Phần 1 - Hiện tại: 0 km; còn 20 km
Mưa chẳng rơi bất kể tôi có cầu nguyện thế nào.
Năm trước cũng vậy. Rốt cuộc việc cầu mưa hóa ra là hoàn toàn vô dụng. Hiểu vậy tôi đã quyết định năm sau cứ bình tĩnh mà chờ tới phút giây không-thể-chối-từ này. Việc không làm thì bỏ, đã làm thì phải làm cho nhanh. Hôm nay, Oreki Houtarou nhận ra việc cầu mưa là một thứ cậu ta không cần làm.
Sân trường chật kín cả ngàn người. Một phần ba số học sinh Cao trung Kamiyama đã đã bắt đầu cuộc hành trình hướng về phía chân trời xa xăm kia. Tôi biết rằng đó là những cố gắng chẳng mang lại cắc bạc nào... nhưng đành chịu. Dù gì tí nữa bản thân chả phải bước trên con đường gian khổ đó?
Với tiếng hú chói tai của chiếc loa phóng thanh, một mệnh lệnh được phát ra:
"Các lớp năm ba đã hoàn thành! Lớp 2-A bước về phía trước!"
Cách đơn giản nhất để ép buộc học sinh làm gì là phân chúng thành từng lớp. Cùng nhau chúng tôi tiến đến vị trí quy định. Người thì la hét, người thì trên mặt tràn đầy tinh thần chiến binh, nhưng hầu hết lại mang vẻ mặt mà có nhìn kiểu gì đi nữa cũng không tìm ra một chút hứng khởi. Tôi có lẽ là người thuộc nhóm đó.
Đứng sát đường thẳng được kẻ bằng phấn, một thành viên ban tổ chức cầm sẵn một khẩu súng trong tay. Cậu chàng này không phát tiết thứ khí chất đừng-có-mà-giỡn thường thấy của một hội viên Hội học sinh lạnh lùng. Xét cái mặt non choẹt như học sinh sơ trung thì có vẻ là năm nhất. Cậu đang nhìn chằm chằm vào cái đồng hồ bấm giờ như thể không cho phép mình lệch so với giờ xuất phát một giây nào. Đến cuối ngày tất cả những gì phải làm chỉ là tuân theo một chuỗi mệnh lệnh nên chín trên mười phần cậu chàng chẳng hề nghĩ rằng những hành động của mình trong mắt người khác như thế nào. Lỡ một phần còn lại mà để ý ấy, có lẽ thâm tâm cũng sẽ tuyên bố một câu đại loại như: "Tôi không có lỗi à nha. Các anh lớn bảo tôi làm thì tôi phải làm thôi. Làm gì mà cứ như tôi phải chịu trách nhiệm vậy? Có muốn đâu?"
Hẳn nhờ những suy diễn kia mà cậu chàng có thể trưng ra cái mặt không chút cảm xúc khi đảm nhận một nhiệm vụ tàn độc như thế. Từ từ, cậu giơ cây súng lên...
Dù là ngay lúc này, ở tại đây, chúng ta vẫn còn cơ hội được chiêm ngưỡng một trận mưa như thác lũ khiến đánh dấu thời kỳ khí hậu bị thay đổi mãi mãi. Và khi sự kiện đó chưa xảy ra thì chỉ việc ngước lên nhìn bầu trời tháng bảy không chút gợn mây cũng khiến tôi phát bực. Cáo chắc cũng chẳng cưới nhau vào một ngày như vầy.
"Chuẩn bị!"
A, đúng rồi. Chẳng phải đó là điều mới nãy vừa nhận ra sao? Rằng thần linh chả bao ngờ đáp lại lời cầu nguyện. Còn nhiều lựa chọn khác hơn là bám dính vào cái mà bản thân biết rõ là sai.
Đến tận lúc này cậu thành viên hội học sinh vẫn không ngẩng mặt khỏi chiếc đồng hồ. Dùng ngón trỏ gầy guộc, cậu bóp cò.
Một tiếng nổ chói tai vang lên kéo theo làn khói trắng từ nòng súng. Đó là mệnh lệnh xuất phát của lớp 2-A, trong khuôn khổ cuộc thi chạy việt dã tranh cúp Hoshigaya của trường Cao trung Kamiyama.
Cao trung Kamiyama nổi tiếng với sự tâm huyết đáng ngưỡng mộ giành cho những hoạt động ngoại khóa, tới mức nội đếm xem có bao nhiêu CLB thôi cũng là một việc vã mồ hôi. Nếu không nhầm thì chỉ tính riêng các CLB văn hóa – nghệ thuật thì đã ngót trên năm mươi. Lễ hội văn hóa ba ngày được tổ chức vào mùa thu hàng năm chính là hiện thân cho niềm đam mê cháy bỏng ấy, thứ nhiệt có thể khiến cho những người có cái đầu lạnh nhất cũng phải đồng tình rằng dường như cả đám đã ăn nhầm cái gì thì phải.
Ở đầu còn lại, điều đó cũng có nghĩa số lượng CLB cũng như sự kiện thuộc về thể thao cũng đa dạng chẳng kém. Dù chưa có vận động viên nào của trường cạnh tranh được một vị trí cao trong các giải liên trường nhưng hầu hết, đặc biệt là các CLB võ thuật, có bề dày lịch sử đáng ngưỡng mộ. Lễ hội văn hóa lắng xuống cũng là lúc mấy cái loa luôn hết công suất cũng biết mệt, nhưng ngay lập tức sàn diễn được giành lại cho hội thao toàn trường và sau đó là liên tiếp những cuộc tranh tài lớn nhỏ kéo đến tận đầu năm sau. Hiển nhiên với tư cách một người không có một chút tham vọng "giật" giải như tôi thì điều này chẳng có gì đáng phiền muộn. Có đánh vài trận bóng chuyền hay chạy hai trăm mét cũng chẳng sau. Nếu bị bắt buộc làm thì tôi chẳng phiền đổ chút mồ hôi mà tươi tắn với mọi người...
Trừ phi khoảng cách yêu cầu là dài hơn.
... Cá nhân tôi nghĩ chả ai mà "tươi" nổi khi bị bảo phải chạy hai mươi ngàn mét cả.
Cuộc thi chạy việt dã trường Cao trung Kamiyama được tổ chức vào mỗi cuối tháng năm, với tên gọi chính thức là "Cúp Hoshigaya". Dù được lấy từ tên một cựu học sinh của trường, người đã vang danh khắp nước Nhật với tư cách là một vận động viên điền kinh tài ba nhưng dường như chả ai thèm dùng cái tên này cả. Trái ngược với cách mà lễ hội văn hóa thường được gọi với cái tên đầy bí ẩn là "Hội Kanya" dù chính nó cũng chẳng có cái tên chính thức nào, "Cúp Hoshigaya" chỉ được biết đơn giản là một ngày-chạy-marathon. Vậy còn tôi? À, vì thằng bạn chí cốt Satoshi Fukube chỉ sử dụng cái tên Hoshigaya nên tôi cũng nhiễm luôn.
Xét về lý thuyết thì lẽ ra tôi phải vui mừng khi ngày-chạy-marathon này có quãng đường ngắn hơn một cuộc thi marathon thật, nhưng kết quả là tôi vẫn cầu mưa suốt ngày hôm qua. Satoshi đã nói, theo quy định về việc sử dụng đường xá công cộng thì trong trường hợp trời mưa cuộc thi sẽ được dừng lại ngay lập tức và không được tiếp tục trong cùng ngày. Tuy nhiên hắn cũng thêm vào một câu:
"Nhưng lạ ghê ấy. Theo như tớ tìm hiểu thì Cúp Hoshigaya chưa từng bị trì hoãn một lần nào cả."
Vậy khả năng cao là vị thần tôi đã mất lòng tin ấy bận phù hộ cho cái cúp này rồi.
Cái đồ thần thúi.
Tôi đang mặc một chiếc áo thun tay ngắn màu trắng và quần short có cái màu... lai lai giữa đỏ và tím, hình như là màu huyết dụ. Tụi con gái thì mặc quần ôm và màu sắc thì cũng tương tự. Huy hiệu trường được ịn lên giữa phần ngực trái áo, phía dưới là một mảnh giấy được khâu tạm ghi tên và lớp của mỗi học sinh. Sợi chỉ giữ cho mảnh giấy đề "Lớp 2-A / Oreki" ngay ngắn trông như cũng sắp đứt. Tôi vốn chả biết thêu nên đây đã có thể coi là một kỳ công.
Giờ đang là cuối tháng năm, không có mưa nhiều như một tháng giáp mùa mưa lẽ ra phải thế. Xét về việc cuộc thi không thể được dời lại vì ngày hôm sau đã là ngày nghỉ cuối tuần nên xem như mỗi lần tổ chức là một canh bạc. Chín giờ sáng, mặt trời đã lên khiến tôi đổ mồ hôi nhưng trời vẫn còn lạnh một cách khó chịu.
Ngoài cổng trước thì từ trong sân có thể ra ngoài bằng một lối khác. Tất cả học sinh lớp 2-A sẽ bắt đầu phần chạy của mình từ lối cổng sau. Tạm biệt Cao trung Kamiyama, chúng ta sẽ gặp lại sau hai mươi cây số.
Cúp Hoshigaya không có một định nghĩa rõ ràng cho lắm về hành trình. Chỉ có một hướng dẫn duy nhất: "Chạy một vòng quanh phía sau trường." Vấn đề hiển nhiên là đằng sau trường có cái gì? Đó là một vùng núi kéo ra xa tới tận vùng Kamikakiuchi còn tuyết phủ, nên thực tế mà nói cuộc thi này giống leo núi hơn là chạy việt dã.
Đường đi nước bước đã như in trong đầu.
Tôi sẽ chạy dọc theo bờ sông phía trước trường, tới ngã tư thì quẹo phải để leo lên một con đường đồi. Độ dốc ban đầu không đáng ngại nhưng phúc chốc sẽ tăng lên đáng kể. Độ dốc khi lên đến đỉnh có thể bẻ gãy cột sống của một người chứ chẳng chơi. Leo lên rồi thì xuống. Hệt như chiều lên, độ dốc cũng thay đổi đột ngột và thậm chí còn kinh khủng hơn những gì người ta tưởng tượng về một việc dễ dàng như đi xuống. Hai đầu gối hoạt động hết công suất của tôi chắc chắn sẽ khóc thét trong đau đớn.
Dưới chân đồi mở ra chút cảnh quan về một vùng quê thanh vắng. Thi thoảng sẽ thấy dáo dác vài ngôi nhà. Chẳng có vấn đề gì về độ dốc, nhưng đổi lại con đường này chỉ có một hình dạng duy nhất là thẳng tắp. Thẳng như đến vô cùng nên đây là phần triệt hạ nhiệt huyết của các thí sinh nhất.
Hết con đường bằng phẳng nhưng không dễ thương kia là một ngọn đồi khác cần vượt qua. Khác với cái trước độ dốc của ngọn đồi này hiền hơn nhưng, vâng lại là một cái "nhưng", vào thời gian này con đường sẽ cực kỳ lộng gió cùng với những khoảng ngoặt chữ chi liên tiếp rất dễ làm mất nhịp thở. Sau một hồi vật vã thì trước mặt tôi sẽ là vùng đông bắc của thành phố Kamiyama – một nơi được gọi là Jinde, cũng là nơi có nhà của Chitanda tọa lạc. Lúc này chỉ việc chạy dọc theo bờ một dòng sông hẹp để xuống dốc và cứ thế là về đến khu dân cư. Dĩ nhiên ý của tôi không phải là chạy băng băng trên những con đường tấp nập nào người nào xe mà phải băng qua đường vòng. Qua đền Arekusu rồi tòa nhà trắng toát của bệnh viện Rengou, bóng dáng trường Cao trung Kamiyama sẽ hiện ra.
Làm sao tôi biết à? Ờ, bạn biết đấy... đó là hậu quả của lần cầu mưa thất bại năm trước. Tôi biết mọi tấc mọi ly từ điểm xuất phát đến đích nhưng giá mà hiểu biết đó thu ngắn được cự ly phải chạy. Theo lối suy nghĩ thông thường thì khi đã biết đích đến thì cách tối ưu nhất, và nghe có vẻ dở hơi nhất, là bỏ đi vấn đề là "làm sao đến được đó". Nói cách khác để hoàn thành một cự ly dài đến hai mươi cây số thì một người đầy đủ quyền công dân lẽ ra phải được chọn giữa xe đạp hay xe bus. Không may là cách nghĩ quá ư hợp lý này của tôi không được quan tâm nhiều cho lắm.
Chặng đầu tiên là dòng sông trước trường. Hầu hết tuyến đường chạy được bố trí trong những vùng hầu như không có xe cộ trừ nơi này – một điểm cắt ngang qua khu dân cư nên thường sẽ đông xe qua lại. Thêm nữa chẳng có con lươn phân cách người đi bộ và xe trừ một dải trắng nhỏ xíu. Lý do duy nhất khiến chúng tôi phải chạy từ sớm chỉ là để không gây ách tắc giao thông mà thôi.
Học sinh lớp 2-A nối đuôi nhau chạy thành một hàng bên trong khu vực có dải phân cách. Đây là quãng đường duy nhất trong hai mươi cây số mà cả học sinh chạy nhanh lẫn chậm đều phải chạy với vận tốc bằng nhau nếu không muốn đẩy ai đó hoặc bị đẩy ra ngoài. Năm trước chúng tôi ít nhiều cũng được vượt lên thành hai ba hàng nhưng năm nay thì tuyệt đối không. Đó là quyết định của trường nhằm tránh mọi nguy cơ tai nạn có thể, khi ở đây mới hôm qua đã có một học sinh năm ba bị xe đụng. Nhờ vậy chúng tôi được tận hưởng cái cảm giác bị dồn vào một mớ và cực kỳ khó chạy.
Truyền thống này sẽ ngăn chặn tất cả học sinh nào có ý định đi bộ, ít nhất là trong cái cây số đầu tiên. Chúng tôi đang chạy với tốc độ khá chậm dù đường phía trước vẫn còn dài. Tôi thường làm mình thoải mái bằng cách nghĩ rằng chạy bộ thực ra chỉ là đi bộ nhanh.
Chúng tôi mất khá nhiều thời gian để qua cây số đầu tiên trước khi nhìn thấy một ngã rẽ rộng ở bên phải. Thế là đã rời khỏi đường chính trong khu vực đô thị mà hướng về con đồi sau trường.
Hàng người lập tức tan rã. Như thể ức chế vì bao nhiêu năng lượng bị dồn tụ nãy giờ do chưa được chạy với tốc độ thật của mình, một số anh bạn cường tráng trong lớp liền bức ra khỏi tốp. Một vài nhóm con gái, hầu hết là thích cái kiểu được "chạy vui vẻ cùng nhau", cũng bắt đầu vươn lên.
Còn tôi? Tôi chậm lại.
... Và chậm lại hơn nữa.
Từ lúc này cơ bản là đang đi bộ, nhưng tôi vẫn cố gắng vận động tay để làm như mình vận còn đang chạy.
Xin lỗi toàn thể quý vận động viên tranh Cúp Hoshigaya nhé, nhưng tôi không thể vui vẻ như các bạn. Trong hai mươi cây số này có một thứ tôi tuyệt đối phải tìm ra, và hiện tại chỉ còn mười chín cây để làm việc đó. Khi lên dốc được tầm một trăm mét tôi nghe một tiếng gọi từ phía sau.
"A, đây rồi."
Tôi không quay lại, vì chủ nhân tiếng gọi đã liền hiện ra trước mắt.
Tên đó, Satoshi Fukube, nhảy xuống từ chiếc xe đạp.
Từ xa dù là tôi cũng sẽ nghĩ đó là một quý ông có phần mỏng người như con gái, nhưng đến gần lại là một khuôn mặt khác xa so với tấm hình chụp hồi sơ trung đến mức khiến người ta giật mình. Dĩ nhiên sự thay đổi bản thân không nằm ở trên cái mặt hắn theo nghĩa đen, mà chính là những cảm xúc giấu kín đã được bật mở đằng sau cái vỏ tỉnh rụi ấy vào năm trước. Tôi đã không nhận ra trong khoảng thời gian ba ngày hai thằng không thèm nói chuyện.
Năm nay Satoshi đã là tân phó chủ tịch Hội học sinh. Do nằm trong ban tổ chức Cúp Hoshigaya nên các thành viên của hội không cần phải chạy, đổi lại tất cả những công tác chuẩn bị và phân công giám sát ở từng cung đường đều một tay họ đảm đương. Satoshi đeo một chiếc mũ cứng cáp màu vàng, vừa đi vừa đẩy chiếc xe đạp leo núi của mình. Tôi liếc qua hắn mà nói:
"Bỏ công tác như vậy có sao không?"
"Ổn mà ổn mà. Tớ đã đảm bảo cuộc đua bắt đầu không chút vấn đề, và giờ chỉ việc chạy vòng quanh và về trường ngay sau người chạy cuối thôi."
"Nghe mệt nhỉ."
Với tôi việc Hội học sinh không phải chạy là điều công bằng, nhưng giờ tên này sẽ phải leo lên leo xuống khắp hành trình hai mươi cây số này để báo lại bất cứ vấn đề nào xảy ra. Satoshi chùng vai xuống.
"Ừm, chả phải tớ ghét đạp xe gì, nhưng mọi chuyện sẽ khỏe hơn rất nhiều nếu được xài điện thoại."
"Sao cậu không nói với họ?"
"Theo quy định không học sinh nào được sử dụng điện thoại di động trong trường, nhưng đây là thực tế. Nếu có ai đó bị thương sẽ là dễ dàng nếu có chiếc điện thoại để cầu cứu đúng không? Tớ thề rằng họ thật sự cần xem xét vấn đề này một cách thấu đáo."
Sau một tràng than vãn sự thiếu tính mềm dẻo trong cách tổ chức của Hội học sinh, hắn bất ngờ trở nên nghiêm túc.
"Cơ mà, về việc đó cậu nghĩ sao?"
Vừa đi chậm rãi tôi vừa đáp:
"Chưa có gì trong đầu."
"Mayaka..."
Satoshi định nói nhưng lại thôi. Tôi biết hắn tính nói gì nên thay lời luôn.
"Tớ biết là cậu ấy nghi tớ."
"Không, tớ không nghĩ vậy. Thực ra dường như là cậu ấy nghĩ không thể là cậu. Có người nói với tớ thôi, nhưng cậu ấy đại loại bảo rằng 'Tớ không nghĩ đó là hành động của Houtarou, dù sao thì cơ bản cậu ta cũng đâu có quen cử động?' "
Tôi mỉm cười. Không chỉ vì đó là phong cách đậm chất Ibara mà vì đó chính xác là chân lý thực tế. Hôm nay tôi không làm bất cứ chuyện gì cả.
Nhưng nếu đó thực sự là điều nhỏ nghĩ, thì giờ sự mới trở thành vấn đề đây.
"Nếu không phải tớ..."
"Chính xác." Satoshi đáp lại với một cái thở dài.
Nếu không phải tôi thì chỉ còn duy nhất một người có thể. Tôi nhớ lại sự việc hôm qua.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro