jas2ham
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1 Khái niệm, đặc điểm và 1 số vai trò
a. khái niệm
Đối với Việt Nam theo nghị định số 90/2001/ND- CP ngày 23/11/2001 thì DNVVN được định nghĩa như sau: “DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình năm không quá 300 người”.
b. Phân loại:
- Theo hình thức sở hữu: DN tư nhân, DN nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài
- Theo địa vị pháp lý: DN tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty TNHH,…
- Theo quy mô: DN siêu nhỏ, DN nhỏ, DN vừa
- Theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh: DN thương mại, DN dịch vụ, DN sản xuất.
1.1.2. Vai trò
Mặc dù có những yếu kém và bất lợi nhất định nhưng do đặc điểm, tính chất của chúng nên các DNVVN có vị trí, vai trò và tác động kinh tế xã hội rất lớn.
· Tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp
Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có trên 500.000 DNNVV, chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp. Các DNNVV không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn giúp tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm đặc biệt là nguồn lao động chưa qua đào tạo; góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội…
Các cơ sở doanh nghiệp vừa và nhỏ rất thích hợp với các phương pháp tiết kiệm vốn và do đó chúng được công nhận là phương tiện giải quyết thất nghiệp hiệu quả nhất. Do đặc tính phân bổ rải rác nên các DNNVV có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và nhiều đối tượng lao động, đặc biệt là với các vùng sâu, vùng xa, vùng chưa phát triển kinh tế, với các lao động có trình độ tay nghề thấp. Nhờ vậy DNNVV vừa giải quyết thất nghiệp, vừa góp phần giảm lượng người chuyển về thành phố làm việc
· Đóng góp vào GDP
DNNVV ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP do số lượng doanh nghiệp ngày càng lớn và phân bố rộng khắp trong hầu hết các ngành lĩnh vực. Với số lượng hơn 500.000 DNNVV như hiện nay thì các doanh nghiệp này đã đóng góp khoảng 47% GDP cả nước. Đây là một con số không nhỏ trong tổng số GDP của cả nước mỗi năm. Từ đó cũng có thể thấy vai trò lớn của DNNVV trong việc đóng góp vào GDP của nước ta.
· Đóng góp vào ngân sách quốc gia:
Khoảng 40% ngân sách quốc gia. So với đóng góp của DNNVV vào ngân sách quốc gia thì đóng góp của các DNNVV vào nguồn thu của ngân sách địa phương lớn hơn nhiều.
· Tạo ngoại tệ qua xuất khẩu
Theo ông Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hội DNNVV Việt Nam cho biết, các DNNVV đang sử dụng trên 30% tổng vốn đầu tư và hơn 50% số lao động trong các DN, tạo ra 40% số hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu. Hơn 80% doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu là DNNVV với các ngành chính như thủy sản, may mặc, da giầy…
· Tạo lập mối liên kết chặt chẽ với các công ty nhà nước, các tập đoàn xuyên quốc gia
Các doanh nghiệp lớn thường chú trọng và lĩnh vực sản xuất chính của mình và những doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ làm công tác phụ trợ (sản xuất các linh kiện), tiến vào các lĩnh vực mà doanh nghiệp lớn bỏ ngỏ hoặc đầu tư không có hiệu quả. Do vậy các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tạo được mối liên kết chặt chẽ với các công ty nhà nước và các tập đoàn xuyên quốc gia.
· Giữ gìn và phát triển các ngành nghề truyền thống
Với đặc điểm của một nền kinh tế đang phát triển các ngành nghề ở nông thôn chủ yếu là sản xuất nhỏ và là các nghề truyền thống. Quy mô của các ngành nghề truyền thống thường nhỏ và yêu cầu lại không quá cao, tận dụng được lao động trong những lúc nhàn rỗi nên doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ tồn tại và phát triển. Không chỉ góp phần giữ gìn được những ngành nghề truyền thống mà còn phát triển nó để phù hợp với những nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
· Môi trường đào tạo các doanh nhân trẻ
Với đặc điểm vốn ít, quy mô nhỏ phù hợp với những doanh nhân trẻ có ý muốn kinh doanh. Hơn nữa muốn phát triển thì phải bắt đầu từ những cái nhỏ mới mong có được cái lớn hơn. Môi trường DNNVV thì cần sự linh họat, đổi mới kịp thời và phản ứng nhanh nhạy với nhu cầu thị trường do vậy sẽ rèn luyện cho các doanh nhân trẻ nhiều kỹ năng để có thể vận dụng trong kinh doanh trong tương lai…
· Cơ sở kinh tế ban đầu của các doanh nghiệp lớn đồng thời làm lành mạnh môi trường đầu tư và kinh doanh
Với những doanh nghiệp thành công, quy mô của các doanh nghiệp sẽ được mở rộng và nhiều doanh nghiệp trong số này dần dần trở thành các doanh nghiệp lớn, các tập đòan kinh tế. Ngoài ra, với số lượng lớn, rào cản tham gia thị trường không lớn thì sẽ luôn có nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường, đồng thời cũng có nhiều doanh nghiệp sẽ bị phá sản do hoạt động kinh doanh không hiệu quả (có thể là phá sản) sẽ không gây tác động đến nền kinh tế, nhưng đối với một doanh nghiệp lớn hoặc một tập đoàn lớn thì việc rút lui có thể có tác động rất lớn đến kinh tế và xã hội
1.1.3.Đặc điểm
- Vốn nhỏ: ở VN hiện nay, có gần 50% DN có mức vốn dưới 1 tỷ đồng, 75% vốn dưới 2 tỷ đồng, và 90% có vốn dưới 5 tỷ đồng
- Lao động hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng: ở VN, một Dn nhỏ điển hình có khoảng 19 lao động, DN vừa có khoảng 112 lao động, trong số 25% lao động có chuyên môn chỉ có 6% lao động có trình độ đại học – cao đẳng, 2% chủ doanh nghiệp có trình độ đại học.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu
- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ: nguyên tắc tổ chức gần với mục tiêu , tập trung, tinh giảm, phân công nhiệm vụ rõ ràng.
- Chu kỳ sản phẩm ngắn: “đánh nhanh, thắng nhanh, và chuyển hướng nhanh”
1.1.4. Thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi:
- Dễ dàng khởi sự
Yêu cầu vốn không cao và có tính linh hoạt cao nên nhiều doanh nghiệp có thể tham gia
- Khả năng thích ứng nhanh với biến động thị trường
Cơ cấu gọn nhẹ và kinh doanh các sản phẩm có chu kỳ ngắn nên có thể “đánh nhanh, thắng nhanh, và chuyển hướng nhanh” do vậy DNNVV dễ thích ứng nhanh với biến động của thị trường
- Dễ dàng thu hút ;lao động với chi phí thấp
Công nghệ đơn giản, lao động ít, yêu cầu về trình độ lao động không cao chủ yếu là lao động thủ công do vậy mà chi phí lao động thấp
Hơn nữa đây là vườn ươm cho những doanh nhân trẻ, các sinh viên mới ra trường chấp nhận làm việc với mức lương không cao để có thể lấy thêm kinh nghiệm và rèn luyện các kỹ năng. Nếu làm việc tại một doanh nghiệp nhỏ và vừa thì sinh viên sẽ mất ít thời gian hơn để lên được 1 vị trí nào đó
- Dễ phát huy bản chất hợp tác sản xuất
Vốn ít và công nghệ hạn chế nên doanh nghiệp chỉ có thể đảm nhiệm một khâu trong dây chuyền sản xuất (1 linh kiện) do đó mà phát huy được sự hợp tác sản xuất rất cao
- Ít xảy ra xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động
- Dễ tạo ra sự phát triển cân bằng giữa các vùng
- Dễ phát huy được tiềm lực của thị trường trong nước
b. Khó khăn:
- Thiếu vốn, tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn
- Quy mô hạn chế, thiếu tính bền vững
- Đội ngũ cán bộ quản lý nhiều hạn chế về chuyên môn và kỹ năng quản lý
- Năng lực ứng dụng công nghệ hạn chế
- Thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh ổn định, lâu dài
- Sự yếu kém về thương hiệu
a. Vốn nhỏ
Ở nước ta, một doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời thường có vốn điều lệ rất ít, chủ yếu là vay vốn để sản xuất kinh doanh, vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh rất nhỏ, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là tự có. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 95% trong tổng 300000 doanh nghiệp, đóng góp 26% GDP, tạo ra 77% việc làm phi nông nghiệp nhưng số lượng doanh nghiệp có số vốn dưới 5 tỷ đồng còn chiếm tỷ lệ rất lớn
b. Lao động trong DNNVV hạn chế cả về số lượng và chất lượng
Chất lượng được thể hiện ở một bộ phận không nhỏ lao động có trình độ thấp, những chủ doanh nghiệp có nhũng người theo cha truyền con nối , nên trình độ chuyên môn nhìn chung của chủ doanh nghiệp chưa cao, cơ sở sản xuất nhỏ
Người lao động chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ văn hóa, kỹ năng chuyên môn còn thấp
Ở Viêt nam, một doanh nghiệp nhỏ điển hình có khoảng 19 lao động, DN vừa có khoảng 112 lao động : trong đó có 25% lao động có chuyên môn chỉ có 6% lao động có trình độ cao đẳng – đại học, 2% chủ doanh nghiệp có trình độ đại học
c.Cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu
Hầu hết các doanh nghiệp có cơ sản xuất nhỏ thì mặt bằng sản xuất đang là trở ngại, họ không dám đầu tư lâu dài vào nhà xưởng, lắp đặt máy móc kiên cố, đồngthời diện tích mặt bằng chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, nhu cầu đảm bảo an toàn, vệ sinh, ảnh hưởng tới môi trường lao động của doanh nghiệp. Các công nghệ đang sử dụng tại Việt nam hầu hết được đánh giá là lạc hậu, không được cải tiến đổi mới nên còn nhiều bất cập
d. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ
Xuất phát từ quy mô của DNNVV là số lượng lao động ít dẫn đến cơ cấu tổ chức đơn giản, không phức tạp, chính vì sự nhỏ gọn nên khi cần có sự thay đổi sẽ rất dễ thích ứng, thay đổi dễ dàng
e. Chu kỳ sản phẩm ngắn
DNNVV tiếp xúc rất gần gũi với khách hàng, hiểu nhu cầu của khách hàng nên có thể dễ dàng thay đổi chỉnh sửa khi có bất kì vấn đề gì xảy ra. Ngày nay, khách hàng có nhu cầu ngày càng cao rút ngắn chu kỳ của sản phẩm
1.1.4.Những thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
- Dễ dàng khởi sự và hoạt động nhạy bén theo cơ chế thị trường do vốn ít, lao động không đòi hỏi chuyên môn cao, dễ hoạt động cũng như dễ rút lui ra khỏi lĩnh vực kinh doanh
- Khả năng thích ứng nhanh với những biến động thị trường : với đặc tính chu kỳ sản phẩm ngắn các doanh nghiệp có thể mạnh dạn sử dụng vốn tự có, vay mượn bạn bè, các tổ chức tín dụng để khởi sự doanh nghiệp
- Dễ dàng thu hút vốn lao động với chi phí thấp do đó tăng hiệu suất sử dụng vốn, đồng thời do tính chất dễ dàng thu hút lao động nên DNNVV góp phần đang kể tạo công ăn việc làm, giảm bớt thất nghiệp cho xã hội.
- Dễ phát huy bản chất hợp tác sản xuất
- Ít xảy ra xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động. Chủ doanh nghiệp có điều kiện đi sâu, đi sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tâm tư nguyện vọng của người lao động, ít có khoảng cách lớn như với các doanh nghiệp lớn, nếu có xảy ra xung đột thì cũng dễ giải quyết
- Dễ tạo ra sự phát triển cân bằng giữa các vùng: vì DNNVV có thể khởi sự và phát triển ở mọi nơi và mọi lúc để lấp khoảng trống của doanh nghiệp lớn, góp phần tạo ra sự cân bằng giữa các vùng.
- Dễ phát huy tiềm lực của thị trường trong nước. Nước ta đang ở trong giai đoạn hạn chế nhập khẩu, vì vậy các doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn các mặt hàng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu với chi phí và vốn đầu tư thấp
b.Khó khăn
- Thiếu vốn, tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn
- Quy mô hạn chế, thiếu tính bền vững: về vốn, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị…
- Đội ngũ cán bộ quản lý nhiều hạn chế về chuyên môn và kỹ năng quản lý, lao động chủ yếu là lao động phổ thông.
- Năng lực ứng dụng công nghệ hạn chế, ít có khả năng tiếp cận với công nghệ mới… .
- Thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh ổn định, lâu dài
- Sự yếu kém về thương hiệu .
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro