Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

I/ LĨNH VỰC KINH TẾ:

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ƯỚC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2008

VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2009

PHẦN I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2008

Triển khai Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh khoá IX, kỳ họp thứ 13 về nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2008, trong điều kiện nền kinh tế tỉnh phải đối mặt với những thách thức mới: kinh tế thế giới suy giảm, lạm phát xảy ra ở hầu hết các nước, giá dầu thô, vàng, đô la Mỹ tăng cao đã tác động đến kinh tế của Việt Nam; Trong nước lạm phát đang ở mức cao, Chính phủ đã đề ra các giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững; Tình hình đó đã tác động lớn đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh, nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân tỉnh, sự phối hợp của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, sự chỉ đạo điều hành tích cực của Uỷ ban nhân dân tỉnh cùng với sự nổ lực của các ngành, các cấp và đồng bào các dân tộc trong tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội năm 2008 tiếp tục phát triển, an ninh chính trị được giữ vững.

I/ LĨNH VỰC KINH TẾ:

Kinh tế của tỉnh vẫn tăng trưởng khá, tuy không đạt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng GDP ước đạt 12,5%, trong đó nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 6,84%; công nghiệp-xây dựng tăng 19,65 %; dịch vụ tăng 14,68%. GDP bình quân đầu người đạt 10,52 triệu đồng. Tuy năm 2008 vô cùng khó khăn, nhưng đạt mức tăng trưởng 12,5% bằng với mục tiêu bình quân Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ đề ra cho 5 năm 2006-2010 là một nỗ lực rất lớn trong chỉ đạo, điều hành của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, do ngành công nghiệp và xây dựng trong năm 2008 tăng trưởng chậm lại nên tỷ trọng nông lâm nghiệp thuỷ sản vẫn còn chiếm tỷ trọng cao 47,3% (kế hoạch là 44,7%), công nghiệp xây dựng 25,2% và dịch vụ 27,5%.

1/ Sản xuất nông nghiệp: Ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh, ước cả năm tổng giá trị sản xuất (theo giá CĐ94) đạt 6.046,5 tỷ đồng, tăng 7,6 % so với năm 2007, trong đó ngành trồng trọt ước đạt 5.717,04 tỷ đồng, đạt 100,21% KH và đạt 107,96% so với năm 2007 ; ngành chăn nuôi đạt 311,41 tỷ đồng, đạt 98,1% KH và tăng 3,98% so với năm 2007.

- Về diện tích, các cây trồng chính đạt và vượt KH như: Lúa đông xuân đạt 100,45% KH, so cùng kỳ tăng 3,44%; cây lúa mùa đạt 102,89% KH tăng 3,19% và so với cùng kỳ; cây sắn đạt 152,05% KH tăng 18,94% so cùng kỳ; cây mía đạt 104,46% KH tăng 4,46% so với cùng kỳ; cây cao su diện tích trồng mới ước đạt 122,48% KH và so với cùng kỳ gấp 3,7lần

Ngoài ra có cây tiêu tăng đột biến hơn 600 ha do đầu năm 2008 huyện tiến hành rà soát, điều tra từ các xã nên đã phát sinh hơn 600 ha tiêu đã đi vào kinh doanh với năng suất ổn định trên 50 tạ/ha. Vì vậy cũng làm cho sản lượng tiêu tăng đột biến.

- Một số cây trồng không đạt KH và thấp hơn cùng kỳ như:

+ Cây hàng năm: cây ngô đạt 95,44% Kh và bằng 96,17% cùng kỳ, thuốc lá chỉ đạt 84,86% KH và bằng 95,61 % cùng kỳ, cây bông ước đạt 13,47% KH và bằng 13,5% cùng kỳ và một số cây trồng ngắn ngày khác cũng không đạt như mè, thuốc lá,...Lý do cây bông đạt thấp là vì giá bông so với các nông sản khác thấp (9000đ/kg), mặt khác, chi phí nhân công nhiều gấp mấy lần chi phí nhân công so với sản xuất mỳ.

+ Cây CNDN một số cây có diện tích bị tụt giảm nhiều như cây điều toàn tỉnh bị giảm khoảng 2.700 ha ở các huyện Krông Pa, Kông Chro, Kbang những diện tích mà trước đây các hộ sản xuất trồng bằng giống điều điạ phương, năm 2008 các hộ này đã chặt phá để trồng sắn, nhất là giống sắn lai (hiện chưa có số liệu điều tra cụ thể, nên năm 2008 tạm lấy theo số năm 2007 cộng thêm DT trồng mới năm 2008, khi nào có số điều tra cụ thể sẽ điều chỉnh trong niên giám thống kê). Còn các cây CNDN khác được thanh lý thay thế khi năng suất giảm thấp, không đạt hiệu quả chuyển sang trồng cây khác như: chè thanh lý để trồng cà phê (Cty Chè Bầu Cạn), cà phê thanh lý để trồng cao su (BĐ 15)...

Về sản lượng, sản lượng lương thực có hạt ước đạt: 487.062 tấn đạt 96,18% KH và bằng 100,74% so với năm 2007. Trong đó thóc ước đạt 292.832 tấn hạt đạt 101,52% KH và bằng 104,48% cùng kỳ ; ngô ước đạt 194.230 tấn đạt 89,11% KH và bằng 95,09% cùng kỳ, sắn ước đạt 821.070 tấn đạt 134,6% KH bằng 120,77% so với năm 2007, cao su ước đạt 63.433 tấn đạt 104,64% KH và bằng 107,5% cùng kỳ , cà phê ước đạt 133.617 tấn đạt 96,68% KH và bằng 107% cùng kỳ, tiêu ước đạt 80.881 tấn đạt 126,94% KH và bằng 138,77% so với năm 2007. Sản lượng cao su, cà phê và tiêu tăng khá so với cùng kỳ và giá cả 3 loại hàng này đầu năm đứng ở mức cao đã thúc đẩy việc thâm canh cây trồng, nhưng quý IV các mặt hàng này đồng loạt rớt giá làm cho người trồng cao su, cà phê, tiêu gặp khó khăn, do chi phí đầu vào năm 2008 cao hơn mọi năm.

Về chăn nuôi: đàn bò có 327.634 con, đạt 97,1% KH, tăng 1,94 % so với cùng kỳ, tỷ lệ bò lai đạt 34%, bằng kế hoạch đề ra. Đàn heo đạt 335.000 con, đạt 97,64% KH, tăng 2,57%, tỷ lệ heo lai đạt 64%.

2/ Trong lâm nghiệp: giá trị sản xuất (theo giá CĐ94) đạt 145,1 tỷ đồng, vượt 5,16% KH, do giao khoán quản lý bảo vệ rừng vượt KH và tận thu gỗ trong khai hoang diện tích rừng nghèo sang trồng cao su, song vẫn giảm 5,75% so với năm 2007 do khai thác gỗ rừng trồng giảm .

Khai thác gỗ rừng tự nhiên và rừng trồng ước đến cuối năm 141.410 m3, ngoài ra do chuyển đổi diện tích rừng nghèo sang trồng cao su nên tận thu được 35.589m3 gỗ .

+ Trồng rừng tập trung được: 2.775 ha đạt 60,33% KH, trong đó có 552,9 ha rừng phòng hộ

Trồng rừng PH: các đơn vị trồng rừng chủ động chuẩn bị đất, giống, vật tư, phân bón nên việc trồng mới rừng PH đạt 552,9ha đạt 92,15% (do 50 ha của DA 661 Tây Bắc Đăk Đoa chuyển sang rừng sản xuất nên hủy không thực hiện theo QĐ số 53/ 04/02/2008 của UBND tỉnh Gia Lai.

Trồng rừng sản xuất đạt thấp so KH đầu năm: ước đạt 2.222,5 ha, bằng 55,56% KH, và bằng: 57,78% cùng kỳ: trong đó: của các Cty TNHH: 1.010 ha (DA thu hút đầu tư từ ngoài tỉnh), DT còn lại của các Cty MDF 1.014,8 ha và Ban QLRPH và Cty Lâm nghiệp của tỉnh khoảng 200 ha. Lý do đạt thấp là vì các đơn vị của tỉnh do đăng ký trễ thời vụ (tháng 6 mới đáng ký), không tìm được đất...một lý do khác là người dân địa phương tranh chấp đất với doanh nghiệp không cho doanh nghiệp trồng

+ Chăm sóc rừng trồng toàn tỉnh ước đạt 16.073 ha rừng các loại đạt 91,05% KH, và bằng: 71,34% cùng kỳ: trong đó:

+ Chăm sóc rừng phòng hộ: 3.160 ha đạt: 100%KH và bằng: 60,27% cùng kỳ;

+ CS rừng sản xuất ước đạt khoảng 6.106 ha: đạt: 72,08%KH và bằng: 70,48% cùng kỳ; (trong đó của Cty MDF: 3.683 ha (bao gồm các đơn vị vệ tinh) và Cty TRNLCN khoảng 800 ha), DT còn lại của Cty Lâm nghiệp Ka Nák và huyện Kbang

+ Chăm sóc rừng khoanh nuôi tái sinh: 6.138 ha đạt: 101,91%KH và bằng: 71,18% cùng kỳ;

+ Chăm sóc rừng làm giàu và nuôi dưỡng rừng 669,5 ha.

Chỉ tiêu chăm sóc rừng trồng không đạt KH đầu năm do Cty TRNLCN hiện nay chuyển sang trồng cao su, nên DT còn lại chủ yếu chuyển sang TM cao su, không trồng lại rừng nữa và chủ yếu đi vào QLBVR. Còn một số chỉ tiêu CS rừng khác có một số đơn vị không thực hiện.

- Giao khoán QLBVR các loại đạt: 84.476 ha đạt 106,65% KH và đạt: 111,04 % so cùng kỳ năm 2007;

3/ Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ước đạt 2.915 tỷ đồng, bằng 94,03% KH và tăng 21,1% so cùng kỳ, trong đó công nghiệp QD Trung ương 955 tỷ đồng đạt 92,98% KH, tăng 22,44% so với cùng kỳ; Công nghiệp QD ĐP: 321 tỷ đồng, đạt 81,93% KH, tăng 89,22%; Công nghiệp ngoài QD: 1.557 tỷ đồng đạt 102,36% KH, tăng 26,12%; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 82 tỷ đồng đạt 51,28% KH, bằng 36,8% so với cùng kỳ.

Tình hình sản xuất công nghiệp năm 2008 có tăng trưởng ở các khu vực, song chưa đạt được kế hoạch đề ra do một số nhà máy thiếu nguyên liệu và chậm đưa nhà máy mới đi vào sản xuất theo dự kiến ban đầu như: nhà máy luyện gang, nhà máy bột trét tường, nhà máy sản xuất Puzơlan...Một số sản phẩm chủ yếu không đạt, như: đường chỉ đạt 67,21% kế hoạch, giảm 6,4% so cùng kỳ; tinh bột sắn chỉ đạt 54,7% kế hoạch, giảm 32,3% so cùng kỳ ; điều nhân xuất khẩu chỉ đạt 88% kế hoạch, tăng 13,81% so cùng kỳ; phân vi sinh chỉ đạt 76,29% kế hoạch, bằng sản lượng cùng kỳ; xi măng chỉ đạt 74,73% kế hoạch, giảm 15,2% so cùng kỳ; đá granít đạt kế hoạch, nhưng tăng 61,27% so cùng kỳ; Riêng sản lượng điện của các công trình thuỷ điện ngoài Ia Ly cũng tăng mạnh so với cùng kỳ, song chưa đạt kế hoạch, do một số công trình thuỷ điện đưa vào vận hành chậm hơn so với dự kiến.

Nguyên nhân giảm của một số sản phẩm chủ yếu:

- Xi măng: Sản lượng năm 2008 giảm 15,33% so với kế hoạch dự kiến, do nhà máy Xi măng Gia Lai đang lắp ráp dây chuyền sản xuất 2, nên nhà máy phải tạm ngưng sản xuất để kết nối dây chuyển sản xuất cũ và mới nên không thể đảm bảo tiến độ sản xuất năm. Ngoài ra so với cùng kỳ lượng xi măng năm 2008 tiêu thụ chậm hơn do các công trình xây dựng thi công chậm hoặc ngừng đầu tư.

- Đường các loại: Sản lượng đường năm nay ước giảm khoảng 6,42% so với kế hoạch, nguyên nhân do Nhà máy đường An Khê nâng công suất dây chuyền dự kiến đưa vào hoạt động trong tháng 11 năm 2008.

- Tinh bột sắn ước giảm khoảng 32,31% so với kế hoạch, nguyên nhân sản phẩm của các nhà máy tiêu thụ chậm, giá thành phẩm thấp (khoảng 3.500- 3.800 đồng/kg). Ngoài ra Nhà máy sắn Phú Túc vừa qua (từ 23/9/2008 - 10/10/2008) ngưng hoạt động do hỏng trạm bơm.

Ngoài ra các nhà máy: Luyện gang, chế biến thức ăn gia súc, nghiền Puzơlan đầm lăn dự kiến đưa vào hoạt động giữa năm 2008 nhưng tiến độ xây dựng nhà máy chậm làm ảnh hưởng giá trị ngành công nghiệp.

4/ Giao thông - Vận tải:

+ Vận tải hàng hoá: Khối lượng vận chuyển hàng hoá ước đạt 5,42 triệu tấn bằng 118,6% so với KH và tăng 25,8% so với cùng kỳ. Khối lượng luân chuyển đạt 784,6 triệu tấn- Km tăng 24,8% so với cùng kỳ.

+ Khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 4,75 triệu hành khách bằng 115,6% KH tăng 25,9% so với cùng kỳ, khối lượng hành khách luân chuyển đạt 674 triệu HK.Km tăng 26,8 % so với cùng kỳ, chất lượng phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân được nâng lên từng bước.

Nhìn chung lượng vận chuyển hàng hoá và hành khách trong năm tăng đáng kể, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng hoá phục vụ sản xuất, tiêu thụ hàng hoá trên địa bàn.

Tiếp tục thực hiện các quy định của Chính phủ về bảo đảm an toàn giao thông. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành tập trung truyên truyền việc chấp hành luật giao thông đường bộ và đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giữ vững an ninh trật tự bến bãi, các ngành và các cấp trong tỉnh đã tăng cường kiểm tra công tác thanh tra giao thông, xử lý các điểm đen về giao thông nhằm hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông có thể xảy ra. Tai nạn giao thông giảm gần 30% so với năm 2007

5/ Thương mại - Du lịch- Xuất nhập khẩu: Tổng mức bán lẻ hàng hoá - dịch vụ ước cả năm đạt 8.213 tỷ đồng, tăng 35,09% so cùng kỳ, hàng hoá đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất và sinh hoạt, trong đó khu vực kinh tế tư nhân và cá thể chiếm hơn 92% thị phần bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội. Sức mua của các tầng lớp dân cư tăng khá cao.

Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 140 triệu USD đạt 100% KH năm và tăng 16,67% so với cùng kỳ. Mặt hàng chủ yếu cà phê: 15.000 tấn, tinh bột sắn 1.500 tấn, gỗ tinh chế: 18 triệu USD, mủ cao su 27.000 tấn, sắn lát 10.000 tấn.

Du lịch đã từng bước phát triển, doanh thu ước đạt gần 90 tỷ đồng năm 2008 tăng 13% so với năm 2007.

6/ Về đầu tư xây dựng cơ bản và thu hút đầu tư:

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh ước cả năm đạt 6.142 tỷ, tăng 9,76% so với năm 2007, tỷ lệ vốn đầu tư của tư nhân và dân cư chiếm tỷ trọng 37,3%. Khối lượng xây lắp trên các công trình thuỷ điện An Khê - Ka nat, Sê San 4 đạt khá . Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nên một số dự án vay vốn ngân hàng khó khăn do lãi suất tăng cao và nguồn cho vay cũng hạn chế nên một số công trình dù đã làm lễ khởi công nhưng triển khai chậm do thiếu vốn.

UBND tỉnh tập trung chỉ đạo công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn Nhà Nước trong thời gian qua, chỉ đạo các cấp các ngành tập trung chấn chỉnh những tồn tại yếu kém và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát lãng phí và quản lý tốt nguồn đầu tư XDCB sử dụng vốn Nhà Nước và đẩy mạnh tiến độ đầu tư XDCB năm 2008, tăng cường công tác kiểm tra giám sát.

Trong điều kiện giá cả vật tư tăng cao và triển khai các chính sách mới trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án phải điều chỉnh dự toán nhiều lần, nhưng công tác xây dựng cơ bản cũng đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần vào tăng trưởng chung của tỉnh, tạo tiền đề để thu hút các nguồn vốn khác trong xã hội, góp phần tạo diện mạo mới cho các thành phố, thị xã và các huyện, các xã vùng sâu, vùng xa.

Dự kiến đến cuối năm số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đạt tỷ lệ khá, nhiều công trình nhóm C như các đường điện, trường học, thuỷ lợi nhỏ hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng trong năm.

Thu hút đầu tư: Một số dự án lớn của Công ty cổ phần Hoàng Anh, Công ty cổ phần bất động sản VK.Highland, Công ty cổ phần Ngôi sao Phố Núi đã khởi công các công trình như là Bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai, Trung tâm Thương mại Hội Phú, trường Nguyễn Văn Linh.. Ngoài các dự án của các nhà đầu tư đang triển khai và đang lập dự án từ các năm trước, đã có nhiều nhà đầu tư mới đến đầu tư trong lĩnh vực thuỷ điện, đầu tư sản xuất gạch, khu du lịch, sản xuất cồn... Tuy nhiên viêc triển khai thi công các công trình, dự án đầu tư còn chậm, một số dự án dự kiến triển khai trong năm 2008 đến nay vẫn chưa triển khai, một số công trình đã khởi công, tiến độ thi công chậm.

Trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đầu tư ước cả năm sẽ cấp 40 dự án với vốn đầu tư khoảng 4.200 tỷ đồng. Đặc biệt có thêm nhiều ngân hàng mở chi nhánh ở tỉnh và các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phát triển nhanh.

7/ Công tác vận động và triển khai nguồn vốn ODA năm 2008:

- Trongnăm 2008:đã ký kết Bản thoả thuận tài trợ với Chính phủ Ý, thông qua Quỹ IFAD, viện trợ không hoàn lại cho dự án thí điểm về giảm nghèo tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai.

- Chuẩn bị hỗ trợ xây dựng dự án hợp tác kỹ thuật: " Nâng cao Năng lực phát triển Nông nghiệp và Nông thôn có sự tham gia của người dân nhằm xoá nghèo ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam" do JICA -Nhật Bản tài trợ;

- Tiếp tục xúc tiến 02 dự án đã được Chính phủ phê duyệt danh mục và hiện nay đang tiến hành lập Báo cáo nghiên cứu khả thi để sớm đàm phán với các nhà tài trợ: Dự án thoát nước và xử lý nước thải nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường TP. Pleiku giai đoạn 1 đến năm 2010 với vốn đầu tư khoảng 14, 2 triệu EURO của Chính phủ Phần Lan, và Dự án cung cấp trang thiết bị dạy nghề cho Trường Trung cấp nghề Gia Lai với tổng mức đầu tư khoảng 3 triệu EURO của CHLB Đức.

- Vận động nguồn vốn ADB và AFD tài trợ: 02 dự án, với tổng mức đầu tư: 720 tỷ đồng: Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ, với tổng mức đầu tư: 640 tỷ đồng; và Dự án quy hoạch chi tiết TP.Pleiku, với tổng mức đầu tư: 80 tỷ đồng

- Vận động nguồn ODA từ chính phủ Hàn Quốc: dự án cung cấp trang thiết bị dạy nghề cho Trung tâm dạy nghề TX Ayun Pa với tổng mức đầu tư là khoảng 3 triệu USD.

- Vận động nguồn ODA từ ĐSQ Canada: 04 dự án, với tổng mức đầu tư 2.056 triệu đồng (dự án trường THCS Đinh Tiên Hoàng, xã Ia Phang, huyện Chư Sê; dự án trường mầm non Cẩm Bình, xã Kon Gang, huyện Đăk Đoa; dự án trường THCS Nguyễn Huệ, TX Ayun Pa; và dự án trường mầm non Hoạ Mi, TX Ayun Pa).

- Vận động nguồn ODA từ ĐSQ Nhật Bản: 04 dự án, với tổng mức đầu tư 9.884 triệu đồng (trường tiểu học Ia Dơk, huyện Đăk Đoa; trường tiểu học Lê Quý Đôn, huyện Đăk Pơ; trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, xã Kim Tân, huyện Ia Pa; trường THCS số 2 xã Ia Phí, huyện Chư Păh.)

- Tiến hành triển khai dự án cung cấp trang thiết bị y tế cho Bệnh viện đa khoa Tp.Pleiku với tổng mức đầu tư là khoảng 3 triệu USD của Chính phủ Hàn Quốc. UBND tỉnh đã phê duyệt dự án và đã làm việc với nhà tài trợ. Hiện, dự án đang tiến hành lập dự toán và tổ chức đấu thầu.

Thu chi ngân sách: Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 1.650 tỷ đồng, vựơt 13,8% so với chỉ tiêu HĐND tỉnh giao, trong đó các khoản thu từ DNNN địa phương, thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh tăng khá cao...

Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 2.970 tỷ đồng, tăng 5,7% so với dự toán cả năm, đảm bảo các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển (kể cả chi các CTMTQG, CT 135, DA 5 triệu ha rừng và các mục tiêu nhiêm vụ TW bổ sung).

8/ Công tác đăng ký kinh doanh cổ phần hoá và sắp xếp DNNN:

Về đăng ký kinh doanh ước cả năm có khoảng 410 doanh nghiệp với vốn đăng ký 4.210 tỷ đồng .Trong năm tổ chức công tác hậu kiểm 820 doanh nghiệp, qua kiểm tra đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hơn 130 doanh nghiệp

Về sắp xếp đổi mới DNNN thuộc tỉnh: Trong năm hoàn thành cổ phần hoá 3 doanh nghiệp: Công ty Trồng rừng công nghiệp Gia Lai, Công ty Điện và Công ty Công trình đô thị. Tiến hành rà soát, đánh giá các Nông Lâm trường, trên cơ sở đó xây dựng phương án tổ chức sắp xếp đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty lâm nghiệp, công ty nông nghiệp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: