Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

imc_chichi

SOCIAL MEDIA LÀ GÌ?

Social Media (dịch ra tiếng Việt là truyền thông xã hội, hay truyền thông đại chúng) là một thuật ngữ để chỉ một cách thức truyền thông kiểu mới, trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến, với mục đích tập trung các thông tin có giá trị của những người tham gia.

Những thể hiện của Social Media có thể là dưới hình thức của các mạng giao lưu chia sẻ thông tin cá nhân (MySpace, Facebook, Yahoo 360) hay các mạng chia sẻ những tài nguyên cụ thể (tài liệu - Scribd, ảnh - Flickr, video - YouTube)

Đặc điểm

• Sự liên kết của các thành viên tham gia sử dụng dịch vụ, trong đó mỗi thành viên có khả năng duy trì tương tác thông tin cùng lúc với rất nhiều người khác giúp cho thông tin luôn đến được những người quan tâm nhất.

• Tập hợp những thành viên sử dụng dịch vụ sẽ tạo ra một số đông (đám đông) có khả năng được định hướng theo những tình cảm và niềm tin mang sắc thái riêng.

• Sự liên kết của các thành viên, cũng như sức ảnh hưởng của số đông lên các thành viên khác nhau tạo nên một mạng lưới di chuyển nhiều hướng của thông tin.

Ví dụ: MySpace và YouTube trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ 2008

• Các ứng cử viên của đảng Dân Chủ đều sử dụng MySpace để tập hợp lượng người ủng hộ đông đảo (Barack Obama - 48.000; Hillary Clinton - 25.000)

• Các ứng cử viên của đảng Cộng Hòa sử dụng YouTube để phát những bài vận động tranh cử của mình vì hiệu quả lan truyền thông tin của nó.

6 XU HƯỚNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

Tổ chức Havard Business dự đoán năm 2010, mạng xã hội sẽ tiếp tục phổ biến theo xu hướng di động hóa. Sau đây là 6 xu hướng truyền thông xã hội mà Havard Business dự đoán trong năm 2010

1. Di động là hướng truyền thông mạng xã hội

Với 70% số tổ chức, doanh nghiệp cấm nhân viên sử dụng mạng xã hội như hiện nay và đồng thời, doanh số bán ra của điện thoại thông minh smartphone tăng mạnh, một viễn cảnh dễ nhận thấy là mạng xã hội sẽ trở thành địa chỉ truy cập thường xuyên trên điện thoại di động. Kết quả là, chúng ta sẽ ngày càng có thêm các phiên bản mạng xã hội hoàn hảo hơn dành cho thiết bị cầm tay.

2. Truyền thông xã hội bắt đầu "độc quyền"

Mạng xã hội sẽ phát triển theo nhu cầu riêng nhiều hơn, nhuốm vẻ "độc quyền". Chẳng hạn như tính năng liệt kê danh sách Twitter mới bổ sung gần đây, không phải ai cũng phù hợp. Ngày nay, chuyện "giấu diếm" thông tin cập nhật trên Facebook cũng không còn hiếm. Có lẽ, chúng không hẳn đã thực sự làm mất đi tính tương tác xã hội, nhưng dường như là một cách để người dùng có thể tận dụng được giá trị của mạng xã hội, tránh những thứ vô bổ.

Năm 2010, mạng xã hội tiếp tục "can thiệp" sâu vào cuộc sống con người

3. Doanh nghiệp tiếp tục chọn mạng xã hội làm kênh tiếp thị

Mạng xã hội đã trở thành một kênh tiếp thị, quảng bá sản phẩm hiệu quả. Gần đây, nhờ vào Twitter, hãng máy tính Dell đã kiếm được một khoản doanh thu khổng lồ, khi giới thiệu các chương trình khuyến mãi và kích cầu sản phẩm thông qua tin nhắn gửi tới nhóm khách hành thân thiết. BestBuy cũng dùng Twitter để hỗ trợ người dùng. Những dấu hiệu này cho thấy, năm tới, mạng xã hội sẽ trở thành một phương án quan trọng, hiệu quả và tiết kiệm mà các doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn khi tiếp thị, hỗ trợ khách hàng.

4. Mạng xã hội là thương trường nóng bỏng

Một số mạng xã hội mới nổi, chẳng hạn Foursquare đang chào đón người dùng với giải pháp bản địa và di động hóa các hoạt động mạng. Tuy nhiên, Foursquare cũng mang đến những game, trò giải trí chất lượng, nhằm nỗ lực đánh bại các đối thủ để giành thị phần người dùng. Các thành viên của mạng này được khuyến khích và trao thưởng thông qua hệ thống các mức đánh giá ngày càng cao hơn. Họ sẽ nhận được nhắc nhở của hệ thống cho biết, bạn bè của mình cũng đang đeo đuổi những danh hiệu cao quý.

Để tăng tính cạnh tranh, tạo sự hấp dẫn, rất có thể năm tới, các mạng xã hội sẽ có thêm những món quà nho nhỏ để khuyến khích các hoạt động nội hoặc ngoại mạng.

5. Các công ty sẽ có chính sách truyền thông xã hội

Nếu ở thời điểm này, công ty bạn đang làm việc chưa có chính sách mạng xã hội cùng với những điều khoản cụ thể thì năm tới, chắc chắn sẽ là lúc mà bạn phải bắt đầu làm quen. Các chính sách này có thể là khung quy chế bắt buộc khi mạng xã hội ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc hơn tới môi trường doanh nghiệp.

6. Email mất vai trò kênh thông tin chia sẻ quan trọng nhất

Gần đây, ứng dụng New York Times iPhone đã bổ sung chế độ chia sẻ tính năng, cho phép người dùng dễ dàng chuyển phát một bài viết nào đó qua các mạng xã hội như Facebook và Twitter. Nhiều trang web khác cũng đã sẵn sàng hỗ trợ tính năng này và đến 2010, xu hướng chia sẻ qua mạng xã hội (theo danh sách email) thay vì viết từng email sẽ lên ngôi. Hẳn các nhà cung cấp nội dung cũng sẽ sẵn lòng giúp người dùng phân phối theo bất kì cách nào họ chọn.

KODAK THÀNH CÔNG TRONG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

Truyền thông xã hội là một đề tài nóng bỏng đối với các công ty hiện nay, bao gồm cả những công ty mới chập chững bước vào thị trường cho đến những công ty nằm trong tốp 500 của Fortune. Chúng ta có nên làm điều đó? Cần làm gì để thực hiện việc đó tốt? Và tôi có thể bắt đầu từ đâu?

Kodak đã đầu tư con người, nguồn lực và hai năm đầy lỗ lực cho việc xây dựng chương trình truyền thông xã hội của nó - một thành công tuyệt vời. Mùa hè này, Blogger chính Jenny Cisney đã đến Olympics 2008, được tổ chức tại Beijing, mang theo Camera kỹ thuật số hiệu Kodak và laptop của cô ấy.

Hàng ngày, Jenny Cisney cập nhật các bài viết của mình lên blog "Athousand Worlds" của Kodak mô tả chi tiết những trải nghiệm và chia sẻ những bức hình của cô ấy. Jenny Cisney viết mọi thứ từ lễ khai mạc cho đến nền văn hóa của Beijing và về cách thức mà Kodak tạo ra hàng trăm ngàn biểu tượng cho thế vận hội.

Trong khi nhiều websites dành riêng cho thế vận hội mô tả một cách chi tiết kết quả các sự kiện và số lượng huy chương cho các đoàn, thì blog của Kodak đem đến cho người đọc toàn cảnh hậu trường của các sự kiện đó.

Tháng này, tôi dành nhiều thời gian với giám đốc truyền thông xã hội của Kodak, Krist Gleason và blogger Jenny Cisney để tìm hiểu tại sao chương trình truyền thông xã hội của họ lại đem lại nhiều giá trị đến như vậy cho hoạt động kinh doanh và làm cách nào để họ bảo vệ được thành công.

Hỏi: Kodak quyết định xây dựng mảng truyền thông xã hội trong chiến lược của tập đoàn khi nào? Và tại sao?

Krista: Chúng tôi cho gia mắt blog đầu tiên - "A thousand Words" - vào tháng 9/2006 và tham gia vào nhiều hoạt động truyền thông xã hội kể từ đó, bao gồm cả podcasts, Twitter, Facebook, YouTube, Flickr, và Delicious. Các hoạt động truyền thông xã hội là một phần quan trọng nằm trong chiến lược truyền thông và marketing của tập đoàn. Chúng tôi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để kết nối với khách hàng - giao tiếp, lắng nghe, tác động, thúc đẩy - và chia sẻ thông tin về công ty, sản phẩm và dịch vụ của mình.

Hỏi: Bạn có thể cho tôi biết sơ qua về ba blog của bạn? Bằng cách nào và tại sao mỗi blof lại quan trọng đối với Kodak?

Krista: Kodak có 3 blog, "A thousand Words" đem đến các câu chuyện từ nhân viên của Kodak với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng luôn tập trung vào hình ảnh và quan niệm của Kodak. "plugged in" đem đến những câu chuyện về sản phẩm và dịch vụ của Kodak. "Grow Your Biz" đem đến những câu chuyện về hoạt động kinh doanh Graphic Communications của Kodak. Cả ba đều phản ánh sức sống và tính chuyên nghiệp của công ty - truyền thống (hình ảnh và phim), kỹ thuật số, và in ấn.

Hỏi: Các blog làm nổi bật những trải nghiệm tại Olympics 2008 cho Kodak, các cá nhân, công ty của bạn như thế nào?

Jenny: Blog của chung tôi mô tả cho người đọc biết các sản phẩm và dịch vụ, kỹ thuật của Kodak được sử dụng ở Olympic 2008 như thế nào, từ dịch vụ cho các nhà báo ảnh cho đến các biểu tượng trên báo, bưu thiếp, thư thông báo cho đến dịch vụ ảnh kỹ thuật số cho người hâm mộ. Nó cũng trưng bày những khoảnh khắc của của các cuộc thi đấu và hình ảnh của Bắc Kinh, tất cả được ghi lại bằng máy ảnh Kodak. Những bức ảnh, các đoạn phim được chia sẻ với những lời khuyên liên quan đến việc sử dụng máy ảnh khi đi du lịch.

Hỏi: Blogging và truyền thông xã hội ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa công ty và mối quan hệ với khách hàng của bạn?

Krista: Trong công ty, blog đã mở ra cơ hội chi sẻ thông tin, các câu chuyện cá nhân giữa những nhân viên với nhau, bằng cách này tinh thần của nhân viên đã gia tăng rất nhiều. Nhân viên Kodak luôn nồng nhiệt với công việc và công ty, blog đã tạo cơ hội cho họ truyền lửa nhiệt tình đó đến người khác. Hiện tại chúng tôi có hơn 70 nhân viên tham gia blog (bao gồm cả blogger quốc tế) và nhân viên mới tiếp tục thể hiện niềm thích thúc của mình.

Jenny: Bên ngoài công ty, blog của chúng tôi giúp khách hàng và người xem có được những hiểu biết tốt hơn về Kodak - từ các sản phẩm, dịch vụ cho đến những đổi mới và tầm ảnh hưởng của các đổi mới tới thế giới. Blog của chúng tôi cũng tạo cho Kodak hình ảnh nhân văn và người tiêu dùng đánh giá cao việc chúng tôi lắng nghe họ.

Hỏi: Bạn trông đợi một thành công như thế nào? Bạn đã tham gia vào truyền thông xã hội, và bạn sẽ sử dụng nó cho kế hoạch truyền thông trong tương lai?

Krista: Kodak tập trung vào tăng trưởng và chúng tôi luôn nhìn về con đường mới và sáng tạo trong truyền thông, chia sẻ thông tin và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Việc tham gia vào lãnh vực truyền thông xã hội cho chúng tôi cơ hợi gửi các thông điệp của mình đến tất cả mọi người trong phạm vi rộng lớn hơn. Trong tương lai chúng tôi sẽ tập trung vào mục tiêu tận dụng tốt nhất những công cụ mà chúng tôi đang có trong truyền thông. Ví dụ, khi chúng tôi thực hiện một thông cáo trên báo, chúng tôi cũng xem xét việc đăng trên blog, chúng tôi liên tục cập nhật các thông tin mới cho khách hàng, đăng trên Face book và Delicious, tham gia các cuộc đối thoại, thảo luận trên blog và các diễn đàn.

Hỏi: Bộ phận và nhân viên nào đảm nhiệm công việc truyền thông ở Kodak?

Krista: Tháng tư, chúng tôi bổ nhiệm Jenny Cisney, blogger chính và cô ấy chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động truyền thông xã hội. Như một blogger, chính, Jenny cũng đảm nhiệm luôn cả hoạt động giới thiệu các sự kiện (như Olympic) và đại diện cho Kodak tại các hội thảo truyền thông xã hội. Tom Hoehn giám đốc truyền thông thương hiệu và các phương tiện truyền thông của chúng tôi đóng vai trò người lãnh đạo. Chúng tôi có hội đồng blog quản lý các hoạt động phim ảnh, người tiêu dùng, thông tin liên lạc, và kỹ thuật

Jenny: Các blogger của chúng tôi đại diện cho hầu như tất cả mọi khía cạnh của công ty, bao gồm kỹ thuât, R&D, phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, marketing. Rất dễ để tìm nhân viên nào đó trong công ty, người rất say mê với những gì họ làm và về sản phẩm Kodak.

Hỏi: Kodak thực hiện rất nhiều các hoạt động tài trợ và tổ chức các sự kiện. Bạn có nghĩ rằng phương tiện truyền thông xã hội là một phần có sẵn trong các nổ lực này không?

Krista: Vâng. Ví dụ cụ thể nhất là thông báo Kodak Challenge - một phần trong hoạt động hợp tác mới của chúng tôi với PGA TOUR. Thêm vào đó là những thông cáo báo chí truyền thống, và các cuộc hợp báo, chúng tôi cũng có vài bài blog về Kodak Challenge, podcast cũng được đăng trên YouTube, và có rất nhiều người nói về sự kiện này, JeffHazlett chính là người thực hiện thông báo này. Chúng tôi cũng đã đăng hình ảnh lên các trang Flickr, Facebook, và tin tức trên Delicious.

Hỏi: Làm cách nào bạn xác định được "ROI" của bạn từ việc tham gia vào truyền thông xã hội?

Krista:

• Phản hồi của người đọc và người tiêu dùng từ email và blog

• Lời mời tham dự các hội thảo blog hàng đầu như BlogWorld và BlogHer

• Đường dẫn đến blogs của chúng tôi từ những blog khác và các trang báo điện tử

• Sự nhận biết từ các chuyên gia truyền thông xã hội như Mario Sundar và Debbie Weil, và các phương tiện truyền thông truyền thống như Business Week.

• Các giải thưởng: Đầu năm này Kodak đạt được 3 giải thưởng dành cho blog - PRSA Bronze Anvil, American Business Award (Stevie Award), và Interactive Media Award

Hỏi: Bạn có lời khuyên nào dành cho những công ty đang nghiên cứu cách tham gia vào truyền thông xã hội?

Jenny: Nếu bạn bắt đầu gia nhập hoạt động truyền thông xã hội, bạn phải tậm tâm với nó. Bạn không thể không đụng đến blog mỗi ngày. Đảm bảo rằng bạn lắng nghe người tiêu dùng và đưa những phản hồi của họ vào hoạt động của bạn.

Vì thế các doanh nghiệm học được gì từ Kodak?

Đầu tư vào truyền thông xã hội là đầu tư dài hạn, nó cần phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Giống như thật sự phát triển doanh nghiệp, tham gia vào truyền thông xã hội là điều gì đó mà doanh nghiệp phải cam kết và thực hiện chăm chỉ để đạt được các phần thưởng xướng đáng. Nó chính là xây dựng mối quan hệ, xây dựng thương hiệu của bạn, và làm cho mọi người muốn tìm hiểu thêm về bạn.

Việc tìm ra được một đội ngũ nội bộ đam mê công việc và để họ chia sẻ niềm đam mê này với người tiêu dùng, bạn sẽ nuôi dưỡng được lòng nhiệt tình và tạo ra người truyền bá cho thương hiệu. Tất cả những điều đó sẽ tạo ra giá trị lâu dài cho công ty của bạn.

5 VẤN ĐỀ KHÓ MÀ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI CHƯA GIẢI QUYẾT ĐƯỢC

Đây là năm trong các vấn đề khó khăn nhất mà các phương tiện xã hội và ứng dụng trang web vẫn chưa giải quyết được thành công:

Quá tải danh sách liên lạc: Nếu như bạn đăng ký truy cập một loạt các mạng xã hội và dịch vụ web - nghĩ đến Gmail, Twitter, Facebook, LinkedIn và FourSquare - bạn đã có một quá nhiều danh sách liên lạc để quản lý ở mỗi nơi. Thật vậy, hầu hết các dịch vụ này đều cho phép bạn nhập các liên lạc từ ít nhất hai hoặc nhiều người khác, và thậm chí lặp lại việc nhập vào để tìm các bạn bè đã truy cập gần đây vào dịch vụ mà bạn đã sử dụng một thời gian. Nhưng bạn có thể sử dụng được hầu hết trong số các công cụ xã hội đó khi bạn có thời gian để chỉnh sửa các liên lạc của bạn, tổ chức chúng theo bối cảnh khác nhau và phân chia mức độ liên lạc theo sự thân thiết về mối quan hệ.

Nhưng không có cách nào để giữ cho danh sách liên lạc của bạn ở trang Twitter đồng bộ với danh sách ở trang Facebook, hoặc tạo ra các mối quan hệ LinkedIn cho thấy cách tổ chức danh sách liên lạc trong Gmail. Với quá nhiều mạng lưới và liên lạc cần phải được tổ chức, tất nhiên là chúng ta không thể có trải nghiệm nào hoàn toàn hài lòng với bất kỳ một mạng lưới nào.

Quá tải nhu cầu tìm kiếm: Nhu cầu tìm kiếm trực tuyến vẫn còn khá tách rời với mạng xã hội, mặc dù các mạng lưới xã hội và ứng dụng xã hội đã trở thành một phần lớn hơn bao giờ của đời sống trực tuyến. Nhảy từ đang truy cập ở trang Facebook sang tìm kiếm ở trang Google và bạn sẽ chỉ thấy sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến các kết quả được đưa ra.

Bảng tìm kiếm xã hội gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi ở hội nghị SXSW về các công cụ cho phép bạn huy động nguồn sáng tạo của công chúng (crowdsourcing) cho quá trình tìm kiếm, nhưng chúng ta mới chỉ bắt đầu thấy được sự xuất hiện của các kiến thức được xã hội tạo ra trong các công cụ tìm kiếm cơ bản. Khi dịch vụ tìm kiếm Google biết điều gì tôi muốn thấy dựa trên việc tôi là bạn với ai trên trang Twitter, Facebook và FourSquare - và điều cốt yếu hơn là, tôi chú ý tới ai - thì sẽ trở nên vô cùng thú vị. Trong khi, bạn sẽ tiếp tục phải kiên trì với những trang hiển thị kết quả tìm kiếm không liên quan.

Quá tải thông tin: RSS bắt đầu như một cách để thu thập mọi nguồn thông tin mà chúng ta tìm thấy ở trên mạng, nhưng ngày nay chúng ta dường như thích được chìm trong một dòng chảy thông tin từ nhiều nguồn (feeds) - không phải nhắc tới thư điện tử e-mail, văn bản, thông tin cập nhật, diễn giải thư voicemail.... liệu tôi có cần phải tiếp tục?

Chúng ta có những công cụ tuyệt vời để tạo ra, tìm kiếm, tổ chức và xem xét nội dung, nhưng rất ít công cụ lại có thể giúp ta làm giảm bớt và quản lý dung lượng thông tin mà trôi nổi trên mạng. Thách thức về sự quá tải thông tin và cách thức quản lý thông tin không còn chỉ là một vấn đề kỹ thuật, mà một số công cụ tốt hơn chắc chắn sẽ giúp ích.

Quá tải nhãn hiệu: Bởi vì phương tiện truyền thông xã hội là một vấn đề nóng hổi trong lĩnh vực marketing, các nhãn hiệu lớn đã chuyển sang nắm bắt các cơ hội để xây dựng thương hiệu và mối quan hệ. Từ các trang chủ đích đến sự xuất hiện chủ yếu của các nhãn hiệu trên Facebook và các mạng khác, ngày càng nhiều các trang web xã hội giống như một dạng quảng cáo chìm. Các nhà tiếp thị, các mạng xã hội, và (tất cả chúng ta) những người tiêu dùng có quyền tìm ra những cách thức mới để tạo ra giá trị vật chất cho các nhà tài trợ và nhà quảng cáo cho các trang chủ đó, mà không làm mất đi tính chân thực và sự tin tưởng cần thiết cho sự thành công của các mối quan hệ trực tuyến và các mạng xã hội.

Quá tải sự thờ ơ: Trong bài phát biểu chính tại hội nghị của mình, nhà hoạch định và người chủ trương chính Valerie Casey chỉ ra rằng các nhà hoạch định và phát triển tại hội nghị SXSW chính là những người bảo vệ cho chính những gì đang nhanh chóng trở thành phương tiện có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Thật vậy, chỉ một chút sức mạnh của tri thức là được dành cho các vấn đề cấp bách về xã hội và môi trường của thế giới.

Một chút ít đó đã tạo ra những thử nghiệm và ví dụ hay về cách các phương tiện xã hội có thể huy động nguồn sáng tạo để mang lại các giải pháp xã hội và môi trường và gây ra những thay đổi xã hội, nhưng thật sự chúng ta phải nhìn thấy được các bằng chứng rằng các phương tiện xã hội sẽ mang lại những tiềm năng thay đổi thế giới. Tìm kiếm và triển khai những mô hình hấp dẫn, có thể phát triển vì mục tiêu đổi mới xã hội và môi trường trực tuyến có thể là thách thức khó khăn của các mạng xã hội - và là thách thức lớn nhất.

Nếu các thách thức trên vẫn chưa được giải quyết, đó là bởi vì một vài trong số chúng phải tuân theo một giải pháp kỹ thuật nghiêm ngặt. Thiết kế, chiến lược và hầu hết các phân tích xã hội sẽ đều cần đến để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề nêu trên.

- Bài viết củaAlexandra Samuel trên Harvard Business Publishing. Tác giả là Giám đốc của Social + Interactive Media Centre tại trường đại học Emily Carr, và là đồng sáng lập viên của Social Signal, một hãng truyền thông xã hội đặt tại Vancouver.

BONG BÓNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

Tôi muốn được đưa ra một giả thuyết: Mặc dù tất cả những phấn khích xung quanh truyền thông xã hội thì mạng Internet cũng không kết nối chúng ta nhiều như chúng ta nghĩ. Phần lớn gia đình trở nên nhạt nhẽo, giả tạo trong các mối liên kết, cái mà chúng ta gọi là quan hệ mỏng.

Trong suốt thời kỳ bong bóng sơ khai, các ngân hàng và các nhà môi giới đã phải lần lượt bán đi các món nợ xấu - những món nợ không dễ đòi được. Ngày nay, truyền thông "xã hội" đang giao dịch thương mại trong những mối liên kết chất lượng thấp - những liên kết mà không chắc mang lại những mối quan hệ lâu dài, có ý nghĩa.

Hãy gọi nó là lạm phát mối quan hệ. Trên danh nghĩa, bạn có nhiều mối quan hệ hơn - nhưng trên thực tế, chỉ một số ít, nếu có trong đó là có giá trị thực tế. Cũng như lạm phát tiền tệ làm hạ giá trị của đồng tiền, lạm phát xã hội hạ thấp các mối quan hệ. Mỗi từ "quan hệ" đang bị giảm giá trị. Nó từng được sử dụng để diễn đạt một ai đó bạn có thể trông mong. Ngày nay, nó có nghĩa một ai đó bạn có thể đổi chác những thứ linh tinh.

Những mối quan hệ mỏng là ảo ảnh của những mối quan hệ thực. Mối quan hệ thực là hình mẫu của sự đầu tư lẫn nhau giữa các bên. Tôi đầu tư vào anh, anh đầu tư vào tôi. Cha mẹ, con cái, vợ chồng - tất cả đều là sự đầu tư đa chiều, về thời gian, tiền bạc, kiến thức và sự chăm sóc. "Mối quan hệ" trung tâm của bong bóng xã hội không phải là thực bởi vì chúng không được biểu thị bằng sự đầu tư tương hỗ lẫn nhau. Trên hết, chúng được biểu thị bởi một nhóm nhỏ thông tin hay sự quan tâm đâu đó.

Dưới đây là những bổ sung hỗ trợ cho giả thuyết của tôi.

Niềm tin. Nếu chúng ta xem truyền thông xã hội ở giá trị bề ngoài, số bạn bè trên thế giới đã lên gấp trăm lần. Nhưng chúng ta đã từng thấy sự gia tăng đi kèm với sự tin cậy hay chưa? Tôi biện luận là không. Giờ đây, có thể sẽ mất thời gian mới thấy được những lợi ích hiển nhiên. Nhưng các mạng lưới xã hội đã có xung quanh ta hàng nửa thập kỷ, và xã hội dường như chỉ khá lên chút ít mà thôi.

Sự bất trao quyền. Nếu các công cụ xã hội tạo ra các giá trị kinh tế thực, chúng ta mong đợi nhìn thấy một hiệu quả thay thế. Chúng đã thay thế - miễn trung gian - "người gác cổng" của ngày hôm qua. Tuy nhiên, chúng đang tăng cường trao quyền cho "người gác cổng". Các mạng xã hội yêu thích của bạn đang không miễn trung gian với các hãng PR, những nhà tuyển dụng hay các hình thức môi giới khác. Chúng đang tạo ra vô số những cái mới.

Internet bản thân nó không trao quyền cho chính phủ bằng cách lên tiếng với những cái trước kia không lên tiếng được; nó trao quyền cho các quốc gia có thẩm quyền để hạn chế và giới hạn quyền tự do bằng cách hạ thấp triệt để chi phí giám sát, thực thi. Quá nhiều cho các mối quan hệ trực tiếp, không trung gian.

Căm ghét. Có một mỹ từ: Internet không ngừng trong tình yêu. Mặc dù nói một cách công bằng, nó đầy sự căm ghét: sự đả kích phi lý vào người gần nhất, nơi hay vật gần nhất chỉ khác nhau một chút. Đọc bất kỳ báo nào về những đoạn bình luận web gần đây chưa? Thường thì, chúng là những rắc rối khổng lồ của những cáu gắt và lời lẽ chua cay. Vượt xa cuộc đối thoại đầy ý nghĩa, các web "xã hội " ngày nay là một thế giới đầy những ngôn ngữ tương đương như những cú đột kích.

Sự loại trừ. Khi đã có căm ghét, ít nhất một phần, bởi vì sự đồng dạng: ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Kết quả là những người tự tổ chức thành các nhóm yêu thích để yêu thích. Nhưng hiếm thấy những khoảng cách giữa những sự khác biệt được lấp đầy. Tuy nhiên, đó là nơi mà hầu hết các mối quan hệ bắt đầu. Là "bạn" với 1000 người, những người bị ám ảnh với hình mẫu của những năm 1960, các giai cấp không thể có tình bạn được - nó chỉ là một sự đơn lẻ, được chia sẻ đơn lẻ.

Giá trị. Qua thử thách mới biết dở hay. Nếu "các mối quan hệ" được tạo ra ngày nay trên Internet là có giá trị, có thể những người (hay những người quảng cáo) phải trả tiền cho cơ hội được tận hưởng chúng. Tuy nhiên, một số ít, nếu có, cũng có thực - ở đâu đó. Ngược lại, vì "những mối quan hệ" không có giá trị, các công ty, như đã nói, buộc phải cố gắng và đúc chúng thành tiền trong những cách đáng ngờ một cách có đạo đức, có chọn lọc. Đó là bởi vì không có "ở đó". Tôi có thể trao đổi một số việc với những người lạ - giả mạo tại bất kỳ nơi nào trên mạng. "Bạn" như vậy giống như một món hàng - không có giá trị và không thật tốt.

Hậu quả của sự lạm phát mối quan hệ là gì? Ba thứ ung nhọt đang ăn mòn sự sống còn của các trang web ngày nay. Thứ nhất, mối quan tâm không được phân phát một cách hiệu quả; người ta phát hiện ít những thứ mà họ thấy có giá trị hơn là mọi người khác thích. Thứ hai, mọi người đầu tư vào những nội dung có chất lượng thấp. Farmville chắc chắn không phải là Casabalanca. Thứ ba, và có tác hại nhiều nhất, là sự làm suy yếu đi của Internet như một thế lực vĩnh viễn. Không chỉ Farmville không là Casablanca, nó cũng không là Kiva nữa.

Một trong số những ví dụ sâu sắc của sự hứa hẹn về truyền thông xã hội, Kiva phân phối tín dụng nhỏ có ý nghĩa hơn. Trái lại, Farmville thì hầu như là vô dụng về mặt xã hội. Nó không khiến những vụ lừa phỉnh hữu hình khá hơn; nó chỉ làm cho những kẻ quảng cáo khá hơn mà thôi.

Hãy tóm tắt lại. Trên khía cạnh cầu, lạm phát quan hệ tạo ra những hiệu ứng của cuộc thi sắc đẹp, nơi, chỉ cần mỗi một sự đánh giá bầu chọn cho thí sinh mà họ nghĩ là những người khác sẽ thích nhất, người ta truyền tải những điều người ta nghĩ người khác muốn. Trên khía cạnh cung, lạm phát quan hệ tạo ra hiệu ứng của cuộc thi đại chúng, nơi mọi người (và các nghệ sĩ) cố gắng để thu hút sự chú ý bản năng và tức thì - thay vì tạo ra thứ kinh hoàng.

Xã hội không phải là những cuộc thi sắc đẹp hay những cuộc thi đại chúng. Chúng là một sự bóp méo, một bức tranh biếm họa của những thứ có thật. Nó về lòng tin, sự liên hệ và cộng đồng. Đó là cái mà có quá ít trong ứng dụng truyền thông ngày nay, mặc dù tất cả những huyên áo om sòm xung quanh các công cụ truyền thông xã hội.

Sự hứa hẹn của Internet đã không chỉ làm lạm phát các mối quan hệ, không có chiều sâu, sự cộng hưởng và ý nghĩa gia tăng. Nó còn chép lại cơ bản phong cách của con người, cộng đồng, xã hội công dân, doanh nghiệp và quốc gia - qua các mối quan hệ dày hơn, mạnh mẽ hơn và có ý nghĩa hơn, là nơi mà tương lai truyền thông nằm ở đó.

Hiện tại đây chỉ là giả thuyết. Xin cứ tự nhiên bất đồng quan điểm với tôi, thách thức tôi - hay để mở rộng và minh họa lên trên nó. Sắp tới, tôi sẽ thảo luận cái mà chúng ta có thể làm về nó.

- Bài viết của Umair Haque trên Harvard Business Publishing -

Truyền thông xã hội có đáng để tốn thời gian?

Tờ Business Week vừa có bài viết của Stephen Baker có tên "Thận trọng với "nọc độc" của truyền thông xã hội", đưa ra một lập luận đầy kiêu khích. Tác giả cho rằng tất cả sự thổi phồng, cường điệu xung quanh mạng xã hội, wiki và blog đối với việc kinh doanh đã phớt lờ những rủi ro tiềm ẩn và chỉ làm tốn thời gian.

Dù tôi nghĩ rằng ông hơi quá lời, nhưng ông lại đưa ra một câu hỏi quan trọng mà tất cả các nhà quản lý và nhân viên cần phải hỏi: Đâu là giá trị kinh doanh của việc sử dụng truyền thông xã hội? Theo quan điểm của tôi, việc sử dụng những công cụ này chắc chắn phải có sự ảnh hưởng rõ ràng về mặt kinh doanh.

Hãy xem sự hợp tác trong các công ty (các công ty này khác nhau trong việc sử dụng những công cụ truyền thông xã hội đối với hoạt động marketing và PR). Triển vọng của truyền thông xã hội, hay "doanh nghiệp 2.0" như mọi người thường vẫn gọi, là nhân viên có thể tìm kiếm thông tin và làm việc cùng nhau tốt hơn nếu họ sử dụng blogs, wikis, mạng xã hội, chia sẻ tài liệu, trang thông tin cá nhân Facebook và những gì tương tự.

Nhưng liệu những hành động này có hữu ích với một công ty hay không? Thực ra gì điều đó thì còn tùy. Vấn đề hiển nhiên trước tiên là bạn có thể tốn rất nhiều thời gian vào mạng truyền thông xã hội, và thời gian đó không được sử dụng để làm những điều khác, ví dụ như để hoàn thành xong công việc của bạn trong ngày. Vì vậy nó chỉ hữu ích nếu kết quả (ví dụ như tìm ra những thông tin bổ ích) có thể biện minh được cho hành động (toàn bộ thời gian sử dụng cho mạng xã hội). Đó là sự tập trung vào đầu ra chứ không phải đầu vào.

Một số người bỏ qua điểm này: Họ nghĩ đến thành công được chấp nhận trong một công ty là số lượng wiki, blog, tweet và trang Facebook mà mọi người tạo ra và sử dụng. Nói cách khác, họ đánh giá sự thành công như là mức độ hoạt động. Nhưng điều đó cũng giống như nói "trong công ty tôi, chúng tôi có rất nhiều cuộc họp vì vậy chắc rằng chúng tôi đang làm điều gì đó đúng đắn". Như một chuyên gia về doanh nghiệp 2.0 Oliver Marks nói với tôi: "Các cuộc nói chuyện ngẫu nhiên trên Twitter hoặc trực tuyến có thể ngốn thời gian khủng khiếp hơn cả các cuộc họp không chủ đề". Nhiều hơn không nhất thiết là tốt hơn.

Tuy vậy, có một vấn đề còn lớn hơn. Các công cụ truyền thông xã hội chỉ thực sự hữu ích với một số vấn đề. Các nhà quản lý cần phải tự hỏi: liệu các công cụ truyền thông xã hội có giải quyết được những thách thức quan trọng của tôi hay không? Hãy nghĩ đến sự hợp tác trong nội bộ công ty. Tại sao mọi người trong công ty bạn lại không hợp tác với nhau tốt hơn? Có thể có rất nhiều lý do.

Một số rào cản đối với sự hợp tác mang tính động lực - mọi người không sẵn sàng chia sẻ thông tin và tìm kiếm sự giúp đỡ, có thể bởi vì họ coi đồng nghiệp như đối thủ hoặc chỉ quan tâm đến hiệu quả của cá nhân họ. Các công cụ truyền thông xã hội sẽ không ích gì trong việc khắc phục những vấn đề về động lực như vậy. Bạn có thể cần những giải pháp khác cho vấn đề này ví dụ như thay đổi hệ thống khuyến khích theo đó mọi người được thưởng do giúp đỡ người khác.

Nếu bạn cứ mù quáng tập trung vào việc đầu tư vào các công cụ mạng xã hội, wiki, và blog trong công ty mà không giải quyết những vấn đề về động lực trước thì bạn sẽ phạm phải một sai lầm lớn về quản lý. Bạn áp dụng sai giải pháp cho vấn đề của bạn. Bạn đã mua thuốc ho cho bệnh đau chân.

Chúng ta cần phải trung thực và chính xác về nơi nào các công cụ truyền thông xã hội có ảnh hưởng và nơi nào không. Nhờ vậy mà chúng có thể trở thành những công cụ hữu ích và chúng sẽ không còn bị gán cho là "nọc độc" thêm nữa.

Bài viết của Morten Hansen trên Harvard Business Publishing. Ông là tác giả của cuốn Sự hợp tác: Làm thế nào người lãnh đạo tránh khỏi những cái bẫy, tạo ra sự thống nhất và thu lại kết quả tốt (Harvard Business Press, 2009). Ông là giáo sư tại trường đại học California, Berkeley và tại INSEAD.

Hầu hết các lãnh đạo cấp cao tôi gặp đều nhún vai làm ngơ khi tôi nhắc khả năng ứng dụng của Web 2.0. Họ sẽ chỉ cân nhắc việc cho phép tiếp cận mạng xã hội trong giờ làm việc nếu nó thật sự cần thiết để những nhân viên trẻ khỏi kêu ca. Twitter ư? Nó là cái gì chứ?

Truyền thông xã hội đang trên con đường trở thành một phần không thể thiếu trong các phương thức làm việc như là một công cụ chính trong doanh nghiệp.

Những cuộc đối thoại tôi có với các lãnh đạo cấp cao này thật sự thay đổi rất nhiều. Họ thừa nhận rằng công nghệ 2.0 có thể được sử dụng để thay đổi cách hoàn thành công việc một cách cơ bản nhất. Những thú vị khi khám phá một phương cách làm việc mới, chia sẻ thông tin, cộng tác nhằm nâng cao năng suất và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp đều có thể được tìm thấy ở đây.

Những tiến bộ trong khả năng giao tiếp luôn thay đổi cái cách mà chúng ta sống và làm việc - hai hoạt động không thể tách rời. Sự xuất hiện của chữ viết đã phát triển một xã hội Ai Cập phân tầng phức tạp khi các nhà cầm quyền có khả năng chứng minh quyền cai trị và đưa ra mệnh lệnh; ngành công nghiệp in ấn giúp đề cao dân chủ bằng cách truyền bá thông tin rộng rãi trong quần chúng, điện tín cho phép các thành phố chính phát triển với sự cách biệt về địa lý giữa trụ sở chính và các nhà mày.

Và cho đến nay, cũng như sự chấp nhận đầy do dự thế hệ Web 2.0, những tiến bộ trong khả năng giao tiếp luôn gặp những phản đối đáng kể. Những đánh giá ban đầu về điện thoại cho rằng nó sẽ chủ yếu được dùng cho các ứng dụng xã hội, phi kinh doanh. Các doanh nghiệp cần đến một công nghệ không có khả năng lưu trữ đối thoại làm gì khi đã có điện tín như một phương tiện thay thế? Các đánh giá ban đầu về công nghệ cơ bản trong ngành công nghệ sao chụp cũng tương tự - không ai có thể tưởng tượng lý do gì khiến các được doanh nghiệp cần tài liệu sao chép. Thật khó để hình dung những lợi ích mà phương thức giao tiếp mới có thể mang lại, và cũng thật dễ dàng để loại bỏ những công nghệ mới như những điều phù phiếm.

Nhưng rõ ràng bất cứ khi nào khả năng giao tiếp được mở rộng, có những thứ tiên đoán trước sẽ xảy ra: Phạm vi giao tiếp (khoảng cách và tốc độ tạo giao tiếp) tăng đáng kể và khả năng tương tác lớn giúp chúng ta tổ chức, chuyển dịch quyền lực, và phương thức hoàn thành công việc.

Ronald Coase, một giáo sư tại trường đại học Chicago, người đã đoạt giải Nobel kinh tế cho nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa chi phí giao dịch và cấu trúc doanh nghiệp. Trong cuốn "Bản chất doanh nghiệp" xuất bản năm 1937, Coase đã nghiên cứu về sự ảnh hưởng của chi phí liên lạc lên quy mô của doanh nghiệp. Ông nhận ra rằng chi phí liên lạc hay giao dịch kích thích sự gia tăng chức năng trong doanh nghiệp - có thể giải thích như sau, ví dụ như, sử dụng chiến lược hội nhập theo chiều dọc giữa những năm của thế kỷ 20 - một chiến lược sau đó đã bị đa số từ bỏ khi chi phí liên lạc giảm.

Harold Adams Innis, một giáo sư tại trường đại học Toronto, đã chỉ ra các kết quả có thể tiên đoán trước bất cứ khi nào chi phí liên lạc giảm trong tác phẩm năm 1951 của ông có tên "Xu hướng của liên lạc". Dù bắt đầu viết trước sự ra đời của thế hệ Web 2.0, rất nhiều tiên đoán của ông đã phản ánh chính xác những xu hướng ngày nay:

- Tái phân bố kiến thức, vì vậy, chuyển dịch quyền lực

- Giúp những người không chuyên có thể cạnh tranh với những người chuyên nghiệp, do có thể tiếp cận kiến thức bất cứ lúc nào thay cho quá trình nghiên cứu thu thập phức tạp

- Cho phép các cá nhân và nhóm thiểu số đưa ra ý kiến

- Giảm lợi thế tốc độ khi một số người biết thông tin trước những người khác

- Giảm lợi thế quy mô hay khả năng chịu được chi phí cao của các tổ chức lớn

Tôi tin rằng tác động của công nghệ kết hợp trong thập kỷ vừa qua, ví dụ như Web 2.0, sở hữu quyền năng to lớn tác động đến phương thức sống và làm việc như những công nghệ đột phá khác trong quá khứ - công nghệ in ấn, điện tín, mạng Internet - đã từng mang lại. Những công nghệ ngày nay cho phép con người tương tác mà không cần bận tâm đến phương thức tương tác, nhờ sự tồn tại sẵn sàng của các kiểu mẫu và cấu trúc, cho phép các hành động diễn ra không đồng nhất và mang tính ảo. Quan trọng hơn, các phép toán tìm kiếm phức tạp cho phép chúng ta tìm ra thứ chúng ta cần trong một biển thông tin. Nó đồng thời cải thiện cái cách mà chúng ta tạo ra, lưu giữ, và chia sẻ thông tin, giúp người sử dụng tìm được các nguồn hữu dụng, khơi nguồn cho đổi mới và chuyên môn, và tận dụng được "trí tuệ đám đông".

Ngày nay, biên giới của năng lực sản xuẩt của con người nằm ở sức mạnh hợp tác mở rộng - khả năng làm việc liên kết không bị giới hạn trong nhóm nhỏ nhờ sử dụng các công cụ hợp tác mới.

Đoàn tàu đã rời sân ga. Truyền thông xã hội đang trên con đường trở thành một phần không thể thiếu trong các phương thức làm việc như là một công cụ chính trong doanh nghiệp. Các bạn có thể thấy rằng câu truyện về cách vận dụng công nghệ của các doanh nghiệp đang ngày càng thú vị.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SOCIAL MEDIA VÀ SOCIAL NETWORK

Social Media: Truyền Thông Xã Xội

Social Network: Mạng Xã Hội

Nếu xét về mặt ngữ nghĩa thì đây là hai từ khác nhau. Tuy nhiên đôi khi bạn sẽ cảm thấy băn khoăn không biết sử dụng thuật ngữ nào cho hợp lý trong từng trường hợp cụ thể. Rất nhiều người cũng có cùng kinh nghiệm như thế.

Có thể giải thích một cách đơn giản như sau:

Social Media có thể được xem là một chiến lược để truyền thông, còn Social Network là một công cụ dùng để kết nối mọi người với nhau trong cùng một cộng đồng.

Sự Khác biệt này không chỉ về ngữ nghĩa mà còn ở đặc điểm và chức năng và cách chúng được sử dụng. Ngoài ra bạn sẽ tự hỏi: cái nào có trước? Có thể nói là Social Network ra đời trước và sau đó được phát triển lên thành Social Media.

Thế làm sao để phân biệt được trang nào là Social Media? Và trang nào là Social Networks? Ví dụ: Facbook, Twitter, Youtube

Cả Facebook và Twitter đều là websites 2.0 với đầy đủ tất cả các chứ năng như kết nối bạn bè, chia sẽ bài viết, thông tin, dữ liệu, hình ảnh, video... Cả hai trang web đều nằm ở giữa của hai thuật ngữ này. Đầu tiên cả Facebook và Twitter đều là Social Network và dần tiến hóa và trở thành Social Media.

Bạn có thể sử dụng Facebook để quảng bá cho các sản phẩm mới tới những cộng đồng hàng chục triệu người có cùng sở thích.

Còn Youtube là kênh Social Media nơi bạn có thể upload, chia sẽ các video clip hay, các đoạn phim quảng cáo hấp dẫn.

Bạn có thể dùng Social Media để dễ dàng kết nối với Network của riêng bạn. Hoặc dựa vào Network để làm đòn bẩy cho các chiến lược Social Media.

VÌ SAO QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM CÒN THẤP

Internet ở Việt Nam đã tăng trưởng gấp 100 lần trong vòng 10 năm qua, là một trong những quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tuy nhiên, quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam còn nhỏ với ước tính doanh số 278 tỉ đồng trong năm 2009, chỉ bằng 2% tổng chi tiêu quảng cáo của thị trường dù đã tăng 71% so với năm 2008.

Đó là thông tin từ một nghiên cứu mới được công bố của công ty nghiên cứu thị trường Cimigo.

Số liệu của trung tâm Internet Việt Nam cho biết, Việt Nam có khoảng 22,5 triệu người sử dụng internet vào thời điểm cuối năm 2009, bằng 26% dân số. Tỷ lệ tăng trưởng rất cao trong giai đoạn 2003 - 2006 và chậm lại dưới 10% vào năm 2009, nhưng vẫn tăng thêm gần 2 triệu người trong năm này.

Người trẻ sử dụng internet nhiều hơn

Báo cáo chi tiết của Cimigo về tình hình sử dụng internet ở Việt Nam, dựa trên kết quả phỏng vấn 2.940 người sử dụng internet tại sáu thành phố lớn vào cuối năm 2009, cho biết, người sử dụng internet có độ tuổi trung bình là 29 tuổi, nhỏ hơn so với độ tuổi trung bình của dân số Việt Nam hiện nay (36 tuổi). Trung bình mỗi người sử dụng 2 tiếng/ngày để truy cập internet.

Theo ông Lukas Mira, giám đốc trực tuyến của Cimigo, những hoạt động hàng đầu trên internet tại Việt Nam là thu thập thông tin, dữ liệu như đọc tin tức, sử dụng các website tìm kiếm. Kế đến là các hoạt động giải trí trong đó có nghe và tải nhạc, phim và chơi game.

Giao tiếp, kết bạn, kết nối xã hội cũng là một trong những hoạt động phổ biến. Người trẻ có xu hướng sử dụng nhiều thời gian trên mạng hơn cũng như nhiều trang web hơn. Theo báo cáo này, những website được truy cập nhiều nhất trong vòng bốn tuần (thời điểm thực hiện cuộc nghiên cứu) theo thứ tự hàng đầu là Google, kế đến là Zing, Yahoo, Dân Trí, VnExpress và Tuoitre.com.vn...

Về mặt tìm kiếm, Google vẫn đứng đầu với tỷ lệ người sử dụng là 81%, trong khi Yahoo chỉ có 1%. Về tin tức, Tuoitre.com.vn và VnExpress đứng đầu, tiếp đến là Dantri.com.vn. Zing.vn đứng đầu trong lĩnh vực giải trí trực tuyến, từ xem phim, tải nhạc, đến chơi game. Ông Mira lưu ý rằng, thứ tự này có thể đã thay đổi vào thời điểm hiện nay do internet là môi trường vận động và thay đổi thường xuyên.

Mặc dù chi phí ít hơn nhưng khi làm quảng cáo, không nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam chọn quảng cáo trực tuyến.

Có lẽ vì họ không thực sự tin tưởng vào chất lượng của quảng cáo đó cũng như hiệu quả mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Có thể quảng cáo trực tuyến rất thành công và phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển, ngay tại Châu Á với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hiệu quả của quảng cáo trực tuyến không thể phủ nhận.

Tuy nhiên, ở Việt Nam thì khác. Quảng cáo trực tuyến còn khá mới, các doanh nghiệp Việt Nam không muốn liều lĩnh thử quảng cáo trực tuyến bởi lẽ khái niệm quảng cáo trực tuyến còn rất mơ hồ so với họ. Điều này lý giải tại sao thị trường quảng cáo trực tuyến" hiện nay ở Việt Nam vẫn đang "ế dài" chờ các doanh nghiệp.

Nếu như trong thời gian tới quảng cáo trực tuyến Việt Nam có nhiều sự đầu tư và điều chỉnh phù hợp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu quảng cáo. Quảng cáo trực tuyến là một thị trường rất tiềm năng tại Việt Nam nhưng do thiếu tính chuyên nghiệp nên thị trường này chưa thể phát huy sức mạnh vốn có của nó..

Người Bắc thích biểu đạt hơn người Nam

Xét về phương diện kết nối xã hội, internet được coi là một phương tiện quan trọng, chat, email, blog và mạng xã hội được sử dụng rộng rãi. Có 80% người sử dụng internet cho rằng internet đóng vai trò quan trọng trong kết nối bạn bè và gặp gỡ những người mới, và chỉ có 13% cho rằng internet khiến họ cảm thấy cô đơn hơn, và nhóm người có ý kiến này chủ yếu là những người lớn tuổi hơn, và là nam giới.

Một thông tin thú vị khác liên quan đến thói quen sử dụng blog và mạng xã hội. Gần một nửa số người sử dụng internet đã từng ghé thăm các diễn đàn, blog và mạng xã hội. Trong khi có 40% người từng đọc blog thì chỉ có khoảng 20% người thực sự viết blog.

Khoảng 50% người đã ghé thăm các diễn đàn nhưng chỉ có 16% là từng đăng bài. Người dưới 25 tuổi thường đăng bài và viết blog gấp ba lần so với những người ở độ tuổi cao hơn. Phụ nữ thường xem và viết blog nhiều hơn, trong khi đàn ông thì chú trọng vào việc xem và đăng bài trên các diễn đàn. Về mặt địa lý, blog và mạng xã hội phổ biến hơn ở miền Bắc.

Nhìn chung người sử dụng internet ở Hà Nội thích biểu đạt hơn người sử dụng internet ở TP.HCM - số người viết blog và tham gia diễn đàn ở Hà Nội đông hơn gấp đôi so với người sử dụng internet ở TP.HCM.

Về chi phí quảng cáo trực tuyến, Cimigo cho biết Việt Nam vẫn chưa theo kịp đà tăng trưởng của các nước trong khu vực. Trung bình để tiếp cận một người dùng internet, các nhà quảng cáo Việt Nam mới chi có khoảng 10.000 đồng Việt Nam, trong khi ở Trung Quốc thì đã chi gấp 15 lần con số này.

Mạng internet ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống cá nhân cũng như kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, để thị trường này phát triển, ông Mira cho rằng thông tin phải minh bạch hơn. Nhà quảng cáo vẫn chưa có đủ thông tin về thị trường quảng cáo trực tuyến, và chưa đo lường được tác dụng cụ thể của từng website.

Cimigo cho biết các dữ liệu về thị trường quảng cáo Việt Nam được công ty này thu thập trực tiếp từ các công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến.

3 CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ TỨC THỜI

Social media

Bạn không có ngân sách để phát triển chiến lược Web tồng hợp để thu hút khách hàng? Hãy thử 3 sáng kiến đơn giản và nhanh chóng của Alexandra Samuel!

Nếu bạn đang có trong tay một đội truyền thông xã hội (social media) kinh nghiệm, một ngân sách đủ mạnh và khát khao sáng tạo, bạn có thể kiến tạo một hình ảnh thật hấp dẫn về tổ chức của mình trong thế giới mạng theo cách hoàn toàn khác biệt.

Tuy nhiên nhiều tổ chức không có đủ thời gian, ngân sách hoặc kinh nghiệm để bắt xây dựng hình ảnh truyền thông xã hội từ đầu. Thật may, những hạn chế trên không ngăn cản tổ chức của bạn tận dụng sự tiện lợi từ các trang web và trang Facebook. Sau đây là 3 lựa chọn tuyệt vời dựa trên các công cụ cũng như kinh nghiệm có sẵn để xây dựng hình ảnh truyền thông xã hội hấp dẫn mà vẫn kiểm soát được chi phí và rủi ro.

1. Trưng cầu Ý Kiến

Thế nào là Trưng cầu ý kiến?

Mời các khách hàng, người ủng hộ và nhân viên đưa ra các ý tưởng cũng như gợi ý cho sản phẩm, dịch vụ và các cải tiến mới. Cộng đồng sẽ tự đánh giá xếp loại các ý tưởng. Bằng cách này, ý tưởng tốt nhất sẽ chính những người dùng bình chọn. Công việc của bạn chỉ là lo việc đưa các ý tưởng này vào thực tiễn.

Phù hợp với:

Các nhãn hàng tiêu dùng có khả năng tùy biến thiết bị, tổ chức phi chính phủ muốn tìm các ý tưởng cho chính sách hoặc dịch vụ. VD: Dell, MyStarbucks, Threadless

Cách thực hiện:

Xây dựng trang web riêng sử dụng hệ thống quản lý nội dung; có rất nhiều các ứng dụng mở rộng đưa ra phương pháp nhập liệu và hệ thống bình chọn Digg-style. Cũng có thể sử dụng giải pháp dựng sẵn như phần mềm Salesforce đang vận hành trang của Dell, hoặc phần mềm trao tay Uservoice được thiết kế để quản lý các ý kiến của khách hàng.

Lưu ý:

Hãy đầu tư vào việc áp dụng ý kiến người sử dụng vào thực tiến càng sớm càng tốt, sau đó sử dụng đội truyền thông để quảng bá sự thật rằng bạn đang lắng nghe. Một khi mọi người biết rằng ý kiến của họ được tiếp thu, họ sẽ sẵn sàng tham gia khi có cuộc vận động.

Tiết kiệm:

Đừng tự xây dựng một hệ thống nhập liệu và đánh giá từ a đến z. Có rất nhiều các lựa chọn trao tay sẵn sàng để bạn sử dụng.

Tìm nguồn giúp đỡ:

Hãy chắc rằng bạn đang có trong tay một giám đốc cộng đồng người có thể tiếp cận những early adoter tiềm năng (những khách hàng đã blog hoặc tweet về dự án của bạn). Nếu như đội phát triển sản phẩm của bạn không hứng thú với việc nhận chỉ thị từ người tiêu dùng, hãy thuê một chuyên gia phát triển tổ chức người có thể giúp bạn xây dựng một tổ chức làm việc nhanh chóng và trách nhiệm hơn.

2. Công cụ (Widget)

Widget là gì?

Sáng tạo biểu tượng tương tác (badge) để khách hàng cũng như những người ủng hộ có thể đặt trên trang Facebook hay blog của họ. Một công cụ (widget) có thể giúp cập nhật các thông tin về ưu đãi, sản phẩm, hoạt động theo phong cách ngắn gọn.

Phù hợp với:

Các nhãn hàng phổ biến với các khách hàng trẻ, có thói quen sử dụng web và thích trưng diện nhãn hiệu; Các tổ chức phi lợi nhuận với những người ủng hộ trẻ, sẵn lòng giúp đỡ. VD: Dove, Ask Your Lawmaker

Cách thực hiện:

Sử dụng dịch vụ như SproutBulider hoặc WidgetBox để tạo ra những công cụ đơn giản với nội dung được cập nhật theo RSS; nếu muốn tạo các widget không theo chuẩn, chuyên gia lập trình hoặc phát triển trang web có thể tạo riêng cho bạn từ đầu.

Lưu ý:

Kỹ năng thiết kế và tương tác sẽ giúp công cụ (widget) của bạn nổi bật, dễ dàng tiếp cận và đủ hấp dẫn để người dùng tải về.

Tiết kiệm: Nếu bạn là người kêu gọi quyên góp, hãy sử dụng widget hoặc bộ phát triển được thiết kế cho việc quyên góp online hơn là tự thiết kế hệ thống cho riêng mình.

Tìm nguồn giúp đỡ:

Các widget tồn tại để cập nhật nội dung nên hãy tuyển dụng một đội phát triển nội dung chuyên nghiệp. Nếu như các widget của bạn để kêu gọi hành động (như quyên góp hoặc truyền tải thông điệp truyền thông), hãy tìm kiếm sự trợ giúp chiến lược từ người có bản lưu các kết quả của chiến dịch online.

3. Giờ vàng

Giờ Vàng là gì?

Tạo thông điệp online để mọi người biết về một ưu đãi đặc biệt trong giới hạn thời gian. Có thể là hàng hóa chỉ bán với một số lượng giới hạn, dịch vụ ưu đãi, hoặc bán hàng quyên góp. Nếu bạn cập nhật các ưu đãi thường xuyên, khách hàng sẽ muốn ghé thăm để biết các thông tin.

Phù hợp với:

Công ty với các sản phẩm và dịch vụ mới muốn quảng bá; doanh nghiệp muốn xả cổ phiếu, các tổ chức phi lợi nhuận muốn thu hút thêm những người ủng hộ đơn lẻ.

VD: Trang Facebook của Pizza Hut

Cách thực hiện:

Tạo Twitter feed hoặc trang Facebook mà bạn có thể cập nhật một lần một ngày (hoặc 1, 2 lần một tuần) với các ưu đãi đặc biệt. Quảng bá trang này tới các fans (trang Facebook) hoặc các khách hàng tiềm năng để họ có thể theo dõi.

Lưu ý:

Các ưu đãi phải thực sự hấp dẫn, ví dụ như cắt giảm mạnh lượng lãi - hoặc thậm chí chịu hòa vốn. Nếu bạn là tổ chức phi lợi nhuận, chú trọng các mối quan hệ với các công ty và các tổ chức để tổ chức bán hàng quyên góp.

Tiết kiệm chi phí bằng cách:

Giới hạn số lượng hàng ưu đãi để có thể kiểm soát được mức phí tổn cao nhất.

Tìm sự giúp đỡ:

Đại sứ truyền thông xã hội hoặc các kênh quảng bá trên web có thể giúp truyền đi thông tin về ưu đãi.

PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI VÀ THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN

Khái niệm xây dựng thương hiệu cá nhân được giới thiệu trên thế giới vào năm 1997, quay trở lại thời điểm khi việc xây dựng thương hiệu lần đầu tiên được áp dụng cho các công ty lớn và các sản phẩm trên quầy hàng tạp hóa. Nhờ câu chuyện "The Brand Called You" của Tom Peters, khái niệm xây dựng thương hiệu cá nhân đã ra đời.

Khi tôi bắt đầu xây dựng công ty của mình, Reach, trở lại năm 2001, chỉ có 5 trong số chúng tôi cung cấp dịch vụ xây dựng thương hiệu cá nhân và những cơ hội có giới hạn cho việc xây dựng thương hiệu của bạn. Tại thời điểm đó, tôi chủ yếu tập trung vào các CEO và những nhà quản trị cấp cao khác.

Đã hơn 10 năm kể từ khi khái niệm xây dựng thương hiệu cá nhân được giới thiệu, và toàn cảnh thị trường lao động hiện tại có vẻ rất khác. Ngày càng nhiều chuyên gia có cái nhìn rất khác trước về các cơ hội thăng tiến của họ và giá trị họ truyền tải đến ông chủ của họ. Họ đã bắt đầu sử dụng các nguyên tắc trong xây dựng thương hiệu để tạo ra sự hài hòa giữa những gì thuộc về họ với những gì họ làm và cách họ làm nó, bởi vậy họ có thể cải thiện các cơ hội thăng tiến và đạt được mục tiêu của họ.

Sự hiện diện của các công cụ truyền thông xã hội khiến việc xây dựng thương hiệu cá nhân mạnh mẽ và hiệu quả hơn bao giờ hết. Xây dựng thương hiệu cá nhân đã bước vào trực tuyến. Rất nhiều công cụ web 2.0 được thiết kế để xây dựng các cộng đồng và thúc đẩy hoạt động thảo luận trong cộng đồng - ví dụ như Linkedln, blogs, Facebook, và Twiter - đó là cơ hội cho những người có tư tưởng sự nghiệp gia tăng khả năng phô bày các phẩm chất của họ, chứng tỏ giá trị và làm nổi bật bản thân trong nhóm những người được coi là ngang hàng.

Sau đây là 5 bước xây dựng thương hiệu cá nhân trực tuyến:

Phải có thực trước khi bước vào thế giới ảo

Tất nhiên, đối với những người bắt đầu, web có vẻ là công cụ dễ dàng tạo ra được sự chú ý. Nhưng, trước khi bắt đầu xây dựng sự hiện hữu trong môi trường trực tuyến, bạn cần phải biết bạn là ai, điểm khác biệt của bạn so với những người cùng vị trí với bạn, và điều gì khiến bạn trở nên hấp dẫn những người sẽ ra quyết định liên quan đến bạn.

Xây dựng thương hiệu được dựa trên tính xác thực. Giống như Volvo hiểu lời hứa của nó về sự an toàn, điều này làm nó khác biệt so với những thương hiệu xe khác, bạn cũng cần phải biết định vị chính mình và đảm bảo thương hiệu của bạn đúng với bạn trong thế giới thực.

Các hoạt động xây dựng thương hiệu công ty được bắt đầu bằng việc nghiên cứu, và bạn cũng cần phải như vậy. Phải biết rõ bạn là ai và bạn phải cung cấp gì, nhờ đó bạn có thể cung cấp các thông điệp nhất quán và liên tục.

Thu thập càng nhiều thông tin càng tốt trước khi bạn xây dựng thương hiệu của cá nhân minh trên phương tiện trực tuyến. Để làm được như thế, hãy đưa ra các câu hỏi về điều bạn muốn biết và chờ đợi phản hồi, xem lại những đánh giá hoạt động trong quá khứ, thực hiện việc tự đánh giá.

Bạn phải biết đặc tính thương hiệu của bạn - cả lý tính (những điều làm bạn đáng tin) và cảm tính (những điều làm bạn trở nên thú vị và hấp dẫn với người khác) - trước khi thực hiện kế hoạch xây dựng thương hiệu trực tuyến. Kế đến bạn có thể xây dựng Slogan cho thương hiệu của mình và để nó ở đâu đó trực tuyến, nơi bạn có thể thấy nó mỗi ngày như một lời nhắc nhở về giá trị cam kết của mình.

Biết khu vực của bạn

Làm cách nào bạn xuất hiện trên World Wide Web? Theo nghiên cứu của ExecuNet, 87% những nhà tuyển dụng sử dụng web để tìm ứng viên, và việc tìm ứng viên cho vị trí giám đốc của các công ty thuộc Fortune 500 đều được thực hiện như thế.

Nhà quản trị thông qua google tìm kiếm nhân viên của họ. Người mua tìm kiếm người bán. Các nhân viên triển vọng tìm kiếm nhà quản trị tiềm năng của họ. Ngày nay nếu bạn không xuất hiện trên google, bạn không tồn tại.

Ngay bây giờ, hiểu cách bạn tạo ra sự hiện diện sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch cho các tình huống, ở đó bạn thể hiện giá trị của mình. Trong khi nghiên cứu những tiêu chuẩn mọi người sử dụng tới định hình quan điểm về những điều họ đang tìm kiếm, chúng ta biết rằng số lượng và sự tương thích giữ vai trò quyết định.

Nếu ai đó tìm hiểu bạn thông qua google, và có rất nhiều thông tin về bạn, người đó sẽ cảm thấy rằng bạn chắc chắn đã làm được điều gì đó và có thông tin được chia sẻ. Khi người đó xem xét kỹ hơn kết quả tìm kiếm và nhận ra rằng những nội dung đó phù hợp và đồng nhất với một người mà họ tin đó chính là bạn, người đó sẽ hình thành những đánh giá tốt về bạn.

Vậy nên, mục tiêu của bạn là tạo ra các nhiều thông tin phù hợp, hấp dẫn càng tốt. Thực tế, bạn muốn 3 trang đầu tiên trong kết quả tìm kiếm cho tên của bạn tới làm nổi bật những điểm đặc biệt về bạn.

Để bắt đầu, hãy ấn định đường biên của bạn với Online ID Calculator (một công cụ từ Reach) và tạo ra sự chú ý cho ID trược tuyến hiện tại của bạn. Sau đó, bạn có thể thấy hiệu quả của những nỗ lực xây dựng thương hiệu cá nhân theo thời gian.

Bắt đầu với những điều căn bản

Bạn không cần phải xây dựng một website hay blog của riêng mình để có được một thương hiệu đáng tin và mạnh mẽ. Nhưng, trước khi bắt đầu, bạn phải chuẩn bị nguyên liệu marketing. Chúng bao gồm thông tin mô tả bạn và chỉ bạn (hãy đảm bảo bạn thể hiện được những thuộc tính cảm xúc của thương hiệu), những kỹ năng chuyên nghiệp, và một danh sách những từ khóa (những từ ngữ thuộc lãnh vực của bạn, thể hiện được tính chuyên nghiệp).

Bạn cũng phải...

Mua tên miền (thậm chí bạn không sẵn sàng để có một trang web cá nhân). Nó tốn khoảng 9 USD mỗi năm. Khi bạn sẵn sàng xây dựng một nơi của riêng mình trên World Wide Web, bạn sẽ có sẵn "tài sản" trên để xây dựng.

Thiết lập bản thân trên LinkedIn. Bạn có thể sử dụng trang này như website của mình cho đến khi bạn sẵn sàng xây dựng một website riêng. Bao gồm cả phần tóm tắt, dự định, và kinh nghiệm của bạn. Tham gia vào tất cả những nhóm phù hợp (những tổ chức chuyên nghiệp, hội nam sinh, những chuyên gia về một lĩnh vực nào đó...). Khi bạn hài lòng với profile của mình, bạn có thể bắt đầu mời những chuyên gia bạn có quan hệ.

Thiết lập Google Alert cho tên của mình để luôn biết những gì được nói về bạn trên World Wide Web. Điều này sẽ giúp bạn khi bạn cập nhật nội dung mới và xây dựng thương hiệu trực tuyến của mình.

Xem những gì đang diễn ra ngoài kia. Sử dụng technorati.com để tìm những blogger viết về lĩnh vực chuyên môn của bạn. Hãy theo họ một khoảng thời gian, và chọn một hoặc hai blog để tham gia và đọc nó thường xuyên. Đưa ra những bình luận khi bạn có gì đó phù hợp và gia tăng giá trị. Sử dụng tên của bạn và những từ khóa trong tất cả nội dung bạn cập nhật và tạo liên kết ngược trở lại với web, blog hay trang thông tin của bạn trên LinkeIn để mọi người biết thêm về bạn.

Liên kết thật và ảo

Internet giống như hầu hết những phương tiện kỹ thuật khác. Giống như radio đã không thế chỗ báo chí, truyền hình không thế chỗ radio, web không thay thế cho việc xây dựng mối quan hệ trong thế giới thật. Bạn cần cho thấy những hoạt động trong thế giới thực và đảm bảo mọi người nhận thấy bạn cùng với giá trị bạn thể hiện qua công việc.

Thực tế, bạn cần phải nghĩ đến nhiều cách thức để gia tăng những hoạt động trong thế giới thực trên trực tuyến. Ví dụ, nếu bạn đang thực hiện bài thuyết trình tại American Marketing Association ở địa phương của bạn - một hoạt động xây dựng thương hiệu tuyệt vời - bạn cần phải tìm ra cách thông tin điều đó cho đồng nghiệp và những ai không thể có mặt ở đó.

Bạn có thể lấy đoạn video bài phát biểu của mình và đưa lên YouTube; đưa nội dung bài phát biểu lên SlideRocket, sử dụng những công cụ tìm kiếm miễn phí để đưa thông tin về sự kiện và sử dụng Twitter để chia sẻ những thông tin trước, trong và sau sự kiện.

Mở rộng và duy trì

Một khi bạn đã xây dựng được nền tảng và đã đang tạo ra được những hỗ trợ cho hoạt động ở thế giới thực bằng sự thể hiện phù hợp ở thế giới ảo.

Sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Ziggs, Naymz, và Ziki để gia tăng sự hiện diện của mình bằng cách cập nhật thông tin của bạn (hãy cẩn thận không sử dụng chức năng hệ thống của tất cả các trang này, vì nó có thể che phủ thông tin của bạn).

Tạo blog tập trung vào đề tài liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bạn. Sử dụng các phần mềm như WordPress hay TypePad để xây dựng website tĩnh nếu bạn thấy bạn không thể đưa thông tin lên blog của mình ít nhất hai lần một tuần.

Cập nhật những bài báo và những vật liệu khác lên các trang thứ 3 có liên quan. Tìm những website chia sẻ khán giả mục tiêu với bạn và đang tìm kiếm nội dung.

Thậm chí, nếu hiện tại bạn "invisible", bạn vẫn có thể có một profile trực tuyến ưu tú chỉ bằng cách thực hiện theo 5 cách này. Và nhớ theo dõi ID trực tuyến của mình - đăng ký Google Alerts cho tên của bạn. Kết quả tìm kiếm trên Google thay đổi thường xuyên hơn thời tiết của New England, cho nên hãy luôn biết những điều người khác đang tìm hiểu về bạn.

TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI VÀ NGÀNH DƯỢC PHẨM

Khi mạng xã hội phát triển, ngành dược phẩm cũng muốn quảng bá mình trên đó. Nhưng con đường gia nhập còn chông gai do tính đặc thù của sản phẩm.

CDD* đã đặt các câu hỏi với Cục thực phẩm và thuốc để thi hành những quy định của nó đối với việc marketing các sản phẩm về thuốc, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông xã hội.

Theo quan điểm của CDD: nếu 1 công ty dược không thể trình bày 1 cách đầy đủ những nguy hiểm và tác hại của từng loại thuốc trên 140 kí tự hoặc ít hơn, thì họ không nên quảng cáo về nó.

"Những chỉ dẫn hiện tại của FDA** trong bản thông tin tác hại không nên thỏa hiệp để có lợi cho sự phát triển của các chiến dịch online promotion sản phẩm mà gây hại đến sức khỏe cộng đồng" CDD đã viết như vậy trong bức thư gửi cho FDA.

Big Pharma đã nhanh chóng đáp trả lại rằng những quy định hiện tại của FDA không có sự phân biệt giữa nội dung quảng cáo truyền thông và quảng cáo in ấn. "Nó giống như việc sử dụng tiêu chuẩn tạo ra cho ngựa hay xe độc mã để điều tiết xe ô tô" nhận xét của Jefferey Francer, trợ lý tổng cố vấn cho Nhóm vận động hành lang công nghiệp dược phẩm Hoa Kỳ, PhRMA.

PhRMA đề nghị FDA thi hành những tiêu chuẩn cụ thể về Web như: cho phép các công ty thuốc mở các micro-blog***, yêu cầu FDA có dấu chứng nhận với các liên kết (link) có thông tin chi tiết và những hỗ trợ về mặt công nghệ cho máy cấu hình yếu (điều này có thể hiểu 1 cách đơn giản rằng, để dễ dàng thông tin cho người đọc khi có những hạn chế về mặt dung lượng tải trên mạng, FDA sẽ chỉ cho phép xuất hiện những thông tin sơ bộ cần thiết, mà giảm thiểu đi những đường link, liên kết của những thông tin chi tiết), hoặc yêu cầu các công ty dược phẩm có 1 dòng cảnh báo khi tìm kiếm tài trợ.

CDD đã đi xa hơn, họ yêu cầu các công ty dược nên bị cấm quảng cáo trên nền tảng của bên thứ 3 và tập trung vào vấn đề riêng của họ. "Chỉ có những công cụ giao tiếp trực tiếp với khách hàng được sử dụng hợp pháp là thông qua trang web chủ của công ty, và phải với sự tuân thủ đầy đủ tính công bằng và quy tắc cân bằng thông tin."

Nền công nghiệp dược phẩm, trong sự trỗi dậy gần đây của FDA, đã có phiên điều trần về quảng cáo thuốc trong lĩnh vực truyền thông xã hội. FDA đã tuân thủ với các quy định về ngăn chặn của các cơ quan đối với các công cụ tìm kiếm marketing để mua các từ khóa (key words) và chèn tên thương hiệu của họ trên đường dẫn URLs liên quan để dễ dàng cho việc tìm kiếm các thông tin điều kiện y học cụ thể.

Trong khi FDA không giống như ngăn chặn quảng cáo trực tiếp với người tiêu dùng, Rebecca Tushnet - giáo sư Luật Goergetown- cho biết: các thương hiệu dược có thể tìm cách khác để thông điệp của họ phát triển trên phương diện truyền thông xã hội như 1 hình thức "quảng cáo nhắc nhở" - là tên của sản phẩm chứ không phải tên của bệnh.

"Khi chưa có Twitter, con người đã giải quyết vấn đề này với các quảng cáo nhắc nhở" - cô phát biểu với tờ Mediapost " trên lý thuyết, nó giống như 1 cách tiếp cận có thể thực hiện được".

*CDD: Collaborative Drug Discovery: Cục điều chế dược phẩm.

**FDA: Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.

***micro-blog: là một xu hướng cộng đồng mới, 1 hình thức chung của mạng xã hội, nơi mọi người kết nối và cập nhật những thông tin về nhau giới hạn qua số lượng kí tự. (khoảng 140 kí tự).

TRUYỀN THÔNG XẢ HỘI VÀ NHỮNG MẶT TRÁI

Tờ Business Week vừa có bài viết của Stephen Baker có tên "Thận trọng với "nọc độc" của truyền thông xã hội", đưa ra một lập luận đầy kiêu khích. Tác giả cho rằng tất cả sự thổi phồng, cường điệu xung quanh mạng xã hội, wiki và blog đối với việc kinh doanh đã phớt lờ những rủi ro tiềm ẩn và chỉ làm tốn thời gian. Dù tôi nghĩ rằng ông hơi quá lời, nhưng ông lại đưa ra một câu hỏi quan trọng mà tất cả các nhà quản lý và nhân viên cần phải hỏi: Đâu là giá trị kinh doanh của việc sử dụng truyền thông xã hội? Theo quan điểm của tôi, việc sử dụng những công cụ này chắc chắn phải có sự ảnh hưởng rõ ràng về mặt kinh doanh.

Hãy xem sự hợp tác trong các công ty (các công ty này khác nhau trong việc sử dụng những công cụ truyền thông xã hội đối với hoạt động marketing và PR). Triển vọng của truyền thông xã hội, hay "doanh nghiệp 2.0" như mọi người thường vẫn gọi, là nhân viên có thể tìm kiếm thông tin và làm việc cùng nhau tốt hơn nếu họ sử dụng blogs, wikis, mạng xã hội, chia sẻ tài liệu, trang thông tin cá nhân Facebook và những gì tương tự.

Nhưng liệu những hành động này có hữu ích với một công ty hay không? Thực ra gì điều đó thì còn tùy. Vấn đề hiển nhiên trước tiên là bạn có thể tốn rất nhiều thời gian vào mạng truyền thông xã hội, và thời gian đó không được sử dụng để làm những điều khác, ví dụ như để hoàn thành xong công việc của bạn trong ngày. Vì vậy nó chỉ hữu ích nếu kết quả (ví dụ như tìm ra những thông tin bổ ích) có thể biện minh được cho hành động (toàn bộ thời gian sử dụng cho mạng xã hội). Đó là sự tập trung vào đầu ra chứ không phải đầu vào.

Một số người bỏ qua điểm này: Họ nghĩ đến thành công được chấp nhận trong một công ty là số lượng wiki, blog, tweet và trang Facebook mà mọi người tạo ra và sử dụng. Nói cách khác, họ đánh giá sự thành công như là mức độ hoạt động. Nhưng điều đó cũng giống như nói "trong công ty tôi, chúng tôi có rất nhiều cuộc họp vì vậy chắc rằng chúng tôi đang làm điều gì đó đúng đắn". Như một chuyên gia về doanh nghiệp 2.0 Oliver Marks nói với tôi: "Các cuộc nói chuyện ngẫu nhiên trên Twitter hoặc trực tuyến có thể ngốn thời gian khủng khiếp hơn cả các cuộc họp không chủ đề". Nhiều hơn không nhất thiết là tốt hơn.

Tuy vậy, có một vấn đề còn lớn hơn. Các công cụ truyền thông xã hội chỉ thực sự hữu ích với một số vấn đề. Các nhà quản lý cần phải tự hỏi: liệu các công cụ truyền thông xã hội có giải quyết được những thách thức quan trọng của tôi hay không? Hãy nghĩ đến sự hợp tác trong nội bộ công ty. Tại sao mọi người trong công ty bạn lại không hợp tác với nhau tốt hơn? Có thể có rất nhiều lý do.

Một số rào cản đối với sự hợp tác mang tính động lực - mọi người không sẵn sàng chia sẻ thông tin và tìm kiếm sự giúp đỡ, có thể bởi vì họ coi đồng nghiệp như đối thủ hoặc chỉ quan tâm đến hiệu quả của cá nhân họ. Các công cụ truyền thông xã hội sẽ không ích gì trong việc khắc phục những vấn đề về động lực như vậy. Bạn có thể cần những giải pháp khác cho vấn đề này ví dụ như thay đổi hệ thống khuyến khích theo đó mọi người được thưởng do giúp đỡ người khác.

Nếu bạn cứ mù quáng tập trung vào việc đầu tư vào các công cụ mạng xã hội, wiki, và blog trong công ty mà không giải quyết những vấn đề về động lực trước thì bạn sẽ phạm phải một sai lầm lớn về quản lý. Bạn áp dụng sai giải pháp cho vấn đề của bạn. Bạn đã mua thuốc ho cho bệnh đau chân.

Chúng ta cần phải trung thực và chính xác về nơi nào các công cụ truyền thông xã hội có ảnh hưởng và nơi nào không. Nhờ vậy mà chúng có thể trở thành những công cụ hữu ích và chúng sẽ không còn bị gán cho là "nọc độc" thêm nữa.

MOBIL_AD

Các công ty quảng cáo đang xem các loại điện thoại di động thế hệ mới có chức năng tải và phát video là một phương tiện mới để tiếp cận với người tiêu dùng, nhất là những khách hàng trẻ tuổi. Xu hướng này cuối cùng sẽ đem đến lợi ích cho những người sử dụng điện thoại di động: Trong tương lai, việc gọi điện thoại di động cũng sẽ được miễn phí giống như xem truyền hình vậy...

Bắt đầu từ ngày 14/6, khách hàng của công ty điện thoại di động Virgin Mobile USA (Mỹ) đã có thể được gọi miễn phí đến 75 phút/tháng nếu xem các chương trình quảng cáo dưới dạng tin nhắn bằng văn bảng được tải về điện thoại di động của họ.

Hầu hết các nhà phân tích trong ngành quảng cáo đều cho rằng quảng cáo trên điện thoại sẽ trở nên phổ biến trong thời gian tới. Theo một số dự báo, thị trường quảng cáo trên điện thoại di động sẽ đạt giá trị 1,3 tỉ US vào năm 2009.

Trên thực tế, việc gọi điện thoại miễn phí nhờ các nguồn tài trợ từ quảng cáo hiện vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều người sử dụng điện thoại di động trên thế giới. Nhưng theo Lewis Ward, một giám đốc nghiên cứu của IDC, công ty nghiên cứu thị trường chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin, chẳng bao lâu nữa các công ty điện thoại di động sẽ đi theo xu hướng của các hãng truyền hình hay các dịch vụ trên internet, tức là lấy doanh thu từ quảng cáo để "trợ cấp" cho người sử dụng điện thoại di động chi phí gọi điện hay sử dụng các dịch vụ liên quan.

Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện nay, không giống như việc xem truyền hình miễn phí, để được gọi điện thoại miễn phí, các thuê bao điện thoại di động buộc phải xem nhiều quảng cáo hơn. Chẳng hạn, để xem một chương hấp dẫn kéo dài trong 22 phút, người xem truyền hình chỉ cần phải xem 7-8 phút quảng cáo. Nhưng các khách hàng của Virgin phải xem quảng cáo đủ 75 phút và phải trả lời đúng các câu hỏi được đưa ra sau đó để chứng minh rằng họ có quan tâm đến các mẫu quảng cáo thì mới được sử dụng 75 phút gọi điện thoại miễn phí.

Điều kiện nói trên xem ra khá khắc nghiệt đối với những người luôn phải bận rộn với công việc, nhưng Virgin hy vọng rằng, chương trình này, có tên gọi "SugarMama", sẽ thu hút được giới trẻ độ tuổi từ 14-25 vốn có nhiều thời gian là một cách thức mới để tiếp cận với khoảng 4 triệu khách hàng thuê bao của công ty. Hiện nay, các nhãn hiệu Xbox (Microsoft), Pepsi-Cola và Truth, một chiến dịch chống hút thuốc lá nhắm vào giới trẻ, đã đăng ký tham gia chương trình SugarMama của Virgin. Theo Howard Handler, giám đốc tiếp thị của Virgin, công ty cũng đang chuẩn bị ký hợp đồng với nhiều nhà quảng cáo khác. "Trong lĩnh vực công nghệ không dây, chúng tôi tập trung vào giới trẻ và có rất nhiều nhà quảng cáo cũng muốn tiếp cận đối tượng khách hàng này. Ngoài ra, chúng tôi cũng có một lợi thế khác: đó là điện thoại di động cũng là một thiết bị có mối liên hệ gần gũi nhất đối với hầu hết người tiêu dùng. Đây là một phương tiện khá trực tiếp", Handler nói.

Trong thời gian đầu, những người tham gia chương trình SugarMama của Virgin có thể chọn xem quảng cáo dưới dạng tin nhắn văn bản hoặc xem các chương trình quảng cáo trên internet. Nhưng Hander cho biết, khi các loại điện thoại hỗ trợ công nghệ chiếu phim Video đã trở nên phổ biến hơn đối với khách hàng, các thuê bao tham gia chương trình SugarMama cũng có thể xem đoạn phim quảng cáo từ điện thoại di động của họ.

Một số công ty kinh doanh mạng điện thoại di động khác trên thế giới cũng đang vào cuộc cùng với Virgin USA. Điển hình là Amobee, một công ty mới thành lập ở Anh. Amobee cung cấp cho khách hàng thuê bao của công ty một dịch vụ mà theo đó họ có thể "thanh toán" cho việc tải các trò chơi, nhạc chuông, phim ảnh bằng cách xem các chương trình quảng cáo qua điện thoại di động.

Theo một số nhà phân tích, với việc sử dụng các loại điện thoại thuộc thế hệ 3G vốn hỗ trợ cho việc xem phim ngày càng phổ biến, chắc chắn các công ty quảng cáo sẽ tận dụng xu hướng này để tiếp cận với khách hàng qua "lòng bàn tay" của họ. Nhưng vấn đề được đặt ra là liệu trong thế giới đã bị bão hoà bởi quảng cáo, các thuê bao điện thoại di động sẽ dành ra bao nhiêu thời gian để xem các chương trình quảng cáo qua những "chú dế" của mình? Theo một số dự báo, rất có thể tỷ lệ giữa thời gian xem quảng cáo và thời gian được gọi điện thoại hay dịch vụ miễn phí sẽ được giảm xuống chứ không còn lớn như của Virgin nói ở trên. Bởi vì, nếu tỷ lệ này lớn, các chương trình quảng cáo chỉ có tác dụng đối với những khách hàng trẻ có ngân sách hạn hẹp, còn những người lớn, các chuyên gia bận rộn với công việc thì thường chẳng dễ dàng hy sinh nửa phút xem quảng cáo như họ sẵn sàng xem tin tức trong năm phút.

Những quảng cáo điện thoại di động sẽ trở nên xâm phạm hay mang lại lợi ích cho người tiêu dùng? Sự tranh cãi được khơi mào, đang trở nên sục sôi ra khi các công ty sản xuất điện thoại di động và các nhà quảng cáo thực hiện một cuộc kiểm tra.

Ở nhiều khía cạnh, khả năng đưa một thông điệp đến đúng người vào đúng lúc, đúng nơi có thể sẽ không bao giờ khả thi. Các thiết bị di động có chức năng âm thanh, tạo văn bản, và thậm chí lướt web ở tốc độ cố định với những tin nhắn không giới hạn. Giới quảng cáo đang phát điên trước những tính năng này. Từ việc chi ra 3 tỉ USD quảng cáo thiết bị di động, nghiên cứu ABI dự đoán con số này sẽ lên đến 19 tỉ USD vào năm 2011.

Đối với người tiêu dùng, những người có thể hiểu những thông điệp không mong muốn và những sự can thiệp ở một thiết bị hầu hết đều xem là rất riêng tư. Mỗi cuộc điện thoại, mỗi tin nhắn gởi đi, mỗi trang web được lướt bằng thiết bị di động có thể truy ra bạn, người chủ chiếc điện thoại đã ký hợp đồng với công ty điện thoại. Sẽ không khó khăn để nhà cung cấp dịch vụ di động biết bạn ở đâu và làm gì. Tất cả điện thoại có hệ thống định vị toàn cầu GPS được ủy nhiệm để lần ra dấu vết những cuộc gọi khẩn cấp bởi FCC (Ủy ban Quản lý các Phương tiện Thông tin liên lạc Liên bang). Những thông tin về hành vi của bạn, là những gì giới quảng cáo rất thích.

Một bài báo trong ấn phẩm ngày 23/4 của tuần báo BuninessWeek mang tên "Cách mạng trong kinh doanh điện thoại" được bắt đầu với một câu chuyện giản dị về một người mẹ đi nghỉ mát ở Vegas đã điền vào bảng quảng cáo với số của một tin nhắn để nhận thông tin từ Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia. Khi quay về nhà ở Florida, cô nhận được quảng cáo của Adidas qua tin nhắn về việc mua một mẫu giày bóng rổ sản xuất có giới hạn. Cô đã rất thích nó. Và Adidas, nhân viên quảng cáo của Adidas, và cả công ty điện thoại cũng vậy.

Đó là điều kỳ diệu của quảng cáo trong việc làm ra một mẩu quảng cáo cá nhân trực tiếp, vì điều đó có thể tạo nên một mối liên hệ trực tiếp trong mua bán. Mối liên hê này ngày càng gần gũi hơn! Người mẹ trong câu chuyện trên đã có thể hoặc không thể biết rằng cô đã cho phép Adidas gởi tin nhắn quảng cáo đến cho mình. Những người theo chủ nghĩa riêng tư đang dần thay đổi bằng sự cho phép ngầm, và FCC gần đây đã đưa ra một luật lệ để bảo vệ sự riêng tư của người tiêu dùng mang tên "biểu hiện của sự cho phép".

Không có gì trong số này là mới. Sự khác biệt thật sự của mẩu quảng cáo giày bóng rổ đã đến với người mẹ này là nó có liên quan đến sở thích (và cả nhu cầu) của cô và nó được đưa đến với cô bằng cách thức mà cô đã chọn. Làm cách nào những nhà tiếp thị đưa doanh nghiệp đến với khách hàng, có thể vươn đến đẳng cấp của sự tương quan và quyền hạn như vậy? Câu trả lời chính là sự phân tích tỉ mỉ đã mang những sự thấu hiểu khách hàng lại gần nhau (cách sử dụng, sở thích, nhân khẩu học, hành vi) và sau đó sử dụng kiến thức này để phân loại khách hàng dựa trên nhu cầu của họ. Bạn có thể nối kết những nhu cầu này với những cá nhân đã có sự chọn lựa của riêng mình. Nhà tiếp thị liên kết những nhu cầu, quyền hạn, trải nghiệm và những bài học từ khách hàng là người sẽ thành công trong hoàn cảnh mới.

Phân loại nhu cầu.

Những nhu cầu này nổi bật lên qua việc nắm bắt quy trình mà người tiêu dùng bắt đầu từ khi mua và dùng những sản phẩm của bạn. Khi đã có mối liên kết chặt chẽ giữa sự thấu hiểu quy trình tiêu dùng -cùng với nhu cầu, hành vi, các hoạt động giao dịch và về lĩnh vực nhân khẩu học - bạn có thể tạo ra những nhóm khách hàng có cùng nhu cầu để công ty có thể liên hệ. Adidas đã rút ra được rằng những người tiêu dùng đến Vegas để xem giải bóng rổ NBA Allstar Basketball và những người sẽ gởi tin nhắn đến NBA tìm kiếm thông tin hữu ích đều thuộc nhóm khách hàng hầu như luôn phản hồi lại những mẩu quảng cáo mục tiêu về giày bóng rổ nhãn hiệu NBA một khi họ quay về thành phố của họ.

Sự ưng thuận

Sự chấp nhận không nhất thiết là quyết định có tham gia hoặc không. Nó có ý nghĩa hơn về sự tương quan và giá trị lời đề nghị hoặc tin nhắn. Những nhà quảng cáo và tiếp thị sử dụng thông tin người tiêu dùng nếu cung cấp đúng tin nhắn đến đúng người vào đúng thời điểm một cách có trách nhiệm thì sẽ có được sự ưng thuận từ người tiêu dùng trong việc liên hệ lâu dài. Adidas đã tạo nên một bước tiến từ một bảng quảng cáo có thể phản hồi lại bằng tin nhắn sau đó để tiếp thị cho người mẹ sản phẩm giày. Chính xác thì sau đó người mẹ đã ủng hộ mẩu quảng cáo qua tin nhắn này bằng cách gởi tin trả lời - mặc dù có thể cô ấy đã không nhận ra điều đó. Nhưng quan trọng không kém là, Adidas đã sử dụng một phương tiện xác đáng đó là tin nhắn mà người mẹ đã để lại trước đó tạo nên một phương pháp ưu tiên để tương tác và đưa vào đó một lời đề nghị mà rõ ràng là có liên quan đến sở thích của cô ấy.

Học cách trả lời

Ngành quảng cáo qua điện thoại di động là một lĩnh vực mới và rất ít người có thể hiểu một cách đúng đắn từ lúc đầu. Sẽ là một sai sót nếu không sử dụng những khả năng phổ biến của điện thoại di động mà chúng ta, những nhà tiếp thị có được trong thế giới Web 2.0. Dựng nên những chiến dịch có kỷ luật, thống nhất, thận trọng, những cuộc nghiên cứu, và sự theo dõi hồp đáp là hoàn toàn mang tính then chốt. Các thiết bị di động nhanh nhạy như bản thân nó.

Trải nghiệm của người tiêu dùng

Chiến lược tiếp thị toàn diện trong việc quảng cáo qua điện thoại di động phải tích lũy được kinh nghiệm xây dựng một thương hiệu phù hợp, cái có thể giúp người tiêu dùng tìm ra giá trị và dễ dàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ, trong khi tất cả những sự riêng tư được tôn trọng và bảo vệ. Bạn phải được quyền để tương tác cùng với khách hàng. Điều này cần đến sự phân tích nhu cầu , sự chấp nhận, sự học hỏi, và kinh nghiệm. Nếu bạn không có được điều này, khách hàng của bạn sẽ làm những gì mà hàng triệu khách hàng đa nghi khác, những người nhận được mẩu quảng cáo trên điện thoại di động, sẽ làm ngay lập tức khi nhìn vào một tin nhắn vừa đến và thấy rằng đó là một mẩu quảng cáo không cần thiết, bừa bãi, không liên quan đến nhu cầu của họ. Đó là "delete".

Quảng cáo qua điện thoại di động- thị trường nhiều tiềm năng và thách thức

Sự bùng nổ của thị trường thông tin di động trong những năm gần đây khiến cho các nhà maketing hiểu rằng đây là một trong những cơ hội để thúc đẩy quảng cáo tới người dùng.

Bùi Thị Duyên

Các nhà khai thác thác di động, vốn từng có lúc ngần ngại, thì nay đã nhận thấy một nguồn doanh thu mới khổng lồ, khiến họ không thể ngồi yên. Vậy các nhà khai thác di động có thế mạnh gì trong một sân chơi lớn này? Và những thách thức gì đang chờ đón họ khi gia nhập?

Thị trường đầy tiềm năng

Trên thế giới hiện có khoảng 3 tỉ thiết bị di động đang hoạt động và hầu hết đều được chủ nhân của nó để cạnh mình 24 giờ mỗi ngày. Đây chính là một thị trường quảng cáo rất lớn mà theo dự đoán của công ty Informa Telecom & Media, trị giá của nó sẽ đạt khoảng 11,35 tỉ USD vào năm 2011.

Ngân sách rót cho quảng cáo di động ở Nhật được dự đoán sẽ đạt đến 128,4 tỷ yên, tương đương 1,1 tỷ USD sau 4 năm nữa. Đây quả là một tốc độ tăng trưởng vượt bậc, nếu nhớ rằng năm ngoái thị trường này mới chỉ thu hút khoảng 39 tỷ yên mà thôi-Nguồn Informa

Tại xứ sở Hoa anh đào, 5 năm trước đây khi mà NTT DoCoMo bắt đầu đặt những banner đầu tiên lên cổng thông tin của hãng, các nhà khai thác lúc đó đón nhận thông tin này với một thái độ dè dặt. Họ sợ rằng điều này có thể không làm khách hàng hài lòng, và mọi thứ sẽ trở nên phản tác dụng. Tuy nhiên sau 5 năm thị trường quảng cáo trên điện thoại di động ở đây đã tăng một cách chóng mặt, có thể sẽ tăng gấp 3 lần từ nay đến năm 2011, qua mặt cả tốc độ tăng trưởng vũ bão của quảng cáo trực tuyến.

Tại Mỹ, mùa hè năm 2006, Virgin Mobile US đã giới thiệu một chương trình mang tên Sugar Mama. Các thuê bao tham gia chương trình sẽ được miễn phí một vài phút gọi điện cho mỗi lần xem quảng cáo, hoặc đọc các tin nhắn văn bản và tham gia vào chương trình thăm dò của các nhãn hiệu tham gia quảng cáo. Sau 7 tháng đầu tiên triển khai, chiến dịch Sugar Mama đã tặng 3 triệu phút gọi miễn phí cho 250.000 thuê bao của Virgin Mobile.

Nối tiếp thành công đó, Virgin Mobile cho biết sẽ sử dụng nền tảng quảng cáo dựa trên tìm kiếm của JumpTab triển khai các chương trình quảng cáo mang tính định hướng cao hơn tới khách hàng. Các công ty như Verizon, Sprint và Cingular cũng bắt đầu triển khai thử nghiệm các dịch vụ quảng cáo trên màn hình di động.

Trong khi đó tại châu Âu, cuối năm 2006, Europe EMI Music và T-Mobile đã cùng nhau triển khai các dịch vụ video đính kèm quảng cáo tại Vương quốc Anh. Tại Pháp, công ty quảng cáo Amobee cũng cùng với Orange Pháp kí thoả thuận thử nghiệm quảng cáo cho các hãng Coca-Cola và Saab. Các khách hàng của Orange yêu thích chơi game sẽ được miễn phí một phần hoặc hoàn toàn, nếu họ đồng ý xem quảng cáo.

Thế mạnh của nhà khai thác

Một trong những nguyên tắc đối với quảng cáo qua điện thoại di động là nội dung quảng cáo phải phù hợp với người nhận, đồng thời không được làm cho khách hàng cảm thấy như bị spam tới máy di động của mình. Những người quảng cáo phải xác định đối tượng mình hướng tới, từ đó đưa ra những thông tin quảng cáo phù hợp.

Các nhà khai thác di động hoàn toàn có khả năng làm được điều này. Họ đang có trong tay một số lượng lớn khách hàng, và với cơ sở dữ liệu khách hàng sẵn có trong tay, các nhà khai thác dễ dàng biết được khách hàng của mình là ai, ở đâu, đang sử dụng các dịch vụ gì? phí sử dụng các dịch vụ hàng tháng của là bao nhiêu? Căn cứ vào đó, các nhà khai thác dễ dàng phân loại thuê bao và từ đó có thể xây dựng được một nền tảng quảng cáo mang tính hướng đối tượng cao. Nền tảng này không chỉ tập trung vào việc phát đi những bản tin quảng cáo, mà còn đảm bảo tính linh động trong việc chèn nội dung quảng cáo và có khả năng hướng tới người dùng trong việc phát đi những bản tin quảng cáo. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng, bởi vì nó không chỉ để định hướng việc quảng cáo đi theo hướng nào, mà còn tăng hiệu quả tối đa cho việc quảng cáo.

Việc triển khai các hệ thống cung cấp nội dung đa phương tiện là một trong những hướng đi của các nhà khai thác hiện nay, tuy nhiên không nhiều khách hàng sẵn sàng bỏ thêm chi phí để sử dụng các dịch vụ đó. Một trong những biện pháp được các nhà khai thác sử dụng là chèn các thông tin quảng cáo vào những trang nội dung đó, như vậy người trả một phần tiền cho nội dung chính là các công ty cần quảng cáo, do đó khách hàng của các nhà khai thác sẽ được sử dụng nội dung miễn phí hoặc với chi phí rất thấp.

Đối mặt với thách thức

Với nhiều người dùng, tin nhắn quảng cáo cũng gây phiền hà và khó chịu như thư rác, và hậu quả xấu nhất mà nhà khai thác có thể phải gánh chịu đó là khả năng thuê bao rời mạng vì không chịu nổi việc bị làm phiền bởi quảng cáo.

Đầu tiên phải nói đến đó là sự chấp nhận của khách hàng với các loại hình quảng cáo. Có rất nhiều dạng quảng cáo trên thiết bị di động, bao gồm: đặt banners, các clip ngắn, dịch vụ tìm kiếm và gửi tin nhắn SMS tới các thuê bao, tuy vậy các nhà khai thác phải định hình được đâu là hình thức quảng cáo phù hợp nhất trong từng trường hợp cụ thể. Tính cá nhân hóa cao độ của điện thoại di động khiến cho thiết bị này không thích hợp với những chiến dịch quảng cáo rầm rộ.

Thách thức tiếp theo là sự cạnh tranh gay gắt từ các đại gia quảng cáo trực tuyến trên Internet như Google, Yahoo, MSN và ASK.

Theo một bài báo đăng trên tờ The Wall Street Journal xuất bản ngày 2/8, người dùng Google Phone sẽ được thuê bao miễn phí nếu đồng ý nhận các bản tin quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, dịch vụ e-mail và các ứng dụng trình duyệt web. Trước đó, tháng 6 vừa qua, Yahoo đã nhanh chân khai trương một dịch vụ bản đồ, kết hợp tìm kiếm với công nghệ quảng cáo dựa trên công nghệ định vị toàn cầu-GPS. Tất cả những gì thuê bao cần làm chỉ là nhập vào một từ khóa tìm kiếm, những nhà quảng cáo có đăng ký với cơ sở dữ liệu của Yahoo sẽ hiển thị ra một bản đồ số, nêu rõ địa chỉ và dịch vụ mà họ cung cấp.

Như vậy một khi các đại gia tìm kiếm trực tuyến nhảy vào, một điều hiển nhiên là lợi nhuận từ quảng cáo của các nhà khai thác sẽ giảm đi đáng kể.

Thị trường Việt Nam- Vẫn còn nhiều rào cản

Tại Việt Nam, thị trường quảng cáo di động vẫn còn là mảnh đất màu mỡ chưa được khai phá. Có nhiều nguyên nhân, thứ nhất đó là sự chưa quan tâm đúng mức của các nhà khai thác đến thị trường tiềm năng này. Hiện các nhà khai thác di động đang chạy đua giành giật thuê bao mà không hề quan tâm đến các dịch vụ gia tăng để có thể làm tăng ARPU.

Nguyên nhân thứ hai liên quan tới công nghệ, cơ sở hạ tầng mạng di động của các nhà khai thác hiện hầu như không thể đáp ứng được các ứng dụng đa phương tiện trên nền internet di động, do đó các hình thức quảng cáo như banner, tìm kiếm hay video clip ngắn đều không phát huy tác dụng.

Nguyên nhân cuối cùng đến từ chính sách của các nhà quản lý, việc gửi tin nhắn quảng cáo từ các đầu số truy cập dịch vụ của các công ty cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng tới khách hàng hiện đang bị các nhà khai thác cấm, bất kể khách hàng có chấp nhận nó hay không. Thông Nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng các thiết bị viễn thông nhằm mục đích gây rối - trích Điều 10, Pháp lệnh BCVT 2002.

thường hình thức quảng cáo này sẽ nhắm tới giới trẻ, những người thu nhập thấp, họ sẽ nhận quảng cáo để đổi lấy những lợi ích khác như nhắn tin, gọi điện thoại miễn phí. Trong khi đó, trong khi đó việc gửi tin nhắn SMS quảng cáo từ các SMS Gateway không phải là một biện pháp kinh tế, đồng thời hình thức này cũng rất dễ bị quy vào việc sử dụng thiết bị viễn thông gây rối, một hành vi bị cấm trong pháp lệnh BCVT.

Như vậy để thúc đẩy thị trường tiềm năng này cần một sự phối hợp đồng bộ của các nhà quản lý và nhà khai thác. Một khi các rào cản về mặt quản lý và công nghệ được gỡ bỏ, thị trường quảng cáo qua mạng điện thoại di động trong nước sẽ hứa hẹn cất cánh.

Năm 2007, doanh thu toàn cầu của quảng cáo qua di động chưa đuợc 1 tỷ USD.

Con số dự đoán 11 tỷ USD doanh thu trong lĩnh vực này vào năm 2011 có vẻ khó thành hiện thực. Câu hỏi được đặt lúc này ra: với một kích thước hạn chế, điện thoại di động có trở thành công cụ marketing hiệu quả?

"Hiện tại, sự thay đổi là chưa đủ lớn để thu hút đuợc nhiều tiền đầu tư vào lĩnh vực này" Hery Stevens, giám đốc truyền thông và giải trí của GSM, một nhà cung cấp dịch vụ không dây cho biết.

Tại sao lại như vậy?

Khó về kỹ thuật

Vấn để lớn nhất đối với những nhà quảng cáo trên điện thoại di đông là họ không biết phản ứng của người dùng đối với các mẫu quảng cáo của họ.

Việc xác định thông tin của người dùng tương đối dễ dàng đối với mạng Internet. Những trang web thường có những đoạn mã cookies nhúng vào máy tính của người sử dụng. Chính những cookies này theo dõi các hoạt động lưót web, đồng thời gửi thông tin đó về cho các hãng quảng cáo. Những thông tin này là rất quan trọng. Nó cho phép các hãng quảng cáo điều chỉnh và phân bổ các mẫu quảng cáo một cách hợp lý nhất.

Tuy nhiên hệ thống di động lại từ chối cách tiếp cận này. Hầu hết những nhà cung cấp dịch vụ không dây đều chặn phần lớn các cookies trước khi chúng đến các điện thoại di động.

Có hai lý do cho việc này. Thứ nhất là nỗi lo sợ việc virus sẽ có cơ hội tiếp cận tới các máy di động, và thứ hai là lo ngại về tình trạng nghẽn mạng giảm chất lượng mạng gây ra bởi các cookies này

Một khó khăn nữa ngăn cản việc thu thập thông tin của người dùng đối với các nhà quảng cáo di động là họ thiếu một mô hình hiệu quả để xử lý khối dữ liệu này.

Một lượng dữ liệu rất ít sau khi được các nhà cung cấp dịch vụ không dây "cấp phép" qua sẽ được xử lý bởi các mạng quảng cáo. Mỗi mạng sẽ xử lý dữ liệu theo những cách khác nhau phụ thuộc vào chức năng của mạng.

Có mạng ghi lại số lượng máy đã nhận quảng cáo, có mạng ghi lại số lượng quảng cáo thực sự đã được xem. Sự khác biệt đôi khi là rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn đối với công việc quảng cáo. Và họ đang thiếu một tiêu chuẩn đồng bộ và chặt chẽ để làm tất cả những việc xử lý này.

Người khổng lồ trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến Google đang muốn mở rộng sự thống trị sang lĩnh vực quảng cáo di động cũng khặp phải khó khăn này.

Vấn đề của Google là họ không đánh giá đuợc mức độ thành công của một chiến dịch quảng cáo. Họ thiếu một công cụ phân tích thông tin người dùng để làm việc đó. Một người phát ngôn của Google cho biết: "Quảng cáo qua di động là một lĩnh vực rất mới. Chúng ta vẫn còn đang đi tìm một mô hình tốt nhất cho cả người sử dụng lẫn nhà quảng cáo"

Từng bước khắc phục

Trong nỗ lực cải thiện tình hình, 5 hãng điện thoại nổi tiếng là Vodafone, O2, T-Mobile, FT và 3 đã họp có cuộc trao đổi vào tháng 2 vừa qua nhằm tìm ra một mô hình chung cho quảng cáo trên di động. Họ hy vọng đến cuối năm nay sẽ có đuợc những tiêu chuẩn chung cho việc xác định thông tin người sử dụng, sau đó sẽ đưa vào một mô hình thử nghiệm ở Anh.

Các hãng này cũng sẽ tập trung vào mạng không dây, với mục đích cuối cùng là xác định đuợc hành vi từ phía người dùng.

Nokia, hãng điện thoại lớn nhất thế giới, cũng đang có một hương đi riêng. Trong tháng 2, hãng này đã cho ra mắt mạng toàn cầu Nokia Media. Mạng này cho phép công ty đặt quảng cáo của họ lên những trang web di động của Nokia và khoảng 80 nhà cung cấp nội dung khác. Tính hiệu quả của những mẫu quảng cáo trên những trang web khác nhau sẽ đuợc so sánh, nhằm tìm ra loại quảng cáo nào hiệu quả nhất.

Số lượng những người đùng điện thoại có xem quảng cáo ngày một nhiều hơn. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, có 58 triệu người kết nối mạng không dây xem quảng cáo qua điện thoại của họ trong tháng 2 vừa qua. Đó có thể là một tín hiệu tốt cho các nhà quảng cáo.

SEX_AD

Quảng cáo sẽ thâm nhập, ảnh hưởng đến đời sống chúng ta như thế nào nữa?

1.Có phải "Quảng cáo và giới tính" là một vấn đề mới mẻ? Không biết nữa. Chỉ biết rằng nếu gõ cụm từ ấy trên google thì kết quả tìm kiếm là một con số không tròn trĩnh.

Tôi đã có ý định viết về vấn đề này (chỉ là bàn luận thôi, nói theo kiểu thông thường thì là "tám") từ sáu tháng trước, khi đọc một bài báo khá hay trên Kiến Thức Ngày Nay số 257 (ngày 10-9-1997). Chúng ta đều biết rằng, cuộc sống hiện đại luôn gắn liền với quảng cáo. Ra đường thì phải chạy xe XYZ mới là "đẳng cấp", phải uống bia con cọp mới là "bản lĩnh của đàn ông thời nay", phải xài xà-bông X'Y'Z' mới "trắng gì mà sáng thế", rồi dao cạo râu, rồi nước giải khát, rồi dầu nhớt....nói chung là tất tần tật những gì mà người ta cho là có thể quảng cáo.

Quảng cáo tức là nhồi sọ (chữ dùng của Thu Giang Nguyễn Duy Cần) là tạo "ấn tượng khó phai" cho người tiếp nhận. Bàn tay lướt trên các gian hàng sản phẩm thực sự là một bàn tay quan trọng. Quảng cáo làm cho bàn tay ấy dừng trên chính sản phẩm này mà không dừng trên sản phẩm khác. Người tiêu dùng cầm lên xem và quyết định mua. Thậm chí, "đỉnh" của quảng cáo là việc người tiêu dùng chỉ cần nghe thấy tên hàng hóa là mua không cần xem. Bạn có bao giờ tự hỏi: tại sao cứ hễ mua bột giặt là mình mua ngay X, mua dao cạo râu là mình mua ngay hãng Y, mua nước hoa thì Z....Đấy, sức ám thị của quảng cáo đấy.

Và trong "mật thuật" quảng cáo thì "giới tính" là một mảnh đất màu mỡ để những nhà tiếp thị tha hồ khai thác.

2.

Thử kể vài "xen" quảng cáo nhé!

Hãng giày Hawkins tại Nhật đưa ra mẩu quảng cáo với hình cô người mẫu Nene Otsuka khoả thân một nửa, tay phải cầm một chiếc giày Hawkins che ngực phải, tay trái che phần ngực trái, với lời giới thiệu: "Chiếc gối mềm cho người lao động".

Tại Thái Lan, hãng rượu Johnnie Walker lừng danh đưa ra mẩu quảng cáo in hình người đàn ông quí phái với lời giới thiệu: "Johnnie Walker, dấu hiệu của người đàn ông đúng nghĩa". Thế là đàn ông Thái Lan đua nhau uống Johnnie Walker, còn phụ nữ thì tò mò muốn biết "dấu hiệu người đàn ông đúng nghĩa" ra làm sao nên cũng uống Johnie Walker.

Năm 1995 Hãng xe hơi Bufori "tung chiêu" ở thị trường Malaysia bằng tuyệt kĩ Hoa hậu. Tấm áp-phích in hình hình hoa hậu Malaysia, cô Samantha Schubert mặc đồ tắm hấp dẫn, nói với một người đàn ông đang ngồi trước tay lái xe Bufori: "Em không cần biết anh là ai và thế nào, anh lái xe Bufori thì em là của anh...". (*)

Hãy thử tưởng tượng tiếp điều gì sẽ diễn ra sau mẫu quảng cáo "độc đáo" ấy?

3.

Rõ ràng khi đưa giới tính vào quảng cáo, người ta đã đánh đồng nó với hàng hoá. Và vì thế, quảng cáo vấp phải sự phản đối của các phong trào nữ quyền (feminism). Naomi Tsuda, một nhà hoạt động nữ quyền ở Nhật nói: việc đưa hình ảnh phụ nữ vào quảng cáo là hạ thấp người phụ nữ xuống thành một "đồ vật". (*)- Trích dẫn từ Kiến Thức Ngày Nay số 257, ngày 10/09/1997

Hình ảnh mang tính chất minh họa

Các nhà hoạt động vì nữ quyền còn đặt ra vấn đề: Các quảng cáo đưa ra hình phụ nữ hấp dẫn để thu hút mọi người đã vô tình đẩy nhiều phụ nữ khác kém hấp dẫn hơn vào mặc cảm thua kém, rất có hại cho tâm lý của họ. Tôi cho rằng điều này là hơi quá. Đồng ý rằng quảng cáo mà dùng nhiều hình ảnh phụ nữ đẹp để thu hút là không tốt nhưng điều đấy cũng không có nghĩa là không có quyền đưa hình ảnh "người đẹp" lên vì lý đo sẽ làm "người xấu" mặc cảm. (Đôi khi các nhà hoạt động nữ quyền hơi bị...thái quá).

4.

Nhìn chung, hầu hết các phong trào phụ nữ ở châu Á đều phản đối việc đưa hình ảnh phụ nữ vào quảng cáo. Họ cho rằng những mẩu quảng cáo như thế không những vi phạm nhân cách của người phụ nữ, mà còn góp phần huỷ hoại đạo đức của người phụ nữ châu Á kín đáo, khiêm nhường coi trọng tình yêu hơn giới tính.

Có thể nói, chiến thuật đưa giới tính vào quảng cáo đang ngày càng mất đi "thế mạnh" của nó. Ngày nay qua phim ảnh sách báo, mạng Internet người ta tiếp xúc quá nhiều với hình ảnh "gợi dục" đến mức thừa mứa, thì việc đưa thêm sex vào quảng cáo chỉ tổ làm cho người xem thêm chán ngán. Quảng cáo có giới tính đã lỗi thời.

Giao diện Blog Phan Mạnh Tân

5.

Cái gì muốn "sống" được cũng đều cần phải có linh hồn. Ngày nay, nghệ thuật quảng cáo đang muốn tới chiếm lĩnh cái "hồn" đó của cuộc sống để thổi vào sản phẩm. Điều này thật sự đáng mừng nhưng cũng ẩn chứa trong nó một sóng ngầm đe dọa. Quảng cáo sẽ thâm nhập, ảnh hưởng đến đời sống chúng ta như thế nào nữa đây?

Trong lúc chờ đợi chúng ta đành phải sống chung với...quảng cáo vậy.

Sài Gòn 06/06/2007

Tác giả blog Cà phê chiều thứ bảy

Blog Việt theo Blog Cà phê chiều thứ bảy

Giới thiệu về blog Cà phê chiều thứ bảy: Blog với những bài viết nhẹ nhàng dành cho tâm hồn, những suy nghĩ về cuộc sống, những bản nhạc muốn chia sẻ. Blog của Phan Mạnh Tân luôn mang tới người đọc những bất ngờ nho nhỏ và để lại dư âm suy nghĩ sau mỗi entry. Phan Mạnh Tân: "Thường độc hành, thường độc bộ, cô đơn như một con sói lạc bầy. Tôi là ai???"

GAME_AD

Có một khám phá thú vị là những gì diễn ra trong game được game thủ ghi nhớ rất lâu. Hãng thuốc lá Marlboro đi tiên phong trong việc đưa quảng cáo vào game và từ đó các thương hiệu lớn bắt đầu để mắt tới thị trường này.

Các đại gia như Nokia, Microsoft, Motorola hay Sony trước đây vốn chỉ quen đưa thương hiệu của mình lên những tấm pa-nô quảng cáo lớn ở trung tâm đô thị thì nay đã phải chịu chi tiền chỉ để logo hay sản phẩm của mình xuất hiện trong các trò chơi. Vì họ biết rằng đây là một phương thức hết sức hiệu quả để có thể tiếp cận với người tiêu dùng và các công ty Việt Nam cũng không hề chậm chân trong xu hướng mới này.

Nhà sản xuất, cung cấp game online hốt bạc

Giám đốc Trung tâm Game online FPT Telecom Phạm Thành Đức cho biết, những thống kê cho thấy cách đây 2 năm, tổng trị giá quảng cáo trong game toàn cầu là chưa tới 100 triệu đô la một năm. Đến nay con số này đã lên 300 triệu và dự kiến đạt tới doanh số 1 tỉ đôla mỗi năm trong 4 năm tới. Theo ông Đức, ở Việt Nam game online mới xuất hiện 1 năm, nhưng các nhà quảng cáo chớp lấy thời cơ để trở thành những người đầu tiên tấn công vào môi trường quảng cáo mới. Những khởi sắc gần đây trong hợp tác thương hiệu giữa các công ty lớn cho thấy nhiều hứa hẹn. Đơn cử, trong 3 tháng đầu năm 2006, doanh số quảng cáo của game PTV - Giành lại miền đất hứa đã là 500 triệu đồng. Ước tính trong năm nay, 2 game của FPT là MU VN - Xứng danh anh hùng và PTV - Giành lại miền đất hứa sẽ có riêng doanh số thu từ quảng cáo là 6 tỉ đồng. Ông Đức tỏ ra lạc quan nói: "Cộng đồng game online ngày một phát triển, dịch vụ quảng cáo trong game cũng sẽ trở thành điểm nhắm hấp dẫn của ngành quảng cáo".

Game online = giải trí + thời sự

Phương trình này được các đại gia trong làng game online khai thác triệt để. Ở VN, hiện tượng này được các nhà phát hành tìm cách đưa vào game online vào mùa SEA Games năm 2005. Sau đó, không hẹn mà nên, trong game online xuất hiện rất nhiều các dịch vụ ăn theo để giữ chân khách hàng trong game. MU-Xứng danh anh hùng (www.muonline.vn) cập nhật liên tục tỉ số cho các game thủ đang chơi game vào giờ đá bóng. Võ lâm truyền kỳ tổ chức cá cược kết quả. Còn PTV- Giành lại miền đất hứa (www.ptv.com.vn) tổ chức tường thuật trực tiếp trận đấu trên màn hình game.

Ngay trong mùa SEA Games, khá nhiều game thủ tâm đắc với "dịch vụ gia tăng" của game là vừa chơi game mà vẫn được cập nhật đầy đủ tỉ số các trận đấu. Thị trường game càng màu mỡ, các thượng đế chơi game càng được chiều chuộng. Hầu như tất cả các ngày lễ tết, các game thủ đều được chăm sóc rất chu đáo. Game thủ PTV được lì xì tiền ảo mừng tuổi khi năm mới đến. Dịp Lễ Tình nhân, những nam game thủ MU VN được tạo điều kiện tối đa để trao trái tim tình yêu cho những nữ chiến binh xinh đẹp từng sát cánh chiến đấu bên mình. Hay đến ngày cá tháng tư (1- 4), game thủ MU VN cũng bị nhà phát hành cho "ăn thịt lừa"...

Hay trong game âm nhạc Audition của Hãng Emotion.Inc (Hàn Quốc) xuất hiện chưa lâu và đang làm mưa làm gió ở nhiều nước, sân khấu nhạc đã chừa sẵn chỗ cho quảng cáo. Trên truyền hình, mỗi khi ống kính chĩa vào sân khấu giữa, một thương hiệu to đùng sẽ xuất hiện ngay dưới chân các ca sĩ, rất bắt mắt khán giả. Trên sân khấu Audition cũng vậy, ngay dưới chân game thủ, bất cứ thương hiệu nào cũng có thể xuất hiện và chỉ cần chi tiền cho nhà sản xuất.

Ông Đức cho rằng, sự phát triển của ngành quảng cáo trong game nói chung và game online nói riêng hoàn toàn đi theo những bước phát triển của truyền hình và báo chí trước đây. Đó là khi lượng độc giả, khán giả tăng cao, cơ hội đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ đến số đông người tiêu dùng cũng tăng cao.

Bùng nổ quảng cáo trong game

Theo ước tính của Hãng nghiên cứu công nghệ Yankee Group (Mỹ), doanh số quảng cáo trong game sẽ tăng từ 77,7 triệu USD vào năm 2006 lên 971,3 triệu USD vào năm 2011. Và giá mua quảng cáo trung bình trong một game từ 30.000 - 40.000 USD (2006) sẽ đạt mức 1 triệu USD vào năm tới.

Báo cáo của Yankee Group cho thấy quảng cáo trong những ngành truyền thông kỹ thuật số (web, blog, game...) đang tăng mạnh. Theo thống kê từ năm 2005 - 2006, quảng cáo trong lĩnh vực truyền thông cổ điển (tivi, radio, báo chí...) tăng thêm 3,6 tỉ USD. Trong cùng thời gian đó, quảng cáo trên các đơn vị truyền thông mới tăng thêm 4,3 tỉ USD.

Mặc dù sinh sau đẻ muộn, ngành truyền thông kỹ thuật số hiện chiếm 7% trong tổng chi phí quảng cáo tại Mỹ. "Con người hiện đại ngày càng bỏ nhiều thời gian lướt net, chơi game. Và nếu như bạn muốn quảng cáo một sản phẩm nào đó, bạn sẽ luôn muốn nó xuất hiện ở nơi mà mọi người luôn chú ý đến", Giám đốc bộ phận giải trí kỹ thuật số của Yankee, Michael Goodman, giải thích.

Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ quảng cáo trên game chính là khả năng xếp đặt những nội dung quảng cáo một cách năng động. Trước đó, các mẩu quảng cáo phải được mã hóa hẳn trong game, khiến khả năng tăng thêm các quảng cáo khác bị hạn chế. Giờ đây, với loại hình quảng cáo năng động, bạn có thể nhìn thấy một đoạn quảng cáo khi đang chơi game online, 3 tuần sau bạn lại thấy những mẩu quảng cáo khác.

Theo báo cáo của Park Associates, một công ty nghiên cứu tại Dallas (Mỹ), quảng cáo năng động sẽ nhanh chóng thống trị thị trường quảng cáo trong game. Ước tính, doanh thu quảng cáo trên sẽ tăng từ 27% trong năm 2006 lên 84% vào năm 2012. Park Associates cũng dự đoán rằng tổng chi phí quảng cáo, tiếp thị trong game, quảng cáo và tài trợ tại các giải đấu game sẽ đạt hơn 2 tỉ USD vào năm 2012.

Trên đây là những tin tức hết sức tốt lành cho các nhà sản xuất game, vốn đang đau đầu với chi phí sản xuất game đang ngày càng tăng cao. "Những thế hệ máy như PS3 có thể mang lại thách thức đối với nhà phát triển game. Một game có thể sẽ ngốn mất 30 triệu USD mới hoàn thành", Yuanzhe Cai của Park cho biết. Khi đã trừ hết chi phí phân phối và tiếp thị game mới, các nhà sản xuất game sẽ kiếm được từ 6 - 7 USD lợi nhuận/người chơi cho mỗi game. Tiền thu được từ quảng cáo trên game sẽ mang về cho nhà sản xuất thêm khoảng 1 - 2 USD/người chơi.

Theo Chris Morf, Giám đốc phát triển hệ thống quảng cáo game IGA Worldwide, phần tăng thêm trên quả là số tiền đáng kể. Kết quả là sẽ có thêm nhiều game mới được tung ra thị trường trong thời gian tới.

Tìm hiểu về ngành quảng cáo trong game (p1)

Quảng cáo trong game vẫn còn là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Một số nhà quảng cáo khen ngợi loại hình này và sử dụng rất tích cực, số khác thì không dấu được sự hoài nghi và coi đó chỉ là thứ trào lưu mốt rỗng tuếch được báo chí và các hãng quảng cáo tâng lên chỉ nhằm mục đích làm tiền từ công ty quảng cáo.

Mặc dù có sự khác biệt cơ bản trong các quan điểm liên quan đến game, chúng ta cần nhận thấy rằng thị trường quảng cáo trong game đang tăng lên hàng năm. Thực vậy, theo số liệu dự báo của công ty nghiên cứu thị trường Park Associates thì đến năm 2012, chỉ riêng tại Hoa Kỳ, thị trường quảng cáo trong game đã có giá trị không dưới 969 triệu USD.

Trong bài báo này, chúng ta sẽ không nói chi tiết về tính hiệu quả của dạng quảng này, mà tốt hơn là chúng ta sẽ xem xét những dạng quảng cáo nào trong game đang tồn tại tại thời điểm hiện nay. Đây chắc chắn là một vấn đề thú vị.

Trò chơi trương hiệu

Việc lập ra cái gọi là advergames là phương án quảng cáo đơn giản nhất trong game. Thông thường đó là trò chơi có kích thước không lớn, lấy từ mạng internet hoặc được đưa trực tiếp vào mạng thông qua các trình duyệt (trong thời gian gần đây phương án này chiếm ưu thế hơn). Những trò chơi này được soạn ra với một mục đích duy nhất - quảng cáo sản phẩm. Tất nhiên là tất cả trò chơi này luôn được cho miễn phí, vì rằng mục đích của công ty là để cho càng nhiều người làm quen với trò chơi.

Theo cấu trúc thì advergames thường rất đơn giản. Đó là những trò chơi không lớn, không thể hiện nhiều kỹ thuật mới, những cốt truyện chấn động nào đó hoặc cảnh cướp bóc. Nhưng chúng là những kẻ giết thời gian thực sự. Chúng ta dẫn ra một vài ví dụ của trò chơi kiểu này.

Mới đây công ty SAB Miller cho ra đời trang web Derevushka.ru, về bản chất đây là một trò chơi quảng cáo nhỏ cho bia Tiệp "Velkopopovitsky Kozel". Nội dung của trò chơi là bạn cần phải thu thập tấm thẻ của làng nông thôn nổi tiếng này, nơi mà lọai bia này được đặt tên. Để làm được điều đó, người ta phải tiến hành nhiều cuộc tìm kiếm khác nhau. Về bản chất trò chơi là một câu đố nhỏ ngẫu nhiên. Nó được thực hiện khá đẹp. Nhà thiết kế như đang đưa bạn viếng thăm nước Cộng hoà Séc. Bản thân câu đố thực sự thú vị do nó có khả năng cuốn hút người chơi.

Khi đang chơi, thỉnh thoảng ta có thể ghé vào tửu quán, nơi ta được mời uống món bia tTệp nổi tiếng "Velkopopovitsky Kozel". Dĩ nhiên là trò chơi này không những trở thành một món quà thú vị cho tất cả những người yêu quý loại bia này, mà còn lôi kéo được những người bình thường sẽ có thể mua dùng thử. Thực sự diễn ra thế nào nói ra cũng khó, nhưng quảng cáo trò chơi đã được truyền bá rộng rãi trong nhiều website thông dụng. Thông tin bình luận phản hồi không thấy có.

Ví dụ thứ hai về advergame - con đẻ của Intel, được lập ra cho bộ vi xử lý mới. Tôi đã mô tả trò chơi này. Chúng ta sẽ một lần nữa lưu ý đến thông tin này:

Công ty Intel, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bộ vi xử lý cho máy tính cá nhân và các thiết bị viễn thông, cùng với hãng quảng cáo Godfrey Q và Partners đưa ra trò chơi trực tuyến có tên là Robo Brawl (cuộc chiến giữa những con rô bốt). Trò chơi này được tạo ra với mục đích quảng bá cho bộ vi xử lý mới Xeon của công ty Intel. Cần lưu ý yếu tố sau, bộ vi xử lý Xeon về mặt sản xuất ưu việt hơn hẳn bộ xử lý ngang hàng Intel Core 2 Duo và về bản chất nó định hướng đến các chuyên gia IT, nhà thiết kế, nhà nghiên cứu khoa học và công nghiệp điện ảnh. Khi tính đến khách hàng mục tiêu này, hãng quảng cáo quyết định lựa chọn chủ đề chính của trò chơi - cuộc chiến giữa những con Rô bốt.

Tất cả được bắt đầu từ việc bạn cần phải thiết lập rô bốt chiến binh của mình từ những chi tiết riêng lẻ. Khi đó đối với mỗi dạng rô bốt có thể sử dụng một số lượng nhất định các chi tiết này (chính xác hơn là các đặc tính của chúng). Về tổng thể rô bốt được tạo thành từ ba phần cơ bản: vũ khí, vỏ bọc và phần chuyển động. Sau khi lắp ráp xong, công việc phải thực hiện là chiến đấu với 5 đối thủ khác. Mỗi khi thắng trận bạn sẽ nhận được những điểm đặc biệt, với số điểm này bạn có thể dùng để mua linh kiện hoàn thiện cỗ máy chiến đấu của mình. Những điểm này được gọi là "Điểm Xeon". Tên gọi này không phải là ngẫu nhiên. Intel cho rằng, trong thời gian chơi trong nội tại khách hàng tiềm năng cần sẽ xuất hiện sự liên tưởng mà nó có thể gắn kết sự mạnh lên về khả năng chiến đấu của rô bốt với việc sản xuất bộ vi xử lý Xeon. Đại diện của Intel cũng lưu ý:"Bạn chơi càng nhiều thì thông điệp quảng cáo về bộ vi xử lý Xeon càng thấm vào ý thức của bạn".

Ý kiến riêng của tôi là - trò chơi được tạo ra ở mức độ cao siêu, và thực sự nó đã đạt được mức độ này. Thực vậy rất rõ ràng, nó được làm ra không phải cho kỹ năng nhanh tay nhanh mắt. Ngoài ra, đây là một khía cạnh hết sức quan trọng. Sau khi tôi thua trong cuộc chiến đầu tiên, lúc giải lao có một con rô bốt nhỏ đề nghị xem một đoạn băng video, trong đó chỉ ra các khả năng mà server sử dụng bộ vi xử lý Xeon có thể đem lại lợi ích cho kinh doanh. Thật là một sự thể hiện uyên bác. Quảng cáo rất đúng chỗ.

Tất nhiên khi thiết lập advergame cần phải hiểu là làm ra để làm gì, công ty đặt ra những mục đích gì, đã chuẩn bị đầu tư cho trang thiết bị gì. Chỉ khi hiểu điều này thì mới có thể hy vọng về một kết quả nào đó. Vấn đề cốt yếu nằm ở chỗ là những trò chơi này có thể thực sự làm tăng doanh số bán hàng của công ty hay không? Các ý kiến của các nhà tiếp thị về vấn đề này rất khác nhau. Người thì cho rằng các trò chơi này chỉ là bước tạo ra hình ảnh. Trong mức nào đó thì những lời của họ được khẳng định ít nhiều vì các trò chơi có chất lượng chỉ do có các công ty lớn làm ra. Nhưng mặt khác, khi có hàng triệu người tham gia vào trò chơi thương hiệu thì nó chắc chắn không phải là màn quảng cáo sản phẩm tồi. Thực vậy, trong trò chơi được mô tả trên đây của Intel sử dụng video thông tin về sản phẩm mới của công ty, nó đã làm tất cả mọi người làm việc trong lĩnh vực IT quan tâm. Nghĩa là trò chơi của Intel đã được soạn ra để truyền đạt thông tin đến khách hàng mục tiêu.

Quảng cáo trong trò chơi thông thường

Trước khi phân tích các hình thức quảng cáo trong các trò chơi thông trường nên lướt qua xem việc này đã được bắt đầu từ lúc nào. Các biểu hiện quảng cáo đầu tiên xuất trong game vào nửa sau những năm 90 của thế kỷ XX. Người ta cho rằng công ty điện tử Arts là người đi đầu tiên trong lĩnh vực này. Công ty này hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trò chơi điển tử nổi tiếng như FIFA, NHL, NBA và một số trò chơi khác. FIFA là trò chơi đầu tiên có bố trí quảng cáo thực thụ. Trong trò chơi có sự hiện diện các tấm bảng quảng cáo quanh sân vận động, trên đó bố trí các thương hiệu nổi tiếng mà người hâm mộ đã quen nhìn trong những trận đấu thật. Từ thời điểm này quảng cáo đã đi vào thế giới của game. Ngày nay tại công ty Electronic Arts có nguyên một chi nhánh chuyên hoạt động về lĩnh vực kinh doanh quảng cáo trong game.

Trong bản thân trò chơi, người sử dụng nhìn chung là tương tác tích cực đối với quảng cáo. Họ cho rằng điều đó làm cho trò chơi có vẻ thực hơn. Điều quan trọng là sao cho quảng cáo không làm cản trở tiến trình chơi. Theo các dữ kiện do công ty nghiên cứu chỉ ra là người chơi có cái nhìn đúng mực với quảng cáo, còn nhà quảng cáo rất hài lòng. Ở một mức độ nào đó thì nó đúng như vậy, nhưng trong trò chơi tồn tại một vấn đề nghiêm trọng không được bị các nhà làm quảng cáo bỏ qua - vấn đề tính toán hiệu quả quảng cáo.

Hiện tại câu chuyện đang nói về điểm tương tác huyền hoặc nào đó, khi bản chất hiệu quả chính là số lượng người chơi trò chơi. Có lúc báo chí thường nhấn mạnh là có nhiều người mua trò chơi cướp biển, trong đó cũng có quảng cáo. Vấn đề nằm ở chỗ là chúng ta không biết được ai là người trong số người mua thực sự nghiêm túc chơi trò chơi và ai là người để ý đến quảng cáo. Trong khi đang bắn nhau, đang đua và chơi trò game thủ không dễ gì họ để ý đến sản phẩm quảng cáo.

Mặt khác các bên quảng cáo trong game chỉ ra là người chơi có nhận thấy quảng cáo. Thực vậy nhiều người trong số họ, khi nhìn thấy các vật có thực trong trò chơi lấy làm rất ngạc nhiên, và sau đó kể lại cho người khác một cách khoái chí. Bởi vì tất cả y như thật! Chúng ta hãy cùng xem, có những dạng quảng cáo nào trong các trò chơi thông dụng tại thời điểm hiện nay.

Quảng cáo trong game vẫn còn là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Một số nhà quảng cáo khen ngợi loại hình này và sử dụng rất tích cực, số khác thì không dấu được sự hoài nghi và coi đó chỉ là thứ trào lưu mốt rỗng tuếch được báo chí và các hãng quảng cáo tâng lên chỉ nhằm mục đích làm tiền từ công ty quảng cáo.

Tài trợ trò chơi

Sự tài trợ là một trong những phương án quảng cáo trong trò chơi. Ngay lập tức, chúng ta nhớ đến công ty "Megafon", công ty tài trợ cho trò chơi "Death Track: sự phục sinh". Quảng cáo điều khiển có mặt khắp nơi. Vào ngay đầu trò chơi, chiếc ô tô đầu tiên cung cấp cho người chơi được sơn theo màu của công ty. Xung quanh đường chạy thấy sự hiện diện của các công trình kiến trúc vẽ ba chiều quảng cáo cho Megafon, banner và nhiều thứ khác nữa.

Ngoài ra, trong hộp chứa đĩa trò chơi còn có tờ rơi quảng cáo của "Megafon". Trong công ty ,người ta quyết định tài trợ cho trò chơi này vì phần lớn những người điều khiển xe là những người trẻ tuổi - những người rất quan tâm thích thú với trò chơi này.

Thêm một trong những ví dụ nổi tiếng nữa về việc tài trợ trò chơi là một phần từ bộ đua xe nổi tiếng - Need For Speed. Nếu như trí nhớ của tôi không thay đổi, thì vào phần năm (hoặc phần bốn gì đó) của trò chơi trong bãi đậu xe của người chơi chỉ còn lại mỗi loại xe Porche. Hơn nữa là ở đó có mặt nhiều đời xe khác nhau. Trò chơi này rất tốt cho việc quảng bá thương hiệu xe hơi.

Quảng cáo trong bản thân trò chơi

Dạng quảng cáo này đã được nhắc đến ở phần trên. Trong cuộc đua xe nó có thể thể hiện trong dạng bảng quảng cáo dựng gần đường đua. Trong trò chơi "Tuần đêm", hoạt động của nó diễn ra trên đường phố của thủ đô Nga, khắp mọi nơi được trang hoàng bởi các biển quảng cáo "Alpha Bank Express".

Có lẽ, điều quan trọng nhất khi bố trí quảng cáo loại này là làm sao cho nó thực sự phù hợp với trò chơi. Chúng ta nói rằng, trong trò chơi viễn tưởng nào đó quảng cáo tỏ ra không tốt lắm. Mặc dù các nhân viên và hãng định kỳ tìm thấy được ở đây phương pháp làm việc đủ chuẩn mực. Ví dụ, trong trò chơi viễn tưởng Wizards World, công ty "Finam" đã biết cách tiếp cận với công việc. Qua trò chơi ,người ta có thể mua được cổ phiếu quỹ đầu tư. Ở "Finam" người ta hy vọng là một số người sau này sẽ qua tâm đến cổ phiếu quỹ đầu tư trong cuộc sống đời thường.

Cũng đáng để đưa ra quảng cáo trong ví dụ bình xịt phòng Axe trong trò chơi Splinter Cell, mà về bản chất không khác gì với việc chúng ta quen nhìn thấy trong thực tế. Trong trường hợp này là những bảng quảng cáo rất bình thường ngập tràn bất cứ thành phố lớn nào.

Quảng cáo thương hiệu trong phim (Product Placement)

Product Placement (PP), có lẽ là dạng quảng cáo thú vị nhất và phổ biến nhất trong các game tại thời điểm này. Có một số lượng nhất định các dạng khác nhau của loại quảng cáo tương tự này, nhưng thực sự chúng lại rất khác nhau. Dạng quảng cáo đơn giản nhất của Product Placement đơn thuần chỉ là sự có mặt của sản phẩm nào đó trong trò chơi, lúc đó nó đơn giản là có mặt ở đó, và không mang bất cứ một ý nghĩa thực sự nào cả. Ví dụ, có thể chỉ là việc dịch chuyển một chai Coca-Cola đang nằm trong tủ lạnh hoặc là vào lúc nào đó ta thấy nó nằm đằng sau máy vi tính trên kệ của văn phòng ảo.

Phương pháp thứ hai thú vị hơn nhiều. Ở đây vấn đề thương hiệu được đưa vào trong trò chơi. Trong những trường hợp này, việc nhớ đến quảng cáo đóng vai trò quan trong trọng hơn rất nhiều. Ví dụ trò chơi Splinter Cell ngay lập tức đi vào vào trí nhớ của chúng ta. Trong trò chơi này, nhân vật chính luôn luôn sử dụng máy điện thoại di động Sony Ericsson P900. Đơn giản vì không có nó không thể di chuyển đến được đích. Và sử dụng điện thoại di động trong Splinter Cell trở thành công việc thường xuyên.

Trong trò chơi đua xe nổi tiếng thường xuyên có thể nhìn thấy các ví dụ về Product Placement, khi đó các loại ô tô đua được xác định bởi các công ty đã ký hợp đồng với nhà sản xuất. Còn trong trò chơi "Cuộc tuần tiễu ban ngày" Product Placement tương tự lại nhiều lần thú vị hơn. Ở đây có hẳn một văn phòng thực thụ của hãng cung cấp dịch vụ nổi tiếng Corbina Telecom. Đó là một phần không thể thiếu được của trò chơi, phải ghé qua thăm văn phòng thì sau đó mới có thể đi tiếp.

Cũng có những ví dụ không được thành công lắm theo dạng Product Placement. Như là công ty McDonalds thỏa thuận với công ty Electronic Arts phải làm sao cho các nhà hàng của họ phải có mặt trong mạng Sims. Với những người lập trình, dĩ nhiên là họ đồng ý ngay, nhưng những người sử dụng thì họ tiếp nhận không được nhiệt tình cho lắm. McDonald's bị sa vào nhiều câu chuyện phiếm và không gây được sự phổ biến rộng rãi trong thế giới ảo. Công ty IKEA cũng có bước đi như vậy. Ở đây không bị thất bại như thế. Nhưng cũng không có được kết quả khả quan nào. Cũng giống như trong trường hợp Sims người chơi cũng có thể mua về các loại đồ gỗ từ IKEA.

Trò chơi đơn giản

Bây giờ đã tới lúc nói về các trò chơi đơn giản. Đó là gì vậy? Đó là những trò chơi mini. được tải về từ internet. Có lẽ các ví dụ điển hình nhất là trò tetris, con rắn, Pac-man và bất cứ trò chơi câu đố lôgíc nào. Thường thì nó được phổ biến miễn phí, hoặc trả phí rất thấp trong khoảng 20 đô la. Đa phần người chơi trò này là phụ nữ trên 25 tuổi. Nghĩa là những người thực hiện phần lớn công tác mua hàng trên thế giới. Tất nhiên, nhà quảng cáo không thể không lưu ý phân khúc thị trường này.

Dĩ nhiên là quảng cáo phải có mặt. Trong trường hợp này, quảng cáo đã được phân phối hoàn toàn miễn phí, còn người sử dụng phải chịu mất thì giờ để xem quảng cáo. Có một số phương pháp quảng cáo trong các trò chơi kiểu này. Một trong số đó là người chơi nhìn thấy đoạn quảng cáo giữa hai phần của trò chơi. Ngoài ra, trong các trò chơi dạng này, người ta còn sử dụng các bảng quảng cáo truyền thống.

Theo ý kiến của các nhà phân tích, trò chơi ảo ngày nay là một trong những món béo bở cho người làm quảng cáo. Họ cho rằng, trong tương lai, phương thức phổ biến những trò chơi này, -mà hiện tại đang có tên gọi "thử và mua" - có thể sẽ là miễn phí, nhưng lại ẩn chứa trong mình nội dung quảng cáo.

Thật là thú vị là công ty Google lao vào ngành quảng cáo trong trò chơi. Tạm thời hoàn toàn chưa rõ lắm là quảng cáo này sẽ thể hiện như thế nào, nhưng Google đã mua công ty AdScape với giá 23 triệu Mỹ kim, nhờ đó mà nó có thể sắp đặt các video quảng cáo trong các trò chơi ảo nổi tiếng. Trong tương lai Google có kế hoạch đưa các quảng náo này đến các trò chơi thông thường và trò chơi online.

Về trò chơi trực tuyến, ngày nay, đây là phân khúc phát triển nhanh nhất trong nền công nghiệp trò chơi. Và nhà làm quảng cáo rất hy vọng vào nó. Chỉ trong một trò World Warcraft của công ty Blizzard đã có hơn 10 triệu người chơi thường xuyên. Vấn đề nằm ở chỗ là những trò chơi online nổi tiếng nhất lại là các trò chơi tưởng tượng không có thật, mà về bản chất thì không thể đặt biển quảng cáo được. Tất nhiên, vẫn có thể cho xuất hiện bản quảng cáo vào lúc ban đầu như trong trường hợp xảy ra với FINAM trong trò Wizards World, nhưng trong phần lớn trường hợp trong các trò chơi tương tự rất khó sắp đặt các bản quảng cáo một cách nghiêm túc.

Điều gì đang chờ đợi chúng ta?

Theo dự báo, quảng cáo trong game sẽ xuất hiện ngày càng mạnh và mạnh liệt hơn. Theo kết quả của một cuộc điều tra, thì game thủ là một trong những yếu tố ảnh hưởng trong việc quyết định sự lựa chọn của người thân và người quen trong nhiều lĩnh vực, trong đó có điện ảnh và kỹ thuật. Cộng đồng này rất được các nhà quảng cáo quan tâm. Ngoài ra, các game thủ không phải là hoàn toàn ở tuổi thiếu niên. Theo thống kê thì có hơn một nửa người chơi game lớn hơn 18 tuổi.

Trò chơi đơn giản nhìn chung có thể thay đổi phương pháp phân phối trở thành hoàn toàn miễn phí. Game online sẽ có nhiều quảng cáo, vì sẽ có hàng triệu người. sử dụng trò chơi Việc bán trò chơi theo phương thức mua trả tiền sẽ gặp nhiều khó khăn nhất định.

Có một số vấn đề nổi lên cần phải chú ý. Quảng cáo hiệu quả như thế nào? Bằng cách nào để có thể tính toán hiệu quả? Người chơi sẽ tương tác với quảng cáo như thế nào khi mà nó xuất hiện quá nhiều? Tất cả vấn đề chỉ ra rằng, game thủ đang tỏ ra quan tâm đúng mực đến quảng cáo. Nhưng do quảng cáo trong trò chơi hiện nay cũng không quá nhiều. Còn sau đó sẽ như thế nào? Xác suất cao là họ sẽ bị ngập cổ trong quảng cáo.

Nhìn chung là mỗi một công ty tự mình đưa ra kết luận là họ có đáng sử dụng công cụ quảng cáo này không. Còn vấn đề là lĩnh vực này đang phát triển nhanh chóng thì không còn nghi ngờ gì nữa.

www.DalatSME.com - Hiện nay thị trường Game Online ở Việt Nam đang phát triển cực kỳ sôi nổi, đa phần thanh thiếu niên trong độ tuổi hoc sinh-sinh viên thường xuyên tham gia thị trường game-online này Chiếm khoảng 70% trong số Tỷ lệ sử dụng mạng trực tuyến hơn 16 triệu người( cấp 1 khoảng 15%, cấp 2 khoảng 20%, cấp 3 khoảng 35%) còn lại là độ tuổi đi làm. Độ tuổi người lao động chiếm 50% tổng dân số việt nam. Mà thị trường Quảng cáo trên game - online hiện nay đang còn bỏ ngỏ.

"Việt Nam với dân số 84 triệu, đơn vị tiền tệ VND, quy mô của thị trường game online có giá trị 1,100 tỷ đồng (trong khi đó giá trị của thị trường game online Singapore chỉ xấp xỉ 140 tỉ đồng và Thái Lan là 554 tỉ đồng). Tỷ lệ sử dụng mạng trực tuyến hơn 16 triệu người chiếm khoảng 20% tổng dân số. Trong đó số người chơi game chiếm 8 triệu chia đều trên các công ty trò chơi chủ yếu trong nước Việt Nam." (trích: http://beta.gate.vn)

"Việt Nam sẽ có 10 triệu người chơi game Trên Mạng, Năm 2011; 50% Dân Số VN Tuổi Dưới 25, 21 Triệu Dân VN Dùng Internet" (trích http://luyenchuong.net)

Một hình thức quảng bá sản phẩm - hàng tiêu dùng nếu được phát triển trong Thế giới ảo này sẽ cực kỳ lôi cuốn và sẽ thật sự thú vị... cho các nhà đầu tư đấy nhỉ?!

Để mình nói cho những ai chưa hiểu rõ về Thế giới ảo "Nếu bạn muốn luyện Level (cấp độ) trong game, trong đa phần game hiện nay bạn sẽ lưu trong hộp đồ những bình máu + bình năng lượng (mana), để khi đánh quái luyện cấp độ, bạn sẽ uống những bình máu này để không phải " về làng dưỡng thương" hay đại loại là vậy của một số game - GIẢ NHƯ NẾU CÁC NHÀ PHÁT HÀNH GAME HỢP TÁC VỚI CÁC HÃNG SẢN XUẤT COCACOLA ĐỂ THAY NHỮNG BÌNH MÁU + MANA ĐÓ THÀNH NHỮNG CHAI COCACOLA THÌ THẬT LÀ THÚ VỊ PHẢI KHÔNG...?

Hay một cách khuyến mãi khác: "Trong các chương trình khuyến mãi game hay các event, các nhà phát hành game hay cho ra những sản phẩm khuyến mãi, thường là các vật phẩm trong game phụ giúp các "chiến hữu, cao thủ" trong giang hồ luyện cấp hay các loại vũ khí khủng" Thì các hãng sản xuất ngoài các thứ vật phẩm đó có thể kèm theo quà khuyến mãi là 1 chai CocaCola chẳng hạn. Giả như khi nhân vật trong game khi đánh quái vật để luyện cấp nhặt được một món đồ được phần thường thì sẽ được tặng thêm 1 chai CocaCola "hot" ngay tại chỗ, điều này sẽ khuyến khích các gamer càng nhiều hơn.

Và thật nhiều cách marketing và quảng cáo khác.

Và chắc chắn rằng, cả nhà sản xuất game và cả hãng sản xuất muốn quảng cáo trên game như hãng Cocacola, tất cả đều có lợi.

Nhưng đây không chỉ là Cocacola!

Điều quan trọng là thương thảo với nhà phát hành Game Online để có được sự đồng ý hình thức quảng bá sản phẩm trong Game.

Một số đôi điều suy nghĩ đã lâu giờ mới có dịp đăng trên Saga, mong mọi người đóng góp nhiều ý để mọi người có thể mở rộng tầm nhìn trong mục ý tưởng này. Thân!

Nếu bạn cho tôi xem kế hoạch truyền thông của bạn, chắc chắn tôi sẽ thấy toàn những cách quảng bá phổ biến. Quảng cáo trên TV và đài radio, trên báo, tạp chí và cả quảng cáo ngoài trời. Chúng ta đã sử dụng những cách này trong suốt nhiều năm, thập chí là cả thập kỷ qua.

Chúng ta chắc chắn sẽ không bị đuổi việc vì lựa chọn những cách trên. Giống như một dân IT sẽ không bị đuổi vì sử dụng giải pháp của IBM.

Nhưng giờ đây thì mọi chuyện đã khác. Một ngày nào đó bạn sẽ bị đuổi việc nếu cứ tiếp tục bám lấy những phương pháp trên.

Ngành công nghiệp Computer game có lợi tức lớn và nhanh hơn nhiều lần so với ngành công nghiệp game trên thế giới. Năm 2004, Neilson đã dự đoán rằng vào thời điểm này thì ngành điện ảnh sẽ chỉ bằng 1/3 của ngành công nghiệp game. Vậy thì sức mạnh của thị trường điện ảnh Hollywood đã chảy đi đâu? Câu trả lời là lên mạng.

Bạn đã sẵn sàng xây dựng thương hiệu trong viễn cảnh như vậy?

Hầu hết mọi phương tiện truyền thông đều có một cái giá mà chỉ cần click một cái và sau vài giây là bạn có thể tìm ra dễ dàng trên trang Google. Những báo giá đó đều cố định và phổ biến, trừ duy nhất báo giá trên kênh bán game máy tính.

Cần bao nhiêu tiền để đặt mẫu quảng cáo vào một game máy tính? Chắc chắn bạn sẽ không tài nào đoán ra. Tốn 1 đô cho mỗi người chơi trò chơi? Hay đóng hẳn 1 triệu đô? Hoặc 1 cent cho mỗi giây xuất hiện? Ai mà biết? Thật ra thì không có chuẩn cho việc này. Chưa có một hãng truyền thông nào thực sự chuyên về đặt chỗ quảng cáo trong game cả.

Đây chính là vùng đất mới cho những người muốn xây dựng thương hiệu. Đất mới nghĩa là giá mới, vừa mới lại vừa rẻ.

Hảy thử tính toán một chút. Nghiên cứu từ cuốn BRANDchild của tôi cho thấy trẻ em bây giờ, dù ngoan hay không ngoan, dành thời gian chơi game máy tính gần như bằng với thời gian xem TV. Những số liệu thời gian này sẽ dần có khoảng cách lớn hơn khi trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian chơi game hơn.

Nhưng đây mới chính là sự khác biệt lớn: Quảng cáo trên TV chỉ đến với khán giả trong 30 giây, trong khi quảng cáo trong game được hàng giờ liền.

Bởi thế nên nước tăng lực Red Bull nói rằng nó đã giành được thành công vì đã xuất hiện trong một trong những game đầu tiên của máy game Playstation. "Want more energy?" (Bổ sung năng lượng nhé?), câu hỏi này chính là dòng chữ xuất hiện trong quảng cáo. Không cần tôi nói thì bạn cũng biết mọi người đã trả lời câu hỏi đó như thế nào.

Nếu bạn là người của IBM, luôn muốn một giải pháp an toàn tuyệt đối thì bạn không nên đọc tiếp. Còn nếu bạn tin là TV không còn là con đường duy nhất tới thành công của thương hiệu thì bạn hãy xem xét cơ hội trên con đường kỳ diệu của thế giới Computer game. Giá cả vẫn còn rất thấp vì đây là lãnh vực chưa được khám phá. Kết quả chắc chắn sẽ vẫn cao như thường vì có rất ít rào cản. Còn chờ gì nữa mà không lao vào thế giới Computer game đi!

The Sims Online, một trong những game trực tuyến được xây dựng thành công nhất trên thế giới, đã không còn là một game không có quảng cáo nữa, giờ đây người chơi có thể mua và bán các sản phẩm và thức ăn nhanh của McDonald để kiếm đồng "simolean" trong game. Ăn thức ăn nhanh này cũng giúp củng cố địa vị người chơi trong game.

Đây có thể gọi là xây dựng thương hiệu qua tương tác. Trong quá khứ, thương hiệu không thể tương tác với người dùng hoặc tiếp cận với triết lý sống của họ. Giờ đây mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng buộc phải thay đổi. Các thương hiệu học được rằng muốn tạo ra một khách hàng lâu dài thì trước hết phải tiếp cận với họ.

Tiềm năng tiếp cận của game đã khơi mào một làn sóng các thương hiệu di chuyển từ mối quan hệ bị động với khách hàng sang một mối quan hệ đòi hỏi sự tương tác không ngừng. Những mối quan hệ như thế đòi hỏi thương hiệu phải có một vai trò nhất định, làm tốt vai trò đó và liên tục phản hồi cho người dùng.

Thế giới thương hiệu đang viết nên một chương mới, lần này không phải ngoài thế giới thật mà ở thế giới trực tuyến. Hy vọng bạn sẽ tham gia.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: