kế toán tài chính
Câu 1: Vai trò của kế toán trong công tác quản lý
• Khái niệm:
- Kế toán là ngôn ngữ kinh doanh, là nghệ thuật đo lường, ghi chép, phản ánh mọi hđ ghi chép tài chính.
- Theo luật kế toán VN : Kế toán là công việc thu thập, quản lý, kiểm tra thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức hiện vật và thời gian.
- Theo các nhà khoa học của học viện tài chính: Kế toán là khoa học thu nhận và xử lý, cung cấp toàn bộ những thông tin về tài chính và sự vận động tài sản (hay cung cấp thông tin về tài sản và hđ TC) ở đơn vị nhằm giám sát kiểm tra tình hình hđ kinh tế TC ở đơn vị đó
KL: Kế toán là khoa học quản lý, là nghệ thuật tổ chức thông tin, là bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý.
• Vai trò của kế toán trong công tác quản lý:
- Kế toán cung cấp thông tin cho các đơn vị sd thông tin. Những đối tượng có lợi ích trực tiếp đối với thông tin do kế toán cung cấp là các chủ đầu tư,chủ nợ, các cổ đông, những đối tác liên doanh. Căn cứ vào thông tin kế toán của DN họ có thể ra dc những quyết định đầu tư, cho vay,góp vốn nhiều hay ít … Các chủ nợ cũng ra dc quyết định cho vay phù hợp với đặc điểm, tình hình và sự phát triển của dn thông qua các thông tin trên báo cáo kế toán của dn, họ quyết định vay nhiều hay ít, vay với điều kiện gì, lãi suất như thế nào ..?
- Những đối tượng có lợi ích gián tiếp đối với thông tin kế toán, đó là các cơ quan quản lý chức năng : thuế, tài chính, thống kê, … chính phủ… các cơ quan quản lý chức năng của nhà nc dựa vào thông tin do kế t.oán tài chính cung cấp để kiểm tra, giám sát hoạt động sxkd của dn … Cũng trên cơ sở các thông tin kế toán tài chính của các dn mà các cơ quan quản lý chức năng, các cơ quan ban hành chính sách nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách quản lý chế độ hiện hành và đề ra những chính sách, chế độ thích hợp, nhằm thực hiện các kế hoạch, đường lối phát triển nhanh chóng và toàn diện nền ktqd
- Tài liệu số liệu kế toán là cơ sở để kiểm tra xem xét và xử lý vi phạm pháp luật.
Qua những điều phân tích trên đây, ta thấy mục đích của kế toán tài chính là thu thập xử lý, cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng sd khác nhau, với các mục đích khác nhau, để ra dc các quyết định quản lý phù hợp. Điều này nói lên vai trò quan trọng của kế toán tài chính trong công tác quản lý vi mô và vĩ mô của nhà nc.
Câu 2: Nêu các nguyên tắc áp dụng trong kế toán, phân tích nguyên tắc thận trọng
• Chuẩn mực kế toán VN số 01(chuẩn mực chung) quy định các ng tắc ktoán cơ bản dưới đây:
1) Cơ sở dồn tích: Ng tắc này đòi hỏi mọi nghiệp vụ kế toán tài chính của DN liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải dc ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh thực tế chứ ko căn cứ vào thời điểm thu hoặc chi tiền hoặc tương đương tiền.
2) Hoạt động liên tục: Theo ng tắc này báo cáo tài chính phải dc lập dựa trên cơ sở giả định là DN đang hoạt động liên tục và sẽ hoạt động liên tục bình thường trong tương lai gần, nghĩa là DN ko có ý định hoặc ko phải buộc ngừng hoạt động, ko phải thu hẹp quy mô hoạt động của mình.
3) Giá gốc: Ng tắc giá gốc là một trog những ng tắc cơ bản nhất của kế toán. Giá gốc của tài sản dc tình theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của TS đó vào thời điểm TS dc ghi nhận. Giá gốc của TS ko dc thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
4) Ng tắc trọng yếu: Thông tin dc coi là trọng yếu trong trường hợp thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của ng báo cáo tài chính. Theo ng tắc này cần chú trọng những thông tin chủ yếu, bỏ qua các thông tin thứ yếu.
5) Ng tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận 1 khoản doanh thu thì phải ghi nhận 1 khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Ng tắc phù hợp đưa ra hướng dẫn về việc xác định chi phí để tính kết quả. Chi phí để tính toán, xđ kết quả hđ SXKD là tất cả các chi phí đã cấu thành trong số hàng đã bán.
6) Ng tắc thận trọng: Là việc xem xét, cân nhắc phán đoán để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện ko chắc chắn. Ví dụ: Phải trích lập các khoản dự phòng nhg ko trích lập quá lớn, ko đánh giá cao hơn các khoản thu nhập và giá trị TS. Theo ng tắc này đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ thu chi 1 cách thận trọng.
7) Ng tắc nhất quán: Đòi hỏi các chính sách và phương pháp,các ng tắc chuẩn mực mà kế toán đã sd phải phù hợp và dc áp dụng thống nhất từ kì này sáng kì khác.
• Phân tích ng tắc thận trọng: Ng tắc này đề cập đến việc lựa chọn những giải pháp trong vô số giải pháp, sao cho ít ảnh hưởng nhất đến nguồn vốn chủ sở hữu, với sự chọn lựa như vậy,kế toán chỉ ghi các khoản thu nhập khi có những chứng cớ chắc chắn, còn chi phí thì dc ghi ngay khi chưa có chứng cớ chắc chắn. Với những tài sản có xu hướng giảm giá, mất giá hoặc ko bán dc, cần phải dự tính khoản thiệt hại để thực hiện việc trích lập dự phòng tính vào chi phí, hoặc cố gắng tính hết những khoản chi phí có thể dc cho số sản phẩm hàng hóa đã bán để số sản phẩm hàng hóa chưa bán dc có thể chịu phần chi phí ít hơn.Như vậy ng tắc thận trọng đòi hỏi:
- Lập các khoản dự phòng nhg ko lập quá lớn
- Ko đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập
- Ko đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí
- Doanh thu và thu nhập chỉ dc ghi nhận khi có bằng cứ chắc chắn về khả năng thu dc lợi ích kinh tế còn chi phí phải dc ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh.
Câu 4: Trình bày các ng tắc trong quản lý và hạch toán vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền là 1 bộ phận của vốn sxkd của DN. Vốn bằng tiền thuộc TS lưu động dc hình thành chủ yếu trg qtrình bán hàng và trog các quan hệ thanh toán của DN. Vốn bằng tiền của DN bao gồm: Tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi NH và tiền đang chuyển(kể cả ngoại tệ, vàng bạc đá quý, kim khí quý)
Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ theo các ng tắc, chế độ quản lý và hạch toán tiền tệ của nhà nc sau đây:
- Sử dụng đơn vị thống nhất là đồng VN
- Các loại ngoại tệ phải quy đổi ra đồng VN theo tỷ giá mua do NHNN công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán và dc theo dõi chi tiết riêng từng nguyên tệ trên TK 007 “Ngoại tệ các loại”
- Các loại vàng bạc, đá quý, kim khí quý phải dc đánh giá bằng tiền tệ tại thời điểm phát sinh theo giá gốc thực tế (nhập, xuất). Ngoài ra phải theo dõi chi tiết về số lượng, trọng lượng, quy cách và phẩm chất của từng loại.
- Vào cuối mỗi kì, kế toán phải đánh giá lại số dư các loại ngoại tệ theo tỷ giá thực tế. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (nếu có) dc xử lý và hạch toán theo quy chế hiện hành.
Câu 5: KN, ý nghĩa, quy định về dự phòng đầu tư giảm giá ngắn hạn, dài hạn
• Kế toán dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn:
KN : Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn là việc tính trc vào chi phí hoạt động tài chính phần giá trị có thể bị giảm xuống thấp hơn trong tương lai của các hoạt động đầu tư và phản ánh giá trị thuần của hđ đầu tư trên báo cáo TC.
Một số quy định về lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn:
• Việc lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn phải thực hiện theo các quy định của chế độ tài chính DN hiện hành. Dự phòng dc trích lập vào cuối niên độ kế toán, trc khi lập báo cáo TC, nếu có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá thường xuyên của các CK trên thị trg
a) Đối với các khoản đầu tư CK :
- Là các loại CK như cổ phiếu, trái phiếu cty … dc dn đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.
- Đc tự do mua bán trên thị trg mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo TC có giá thị trg giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán. Những CK ko dc phép mua bán tự do trên thị trg thì ko dc lập dự phòng giảm giá
b) Đối với các khoản vốn đầu tư của DN vào tổ chức kinh tế là đơn vị thành viên, cty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, cty hữu hạn 2 thành viên trở lên, cty cổ phần, cty hợp danh, liên doanh liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà dn đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã dc xđ trog phương án kinh doanh trc khi đầu tư)
• Việc lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn phải dc thực hiện cho từng loại, từng khoản đầu tư chứng khoán hiện có. Mức lập dự phòng dc xđ bằng số chênh lệch giảm giữa giá gốc và giá có thể bán trên thị trg của từng loại CK và ko dc bù trừ với chênh lệch tăng của những CK khác
Phương pháp lập dự phòng:
Mức trích lập dự phòng trích theo công thức sau:
DN phải lập dự phòng riêng cho từng loại CK đầu tư, có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và dc tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá CK đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí TC của DN.
Tài khoản sd: TK 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.
Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Bên Có: Số dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn dc lập
Số dư bên Có: Giá trị dự phòng đầu tư ngắn hạn hiện có
• Kế toán dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn:
Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài han: là việc tính trc vào cp hđ TC phần giá trị có thể bị giảm xuống thấp hơn giá gốc của các khoản đầu tư dài hạn và phản ánh giá trị thuần của khoản đầu tư dài hạn trên báo cáo TC.
Một số quy định về việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn:
1) Phải lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn theo đúng quy định của chế độ TC dn hiện hành: Dự phòng dc trích lập vào cuối kì kế toán năm trc khi lập báo cáo tc nếu có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá thường xuyên của các khoản đầu tư dài hạn mà dn đang nắm giữ
2) Phải tính dự phòng cho từng loại, từng khoản đầu tư TC dài hạn hiện có tại DN bị giảm giá. Mức lập dự phòng dc xđ bằng số chênh lệch giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện dc(giá thị trường) hoặc khoản đầu tư có thể thu hồi dc của từng loại đầu tư tài chính dài hạn
3) Điều kiện để trích lập khoản dự phòng giảm giá CK dài hạn là:
- CK của dn dc dn đầu tư đúng quy định của pháp luật
- Đc tự do mua bán trên thị trg mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trg giảm so với giá gốc ghi trên sổ kế toán. Dn phải lập dự phòng cho từng loại CK dài hạn khi có biến động giảm giá theo công thức:
4) Đối với các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng, nếu dn nhận vốn góp đầu tư bị lỗ phải gọi thêm vốn (trừ trg hợp lỗ theo kế hoạch dc xđ trg phương án kd trc khi đầu tư) Mức trích lập dự phòng cho 1 khoản đầu tư tài chính dc tính theo công thức:
Mức trích tối đa cho 1 khoản đầu tư dài hạn bằng số vốn đầu tư.
5) Khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dc dùng để bù đắp số tổn thất của các khoản đầu tư dài hạn thực tế xảy ra do các ng nhân như bên nhận đầu tư bị phá sản, thiên tai … dẫn đến khoản đầu tư ko có khả năng thu hồi hoặc thu hồi thấp hơn giá gốc của khoản đầu tư. Khoản dự phòng này ko dùng để bù đắp các khoản lỗ do bán thanh lý các khoản đầu tư.
Câu 6: KN đặc điểm yêu cầu quản lý của Nguyên liệu vật liệu,CCDC. Nêu ng tắc đánh giá NVL,CCDC
• KN, đặc điểm yêu cầu quản lý của NLVL:
➢ NLVL trong dn là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích SXKD của dn.
➢ Căn cứ vào yêu cầu quản lý,NLVL bao gồm:
- NLVL chính- VLP
- Nhiên liệu-Phụ tùng thay thế
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản-Các loại vật liệu khác
• NLVL chính: đặc điểm chủ yếu của NLVL chính là khi tham gia vào quá trình SXKD sẽ cấu thành nên thực thể sản phẩm, toàn bộ giá trị của NLVL dc chuyển vào giá trị sản phẩm mới
• VLP: là các loại vật liệu dc sử dụng trong sx để tăng chất lượng sp, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất, bao gói sản phẩm … Các loại vật liệu này ko cấu thành nên thực thể sản phẩm
• Nhiên liệu: là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình SXKD, phục vụ cho công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải, công tác quản lý … Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn hay thể khí
• Phụ tùng thay thế: là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, CCDC, …
• Vật liệu và thiết bị XD cơ bản: là những vật tư dc sử dụng cho công việc XD cơ bản. Đối với thiết bị XD cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp và thiết bị ko cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho công trình XD cơ bản.
• Vật liệu khác: là các loại vật liệu ko dc xếp vào các loại trên.Các loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra như các loại phế liệu, vật liệu thu hồi do thanh lý tài sản cố định.
➢ Căn cứ vào nguồn gốc, NLVL dc chia thành:
- NLVL mua ngoài
- NLVL tự chế biến gia công
➢ Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng, NLVL dc chia thành:
- NLVL trực tiếp dùng cho SXKD
- NLVL dùng cho công tác quản lý
- NLVL dùng cho các mục đích khác
• KN, đặc điểm yêu cầu quản lý của CCDC:
➢ CCDC là những tư liệu lao động ko có đủ tiêu chuẩn của tài sản cố định về giá trị và thời gian sử dụng. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau đây ko phân biệt giá trị và thời gian sử dụng vẫn dc hạch toán là CCDC.
- Các đà giáo, ván khuôn, CC,dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho công tác xây lắp
- Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính giá riêng và có trừ dần giá trị trong quá trình dự trữ, bảo quản.
+ Dụng cụ, đồ nghề bằng thủy tinh, sành sứ
+ Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng
+ Quần áo giầy dép chuyên dùng để làm việc
CCDC cũng có nhiều tiêu chuẩn phân loại. Mỗi tiêu chuẩn phân loại có tác dụng riêng trong quản lý.
➢ Căn cứ vào phương pháp phân bổ CCDC dc chia thành:
+ Loại phân bổ 1 lần (100% giá trị): là nhg CCDC có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn
+ Loại phân bổ nhiều lần: là những CCDC có giá trị lớn hơn, thời gian sử dụng dài hơn và những CCDC chuyên dùng
➢ Căn cứ vào nội dung CCDC dc chia thành:
+Lán trại tạm thời, đà giáo, cốt pha dùng trong XD cơ bản, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho SX, vận chuyển hàng hóa
+ Dụng cụ đồ dùng bằng thủy tinh, sành sứ
+Quần áo bảo hộ lao động+ CCDC khác
➢ Căn cứ vào yêu cầu quản lý và công việc ghi chép kế toán, CCDC dc chia thành:
+CCDC
+ Bao bì luân chuyển
+Đồ dùng cho thuê
➢ Căn cứ vào mục đích sử dụng, CCDC dc chia thành:
+ CCDC dùng cho SXKD
+ CCDC dùng cho quản lý
+CCDC dùng cho các mục đích khác
• Ng tắc đánh giá vật tư:
Các loại vật tư thuộc hàng tồn kho của DN, do đó về ng tắc đánh giá vật tư phải tuân thủ ng tắc đánh giá hàng tồn kho. Theo chuẩn mực kế toán VN số 02 “Hàng tồn kho” hàng tồn kho của dn dc đánh giá theo giá gốc (trị giá vốn thực tế) và trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện dc thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện dc.
Giá trị thuần có thể thực hiện dc của vật tư là giá ước tính của vật tư trong kì SXKD bình thường trừ đi cp ước tính để hoàn chỉnh sp và cp ước tính phục vụ cho việc tiêu thụ sp.
Giá gốc vật tư dc xác định cụ thể cho từng loại, bao gồm: cp mua, cp chế biến và các loại cp khác có liên quan đến việc sở hữu các loại vật tư đó.
Cp mua của vật tư bao gồm giá mua, các loại thuế ko dc hoàn lại, cp vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong qtrình mua vật tư trừ ra các khoản CK TM và giảm giá hàng mua.
Cp chế biến vật tư bgồm các cp liên quan trực tiếp đến sx chế biến ra các loại vật tư đó.
TH sx nhiều loại vật tư trên 1 quy trình công nghệ trong cùng 1 thời gian mà ko thể tách dc các cp chế biến thì phải phân bổ các chi phí này theo tiêu chuẩn thích hợp.
TH có sản phẩm phụ thì giá trị sp phụ dc tính theo giá trị thuần có thể thực hiện dc. Giá trị này dc loại trừ khỏi cp chế biến đã tập hợp chung cho sp chính
Các khoản cp NVL, cp NCTT và các khoản cp khác phát sinh trên mức bt, cp bán hàng, cp QLDN ko dc tính vào giá gốc của vật tư
Câu 7: Khái niệm đặc điểm yêu cầu quản lý TSCĐ. Nêu nguyên tắc đánh giá TSCĐ trong quá trình nắm giữ sử dụng.
TSCĐ là những tsản có hình thái vật chất cụ thể hoặc chỉ tồn tại dưới 1 hình thức giá trị để thực hiện 1 hoặc 1 số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài.
Đặc điểm:
- tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng giá trị TSCĐ bị hao mòn dần và được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất (nếu TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh và bị tiêu dùng dần trong quá trình sử dụng nếu TSCĐ là phúc lợi hoặc dùng trong hành chính sự nghiệp.
- TSCĐHH thì hình thái vật chất ban đầu vẫn được giữ nguyên từ khi sử dụng cho đến khi hư hỏng.
Yêu cầu quản lý: cần phải phán ánh kịp thời số hiện có tình hình biến động của từng nhóm từng loại, nhóm TSCĐ toàn doanh nghiệp cũng như trong từng đơn vị sử dụng, đảm bảo an toàn về hiện vật khai thác sử dụng khai thác sử dụng đảm bảo khai thác hết công suất có hiệu quả. Quản lý TSCĐ theo những nguyên tắc sau:
- phải lập bộ hồ sơ cho mọi TSCĐ có trong DN. Hồ sơ bao gồm: biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ có liên quan.
- Tổ chức phân loại thống kê đánh số lập thẻ riêng và theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong sổ theo dõi TSCĐ ở phòng kế toán đơn vị sử dụng.
- TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá số khấu hao lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán.
- Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính DN phải tiến hành kiểm kê TSCĐ. Mọi trường hợp thiếu, thừa TSCĐ đều phải lập biên bản tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.
Đánh giá TSCĐ là việc vận dụng phương pháp tính giá để xác định giá trị của TSCĐ ở những thời điểm nhất định theo những nguyên tắc chung. Việc đánh giá TSCĐ xác định ở các thời điểm tương ứng với quá trình hình thành và sử dụng của từng TSCĐ. Do đó kế toán phải xác định giá trị ban đầu khi tăng TSCĐ và xác định giá trị trong quâ trình sử dụng.
- xác định giá trị ban đầu của TSCĐ:
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà DN phải bỏ ra để có được tsản đó và đưa tài sản đó vào sử dụng. nguyên giá được xác định theo nguyên tắc giá phí. Tức là bao gồm toàn bộ chi phí liên quan -> toàn bộ chi phí mua xây dựng cải tạo TSCĐ kể các chi phí lắp đặt chạy thử và các chi phí khác trc khi đưa TSCĐ vào sử dụng
Nguyên giá TSCĐHH:
⇒ TH TSCĐ mua sắm:
NG TSCĐ = giá mua + chi phí khác – các khoản đc giảm trừ
Giá mua TSCĐ ko bao gồm thuế GTGT, nếu DN nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì giá mua = thuế đầu vào + giá trên hóa đơn.
Chi phí gồm: thuế nhập khẩu, các loại thuế ko đc trả lại, chi phí lắp đặt chạy thử.
⇒ TSCĐ do đơn vị tự xây dựng tự chế tạo
NG = giá thành thực tế + chi phí khác.
⇒ TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi
NG = giá trị còn lại của TSCĐ đem đi trao đổi( nếu trao đổi với 1 tsản tương tự)
NG = giá trị hợp lý của tsản nhận về ( nếu TSCĐ trao đổi với 1 tsản ko tương tự)
⇒ TSCĐ hình thành do giao nhận thầu xây dựng cơ bản
NG = gtrị quyết toán công trình + chi phí lắp đặt chạy thử, thuế trc bạ - khoản giảm giá.
⇒ TSCĐ nhận vốn liên doanh.
NG = giá trị do hội đồng liên doanh xác định + chi phí liên quan đưa tsản đó vào sử dụng.
⇒ TSCĐ được biếu tặng.
NG = gtrị hợp lý + chi phí khác.
NG TSCĐVH: giống như TSCĐHH, ngoài ra lưu ý 1 số TH sau:
⇒ tăng TSCĐ từ việc sáp nhập DN:
NG = gtrị hợp lý tsản vào ngày sáp nhập DN
⇒ TSCĐ là quyền sử dụng đất có thời hạn.
NG = số tiền DN phải trả để có quyền sử dụng + chi phí phải trả.
⇒ Đối với nhàn hiện hàng hóa NG TSCĐ VH là các chi phí thực tế liên quan đến việc mua nhãn hiệu đó.
NG TSCĐ thuê tài chính: NG đc xác định thấp hơn 2 loại giá sau:
⇒ giá trị hợp lý của TSCĐ tại thời điểm thuê.
⇒ Giá trị hiện tại các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu + các khỏan chi phí đàm phán, ký hợp đồng vận chuyển lắp đặt chạy thử.
- xác định giá trị TSCĐ trong quá trình nắm giữ sử dụng.
⇒ mỗi TSCĐ phải đc quản lý theo NG, số khấu hao lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán.
Gtrị còn lại = NG – khấu hao lũy kế.
⇒ NG TSCĐ của DN chỉ thay đổi trong các trường hợp sau: đánh giá lại theo quyết định của pháp luật, nâng cấp TSCĐ, tháo dỡ 1 hoặc 1 số bộ phận TSCĐ.
⇒ Đánh giá lại TSCĐ:
NG TSCĐ đánh giá lại = NG TSCĐ trc đánh giá * ( 1+ tỷ lệ tăng giảm giá)
Gtrị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại = NG TSCĐ sau khi đánh giá lại – gtrị hao mòn của TSCĐ sau khi đánh giá lại.
Câu 9: Khái niệm nội dung quỹ tiền lương và các khoản trả lương trong DN
Tiền lương tiền công là số tiền thù lao mà DN trả cho người lao động theo số lượng chất lượng lao động mà họ đóng góp cho DN nhằm đảm bảo cho người lao động đủ để tái sản xuất sức lao động và nâng cao bồi dưỡng sức lao động.
* Quỹ tiền lương bao gồm toàn bộ lương tính theo số cán bộ công nhân viên trong DN do DN quản lý sử dụng và chi trả. Quỹ lương bao gồm:
+ tiền lương trả theo thời gian sản phẩm lương khoán.
+ các khoản phụ cấp làm đêm them giờ phụ cấp độc hại chức vụ.
+ các khoản tiền thưởng trong sản xuất.
+ tiền lương trả cho công nhân trong thời gian làm nghĩa vụ đi học trả phép.
Lương chính: là bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc gồm cả tiền lương cấp bậc tiền thưởng và các khoản phụ cấp kèm theo.
Lương phụ : là bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế ko làm việc nhưng được chế độ quy định như nghỉ tết hội họp ngừng sản xuất.
• các khoản trích theo lương:
- quỹ BHXH: được hình thành để chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, mất sức bệnh, nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. quỹ này do cơ quản bảo hiểm quản lý và được hình thành bằng cách tính trên tổng quỹ lương cấp bậc.( 16%: DN, lđ: 6%)
- quỹ BHYT: được sử dụng để tính toán tiền khám chữa bệnh viện phí cho người lao động. quỹ này đc hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên quỹ lương và phụ cấp của người lao động thực tế phát sinh trong tháng theo chế độ hiện hành ( 3%: DN, lđ: 1.5%).
- BHTN: dùng để hỗ trợ người lao động khi mất việc làm theo chế độ hiện hành.(1%:DN, 1%: lđ).
- KPCĐ: trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương thực tế phải trả cho người lao động phát sinh trong tháng.( DN: 2%)
C©u 10: Kn chi phÝ sx kh¶ biÕn vµ bÊt biÕn. Ph©n biÖt sù gièng vµ khac nhau gi÷a 2 lo¹i c.phÝ ®ã
N.vô kÕ to¸n chi phÝ sx vµ gi¸ thµnh
• Kn :
- Chi phÝ kh¶ biÕn( biÕn phÝ) lµ chi phÝ cã sù thay ®æi vÒ lîng t¬ng quan tû lÖ thuËn víi sù thay ®æi of khèi lîng s¶n phÈm sx trong kú nhng chi phÝ nµy trªn 1 ®¬n vÞ s¶n phÈm vÉn ko thay ®æi.
- Chi phÝ bÊt biÕn( ®Þnh phÝ) lµ chi phÝ sx ko thay ®æi vÒ tæng sè dư cã sù thay ®æi møc ®é h® of DN nhng nÕu xÐt chi phÝ nµy trªn 1®¬n vÞ khèi lîng h® th× nã thay ®æi tû lÖ nghÞch víi møc ®é h® of DN.
* Sù gièng nhau: hai lo¹i chi phÝ nµy ®Òu liªn quan, ¶nh hëng ®Õn tæng chi phÝ cña DN vµ ®Òu ®c xÐt dùa trªn mèi quan hÖ víi møc ®é ho¹t ®éng
*Sù kh¸c nhau:
- NÕu xÐt trªn 1 ®¬n vÞ khèi lîng h® th× chi phÝ kh¶ biÕn ko thay ®æi cßn chi bÊt biÕn cã thÓ thay ®æi tû lÖ nghÞch víi møc ®é h® cña DN
- NÕu xÐt vÒ tæng sè chi phÝ th× chi phÝ kh¶ biÕn thay ®æi tû lÖ thuËn víi khèi lîng h® cßn chi phÝ bÊt biÕn th× ko thay ®æi
- Khi møc ®é h® cña DN gia t¨ng th× ®Þnh phÝ trªn 1 ®¬n vÞ h® sÏ gi¶m dÇn cßn biÕn phÝ th× tû lÖ thuËn
- Trêng hîp cho dï DN ko h® th× vÉn tån t¹i ®Þnh phÝ nhng ko cã biÕn phÝ
Nhiệm vụ kế toán chi phí và giá thành.
- căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ của đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm thích hợp.
- tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và phương pháp thích hợp đã lựa chọn. cung cấp kịp thời các số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định xác định đúng đắn chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính giá thành và giá thành đơn vị của từng đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành quy định.
- Định kỳ báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho lãnh đạo doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình thực hiện giá thành và hạ giá thành, đề xuất biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành.
Câu 11: Khái niệm và bản chất (đặc điểm) của bảng cân đối kế toán :
Bảng cân đối kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán và là một báo cáo kế toán chủ yếu ,phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình tài sản của doanh nghiệp theo 2 cách phân loại vốn: kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định .
Từ khái niệm trên, có thể rút ra 3 đặc điểm cơ bản của bảng cân đối kế toán:
- Các chỉ tiêu trên báo cáo bảng cân đối kế toán được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ (giá trị ) nên có thể phản ánh tổng hợp được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại kể cả hiện vật cũng như giá trị ,tài sản hữu hình cũng như vô hình…
- Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình tài sản đồng thời theo 2 cách phân loại vốn : kết câú vốn và nguồn vốn hình thành . Đây là 2 hình thức biểu hiện khác nhau của cùng một lượng tài sản hiện có của doanh nghiệp ,do vậy tổng giá trị tài sản theo kết cấu vốn luôn luôn bằng tổng giá trị tài sản theo nguồn hình thành ,vì lẽ đó tên gọi của bảng báo cáo tài sản được gọi là bảng cân đối kế toán . Tính cân đối kế toán biểu diễn bằng phương trình :
Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu.
- Bảng cân đối kế toán phản ánh các loại vốn (theo kết cấu) và nguồn vốn (theo nguồn hình thành tài sản ) tại một thời điểm ; thời điểm đó thích hợp cho kì báo cáo là ngày cuối cùng của kì hạch toán cuối quý . Tuy vậy , thông tin trên báo cáo bảng cân đối kế toán vẫn cho phép so sánh số liệu giữa hai thời điểm ( số đầu năm và số cuối năm )để đánh giá được một cách tổng quát sự biến động của vốn , của nguồn vốn doanh nghiệp trong kì kinh doanh.
Có thể nói , bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng để các đối tượng sử dụng thông tin phân tích đáng giá tổng quát tình hình quản lí , sử dụng vốn , tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn, tình hình tài chính của doanh nghiệp …từ đó cho phép đánh giá được triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.
Câu 12: Nội dung chi phí và doanh thu hoạt động tài chính :
Chi phí hoạt động tài chính là những chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn , các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính của doanh nghiệp. Chi phí hoạt động tái chính bao gồm :
- Chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư công cụ tài chính : đầu tư liên doanh ; đầu tư liên kết ; đầu tư vào công ty con .( Chi phí nắm giữ ,thanh lí ,chuyển nhượng các khoản đầu tư ,các khoản lỗ trong đầu tư..).
- Chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn.
- Chi phí liên quan đến mua bán ngoại tệ.
- Chi phí lãi vay vốn kinh doanh không được vốn hóa , khoản chiết khấu thanh toán khi bán sản phẩm , hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ.
- Chênh lệch lỗ khi mua bán ngoại tệ , khoản lỗ chênh lệch tỉ giá ngoại tệ.
- Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn.
- …
Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kì kế toán. Doanh thu từ hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản tiền lãi , tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời cả 2 điều kiện sau:
a. Có khả năng thu được lợi ích từ giao dịch đó.
b. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:
- Tiền lãi : lãi tiền gửi , lãi cho vay vốn , thu lãi bán hàng trả chậm , bán hàng trả góp.
- Lãi do bán , chuyển nhượng công cụ tài chính , đầu tư liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát , đầu tư liên kết , đầu tư vào công ty con.
- Cổ tức và lợi nhuận được chia.
- Chênh lệch lãi do mua bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.
- Chiết khấu thanh toán được hưởng do mua vật tư ,hàng hóa, dịch vụ , TSCĐ.
- Thu nhập khác liên quan đến hoạt động tài chính.
Kế toán chi phí, doanh thu hoạt động tài chính cần tôn trọng một số quy định mang tính chất nguyên tắc sau đây:
1. Phản ánh vào doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu được coi là thực hiện trong kì, không phân biệt các khoản đó thực tế đã được thanh toán hay chưa. Các khoản thu hộ bên thứ ba không được coi là doanh thu của doanh nghiệp.
2. Các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư công cụ tài chính ( chứng khoán ) gồm khoản chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc của chứng khoán và khoản lãi được chia do nắm giữ chứng khoán . Hạch toán vào chi phí số chênh lệch nhỏ hơn giữa giá bán và giá gốc của chứng khoán.
3. Doanh thu tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế. Doanh thu tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hợp đồng cho thuê tài sản. Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi doanh nghiệp có quyền nhận cổ tức hoặc quyền nhận lợi nhuận từ việc đầu tư. Các khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó không được hạch toán vào doanh thu tài chính mà được ghi giảm giá vốn của khoản đầu tư đó.
4. Doanh thu hoạt động tài chính có thể đã bao gồm cả thuế GTGT nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không có thuế GTGT nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro