k4
Câu 4: Phạm vi công tác của Diesel lai chân vịt định bước. Mở rộng vùng công tác bằng phương pháp sử dụng hộp số.
Sự phối hợp công tác giữa động cơ và chân vịt khi có hộp giảm tốc
C0: Đặc tính chân vịt khi khai thác trong điều kiện bình thường.
C1: Đặc tính chân vịt khi khai thác trong điều kiện khó khăn.
Khi tàu khai thác trong điều kiện bình thường C0 động cơ công tác ở đặc tính ngoài Mn. Với tỷ số truyền là i1 ta có mômen chân vịt MS1=(1/i1).Mn, điểm phối hợp công tác là A. Do điều kiện khai thác khó khăn hơn nên đặc tính chân vịt thay đổi sang C1. Nếu ta vẫn giữ nguyên tay ga thì điểm phối hợp công tác sẽ là B. Tại B công suất, vòng quay bị giảm và động cơ khai thác trong điều kiện nặng nề hơn dễ gây quá tải về nhiệt.
Trong trờng hợp này nếu ta thay đổi số truyền từ i1 -> i2 (với i2< i1) khi đó mômen trên đế chân vịt là MS2=(1/i2).Mn, và MS2 >MS1. Điểm công tác B’ có công suất và vòng quay động cơ lớn hơn ở điểm B. Hay nói cách khác chế độ khai thác động cơ đã được cải thiện tốt hơn so với điểm B.
-Ưu điểm:
1-Nâng cao khả năng công tác của động cơ, tăng công suất khai thác. Động cơ luôn khai thác ở đặc tính tối u, đạt đợc chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, tăng tuổi thọ.
2-Có thể đảo chiều tàu mà không cần đảo chiều quay động cơ.
3-Phạm vi công tác được mở rộng.
-Nhược điểm:
1-Khó khăn trong khai thác vận hành.
2-Hệ thống động lực phức tạp, hiệu suất truyền động nhỏ.
3-Giá thành chế tạo cao.
Thông thường chỉ áp dụng cho tàu nhỏ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro