Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

tổ chức bộ máy kbnn

Tổ chức bộ máy & công tác tổ chức cán bộ kho bạc nhà nước

.

Phần Một: Một số vấn đề cơ bản về nhà nước

* Hệ thống chính trị ở nước ta:

* Khái niệm:

- Như vậy, không phải bất cứ đảng phái nào, tổ chức xã hội nào cũng đều thuộc HTCT hoặc liên quan trực tiếp, gián tiếp đến quyền lực chính trị. Chỉ những đảng phái, tổ chức nào được xã hội, được nhà nước thừa nhận trong những điều kiện lịch sử nhất định mới là là thành viên của HTCT.

- HTCT xuất hiện với sự xuất hiện của giai cấp, của nhà nước.

- HTCT là bộ phận của kiến trúc thượng tầng, được quy định bằng quan hệ sản xuất xã hội. Nói cách khác quan hệ sản xuất (sở hữu TLSX, phân phối sản phẩm xã hội…) quy định bản chất và xu hưóng vận động của hệ thống chính trị.

- Trong CNXH quyền lực chính trị thuộc về nhân dân lao động, NDLĐ quyết định vận mệnh chính trị của mình.

 - Trong lịch sử hiện đại VN: Trước năm 1986 ở VN có 3 Đảng chính trị là Đảng CS, Đảng DC và Đảng XH; có các tổ chức CTXH là MTTQ, TLĐLĐ, ĐTNHCM, Hội liên hiệp PNVN.

-Các nước trên thế giới hệ thống chính trị không giống như ở nước ta (về hình thức nhưng về bản chất đó HTCT  là sự liên minh các đảng phái, lực lượng chính trị của giai cấp cầm quyền (giai cấp tư sản) như ở Mỹ đó là 2 đảng dân chủ và xã hội, là chính phủ, các viện của quốc hội.v.v.)

*- Bản chất của HTCT ở nước ta:

- Quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất không giống nhau thì bản chất của giai cấp, bản chất nhà nước và bản chất hệ thóng chính trị là trị là khác nhau. Mang bản chất giai cấp  tức là mang tính nhân dân và tính tiên tiến của sự phát triển xã hội.

*  Lực lượng sản xuất do nhân dân lao động làm chủ: quyết định quan hệ sản xuất, quyết định kiển trức thượng tầng.

* Mục tiêu của quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng XHCN là vì nhân dân, vì xã hội phát triển, là xoá bỏ bất bình đẳng, do vậy HTCT phải mạng bản chất đó.

* Cơ cấu HTCT ở nước ta

 - Đảng CSVN:

- Đảng CSVN là tập hợp những người có cùng lý tưởng là giải phóng áp bức giai cấp, giải phóng dân tộc, theo lý tưởng XHCN, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ ,văn minh.

- ĐCSVNcó hệ thống tổ chức từ TW đến chi bộ, lãnh đạo cao nhất là BCHTW.

- Điều 4, Hiến pháp năm 1992 quy định rõ ĐCSVN là gười lãnh đạo đất nước và lãnh đạo xã hội

Trong thời gian tới, có thể có bộ luật quy định về hoạt động của đảng CSV

- Nhà nước CHXHCNVN:

3 phân hệ quyền lực được tổ chức thành 4 loại cơ quan: Lập pháp (Quốc hội, HĐND), Hành pháp (Chính phủ, Bộ, UBND) và  Tư pháp (Toà án và VKS).

(Nhiều nước trên thế giới, nhà nước được thành lập theo học thuyết của Mong téc xkia, 3 bộ phận quyền lực độc lập cao, tách bạch nhau, bộ phận này giám sát bộ phận kia.)

- Quyền lực của nhà nước thể hiện:

+1: Quyền lực của nhân dân phải được thực hiện, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước dân về các hoạt động của đời sống xã hội.

+2: Có bộ máy rộng lớn và hoạt động toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

+3: Quản lý về kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng; đối nội và đối ngoại.

+4: Hoạt động tuân thủ luật pháp và chỉ tuân theo pháp luật

- Có quyền do luật pháp quy định; có bộ máy quyền lực; sử dụng quyền lực bằng cưỡng chế; hoạt động toàn diện trên mọi mặt của đời sống xã hội, đối nội và đối ngoại

II- Hệ thống các cơ quan nhà nước:

* Vài nét về lịch sử của nhà nước

- Kiểu nhà nước chủ nô thuộc PTSX Chiếm hữu Nô lệ; Kiểu nhà nước PK thuộc PTSX Phong kiến;Kiểu nhà nước TB thuộc PTSX TBCN; Kiểu nhà nước XHCN thuộc PTSX XHCN (như vậy chế độ CSNT là duy nhất không có nhà nước).

 - Các kiểu Nhà nước trước đây chức năng trấn áp là chính (vì mâu thuẫn giai cấp luôn phát triển) và mở rộng biên giới quốc gia (củng cố địa vị của giai cấp thống trị cả về kinh tế, chính trị, quân sự)

- Nhà nước chuyên chế, độc tài: coi con người là công cụ phục vụ lợi ích cho thiểu số.

- Nhà nước cộng hoà và cộng hoà dân chủ: coi con người là mục tiêu của sự phát triển;  dân chủ cho số đông; dân chủ xã hội đến dân chủ chính trị, kinh tế (tham gia chính quyền, bầu cử phổ thông, đơn vị kinh tế độc lập).

-  Trước đây, nói về Nhà nước người ta chỉ coi đó có 1 thực thể duy nhất đó là Chính quyền (cơ quan hành pháp = hành chính), còn nghị viện không có vai trò to lớn. Điều đó không sai vì chính quyền luôn là sự tập trung quyền lực của nhà nước. Hiện nay, chính quyền vẫn là trung tâm quyền lực của nhà nước song nhà nước hiện nay được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đầy đủ hơn. Theo đó chính quyền được gắn với các cơ quan hành pháp, tư pháp còn Nhà nước còn phải hiểu đầy đủ cả 3 quyền lực Lập pháp, Hành  pháp và Tư pháp.

* Nhà nước Việt Nam trong lịch sử:

- Dưói Vua là các lạc hầu, lạc tướng, quan lại cai trị ở các châu, quận.v.v.

- Nhà Vua tập trung quyền lực vào tay mình; Vua còn cao hơn cả Nhà nước vì Vua làm ra pháp luật;

-  Ngoài các quy định của pháp luật còn có nhiều tập tục, phong tục do chính quyền làng xã lập ra rất nặng nề (phép vua thua lệ làng)

- Nhà nước ở VN khác nhiều Nhà nước phương tây thời trung cổ: Phương tây còn có quyền lực của tôn giáo- thần quyền).

 * Nhà nước dân chủ nhân dân:

- Các tầng lớp Công nhân, Nông dân, Địa chủ và Tư sản dân tộc và các tầng lớp lao động khác cùng nổi dậy cướp chính quyền về tay nhân dân tháng 8/45.

- Nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo, hoạt động theo lý tưởng, mục tiêu mà Đảng đã  xác định, lựa chọn từ năm 1930 trong Cương lĩnh thành lập Đảng: Giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp; độc lập dân tộc gắn liền CNXH.

- Chức năng xây dựng là chủ yếu, cơ bản, chức năng trấn áp (bạo lực cách mạng) là để gìn giữ nhà nước, bảo vệ nhân dân (khác với luận điệu tuyên ruyền của các lực lượng thù địch là VN thích chiến tranh, Nhà nước VN không tạo cơ hội cho hoà bình trước 12/1946 và sau 1954…)

* Nhà nước pháp quyền XHCN:

 - Quản lý xã hội bằng luật pháp tức là xử lý các vấn đề cơ bản bằng luật, ít bằng thông lệ, tập tục, đạo đức; Hiến pháp là tối cao, các đạo luật là cơ bản, các văn bản dưới luật được hạn chế dần);

- Cơ quan NN phải thực hiện đúng thẩm quyền, chức năng: Ban hành, thi hành lệnh sai hoặc vựot cấp; Công dân cũng lạm quyền, khiếu kiện vựot cấp, không sử dung đúng quyền dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.

- Các quan hệ đều được thể chế hoá bằng pháp luật và được xử lý bằng pháp luật- trừ các quan hệ đạo đức, dân sự có tính văn hoá VN.

 (các nước TBCN có pháp quyền tư sản- pháp quyền của người có của đè nén người nghèo đối lập với pháp quyền XHCN).

* Đặc điểm và cơ cấu Nhà nước cộng hoà XHCNVN:

- Hiến pháp 1992 quy định quyền, nhiệm vụ như: chương 6- QH, ch 7- CTN, ch 8- CP, ch 9-HĐND&UBND, ch 10- TAND7VKSND ).

+ Ví dụ: QH làm HP, sửa đổi HP, quyết định chưong trình xây dựng L, PL; CTN công bố HP, L, PL;           CP lãnh đạo công tác các bộ, UBND các cấp, kiện toàn bộ máy HC, kiểm tra HĐND thực hiện các quy định của cấp trên.

 - Bộ máy NN không là 1 tập hợp đơn giản mà là 1 hệ thống thống nhất có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại với nhau và vận hành theo cơ chế đồng bộ, thống nhất).

-  Các nhà nước tư bản thường tổ chức theo nguyên tắc và hoạt động theo luận thuyết Tam quyền phân lập của Mông téc ki ơ , tức là “kiềm chế và đối trọng” nhau.. VNcó chế độ nhất nguyên về chính trị, không có đảng đối lập, việc phân công các quyền gắn kết với nhau để làm tốt hơn.

- Công quyền - Quyền lực công tức là quyền được nhân dân giao (luật pháp) vì lợi ích của chung nhân dân, của đất nước (Các tổ chức kinh tế, xã hội không có quyền này vì nó phục vụ lợi ích nhóm xã hội hoặccá nhân)

- Ví dụ: KBNN huyện được Bộ giao quyền quản lý quỹ NSNN trên địa bàn; có quyền được quy định trong Luật NS; có đội ngũ cán bộ, công chức.v.v. để thực hiện nhiệm vụ

-Nhân dân không phải luôn tự giải quyết được các quan hệ giữa họ với nhau; giữa họ với tổ chức nhà nước hoặc tổ chức chính trị, xã hội, vì vậy cần có Nhà nước đại diện cho họ giải quyết các quan hệ đó.

- Cơ quan có thẩm quyền cao thì văn bản pháp luật ảnh hưởng càng rộng lớn cả về đối tượng và phạm vi thực hiện và yêu cầu thực hiện càng sâu)

- Một đơn vị KBNN được giao kiểm soát chi (quyền) mà không kiểm soát theo định mức, tiêu chuẩn, thủ tục các khoản chi TX, ĐT hoặc kiểm soát sai (không tuân thủ tiêu chuẩn, định mức, hồ sơ; tự đề ra những tiêu chuẩn, định mức, hồ sơ không phù hợp.v.v. thì là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý.

-Trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, theo yêu cầu của sự phát triển chung, do điều kiện lịch sử, văn hoá.v.v và cả do nhận thức về bộ máy nhà nước mà các cơ quan quyền lực nhà nước được tổ chức khác nhau cả về chức năng, nhiẹm vụ và cơ cấu bộ máy.

* Các cơ quan hành chính nhà nước(bộ máy HC) gồm:

+ Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ (20 bộ, 6 cơ quan ngang bộ, 2 cơ quan mới thành lập(BCVT và TNMT, 1 UBDSGTE/cũ 17 bộ và 6 UB ).

III- Chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước:

* Các cơ quan quyền lực:

- Quốc hội: (Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức quốc  hội năm 2001/ Quốc hội hiện nay là khóa XI).

- Hiến pháp gồm có:

* Chế độ chính trị:     * Chế độ kinh tế :    * Quy định văn hoá, giáo dục, KHCN :    * Chế độ bảo vệ tổ quốc :   * Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:       * Quy định về Quốc hội, về Chủ tịch nước, về Chính phủ, về Toà án nhân dân và VKSND, về quốc kỳ, quốc ca, quốc huy của đât nước   

* Chế độ chính trị:

Trả lời câu hỏi:

 Nước VN XHCN là gì (là 1 nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, là nhà nước pháp quyền XHCN), có mục tiêu là gì (là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân), quyền lực Nhà nước thuộc về ai (quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp- hành pháp - tư pháp), lực lượng lãnh đạo NN và xã hội (Điều 4: Đảng công sản: là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ HP và PL), sự phân chia các quyền trong bộ máy nhà nước, quan hệ với các dân tộc thiểu số trong nước và các quốc gia khác, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, của công chức (Điều 8:Các cơ quan NN, cán bộ, CC, VC nhà nước phải tôn trọng ND, tận tuỵ phục vụ ND, liên hệ chặt chẽ với ND, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của ND, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng,lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền… );

* Chế độ kinh tế :Nền kinh tế TT định hướng XHCN, chế độ sở hữu (SH toàn dân, SH tập thể, SH tư nhân), các phần phần kinh tế ( 7 thành phần: KT Nhà nước, KT tập thể, KT cá thể, KT tiểu chủ, KT tư bản tư nhân, KT tư bản Nhà nước và KT có vốn đầu tư nước ngoài;

* Quy định văn hoá, giáo dục, KHCN : Văn hoá VN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển giáo dục và KHCN là quốc sách hàng đầu;

* Chế độ bảo vệ tổ quốc : Lực lượng vũ trang như QDND, CAND, giáo dục QPTD…

* Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Công dân VN là ai ( là người có quốc tịch VN); quyền công dân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ, quyền không tách rời với nghĩa vụ; mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luât, Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, học tập

* Các cơ quan hành chính Nhà nước (BMHC):

* Khái niệm BMHC:

* Quyền lập quy: Là quyền ban hành các văn bản pháp quy (dưới luật=lập quy) tức là ban hành các quy phạm pháp luật để điều chính các quan hệ kinh tế xã hội thuộc phạm vi quyền hành pháp (uỷ quyền của lập pháp cho hành pháp để điều hành các hoạt động cụ thể của quyền lực nhà nước).

* Quyền hành chính: Là quyền tổ chức ra bộ máy cai quản, sắp xếp nhân sự, điều hành các công việc quốc gia, sử dụng tài nguyên tài chính và công sản để thực hiện các nhiẹm vụ của đất nước. Đó là quyền tổ chức, điều hành kinh tê, xã hội, đối ngoại, an ninh trật tự, văn hoá, giáo dục phục vụ đời sống dân sinh.

* Nguyên tắc tổ chức và hoạt động:

-1: Cấp dưới phục tùng cấp trên, mỗi cơ quan và công chức hoạt động trong một thẩm quyền nhất định; tập trung trên cơ sở dân chủ; điều hành bằng mệnh lệnh hành chính; thủ trưởng quyết định và chịu trách nhiệm trước quyết định đó.

-2: Lĩnh vực ngành được quản lý thống nhất trong phạm vi quốc gia như CSTC, CSKHCN, CSCB…quản lý địa bàn để phát huy tiểm năng của từng địa phương)

- Chấp hành: Là tuân thủ Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước.

- Điều hành: Là có quyền nhân danh quyền lực Nhà nước ban hành các mệnh lệnh, quyết định bắt buộc các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân thực hiện.

* Chính phủ:

- Hiến pháp 1992 và Luật TC Chính phủ 2000 quy định nguyên tắc hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Chính phủ

 - Chấp hành Luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội.

-  Cơ quan hành chính tức là điều hành các hoạt động của đất nước trên mọi lĩnh vực hoạt động tuân theo hiến pháp và PL.

- Nhiệm kỳ 2002-2007 có 20 bộ, 6 cơ quan ngang Bộ.

* Các Bộ, cơ quan ngang Bộ:

- Quản lý NN theo lĩnh vực như KH, TC, KHCN, NH, LĐ, Ngoại giao, QP…, nó quản lý các lĩnh vực liên quan đến các bộ, ngành khác, giúp CP nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách, chế độ chung, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trên lĩnh vực được giao;Theo chuyên ngành như kinh tế kỹ thuật văn hoá…có nhiệm vụ chỉ đạo toàn diên các cơ quan hành chính, sự nghiệp thực hiện chức năng quản lý HCNN trên lĩnh vực do bộ đó phụ trách).

- Quan hệ các bộ khác là tôn trọng quyền quản lý của nhau, phối hợp với nhau (ban hành các thông tư liên tịch, NQ), có quyền hướng dẫn, kiểm tra Bộ khác thực hiệnnhiệm vụ được quản lý, kiến nghị đình chỉ hoặc bải bỏ các quyết định trái pháp luật, nếu không trình TTCP quyết định)

* Với Bộ Tài chính:

- Được thành lập cùng với 13 Bộ khác. Có cơ cấu 6 đơn vị: Văn phòng;Các phòng sự vụ; Các Nha(có 5 nha- Nha thuế quan và thuế gián thu, Nha trước bạ công sản và điền thổ, Nha thuế trực thu, Nha Ngân khố, Nha hưu bổng); Các cơ quan phụ thuộc (Sở đúc tiền, Cơ quan ấn loát); Nha Thanh tra tài chính; Ban cố vấn chuyên môn.

-Trước năm 2000: NgoàI các vụ, thành lập 1 số tổng cục như TC quản lý vốn và TSNN tại DN, Tổng cục ĐT.v.v. chuyển dần thành 1 bộ quản lý đa ngành, bộ kinh tế tổng hợp…)

- Vụ và văn phòng: Vụ NSNN, Đầu tư, Vụ I, TCHCNS, Chính sách thuế, Tài chính các ngân hàng và tổ chức tín dụng, Bảo biểm, Chế độ kế toán và kiểm toán, Tài chính đối ngoại, HTQT, Pháp chế, TCCB, TVQT, Văn phòn).

- 10 tổ chức quản lý NN chuyên ngành: KBNN, Thuế, HQ, Cục DTQG, Cục TCDN, Cục QLCS, Cục QLG, Cục THvà TKTC, Thanh tra, UBCKNN.

- 11 Tổ chức sự nghiệp: HVTC, CĐTCKT1, CĐTCKT 3, CĐTCKT 4, Cao đẳng Bán công QTKD, Cao đẳng Makettinh, Tạp chí TC, Thời báo TC, Trung tâm Thẩm định giá, Trung tâm TĐG miền Nam, Nhà XBT).

* Chủ tịch nước:

- Khi CTN chưa công bố HP, Luật, PL thì văn bản đó chưa có Hiệu lực pháp luật

- Nếu pháp lệnh được UBTVQH thông qua mà CTN thấy cần phải được xem xét lại cả nội dung, hình thức, trình tự.v.v. thì trong vòng 10 ngày đề nghị UBTVQH xem xét lại, nếu không được tán thành thì trình QH quyết định trong kỳ họp gần nhất.

- Như bổ nhiệm, miễn nhiệm PCTN, Thủ tướng, Chánh án, hoặc cả cách chức cả Phó Chánh án, Thẩm phán TANDTC, Phó VT VKSNDTC, Phong cấp hàm sỹ quan cao cấp, Phong tặng các vinh dự nhà nước, cử, triệu hồi đại sứ.

*Các cơ quan xét xử: (TAND- HP 1992 và Luật tổ chức TAND 2002):

+ Cấp sơ thẩm và phúc thẩm; trường hợp có kháng nghị cấp phúc thẩm thì có thể giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Bản án không có kháng cáo, bị kháng nghị và sau phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật (tức được thi hành tức thì).

-Toà án khác như Tòa hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà hành chính, Toà lao động.v.v. và có thể sẽ có toà án Hiến pháp.

- TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất; thực hiện quyền giám đốc xét xử của TAND địa phương, toà án quân sự và toà án đặc biệt.(tức là kiểm tra, giám sát và xét xử lại (Giám đốc thẩm và táI thẩm các vụ án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị, phúc thẩm các vụ án sơ thẩm chưa có hiệu lực PL của TA cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị; quyết định của Giám đốc thẩm là quyết định cao nhất, cuối cùng).

+ TAND địa phương: Hoạt động độc lập khi xét xử (theo phân cấp về tính chất, mức độ sai phạm của vụ án); Chịu sự quản lý về nhân sự của TA cấp trên. TAND tỉnh xử sơ thẩm, phúc thẩm và cả Giám đóc thẩm, táI thẩm các vụ qna bị kháng nghị theo quy định.TAND huyện chỉ được xét sơ thẩm các vụ án được phân cấp thep quy định.

* Cơ quan kiểm sát(VKSND): (HP 1992 và Luật TC VKSND 2002).

- Tính hợp Hiến,: Phù hợp với quy định của Hiến pháp; Tính hợp pháp của các quyết định của các cơ quan Nhà nước, TCXH và công dân –chỉ từ cấp Bộ trở xuống.

- Quyền công tố là quyền đặc biệt chỉ có ở VKS, nó là quyền đại diện của nhân dân và công quyền (nhà nước) trong việc phát hiện, khởi tố, điều tra và truy tố tội phạm, luận tôI tội phạm, tranh luận với người bảo chữa nhằm bảo vệ trật tự công cộng, không để lọt tội phạm, oan sai người vô tội, đảm bảo việc xét xử nghiêm minh và đúng pháp luật.

- Kiểm sát là giám sát các quy định của pháp luật có được thực hiện đúng hay không trong quá trình xét xử, luận tội, quyết định tội trạng, thi hành bản án có hiệu lực, việc tạm giam, tạm giữ, quản lý việc chấp hành án)

- Chế độ thủ trưởng nghiêm ngặt nhằm mục đích là pháp luật được thực hiện thống nhất cả nước; cấp dưới chịu sự lãnh đạo toàn diện của cấp trên, do cấp trên bổ nhiệm, cách chức.

* Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước:

- Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân tham gia xây dựng và quản lý nhà nước, thể hiện:

- Không có nhà nước nhân dân thực hiện tự quản như chế độ CSNT. Tuy nhiên, khi XH có giai cấp thì cần có đại diện của giai cấp quản lý XH theo ý chí của giai cấp cầm quyền. XH phát triển cao, trình độ dân trí và dân chủ mở rộng (nhất là dân chủ kinh tế) thì tính chất quản lý của nhà nước sẽ thay đổi dần- công cụ hướng dẫn, giảm dần chức năng trấn áp, bạo lực- nhà nước sẽ không là nhà nước nguyên nghĩa nữa, nhà nứoc tiêu vong- Tác phẩm Nhà nước và cách mạng của Lê Nin).

- Quy chế dân chủ cơ sở, tham gia ý kiến vào Hiến pháp, các bộ luật quan trọng, quyền bầu cử và nhất là Luật doanh nghiệp (đồng nhất Luật DNNN với Luật DN; Luật ĐTNN với Đầu tư trong nước thành Luật ĐT.v.v.)

- Chế độ trách nhiệm của công chức Nhà nước ((Pháp lệnh cán bộ, công chức, Luật phòng, chống tham nhũng (Đ 36,37 mục 3, trang 9); Chế độ trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị, của người đứng đâu cơ quan khi để xảy ra tham nhũng (Luật phòng chống tham nhũng: các điều 37 đén 52, điều 54, 55 mục 5, trang 13,14) Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Luật khiếu nại tố cáo.v.v.

- Tập trung dân chủ: Là nguyên tắc quan trọng, cơ bản trong hệ thống các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và chế độ quản ly, điều hành của bộ máy NN.

Ngoài các nguyên tắc trên, bộ máy Nhà nước còn hoạt động, tổ chức theo nguyên tắc Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng; Thực hiện pháp chế XHCN; Kế hoạch hoá.

* Về quyết định quản lý HCNN:

+ Tính hợp pháp và hợp lý của QĐ hành chính:

* Hợp pháp: Không trái với HP, Luật; Đúng thẩm quyền; Ban hành có lý do sát thực(yêu cầu của thực tiễn quản lý); ban hành đúng hình thức và thủ tục quy định (tên gọi, thể thức, tiêu đề, ký hiệu, ngày tháng ban hành và hiệu lực, chũ ký và con dấu)

* Hợp lý: đảm bảo hài hoà lợi ích NN, TT, Cá nhân; Phải có tính cụ thể và phù hợp từng đối tượng, vấn đề cụ thể theo yêu cầu của đối tượng quản lý; Pahỉ có tính hệ thống toàn diện(CT,KT,VH…); Ngôn ngữ trình bày dễ hiểu, chính xác, rõ nghĩa( không đa nghĩa).

Phân thứ hai: Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước

- Thời kỳ 46-50:

Tham gia khàng chiến và góp phần thực hiện kháng chiến thắng lợi

- Giấy bạc tài chính-phát hành đầu tiên ở Quảng Ngãi ngày 3/2/1946 lưu hành ở Nam Trung bộ và từ 22/5/48 thì không sử dụng Giấy bạc Đông Dương trên toàn quốc;

- Thời kỳ 1951-1989:

- KBNNTW do Bộ Tài chính quản lý, mọi hoạt động thu, chi đều phải có lệnh của Bộ Tài chính; KBNN liên khu, tỉnh phải hoạt động dưới sự chỉ đạo, điều hành của KBNNTW

*Lý do đặt ở NHNN vì: Lý do chiến tranh, NHQG cần giám sát các khoản thu chi và đảm bảo các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt cho NSNN; NHNN có khả năng sử dụng 1 khoản vốn lớn của NSNN để cho vay phát triển sản xuất, điều hoà lưu thông tiền tệ; cán bộ ít và tập trung giảm đầu mối) .

- Theo Quyết định số 113/CP ngày 27/7/1964 của TT CP.

Hoàn thành những nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng, củng cố chính quyền và chống Mỹ thắng lợi.

 - Thời kỳ 1990 đến nay:

- Trước khi có QĐ 07/HĐBT thì HĐBT đã có Nghị định số 155 ngày 15/10/1988, quy định: Bộ Tài chính có nhiệm vụ “Trực tiếp tổ chức quản lý quỹ NSNN và các quỹ dự trữ tài chính của nhà nước, kể cả vàng bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ của nhà nước…”. Đây là cơ sở quan trọng để BTC tổ chức thực hiện thí điểm hoạt động của KBNN ở Kiên Giang và An Giang, làm tiền đề cho Quyết định 07 và sự ra đời của KBNN năm 1990.

+ KB Kiên Giang: thí điểm từ 1/10/1988 :

 * Nhiệm vụ: Quản lý toàn bộ các khoản thu NSNN  trên địa bàn; thực hiện các khoản chi, cấp phát, thanh toán vốn NSNN cho các cơ quan trên địa bàn; tiếp nhận vàng, kim khí quý… từ NHNN; mở TK GD cho khách hàng được NSNN cấp vốn.

* Về Tổ chức: ở tỉnh có Chi cục KB trực thuộc Sở TC với 4 phòng NV (p. KHTH kiểm tra, KQ, GD, KTTK), ở huyện có Phòng KB trực thuộc Ban TC huyện với 2 bộ phận: GD-KQ và KTTK.

 * Hạn chế của mô hình là: Không là 1 tổ chức độc lập, thống nhất cả về nghiệp vụ và bộ máy (tỉnh không lãnh đạo huyện; huyện tự cân đối thu chi, tỉnh không quản lý tập trung và điều tiết thu chi NS, không điều hoà vốn nơi thừa đến nơi thiếu).

* Chức năng và nhiệm vụ của KBNN:

* Chức năng:

- Chức năng là gì: Là nhiệm vụ cơ bản, chính yếu mà qua đó thể hiện cơ quan, tổ chức  này với cơ quan, tổ chức khác- nói cách khác đó là nhiệm vụ đặc trưng của một tổ chức. Ví dụ: Nhà nước có 2 chức năng cơ bản là xây dựng và trấn áp; Chức năng của Quốc phòng là bảo vệ chủ quyền quốc gia; Chức năng của gia đình là duy trì dòng giống (sinh đẻ) và nuôi dạy con cái.

- NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của NN trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước- Điều 1- LNNNN).

- Quỹ NSNN là gì: Điều 7- LSNNN năm 2002 ghi: Là toàn bộ các khoản tiền của nhà nước kể cả tiền vay, có trên tài khoản của NSNN các cấp. Quỹ NSNN phải được quản lý tại KBNN.

Như vậy, NSNN và quỹ NSNN là 2 vấn đề không hoàn toàn thống nhất với nhau, trong đó NSNN có nội hàm rộng lớn hơn.

- Quỹ Tài chính Nhà nước là gì: Là các nguồn vốn của nhà nước được hình thành có nguồn gốc từ ngân sách và nhằm để nhà nước phân phối lại, điều hoà và quản lý nền kinh tế vĩ mô.

- Các quỹ khác: như quỹ dự trữ tài chính, quỹ ngoại tệ tập trung, quỹ đầu tư, quỹ phát hành.v.v.

- Huy động Vốn cho NSNN và cho ĐTPT:

- HĐ các nguồn tài chính nhàn rỗi trong xã hội (dân cư, tổ chức nhà nước, doanh nghiêp) qua đó phát triển kinh tế, làm lành mạnh nền tài chính quốc gia (ổn định tiền tệ, chống lạm phát, điều tiết kinh tế vĩ mô, tiết kiệm cho dân cư để ổn định cuộc sống, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế- thu hút vốn nuớc ngoài cho hợp tác và du nhập công nghệ- kỹ thuật cao…).

- Nhằm bù đắp các khoản chi của NSNN bị thiếu hụt (chi thường xuyên và chi đột xuất) do khả năng thu ngân sách luôn có hạn so với yêu cầu chi của nhà nước (thu Thuế, phí, vay nợ).

- Nhà nước cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế, giáo dục, y tế, xã hội phục vụ phúc lợi chung.

- Nhà nước cần đầu tư để giữ vị trí then chốt và chỉ đạo nền kinh tế bằng việc đầu tư vào các ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng, mũi nhọn qua đó thu lợi, làm tăng khả năng cho NSNN

- Nhằm điều tiết kinh tế vĩ mô (kích cầu, chống lạm phát, tăng trưởng GDP…).

 Vay bù đăp bội chi bằng nguồn vay trong và ngoài nước theo nguyên tắc là không được sử dụng cho chi tiêu dùng, chỉ cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để trả nợ khi đến hạn.

 Đối với vay đầu tư xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng của các tỉnh, nếu có nhu cầu (danh mục đầu tư được HĐND quyết định trong kế hoạch 5 năm mà chưa cân đối được trong ngân sách thì có thể được huy động nhưng mức dư nợ không được vựot quá 30% vốn đầu tư cơ bản trong nuớc hàng năm của NS cấp tỉnh

* Nhiệm vụ chính trị của KBNN:

- Để thực hiện 2 chức năng trên, KBNN được giao nhiều nhiệm vụ cụ thể trong đó có những nhiệm vụ là nhiệm vụ chính trị (nhiệm vụ theo chức năng- vốn có), có những nhiệm vụ là nhiệm vụ của tổ chức KBNN ( như phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hoá hoạt động KBNN, quản lý tàI chính, quan hệ hợp tác quốc tế và cải cách hành

- Những nhiệm vụ theo chức năng là những nhiệm vụ làm cho nói lên nó là tổ chức nào, có chức năng gì, vị trí khác với ngành, hệ thống khác.Ví dụ nói đến hệ thống thuế thì nói đến những nhiệm vụ thu các khoản thu nội địa (thuế, phí, lệ phí và thu khác), nói đến hệ thống hải quan là nói đến thu thuế xuất nhập khẩu, nói đến thanh tra tài chính là chức năng giám sát về tài chính. Những nhiệm vụ đó có thể coi là nhiệm vụ chung.

- Những nhiệm vụ của tổ chức(của bản thân ngành KBNN): Là những nhiệm vụ để xây dựng, phát triển bản thân cơ quan, tổ chức đó, qua đó đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, hoàn thành những nhiệm vụ chính trị được giao. Những nhiệm vụ này sẽ thay đổi khi nhiệm vụ theo chức năng thay đổi và nó phụ thuộc theo tính chất, quy mô hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị đó.

* Tập trung các khoản thu của NSNN:

- Khoản 2 Điều 55- NĐ 60/2003 ngày 6/6/1003 về việc hướng dẫn thực hiện LNSNN ghi: KBNN có trách nhiệm quản lý quỹ NSNN (quỹ NSTW, quỹ NS cấc cấp chính quyền địa phương), thống nhất quản lý, tổ chức thanh toán, điều hoà vốn và tiền mặt thuộc quỹ NSNN nhằm tập trung nhanh, đầy đủ các khoản thu; đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của NSNN.

- Từ 1991 đến nay tỷ lệ thu nộp NS ngày càng cao: Từ khoảng 10.000 tỷ đồng/1900 đến nay đã khoảng 200.000 tỷ đồng/năm

* Phản ánh, điều tiết các khoản thu NSNN:

 NS nếu phản ánh không đúng số lượng nộp, thời điểm nộp, nội dung các khoản thu thì việc sử dụng NS sẽ không chủ động, thiếu hiệu quả, không thể kich thích nuôi dưỡng các nguồn thu.

- Hoàn trả các khoản thu nộp thừa thuế thu nhập cá nhân các ca sĩ), hoàn thuế VAT, các khoản tam thu, tạm giư qua các vụ án hình sự, hành chính.v.v..

- Tổng hợp, đối chiếu, kiểm tra thu với cơ quan thu, cơ quan tài chính để đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu NSNN.

* Kiểm soát chi NSNN:

- 3 điều kiện quy định để KB kiểm soát chi: Đã có trong dự toán đựoc giao; đúng tiêu chuẩn, định mức; được thủ trưởng đơn vị sử dụng NS hoặc người được uỷ quyền quyết định chi. (thủ trưởng quyết định chi khi quyết định chi phải gửi kèm hồ sơ, chứng từ thanh toán  hợp pháp -hợp lệ đén KBNN nơi giao dịch, KBNN nều thấy đủ điều kiện, hồ sơ thanh toán thì xuất quỹ NSNN thanh toán bằng chuyển khoản cho đơn vị cung cấp hành hoá dụch vụ hoặc tiền mặt cho người thụ hưởng ngân sách).

- Quản lý, thanh toán các khoản chi NSNN là trách nhiệm của các ngành, các cấp, đơn vị sử dụng NSNN từng khâu lập, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán và quyết toán chi tiêu= quá trình quản lý NS nhưng KBNN giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong KSC NSNN.Khoản 2 Điều 58/LNSNN quy định rõ thủ trưởng cơ quan KBNN có quyền từ chối thanh toán các khoản chi không đủ các điều kiện quy định như trên).

- Trước năm 1997, chi NSNN được thực hiện theo NĐ 168 của HĐBT ban hành năm 1961. Quản lý chi NSNN có những bất cập: Thứ nhất việc cấp phát NSNN qua KBNN chỉ là xuất quỹ NS theo lệnh của cơ quan tài chính và đơn vị thụ hươngr KB chỉ liểm tra tổng thể, không kiểm tra từng món chi, hoá đơn chứng từ chi; thứ hai trách nhiệm kiểm soát chi phân tán ở nhiều nơi, chồng chéo ở cơ quan tài chính, kho bạc, đơn vị thụ hưởng; thứ ba:ngân sách luôn căng thẳng giả tạo (có nguồn NSNN vẫn khống có tiền chi)

- Từ 1997 KBNN kiểm soátchi  theoLuật NSNN:Các khoản chi phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và qua KBNN. Từ 2000 KSCchi thường xuyên, chi ĐTXDCB. Việc lập, duyệt, phân bổ dự toán theo cac mục, nhón mục đã được thực hiện giúp KSC được thực hiện thuận lợi; giúp cho thử trưởng đơn vị sử dụngNS chủ động trong chi tiêu; Nhà nứoc thực hiện đựoc các định mức, tiêu chuẩn và kỷ luật tài chính; KBNN chủ động trong kế hoạch chi tiêu, tồn quỹ NS luôn đáp ứng được nhu cầu chi tiêu.

* - Quản lý quỹ TCNN và quỹ khác của nhà nước:

VN thường xuyên bị thiên tại, bão lũ, NSNN lại bé nhỏ, quỹ DTTC luôn phải dự phòng và thường được chi cho các khoản chí đó, vào cuối năm nếu kết dư các địa phương lại sử dụng quỹ này

*- Huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển (lay vi du ve huy dong von trong 2 nam gan day)

* Thực hiện thanh toán và điều hành vốn:

- Tài khoản của khách hàng mở tại KBNN để thực hiện các giao dịch với NS. KB giao dịch bằng việc nhận tiền nộp thuế qua tài khoản đơn vị nộp thuế, chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng các khoản chi qua chuyển khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi các đơn vị và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán.

- KBNN không là cơ quan kinh doanh, không vì mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo an toàn khả năng thanh toán cho nhu cầu của của NSNN  là mục tiêu cao nhất, do vậy không được tuỳ tiện mở tài khoản ở các NH không theo quy định dù nơi đó dịch vụ và lãi suất tốt hơn.

- KBNN các cấp phải chấp hành nghiêm lênh điều chuyển tốn ngân của KBNN cấp trên, đảm bảo nguồn vốn không bị ứ đọng hoặc thiếu cục bộ(hiệu quả vòng quay của đồng tiền); Mặt khác phải thực hiện tốt việc hạn chế để tồn ngân tiền mặt quá cao vì đảm bảo an toàn- bài học của nhiều đơn vị KBNN.

* Nhiệm vụ xây dựng và phát triển hệ thống KBNN (nhiệm vụ tổ chức):

* Quản lý TCBM và phát triển đội ngũ CCVC:

- Hoàn thiện bộ máy ở TW: Phòng Pháp chế, chế độ; Phòng Thanh toán chuyển tiền điện tử; Thường xuyên thành lập các đơn vị mới do yêu cầu nhiệm vụ.

- Xem xét quy định nhiệm vụ các đơn vị trong cơ quan, toàn hệ thống được khoa học, hợp lý và hiện đại.

- Biên chế cần được ổn định theo quy mô nhất định, số lượng các cấp KBNN hợp lý NTN?

- Cơ cấu cán bộ theo hướng trình độ cao cả về trình độ đào tạo, cơ cấu ngạch bậc, vị trí công việc.

- Điều động cán bộ theo định kỳ

- Đánh giá cán bộ đúng thực tế để quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo và bồi dưỡng.

* Quản lý kinh phí do NSNN cấp, các khoản thu khác và tài sản được giao theo quy định của pháp luật:

- Thực tế: Kinh phí khoán 200- 300 tỷ đồng/năm , kinh phí thu từ hoạt động nghiệp vụ hàng trăm tỷ đồng. Nhu cầu chi rất lớn: chi cho con người tăng (số lượng, chế độ nhà nước), chi hành chính tăng(văn phòng phẩm, điện, nước); chi hoạt động nghiệp vụ (truyền tin, thanh toán), chi đầu tư trang bị, phương tiện nhu cầu lớn (bảo vệ an toàn tiền, tin học, nhà làm việc…).Hiệu quả của việc sử dụng này và những tiêu cực phát sinh.

Hiện đại hoá hoạt động của hệ thống KBNN:

- Công nghệ thống tin là xương sống, là công cụ không thể thiếu được trong điều kiện hoạt động KBNN hiện nay và tương lai. Từ công nghệ thông tin, sẽ có nhiều nội dung, quy trình nghiệp vụ KBNN sẽ thay đổi cho phù hợp.

- Tính bức thiết: không hiện đại hoá thì không hội nhập, không làm tốt nhiệm vụ, quản lý không hiệu quả, không nâng cao năng suất lao động.

- Nỗi năm KBNN đầu tư hàng chục tỷ đồng để hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhất là đào tạo đội ngũ cán bộ, từ chuyên gia đến người sử dụng

*- Cải cách hành chính:

Chương trình CCHC giai đoạn 2001-2010 trên 4 nội dung (thêm cải cách tài chính công).

- Cải cách về thể chế: Như: Thể chế thị trường vốn, thị trường CK, thị trường lao động, khoa học; thể chế và tổ chức bộ, cơ quan ngang bộ, uỷ ban ND các cấp; quan hệ nhà nước với dân (tham gia góp ý, xử lý hành vi cán bộ làm thiệt hại quyền của dân)…

- Riêng của KBNN như: Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của KBNN các cấp theo quyết định 235(các ban, phòng ở tỉnh); cơ chế phối hợp trong công tác thu thuế của 3 ngành Thuế- KB- HQ; chế độ kế toán 130; thanh toán điện tử; phát hành và thanh toán trái phiếu; quy trình 1 cửa trong KSC; quy chế hoạt động và quy chế nghiệp vụ điểm giao dịch…

- Cải cách thủ tục hành chính: Công khai hoá các nội dung, quy trình, hồ sơ trong kiểm soát thanh toán  chi thường xuyên, chi đầu tư; xây dựng kios thông tin; chế độ báo cáo thống kê và báo cáo nghiệp vụ KBNN.v.v.

- Cải cách bộ máy hành chính:

Thành lập, chuyên giao nhiệm vụ các bộ ngành: Kiểm toán Nhà nước, cơ quan chống tham nhũng, Bộ CA và AN... Riêng KBNN phân định rõ hơn nhiệm vụ phòng KHTH, phòng TTV, phòng KT; thành lập KBNN ở các tỉnh lỵ, phòng thuộc KBNN quận, phòng giao dịch...

+ Phân cấp mạnh về cán bộ (phân bổ chỉ tiêu lao động, bổ nhiệm, kỷ luật, nâng lương, đi nước ngoài…) và quản lý tài chính nội bộ (mua sắm, đầu tư, đào tạo bồi dưỡng…

- Văn hoá ứng xử, văn hoá KBNN với tiêu chí trách nhiệm, văn minh, lịch sự và văn hoá. …

- Chương trình quản lý công văn edocman, văn thư lưu trữ, chương trình quản lý cán bộ…..

III- Tổ chức bộ máy KBNN:

* Nguyên tắc tổ chức của KBNN:

+ Theo quy định của bộ máy HCNN:

- TW lãnh đạo, quản lý địa phương- địa phương phục tùng, chịu sự chỉ đạo của TW.

- Cấp dưới chịu sự lãnh đạo của cấp trên, tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên, tôn trọng cấp trên.

- Cán bộ chịu sự quản lý của thủ trưởng, của cấp trên; phục tùng mệnh lệnh cấp trên; quan hệ trên dưới rõ ràng theo thứ bậc.

+ Thống nhất từ TW đến huyện

- KBNN quản lý, chỉ đạo về chuyên môn, chịu trách nhiệm chung; chế độ thông tin nghiệp vụ và thông tin báo cáo thống nhất theo nội dung; cán bộ và kinh phí được quản lý thống nhất và theo phân cấp.

+ Tính độc lập tương đối và tính pháp lý

-  Mỗi đơn vị KBNN(cấp tổ chức) có tính độc lập tương đối, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng (do yêu cầu quản lý NSNN theo cấp NS; quản lý hành chính, quản lý đảng đoàn và hoạt động nội bộ quy định).

* Cơ cấu TCBM KBNN:

- Ban KHTH, Ban KT, Ban TTVĐT, Ban KQ, Ban HĐV, Ban KTKS, Ban TCCB, Ban TVQT, Văn phòng và SGD.

- Có 3 đơn vị sự nghiệp: TTTHvà TK, TTBDNV, TCQLNQQG

- 1 số Ban và đơn vị sự nghiệp có phòng nghiệp vụ: KHTH (1 phòng), Ban KT (1 phòng) TVQT (2 phòng), Văn phòng (3 phòng), Sở GD (3 phòng)Trung tâm THTK (5 phòng và đại diện Miền nam), TTBDNV (2 phòng), Tạp chí QLNQQG (2 phòng).

* Cơ cấu tổ chức bộ máy ở KBN tỉnh:

- 8 phòng chuyên môn: KHTH, KT, TTVĐT, KQ, KTKS, TCCB, HCTVQT và Tin học.

- TP HCM không quá 9 phòng ( phòng đầu tư TW và địa phương), Hà Nội không quá 11 phòng (1 phòng ĐTĐP, 2 phòng ĐTTW).

- Có 11 KBNN của thành phố thuộc tỉnh (đô thị loại I, II) KBNN các quận ở 5 thành phố trực thuộc TW làm nhiệm vụ trên địa bàn; (Tam Kỳ)

- Có thể sẽ thành lập thêm phòng Giao dịch tại KBNN các tỉnh nơi không có KBNN trên địa bàn.

* Các điểm giao dịch:

+ Không là 1 cấp tổ chức độc lập, được thành lập những địa bàn quá xa trung tâm huyện lỵ, những nơi có doanh số thu NSNN cao, các cửa khẩu quốc tế, quốc gia lớn.

+ Các điểm giao dịch cố định trong trụ sở: ở chính KBNN huyện và VP KBNN tỉnh (bộ phận giao dịch), do GĐ tỉnh  thành lập.

+ Các điểm giao dịch cố định ngoài trụ sở: Chỉ được thành lập ở những những nơi có doanh số thu NSNN cao, các cửa khẩu quốc tế, quốc gia lớn và do TGĐ quyết dịnh thành lập.

+ Các điểm giao dịch lưu động.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: