Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chuyển đến ngôi trường Celistia

...Mọi việc diễn ra khá nhanh. Tất cả thủ tục của tôi đã chuẩn bị xong xuôi trong vòng ba tuần vì có hàng xóm láng giềng giúp đỡ. Gọi là hàng xóm chứ thực ra là gần như cả khu phố xúm vô giúp. Ngay cả bác Brown xưa nay vốn khó tính cũng là một trong những người giúp đỡ nhiều nhất.

Trên trường thì bọn nó cũng thân với tôi nhiều hơn, chúng nó cứ tới thẳng chỗ của tôi mà bắt chuyện mà không hề sợ rằng tôi sẽ "thổi bay" bọn nó đi đâu đấy. Hầu như chúng nó thường nói câu về chuyện học tập về sau của tôi tại trường Celistia, động viên tôi cố học thật tốt.

Nhưng, tôi biết những hành động đó là "sói đội lốt cừu" cả, cho dù những việc làm đó ngọt xớt như lấy ra từ hũ mật. Nhưng không phải vì thế mà tôi ghét hành động của họ, vì tôi nghĩ rằng trước khi đi tôi cũng có thể trò chuyện nhiều hơn-điều mà tôi không thể làm trước đây.

Rồi vào một buổi tối thứ sáu, tất cả hành lí của tôi đều thu xếp một cách đầy đủ và được đặt trong một cái ba lô và cái cặp nhồi đầy đủ sách vở mới để trong phòng khách. Bố mẹ tôi cũng tất bật hơn, họ cứ đi đi lại lại trong nhà và luôn có vẻ không hài lòng với hai cái túi nhìn- muốn- oải đấy. Tôi cũng biết mà. Tối nay là ngày tôi dọn đến ngôi trường ấy.

Khoảng bảy giờ, taxi đậu trước cửa nhà số bảy mươi tám của khu phố-tức là nhà tôi. Tôi ở trên lầu nhìn xuống một cách uể oải, rồi nhìn sang căn phòng của mình. Nó đã được dọn sạch sẽ và các ngăn tủ trở nên trống rỗng vì chúng đã chui vào cái ba lô rồi.(tại đồ đạc không nhiều nên tôi có thể cho vào tất).

"Iris! Nhanh lên đi con, taxi đến rồi!"

Đó là tiếng của mẹ tôi từ dưới lầu vang lên. Tôi trả lời:

"Vâng ạ! Con xong rồi."

Tôi mặc áo khoác, chuẩn bị xuống lầu. Bỗng, có cái gì đó kéo tôi lại khiến bước đi của tôi nặng chịch. Tuy chỉ là trong tâm thức nhưng nó vẫn khiến tôi ngoái đầu lại nhìn căn phòng lần cuối mà có lẽ còn lâu tôi mới được nhìn lại. Rồi tôi vớ cái nắm đấm ở cửa và đóng lại, nhưng tôi vẫn cố đóng thật chậm để giữ lại hình bóng căn phòng riêng của tôi.

Xuống lầu, đập vào mắt tôi là viễn cảnh bố mẹ tất bật hết chỗ nói: Bố thì cứ cầm điện thoại chạy qua chạy lại, hỏi các người có liên quan đến chuyến bay của tôi. Mẹ thì mặt mày mồ hôi nhễ nhại vì nãy giờ cứ lo sắp xếp các thủ tục. Mẹ thấy tôi xuống liền vội vàng dắt tay tôi ra ngoài sân,một tay cầm hai cái túi, nói:

"Nhanh lên con! Thời gian không có nhiều đâu!"

Chậc, lo lắng cho đã rồi để sát giờ thế này, bố mẹ thật là!

"Gọi đủ rồi đấy! Chúng ta đi thôi!" Tiếng mẹ gọi bố, giọng nói gấp gáp như thể nếu không nói thì mẹ sẽ đánh mất tất cả. Bố tôi cũng nhanh chóng khoác cái cái áo khoác lên rồi bước ra ngoài.

Mẹ tôi vội vàng dắt tôi ra ngoài. Chui người vào trong taxi tôi lôi cái Ipod ra, bật bài hát "Hotel to California" và nghe. Bố tôi khi bước vào trong thì cũng là lúc xe lăn bánh.

  Tôi ngoái đầu ra cửa sổ của xe. Những ngôi nhà chạy lướt qua chiếc ta xi vội vã nhưng không biết nó chạy vì cái gì. Bỗng có giọt nước ấm nóng trào ra khỏi khóe mi, lăn trên gò má của tôi. Tôi liền vội quẹt đi, vì không muốn bố mẹ thấy tôi khóc. Tôi không hiểu vì sao giọt nước ấy lại xuất hiện trên gò má, tôi đã đợi ngày này lâu rồi mà-đã đợi ngày rời đi khỏi đây từ thuở bé nhưng có phải tôi luyến tiếc cái gì chăng?

  Luyến tiếc những căn nhà, khu phố à? Không, trong đó toàn là những người ghét tôi cực.

  Luyến tiếc các khu vui chơi gần nhà? Không, khi tôi tới đó thì họ cố đuổi tôi bằng nhiều cách.

  Hay là ngôi trường tôi học? Không, nơi đó toàn là lũ bạn tối ngày nói xấu tôi sau lưng và bắt nạt tôi.

  Vậy...tôi luyến tiếc cái gì nữa? Ở đây tôi có gì mà tiếc nữa? Chắc có lẽ khi một ai rời xa quê hương thì mọi thứ ở đó đều khoác lên trên mình một vẻ đẹp làm cho mắt của con người đó cảm thấy luyến tiếc cho dù người ấy ghét nó đến đâu.

...

  Sau bốn lăm phút, chiếc taxi dừng lại tại sân bay. Đằng xa, tôi thấy những người "hàng xóm" đứng ở đấy. Họ tới để tiễn tôi đi, hẳn với mong ước tôi đi lâu vào.

  Tôi bước ra khỏi xe với hai túi đồ, đi lướt qua thật nhanh những người tới tiễn để họ không bắt kịp được tôi.Đi qua trạm kiểm tra và mặc cho những người kia đuổi theo. Khi đã yên vị rồi, tôi mới để những giọt nước mắt của mình trào ra và thấm ướt gò má. Tôi bịt miệng nhưng những tiếng nức nở vẫn thoát ra khỏi cổ họng. Thực ra nãy giờ tôi che giấu cảm xúc, tôi không muốn mọi người thấy cảnh tôi bu lu bù loa như con nít, ít nhất thì tôi  vẫn có thể giữ lòng tự trọng có lẽ là lần cuối.(vì sẽ có người chuyển nhà hay mất trước khi tôi về)

  Và sự thực là tôi luyến tiếc California-nơi tôi sinh sống.

  Sau một hồi,  máy bay bắt đầu chạy bắt đầu chạy trên những bàn chân nhỏ so với thân hình của nó và cuối cùng là cất mình lên khỏi mặt đất để hòa mình cùng làn gió mạnh.

Nức nở một hồi, tôi thiếp đi lúc nào không hay. Tôi đảo mắt xung quanh, có những mọi hành khách đã chìm vào giấc ngủ, có người vẫn thức. Rồi ánh đèn của thành phố lóe vào đôi mắt đỏ vì hoen lệ của tôi, hóa ra nãy giờ máy bay cất cánh vẫn chưa lâu lắm. Tôi chậm rãi đưa mắt ra cửa sổ. Cả thành phố bây giờ nhỏ như mấy cái mô hình thành thị trưng bày ở trung tâm thương mại, trong phút chốc, cái mô hình ấy bị che đi bởi màn sương mờ đục. Tưởng chừng như máy bay sẽ bay trong đêm tối ngay sau đó nhưng tiếp đó lại có ánh sao thay phiên chiếu sáng.

Ánh sáng của sao không lớn nhưng ánh điện nhưng dịu dàng và vẫn có thể dẫn đường cho chuyến bay. Bỗng, tôi chợt nghĩ: nếu các ngôi sao hầu hết đều thắp sáng bầu trời thế thì ngôi sao nào sẽ thắp sáng cuộc đời tôi ở ngôi trường mới?

...

Tôi chợt tỉnh vì ánh nắng chiếu vào cửa sổ máy bay. Bây giờ đã là bảy giờ rưỡi. Tâm trạng của tôi cũng khá hơn tối qua .Tôi đi ra khỏi chỗ và đi vào nhà WC để đánh răng rửa mặt, tại đây cũng có khá nhiều người làm vệ sinh cá nhân buổi sáng. Khi vừa về chỗ ngồi sau thì tôi nghe tiếng loa của cô tiếp viên:

"Máy bay chuẩn bị hạ cánh. Xin quý khách thu dọn hành lí của mình thật kĩ để không thất lạc món đồ nào! Xin nhắc lại,..."

Tôi vươn người về phía chỗ ngồi bên cạnh để lấy đồ đạc, tại đồ không nhiều nên tôi để hết về chỗ trống bên cạnh, đồ ít cũng hay, nếu nhiều đồ thì tôi đã phải khổ sở chen chúc ở chỗ để hành lí phía trên và vươn người hết cỡ để lấy như những hành khách khác. Tôi đeo cái ba lô lên vai và cái xách để bên cạnh, chỉnh lại tư thế ngồi và chờ máy bay hạ cánh.

Khoảng hơn ba mươi phút sau, cái máy bay hạ chân xuống và đáp cả thân lên đường băng làm tôi hơi ngả về phía trước ,cái cách này giống như cách con chim hạ cánh xuống vậy. Khi máy bay vừa đáp xuống thì tiếng loa liền vang lên:

"Quý khách xin kiểm tra lại hành lí và trật tự xếp hàng đi xuống máy bay! Xin nhắc lại, quý khách..."

Tôi vừa nghe tiếng loa là cầm cái túi xách, đứng dậy và chờ tới hàng của mình để ra. Khi ra tới ngoài, tôi cảm thấy một luồng gió vùng nhiệt đới thổi vào người tôi. Thế thì hẳn mùa đông sẽ không lạnh mấy, tôi nghĩ thế rồi ra chỗ mà ông khách bữa trước hẹn. Bác ấy đã về đây trước tôi và sẽ ra đón tôi tới ngôi trường ấy để làm thủ tục nhập học. Có một đặc điểm của ngôi trường này là có thể nhập học ở đây bất cứ khi nào, trừ trong thời gian có cuộc thi cuối kì.

Tôi ra đó nhưng không thấy ông ấy tới, thấy thế, tôi liền tìm chỗ gần đó để ngồi chờ. Đúng rồi, hẳn sẽ có bạn tự hỏi là nãy giờ vì sao tôi có thể nhìn thoải mái đúng không? Đó là vì trước khi đi tôi đã uống viên thuốc của ông bác đó đưa. Viên thuốc đó giúp tôi kiềm lại năng lực trong khoảng thời gian tôi làm thủ tục nhập học xong. Nhưng không nên sử dụng thuốc này nhiều quá vì nó có gây hại cho sức khỏe.

Bỗng tôi nghe thấy tiếng gì đó ồn ào phía bên phải, tôi liền quay sang và thấy một xe cứu thương và đám người bu đen bu đỏ và miệng không ngừng bàn tán về cái gì đó. Tôi không nén nổi cảm xúc nên đã đích thân ra xem xét, quên cả việc chờ ông khách kia. Chen chúc vào trong đám đông tôi mới thấy một thằng trạc tuổi tôi nằm đó. Thằng đó tóc nâu nâu, mặt mũi có nét của người Âu nom khá được. Mọi người xung quanh nói rằng cậu này bị tông bởi một xe taxi khi vừa xuống sân bay để về nhà.

-Iris!

Tiếng của ông bác kia gọi tôi. Bác đang đứng bên cạnh chiếc xe ô tô nhỏ. Sau khi tôi và bác đã vào xe, bác ta bắt đầu ấn chân vào chân ga cho xe chạy đi.

Chiếc xe theo con đường nhựa chạy ra phố. Hai bên đường nơi đây được che bóng mát bởi hàng cây xanh, trên vỉa hè có các cửa tiệm buôn bán nhộn nhịp nhưng không bằng California. Thế cũng đỡ, nếu nơi đây giống nhà cũ của tôi thì mọi kí ức tệ hại ấy lại tràn về mất.

Sau hai mươi phút, chiếc xe dừng chân tại một cái cổng cao ngất màu xanh lục, ở trên có bảng hiệu: "Trường Trung học Celistia". Vì cái cổng có nhiều song chắn nên tôi không thể thấy trường ở bên trong. Vậy là từ đây tôi sẽ chính thức học ở đây cho đến...Khoan! Tôi sẽ học ở đây tới bao giờ? Tôi liền hỏi ông bác:

"Bác ơi, cháu sẽ học ở đây tới bao giờ ạ?"

Bác quay sang nhìn tôi, giải thích:

-Cháu sẽ học ở đây cho tới hết năm cấp ba. Nếu bố mẹ cháu muốn thì cháu có thể tốt nghiệp đại học ở đây.

Chà, lâu thật đấy! Năm nay tôi mới học lớp bảy. Tức là học ở đây tới sáu năm nữa, chưa kể thêm ý định về sau của bố mẹ tôi. Ông bác kia như chợt nhớ ra điều gì thì lấy ra từ túi một mẩu giấy, đưa cho tôi:

"Khi cháu vào văn phòng thì nhớ đưa tờ giấy này cho cô tổng phụ trách nhé! Bác tên là Andrew, quản lí kí túc xá nam. Có chuyện gì thì nhờ bác nhé!"

Rồi bác lái xe chạy đi đâu đó. Thế mà bảo là sẽ giúp tôi đấy. Tôi bước vào trong. Ngôi trường này không to mấy, chỉ có hai tầng, cả khu vực trường thêm phòng ban giám hiệu với phòng thiết bị và căn tin cộng lại chưa bằng cả cái trường cũ của tôi. Cả ngôi trường được sơn bằng màu trắng, các viền thì màu mâu trông khá nổi. Ở phía sau trường chừng một cây có khu kí túc xá nho nhỏ.

Tôi vào văn phòng và trước mắt tôi là một cô giáo trẻ tóc búi cao ngồi trước máy tính tay gõ phím liên tục, cả cái bàn của cô ngập tràn các công văn giấy tờ chất như núi. Cô ấy chẳng có vẻ biết tôi đến cho dù tôi đừng trước mặt cô và chắn hết ánh sáng. Tôi liền ho lên một tiếng thật to để đánh động chứ cứ chờ cô thì tôi đợi đến sang năm mất.

Cô tổng phụ trách liền ngẩng mặt lên. Mặt cô khá đẹp nhưng bị khuất đi với vẻ phờ phạc mệt mỏi của cô, mắt cô có cả thâm quầng của người mất ngủ nhiều năm. Vừa thấy tôi, cô đã bật dậy, thốt lên bằng tiếng Anh:

"Ồ! Có phải em là Iris từ California mà bác Andrew giới thiệu cho đúng không? Lại đây!"

Nói rồi cô kéo cái ghế gỗ ra cho tôi ngồi. Chả lẽ tôi nổi tiếng vậy sao? Rồi cô lục trong đống công văn và lôi ra một gói đồ đưa cho tôi, nói:

"Đây là giấy nhập học và đồng phục của em. Giặt sẵn rồi đấy. Phòng kí túc xá thì ở đằng sau trường, tầng một phòng bảy mươi nhé. "

Tôi cũng mau chóng rời đi,đến kí túc xá. Kể ra thì nếu giáo viên trong trường ai cũng nhiệt tình như cô ấy thì cũng dễ chịu.

Tôi đến phòng kí túc xá của tôi. Trên đường đi ai cũng nhìn tôi và bàn tán cứ như thể sinh vật lạ làm tôi bối rối cực. Đi gần hết hành lang tầng một, tôi mới nhìn thấy phòng số bảy mươi. Vì không thể mỗi người mỗi phòng nên tôi liền gõ cửa để họ mở cửa. Đó là phép lịch sự.

Nhưng gõ ba lần thì tôi chẳng thấy ai ra cả, mấy đứa trên hành lang nhìn tôi cười khúc khích và rỉ tai nhau. Lạ nhỉ? Cùng là những người bị người đời hắt hủi cả, sao chúng nó có thể làm vậy được? Hẳn là có trò chơi khăm rồi, tôi nghĩ thế và mở cửa, tôi đâu phải đứa ủy mị thế. Khi mở ra, trước mắt tôi chả có ai trong phòng cả. Tất cả đều trống rỗng: ngăn bàn, tủ quần áo, nhà vệ sinh.(tất nhiên là tôi kiểm tra .)

Cả phòng có một cái giường đặt ở góc bên phải, một cái bàn học ở chỗ cửa sổ ở góc tường thứ hai bên cạnh có cái thùng rác nhỏ, gần đó có một cái tủ quần áo cỡ vừa, gần đó có cánh cửa nhà vệ sinh. Hẳn đây là phòng riêng của một mình tôi.

Sau khi xem xét một vòng, tự nhiên tôi cảm thấy nhức đầu như búa bổ, mắt hoa lên, đầu óc quay cuồng đến nỗi không phân biệt đâu là trái phải nữa. Tôi té phịch xuống giường và ngủ mê mệt nhưng tôi vẫn kịp đoán ra nguyên nhân: cái viên thuốc để kiềm năng lực. Đây chính là tác dụng phụ của nó, đúng là có hại cho sức khỏe quá mà!

Chuyến chuyển trường của tôi kết thúc vậy đấy.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

End

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro