Nội dung cần có của bản kế hoạch kinh doanh
Nội dung cần có của bản kế hoạch kinh doanh
Một kế hoạch kinh doanh được viết ra bao gồm những nội dung sau đây:
1) Ý tưởng kinh doanh
Một ý tưởng hay chỉ trở thành một ý tưởng kinh doanh tốt nếu bằng ý tưởng đó, bạn có thể kiếm đủ tiền để giúp bạn sống không phụ thuộc.
Một khi bạn đã có một ý tưởng, trong hầu hết các trường hợp, ý tưởng của bạn cần phải được điều chỉnh và phát triển hơn trước khi nó có thể trở thành một ý tưởng mang tính chất thương mại.
2) Các nguồn lực cá nhân và mục tiêu cá nhân
Việc điều hành một công ty mới thành lập là một vấn đề đặc biệt mang tính chất cá nhân, vì người chủ của công ty là người duy nhất hiện diện trong công ty đó. Vì vậy, một điều rất quan trọng là bạn phải tập trung vào chính bản thân bạn và những người khác, như thể bạn hiện sở hữu năng lực và các nguồn lực cần thiết để thực hiện một ý tưởng kinh doanh.
3) Sản phẩm/Dịch vụ
Sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp là dòng máu cung cấp sự sống cho việc kinh doanh của bạn. Chính vì vậy, điều quan trọng là bạn phải phân tích những khía cạnh khách nhau của chúng. Điều đặc biệt cần phải chú ý đến chính là những nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn.
4) Miêu tả thị trường
Trước khi bạn có khả năng thực hiện bất kỳ việc bán hàng hay tiếp thị nào, bạn cần phải xác định thị trường mà mình muốn thâm nhập. Để có một kết quả tiếp thị tốt, cần phải có một cái nhìn thấu đáo về thị trường và khách hàng.
5) Bán hàng và tiếp thị
Việc bán hàng và tiếp thị được xem là những công cụ mà bạn dùng để tiếp cận những khách hàng tiềm năng để làm cho họ quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Và thực hiện thông qua việc đăng quảng cáo trên một tờ báo địa phương, thông qua thư từ liên hệ trực tiếp, thông qua internet hoặc qua việc tham dự những hội chợ quốc tế, điều đó hoàn toàn phục thuộc vào việc bạn đang bán cái gì và những khách hàng nào bạn muốn hướng tới.
6) Tổ chức công ty
Tổ chức công việc kinh doanh của bạn trong thực tiển
Ban cần phải miêu tả được về những hoạt động hàng ngày của công ty mình và cũng cần phải lưu tâm đến khoản chi phí sắp xếp và điều hành việc kinh doanh của bạn.
7) Phát triển kinh doanh
Rất khó khi nghĩ trước về ba hoặc bốn năm sau thậm chí về giai đoạn trước khi việc kinh doanh của bạn bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, sẽ thuận lợi nếu tại giai đọan sơ khởi này, bạn có thể nhìn thấy được những nét phác thảo hình ảnh một công ty lớn và thú vị hơn nhiều so với công ty mà bạn sẽ bắt đầu với.
8) Ngân sách
Nếu xét về khía cạnh kinh tế thì ngân sách là một trong những đề tài được nhắc tới nhiều nhất. Kế hoạch của bạn càng cụ thể chừng nào thì bạn càng dễ tính được ngân sách cho mình. Ngân sách cũng góp phần làm cụ thể hóa các kế hoạch và việc quay lại để thay đổi kế hoạch sẽ trở nên đơn giản hơn nếu ngân sách tỏ ra không đúng với thực tế.
9) Tài trợ
Tài trợ chỉ đơn giản có nghĩa là “Bằng cách nào tôi sẽ kiếm được số tiền mà tôi cần để bắt đầu việc kinh doanh của tôi?”
Cụ thể hơn:
1) Ý tưởng kinh doanh
Lời tuyên bố về nhiệm vụ
Khi bắt đầu khởi nghiệp người ta có khuynh hướng dựa vào một kiến thức cụ thể hoặc vào một sản phẩm cụ thể.
Nếu bạn thích nấu ăn, bạn có thể muốn mở một một quầy bán súp gà nóng với giá cả vừa phải, và nếu bạn biết về công nghệ thông tin và phần mềm, bạn sẽ có thể muốn thành lập một công ty chuyên về cơ sở dữ liệu.
Bằng việc khởi nghiệp kinh doanh chỉ dựa vào một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, bạn đã làm cho việc kinh doanh mới của mình trở nên không thuận lợi. Nếu như cơ sở đó bị sụp đổ, thị trường sẽ mất dần sự quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Và bạn cũng không còn gì khác để rao bán.
Điều cần làm là phải nhìn vào phía sau các nét chính của sản phẩm. Đó là sản phẩm của bạn dài bao nhiêu, rộng bao nhiêu, màu gì, độ bền của sản phẩm, tốc độ quay vòng của sản phẩm trong một phút là bao nhiêu, v.v… Thay vào đó, hãy xác định những thử thách nào sản phẩm của bạn sẽ gặp phải có liên quan đến con người, công việc hay xã hội.
Nếu bạn thích nấu và bán “súp gà” lời tuyên bố về nhiệm vụ của bạn có thể là “bán thức ăn ngon và bổ dưỡng mang đi với giá phải chăng.” Qua việc chọn lời tuyên bố này, có khả năng bạn lại tiếp tục việc kinh doanh của mình ngay cả trong trường hợp người ta không còn thích súp gà nữa. Bạn sẽ có những ý tưởng và dự án kinh doanh mới bằng việc mở rộng lời tuyên bố của mình.
Bạn có thể viết ra một lời tuyên bố về nhiệm vụ nào không? Nếu không, hãy đợi đấy và hãy quay lại với phần này sau. Khi tiếp tục làm việc với kế hoạch kinh doanh, biết đâu một lời tuyên bố nhiệm vụ hay ho nào đó không nảy ra.
2) Các nguồn lực cá nhân và mục tiêu cá nhân
Mạng lưới gia đình
Người có thể giúp đỡ bạn khởi nghiệp kinh doanh chính là người cận kề với bạn nhất, họ là những người trong gia đình.
Hy vọng là họ cùng chi sẻ chung giấc mơ điều hành việc kinh doanh với bạn. Ông Bà, cha mẹ, anh chị em, anh em họ, là những người có rất nhiều mối liên hệ để hỗ trợ bạn, giúp công việc kinh doanh trở nên phát đạt.
Tuy vậy các thành viên trong gia đình bạn có thể là mối trở ngại đối với công việc kinh doanh mới của bạn.
Nếu họ cảm thấy rằng họ có quyền ra những quyết định đối với việc kinh doanh của bạn, lúc ấy có thể bạn sẽ gặp khó khăn. Có thể bạn phải chuyển đi. Các quyết định được đưa ra trong bối cảnh “chuyện gia đình” hiếm khi đồng hành với những quyết định kinh doanh.
Các quyết định kinh doanh thường phải xuất phát từ thực tế và trực giác của chính bạn. Các quyết định mang tính gia đình lại thường dựa trên tình cảm và thiếu hợp lý.
Hãy đánh giá xem việc kinh doanh của bạn hiện đang ở đâu vào thời điểm này. Bạn có thể quyết định gì và gia đình bạn có thể quyết định gì.
3) Sản phẩm/Dịch vụ
Dự toán chi phí
Để có thể dự toán xem bạn có thể kiếm được tiền từ việc kinh doanh của mình không, bạn phải tìm hiểu về những gì mà khách hàng của bạn sẽ sẵn sàng trả cho dịch vụ hoặc sản phẩm mà bạn đang chào bán.
Bạn cũng cần phải tìm hiểu xem phải mất bao nhiêu tiền để mua, nhập khẩu hoặc sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn
Chênh lệch giữa hai con số nói trên sẽ cho bạn biết bạn còn lại được bao nhiêu tiền để trả tiền thuê văn phòng, tiền điện thoại, tiền truy cập internet, chi phí tiếp thị và lương của bạn (lợi nhuận của công ty).
Ví dụ:
Bạn bán các đĩa CD với giá $25 trên internet và có khuyến mãi như sau: “Không tính tiền phí gởi và đóng gói.” Việc tính toán của bạn phải được thực hiện như sau:
Giá bán:25.00$
- Tiền mua CD:18.75$
- Đóng gói và bao bì:01.00$
- Phí bưu điện:02.00$
= Lợi nhuận biên tế 03.25$ (13%)
Phép tính này cho bạn thấy rằng mỗi lần bạn bán được 1 CD với giá 25$, bạn còn lại 3.25$. Số tiền này phải dùng để trả cho các chi phí khác ngoài các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua, đóng gói và giao CD.
Con số này còn gọi là lợi nhuận bên tế hay lãi gộp.
Bạn có thể tính theo tỷ lệ phần trăm, được gọi là contribution ratio và giá bán. Phép tính được thực hiện như sau:
Lợi nhuận biên tế x 100/giá bán
Theo ví dụ bán CD ở trên, contribution ratio là:
3.25$ x100/25$ = 13%
4) Mô tả thị trường
Trước khi bắt đầu bất kỳ họat động bán hàng và tiếp thị nào, bạn cần phải có được một kiến thức vững chắc về thị trường.
Nếu như bạn không có một cảm nhận nào về khách hàng của bạn là ai thì sẽ rất khó khăn trong việc tìm ra phương thức tiếp cận họ.
Có rất nhiều câu hỏi có thể hỏi để có được chân dung về khách hàng của bạn. Ở đó có bao nhiêu khách hàng tiềm năng? Họ sống trong vùng hay ở khu thành thị, ở tỉnh hay ở trong nước, ở Châu Á hay trên toàn thế giới?
Họ là đàn ông, phụ nữ, người già hay trẻ em? Họ thích làm gì trong thời gian rảnh rổi? Mức giới hạn mà họ sẵn sàng trả cho sản phẩm là như thế nào?
Bạn cần phải biết càng nhiều càng tốt về các khách hàng tiềm năng của mình. Nếu như bạn biết được tên và địa chỉ của khách hàng, bạn đã tiến được rất xa trong việc nghiên cứu thị trường.
Trong thị trường, bạn cũng cần phải tìm kiếm các đối thủ cạnh tranh. Bạn cần phải tìm ra cái gì mà bạn đang phải đương đầu với.
Chất lượng sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh ở mức nào? Giá cả là bao nhiêu? Doanh thu của họ lớn cỡ nào? Công việc tiếp thị và trang web của họ ra sao? Việc phát triển sản phẩm của họ tới đâu? Điểm yếu của họ là gì?
Nguyên lý tảng băng
Nếu như bạn nhìn vào một tảng băng thì bạn sẽ thấy là 90% của nó là nằm ở dưới nước. Chỉ có 10% là có thể thấy được bằng mắt thường. Bạn có thể so sánh điều này với việc miêu tả thị trường và việc quảng cáo.
Bạn cần phải bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu thị trường và nghĩ xem cách nào tốt nhất để tiếp cận với khách hàng của bạn. Sau hàng tuần nghiên cứu, bạn có thể kết thúc với việc làm ra năm cái trang web và 300 cái danh thiếp.
90% được sử dụng trong cuộc nghiên cứu. 10% mới được thể hiện.
5) Kế hoạch Bán hàng và tiếp thị
Kế hoạch tiếp thị
Một kế hoạch tiếp thị là công cụ giúp cho công ty bạn thu được càng nhiều giá trị càng tốt, xứng đáng với đồng tiền bạn bỏ ra.
Nhiều doanh nghiệp chọn cách tiếp cận thị trường một cách ngẫu nhiên. Thật không may, việc này thường dẫn đến lãng phí tiền của. Một kế hoạch tiếp thị sẽ giúp bạn thiết kế kế hoạch hành động.
Trước khi bạn bắt đầu
Nếu như bạn đang tiếp cận một nhóm mục tiêu mới, sẽ là điều khôn ngoan nếu như bạn kiểm tra lại xem liệu có phải bạn đã chọn đúng nhóm lý tưởng hay không
Dự đoán quy mô của nhóm mục tiêu – bạn có thể bán được với số lượng bao nhiêu và lớn cỡ nào?
Liệu nhóm mục tiêu này có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ của bạn không?
Liệu bạn có thể đáp ứng được các yêu cầu của nhóm này không (về dịch vụ, chất lượng, mức giá, v.v…)
Đánh giá mức độ cạnh tranh – thị trường có mang đặc điểm bởi tính cạnh tranh khắc nghiệt không?
Triển vọng của nhóm mục tiêu này là gì?
Nếu như bạn có thể dự đoán được mối tương quan hợp lý giữa chi phí tiếp thị và khả năng thu lợi tiềm tàng (khả năng thương mại), bạn có thể tiếp tục với kế hoạch đã đề ra của mình.
Tài liệu tiếp thị
Điều quan trọng là bạn phải có sẵn các tài liệu cần thiết trước khi bắt đầu công việc tiếp thị. Không thể bắt đầu được khi bạn chưa làm xong danh thiếp, giấy tiêu đề công ty, tập sách giới thiệu công ty, trang web công ty, v..v.
Sẽ có một số hoạt động nhất định phù hợp với sản phẩm/dịch vụ cũng như nhóm mục tiêu của bạn hơn, so với những hoạt động khác. Luôn luôn nhớ phải liên hệ giữa chi phí và khả năng thu lợi. Đừng bỏ ra một khoản chi phí đắt đỏ để quảng cáo trên tivi chỉ nhằm bán được loại bút chì rẻ tiền, loại thường chỉ được bán ở 50 cửa hàng.
Vạch ra một kế hoạch tiếp thị
Việc đưa ra được một giản đồ tổng quan sẽ giúp bạn có khả năng kiểm soát tốt nhất các hoạt động - hãy xem cụ thể dưới đây:
Tìm các hoạt động tiếp thị phù hợp nhất với tình trạng hiện tại của bạn
Lên lịch cụ thể cho kế hoạch tiếp thị của bạn, chẳng hạn 12 tuần
Dành ra một cột để điền số tiền và dự toán ngân sách tổng quan mà nó sẽ là ngân sách của công ty
Liệt kê tất cả các hoạt động theo thứ tự ưu tiên
Đánh dấu tuần thực hiện của từng hoạt động
Dành thời gian cho việc theo dõi và cho các cuộc hẹn
Liên tục đánh giá các kết quả từ nỗ lực của bạn
Lưu ý đến các khoảng thời gian chết, chẳng hạn những ngày nghỉ hè và các ngày nghỉ khác.
HOẠT ĐỘNG/ TUẦN 1 2 3 4 5 Số tiền
Quảng cáo x - - x - xxx
Theo dõi qua điện thọai - x - - x xxx
Các cuộc hẹn chào hàng - - x x - xxx
Chuẩn bị thư bán hàng x - - - - xxx
Gởi các thư bán hàng - x - - x xxx
Theo dõi qua điện thọai - x - - x xxx
Các cuộc hẹn chào hàng - - x x - xxx
Đánh giá ảnh hưởn - - - - x xxx
Lưu ý:
Họach định chương trình tiếp thị và các hoạt động không phải là việc chỉ thực hiện một lần. Kế hoạch tiếp thị của bạn phải được cập nhật và điều chỉnh thường xuyên.
Cùng cần phải đánh giá thường xuyên hiệu quả của các hoạt động của bạn. Có phản hồi gì về quảng cáo của bạn không? Số lượng các yêu cầu có tương xứng với nỗ lực tiếp thị của bạn không?
Liên quan đến việc hoạch định, bạn cũng cần phải xem xét xem những hoạt động nào bạn có thể tự thực hiện và những hoạt động nào bạn cần phải có sự hỗ trợ chuyên nghiệp. Tương tự, điều quan trọng là không nên có quá nhiều hoạt động nếu như bạn không thể theo dõi hết
6) Tổ chức công ty
Legal Business Structure
Throughout most parts of world, three predominant main types of legal business forms are used to run small business organisations.
Countries choose different ways of organising the legal business structure of the business life. Therefor you have to contact your local authority in order to find out how your country organise the business society.
Three main types
Three predominant main types of legal business forms are used to run small business organisations. These forms are as follows :
Sole proprietorship - where generally only one person funds the business activities
Partnerships - where two or more people band together to finance or run a venture
Corporations/limited companies - where it is possible for only a few friends /family members up to many thousands to subscribe for a share in business ownership
Legal Business: Sole proprietorship
The vast majority of new businesses are set up as sole proprietors. The legal business form is normally formality-free, there are no rules about the records you have to keep.
Nor is there a requirement for your accounts to be audited, or for financial information on your business to be filed at the registrar of companies. You still have to pay tax from the profit.
The biggest disadvantage of being a sole trader is that your are totally responsible for any debts your business incurs. If you go bankrupt, your creditors are entitled to size and sell your possessions-personal as well as business.
Legal business: Partnerships
Partnerships are effectively collections of sole proprietors and, thus, there are legal issues related to personal liability. There are very few restrictions to setting up a business with another person (or persons) in partnership, and several definite advantages.
By pooling resources you may have more capital. You will be bringing, several sets of skills to the business. If you get ill the business can still carry on.
The biggest disadvantage is if your partner makes a business mistake. Perhaps by signing a disastrous contract, without your knowledge or consent.
Every member of the partnership must anyway shoulder the consequences. Under these circumstances your personal assets could be taken in order to pay the creditors. Even though the mistake was no fault of your own.
Legal Business: Limited Liability Companies
As the name suggests, in this forms of business your liability is limited to the amount you contribute by way of share capital.
A Limited Liability Company is a separate legal entity. Distinct from both its shareholders, directors and managers. The liability of the shareholders is limited to the amount paid or unpaid on issued share capital.
However, many restrictions are put on the company. It must maintain certain books of accounts. Appoint an auditor and file an annual return with the registrar of companies which includes the accounts as well as details of directors and mortgages.
The biggest disadvantage is that it is more expensive to set up and there are more rules to follow.
How you actually register your company depends on the country you live in. Contact the authority for further information
7) Phát triển kinh doanh
Lập một kế hoạch chiến lược
Sẽ rất khó để có thể nghĩ về ba hoặc năm năm sau vì bạn đang ở giữa chừng của các ý tưởng phát triển công việc kinh doanh của bạn.
Như là một người chủ doanh nghiệp, và nếu như bạn có được một tầm nhìn về thời gian tới điều đó sẽ giúp bạn trong công việc hàng ngày cũng như trong thực tế.
Trong công việc hàng ngày bạn sẽ gặp phải những vấn đề đến từ các cơ quan công quyền, khách hàng không thanh toán, nhà cung cấp thì giao hàng sai, nhân viên không làm tốt công việc, gia đình lại muốn bạn dành nhiều thời gian hơn cho họ, những người họ hàng sẽ muốn lợi dụng người cháu họ “giàu có” của mình, hoặc các con số tài chính của bạn nhỏ hơn những gì bạn mong đợi.
Vào những thời điểm như thế, sẽ tốt hơn nếu như bạn có các kế hoạch cho tương lai và có được một tầm nhìn về “tương lai tốt đẹp” hơn.
Hãy tưởng tượng là bạn đang ở trên một chiếc trực thăng. Bạn bay lên và nhìn xuống công việc kinh doanh của chính mình. Bạn sẽ nghĩ “Mình muốn công việc làm ăn của mình sẽ trở nên như thế nào trong ba năm?”
8) Dự trù Ngân sách
Bằng phương tiện ngân sách, bạn có thể tính toán xem bạn phải cần bao nhiêu để thành lập một doanh nghiệp, và cần bao nhiều để điều hành nó.
Vấn đề ngân sách đối với một số người khởi nghiệp có lẽ là vấn đề tệ hại nhất khi bắt đầu. Họ sợ hãi nghĩ rằng chỉ có kế toán mới có thể lập ngân sách. Điều đó không đúng. Việc lập ngân sách là một vấn đề khá đơn giản. Nó chỉ là phép cộng và phép chia. Chỉ cần lấy một loại chi phí.
Lập ngân sách không khó
Với những công ty mới bắt đầu, bạn có thể phải mua năm cái ghế cho văn phòng, với mỗi chiếc 50$.
Sẽ có một dòng trong ngân sách thể hiện:
5 cái ghế x 50$ = 250$
Các chi phí khác cũng được tính theo cách đó.
Khi bạn gom các chi phí bạn hãy cộng chúng lại với nhau, như vậy bằng cách này bạn đã lập ngân sách cho các chi phí của mình.
Ngân sách là công cụ mà bạn cần có để biết được chí phí thành lập và hoạt động của công ty bạn.
Nếu như bạn sử dụng được bảng tính thì việc lập ngân sách của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Bảng tính
Bảng tính là một chương trình vi tính như chương trình Microsoft Excel là một chương trình bảng tính. Word giúp bạn soạn thảo văn bản, Excel sẽ giúp bạn tính toán các con số, và sau đó là lập ngân sách.
9) Nguồn Tài trợ
Tài trợ là gì?
Nói một cách ngắn gọn thì tài chính có nghĩa là “Tôi có thể tìm ở đâu ra tiền để công ty của tôi có thể hoạt động?”
Cách để bạn tính toán ra nhu cầu về vốn cho công ty mình là:
Lấy tổng số ngân sách thành lập
Cộng thêm vào số tiền mặt thiếu hụt lớn nhất ở trong ngân sách lưu chuyển tiền mặt
Cả hai sẽ cho thấy nhu cầu về vốn của công ty bạn.
Con số mà bạn có được sẽ là con số bạn cần phải vay mượn bằng cách này hay cách khác. Vốn có thể có từ:
Các nguồn cá nhân
Gia đình và bạn bè
Các ngân hàng
Các nhà đầu tư
Các chương trình tài trợ công khai
Nợ nhà cung cấp
Các cách khác
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro