Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Indonexia

<P> </P>

<P align=center><B>Indonesia </B></P>

<P align=center><B>đất nước - con người</B></P>

<P><B> </B></P>

<P><B> </B></P>

<P><B>I. Khái quát chung</B></P>

<P><B>1.Vị trí địa lý</B></P>

<P><B>Cộng hòa Indonesia</B> (tiếng Indonesia: <I>Republik Indonesia</I>; Hán Việt: <B>Nam Dương</B>), là một quốc gia nằm giữa hai lục địa Đông Nam Á và Châu Đại Dương nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Indonesia gồm 17.508 hòn đảo và với dân số khoảng 237 triệu người, đứng thứ tư thế giới về dân số.<STRONG></STRONG></P>

<P><STRONG>Diện tích:</STRONG></P>

Tổng cộng: 1.919.440 km2

Mặt đất: 1.826.440 km2

Mặt nước: 93.000 km2

<P class=textchinh><STRONG>Biên giới trên bộ:</STRONG></P>

Tổng cộng: 2.830 km

Các nước giáp biên giới: Đông Timo 228 km, Malaysia 1.782 km, Papua New Guinea 820 km.

<P class=textchinh><STRONG>Đường bờ biển:</STRONG> 54.716 km</P>

<P><STRONG>Khí hậu:</STRONG> nhiệt đới; nóng ẩm; vùng cao nguyên có khí hậu ôn hoà.</P>

<P><STRONG>Địa hình:</STRONG> hầu hết là vùng duyên hải đất thấp; các đảo lớn có các dãy núi nằm sâu trong đất liền.</P>

<P><STRONG>Độ cao so với mực nước biển:</STRONG></P>

Thấp nhất: Ấn độ dương 0 m

Cao nhất: Puncak Jaya 5,030 m

<P class=textchinh><STRONG>Tài nguyên thiên nhiên:</STRONG> xăng, thiếc, khí đốt, níc-ken, gỗ, quặng bô-xít, đồng, đất màu mỡ, than đá, vàng, bạc.</P>

<P><STRONG>Thảm hoạ thiên nhiên:</STRONG> lũ lụt diễn ra không thường xuyên, hạn hán, sóng thần, động đất, núi lửa , cháy rừng. Đặc biệt ngày 25/10 và 26/10 vừa qua Indonesia đã hứng chịu thảm họa kép liên tiếp: động đất gây sóng thần và núi lửa khiến: hơn 300 người chết, 400 người mất tích. Theo số liệu thông kê mới nhất, tổng số người thiệt mạng trong 2 thiên tai này đã lên tới hơn 300 người.</P>

<P><STRONG>Các vấn đề môi trường hiện nay:</STRONG> phá rừng, ô nhiễm nguồn nước do chất thải công nghiệp, cống rãnh; ô nhiễm không khí ở khu vực thành thị, khói bụi do cháy rừng.</P>

<P><STRONG>Dân số:</STRONG> 234.693.997 (ước tính đến tháng 7/2007)</P>

0-14 tuổi: 28,7% (nam 34.309.176; nữ 33.148.341)

15-64 tuổi: 65,6% (nam 77.132.708; nữ 76.731.481)

65 tuổi trở lên: 5,7% (nam 5.965.471; nữ 7.415.820) (2007)

<P class=textchinh><STRONG>Tỷ lệ tăng trưởng dân số:</STRONG> 1,213%</P>

<P>Dân số quốc gia theo cuộc tổng điều tra năm 2000 là 206 triệu người, và Văn phòng Thống kê Trung ương Indonesia và <I>Thống kê Indonesia</I> ước tính dân số năm 2006 là 222 triệu người. Với 130 triệu người, Java là đảo đông dân nhất thế giới hiện nay. Dù có một chương trình kế hoạch hóa gia đình khá hiệu quả được thực thi từ thập niên 1960, dân số nước này được cho sẽ tăng lên khoảng 315 triệu người năm 2035, dựa trên mức ước tính tỷ lệ tăng hàng năm hiện nay là 1,25%.</P>

<P>Đa số người Indonesia là hậu duệ của những người nói tiếng Austronesia có nguồn gốc từ Đài Loan. Các nhóm chính khác gồm người Melanesia, sống ở phía đông Indonesia. Có khoảng 300 sắc tộc bản địa khác nhau tại Indonesia, và 742 ngôn ngữ cùng thổ ngữ. Nhóm đông nhất là người Java, chiếm 42% dân số, và có ưu thế văn hóa cũng như chính trị. Người Sundan, người Malay, và Madur là các nhóm lớn nhất ngoài Java. Bản sắc địa phương của các sắc tộc được duy trì bên cạnh một tình cảm quốc gia Indonesia mạnh mẽ. Xã hội phần lớn hài hòa, dù các căng thẳng xã hội, tôn giáo và sắc tộc đã gây ra những vụ bạo lực kinh khủng. Người Indonesia gốc Hoa là sắc tộc thiểu số có ảnh hưởng dù chiếm chưa tới 1% dân số. Đa số lĩnh vực thương mại và tài sản tư nhân quốc gia đều thuộc sự kiểm soát của người Hoa, điều này góp phần gây ra sự oán giận to lớn, và thậm chí bạo lực chống lại người Hoa. </P>

<P><STRONG>Các cộng đồng dân tộc:</STRONG> Lao Loum (ở những vùng đất thấp) 68%, Lao Theung (vùng đất cao) 22%, Lao Soung (vùng đất cao) gồm cả Hmong ("Meo") và Yao (Mien) 9%, dân tộc Việt Nam/ Trung Quốc 1%, người Gia-va 45%, Su-đan14%, Madure 7.5%, Malay 7.5%, các dân tộc khác 26%</P>

<P><STRONG>Tôn giáo:</STRONG> Hồi giáo 88%, Tin lành 5%, Cơ đốc 3%, Hinđu 2%, Phật giáo 1%, các tôn giáo khác 1% (1998). Dù tự do tôn giáo đã được quy định trong Hiến pháp Indonesia, chính phủ chính thức công nhận chỉ sáu tôn giáo: Hồi giáo; Tin Lành; Cơ đốc giáo La Mã; Ấn Độ giáo; Phật giáo; và Nho giáo. Dù không phải là một nhà nước Hồi giáo, Indonesia là quốc gia có đa số tín đồ Hồi giáo, với 86,1% người dân tuyên bố là tín đồ đạo này theo cuộc điều tra dân số năm 2000. Indonesia cũng có 8,7% dân số là tín đồ Thiên chúa giáo, 3% là tín đồ Hindu, và 1,8% tín đồ Phật giáo hay tôn giáo khác. Đa số tín đồ Hindu Indonesia là người Bali, và đa số tín đồ Phật giáo tại Indonesia ngày nay là người Hoa. Dù hiện là tôn giáo thiểu số, Hindu giáo và Phật giáo vẫn có ảnh hưởng trong văn hóa Indonesia. Hồi giáo lần đầu được người dân Indonesia chấp nhận ở miền bắc Sumatra trong thế kỷ 13, thông qua ảnh hưởng từ các thương nhân, và đã trở thành tôn giáo chiếm ưu thế tại quốc gia này từ thế kỷ 16. Cơ đốc giáo La Mã lần đầu được đưa tới Indonesia bởi những người thực dân và các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha thời kỳ đầu, và phái Tin Lành chủ yếu phát triển nhờ những nhà truyền giáo người Hà Lan phái Calvin và Luther trong thời kỳ thực dân tại đây. Một tỷ lệ lớn người dân Indonesia-như người Java <I>abangan</I>, Bali Hindu, và Dayak là các tín đồ Thiên chúa giáo-theo một hình thức hổ lốn chính thống của tôn giáo của họ, tạo nên phong tục và các đức tin địa phương.</P>

<P><STRONG>Ngôn ngữ:</STRONG> Bahasa- ngôn ngữ chính thức của Inđônêxia (biến thể của tiếng Malai), tiếng Anh, Hà lan, phương ngữ (được đa số người Giava sử dụng). Ngôn ngữ quốc gia, tiếng Indonesia, được dạy trong các trường học và đại học, và được sử dụng bởi hầu hết mọi người dân Indonesia. Đây là ngôn ngữ được dùng trong thương mại, chính trị, truyền thông quốc gia, giáo dục và hàn lâm. Về nguồn gốc nó từng là một ngôn ngữ chung cho hầu hết cả vùng, gồm cả nước Malaysia hiện nay, và vì thế có quan hệ chặt chẽ với tiếng Malaysia. Tiếng Indonesia lần đầu tiên được những người theo chủ nghĩa quốc gia truyền bá vào thập niên 1920, và đã được tuyên bố là ngôn ngữ chính thức khi nước này giành độc lập năm 1945. Đa số người dân Indonesia nói ít nhất một trong hàng trăm ngôn ngữ địa phương (<I>bahasa daerah</I>), thường như tiếng mẹ đẻ. Trong số các ngôn ngữ đó, tiếng Java được sử dụng nhiều nhất bởi nó là ngôn ngữ của nhóm sắc tộc lớn nhất. Mặt khác, Papua có 500 hay nhiều hơn các ngôn ngữ bản địa Papua và Austronesia, trong một vùng chỉ có 2,7 triệu dân. Đa số những người già hiện nay vẫn có thể nói tiếng Hà Lan ở một số mức độ thành thạo. </P>

<P> </P>

<P>Indonesia  gồm 17.508 hòn đảo, khoảng 6.000 trong số đó không có người ở. Các hòn đảo nằm rải rác ở cả hai phía đường xích đạo. Năm hòn đảo lớn nhất là Java, Sumatra, Kalimantan (phần Borneo thuộc Indonesia), New Guinea (cùng chung với Papua New Guinea), và Sulawesi. Indonesia có biên giới trên bộ với Malaysia trên hòn đảo Borneo và Sebatik, Papua New Guinea trên đảo New Guinea, và Đông Timor trên đảo Timor. Indonesia cũng có chung biên giới với Singapore, Malaysia, và Philippines ở phía bắc và Australia ở phía nam bằng một dải nước hẹp. Thủ đô, Jakarta, nằm trên đảo Java là thành phố lớn nhất nước, sau đó là Surabaya, Bandung, Medan, và Semarang. </P>

<P>Với diện tích 1.919.440 kilômét vuông (741.050 dặm vuông), Indonesia là nước đứng thứ 16 trên thế giới về diện tích đất liền. Mật độ dân số trung bình là 134 người trên kilômét vuông (347 trên dặm vuông), đứng thứ 79 trên thế giới, dù Java, hòn đảo đông dân nhất thế giới, có mật độ dân số khoảng 940 người trên kilômét vuông (2.435 trên dặm vuông). Nằm ở độ cao 4.884 mét (16.024 ft), Puncak Jaya tại Papua là đỉnh cao nhất Indonesia, và hồ Toba tại Sumatra là hồ lớn nhất, với diện tích 1.145 kilômét vuông (442 dặm vuông). Các con sông lớn nhất nước này nằm ở Kalimantan, và gồm các sông Mahakam và Barito; những con sông này là các đường giao thông quan trọng nối giữa các khu định cư trên đảo. </P>

<P>Núi Semeru và Núi Bromo tại Đông Java. Hoạt động kiến tạo và núi lửa Indonesia ở mức cao nhất trên thế giới.</P>

<P>Indonesia nằm trên các rìa của các mảng kiến tạo Thái Bình Dương, Âu Á, và Úc khiến nước này trở thành nơi có nhiều núi lửa và thường xảy ra các vụ động đất. Indonesia có ít nhất 150 núi lửa đang hoạt động, gồm cả Krakatoa và Tambora, cả hai núi lửa này đều đã có những vụ phun trào gây phá hủy lớn trong thế kỷ 19. Vụ phun trào siêu núi lửa Toba khoảng 70.000 năm trước, là một trong những vụ phun trào lớn nhất từng xảy ra, và là một thảm họa toàn cầu. Những thảm họa gần đây liên quan tới hoạt động kiến tạo gồm vụ sóng thần năm 2004 đã giết hại tổng cộng gần 230.000 người và khoảng 167.736 người tính riêng phía bắc Sumatra, và trận động đất Yogyakarta năm 2006. Tuy nhiên, tro núi lửa là một yếu tố đóng góp vào sự màu mỡ của đất trong lịch sử từng giúp nuôi sống mật độ dân cư dày tại Java và Bali. </P>

<P>Nằm dọc theo xích đạo, Indonesia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa mưa và khô riêng biệt. Lượng mưa trung bình hàng năm tại các vùng đất thấp khoảng từ 1.780-3.175 milimét (70-125 in), và lên tới 6.100 milimét (240 in) tại các vùng núi. Các vùng đồi núi-đặc biệt ở bờ biển phía tây Sumatra, Tây Java, Kalimantan, Sulawesi, và Papua-có lượng mưa lớn nhất. Độ ẩm nói chung cao, trung bình khoảng 80%. Nhiệt độ ít thay đổi trong năm; khoảng nhiệt độ ngày trung bình tại Jakarta là 26-30 °C (79-86 °F). </P>

<P>Rừng nhiệt đới ẩm chiếm gần 2/3 diện tích lãnh thổ. Đất canh tác 8% (3% được tưới), đồng cỏ 10%, rừng và cây bụi 67%, các đất khác 15%. Khoáng sản chính: dầu khí, thiếc, niken, bauxit, đồng, than, vàng, bạc.</P>

<P><B>2. Lịch sử hình thành</B></P>

<P>Indonesia là một kết hợp của khoảng 250 chủng tộc, phần đông có họ hàng gần gũi với nhau trên phương diện ngữ học và nhân chủng học thuộc nhóm tộc Mã Lai. Nhiều chủng tộc còn giữ được truyền thuyết là tổ tiên họ di cư đến bằng thuyền từ phương bắc. Trên đảo Java đã đào được nhiều trống đồng cùng kiểu với trống đồng Đông Sơn. Nhiều sách giáo khoa lịch sử Indonesia dạy bài mở đầu với nền văn minh trống đồng.</P>

<P>Các di tích hoá thạch của người <I>Homo erectus</I>, thường được gọi là "Người Java", cho thấy quần đảo Indonesia đã có người ở từ hai triệu năm tới 500.000 năm trước. Người Austronesian, là cộng đồng dân cư đa số hiện tại, đã di cư tới Đông Nam Á từ Đài Loan. Họ tới Indonesia từ khoảng năm 2000 trước Công Nguyên, và đẩy người Melanesian bản xứ về các vùng xa xôi phía đông khi họ mở rộng lãnh thổ. Các điều kiện nông nghiệp lý tưởng, và nền văn minh lúa nước xuất hiện sớm từ thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên, cho phép các làng mạc, thị trấn và các vương quốc nhỏ dần phát triển từ thế kỷ thứ nhất. Vị trí đường biển chiến lược của Indonesia giúp thương mại nội địa và với nước ngoài phát triển. Ví dụ, các con đường thương mại nối với cả các vương quốc Ấn Độ và Trung Quốc đã được thiết lập từ nhiều thế kỷ trước Công Nguyên. Chính thương mại đã hình thành nên lịch sử Indonesia. </P>

<P>Từ thế kỷ thứ bảy, vương quốc hàng hải Srivijaya hùng mạnh phát triển nhờ thương mại và các ảnh hưởng của Hindu giáo cùng Phật giáo được du nhập vào cùng thương mại. Từ thế kỷ thứ 8 tới thế kỷ thứ 10, các triều đại nông nghiệp Phật giáo Sailendra và Hindu giáo Mataram phát triển và suy tàn trong vùng nội địa Java, để lại các công trình tôn giáo lớn như Borobudur của Sailendra và Prambanan của Mataram. Vương quốc Hindu Majapahit được thành lập ở phía đông Java hồi cuối thế kỷ 13, và ở thời Gajah Mada, ảnh hưởng của nó đã lan rộng tới hầu hết Indonesia; giai đoạn này thường được coi là một "Thời kỳ Huy hoàng" trong lịch sử Indonesia. </P>

<P>Dù các thương gia Hồi giáo đã lần đầu đi qua Đông Nam Á từ đầu thời kỳ Hồi giáo, bằng chứng sớm nhất về cộng đồng dân cư Hồi giáo tại Indonesia có niên đại từ thế kỷ 13 ở phía bắc Sumatra. Các vùng khác của Indonesia dần chấp nhận Hồi giáo, và nó đã là tôn giáo ưu thế tại Java và Sumatra từ cuối thế kỷ 16. Ở hầu hết các nơi, Hồi giáo vượt lên và pha trộn với các ảnh hưởng văn hóa và tôn giáo bản địa, hình thành nên hình thức Hồi giáo hiện tại ở Indonesia, đặc biệt tại Java. Những người Châu Âu đầu tiên tới Indonesia năm 1512, khi các thương gia Bồ Đào Nha, do Francisco Serrão dẫn đầu tìm cách thâu tóm các nguồn tài nguyên nhục đậu khấu, đinh hương, và hạt tiêu tại Maluku. Các thương gia Hà Lan và Anh nhanh chóng theo chân. Năm 1602, Hà Lan thành lập Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) và trở thành một quyền lực lớn của Châu Âu. Sau khi bị phá sản, Công ty Đông Ấn Hà Lan chính thức bị giải tán năm 1800, và chính phủ Hà Lan thành lập Đông Ấn Hà Lan như một thuộc địa được quốc hữu hóa. </P>

<P>Trong hầu hết thời gian của thời kỳ thuộc địa, Hà Lan chỉ kiểm soát vùng đất này một cách lỏng lẻo; chỉ tới đầu thế kỷ 20 Hà Lan mới thực sự kiểm soát toàn bộ vùng đất lãnh thổ Indonesia hiện tại. Cuộc xâm lược và chiếm đóng của Nhật Bản sau đó trong Thế chiến thứ hai đã chấm dứt thời kỳ cai trị của Hà Lan, và khuyến khích phong trào độc lập từng bị đàn áp trước đó ở Indonesia. Hai ngày sau khi Nhật Bản đầu hàng tháng 8 năm 1945, Sukarno, một lãnh đạo ảnh hưởng theo chủ nghĩa quốc gia, tuyên bố độc lập và được chỉ định làm tổng thống. Người Hà Lan đã tìm cách tái lập quyền cai trị, và cuộc tranh giành ngoại giao và vũ trang đã chấm dứt vào tháng 12 năm 1949, khi đối mặt với sức ép quốc tế, Hà Lan chính thức công nhận nền độc lập của Indonesia (ngoại trừ lãnh thổ Hà Lan Tây New Guinea, đã được tích hợp theo Thoả thuận New York năm 1962, và Đạo luật Tự do Lựa chọn được Liên hiệp quốc uỷ thác).</P>

<P>Sukarno chuyển từ dân chủ sang chủ nghĩa độc đoán, và duy trì cơ sở quyền lực bằng cách cân bằng các lực lượng đối lập trong quân đội, và Đảng Cộng sản Indonesia (PKI). Quân đội âm mưu đảo chính ngày 30 tháng 9 năm 1965, dẫn tới một phong trào thanh trừng bạo lực chống cộng, trong đó Đảng Cộng sản Indonesia bị cáo buộc âm mưu đảo chính và cuộc đảo chính bị tiêu diệt. Khoảng 500 nghìn tới 1 triệu người đã bị giết hại. Lãnh đạo quân đội, Tướng Suharto, công khai làm suy yếu vị trí chính trị của Sukarno, và được chính thức chỉ định làm tổng thống vào tháng 3 năm 1968. Chính sách Trật tự Mới của ông được chính phủ Mỹ ủng hộ, và khuyến khích đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Indonesia, đây là một yếu tố chính dẫn tới ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế ổn định sau đó. Tuy nhiên, sự độc đoán của chính sách "Trật tự Mới" bị chỉ trích rộng rãi vì tình trạng tham nhũng và đàn áp chính trị đối lập.</P>

<P>Năm 1997 và 1998, Indonesia là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc Khủng hoảng Tài chính Châu Á. Điều này càng khiến sự bất mãn của dân chúng với Trật tự Mới gia tăng và dẫn tới các cuộc tuần hành dân chúng. Suharto từ chức ngày 21 tháng 5 năm 1998. Năm 1999, Đông Timor bỏ phiếu ly khai khỏi Indonesia, sau một cuộc xâm chiếm quân sự dài 25 năm được đánh dấu bởi những lời lên án quốc tế và những vụ đàn áp thường xuyên với người Đông Timor. Từ khi Suharto từ chức, một quá trình tăng cường dân chủ gồm cả một chương trình trao quyền tự trị cho các vùng, và cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp năm 2004. Tình trạng bất ổn chính trị và kinh tế, bất ổn xã hội, tham nhũng và chủ nghĩa khủng bố đã giảm sút đáng kể. Dù các quan hệ giữa các tôn giáo và các nhóm sắc tộc phần lớn hài hòa, những vấn đề bất đồng và bạo lực tại một số khu vực vẫn thỉnh thoảng xảy ra. Một cuộc dàn xếp chính trị cho cuộc xung đột vũ trang ly khai ở Aceh đã được thực hiện năm 2005. </P>

<P><B>3. Sinh thái</B></P>

<P>Diện tích, khí hậu nhiệt đới cùng với hình thế địa lý quần đảo của Indonesia khiến nước này có mức độ đa dạng sinh học đứng thứ hai thế giới-chỉ sau Brazil- và hệ động thực vật của nó là sự pha trộn của các giống loài Châu Á và Australasia. Khi còn kết nối với lục địa Châu Á, đảo thềm Sunda (Sumatra, Java, Borneo, và Bali) có hệ động vật Châu Á rất phong phú. Các loài thú lớn như hổ, tê giác, đười ươi, voi, và báo, từng hiện diện với số lượng lớn tới tận phía đông Bali, nhưng số lượng và diện tích phân bố của chúng đã giảm mạnh. Rừng bao phủ khoảng 60% đất nước. Tại Sumatra và Kalimantan, có rất nhiều loài động vật Châu Á. Tuy nhiên, rừng đang suy giảm, và số lượng dân cư đông đảo tại Java càng khiến tình trạng phá rừng tăng cao lấy đất sinh sống và canh tác. Sulawesi, Nusa Tenggara, và Maluku-từng tách rời khỏi lục địa từ lâu-đã phát triển hệ động thực vật của riêng mình. Papua từng là một phần của lục địa Úc, và là nơi có hệ động vật duy nhất có liên quan gần gũi với hệ động thực vật Australia, với hơn 600 loài chim. </P>

<P>Indonesia đứng thứ hai chỉ sau Australia về mức độ loài đặc hữu, với 26% trong tổng số 1.531 loài chim và 39% trong tổng số 515 loài có vú là động vật đặc hữu. Bờ biển dài 80.000 kilômét (50.000 dặm) của Indonesia được bao quanh bởi các biển nhiệt đới cũng đóng góp vào mức độ đa dạng sinh thái cao của nước này. Indonesia có nhiều hệ sinh thái biển và bờ biển, gồm các bãi biển, đụn cát, cửa sông, bãi lầy, rặng san hô, bãi cỏ biển, bãi bùn ven biển, bãi thuỷ triều, bãi tảo, và các hệ sinh thái nhỏ trong đất liền. Nhà tự nhiên học người Anh, Alfred Wallace, đã mô tả về một đường ranh giới phần bố giữa các loài châu Á và châu Úc. Được gọi là đường Wallace, chạy gần theo hướng bắc nam dọc theo cạnh Thềm Sunda, giữa Kalimantan và Sulawesi, và dọc theo Eo Lombok sâu, giữa Lombok và Bali. Phía tây đường này hệ động thực vật mang nhiều đặc điểm Châu Á; về phía đông Lombok, hệ động thực vật dần mang đặc điểm Australia. Trong cuốn sách <I>The Malay Archipelago</I> năm 1869, Wallace đã miêu tả nhiều loài động vật duy chỉ có ở vùng này. Vùng đảo giữa đường Wallace và New Guinea hiện được gọi là Wallacea. </P>

<P>Dân số cao và cuộc công nghiệp hóa nhanh chóng của Indonesia đặt ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng và thường không được chú trọng nhiều vì mức độ nghèo đói cao cũng như sự quản lý yếu kém với các nguồn tài nguyên. Các vấn đề này gồm phá rừng trên quy mô lớn (đa số là trái phép) và những trận cháy rừng gây ra những đám khói dày che phủ nhiều vùng phía tây Indonesia, Malaysia và Singapore; khai thác quá mức các nguồn tài nguyên biển; và các vấn đề môi trường đi liền với sự đô thị hóa và phát triển kinh tế quá nhanh, gồm ô nhiễm không khí, tắc đường, quản lý rác, và xử lý nước thải. Phá hủy môi trường sống đe doạ sự tồn tại của các loài bản địa và đặc hữu, gồm 140 loài thú có vú được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xác định là đang bị đe dọa, và 15 loài được coi là bị đe dọa tuyệt chủng, gồm cả khỉ Sumatran Orangutan. </P>

<P><B>3</B><B>.</B><B> </B><B>Nguồn gốc tên gọi:</B></P>

<P>Indonesia có tên đầy đủ là "Cộng hoà Indonesia", nằm ở Đông Nam Á, có vị trí vắt ngang qua xích đạo, do 13667 hòn đảo lớn nhỏ giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương hợp thành, được gọi là "đất nước ngàn đảo".<BR>Trong thư tịch Ấn Độ cổ, gọi Indonesia là Nusantara, mang nghĩa "nước của nhiều quần đảo". Nghe nói, tên nước Indonesia bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, do hai chữ Indo (nước) và nesos (đảo) hợp thành, mang nghĩa đảo quốc trên biển. Một cách giải thích khác cho rằng: trước thế kỷ XVI, Indonesia bị nhiều vương quốc phong kiến chia cắt lâu dài, mãi vẫn chưa có tên gọi thống nhất. Cuối thế kỷ XVI, sau khi Hà Lan xâm chiếm, đã gọi chung các đảo ở đây là "Đông Ấn thuộc Hà Lan". Đây là tên thống nhất sớm nhất của vùng này.</P>

<P>Năm 1884, nhà địa lý và dân tộc người Đức là Bastin, theo kết quả nghiên cứu ngôn ngữ và nhân chủng của ông, lần đầu tiên đã gọi đảo ở đây là "Indonesia", mang nghĩa "nước của quần đảo Ấn Độ". Năm 1922, một nhóm lưu học sinh Indonesia sang Hà Lan học tập, chính thức đề xướng lấy tên "Indonesia" làm tên nước, và lấy tên cho tổ chức chủ nghĩa dân tộc mình là "HIỆP HỘI INDONESIA". Năm 1928, đại hội đại biểu thanh niên INDONESIA quyết định: Indonesia là một nước, một dân tộc, một ngôn ngữ. Từ đó, tên "Indonesia" được sử dụng chính thức làm tên nước. Ngày 17/8/1945, thành lập "Cộng hoà Indonesia". Tháng 11/1949, đổi thành "Cộng hòa liên bang Indonesia", thuộc liên minh Hà Lan-Indonesia. Tháng 8/1950, tuyên bố độc lập và lấy tên như hiện nay.</P>

<P><B>4. </B><B>Quốc kỳ:</B></P>

<P>Do hai hình chữ nhật bằng nhau màu đỏ và trắng tạo thành. Màu đỏ tượng trưng cho dũng cảm và chính nghĩa, màu trắng tượng trưng cho tự do, công bằng và thuần khiết. Lá cờ hai màu đỏ trắng của Indonesia có lịch sử lâu đời, được gọi là thánh kỳ (cờ thánh). Khi vương triều phong kiến Madjapahit hùng mạnh nhất trong lịch sử được dựng lập tại Đông Java (1293-1478), đã bắt đầu sử dụng lá cờ hai màu đỏ trắng. Sau này, nhân dân Indonesia khi tiến hành chiến tranh chống thực dân Hà Lan đã lấy lá cờ đỏ trắng làm lá cờ chiến đấu. Ngày 17/8/1945, nước Cộng hoà Indonesia thành lập, lá cờ đỏ trắng chính thức thành quốc kỳ của Indonesia.</P>

<P><B>5. </B><B>Quốc huy:</B></P>

<P>Chế định năm 1950, đồ án trung tâm của quốc huy là một con thần ưng vàng dang rộng hai cánh, hai chân doạng ra. Phần ức chim ưng có một tấm lá chắn. Thần ưng tượng trưng cho vinh quang và thắng lợi, tấm lá chắn tượng trưng cho sức mạnh tự vệ. Tấm lá chắn có hai màu đỏ trắng, giống với màu quốc kỳ. Trên mặt tấm lá chắn có 5 hình vẽ, tượng trưng 5 nền tảng xây dựng đất nước. Sao vàng tượng trưng cho thần đạo, trâu tượng trưng cho dân quyền, cây đa xanh lục tượng trưng cho chủ nghĩa dân tộc, vòng dây vàng tượng trưng cho chủ nghĩa nhân đạo, bông và lúa tượng trưng cho phúc lợi và cái ăn, cái mặc của nhân dân và chính nghĩa xã hội. Đường ngang màu đen giữa tấm lá chắn tượng trưng cho xích đạo, đi qua đất nước nghìn đảo này. Tám chiếc lông đuôi thần ưng biểu thị tháng 8, 17 chiếc lông ở mỗi bên cánh chim biểu thị ngày 17, nghĩa là ngày 17 tháng 8, ngày độc lập của Indonesia. Hai chân thần ưng quắp một dải trang trí, trên đó viết một câu cách ngôn bằng cổ văn Indonesia, nghĩa là khác đường cùng đích.</P>

<P><B>6. Hệ thống giao thông</B></P>

<P>Indonesia là quốc gia có dân số lớn. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, giao thông là một vấn đề cấp bách phải giải quyết. Trên đường phố ở thủ đô Jakarta - nơi có khoảng 10 triệu dân cư sinh sống, có rất nhiều ô tô và xe máy. Tại đây các ô tô được thiết kế tay lái nghịch. Dĩ nhiên là các phương tiện giao thông khi đi trên đường cũng  đều theo quy tắc tay lái nghịch, và xe đi khá nhanh. Ở Thủ đô Jakarta cũng thường xuyên xảy ra tắc đường do quá đông phương tiện giao thông mặc dù cơ sở hạ tầng giao thông ở đây khá tốt.</P>

<P>Tuy nhiên, bên cạnh những điều đáng lưu tâm trên thì hoạt động giao thông ở Thủ đô Jakarta có nhiều điều có thể tham khảo. Khách đi xe buýt không đứng đợi ven đường mà xếp hàng vào các nhà chờ xe buýt. Sự trật tự này là nét văn hóa giao thông đáng khen của người dân nơi đây. Đường đi của xe buýt được dành riêng. Hàng loạt các xe ô tô tư nhân có thể gặp phải tắc đường nhưng xe buýt vẫn lưu hành thông suốt. </P>

<P>Một điều đáng chú ý nữa là cả thành phố Jakarta đông dân, nhiều phương tiện nhưng giao thông trên đường rất ít khi nghe tiếng còi xe. Những du khách quen nghe tiếng còi xe khi đến đây chắc hẳn sẽ rất dễ chịu vì sự trật tự này. Thủ đô Jakarta có nhiều phương tiện, xe đi khá nhanh nhưng lại trật tự đúng luồng đường và ít khi du khách đến đây phải chứng kiến tai nạn giao thông. </P>

<P><STRONG>Các con đường ở Thủ đô Jakarta, Indonesia chỉ có đủ không gian dành cho 1,5 triệu ô tô. Tuy vậy, mỗi ngày có khoảng 5 triệu phương tiện lưu thông trên đường phố.</STRONG> Chất lượng hệ thống giao thông ở thủ đô Jakarta còn thấp: tàu hoả thường muộn giờ, tài xế xe buýt thô lỗ và trên các phương tiện công cộng không có điều hoà nhiệt độ. Những người chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông ở thành phố Jakarta khổng lồ này cũng phải thừa nhận rằng khó có thể đưa ra những phương án hữu hiệu. Tuy nhiên, những vấn đề rắc rối nghiêm trọng liên quan đến giao thông ở thủ đô Jakarta vẫn còn nhiều. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Jakarta là Thành phố có mức độ ô nhiễm đứng thứ hai trên thế giới, sau Bắc Kinh. Khí thải từ ô tô chiếm 85% thành phần gây ô nhiễm không khí. Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã nỗ lực yêu cầu người dân địa phương sử dụng các loại phương tiện giao thông thân thiện với môi trường hơn. Nhưng thực tế không được như thế. </P>

<P>Cơ sở hạ tầng giao thông của Jakarta hầu hết được quy hoạch và xây dựng từ thập niên 1970, thế nhưng vẫn rất hiện đại, khó có thể tìm được con đường nào ở Việt Nam để so sánh. Đường cao tốc ở đây mỗi bên có từ ba đến năm làn xe, lại có riêng làn đường "3 trong 1" dành cho các xe chở ít nhất ba người trở lên, được ưu tiên trong các giờ cao điểm. Các đường chính trong thành phố chủ yếu là đường một chiều và mỗi chiều cũng có ba, bốn làn xe với hệ thống cầu vượt dành cho người đi bộ khá dày. </P>

<P>Đặc biệt, Jakarta duy trì làn đường dành riêng cho xe bus, có lằn ranh quy định rõ giới hạn và các phương tiện giao thông ở Jakarta tôn trọng rất nghiêm quy định này. Chất lượng mặt đường rất tốt, hầu như không có ổ gà và dĩ nhiên là không lô cốt. Có thể hình dung cơ sở hạ tầng cho giao thông đường bộ của thủ đô Jakarta tương đương với các thành phố Singapore, Kuala Lumpur và Bangkok. </P>

<P>Thế nhưng sự chuẩn bị cơ sở hạ tầng giao thông này vẫn không đáp ứng nổi sự bùng nổ dân số và tốc độ phát triển của ngành công nghiệp ôtô và việc sử dụng ôtô ở nước này. Vì vậy, chuyện gì phải đến cũng sẽ đến: kẹt xe. Giờ kẹt xe ở Jakarta bắt đầu từ khoảng 8 giờ sáng và đỉnh điểm là giờ tan tầm, lúc 5 - 6 giờ chiều. </P>

<P>Cảnh sát ở Jakarta đã tìm cách để làm dịu căng thẳng cho các tài xế. Cảnh sát quyết định tận dụng tiện ích của mạng xã hội đối với người dân ở đây. Hồi đầu tuần này, cảnh sát đã lập một tài khoản trên Twitter và một trang trên mạng xã hội Facebook. </P>

<P>Các trang mạng hoạt động như sau: khoảng 6 cảnh sát làm việc theo ca theo dõi trên máy tính. Những người đi đường đưa những tin nhắn lên trang Twitter hoặc Facebook hỏi về tình trạng giao thông tại một khu vực trong thành phố. Với sự trợ giúp của 160 camera truyền hình ảnh về liên tục, cảnh sát có thể kiểm tra địa điểm đó và gửi tin nhắn trên hai trang mạng xã hội này cho mọi người. Và nếu có thể, cảnh sát sẽ đính kèm thêm một bức ảnh.</P>

<P><B>7. Hệ thống tiền tệ</B></P>

<P><B>Rupiah</B> (Rp) là tiền tệ chính thức của Indonesia. Đồng tiền này được Ngân hàng Indonesia phát hành và kiểm soát, mã tiền tệ ISO 4217 của rupiah Indonesia là IDR. Ký hiệu sử dụng trên tiền giấy và tiền kim loại là Rp. Tên gọi này lấy từ đơn vị tiền tệ Ấn Độ rupee. Một cách không chính thức, dân Indonesia cũng dùng từ "<I>perak</I>" ('bạc' trong tiếng Indonesia) để gọi đồng tiền rupiah. Đơn vị đồng tiền rupiah được chia thành 100 <I>sen</I>, dù lạm phát đã khiến cho các đồng bạc giấy và tiền xu kim loại có mệnh giá sen không được sử dụng. Tiền giấy rupiah, chỉ có tờ 1000 Rp và 5000 Rp là đang lưu hành.</P>

<P><B>8. Quốc ca</B></P>

<P><B><I>Indonesia Raya</I></B><B><I>hi</I></B></P>

<P>Indonesia tanah airku,                                    </P>

<P>Tanah tumpah darahku.</P>

<P>Disanalah aku berdiri</P>

<P>Jadi pandu ibuku.</P>

<P>Indonesia kebangsaanku,</P>

<P>Bangsa dan Tanah Airku.</P>

<P>Marilah kita berseru</P>

<P>"Indonesia bersatu."</P>

<P>Hiduplah tanahku,</P>

<P>Hiduplah negriku,</P>

<P>Bangsaku, Rakyatku, semuanya.</P>

<P>Bangunlah jiwanya,</P>

<P>Bangunlah badannya</P>

<P>Untuk Indonesia Raya.</P>

<P>Indonesia Raya, Merdeka, Merdeka</P>

<P>Tanahku, negriku yang kucinta.</P>

<P>Indonesia Raya, Merdeka, Merdeka</P>

<P>Hiduplah Indonesia Raya.</P>

<P>Indonesia Raya, Merdeka, Merdeka</P>

<P>Tanahku, negriku yang kucinta.</P>

<P>Indonesia Raya, Merdeka, Merdeka</P>

<P>Hiduplah Indonesia Raya.</P>

<P>Indonesia! Tanah yang mulia,</P>

<P>Tanah kita yang kaya.</P>

<P>Disanalah aku berada</P>

<P>Untuk slama-lamanya.</P>

<P>Indonesia, Tanah pusaka,</P>

<P>Pusaka Kita semuanya.</P>

<P>Marilah kita mendoa,</P>

<P>"Indonesia bahagia!"</P>

<P>Suburlah Tanahnya,</P>

<P>Suburlah jiwanya,</P>

<P>Bansanya, Rakyatnya semuanya.</P>

<P>Sadarlah hatinya,</P>

<P>Sadarlah budinya</P>

<P>Untuk Indonesia Raya.</P>

<P>Indonesia! Tanah yang suci,</P>

<P>Tanah kita yang sakti.</P>

<P>Disanalah aku berdiri</P>

<P>Menjaga ibu sejati.</P>

<P>Indonesia! Tanah berseri,</P>

<P>Tanah yang aku sayangi.</P>

<P>Marilah kita berjanji:</P>

<P>"Indonesia abadi!"</P>

<P>Slamatlah Rakyatnya,</P>

<P>Slamatlah putranya,</P>

<P>Pulaunya, lautnya semuanya.</P>

<P>Majulah Negrinya,</P>

<P>Majulah Pandunya</P>

<P>Untuk Indonesia Raya.</P>

<P><B> </B></P>

<P><B>9. Quốc loài</B></P>

<P>Được cho là thằn lằn lớn nhất thế giới, loài giống <B><STRONG>cổ xưa</STRONG></B> còn sót lại tới tận ngày hôm nay, chúng khỏe và ăn rất nhiều để bù đắp cho cơ thể đồ sộ của mình. Chiều dài từ 2 đến 3 mét, cân nặng khoảng 70kg sinh sống tại đảo <B><STRONG>Komodo</STRONG></B>, Rinca, trên quần đảo Flores của Indonesia, vì sự khổng lồ của mình mà người dân Indo gọi chúng là Rồng Komodo. Rồng <B><STRONG>Komodo</STRONG> b</B>ây giờ được bảo vệ theo pháp luật và chính phủ <B><STRONG>Indonesia</STRONG>, </B>thậm chí thành lập một công viên Komodo để bảo vệ chúng. Vườn quốc gia Komodo bao gồm các đảo lớn của ba hòn đảo <B><STRONG>Komodo</STRONG>,</B> Rinca và Padar có nguồn gốc núi lửa. Các công viên quốc gia trên trở thành Di sản Thế giới của UNESCO năm 1998. Bên cạnh đó xuất hiện trong tiền này, rồng Komodo cũng sử dụng trong Rp50 tiền xu của <B><STRONG>Indonesia</STRONG>.</B></P>

<P><B>VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA INDONESIA</B></P>

<P><B>I.      </B><B>Nhà cửa</B></P>

<P>Ở xứ sở vạn đảo Indonesia, mỗi hòn đảo là một câu chuyện, một bộ tộc kỳ thú, hấp dẫn từ đời sống văn hoá, ẩm thực, và đặc biệt trong kiến trúc nhà ở.</P>

<P>Cũng như tất cả các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, người Indonesia cũng ở nhà sàn, được xây dựng trên các địa hình khác nhau, tùy vào mỗi dân tộc. Vật liệu xây dựng nhà sàn là các vật liệu tự nhiên, dễ kiếm được ( tường làm bằng tre đan hoặc bằng gỗ, mái lợp bằng lá dừa khô hoặc lá cọ...). Hầu hết trong các làng đều có nhà chung cộng đồng, đó có thể là ngôi nhà của trưởng làng, hoặc do cả làng góp sức xây dựng lên.</P>

<P><B>1. Nhà sàn của người Jawa </B></P>

<P>Jawa là dân tộc đông nhất với 67 triệu người, chiếm 46,2 % dân số Indonesia. Địa bàn cư trú chủ yếu trên đảo Jawa. </P>

<P>Đơn vị cư trú của người Jawa ở Indonesia được gọi là Desa. Mỗi Desa thường nằm lọt vào giữa những cánh đồng lúa và được che phủ, bao bọc bởi các loại cây ăn quả hoặc các lũy tre, mây, song. Các desa đều có đường bộ và kênh dần nước chạy qua. Hầu như Desa nào cũng có quảng trường trung tâm, nơi có nhà làng ( langgar). Hiện nay, langgar được sử dụng như nơi cầu kinh hoặc làm trường học. Cũng ở quảng trường này có Beraha - nhà của các vị phụ trách Desa. Khu nghĩa địa hoặc ở trong làng, hoặc ở ngoài rìa làng. Khu ở của mỗi gia đình gồm nhà chính, nhà phúc ( kho thóc, nhà kho, chuồng gia súc ) và vườn. Nhà của người Jawa là kiến trúc khung cột và thường có bình đồ hình chữ nhật. Nhà hai hoặc bốn mái. Mái lợp lá ( nhà nghèo) hoặc lợp ngói ( nhà khá giả ). Tường nhà là vách đan hoăc gỗ. Nhà không có cửa sổ. Sàn nhà và trần đều bằng tre đan. Trước đây, nhà của người Jawa là nhà sàn. Nhưng hiện nay, kiểu nhà sàn chỉ còn lại dấu vết ở nền sàn ( cách mặt đất từ 30 đến 50cm ). Trước cửa nhà thường có một mái hiên trống, là nơi nghỉ ngơi của gia đình khi nóng bức và là nơi làm việc của phụ nữ. Phần phía trước của lòng nhà là nơi tiếp khách, là phòng ăn và là nơi ngủ của con cái chưa xây dựng gia đình. Phần phía trong được ngăn cách với phần phía trước bằng mành và làm thành phòng ngủ. </P>

<P> </P>

<P><B>2. Nhà sàn của người Bali</B></P>

<P>Người Bali là cư dân chính cư trú ở đảo Bali, với dân số 2,7 triệu người, chiếm 1,9 % dân số Indonesia.</P>

<P>Hầu hết ( hơn 80%) người Bali sống trong những làng xóm giữa những cánh đồng lúa bao la. Mỗi làng đều có một khu vực công cộng, nơi có chùa ( pura), trường học, nhà công cộng. Mỗi khuôn viên ( Pekarangan ) là một tổng thể gồm nhiều công trình và có tường đất bao quanh. Cổng mở ra cửa đường cái. Phía Đông Bắc của khu nhà có miếu thờ tổ tiên và các thần thổ địa. Các phòng ở là những công trình xây dựng không lớn ( Bale ). Nơi ngủ của vợ chồng chủ nhà là Bale 8 cột, Bale 6 cột thì dành cho con cái, Bale 12 cột rộng rãi thì dành để tiếp dón khách. Những công trình phụ khác như nhà bếp, nhà kho đều có hình dáng, cấu trúc hai mái và hệ thống cột kèo như ở nhà ở.</P>

<P><B>3.Nhà sàn của người Minang Kabau</B></P>

<P>     Minang Kabau là một dân tộc khá đông ở Indonesia với dân số 5,6 triệu người, chiếm 3,9 % dân số Indonesia. Dân tộc này cư trú chủ yếu ở vùng chân núi Padang - phía Tây đảo Sumatra.</P>

<P>Mỗi làng ( Koto ) gồm vài khu nhà của các dòng họ và có thành lũy bao bọc. Làng lớn ( Nagari ) hình thành từ sự phát triển dần của Koto. Mỗi Nagari đều có một loạt những công trình công cộng : Balai - nơi hội họp của già làng và là nơi ngủ của đàn ông chưa vợ, Mechet ( nhà thờ hồi giáo ), Surai ( trường Hồi giáo ). Tát cả các công trình xây dựng đều có nét chung và theo một phong cách nhất định. Nhà được gọi là Rumah sdat ( nhà Adat) hoặc Rumah Gadang ( nhà lớn ). Nhà khung gỗ trên sàn cao ( đến 2m), có bình đồ chữ Nhật. Mái hình yên ngựa, hai đầu thể hiện sừng trâu. Ngôi nhà lớn của người Minangkabau có lối kiến trúc rất độc đáo, với những mái cong ấn tượng. Thật thú vị, khi tìm hiểu ra xuất xứ của lối kiến trúc ấy lại gắn liền với một tích truyện lịch sử của cộng đồng người Minangkabau. Tên gọi của người Minangkabau bắt nguồn từ một sự tranh chấp về đất đai giữa người Minangkabau ngày xưa và vị lãnh chúa một bộ tộc láng giềng ở Java. Để tránh xảy ra chiến tranh, người địa phương đề nghị mỗi bên chọn ra một con trâu và tổ chức chọi trâu, trâu bên nào thắng thì bộ tộc đó sẽ là người sở hữu vùng đất tranh chấp. Vị lãnh chúa nọ chọn trong bộ tộc mình con trâu lớn nhất, khoẻ nhất, dữ tợn nhất để đưa ra cuộc thi tài. Người Minangkabau đưa ra con nghé con khát sữa, đầu có cặp sừng mới nhú được mài bén ngót như lưỡi dao. Khi cả hai bên thả trâu ra, con trâu đực không thèm chú ý đến nghé con, vì đang lo mải nhìn quanh tìm đối thủ xứng tầm. Nhưng khi nghé con chạy đến thúc đầu mình vào phần bụng dưới của con trâu đực để tìm bầu sữa, cặp sừng bén đã đâm lủng bụng và giết chết con trâu hung hãn. Người bản địa thắng cuộc, và giải quyết được tranh chấp về đất đai. Cũng từ đó, họ đặt tên cho bộ tộc mình là "trâu thắng trận" (Minangkabau). Và như để nhắc nhớ con cháu đời sau về tên gọi của bộ tộc mình, người Minangkabau mượn hình ảnh cặp sừng trâu để đưa vào kiến trúc nhà ở. Mái nhà cong vút đối xứng có chóp nhọn đều hai bên của người Minangkabau chính là hình ảnh của cặp sừng trâu thắng trận ngày xưa.</P>

<P>Hình dáng tổng thể kiến trúc của Rumah Gadang ấn tượng ngoài bộ mái sừng trâu, còn một nét độc đáo khác thể hiện giá trị văn hoá đặc sắc trong xây dựng là những chi tiết trang trí được thể hiện tinh xảo bằng lối chạm khắc, phối màu sặc sỡ phủ kín quanh nhà từ chân cột lên đến nóc mái. Với người Minangkabau, ngôi nhà Rumah Gadang vừa là nơi cư trú, gặp gỡ hội họp trong gia đình, và cả những hoạt động mang tính nghi thức cộng đồng. Ngôi nhà của người Minangkabau thể hiện tính cầu kỳ, tỉ mỉ trong xây dựng, mái nhà là những lớp xếp từ hàng ngàn sợi chỉ được lấy từ thân cây sago - một loại cây thuộc họ cọ, dừa, phần vách được lợp phên tre và gỗ. Do sống ở vùng đồng bằng lúa nước, nên ngôi nhà người Minangkabau thiết kế theo kiểu giống nhà sàn, phần sàn nhà cách mặt đất độ gần hai thước. Cứ mỗi lần thêm người nhà lại được mở rộng thêm từ hai phía đầu hồi. Tầng, sàn làm bằng ván gỗ. Nhiều nhà được trang trí đẹp, thậm chí được phủ kín bằng nhiều hình chạm khắc. Cửa nền chính giữa mặt tiền. Phòng ở ngay cửa vào là phòng ăn uống, làm lề hội họp, các phòng bên phải là nơi ở của đàn ông, các phòng bên trái của đàn bà. Phía sau là các phong ( Bilic) dành cho từng cặp vợ chồng. Cửa chính nằm giữa trục ngang của ngôi nhà, cái chóp mái được uốn cong đối xứng theo cửa chính. Những cánh cửa sổ cũng được phân bố đều theo trục đối xứng với cửa chính, và được trang trí bằng những nét chạm khắc chi tiết, được phủ những gam màu mạnh như đỏ, đen, vàng, nâu, trắng, lấy từ những loại cây cỏ và đất đá trong tự nhiên.</P>

<P>Trong mỗi ngôi làng của người Minangkabau ở đảo Sumatra có nhiều nhà lớn nhưng ngôi nhà nào lớn nhất, điêu khắc đẹp nhất, thường là nhà của trưởng làng - một phụ nữ( người Minangkabau sống theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ chiếm vai trò quan trọng trong từng gia đình, cộng đồng, và là chủ sở hữu đất đai, nhà ở...) - ngôi nhà vừa thể hiện quyền lực và sự giàu có, và đó cũng được xem là nơi công cộng của làng. Ngôi nhà này sẽ được truyền đời từ mẹ, sang con gái, và cứ thế nối tiếp đời nọ đến đời kia. Tuy nhiên, những ngôi nhà nhỏ hơn cũng có những nét tương đồng về hình dáng, điêu khắc, đem lại cho cộng đồng người Minangkabau một đặc trưng riêng, dễ nhận dạng trong lối kiến trúc nhà ở. Và với khách phương xa, hình ảnh những ngôi nhà mái cong độc đáo cùng những chi tiết điêu khắc phong phú, sự phối hợp màu sắc tuy sặc sỡ nhưng rất hài hoà trong tổng thể từ những chạm trổ quanh ngôi nhà, tạo nên một kiến trúc nhà ở đầy tính nghệ thuật cao. Đem lại một đặc trưng thú vị, hấp dẫn khách lạ ngay từ cái nhìn đầu tiên khi diện kiến những ngôi nhà của người Minangkabau.</P>

<P> </P>

<P><B>4.Nhà sàn của người Batak</B></P>

<P>Batak là một dân tộc vào loại kha khá ở Indonesia với 3,4 triệu người, chiếm  2,4 % dân số Indonesia. Người Batak cư trú chủ yếu ở vùng núi, Batak và Karo rộng lớn và bằng phẳng ở đảo Sumatra.</P>

<P>Làng ( Kuta ) của người Batak gồm từ 10 - 20 nhà và có thành lũy bao quanh. Trong số hơn 250 dân tộc ở Indonesia, người Batak nổi tiếng tài hoa về kiến trúc, điêu khắc và âm nhạc. Nhà cửa ở đây hầu hết bằng gỗ, giản dị nhưng xinh xắn và đặc biệt là hai mái đầu hồi cong lên như con thuyền như để thể hiện ước mơ vươn tới những gì rộng lớn, khoáng đạt của người Batak. Nhà bằng gỗ hoặc tre, có bình đồ chữ Nhật và đều có sàn cao. Mỗi nhà là nơi ở cho một gia đình lớn gồm từ 4 - 8 tiểu gia đình. Hai nóc phía trên rất dốc và dày. Đỉnh nóc ở hai đầu vút cao và được trang trí bằng nhiều hình đan, vẽ, chạm khắc.</P>

<P><B>5.Nhà sàn của người Ache</B></P>

<P>Ache là một dân tộc khá lớn ở Indonesia với dân số 2,2 triệu người, chiếm 1,5 % dân số. người Ache cư trú chủ yếu ở mũi phía Bắc - đảo Sumatra. Vùng của người Ache được gọi là " ngưỡng cửa của Indonesia ". Mọi con đường buôn bán Đông - Tây đều đi qua vùng đất này.</P>

<P>Làng ( Gampong ) của người Ache gồm một vài chục nhà. Mỗi làng đều có nhà công. Nhà ở là nhà sàn dài, dành cho một gia đình lớn. Dọc giữa nhà là hành lang chung,  hai bên là từng buồng của tưng tiểu gia đình. Góc cuối hành lang là phòng chung cho tất cả các tiểu gia đình.</P>

<P><B>6.Nhà sàn của người Đai Ắc</B></P>

<P>Đây là một tộ người thuộc nhóm đặc biệt của ngữ hệ Anhdonedieng sống chủ yếu ở Kalimantan và có số dân khá lớn ( 2 triệu người, chiếm 1,4 % dân số Indonesia ).</P>

<P>Nơi cư trú của người Đai Ắc thường nằm ven sông. Nhà truyền thống là nhà sàn dài ( Lamin hay Bootruy ). Có nhà dài tới 200m và là chỗ ở cho mấy chục tiểu gia đình. Nhà đều quay ra mặt sông. Mặt nhà phía sông đều là hành lang chung. mặt phía sau là các phòng dành cho các gia đình nhỏ. </P>

<P><B>8.Nhà sàn của người Tôratgia</B></P>

<P>Từ " Tôratgia" có nguồn gốc từ tiếng Bugi, người Bugi sống ở đồng bằng gọi là các tộc người ở núi Lavu là Tôratgia ( " tô " là người, " ratgia " là núi ). Dần dần cái từ đó trở thành từ chỉ tát cả các tộc người ở miền trung Sulavesi. Hiện nay, số lượng người Toratgia lên tới 1,3 triệu người, chiếm 0,9% dân số Indonesia và gồm ba nhóm : Đông, Tây, Nam.</P>

<P>Làng của người Toratgia  phần lớn nằm ở các thung lũng. Mỗi làng có không quá 20 nhà. Tên làng gọi theo tên sông suối hoặc nguồn nước. Hiện nay, nhà ở vẫn là nhà sàn nhưng của từng tiểu gia đình. Ở nhiều làng còn giữ lại những nhà lớn của các đại gia đình ( gồm từ 4 đến 16 gia đình nhỏ).</P>

<P> Phong cách của kiến trúc truyền thống có nhiều nét độc đáo là nhà ở của người Toratgia vùng sâu. Với bất kỳ ai lần đầu tiên tiếp xúc, từng căn nhà tongkonan xếp thành hàng chạy dài thẳng tắp trông giống như những chiếc ngư thuyền đang neo đậu giữa bến nước trong xanh thẫm màu sơn cước. Nhà tongkonan được xây trên trục những thân cột to cao, rắn chắc. Mái nhà lợp bằng lá, kim loại hay ngói nung, được thiết kế dáng cong hình con thuyền cao vút, kiêu hãnh. Hai mũi thuyền ở hai đầu được kéo ra và dựng cong lên một góc 45 độ, khiến tổng thể căn nhà như một chiếc thuyền bồng bềnh giữa màu xanh cây lá xung quanh. </P>

<P>Mặt trước nhà tongkonan thường quay về hướng bắc (hướng tổ tiên). Tường và sàn nhà thường làm bằng gỗ, được trang trí với nhiều gam màu đặc trưng (màu đen -  bóng tối, chết chóc; màu trắng -  thuần khiết; màu đỏ - màu máu, màu sự sống; vàng -  màu mặt trời, quyền lực). Nhiều môtip trang trí được cho là mang phong cách văn hóa Đông Sơn truyền bá từ đất liền ra. Theo chiều thẳng đứng, tổng thể tongkonan chia làm ba phần: trên cùng là nơi linh thiêng dành cho tổ tiên và cất giữ các báu vật gia truyền; ở giữa là không gian sống của con người; và bên dưới sàn nhà là nơi cột gia súc. </P>

<P>Theo quan niệm Toraja, ba tầng không gian trong mỗi tongkonan tượng trưng cho ba tầng vũ trụ thiên giới - dương gian - địa ngục; cả căn nhà tongkonan là một vũ trụ thu nhỏ, là nơi gặp gỡ của quá khứ - hiện tại - tương lai và là nơi hội tụ của khí từ tứ phương đông - tây - nam - bắc. </P>

<P>Theo truyền thuyết Toraja, thuở hồng hoang khi loài người còn ở trên thiên giới, ngôi nhà tongkonan đầu tiên được đấng sáng thế Puang Matua xây dựng trên bốn chiếc cột lớn lợp mái bằng một thứ vải thiêng, khi tổ tiên Toraja xuống trần đã mang theo mẫu kiến trúc ấy. Và cứ thế, các thế hệ Toraja vẫn giữ phong cách nguyên thủy, coi đó là biểu tượng thiêng liêng mà đấng sáng thế đã ban tặng cho riêng họ. </P>

<P>Theo từ nguyên, tongkonan bắt nguồn từ tongkon, trong tiếng bản địa có nghĩa là ngồi, ngụ ý tongkonan là nơi các thành viên gia đình ngồi lại với nhau để gìn giữ truyền thống. Vì thế, tongkonan có vị trí hết sức đặc biệt trong xã hội Toraja. Từng làng bản Toraja đều có tongkonan trung tâm (như đình, nhà rông ở Việt Nam) do người dân hợp sức xây dựng làm trung tâm sinh hoạt chính trị - xã hội - tôn giáo cộng đồng. </P>

<P>Theo qui định cũ, chỉ có các chức sắc mới có quyền dựng tongkonan riêng, song qui mô thường nhỏ hơn tongkonan trung tâm. Hiện nay việc xây dựng tongkonan hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tài chính của mỗi gia đình do phải mất nhiều công sức và tiền của. </P>

<P>Có ba loại nhà tongkonan: tongkonan layuk dành cho chức sắc hay các vị trưởng tộc chịu trách nhiệm cúng tế cho cả dòng tộc; tongkonan pekamberan dành cho chức dịch và những gia đình khá giả; và tongkonan batu dành cho giới bình dân. Ngày nay, các ngôi nhà tongkonan mới được xây dựng bằng những nguyên vật liệu hiện đại hơn, song cốt cách truyền thống vẫn là điều thiêng liêng mà người Toraja muốn dành tặng cho con cháu mai sau.</P>

<P><B>9.Nhà sàn của người Papua</B></P>

<P>Dân số Tây Iriang ( Indonesian ) khoảng gần 33 triệu người. Phần lớn là cư dân bản địa nói ngôn ngữ Papua. Hiện nay, số dân Papua lên tới 1,3 triệu người.</P>

<P>Kiến trúc Irian Jaya (còn gọi là Papua) có ba kiểu đặc trưng cơ bản: </P>

<P>Thứ nhất là loại nhà hình nấm honai phổ biến ở vùng nông thôn, vùng núi. Nhà được làm bằng những vật liệu xây dựng đơn giản gồm các thanh gỗ lát tường và mái tranh. Trên đỉnh đồi nhìn xuống, từng căn nhà trong thung lũng hiện ra như những chiếc nấm khổng lồ. </P>

<P>Thứ hai là kiểu nhà sàn thường thấy ở khắp vùng Đông Nam Á. Gỗ và lá tranh vẫn là các vật liệu cơ bản. Tại nhiều bản làng, các căn nhà sàn được bố trí theo dạng hình tròn, cửa nhà quay vào trong một khoảng sân rộng ở giữa - nơi sinh hoạt chung của cộng đồng. Làng của người Papua gồm có một ngôi nhà chung dành cho đàn ông và một vài ngôi nhà của các gia đình. Đàn ông thường sống ở nhà chung. Vợ con họ, những phụ nữ chưa chồng sống ở nhà. Nhà ở có bình đồ chữ Nhật và sàn rất cao ( có khi tới 8m ). Mái nhà lợp lá cọ, sàn và vách bằng vỏ cây hoặc tre, mía đã ép lấy mật. những bộ lạc sống du cư thì không có nơi cư trú cố định.</P>

<P> Thứ ba là dạng nhà treo. Trong những khu rừng rậm trên đảo, một số bộ tộc vẫn còn giữ tập tục săn đầu người. Để tránh tai hoạ, người ta xây những căn nhà độc đáo vắt trên ngọn cây cao tít, trông thật ấn tượng. Để lên được những căn nhà này, người ta  phải leo lên chuỗi thang dây( hoặc cây). Mỗi khi có nguy hiểm, chiếc thang dây được kéo lên cao. </P>

<P>Cơ quan dân số Indonesia gần đây đã phát hiện được một bộ lạc du cư, xây nhà trên cây ở giữa khu rừng già hẻo lánh ở vùng cực đông Papua. Lần đầu tiên hình ảnh về cuộc sống của những con người sống như thời kỳ đồ đá này được tiết lộ. </P>

<P> </P>

<P>Bộ lạc du cư có tên gọi Koroway, có khoảng 3.000 người. Họ có ngôn ngữ riêng, sống nhờ vào săn bắn động vật và hái lượm thực vật trong rừng. Cơ quan điều tra dân số Indonesia đã phát hiện ra họ trong cuộc điều tra dân số năm 2010.</P>

<P>                                            </P>

<P>"Nhà của họ được xây dựng trên cây, cuộc sống của họ giống như ở thời kỳ đồ đá", Suntono, người đứng đầu cơ quan thống kê của vùng Papua, Indonesia, cho hay. Ông cho biết thêm, những người bộ lạc này làm thang bắc lên các căn lều nằm chót vót trên thân cây cao của mình. Bộ lạc Koroway là bộ lạc đầu tiên chính thức được công nhận là bộ lạc sống trên cây hay bộ lạc "nhà cây". Họ sống ở trong vùng rừng nhiệt đới rậm rạp ở cực đông Papua của Indonesia, có ngôn ngữ riêng và sống nhờ vào thực, động vật trong rừng. Người dân bộ lạc Koroway leo thang lên căn nhà bằng gỗ của họ rất điêu luyện. Các căn nhà thường nằm ở độ cao khoảng 50m so với mặt sàn rừng. Các ngôi nhà được xây dựng ở độ các khác nhau, tùy thuộc vào việc người Koroway hòa hợp với các thành viên khác trong bộ lạc như thế nào. Trước đây, người Karoway cứ nghĩ rằng họ là dân tộc duy nhất sống trên thế giới này. </P>

<P><B>II.TRANG PHỤC</B></P>

<P><B>1. Thói quen trang phục của người Indonesia</B></P>

<P>- Khí hậu ở Indonesia rất nóng và ẩm quanh năm. Do vậy, những trang phục được may từ chất liệu tự nhiên như cotton, lụa là sự lựa chọn tối ưu.<BR>- Sự lựa chọn phổ biến nhất đối với những doanh nhân, quan chức ở Jakarta là mặc áo vest, sơ mi dài tay và thắt caravat và bỏ chúng ra khi thấy thích hợp. Áo vest và caravat là rất cần thiết trong các cuộc gặp cấp cao.<BR>- Indonesia là đất nước theo đạo Hồi. Do vậy, nên tránh mặc các trang phục không kín đáo.</P>

<P>- Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, nhưng những cơn mưa rào thường xảy ra quanh năm. Do đó, bạn luôn mang một chiếc ô bên mình. </P>

<P><B>2. Trang phục dân tộc của người Indonesia</B></P>

<P>Indonesia có ba trăm nhóm sắc tộc, mỗi nhóm đều có các biến thể trang phục của họ. Phần lớn những người Jawa mặc trang phục dân tộc. Cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực, trang phục Phương Tây cũng du nhập vào Indonesia từ thế kỷ 16. Mặc dù ngày nay trang phục phương Tây đã được sử dụng rộng rãi nhưng trang phục truyền thống của Indonesia vẫn rất quan trọng ở Indonesia, nơi mà các hình thức đa dạng của trang phục truyền thống làm chứng cho sự đa dạng của các phân nhóm văn hóa dân tộc.</P>

<P>Trang phục truyền thống vẫn thường thấy ở các vùng nông thôn và đặc biệt quan trọng ở quốc gia Indonesia cho những dịp lễ tết. Đối với cả nam giới và phụ nữ, trang phục truyền thống ở Indonesia là Kain ( tấm vải quấn thành váy), Sarong ( một loại vải may thành váy). Phụ nữ ở Jawa và Bali mặc sarong và Kain. Ngoài ra, họ còn quấn Kemben ( tấm vải quấn cho ngực ), mặc áo dài tay ( kebaya ), vấn khăn ( slen đang ). Thường ngày, phụ nữ ở Bali ở trần, chỉ khi đi chùa mới dùng khăn cho phần trên cơ thể.</P>

<P>Đàn ông Indonesia thường mặc Kain hoặc Sarong chỉ ở trong nhà hoặc trong những dịp không chính thức. Trong cộng đồng, Sarong chỉ được mặc khi tham dự lễ cầu nguyện vào thứ Sáu tại nhà thờ. Đối với những dịp quan trọng quốc gia, những người đàn ông mặc áo vải Batik với quần tây hoặc Beskap teluk, một sự kết hợp giữa áo của người Jawa và Kain.</P>

<P>Đối với phụ nữ, vào những dịp quan trọng, phụ nữ Indonesia mặc Kebaya cùng với một sarong batik thường được nhuộm bằng các họa tiết hoa và màu sắc tươi sáng. Trong những dịp này, họ thường búi tóc cao thành một búi tóc nhỏ trên đầu. Ngoài ra họ còn dung Selendang, được sử dụng như khăn choàng đầu hoặc dưới những dịp quan trọng, nó được sử dụng để mang trẻ sơ sình hoặc vật tế lễ.</P>

<P>Kebaya và batik Kain được coi là trang phục của quốc gia Indonesia cho phụ nữ, và beskap teluk.</P>

<P><B>2.1 Vải Batik</B></P>

<P>Batik là một loại vải truyền thống được làm thủ công, những người thợ thường phủ sáp ong và nhuộm lên bề mặt các chất liệu như lụa, len, vải sợi bông. Với người Indonesia, Batik không chỉ là một nghệ thuật mà còn là một biểu tượng văn hoá của Indonesia với những nét độc đáo riêng. Nó không chỉ thể hiện sự tinh xảo, thủ công của người thợ mà còn chứa đựng những triết lý sâu sắc trong cuộc sống của con người.</P>

<P> Người ta có thể tìm thấy Batik ở rất nhiều các quốc gia của Tây Phi như Nigeria, Ghana, Cameroon và Mali, và ở Châu Á chẳng hạn như Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, Iran, Philippines, Malaysia, Thái Lan nhưng đặc biệt, các hòn đảo Java - Indonesia mới là nơi mà nghệ thuật batik đạt đến đỉnh cao nhất. Ở đảo Java, batik là một phần của một truyền thống cổ xưa, và các tấm vải batik tốt nhất trên thế giới vẫn ngày ngày được làm ra ở đây. Trước đây, người Indonesia tạo hoa văn cho vải Batik bằng khuôn in và thiết kế, màu sắc đơn điệu. Tuy nhiên, giờ đây, các nghệ nhân của Indonesia đã phát triển phong cách của riêng mình bằng vẽ tay, hoặc vài kỹ thuật mới tạo nên những phản ứng trừu tượng trên nhiều dạng sợi từ lụa đến vải và sợi polyester, gây độ tương phản cao về màu sắc. Để có được những tấm vải Batik, người nghệ nhân bắt đầu từ bước vẽ các hoạ tiết bằng sáp. Người thợ Batik có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau như bàn khắc, khuôn in, các công cụ khác nhau để phủ sáp ong để vẽ hoa văn cho tấm vải và nhuộm trên các chất liệu như lụa, bông, len, da, giấy hoặc thậm chí gỗ và đồ gốm. Một công cụ đắc lực cho việc vẽ lên những họa tiết tinh xảo tuyệt vời được các nghệ nhân hay sử dụng là canting (hay tjanting). Nó cấu tạo như những chiếc bút mực vậy với cán bằng gỗ hay kim loại để đựng dung dịch sáp nóng và một đầu ống kim nhỏ để vẽ.</P>

<P>Vải sau khi được nhuộm sẽ được mang phơi khô. Sau đó, nó được nhúng vào một dung môi để hòa tan hết sáp, hoặc được là gián tiếp qua lớp giấy báo hoặc khăn giấy để thu sáp và để lộ ra những gam màu và dòng hoa văn đặc trưng của nghệ thuật bantik. Màu sắc truyền thống thường được sử dụng trong nghệ thuật batik là màu nâu và màu chàm. Đó là những gam màu được chiết xuất dễ dàng từ thiên nhiên. Ngày nay, vải Batik có mầu sắc rất đa dạng và phong phú, từ màu cam ráng chiều đến hồng và xanh lơ. Các họa tiết hoa văn trang trí batik được chia thành 2 loại đó là những hoạ tiết hình học và những hoạ tiết khác. Những hoạ tiết hình học được sử dụng trong batik như hình tròn, tam giác, đa giác, caro... đôi khi người dân lại sử dụng các biểu tượng để làm mẫu trang trí batik. Hình tượng các con vật là một biểu tượng mà người dân Java ưa thích. Batik được sử dụng cho quần áo bình thường với những hoa văn trang trí đơn giản. Những hoa văn phức tạp, nhiều đường uốn lượn là kiểu batik dành riêng tầng lớp quý tộc.</P>

<P>Trong lễ cưới, cô dâu và chú rể sẽ cùng mặc trang phục mang mẫu họa tiết của batik Sidomukti, tượng trưng một cuộc sống hạnh phúc và thịnh vượng. Cha mẹ của cô dâu và chàng rể sẽ mặc trang phục batik với với họa tiết Truntum, tượng trưng cho lời khuyên của các bậc phụ huynh để mới được đôi vợ chồng vào cuộc sống mới với đầy đủ về tình yêu và sự tự tin.</P>

<P>Quần đảo Indonesia là nơi có một nền văn hóa đặc trưng và đặc sắc. Nơi đây thường xuyên có các lễ hội mà nổi bật nhất là lễ hội hóa trang Batik Carnival - lễ hội tôn vinh nghệ thuật Batik. Người tham gia sẽ dùng vải Batik để làm ra những bộ cánh hóa thân cho riêng mình. Đôi khi họ còn nhuộm màu lên chính cơ thể mình, nếu không thích nhuộm màu, có thể bôi sáp ong hoặc trang trí bằng các họa tiết bắt mắt khác. Ngày nay, nghệ thuật batik không còn được sử dụng nhiều như thời gian trước và cũng đang dần bị mai một do sự phát triển của các công nghệ in nhuộm tiên tiến và hiện đại, Tuy nhiên, với du khách và những người yêu thích sự thủ công tinh xảo thì đây vẫn là những thớ vải tuyệt mĩ nhất. </P>

<P>Trong hội nghị cấp cao APEC, từ năm 1994, việc mặc trang phục truyền thống của quốc gia đăng cai ở buổi họp tổng kết đã trở thành một nghi thức truyền thống. Năm đó, nước chủ nhà Indonesia chọn trang phục bằng vải Batik nổi tiếng của mình cho các nhà lãnh đạo.</P>

<P><B>2.2 Kebaya</B></P>

<P>Kebaya được xem là trang phục quốc gia của Indonesia. Nó xuất hiện ở Indonesia vào khoảng thế kỷ 15 -16. Kebaya được lấy cảm hứng từ quần áo khu vực Ả rập;  từ tiếng Ả Rập có nghĩa là quần áo abaya.</P>

<P>Tên của Kebaya như là một loại quần áo đặc biệt được ghi nhận của Bồ Đào Nha khi họ đặt chân đến tại Indonesia. Kebaya được kết hợp với một loại áo của phụ nữ Indonesia trong thế kỷ 15 hoặc 16. Trước 1600, kebaya trên đảo Java được coi như là một quần áo thiêng liêng để được đeo chỉ bởi gia đình hoàng gia, quý tộc (bangsawan) và quý tộc nhỏ, trong một thời đại khi người nông dân và nhiều phụ nữ để ngực trần công khai. Dần dần nó tự nhiên lan sang nước láng giềng khu vực thông qua ngoại giao, thương mại và tương tác xã hội đến Malacca, Bali, Sumatra, Borneo, Sulawesi và Vương quốc Hồi giáo Sulu và Mindanao</P>

<P> Kebaya có hai loại chính : loại dành cho tầng lớp quý tộc ( có màu sắc rực rỡ hơn và trang trí cầu kỳ hơn), và loại dành cho tầng lớp bình dân. Ngày nay có nhiều biến thể của Kebaya, nhưng một Kebaya truyền thống có hình dáng như sau :</P>

<P><B><I>Áo ngoài -</I></B>là loại áo tay dài, hai bên tà áo được đính lại bằng một chiếc trâm cài áo chứ không được cài bằng hàng khuyu áo như loại Kebaya ngày nay.</P>

<P>Áo trong có dạng hình ống, không có tay. Áo trong thường cùng màu với áo ngoài.</P>

<P><B><I>Thắt lưng</I></B> là một mảnh vải dài, hình chữ nhật, được trang trí cầu kỳ. Thắt lưng được quấn quanh thân thành nhiều vòng và giắt mối ở phía trong chứ không phải buộc. </P>

<P><B><I>Váy</I></B> là một mảnh vải dài hình chữ nhật, làm bằng vải batik được quấn quanh thân.</P>

<P>Nam giới Indonesia cũng mặc Kebaya. Sự khác nhau giữa Kebaya của nam và của nữ chủ yếu là ở chiếc áo. Áo ngoài của nam giới là chiếc áo cổ tròn đứng, hai vạt áo được đính lại bằng hàng khuy cúc dọc theo chiều dài của vạt áo.</P>

<P> </P>

<P><B>2.3 Linh kiếm kris</B></P>

<P>Kris hay Keris trong tiếng Java cổ là tên gọi một loại đoản kiếm hộ thân của cư dân Mã Lai đa đảo. </P>

<P>Mỗi thanh Kris là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Lưỡi Kris thường có hình lượn sóng hay dạng thẳng, biểu trưng cho hình ảnh của rắn thần Naga đang di chuyển hoặc đang nằm yên. Bề mặt lưỡi Kris được trang trí  bằng một lớp vảy thép lấp lánh như hình da rắn. Biểu tượng voi thần Ganesa, vị thần may mắn và hạnh phúc, được thể hiện nơi chắn tay; còn chim thần Garuda được chạm khắc cách điệu trên cán cầm.</P>

<P>Một số thanh Kris được khảm ngọc, chạm vàng dành cho các vương tôn nhằm phô trương sự giàu sang, quyền lực hơn là để tự vệ. Một số thanh Kris khác được giới tăng lữ dùng trong lễ nghi phép thuật trừ tà cầu phúc.</P>

<P>Trong các loại khí giới truyền thống của người Nam Đảo, Kris có vai trò quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của họ. Nó được tìm thấy phổ biến tại nhiều nơi như Indonesia, Malaysia, Philippines, miền Nam Thái Lan, miền Trung Việt Nam và Đông Timor. Ở Acceh (Indonesia) có loại dao găm cổ xưa rất nổi tiếng gọi là Kris Modjopahid, được dùng như vật trang trí cùng với bộ y phục truyền thống của nam giới. Kris được biến đổi phù hợp với văn hóa bản địa của dân tộc mình. </P>

<P>Kris của người Chăm ở vùng Ninh Thuận (Việt Nam) cũng có lưỡi xoắn nhưng lại là biểu trưng cho ngọn lửa của thần Shiva (thần hủy diệt), có chuôi kim loại chạm hình khỉ thần Hanuman trong tư thế ngồi bó gối, hai tay ôm lấy đầu, giống như kiểu tượng nhà mồ ở Tây nguyên.</P>

<P><BR>Người Moro theo đạo Hồi ở quần đảo Mindanao (Philippines) sử dụng Kris cùng với chiếc khiên mây. Họ chế tạo Kris theo ba dạng chính: lưỡi thẳng hoặc hơi cong có chạm hình rắn Naga nằm ngủ; có loại thì phần lưỡi dáng gợn sóng (hình rắn đang bò); có loại thì lưỡi kết hợp một phần thẳng, một phần uốn cong hình sóng nước (hình rắn đang chuyển động từ trạng thái tĩnh sang động). Chuôi Kris chạm trổ hình đầu chim công hay chim chào mào với chiếc mỏ và chiếc mào dài hơn bình thường. </P>

<P>Ngày nay, nhiều gia đình dòng tộc ở Philippines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam (dân tộc Chăm) vẫn lưu giữ những thanh Kris - bảo vật do tổ tiên nhiều đời truyền lại, có khi chúng được phong tước hiệu, nhận được nhiều sự tôn kính do những chiến công vang lừng và là niềm tự hào của chủ nhân. </P>

<P>Kris còn tượng trưng cho địa vị đẳng cấp xã hội hoặc sức mạnh nam tính, có khi thanh Kris lại nằm trong danh sách lễ vật của các cuộc hôn nhân theo truyền thống. Kris được giắt bên hông chú rể Indonesia trong ngày cưới. Kris còn được dùng làm binh khí đối kháng trong bộ môn penkak silat - môn võ thuật cổ truyền của Indonesia, nay đã là môn thi đấu thể thao chính trong SEA Games. </P>

<P>Do có những giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa tinh thần, Kris đã trở thành một loại khí giới biểu trưng cho bản sắc văn hóa của cư dân Mã Lai đa đảo. Còn Kris của Indonesia đã được UNESCO công nhận là một trong những tuyệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào năm 2005. </P>

<P><B>3. Một số trang phục dân tộc khác </B></P>

<P><B>3.1 Một số trang phục của một số bộ tộc trên đảo Irian Jaya</B></P>

<P>Đảo Irian Jaya - còn có tên là Papua - Indonesia vốn là vùng đất bị chôn vùi trong bản đồ sinh tồn của loài người, chỉ đến khi những người Âu châu đầu tiên đặt chân đến đây khoảng thế kỷ 16, người ta mới bàng hoàng nhận ra, vẫn còn những con người sống tựa thuở hồng hoang. Ngay cả thung lũng Baliem trung tâm đảo Irian Jaya cũng chỉ mới thật sự được khai phá vào cuối năm 1938 bởi người Hà Lan. Nó như một vùng đất bị lãng quên với sự phát triển không ngừng của thế giới hiện đại. Đảo Irian Jaya do chính quyền Indonesia đặt vào năm 2002, nhưng trong cả chặng hành trình dài, chúng tôi vẫn thích gọi Papua dưới cái tên Irian Jaya hơn, đơn giản, Irian Jaya là danh từ mang đậm hơi thở của những thổ dân hoang dã Dani, Yali, Lani hay Korowai, Citak Mitak... Vị trí địa lý xa xôi, khó tiếp cận của đảo Irian Jaya đã làm cho các bộ tộc vẫn giữ được những của mình. Hầu hết đàn ông của các bộ tộc sử dụng Koteka - một dạng quả bầu phơi khô để che phần dương vật của mình, còn người phụ nữ thường ở trần, mặc loại váy đan từ những cây cỏ rất mềm nhưng dẻo dai. Họ cư trú trong những căn nhà tròn gọi là honai hay nhà trên cây và sống chủ yếu bằng nghề săn bắt và hái lượm.</P>

<P><B>3.1 Trang phục của bộ tộc Lani</B></P>

<P>Đây là bộ tộc của những thổ dân sống trong thung lũng Baliem - Indonesia nơi có những chiếc koteka rất đặc biệt.</P>

<P>Trong ba bộ tộc lớn nhất trong vùng rừng núi Trikora và thung lũng Baliem Dani, Yali và Lani, người Lani có đời sống vui tươi hơn cả. Họ yêu thiên nhiên, yêu màu sắc, thích ca hát và hoà nhập rất nhanh với lối sống hiện đại. Cả vùng núi rừng rộng lớn khắp Baliem, số người Lani nguyên thuỷ còn lại rất ít. Đây là những bộ tộc tuy đời sống còn hoang dã, nhưng tất cả họ ai cũng có một ý thức rất rõ ràng trong việc bảo vệ và duy trì nòi giống, thông qua công cụ che thân của họ là chiếc koteka. Người Lani, được thừa hưởng từ tổ tiên kiểu sử dụng những chiếc koteka rất to. </P>

<P>Một thổ dan Lani đã bật mí rằng : "Những chiếc koteka to đùng của người Lani, không chỉ nhằm bảo vệ dương vật, mà người Lani còn dùng chiếc koteka thật to kia để chứa đồ, họ nhét tất cả thứ gì có thể vào koteka, vì họ ngại không muốn người khác biết họ đang sở hữu cái gì!" . Những người đàn ông Lani cột chiếc koteka to của mình sát vào bụng bằng dây rừng hoặc thân chuối hơ trên bếp lửa cho thật khô mà vẫn dai. Người Lani quan niệm: koteka càng to càng "hợp thời trang ".</P>

<P>Ngày nay người Lani đã thay đổi nhiều. Họ di cư xuống ở dần các thị trấn, biết mặc quần áo và học ngôn ngữ Indonesia để giao tiếp với người hiện đại. Tuy nhiên, ở Tiaom, vẫn còn những người Lani quyết tâm giữ gìn bản sắc của mình.</P>

<P><B>3.2 Trang phục của bộ tộc Yali</B></P>

<P>Ở vùng đất Irian Jaya, bộ tộc Yali sinh sống trên những dãy núi cheo leo nhất, những dãy núi có độ cao trên 2500 - 4000m so với mặt nước biển. Ở Irian Jaya đều tỏ ra nể sợ người Yalis, đó chính là người Yali ngày nay. Bộ tộc Yali rất đặc biệt so với các bộ tộc khác, họ có hình dáng bên ngoài thấp bé, với chiều cao trung bình 1,5m nhưng lại được các bộ tộc khác trên đảo Irian Jaya kính nể. Có truyền thuyết rằng, xa xưa có một dân tộc là Papuan Yalis đã tiêu diệt hết kẻ thù của mình, không chỉ dừng lại ở việc ăn thịt người mà họ còn xay xương kẻ thù rải khắp thung lũng. Từ đó, mọi bộ tộc ở Irian Jaya đều tỏ ra nể sợ người Yalis, đó chính là người Yali ngày nay.</P>

<P>Người đàn ông Yali có trang phục hết sức độc đáo: cổ đeo miếng ốc lớn đã được mài gọn gàng. Đó là vật hết sức giá trị, phải đổi bằng cả một con heo rừng mới có được. Tai phải người Yali xiên một khúc cây rừng to bằng ngón tay cái, phần thân người được phủ những vòng mây từ trên xuống dưới, và che dương vật bằng một trái bầu vươn thẳng ra trước rất dài.</P>

<P>Tù trưởng của bộ tộc giải thích : "Đàn ông Yali kết mây rừng thành những vòng và đeo từ ngực xuống đầu gối theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Tổ tiên của người Yali ngày xưa đã ăn mặc như thế và truyền lại cho đời sau cứ theo đó mà mặc. Ngoài tác dụng che thân, những vòng mây xoắn tít chính là chiếc áo giáp để tự vệ mỗi khi chúng tôi tham gia vào các trận chiến chống kẻ thù, nó có thể ngăn được những mũi giáo và cung tên...". </P>

<P>Khác với đàn ông, phụ nữ Yali làm váy cỏ để che phần hạ thể, để ngực trần. Thân hình của họ cũng rất nhỏ bé. Váy cỏ được kết từ một loại cỏ núi dày ở khu vực núi cao, dẻo dai và to bản. Mỗi lớp váy cỏ được tạo thành bởi hàng chục lớp cỏ xếp chồng lên nhau. Một lớp váy tương đương với khoảng bốn năm tuổi, khi cô gái Yali mặc váy có bốn lớp thì có nghĩa cô đã sẵn sàng cho việc lập gia đình. </P>

<P>Thường chàng trai nào muốn cưới một cô gái, anh sẽ mang cây thuốc lá còn tươi đến cho gia đình cô gái. Khi ấy họ sẽ hiểu rằng, chàng trai cần một người để hong khô lá thuốc lá và nếu chấp nhận, họ sẽ giữ lại cây thuốc lá, chờ khi cô gái lớn lên sẽ gả cho chàng trai kia. </P>

<P><B>4. Trang phục đám cưới của người Indonesia</B></P>

<P>Trong lễ cước của người Indonesia, cô dâu và chú rể thường mặc trang phục mang mẫu họa tiết của Batik Sidomukti, tượng trưng cho một cuộc sống hạnh phúc và thịnh vượng. Cha mẹ cô dâu và chàng rể sẽ mặc trang phục Batik với họa tiết Truntum, tượng trưng cho lời khuyên của các bậc phụ huynh để đôi vợ chồng mới cưới bước vào cuộc sống mới với đầy đủ tình yêu và sự tự tin.</P>

<P><B>Ẩm thực Indonesia</B></P>

<P>Nét văn hoá ẩm thực Indonesia luôn tạo nên sự thích thú với du khách tham quan. Các món ăn nơi đây làm cho du khách  liên tưởng ngay đến sự phong phú và đa dạng như chính nền văn hoá đa dạng của đất nước vạn đảo. Thật vậy, sự đa dạng không chỉ ở cách thức chế biến món ăn mà còn ở cách thức thưởng thức món ăn. Gia vị là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc chế biến thức ăn. Thậm chí, ở Indonesia  gia vị có thể góp phần sáng tạo ra các món ăn mới với những mùi vị đặc trưng. Bên cạnh những lọai gia vị tiêu biểu của Indonesia như đinh hương, vỏ nhục đậu khấu, dầu lạc. Người dân Indonesia còn thích sử dụng những lọai gia vị được chế biến từ thảo mộc tươi như quả lai, rau húng, cỏ chanh ... Ớt và tiêu đỏ là những lọai gia vị chính, có mặt trong tất cả các món ăn, vì thế rất nhiều món ăn của người Indonesia có vị cay xé lưỡi, vị cay của ớt chứ không như vị cay nồng của tiêu trong các món cà ri Ấn Độ. Gạo là lương thực chính của người Indonesia. Cá và các loại hải sản là nguồn thức ăn quan rọng và luôn dồi dào của đất nước vạn đảo.</P>

<P>Về cách ăn, người Indonesia ở các vùng quê thường ăn bằng tay, còn dân thành thị dùng thìa và nĩa, chứ không dùng dao. Thức ăn vì thế được cắt nhỏ thành miếng vừa ăn. Khi làm cơm tiếp khách, người dân Indonesia chế biến những món ăn thật đặc biệt, thức ăn được bày trên một chiếc mâm lớn đặt ở giữa nhà. Theo tục lệ, nếu du khách được mời dùng một bữa cơm như thế, du khách không nên ăn hết mà mỗi món ăn nên chừa lại một ít để chứng tỏ là du khách đã ăn thật no rồi và bữa cơm rất ngon miệng.</P>

<P>I.<B> Những món ăn tiêu biểu:</B></P>

<P><B>1.Satay </B></P>

<P>Món ăn du khách có thể bắt gặp bất cứ đâu ở đất nước Indonesia. Thịt dùng trong món này thường là thịt bò hoặc thịt gà. Đặc biệt, công đoạn giết lấy thịt các con vật do người theo đạo Islam giáo thực hiện. Đó là một nét văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng Islam ở Indonesia. Thịt nướng được ướp các gia vị như sả, riềng, muối, đường... rồi nướng trên bếp than hồng. Khác với thịt nướng kiểu phương Tây thường nướng kèm với các loại rau củ tạo thành một xiên thịt lớn. Thịt xiên satay thì ngược lại, người đầu bếp thực hiện xiên thịt khá nhỏ. Để xiên thịt dậy mùi thơm và bóng đẹp khi nướng, đầu bếp quét lên xiên thịt vỏ chanh sắt sợi ngâm dầu. Que thịt xiên satay khi nướng xong có màu vàng nâu, miếng thịt ánh màu mở thơm nức. Ăn kèm thịt xiên satay là hành tây cắt miếng vuông và dưa leo. Món thịt xiên satay sẽ không trọn vẹn nếu thiếu nước chấm làm từ đậu phộng. Ăn một xiên satay, du khách có thể cảm nhận được các hương vị như có một lực hút quyện chặt tất cả lại với nhau. Vị sả, ớt cay cay, vị ngọt thịt đậm đà. Vị béo ngậy của đậu phộng giã nhuyễn tan ra trong miệng tạo nên một cảm giác mà chắc chắn du khách sẽ không bao giờ quên.</P>

<P><B>2.Thịt bò rendang & sambal </B></P>

<P>Rendang là một món ăn có nguồn gốc từ các nhóm dân tộc Minangkabau của Indonesia. Món ăn nhanh chóng trở thành món ăn nổi tiếng được nhắc đến khắp nơi trên thế giới. Rendang là một trong những món ăn đặc trưng của văn hóa Minangkabau. Rendang được chế biến để phục vụ những dịp lễ. Rendang được chuẩn bị theo phương cách truyền thống trong các dịp lễ hội ở Indonesia. Món rendang đôi khi được mô tả giống như món cà ri. Nhưng qua xác thực rendang không có gì giống như món cà ri. Rendang được làm từ thịt bò hoặc. Từ từ được nấu chín trong nước dừa và gia vị vài giờ cho đến khi tất cả chín mềm hoà vào nhau tạo nên độ sánh cần thiết. Các gia vị có thể bao gồm gừng, hẹ tây, riềng, lá nghệ, cỏ chanh và ớt.Rendang gà hay vịt cũng có chứa thêm me và thường là không cho nấu chín như thịt bò. Có hai loại rendang: khô và ướt. Rendang sấy khô có thể được giữ cho 3- 4 tháng,  được dành cho những dịp lễ; Rendang ướt còn gọi là kalio có thể dùng trong vòng một tháng.</P>

<P>Sambal có thể gọi là một gia vị hay thành phần quan trọng hoặc món ăn đặc biệt. Sambal luôn luôn có chứa một lượng lớn ớt tươi. Món ăn có xuất xứ từ Indonesia và Malaysia, được dùng phổ biến trong các bữa ăn của người dân Indonesia. Sambal được thực hiện từ nhiều ớt. Là món truyền thống đặc trưng cho nét văn hoá ẩm thực của Indonesia. Ở phần lớn các gia đình Indonesia, con gái lớn lên sẽ được người mẹ truyền lại cách làm món sambal. Món sambal của mỗi gia đình có những hương vị khác nhau. Hiện nay, một số sambal làm sẵn đã có tại thị trường thực phẩm tại các siêu thị ở nhiều nước.</P>

<P><B>3.Babi panggang sauce </B></P>

<P>Babi panggang thường được biết đến như một loại nước sốt cà chua. Ban đầu, món Babi panggang là do người Indonesia sử dụng cho món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nước sốt Babi panggang tương tự như nước sốt cà chua dùng chung với các món ăn khác. Babi panggang có vị chua ngọt của cà chua tươi. Đặc biệt, Babi panggang có vị phổ biến như nước sốt trong các món ăn Quảng Đông. Thành phần để tạo nên món Babi panggang bao gồm: cà chua tươi, gừng tươi hoặc bột, nước, dấm, muối và đường. Ngày nay, món nước sốt babi panggang đang trở nên phổ biến ở nhiều nước phương Tây và các nước Châu Á.</P>

<P><B>4.Sasi gudeg</B></P>

<P>Món sasi gudeg là đặc sản của vùng Yogja Indonesia. Sasi gudeg trông gần giống như món mít kho ở Việt Nam nhưng được chế biến cầu kỳ hơn. Mít non được xé nhuyễn hầm cùng với thịt gà cùng cùi dừa nạo mỏng, trứng, đậu hũ và nhiều loại rau củ khác. Sasi gudeg mang đầy đủ vị ngọt của thịt, vị béo của dừa, chút ngậy từ những hạt mít non và không thể thiếu vị cay của giống ớt xứ Java - Indonesia caylan tỏa trong miệng. Với món ăn Sasi gudeg phải thưởng thức từ từ mới cảm nhận được  vị béo của trứng khác cái béo của cùi dừa, vị ngọt của thịt gà cũng không hòa lẫn với chất ngọt từ đậu hũ hay mít non và cuối cùng là rau củ tạo nên cho món ăn có vị ngọt thanh hơn, không gây ngán.</P>

<P><B>5.Mì xào Java </B></P>

<P>Các món mì xào là món ăn ưa thích của người dân Indonesia. Người bình dân có thể chọn những món mì vừa ăn hợp khẩu vị. Còn đối với bậc trung lưu tại các nhà hàng cao cấp có phục vụ các món mì xào đặc biệt. Nhìn chung các món mì được làm bằng các loại ngũ cốc được trồng từ Indonesia như gạo, nếp, đậu xanh, đậu nành... Sợi mì mềm dai vừa ăn thấm đậm các hương vị xào kèm với các loại rau củ quả đặc trưng. Du khách dùng món mì đừng quên cho thêm các loại nước chấm truyền thống. Đây là một nét riêng của các món ăn ở Indonesia.</P>

<P><B>6.Món canh Soto </B></P>

<P>Canh Soto có thành phần khá đặc trưng. Tất cả được nghiền nát, nhuyễn mịn trước khi đem nấu thành phẩm. Món cánh Soto không thể thiếu các nguyên liệu đặc trưng như dầu bắp, thịt gà hoặc thịt bò. Những bé gái lớn trong gia đình Indonesia thường được mẹ, bà truyền lại những phương pháp nấu canh sao cho ngon miệng nhất.Đặc biệt, món cánh Soto còn có thêm hương vị của xì dầu - loại nước tương làm từ đậu nành. Món canh Soto có thể ăn không hoặc ăn kèm cùng bún tươi khi còn nóng. Món canh thường có trong các bữa ăn của gia đình Indonesia.</P>

<P> </P>

<P><B>7.Súp thịt viên </B></P>

<P>Món súp thịt viên được chế biến từ thịt bò hay thịt heo. Là món ăn thường có trong các bữa ăn hàng ngày của người dân Indonesia. Món ăn đơn giản, dễ chế biến nhưng mang hương vị đậm đà. Người Indonesia mời cơm khách thường dọn món canh này. Du khách nếu dùng bữa tại các nhà hàng cũng có thể gọi món súp thịt viên với giá khá bình dân. Tại một số nhà hàng cao cấp, món súp thịt viên được chế biến thêm các gia vị cho phù hợp với khẩu vị của du khách.</P>

<P><B>8.Cơm rang Nasi </B></P>

<P>Nasi goreng có nghĩa là "cơm chiên" ở Indonesia. Du khách có thể hiểu đơn giản là cơm trắng được nấu chín để sẵn khi dùng sẽ được chiên. Một bữa ăn cơm Nasi goreng bao gồm cơm chiên trắng ăn kèm với các món ăn phụ khác như rau, nước sốt... Món Nasi goring đặc biệt còn được chiên cùng me và ớt, hoặc thêm trứng và tôm. Đối với du khách mới thưởng thức món Nasi goreng sẽ hứng thú với Nasi goreng hơn khi được phục vụ cùng rau bắp cải và món thịt truyền thống của Indonesia.</P>

<P><B>9.Kentupat </B></P>

<P>Ketupat là một loại bánh  của Indonesia. Bánh được làm từ gạo. Từng chiếc bánh được gói khoé léo trong những nếp lá cọ, sau đó được luộc chín. Theo các đầu bếp nổi tiếng gạo làm Ketupat được lựa chọn rất kỹ từ những hạt tròn, sang. Phương pháp làm món bánh Ketupat  phụ thuộc nhiều vào từng vùng miền của đất nước vạn đảo Indonesia. Ketupat thường ăn với rendang (thịt bò cari của Indonesia) hoặc dung kèm với sa tế. Ketupat là món bánh truyền thống  của Indonesia được làm trong các ngày lễ hội trong năm như: Idul Fitri (Hari Raya Aidilfitri).</P>

<P><B>II. Đồ uống:</B></P>

<P> </P>

<P>Đồ uống đặc trưng và phổ biến nhất ở Indonesia là teh (trà) và kopi (cà phê). Mỗi khi đón tiếp khi, người dân Indonesia thường mời khách teh manis( trà ngọt) hay kopi tubruk (cà phê pha với đường và nước nóng). </P>

<P>Cà phê chồn ( Kopi Luwak) là loại cà phê đắt nhất thế giới, chỉ được sản xuất ở Sumatra, Java, Bali  và  Sulawesi ở Indonesia, Philipine và Đông Timor và chỉ có khoảng 1,000 pounds (chừng 450 kg) được sản xuất trên thế giới mỗi năm. Giá thị trường khoản $440/1 kg.</P>

<P>Từ khi bị Hà Lan xâm lược, đặc biệt là ở Java, hầu như ngành nông nghiệp trồng trọt sản xuất cà phê, trà và đường.</P>

<P>Từ đó cà phê ngọt và nóng, trà là những đồ uống phổ biển ở Indonesia. Trà Hoa Nhài là loại trà được ưa chuộng nhất, nhưng sự chọn tốt nhất cho sức khỏe lại là trà xanh.</P>

<P>Thường thì người ta uống trà nóng và cà phê nóng, nhưng trà đá ngọt vân được ưa chuộng không kém. Ngày nay Teh botol ( trà hoa nhài đóng chai) nổi tiếng và phổ biến không kém gì những loại nước đóng chai khác như Coca Cola hay Fanta. Ngoài ra, Kopi susu ( cà phê với sữa cô đặc) là một dạng cà phê sữa ở Indonesia.</P>

<P>Nước trái cây ở Indo rất phổ biển, bao gồm các loại: cam, xoài, ổi, bơ, mãng cầu...được trộn với sữa cô đặc và syrup sô cô la.</P>

<P>Rất nhiều đồ uống dùng đá, đặc biệt là: nước dừa non, thạch rau câu, đậu đỏ, rong biển..</P>

<P>Đồ uống nóng phổ biến là <I>bajigur</I> và <I>bandrek</I><I>,</I> được làm từ sữa dừa hoặc đường dừa pha với nước nóng và một số nguyên liệu khác. Trà gừng <I>Sekoteng</I><I> </I>được chế biến từ đậu phộng, bánh mì cắt nhỏ và  <I>pacar cina</I>,một loại nguyên liệu phổ biến ở Jakarta và Tây Java. <I>Wedang jahe</I> (trà gừng nóng) and <I>wedang ronde</I> (trà khoai tây nóng) rất được ưa chuộng ở Yogyakarta,Trung Java, and Đông Java</P>

<P>Là một đất nước hồi giáo, Indonesia cũng áp dụng luật ăn uống của Hồi Giáo, đó là cấm đồ uống có cồn. Tuy nhiên từ xưa, đồ uống có cồn truyền thống đã rất phổ biến ở các quần đảo. Rượu cọ là một loại đồ uống cổ xưa của người Java, ngày nay rượu cọ rất phổ biến ở vùng Batak , Bắc Sumatra, những vùng theo đạo thiên chúa giáo. Ở vùng Solo, Trung Java, <I>ciu</I><I> </I>( một loại rượu du nhập từ Trung Quốc) cũng khá phổ biến. Rượu đóng chai Balinese rất được ưa chuộng ở Bali. Người Indonesia cũng có nhiều loại bia nổi tiếng như : Bintang Beer và Anker Beer.</P>

<P><B>III. Ẩm thực vùng miền:</B></P>

<P><B>1. </B><B>Tây Java</B></P>

<P>Món ăn đặc sắc của vùng Sunda ( Tây Java) là món <I>karedok</I>, một loại nộm từ đậu, giá đỗ, dưa leo và nước sốt cay. Ngoài ra còn có những món ăn đặc trưng khác như  mỳ thịt bò và trứng <I>mie kocok</I>, canh thịt bò ,củ cải và cỏ chanh <I>Soto Bandung.</I></P>

<P>Món ăn ưa thích ngoài trời là món <I>kupat tahu</I> ( gồm có  cơm nắm, giá đậu, và đậu phụ với đậu nành và nước tương đậu phộng). <I>Colenak</I> (sắn nướng với nước sốt dừa ngọt) và ulen (xôi với nước sốt đậu phộng) ăn ngon nhất khi còn nóng.</P>

<P>NgheĐọc ngữ âm</P>

<P><B>2.Trung Java</B></P>

<P>Các món ăn của miền Trung Java nổi tiếng với vị ngọt đặc trưng, đặc biệt là món <I>gudeg</I>, một món cà ri được làm từ mít. Thành phố Yogyakarta nổi tiếng với món <I>goreng ayam</I> (gà chiên) và kelepon ( bánh bột mỳ với đường cọ điền). Đặc sản của  vùng Surakarta (Solo) gồm có món <I>Nasi liwet</I> (cơm với nước cốt dừa, đu đủ xanh, tỏi và hành khô, ăn kèm với thịt gà hoặc trứng) và <I>serabi</I> (bánh sữa dừa  có chuối, sô cô la ,mít rắc lên ).Ngoài ra còn có các đặc sản khác như <I>pece</I>l (nước sốt đậu phộng với mầm rau bina và đậu), <I>lotek</I> (đậu phộng nước chấm với rau và cơm nắm), opor ayam (gà nấu với hạt tiêu và dừa cà ri), và <I>rawon</I> ( thịt bò đen hầm).</P>

<P><B>3. Đông Java</B></P>

<P>Âm thưc ở miền Đông Java khá giống với miền Trung Java. Các món các cá rất được ưa chuộng, đặc biệt là món <I>pecel lele </I>( cá chiên với cơm) và <I>pecel </I>(  nước sốt cay từ ớt, đậu phộng, cà chua). Các món nổi tiếng của vùng Malang gồm có: <I>bakwan Malang</I> ( súp thịt viên với mỳ) and <I>arem aream</I><I> (</I> cơm nắm, với giá, sốt tempe, nước dừa đậu nành, đậu phộng.)</P>

<P><B>4.Madura</B></P>

<P>Món ăn đặc trưng của đảo Madura Đông Java là món <I>Soto Madura ( </I>súp thịt bò với chanh, tiêu, ớt, đậu phộng và gừng)</P>

<P><B>5.Bali</B></P>

<P>Nói đến ẩm thực Indonesia, phải nhắc đến phong cách ẩm thực độc đáo của người dân trên đảo Bali. Phong cách ăn uống giản dị đi kèm với những điệu múa truyền thống duyên dáng là một nét đặc trưng khó quên cho những du khách khi đặt chân lên hòn đảo xinh đẹp này.</P>

<EM>a.Món vịt "Bebek Betutu"</EM>

<P>Trong các đặc sản của Bali có lẽ món vịt "bebek betutu" là món tuyệt vời nhất khiến nhiều du khách đã dùng một lần đều muốn trở lại nhiều lần để tận hưởng. Được so sánh như món "vịt quay Bắc Kinh" nổi tiếng của Trung Quốc, nhưng Bebek betutu không phải là vịt quay mà là món vịt vừa hầm vừa rán. Vịt phải là vịt nuôi trên đồng ruộng, khoảng 6 tháng tuổi, làm sạch rồi đem hầm 10 tiếng đồng hồ sao cho xương vịt mềm ra mà không bị nhão. Sau đó vớt để ráo nước rồi đem rán giòn, ướp gia vị đặc biệt. Khi ăn nhai cả da, thịt, xương... thơm ngon đến "nhức cả răng".</P>

<EM>b.Babi Guling</EM>

<P>Cùng với món vịt Bebek Betutu, Babi Guling cũng là một món ăn truyền thống của người Bali mà du khách không nên bỏ qua. Được làm từ thịt heo sữa quay và gạo. Cùng với một hỗn hợp các loại gia vị băm nhỏ bao gồm hẹ tây, tỏi, gừng, nghệ, hạt tiêu, rau thơm, riềng, ớt, sả... trước khi đem quay trên một ngọn lửa lớn trong vòng 5 giờ đồng hồ. Heo sữa được liên tục chuyển chậm để đảm bảo thịt chín mềm và hấp dẫn với da vàng ươm và mùi thơm bốc lên tận mũi. Món Babi Guling cũng thường được làm trong các dịp lễ lớn để cúng tế.</P>

<EM>c.Sate Lilit</EM>

<P>Sate Lilit là một món ăn đặc trưng của người dân Bali làm từ tôm, cá hải sản rất được du khách khắp nơi trên thế giới ưa chuộng. Cá bỏ hết xương và tôm nguyên bóc vỏ, xay nhuyễn rồi ướp đều với một hỗn hợp các gia vị gồm nước cốt dừa, rau thơm, tiêu, ớt, muối, đường...sau đó dùng thân của một loại chanh cỏ đắp thịt vào rồi nướng xiên, khi chín mùi thơm xốc lên tận mũi. Người Bali thường dùng ngọn lửa từ xác cây dừa để nướng, điều này làm cho món Sate Lilit có mùi vị đặc trưng, ngon hơn so với cách nướng trên than củi bình thường.</P>

<EM>d.Món cá ướp cay</EM>

<P>Vị cay là không thể thiếu trong các món ăn Bali, và các món cá ướp với vị cay đậm đà, nồng nàn là món ăn mang đậm phong cách ẩm thực đặc trưng của vùng nhiệt đới đầy quyến rũ này. Có nhiều loại cá hải sản được dùng, thường là cá hồi, cá làm sạch ướp với lá thơm, tiêu, bột ớt rất cay và nhiều gia vị đặc biệt khác trong khoảng 20 phút. Sau đó đem sốt, chiên...tuy nhiên ngon nhất vẫn là nướng. Cá nướng Bali có mùi thơm khó cưỡng và là một đặc sản nổi tiếng mà bất kỳ ai cũng muốn thưởng thức.</P>

<EM>e.Nasi Kuning</EM>

<P>Nasi Kuning là món ăn được làm từ một loại gạo vàng đặc biệt thường được người dân Bali dùng trong các dịp lễ hội, cúng tế. Đối với người dân Bali, màu vàng là một trong bốn màu sắc thiêng liêng, và màu vàng đã làm cho món ăn lễ hội này trở nên nổi bật, hấp dẫn khác thường. Gạo được nấu với nước cốt dừa cùng với nước  hầm gà, thêm những gia vị thơm và một bí quyết nấu khéo léo sao cho những hạt cơm khi chín rời nhau từng hạt riêng biệt. Nasi Kuning thường được dọn ra trên đĩa lớn và trang trí rất đẹp mắt, ăn kèm với trứng, thịt, cá...rất ngon miệng.</P>

<P><B>6.Bắc Sumatra</B></P>

<P>Ẩm thực ở vùng này chịu sự ảnh hưởng của ẩm thực Ả rập, Ba Tư và Ấn Độ. Đặc trưng nhất là các loại cà ri <I>cale </I>hay <I>gulai,</I> những món này rất giàu dinh dưỡng, được chế biến từ thịt bò, thịt dê, thịt cá, ngoài ra còn có đậu phụ, rau và mít. </P>

<P>Người Batak thường sử dụng thịt lợn và thịt chó để làm <I>sangsang. </I>Một món thịt lợn Batak đặc biệt khác là <I>babi panggang </I>(thịt được đun sôi trong dấm và huyết lợn trước khi nướng) . Một món ăn Batak đặc trưng khác là <I>Ayam namargota</I> ( thịt gà nấu trong gia vị và huyết).</P>

<P><B>7. Tây Sumatra</B></P>

<P>Con trâu là biểu tượng của vùng Tây Sumatra, thịt trâu thường được dùng để chế biến <I>rendang ( </I>một loại cà ri thịt trâu cay). Ẩm thực Padang rất nổi tiếng ở vùng Tây Sumatra. Các món ăn của người Minangkabau thường được gọi là ẩm thực Padang. Những nhà hang Padang rất nổi tiếng ở Indonesia với các món ăn nhiều gia vị. Các món ăn Padang  được chế biến một ngày một lần, sau đó các món ăn này sẽ được trưng bày để các du khách  lựa chọn cho đến hết .Từ nhiều món ăn nhỏ khác nhau, nhưng chỉ cần kết hợp với cơm thì du khách đã có một bữa ăn hoàn hảo. Khách hang chỉ phải trả tiền cho những món họ đã chọn. </P>

<P><B>8.Nam Sumatra</B></P>

<P>Thành phố Palembang,trung tâm ẩm thực của Nam Sumatra, nổi tiếng với <I>pempek</I> , món cá chiên và bánh bao cao lương, món này còn được gọi là <I>empek-empek</I>. Nam Sumatra cũng là vương quốc của pindang, món canh cá cay với đậu nành và me. <I>Ikan brengkes</I> là món cá nấu  nước sốt sầu riêng. <I>Tempoyak</I> là món mắm tôm,  với nước cốt chanh, ớt và sầu riêng lên men.</P>

<P><B>9. Bắc Sulawesi</B></P>

<P>Nét đặc trưng của ẩm thực Minahasan vùng Bắc Sulawesi là  sử dụng nhiều thịt như thịt lợn, gia cầm và thủy sản<I>. </I><I>Wok</I><I>u</I> là một loại món ăn hải sản với nhiều loại gia vị. Thành phần của <I>woku</I> bao gồm sả, lá chanh, ớt, hành hoa, hẹ tây...xào với thịt hoặc phủ lên thịt cá và nướng  trong lá chuối. Các gia vị khác như bột nghệ và gừng thường được thêm vào để tạo ra một kiểu woku mới.<BR>Ẩm thực Minahasan cũng bị ảnh hưởng từ ẩm thực của những nước đã xâm lược Indonesia. Brenebon (từ Hà Lan "Bruin" (màu nâu) và "Boon" (hạt)) là món thịt heo hầm đậu với nhục đậu khấu và đinh hương. Món thịt lợn nướng  khá giống  món <I>lechon</I>  của Philippines hoặc món thịt lợn quay của Hawaii, thường được phục vụ trong những dịp đặc biệt, đặc biệt là trong đám cưới. Các loại thịt động vật khác như chó, dơi, và chuột rừng cũng rất được ưa chuộng ở vùng Bắc Sulawesi.</P>

<P><B>10.Nusa Tenggara</B></P>

<P>Vì khí hậu ở vùng này khá hanh khô nên có ít lúa gạo và nhưng lại nhiều ngô, sắn, và khoai môn so với miền trung và miền tây Indonesia. Các món cá khá phổ biến,đặc biệt là món <I>Sepa</I>t ( cá xé trộn với  dừa và nước sốt xoài xanh).</P>

<P> <I>Pelecing</I> là một loại nước chấm gia vị được sử dụng trong rất nhiều món ăn,được làm từ ớt, mắm tôm, và cà chua. Món <I>Sares</I> được làm từ ớt, nước cốt dừa và cọ chuối và đôi khi trộn với thịt. Ngoài ra còn có các món thịt <I>kelor</I> (súp nóng với rau),<I> serebuk</I> (rau trộn với nước cốt dừa), và <I>timun urap</I> (dưa chuột trộn với nước cốt dừa, hành tây và tỏi).</P>

<P><B> </B></P>

<P> </P>

<P> </P>

<P><B>Văn hóa tinh thần</B></P>

<P><B>TÔN</B><B> GIÁO</B></P>

<P>Indonesia có dân số theo đạo Hồi chiếm đa số, mặc dù với số lượng đáng kể theo đạo Phật (số dân người Hoa ở những thành phố lớn tại Kalimanta), đạo Hindu và một số ít theo thuyết bái vật giáo (ở Bali, Irian, Jawa, Sumatra, Kalimanta và những vùng xa xôi khác). Người Batak ở Bắc Sumatra, người Ambon, người Flore và một số bộ tộc ở Irian Jawa và Kalimanta là những người theo đạo Cơ đốc. Tuy nhiên những tôn giáo chính trên quần đảo này có những sự khác biệt với những tôn giáo đó ở các vùng khác trên thế giới, bởi vì tôn giáo ở Indonesia vốn năng động và không theo giáo điều.</P>

<P><B>ĐẠO HỒI Ở INDONESIA</B></P>

<P>Với gần 90% dân số, tức là khoảng 190 triệu người theo Hồi giáo, Indonesia là quốc gia có số lượng tín đồ Hồi giáo đông nhất thế giới. Sự kiện là đạo Hồi ở đây không chính thống, mang tính chất châu Á và phi Ả Rập có liên quan đến vị trí của đất nước này, xa so với Trung Đông, đồng thời liên quan đến dân số lớn và những nền văn hóa đa dạng của con người ở đây. Cũng giống như bản thân quốc gia này, đạo Hồi ở đây cũng phức tạp và nhiều dạng. Sự khác biệt là khá lớn giữa tỉnh này với tỉnh khác.</P>

<P>Đạo Hồi đến Indonesia bằng con đường hòa bình, thông qua các thương gia đạo Hồi Arap, Ba Tư, Ấn Độ, Trung Quốc... Tuy được giới quý tộc tiếp nhận và mau chóng lan sang các tâng lớp dân cư khác trên các đảo, đạo Hồi vẫn dè dặt truyền bá các giáo lý và lễ thức của mình., đồng thời cũng tiếp thu các yếu tố văn hóa và tín ngưỡng địa phương hoặc tự mình biến đổi để hòa nhập vào môi trường sinh thái mới. Vì vậy, đạo Hồi ở Indonesia về cơ bản vẫn giữ được những nguyên tắc giáo lý đạo Hồi nguyên thủy nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt trong cách hành lễ cũng như trong các tập tục lễ nghi. Tuy nhiên, ngay từ thời kỳ đầu mới xâm nhập, Đạo Hồi đã có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa, xã hội của Indonesia. Các trường học Đạo Hồi được thành lập gọi là trường Pesantren để dạy kinh Coran, tiếng Arap, lịch sử Đạo Hồi...Các tín đồ Đạo Hồi Indonesia phải tuân thủ theo những giới luật nghiêm ngặt của Islam như: tin vào thượng đế Allah tối cao và duy nhất; cầu nguyện ngày 5 lần, trai giới trong tháng Ramadan; hành hương đến thánh địa Mekka và bố thí (zakat). Tín đồ Islam Indonesia cũng kiêng ăn thịt lợn, tổ chức cưới xin.</P>

<P>Đạo Hồi không có Mười Điều Răn như đạo Ki Tô nhưng kinh Qur'an cũng liệt kê mười điều tương tự:</P>

<P>1.                   Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).</P>

<P>2.                   Vinh danh và kính trọng cha mẹ.</P>

<P>3.                   Tôn trọng quyền của người khác.</P>

<P>4.                   Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.</P>

<P>5.                   Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).</P>

<P>6.                   Cấm ngoại tình.</P>

<P>7.                   Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.</P>

<P>8.                   Hãy cư xử công bằng với mọi người.</P>

<P>9.                   Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.</P>

<P>10.              Hãy khiêm tốn</P>

<P>(*) Trường hợp đặc biệt được phép giết người mà không bị trọng tội là:</P>

<P>1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận.</P>

<P>2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.</P>

<P> </P>

<P>Ngoài ra tín đồ Hồi giáo có một số luật lệ:</P>

<P>§                       Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.</P>

<P>§                       Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật bẩn thỉu.</P>

<P>§                       Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.</P>

<P>§                       Nghiêm cấm cờ bạc.</P>

<P>§                       Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.</P>

<P>§                       Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó,mèo,chuột v.v.).</P>

<P>§                       Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt Halat, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.</P>

<P>§                       Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn. Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau. Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan.</P>

<P>§                       Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc của Allah Đấng Toàn Năng</P>

<P>Năm điều căn bản của đạo Hồi:</P>

<P>1.                   Tuyên đọc câu Kalimah Sahadah: <I>Ash Ha Du Allah Ila Ha Il Lallah Wa Ash ha du an na Muhammader rosu Lullah</I>, có nghĩa Tôi công nhận Allah là thượng đế duy nhất và ngoài ra không có ai khác cả và tôi công nhận Muhammad là vị sứ giả cuối cùng của Ngài</P>

<P>2.                   Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn   và tối.</P>

<P>3.                   Bố thí.</P>

<P>4.                   Nhịn chay tháng Ramadan.</P>

<P>5.     Hành hương tại Mecca</P>

<P> </P>

<P> </P>

<P><B>ĐẠO CƠ ĐỐC Ở INDONESIA</B></P>

<P>Không giống như những tín đồ Cơ đốc ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, những nhà buôn đạo Tin lành người Hà Lan chỉ có tham vọng thương mại là chính. Sự truyền bá đạo Cơ đốc thực sự ở vùng Đông Ấn Độ và vùng lân cận chỉ mới bắt đầu từ thế kỷ 19.</P>

<P>Vì Hồi giáo đã lan tràn ở Java, những nhà truyền giáo đạo Cơ đốc phải hướng đến số dân ở những đảo xa, chẳng hạn như Ambon, Toaja ở Sulawesi và Batak ở Sumatra. Tất cả những vùng này hầu như chưa có làn sóng Hồi giáo.</P>

<P>Đến khoảng thập niên 1980, mặc dù sự tăng trưởng của tôn giáo này khá mạnh so với Hồi giáo, số lượng người theo Cơ đốc giáo vẫn còn ít (9% trong số dân Indonesia, và đến nay là 10%). Đến những năm 1990, phần lớn những người theo đạo Cơ đốc ở đây là Tin lành, với số lượng tập trung phần lớn ở Sumatra Utara, Irian Jaya, Maluku, Kalimantan Tengah, Sulawesi Tengah, và Sulawesi Utana. Phái Thiên chúa giáo phát triển chậm hơn, do sự lệ thuộc của nhà thờ vào người châu Âu. Những người châu Âu này ngày càng gia tăng sự hạn chế trong việc truyền đạo, do sức ép của Sở Tôn giáo vốn bị đạo Hồi chi phối. Phần lớn sự tập trung của Thiên chúa giáo La Mã là ở các tỉnh Kalimantan Barat, Irian Jaya, Nusa Tenggara Timur và Timor Timur.</P>

<P><B>ĐẠO HINDU Ở INDONESIA</B></P>

<P>Đạo Hindu là một hỗn hống của những truyền thống và sự thờ cúng nhằm giải thích vũ trụ theo ngôn ngữ thần luận. Tôn giáo này có rất nhiều thần nhưng không có một tín ngưỡng độc nhất nào. Một trong những điều quan tâm chính của  đạo Hindu là khái niệm về sự thanh khiết trong nghi thức. Một điểm quan trọng khác giúp duy trì sự thanh khiết là việc chia xã hội thành những nhóm nghề theo truyền thống: Brahmans (tu sĩ), Kshatriya (chiến binh hay sĩ quan), Vaishya (nhà buôn, nông dân), và Shudra (thường dân, người hầu).</P>

<P>Cũng giống như Hồi giáo và Phật giáo, đạo Hindu đã được thay đổi nhiều khi ứng dụng vào xã hội Indonesia. Hệ thống đẳng cấp, mặc dù có hình thức nhưng chưa bao giờ được áp dụng một cách cứng rắn. Những thiên anh hùng ca về tôn giáo, Mahabrahata và Ramayana, trở thành truyền thống của những người tin đạo, được thể hiện trong môn múa rối bóng và các cuộc trình diễn múa.</P>

<P>Ở Indonesia ngày nay, số lượng người theo đạo Hindu rất đông, nhất là ở đảo Bali. đến Bali vào thiên niên kỷ thứ nhất sau công nguyên. Tuy là miền đất của đạo Hindu, nhưng người Bali chỉ tiếp thu cơ sở giáo lý và triết học tôn giáo của đạo Hindu, còn tập tục lễ nghi, hội hè... của người Bali vẫn Indonesia đậm dấu ấn địa phương, nhất là tục thờ cúng tổ tiên. Tuy thế, người Bali vẫn coi Siwa là vị thánh tối cao của mình. Ngôi đền cổ nhất, linh thiêng nhất ở Bali là Pura Besaki ở sườn phái Nam của núi Agung. Ngôi đền này thờ thần Siwa, xây dựng vào thế kỷ XIV sau công nguyên. Người dân Bali thường mang nhiều lễ vật đến các đền đài để dâng cúng cho các vị thần. Trong các ngày hội đền, bao giờ cũng tổ chức nhảy múa, lên đồng, gọi hồn...Giới tăng lữ ở Bali chia thành 4 đẳng cấp, đẳng cấp cao nhất gọi là Pedantasiwa, bao gồm những người Bà lamon được học hành từ nhỏ; đẳng cấp thứ hai là Pedantabuda, gồm các thầy tu tế ở các đền đài và đẳng cấp cuối cùng là Senghu, gồm những tăng lữ bảo vệ con người tránh ác quỷ và những điều bất hạnh. Hai đẳng cấp cuối là tàn dư của các tín ngưỡng dân gian tiền đạo Hindu.</P>

<P>Ngoài ra, ở Indonesia trong dân tộc Sasak cũng có tín đồ đạo Hindu, phần lớn họ sống ở phía Tây đảo Lombok và chịu ảnh hưởng của đạo Hindu o Bali và Jawa. Người ta cũng thấy những tín đồ Islam ở Jawa và Sunda vẫn còn giữ lại nhiều yếu tố của đạo Hindu như: những bản anh hùng ca, những điệu múa, những mô hình kiến trúc...</P>

<P>Đạo Hindu ở Indonesia tập trung ở Bali, nơi đây chiếm tới 93% người theo đạo. Ở các vùng ngoài Bali có rất ít tín đồ Hindu. Tính trong phạm vi cả nước, số tín đồ Hindu chỉ chiếm khoảng 2%.</P>

<P> </P>

<P> </P>

<P><B>ĐẠO PHẬT Ở INDONESIA</B></P>

<P>Indonesia có khoảng 1 - 2% là tín đồ Phật giáo. Phần lớn họ là người Hoa và một số ít là người bản địa. Tuy ít tín đồ nhưng Phật giáo có ảnh hưởng nhiều đến tập tục lễ nghi truyền thống của người Indonesia, nhất là Jawa và Sumatera.</P>

<P>Phật giáo đã xâm nhập vào Indonesia đầu công nguyên. Đầu tiên, Phật giáo ở Indonesia thuộc giáo phái Đại thừa, nên từ thế kỷ XIII, Phật giáo Tiểu thừa từ Đông Ấn Độ đã lan xuống và dần chiếm được ưu thế ở đây.</P>

<P>Cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV Phật giáo đã mất ảnh hưởng ở Sumatera và trong thế kỷ XVI - XVII, uy thế Phật giáo ở Jawa cũng giảm. Tuy vậy, nhiều chùa chiền và các tổ chức Phật giáo vẫn được duy trì trong các cộng đồng người Hoa ở Indonesia.</P>

<P> </P>

<P><B>LỄ</B><B> HỘI</B></P>

<P>Indonexia là nước văn hoá tôn giáo. Nhưng nền văn hoá của Indonesia là nền văn hoá không thuần nhất. Đó là sự hoà hợp đa dạng giữa các nền văn hoá và phong tục của nhiều tôn giáo. Trong đó, Hồi giáo có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân Indonesia (khoảng gần 90% dân số là người hồi giáo). Trong năm, ở Indonesia có nhiều lễ hội được tổ chức. Mỗi lễ hội là đặc trưng cho mỗi nền tôn giáo khác nhau. Indonesia có khoảng 300 nhóm sắc tộc cho nên  mỗi nhóm sẽ có nét văn hóa khác biệt. Dù đã trải qua nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển cùng với ảnh hưởng từ các nước như Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc, Malaysia và Châu Âu nhưng nét văn hóa của Indonesia lại có sự phân hóa sâu sắc. Đất nước Indonesia là đất nước của những lễ hội. Hàng năm có rất nhiều lễ hội được tổ chức tại đây. Người dân Indonesia tham gia lễ hội với tinh thần dân tộc nồng nhiệt làm cho du khách như bị níu chân cùng hòa mình vào không khí thân tình.</P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P><B>Lễ</B><B> Tahun Baru Masehi</B></P>

<P>Lễ hội đón năm mới Tahun Baru Masehi ở Indonesia khá nhộp nhịp. Vào ngày này có khá nhiều người dân của Indonesia tụ tập tại những trung tâm lớn để vui chơi giải trí hay hòa vào những hoạt động văn hóa đặc sắc. Không khí lễ hội tràn ngập mọi đường phố của đất nước. Nếu du khách ghé thăm Indonesia vào ngày lễ này sẽ được thưởng thức các món ăn chỉ có trong ngày tết của Indonesia. Những món ăn mang đậm hương vị truyền thống được làm từ gạo là nguồn lương thực chủ yếu.</P>

<P><B>Tết</B><B> Tahun Baru Hijiriah</B></P>

<P>Tahun Baru Hijiriah là tết của người Hồi giáo, còn được gọi là Tết Hijiriah. Ngày tết được tổ chức theo cách tính thời gian của đạo Hồi. Thông thường vào ngày này nói chung ở các thành phố lớn của Indonesia đều tổ chức bắn pháo hoa đón mừng năm mới. Các thanh thiếu niên trên xe máy hoặc ô tô đổ ra đường đi diễu hành xung quanh các thành phố. Có biểu diễn thổi kèn, đánh trống rất rộn rã. Một số hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức tại các trung tâm lớn để mọi người cùng tham gia. Những sân khấu ngoài trời thường được mở cửa với hàng loạt hoạt động nghệ thuật như hát, nhảy, múa rối... Đêm Hijiriah, người dân tại Hijiriah thường đến nhà thờ Hồi giáo nghe các giáo sĩ giảng đạo, đọc và lắng nghe kinh Koran, nghe những bài hát đạo Hồi. Một số tổ chức Hồi giáo mở cửa các chợ, cung cấp thực phẩm, tiền, dịch vụ y tế miễn phí cho dân nghèo, đặc biệt là người già và trẻ em. Ngày lễ tết của người dân Indonesia theo đạo Hồi khá trầm lắng chứ không sôi động như ngày kết thúc tháng Ramadan. Khi đó, mọi người thường xin lỗi lẫn nhau vì những va chạm trong quá khứ và đi thăm cha mẹ.</P>

<P><B>Tết</B><B> Tahun Baru Imlek</B></P>

<P>Là ngày lễ quốc gia  theo tết âm lịch Trung Quốc, Tahun Baru Imlek còn được gọi là Imlek. Trong những ngày này, múa lân trở thành hoạt động thường nhật tại nhiều thành phố, đặc biệt là ở các trung tâm mua sắm. Đối với người dân Indonesia, chứng kiến múa lân là một hoạt động vô cùng thú vị. Người ta cho rằng ý nghĩa của múa lân mang lại sự thịnh vượng, bình an cho cuộc sống của mọi người. Vào dịp Tết Imlek, các cuộc thi thể thao, biểu diễn thời trang liên tục diễn ra. Các khu chợ cung cấp thực phẩm, tiền cho người nghèo. Nhiều cửa hàng, trung tâm mua sắm tràn ngập màu đỏ và hình trang trí kiểu Trung Quốc. Những người gốc Trung Quốc tại Indonesia cũng hay có thói quen gửi thiếp mừng năm mới tặng du khách, bạn bè và người thân.</P>

<P><B>Lễ hội Ramadan</B></P>

<P>Ramadan là dịp lễ kéo dài suốt tháng 9 theo lịch Hồi giáo (tuỳ theo từng năm nhưng thường rơi vào khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 dương lịch). Lễ hội diễn ra trong cộng đồng người theo đạo Hồi ở bất cứ quốc gia nào. Người theo đạo Hồi coi tháng lễ Ramadan là khoảng thời gian để cầu nguyện và tẩy rửa tội lỗi. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội họ nhịn ăn, nhịn uống, nhịn hút thuốc và không quan hệ tình dục từ lúc mặt trời mọc cho tới lúc mặt trời lặn. Họ cũng đọc kinh Coran, tích cực làm điều thiện và tránh làm các điều không tốt lành như nói dối, mắng chửi...  Ramadan mang ý nghĩa là tháng lễ nhịn ăn đặc biệt của người Hồi giáo trên thế giới.</P>

<P>Người Indonesia rất coi trọng việc giữ thể diện và họ rất lịch sự. Vì vậy, khi giao tiếp du khách không được quên sử dụng chức vụ và tên khi xưng hô với người Indonesia. Du khách nên đứng dậy khi thấy người Indonesia bước vào phòng. Trang phục của người nghèo có thể được chấp nhận thiếu thốn. Nhưng những du khách ăn mặc thiếu thốn: không dép, quần sóc, áo dây... bị coi là không lịch sự. Có thể chấp nhận quần lửng, nhưng phải rộng và ít nhất là đến gối. Du khách phải luôn luôn cởi giầy trước khi vào nhà thờ Hồi giáo và thông thường phải cởi giầy trước khi vào nhà ai đó. Người indonesia khi chào người lớn thường không ngẩng cao đầu mà hạ thấp cổ hay hạ thấp vai khi đi qua để thể hiện sự tôn trọng.</P>

<P>Việc nhịn ăn và nhịn uống vào ban ngày có nhiều ý nghĩa, nhưng ý nghĩa đầu tiên là để giúp cảm thông với người nghèo khi mọi người cùng trải qua đói và khát, sau nữa là để tự kiềm chế và làm trong sạch cơ thể cũng như tâm hồn của mỗi người. <BR><BR>Mặc dù Ramadan là tháng lễ chung của tất cả người Hồi giáo, song các tập tục và nghi lễ ở mỗi địa phương khác nhau do sự khác biệt về nền tảng lịch sử và địa lý. Ở vùng Semarang, tỉnh Trung Java, người dân đón Ramadan trong tiếng "Dugderan" (âm thanh từ tiếng trống của các thánh đường Hồi giáo, nghe như sự kết hợp giữa tiếng trống và tiếng pháo). <BR><BR>Người Hồi giáo ở một số địa phương khác trong tỉnh Trung Java và tỉnh đặc khu Yogyakarta thì lại ngâm mình trong nước hoặc tắm tại các dòng suối "thiêng" để chào đón Ramadan. <BR><BR>Ở các tỉnh Aceh và Tây Sumatra, trên đảo Sumatra, người dân có tập tục "Meugang," mổ dê, cừu hoặc trâu, rồi đem phân phát cho người nghèo khi bước vào tháng Ramadan. Nghe nói tập tục này đã tồn tại ở Aceh từ khoảng năm 1.400. <BR><BR>Trong khi đó, ở thủ đô Jakarta, trong những ngày này, các "warung" (quán nhỏ) bán đồ ăn bên vỉa hè đều đóng cửa vào ban ngày, nên đường phố thông thoáng hơn so với những ngày bình thường.</P>

<P><BR><B>Lễ hội trèo cây cau bôi mỡ</B></P>

<P>Lễ hội trèo cây cau được bôi mỡ (tiếng địa phương là Panjat Pinang) đã trở thành một trong những phong tục phổ biến nhất Indonesia. Panjat Pinang là một cách kỉ niệm ngày Độc lập độc đáo của quốc đảo này.</P>

<P> Hàng năm, ở mọi vùng miền trên khắp cả nước, nhiều cây cau cao vút bị chặt ngọn, chỉ còn thân cây thẳng đứng, và một loạt giải thưởng treo quanh một vòng bánh xe được đặt trên ngọn cây. Trước đó thân cây bị bôi kín mỡ hoặc các chất bôi trơn khác và các thanh niên được mời tham gia lấy giải thưởng.<BR>Vì các cây cau đều khá cao và rất trơn, nên một mình trèo cây thì gần như không có cơ hội lên tới đỉnh, do vậy người tham gia thường kết hợp với nhau và chia phần thưởng nếu họ thành công. Các phần thưởng gồm có thực phẩm như bơ, đường, bột mì, và quần áo. <BR>Phong tục Panjat Pinang gây nhiều tranh cãi. Trong khi hầu hết người Indonesia tin rằng đây là một thử thách mang tính giáo dục, mọi người phải biết hợp tác với nhau và làm việc chăm chỉ mới đạt được mục tiêu, thì những người khác lại cho rằng Panjat Pinang là một biểu hiện thoái hoá, phát đi thông điệp không tốt đến giới trẻ Indonesia.</P>

<P> </P>

<P>Các lễ hội tiêu biểu tại các Đảo</P>

<P><B> </B></P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P><B>1. Đảo Jawa</B></P>

<P><B>Lễ hội Kasada của người Tengger:</B>.</P>

<P> Đây được mệnh danh là một trong những lễ hội hoành tráng, đáng tham dự nếu du khách có ghé thăm vùng đất Indonesia. Cảm giác nín thở theo từng các bước chân của người bản xứ, cùng họ tham dự một nghi lễ hiến tế thiêng liêng và duy nhất làm đắm say hàng ngàn du khách. Đó sẽ là khoảnh khắc khó quên nhất.</P>

<P><B>   </B>Lễ hội Kasada gắn liền với truyền thuyết dân gian mang ý nghĩa sâu sắc của người dân Indonesia đối với các bậc tiền nhân. Ngôi đền Pura Luhur Poten là nơi tổ chức lễ hội Yadnya Kasada hàng năm của người dân Indonesia. Sự kiện này diễn ra trong suốt 1 tháng, và vào ngày 14 của tháng, người Tengger sẽ tụ họp ở đền để cầu nguyện thượng đế Ida Sang Hyang Widi Wasa và Mahameru (Mt Semeru). Sau đó đoàn người sẽ dọc theo hơn 50 bậc đá để lên đỉnh Mt Bromo, nơi đặt rất nhiều đồ cúng tế: hoa quả, gạo muốn và các thực phẩm địa phương, rồi sẽ được ném cả vào lòng núi lửa đang bốc khói. </P>

<P>Lễ hội Kasodo bắt nguồn từ câu chuyện về một người con gái có tên là Prabu Brawijaya (<I>Roro Anteng</I>), lấy một người có tên là Joko Senger (thuộc dòng dõi Brahman), người mà sau này trở thành vua có tước hiệu là Purbawies Mangkurat Ing Tengger. Mãi đôi vợ chồng này không có con nên họ leo lên đỉnh núi lửa cầu xin thần Hyang Widi cho họ người nối dõi. Một khi lời thỉng cầu này được chấp nhận, họ hứa sẽ dâng đứa con út của mình <I>(Kusuma</I>).</P>

<P> Sau này họ có 25 người con nhưng không muốn hi sinh đứa con út của mình và ẩn náu ở một nơi cách xa núi lửa. Vị thần tức giận, núi lửa phun nham thạch và lửa.  Kúuma bị nham thạch cuốn vào miệng núi lửa. Sauk hi yên ắng trở lại còn nghe thấy tiếng Kusuma xin phép cha mẹ, các anh chị, đồng thời dặn lại rằng, mỗi năm một lần vào ngày trăng tròn, đúng vào 14 tháng Kasodo hãy tiến hành lễ cúng tế vào miệng núi lửa. Từ đó tập quán cúng tế đã trở thành nghĩa vụ của người Tengger sống ở gần núi lửa này.</P>

<P> </P>

<P><B>Lễ hội Gerebey của người yoyyakartan</B>:</P>

<P>Trong lịch sử, lế hội Gerebeg đã đựơc tổ chức từ triều đại Majapahit, vào thế kỷ XII, khi miền Đông Jawa còn là trung tâm chính trị của người Jawa theo Ấn Độ giáo. Sau khi vương quốc Majahapit sụp đổ, người Jawa theo đạo Islam đã lập một vương quốc Demak ở miền Trung Jawa bây giờ, thì lễ hội của người Jawa theo Ấn Độ giáo đó bị cấm. Nhưng chính theo sáng kiến của nhà truyền đạo Islam nổi tiếng Giáo sỹ Caligiôghô (<I>Sunan Kalijogo</I>), lễ hội Gerebeg đựơc khôi phục lại, được đổi mới và trở thành công cụ đắc lực để tiếp tục truyền bá đạo Islam một cách sâu rộng hơn. Từ đó, lễ hội Gerebeg đựợc tổ chức đều đặn cho đến hiện nay.</P>

<P>Sau khi đuợc Islam hoá, lễ hội Gerebeg đựơc tổ chức ba lần trong một năm:</P>

<P>1.       Gerebeg Maulud, đựơc tổ chức vào ngày 12 tháng Maulud tức tháng 3 theo lịch Jawa. Đây là lễ kỷ niệm ngày sinh của nhà tiên tri Mahammad (<I>Nabi Muhammad),</I> người sáng lập ra đạo Islam vào thế kỷ thứ VII sau công nguyên.</P>

<P>2.       Gerebeg Syawal, tổ chức vào ngày 1 tháng Syawal tức là tháng 10 theo lịch Jawa để chào mừng thắng lợi của đợt nhịn ăn <I>(puasa),</I> còn gọi là lễ mãn chay tháng Ramadan (<I>tháng chín theo lịch Islam)</I></P>

<P>3.       Gerebeg Besar, tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Besar theo lịch Jawa trùng với ngày lễ hành hương (<I>Haji</I>) ở Mekka, còn gọi là lễ hành hương.</P>

<P>Trong 3 lần lễ hội Gerebeg đó, Gerebeg Maulud được tổ chức linh đình và có quy mô hơn cả.</P>

<P><B>Nghi lễ Mitoni của người Jawa</B>:</P>

<P>Một trong những nghi lễ mà người Jawa giữ gìn nhất đó là nghi lễ Mitoni. Người Jawa sống ở ngay quê hương mình hay đã phải sống ở vùng khác thậm chí sống ở nước ngoài, người bình thường, người thuộc tầng lớp giàu có hoặc người có học vấn cao đều quan tâm giữ gìn nghi lễ này.</P>

<P>Sau khi tổ chức lễ cưới, khi cô dâu đã có thai được 7 tháng, bố mẹ lo tiến hành lễ Mitoni. Từ Mitoni của tiếng Jawa là dạng biến thể của từ pitu nghĩa là con số bảy. Nghi lễ được tiến hành với mục đích cầu xin để thượng đế (<I>Sing Murbeng Dumadhi) </I>và tổ tiên phù hộ cho bố mẹ và thai nhi còn ở trong bụng mẹ được bình an vô sự.</P>

<P><B>Nghi lễ Tedak siten:</B></P>

<P>Một nghi lễ của người Jawa được tiến hành khi một đứa trẻ đủ bẩy tháng tuổi, đã bắt đầu chập chững tập đi. Tiếng Jawa, tedak nghĩa là bước đi, siten (<I>biến thể của siti</I>) nghĩa là đất. Mỗi khi trong gia đình có đứa trẻ 7 tháng tuổi, người ta bắt đầu lo tổ chức nghi lễ này.</P>

<P>Để làm lễ Tedak Siten, gia đình thường chọn khi đẹp trời, vào buổi sáng ngay tại sân nhà. Gia đình cũng chuẩn bị lễ vật cần thiết dâng cho thượng đế (<I>Sing Murbeng Dumadhi</I>) và tổ tiên, cầu mong cho cháu gặp nhiều may mắn trên đường đời. Sau khi các khâu chuẩn bị xong, bố mẹ và một số khách mời tới tập trung tại nơi tiến hành nghi lễ.</P>

<P>Nói chung lễ Tedak Siten thường được tiến hành theo mấy bước sau đây:</P>

<P>1.       Mẹ hoặc người chăm sóc dắt đứa trẻ đi trên 7 đĩa bánh gia-đa (<I>jadah)</I> làm bằng xôi giã thật mịn, hi vọng sau này bước vào đời cháu sẽ có đủ nghị lực dẻo dai trước khó khăn trở ngại;</P>

<P>2.       Dắt đứa trẻ lên một cầu thang làm bằng cây mía. Cây mía tiếng Jawa gọi là tebu cũng là từ rút gọn của anteping kalbu nghĩa là lòng quyết tâm. Với bước này, gia đình hi vọng đứa trẻ sẽ trở thành con người có lòng quyết tâm cao trước khó khăn.</P>

<P>3.       Từ cầu thang làm bằng cây mía, đứa trẻ bước xuống đất cát, rồi để đứa trẻ chơi nghịch cát, bới cát như con gà bới cát kiếm ăn, biểu tượng cho sự cần cù lao động sau này.</P>

<P>4.       Cho đứa trẻ chui vào lồng gà đã đựoc trang trí đẹp, trong lồng gà người ta đặt một số vật như: sách vở, đồ trang sức, cơm, bông, vòng tay... Trong lồng gà, đứa trẻ sẽ chọn lấy một trong số những vật mà nó thích. Nếu cháu chọn sách vở chẳng hạn, người ta cho rằng sau này cháu sẽ trở thành một vị giáo sư, nếu chọn đồ trang sức, sau này sẽ trở thành người giàu có... Chui vào lồng gà là tượng trưng cho sự hoà nhập vào cuộc đời.</P>

<P>5.       Tiết mục cuối cùng là cho đứa trẻ tắm hoặc rửa chân bằng nước ngâm các loại hoa thơm để hi vọng lúc lớn lên đứa trẻ sẽ mang lại tiếng thơm cho gia đình.</P>

<P><B> </B></P>

<P><B>2. Đảo Sumba</B></P>

<P><B>Lễ hội Pasola</B></P>

<P>Nói đến Sumba, người ta sẽ nhắc đến lễ hội Pasola đầy ấn tượng. Đó là một trò chơi chiến đấu mang tính cộng đồng được tổ chức mỗi năm một lần nhằm chào mừng mùa gặt mới (giữa tháng 2 và tháng 3 hàng năm - ứng với tháng chay <I>wula podu</I> trong phong tục địa phương). Lúc này, loài sâu biển<I>nyale</I> sinh trưởng đông đúc quanh đảo, được người dân tin là dấu hiệu của mùa màng bội thu. Thời gian và hình thức lễ hội cụ thể đều do thầy cúng (<I>rato</I>) quyết định. Năm 2008, lễ hội sẽ được tổ chức 2 lần: ngày 2 tháng 2 tại làng Lamboya; và vào ngày 1 tháng 3 tại bãi biển Wanokaka.</P>

<P>Sáng sớm ngày hội, thầy tư tế và đoàn tùy tùng sẽ ra bờ biển khấn cầu thần thánh theo nghi thức Marapu. Tại đây, họ hiến tế một con gà ác, rồi dùng tim gà để đoán đọc "thông điệp" của thánh thần để biết liệu lễ hội Pasola có được phép tiến hành hay không. Nếu mọi việc suông sẻ, họ ào ạt xuống biển bắt các con sâu biển nhiều màu sắc mang về khai hội.</P>

<P>Trung tâm của lễ hội Pasola là cuộc đấu phóng lao trên lưng ngựa của cánh nam giới được lựa chọn khắt khe. Các chiến binh phải là những tay cưỡi ngựa điêu luyện và có tài phóng lao cừ khôi. Thường hai làng kế cận họp lại tổ chức thành 2 đội chơi lên đến hàng trăm chiến binh mỗi bên. Khi chơi, họ phi ngựa, tay cầm những chiếc lao bằng gỗ (lao cùn để không gây sát thương), mắt lúc nào cũng phải quan sát kỹ để những chiếc lao của họ phóng đi trúng vào đối phương, đồng thời phải tránh những chiếc lao của người khác. Theo luật chơi, họ không được phóng lao vào những người đã ngã ngựa, người đi dưới bãi cỏ, và đặc biệt nếu bị phóng trúng vào người thì không được nuôi chí trả thù. Lễ hội thường kéo dài hàng giờ do các tay chơi đều thiện nghệ, chỉ kết thúc khi những chiếc lao được phóng đi trúng đích. Bên nào có số người bị lao phóng trúng vào người nhiều hơn sẽ thua cuộc. Thời trước, người ta phóng lao thật, và lễ hội chỉ thực sự kết thúc khi có một ai đó đã đổ máu. Khi ấy, người Sumba tin rằng máu của chiến binh rơi trong lễ hội Pasola là những giọt máu thiêng, được tin là có chức năng giúp tạo nên sự phồn sinh của đất mẹ.</P>

<P>Lễ hội mang ý nghĩa chào mừng một mùa màng mới đầy bội thu. Ngày tổ chức lễ hội sẽ do các thầy cúng chủ trì. Trước đó họ sẽ cúng một con gà ác, mổ tim nó ra và các thầy cúng sẽ nhìn vào đó mà đoán ý thánh thần, xem lễ Pasola tổ chức bây giờ đã được hay chưa. Nếu được họ sẽ ra biển, bắt những con sâu biển đủ màu sắc lên để dùng trong lễ hội. Đây là một truyền thống văn hóa lâu đời trên đảo Sumba, du khách có thể tham gia cùng để thấy được sự sinh động của buổi lễ hội.</P>

<P><B>3. Đảo Kalimanta</B><B>: </B></P>

<P><B>Lễ hội Erau hudge của người Dayak</B></P>

<P>Lế hội của người Dayak ở Iram, Bangun và Kutai, được tổ chức sau ngày mùa gặt và kéo dài vài ngày. Mục đích của lễ hội này là bày tỏ lòng biết ơn của con người đối với các đấng thần linh. Trong những ngày lễ hội, ngoài các nghi lễ còn có múa hát và các trò chơi thi đấu dân gian.</P>

<P><B>Lễ thức Erau hudge của người Dayak</B></P>

<P>Lế thức của người Dayak Kenyak và Dayak Punan. Được tổ chức hang năm để cảm tạ tổ tiên đã phù hộ độ trì cho một năm làm ăn may mắn. Hôm đó, người ta làm lế dâng lễ vật lên cho các linh hồn tổ tiên.</P>

<P><B>Lễ tang Tiwah của người Dayak</B></P>

<P> Lễ tang của người Dayak. Theo quan niệm của người Dayak, cái chết là sự chuyển dịch của con người từ thế giới loài người sang thế giới bên kia. Về cơ bản, lễ tang của người Dayak vừa là biểu thị sự kính trọng đối với linh hồn , vừa là những phương tiện đưa linh hồn người quá cố về thế giới của thần linh. Hơn thế nữa, người Dayak ở miền Trung đảo Kalimantan coi Tiwah là lễ thức rất quan trọng, vì họ tin rằng, linh hồn của người chết vẫn còn lẩn quất quanh khu nhà của người sống. Chỉ sau khi lễ Tiwah được tiến hành thì linh hồn mới đựơc siêu thoát để về thế giới bên kia.</P>

<P>Xương cốt của người chết được gom lại, bọc vào tấm vải đỏ <I>(dakadin</I>), tấm vải đựơc đặt vào chiếc kồng (<I>gurantung),</I> sau đó được đem cất vào nhà kho riêng <I>(sandung</I>). Trong suốt thời gian làm nghi thức trên, mọi người đánh cồng, đánh trống và hát. Upo (vị chủ tế) đọc lời khấn để cho các basirs hay panumba (những người phụ tế) nhắc lại. Tiếng trống lại nổi lên, nhưng đã đổi nhịp để lễ chậm rãi.</P>

<P>Thoạt đầu, hồn người chết được đánh thức dậy. Sau đó hồn được mời nhập vào bộ quần áo riêng, được chào mời thật nhã nhặn và được đặt tên mới. Cuối cùng, hồn được đưa đến nhà chờ (<I>belay entay</I>) ở trong đồi pasoran raung (quan tài).</P>

<P>Sau tất cả mọi việc trên, Salumpuk liaw haring kaharingan (hai hồn: hồn của thể xác và hồn của tinh thần) đựơc mời từ nơi có tên là Balu Indu Rangkang ra hoà vào nhau để rồi cùng đi tới một nơi gọi là Banama Nyaho. Từ nơi này, cuộc hành trình của hồn tiếp tục đi tới Lewu tata panungkup.</P>

<P>Trong suốt lễ Tiwah, mọi người hát và múa bên hài cốt của người chết cả đêm ( cả đàn ông và đàn bà, cả người già và người trẻ, tất cả mọi người tới dự lễ.)</P>

<P><B>4. Đảo Bali: </B></P>

<P><B>Tết</B><B> Tahun Baru Saka</B></P>

<P>Phần lớn người theo đạo Hindu ở Indonesia sống tại đảo Bali, hòn đảo du lịch nổi tiếng. Người dân ở đây có ngày lễ tết riêng gọi là Tahun Baru Saka. Ngày tết này còn được gọi là Nyepi. Ngày tết được tổ chức hàng năm theo cách tính thời gian của đạo Hindu. Tahun Baru Saka  được xem như ngày chào đón một năm mới. Vào ngày này, tại Bali vô cùng náo nhiệt và rộn rã. Tất cả dân làng cùng tập trung ở một khu vực để ăn mừng. Thức ăn được chuẩn bị trong hai ngày để phục vụ số lượng người tham gia đông đảo. Các hoạt động vui chơi giải trí cũng được tổ chức tại các sân khấu trung tâm của đảo.<B> </B></P>

<P><B> </B></P>

<P><B>Lễ</B><B> Galungan</B><B> và Kunigan của người Bali:</B></P>

<P>Trong lịch lễ hội với đầy các ngày lễ và các nghi thức tôn giáo, tháng Giêng là tháng quan trọng nhất của người Bali. Người ta tập trung vào ngày 14 với sự kiện quan trọng nhất của Đảo, Galungan, một lễ hội thể hiện chiến thắng của điều thiện đối với điều ác. Vào ngày này, nguời ta trang trí, tặng quà cho nhau, hát nhạc Gamelan và nhảy múa.</P>

<P>Lễ hội Kunigan diễn ra chin ngày sau lễ hội Galungan, và thêm một lần nữa vào ngày 23 tháng 8. Trong ngày này, người ta cũng tặng quà cho nhau và các nghi lễ tôn giáo nhằm thờ phụng ông bà tổ tiên đươc tổ chức rộng khắp ở Bali.</P>

<P><B> </B></P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P><B> </B></P>

<P><B>Phong tục tập quán của người indonexia</B></P>

<P>Văn hoá Indonesia không thuần nhất, là sự hoà hợp đa dạng giữa các nền văn hoá và phong tục của nhiều tôn giáo, trong đó, Hồi giáo có ảnh hưởng lớn (khoảng 86% dân số là người hồi giáo).</P>

<P><B>Con người</B></P>

<P>Người indonesia thường cởi mở và thân thiện .Việc bắt tay được xem là thói quen với cả nam lẫn nữ khi được giới thiệu và nụ cười là một đặc điểm dễ mến của người indonesia.Việc chỉ ngón tay vào người khác được xem là thô lỗ.Cần chỉ vào người nào,bạn hãy dùng ngón tay hoặc ra hiệu bằng cằm.</P>

<P>Người indonesia hiếm khi phát tay vào mông trẻ em,nhưng đôi khi cho chúng một cái véo nhẹ vào đúng chỗ khi thật cần thiết .Cái ngắt nhẹ vào một bên cũng là dấu hiệu của sự quý chuộng.</P>

<P>Cũng giống như ở những nước hồi giáo khác,bàn tay trái không bao giờ được dùng để đưa hay nhận đồ vật,đặc biệt là thức ăn và tiền,vì theo truyền thống bàn tay này được coi là không sạch sẽ.Những tín đồ hồi giáo nghiêm khắc ở Jakarta cũng tin rằng chó là không sạch sẽ và cảm thấy không thỏa mái với chúng.Hầu hết người indonexia theo giới luật của Hồi giáo là cấm ăn thịt heo,và một số người còn cữ các loại trai sò và chân ếch nữa.Ngược lại,nhiều người theo đạo Hinđu ở Bali lại ăn thịt heo và cữ thịt bò.Trong tháng chay Ramadan,người Hồi giáo không ăn uống,không hút thuốc từ lúc bình minh cho đến lúc mặt trời lặn.</P>

<P>Trong số nhiều chủng người đa dạng ở Indonesia,người Bali có óc sáng tạo đặc biệt với nền văn hóa cao về sân khấu.Họ rất màu mè và thích trang trí,đồng thời cũng thích âm nhạc và múa.Dayak là tên tập thể của hơn 200 bộ tộc hình thành người gốc Kalimantan.Người Java(nhóm người đông nhất)nguyên thủy bắt nguồn từ dân tộc Mông Cổ.</P>

<P>Người Indonesia rất coi trọng việc giữ thể diện và họ rất lịch sự. Vì vậy, khi giao tiếp bạn không được quên sử dụng chức vụ và tên khi xưng hô với người Indonesia. Điều này được xem là lịch sự khi chào hỏi một ai đó có chức vụ ngang bằng hoặc cao hơn bạn. Bạn nên đứng dậy khi thấy người Indonesia bước vào phòng.</P>

<P>Người Indonesia không phê bình trực tiếp một người nào đó và thường tán thành những điều bạn nói hơn là làm bạn mất lòng. Người Indonesia rất thích được khen ngợi và vì vậy bạn nên chú ý những điểm mạnh của người Indonesia mà bạn giao tiếp để có những lời khen thích hợp và hơn nữa bạn cũng cẩn thận với những lời chê bai, mỉa mai - những lời hoàn toàn không có lợi cho bạn.</P>

<P>Họ cũng thích nói một điều gì đó hơn là tỏ ra không biết trả lời. Nếu bạn không biết về đường đi ở Indonesia, tốt hơn hết là nên chuẩn bị một bản đồ hoặc hỏi trước chắc chắn cách đi đến nơi mình cần. Nếu bạn hỏi những người bên đường, bạn có thể bị chỉ sai hướng.</P>

<P><B>Tập quán:</B></P>

<P>Tập quán thay đổi theo từng đảo trong vùng quần đảo này,vì có rất nhiều sắc tộc sống trong khu vực rộng lớn đó.Người ta nhìn chung thường lịch sự và nói năng nhẹ nhàng.Những người nước ngoài ăn mặc "không nhã nhặn" ,nói lớn tiếng và dùng những cử chỉ quá mạnh thường không được ưa.Looia ăn mặc không nhã nhặn có nghĩa là phái nữ mặc quần hoặc ăn mặc hở hang.Khi vào một ngôi chùa nên quấn một chiếc khăn choàng quanh eo.</P>

<P>Bạn cũng đừng bao giờ chạm vào đầu người khác.Người Indonesia coi đầu như chỗ đặt linh hồn,do đó là một chỗ linh thiêng.Khách đến thăm khi được mời ăn uống nên dùng những món được mời. Khi đến viếng những tượng đài tôn giáo hay những nơi linh thiêng,bạn nên dè dặt trong cách ăn mặc và cách ứng xử.Những người muốn chụp ảnh người khác nên hỏi ý kiến trước,đặc biệt là ở những vùng xa xôi,nơi hình ảnh con người có thể trái với truyền thống hay niềm tin của họ.</P>

<P>Bạn cũng đừng đứng ở vị trí cao hơn tượng Phật,và tuyệt đối đừng bao giờ trèo lên tượng phật.Đừng bao giờ ngửa bàn chân cho người khác thấy và cũng đừng hướng mũi bàn chân về phía người khác.</P>

<P><B>Những kiêng kị của người Indonesia</B></P>

<P>Indonesia là đất nước theo đạo Hồi. Do vậy, nên tránh mặc các trang phục không kín đáo.</P>

<P>Trang phục của người nghèo có thể được chấp nhận thiếu thốn, Nhưng những người du khách ăn mặc thiếu thốn: không dép, quần sóc, áo dây... bị coi là không lịch sự. Có thể chấp nhận quần lửng, nhưng phải rộng và ít nhất là đến gối.</P>

<P>Mặc dầu những nơi thờ phụng được mở cửa cho tất cả mọi người, nhưng khi muốn vào cũng phải có sự cho phép, đặc biệt là khi những nghi lễ đang được tiến hành, và bạn phải bảo đảm rằng bạn đã ăn mặc chỉnh tề. Bạn phải luôn luôn cởi giầy trước khi vào nhà thờ Hồi giáo và thông thường phải cởi giầy trước khi vào nhà ai đó.</P>

<P>Không nên có các cuộc hẹn vào lúc 11h sáng đến 1h chiều vào các ngày thứ 6 vì thời gian này hầu hết mọi người Hồi giáo đều đến nhà thờ</P>

<P>Không được vuốt đầu của người Indonesia cũng như những người Châu Á, vì như thế là mất lịch sự. Người Indonesia khi chào người lớn thường không ngẩng cao đầu mà hạ thấp cổ hay hạ thấp vai khi đi qua để thể hiện sự tôn trọng.</P>

<P>Khi đưa hay nhận một vật gì bạn nhớ dùng tay phải (không được dùng tay trái vì tay trái đối với phần lớn người Indonesia là không sạch sẽ). Để an toàn, bạn nên dùng cả hai tay khi trao hoặc nhận vật gì để sự kính trọng và lịch sự. Nên nhớ, người Indonesia rất kính trọng người cao tuổi, vì vậy khi giao tiếp với người cao tuổi cần thể hiện sự kính trọng, lịch sự.</P>

<P>Không được chống nạnh, cũng không nên mang kính mát khi nói chuyện với người Indonesia vì như thế là không lịch sự và bị xem như là có thái độ coi khinh. Không được bỏ tay vào túi quần, vì như thế bị xem là kiêu ngạo.</P>

<P>Bắt tay là thói quen của đàn ông lẫn phụ nữ khi được giới thiệu và chào hỏi. Khi bắt tay cần vừa phải, không nắm chặt qúa cũng không buông lơi, không giữ tay quá lâu.Cách đúng đắn khi vẫy gọi một người nào đó là mở rộng bàn tay và cử động các ngón tay theo hướng đi xuống giống như vẫy tay chào tạm biệt. Những cách vẫy gọi khác có thể bị coi là mất lịch sự.</P>

<P><EM><B>Những món quà nên tránh tặng:</B></EM></P>

<P>Tránh tặng dao, kéo hay các đồ vật nhọn khác vì họ cho là dễ bị cắt đứt mối quan hệ;</P>

<P>Nên tránh tặng các vật thường được sử dụng trong tang lễ như những đôi dép bằng rơm, đồng hồ, khăn tay, quà tặng được gói bằng giấy màu trắng, đen hay màu xanh;</P>

<P>Không được tặng rượu, nước hoa, thịt heo, những sản phẩm làm từ da lợn hay những đồ như: dao, chó đồ chơi, tranh hình con chó cho người theo đạo Hồi.</P>

<P>Đối với những người theo đạo Hindu thì không nên phục vụ những món làm từ thịt bò hay sản phẩm làm từ súc vật khác. Ngoài ra, cũng không nên tặng các đồ vật làm từ da.</P>

<P><B>Ngôn ngữ và chữ viết</B></P>

<P><B>Ngôn ngữ</B></P>

<P>Đa số người Indonesia là hậu duệ của những người nói tiếng Austronesia có nguồn gốc từ Đài Loan. Các nhóm chính khác gồm người Melanesia, sống ở phía đông Indonesia. Có khoảng 300 sắc tộc bản địa khác nhau tại Indonesia, và 742 ngôn ngữ cùng thổ ngữ được sử dụng trên vùng quần đảo.Những ngôn ngữ khác nhau ứng với từng nhóm sắc tộc khác nhau.Trong số này,những ngôn ngữ địa phương nổi bật có tiếng:</P>

<P>Aceh,Batak,Sundan,Java,Sasak,Teturn,Dayak,Minahasa,Toraja,Bugin,Halmahera,Ambon,Ceram,và vài ngôn ngữ của người Irian.</P>

<P><B>Tiếng Indonesia</B> (<I>Bahasa Indonesia</I>) là ngôn ngữ chính thức của Indonesia. Tiếng Indonesia là một tiếng chuẩn của tiếng Mã Lai được chính thức xác định cùng với tuyên ngôn độc lập của Indonesia năm 1945. Tiếng Mã Lai và tiếng Indonesia vẫn khá tương đồng.</P>

<P>Ngôn ngữ quốc gia, tiếng Indonesia, được dạy trong các trường học và đại học, và được sử dụng bởi hầu hết mọi người dân Indonesia. Đây là ngôn ngữ được dùng trong thương mại, chính trị, truyền thông quốc gia, giáo dục và hàn lâm. Về nguồn gốc nó từng là một ngôn ngữ chung cho hầu hết cả vùng, gồm cả nước Malaysia hiện nay, và vì thế có quan hệ chặt chẽ với tiếng Malaysia. Tiếng Indonesia lần đầu tiên được những người theo chủ nghĩa quốc gia truyền bá vào thập niên 1920, và đã được tuyên bố là ngôn ngữ chính thức khi nước này giành độc lập năm 1945.</P>

<P>Phần lớn dân Indonesia, ngoài nói một thứ tiếng quốc ngữ này ra, thường thông thạo một thứ tiếng khu vực hoặc phương ngữ (ví dụ như Minangkabau, Sunda và Java), những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến ở nhà và ở cộng đồng địa phương. Trong số các ngôn ngữ đó, tiếng Java được sử dụng nhiều nhất bởi nó là ngôn ngữ của nhóm sắc tộc lớn nhất. Mặt khác, Papua có 500 hay nhiều hơn các ngôn ngữ bản địa Papua và Austronesia, trong một vùng chỉ có 2,7 triệu dân. Đa số những người già hiện nay vẫn có thể nói tiếng Hà Lan ở một số mức độ thành thạo.</P>

<P>Giáo dục chính quy, cũng như tất cả các phương tiện quốc gia và các hình thức truyền thông khác đều sử dụng tiếng Indonesia. Ở Đông Timor, nơi từng là một tỉnh của Indonesia từ năm 1975 đến năm 1999, tiếng Indonesia được thừa nhận là một trong hai ngôn ngữ đang được sử dụng (ngôn ngữ còn lại là tiếng Anh, bên cạnh các ngôn ngữ chính thức là tiếng Tetum và tiếng Bồ Đào Nha).</P>

<P> </P>

<EM>Hệ thống viết</EM>

<P>Tiếng Indonesia được viết nhờ sử dụng bảng chữ cái Latin. Nó hợp lí ngữ âm hơn so với nhiều ngôn ngữ - mức độ tương ứng giữa âm và dạng viết nói chung rất chuẩn mực.</P>

<P>Các phụ âm được đại diện ở một mức độ nào đó tương tự như tiếng Ý, mặc đù ‹c› luôn luôn là /tʃ/ (như ‹ch› của tiếng Anh), ‹g› luôn luôn là /ɡ/ ("hard") và ‹j› đại diện cho /dʒ/ tương tự như trong tiếng Anh. Thêm vào đó, ‹ny› đại diện cho âm mũi vòm miệng /ɲ/, ‹ng› được sử dụng cho âm velar mũi /ŋ/ (có thể xảy ra khởi tạo từ), ‹sy› cho /ʃ/ (‹sh› của tiếng Anh) và ‹kh› cho voiceless velar fricative /x/. Cả hai /e/ và /ə/ đều được đại diện bởi ‹e›.</P>

<P>Một nguồn gốc chung làm người đọc nước ngoài lúng túng, đặc biệt là khi đọc địa danh, là các thay đổi đánh vần trong ngôn ngữ xảy ra từ khi Indonesia độc lập. Các thay đổi dùng phổ biến bao gồm:</P>

<P><B>Đánh vần<BR>cũ</B></P>

<P><B>Đánh vần<BR>mới</B></P>

<P>oe</P>

<P>u</P>

<P>tj</P>

<P>c</P>

<P>dj</P>

<P>j</P>

<P>j</P>

<P>y</P>

<P>nj</P>

<P>ny</P>

<P>sj</P>

<P>sy</P>

<P>ch</P>

<P>kh</P>

<P>Cái đầu tiên trong các thay đổi này (‹oe› thành ‹u›) đã từng xảy ra xung quanh thời điểm độc lập vào năm 1947; tất cả những cái khác là một bộ phận của cuộc cải cách đánh vần được ủy trị chính thức vào năm 1972. Một vài đánh vần cũ (phái sinh từ chính tả tiếng Hà Lan) sống sót ở trong các tên riêng vốn có; ví dụ, tên của cựu tổng thống Indonesia thỉnh thoảng vẫn còn được viết là <I>Soeharto</I>, và thành phố Trung Java của Yogyakarta thỉnh thoảng được viết là <I>Jogjakarta</I>.</P>

<P><B>Hôn nhân:</B></P>

<P>Hôn nhân là khía cạnh không những quan trọng mà còn lý thú nhất của con người.Vì vậy phong tục hôn nhân của mỗi dân tộc lại mang đầy tính độc đáo,hấp dẫn.Indonesia được coi là nước với sự đa dạng về dân tộc chủng loại.Ở đây tôi xin giới thiệu một phần rất nhỏ những phong tục hôn nhân lý thú của 1 số dân tộc ở Indonesia.</P>

<P>Ở Indonesia thời gian từ khi đính hôn cho đến lúc cưới có khi kéo dài mấy năm, trong thời gian này hai họ tổ chức nhiều buổi lễ có cả phần trao đổi quà để hai bên gia đình gặp gỡ nhau, tăng thêm sự gần gũi gắn bó.</P>

<P>Sau khi được cầu nguyên ban phước lành cho cuộc hôn nhân, cô dâu trên đảo Java thường phải cách ly để một thiên thần đến gặp và ở lại với cô trong suốt sáu ngày thực hiện một nghi lễ kết hợp giữa phong tục địa phương và tục lệ đạo Hồi.</P>

<P>Đối với người  pa-pua ở Indonesia,trước ngày đón dâu ít hôm,nhà trai phải gửi một con lợn làm lễ dạm ngõ sang nhà gái.Ngày đón dâu,chú rể bày cho dân làng xem tất cả những vật mà mình sẽ nộp cho bố mẹ vợ tương lai:17 chiếc rìu đá đẹp,sắc,4 chiếc bát xà cừ bonghs sdangs,chiếc vòng đeo cổ có 3 cái vỏ ốc biển to màu trắng hình o-van.</P>

<P>Khi mặt trời đứng bóng,họ hàng nhà trai đem đồ dẫn cưới sang nhà gái.Chú rể ở nhà.Trong khi đó,tại nhà gái các bà các cô trang điểm cho cô dâu.Họ lấy mỡ lợn bôi lên người cô dâu,là cho nước da nâu của cô bóng lên.Chiếc dây thắt lưng giữu tấm khố nhiều tua rua của cô dâu cũng được bôi bóng băng mỡ lợn.Người đầu tiên xuất hiện ở nhà gái là ông mối.Tay phải ông cầm chiếc rìu nghi lễ,trên ngực đeo đầy những chiếc vòng bằng vỏ ốc.Đang tíu tít ,vui vẻ, mọi người đều im lặng khi đoàn đón dâu chải chiếu và bày những đồ dẫn cưới ra  nhà.Ông mối lúc đó nói : "nhà chúng tôi nghèo nên chỉ có chút này là đồ dẫn cưới".Một người đại diện nhà gái liền đỡ lời: "ngần này là đủ lắm rôi! Các ông các bà đã đem quá nhiều đò quý giá cho gia đình chúng tôi".Và mọi người vừa cầm các đồ dẫn cưới xem vừa trầm trò khen ngợi.Ông bố cầm chiếc dìu,đưa cho con gái.Cô gái cầm dìu,thoponr thức khóc vì sắp phải dời nhà mình về nhà chồng.Người cậu của cô cầm tay cô đặt vào tay ông bố chồng tương lai nói: "xin ông hãy nhớ,cháu nó còn trẻ người non da.Mong ông thương mến và dạy bảo cháu".Ông bố chồng cầm tay con dâu,đưa con dâu tới giao cho vợ.</P>

<P>Khi đoàn rước dâu chuẩn bị ra về,nhà gái dùng dao tre cắt thịt lợn chia cho tất cả mọi người,gọi là chút quà cưới.Mọi người nhận quà rồi chào nhà gái ra về.Trên đường về nhà chồng,cô dâu đi cạnh mẹ chồng và luôn được bà hỏi han,an ủi.Những người đàn ông cảm thấy hài lòng,im lặng đi.Vừa tới làng,đoàn rước dâu đã được phụ nữ trong làng ra đón.Họ ôm lấy cô và chúc cô hạnh phúc.</P>

<P>Suốt mấy tháng trước ngày cưới cô gái ngày ngày giúp mẹ chồng tương lai làm mọi việc trong nhà,ngoài nương.Gần đến ngày cưới,cô thịt một con lợn mà mình nuôi khao những người đã giúp người chồng tương lai của mình có những vật làm đò dẫn cưới.</P>

<P>Đến ngày cưới,đôi trai gái ăn mặc đẹp cùng ông chủ thôn ra sông theo sau họ là bà con họ hàng.Chú rể cầm gậy nện thật mạnh giết chết con lợn mà hai chàng trai trẻ khiêng tới.Trong lúc mọi người làm thịt lợn ông chủ hôn lấy trong gùi ra một chiếc khố của phụ nữ nhúng vào máu con lợn rồi mới giết .Xong,ông ta treo cái khố đó lên rễ cây đan cổ thụ bên cạnh vật tế cho các hồn ma.Mọi người đắp lò,nhóm bếp rồi nướng thịt.Ông chủ hôn vào bụi cây kiếm một số loại lá cây thiêng.Chính chú rể phải dùng dao che xả thịt con lợn ra từng miếng to để mọi người đem nướng.Đột nhiên ông chủ hôn đến cầm tay cô dâu và chú rể kéo ra sát bờ sông.Mọi người nín lặng chờ đợi.Ông chủ hôn nhúng túm lá thiêng xuống sông nói đôi câu thần chú rồi vẩy nước vào cô dâu,chú rể.Xông ông đưa hai người trỏ về đóng lửa.Đó là thời điểm vui nhất với tất cả mọi người.Ai nấy đua nhau ăn thịt nướng.Chon ra một củ khoai nướng, ông chủ hôn đọc mấy câu thần chú rồi đặt củ khoai vào miêng cô dâu và chú rể nói: " hãy ăn đi!Giờ thì hãy ăn và sống cùng nhau".Từ thời điểm đó,chàng trai,cô gái chính thức thành vợ chồng và được sống với nhau.</P>

<P>-Đối với trai gái ở đảo Gia va lấy nhau chủ yếu dựa theo tình yêu,ít bị cha mẹ ép buộc,nhưng nhất thiết phải được sự đồng ý của cha mẹ.Nhà trai chủ động cầu hôn.</P>

<P>Trước ngày cưới mấy hôm,chú rể đem pe-tu-kan -giá mua cô dâu và quà cho cô dâu đến nhà gái.Tùy thuộc vào gia cảnh nhà trai cũng như sự thỏa thuận giữa nhà trai và nhà gái mà pe-tu-kan có thể lớn hay nhỏ:hoặc một con trâu,hoặc một con bò,hoặc một số đồ gia dụng ,hoặc một món tiền nhỏ.</P>

<P>Lễ cưới bao giờ cũng tổ chức tại nhà gái.Nhà trai tổ chức đám rước dâu trọng thể.Một tốp họ hàng nhà gái ra đón đoàn khách nhà trai.Ngày cưới cô dau chú rể ăn vận theo kiểu bà chúa,ông hoàng xưa.Khi hai họ gặp nhau,cô dâu,chú rể cầm lá trầu ném vào nhau.Người Gia-va cho rằng :cô dâu ,chú rể ai ném lá trầu trúng vào người kia trước sẽ được coi là người có vai trò chính trong gia đình sau này.Bữa tiệc cưới linh đình được tổ chức .Cô dâu chú rể cùng ăn chung một đĩa thức ăn trước mặt mọi người.Khi cô dâu,chú rể đang ăn,mọi người bốc gạo ném vào họ để cầu mong họ sẽ đông con,nhiều cháu.Ăn uống xong,mọi người nhảy múa và xem trình diễn rối bóng.</P>

<P>Sau lễ cưới,chú rể cùng vợ thường ở nhà bố mẹ vợ.Sau khi đứa con đầu tiên của họ ra đời,gia đình hai bên làm nhà riêng cho họ.Ngôi nhà mới bao giờ cũng nằm trong khuôn viên của bố mẹ vợ và nhất thiết phải có bếp riêng.Nếu cô dâu là con một thì chú rể phải ở nhà bố mẹ cô dâu.</P>

<P><B>Cướp dâu</B></P>

<P>Có lẽ hình thức cướp dâu là hình thức giành tình yêu mang tính bạo lực nhất ở Đông Nam Á.Hiện nay ở Indonesia tục cướp dâu chỉ còn lại chút ít tàn dư trong nghi thức cưới xin của một vài dân tộc.Sau đây tôi xin giới thiệu tục cướp dâu của dân đảo Bali:</P>

<P>Theo phong tục,được quy định bởi cả tôn giáo,đi đến cầu hôn,chàng trai phải đem cho bố vợ tương lai một số đồ sính lễ lớn để "mua" cô dâu.Song đó là điều hoàn toàn không chịu nổi đối với những chàng trai nghèo.Và thế là,chàng trai phải thỏa thuận trước với người yêu rồi cùng trốn đến một nơi thật kín đáo hoặc ở nhà họ hàng,bạn bè.</P>

<P>Biết tin con gái mình bị "bắt cóc" ông bố vội báo cáo cho dân làng biết chuyện để tìm "thủ phạm".Sau khi tìm kiếm dân làng báo cho gia đình cô gái biết chỗ đôi trai gái đang trốn.(Nói là tìm kiếm chứ dân làng đã biết trước đôi trai gái ở đâu rồi).Ông bố đến gặp con gái,và hỏi :" Con ở trở về hay ở lại với anh ta?".Tất nhiên cô gái sẽ trả lời "Con ở lại!"Ông bố không còn cách nào khác đành phải cho con gái mình đính hôn với kẻ bắt cóc nghèo kia.Sau cược bắt cóc,chú rể chỉ phải mang đến nhà cô gái một món sính lễ rất tượng trưng thôi.Đôi trai gái này được hợp pháp hóa hôn nhân bằng một cuộc hiến tế đặc biệt cho các thần linh.Đồ tế đem đến nơi đôi trai gái từng ẩn náu.Các vị thầy tế vừa làm lễ tế vừa công nhận cuộc đính hôn của đôi trai gái là hợp pháp về mặt tôn giáo .Nếu không có sự công nhận mang hình thức tôn giáo này thì mối quan hệ vợ chồng của cặp trai gái bỏ trốn được coi là bất hợp pháp và không được phép.Sau buooit tiếp tế ,đôi trai gái thành vợ chồng và đám cưới tại gia đình sau đó chỉ là sự khẳng định đối với một cuộc hôn nhân thực sự đã có hiệu lực.</P>

<P><B>Tang ma:</B></P>

<P>Mặc dù sống trong những vùng chịu nhiều ảnh hưởng của các tôn giáo lớn như hồi giáo ,thiên chúa giáo,người Ba-tắc (Indonesia)vẫn còn giữ nhiều nghi thức bản địa xưa trong tang lễ.Người ta bó xác người chết bằng vải trắng ,cho lên cáng rồi khiêng vòng quanh nhà nhiều lần.Sau một ngày xác mới được đem chôn ngoài nghĩa địa.Mọi người vừa hò hét để đuổi ma dữ vừa mở mặt người chết ra cho người chết nhìn thấy mặt trời lần cuối cùng rồi mới chôn xuống đất.Người ta chôn theo người chết những thứ cần thiết như:lá trầu,tiền,đồ ăn để người đó mang sang thế giới bên kia.Những nhà quyền quý ,giàu có thường đẽo một chiếc quan tài gỗ hình chiếc thuyền để thay cho loại quan tài thông thường.Trước khi nhập quan ,người chết còn được lau chùi bằng nước muối và long não.Chiếc quan tài hình thuyền đặt trên mặt đất rồi đổ nước lên,tạo thành một nấm mộ to như gò đất.Nếu người chết là thủ lĩnh lớn thì được chôn trong hòm đá hay chum đá lớn.</P>

<P>Ở người Ka-rô-ba-tắc,khi chôn người chết được một năm người ta làm lễ hỏa táng xương cốt còn lại .To xương được đặt vào một chiếc thuyền nhỏ ,thả xuống sông,cho trôi ra biển về phía đất tổ xưa.Người ta còn làm các hình người nhỏ ,mỗi người chete một mình cho lên thuyền đó.Sau lễ thả thuyền này,theo quan niệm của người Ba-tắc ,linh hồn người chết mới trở thành linh hồn tổ tiên.Và người sống vĩnh viễn cắt đứt mọi ràng buộc,moi quan hệ với người chết.</P>

<P><STRONG>-</STRONG>Hệ thống mộ chum là một trong những yếu tố quan trọng của văn hóa tiền - sơ sử<EM> </EM>Indonesia. Tại đây, mộ chum được phát hiện cùng với mộ đất chôn nằm thẳng, nằm co, mộ cải táng... ngoài ra còn có cả mộ chum bằng đá. Mộ chum ở Indonesia có đặc điểm gồm hai vò úp vào nhau chôn đứng, bên trong đặt tử thi. Các di tích điển hình là Gilimunuk, Plawagan, Melolo và Anyer</P>

<P>-Ở Borneo, Indonesia, Madagascar và một vài nơi ở Trung Quốc - đặc biệt trong cộng đồng quan thoại, trước khi được chôn, thi hài bị lóc hết thịt để mau phân hủy. ít nhất 7 năm sau, hài cốt được khai quật, thiêu và đặt vào hũ cốt rồi lại được chôn trong ngôi mộ đẹp hình móng ngựa. Người Hoa quan thoại tin rằng phải thực hiện như thế thì kẻ quá cố mới phù hộ cho người sống làm ăn khấm khá.</P>

<P>-Dân Toraja ở đảo Sulawesi (Indonesia) có tục còn kỳ quái hơn. Sau khi chết, kẻ quá cố không được chôn mà quấn vào một tấm mền bông rồi đặt trong phòng tối, cạnh bên có một cái tô và cái tách để tạo cảm giác dường như người đó chưa chết mà chỉ bệnh. Vài tháng sau, thi hài từ từ khô dần. Đến ngày lễ tang chính thức, khách mời kéo đến, mang theo gà, lợn (đã bị giết và lấy máu chúng vẩy khắp cả đường phố). Lúc này, thi hài được mang ra, tung lên không trung trong tiếng la ó. Sau đó, thi hài được chôn tạm rồi người ta tổ chức ăn uống, ca hát và nhảy múa (kéo dài đến vài ngày). Một năm sau, thi hài lại được quật lên để được đem chôn ở nơi cuối cùng, trong ngôi mộ đục từ vách đá.</P>

<P>Ở Bali (Indonesia), thi hài được chôn tạm cho đến ngày tang lễ chính thức được nhà chiêm tinh ấn định. Vào ngày đó, thi hài được quật lên và thiêu rồi đặt vào cái quách gỗ đẽo hình con vật. Tùy theo đẳng cấp hoặc địa vị của người chết, quách sẽ được đẽo thành hình con vật tượng trưng. Chẳng hạn, lính hay giới chức chính quyền thì có quách hình rồng; nhà tu hành thì có quách hình bò thiêng. Quách được đặt trên giàn giá được trang trí sặc sỡ. Theo tiếng nhạc và vũ điệu, quách được đưa đến giàn thiêu bằng chiếc xe tre...</P>

<P align=center><B>Du lich Indonesia</B></P>

<P>

Đất nước Indonesia chào đón du khách từ mọi miền đất nước đến tham quan và khám phá nền văn hóa đặc sắc về tôn giáo cũng như kiến trúc, tập tục hay lối sống đặc trưng của người dân Indonesia.</P>

<EM>1. Jakarta</EM>

<P>Thủ đô Indonesia có khá nhiều địa điểm tham quan ấn tượng dành cho du khách. Những địa điểm tham quan gắn liền với cuộc sống của người dân Indonesia từ hàng ngàn năm.</P>

<STRONG>Ancol Dream Park </STRONG>

<P>Ancol là lĩnh vực mà Thế giới tưởng tượng và thế giới biển là viết tắt.Khu vực Ancol có diện tích  khá rộng. Du khách đến tham quan Ancol phải trả 10,000 RP và tiền phí để gửi xe ô tô. Bên trong Ancol như một thế giới thu nhỏ, ở đây có thế giới biển rộng lớn, khu vực nghệ thuật, nhà hát, các bể bơi... Công viên Ancol Dream sẽ là địa điểm lý tưởng cho du khách có con nhỏ đi theo trong chuyến du lịch khám phá Indonesia. Trong khu Ancol Dream có những khu vực vui chơi giải trí cho trẻ em như các khu vui chơi nổi tiếng trên thế giới.</P>

<STRONG>Taman Mini Indonesia Indah </STRONG>

<P>Taman Mini Indonesia Indah chắc chắn không như là khu vui chơi Disneyland. Nhưng Taman Mini Indonesia Indah lại có giá trị về mặt tham quan cho du khách khi đi đến Jakarta. Đặc biệt là nếu du khách đang đi du lịch với trẻ em. Taman Mini Indonesia Indah  thiết kế các chủ đề cho các khu vui chơi gắn liền với truyền thuyết lâu đời ở Jakarta. Công viên giải trí phổ biến cho mọi lứa tuổi với đa dạng hoạt động thu hút được nhiều du khách tham quan.Taman Mini Indonesia Indah có các bể bơi nhân tạo hoành tráng, sân đánh golf, bến du thuyền, ...</P>

<P><STRONG>Gedung Kesenian Jakarta </STRONG></P>

<P>Gedung Kesenian Jakarta Indonesia được thành lập trong thời kỳ thuộc địa Hà Lan, như là một nơi mà các tầng lớp thượng lưu Hà Lan có thể tụ tập tham gia ăn uống và khiêu vũ. Ngày nay, Gedung Kesenian Jakarta  trở thành nơi  mà chức năng chính là hoạt động như một nhà hát.  Bởi thiết kế Gedung Kesenian Jakarta  khá hoàn hảo về màu sắc và kiến trúc ấn tượng. Du khách ghé thăm Gedung Kesenian Jakarta có thể hoà mình vào những buổi biểu diễn âm nhạc, khiêu vũ và kịch nghệ. Gedung Kesenian Jakarta có hơn 450 chỗ ngồi khắp khán phòng và ban công. Bên ngoài là lối sảnh rộng để nghỉ ngơi hay thưởng thức giải khát.</P>

<P><STRONG>Bảo tàng Nasional</STRONG></P>

<P>Bảo tàng quốc gia Indonesia  ngoài việc mở cửa cho du khách và người dân địa phương đến tham quan hàng ngày bảo tàng còn có chức năng li ên kết với các công ty dịch vụ tổ chức các buổi mua bán nhằm mang lại cho bảo tàng những mặt hàng phong phú. Bảo tàng là một tổ chức phi lợi nhuận được quản lý bởi Chính phủ Indonesia. Bảo tàng khuyến khích du khách đến tham quan các di sản văn hóa của Indonesia cũng như thực hiện nghiên cứu và học tập. Bảo tàng có nhiều bộ sưu tập với nhiều chủ đề khác nhau. Đặc biệt là bộ sưu tập đầy đủ  của gốm sứ Trung Quốc, bộ sưu tập bằng đồng và vàng từ thời cổ điển Indonesia.</P>

<STRONG>Monas </STRONG>

<P>Monas là địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng nhất của Jakarta mà du khách nên ghé thăm trong hành trình tham quan Indonesia. Monas gồm các tượng đài cao 137m nằm ở ngay trung tâm của Merdeka, thành phố Jakarta. Từ tầng trên cùng của tượng đài du khách có thể quan sát toàn khung cảnh của thành phố Jakarta. Khung cảnh vào ban đêm luôn tạo nên nhiều hứng thú cho du khách tham quan Indonesia. Ngoài ra, Monas còn có tầng hầm, với những lối đi mạo hiểm như trong những câu chuyện lịch sử của Indonesia.</P>

<STRONG>Gedung Proklamasi </STRONG>

<P>Gedung Proklamasi là hoàng cung đầu tiên của đất nước Indonesia . Nơi đây, chính phú đầu tiên của Indonesia tuyên bố độc lập sau những năm tháng dưới ách thống trị của thực dân. Hoàng cung có thiết kế sang trọng mang phong cách Châu Âu. Tuy nhiên, hoàng cung có những nét kiến trúc hòa hợp cùng nét văn hóa truyền thống Indonesia thể hiện ở nhũng bức tranh trên tường hay những vật phẩm trang trí ở khắp hoàng cung. Ban đầu hoàng cung là nơi để cho bậc trị vì nghỉ ngơi sinh hoạt. Sau Hoàng cung trở thành địa điểm tiếp khách, hội họp của quốc gia.</P>

<STRONG>Bảo tàng Wayang </STRONG>

<P>Bảo tàng Wayang là là nơi lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật liên quan đến sân khấu múa rối và  về con người vùng đất Indonesia. Những con rối của Bảo tàng Wayang có thể được làm bằng da được thực hiện bằng gỗ. Bảo tàng Wayang là bảo tàng còn lưu giữ những bộ sưu tập về lịch sử của từng vùng lãnh thổ khác nhau tại Indonesia và cả từ các nước khác. Nếu du khách muốn có được một cái nhìn đầy đủ về văn hóa và lịch sử của Indonesia thì ghé thăm Bảo tàng Wayang. Bảo tàng Wayang mở cửa hàng ngày từ 9h sáng đến 2h30 chiều.</P>

<STRONG>Jalan Surabaya </STRONG>

<P>Jalan Surabaya nổi tiếng là khu vực dành cho việc kinh doanh buôn bán nhũng mặt hàng cổ. Jalan Surabaya ở vị trí trung tâm khu vực Menteng  Jakarta. Du khách có thể thấy các quán hay cửa hàng bán đồ cổ mà như đồ sứ, điêu khắc gỗ, mặt nạ, ăn các chất liệu làm bằng bạc và đồng, đèn cổ, đồ lưu niệm kim loại, trang sức thời trang cũ... Du khách có thể tìm thấy nhiều điều đáng ngạc nhiên tại các cửa hàng Jalan Surabaya. Một điều về Jalan Surabaya là nó  độc đáo nằm trong khu vực râm mát của Menteng. Du khách sẽ không phải chịu sự ô nhiễm thường gặp ở các chợ trời khác.Thời gian tốt nhất để đến Jalan Surabaya có lẽ là vào buổi sáng hoặc buổi chiều.</P>

<STRONG>Ragunan </STRONG>

<P>Sở thú Ragunan là một loại hình kết hợp giữa sở thú và công viên. Ragunan có gần 30.000 loài thực vật từ 250 loại khác nhau. Bởi vì nơi đây là sự kết hợp giữa các sở thú và công viên nên vườn thú Ragunan còn được gọi là Ragunan Zoological Park. Ragunan Vườn thú được xây dựng dựa trên khái niệm sở thú mở cho phép du khách cảm thấy gần gũi với thiên nhiên và các loài động vật. Bên cạnh việc là một công viên vui chơi giải trí, Sở thú Ragunan còn có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn động vật thông qua chương trình trồng trọt, giáo dục cũng như các hoạt động nghiên cứu. Một số loài động vật đã được trồng thành công tại Vườn thú Ragunan hổ màu trắng, hổ Sumatra, và một số loại chim cũng như các loại động vật khác.</P>

<STRONG>Istiqlal Mosque </STRONG>

<P>Mosque Istiqlal ở ngay trung tâm của Jakarta. Du khách sẽ tìm thấy những nhà  thờ Hồi giáo lớn nhất của toàn bộ Đông Nam Á. Tòa nhà màu trắng xinh đẹp này được xây dựng từ năm 1961 -1967. Tòa nhà được thiết kế và được hoàn toàn được làm bằng một đá cẩm thạch trắng, được lấy từ phía Đông của đảo Java. Diện tích nhà thờ Hồi giáo là khoảng 9ha rưỡi. Bên trong tòa nhà không chỉ có các khu vực cầu nguyện cho hơn 120,000 người sau đó cùng một lúc. Hiện cũng có không gian cho các chợ, hội nghị, giáo dục và các mục đích xã hội khác.</P>

<STRONG>Jembatan Kota Intan </STRONG>

<P>Cầu Kota Intan được xây dựng vào thế kỷ 17 bởi chính phủ Hà Lan nhằm mục địch để kết nối với phương Tây và phương Đông. Cầu Kota Intan được thiết kế đặt tại Jakarta. Cầu Kota Intan được làm bằng gỗ và có thiết kế trang bị với đòn bẩy để có thể đi được ở phía bên dưới của cầu khi có tàu thuyền di chuyển qua lại. Chính phủ của Indonesia đã cho khôi phục cầu Kota Intan nhiều lần. Đã có nhiều họa sĩ, kiến trúc sư đến tìm hiểu và vẽ lại hình cầu Kota Intan.</P>

<STRONG>Vườn quốc gia Ujung Kulon </STRONG>

<P>Vườn quốc gia Ujung Kulon là một vườn quốc gia tọa lạc tại mũi cực Tây của đảo Java, Indonesia. Vườn này bao gồm các nhóm đảo núi lửa Krakatoa và các đảo bao gồm Handeuleum và Peucang. Vườn có diện tích 1.206 km², phần lớn vườn nằm ở bán đảo vươn ra Ấn Độ Dương. Đây là vườn quốc gia đầu tiên của Indonesia được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1992 vì có rừng mưa nhiệt đới đồng bằng còn lại lớn nhất ở Java. Ngoài ra đâu còn là nơi sinh sống của khoảng 50 đến 60 con Tê giác Java cuối cùng. Trước đây, phần chính của Vườn quốc gia Ujung Kulon là đất canh tác. Sau khi Vườn quốc gia Ujung Kulon bị núi lửa Krakatoa phá hủy vào năm 1883, dân cư thưa đi và nó lại trở thành rừng.</P>

<STRONG>Thung lũng Baliem </STRONG>

<P>Thung lũng Baliem là cửa ngõ dễ tiếp cận nhất với bộ lạc Papua- bộ lạc dân tộc ít người của Indonesia. Đó là một nơi mà người dân còn chưa biết đến cuộc sống hiện đại. Họ sống với nền văn minh còn thấp kém: con lợn có thể mua tình yêu, giới tính hoặc cả hai. Thung lũng Baliem có những ngọn đồi nở hoa màu tím và các ruộng khoai lang. Du khách tham quan có thể bắt gặp những ngày lễ hội của người dân sống trong thung lũng. Người dân trong bộ lạc vui chơi nhảy múa ca hát.</P>

<STRONG>Đền Borobudur </STRONG>

<P>Đền Borobudur là được xây dựng từ thế kỷ thứ chín tại Tượng đài Magelang, Trung Java, Indonesia. Tượng đài bao gồm sáu tảng vuông đứng đầu của ba tảng tròn, và được trang trí với 2.672 bảng cứu trợ và 504 bức tượng Phật nhỏ. Có một mái vòm chính đặt ở vị trí trung tâm được bao quanh bởi 72 pho tượng Phật đặt bên trong. Borobudur cái tên bắt nguồn từ một biểu thức có nghĩa là 'núi tích lũy tích trong mười tiểu bang của Bồ Tát. Đền Borobudur còn có tháp Borobudur lớn, đối xứng với tượng đài. Tháp rộng 200 mét vuông, đặt ở  một ngọn đồi thấp khác.</P>

<STRONG>Công viên Quốc gia Bunaken</STRONG>

<P>Nằm về phía Bắc Sulawesi, hòn đảo hình bạch tuộc thuộc Indonesia. Công viên Quốc gia Bunaken bao gồm 5 hòn đảo nhỏ là Manado Tua, Siladen, Mantehage, Nain và hòn đảo cùng tên Bunaken, trải rộng trên diện tích gần 90.000 ha. Công viên Quốc gia Bunaken giành được giải thưởng "Điểm du lịch của ngày mai" do hãng hàng không Anh Quốc trao tặng. Công viên Quốc gia Bunaken là minh chứng điển hình trong nỗ lực phát triển du lịch bền vững gắn liền với môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa của đất nước Indonesia. Chính nhờ nỗ lực này mà ngày nay Công viên Quốc gia Bunaken được xem là khu dự trữ sinh quyển đại dương lớn nhất thế giới với hơn l.000 loài cá và 350 loài san hô.</P>

<STRONG>Vườn quốc gia Komodo </STRONG>

<P>Vườn quốc gia Komodo tọa lạc tại khu vực thuộc quần đảo Nusa Tenggara của Indonesia, trên khu vực ranh giới giữa hai tỉnh Nusa Tenggara Timur và Nusa Tenggara Barat. Vườn quốc gia này bao gồm 3 hòn đảo lớn là Komodo, Rinca và Pudar, cũng như một số đảo nhỏ khác. Tổng diện tích vườn này là 1.817 km². Ban đầu Vườn quốc gia Komodo được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ loài thằn lằn khổng lồ là rồng Komodo. Sau đó Vườn quốc gia Komodo mở rộng mục đích là bảo tồn hệ động thực vật nói chung, kể cả các loài sinh vật vùng biển. các đảo của vườn quốc gia này có nguồn gốc núi lửa. Trong khu vực vườn quốc gia này có 4.000 dân sinh sống. Năm 1991, vườn quốc gia này được UNESCO công nhận là di sản thế giới</P>

<STRONG>Hồ núi lửa Lake Toba </STRONG>

<P>Hồ núi lửa Lake Toba là một hồ nước dài 100 km và rộng 30 km, và tại điểm sâu nhất của nó là 505 m. Nằm ở giữa phần phía bắc của đảo Sumatra của Indonesia với độ cao bề mặt của khoảng 900 mét, Hồ núi lửa Lake Toba kéo dài trên một khu vực rộng lớn. Hồ núi lửa Lake Toba được đánh giá là hồ núi lửa lớn nhất thế giới . Hồ núi lửa Lake Toba là hồ lớn nhất ở Đông Nam Á và cũng là một trong những nơi có phong cảnh ngoạn mục, bao quanh bởi các dãy núi cao và các hòn đảo lớn Samosir ở giữa. Nếu hạ thấp xuống từ núi du khách có thể xem hồ lấp lánh vẻ đẹp trong buổi bình minh hay hoàng hôn. Các nhà văn người Hà Lan Rudy Kousbroek thậm chí gọi là Hồ núi lửa Lake Toba là nơi đẹp nhất trên trái đất.</P>

<STRONG>Núi lửa Bromo </STRONG>

<P>Ở một đất nước đầy vẻ đẹp tự nhiên như Indonesia thì một trong những phong cảnh ngoạn mục nhất là Núi lửa Bromo. Các tàn tích của sự sụp đổ núi lửa cổ đại tạo thành một miệng núi lửa dốc tường đường kính gần 10 km. Khi du khách đang chờ đợi mặt trời xuất hiện, du khách đừng quên tìm kiếm những khoảng khắc đẹp của phong cảnh nơi đây. Lên trên cao một ngọn núi du khách có thể thấy xa xa ánh đèn của các thành phố lớn Indonesia. Khi đêm xuống du khách sẽ thấy một bầu trời đầy sao. Núi lửa Bromo nổi tiếng bởi phong cảnh tự nhiên đẹp hùng vĩ bao la.</P>

<STRONG>Đền Prambanan </STRONG>

<P>Khi du khách đi du lịch bằng máy bay từ đảo Bali đến Yogyakarta ở Trung Java, du khách chắc chắn sẽ thấy những kiến trúc Đền Prambanan của đạo Hindu. Hoặc nếu du khách đi du lịch bằng đường bộ từ hướng đông, du khách không thể bỏ lỡ dịp ghé tham quan Đền Prambanan trên đường đi. Trước tiên du khách sẽ cảm thấy sự phức tạp, lớn lao của toàn khu Đền Prambanan. Đền Prambanan nằm cao chót vót với vẻ đẹp hoành tráng, cổ kính. Được xây dựng trong triều Sanjaya ở thế kỷ 9. Khu vực trung tâm Đền Prambanan có ba ngôi đền chính theo đạo Hindu Trinity là "Vishnu" đối mặt về phía Bắc, "Shiva" thuộc trung tâm, và "Brahma" vào Nam.</P>

<P>Đền Prambanan được đánh giá là khu di tích phải đến mỗi khi ghé thăm Indonesia.</P>

<STRONG>Quần thể nhà mồ Tana Toraja </STRONG>

<P>Người Toraja ở Sulawesi thuộc Indonesia là dân tộc có phong tục chôn cất người chết độc đáo. Khi ai đó qua đời, đám tang sẽ do các thành viên trong làng tham dự từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng. Thi thể người chết được ướp chất thơm trong một vài ngày đầu tiên. Sau đó, những xác chết này được bảo quản trong những nơi đặc biệt chờ đến lúc tiến hành tang lễ trọng thể. Sau màn tiệc tùng ăn uống, thường là giết một hoặc vài con trâu nước, người chết được chôn cất trong một cái hang đá được chạm khắc bên ngoài vách đá núi. Những hình họa bằng gỗ được chạm khắc gọi là "Tau tau", chạm khắc như chân dung của người chết đặt trên ban công của ngôi mộ nhằm tưởng nhớ đến người quá cố và mong ước họ có cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia.</P>

<EM>2. Medan</EM>

<P>Với thế mạnh là vùng lưu giữ nhiều nét văn hóa mang đậm màu sắc của đất nước Indonesia. Thành phố với nhiều di tích có giá trị văn hóa cao. Du khách sẽ có được hành trình khám phá nhiều nét lý thú qua từng địa điểm tham quan.</P>

<STRONG>Maimoon Palace </STRONG>

<P>Maimoon Palace được xây dựng  với màu sắc chủ yếu là màu vàng. Cung điện Maimoon là di sản của Vương quốc Hồi giáo. Cung điện do nhà thiết kế người Ý thực hiện trên một vùng đất rộng 2,772 m2. Cung điện Maimoon bao gồm hai tầng được chia thành ba phầ, chia làm khu  chính, cánh trái, và cánh phải. Cung điện Maimoon  tráng lệ trong từng lối kiến trúc mang ảnh hưởng của văn hóa châu Âu. Các ảnh hưởng thế hiện trong cung điện  qua các đồ nội thất như ghế, bàn ăn, nhà vệ sinh, cửa ra vào... Phòng khách, nhà bếp, phòng ăn được thiết kế, trang trí theo từng mục đích sử dụng. Đặc biệt có sự pha trộn giữa truyền thống Hồi giáo và văn hóa châu Âu  trong một số kiến trúc của Maimoon Palace mang lại vẻ đẹp thân thiện.</P>

<STRONG>Vihara Borobudur </STRONG>

<P>Borobudur là một ngôi chùa Phật giáo lớn nhất trong thế kỷ thứ chín. Borobudur rộng khoảng chừng 123 x 123 m. Borobudur tọa lạc tại Magelang, cách 90km về phía đông nam của Medan, hoặc 42km về phía tây bắc của Yogyakarta. Đền Borobudur là một trong những nơi tốt nhất bảo tồn các di tích cổ ở Indonesia. Đền Borobudur có nhiều du khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu. Đặc biệt. Đền Borobudur đã được đánh giá của thế giới là một di sản văn hóa của nhân loại. Phong cách kiến trúc của Đền Borobudur được xây dựng bằng đá andesite màu xám. Du khách có thể chọn đi bằng taxi hay xe buýt công cộng để đến tham quan đền Borobudur.</P>

<STRONG>Vihara Gunung Timur </STRONG>

<P>Tịnh xá Gunung Timur là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất tại Medan, Indonesia. Đồng thời, đây cũng là một trong những ngôi đền lớn nhất trên đảo Sumatra.Là một đền thờ của Đạo giáo có hướng nhìn ra sông Babura, Indonesia. Tịnh xá Gunung Timur có kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa kiến trúc của Indonesia.Tịnh xá Gunung Timur là nơi các tín đồ theo Đạo giáo tìm đến đế thực hiện các sinh hoạt tôn giáo riêng biệt. Di chuyển vào sâu bên trong tịnh xá Gunung Timur du khách sẽ tìm thấy con sư tử bằng đá trắng canh gác cổng chính đi vào khuôn viên tịnh xá.</P>

<STRONG>Mesjid Raya Mosque </STRONG>

<P>Mesjid Raya là một nhà thờ Hồi giáo lớn nằm ở trung tâm thành phố Banda Aceh, tỉnh Aceh, Indonesia. Đó là ý nghĩa biểu tượng tuyệt vời về để chế huy hoàng một thời của những người Acehnese về tôn giáo và tinh hoa văn hóa truyền thống. Đặc biệt là kể từ khi Mesjid Raya tồn tại  sau thảm họa sóng thần tàn phá năm 2004 mà nhà thờ vẫn còn giữ được sự nguyên vẹn hiếm có. Ngày nay nhà thờ Mesjid Raya là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất dành cho du khách khi đến Indonesia .</P>

<STRONG>Merdeka Walk </STRONG>

<P>Khu phố đi bộ Merdeka là khu vực khá nổi tiếng ở Indonesia. Đây được ví như là địa điểm nóng nhất của thành phố Medan bởi số lượng người tập trung cũng như những dịch vụ cung cấp cho du khách. Du khách có thể vừa tản bộ vừa có thể ghé thăm hàng loạt các cửa hàng bán cà phê, nước giải khát hay các quán ăn mang đậm hương vị Indonesia dọc khắp các con phố trong khu Merdeka. Trung tâm khu Merdeka còn có khu triển lãm văn hóa nghệ thuật và khu vui chơi giải trí từ truyền thống đến hiện đại. Merdeka hoạt đến 2 giờ sáng hôm sau mỗi ngày.</P>

<STRONG>Annai Velangkani </STRONG>

<P>Annai Velangkani là nhà thờ có kiến trúc Ấn Độ đẹp. Đặc biệt là Annai Velangkani có lối kiến trúc xây dựng theo phong cách châu Âu. Từ bên ngoài vào đến bên trong nhà thờ du khách sẽ nhận được những hướng dẫn tham quan cần thiết. Nhà thờ nằm trong trung tâm thành phố Medan của Indonesia. Ghé thăm nhà du khách sẽ đắm chìm trong bầu không gian của tôn giáo uy nghi trang nghiêm. Nhà thờ là nơi người dân Indonesia thường ghé thăm vào những ngày lễ. Du khách sẽ không phải ngạc nhiên khi hòa mình vào không khí ngưỡng đạo của người dân nơi đây.</P>

<STRONG>Sri Mariaman </STRONG>

<P>Sri Mariamman Temple được xây dựng năm 1881. Nhín từ bên ngoài Sri Mariamman Temple đã  có sức hấp dẫn gọi mời nhiều khách du lịch tới tham quan. Sri Mariamman Temple đẹp thực sự. Tượng của các vị thần Hindu với lối điêu khắc tinh xảo tuyệt vời du khách có thể quan sát từ trước đền. Vào bên trong đền du khách sẽ cảm thấy vô cùng lý thú . Bức tượng với rất nhiều vật trang trí theo đạo Hindu. Tất cả các bức tượng đều ở trạng thái rất tốt với nhiều hình dạng và phong cách khác nhau. Các tượng này được đặt dọc khắp xung quanh ngôi đền Sri Mariamman Temple.</P>

<EM>Semarang</EM>

<P>Semarang nổi tiếng bởi những công trình được xây dựng mang dáng dấp phong cách của Châu Âu. Từ thời thuộc địa đến nay, thành phố Semarang vẫn còn lưu giữ được nhiều những công trình khá đặc sắc. </P>

<STRONG>Sam Po Kong Temple </STRONG>

<P>Đền thờ Sam Po Kong là một trong những di tích nổi tiếng của thành phố Semarang Indonesia. Đền thờ nằm trong khu vực Simongan, tiếp theo phía tây thành phố Semerang. Trước đây, đền thờ là nơi dừng chân của các đô đốc người Trung Quốc tên là Zheng Hồ (Cheng Ho). Theo truyền thuyết để lại mà người dân Indonesia theo đó lập nên Đền thờ Sam Po Kong như lời tưởng nhớ sâu sắc với vị đô đốc Zheng Hồ đã có công giữ gìn bờ cõi Indonesia hòa bình. Hàng năm người dân thành phố có lễ cúng viếng rất trang nghiêm dành cho ngôi đền</P>

<STRONG>Gereja Blenduk </STRONG>

<P>Nhà thờ nổi tiếng Blenduk Gereja nằm ở Jalan Letjen Soprato tại Semerang Indonesia. Blenduk Gereja là Giáo Hội lâu đời nhất ở Trung Java và đã trở thành một biểu tượng của Semerang. Nhà thờ được xây dựng bởi cộng đồng người Hà Lan năm 1753. Mỗi chủ nhật, các Giáo Hội đến nhà thờ dự lễ  có cả âm thanh cùng các bài hát nguyện cầu. Nhà thờ được quan tâm cải tạo hàng năm. Blenduk có nghĩa là "mái vòm" nên những mái vòm của nhà thờ rộng lớn và đẹp này là một trong những tính năng khiến du khách thích thú. Kiến trúc của nhà thờ có cấu trúc trên một chữ thập Hy Lạp. Nó cũng có bốn trụ cột và một hàng hiên đẹp cổ điển.</P>

<STRONG>Stasiun Tawang </STRONG>

<P>Ga Stasiun Tawang có lịch sử và giá trị văn hóa cao. Với lối kiến trúc cổ đã đem lại sự thích thú cho du khách tham quan. Từ ngày xưa cho đến nay, ga Stasiun Tawang vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hành khách cũng như là cầu nối thông tin liên lạc của khu vực này.  Ngày nay Ga Stasiun Tawang  vẫn còn đang hoạt động. Kiến trúc của nhà ga mang ảnh hưởng từ thời thực dân cho đến nay. Du khách có thể chọn cho mình một chuyến đi tham quan bằng chính những chuyến đi được thực hiện từ nhà ga. Điều này cũng mang lại nhiều thú vị cho du khách.</P>

<STRONG>Simpang Lima </STRONG>

<P>Simpang Lima là một quảng trường rộng lớn ở ngay trung tâm thành phố. Nơi đây là địa điểm tập trung của người dân địa phương khi có các chương trình hay lễ hội lớn được tổ chức. Vào ban đêm, du khách có thể ăn, uống tại các cửa hàng quanh quảng trường. Tại Simpang Lima. Du khách có thể chọn cho mình những nhà hàng sang trọng hay chỉ là những quán nhỏ nhưng món ăn lại mang đậm hương vị Indonesia. Hoặc, nếu không thích du khách cũng có thể thả bộ lang thang quanh Simpang Lima. Điều này cũng khá thú vị. Xung quanh khu vực rộng lớn này có nhiều trung tâm mua sắm, nhà hàng, cửa hàng và cả  rạp chiếu phim.</P>

<STRONG>Lawang Sewu </STRONG>

<P>Lawang Sewu được đánh giá là nơi rất quan trọng của thành phố Semarang. Trong nhiều năm qua lượng khách du lịch đến với Semarang tăng lên đáng kể vì Lawang Sewu. Nơi này được phân biệt đơn giản chỉ với nhiều cửa ra vào và cửa sổ. Hàng ngàn cửa sổ và cửa sổ kính màu hấp dẫn đại diện cho Biểu tượng của Hà Lan. Tòa nhà có nhiều hành lang dài quanh co mở ra bên trong là một văn phòng và đầu kia của tòa nhà. Lawang Sewu là địa điểm tham quan  nổi tiếng trong khu vực của Semarang và là niềm tự hào cho Java Indonesia.</P>

<EM>Surabaya</EM>

<P>Tuy là thành phố kinh doanh thương mại sầm uất nhưng  Surabaya vẫn là địa danh còn lưu giữ khá nhiều những di tích tham quan thú vị của Indonesia. Đến thăm thành phố, du khách có thể kết hợp vừa đi mua sắm thoải mái vừa tham quan các điểm du lịch đặc sắc.</P>

<STRONG>Grahadi </STRONG>

<P>Cái tên 'Grahadi' có nguồn gốc từ một hội trường hội nghị bên trong tòa nhà. Graha trong nhà tiếng Phạn có nghĩa là "phân biệt". Lâu đài này được xây dựng vào năm 1795. Mặc dù đã trải qua hai thế kỷ, Grahadi vẫn còn giữ lại được hình dạng ban đầu. Những người ngưỡng mộ và quan tâm đến kiến trúc sẽ rất thích thú với kiến trúc của  Grahadi. Grahadi mang ảnh hưởng của kiến trúc kỳ dị từ thời thực dân Ấn thuộc Hà Lan với được các dòng tương ứng và có trật tự dọc và ngang sắp xếp ấn tượng. Grahadi nằm kề trung tâm mua sắm chính của Surabaya</P>

<STRONG>House of Sampoerna </STRONG>

<P>House of Sampoerna được ví như bảo tàng thuốc lá của Indonesia. Bảo tàng là nơi lưu giữ những tho ông tin lịch sử có giá trị của đất nước Indonesia . Khi du khách lần đầu tiên vào bảo tàng, du khách sẽ cảm nhận được mùi thuốc lá, nhưng xen lẫn là hương thơm của đinh hương. Các sản phẩm chính của Sampoerna là có duy nhất ở  Indonesia. Nhìn từ tầng hai của bảo tàng du khách có thể thấy các nhà máy sản xuất thuốc lá với những công đoạn còn làm bằng tay. Bảo tàng mở cửa mỗi ngày, vào cửa tự do.</P>

<STRONG>Kya-Kya Kembang Jepun </STRONG>

<P>Kya kya-Kembang Jepun là trung tâm thương mại và kinh tế phía đông Indonesia. Vào buổi tối, nơi đây biến thành trung tâm của khu ẩm thực địa phương với những hương vị ẩm thực mang đậm dấu ấn Indonesia. Du khách có thể vừa thả bộ dọc các khu trong trung tâm, tham gia các trò vui chơi giải trí. Các gian hàng ở khu Kya-Kya Kembang Jepun  không hạn chế các loại món ăn cũng như thức uống. Âm nhạc ở trung tâm vui chơi Kya-Kya Kembang Jepun  đa dạng làm hấp dẫn du khách từ âm nhạc truyền thống đến hiện đại.</P>

<STRONG>Masjid Cheng Ho </STRONG>

<P>Nhà thờ Cheng Hồ Hồi giáo, hay còn được gọi là Muhammad Masjid Cheng Hồ Surabaya Indonesia. Đây là nhà thờ Hồi giáo được xây dựng như ngôi chùa. Các trang trí của Cheng Hồ Mosque rất mạnh mẽ, rắn chắc với ý nghĩa của văn hóa Trung Quốc. Hình dạng nhà thờ giống như lối vào chùa cộng thêm hình ảnh của con rồng và sư tử đặt ngay lối vào. Tòa nhà nằm trong diện tích sử dụng khá rộng. Nhà thờ Hồi giáo được thiết kế bởi sắc đỏ, xanh lá, vàng đặc trưng. Sự kết hợp của văn hóa Trung Quốc và phong cách Ả Rập mang lại đặc trưng cho nhà thờ Masjid Cheng Hồ .</P>

<STRONG>Pasar Ampel </STRONG>

<P>Pasar Ampel là trung tâm thương mại lớn với các mặt hàng cũng như những hoạt động văn hóa mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Ân Độ. Du khách sẽ tìm thấy một số hàng hoá ở trung tâm như lót thảm chất lượng của Ả Rập. Pasar Ampel là nơi quan trọng để du khách có thể tìm cho mình một số món quà lưu niệm cho chuyến đi thăm đất nước Indonesia xinh đẹp. Thiết kế sang trọng hiện đại của trung tâm cùng khu vui chơi giải trí hiện đại là điểm đến của nhiều du khách.</P>

<EM>Yogyakarta</EM>

<P>Thủ phủ một thời của Indonesia là địa điểm tập trung nhiều di tích mang giá trị văn hóa của Indonesia. Tại đây, du khách có dịp khám phá nhiều kiến trúc cổ cũng như những tập tục văn hóa đặc trưng của người dân xứ ngàn đảo.</P>

<STRONG>Tugu Tượng đài </STRONG>

<P>Cột tháp Tugu Monas hay tượng đài Tugu. Tháp này được coi là biểu tượng quốc gia của Indonesia, cao 137m. Tượng đài được khởi công xây dựng từ 1961 dưới thời Sukarno và hoàn tất sau năm 1975 dưới thời Suharto. Đài tháp được xây dựng bởi 14,5 tấn đồng nguyên chất. Điểm đặt biệt của tượng đài là ngọn lửa đang cháy trên đài được mạ bởi 35kg vàng. Xung quanh tháp là một công viên rộng lớn và phía trước công viên có một  tượng đài các con ngựa kéo thần Siva đang đi gây chiến tranh rất đẹp.</P>

<STRONG>Benteng Vredeburg </STRONG>

<P>Pháo đài Benteng Vredeburg ở Yogyakarta còn được gọi là Fort Vredeburg. Nó mang dấu ấn khác biệt so với pháo đài nằm đối diện Agung Gedung. Pháo đài này đã đứng  vững với sự tàn phá của thời gian và bây giờ Pháo đài Benteng Vredeburg  như là biểu tượng chiến thắng của người dân Indonesia. Vì vậy, khi ghé thăm Indonesia du khách hãy nhớ tham quan Pháo đài Benteng Vredeburg. Toàn bộ diện tích của pháo đài được bao quanh bởi hào chiến. Có thể dễ dàng đến Pháo đài Benteng Vredeburg bằng cách đi bộ từ trung tâm đô thị. Điều này cũng sẽ giúp du khách khám phá vẻ đẹp của Yogyakarta.</P>

<STRONG>Kraton Yogyakarta </STRONG>

<P>Kraton tọa lạc ngay tại trung tâm của thành phố Yogyakarta. Kraton được xây dựng vào giữa thế kỷ 18. Như một cung điện nguy nga của vương quốc Mataram tồn tại đến ngày nay. Cung điện mở cửa để khách du lịch có thể vào tham quan. Bên trong cung điện du khách sẽ tìm thấy nhiều sân râm mát kết nối với các dãy hàng lang rộng khắp, được trang trí đẹp mắt. Du khách cũng sẽ tìm thấy một không khí mát lạnh trong một căn phòng nhỏ gần đó. Kraton là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa của Indonesia.</P>

<STRONG>Taman Sari </STRONG>

<P>Trước đây, Tamansari là một khu vườn vui chơi giải trí hoặc nhà nghỉ ngơi. Nhưng chức năng chính là được sử dụng làm nơi trú ẩn cho gia đình hoàng gia. Đồng thời nó còn là nơi để bảo vệ chống lại các cuộc tấn công của đối phương. Tamansari cách  khoảng 2 km về phía nam Yogyakarta. Tamansari được xây dựng theo kiến trúc sư người Bồ Đào Nha  có phong cách trang trí bằng tiếng Java hết sức trang sức tượng trưng. Tamansari cũng là khu lien hợp của bể tắm biển, kênh rạch, phòng và hồ bơi giải trí lớn.</P>

<STRONG>Masjid Gede Kauman </STRONG>

<P>Một nhà thờ Hồi giáo được cho là đại diện sự tồn tại của Sultan (vua của Yogyakarta)  là Nhà thờ Hồi giáo Masjid Gede Kauman. Nhà thờ nằm về phía tây của quảng trường Bắc Yogyakarta. Nhà thờ được xây dựng nhà có ba mái trên một hình vuông. Masjid Gede Kauman có một hồ bơi trên sân thượng. Ấn tượng nhất là nhà thờ Masjid Gede Kauman có một lối cửa ngõ vào. Nhà thờ Hồi giáo là nơi cho hoàng gia  làm các nghi lễ tôn giáo trong năm.Toàn bộ diện tích nhà thờ Hồi giáo được bao quanh bởi tường cao.</P>

<STRONG>Candi Sambisari </STRONG>

<P>Candi Sambisari được xây dựng từ thế kỷ thứ 9. Đây là ngôi đền Hindu nằm ở vị trí thôn Sambisari, làng Purwomartani, Kalasan, Regency Sleman, Yogyakarta, Indonesia. Toàn bộ ngôi đền  được chôn sâu khoảng năm mét dưới lòng đất.Ngôi đền nằm ở khoảng 8 km về phía đông của Yogyakarta gần Sân bay quốc tế. Việc khai quật và các công trình xây dựng lại được hoàn thành tháng 3 năm 1987. Ngôi đền được giới nghiên cứu đánh giá là một trong những di tích bị chôn vùi vì núi lửa phun trào tro từ  Mount Merapi. Việc phát hiện ra đền Sambisari là điều thú vị nhất đối với các nhà khảo cổ học ở Yogyakarta .</P>

<STRONG>Candi Kalasan </STRONG>

<P>Candi Kalasan còn có tên gọi là Candi Kalibening. Đền được xây dựng từ thế kỷ 8. Candi Kalasan như là ngôi chùa Phật giáo cách 13 km về phía đông của Yogyakarta  trên đường vào đền Prambanan. Ngôi đền bị chôn vùi bởi tro và bụi đất, và được phát hiện năm 1966. Candi Kalasan nằm sâu dưới lòng đất khoảng 6m. Toàn bộ khu phức hợp của đền đã được khai quật đầy đủ. Đền có các ngôi miếu nhỏ bao gồm tháp trung tâm, ba miếu nhỏ ở phía trước.Ở nơi cửa ra vào, ba cạnh khác của các khu đền có hốc được đặt cùng một bức tượng khác nhau.</P>

<EM>3. Bali</EM>

<P>Thiên đường du lịch Bali không chỉ nổi tiếng bởi những bãi biển trắng cát vàng luôn làm du khách thích thú mà nơi đây còn làm say đắm lòng du khách bởi những di tích có giá trị về tinh thần của người dân Indonesia.</P>

<STRONG>Bảo tàng Bali </STRONG>

<P>Bảo tàng Bali là điểm đến được nhắc đến nhiều trong hành chính khám phá đảo Bali của đất nước Indonesia. Nơi đây trưng bày số lượng lớn các hiệ vật có giá trị về văn hóa và lịc sử của Indonesia từ thời cố xưa đến hiện đại. Có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật làm từ vải, đá quý được trưng bày tại Bảo tàng Bali. Du khách có thể tìm thấy ở bảo tàng những tư liệu liên quan đến về Bali trên đá cổ, giấy ... Bên ngoài Bảo tàng Bali là hình ảnh những bức tranh trên tường miêu tả cuộc sống của người dân vùng đảo từ ngay khai hoang phát triển đến nay. Một số dụng cụ âm nhạc truyền thống cũng được trưng bày gần đó.  Du khách có thể tự mình thử chơi.</P>

<STRONG>Biển Nusa Dua </STRONG>

<P>Nusa Dua là tên gọi của  một bán đảo. Nó mở rộng ra các mũi phía nam của đảo Bali, và nó cũng là tên chính của hòn đảo nghỉ mát quốc tế trên bán đảo. Khu nghỉ mát với những quy hoạch hợp lý giữa biển, bãi cát... thích hợp cho tham quan, hay tổ chức hội nghị. Nhưng Nusa Dua được sử dụng với mục đích nhằm mang lại khu vui chơi giải trí bậc nhất dành cho du khách và dân địa phương. Khu Nusa Dua  có thể sánh ngang bằng Las Vegas hay Ma Cao bởi những dịch vụ mà nó mang lại cho du khách. Các con đường trong khu vực được thiết kế mới, đẹp mắt. Ghé tham quan Nusa Dua du khách có thể chọn cho mình khách sạn nghỉ dưỡng cũng như những bãi biển tuyệt đẹp của đảo Bali. Đến Nusa Dua khoảng 10 km từ sân bay quốc tế Bali. Du khách có thể thuê xe hơi tại sân bay và lái xe trong khoảng 20 phút hoặc đến bằng xe taxi.</P>

<STRONG>Đền Pura Besakih </STRONG>

<P>Pura Besakih là một trong đền thờ thiêng liêng nhất tại Bali Indonesia. Pura Besakih còn có tên gọi là "Đền thờ mẹ" của Ấn Độ giáo ở Bali. Tên Pura Besakih có lẽ xuất phát từ con rắn Basuki có quyền  năng trong thần thoại Hindu. Ngôi đền này có một bãi đậu xe ở lối vào, nơi du khách có thể theo hướng dẫn của hướng dẫn viên để tham quan đền. Pura Besakih xây dựng chủ yếu là màu tối của đá nham ấn tượng. Tuy nhiên, nếu du kháhc ghé thăm đền Pura Besakih trong suốt thời gian lễ hội tổ chức tại đền hàng năm du kháhc sẽ vô cùng thích thú. Hàng chục ngàn người Hindu từ khắp nơi trên hòn đảo về tề tựu trong đền cầu nguyện. Có lẽ do có nhiều màu sắc và trang trí công phu nên Pura Besakih Bali là mẹ của mọi đền.</P>

<STRONG>Đền Tanah Lot</STRONG>

<P>Tanah Lot có nghĩa là "Đất ở trung tâm biển" trong ngôn ngữ của Bali. Tọa lạc tại Tabanan, Bali, Indonesia cách khoảng 20 km từ Denpasar. Ngôi đền nằm trên một hòn đá hướng ra ngoài. Tanah Lot đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Đền Tanah Lot được xây dựng theo một phần thần thoại của Bali trong nhiều thế kỷ. Ngôi chùa này là một trong bảy ngôi đền nổi tiếng trên bờ biển Bali, được mô tả như là một tượng đá nổi tiếng ngoài khơi bờ biển Indonesia của Bali. Tanah Lot là một trong những điểm thu hút khách du lịch, giải trí hấp dẫn  tại Bali. Thời gian tốt nhất để vào thăm đền là khi hoàng hôn</P>

<STRONG>Núi Gunung Agung</STRONG>

<P>Có các tuyến đường khác nhau để đến đỉnh Gunung Agung. Đây là  ngọn núi cao nhất của đảo Bali Indonesia. Núi Gunung Agung là địa chỉ phù hợp cho các nhà leo núi thích phiêu lưu khám phá. Trên địa hình núi lửa khá nguy hiểm cho nên du khách nên cẩn thận khi tham quan nơi đây. Gunung Agung thường được truyền bá là chỗ linh thiêng nhất của Bali. Trên cao bên sườn của núi là đền Pura Besakih hoặc Besakih. Đây là ngôi đền lớn nhất của đảo và số lượng lớn người sùng đạo từ khắp Bali tham dự các buổi lễ trong năm. Tốt nhất là du khách hãy chuẩn bị thật kỹ cho chuyến đi Núi Gunung Agung để có thể cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như văn hóa nơi ngọn núi hùng vĩ này.</P>

<STRONG>Hoàng cung Klung Kung</STRONG>

<P>Hoàng cung Klung Kung là hoàng cung nhỏ nhất của thủ phủ Bali, Indonesia ngày trước. Hoàng cung có lối kiến trúc khá đẹp với những bức tranh cổ điển của Bali trang trí dọc các lối đi hay trên các bức tường rộng lớn. Các bức tranh chủ yếu là miêu tả những câu chuyện về các sử thi như Ramayana hay Mahabharata mang âm hưởng cũng như phong cách sống của người dân Indonesia. Những bức tranh phong cách cổ điển đến từ các bích họa của các cung điện của Bali. Khoảng 60% diện tích đất của Hoàng cung Klung Kung là tọa lạc ở  ba hòn đảo ngoài khơi của Nusa Penida, Nusa Ceningan và Nusa Lembongan.</P>

<STRONG>Núi lửa và hồ Batur </STRONG>

<P>Đối với người dân của Indonesia, Bali được coi là trung tâm của thế giới. Và hồ Batur cùng núi Batur là địa điểm  tuyệt vời với phong cảnh đẹp mắt. Nùi lửa Batur nằm ngay thị trấn Kitamani. Đó là một sự kết hợp tuyệt vời của dòng dung nham phủ kín núi Penelokan. Khói trắng bốc lên từ hai miệng núi lửa liền kề nhau trên đỉnh núi là dấu hiệu nhận biết ngay từ xa. Hồ Batur có nguồn nước ấm áp. Sâu thẳm trong lòng hồ là những ngọn núi lửa hoạt động âm ỉ ngày đêm.</P>

<STRONG>Hoàng cung Ubud </STRONG>

<P>Hoàng cung Ubud Indonesia là địa điểm nổi tiếng về nghệ thuật kiến trúc trang trí. Hoàng cung tọa lạc ngay trung tâm Bali. Có một thị trấn nhỏ gần như bao quanh hoàng cung. Hoàng cung Ubud có thiết kế sang trọng, mang phong cách của bậc quyền quý. Ngày trước hoàng cung là nơi vua chúa sử dụng để thực hiện các buổi gặp gỡ công việc chính trị xã hội hàng ngày. Ngày nay, hoàng cung là địa điểm tham quan nổi tiếng của Indonesia và là nơi tổ chức các hội thảo cũng như được dùng làm  phòng triễn lãm nghệ thuật cho các chương trình văn hóa trong và ngoài nước Indonesia.</P>

<STRONG>Trung tâm hội họa truyền thống Ubud </STRONG>

<P>Trung tâm hội họa truyền thống Ubud  là nơi trưng bày  các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo. Nơi đây cũng là điểm tham quan níu chân nhiều du khách khi họ đến với tìm hiểu đất nước Indonesia  xinh đẹp. Tại đây du khách sẽ  được tận mắt chứng kiến sự khéo léo, công phu của các nghệ nhân chạm khắc tranh. Những tác phẩm mang trong mình hình ảnh đặc trưng của đất nước Indonesia cũng như những giá trị văn hóa về nghệ thuật. Trung tâm còn là nơi tố chức các hội nghị, triễn lãm nghệ thuật của đất nước Indonesia.</P>

<STRONG>Khu bảo tồn văn hoá Garuda Wisnu Kencana </STRONG>

<P>Garuda Wisnu Kencana (GWK) còn có tên gọi Mandala Garuda Wisnu Kencana. Đây là một công viên văn hóa tư nhân tọa lạc trên bán đảo Bukit, cuối phía nam của đảo Bali ở Indonesia. Cao nguyên Bukit là cao nguyên đá vôi với Uluwatu về phía tây và phía đông Nusa Dua. Khu bảo tồn văn hoá dành riêng cho những nét văn hóa tín ngưỡng liên quan đến thần Hindu Vishnu. Hiện nay, khu bảo tồn văn hoá còn lưu giữ được các bức tượng của thần Vishnu cao đến 23m. Ngoài những bức tượng du khách còn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin về tôn giáo Hindu.</P>

<STRONG>Đảo Rùa </STRONG>

<P>Đảo Rùa được mệnh danh như là vương quốc của giống rùa biển sống ở Indonesia. Ở Indonesia ngày nay, các loại rùa biển có thể  tự do đẻ trứng trên các bãi biển thiên đường ở Bali. Dân địa phương ở đảo Bali ngày nay thường không nhặt trứng rùa để bán mà còn tự động viên nhau chung sức bảo vệ loài động vật đang bị đe dọa này. Các hoạt động bảo vệ loài rùa biển quý giá ở Indonesia đang được đẩy mạnh nhằm mang lại môi trường sống nhất cho các loài rùa biển. Số lượng rùa biển tại đây đang tăng lên từng ngày nhờ vào ý thức người dân đảo Baili.</P>

<STRONG>Vườn ươm Senso Bedugul </STRONG>

<P>Vườn ươm Senso Bedugul tọa lại trên một ngọn núi phía bắc thuộc ngôi làng nhỏ của Denpasar Indonesia . Khu vực này có môi trường tuyệt đẹp với hồ nước và rừng thông xanh ngát.  Không khí xung quang vườn luôn mát lành. Du khách có thể tham quan khắp vườn ươm theo hướng dẫn của hướng dẫn viên. Những du khách có lòng yêu thích thiên nhiên chắc chắn sẽ rất thích thú. Tại Vườn ươm Senso Bedugul du khách sẽ hòa mình vào thiên nhiên trong lành. Đặc biệt, vườn ươm có cả  khách sạn, nhà hàng và thị trường phục vụ du khách với giá phải chăng.</P>

<STRONG>Công viên Garuda Wisnu </STRONG>

<P>Garuda Winsu Kencana là công viên văn hóa có diện tích khá nhỏ tại Jimbaran. Công viên Garuda Winsu Kencana rộng khoảng chừng 20ha. Du khách có thể xem hoàng hôn từ công viên hoặc chọn một chỗ ngồi  lý tưởng trên ngọn đồi phía nam của Denpasar. Phong cảnh xung quanh đồi khá đẹp có thể nhìn ra vịnh Jimbaran. Ban đầu, Công viên Garuda Winsu Kencana được xây dựng là nơi vui chơi giải trí sau này nó được cải tạo thành công viên văn hóa ở Indonesia. Công viên đón tiếp khách du lịch và khách địa phương ghé tham quan mỗi ngày</P>

<P><B>Thủ tục xuất nhập cảnh tại Indonesia</B></P>

<P>Chính phủ Indonesia đã quyết định áp dụng chính sách mới về thị thực nhập cảnh cho người nước ngoài kể từ ngày 1/2/2004. Theo chính sách mới này, công dân của 11 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, vào Indonesia trong thời gian dưới 30 ngày sẽ được miễn thị thực. Người phát ngôn Cục Nhập cư Indonesia cho biết công dân các nước được miễn thị thực có thể nhập cảnh vào Indonesia tại mọi cửa khẩu.</P>

<P><B>Một vài lưu ý</B> </P>

<P>·        Mặc dù bắt tay là việc hết sức bình thường, nhưng một số phụ nữ Hồi giáo vẫn đáp lại cử chỉ làm quen thân thiện bằng cách mỉm cười và gật đầu với người khác giới. Và nếu bạn chỉ nên bắt tay phụ nữ Hồi giáo ở Indonesia khi chính họ chủ động.</P>

<P>·        Cái bắt tay lịch sự phải được thực hiện bằng cả 2 tay nhưng không bóp chặt.</P>

<P>·        Bạn nên gọi điện thông báo cho chủ nhân biết trước khi ghé chơi nhà họ.</P>

<P>·        Trước khi vào nhà hãy nhớ bỏ giày ra. Tại những nơi thờ cúng như đền chùa giày cũng phải được tháo ra bỏ bên ngoài.</P>

<P>·        Thông thường chủ nhà sẽ mời bạn uống nước, và bạn sẽ là vị khách lịch sự khi nhận lời mời này.</P>

<P>·        Đừng bao giờ dùng tay chỉ vào người, vật hay nơi nào đó.</P>

<P>·        Hãy dùng tay phải để trao hoặc nhận quà.</P>

<P>·        Tại nơi thờ cúng thiêng liêng, bạn có thể chụp ảnh nhưng luôn nhớ phải xin phép trước.</P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P><B><BR><BR></B></P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

<P> </P>

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro