT 10%) Khách hàng Y chưa trả tiền.

2. DN nhận vốn góp liên doanh bằng tiền mặt của công ty X là 160 triệu

3. Mở tài khoản ngân hàng công thương và gửi NH số tiền 300 triệu

4. Công ty Y Trả tiền hàng 120 triệu bằng tiền mặt.

5. Khách hàng ứng trước tiền hàng cho DN: 5.000.000 bằng tiền mặt

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên, Vẽ Sơ đồ TK chữ T

Bài giải:

Dư nợ TK 111: 400.000.000

Dư nợ TK 211: 1.000.000.000

NV1. Xuất kho hàng đi bán chưa nhận được tiền, Tiền phải thu của KH tăng

Dthu bán hàng chưa thuế = Dthu cả thuế / (100+ %VAT) * 100

Thay số: Dthu chưa thuế = 220.000.000 / (100+ 10) * 100 = 200.000.000

Thuế GTGT: 200.000.000 * 10% = 20.000.000

Nợ 131- Phải thu KH: 220.000.000

Có 511- DT bán hàng: 200.000.000

Có 333 (3331) - ThuếGTGT: 20.000.000

NV2. DN nhận vốn góp Ldoanh, ghi tăng nguồn vốn KD

Nợ 111: Ghi tăng quỹ tiền mặt: 160.000.000

Có 411: Tăng nguồn vốn Kinh doanh 160.000.000

NV3. Gửi tiền vào tài khoản NH: tăng TGNH, giảm quỹ tiền mặt

Nợ 112 (1121) tăng TGNH: 300.000.000

Có 111- Giảm tiền mặt tại quỹ: 300.000.000

NV4. Công ty Y trả tiền hàng đang nợ, TK 131 (phải thu KH) giảm:

Nợ 111: 120.000.000

Có 131: 120.000.000

NV5. KH ứng trước tiền hàng cho DN, TK 131 (Phải thu của KH) coi như giảm đi, còn quỹ TM tăng lên

Nợ 111- Tmặt: 5.000.000

Có 131: 5.000.000

--------------------------------------------------------------------------------

KẾ TOÁN VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

I. Khái niệm và phương pháp(PP) tính giá

1. Khái niệm

Vật liệu, dụng cụ, Sp, hàng hoá đều là hàng tồn kho thuộc tài sản lưu động

Đặc điểm: thời gian chu chuyển ngắn

· Vật liệu thể hiện dưới dạng vật hoá, tham gia vào 1 chu kỳ SX kinh doanh nhất định vàà được chuyển hết 1 lần vào chi phí kinh doanh

· Công cụ dụng cụ: là những tư liệu LĐ mà không có đủ điều kiện để xếp vào TSCĐ (Giá trị thấp < 10 triệu, thời gian SD < 1 năm) -> mang đầy đủ các tính chất TSCĐ

· SP: bao gồm thành phẩm và bán thành phẩm.

· Hàng hóa: Vật tư hàng hoá có hình thái vật chất hoặc ko có hình thái vật chất mà DN mua về rồi mang đi bán chứ không SD để chế tạo SP hay DVụ

· Vật liệu có: VL chính, VL phụ, phụ tùng thay thế, TBị XDCB, phế liệu, VL khác

· Dụng cụ bao gồm: CCDC, bao bì luân chuyển, đồ dung cho thuê

2. Cách tính giá:

Nếu mua ngoài:

Giá thực tế = Giá ghi trên hoá đơn - các khoản khấu trừ + chi phí gia công + thuế không được hoàn lại + chi phí thu mua thực tế

Với các vật liệu, công cụ, sản phẩm do doanh nghiệp(DN) tự sản xuất ra thì giá thực tế là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất ra chúng.

Các phương pháp tính giá

PP giá đơn vị bình quân:

Gía thực tế từng loại NK = Số lượng từng loại nhập kho * giá đơn vị bình quân

Giá đơn vị bình quân có thể tính theo các cách sau:

C1:

Giá thực tế từng loại tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Giá ĐV BQ =

Lượng thực tế tồn từng loại đầu kỳ và nhập trong kỳ

C2:

Giá thực tế từng lại tồn đầu kỳ (cuối kỳ trước)

Giá đơn vị BQ CK trước =

Lượng thực tế từng loại tồn Đk (Cuối kỳ trước)

C3:

Giá thực tế từng loại tồn kho sau mỗi lần nhập

Giá Đvị BQ sau mỗi lần nhập =

Lượng T. tế từng loại tồn kho sau mỗi lần nhập

Ví dụ: NL A tồn đầu kỳ là: 3.000Kg, đơn giá 1.000đ

Tổng NL A Nhập trong kỳ: 7.000kg, tổng giá thực tế: 7.700.000đ

Tổng NL A xuất trong kỳ: 8.000Kg

Kế toán XĐ giá bình quân của 1 Kg NL A như sau:

Giá BQ 1 KG A = (3.000*1.000+7.700.000)/ (3.000+7.000) = 1.070.000

Giá thực tế A Xuất kho: 8.000 *1.070 = 8.560.000

PP nhập trước, xuất trước (First In First Out - FIFO): Vật tư hàng hoá nào Nhập vào trước thì khi xuất sẽ được xuất trước.

PP trực tiếp: tính nguyên giá từ lúc nhập cho đến lúc xuất.

PP giá hạch toán: Sử dụng hệ số giá hạch toán để tính giá:

Giá thực tế tồn ĐKỳ + Giá T. tế Nhập kho trong kỳ

Hệ số giá hạch toán =

Giá hạch toán tồn ĐKỳ +Giá H Toán nhập kho trong kỳ

Nếu tự sản xuất: thì nguyên giá được tính bằng tổng các chi phí bỏ ra để sản xuất ra vật tư hàng hoá đó.

II. Kế toán chi tiết Vật liệu, Công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.

1. chứng từ sổ sách kế toán:

Các chứng từ cần sử dụng: Phiếu nhập, xuất, Hoá đơn GTGT, HĐ bán lẻ, biên bản kiểm nghiệm, phiếu báo Vtư còn lại cuối kỳ, bảng kê VTư hàng hoá

Các loại sổ sách sau:

Thẻ kho, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn, sổ đối chiếu luân chuyển, phiếu giao nhận chứng từ, sổ số dư, bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn

* Các phương pháp kế toán chi tiết:

Phương pháp thẻ song song, PP sổ đối chiếu, phương pháp sổ số dư

Theo các hình thức kê khai khác nhau mà DN sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau. (Kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ)

2. Các tài khoản sử dụng:

TK 152, 153, 156

Các TK liên quan: 111, 112, 131, 331, 632, ...

3. Hạch toán biến động tăng:

a. Tăng do tự SX, chế biến nhập kho, thuê ngoài, gia công chế biến

Nợ 155, 152, 153: Tăng các VL, CC, SP, HH

Có 154: Chi phí SX KD dở dang

b. Tăng do mua ngoài:

Nợ 152, 153, 156, 133

Có 331, 111, 112, 141

Khi hưởng chiết khấu hay giảm giá, hàng trả lại ghi:

Nợ 331, 111, 112, 138

Có 152, 153, 156, 133

Khi hưởng chiết khấu do thanh toán trước hạn, ghi:

Nợ 331, 111, 112, 138

Có 515: Chiết Khấu đựơc hưởng

c. Tăng do cấp phát, biếu tặng, góp vốn:

Nợ TK 15...

Nợ 133

Có 411: Ghi tăng nguồn vốn

Có 711: Tăng thu nhập do nhận viện trợ, cấp phát, biếu tặng

d. Do đánh giá lại:

Nợ 15... Có 412: Chênh lệch do đánh giá lại

4. Kế toán biến động giảm:

a. Giảm do xuất SD cho SX, KD

Nợ 621, 627, 641, 642

Nợ 241: XDCB hoặc SC TSCĐ

Có 152, 153...

Nếu xuất CCDC với giá trị tương đối lớn, sử dụng trong nhiều kỳ, ghi:

BT1: Phản ánh toàn bộ giá trị xuất dùng

Nợ 242: 100% giá trị Xuất dùng (chi phí trả trước dài hạn)

Có 153:

BT2: Phân bổ giá trị phân bổ mỗi lần:

Nợ 627, 641, 642

Có 242: giá trị xuất dung

Khi báo mất, hỏng, hết thời gian sử dụng:

Nợ 138, 334, 111, 152 (phế liệu thu hồi)

Nợ 627, 641, 642: phân bổ nốt giá trị còn lại

Có 242: Giá trị còn lại

b. Giảm do xuất bán:

BT1: Phản ánh giá vốn:

Nợ 157, 632

Có 152, 153, 156...

BT2: Phản ánh gía bán vật liệu(VL), công cụ dụng cụ(CCDC), sản phẩm(SP), hàng hoá(HH)

Nợ TK liên quan: 131, 136, 11, 112... Tổng giá thanh toán

Có 511, 512: Dthu tiêu thụ

Có 333: Thuế

c. Xuất góp vốn liên doanh:

BT1: xác định giá vốn

Nợ 632:

Có 152, 153...

BT2: Phản ánh tổng giá thanh toán được chấp thuận:

Nợ 128, 222, ...

Có 511, 333

d. Giảm do xuất thuê ngoài gia công, chế biến:

Nợ 154

Có 152, 153...

Các chi phí liên quan: Nợ 154, 133 có 331, 334, 338, 111, 112

e. Các trường hợp khác:

Cho vay tạm thời không tính lãi:

Nợ 138, 136,

Có 152, 153...

Trả thưởng, trả lương:

Nợ 632

Có 152, 153...

Thiếu do phát hiện qua kiểm kê:

Nợ 632, 138

Có 152, 153...

Giảm do đánh giá lại, phần chênh lêch ghi:

Nợ 412: phần chênh lệch

Có: 152, 153...

* Nếu theo Phương pháp định kỳ:

Sử dụng tài khoản 611: cuối kỳ không có số dư

Kế toán dự phòng giảm giá: TK 159:

Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Dư có: dự phòng giảm giá hiện còn

Khi hoàn nhập nếu số hoàn lớn hơn:

Nợ 159

Có 632

Nếu hoàn nhập nhỏ hơn ghi:

Nợ 632

Có 159

Bài tập:

Một DN hạch toán theo PP kê khai thường xuyên có số liệu như sau:

Tồn kho đầu kỳ: (Đơn vị: 1000đ)

Giá hạch toán

Giá thực tế

NVL chính:

20.000

21.000

CCDC

14.000

13.000

Trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh như sau:

1. Thu mua NVL chính, chưa trả tiền cho người bán. Số tiền phải trả ghi trên hoá đơn: 55.000, trong đó thuế GTGT 5.000, NVL đã nhập kho theo giá hạch toán 53.000

2. Chi phí thu mua, vận chuyển số NVL trên về kho: 4.620 gồm cả thuế 10% đã thanh toán bằng tiền mặt.

3. Mua công cụ dụng cụ đã nhập kho theo giá hạch toán: 25.000. chi phí thực tế như sau:

· Giá hoá đơn chưa thanh toán 24.200 (cả thuế GTGT 10%)

· Chi phí vận chuyển, bốc dỡ trả bằng tiền mặt 2.500

4. Xuất nguyên vật liệu chính dung cho sản xuất theo giá hạch toán cho phân xưởng SX chính số 1: 30.000, PX2: 25.000

5. Xuất CCDC thuộc loại phân bổ một lần thưo giá hạch toán cho PX SX 1: 7.000, PX SX số 2: 5.000, cho QLDN: 2.000

6. Xuất CCDC thuộc loại phân bổ 4 lần theo giá hạch toán cho PXSX số 2: 8.000

Yêu cầu: - Lập bảng tính gía trị thực tế

- Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản

Bài giải

YC 1: Có bảng sau:

Giá chưa thuế = Giá có thuế / (1 +%VAT/100)

Giá TT VLC = 55.000/1,1 + 4.620 / 1.1 = 54.000

Giá TT CCDC = 24.200/1.1+2.500 = 24.500

Sử dụng Công thức hệ số giá hạch toán:

Chỉ tiêu

Vật liệu chính

Công cụ dụng cụ

Giá HT Giá TT Giá HT Giá TT

1- Tồn đầu kỳ

20.000

21.000

14.000

13.000

2- Nhập trong kỳ

53.000

54.000

25.000

24.500

3- Cộng tồn và nhập

73.000

75.000

39.000

37.500

4- Hệ số giá

1.03

0.96

5- Xuất dùng trong kỳ

55.000

56.650

22.000

21.200

6- Tồn kho cuối kỳ

18.000

18.550

17.000

16.300

YC2: Định khoản:

NV1): Thu mua NVLC

Giá mua chưa thuế = Giá mua có thuê / (100 + % VAT) *100

= 55.000 / (100+100) *100 = 50.000

Nợ 152- tăng NVLC : 50.000

Nợ 133 - Thuế GTGT : 5.000

Có: 331-Phải trả người bán : 55.000

Nv2) Chi phí thu mua: hạch toán vào nguyên giá VLC:

Nợ 152- CP thu mua: 4.200

Nợ 133- Thuế 420.

Có 111- Trả bằng tiền mặt (Quỹ giảm): 4.620

NV3) Mua CCDC nhập kho: Tính theo chi phí thực tế

Nợ 153- Giá mua CCDC : 22.000

Nợ 153:CP thu mua : 2.500

Nợ 133: Thuế VAT : 2.200

Có 331: Giá mua chưa thanh toán : 24.200

Có 111: trả tiền CPP thu mua : 2.500

NV4) Xuất NVLC dung cho HĐ tại PX SX chính, TK 152 giảm, CP SX chung tăng lên (621 Nguyên vật liệu trực tiếp - Chi tiết cho từng PX) theo giá thực tế quy đổi trong bảng trên

Nợ 621 - PX1 : 30.900

Nợ 621 - PX2 : 25.750

Có 152 - NVLC chính: 56.650

NV5) Xuất CCDC phân bổ một lần nên chỉ phản ánh toàn bộ giá trị xuất dùng:

Phải ghi theo giá thực tế được quy đổi

Nợ 627- (CP SX Chung) -PX1: 6.860

Nợ 627 - PX2: 4.900

Nợ 642 (CP quản lý DN) 1.960

Có 153: 13.720

NV6) Xuất CCDC: Loại phân bổ 4 lần phải ghi các bút toán phân biệt

Tính theo giá thực tế. (Đã tính trong bảng)

BT1. Phản ánh toàn bộ giá trị xuất dung:

Nợ 142- CP trả trước: 7.840

Có 153: Xuất CCDC: 7.840

BT2. Phản ánh gía trị một lần xuất dung:

Nợ 627 - PX2: 1.960 (=7.840/4)

Có 142: 1.960

Phản ánh vào sơ đồ TK (TK 153)

TK 153

Dư ĐK: 13.720

PS:

3a) 22.000

11.760 (5 - 627)

3b) 2.500

1.960 (6b -642)

7.840 (6a - 142)

Tổng PS: 24.500

21.560

Dư CK: 16.600

Tương tự với các TK khác

--------------------------------------------------------------------------------

KẾ TOÁN TSCĐ & ĐẦU TƯ DÀI HẠN

----------------

I. Tổng quan

1. Khái niệm và đặc điểm TSCĐ:

TSCĐ là nguồn lực kinh tế ban đầu có giá trị lớn hơn 10 triệu và thời gian sử dụng lâu dài( trên một năm)

Có các loại sau: TSCĐ Hữu hình, TCSĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính

Quy định chung: TSCĐ có giá trị > 10.000.000 VNĐ

2. Xác định giá trị ghi sổ cho TSCĐ

Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá - giá trị hao mòn

Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm toàn bộ các chi phí mà DN bỏ ra để có TSCĐ tính đến thời điểm đưa vào trạng thái sẵn sàng đi vào Hoạt động

Ng. giá TSCĐ do mua sắm = Giá mua thực tế - các khoản chiết khấu, giảm giá

+ các khoản thuế + các khoản chi phí

Nguyên giá TSCĐ do bộ phận xây dựng cơ bản bàn giao:

Nguyên giá = giá thực tế công trình + các khoản phí khác

Nguyên giá TSCĐ được cấp, chuyển đến:

Nguyên giá = Giá trị còn lại ghi sổ ở đvị cấp + các phí tổn mới

Nguyên giá do nhận vốn góp liên doanh, tặng thưởng, viện trợ là giá thực tế đánh giá do các bên thoả thuận.

3. Tài khoản sử dụng:

TK 211

Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ

Bên Có: -------------------------------- giảm------

Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hh hiện có

TK 212: TSCĐ thuê tài chính

TK 213: TSCĐ vô hình

TK 214: Hao mòn TSCĐ

Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm giá trị hao mòn TSCĐ (Nhượng bán,,,)

Bên có: --------------------------------- tăng----------------------------- (trích Khấu hao)

Dư có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có

TK 009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản theo dõi tình hình hình thành và SD vốn KH

Bên nợ: Phản ánh nghiệp vụ làm tăng NV Khấu hao cơ bản

Bên có: ---------------------------- giảm--------------------------

Dư nợ: Số vốn khấu hao cơ bản hiện còn.

Các TK liên quan: 001, 331, 342, 111, 627, 642...

II. Kế toán Tổng hợp TSCĐ:

1. Kế toán tăng TSCĐ

Mua sắm bằng vốn CSH:

BT1. Ghi tăng TSCĐ

Nợ 211, 133: Tăng TSCĐ và thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có 331, 111, 112: Nợ lại người bán hoặc trả ngay bằng tiền

BT2. Kết chuyển tăng nguồn vốn tương ứng:

Nợ 414: Dùng Quỹ ĐTư PTriển để mua sắm

Nợ 431: Dùng Quỹ phúc lợi

Nợ 441: Dùng nguồn vốn XDCB

Có 411: Tăng nguồn vốn kinh doanh

Nếu sử dụng nguồn vốn Khấu hao cơ bản, ghi thêm bút toán: Có 009

Nếu TSCĐ được mua về phục vục cho HĐ phúc lợi công cộng:

BT1.

Nợ 211

Có 331, 112, 111...

BT2. Kết chuyển tăng nguồn vốn Tương ứng:

Nợ 431 (4312): Giảm quỹ phúc lợi

Có 431 (4313): Quỹ phúc lợi đã hình thành

Trường hợp mua sắm bằng vốn vay dài hạn, kế toán chỉ ghi bút toán tăng nguyên giá TSCĐ

Nợ TK 211, 133: Nguyên giá TSCĐ tăng thêm, thuế GTGT

Có 341: Số tiền vay dài hạn để trả mua TSCĐ

Mua theo hình thức trả góp, trả chậm:

Nợ TK 211: nguyên giá

Nợ 133: VAT được khấu trừ

Nợ 242: lãi do mua trả góp, trả chậm

Có 331:Phải trả người bán (Mua chịu)

Kết chuyển nguồn vốn:

Nợ TK lquan: 441, 414, 4312: Giảm NVốn Sử dụng

Có 411: NV Kinh doanh.

Mua bằng phương thức hàng đổi hàng:

Nợ 214: giá trị hao mòn kuỹ kế của TS đem đi trao đổi

Nợ 211: Nguyên giá TSCĐ nhận về

Có 211: ghi giảm nguyên giá TSCĐ đem đi trao đổi

Trường hợp trao đổi chênh lệch, DN phả trả hoặc phải thu từ đối tác, ghi:

BT1. Xoá sổ TSCĐ đem đi trao đổi:

Nợ 214: Giá trị hao mòn

Nợ 811: Giá trị còn lại đem đi trao đổi

Có 211: ghi giảm nguyên giá TSCĐ đem đi trao đổi

BT2. Phản ánh giá trị trao đổi of TSCĐ:

Nợ 131: Tổng giá thanh toán của TSCĐ nhận về:

Có 711: Giá trao đổi theo thoả thuận

Có 333:

BT3. Phản ánh tổng giá thanh toán của TSCĐ nhận về:

Nợ 211: nguyên giá

Nợ 133

Có 131

Mua sắm nhà cửa vật kiến trúc gắn liền quyền sử dụng đất:

BT1. Ghi tăng TSCĐ

Nợ 211, 133, 213

Có 331, 111, 112, 341

BT2. Kết chuyển nguồn vốn tương ứng

Nếu mua sắm qua lắp đặt trong thời gian dài

Nợ 241, 133

Có 331, 341, 111...

Khi hoàn thành nghiệm thu, đưa vào sử dụng, kế toán ghi tăng TSCĐ

Nợ 211

Có 241: Kết chuyển chi phí mua sắm

Đồng thời kết chuyển nguồn vốn:

Nợ 414, 441, 431

Có 411

Các khản chi không hợp lý trong quá trình lắp đặt: Không được tính vào nguyên giá thì ghi:

Nợ 111, 112,138...

Nợ 632

Có 241:

Trường hợp tăng do XDCB bàn giao hoặc tự chế, vốn góp liên doanh:

Nợ 211, 131, 133

Có 411, 128, 222: Tăng nguồn vốn Kinh doanh, tăng Đầu tư chứng khoán, tăng nguồn vốn liên doanh

Trường hợp tăng do chuyển từ công cụ dụng cụ sang:

Nợ 211 (tăng TSCĐ)

Có 153 (Giảm CCDC)

Nếu CCDC đã SD:

Nợ 211:

Có 241: Giá trị đã phân bổ

Có 412: phần chênh lệch

Tăng do đánh giá lại:

BT1. Phần chênh lệch tăng nguyên giá:

Nợ 211

Có 412: phần chênh lệch

BT2. Phần chênh lệch hao mòn:

Nợ 412

Có 214

Tăng do nhận viện trợ: Nợ 211 Có 711

Phát hiện thừa khi kiểm kê:

Nợ 627, 641, 642 (Tính vào các chi phí chung, BH hay QLDN)

Có 214: Hao mòn TSCĐ

Trong thời gian chờ xử lý thì theo dõi ở TK 338

Nợ 211

Có 214, 338

2. Kế toán giảm TSCĐ

Trường hợp nhượng bán:

BT1. Xoá sổ TSCĐ: Nợ 214: Giảm gía trị hao mòn TSCĐ của DN

Nợ 811: tăng chi phí liên quan đến nhượng bán

Có 211: giảm TSCĐ

BT2. Phản ánh giá trị nhượng bán:

Nợ TK liên quan: 111,112, 131: Có thể thu tiền ngay hoặc KH nợ lại

Có 711, 333: Tăng thu nhập, tăng thuế đầu ra phải nộp

BT3. chi phí nhượng bán khác:

Nợ 811, 133: Các chi phí liên quan đến nhượgn bán

Có 331, 111, 112: KHoản phải thanh toán CP đó

Thanh lý tài sản:

BT1. Xoá sổ TSCĐ:

Nợ 214:Giảm GTrị hao mòn

Nợ 811: tăng CP liên quan

Có 211: giảm TSCĐ

BT2. Số thu hồi từ thanh lý:

Nợ 111, 112, 152, 153, 131, 138: Giá trị thu được từ viêc thanh lý

Có 711, 333...: Các khoản thu nhập từ thanh lý, Thuế phải nộp

BT3. Tập hợp chi phí thanh lý:

Nợ 811, 133

Có 111, 112, 331, 334

Trường hợp giảm do chuyển thành CCDC nhỏ:

Nợ 214, 627, 641, 642: Kết chuyển vào hao mòn hoặc vào Cp KD

Có 211: giảm TSCĐ

Trường hợp giá trị còn lại của TSCĐ lớn kế toán sẽ đưa vào chi phí dài hạn để phân bổ dần:

Nợ 214, 242: Đưa vào hao mòn hoặc vào ký cược,ký quỹ dài hạn

Có 211: giá trị TSCĐ giảm đi

Trường hợp giảm do góp vốn liên doanh

BT1. Xoá sổ TSCĐ:

Nợ 214:Giảm GTrị hao mòn

Nợ 811: tăng CP liên quan

Có 211: giảm TSCĐ

BT2. Phản ánh giá trị góp vốn được ghi nhận:

Nợ 128, 222: Phản ánh gía trị góp vốn đầu tư hay liên doanh

Có 711, 333: ghi tăng thu nhập, thuế phải nộp

Trường hợp giảm do trả lại cho các bên tham gia góp vốn:

BT1. Xoá sổ TS

Bt2. ghi giảm số vốn kinh doanh:

Nợ 411

Có 711, 333

Khi kiểm kê phát hiện thiếu:

Nợ 214, 138

Có 211

Khi sửa chữa nâng cấp:

Nợ 211

Có 241:

III. Kế toán đầu tư dài hạn: Đầu tư chứng khoán, Góp vốn liên doanh dài hạn:

TK sử dụng: 221: đầu tư chứng khoán

222: Góp vốn liên doanh

Bài tập: Có số liệu của một công ty như sau: (Đvị tính: 1000đ)

I. Các số dư đầu kỳ:

- TK 211: 3.500.000 - TK 213: 250.000;

- TK 214: 1.250.000 (2141: 1.200.000, TK 2143: 50.000)

II. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:

1. Mua một thiết bị SX theo tổng giá thanh toán (cả thuế VAT 5%) là 420.000> chi phí mới chi ra để chạy thử, giao dịch là 4.000. Toàn bộ tiền mua và chi phí lq đã chi bằng tiền gửi NH, Thiết bị này được đầu tư bằng quỹ ĐTư PTriển

2. Thu hồi vốn góp liên doanh bằng một thiết bị SX theo giá thoả thuận là 105.000 (thuế 5%), Được biết tổng số vốn góp lúc đầu là 120.000

3. Nhượng bán một ôtô tải cho công ty X theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 5%) là 210.000. Được biết nguyên giá ôtô 285.000, giá trị hao mòn luỹ kế 85.000

4. Thanh lý một thiết bị SX, nguyên giá 250.000, giá trị hao mòn luỹ kế 200.000, Phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt (Cả thuế GTGT 5%) là 16.800. chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt 1.000)

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh

Bài giải:

NV1: Mua TSCĐ

Giá chưa thuế 420.000/1.05= 400.000

Thuế: 20.000

ĐK

1a. Ghi tăng TSCĐ, ghi giảm tiền gửi ngân hàng số tiền dung để mua TSCĐ

Nợ 211- TSCĐ: 400.000

Nợ 133 (1332) Thuế: 20.000

Có 112(TGNH giảm): 420.000

1b. Phản ánh chi phí chạy thử trả bằng TGNH

Nợ 211 (2113): 4.000

Có 112: 4.000

1c. Thiết bị được đầu tư bằng quỹ Đtư phát triển: ghi giảm quỹ ĐTPT, tăng Nguồn vốn KD:

Nợ 414: Quỹ ĐTPT giảm

Có 411: tăng NVKD

NV2. Thu hồi vốn góp bằng TSCĐ, Ghi tăng TSCĐ

Nợ 211: Giá trị TSCĐ thu hồi: 100.000

Nợ 133 (1332): Thuế GTGT được khấu trừ: 5.000

Nợ 138: Khoản phải thu khác - Phần chênh lệch vốn góp ban đầu: 15.000

Có 222 - giảm vốn góp liên doanh với đối tác: 120.000

NV3. Nhượng bán TSCĐ

BT1. 3a, Phản ánh giá trị TSCĐ:

Nợ 214: (Giá trị hao mòn muỹ kế): 85.000

Nợ 811: Chi phí nhượng bán: 200.000

Có: nguyên giá TSCĐ đem đi thanh lý 285.000

Bt2. 3b, Phản ánh giá thanh toán

Giá thanh toán chưa thuế = 210.000/ (1+0.05) = 200.000

Nợ 131(Phải thu của công ty X): 210.000

Có 711:Thu nhập từ việc nhượng bán: 200.000

Có 3331: Thuế phải nộp: 10.000

NV4. Thanh lý TSCĐ, thu lại phế liệu và chi phí tiền mặt cho thanh lý

4a. Phản ánh giá trị của TSCĐ đem đi thanh lý:

Nợ 214: Giảm giá trị hao mòn luỹ kế: 200.000

Nợ 811: Chi phí thanh lý: 50.000

Có 211: Nguyên giá TSCĐ: 250.000

4b. Thu tiền mặt từ phế liệu thu hồi:

Nợ 111: 16.800

Có 711: ghi tăng TN khác từ phế liệu: 16.000

Có 3331: Thuế phải nộp 800

4c. Phản ánh chi phí thanh lý bằng tiền mặt:

Nợ 811: Chi phí thanh lý: 1.000

Có 111:tiền mặt giảm: 1.000

--------------------------------------------------------------------------------

KẾ TOÁN LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

--------------------

I. Nhiệm vụ của kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương:

· Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu kịp thời, chính xác.

· Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng.

· Hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phân xưởng và các phòng ban lương thực hiện đầy đủ theo quyết định.

· Lập báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời và chính xác.

· Tham gia và phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động cả về số lượng, thời gian, năng suất

· Phân tích tình hình quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, xây dựng phản ánh trả lương hợp lý

Phân loại lao động

· Phân loại lao động theo thời gian lao động: Theo thời giam lao động có thể chia thành lao động thường xuyên, lao động tạm thời (mang tính thời vụ)

· Phân loại lao động theo quan hệ với quy trình sản xuất:

+ Lao động trực tiếp sản xuất: Lao động trực tiếp Sx chính tức là bộ phận công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình SX: Người điều khiển thiết bị máy móc, người phục vụ quy trình SX

+ Lao động gián tiếp sản xuất: Tham gia gián tiếp vào Q.trình sản xuất, bao gồm: nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, hành chính

· Phân loại theo chức năng của lao động và quy trình sản xuất- kinh doanh: Lao động SX chế biến, LĐ bán hàng, LĐ quản lý

Phân loại tiền lương

Về mặt hiệu quả:

Lương chính: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế có làm việc bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất lương.

Lương phụ: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng theo chế độ quy định được hưởng như nghỉ phép, nghỉ lễ tết...

Lương theo thời gian: Lương tháng, lương tuần, lương ngày, lương giờ: căn cứ vào thời gian làm việc thực tế để trả lương

Tiền lương theo sản phẩm: Căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họlàm ra và theo đơn giá tiền lương tính cho 1đơn vị SP.

Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: số lượng SP * đơn giá

Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: ÁP dụng cho công nhân phục vụ SX

Trả lương theo sản phẩm có thưởng: là việc kết hợp trả lương theo sản phẩm

Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: trả trên co sở sản phẩm trực tiếp, và căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức SX

Các sổ sách chứng từ đi kèm: Bảng chấm công, các bảng kê, bảng thanh toán tiền lương...

TK sử dụng:

TK 334: Phải trả công nhân viên

Bên nợ:

· Các khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động

· Tiền lương, tiền công đã trả cho người lao động

· Kết chuyển tiền lương người lao động chưa lĩnh

Bên có: Tiền lương, tiền công, các khoản khác phải trả người lao động thực tế phát sinh trong kỳ

Dư có: Tiền lương, tiền công, các khoản khác còn phải trả

Dư nợ (nếu có): Số trả thừa cho người lao động

TK 338: Phải trả phải nộp khác

Bên nợ: các nghiệp vụ phát sinh làm giảm gía trị tài khoản

Bên có: các nghiệp vụ làm tăng giá trị tài

Có số dư: Dư có, Dư nợ

II. Phương pháp kế toán lương

1. Quỹ tiền lương:

Quỹ tiền lương của DN là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý, quỹ lương có thể có nhiều khoản như lương thời gian, lương sản phẩm, phụ cấp, tiền thưởng sản xuất.

2. Quỹ tiền thưởng:

Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT

Quỹ BHXH được trích trên tổng số quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp của công nhân viên chức thưc tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành, tỉ lệ trích BHXH là 20 % trong đó 15% do đơn vị hoặc chủ sở hữu lao động nộp được tính vào chi phí kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng.

Quỹ BHXH được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất. Quỹ này do cơ quan BHXH quản lý

Quỹ BHYT được dung để thanh toán các khoản khám chữa bệnh viện phí thuốc thang... cho người lao động trong thời gian ốm đau, thai sản. Quỹ này được trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của CNV thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích: 3% trong đó 1% trừ vào TN lao động và 2% trừ vào chi phí KD

Kinh phí công đoàn: là nguồn kinh phí cho hoạt động công đoàn được trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp phải trả cho người lao động kể cả lao động hợp đồng tính vào chi phí kinh doanh để hình thành lên KPCĐ

Tỷ lệ trích theo quy định là 2%

3. Hạch toán lương và các khoản trích theo lương:

Hàng tháng tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp và tính chất lương, phân bổ cho các đối tượng sử dụng, kế toán ghi:

Nợ 622: Phải trả cho công nhân trực tiếp SX

Nợ 627: Phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng

Nợ 641: Phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng

Nợ 642 Phải trả cho nhân viên bán hàng

Có 334: Tổng thù lao lao động phải trả

Trích BHXH, BHYT, KPCD theo tỷ lệ quy định

Nợ 622, 627, 641, 642

Nợ 334: số trừ vào thu nhập của công nhân viên chức

Có 3382: Trích KPCĐ

Có 3383: Trích BHXH

Có 3383: Trích BHYT

Số tiền ăn ca phải trả cho người lao động trong kỳ

Nợ 622, 627, 641, 642

Nợ 431: Số chi vượt mức quy định

Có 334: Tổng số thù lao lao động phải trả

Số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng

Nợ 431

Có 334

Số BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên

Nợ 338

Có 334

Các khoản khấu trừ vào thu nhập công nhân viên (Sau khi đóng BHXH, BHYT, KPCD...)

Các khoản khấu trừ không vượt quá 30% số còn lại

Nợ 334

Có 333: Thuế thu nhập phải nộp

Có 141, 138

Thanh toán thù lao, bảo hiểm, tiền thưởng cho công nhân viên chức

Nếu thanh toán bằng tiền

Nợ 334

Có 111,112

Nếu thanh toán = vật tư: 2 bút toán:

BT1: ghi nhận giá vốn hàng bán

Nợ 632

Có 152, 153...

BT2: Nợ 334

Có 512, 333

Nộp BHYT, BHXH, KPCĐ:

Nợ 338

Có 111, 112

Chi tiêu kinh phí CĐ để lại DN thì ghi:

Nợ 338: ghi giảm KP CĐ

Có 111,112

Cuối kỳ kế toán kết chuyển số tiền công nhân đi vắng chưa lĩnh:

Nợ 334

Có 338

Trường hợp đã nộp KPCĐ, BH lớn hơn số phải trả thì được cấp bù và ghi:

Nợ 111, 112

Có 338

Bài tập:

Tại một DN SX có tài liệu về tiền lương và khoản phải trích theo lương trong tháng 1/N như sau: (Đvị: 1.000 đồng)

I. Tiền lương còn nợ người lao động đầu tháng: 45.000

II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 1/N

1. Rút tiền ngân hàng về chuẩn bị trả lương: 45.000

2. Trả lương còn nợ kỳ trước cho người lao động: 42.000, số còn lại đơn vị tạm giữ vì công nhân đi vắng chưa lĩnh.

3. Các khoản khấu trừ vào lương của người lao động bao gồm tạm ứng: 10.000 và khoản phải thu khác: 8.000

4. Tính ra số tiền lương và các khoản khác phải trả trong tháng:

Bộ phận

Lương chính

Lương phép

Thưởng thi đua

BHXH

Cộng

1. Phân xưởng 1

- Công nhân SXTT

- Nhân viên gián tiếp

87.000

81.500

5.500

6.000

6.000

-

5.000

4.000

1.000

2.000

2.000

-

100.000

93.500

6.500

2. Phân xưởng 2

- Công nhân SXTT

- Nhân viên gián tiếp

110.000

101.000

9.000

4.000

4.000

-

8.000

6.500

1.500

3.000

2.500

500

125.000

114.000

11.000

3. B.P tiêu thụ

10.600

1.000

500

600

12.700

4 BP QLDN

9.400

1.000

1.000

1.400

12.800

Tổng cộng

217.000

12.000

14.500

7.000

250.500

5. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định

6. Nộp KPCĐ (1%), BHXH (20%), BHYT (3%) cho cơ quan quản lý quỹ bằng tiền chuyển khoản.

7. Rút tiền gửi ngân hàng về chờ chuẩn bị trả lương: 180.000

8. Thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động: 183.000 trong đó, lương kỳ này: 158.500, lương kỳ trước tạm giữ hộ: 3.000, BHXH: 7.000, tiền thưởng: 14.500

Yêu cầu: Định khoản và phản ánh tình hình trên vào TK

Bài giải:

NV1. Rút tiền NH về chuẩn bị trả lương, quỹ tiền mặt tăng

Nợ 111: 45.000

Có 112: 45.000

NV2. Trả lương kỳ trước chưa lĩnh: (Có 338), và lương trong tháng:

Nợ 334: 45.000

Có 3388 (Lương kỳ trước chưa lĩnh): 3.000

Có 111: 42.000

NV3. Các khoản khấu trừ vào lương: tạm ứng (Tk141), và phải thu khác (138)

Nợ 334: 18.000

Có 141: 10.000

Có 138: 8.000

NV4. CP CN trực tiếp SX: = 81.5+ 6+101+4=192.5 (cả hai phân xưởng -622)

Cp SX chung (Nviên gián tiếp):= 5.5+9.0= 14.5 ( Cả hai phân xưởng -627)

Tương tự với các TK 641,642

Định khoản:

4a. Nợ 622: 192.5

-PX1: 87.5

-PX2: 105.0

Nợ 627: 14.5

-PX1: 5.5

-PX2: 9.0

Nợ 641: 11.6

Nợ 642: 10.4

Có 334: 229.

4b. Nợ 431 (4311:quỹ khen thưởng) : 14.5

Nợ 338 (3383- BHXH) : 7.0

Có 334: 21.5

NV5. Trích các khoản theo lương:

Nợ 334: (Phần trừ vào TN CNV): (5% +1%) *229 =13.74

Nợ 622: 192.5 *(15%+2%+2%) = 36.575

Nợ 627: 14.5 * 19% = 2.755

Nợ 642: 10.4 * 19% = 1.976

(Có 338: 57.25)

Có 3382 - KPCĐ: 229* 2% =4.58

Có 3383 - BHXH: 229 *20% = 45.8

Có 3384- BHYT: 229 * 3% = 6.87

NV6. Nộp các khoản trích cho cơ quan quản lý quỹ bằng chuyển khoản:

Nợ 338: 54.960

- 3382: 2.29

- 3383: 45.8

- 3384: 6.780

Có 112: 54.96

NV7. Nợ 111: 180

Có 112: 180

NV8. Thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động:

Nợ 334: 180

Nợ 338: 3

Có 138.

--------------------------------------------------------------------------------

KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỠ HỮU VÀ NỢ PHẢI TRẢ

-----------------

I. Kế toán vốn chủ sở hữu:

1. Khái niệm:

· Vốn CSH là vốn của CSH, các nhà đầu tư và doanh nghiệp không thanh toán, nó không phải là một khoản nợ

· Vốn có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có 3 nguồn chủ yếu sau:

· Nguồn vốn đóng góp ban đầu và bổ sung cho các nhà đầu tư

· Nguồn vốn đóng góp bổ sung từ KQ hoạt động SX KD

· Nguồn vốn chủ sở hữu khác

· Các nguyên tắc kế toán:

· Hạch toán rành mạch, rõ ràng từng nguồn vốn, từng nguồn hình thành, từ các đối tượng góp vốn.

· Nguồn vốn CSH dung để hình thành các TS của DN nói chung chứ không phải cho TS cụ thể nào

· Việc chuyển dịch từ vốn CSH này sang vốn CSH khác theo đúng chế độ kế toán và thủ tục cần thiết.

· Trường hợp DN bị giải thể hoặc phá sản, các CSHchỉ nhận được 1 phần GTrị còn lại theo tỉ lệ góp vốn sau khi thanh toán các khoản nợ phải trả

2. Kế toán nguồn vốn Kinh doanh:

TK SD: 411

Bên nợ: các nguồn vốn KD giảm (Trả lại cho ngân sách, cho cấp trên...)

Bên có: Các nghiệp vụ làm tăng nguồn vốn KD (Nhận cấp phát, liên doanh)

Dư có: Nguồn vốn KD hiện có của DN

Kế toán ghi tăng nguồn vốn:

Khi nhận do ngân sách cấp, do cấp trên cấp...

Nợ 111, 112, 151, 152, 156, 211, 213...

Nợ 133

Có 411

Bổ xung vốn KD từ lợi nhuận:

Nợ 421: ghi giảm lợi nhuận KD

Có 411:

Bổ xung từ quỹ dự phòng tài chính:

Nợ 415:

Có 411

Từ chênh lệch đánh giá lại TS: Nợ 412 Có 411

Bổ xung từ vốn CSH khác:

Nợ 414, 4312, 441

Có 411

Kế toán ghi giảm vốn Kinh doanh:

Trả vốn góp ngân sách, cho cổ đông, cho liên doanh

Nợ 411

Có 111, 112

Trả vốn góp cho cổ đông, cho liên doanh bằng hiện vật:

Nợ 411

Có 511, 333

Số K.hao chuyển đi nơi khác theo lệnh của cơ quan chủ quản (Ko hoàn lại)

Nợ 411

Có 111, 112, 136...

Nộp cho cấp trên:

Nợ 411

Có 111, 112...

Giảm vốn kinh doanh do chênh lệch:

Nợ 411

Có 412

3. Kết chuyển lợi nhuận và phân phối lợi nhuận:

Lợi nhuận là KQ cuối cùng về Hoạt động SX-KD trong một thời kỳ nhất định

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí

Lợi nhuận thực hiện trong năm còn bao gồm lợi nhuận trong năm trước phát hiện trong năm nay và được trừ đi khoản lỗ của năm trước để XĐ trong quyết toán.

Lợi nhuận được phân phối như sau:

Nộp thuế thu nhập DN theo quy định

Trừ các khoản tiền phạt, các khoản chi phí hợp lệ chưa được trừ khi XĐ thu nhập chịu thuế.

Trừ các khoản lỗ ko trừ vào lợi nhuận trước thuế

Tiền thu về SD vốn dùng bổ xung nguồn vốn kinh doanh

Chia lãi cho liên doanh, cổ đông

Trích các quỹ của doanh nghiệp

TK Sử dụng: 421 (Lợi nhuận chưa phân phối)

4211: Lợi nhuận năm trước.

4212: Lợi nhuận năm nay.

Bên nợ:

- Số lỗ và coi như lỗ từ hoạt động Kinh doanh (kể cả số cấp dưới nộp lên)

- Phân phối lợi nhuận

Bên có:

- Số lãi và coi như lãi từ các hoạt động sản xuất kinhdoanh và các hoạt động khác.

-Xử lý số lỗi

Dư có: Số lợi nhuận chưa phân phối

Dư nợ: Số lỗ chưa xử lý (Nếu có)

Cách hạch toán:

Bước 1: Xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ:

Kết chuyển KQ từ HĐ tiêu thụ, HĐ tài chính, hoạt động khác

Nợ 911: Kết quả HĐ KD

Có 421 (4212)

Nếu lỗ ghi:

Nợ 421 (4212)

Có 911

Bước 2: Tạm phân phối lợi nhuận:

Nợ 421 (4212)

Có 333 (3334), 414, 415, 431, 111...

Nếu tạm nộp thuế từ trước:

Nợ 3334,

Có 111, 112

Bước 3: Kết chuyển lợi nhuận còn lại chưa phân phối cho đến cuối niên độ kế toán

Nợ 421 (4212): ghi giảm lợi nhuận kinh doanh năm nay

Có 421 (4211): Ghi tăng lợi nhuận KD năm trước.

Trường hợp lỗ năm N chưa được xử lý sẽ được chuyển thành lỗ năm trước

Nợ 421 (4211): tăng số lỗ năm trước

Có 421 (4212): Giảm số lỗ năm nay.

Bước 4: Phân bổ bổ xung hoặc thu hồi số lợi nhuận tạm phân phối trước:

Nếu số đã phân phối (số phải nộp, phải phân phối)

Nợ 421 (4211): Ghi giảm LN năm trứoc còn lại

Có 333, 414, 415, 431, 111, 112, 338...

Nếu số đã phân phối lớn hơn số phải phân phối:

Nợ 333, 338, 414, 415, 431, 111...

Có 421: Ghi tăng lợi nhuận năm trước

Trường hợp kinh doanh bị lỗ, theo quyết định của cấp có thẩm quyền, số lỗ được xử lý, ghi:

Nợ 138, 111, 112: số liên doanh, cổ đông chịu

Nợ 411, 415: trừ vào quỹ dự phòng tài chính

Có 421 (4211): Số lỗ xử lý

Kế toán nguồn vốn đầu tư XDCB:

TK sử dụng: 441

Bên nợ: Phản ánh nghiệp vụ làm giảm nguồn vốn ĐTư XDCB

Bên có: Phản ánh nghiệp vụ làm giảm nguồn vốn ĐTư XDCB

Dư có: Nguồn vốn ĐTư XDCB hiện có.

Nghiệp vụ tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản:

Nợ 421, 414, 112, 152, 133

Có 441

Kết chuyển giảm nguồn vốn XDCB khi công tác Đtư XDCB mua sắm TSCĐ hoàn thành:

Nợ 441: Giảm NVốn XDCB

Có 411: Tăng NVốn KD

Khi trả vốn Đtư XDCB cho ngân sách hoặc cho cấp trên:

Nợ 441

Có 111, 112...

4. Kế toán vốn vay:

TK SD: 311: Vay ngắn hạn

Bên nợ:

- Kết chuyển số tiền vay dài hạn đến hạn trả

- Số tiền vay giảm do tỉ giá ngoại tệ giảm

- Số tiền vay dài hạn đã trả trước hạn

Bên có: Số tiền vay ngắn hạn tăng

Dư có: Số tiền vay ngắn hạn chưa đến hạn trả

Định khoản:

Nợ 152, 153, 156

Nợ 133

Nợ 331, 315

Có 311

Hoặc

Nợ 521, 531, 532, 3331

Nợ 111, 112, 121, 128

Có 311

Trường hợp vay dài hạn

Nợ 211, 213, 241, 133: Vay mua sắm TSCĐ hoặc Đtư XDCB

Nợ 151, 152, 153, 133, 331, 221, 222, 228, 244, 111, 315..

Có 341

Nếu lãi vay dài hạn phải trả đã trả, ghi:

Nợ 241: (Lãi trong thời gian XDCB)

Nọ 635 (Lãi trong thời gian KD)

Có 111, 112, 341, 338

5. Kế toán nợ phải trả:

Các loại nợ phải trả: Nợ nộp ngân sách, nợ nhà cung cấp, nợ đối tác, nợ nội bộ, nợ Khác

Đối với kế toán mua bán hàng:

BT1.

Nợ 152, 153, 156

Nợ 211, 213, 241

Nợ 627, 641, 642, 611, 811

Nợ 133

Có 331

BT2.

Chiết khấu thương mại:

Nợ 331

Có 152, 153, 156

Có 133, 627, 641...

BT3. Phản ánh chiết khấu thanh toán, giảm giá, hàng bán trả lại

Nợ 331

Có 515, 111, 112, 311, 341, 131

Kế toán các khoản nộp ngân sách nhà nước

VAT phải nộp = VAT đầu ra - VAT đầu vào

Đối với trường hợp nhập khẩu hàng hoá dùng cho hoạt động SXKD, số thuế GTGT của hàng NK được khấu trừ, Ghi:

Nợ 133

Có 333

Trường hợp được giảm thuế GTGT:

Nợ 333

Nợ 111, 112

Có 711: Số thuế được giảm

6. Kế toán các khoản phải trả nội bộ:

TK 336:

Bên nợ: Số tiền cấp trên đã cấp cho cấp dưới, cấp dưới nộp cho cấp trên, thanh toán các khoản chi hộ, trả hộ, thu hộ.

Bên có: Số tiền cấp dưới phải nộp cấp trên, cấp trên phải cấp cho cấp dưới, số tiền được đơn vị khác chi hộ hay thu hộ đơn vị khác

Dư có: Số tiền còn phải trả, phải cấp, phải nộp

Các TK liên quan: 111, 112, 133...

Kế toán đơn vị cấp dưới ghi:

Nợ tài khoản liên quan: 414, 415, 421...: ghi giảm các khoản phải nộp tương ứng

Có 336

Kế toán đơn vị cấp trên ghi:

Nợ 136 (chi tiết đơn vị cấp dưới)

Có 414, 415, 421, 431...

Khi cấp dưới nộp các khoản cho cấp trên, ghi

Kế toán cấp dưới ghi:

Nợ 336 (cấp trên): Ghi giảm số phải nộp cấp trên

Có 111, 112...

Kế toán cấp trên ghi:

Nợ 111, 112 ...: số đã nhận từ cấp dưới

Có 136 (1368)

Khi cấp trên phải bổ xung cho cấp dưới:

Cấp trên ghi:

Nợ 414, 415, 431, 421...

Có 336 (chi tiết cấp dưới): số phải bổ xung

Kế toán đơn vị cấp dưới ghi:

Nợ 136 (1368): Ghi tăng số phải thu cấp trên

Có 414, 415, 421, 431...

Khi cấp trên cấp, cả hai bên ghi:

Kế toán đơn vị thu hộ, giữ hộ:

Nợ 111, 112, 151, 152...: số thu hộ

Có 336

Kế toán đơn vị được thu hộ giữ hộ ghi:

Nợ 136: Số phải thu

Có 131, 138, 141, 331...

Khi thanh toán các khoản thu hộ, giữ hộ: kế toán đơn vị thu hộ giữ hộ được thu hộ giữ hộ ghi ngược lại, khi phát sinh các khoản chi trả hộ lẫn nhau:

Kế toán đơn vị được chi hộ trả hộ:

Nợ tài khoản liên quan: 311, 331, 315, 341...: Số được trả hộ

Có 336

Kế toán đơn vị chi hộ trả hộ:

Nợ 136 (1368): Số phải thu do chi trả hộ

Có 111, 112,

Khi thanh toán các khoản chi trả hộ: kế toán đơn vị chi hộ, đuợc chi hộ ghi ngược lại

7. Kế toán các khoản phải trả, phải nộp khác:

Đối với các khoản phải trả, phải nộp khác, kế toán cần theo dõi chi tiết theo từng khoản. Cụ thể:

Khi nhận các khoản ký cược ngắn hạn của các đơn vị khác, ghi:

Nợ 111, 112: Ghi tăng số tiền do nhận lý cược, ký quỹ

Có 338: ghi tăng số phải trả tương ứng

Số lãi tạm phải chia cho các bên tham gia liên doanh:

Nợ 421: ghi giảm lợi nhuận chưa phân phối

Có 338: ghi tăng số phải trả khác

Số vật tư tài sản vốn bằng tiền đi vay tạm thời của các đơn vị, tập thể cá nhân:

Nợ TK liên quan: 111, 112, 152, 153

Có 338 (3388) Ghi tăng số phải trả khác

Các khoản thu hộ, giữ hộ, các khoản tiền nhận để nộp thuế hộ:

Nợ 111, 112, 334, ...

Có 338 (3388) Ghi tăng số phải trả

Khi thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác:

Nợ 338 (3388): ghi giảm số phải trả khác

Có 111, 112, ...

8. Bài tập vận dụng

Một doanh nghiệp A có số dư đầu TK 4211: 200 Triệu. Trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh như sau:

1. DN XĐ thuế TNDN phải nộp theo kế hoạch trong năm là 40 triệu và đã nộp bằng chuyển khoản

2. DN tạm trích quỹ đầu tư phát triển 20 triệu

3. Báo cáo tài chính năm trước của DN A được duyệt. lãi trước thuế năm đó 800 triệu, trong đó phân phối như sau:

· Nộp thuế: 32%

· Tiền thuế sử dụng vốn của NS: 40 triệu

· Số tiền còn lại trích lập các quỹ:

· Quỹ dự phòng tài chính: 48 Triệu

· Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: 24 Triệu

· Quỹ khen thưởng, phúc lợi: 12 triệu

· Quỹ đầu tư phát triển: Số thu nhập còn lại được phân phối

Biết rằng số lãi đã tạm nộp phân phối trong năm trước như sau:

· Nộp thuế TNDN: 240 triệu

· Trích Quỹ ĐTư PT: 160 triệu

· Trích quỹ khen thưởng phúc lợ: 100 triệu

· Trích quỹ dự phòng tài chính: 100 triệu

Yêu cầu: ĐỊnh hoản và phản ánh vào các TK các nghiệp vụ phân phối TNhập

Bài giải:

YC1: Tạm nộp trứơc thuế TNDN bằng chuyển khoản: thuế TN DN còn phải nộp giảm, tiền gửi NH giảm, Lơi nhuận năm nay được phân bổ trước.

Nợ 421 (4212) Ghi giảm lợi nhuận năm nay: 40.000.000

Có 333 (3334): thuế TNDN phải nộp ngân sách

YC2: Tạm trích quỹ đầu tư phát triển: Tăng quỹ Đtư PT, giảm LN năm nay.

Nợ 4212: 20.000.000

Có 412: 20.000.000

YC3: Tính ra các khoản phải nộp và phân bổ các quỹ từ lợi nhuận năm trước:

Thuế TNDN phải nộp: 32% * 800.000.000 = 256.000.000

Quỹ Đầu tư Phát triển: 800-256- 40- 48-24-12 = 420.000.000

ĐK như sau:

+ Nộp thuế TNDN bổ xung: 256- 240 = 16

Nợ 4211: 16.000.000

Có 3334: 16.000.000

+ Quỹ dự phòng tài chính: tạm nộp thừa ->trích lại

Nợ 415: 52.000.000

Có 4211: 52.000.000

+ Quỹ khen thưởng phúc lợi:

Nợ 431: 88.000.000

Có 4211: 88.000.000

+ Quỹ trợ cấp mất việc làm: 416:

Nợ 4211: 24.000.000

Có 416: 24.000.000

+ Tiền thuế sử dụng vốn ngân sách:

Nợ 4211: 40.000.000

Có 3335: Thu trên vốn: 40.000.000

+ Quỹ Đầu tư phát triển:

Nợ 4211: 260.000.000

Có 431: 260.000.000

--------------------------------------------------------------------------------

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

----------------------------

1. Khái niệm chung:

CP là toàn bộ các chi phí bằng tiền về lao động sống và lao động vật hoá

Giá thành là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các chi phí mà DN bỏ ra Bkỳ ở thời điểm nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sp hoàn thành trong kỳ

Sơ đồ Mối quan hệ chi phí và gía thành sản phẩm:

CPSX dở dang đầu kỳ

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Tổng giá thành sản phẩm

CP SX dở dang cuối kỳ

2. Trình tự kế toán và tổng hợp CPSX thích ứng:

Trình tự kế toán chi phí ở các doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau. Tuy nhiên có thể khái quát các bước như sau:

Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng

Bước 2: Tính toán và phân bổ giá trị dịch vụ của các ngành SXKD phụ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở Khối lượng dịch vụ phục vụ và giá thành đơn vị dịch vụ

Bước 3: Tập hợp và phân bổ CP SX chung cho các đối tượng có liên quan

Bước 4: Xác định chi phí SX dở dang cuối kỳ

Phân loại chi phí:

Phân loại theo yếu tố:

· Yếu tố nguyên vật liệu

· Yếu tố nhiên liệu, động lực SD vào quy trình sản xuất, KD trong kỳ

· Yếu tố tiền lương và các khoản trích theo lương

· Yếu tố TSCĐ và khấu hao

· Yếu tố dịch vụ mua ngoài

· Yếu tố chi phí khác bằng tiền

Theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm:

· Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

· Chi phí nhân công trực tiếp

· CP sản xuất chung

· CP quản lý DN, bán hàng

3. Phân loại giá thành sản phẩm

Có nhiều cách phân loại khác nhau: Theo thời điểm và nguồn số liệu, theo chi phí phát sinh

Theo thời điểm và nguồn số liệu có:

· Giá thành kế hoạch: XĐ trước khi bước vào KD trên CS giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán kinh phí

· Giá thành định mức: XĐ trước khi bước vào SX đựơc XD trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và ko biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch

· Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các cho phí thực tế phát sinh trong SX SP

Theo chi phí phát sinh:

· Giá thành sản xuất

· Giá thành tiêu thụ

Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:

Giá thành toàn bộ của SP = Giá thành SXSP + CP quản lý DN + chi phí Bán hàng

Đối tượng tính giá thành chính là các sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính gía thành đơn vị. Đối tượng có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền SX tuỳ theo yêu cầu của cách hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm.

4. Phương pháp tính giá thành:

Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.

Giá thành SP HThành = CPSX KD DD đầu kỳ +Tổng CP SX SP - CP SX DD CKỳ

Giá thành Sp =

Tổng Giá thành SP HThành

Số lượng sản phẩm hoàn thành

Phương pháp tổng cộng chi phí: Áp dụng trong những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất SP được thực hiện ở nhiều bộ phận SX, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết SP hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.

Giá thành = Z1 + Z2 + ... + Zn

Phương pháp hệ số: Với DN mà trong một chu kỳ SX cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng LĐ nhưng thu được đồng thời nhiều SP Khác nhau và chi phí ko tập hợp riêng cho từng sản phẩm.

Giá thành đơn vị SP Gốc =

Tổng giá thành của tất cả các loại SP

Tổng số sản phẩm gốc (Kể cả quy đổi)

Giá thành Đvị SP Từng loại = Giá thành ĐVị SPGốc * Hệ số quy đổi từng loại

Tổng giá thành sản xuất của các loại SP = Giá trị SP dở dang đầu kỳ

+ Tổng CP phát sinh trong kỳ

- Giá trị sản phẩm DD cuối kỳ

Phương pháp tỉ lệ chi phí: Căn cứ vào tỉ lệ chi phí SX thực tế với chi phí SX kế hoạch, Ktoán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản xuất từng loại

Giá thành Thực tế từng loại Sp = Giá thành kế hoạch (Định mức) * Tỷ lệ CP

Tỉ lệ CP =

Tổng giá thành thực tế của tất cả Sp

Tổng giá thành kế hoạch (Định mức) của tất cả SP

Phương pháp loại trừ giá trị SP phụ:

Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP Chính DD ĐKỳ + Tổng chi phí Psinh trong kỳ- Giá trị SP phụ thu hồi ươc tính- Giá trị Sp Chính DD cuối kỳ

Phương pháp liên hợp: Áp dụng kết hợp nhiều PP để tính giá thành SP

Ví dụ: Tại một DN tiến hành SX 2 loại Sp A và B, cuối tháng hạch toán, chi phí được tập hợp như sau: (Đvị tính: 1.000đ)

1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 5.000

2. Chi phí nhân công trực tiếp: 1.500

3. Chi phí SX chung: 1.200

4. SL Sp hoàn thành trong tháng: SP A Nhập kho 900, SP B hoàn thành gửi bán ngay: 400

Yêu cầu: Tính giá thành từng loại SP theo các PP phù hợp biết:

TH1:

- CP NVL TT SP a: 3.200. SP B: 1.800

· CP SX chung phân bổ theo chi phí NVL trực tiếp

· Chi phí SXKD DD đầu kỳ của SP A là 400, SP B 600

· CP SXKD DD Ckỳ của SP A 768, SP B 232

TH2: Chi phí SX tập hợp chung không hạch toán riêng được cho từng SP A và B, biết hệ số quy đổi SP A là 1.25, SP B 1.75, chi phí SX KD DD đầu kỳ: 600, cuối kỳ: 1.000

TH3: Chi phí SX ko hạch toán riêng cho từng SP và giữa Sp A và B không có hệ số quy đổi, biết giá thành KH SP A là 4, Sp B là 6, CPSX DD ĐK A: 600, B: 1000

Bài giải:

TH1: Áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp:

Phân bổ chi phí SX chung:

Cho SP A: (1.200/ 5.000) * 32.00=768

Cho SP B: 1.200 - 768 = 432

Kết chuyển chi phí:

a. Nợ 154: 5.000

- 154A: 3.200

- 154B: 1.800

Có 621: 5000

- 621A: 3.200

- 621B: 1.800

b. Nợ 154: 1.500

-154A: 900

-154B: 600

Có 622: 1.500

c. Nợ 154: 1.200

154A: 768

154B: 432

Có 627: 1.200

Tính giá thành:

SP A:

- Tổng giá thánh: 400+(3.200+900+768) - 768= 4.500

- Giá thành Đvị: 4.500/900 =5

SP B:

- Tổng giá thành: 200+(1.800+600+432)-232 = 2.800

- Giá thành đơn vị: 2.800/400 = 7

Đk: Nợ 155: 4.500

Nợ 157: 2.800

Có 154: 7.300

TH2: Áp dụng PP hệ số:

Kết chuyển chi phí:

Nợ 154: 7.700

Có 621: 5.000

Có 622: 1.500

Có 627: 1.200

Tính giá thành nhóm SP A và B và giá thành đơn vị:

+ SL SP gốc: (900*1.25)+ (400*1.75) = 1.825

+ Tổng giá thành SP A và B:

600+(5.000+1.500+1.200)- 1.000 = 7.300

+ Giá thành Đvị SP gốc: 7.300/1.825 = 4

Giá thành Đvị SP A: 4*1.25 = 5

Tổng giá thành: 900*5= 4.500

Giá thành Đvị SP B = 4*1.75 = 7

Tổng giá thành B: 7* 400 = 2.800

ĐK: Nợ 155: 4.500

Nợ 157: 2.800

Có 154: 7.300

TH3: tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ:

Kết chuyển chi phí:

Nợ 154: 7.700

Có 621: 5.000

Có 622: 1.500

Có 627: 1.200

Tính giá thành:

+ Tổng giá thành kế hoạch: (900 * 4) +(400*4)= 6.000

+ Tổng giá thành thực tế: 600+(5.000+1.500+1.200)-1.000 = 7.300

+ Tỷ lệ giá thành = (7.300/6.000)*100=121.67%

+ Tổng giá thành thực tế A: 900*4 *121.67 = 4.380

Giá thành đơn vị A: 4.380/900= 4.8

+ Tổng giá thành thực tế B: 7.300- 4.380 = 1.920

Giá thành đơnvị: 2.920 / 400 = 7.3

5. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên:

A. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất dung trực tiếp cho việc chế tạo SP.

Chi phí VL phân bổ cho từng ĐTượng = Tổng tiêu thức PBổ của từng đối tượng * tỷ lệ (hay hệ số) phân bổ.

Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ

Tỷ lệ (Hệ số) phân bổ =

Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng

Trong đó:

TK sử dụng: 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Bên nợ: Tập hợp giá trị nguyên vật liệu xuất dung trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ

Bên có: Giá trị nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng không hết, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

TK này cuối kỳ không có số dư:

Việc tập hợp chi phí NVL trực tiếp được tiến hành như sau:

Nếu xuất kho:

Nợ 621

Có 152: Giá thực tế VL xuất dung

Nếu nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất trực tiếp:

Nợ 621:

Nợ 133

Có Tk liên quan 111,112, 331,411

Phản ánh giá trịVL xuất dung không hết nhập lại kho:

Nợ 152:

Có 621

Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành vào cuối kỳ hạch toán:

Nợ 154

Có 621

Đối với giá trị vật liệu còn lại kỳ trước không nhập kho mà để tại bộ phận sử dụng, kế toán ghi vào đầu kỳ sau bằng bút toán:

Nợ 621

Có 152

B. Chi phí nhân công trực tiếp:

TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh

Bên có: Kết chuyển CP nhân công trực tiếp

Tk này không có số dư

Phản ánh tổng tiền lương cho công nhân trực tiếp SX, Ktoán ghi:

Nợ 622

Có 334

Phản ánh các khoản trích:

Nợ 622

Có 338 (3382,3383,3384)

Kết chuyển chi phí nhân công:

Nợ 154

Có 622

C. Kế toán các khoản chi phí trả trước:

Chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ) là các khoản chi phí thực tế phát sinh

TK 142 chi phí trả trước:

TK 242 Chi phí trả trứơc dài hạn

Nội dung phản ánh các tài khoản:

Bên nợ: tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh trong kỳ

Bên có: Các khoản chi phí trả trứơc đã phân bổ

Dư nợ: Các khoản CP phải trả thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân bổ vào CP KD

Cách hạch toán:

TK 142:

Nợ 142:tập hợp chi phí trả trước ngắn hạn:

Nợ 133

Có 152,153,156...

Hàng tháng kê toán XĐ giá trị hao mòn:

Nợ 152,153, 156,641,,,:giá trị hao mòn tính vào CP mua hay bán hàng

Có 142 (1421) Giá trị hao mòn

TK 242: Chi phí dài hạn:

Nợ 242:tập hợp chi phí dài hạn phát sinh

Nợ 133: thuế

Có 1531, 2413, 341, 111, 112...

Phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SX KD cho các đối tượng chịu CP

Nợ 241:tính vào chi phí Đtư XDCB

Nợ 627, 641, 642

Có 242

Toàn bộ chi phí bán hàng, CP quản lý DN sau khi phát sinh được kết chuyển vào bên nợ TK 142 hoặc 242. Số chi phí này được chuyển dần vào TK XĐ KQ tuỳ thuộc vào Dthu ghi nhận trong kỳ:

Chuyển CP BH + CP QL

Nợ 142, 242

Có 641, 642

Kết chuyển dần:

Nợ 911

Có 142, 242

D. Kế toán chi phí phải trả:

Chi phí phải trả là những chi phí thực tế phát sinh nhưng chưa được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Những khoản chi phí liên quan từ 2 niên độ kế toán trở lên sẽ được đưa vào dự toán để trích trước:

TKSD: 335 (chi phí phải trả)

Bên nợ: tập hợp chi phí phải trả được ghi nhận vào CP trong kỳ theo kế hoạch

Bên có: Các khoản chi phí phải trả đã được ghi nhận vào chi phí trong kỳ theo KH.

Dư có: Các khoản chi phí phải trả tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.

TK 335 mở chi tiết theo các tài khoản cấp 2: 3351, 3353, 3358

Đầu kỳ tiến hành trích trước chi phí phải trả đưa vào chi phí KD

Nợ TK lq (627, 641, 642...): ghi tăng chi phí

Có 335(chi tiết theo từng khoản)

Khi có phát sinh thực tế trong kỳ, ghi:

Nợ 335

Nợ 133

Có 331,2413,111,112,152...

Nếu phát sinh thực tế lớn hơn chi phí phải trả đã ghi nhận thì khoản chênh lệch được ghi bổ sung tăng chi phí:

Nợ 627, 641, 642,811...

Có 335

Trường hợp phát sinh thực tế nhỏ hơn số đã ghi nhận:

Nợ 335

Có TK lq: 627, 641, 642...

E. chi phí sản xuất chung:

Chi phí SX chung là những chi phí cần thiết còn lại để SX sản phẩm sau chi phí NVL, CP NC trực tiếp. Đây là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp

TK SD 627 (chi tiết theo từng tiểu khoản)

Bên nợ: tập hợp chi phiSX chung thực tế phát sinh trong kỳ

Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí SX chung, kết chuyển chi phí SX chung

Tk này cuối kỳ không có số dư

Cách hạch toán chi phí SX chung như sau:

Tiền lương phải trả cho Nviên PX:

Nợ 627 (6271)

Có 334

Trích các khoản theo lương:

Nợ 627

Có 338 (chi tiết theo từng tiểu khoản)

Chi phí VLiệu Xkho dung cho PX:

Nợ 627

Có 152, 153 (toàn bộ giá trị xuất dung)

Trích khấu hao TSCĐ:

Nợ 627

Có 214

Chi phí dịch vụ mua ngoài:

Nợ 627:

Nợ 133

Có 111,112, 331 ... : giá trị mua ngoài

Phân bổ dần chi phí dài hạn trả trước vào chi phí chung phân xưởng:

Nợ 627

Có 242

Trích trứơc đưa vào CP SX chung:

Nợ 627

Có 335

Các chi phí bằng tiền:

Nợ 627,

Có 111, 112, 152, ...

Kết chyển CP SXC cho các đối tượng:

Nợ 154

Nợ 632: phần tính vào giá vốn hàng bán.

Có 627

F. Tổng hợp chi phí SX, kiểm kê và đánh giá SP dở dang:

Tổng hợp chi phí sản xuất:

TK 154: chi phí SX KD dở dang

Bên nợ: Tổng hợp các chi phí SP phát sinh trong kỳ

Bên có: Các khoản giảm chi phí Sp, Tổng giá thành SX thực tế của SP, dvụ hthành

Dư nợ: Chi phí thực tế của Sp lao vụ dịch vụ dở dang chưa hoàn thành

Cuối kỳ các bút toán kết chuyển như sau:

Nợ 154

Có 627, 641, 642, 622

Đồng thời phản ánh các bút toán ghi giảm chi phí:

Nợ 152 (phế liệu thu hồi nhập kho)

Nợ 138 (sản phẩm hỏng ngoài định mức)

Nợ 334, 811, 155,157

Nợ 632 (Trường hợp tiêu thụ thẳng)

Có 154

6. Xác định giá trị SP DD cuối kỳ:

Theo chi phí nguyên vật liệu chính

Số lượng SP DD cuối kỳ

Giá trị VLC nằm trong SP DD =

* Toàn bộ GTrị VLC

Số lượng TP + SL SP DD

Theo sản lượng ước tính tương đương:

Số lượng SPDD CKỳ (không quy đổi)

Gtrị VLC nằm trong SPDD =

* GTrị VLC

SLượng TP + SPDD không quy đổi

SLượng SP DD CKỳ quy đổi ra thành phẩm

Chi phí Chế biến nằm trong SP dở dang (theo từng loại) =

* Tổng CP CB từng loại

Số lượng TP + SL SP DD quy đổi ra TP

Xác định GTrị SP DD theo 50% chi phí chế biến:

GTrị SPDD chưa HThành = GTrị NVLC nằm trong SPDD + 50% CP chế biến

Xác định giá trị SP DD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo CP trực tiếp

Xác định Gtrị SP DD theo chi phí định mức hoặc kế hoạch

Ví dụ:

Tại 1 Dn có tình hình chi phí sản xuất cho SP A được tập hợp như sau: (ĐVị: 1000đ)

chi phí DD đầu kỳ:

· Chi phí NVL TT (6210: 310, trong đó VLC: 300

· Chi phí nhân công trực tiếp (622): 150

· Chi phí SX chung (627): 291

Chi phí SX SP A trogn kỳ báo cáo:

· Chi phí NVL TT (621): 4.785 trong đó NVL Chính: 3.450

· Chi phí nhân công trực tiêpư (622): 3.150

· Chi phí SX chung: (627): 4.065

Yêu cầu tính giá trị SP DD cuối kỳ theo các PP trên biết SL S SX trogn kỳ báo cáo: 1.500 SP, hoàn thành 1.200 SP A, SL SP DD 300 mức độ Hthành 40%

Bài giải:

1. Tính theo SL ước lượng tương đương:

· SP DD cuối kỳ quy đổi: 300* 40% = 120 SP

· Tính các chi phí DD cuối kỳ = 1.568 gồm:

· chi phí VLC = (300+3.450)/(1.200+300)*300 = 750

· chi phí VL khác= (9+ 1.335)/(1.200 +120)*120 =122

· Chi phí nhân công=(150+3.150)/(1.200+120)*120 =300

· chi phí SX chung = (291+4.065)/(1.200+120)*120 = 396

2. Tính theo 50% chi phí chế biến:

DDCK = CP NVLC + 50% CP chế biến

· Chi phí NVLC = (300+3.450)/(1.200+300)*300 = 750

· Chi phí chế biến = [ (9+150+291) +(1.335+3.150+4.065)] *50% = 4.500

Tổng DDCK = 750+4.500=5.250

3. Tính theo chi phí NVLC. Theo phương pháp này, chi phí cho 300 Sp DD Ckỳ chỉ bao gồm Chi phí VLC là 750

Bài tập vận dụng:

Bài 1: Tài liệu tại một doanh nghiệp tháng 3/N (ĐVị tính: 1.000đ). Giá trị SP DD đầu kỳ: 30.000. Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:

1. Chi phí NVL trực tiếp (VLC): 350.000

2. Chi phí nhân công trực tiếp: 50.000

3. Chi phí SXC: 30.000

Giá trị SP DD cuối kỳ: 35.000

Yêu cầu:

1. Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị SP, biết cuối kỳ DN hoàn thành nhập kho 1.000 SPA và 500 SPB, hệ số quy đổi: SP A = 1.2,SP B = 1.6

2. Tíng tổng gía thành và giá thành đơn vị SP, biết cuối kỳ DN hoàn thành nhập kho 1.000 SP A, 500 SP B.Giá thành định mức 1 SP A: 200, 1 SP B: 400.

Bài giải

YC1:

Tổng SP gốc quy đổi=1.000 *1.2 + 500* 1.6 = 2.000

Giá thành ĐVị SP Gốc = (30.000 + 350.000+50.000+30.000 -35.000)/ 2.000=212,5

Giá thành ĐVị SP A = 212,5*1,2 =255,0

Tổng giá thành SPA = 255*1.000= 255.000

Giá thành ĐVị SP B = 212,5 *1.6 =340,0

Tổng giá thành Đvị SP B = 340,0*500= 170.000

YC2:

30.000+350.000+50.000+30.000-35.000

Tỉ lệ CP =

*100 = 106.25%

1.000*200+500*400

Giá thành đơn vị SP A = 200*106.25% =212.5

Tổng giá thành SP S =212.5 *1.000 =215.500

Giá thành ĐVị SP B = 400*106.25% = 425.0

Tổng giá thành SP B =500*425 = 215.500

--------------------------------------------------------------------------------

KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ, THU NHẬP, KẾT QUẢ KINH DOANH

---------------------

1. Khái quát về kế toán tiêu thụ Sp, dịch vụ, thu nhập và kết quả kinh doanh

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu phát sinh từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là phần doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thoả thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản.

Doanh thu = Giá trị hợp lý từ các khoản thu được hoặc sẽ thu được- CK thương mại - giảm giá hàng bán - DT hàng bán trả lại

Doanh thu hoạt động tài chính: Phát sinh từ các giaodịch mà DN tiến hành thuộc hoạt động tài chính như tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia, các khoản liên quan đến HĐ đầu tư tài chính khác

Chi phí HĐ bán hàng và cung cấp dịch vụ: là những khoản chi phí phát sinh liên quan đến giá vốn của lượng sản phẩm tiêu thụ và lượng dịch vụ đã cung cấp cùng chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN phân bổ cho lượng SP, DV, HH đã tiêu thụ trong kỳ

Chi phí HĐ tài chính: là những khoản chi phí phát sinh từ các giao dịch mà DN tiến hành thuộc hoạt động tài chính như lãi tiền vay, chi phí SD bản quyền, số lỗ đầu tư chứng khoán và Đtư tài chính khác và các khoản chi phí liên quan.

Chi phí khác: là những chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính. VD: chi phí thanh lý TSCĐ, chi phí môi giới, dịch vụ...

Phù hợp với Dthu, thu nhập và chi phí là Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

KQ BH = DT thuần về BH và CC Dvụ - Giá vốn hàng tiêu thụ - CP BH, QLDN

KQ HĐ tài chính = DT HĐ tài chính - CP HĐ tài chính

KQ khác =TN khác - CP khác

2. Các nguyên tắc kế toán:

+ Ngtắc 1: Phải phân định được chi phí, doanh thu, thu nhập và KQ thuộc từng HĐ Sản xuất kinh doanh

+ Ngtắc 2: Phải XĐ chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu

+ Ngtắc 3: Phải nắm vững cách thức xác định doanh thu.

+ Ngtắc 4: Phải nắm vững nội dung và cách xác định các chỉ tiêu liên quan đến DT, thu nhập, chi phí, kết quả (Giảm giá hàng bán, CK thương mại, giá vốn hàng bán, hàng bán bị trả lại, lợi nhuận gộp, CK thanh toán, KQ HĐ SX KD, Tổng LN trước thuế)

+ Ngtắc 5: Trình bày báo cáo tài chính:

3.Tài khoản sử dụng:

TK 157

Bên nợ: Giá vốn SP, HH, DV gửi bán gửi đại lý hoặc đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận.

Bên có: Giá vốn SP, HH, DVụ đã được KH chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán, giá vốn hàng gửi bán bị từ chối, trả lại

Dư nợ: Giá trị hàng bán chưa được chấp nhận.

TK 511: DT bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ: Phản ánh tổng doanh thu BH và cung cấp DVụ mà doanh nghiệp đã thực hiện và các khoản giảm doanh thu,từ đó tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ trogn kỳ.

Bên nợ: Số thuế phải nộp tính trên doanh số bán, số chiết khấu TMại, giảm giá hàng trả lại kết chuyển trừ vào doanh thu, kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ

Bên Có: Tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ

Cuối kỳ không có số dư

TK 512: Doanh thu nội bộ: phản ánh khoản doanh thu từ trợ cấp và các khoản ghi giảm doanh thu về số hàng hoá, dịch vụ sản phẩm tiêu thụ giữa các đơn vị nội bộ, ngoài ra còn được dùng để theo dõi một số khoản khác được coi là tiêu thụ nội bộ.

TK531: Hàng bán trả lại dung để theo dõi doanh thu HH SPdịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại

Bên nợ: Tập hợp doanh thu của số hàng hoá, sản phẩm tiêu thụ đã bị trả lại

Bên có: Kết chuyển doanh thu của số HB bị trả lại

TK 531 CK không có số dư

TK532: giảm giá hàng bán được dùng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán chấp nhận cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận

Bên nợ: Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp nhận cho người mua trong kỳ

Bên có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán vào bên nợ TK 511, 512

Cuối kỳ không có số dư

TK 521. CK thương mại theo dõi các khoản CK TM chấp nhận cho KH.

Bên nợ: Tập hợp các khoản chiết khấu Tmại chấp nhận cho người mua

Bên có: KC toàn bộ số CK TM vào bên nợ các TK 511, 512

TK này không có số dư.

TK 632 giá vốn hàng bán Theo dõi các trị giá vốn của HH, SP dịch vụ xuất bán trong kỳ

Bên nợ: Trị giá vốn của TP, HH, Dịch vụ đã xuất bán trong kỳ

Bên có: Giá vốn hàng bán bị trả lại trong kỳ, kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ.

Không có số dư cuối kỳ.

TK 641: Chi phí bán hàng

TK 642: chi phí quản lý doanh nghiệp

TK 515: Doanh thu từ hoạt động tài chính

Bên nợ: Các khoản ghi giảm doanh thu HĐ Tài chính, kết chuyển tổng số DT thuần Hoạt động tài chính

Bên có: Các khoản doanh thu thuộc hoạt động tài chính thực tế PS trong kỳ

Không có số dư cuối kỳ

TK 635: Chi phí tài chính

Bên nợ: Các khoản ghi giảm doanh thu

Bên có: Các khoản doanh thu từ HĐ tài chính

Không có số dư cuối kỳ

TK 711:Thu nhập khác:

Bên nợ: các khoản ghi giảm doanh thu, kết chuyển thu nhập thuần khác.

Bên có: Các khoản thu nhập khác phát sinh thực tế

TK 811: chi phí khác

Bên nợ: tập hợp chi phí khác thực tế PS trong kỳ

Bên có: Kết chuyển chi phí khác vào TK 911

TK 911: Xác định KQ kinh doanh P ánh toàn bộ KQ HT SX KD của DN

Bên nợ: CP HĐ Kinh doanh liên quan đến KQ, chi phí khác, Kết chuyển KQ HĐ SX KD

Bên có: Tổng doanh thu thuần về tiêu thụ SP HH Dịch vụ, DT HĐ tài chính trong kỳ, tổn thu nhập thuần khác, kết chuyển KQ HĐ SX KD (Lỗ)

4. Kế toán tiêu thụ SP theo PP kê khai thường xuyên:

Khi xuất SP có hai bút toán:

BT1. Phản ánh giá vốn hàng xuất bán:

Nợ 632

Có 155: Xuất kho thành phẩm

Có 154: Xuất trực tiếp tại PX không qua kho

BT2. Phản ánh tổng giá thanh toán của hàng tiêu thụ:

Nợ 111,112

Nợ 131

Có 511, 3331

Nếu KH được hưởng CK thanh toán, số CK đã chấp nhận cho khách hàng và được tính vào HĐ tài chính ghi:

Nợ 635:ghi tăng chi phí tài chính số tiền chiết khấu

Có 111, 112, 131, 3388

Ví dụ T 234 (GT)

Đối với CK thương mại:

Nợ 521:

Nợ 3331

Có 131: số tiền trừ vào phải thu của KH

Khi KH không có giao dịch với DN nữa thì DN phải hồi khấu cho KH:

Nợ 641

Có TK lq: 111, 112, 3388

Khi điều chỉnh giá bán cho khách: cả hai bên kê khai điều chỉnh thuế đầu ra đầu vào cho thích hợp và Ktoán ghi:

Nợ 532, 3331

Có 111,112, 131, 338

Nếu hàng bị trả lại, căn cứ vào chứng từ liên quan kế toán ghi:

Bt1. Phản ánh giá vốn hàng bán trả lại

Nợ 155, 157, 138

Có 632

Bt2. Phản ánh tổng giá thanh toán của số hàng bán bị trả lại

Nợ 531, 3331

Có 111,112, 131...

Cuối kỳ kết chuyển:

Nợ 511:

Có 521:KC chiết khấu TM

Có 531:KC DT hàng bán trả lại

Có 532: KC số giảm giá hàng bán

Có 911: KĐ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Kết chuyển giá vốn HB được kết chuyển trừ vào KQ

Nợ 911

Có 632

5. Kế toán chi phí BH, QL:

Nợ 641, 642

Có 334, 338, 331, 152, 153, 214, 335, 111, 112

Các khoản giảm trừ:

Nợ 111, 138...

Có 641, 642

Cuối kỳ Kết chuyển CP

Nợ 142: Đưa vào CP chờ kết chuyển

Nợ 911:trừ vào KQ trong kỳ

Có 641, 642

6. Kế toán kết quả BH và cung cấp dịch vụ:

- Kết chuyển doanh thu thuần bán hàng và cung cấpdịch vụ:

Nợ 511, 512

Có 911

- Kết chuyển giá vốn SP, Vtư, dịch vụ đã tiêu thụ

Nợ 911

Có 632

- Kết chuyển chi phí bán hàng, Qlý:

Nợ 911

Có 641, 642

Có 142: KC chi phí Kỳ trước trừ vào KQ kỳ này

- Kết chuyển lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nếu lãi:

Nợ 911

Có 421 (4212)

Nếu Lỗ:

Nợ 421 (4212)

Có 911

7. Kế toán chi phí, doanh thu và KQ các hoạt động tài chính và các hoạt động khác

- Phản ánh các chi phí hoạt động:

Nợ 635: ghi tăng CP HĐ tài chính

Có TK lq: 121,128, 221, 222, 228, 214...

- Các khoản doanh thu:

Nợ TK lq: 111, 112, 152, 153, 131, 138...

Có 515:

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư không dung đến:

Nợ 129, 229

Có 635

- Trích lập dự phòng cho năm sau:

Nợ 635

Có 129, 229

- Các khoản chiết khấu TM giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán trả lại thuộc hoạt động tài chính:

Nợ 515, 3331

Có 111,112,3388,...Tổng giảm giá

- Giá vốn hàng trả lại:

Nợ Tk lq: 121, 221, 228...

Có 635

- Số chiết khấu thanh toán khi bán hàng chấp nhận cho người mua:

Nợ 635

Có TKlq: 111,112, 131,1368, 1388

- Số chiết khấu khi mua hàng được hưởng:

Nợ TKlq: 111, 112,221,228...

Có: 515: ghi tăng DT hoạt động tài chính

- Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí HĐ tài chính:

Nợ 911

Có 635

Đồng thời kết chuyển doanh thu thuần về HĐ tài chính:

Nợ 515

Có 911

- Kết chuyển lợi nhuận HĐ TC

Nợ 911

Có 421:tăng lợi nhuận kinh doanh

Nếu lỗ:

Nợ 4212

Có 911

Kế toán thu nhập, chi phí và KQ HĐ khác:

- Kế toán các khoản thu: (kể cả các TN của năm trước bỏ sót, bị lẵng quên)

Nợ 111,112,152, 331,338, 131, ...

Có 711

- Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng trả lại thuộc hoạt động khác:

Nợ 711: ghi giảm các thu nhập khác

Có 111,112,131

- Kế toán các khoản chi phí khác thực tế phát sinh:

Nợ 811:

Có 111,112,333, 338, 211, 213,144,244,...

- Cuối kỳ kết chuyển chi phí khác:

Nợ 911

Có 811

- Kết chuyển thu nhập thuần khác:

Nợ 711

Có 911

+ Nếu lãi:

Nợ 911

Có 4212

+ Nếu lỗ:

Nợ 4212

Có 911

Đối với các doanh nghiệp tính thuếGTGT theo PP trực tiếp phận thu nhập khác ghi có 711 bao gồm cả thuế GTGT (Nếu có) cuối kỳ phần thuế đó ghi:

Nợ 711

Có 3331(33311)

Bài tập vận dụng: Tại một Dn có số liệu sau:

Số dư đầu kỳ: trên một số tài khoản: (ĐVị 1.000d)

TK 155:80.000 TK 157: 45.000

Trong kỳ các phát sinh như sau:

1. Tổng hợp các hoá đơn bán hàng (GTGT) tổng thanh toán (cả thuế VAT 10%) là 770.000 trong đó đã thu bằng tiền mặt 200.000, TGNH: 400.000, khách hàng còn nợ 170.000

2. Người mua khiếu nại về chất lượng hàng tiêu thụ trogn kỳ nên được đơn vị giảm giá 2% (trừ vào số còn nợ)

3. Nhập kho một số thành phẩm hoàn thành từ SX theo giá thành công xưởngthực tế 560.00

4. Tổng chi phí bán hàng phát sinh trừ vào KQ: 15.000

5. Tổng chi phí quản lý DN phát sinh trừ vào KQ: 20.000

6. Tài liệu kiểm kê cuối kỳ:

Hàng gửi bán: 40.000 Thành phẩm tồn kho: 95.000

Yêu cầu:

1. Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trên sơ đồ tài khoản

2. Xác định kq tiêu thụ

Bài giải

YC1

1. Nợ 111: 200.000

Nợ 112: 400.000

Nợ 131: 170.000

Có 511: 700.000

Có 3331: 70.000

2. Nợ 532: 14.000

Nợ 3331: 1.400

Có 131: 15.400

3. Nợ 632: 560.000

Có 631: 560.000

4. Nợ 911: 15.000

Có 641: 15.000

5. Nợ 911: 20.000

Có 642: 20.000

6. Nợ 155: 95.000

Có 632: 95.000

Nợ 157: 40.000

Có 632: 40.000

--------------------------------------------------------------------------------

CÔNG TÁC KẾ TOÁN CUỐI KỲ VÀ CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

---------------------------

I Công tác kế toán cuối kỳ:

Nội dung và nguyên tắc:

Các nguyên tắc:

Hoàn tất việc ghi chép

Điều chỉnh số liệu kế toán

Hoàn nhập dự phòng giảm giá còn lại (Nếu ko dung đến) hoặc trích lập bổ xung dự phòng giảm giá vào cuối mỗi niên độ

Xử lý các khoản chênh lệch giá tài sản, chênh lệch tỷ giá ...

Lập các báo cáo kế toán quản trị và báo cáo kế toán tài chính theo định kỳ

Kế toán kết quả kiểm kê

Cuối kỳ sau khi kiểm kê thường xảy ra các hiện tượng thừa thiếu tài sản

Ghi nhận kết quả kiểm kê:

Phản ánh giá trị TS thiếu tại kho:

Nợ 632, 138

Có TK lq: 152,153,155,156

Phản ánh giá trị TS thừa tại kho:

Nợ TK lq: 152,153,155,156: giá trị TS thừa

Có 632: gía trị thừa trong định mức

Có 338 (3381): Giá trị thừa ko rõ nguyên nhân

Số tiền thừa ko rõ nguyên nhân:

Nợ 111,112

Có 3381:ghi tăng giá trị thừa chờ xử lý

Số tiền thiếu ko rõ nguyên nhân:

Nợ 138:

Có 111, 112

Ghi nhận KQ xử lý TS, tiền thừa, thiếu:

Nợ 138, 334, 632, 811, 415

Có 138

Khi xử lý số thừa:

Nợ 338 (3381)

Có 632, 411, 711, 421...

Ghi nhận KQ xử lý khoản chênh lệch:

Ghi tăng nguồn vốn KD (nếu chênh lệch tăng):

Nợ 412:

Có 411

Ghi giảm nguồn vốn KD (nếu chênh lệch giảm)

Nợ 411

Có 412

Chênh lệch tăng tỷ giá ghi:

Nợ 413

Có 515

Nếu QĐ tăng chi phí cho HĐ tài chính:

Nợ 635

Có 413

Kế toán các tài khoản ngoại bảng

TK ngoại bảng Phản ánh những tài sản tạm thời để ở doanh nghiệp nhưng ko thuộc quyền sở hữu của DN hay phản ánh một số chỉ tiêu kinh tế đã được phản ánh của các tài khoản trong bảng cân đối kế toán nhưng cần theo dõi

Các TK loại này đều được ghi đơn với cấu trúc chung:

Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ tăng

Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ giảm

Dư nợ: Phản ánh giá trị hiện còn

II. Bảng cân đối kế toán và Báo cáo tài chính:

Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 -DN) gồm hai phần: TS và nguồn vốn:

Báo cáo kết quả HĐ KD, mẫu số B02 - DN

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu 03 -DN): Phản ánh việc hình thành và SD lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo.

Thuyết minh báo cáo tài chính:

--------------------------------------------------------------------------------

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

(Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006)

STT

SỐ HIỆU TÀI KHOẢN TÊN TÀI KHOẢN GHI GHÚ

CẤP I CẤP II

LOẠI 1: TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

01 111 Tiền mặt

1111 Tiền mặt Việt Nam

1112 Ngoại tệ

1113

02 112 Tiền gửi ngân hàng Chi tiết theo từng ngày tháng

1121 Tiền Việt Nam

1122 Ngoại tệ

1123 Vàng bạc, kim khí quý, đá quý

113 Tiền đang chuyển

1131 Tiền Việt Nam

1132 Ngoại tệ

03 121 Đầu tư tài chính ngắn hạn

1211 Cổ phiếu

1212 Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu

04 128 Đầu tư tài chính ngắn hạn khác

1281 Tiền gửi có kỳ hạn

1282 Đầu tư ngắn hạn khác

05 129 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn

06 131 Phải thu của khách hàng Chi tiết theo từng khách hàng

07 133 Thuế GTGT được khấu trừ

1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ

1332 Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

08 136 Phải thu nội bộ

1361 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc

1368 Phải thu nội bộ khác

09 138 Phải thu khác

1381 Tài sản thiếu chờ xử lý

1385 Phải thu về cổ phần hóa

1388 Phải thu khác

10 139 Dự phòng các khoản thu khó đòi

11 141 Tạm ứng Chi tiết theo từng đối tượng

142 Chi phí trả trước ngắn hạn

144 Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn

151 Hàng hóa mua đang đi đường

152 Nguyên liệu, vật liệu Chi tiết theo yêu cầu quản lý

153 Công cụ, dụng cụ

154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

155 Thành phẩm

156 Hàng hóa

1561 Giá mua hàng hóa

1562 Chi phí thu mua hàng hóa

1567 Hàng hóa bất động sản

157 Hàng gửi đi bán

158 Hàng hóa kho bảo thuế ĐV có XNK được lập kho bảo thuế

159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

161 Chi sự nghiệp

1611 Chi sự nghiệp năm trước

1612 Chi sự nghiệp năm nay

LOẠI 2: TÀI SẢN DÀI HẠN

211 Tài sản cố định hữu hình

2111 Nhà cửa, vật kiến trúc

2112 Máy móc, thiết bị

2113 Phương tiện vận tải truyền dẫn

2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý

2115 Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm

2118 Tài sản cố định khác

212 Tài sản cố định thuê tài chính

213 Tài sản cố định vô hình

2131 Quyền sử dụng đất

2132 Quyền phát hành

2133 Bản quyền, bằng sáng chế

2134 Nhãn hiệu hàng hóa

2135 Phần mềm máy tính

2136 Giấy phép và giấy phép nhượng quyền

2138 Tài sản cố định vô hình khác

214 Hao mòn TSCĐ

2141 Hao mòn TSCĐ cố định hữu hình

2142 Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

2143 Hao mòn TSCĐ vô hình

2147 Hao mòn bất động sản đầu tư

217 Bất động sản đầu tư

221 Đầu tư vào công ty con

222 Vốn góp liên doanh

223 Đầu tư vào công ty liên kết

228 Đầu tư dài hạn khác

2281 Cổ phiếu

2282 Trái phiếu

2288 Đầu tư dài hạn khác

229 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

241 Xây dựng cơ bản dở dang

2411 Mua sắm TSCĐ

2412 Xây dựng cơ bản

2413 Sửa chữa lớn TSCĐ

242 Chi phí trả trước dài hạn

243 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

244 Ký qũy, ký cược dài hạn

LOẠI 3: NỢ PHẢI TRẢ

311 Vay ngắn hạn

315 Nợ dài hạn đến hạn trả

331 Phải trả người bán Chi tiết theo đối tượng

333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

3331 Thuế GTGT phải nộp

33311 Thuế GTGT đầu ra

33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu

3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt

3333 Thuế xuất nhập khẩu

3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp

3336 Thuế tài nguyên

3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất

3338 Các loại thuế khác

3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

334 Phải trả người lao động

3341 Phải trả công nhân viên

3342 Phải trả người lao động khác

335 Chi phí phải trả

336 Phải trả nội bộ

337 Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng DN xây lắp có thanh toán theo tiến độ hợp đồng XD

338 Phải trả, phải nộp khác

3381 Tài sản thừa chờ giải quyết

3382 Kinh phí công đoàn

3383 Bảo hiểm xã hội

3384 Bảo hiểm y tế

3385 Phải trả về cổ phần hóa

3386 Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn

3387 Doanh thu chưa thực hiện

3388 Phải trả, phải nộp khác

341 Vay dài hạn

342 Nợ dài hạn

343 Trái phiếu phát hành

3431 Mệnh giá trái phiếu

3432 Chiết khấu trái phiếu

3434 Phụ trội trái phiếu

344 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

347 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

351 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

352 Dự phòng phải trả

LOẠI 4: NGUỒN VỐN CHỦ SỠ HỮU

411 Nguồn vốn kinh doanh

4111 Vốn đầu tư chủ sỡ hữu

4112 Thặng dư vốn cổ phần Cty Cổ phần

4118 Vốn khác

412 Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại tài sản

413 Chênh lệnh tỉ giá hối đoái

4131 Chênh lệnh tỉ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính

4132 Chênh lệnh tỉ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư XDCB

414 Quỹ đầu tư phát triển

415 Quỹ dự phòng tài chính

418 Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

419 Cổ phiếu quỹ Cty Cổ phần

421 Lợi nhuận chưa phân phối

4211 Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

4212 Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

431 Quỹ khen thưởng phúc lợi

4311 Quỹ khen thưởng

4312 Quỹ phúc lợi

4313 Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ

441 Ngồn vố đầu tư xây dựng cơ bản Áp dụng cho DNNN

461 Nguồn kinh phí sự nghiệp Áp dụng cho các Tổng Công ty

4611 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước có nguồn kinh phí

4612 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay

466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

LOẠI 5: DOANH THU

511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

5111 Doanh thu bán hàng hóa

5112 Doanh thu các thành phẩm Chi tiết theo yêu cầu quản lý

5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ

5114 Doanh thu trợ cấp, trợ giá

5117 Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

512 Doanh thu bán hàng nội bộ Áp dụng khi có bán hàng nội bộ

5121 Doanh thu bán hàng hóa

5122 Doanh thu bán các thành phẩm

5123 Doanh thu cung cấp dịch vụ

515 Doanh thu hoạt động tài chính khác

521 Chiết khấu thương mại

531 Hàng bán bị trả lại

532 Giảm giá hàng bán

LOẠI 6: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

611 Mua hàng Áp dụng cho pp kiểm kê định kỳ

6111 Mua nguyện vật liệu

6112 Mua hàng hóa

621 Chi phí nguyên vậ liệu trực tiếp

622 Chi phí nhân công trực tiếp

623 Chi phí sử dụng máy thi công Áp dụng cho đv xây lắp

6231 Chi phí nhân công

6232 Chi phí vật liệu

6233 Chi phí dụng cụ sản xuất

6234 Chi phí khấu hao máy thi công

6237 Chi phí dịch vụ mua ngoài

6238 Chi phí bằng tiền khác

627 Chi phí sản xuất chung

6271 Chi phí nhân viên phân xưởng

6272 Chi phí vật liệu

6273 Chi phí dụng cụ sản xuất

6274 Chi phí khấu hao TSCĐ

6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài

6278 Chi phí bằng tiền khác

631 Giá thành sản xuất

632 Giá vốn hàng bán

635 Chi phí tài chính

641 Chi phí bán hàng

6411 Chi phí nhân viên

6412 Chi phí vật liệu bao bì

6413 Chi phí dụng cụ đồ dùng

6414 Chi phí khấu hao TSCĐ

6415 Chi phí bảo hành

6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài

6418 Chi phí bằng tiền khác

642 Chi phí quản lý doanh nghiệp

6421 Chi phí nhân viên quản lý

6422 Chi phí vậ liệu quản lý

6423 Chi phí đồ dùng văn phòng

6424 Chi phí khấu hao tài sản cố định

6425 Thuế phí và lệ phí

6426 Chi phí dự phòng

6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài

6428 Chi phí bằng tiền khác

LOẠI 7: THU NHẬP KHÁC

711 Thu nhập khác Chi tiết theo hoạt động

LOẠI 8: CHI PHÍ KHÁC

811 Chi phí khác Chi tiết theo hoạt động

821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

8211 Chi phí thuế TNDN hiện hành

8212 Chi phí thuế TNDN hoãn lại

LOẠI 9: XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

911 Xác định kết quả kinh doanh

TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG

001 Tài sản thuê ngoài

002 Vật tư, hàng hóa nhận giữ hàng, nhận gia công Chi tiết theo yc quản lý

003 Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược

004 Nợ khó đòi đã xử lý

007 Ngoại tệ các loại

008 Dự toán chi sự nghiệp dự án

--------------------------------------------------------------------------------

Posted By Mr.HoangPro - 0973.18.55.69

[email protected]

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro