IT in the 10 century
1. Những lợi thế của việc thực hiện lạm phát mục tiêu :
Lạm phát mục tiêu có nhiều điểm lợi thế với tư cách là một chính sách tiền tệ trung hạn. Khác với việc sử dụng chiếc neo tỷ giá (phải thay đổi theo biến động của thế giới), mục tiêu lạm phát giúp cho chính sách tiền tệ tập trung vào thị trường nội địa và tập trung đối phó với những cú sốc xảy đến đối với nền kinh tế trong nước. Khác với khuôn khổ mục tiêu tiền tệ, một khuôn khổ chính sách tiền tệ khác, khuôn khổ lạm phát mục tiêu có ưu điểm là không nhất thiết phải có sự ổn định trong mối quan hệ giữa tiền tệ và lạm phát. Một ưu điểm nổi bật khác của mục tiêu lạm phát là công chúng dễ dàng hiểu được cơ chế này do nó tính minh bạch cao.
Theo quan điểm của chúng tôi, mục tiêu lạm phát là một câu chuyện thành công ở nhiều quốc gia.Lạm phát mục tiêu đã giúp cho các nước giảm mức độ lạm phát. Tuy không giảm xuống thấp hơn mức lạm phát của những nước công nghiệp không theo chế độ lạm phát mục tiêu nhưng lạm phát đã được kiềm chế ở dưới mức thấp hơn là mức họ có thể đạt được bằng các chính sách tiền tệ khác (theo phân tích của Bernanke và cộng sự; cùng với phân tích của các tác giả bài nghiên cứu trên).
Theo nhiều nhà quan sát, ngoại trừ cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1999, thì tình hình kinh tế những năm 1990 rất thuận lợi cho các nước ổn định giá cả và mức độ lạm phát, do đó lạm phát mục tiêu vẫn chưa được kiểm chứng thực nghiệm bằng những cú sốc bất lợi. Nhưng trên thực tế, nhiều nước theo đuổi LPMT là những nền kinh tế nhỏ và mở cửa đã chịu những cú sốc nặng nề trong cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997 – trong khi những nền công nghiệp lớn lại ít chịu tác động của những cú sốc này. Những bất lợi về tài chính cộng hưởng với những cú sốc thương mại ở các nước như Úc, Chile, Israel, và New Zealand đã dẫn đến sự sụt giảm lớn trong tỷ giá hối đoái ở những nước này, tạo ra thử thách lớn trong việc thực hiện mục tiêu lạm phát. Nhưng họ đã vượt qua thử thách này một cách thành công. Thử nghiệm thứ hai là cú sốc về giá dầu năm 1999-2000, tạo ra thách thức lớn cho những nước thực hiện mục tiêu lạm phát về vấn đề nhập khẩu dầu, đặc biệt là các nước ở trên, Brazil,Cộng hòa Séc, Bal Lan và một số nước khác. Việc gia tăng lạm phát nhập khẩu và giảm tỷ giá hối đoái có thể đặt những nước này vào tình thế nguy hiểm. Tuy nhiên thực tế cho thấy, tác động của cú sốc dầu mỏ tới lạm phát cơ bản của những nước theo đuổi LPMT là rất nhỏ, và việc gia tăng trong lạm phát tổng quát là không nhiều và chỉ là tạm thời.
Lạm phát mục tiêu đã làm giảm tỷ lệ mất mát và biến động sản lượng ở các quốc gia thực hiện mục tiêu lạm phát xuống mức gần với các nước công nghiệp lớn không thực hiện mục tiêu lạm phát.
Mục tiêu lạm phát giúp các nước giảm và kiểm soát lạm phát kì vọng, và giải quyết tốt hơn những cú sốc lạm phát. Chính sách tiền tệ trong khuôn khổ mục tiêu lạm phát thì linh hoạt hơn, do đó có thể dễ dàng thay đổi để phản ứng với các cú sốc lạm phát tạm thời mà không ảnh hưởng đến mục tiêu lạm phát trung hạn. Dưới chế độ lạm phát mục tiêu, chính sách tiền tệ tập trung hơn và được củng cố
Với những minh chứng thực tiễn, chúng ta thấy được rằng lạm phát nục tiêu đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới.
2. Những khó khăn khi thực hiện LPMT và một số giải pháp:
Tuy lạm mục tiêu lạm phát có nhiều điểm thuận lợi nhưng khi thực hiện các nước cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Có bảy điểm bất lợi khi thực hiện mục tiêu lạm phát. Lạm phát mục tiêu được cho là quá cứng nhắc, nó cũng cho phép quá nhiều sự tự quyết, có khả năng gây ra sự biến động về sản lượng, nó có thể làm giảm uy tín của ngân hàng Trung ương nếu nó không đủ năng lực để quản lý cơ chế này. Mục tiêu lạm phhát cũng kìm hãm tăng trưởng kinh tế, lạm phát mục tiêu cũng không thể ngăn chặn sự thống trị tài chính và việc thả nổi tỷ giá hối đoái trong cơ chế mục tiêu lạm phát có thể gây nên sự bất ổn tài chính.
Ở phần trên chúng tôi đã nêu ra một số yếu tố của việc xây dựng hoạt động của chế độ mục tiêu lạm phát. Tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ phân tích một số yếu tố quan trong nhất đối với chế độ mục tiêu lạm phát là: sự tương tác giữa độ dài của tầm nhìn mục tiêu, bề rộng của phạm vi mục tiêu, và sử dụng các điều khoản thoát khỏi mục tiêu lạm phát; những nước thực hiện lạm phát mục tiêu trong thời kì quá độ từ lạm phát cao xuống lạm phát thấp; ai là người nên thiết lập các mục tiêu lạm phát trung hạn; và vai trò của tỷ giá và giá tài sản khác.
3.1 Sự tương tác giữa các yếu tố độ rộng mục tiêu, tầm nhìn mục tiêu, những điều kiện thoát khỏi LPMT và việc lựa chọn chỉ số giá đo lường LPMT :
Vấn đề chính cho việc phác thảo các mục tiêu lạm phát là chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế với độ trễ dài. Đối với những nước đã đạt được mức lạm phát thấp, tác động này có độ trễ khá dài – khoảng hai năm, thậm chí lâu hơn. Tuy nhiên trong chế độ ngắn hạn đa số các nước đưa ra tầm nhìn ngắn hạn (khoảng một năm).
Việc sử dụng tầm nhìn mục tiêu quá ngắn đặc biệt là khi kết hợp với việc thu hẹp giới hạn mục tiêu lạm phát có thể dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát và đạt mục tiêu ngay cả khi chính sách tiền tệ đang được tiến hành tối ưu.
Thực tế này đã diễn ra ở New Zealand vào năm 1995, khi Ngân hàng Dự trữ đã không đạt được mục tiêu (từ 0 – 2%) đã đặt ra từ trước (vượt quá khoảng vài phần mười điểm phần trăm). Việc vượt qua này đã làm thống đốc bị bãi nhiệm theo pháp luật ngân hàng trung ương, mặc dù nó đã được công nhận rộng rãi rằng việc vượt quá đó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và lạm phát sẽ sớm giảm,như nó sau này. Mặc dù trong trường hợp của mình, Ngân hàng Dự trữ new Zealand đã không đánh mất uy tín của mình, tuy nhiên trong những trường hợp khác đặc biệt là những nền kinh tế mới nổi việc không đạt mục tiêu có thể dẫn đến một sự mất tín nhiệm nghiêm trọng đối với Ngân hàng Trung ương.
Tầm nhìn quá ngắn cùng với chuỗi mục tiêu hẹp cũng có thể dẫn đến sự bất ổn định, trong đó khi ngân hàng Trung ương cố gắng đạt được mục tiêu lạm phát có thể dẫn tới những điều chỉnh thất thường quá mức trong các công cụ chính sách tiền tệ. Vấn đề này có thể đặc biệt nghiêm trọng đối với những nền kinh tế nhỏ và mở cửa, nơi mà một tầm nhìn quá ngắn và một mục tiêu quá hẹp phụ thuộc nhiều vào việc kiểm soát tỷ giá vì sự thay đổi của tỷ giá hối đoái tác động vào lạm phát nhanh hơn mức lãi suất. Mục tiêu lạm hàng năm năm của New Zealand và giới hạn mục tiêu là từ 0 – 2% là một lý do quan trong tại sao NHTW tập trung nhiều vào tỷ giá hối đoái trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Điều này dẫn đến chính sách tiền tệ bị thắt chặt quá mức vào cuối năm 1996, với lãi suất tiền mặt qua đêm lên đến 10% do lo ngại rằng lạm phát sẽ gia tăng quá giới hạn mục tiêu trong năm 1997.
Ví dụ của New Zeland vào năm 1996 cũng chỉ ra rằng tầm nhìn quá ngắn và một phạm vi quá hạn hẹp cũng có thể dẫn tới một sự biến động thất thường không mong muốn về sản lượng. Hậu quả của chính sách tiền tệ thắt chặt thái quá vào cuối năm 1996 là nó đã góp phần vào sự suy thoái trong năm 1997 và 1998, vốn đã tồi tệ hơn do kết quả của cú sốc tiêu cực trong cán cân thương mại từ cuộc khủng hoảng ở Đông Á.
Để tránh những rắc rối về khả năng kiểm soát và vấn đề bất ổn định trong các công cụ thực thi chính sách lạm phát mục tiêu, ngân hàng trung ươngcó thể tiến hành theo 4 lộ trình. Đầu tiên, họ có thể xây dựng điều khoản chính thức cho phép thoát ra khỏi cơ chế lạm phát mục tiêu để có thể thoát khỏi mục tiêu lạm phát trong những trường hợp cụ thể. Thứ hai, họ có thể nhắm vào lạm phát cơ bản hơn là lạm phát tổng quát. Thứ ba, họ có thể mở rộng phạm vi của lạm phát mục tiêu. Thứ tư, họ có thể thiết lập lạm phát mục tiêu cho một vài năm sắp tới.
Theo thống kê trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến 11-2000 có 5 nước đã sữ dụng những điều khoản thoát khỏi LPMT là Canada, Cộng hòa Séc, thụy Sĩ, Nam Phi, và New Zeland.
Ví dụ New Zealand đã đưa điều khoản chính thức thoát khỏi lạm phát mục tiêu vào trong chính sách lạm phát của mình bằng cách cho phép thoát ra khỏi chính sách lạm phát mục tiêu khi có những sự thay đổi đáng kể trong cán cân thương mại, những thay đổi trong thuế gián thu ảnh hưởng đến sự cân bằng về giá, và cú sốc về nguồn cung (ví dụ như sự lây lan một loại bệnh dịch nguy hiểm trong thú nuôi) .Lưu ý rằng điều khoản tránh lạm phát ơ New Zealand được thiết kế chỉ để giải quyết những cú sốc của thị trường bởi vì chúng là những cú sốc có thể được xác định dễ dàng như là những cú sốc ngoại sinh(bên ngoài). Những cú sốc về lượng cầu có thể là do ngoại sinh, nhưng chỉ là như vậy nếu nó đi kèm với chính sách tiền tệ. Vì vậy, theo ngân hàng trung ương, việc yêu cầu họ chứng minh sự thất bại của cơ chế lạm phát mục tiêu có thể phá hủy lòng tin đối với ngân hàng trung ương và hủy hoại trong chính sách duy trì lạm phát mục tiêu.
Theo điều khoản chính thức, mặc dù đã cung cấp thêm một số tính linh hoạt, nó chỉ có thể đối phó mang tính cục bộ với khả năng kiểm soát và vấn đề bất ổn định trong các công cụ thực thi chính sách từ tầm nhìn quá hạn .
Một sự thay thế cho điều khoản thoát khỏi LPMT, cũng như cách thức để đương đầu với những cú sốc trong nguồn cung, là tập trung vào một loại công cụ đo lường lạm phát cơ bản - cái mà đã được loại trừ một số khoản mục khỏi chỉ số giá, ví dụ như thực phẩm và năng lượng- là những thứ mà dễ gặp vấn đề đặc biệt nghiêm trọng khi xảy ra những cú sốc về nguồn cung. Sử dụng công cụ lạm phát cơ bản có những thuận lợi vượt trội so với điều khoản thoát hiểm khi mà sự sáng suốt không còn sau sự xuất hiện của những cú sốc, cái mà có thể khiến cộng đồng nghi ngờ tính đáng tin cậy trong cam kết đạt đến những mục tiêu lạm phát. Thay vào đó, những điều gì là có thể được ngăn chặn từ việc xây dựng công cụ đo lường lạm phát được quyết định dựa trên những dự tính từ trước. Có thể gần như chắc chắn về nguyên nhân tại sao công cụ đo lường lạm phát được sử dụng rộng rãi hơn những điều khoản thoát khỏi LPMT. Cho tới tháng 11-2000 đã có 6 nước sử dụng công cụ CPI cơ bản để đo lường mục tiêu lạm phát: Australia, Canada, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Nam Phi, Thái Lan.
Tuy nhiên, mục tiêu trong việc giới hạn mức lạm phát cơ bản cũng có chung điểm bất lợi với việc sử dụng điều khoản thoát khỏi LPMT, là chỉ giải quyết được vấn đề bất ổn và khả năng kiểm soát các công cụ thực thi chính sách nảy sinh từ cú sốc trong nguồn cung, và không phải xuất phát từ tập hợp những cú sốc trong lượng cầu. Hơn thế nữa, giới hạn lạm phát cơ bản có những điểm bất lợi là chúng cũng không được công chúng hiểu rõ ràng như công cụ đo lường lạm phát tổng quát, do đó nó làm cho mục tiêu lạm phát cơ bản trở thành một một công cụ truyền thông thiếu thuyết phục hơn mục tiêu lạm phát tổng quát. Thêm vào đó, công cụ đo lường chỉ số lạm phát cũng loại trừ những khoản mục mà người tiêu dùng quan tâm nhiều, cụ thể đối với những người nghèo, phần dành cho lương thực và năng lượng chiếm phần lớn ngân sách của họ. Nếu những phần này bị loại trừ từ công cụ đo lường lạm phát -một mục tiêu của ngân hàng trung ương, ngân hàng trung ương đó có thể phải chịu những lời chỉ trích rằng đã không quan tâm thích đáng đến tầng lớp người nghèo trong xã hội.
Việc mở rộng chuỗi mục tiêu, bởi chính bản thân nó, cũng không phải là một giải pháp cho những rắc rối về khả năng kiểm soát và vấn đề bất ổn định trong các công cụ thực thi chính sách . Sự ước tính một khoảng không chắc chắn một mục tiêu lạm phát với phạm vi một năm theo quy định là 5% (e.g., Haldane and Salmon 1995, and Steven and Debelle 1995), mặc dù qua thời gian, sự thành công với lạm phát mục tiêu có thể làm giảm tính không ổn định của lạm phát kì vọng và lạm phát tương lai. Chọn lựa một phạm vi rộng trong mục tiêu lạm phát là một việc rất khó giải quyết bởi vì nó sẽ chắc chắn làm cho công chúng hoang mang về mục đích của ngân hàng trung ương, và do đó mức trần cao cho giới hạn này gần như tạo nên trách nhiệm hạ thấp lạm phát bằng chính sách cắt giảm, theo đó sẽ giảm sự tín nhiệm vào chính sách tiền tệ. Vấn đề loại này thực tế đã xuất hiện ở vương quốc Anh vào năm 1995, khi lạm phát vượt quá điểm trung bình mục tiêu 2,5% tương đương với một điểm phần trăm, nhưng mà không vi phạm mức trần 4%, vì vậy đã đẩy bộ trưởng bộ tài chính Anh ngầm phản đối chính sách tiền tệ thắt chặt mà ngân hàng trung ương Anh đề xuất ( quan điểm của Benanke và cộng sự, 1999).
Mở rộng tầm nhìn chiến lược để phù hợp hơn với độ trễ của chính sách tiền tệ lên lạm phát dường như trở thành giải pháp tốt nhất cho những rắc rối về khả năng kiểm soát và vấn đề bất ổn định trong các công cụ thực thi chính sách. Quả thực, bởi vì nhiều vấn đề gặp phải vào năm 1997và 1998, Ngân hàng dự trữ New Zealand hiện nay đang nhấn mạnh vào tầm nhìn mục tiêu của sáu hoặc tám quý trong thảo luận về chính sách tiền tệ của họ (quan sát của Sherwin 1999, và Drew và Orr 1999). Những ngân hàng trung ương khác , bao gồm ngân hàng trung ương Canada và Ngân hàng trung ương Anh, đã có một thời gian dài tập trung vào tầm nhìn chiến lược hai năm, và gần đây điều đó cũng trở thành một điểm đặc trưng trong cơ chế mục tiêu của Chile (ngân hàng trung ương Chile,2000a).
Tuy nhiên, như Svenson đã nhấn mạnh, nếu ngân hàng trung ương có liên quan đến sự biến động trong sản lượng ( tức là đặt gánh nặng về sự biến động sản lượng lên trách nhiệm trong việc thất bại của họ), sau đó dự báo lạm phát nên dần dần tiến gần đến mục tiêu duy trì lạm phát dài hạn theo thời gian. Điều đó ngụ ý rằng một tầm nhìn thậm chí dài hơn độ trễ của chính sáchcó thể thích hợp cho mục tiêu lạm phát. Một tầm nhìn dài hạn cho mục tiêu lạm phát như thế có thể tạo ra vấn đề cho một cơ chế sử dụng lạm phát mục tiêu bởi vì một thời kì dài trước khi có bằng chứng của sự thành công trong mục tiêu có thể làm giảm sút niềm tin, đặc biệt nếu sự tín nhiệm đối với ngân hàng trung ương đã không còn được như lúc ban đầu. Một cách khác có thể thực hiện để đối phó điều đó là thừa nhận rằng có sự tương tác giữa tầm nhìn tốt nhất và phạm vi của mục tiêu: tầm nhìn mục tiêu nên được duy trì tương đối ngắn, khoảng hai năm nếu phạm vi của mục tiêu được mở rộng. Thật vậy, việc mở rộng phạm vi mục tiêu không phải là không có vấn đề, giống như đã đề cập ở trên bởi vì nó có thể cũng gia tăng sự hoang mang và làm giảm đi lòng tin đối với cơ chế mục tiêu1.
Một cách khác để cho phép tầm nhìn dài hơn là sử dụng mục tiêu thường niên nhiều năm để hướng đi của lạm phát mục tiêu có thể dần dần tiếp cận mục tiêu duy trì lạm phát dài hạn theo thời gian. Đó là một chiến lược cái mà gần đây đã được Brazil và Mehico kế thừa (Ngân hàng trung ương Brazil 1999, Ngân hàng trung ương Mexico 2000). Một phương pháp tiếp cận khác là ngân hàng trung ương tiếp tục công bố một kế hoạch thực thi lạm phát mục tiêu thời hạn trung bình, nhưng cũng đồng thời công bố một kế hoạch duy trì lạm phát mục tiêu dài hạnvới một kì hạn danh nghĩa- thời điểm nó cần đạt được. Một phương pháp thứ ba cho ngân hàng trung ương là chỉ thông báo một kế hoạch duy trì lạm phát mục tiêu trong dài hạn và đồng thời công bố một dự báo về tình hình lạm phát trong tương lai, do đó để diễn tả một hướng đi kì vọng của lạm phát nhắm tới mục tiêu dài hạn. Đó là cách tiếp cận được thông qua bởi Chile (Ngân hàng Chile 2000b), theo sau những quốc gia công nghiệp khác.
3.2 Lạm phát mục tiêu trong suốt quá trình chuyển đổi từ lạm phát cao
xuống thấp:
Một cách để giải quyết những khó khăn gây ra do tỷ lệ lạm phát ban đầu cao trong quá trình thực hiện lạm phát mục tiêu là phải thực hiện thay đổi lạm phát từng bước một, thực hiện một cách rõ ràng, minh bạch hơn, cùng với thành công trong việc giảm lạm phát trước đó - đề xuất của Masson và những nhà kinh tế khác(1997). Đây là một chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn được những nước thị trường mới nổi theo đuổi khi có tỷ lệ lạm phát ban đầu cao (Mishkin,2000b,và Mishkin và Savastano 2000).
V í d ụ: Khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu giúp cho Chilê giảm được mức lạm phát từ trung bình xuống mức thấp và ổn định. Quá trình trên được chia làm hai giai đoạn:
(a) Từ 1991 đến 2000: áp dụng lạm phát mục tiêu, nhưng chưa có khuôn khổ hoàn chỉnh: chưa có dự báo lạm phát và cam kết mạnh với dân chúng về mức lạm phát. Trong giai đoạn này, NHTW đã thành công trong việc giảm mức lạm phát từ 20-30% xuống mức 1 con số. NHTW Chilê đã xây dựng những điều kiện để xây dựng chính sách lạm phát mục tiêu hoàn chỉnh gồm những nội dung sau:
- Xây dựng vai trò độc lập của NHTW: độc lập trong xác định mục tiêu chủ chốt và độc lập trong sử dụng các công cụ của CSTT.
- Xây dựng tính độc lập của CSTT với CS tài khóa: không cho phép NHTW cấp tín dụng cho Chính phủ, hay nói cách khác phải có một chính sách tài khóa lành mạnh.
- Xây dựng thị trường tài chính vững mạnh và có chiều sâu.
(b) Từ năm 2000 đến nay, NHTW Chilê đã thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu hoàn chỉnh với mục tiêu là lạm phát danh nghĩa (hay chỉ số CPI) hàng năm là 3% (với biên độ +/-1%). Tham gia vào quá trình điều hành lạm phát mục tiêu hoàn chỉnh của Chilê gồm có: Hội đồng CSTT của NHTW Chilê quyết định lãi suất của CSTT; Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính của NHTW Chi lê trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Tác động vào tính thanh khoản trên thị trường nhằm duy trì lãi suất qua đêm liên ngân hàng dao động xung quanh lãi suất của chính sách tiền tệ bằng tín dụng qua đêm và tiền gửi qua đêm. Khi cần thiết, NHTW sử dụng các nghiệp vụ đặc biệt như: mua lại (repos), hoán đổi, bán lại (anti-repos).
Thực hiện khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu hoàn chỉnh đã mang lại kết quả quan trọng là: uy tín về chính sách kiểm soát lạm phát đã được cải thiện, lạm phát ổn định và ở mức thấp, neo được kỳ vọng lạm phát, mối liên hệ lịch sử giữa giảm giá đồng tiền-lạm phát đã giảm tác động, hiệu quả và uy tín chính sách tiền tệ được tăng cường.
Khi lạm phát ban đầu cao hơn lạm phát mục tiêu dài hạn, trong khi đó gía cả lại ổn định thì uy tín của ngân hàng trung ương có thể bị đánh giá thấp (do sự nhân định sai về thị trường của NHTW). Uy tín bị sụt giảm nghiêm trọng khi tỷ lệ lạm phát ban đầu cao, nhiều khả năng sẽ làm cho công chúng và thị trường có thể không tin tưởng rằng NHTW sẽ thực hiện nghiêm túc các mục tiêu đã đề ra để họ có thể trông đợi trong nhiều năm ở tương lai.Việc này có thể sẽ gây khó khăn cho NHTW trong việc thông qua tỷ lệ lạm phát mục tiêu khi tỷ lệ lạm phát cao được chọn lựa làm lạm phát mục tiêu trong thời gian dài hơn 1 năm. Như chúng ta đã phân tích ở trên, những điều này đẩy NHTW rơi vào một tình huống khó xử. Bởi vì độ trễ của chính sách tiền tệ để xử lý tình trạng lạm phát này có thể kéo dài hơn 1 năm. Một giải pháp tốt nhất trong tình huống này là xác định được đường lạm phát mục tiêu trong nhiều năm giống như những gì mà NHTW Brazil, CH Czech, Mexico và Ba Lan đã thực hiên từ năm 1998.Tuy nhiên, việc đưa ra đuờng lối lâu dài cho lạm phát mục tiêu hằng năm có thể tạo ra những nguy hiểm mà ngay cả một NHTW với các mục tiêu lạm phát dài hạn đang vận hành tốt cũng khó tránh khỏi, do sự không chắc chắn trong việc kiểm soát tỷ lệ lạm phát cao, nó vẫn có thể bị sai lệch đáng kể so với đường lối lạm phát mục tiêu nhiều năm. Điều này có thể giải thích vì sao NHTW Chi Lê không đặt ra mục tiêu lạm phát trong nhiều năm khi họ bắt tay vào việc xây dựng lạm phát mục tiêu vào năm 1990.
Khi thay đổi từ một tỷ lệ lạm phát cao xuống thấp,sẽ xuất hiện những luận điểm mạnh mẽ yêu cầu áp dụng một tỷ lệ lạm phát mục tiêu trong thời gian dài điều này phản ánh sự thiếu tin tưởng vào việc kiểm soát lạm phát cao ban đầu .Tuy nhiên,như thảo luận ở các phần trên,lạm phát mục tiêu trong dài hạn có thể dẫn đến sự nghi ngờ về độ tin cậy của nó. Phải chắc chắn rằng chính phủ sẽ thực hiện đầy đủ những cam kết về việc giảm lạm phát,điều này đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu lạm phát khi tỷ lệ lạm phát cao .Bởi vì chính phủ thường chỉ giữ được uy tín nhất thời trong vấn đề này.Do đó có một sự tranh luận mạnh mẽ trong việc lựa chọn điểm mục tiêu cao hơn lạm phát mục tiêu trong suốt quá trình thay đổi từ lạm phát cao xuống thấp.Một điểm thú vị là NHTW Chi Lê đã chuyển từ điểm lạm phát mục tiêu năm 1994 sang một chế độ lạm phát mục tiêu quá cứng nhắc.
Năm
Chiểu rộng biên độ
1991
15-20%
1992
13-16%
1993
10-12%
1994
9-11%
1995
±8%
1996
±6.5%
1997
±5.5%
1998
±4.5%
1999
±4.3%
2000
±3.5%
2001 đến nay
2-4%
Sự khác biệt trong việc một quốc gia lựa chọn lạm phát mục tiêu là một khoảng, hay một điểm rất khó xác định, ta có thể thấy ưu điểm cho việc chọn “khoảng”, đó là ngân hàng trung ương sẽ linh động hơn trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, nhưng nhược điểm là công chúng sẽ kém tin cậy hơn vào hoạt động ngân hàng trung ương.
Như lập luận của Mishkin(2000c), cần chú trọng vào việc tránh sai lệch với lạm phát mục tiêu để có thể cải thiện hiệu quả của chế độ lạm phát mục tiêu. Khi tiếp cận với những mức độ lạm phát cần phải có sự nhất quán với sự ổn định giá cả,phù hợp với lạm phát mục tiêu,trong đó những sai lệch cần phải tránh vượt qua quá nhiều. NHTW cần thận trọng hơn trước những biến động về thông tin giúp hỗ trợ tối đa cho việc duy trì một chính sách độc lập.
Ngoài ra không tránh được sự sai lệch trong các mục tiêu có thể tạo ra sụt giảm mạnh mẽ những thông tin tổng hợp,điều không chỉ gây nguy hại cho nền kinh tế mà còn giảm đi sự hỗ trợ của NHTW đối với khu vực công cộng và mục tiêu lạm phát.Thậm chí những ưu tiên này có thể tạo ra khó khăn hơn trong việc tránh những sai lệch trong tỷ lệ lạm phát mục tiêu tại mức tỷ lệ lạm phát cao,một khi qui trình chuyển đổi từ tỷ lệ lạm phát cao xuống thấp hoàn thành,thì chúng cũng không còn phù hợp nữa.
3.3 Nước nào nên đặt mục tiêu lạm phát trong trung hạn:
Debelle và Fisher(1994) đã phân biệt được giữa mục tiêu cụ thể,cái mà NHTW đã thiết lập mục tiêu cho chính sách tiền tệ ,và công cụ thực hiện cụ thể,những công cụ NHTW dùng để điều chỉnh các chính sách tiền tệ.Những công cụ của NHTW là một sự hỗ trợ cần thiết để bảo vệ chính các NHTW trước các áp lực chính trị trong ngắn hạn điều này có thể tạo ra những áp lực đối với những chính sách mở rộng có thể dẫn đến những kết quả không tốt trong dài hạn.Tuy nhiên,có ý kiến cho rằng ưu tiên dài hạn của NHTW nên phù hợp với những ưu tiên về mặt xã hội,cho thấy rằng NHTW nên đưa ra những mục tiêu cụ thể để chính phủ có thể quyết định lạm phát mục tiêu trong dài hạn cho NHTW,từ đó có thể nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chính phủ.
Chính phủ nên thiết lập lạm phát mục tiêu trong trung hạn hơn là để NHTW thực hiện sẽ tạo ra nhiều điều đáng để tranh luận.Nếu tỷ lệ lạm phát hiện tại ở mức thấp ,mục tiêu trung hạn nhiều khả năng giống như trong dài hạn,do đó có thể không có nhiều sự khác biệt giữa chúng đó là những nguyên nhân mà chính phủ nên thiết lập mục tiêu trong trung hạn hơn các mức mục tiêu lạm phát khác.Tuy nhiên,nếu lạm phát hiện tại lớn hơn lạm phát mục tiêu trong dài hạn,thì nước nào thiết lập mục tiêu trong trung hạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.Độ trễ của chính sách tiền tệ có thể điều chỉnh lạm phát là những vấn đề thuộc về kĩ thuật mà NHTW có nhiều điều kiện để thực hiện hơn là các chính phủ.Do đó thời gian bao lâu để có thể đưa lạm phát quay trở lại mục tiêu trong dài hạn đòi hỏi phải có độ trễ của nó,điều mà tạo ra một áp lực chính trị trong ngắn hạn,nếu chính sách không phù hợp thì nên tránh.Lập luận này cho thấy NHTW nên thiết lập tỷ lệ lạm phát mục tiêu trong trung hạn bởi vì cách nhanh chóng để tiếp cận mục tiêu dài hạn phản ánh hiệu quả tác động của những chính sách tiền tệ đối với lạm phát.
Các lập luận này cho ngân hàng trung ương cách thiết lập các mục tiêu lạm phát trung hạn vì sự nhanh chóng tiếp cận của nó đến các độ trễ mục tiêu dài hạn của tác động chính sách tiền tệ về lạm phát.
Mặc khác, như là Svensson (1997) đã trình bày, Svenson đã đặt nặng cho việc giảm thiểu sự biến động của sản phẩm liên quan đến biến động lạm phát ảnh hưởng đến tốc độ lạm phát cái mà sẽ được điều chỉnh hướng tới mục tiêu dài hạn. Kết quả là nếu chính phủ ưu tiên dài hạn sẽ được phản ánh trong chính sách tiền tệ, có một sự tranh luận cho rằng việc chính phủ có vai trò trong việc thiết lập các mục tiêu trung hạn vì điều này quyết định tốc độ (sự hội tụ) của lạm phát đến các mục tiêu dài hạn.
Rõ ràng, ở đây có một sự cân bằng cho việc người ta nên đặt ra mục tiêu lạm phát trung hạn khi lạm phát ngược lai với mục tiêu lâu dài. Có một lập luận về việc sử dụng các công cụ tiền tệ,tài khóa độc lập cho thấy rằng ngân hàng trung ương nên đặt ra mục tiêu trung hạn, trong khi có lập luận về việc hướng đến việc sử dụng các công cụ phụ thuộc cũng cho thấy rằng chính phủ nên đặt ra mục tiêu trung hạn. Đối với các nước công nghiệp, điều này có thể không có quá nhiều sự quá nhiều khó khăn bởi vì các mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn khá gần giống nhau. Nhưng đối với các nước trong quá trình chuyển từ lạm phát cao đến lạm phát thấp, chính phủ nên xác định mục tiêu lạm phát trung hạn .
3.4 Vai trò của các Tỷ giá ngoại tệ và giá cả tài sản khác :
Sự biến động của tỷ giá rõ ràng là một mối quan tâm chính của các ngân hàng Trung ương trong mục tiêu lạm phát cũng như mục tiêu kiềm chế lạm phát các nước. Thay đổi trong tỷ giá hối đoái có thể có một tác động lớn đến lạm phát, đặc biệt là trong nền kinh tế nhỏ,mở.Vd: Một sự sụt giảm giá đồng nội tệ cũng dẫn đến sự gia tăng lạm phát, kết quả là giá nhập khẩu cao hơn và nhu cầu lớn hơn cho hàng xuất khẩu, đặc biệt trong nền kinh tế nhỏ và mở.
Ngoài ra, công chúng và các chính trị gia cũng quan tâm đến tỷ giá và điều này đặt áp lực lên các ngân hàng trung ương để họ thay đổi chính sách tiền tệ. Một sự đánh giá cao của đồng nội tệ có thể làm cho doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh, trong khi một sự sụt giảm giá đồng nôi tệ cũng thường được xem là tín hiệu của sự thất bại của các ngân hàng trung ương.
Thị trường các nước mới nổi, có một mối quan tâm lớn hơn về những chuyển động tỷ giá,một sự đánh giá cao đồng nội tệ cũng có thể làm cho các ngành công nghiệp trong nước kém cạnh tranh, nó có thể dẫn đến thâm hụt tài khoản lớn, có thể làm cho các quốc gia dễ bị khủng hoảng tiền tệ nếu dòng vốn cứ tiếp tục chạy ra bên ngoài. Một sự sụt giảm giá trị đồng nôi tệ (tỉ giá tăng) trong những thị trường các nước mới nổi đặc biệt nguy hiểm vì có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính (theo Mishkin ( 1996a, 1999a)Các nước này có nhiều khoản nợ bằng ngoại tệ và khi đồng tiền mất giá, điều này làm tăng gánh nặng nợ nần của các công ty trong nước. Cơ chế này giải thích tại sao các cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Mexico 1944-1945 và Đông Á trong năm 1997 đã đẩy các nước này chính thức vào cuộc khủng hoảng tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế của họ.
Có một điều thực tế là sự biến động tỷ giá hối đoái là một mối quan tâm lớn ở các nước, thậm chí dưới chế độ lạm phát mục tiêu.Có 2 vấn đề có thể xảy ra:
Ø Vấn đề đầu tiên: với một sự quá tập trung vào hạn chế sự biến động tỷ giá hối đoái làm phát sinh rủi ro trong việc chuyển tỷ giá thành neo danh nghĩa và có mức độ ưu tiên cao hơn so với mục tiêu lạm phát.
Ø Vấn đề thứ 2: là những tác động đến lạm phát và sản lượng khi tỷ giá thay đổi có thể khác nhau rất nhiều, việc này phụ thuộc vào bản chất của những cú sốc mà đã làm cho tỷ giá biến động. Bởi vậy những phản ứng khác nhau về cú sốc tiền tệ là cần thiết và phụ thuộc vào bản chất của những cú sốc đó. Nếu đồng bản tệ giảm giá do một cú sốc thuần túy về đầu tư gián tiếp( cú sốc danh mục đầu tư) , thì LP dường như là tăng lên và phản ứng thích hợp trong trường hợp này là thắt chặt CSTT thông qua việc tăng lãi suất. Mặt khác, nếu có một sự sụt giảm tỷ giá hối đoái xảy ra vì những cú sốc phi tài chính-tiền tệ, tác động này là ít có khả năng lạm phát và một chính sách tiền tệ thích hợp khác được ban hành. VD: Một cú sốc tiêu cực về thương mại (sự tăng giá,thiếu hụt về nguyên vật liệu…), cái mà làm giảm nhu cầu xuất khẩu, làm giảm tổng cầu và vì thế dẫn đến khả năng giảm phát. Trong trường hợp này, sự phản ứng đúng của CSTT là việc hạ thấp lãi suất để chống lại sự sụt giảm tổng cầu. Nếu cú sốc thương mại đó là do sự tăng giá nhập khẩu, nó sẽ có tác động tiêu cực đến thu nhập, sẽ được đền bù bằng việc hạ thấp lãi suất.
Một hình ảnh ví dụ về nơi tập trung vào việc hạn chế biến động tỷ giá đã tạo ra các phản ứng chính sách sai lầm đã xảy ra ở New Zealand vào năm 1997 và 1998. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sự tập trung quá nhiều vào tác động của tỷ giá hối đoái cũnggây nguy hiểm cho chính sách tiền tệ trong kiểm soát lạm phát. Bởi vì nó có thể làm việc banhành chính sách tiền tệ sai lầm khi nền kinh tế không biết đang đương đầu với cú sốc danhmục hay cú sốc thương mại âm, như trường hợp xảy ra ở New Zealand vào cuối những năm1990. Thật vậy, do ảnh hưởng trực tiếp của tỷ giá đến lạm phát, Ngân hàng Dự trữ NewZealand có khuynh hướng tập trung vào tỷ giá hối đoái, thể hiện qua việc đề cao chỉ số trạngthái của chính sách tiền tệ (Monetary Conditions Index: MCI). Cần chú ý rằng Ngân hàng Dự trữ New Zealand đã cho rằng chính cú sốc danh mục gây ra biến động tỷ giá hối đoái.
Với cúsốc thương mại âm năm 1997, việc làm theo MCI năm 1997 dẫn đên một chính sách tiền tệđáng nghi ngờ đối với khủng hoảng Đông Á. Đầu tháng 7-1997, sau khi đồng Baht Thái địnhgiá thấp, chỉ số MCI đã bắt đầu giảm rõ rệt, chỉ ra rằng NHTW cần phải tăng lãi suất, với hơn200 điểm cơ bản. Kết quả là một chính sách tiền tệ rất thắt chặt, với lãi suất tiền mặt qua đêmlên đến 9% vào 7-1998. Bởi vì sự giảm sút là do cú sốc thương mại âm đáng kể, điều này làmgiảm tổng cầu, nên không có gì ngạc nhiên, chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn đến suy thoái vàkhông đạt tới vùng lạm phát mục tiêu với giảm phát thật sự xuất hiện vào 1999. NHTW NewZealand đã lập tức đảo ngược tiến trình, hạ thấp nhanh lãi suất bắt đầu vào tháng 7-1998 saukhi nền kinh tế bước vào suy thoái. NHTW New Zealand nhận thấy bất hợp lý với việc sửdụng chỉ số MCI như là chỉ báo chính sách tiền tệ và bỏ nó vào năm 1999. Hiện tại , NHTWđiều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt hơn, sử dụng lãi suất qua đêm như một côngcụ của chính sách tiền, mà ít ảnh hưởng hơn so với việc sử dụng công cụ tỉ giá.
**Chú thích:Công thức tính MCI (chỉ số trạng thái chính sách tiền tệ ) :
MCIt = ( rt – r0) a2/a1 (et – e0) + 100
Trong đó:
rt: Lãi suất thực năm t
r0: lãi suất thực năm gốc
et: tỉ giá hối đoái thực năm t (e tăng tương đương nội tệ đang lên giá so với ngoại tệ)
e0: tỉ giá hối đoái thực năm gốc
a1, a2 được tính toán dựa vào tác động của lãi suất, tỉ giá đến tổng cầu. Và tỉ số a2/a1 nhỏ hơn hoặc bằng 1.
Sự thay đổi của MCI phản ánh sự thay đổi trong chính sách tiền tệ giữa hai thời điểm. NếuMCI tăng (giảm) thể hiện sự thắt chặt (nới lỏng) của chính sách tiền tệ
Một vd khác là trường hợp của Chile vào năm 1998. Vào thời điểm đó mục tiêu nhắm đến của lạm phát ở Chile là tập trung vào việc hạn chế biến động tỷ giá, chỉ chấp nhận những thay đổi nhỏ trong một thời gian nhất định nhằm làm giảm tỷ lệ lạm phát trong nước. Để đáp ứng sự kết hợp tài chính và các điều khoản từ cú sốc thương mại do cuộc khủng hoảng châu Á, Ngân hàng Trung ương Chile áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ và phòng ngự đồng peso với một sự thu hẹp của nhóm tỷ giá hối đoái và sự can thiệp vào thị trường ngoại hối. Khi nền kinh tế bước vào suy thoái nhẹ vào cuối năm 1998, chính sách tiền tệ thắt chặt được đảo ngược khi lãi suất được hạ xuống và đồng peso được phép giảm giá. Các nhóm tỷ giá hối đoái được bãi bỏ vào tháng 9 năm 1999 và đồng peso thả nổi tự do kể từ đó.Tương phản so với New Zealand và Chile trong thời gian này là Australia- một nền kinh tế nhỏ và mở với một chế độ lạm phát mục tiêu. Trước khi thông qua mục tiêu lạm phát vào năm 1994, Ngân hàng dự trữ của Autralia đã thông qua một chính sách cho phép tỷ giá dao động mà không can thiệp. Vì vậy khi đối mặt với sự mất giá ở Thái Lan vào tháng 7 năm 1997, Ngân hàng Dự trữ nhận ra rằng nó sẽ đối mặt với một tác động tiêu cực nặng nề của cú sốc thương mại vì những thành phần lớn của thương mại nước ngoài đều được thực hiện ở các khu vực châu Á này và nếu giảm giá đồng tiền thì sẽ nhận hậu quả. Vì vậy, trái ngược với New Zealand, Australia ngay lập tức hạ thấp tỷ lệ tiền mặt qua đêm 50 điểm cơ bản xuống 5% và giữ nó ở gần ở mức này cho đến cuối năm 1998 nó được hạ xuống một lần nữa xuống 25 điểm cơ bản. Việc áp dụng chế độ lạm phát mục tiêu thậm chí còn giúp Ngân hàng Dự trữ Úc năng nổ hơn trong việc nới lỏng ứng phó với cuộc khủng hoảng Đông Á và giải thích tại sao phản ứng của họ nhanh chóng đến vậy, sản lượng thực tế tăng trưởng vẫn mạnh trong suốt giai đoạn này. Hơn nữa, không có hậu quả tiêu cực cho lạm phát mặc dù đồng đô la Úc giảm giá bằng gần 20% so với đồng đôla Mỹ : lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, sự giảm trong giai đoạn này kết thúc nhẹ dưới mục tiêu từ 2 đến 3%.
Từ các cuộc thảo luận trên cho thấy mục tiêu về tỷ giá hối đoái có thể sẽ tồi tệ hơn việc thực hiện chính sách tiền tệ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là ngân hàng trung ương không nên quan tâm đến tỷ giá. Một cơ chế truyền tải quan trọng của chính sách tiền tệ là tỷ giá hối đoái và tác dụng quan trọng của nó với lạm phát và tổng cầu . Do đó, việc kiểm soát lạm phát và tổng cầu đòi hỏi phải theo dõi diễn biến tỷ giá và thanh toán trong các quyết định về thiết lập công cụ chính sách tiền tệ. Sự mất giá của tỷ giá hối đoái do các cú sốc danh mục đầu tư đòi hỏi một chính sách tiền tệ thắt chặt để tránh lạm phát tăng cao. Mặt khác, Sự giảm sút do cú sốc thương mại - khi giá xuất khẩu giảm - yêu cầu một phản ứng khác nhau, một nới lỏng chính sách tiền tệ như Australia đã làm trong năm 1997. Có một lý do khác mà các ngân hàng trung ương không thể bỏ mặc tỷ giá hối đoái, cái mà đặc biệt phù hợp cho thị trường các nước mới nổi(được nhấn mạnh trong Mishkin (2000b) và Savastano (2000)). Thị trường các nước mới nổi với khoản nợ nước ngoài lớn có thể không đủ khả năng kiềm chế sự sụt giá mạnh đồng tiền của mình, cái mà có thể phá hủy các bảng cân đối và gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên Ngân hàng trung ương ở các nước này vẫn phải can thiệp vào thị trường hối đoái vì sự biến động tỷ giácó thể sẽ phản tác dụng bởi vì chúng không minh bạch. Thay vào đó, sự san bằng tỷ giá hối đoái thông qua những thay đổi trong công cụ lãi suất sẽ minh bạch hơn và cho thấy rằng mục tiêu tiếp tục vẫn là lạm phát mà không phải là tỷ giá.
Một điều rõ ràng nữa, thiết lập công cụ chính sách tiền tệ để đạt mục tiêu lạm phát đòi hỏi phải kể đến sự biến động trong giá trị tài sản. Thay đổi trong trị giá tài sản giống như trên các cổ phiếu phổ thông, nhà ở, trái phiếu dài hạn có tác động quan trọng vào nhu cầu và lạm phát và là cơ chế truyền tải quan trọng đối với chính sách tiền tệ (ví dụ, Mishkin 1996b). Tuy nhiên sự biến động trị giá tài sản không thể được dự đoán mà tùy theo tính chất của những cú sốc cụ thể, chính sách tiền tệ tối ưu sẽ đáp ứng theo những cách khác nhau. Ngân hàng Trung ương sẽ thấy sai lầm khi họ kiểm soát giá trị tài sản vì sau đó không thể làm như vậy. Một số nhà nghiên cứu (ví dụ, Cecchetti, Genberg, Lipsky, và Wadwani 2000) đã gợi ý rằng các cơ quan tiền tệ nên hành động để hạn chế bong bóng giá tài sản để bảo vệ sự ổn định tài chính, nhưng để thành công các nhà chức trách cần phải biết giá trị đích đáng của tài sản là gì. Hơn nữa, theo Bernanke và Gertler (1999), một cách tiếp cận mục tiêu lạm phát mà không nhắm mục tiêu giá trị tài sản, nhưng làm cho việc sử dụng một chiến lược thông tin-bao gồm chiến lượt trong công cụ chính sách thiết lập có khả năng hạn chế sự nổi lên bong bóng giá trị tài sản, do đó thúc đẩy sự ổn định tài chính.Điểm mấu chốt là để thực hiện tối ưu của chính sách tiền tệ là yêu cầu giá trị tài sản phải nhiều, cho dù tỷ giá hối đoái, giá cổ phiếu, giá nhà đất, và giá trái phiếu dài hạn, được hưởng quyết định về việc thiết lập các công cụ chính sách tiền tệ.
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC GIẢI QUYẾT :
Kinh nghiệm và nghiên cứu mới cho thấy lạm phát mục tiêu là cách tốt hơn để thực hiện chính sách tiền tệ. Hai vấn đề trung tâm chưa được giải quyết là:1) Các mục tiêu tối ưu trong dài hạn của lạm phát là gì, và 2)Mục tiêu về mức giá tốt hơn hay là lạm phát tốt hơn?
1. Lạm phát mục tiêu trong dài hạn:
Một số nhà kinh tế nổi bật như Martin Feldstein (1997) và William Poole (1999) ủng hộ chomục tiêulạm phátdài hạnlà 0%. Mối quan tâm thực sự ở đây là: một mục tiêu lạm phát lớn hơn không có thể dẫn đến sự suy giảm uy tín của ngân hàng trung ương và bất ổn trong chỉ số lạm phát kỳ vọng, điều này có thể dẫn đến một sự gia tăng lạm phát bất lợi. Tuy nhiên, bằng chứng trong tài liệu Bernanke và cộng sự (1999) cho thấy rằng việc duy trì một mục tiêu lạm phát lớn hơn không, nhưng không quá cao (dưới 3%), trong một thời gian dài, không dẫn đến sự bất ổn về lạm phát kỳ vọng của công chúng hoặc một sự suy giảm uy tín của ngân hàng trung ương. Bên cạnh đó, việc thiết lập lạm phát ở mức quá thấp sẽ làm cho sản xuất kém hiệu quả, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cao hơn_Akerlof, Dickens và Perry (1996)
Một lập luận thuyết phục hơn cho rằng: lạm phát mục tiêu dài hạn lớn hơn không sẽ giúp cho nền kinh tế ít có khả năng phải trải qua giai đoạn giảm phát_một nhân tố quan trọng làm tăng sự bất ổn về tài chính ở các nước công nghiệp (Mishkin 1991, 1997). Bởi vì các hợp đồng vay nợ của các công ty và hộ gia đình dẫn đến một sự suy giảm trong tài sản ròng (tổng tài sản trừ tổng nợ) và làm xấu đi bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Irving Fisher (1993) đặt tên là hiện tượng này "giảm phát nợ" (Giảm phát do thắt chặt tiền tệ thường kéo theo gánh nặng nợ nần và đổ vỡ của các ngân hàng thương mại mà các nhà kinh tế gọi là tình trạng giảm phát nợ)
Giảm phát còn có thể dẫn tới suy thoái hoặc kéo dài khủng hoảng nhanh hơn nhiều so với lạm phát. Giảm phát nguy hiểm đối với nền kinh tế, bởi nó gây ra bong bóng nợ so với giá tài sản thực. Ví dụ, trong môi trường giảm phát, nợ thế chấp nhà ở sẽ nhiều hơn giá trị thật của nhà ở. Tất cả các khoản nợ hộ gia đình, trên thực tế có thể sẽ lớn hơn nhiều giá trị của tài sản đằng sau chúng, điều đó sẽ khiến người dân khó khăn hơn trong việc trả nợ, chi tiêu và tiêu dùng giảm và sẽ tạo ra một môi trường kinh tế độc hại. Các khoản nợ xấu và nợ khó đòi tăng lên, khi đó các ngân hàng thường có chính sách giãn nợ đối với các khách hàng thiếu khả năng trả nợ của mình. Những khách hàng này thường thuộc lĩnh vực kinh doanhbất động sản, xây dựng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng- những lĩnh vực bị coi là kém hiệu suất từ sau khi bong bóng kinh tế tan vỡ. Hy vọng các khách hàng rồi sẽ trả được nợ nếu không bị phá sản, nên các ngân hàng thường tiếp tục cho khách hàng đang mắc nợ mình tiếp tục vay để khỏi bị phá sản (điều này càng hay xảy ra nếu khách hàng là những người đi vay lớn, và ngân hàng nhận thấy đấy là những khách hàng "too big to fail"). Mặt khác, ngân hàng e ngại rằng, từ chối cho vay sẽ có thể khiến các nhà đầu tư vào ngân hàng suy diễn rằng tình hình kinh doanh của ngân hàng đang không tốt. Điều này làm cho số nợ tăng thêm. Do biết ngân hàng sẽ không dám không cho mình vay tiếp, nên các xí nghiệp khách hàng hiểu mình có một chế ước ngân sách mềm và nảy sinh rủi ro đạo đức. Nỗ lực cải thiện hoạt động kinh doanh của họ tự nhiên giảm đi, và- một cách tự nhiên- họ càng có nguy cơ phá sản. Hậu quả, ngân hàng lại càng phải tiếp tục cho họ vay thêm.
Nợ đọng làm cho chức năng phân bổ nguồn lực bị bóp méo qua nhiều con đường. Cho vay thêm khiến cho nguồn tài chính bị điều chỉnh về khu vực không có hiệu suất, góp phần giữ lao động tại khu vực này, trong khi đó những khu vực có hiệu suất và những ngành nghề mới không được phân bổ đầy đủ nguồn lực tài chính và lao động nên gặp khó khăn trong phát triển hoạt động của mình. Những khách hàng sống dở chết dở vẫn được các ngân hàng giúp duy trì sự sống, nên họ có điều kiện hạ giá bán sản phẩm làm ảnh hưởng đến giá thị trường, tăng lương cho lao động mặc dù năng suất giảm đi. Một kiểu cạnh tranh không lành mạnh đã hình thành.
Mặt khác, cho vay quá mức mà không đòi được vốn và lãi khiến cho bảng cân đối tài sản của các ngân hàng bị xấu đi, khiến họ phải đối mặt với qui chế về mức độ an toàn dựa trên tiêu chí vốn do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) ban hành. Vì thế, ngân hàng sẽ trở nên ngại ngùng khi cho vay. Hậu quả, tình trạng đói tín dụng xảy ra cho các xí nghiệp nhỏ và vừa là chính.
Tóm lại, giảm phát vừa dẫn đến đầu tư quá mức ở các xí nghiệp hoạt động kém hiệu quả, vừa dẫn đến đầu tư không đủ ở các xí nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất. Lập luậnnày cho thấygiảm phátcó thểlàm tăng sự bất ổn định vềtài chínhởcác nướccông nghiệpthông quacơ chếgiảm phát nợ, mộtví dụlànhững gìđã xảy ratạiNhật Bảntrong thập kỷqua (Mishkin 1998 và Bernanke 1999).
Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân hàng năm của Nhật Bản trong thập kỷ mất mát so với các thời kỳ trước.
Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người ở Nhật Bản trong thập kỷ mất mát so với các thời kỳ trước.
Tuy nhiên, chính sách tiền tệtrở nênkhó khăn hơntrong suốtgiai đoạngiảm phátkhi lãisuấtgiảm xuốngbằng không,bởi vìcác phương pháp để thực hiệnchính sáchtiền tệkhôngcònthích hợp. Trongnhững nămgần đây, đã có nhiềunghiên cứuvề cáchngân hàng trung ương có thểthực hiệnchính sách tiền tệ một cách tối ưu, chú trọng vàoquy tắcTaylor, trong đó cácngân hàngtrung ươngthiết lậplãi suấtngắn hạnởmứcphụ thuộcvàoGDPvà lạm phát (mức độ thay đổi của lãi suất cơ bản phải cao hơn mức độ thay đổi của GDP và lạm phát) .
Quy tắc Taylor sẽ giúp cho một NHTƯ xác định được các tỷ lệ lãi suất trong ngắn hạn khi các điều kiện kinh tế thay đổi để đạt được hai mục tiêu là ổn định kinh tế trong ngắn hạn và kiểm soát lạm phát trong dài hạn.
Quy tắc Taylor có thể được mô tả theo phương trình sau:
Trong đó:
: Lãi suất danh nghĩa ngắn hạn mục tiêu
: Lạm phát thực tế
: Tỷ lệ lạm phát mục tiêu của NHTW
: Lãi suất thực tại điểm cân bằng của thị trường
: Logarit của tổng sản lượng GDP thực tế
: Logarit của tổng sản lượng GDP tiềm năng
Để áp dụng quy tắc Taylor, NHTƯ xác định một mức lãi suất thực ngắn hạn nên dựa trên 3 yếu tố: lạm phát thực tế so với lạm phát mục tiêu; chênh lệch giữa sản lượng thực tế so với sản lượng tiềm năng; mức lãi suất ngắn hạn tại đó nền kinh tế đạt mức toàn diện nhân công.
Quy tắc Taylor khuyến nghị một mức lãi suất tương đối cao (CSTT thắt chặt) để giảm áp lực lạm phát trong trường hợp lạm phát cao hơn mức lạm phát mục tiêu hoặc sản lượng vượt trên mức sản lượng tiềm năng. Trong trường hợp ngược lại, quy tắc Taylor khuyến nghị một mức lãi suất tương đối thấp (CSTT nới lỏng) để thúc đẩy tăng trưởng. Quy định tỷ lệ a lớn hơn 0, quy tắc Taylor nói rằng lạm phát tăng 1% đòi hỏi NHTƯ tăng lãi suất danh nghĩa lên hơn 1% (cụ thể, bằng 1+aπ).
Đôi lúc, các mục tiêu của CSTT có thể mâu thuẫn với nhau, ví dụ lạm phát vượt lạm phát mục tiêu trong khi sản lượng lại dưới mức sản lượng tiềm năng. Trong trường hợp đó, quy tắc Taylor cung cấp chỉ dẫn cho các nhà hoạch định chính sách cách cân bằng các mục tiêu này qua việc thiết lập một mức lãi suất phù hợp. Mức lãi suất phù hợp này thường được xem là “mức lãi suất trung hòa”. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng việc xác định và tính toán mức lãi suất trung hòa này gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sự không chắc chắn về mặt số liệu và mô hình. Bên cạnh đó, có nhiều cách khác nhau trong việc xác định mức lãi suất trung hòa do các phương pháp tính và mức lãi suất trung hòa còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế. Mặt khác, một mức lãi suất trung hòa có thể còn khiến tình trạng mâu thuẫn giữa các mục tiêu này kéo dài hơn mức cần thiết.
Tuy nhiên, một khilãi suấtrơi xuốngmức sànbằng không, tất cả cácnghiên cứuvềcác quy tắc tối ưu củachính sáchtiền tệtrong tài liệu của Taylor (1999) khôngcònhữu ích nữa,bởi vì việc điều chỉnhlãi suấtngắn hạnkhông cònlà mộthiệu quả củacông cụchính sáchtiền tệ. Trong điều kiện giảm phátnhư vậy, ngân hàngtrung ươngkhôngcònkhả năngnâng đỡnền kinh tếthoát khỏi suy thoáibằng cáchtheo đuổichính sáchnới lỏngvàtạo ratính thanh khoản. Vì vậy, mộtbất lợilớncủa việc duy trì lạm phát mục tiêudài hạn ở mứcquáthấplà làm chogiảm phát cónhiều khả năngxảy ra,khiđóngân hàngtrung ươngsẽkhó khăn hơnđểcó được một chính sáchtiền tệđúng đắn để vực dậy nền kinh tế.
Tóm lại, với những tranh cãi mâu thuẫn ở trên, một mục tiêu dài hạn phù hợp cho lạm phát là gì vẫn là một câu hỏi mở. Vì là vấn đề thực tế, các nước chọn mục tiêu lạm phát dài hạn là lớn hơn 0 với điểm trung bình của giới hạn lạm phát dài hạn này nằm trong khoảng từ 1 đến 3%. Các nghiên cứu trong tương lai có thể giúp các ngân hàng trung ương quyết định: có hay không một mục tiêu lạm phát dài hạn nằm ngoài giới hạn này là phù hợp?
2 Mức giá mục tiêu:
2.1 Định nghĩa mức giá mục tiêu :
Chính sách mức giá mục tiêu là một chính sách tiền tệ mà mục tiêu của nó là giữ mức giá ổn định một cách tổng thể, hoặc đạt được một mức giá mục tiêu xác định từ trước.
Thước đo của mức giá mục tiêu là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), hoặc một số thước đo tương tự như chi phí đầu vào.
2.2 So sánh với Lạm phát mục tiêu để làm rõ hơn định nghĩa:
Mức giá mục tiêu cũng tương tự như lạm phát mục tiêu ở chỗ cả hai đều thiết lập mục tiêu cho chỉ số giá như chỉ số CPI. Tuy nhiên, lạm phát mục tiêu chỉ nhắm tới mục tiêu mong muốn (ví dụ, một mục tiêu lạm phát 2% / năm trong giai đoạn nào đó thì dù năm thứ nhất lạm phát cao hơn hay thấp hơn 2% thì những năm kế tiếp mục tiêu này vẫn là 2%), mức giá mục tiêu thực sự cần nhiều năm để hoàn thành mục tiêu đề ra bằng cách tiến hành hoạt động thị trường mở ( ví dụ, nếu như lạm phát cao hơn 2% thì những năm sau phải điều chỉnh lạm phát thấp hơn 2% để cho mục tiêu đạt được trong một giai đoạn là 2%). Điều này có nghĩa là việc thực hiện chính sách mức giá mục tiêu cần thực hiện một cách mạnh mẽ hơn việc thực thi chính sách lạm phát mục tiêu.
2.3 Ưu điểm của chính sách mức giá mục tiêu:
2.3.1. Giảm đi sự không chắc chắn về mức giá:
Do mục tiêu của chính sách này là đảm bảo cho mức giá được duy trì ổn định hoặc biến động theo xu hướng ổn định trong giai đoạn thực hiện chính sách này nên Ngân hàng trung ương cam kết thực hiện các biện pháp để giữ cho mức giá dao động với một biên độ cho phép xung quanh mức giá kỳ vọng. Do đó, sự không chắc chắn về mức giá sẽ được giảm thiểu. Trong khi đó, mục tiêu của chính sách lạm phát mục tiêu là duy trì lạm phát quanh tỷ lệ lạm phát mục tiêu đã xác định, mức giá không phải là mục tiêu chính của chính sách này.
Ví dụ: nếu thiết lập một mức lạm phát khả thi bình quân là 2%. Điều này có nghĩa, mức giá năm nay sẽ là 100 thì mức giá năm thứ 1 sẽ là 102, năm thứ 2 là 104 và năm thứ 3 là 106. Nếu lạm phát là 3% vào năm thứ 1 thì một Ngân hàng trung ương theo chính sách lạm phát mục tiêu sẽ chỉ tìm cách hướng chính sách làm sao cho lạm phát năm tới quay trở lại 2%. Điều này tương đương với mức giá là 107 trong năm thứ 3, khác so với mức 106 như trên. Trong khi đó, một Ngân hàng trung ương theo chính sách mức giá mục tiêu sẽ cố gắng hướng đến mức lạm phát trong năm thứ 3 là 1% để đạt được mục tiêu mức giá là 106 như trên.
Chính sách mức giá mục tiêu có thể kiến cho giá cả ổn định khi phản ứng trước cú sốc trong ngắn hạn và Chính sách mức giá mục tiêu bảo vệ sức mua dài hạn của đồng tiền. Nhưng để Chính sách mức giá mục tiêu có hiệu quả cao thì Ngân hàng trung ương phải có những chính sách rõ ràng.
2.3.2. Giảm sự biến động lớn trong sản lượng và lạm phát:
Mức giá mục tiêu thường được sử dụng trong những trường hợp biến động mức giá trong ngắn hạn.Nếu lạm phát leo thang thì những năm sau đó chính sách tiền tệ phải bù lại bằng cách làm cho mức giá giảm xuống để trong dài hạn xu thế tăng giá đã được mục tiêu hóa. Mức giá mục tiêu thường loại bỏ các thiên lệch của lạm phát nên giảm được sự biến động của mức giá.Tức là mức giá sẽ ổn định trong thời gian dài. Và lạm phát và sản lượng phụ thuộc rất nhiều vào mức giá chung trong nền kinh tế, nên dưới tác động của chính sách mức giá mục tiêu, sản lượng và lạm phát sẽ không có mức biến động mạnh. Đây chính là “bữa ăn trưa miễn phí” của những nhà thực hiện chính sách mà Lars Svensson (1999) phân tích.
Vestin cho rằng khi đối mặt với các cú sốc về cung làm giá cả tăng lên, Ngân hàng trung ương được kỳ vọng là sẽ hành động mạnh mẽ hơn dưới mục tiêu là giá cả. Họ biết rằng Ngân hàng trung ương sẽ đền bù lại ảnh hưởng của cú sốc giá cả trong các thời kỳ tiếp theo bằng việc giảm sản lượng đầu ra. Do đó, kỳ vọng về lạm phát trong tương lai giảm sút mạnh mẽ hơn so với chính sách lạm phát mục tiêu. Sự thay đổi kỳ vọng này làm giảm tỷ lệ lạm phát hiện thời, cho phép Ngân hàng trung ương giới hạn lại sự sụt giảm của sản lượng đầu ra thực. Do đó, chính sách mức giá mục tiêu gây ra ít sự biến động hơn trong lạm phát và sản lượng đầu ra.
Từ đó có thể thấy rằng Mức giá mục tiêu cung cấp sự ổn định hơn đối với Lạm phát mục tiêu đó chính là ưu điểm của Mức giá mục tiêu ( ổn định mức giá trong dài hạn- Svensson 1999)
2.3.3 Giảm thiểu rủi ro trong giai đoạn có khả năng xuất hiện giảm phát:
Khi một nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, giảm phát có khả năng xãy ra làm cho lạm phát giảm khiến lãi suất thực tăng cao làm giảm đầu tư, các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn kèm theo khả năng sử dung chính sách tiền tệ là lãi suất mất hết tác dụng (Ví dụ lãi suất ở Mỹ gần bằng 0). Lúc đó chính sách mức giá mục tiêu là lựa chọn tối ưu nhất, nó sẽ tăng kì vọng lạm phát cao ở người dân. Giúp nền kinh tế phục hồi vượt qua giảm phát ( giảm phát gây ra tác dụng nguy hiểm hơn lạm phát , gây ra một thập kỉ mất mát của nước Nhật)
IV. LIÊN HỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ở VIỆT NAM :
Việt Nam từ trước đến nay không thực hiện chính sách Lạm phát mục tiêu:
Việt Nam đã thực hiện một Chính sách tiền tệ đa mục tiêu. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành vào tháng 10/1998, điều 2 đã có quy định: “Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống nhân dân”.
* Các nguyên nhân Việt Nam không thực hiện chính sách Lạm phát mục tiêu:
Để có thể thực hiện chính sách Lạm phát mục tiêu, cần có 2 điều kiện cơ bản:
Thứ nhất, Ngân hàng trung ương cần có một mức độc lập tương đối để thực thi Chính sách tiền tệ
Thứ hai, Ngân hàng trung ương phải có khả năng thực hiện lạm phát mục tiêu cũng như không có trách nhiệm với các mục tiêu khác như: tiền lương, mức thất nghiệp hay tỷ giả.(đã trình bày ở phần trên)
Tuy nhiên, các điều kiện này không thỏa mãn ở thị trường Việt Nam vì:
1. Sự độc lập của Ngân hàng Trung ương :
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII vừa thông qua Luật NHNN Việt Nam (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi):
ü Trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, luật Ngân hàng năm 2010 quy định: Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện CSTT quốc gia... NHNN chỉ là cơ quan xây dựng dự án CSTT quốc gia để Chính phủ trình Quốc hội quyết định, trên cơ sở đó, NHNN tổ chức thực hiện và có trách nhiệm điều hành trong phạm vi đã được Quốc hội và Chính phủ duyệt. Tương tự, NHNN Việt Nam không được độc lập thiết lập mục tiêu hay xây dựng chỉ tiêu hoạt động.
ü Về việc tạm ứng cho ngân sách Nhà Nước: Luật NHNN quy định bảo đảm sự thống nhất với Luật Ngân sách nhà nước. Theo đó, NHNN tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định (Điều 26).
ü Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình: Luật quy định rõ trách nhiệm giải trình, báo cáo của NHNN trước Quốc hội, Chính phủ và công chúng (Điều 73, Điều 40). Đây là nội dung mới, quan trọng trong hoạt động của NHNN nhằm minh bạch hóa, công khai hóa các quyết định trong điều hành của mình không những với cơ quan cấp trên mà còn với công chúng, thị trường.
Xét trong bốn cấp độ độc lập của IMF (2004) thì NHNN Việt Nam nằm ở cấp độ độc lập thứ tư “độc lập tự chủ hạn chế”. Đây là cấp độ độc lập thấp nhất của NHTW đối với Chính phủ. Gần như mọi hoạt động của NHNN đều phải được sự cho phép của Chính phủ (phát hành tiền, thực hiện CSTT quốc gia, cho vay ngân sách trung ương, bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài, cho vay các tổ chức tín dụng trong trường hợp đặc biệt).
Bên cạnh đó, do là cơ quan của Chính phủ nên có trường hợp NHNN phải thực hiện những nhiệm vụ không phù hợp với mục tiêu của CSTT, như tái cấp vốn cho các NHTM để khoanh, xoá nợ các khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHNN.
Tính độc lập của NHTW trong thời gian qua đã được cải thiện. Như trên đã đề cập, Khoản 4, Điều 3 Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 29/06/2010 của Quốc hội quy định “Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu CSTT quốc gia theo quy định của Chính phủ”. Điều 10 trong Luật NHNN Việt Nam năm 2010 cũng nêu rõ: “Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện CSTT quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ”. Tuy vậy, để thực sự mang lại sự tín nhiệm cao thì cần nâng cao tính độc lập của NHTW hơn nữa.
2. Về công bố cho công chúng về mục tiêu lạm phát trong trung hạn:
Hàng năm Quốc hội họp để thông qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho năm tiếp theo, trong đó có chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát, theo đó NHNN điều hành chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu đặt ra. Tuy nhiên, mục tiêu ưu tiên hàng đầu vẫn là tốc độ tăng trưởng kinh tế, khi có sự xung đột giữa hai mục tiêu này thì mục tiêu lạm phát thường bị bỏ qua.
3. Sự phát triển của thị trường tài chính:
Việt Nam vẫn còn là một nước có thị trường tài chính phát triển chưa cao, các công cụ trên thị trường tài chính chưa phát triển, NHNN ngoài việc điều hành chính sách tiền tệ vẫn còn phải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
4. Các công cụ của chính sách tiền tệ:
Những năm gần đây NHNN đã chuyển từ điều hành chính sách tiền tệ bằng các công cụ trực tiếp sang điều hành chính sách tiền tệ bằng công cụ gián tiếp. Các công cụ chính sách tiền tệ ngày càng phát triển, được sử dụng linh hoạt cho mục đích điều hành. Hiện nay, công cụ hiệu quả nhất được NHNN sử dụng là hoạt động thị trường mở, tuy nhiên, các thành viên tham gia mới chủ yếu là các NHTMNN, các loại giấy tờ sử dụng trên thị trường chưa phong phú nên hiệu quả của công cụ này chưa cao.
5.Đánh giá mức độ minh bạch và tín nhiệm của NHTW:
Tình trạng chung của nền kinh tế chính là thông tin không minh bạch từ các chính sách đến các thị trường, gây ra vấn đề thông tin bất cân xứng gây nhiều e ngại cho công chúng.Do đó, sự tin tưởng các thành phần kinh tế đến tương lai nền kinh tế vẫn còn khá bấp bênh.
Các chính sách “gây ra biến động giá lớn hơn, kỳ vọng lạm phát xấu đi cùng với sự mất giá của Việt Nam đồng”, nhà kinh tế học Matt Hildebrandt của JPMorgan Chase tại Singapore nhận định trong bài phát biểu tại một hội nghị được tổ chức vào 30/10/2010 tại Tp. Hồ Chí Minh. Ông Hildebrandt nhận định chính sách tiền tệ của Việt Nam có “tính minh bạch và tín nhiệm rất thấp”.
“Lãi suất cơ bản là công cụ chính sách chủ yếu trong năm 2008 và đầu 2009, nhưng ít được sử dụng gần đây,” ông Hildebrandt cho hay, “Chính sách hiện nay có nhiều sự phụ thuộc vào biện pháp tác động tâm lý, quy định và quản lý hành chính”
Theo nhận định của Hildebrandt, Việt Nam có một “Cơ chế điều hành tiền tệ yếu”. “Kết quả là, Việt Nam phải hứng chịu lạm phát cao hơn, biến động giá lớn, chi phí giao dịch tăng cao, phân bổ tín dụng không hợp lý, kém minh bạch và bất ổn cao hơn”.
Cuối tháng 7/2010, lo ngại về chính sách kinh tế, dự trữ ngoại hối và sức khỏe của hệ thống ngân hàng là lý do Hãng định mức tín nhiệm Fitch quyết định hạ xếp hạng tín dụng dài hạn của Việt Nam từ BB- xuống B+.
Đến giữa tháng 10/2010, Moody's cũng quyết định hạ một bậc tín nhiệm của trái phiếu Chính phủ Việt Nam từ Ba3 xuống B1. Nguyên nhân là do những quan ngại liên quan đến cán cân thanh toán, lạm phát trong năm 2010 khiến Việt Nam bị liệt vào nhóm các nền kinh tế “có rủi ro tín dụng cao”.
Gần đây, Hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) tiếp tục hạ xếp hạng đối với các khoản vay ở cấp độ chính phủ. Cụ thể, xếp hạng tín nhiệm dài hạn đối với các khoản vay dài hạn (bao gồm cả nội và ngoại tệ) đều bị hạ một bậc, xuống BB và BB-, với triển vọng tiêu cực.
Cùng với việc hạ bậc xếp hạng tín nhiệm quốc gia. S&P cũng điều chỉnh xếp hạng của 3 ngân hàng thương mại lớn là BIDV, Techcombank và Vietcombank.
Việc liên tiếp bị hạ bậc tín nhiệm trong bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế sẽ khiến chi phí huy động vốn của Chính phủ, các ngân hàng, các doanh nghiệp Việt Nam đội lên.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc thực hiện chính sách đa mục tiêu này của Việt Nam đã bộc lộ rất nhiều thiếu sót:
Trước hết, nó khiến cho lạm phát của Việt Nam không mang tính thị trường mà chịu chi phối nhiều của yếu tố chủ quan. Để phục vụ mục tiêu chính trị trong ngắn hạn, Ngân hàng trung ương có thể chấp nhận in thêm tiền mặc dù có thể đẩy tỷ lệ lạm phát lên siêu mã. Có thể vì tỷ lệ lạm phát chưa đạt được mức như mong muốn mà không có những biện pháp cần thiết đối với tỷ lệ lạm phát đang gia tăng. Đối với tầng lớp nhân dân thì những yếu tố chủ quan tâm lý cũng tác động mạnh đến những dự tính của họ về lạm phát. Hơn nữa, Chính sách tiền tệ đa mục tiêu đã hạn chế khả năng của NHNN phản ứng lại những biến động của thị trường đặc biệt là biến động giá cả. Việc phải đắn đo khi đưa ra các quyết định đối với sự biến động của lạm phát mà không làm ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít lên các mục tiêu khác đặt NHNN trước nhiều lựa chọn phức tạp hơn.
Để Việt Nam có thể áp dụng chính sách Lạm phát mục tiêu, cần thực hiện các việc sau:
- Thứ nhất: Từng bước xây dựng tính độc lập cho NHNN Việt Nam, đặc biệt là tính độc lập về mặt chức năng. Đây là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của Chính sách lạm phát mục tiêu trong tương lai. Dần dần cho phép NHNN chủ động hơn trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng sao cho phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế chứ không phải để đáp ứng nhu cầu của Ngân sách nhà nước và của Chính phủ.
Trong thực thi Chính sách tiền tệ cũng phải tăng quyền tự quyết trong việc sử dụng các công cụ của Chính sách tiền tệthực hiện các quyết định để từ đó có thể nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như uy lực của các công cụ đó.
- Thứ hai: Nâng cao độ tin cậy của NHNN đối với các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Để thực hiện được điều này, cần phải đưa ra một khung giá trị cho mục tiêu lạm phát thay vì một giá trị như hiện nay bởi vì như thế sẽ tăng tính linh hoạt cho NHNN. Việc NHNN đạt được mục tiêu trong cả một khung giá trị biến động sẽ dễ dàng hơn nhiều. Và như thế công chúng sẽ tin tưởng hơn vào khả năng của NHNN rằng một khi Ngân hàng đã cam kết thì chắc chắn sẽ thực hiện được. Mặc dù khẳng định là chưa đến lúc áp dụng Chính sách lạm phát mục tiêu nhưng đây cũng có thể coi như một tiền đề của Việt Nam tiếp cận gần hơn với chính sách này. Thêm vào đó NHNN cần phải “công khai và minh bạch hơn” trong quá trình hoạch định, thực thi Chính sách tiền tệlẫn đưa ra những kết quả và nhận định của mình đối với nền kinh tế.
- Thứ ba: Chúng ta vẫn phải tiếp tục “đảm bảo mức độ tăng trưởng cho nền kinh tế”, bằng cách tiếp tục cung ứng vốn, cấp tín dụng, tăng năng suất lao động để kích thích cung tăng lên đáp ứng được cầu. Từ đó vừa tạo ra cơ sở để kiểm soát lạm phát trong những năm tới, vừa tạo ra tiềm lực, sự tự chủ cho nền kinh tế nước nhà.
- Thứ tư: Sử dụng các biện pháp mang tính chất hành chính nhằm tuyên truyền mở rộng hiểu biết cho quần chúng và thậm chí là cả các nhân viên trong NHNN và hệ thống NHTM về Chính sách lạm phát mục tiêu cũng như những ích lợi của nó đối với kinh tế Việt Nam vì đây vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ. Cần có thêm nhiều quan tâm học hỏi, nghiên cứu mới đảm bảo cho sự thành công của Chính sách lạm phát mục tiêu ở Việt Nam.
V. KẾT LUẬN:
Sự xuất hiện của mục tiêu lạm phát hơn mười năm qua cho ta thấy được một sự phát triển thú vị trong cách tiếp cận của các (trung tâm) ngân hàng cho chính sách tiền tệ. Việc xem xét trong bài báo này đã chỉ ra rằng mục tiêu lạm phát được đánh giá khá thành công trong việc kiểm soát lạm phát và cải thiện hiệu suất của nền kinh tế. Tuy nhiên, thảo luận của chúng ta về các vấn đề thiết kế hoạt động cho mục tiêu lạm phát và các vấn đề chưa được giải quyết, vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu tốt nhất về cách hoạt động chế độ của mục tiêu lạm phát. Chúng tôi hy vọng rằng trong tương lai kinh nghiệm và nghiên cứu sẽ giúp chúng tôi để tinh chỉnh cách tiếp cận mục tiêu lạm phát, hy vọng cải thiện quy trình tiếp thị chính sách tiền tệ hơn nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro