Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Phần I - Chương Một: Lời Bàn Về Ba Điều Cần Thiết Cho Hạnh Phúc Ở Đời

PHẦN I
Chương Một

Lời Bàn Về Ba Điều Cần Thiết Cho Hạnh Phúc Ở Đời:
Đức Hạnh, Của Cải, Lạc Thú.

Đời người kéo dài khoảng một trăm năm, trong thời gian đó con người cần phải thực thi Dharma, Artha và Kama, như vậy thì cuộc sống mới được cân bằng hoàn toàn.

Trong thời gian còn niên thiếu thì mục tiêu chính là học hành. Khi tới tuổi thanh xuân và khi đã trưởng thành thì phải thực thi Artha và Kama, rồi tới tuổi tận hiến cho Dharma để cố gắng hoàn tất Mokasha làm ngăn chặn bắnh xe luân hồi. Tuy nhiên, vì sự tồn tại của con người không có gì là chắc chắn cho nên người khôn ngoan phải thực hành cả ba điều trên ở bất cứ giai đoạn nào thích hợp trong cuộc đời. Nhưng có một điều cần phải giữ cho đúng, đó là người thanh niên phải ở trong tu viện cho tới khi hoàn tất việc giáo dục.

Ba nguyên lý căn bản về sự hiện hữu của con người là gì?

Dharma là giáo điều của Shastras, hay Thánh Kinh, dạy ta thi hành các nghi lễ và cách tế lễ. Những lễ nghi này thường bị người ta quên lãng vì nó liên quan tới một thực thể khác, có vẻ kém thực tế và không hữu hình. Thánh Kinh cấm ăn thịt và mọi người có thể tuân theo giáo điều này dễ dàng vì thịt là một thực chất có thể nhìn thấy được. Dharma được dạy bởi Shruti và bởi những người chuyên dẫn giải lời Kinh Thánh.

Artha là sự chiếm hữu đất đai, súc vật, của cải, gia nhân, bạn bè, và những thông hiểu về nghệ thuật. Artha cũng dạy cách bảo vệ những gì ta đã có và cách chiếm hữu những gì đang được người khác bảo vệ. Artha được dạy bởi các quan trong triều đình và bởi những doanh gia có nhiều kinh nghiệm.

Kama là sự hưởng thụ những thú vui vật chất qua trung gian của các giác quan là thính giác, xúc giác, thị giác, vị giác và khứu giác. Khi có sự tiếp xúc đặc biệt giữa những giác quan với một vật và làm cho người ta thích thú thì sự khoái lạc đó được gọi là Kama. Kama được dạy bởi Kama Sutras (tiết mục nói về sự ham muốn) và bởi kinh nghiệm.

Tuy nhiên, có thể nói rằng khi cả ba nguyên lý nói trên phối hợp lại, Dharma được coi là quan trọng hơn Artha, và Artha được coi trọng hơn Kama. Nhưng Artha luôn luôn được thực thi bởi nhà vua và chỉ chú trọng tới sự lợi lộc của con người. Cũng như vậy Kama đã là mối quan tâm chính của những nàng chiêu đãi vì nghề nghiệp và nếp sống của họ tuỳ thuộc vào sự thông hiểu những nguyên lý này.

Đệ tử: Những nhà thông thái xưa đã cho rằng Dharma chú tâm tới những điều không hiện diện trên thế giới này cho nên những nguyên tắc ấy phải được giải thích rõ ràng trong sách. Artha cũng thế, nếu ta theo đúng những lời chỉ dạy trong sách thì có thể thực thi dễ dàng. Nhưng Kama là một phần của thiên tính thì khỏi cần phải học.

Sư phụ: Điều này không hoàn toàn đúng. Giữa người Nam và người Nữ sự liên quan về tình dục thường biệt lập. Muốn phát triển sự liên hệ của hai người thì cần phải ứng dụng một số phương pháp đặc biệt được đề cập đến trong Kama Sutras. Muông thú sống ở trong rừng thiếu sót những phương pháp này vì loài vật không cần phải tự kiềm chế. Những con thú giống cái chỉ thèm muốn giao cấu trong một mùa cố định và trước đó chúng cũng không cần phải có những liên hệ tinh thần.

Đệ tử: Lokayatikas nói rằng không cần phải theo một tôn giáo để được hưởng phần thưởng đời sau vì có ai biết chắc rằng phần thưởng đó có thực hay không. Không ai điên rồ mà giao những của cải của mình cho người khác. Hơn nữa tốt hơn là có con bồ câu ngay bây giờ còn hơn là mong được con công mai sau, có được một cái ly bằng đồng bây giờ hơn là được hứa hẹn một cái ly bằng vàng trong tương lai.

Sư phụ: Không phải như vậy!
1. Thánh kinh dạy phải thực thi Dharma và không được nghi ngờ.
2. Những người dâng lễ để cầu xin cho kẻ thù bị hại cũng như cầu mưa đã có kết quả rõ ràng.
3. Mặt trời, mặt trăng, các tinh tú, các hành tinh và những vật khác trên không gian đều hoạt động theo một chiều hướng điều hoà để đem lại lợi ích cho thế giới.
4. Xã hội loài người hoạt động thứ tự và điều hoà nhờ tuân theo những luật lệ của bốn hạng người và bốn giai đoạn của cuộc đời.
5. Chúng ta biết rằng gieo hạt là để chờ mong mùa gặt trong tương lai.

Những người cho rằng định mệnh là động cơ chính của mọi việc đã nói rằng: Ta không nên phấn đấu để làm giàu vì đôi khi dù cố gắng cách mấy cũng vẫn nghèo trong khi những người khác làm giàu mà không cần phải cố gắng chút nào. Như vậy chứng tỏ rằng mọi sự đều do định mệnh an bài từ giàu hay nghèo, thắng hay thua, sung sướng hay đau khổ. Như Demona Bali đã lên làm vua xứ Indra vì định mệnh và rõ ràng là nhờ định mệnh mà con người có thể bảo vệ được tài sản của mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro