Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

jjjjjjjjjjjjj

đám tang bên bờ sông hương

--------------------------------------------------------------------------------

saochoi01-19-2005, 06:00 AM

Tôi không bao giờ nghĩ một người từng trải như mình lại thất tình vì một cô vũ nữ. Cuộc vui đã tàn, ai về nhà nấy, ai sống cuộc đời người ấy, có đâu lại có thể buồn khi sàn nhảy vắng bóng con nhỏ kênh kiệu tên Hương. Huệ Hương không đẹp như thiên thần - mà làm sao có thể ví với thiên thần một cô gái lăn lóc bụi trần như thế - nhưng có đôi mắt làm nao lòng người. Mắt cô là mắt của kiếp người cơ cực, của nàng tiên mắc đọa.

Thế rồi đêm nay, khi đi tìm không thấy cô, tôi nhận ra rằng tôi mê cô vì đôi mắt trái ngược với đôi mắt người yêu đầu đời của tôi. Nói mối tình đầu cho oai phong vậy chứ thật ra chỉ có mình tôi yêu người ta. Mắt của người ấy đúng là mắt của một nàng tiên, phản chiếu cảnh thiên đình đầy hoa đầy ánh sáng, còn mắt của Huệ Hương là mắt của kiếp trần ô uế và đau khổ. Vậy thì sao tôi lại phải lòng cả hai đôi mắt ấy. Vậy thì cái thằng xem cuộc đời chẳng là cái gì như tôi sao lại có thể đâm buồn khi nàng Huệ Hương tầm thường lặng lẽ biến mất đi. Nghe nói đã đi lấy ông chồng giàu sộp nào đó. Lý tưởng của mấy cô gái không dễ gì hiểu được. Cái tiêu chuẩn chọn người tình cũng chẳng thể nào hiểu nổi. Mối tình đầu từ chối tôi vì tôi là một thằng công tử quá giàu. Nàng vũ nữ bỏ tôi đi lấy chồng vì tôi không được giàu như kẻ khác.

Thất tình Huệ Hương tôi lại đâm nhớ Nhiên vô kể. Có lẽ trong lòng tôi luôn nhớ về cô mà hôm nay Huệ Hương đã khơi lại. Ngồi trên taxi tôi miên man nghĩ ngợi. Mấy ngày nay tôi toàn đi taxi, bắt mối làm ăn cũng đi taxi, đi nhậu cũng bằng taxi, đi chơi cũng bằng taxi vì đầu óc tôi không còn tỉnh táo để cầm lái một mình. Lúc tỉnh rượu, tôi vô cùng giận chính mình - Chỉ là một con vũ nữ đi lấy chồng có đáng nghiêm trọng vậy không ? Qua tay mày có bao đứa như vậy rồi và cũng có biết bao đứa đã biến ra khỏi đời mày ? Rồi chợt chiều nay đâm nhớ về Nhiên. Thì ra cái đau về Nhiên đang trở lại. Không phải thất tình Huệ Hương mà đang thất tình Nhiên đấy, mấy lần thất tình một cô gái nào là cứ ngỡ đang thất tình vì Nhiên, mấy lần được cô gái nào yêu là cứ ngỡ Nhiên đã chịu yêu mình. Một cô vũ nữ chẳng ra gì còn không giữ nổi thì làm sao giữ được Nhiên ?

Xe đỗ xịch trước cửa nhà. Mẹ tôi chạy ra đón. Mày xâm, mắt xâm, môi xâm, ngực bơm silicon ngồn ngộn, mẹ tôi giống một minh tinh màn bạc về già hơn là một bà mệnh phụ phu nhân quyền thế một thời. Bà dìu tôi vào nhà với vẻ lo lắng kịch nghệ:

- Con lại say nữa rồi. Nói hoài mà không chịu nghe. Uống cũng chừa đường về chớ.

- Thì con đã về đây.

Bà cũng như tôi, cũng đi chơi đàn đúm cùng mấy bà bạn vô công của mình, cũng có những mối tình ngoài luồng mà ba tôi vì quá mệt mỏi không thèm để ý tới, cũng có những đêm say mềm cả người, nhưng với tôi thì bà cũng phải lấy cái uy quyền làm mẹ mà răn đe mà dạy bảo. Những bài học tự bà cũng biết là không tác dụng gì, không có ý nghĩa nào trong cái nhà này, nhưng lẽ nào trong một gia đình lại không có một bài học nào cho con cái ! Vì vậy ba tôi vẫn phải ca cẩm về thời đại, dù cái thời đại đó chính ông đã góp phần làm cho nó suy đồi và mẹ tôi vẫn nhai đi nhai lại những bài giáo huấn ca khiến em gái tôi chỉ bĩu môi một cái rồi nhún nhảy ra khỏi nhà trong bộ váy cũn cỡn.

Quyết định về quê tìm Nhiên cồn cào trong lòng tôi. Suốt tuần tôi không uống giọt rượu nào, không đến vũ trường, không mở cả máy điện thoại, ngồi như tượng gỗ trong phòng của mình suy nghĩ nên đi hay không đi. Tìm Nhiên để làm gì? Ba lần tỏ tình ba lần bị từ chối và có tỏ tình cả vạn lần thì cũng vẫn cứ bị từ chối một vạn lần như thế. Không biết qua kiếp sau thì sao? Hay kiếp sau nên đầu thai vào một gia đình khác? Hơi nghèo một chút? Nghèo quá cũng không biết Nhiên có chịu không nữa? Rồi lấy gì để nuôi Nhiên? Nhiên tự mình nuôi mình được, không cần ai nuôi. Có nuốt những thứ do đồng tiền ăn cắp của người khác mang lại, Nhiên cũng mửa ra cho mà coi. Hồi đó, Nhiên sừng sộ như thế. Tiền của tôi mà Nhiên bảo là tiền ăn cắp hả. Thì cũng gần như thế. Ừ, thì đúng rồi. Bằng cách này hay cách khác thì nó cũng là đồng tiền ăn cắp. Nên trong phiên tòa xử những kẻ hối lộ và nhận hối lộ năm ấy, ba tôi phải trả lại hết những đồng tiền ấy. Cũng may mẹ tôi khôn khéo tẩu tán nên khi ba tôi bị tước hết chức vụ, bị khai trừ ra khỏi Đảng. Nói nôm na là nhờ công lao trong quá khứ, ông được cho về làm dân thường mà không phải bị tù, gia đình tôi vẫn còn giàu có như thuở nào và chuyển về thành phố để không phải tiếp xúc với những người quá biết về mình. Nhờ "chiến công" của mình mà mẹ tôi tự cho mình là chủ trong gia đình, chứ không hề nghĩ chính bà đã góp một tay giết chết một anh hùng năm xưa là ba tôi, còn ba tôi chỉ là một ông già hết vận nằm chờ những đồng đội năm cũ đến rước mình về bên kia thế giới. Không biết họ có chịu rước đi không, hay xuống dưới họ mở thêm một phiên tòa nữa xử người đã phản bội lại lý tưởng của họ, làm nhơ nhuốc thanh danh của họ và xóa đi những hình tượng đẹp đã tạo nên từ những hy sinh của họ?

Cuối cùng, tôi bật dậy quả quyết ra đi. Hành trang chỉ là cái túi du lịch đầy màu sắc mà nhỏ em đã thải cho tôi để mua cái khác sặc sỡ hơn. Tháng sau, nó sẽ đi lấy chồng. Dù trước hay sau phiên tòa nó vẫn phởn phơ không thấy buồn hay vui, miễn lúc nào trong túi nó cũng rủng rỉnh tiền không biết ở đâu nó có. Mẹ tôi chắc lưỡi, nó là con cái, lại đẹp, không thiếu người bao. Khi người ta biết rõ nguồn gốc đồng tiền thì cái nguồn gốc đó dần dần cũng sẽ phai lợt trong tâm trí để bận tâm đến nhiều thứ chi tiêu khác, nhiều nhu cầu khác. Như tôi đây, khi tiền không còn ào ào vào nhà như trước nữa, thì tôi cũng phải nghĩ cách kiếm nó. Những cách đó không xa lạ lắm vì tôi học ở những người đã từng dâng tiền cho ba tôi. Lăn lóc phong trần rồi tôi cũng thành một người lịch lãm, sành điệu, cũng kịp khoác lên mình tấm áo doanh nhân dù trong tay không bằng cấp, nghề nghiệp, cũng lả lướt vũ trường này vũ trường nọ, cũng chạm cốc cùng không ít kẻ có máu mặt. Chỉ có nỗi buồn định mệnh vẫn ở trong tôi khiến tôi không muốn lấy vợ. Tôi không thấy yêu ai. Buồn vì mấy con bồ cứ lần lượt bỏ mình đi, buồn vì Huệ Hương đi lấy thằng cha già giàu sụ nào đó, nhưng tôi vẩn chẳng yêu ai.

Tôi muốn về quê tìm cho được Nhiên, nhất định phải giết chết hình ảnh cô trong lòng tôi. Tôi chắc chắn sẽ bứng được niềm thương nỗi nhớ kỳ quặc ấy nếu như Nhiên vẫn giữ tấm lòng sáng trong thanh bần ngày cũ. Vì với sự hướng thiện cực hiếm trong đời, chắc chắn Nhiên không đời nào có cuộc sống sung sướng thanh nhàn. Chắc chắn Nhiên sẽ chỉ là cô gái nghèo, rồi cũng sẽ lấy chồng nghèo với đồng hương còm cõi. Chắc chắn Nhiên sẽ chỉ ở trong căn phòng trọ tối tăm, ngày ngày dè sẻn từng đồng đi chợ, con bệnh phải ứng trước tiền lương, thà đói chết chứ không làm điều phi pháp. Chắc chắn Nhiên sẽ không đủ tiền mua nổi cây son tốt, một hộp phấn trang điểm cho tươi tắn mịn màng. Cô sẽ vừa đen vừa xấu vừa gầy guộc đáng thương. Cái hình ảnh ấy nhất định sẽ giết chết cô bé có hai bím tóc xinh xinh, ánh mắt trong trẻo và nụ cười ngây thơ ngày xưa. Tôi muốn cô bé ấy phải chết, muốn tình yêu trong tôi phải chết để tôi được thanh thản đi trên con đường đầy bóng đêm, đầy những mưu mô, những tham vọng tầm thường. Tôi mong gặp Nhiên đến nhói cả lòng. Suốt trên đường đi cứ mâu thuẫn giằng xé, mong gặp một hình ảnh nào đây - một Nhiên thánh thiện ngây thơ hay một Nhiên xấu xí vì nghèo khó vất vả. Muốn Nhiên cứ sống mãi trong lòng như một hình ảnh đẹp mà mơ về sau những gì quá trần trụi của cuộc đời, lại muốn Nhiên ngày ấy hãy chết đi để tôi không phải đớn đau dằn vặt.

***

Tôi ở trong một khách sạn sang trọng nằm bên cạnh sông Phượng, đây là tên do Nhiên đặt vì dọc bờ sông là hàng phượng đỏ thắm soi bóng những ngày hè. Hồi ấy chưa có khách sạn này. Hàng phượng nay đã bị đốn hết để xây dựng dãy nhà thủy tạ và khách sạn, không biết có nên gọi nó là sông Phượng nữa không. Sông Phượng thuở ấy là chứng nhân cho lời tỏ tình đầu tiên của tôi dành cho Nhiên. Nếu tôi tỏ tình ngay khi tôi còn học lớp mười hai thì chắc Nhiên đã bằng lòng rồi. Lúc ấy tôi còn học giỏi, cùng Nhiên theo học các lớp bồi dưỡng và thi học sinh giỏi. Tôi học giỏi cả hai môn văn toán, Nhiên cũng vậy. Cũng một thời bay lượn cùng hạc vàng ở Lầu hoàng hạc, cùng cánh bướm mơ về cõi tiên. Và cái khung cảnh êm đềm bên Nhiên hẳn sẽ còn mãi và hứa hẹn một cuộc tình tuyệt đẹp nếu như tôi và mẹ tôi không vô tình phát hiện ra một gói tiền rất nhiều ai đã vô tình bỏ quên ở phòng khách nhà tôi. Hỏi ba, ba chỉ ậm ờ không biết hay là làm ra vẻ không biết. Rồi những việc ấy trở nên bình thường hiển nhiên, không ai còn thắc mắc gì nữa. Tiền sáng của tôi được tăng lên không chỉ dùng để ăn sáng mà còn có thể chi vào bất cứ việc gì mà tôi thích. Tôi đi ngồi quán, đi đánh bida, đi vũ trường, hãnh diện với bạn bè vì trong túi lúc nào cũng rủng rỉnh tiền và đột nhiên có uy quyền hơn với bọn chúng. Lời tỏ tình tôi định nói với Nhiên rằng tôi rất yêu Nhiên vì Nhiên hiền, Nhiên trong sáng không hiểu sao khi bật ra tôi lại thêm rằng tôi có nhiều tiền đủ lo cho Nhiên, Nhiên đừng sợ. Cũng chỉ tại Nhiên nói chúng mình còn nhỏ, hãy lo học để cho tương lai làm tôi tức khí lên nói rằng, tương lai dù như thế nào thì tôi vẫn có nhiều tiền để lo cho Nhiên, bất chấp cái tương lai đó tôi có nghề nghiệp hay không. Là vì tôi nghĩ đến ba tôi, mới hơn năm mươi tuổi lại được cơ cấu trong bộ máy lãnh đạo, còn lâu mới về hưu. Nhiên tròn mắt nhìn tôi rồi nhìn miết đâu đó bên bờ sông Phượng. Cô đứng dậy nhìn tôi như nhìn một người xa lạ, lạnh lùng nói: "Chữ tiền xuất hiện nhiều trong ngôn từ của bạn đấy. Bạn hãy dùng nó đi mua tình yêu đi. Tôi không cần".

Nói không cần tiền là hơi khách khí. Điều ấy có thể nói ra từ miệng cô gái mười tám tuổi như Nhiên, chỉ biết đi học, chưa biết sức mạnh vô biên của đồng tiền. Sông Phượng hôm nay đã không còn màu đỏ hoa phượng nữa mà gần như đã bị ô nhiễm vì những thứ thải ra từ các khách sạn, các nhà thủy tạ. Tôi tản bộ ra một nhà thủy tạ gần đó, ngồi nhâm nhi ly cà phê nguội ngắt. Lòng lắng xuống, tôi chợt thấy sợ không muốn gặp Nhiên nữa. Ngày ở phiên tòa xử ba tôi ra, Nhiên đón tôi ở cổng tòa án. Lẳng lẵng đi bên Nhiên tôi không nói câu nào. Nhiên thương hại nhìn tôi, nhưng tôi đã quát vào mặt cô: "Nhiên tưởng tôi hối hận hả? Ba tôi hối hận hả? Không đâu! Chỉ hối hận sao kết cuộc lại quá sớm". Nhiên sửng sốt nhìn tôi, lùi lại và bỏ đi.

Tôi dúi điếu thuốc mới đốt vào gạt tàn, quả quyết đứng lên. Tôi đi học theo sông Phượng vào phố. Đã mười năm trôi qua, giờ trở lại mọi thứ đều thay đổi. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên nhiều hơn. Quanh quẩn theo các con phố mới mở, tôi cũng tìm ra khu tập thể nơi gia đình Nhiên ở. Khu tập thể nằm cạnh bến tàu, đường lầy lội, tấp nập người khuân kẻ vác. Không biết Nhiên còn ở đây hay đã đi lấy chồng. Nhiên đã ba mươi tuổi, tôi cũng vậy. Tôi không lạ nếu xuất hiện trước mắt tôi một Nhiên nheo nhóc con cái, già sọm như bà lão tám mươi. Tôi rất mong gặp một hình ảnh ấy.

Trước cửa phòng Nhiên là một cậu bé lạ hoắc. Tôi nhìn vào trong vẫn không thấy ai quen. Cậu bé nói: "Chị Nhiên con bác Tiến giám đốc hả?". "Bác Tiến làm giám đốc rồi hả?". "Lâu rồi. Cả nhà bác dọn về nhà mới ở cũng lâu lắm rồi". Tôi nán lại nhìn căn phòng cũ xem còn chút dấu vết nào của Nhiên. Căn phòng ngang ba mét dài sáu mét ấy từng chứa những năm con người: ba mẹ Nhiên, hai chị em Nhiên và thằng Tự ở quê lên trọ học. Phòng được chia làm hai, bên trong là phòng của ba mẹ Nhiên, bên ngoài vừa là phòng khách vừa là nơi ngủ của bọn trẻ. Lúc ấy, ba Nhiên chỉ là một trưởng phòng tổ chức miệt mài với hàng đống hồ sơ giấy tờ, coi khinh mấy kẻ bon chen vụ lợi về phe với tay giám đốc ngắt khoản này khoản nọ để xây nhà lầu. Nhiên thần tượng ba mình lắm. Ảnh hưởng của ông đối với cô sâu nặng đến nỗi cô chẳng thèm vẻ hào nhoáng của tôi. Ngày xưa, ba Nhiên từng là sinh viên xuống đường rầm rộ ở Sài Gòn. Sau giải phóng, thế hệ trí thức trẻ của ông đã đi khắp miền đất nước. Ông chọn nơi đây làm quê hương thứ hai của mình. Sống trong khu tập thể chật chội ông vẫn không lấy thế làm buồn. Nụ cười coi khinh mọi thứ danh lợi phù du của ông làm bước chân tôi ríu lại mỗi khi đến tìm Nhiên. Nhiên hay ngồi vắt vẻo trên lan can cũ kỹ xám xịt, thấy tôi là phóng ào xuống kéo ra bờ sông Phượng. Chúng tôi đã thả không biết bao nhiêu hoa phượng xuống dòng sông cho cả con sông đỏ thẫm màu máu. Dòng sông đỏ ấy đã trôi ra biển cả mang theo những kỷ niệm tuổi thơ của tôi đến khi tôi thành một đứa hư hỏng thì Nhiên đã không cùng tôi ra sông nữa.

Tôi tìm đến nhà Quý. Cái thằng bé khẳng khiu ngày nào thành một chủ nhà hàng sang trọng, bụng phệ. Mắt nó híp lại không thấy cả tròng trắng lẫn lòng đen, chỉ thấy một vệt dài biết đó là mắt. Khi nó cười các khối cơ dồn lại phía hai gò má thành hai khối thịt nung núc. Nó vỗ vào lưng tôi một phát khiến tôi muốn chúi đầu xuống đất. Nó cười khoái trá khi nhắc đến tên Nhiên:

- Ối trời ơi, thiên thần của mày giờ đã xuống bùn rồi! Cũng người ta thường tình thôi mày ơi. Đang dính vào một vụ bê bối mới.

- Nhiên ấy hả?

- Không phải là Nhiên, nhưng cũng coi như là như vậy, là ba của Nhiên ấy mà. Ông ta hồi ấy làm mọi người nể một phép thế mà bây giờ đang ngồi tù. Vừa mới kêu án xong nè.

- Có chuyện ấy sao? - Tôi ngồi phịch xuống ghế, như chính mình đang bị kêu án. Không hiểu sao cái tin ấy làm chấn động nơi tôi còn hơn cả cái ngày ba tôi ra tòa. Ba tôi ra tòa là điều hiển nhiên tôi đã lường trước, còn với chàng cựu sinh viên xuống đường năm xưa hay kể cho chúng tôi nghe những năm tháng hào hùng ấy thì tôi hết sức thảng thốt bàng hoàng. Còn Nhiên thì sao? Câu hỏi vẫn còn lẩn quẩn trong đầu tôi thì thằng Quý như đọc được đã liến láu trả lời:

- Nhiên gần như bị điên rồi. Hôm ra tòa đã đập đầu vào tường tự tử nhưng người ta cứu kịp. Cũng có trường hợp con tự tử chết vì cha làm cho xấu hổ, nhưng đó là mấy đứa trẻ con mới lớn còn ảo tưởng về cuộc đời kìa, chứ cái cô Nhiên này đã ba mươi tuổi mà vẫn còn bị sốc thì thần kinh hơi yếu đấy! Có lẽ vì vậy mà đến giờ vẫn chưa lấy chồng. Lấy chồng sớm chắc chết sớm rồi. Mày cũng may đấy, vì nó đã từ chối mày, chứ không thì không biết nó lấy đâu nhiều mạng để chết vì bấy nhiêu vụ bê bối lăng nhăng của mày. Người như vậy có lẽ cũng không nên sống làm gì, đau khổ cho mình mà làm phiền cho người khác.

Trong khi nó vẫn huyên thuyên về cái cô Nhiên quan trọng hóa tất cả mọi vấn đề của cuộc đời thì tôi lặng nhìn cái vòng tròn điệu nghệ từ điếu thuốc của tôi. Tôi đã tập luyện mười mấy năm mới được cái vòng tròn ưng ý ấy. Ngày đầu tiên tôi cầm điếu thuốc, Nhiên nhìn tôi dữ tợn: "Bạn tập tành làm chi cái thói hư ấy?", không cần giải thích với mấy đứa con gái xem cuộc đời là màu hồng khi mọi thằng con trai đều phải trở thành đàn ông, mà cái tiêu chuẩn để trở thành đàn ông có khi chỉ là cái cách cầm điếu thuốc hay cái cách nhả khói vào không trung. Cái thằng con trai năm xưa giờ đã thành đàn ông từng trải mọi sự đời, biết điều khiển khói thuốc thành một vòng tròn lớn nhỏ tùy y,á nay đang ngồi đây lòng bấn loạn với những cảm giác kỳ quặc. Ngay cả tôi cũng như đang bị stress trước sự kiện của ông Tiến huống hồ gì Nhiên.

***

Lân la dò hỏi, tôi cũng biết được số điện thoại của Nhiên. Nghe tiếng chuông đổ ở đầu bên kia mà tiếng tim tôi cũng đổ từng hồi. Giống thằng con trai mười tám tuổi hồi ấy quá. Giọng Nhiên uể oải:

- Nhiên đây, ai đầu dây vậy?

Là tôi đây, là cái thằng Quang lừng lẫy những thành tích học tập xuất sắc rồi đột nhiên bệ rạc bê tha mà không ai hiểu nguyên do, chiều chiều thích đi vào các quán xá vũ trường hơn là thích ra bờ sông Phượng thả những bông hoa màu đỏ. Hết rồi Nhiên ơi, hết từ lâu rồi, sao tôi còn quay trở về? Có hẹn kiếp sau chắc cũng không thể nào gặp lại vì nhân nào quả nấy. Cái nhân của kiếp này có tạo được cái quả tốt lành ở kiếp sau không. Giọng Nhiên bên kia bực bội:

- Ai vậy? Sao không lên tiếng.

Tôi nén tiếng thở dài, trả lời nhẹ như gió thoảng:

- Nhiên không nhận ra ai sao? Là tôi đây, là Quang đây.

Im lặng. Người bên kia nén hơi thở lại. Ảo tưởng chăng tôi nghe tiếng tim của cả hai người. Chợt nhớ lại một thời Nhiên thích ngồi yên sau xe đạp tôi mỗi khi lớp đi chơi, líu lo mọi chuyện trên đời. Có lẽ Nhiên đã từng thất vọng cái bạn Quang ngồi kế bên cô trong lớp học bồi dưỡng, kiến thức uyên thâm, thông minh tột đỉnh, tình cảm lai láng sao không thể thành một chàng trai đứng đắn tuyệt vời để cô gửi gắm cuộc đời mình. Mọi sự từ cái gói tiền ai đã quên ở phòng khách. Cái sự vô tình ai cũng cho là hiển nhiên và hợp lẽ cuộc đời ấy đã làm chết hết mọi thành viên trong gia đình của tôi, chết cả một mối tình mới ươm mầm. Tôi nuốt xuống ngực cái gì đó đang ngăn ở cổ họng:

- Nhiên khỏe không? Lâu lắm không gặp lại, không biết hình dáng Nhiên ra sao rồi.

Nhiên vẫn không trả lời và tôi phải độc thoại một mình. Không hiểu sao những lời hay ý đẹp tôi chuẩn bị cho cuộc nói chuyện này cũng như cuộc gặp mặt ngày mai bay đi đâu hết, mà chỉ toàn là những lời chẳng ăn nhập vào đâu hết. Nào là sao Nhiên vẫn chưa lấy chồng. Lẽ nào trên đời này toàn là những kẻ không ra gì như tôi cả sao? Nếu hôm nay tôi tỏ tình lại Nhiên có đồng ý không? Hôm nay chúng mình đã như nhau rồi. Có lẽ nhờ vậy mà tình yêu của mình sẽ thắm thiết hơn. Nhiên đừng khinh những đồng tiền của tôi nữa, vì bấy lâu nay Nhiên đã sống nhờ những đồng tiền nào? Của ba Nhiên ư? Ừ, thì bây giờ nó có khác tiền của tôi đâu. Nhiên lên tiếng, rõ ràng và rành rọt:

- Tôi đã sống, đã lớn lên bằng những đồng tiền ăn cắp đó và tôi sẵn sàng đương đầu với những cái giá phải trả, cái giá của sự vô tâm trước những tội lỗi xung quanh mình. Quang hả dạ rồi chứ. Có lẽ Quang không bao giời biết điều này, tôi yêu Quang lắm, còn hơn cả Quang yêu tôi, nhưng tôi không bao giờ chấp nhận Quang. Bây giờ ba tôi đã sa ngã như thế, tôi đã rơi xuống tận cùng nỗi đau khổ, thất vọng, mất hết niềm tin, niềm hy vọng. Quang lại muốn tỏ tình nữa ư? Chắc Quang tự cho rằng tôi sẽ đồng ý vì tôi cũng đã rớt xuống bùn như Quang chứ gì ?

Tôi không biện minh. Tôi chẳng phân bua. Đó là sự thật. Tôi đứng sững khi nghe lời thú nhận tình yêu của kẻ mà tôi đã tốn nhiều lời nói, nhiều giấy mực cho câu tỏ tình không lời đáp đó. Nhiên yêu tôi ư? Không, tôi lắc đầu cố xua đi ý tưởng ấy. Chỉ là ảo tưởng. Và Nhiên đã không nói rõ Nhiên yêu tôi như thế nào. Có gì mà cần nói rõ. Hiển nhiên là cô đang bày tỏ tình cảm của cô bé Nhiên tóc thắt bím luôn quấn quít cùng thằng bé Quang bên bờ sông Phượng. Cô giữ tình yêu ngây thơ ấy vào cuộc đời và ao ước cuộc đời mãi là tình yêu ấy. Vì tình yêu ấy mà cô cứ từ chối mãi lời tỏ tình của cái thằng người bị đồng tiền mua hết linh hồn và thể xác và cô sẽ cứ từ chối mãi cho hết kiếp dù bây giờ cô không dám ngẩng cao đầu vì chính ba mình.

Suốt đêm tôi trằn trọc không ngủ. Ngày mai, Nhiên hẹn gặp tôi tại dòng sông Phượng. Dòng sông Phượng chỉ còn là cái tên trong ký ức tuổi thơ hai đứa. Màu đỏ của hoa Phượng không còn. Bờ cỏ mượt mà cũng không còn, tôi đành chờ Nhiên ở một quán cà phê nhỏ bên cạnh khách sạn. Tôi chờ Nhiên cũng đầy những cảm giác bồi hồi như một cậu bé mới yêu. Cái cảm giác ấy sao lại còn ở một kẻ chán chê phong trần như tôi? Có lẽ trong tôi đang nhen lên một niềm hy vọng, hy vọng được tình yêu của một người cũng vấy bùn như tôi, ít ra là cũng đang có cảm giác vấy bùn.

Từng giờ từng phút trôi qua. Tám giờ... chín giờ... mười giờ... mười một giờ... mười hai giờ... Mất kiên nhẫn, tôi ra ngoài ngóng đợi. Thôi rồi. Lại một sự từ chối. Điện thoại reo. Tôi hấp tấp lấy ra nghe. Không phải Nhiên mà là giọng Quý thất thần, thảng thốt: "Nhiên tự tử chết sáng nay rồi".

***

Tôi ngồi lì trong khách sạn. Điện thoại reo liên lục. Đó là thằng Quý gọi tôi đi đám tang. Tôi vẫn ngồi trong bóng tối một mình, mặc mấy cô tiếp viên hỏi có cần gì không. Tôi biết mình không cần gì. Nhiên đã chết hai ngày. Hình cô được đăng lên trang nhất báo địa phương với một tít dài: "Một cô giáo tự tử chết vì bố tham nhũng". Hợp logic quá. Làm sao một cô giáo cấp ba có thể dạy đạo lý cho học trò khi cái đạo lý đó bị chà đạp bởi cha mình, hơn nữa đó lại là một thần tượng cô căn cứ vào đó để chọn cho mình một lẽ sống, một tình yêu, một người chồng. Chọn mãi đến bây giờ vẫn chưa được để nửa đêm nghe cái thằng tôi gọi điện tỏ tình đầy mai mỉa. Nghe nói thuốc ngủ cô chuẩn bị lâu lắm rồi và cũng lâu lắm rồi từ khi ông bố ngồi tù cô đã lấy lại quân bình, không còn muốn tự tử nữa. Thế mà đùng cái cô chết đi không để lại lời tuyệt mệnh. Thằng Quý mập ú tưởng chỉ quan tâm đến kinh doanh hóa ra cũng có tình nghĩa với cô bạn cũ. Nó gọi điện cho tôi liên tục từ nhà Nhiên. "Sắp liệm Nhiên rồi, mày đến nhìn mặt lần cuối. Lớp mình đều ở đây". "Sắp đưa Nhiên đi rồi. Mày sao thế, từ xa xôi lặn lội về để gặp Nhiên. Giờ Nhiên chết rồi mà cũng không muốn nhìn mặt?". Tôi vẫn ngồi trong phòng. Tôi ra ban-công nhìn xuống đường phố. Tôi biết đám tang sắp đi qua đây. Nhiên không trăn trối, nhưng đường đến nghĩa trang phải qua dòng sông Phượng. Nhiên sẽ được nhìn dòng sông lần cuối. Và tôi đang đứng ở lan can chờ Nhiên đi qua. Hôm nay, Nhiên còn nổi tiếng hơn cả người cha. Cô chết để chân lý còn sống và để không phải khuất phục trước tôi đang ngạo nghễ cười vào chân lý ấy. Tôi về đây mong giết chết hình bóng cô bé Nhiên bám chặt tim tôi ngày ấy, nhưng bằng cái chết của mình cô đang sống mãi, đang hiển hiện mãi trong cuộc đời để những đứa học trò lên lớp vẫn thấy bóng cô trên bục giảng, hiền lành và thánh thiện chứ không phải con của kẻ tội đồ.

Đám tang xuất hiện trên đường. Tấm ảnh cô chụp lúc hai mươi tuổi, vẫn hình ảnh trẻ trung xinh đẹp hồn nhiên ấy. Tôi đã không biết được hình dáng hiện tại của cô, thế là tôi không bao giờ được toại nguyện. Thế là mãi về sau này, có cùng đi với ai trong cuộc đời thì tôi vẫn cứ nghĩ đó là Nhiên.

--------------------------------------------------------------------------------

phuonggyrlThương Tiếc (Tác giả: Tam Tang)

--------------------------------------------------------------------------------

CatCat12-15-2005, 11:05 AM

Quân và Thành là bạn học cùng lớp, cùng ở tại khu vực Ngã Tư Bảy Hiền. Và một điểm tương đồng nữa là cả hai cùng thi rớt Tú Tài 1! Lần cuối cùng hai người bạn gặp nhau là tại bữa tiệc tiển biệt Thành lên đường vào trung tâm tuyển mộ nhập ngũ số 3 để chờ ngày ra Đồng Đế, Nha Trang! Còn Quân thì tình nguyện đi Biệt Động Quân và cũng đang chờ ngày được gọi ra Dục Mỹ để được huấn luyện!

Thấm thoát đã 4 năm trôi qua! Gia đình Quân đã chuyển về Xóm Chiếu nên tin tức về Thành cũng bặt tăm! Đầu năm ngoái, trong một cuộc hành quân an ninh quanh vòng đai của đồn biên giới do tiểu đoàn của Quân trấn đóng! Quân đã đạp phải một trái mìn gia công của CS gài trên một con đường mòn trong rừng! Trực thăng tải Quân về bệnh viện quân đội tại Pleiku, và bác sĩ đã cắt đi nửa bàn chân trái của chàng!

Sau hai tháng nằm ở bệnh viện và lo thủ tục giấy tờ! Quân được giải ngũ vì lý do tàn phế! Bây giờ Quân trở về nhà với danh nghĩa là một thương phế binh! Cũng may là chàng chỉ bị mất nửa bàn chân nên Quân vẫn có thể đi lại và làm việc được! Quân gặp lại một cô gái cùng xóm và sau một thời gian ngắn hai người lấy nhau! Bố mẹ chàng cũng khá giả nên mua cho vợ chồng Quân một căn nhà nhỏ và một chiếc xe Lam bốn bánh hiệu Dahashu cho chàng chạy tuyến đường Saigon-Biên Hòa để làm phương tiện sinh sống!

Vì mới cưới nhau nên tài chánh trong gia đình vẫn còn eo hẹp! Quân thường cố chạy thêm tài để kiếm thêm chút đỉnh! Nhiều lúc đã 7 giờ tối rồi mà Quân vẫn ráng chạy đón khách dọc đường từ Saigòn về Biên Hòa! Xong lại từ đó chạy về lại Saigon để về nhà mình! Trên tuyến đường về này, nhiều khi chỉ có một vài người hành khách, có khi phải chạy xe không về nhà! Thời buổi khó khăn nên phải chật vật, bon chen mới kiếm đủ tiền để sống! Hơn nữa vợ chàng lại đã có thai được gần hai tháng rồi!

Một đêm thứ Bảy trên đường trở lại Saigon, trời mưa hơi lớn và xe rổng không chẳng có một người khách nào! Khi vừa qua khỏi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa khoảng 500 thước, Quân thấy một người lính trùm poncho, đứng ngoắc xe! Ghé xe vào sát lề, Quân hỏi:

_ Anh đi đâu ?

_ Cho tôi về Ngã Tư Bảy Hiền!

Nghe tiếng nói hơi quen quen, nhưng trời tối lại thêm mưa khá lớn nên Quân không chú ý lắm đến người lính này.

_ Xe tôi chỉ về tới bến ngay Cầu Xa Cảng thôi ! Có đi thì lên ?

_ Cũng được !

Người lính leo lên xe ngồi chẳng nói thêm tiếng nào suốt quảng đường còn lại! Khi đến bến, anh ta đưa tờ 100 đồng mới tinh qua cửa sổ sau lưng tài xế rồi xuống xe đi mất dạng! Quân nhét tiền vào túi rồi lái xe về nhà! Sáng sau trước khi đi chạy tài, Quân móc tiền ra đếm để đưa cho vợ, Quân không thấy tờ 100 mới tinh mà người lính đã đưa cho mình tối hôm qua! Quân hỏi vợ:

_ Em gấp chăn màn có thấy tờ 100 mới rớt ở giường không vậy ?

_ Không thấy gì hết anh ạ !

_ Lạ nhỉ ! Chính tay anh nhét 100 đồng mới cáo chỉ vào túi mà bây giờ biến đâu mất kìa!

Nói thì nói vậy! Nhưng tới giờ chạy tài nên Quân lấy một số tiền bỏ túi còn lại đưa hết cho vợ mình rồi lái xe đi! Rồi bận bịu với công việc hàng ngày, khách lên xuống v.v.. Quân cũng quên bẳng đi việc mất 100 đông kia! Hôm nay lại là đêm thứ Bảy, lại một đêm chạy không về lại Saigon! Khi xe chạy qua Nghĩa Trang Quân Đội, Quân lại thấy người lính đứng ngoắc xe! Ghé xe vào và người lính cũng với giọng nói quen quen đó,

lại đòi về Ngã Tư Bảy Hiền!

_ Xe tôi chỉ tới Xa Cảng thôi! Có đi thì lên!

Anh ta leo lên xe và cũng vẫn im lặng như lần trước! Tới nơi cũng đưa tờ 100 mới tinh rồi bỏ đi! Và hôm sau Quân cũng chẳng tìm đâu ra tờ 100 mới đó! Nó biến mất không dấu tích như lần trước! Quân xực nhớ tới lời đồn của các tài xế khác về một con ma lính, thỉnh thoảng ra đường đón xe về Saigon! Và chổ nó thường đón xe là khoảng gần cổng Nghĩa Trang Quân Đội! Quân hơi rợn người khi nghĩ đến sự việc là mình đã chở con ma đó đến hai lần! Và tiền mà nó trả đều biến mất! Cũng vì thế mà nhiều tài xế không giám chạy tài trể vì sợ gặp phải con ma này! Nhưng vì cần tiền để lo cho đứa con sắp ra đời của mình, Quân vẫn cố gắng chạy đêm để kiếm được đồng nào hay đồng nấy!

Tuần sau nữa cũng vào đêm thứ Bảy, khi chạy qua khỏi cổng Nghĩa Trang một khoảng, Quân lại thấy người lính đã đứng lù lù bên đường ngoắc xe của chàng! Quân giả đò như không thấy chạy luôn chẳng dừng lại! Xe đã vượt khỏi chổ đó khoảng mấy trăm thước, Quân thở phào nhẹ nhỏm! Nhưng xe đang nổ ngon lành bổng kêu lên bụp bụp bụp như bị nghẹt xăng, rồi tắt máy! Đành phải ghé vào lề xem máy ra sao! Đang lò mò xoi đèn bin xem lại máy thì cái giọng quen quen đó phát lên ngay sau lưng chàng:

_ Để tôi sửa cho!

Quân giật bắn người quay lại! Anh lính đã đứng sau lưng chàng từ bao giờ! Không gây ra một tiếng động! Đến nước này thì có sợ cũng phải đối đầu với nó thôi! Quân đành liều rọi cái đèn bin lên mặt người lính với hy vọng nó sẽ sợ ánh đèn mà biến đi! Nhưng bổng Quân miệng há hốc ra, mặt lộ vẻ kinh ngạc đến tột độ! Người đứng trước mặt Quân không phải ai xa lạ _ Đó chính là Thành_ người bạn xa cách bốn năm nay của mình!

_ Thành, có phải anh là Thành ở Ngã Tư Bảy Hiền không ?

_ Đúng rồi ! Còn anh là Quân đúng không ? Lâu quá rồi mình không gặp nhau nhỉ !?!?

_ Sao bây giờ mày ra sao ? Đóng ở gần đây à ?!

_ Ừ! Tao đóng gần căn cứ Long Bình. Cuối tuần dược phép về thăm gia đình vậy mà ! Thôi để tao xem máy cho rồi còn về sớm kẻo gia đình mày mong! Sửa máy là nghề của tao mà!

Thế là Thành rờ rẩm máy một chút rồi bảo Quân nổ thử ! Xe nổ ngon rơ và Thành lên ngồi ở cabin xe! Hai bạn lâu ngày mới gặp lên chuyện trò huyên thuyên suốt trên quảng đường về! Chuyện đơn vị, chuyện vợ con, và các kỷ niệm thời còn là học sinh trung học v.v.. Cuối cùng khi xuống xe Quân nói:

_ Tao hay chạy tài trể để kiếm thêm chút cháo, tối thứ Bảy về phép mày cứ việc ra đứng đón, tao sẽ chở mày về Saigon! Bạn bè mà đừng lo việc tiền bạc! Vả lại tao biết bọn lính tráng tụi mày đâu có dư dả gì! Cất tiền đi mày! Tao đã nói rồi mà, tình bạn mới quý, chứ xá gì ba cái tiền lẻ tẻ đó!

Thế rồi cứ mỗi tối thứ Bảy, Quân đều ghé gần cổng Nghĩa Trang đón Thành về Saigon! Chuyện này riết rồi như thông lệ nên Quân cũng không để ý gì hết, chỉ coi đó là sự giúp đỡ giữa bạn bè với nhau thôi! Quân cũng chẳng hỏi Thành đang làm việc gì và ở đơn vị nào! Chàng chỉ biết qua lời Thành là anh ta đóng ở gần căn cứ Long Bình mà thôi! Quân cũng chẳng buồn hỏi đến chi tiết làm gì! Bạn bè gặp nhau là mừng rồi!

Rồi từ đó chuyện con ma lính đón xe về Saigon không còn xảy ra nữa! Và các chuyện về con ma lính chỉ còn là những lời đồn đãi mà thôi! Không thấy ông tài xế nào nói là mình gặp con ma đó nữa! Năm đó vợ Quân sinh được một bé gái, ngày bé đầy tháng, vợ chồng Quân làm một bữa tiệc đãi bà con nội ngoại! Trong số khách mời có gia đình cô của Quân, cô ấy vẫn sống tại khu Bảy Hiền! Trong lúc ăn uống, Quân vui miệng hỏi cô:

_ Cô Tư à! Cô có nhớ thằng Thành bạn cháu không ? Nó vẫn ở khu đó đó ! Nó bằng tuổi cháu mà vẫn còn cu ki, cô thấy ai coi được làm mai cho nó đi! Bạn bè của cháu mà! Cô giúp nó thì cũng như giúp cháu vậy mà !

Cô Tư nghiêm mặt:

_ Mày nói giởn chơi sao chớ hả !? Thằng Thành con bà Bảy chết đã hơn ba năm nay rồi mà mày bảo tao làm mai làm mối gì nữa chứ!

_ Cô nói sao chứ cháu vẫn gặp nó đều đều mà! Cháu nói thằng Thành ở đối diện nhà cháu khi trước đó, chứ không phải cái thằng Thành Lùn đâu nhe!

_ Thì tao nói là thằng Thành bạn mày chứ đứa nào vào đây nữa! Nó chết lâu rồi, vào hồi năm mày mới ra trường lính đó!

Quân nghe mà vẫn không tin là tai mình nghe đúng! Chàng và Thành vẫn nói chuyện với nhau vào tối thứ Bảy mà! Chàng không hỏi thêm gì nữa! Đến khi tàn tiệc, Quân chở gia đình cô Tư về nhà nhân tiện ghé qua nhà Thành hỏi thăm! Thấy Quân, Bố mẹ Thành lộ vẻ buồn ra mặt! Tiếp chàng vào nhà mời uống trà, sau vài câu chào hỏi Quân lên tiếng:

_ Anh Thành vẫn khỏe chứ hả hai bác! Anh ấy vẫn về thăm hai bác hàng tuần phải không ?

Mẹ của Thành bổng ào lên khóc và với giọng nức nở bà kể cho Quân:

_ Cháu à! Nó không có phần có phước như cháu đâu! Mới ra trường có mấy tháng là nó đã bị đạn bắn trúng tim chết tại vùng rừng U Minh cháu ạ! Mộ nó hiện ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đó cháu ! Khi nào rảnh cháu muốn đi thăm nó, hai bác sẽ dẫn cháu đi!

Nghe tới đây Quân không còn nghi ngờ gì nữa! Té ra lâu nay chàng gặp người bạn xấu số của mình mà không biết rằng nó đã ra người thiên cổ ! Quân hỏi thêm một câu như để kiểm chứng coi việc mình gặp hồn bạn có thật không:

_ Thế hai bác có khi nào mơ gặp anh ấy về không ?

_ Bác trai thì không bao giờ thấy! Còn bác thì tối thứ Bảy nào cũng năm mơ thấy nó hết đó cháu ạ! Nó vẫn dễ thương như ngày còn đi học đó cháu!

Quân nói vài lời chia buồn, xin số lô của ngôi mộ định khi nào rảnh vào thăm mộ người bạn thân khi xưa! Tối thứ Bảy đó, Quân vẫn thấy Thành đứng đón tại ven đường như thường lệ, trên xe có hai người đàn bà ngồi phía sau! Họ thấy xe tốp lại liền hỏi:

_ Bộ xe hư hả bác tài !?

_ Không, đừng lo! Tôi chỉ đón khách thôi!

_ Ai đâu mà đón, bác tài!! Bộ bác giởn với tụi tui sao chứ !?!?

Quân biết ngay là họ không thấy bạn mình nên giả bộ làm lơ và để Thành leo lên ngồi phía trước với mình! Hai người vẫn nói chuyện với nhau về mưa nắng, về bạn bè, v.v.. Nhưng Quân biết chắc là bạn mình không phải là người sống thật sự nên khi nói chuyện với nhau, Quân không được tự nhiên như mọi lần! Khi đến bến xe, hai người đàn bà trả tiền xe, trước khi bước đi ngoái lại hỏi:

_ Bác tài, trên đường đi bác nói chuyện với ai mà lảm nhảm một mình vậy ?

_ Tôi hát một mình cho vui ấy mà ! _ Quân nói dối cho qua chuyện!

Xong Quân mời Thành đi uống cafê ở một quán cóc gần đó! Quân kéo ghế và kêu hai ly cafê đen, cô bán quán ngạc nhiên:

_ Anh một mình mà uống tới hai ly à !

_ Cứ cho tôi hai ly đi! Bán được hai ly không tốt sao!

_ Hỏi chơi thôi mà bác tài!

Trong khi ngôi nhâm nhi cafê, Quân lên tiếng:

_ Thành, tao biết mày không còn sống trên đời này như tao nữa rồi! Nói thật cho tao biết mọi sự đi ! Tại sao mày phải phất phơ trên cỏi dương thế này vậy ? Tao có thể làm gì để giúp mày không ?

Thành nét mặt trở nên u uất, trả lời:

_ Mày đã biết sự thật thì tao cũng chẳng dấu gì mày! Câu chuyện về cái chết của tao hơi phức tạp chứ không như những cái chết của những người lính trận khác! Số là sau khi ra trường tao được về phép hai tuần trước khi đi trình diện ở trung đoàn 33, sư đoàn 21 bộbinh! Hôm hết phép, tao đeo balô ngồi trong quán cafê chờ đón xe để về Cà Mau là nơi trung đoàn 33 đang hành quân! Tao ngồi chống cằm nghĩ về thời học sinh vàng son của tụi mình khi trước! Thì bổng đâu có một người ra vẻ nghệ sĩ lắm, lại kéo ghế ngồi cạnh tao và bắt chuyện . Sau vài câu chào hỏi, ông ấy tự giới thiệu là một điêu khắc gia quân đội! Ông ấy được giao nhiệm vụ là mô khắc một tượng lính để dựng tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa! Ông ấy để tâm tìm người làm mẫu cả mấy tháng nay mà chưa thấy ai vừa ý cả ! Hôm nay ông ta tính đi thăm một người bạn và tình cờ gặp tao ngồi ủ rủ tiếc nhớ về quá khứ! Ông ta rất sửng sốt vì cái dáng ngồi trầm tư, cái chống cằm xa xôi, và gương mặt sầu nảo của tao! Ông ta mừng rở như bắt được vàng và năn nỉ tao ngồi làm mẫu cho ông ấy! Tao từ chối, nói là phải đi trình diện vì đã hết phép rồi! Ông ta nói cứ đồng ý là được còn chuyện trình diện để ông ta lo cho! Tao hỏi phải tốn bao nhiêu lâu mới xong! Ông ta nói anh đừng lo tôi sẽ xin cho anh trình diện trể hai tháng được chưa! Ngày ngày cứ việc tới chổ ông ta ngồi để làm mẩu, chừng một tháng là xong! Còn một tháng dư thì cứ tự tiện rong chơi coi như ông ấy trả công vậy! Đang còn nhớ cha mẹ, bạn bè tao nhận lời ngay! Ông ta giữ lời hứa, và tao có tờ giấy phép mới gia hạn được ở lại Saigon thêm hai tháng vì lý do công vụ! Và cũng vì sự đồng ý đó mà tao đã tự ký bản án tử cho chính mình!

_ Sao lại là tự ký bản án tử cho chính mình! Tao không hiểu ?

_ Sau khi xong việc ngồi làm mẩu, ông ấy cho tao biết là tượng của tao sẽ được dựng ở cổng vào của nghĩa trang trong ngày các chiến sĩ trận vong khoảng hai tháng nữa! Ông ấy rất hài lòng về công trình của mình và đặt tên cho cái tượng là "Thương Tiếc!" Tao rong chơi thêm một tháng nữa mới rồi về trình diện đơn vị, họ vẫn còn đóng ở vùng rừng U Minh! Khoảng một tháng sau đó, trong lòng tao luôn luôn bồn chồn! Cứ như bị một cái gì đó ám ảnh, kêu réo! Tao cố chống chọi nhưng không thoát được! Mấy người bạn đồng đội cho là tao còn nhớ nhà, hay nhớ người yêu nên hay ngồi đờ đẩn, chống cằm như đang tiếc nhớ điều gì đó! Nhưng tao biết không phải là vậy! Một ma lực nào đó đã thâm nhập và cuốn hút lấy tâm thần tao! Tuần sau trong một cuộc hành quân tảo thanh, tao bị bắn sẻ chết liền tại chổ ! Hồn tao liền bay một mạch về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đúng ngay lúc tượng của tao đang được kéo tấm vải che xuống để làm lễ khánh thành! Và tao biết ngay vì sao cả mấy tuần nay tao luôn luôn bồn chồn! Người điêu khắc đã bỏ hết tâm hồn ông ta để tạc ra cái tượng này! Nó "thật" đến nỗi nhìn nó tao cảm thấy như chính một con người sống động của tao đang ngồi đó, chống cằm thương tiếc những bạn bè đồng ngũ quá cố của mình! Và cũng chính vì quá thật nên bức tượng cần có một hồn thật để thể hiện cái vẻ sống động của mình! Và cái hồn mà nó cần đó là chính tao đây! Cái tượng mong đợi đến ngày khánh thành và nó luôn với gọi hồn tao! Đúng lúc người ta khánh thành là hồn tao lìa khỏi xác để về nhập vào bức tượng này! Từ đó cứ tối thứ Bảy là tao hay ra đón xe về Saigon chơi! Riết rồi người ta biết được và đồn là con ma lính đón xe về Saigon! Nhiều anh tài thấy tao đón thì chạy thẳng! Tao đành phải nhát ma cho họ ngán, chứ tao không hề hại một ai cả! Nhiều lắm là biến thành ma mặt thịt để hù họ chơi thôi! Họ đồn nhau và rồi khi thấy tao họ ghé đón, nhưng coi như cho đi quá giang không lấy tiền mà cũng chẳng hỏi han gì! Cứ làm ngơ như không có tao vậy! Năm ngoái biết mày chạy xe tuyến này, tao mừng lắm! Tao có bạn để chuyện trò trong quảng đường về, chứ không ngồi thui thủi một mình như trên các xe khác! Cám ơn mày nhé! Tao cảm thấy bớt cô đơn từ khi mày chạy xe đến nay!

_ Nghe mày nói mà tao thấy thương mày hơn là sợ! Mày cứ việc đón xe tao đi! Mình là bạn mà, có gì tao phải sợ chứ! Tao vẫn coi mày là bạn thân như lúc xưa cùng học một lớp vậy!

Và từ đó không ai nghe hay thấy con ma lính đón xe về Saigon nữa! Lý do là nó chỉ đi xe của bạn nó mà thôi! Và nếu bạn đi trúng xe của Quân vào các tối thứ Bảy, bạn sẽ thấy bác tài luôn luôn tốp lại gần cổng nghĩa trang, rồi trên đường về lảm nhảm như nói chuyện với ai! Và có ai hỏi về chuyện này, anh ta chỉ cười và nói lảng qua chuyện khác thôi!

Chú thích:

Các nhân vật trong câu chuyện này là do tôi đặt ra để tạo thêm tình tiết. Còn cái con ma lính hay đón xe mà người ta cho là hồn của bức tượng Thương Tiếc thì chắc cũng có nhiều người đã từng được nghe qua rồi! Tôi cũng xin cám ơn "Co 7" đã giúp tôi một số chi tiết để tôi bỏ vào trong chuyện này! Không có các chi tiết đó có lẽ tôi chưa viết xong câu chuyện này! Cám ơn "Co 7" một lần nữa nhé!

Hết

--------------------------------------------------------------------------------

vBulletin® v3.7.3, Copyright ©2000-2009, Jelsoft Enterprises Ltd. Hận Tình!

--------------------------------------------------------------------------------

anh88805-10-2006, 03:47 AM

Bác sĩ Phan uể oải ngửng đầu lên khỏi cái kính hiển vi. Chiếc đồng hồ đắt tiền trên tay ông chỉ đúng tám giờ rưỡi. Suốt một ngày làm việc liên tục, đầu óc ông giờ này đã quá mỏi mệt. Cô Mỹ Lan, người phụ tá của ông, đã về từ lúc sáu giờ để lại mình ông làm việc trong căn phòng thí nghiệm hoàn toàn yên tĩnh.

Bác sĩ Phan là người cao và mảnh khảnh với mớ tóc bạc phơ bỏ xa cái tuổi năm mươi lăm của ông. Hai bàn tay ông nhỏ nhắn và khéo léo như bàn tay của một chuyên gia giải phẫu. Thực ra ông đã làm công việc giải phẫu trong suốt mười lăm năm trời trước khi từ bỏ dao kéo để chuyển sang công trình nghiên cứu việc xử dụng thuốc mê đối với các bộ phận trong cơ thể cần được lưu trữ để thay thế những bộ phận hư hỏng của các bệnh nhân trong tương lai. Trên lãnh vực mới này, ông đã thành công tới độ có thể giữ cho bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể ở trạng thái bất động - tuy vẫn sống - trong một thời gian vô hạn định với một chi phí chỉ bằng nửa chi phí của việc ướp lạnh.

Bây giờ thì bác sĩ Phan đã mỏi mệt quá rồi, nhất là khi nghĩ tới những việc đã và đang xẩy ra...

Có lẽ việc đó xẩy ra cách đây khoảng ba tháng kể từ đêm đầu tiên ông làm việc trễ tại bệnh viện. Ông quyết định để xe ở nhà vì cảm thấy cần đi bách bộ cho khoẻ. Tối hôm đó, ông rời bệnh viện vào lúc tám giờ rưỡi thay vì mười giờ, và đúng chín giờ, ông về gần tới "căn nhà hạnh phúc", nơi ông chung sống với Thanh Hằng, vợ ông.

Bác sĩ Phan lập gia đình hơi trễ vì ông đã bỏ quá nhiều thì giờ vào việc học, và thực ra cho tới khi ông gặp Thanh Hằng, đàn bà không hề hiện diện trong cuộc sống của ông ngoại trừ những nữ bệnh nhân trên bàn mổ hoặc những cô gái bưng rượu tới cho ông trong tửu quán.

Tuy nhiên Thanh Hằng hoàn toàn khác. Nàng là người đàn bà rất xinh đẹp và dịu dàng và tuy nàng nhỏ hơn ông tới hai mươi lăm tuổi, cái khoảng cách này hầu như không hề hiện hữu vì cả hai cảm thấy không thể rời xa nhau chỉ sau lần gặp gỡ đầu tiên. Lần đầu tiên trong đời bác sĩ Phan biết yêu. Yêu điên cuồng. Yêu say đắm.

Rồi họ thành hôn và cả hai lặn hụp trong hạnh phúc với cả một chân trời rộng mở.

Vừa bước tới cổng nhà, bác sĩ Phan ngạc nhiên khi thấy cánh cửa trước mở toang, bên ngoài là một thanh niên và bóng người đàn bà bên trong chính là Thanh Hằng. Ông nép mình vào bụi hoa nằm dọc theo lối vào nhà, loáng thoáng nghe tiếng Thanh Hằng:

- Thật là tuyệt diệu! Chiều mai anh cũng trở lại cùng giờ như hôm nay nghe. Mình sẽ hoàn toàn không bị ai quấy rầy trong ba tiếng đồng hồ vì tới mười giờ nhà tôi mới về.

Tim bác sĩ Phan đau nhói, ông đứng yên như mọc rễ giữa lúc chàng trai bước ra. Mỗi bước chân của người lạ mặt là một nhát búa đập mạnh vào trái tim ông. Ông cảm thấy cả vũ trụ như quay cuồng! Thanh Hằng, người đàn bà duy nhất mà ông yêu thương, người chỉ nói với ông những lời đường mật, không ngờ chỉ là một kẻ ngoại tình! Một người đàn bà tầm thường như tất cả những người đàn bà tầm thường khác!

Tuy nhiên đó chỉ là cuộc hành hình đầu tiên, vì sau đó còn bao đêm nữa, những đêm ngồi một mình trong phòng thí nghiệm tưởng tượng cảnh vợ ông âu yếm cùng chàng trai trong "căn nhà hạnh phúc" của ông... Những đêm nép mình trong bóng tối của dàn hoa để nhìn chàng trai và Thanh Hằng từ giã ...

Bác sĩ Phan cảm thấy sự chịu đựng của ông đã tới tột đỉnh, và qua nhiều đêm trăn trở suy tư, đêm nay ông đã tìm được giải pháp cho vấn đề.

Tắt bớt một hai ngọn đèn trong phòng thí nghiệm. bác sĩ Phan về phòng riêng ghi lại một vài điều cần thiết vào cuốn sổ tay. Đúng một tiếng đồng hồ sau ông rời bệnh viện, rảo bước về nhà một cách hăng hái chứ không còn khổ sở như những đêm trước nữa. Và một nụ cuời thỏa mãn thoáng nở trên môi.

*

Một tuần sau Thanh Hằng trông thấy "cái đó". Đó là một cáo phó đăng trên nửa trang báo:

"Chúng tôi đau buồn báo tin, hiền nội của chúng tôi, bà Lương văn Phan nhũ danh Vũ Thanh Hằng đã đột ngột từ trần, hưởng dương 30 tuổi".

"Cáo phó này thay thế thiệp tang - Xin miễn phúng điếu".

"Bác sĩ Lương văn Phan."

Thanh Hằng đọc đi đọc lại nhiều lần với vẻ sửng sốt trước khi quay sang hỏi chồng:

- Anh à! Anh có thấy cái cáo phó này chưa?

Bác sĩ Phan trả lời một cách lơ đãng:

- Dĩ nhiên anh phải thấy chứ vì chính anh là người nhờ đăng mà.

Giọng Thanh Hằng đầy vẻ hoảng hốt:

- Anh! Thế là nghiã gì? Anh muốn đùa chơi hay sao?

Bác sĩ Phan gằn giọng:

- Không, đây không phải là chuyện diễu.

Thanh Hằng càng hốt hoảng:

- Tại sao ...

Câu nói của nàng chưa dứt thì một quả đấm như búa bổ của Phan phang trúng quai hàm khiến nàng bất tỉnh. Bác sĩ Phan bồng vợ vào phòng làm việc, đặt nàng trên sa lông trước khi lấy một ống chích từ trong ngăn tủ ra.

Sau khi nhìn đồng hồ, ông chích ống thuốc vào một mạch máu ngay phía trên trái tim Thanh Hằng. Vừa làm ông vừa lẩm bẩm:

- Hừ! Cô vợ ngoại tình của tôi ơi! Mũi thuốc này sẽ giữ cô yên lặng tới khi cần thức giấc.

Rồi hai nhân viên nhà hòm được mời tới. Sau những lời phân ưu - mà họ đã lập đi lập lại không biết bao nhiêu lần - với ông chồng đau khổ, họ bắt tay vào việc một cách thật nghề nghiệp.

Ngồi chờ trong căn phòng kế bên, bác sĩ Phan hơi hồi hộp vì đây là lần đầu tiên ông xử dụng loại thuốc này đối với một người còn sống. Nhưng mọi sự đều tốt đẹp vì liều thuốc dường như hết sức công hiệu khiến hai nhân viên nhà hòm chỉ thấy trước mắt họ một cái xác chết cứng ngắc với đầy đủ những dấu hiệu của sự chết, và thực ra chính vị bác sĩ già sặc sụa hơi men cũng đã yêu cầu họ tạm ngưng làm việc trong giây lát để ông làm công việc cấp giấy khai tử.

Sau khi mọi việc xong xuôi, hai nhân viên nhà hòm từ giã, để lại bác sĩ Phan với cái xác của Thanh Hằng, lúc này đã được tẩm liệm và đặt nằm ngay ngắn trong cỗ quan tài.

Bác sĩ Phan mỉm cười, kéo tấm lụa phủ trên "xác chết" ra, dùng loại chỉ giải phẫu thật dầy khâu dính đôi môi Thanh Hằng lại trước khi khâu dính hai tay của nàng vào ngực và đôi chân dính cứng vào nhau.

Ông làm thật lẹ làng. Xong xuôi, ông lại phủ tấm lụa lên người "quá cố" và tự thưởng một ly rượu mạnh.

Đám táng Thanh Hằng thật đơn sơ và yên lặng chỉ với vài người thân tham dự. Sau đoạn đường dài ba cây số, xe tang tiến vào lò hỏa thiêu và chiếc quan tài được đặt vào giữa ngôi nhà táng. Sau một cuộc hành lễ ngắn ngủi có tính cách tôn giáo, một bàn tay vô hình cho máy chuyển động và chiếc quan tài được đưa xuống lò hỏa táng ở phiá dưới, nơi một "chuyên viên" trẻ tuổi đứng nhìn chiếc quan tài từ từ tới gần. Cậu lẩm bẩm:

- Lại thêm một mạng nữa.

Rồi chiếc quan tài được cậu đẩy tới trước cửa lò trước khi đẩy nhẹ vào bên trong. Rồi cậu đóng sập cánh cửa lò bằng thép, gây một tiếng vang trong căn nhà quàn lúc này đã trống trơn.

Thanh Hằng nghe thấy tiếng cửa đóng sập lại đó. Thực ra đó chính là âm thanh đầu tiên nàng nghe thấy sau khi liều thuốc của bác sĩ Phan hết hiệu lực. Thoạt tiên nàng không hiểu gì hết mà chỉ thấy xung quanh tối thui, nóng nực. Nàng cố cử động nhưng không được. Nàng mở miệng la cũng không được. Rồi nàng nhớ lại việc đọc tờ cáo phó... rồi những lời đối đáp cùng chồng... Chỉ có thế thôi! Nàng không nhớ được cú đấm như trời giáng của bác sĩ Phan vì quá chớp nhoáng.

Bây giờ thì nàng cảm thấy nóng như thiêu đốt và chợt nhận ra là nàng đang nằm trong cỗ quan tài trong lò hỏa thiêu để bị thiêu sống. Thanh Hằng cố vùng vẫy khiến những đường chỉ cắt đứt thịt da nàng khiến nàng vô cùng đau đớn. Nhưng hơi nóng khủng khiếp quá khiến nàng không thể nằm yên mà cứ cố gắng giẫy giụa. Nhưng đã trễ quá rồi! Ngọn lửa đã đốt cháy cỗ quan tài bằng gỗ và bắt đầu thiêu đốt thịt da nàng khiến lớp da bong ra đỏ hỏn, rồi cả thịt da, lớp da trắng mịn của nàng, trở thành đen thui... thành than.... thành tro ...

Mấy tiếng đồng hồ sau, chuyên viên hoả táng đặt tờ báo xuống, tắt lửa, mở cửa lò, lơ đãng lấy ra một mớ tro tàn.

*

Chiều hôm đó, khi tiếng chuông đồng hồ ngoài hành lang điểm năm tiếng thì bác sĩ Phan cũng rót cho ông ly whisky thứ năm. Ông cảm thấy hài lòng sau khi đã loại trừ vĩnh viễn được người đàn bà duy nhất trên đời mà ông yêu thương nhưng lại phản bội ông. Bây giờ ông lại có thể bỏ tất cả thì giờ vào công việc, vì thực ra không người đàn ông nào có thể để hết tâm trí vào những công việc quan trọng khi có người vợ không hài lòng với mình!

Ông nhắp một ngụm nhỏ, ngả mình trên ghế, nhắm mắt mỉm cười.

Đột nhiên ông giật bắn mình

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: