Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

thân (1)


chạm vào một cái nhẹ, em tự rụt vào vài ngón...

chạm nhẹ vào thêm một cái nữa, em lại rụt thêm vào thêm vài ngón nữa...

chạm vào lần cuối, em không còn động đậy nữa rồi.

...

- ông ơi, sao ông lại ngồi trước cửa nhà cháu nghịch mấy cây xấu hổ này thế?

ông lão nghe giọng nói của ai đó bất ngờ vang lên, đuôi mắt với nhiều vết chân thời gian đạp qua đang cong lại như vầng trăng khuyết cũng bất chợt giãn ra. chiếc gọng kính bất ngờ rơi xuống đất vì cái giật mình không báo trước, bàn tay nhăn nheo đã nổi nhiều đốm đồi mồi hiện rõ đang khó khăn để nhặt lại vật thể vừa tiếp đất. ông già kì lạ kia cố gắng đưa chiếc gọng kính cũ kĩ ấy đeo lên đôi mắt đã lão hoá của mình, cả người có chút run rẩy.

à, hoá ra chỉ là một cậu nhóc con. chắc là con trai của nhà này...

- à ông tiện ngang qua đây thì thấy bụi xấu hổ này đẹp quá nên lại nghịch ấy mà.

- nhưng mấy lần trước chẳng phải mấy lần trước ông cũng toàn đứng trước cửa nhà cháu để chơi với mấy cây xấu hổ này sao?

cậu nhóc con bé tí nị với đôi mắt to tròn xinh xắn đang ngước nhìn đôi mắt rối rắm của người lạ phía trước, câu hỏi ngây thơ kia nhất thời khiến ông lão kia trở nên lúng túng vì hành động có vẻ như không đúng đắn của mình. hai thế hệ cách nhau quá xa để hiểu được ý nghĩa của câu chuyện, một người đang có ý muốn che giấu, một người lại quá ngây thơ, có nói ra cũng chưa chắc hiểu chuyện. người đàn ông lạ kì kia cũng không vụng về quá lâu, nhanh sau đó lấy lại được bình tĩnh bằng nụ cười dịu dàng. nụ cười khiến khuôn mặt hiền hoà lại càng trở nên phúc hậu, nơi đuôi mắt lại được dịp trải dài những vết chân chim nhuốm màu tuổi tác, đôi chân từ tốn ngồi khuỵ gối xuống để đối diện với tâm hồn còn xanh mơn kia, giọng nói nhẹ nhàng lại được cất thành lời.

- cháu có biết tại sao loài cây này lại biết xấu hổ như một con người không?

- cháu... nghe mẹ kể rằng là có hiện tượng phản xạ sinh nở gì đó ở cái cây này ạ.

ông lão bật cười với loại ngôn từ của trẻ con.

- không phải hiện tượng phản xạ sinh nở, mà là phản xạ sinh học mới đúng, sau này lớn lên cháu sẽ được học về môn học này và biết được lý do tại sao cây xấu hổ lại biết "mắc cỡ" nhé!

- vâng ạ.

nụ cười bé thơ hiện lên khuôn mặt tròn trĩnh, đáng yêu kia, ông lão không nhịn được mà nhẹ tay đưa lên đầu xoa cho vài cái động viên.

- nhưng đối với ông thì cây xấu hổ không những biết "mắc cỡ" đâu.

- là sao ạ??

...

miền Bắc năm 1972...

tiếng trống cầm canh ở huyện vang lên dồn dập giữa buổi xế chiều êm ả, nắng hoàng hôn đã gần tắt như ngọn đèn dầu chập chờn mỗi đêm. à thực ra cũng không hẳn mỗi đêm đâu, hôm nào về muộn thì mẹ mới bắt đèn dầu để đi đón về, nhà nghèo lắm, tiền mua mắm về để chấm rau muống luộc còn không có nữa là tiền mua dầu.

Doãn Thành đang tắm ở cái giếng nông sau nhà cũng vội lấy gáo múc, xối nước ào ào lên cái thân người nhỏ để kịp chạy vào nhà thay quần áo, cả người hết sức khẩn trương. tiếng trống cầm canh vang lên có nghĩa rằng chiều tà đã cạn, là công việc của cậu nhóc đã bắt đầu.

- Thành ơi, ăn tạm nắm cơm này đi con!

- không được mẹ ạ, con bị muộn mất rồi, mẹ gói vào trong lá chuối với ít muối lạc giúp con với, lên ga con ăn sau.

- thế mẹ lấy cho hai nắm nhé!

Doãn Thành tháng mười năm nay lên mười, đủ một thập kỉ được sinh ra để chứng kiến cái thời kì đất nước đau thương, chiến tranh loạn lạc, bom đạn như cánh quỷ dữ lượn vòng trên bầu trời. bố Doãn Thành mất sớm vì hy sinh nơi chiến trường, để lại người phụ nữ với đứa con thơ mới vỏn vẹn vài ngày tuổi. ngày tin dữ của bố từ nơi chiến trường về đến làng, mẹ Thành kiệt quệ ốm liền ba ngày ba đêm vì thương khóc, hậu quả là mẹ bị mất sữa, Doãn Thành lớn lên nhờ nước gạo loãng cầm hơi. năm lên hai thì chú Vũ nhà hàng xóm cạnh bên đẻ cậu con trai tên Đông Tiêu, thỉnh thoảng đi Hà Nội về có gói sữa bột của Liên Xô, cũng chia một ít cho nhà Thành.

cậu nhóc lớn lên thiếu thốn hình ảnh của người cha, nhưng lại được bao bọc bởi tình yêu bao la của người mẹ. dù có khó khăn, vất vả đến mấy, mẹ vẫn cố gắng không để Doãn Thành phải cảm thấy thiệt thòi. người phụ nữ tảo tần có nắng có mưa cũng hứng cả để nuôi dạy con thành người. ngày bố mất, đơn vị có gửi về một bức thư bố viết nơi chiến trường cho mẹ cùng vài đồng của đơn vị kính biếu, nhưng mẹ Thành chỉ nhận thư của bố, vài đồng kia nhất quyết không lấy vì cho rằng đất nước đang cần nó hơn mình. Thành thương mẹ lắm, luôn vâng theo lời mẹ, ít nói nhưng chịu khó chịu làm, tính tình hiền lành, ngoan ngoãn. hàng xóm xung quanh ai cũng khen hết lời vì cậu con trai giống bố, mẹ tự hào lắm, nhưng cũng lại buồn phiền. đều đặn trong tuần có một ngày đến thắp nửa nén nhang ở bàn thờ của bố trong gác bếp, xin phù hộ cho chiến tranh đi qua nhanh, để con trai lớn lên không phải đi theo người cha quá cố.

cứ thế thời gian trôi qua dần dần, đến tuổi Thành đi học, mẹ vẫn cố chắt chiu từng đồng để con được học chữ ở nhà thầy Lý đầu làng. mẹ đã không biết chữ nên lại càng khao khát đời con không phải chịu cảnh thiệt thòi. thế là Doãn Thành được đi học, thầy Lý vui tính mà cũng nghiêm khắc lắm. ở đấy Thành quen được những người bạn mới như Chính Mô, Hiền Bân. sau này có cả em Đông Tiêu hàng xóm cũng đi học, còn có cả em Tuấn Hạo, Ngân Thượng nữa. cuộc sống chẳng đủ đầy so với ai, thế nhưng Doãn Thành vẫn tin rằng mình được sống trong tình yêu thương của mọi người xung quanh, dẫu chiến tranh vẫn chưa kết thúc và có thể bất cứ lúc nào đến gõ cửa.

nhà Thành gần ga tàu hoả, bụi chuối với giếng nước sau nhà cũng cách đường ray tàu một bức tường gạch nung. chính vì thế, cả quãng ngày trẻ thơ của Thành đều có tiếng còi tàu cùng làn khói trắng mù mịt hơn cả sương muối.

sáng sớm, Thành dậy từ năm giờ để đi gánh củi từ nhà Ngân Thượng bán phở về cho mẹ đun nước, sau đó vội chạy đến lớp thầy Lý để học chữ đến gần chiều mới tan, về nhà tắm rửa ăn cơm rồi lại vác phích nước nóng cùng mấy lá trà xanh sau vườn được mẹ rửa sẵn, lọ mọ mang lên sân ga tàu lúc chiều tan để bán nước cho lữ khách với mấy chú bộ đội nghỉ chân. hôm nào cũng thế, hôm được nhiều khách thì bán xong hết, tự về sớm, còn hôm nào ế ẩm thì mẹ cũng xách đèn dầu lên sân ga đón Thành về để ăn cơm, đi ngủ.

cuộc sống cứ vất vả nhưng nhàn hạ đến như vậy. kể cả là mấy lần vắng khách do tàu chưa cập bến, Thành có lúc buồn ngủ quá mà quên cả việc bán buôn, báo hại nửa đêm mẹ vội chạy lên ga để đón cậu con trai đang mếu máo, cầm cái phích nước vơi còn chưa được một nửa để về nhà. thế nhưng Doãn Thành vẫn thích cuộc sống như thế này lắm, vì từ lúc đi bán nước đến giờ cũng là quãng thời gian miền Bắc đang xây dựng lên xã hội chủ nghĩa, nguồn lực đổ dồn về miền Nam đất nước để cứu trợ nơi chiến trường. vì thế những chuyến tàu hoả luôn chạy ngày đêm không ngừng nghỉ, có những chuyến từ Hà Nội đổ về, chuyến tàu Bắc Nam cũng phải chạy mất cả một tuần, lúc cập bến biết bao nhiêu là hành khách cùng bộ đội, hàng nước của Doãn Thành luôn bán buôn được mùa.

Thành vui lắm, lần nào về sớm cũng được mẹ thưởng cho một bát cơm nóng trộn ít nước mắm loãng. còn lên ga thì được nghe các cô các bác từ Hà Nội về kể cho nghe phố phường trên đó ra sao, các chú bố đội hành quân uống nước, rít điếu thuốc lào ở hàng kế bên cũng kể chuyện người dân miền Nam trong đó hiền lành, hiếu khách lại còn lạc quan như thế nào. lâu lâu gặp ai hào phóng lại còn được "quà" như một cái kẹo lạc, một miếng bánh đa hay đơn giản là một chiếc kẹp tóc nhỏ đem về tặng mẹ. không biết từ bao giờ sân ga không chỉ là nơi để Thành kiếm tiền phụ giúp mẹ, mà còn là nơi cậu bé con đang tuổi ăn học được thoả mãn những tò mò về thế giới rộng lớn bên ngoài.

Doãn Thành không dưới năm lần được ao ước một ngày vào chiến tuyến miền Nam để gặp gỡ người dân hiền hoà trong đó, không dưới mười lần được ao ước một ngày đặt chân lên Hà Nội để chứng kiến phố phường có nhộn nhịp như lời của các cô bác kể. ngày ngày được gặp bao nhiêu con người, được tiếp xúc với bao câu chuyện từ khắp nơi đổ về làm nuôi dưỡng những ước mơ trong cậu nhóc bé nhỏ ngày một lớn lao.

thế nhưng, cuộc đời con người bao giờ cũng có những bước ngoặt nhất định xảy đến... bước ngoặt to lớn và có lẽ cũng là đầy kỉ niệm nhất của Doãn Thành xảy đến năm cậu mười tuổi.

hôm ấy Doãn Thành vẫn bê nước lên hàng sân ga tàu hoả để bán như mọi ngày. chuyến tàu cập bến đầu tiên trong tối đó là một chuyến từ Hà Nội chạy về huyện của cậu. hành khách bước xuống, ai ai cũng mang một dáng dấp của dân làm ăn buôn bán, sang trọng hơn thì có cả thương nhân nhưng lại không nhiều. mấy ai về cái huyện nghèo, xã nghèo mà làng này lại còn nghèo hơn để phát triển. ấy thế mà trong những bước chân vội vã của các ông to bà lớn, một bước chân bé nhỏ bước xuống sân ga lại thu hút được tầm mắt của Doãn Thành.

đó là một cậu bé con cũng trạc tuổi Thành, ánh mắt bỡ ngỡ có phần sợ hãi giữa dòng người tập nập, bàn tay nhỏ bé nắm chặt tay bố mẹ không rời vì sợ lạc mất. có lẽ em cùng bố mẹ đang đi đâu đó lâu ngày thì phải, vì cả nhà ba người lại thấy vác theo vài gói hành lý lỉnh kỉnh. Doãn Thành lại càng để ý cậu nhóc ấy kĩ hơn khi người bố dẫn cả nhà đến trước hàng nước, nơi cậu đang ngồi để nghỉ chân.

- em cho Mẫn Hy ngồi nghỉ uống miếng nước tạm nhé, anh qua kia hút điếu thuốc lào.

à, hoá ra cậu nhóc ấy tên là Mẫn Hy.

Mẫn Hy... cái tên đẹp nhỉ??

...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro