Huyền quan thiết vị
'Huyền quan thiết vị' còn gọi là 'huyền quan nhất khiếu'. Trong «Đan Kinh», «Đạo Tạng», «Tính Mệnh Khuê Chỉ» có thể tra thấy những danh từ như thế. Vậy chúng là gì? Có rất nhiều khí công sư thuyết không được rõ ràng. Là vì ở tầng sở tại của một khí công sư bình thường hoàn toàn không thể nhìn thấy [chúng], cũng không cho phép họ thấy. Người tu luyện nếu muốn thấy được chúng, thì tại tầng thượng của huệ nhãn thông trở lên mới có thể thấy được; khí công sư bình thường chưa đạt đến tầng ấy, do vậy nhìn không thấy. Giới tu luyện xưa nay đều tầm cứu xem 'huyền quan' là gì? 'Nhất khiếu' ở đâu? 'Thiết vị' như thế nào? Đọc trong «Đan Kinh», «Đạo Tạng», «Tính Mệnh Khuê Chỉ» chư vị thấy họ toàn giảng lý luận vòng vòng, hoàn toàn không nói cho chư vị về thực chất. Giảng tới giảng lui, còn làm chư vị lẫn lộn cả lên, [họ] giảng không rõ ràng; bởi vì không thể để những điều thực chất cho người thường biết được.
Ngoài ra tôi nói với mọi người, vì chư vị là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi, nên tôi mới nói với chư vị những lời này: nhất định không được đọc những sách khí công giả loạn bậy kia; không phải [tôi nói về] mấy cuốn cổ thư ở trên, mà là nói về những sách khí công giả mà những người hiện nay viết; ngay cả dở ra chư vị cũng đừng làm. Trong não chư vị chỉ hơi có một niệm đầu xuất hiện: 'Úi chà, câu này có đạo lý đó'. Niệm đầu ấy vừa loé lên, thì phụ thể ở bên kia sẽ gắn lên [thân chư vị]. Rất nhiều [sách] là do phụ thể chỉ huy và khống chế tâm danh lợi của người ta mà viết. Sách của khí công sư giả nhiều, khá là nhiều; rất nhiều vị không có trách nhiệm; bị phụ thể loạn bát nháo rồi mà họ cũng viết. Cả những cuốn cổ thư nói trên hoặc những cổ thư liên quan chư vị tốt nhất cũng không nên xem; ở đây có vấn đề chuyên nhất không loạn.
Một lãnh đạo ở Hiệp hội Khí công Trung Quốc đã kể cho tôi một chuyện, làm tôi buồn cười quá. Kể rằng có một cá nhân kia ở Bắc Kinh, ông vẫn thường đến nghe các khí công sư [thuyết] giảng; nghe tới nghe lui, sau một thời gian dài đi nghe như thế, ông cho rằng khí công chính là mấy món đồ ấy [thôi]. Vì [họ] đều ở một tầng, [nên] đều giảng những điều ấy. Ông cũng như các khí công sư giả, tưởng rằng hàm nghĩa của khí công chỉ có vậy! Thế rồi, ông cũng muốn viết sách khí công. Mọi người thử nghĩ xem, [một] người không luyện công [cũng] viết sách khí công; sách khí công hiện nay chỉ là sao chép của nhau. Ông viết tới viết lui, viết đến đoạn huyền quan thì không viết được nữa. Ai biết rõ huyền quan nhỉ? [Trong] các khí công sư chân chính cũng chẳng có mấy [người] biết rõ. Ông bèn hỏi một vị khí công sư giả. Ông không biết [đó] là giả; mà bản thân ông cũng không hiểu khí công. Tuy nhiên nếu người ta hỏi mà khí công sư giả trả lời không được, thì người ta chẳng phải sẽ biết vị này là giả? Do vậy vị này dám nói lung tung, nói rằng huyền quan nhất khiếu ở trên đầu chỗ tiểu tiện. Nghe thật quá khôi hài. Chư vị chớ có cười, cuốn sách này đã xuất bản ngoài xã hội rồi. Vậy cũng nói, sách khí công hiện nay đã ở mức khôi hài đến thế; tôi nói rằng chư vị đọc những thứ đó nào ích gì; [chúng] vô dụng, chỉ có thể hại người.
Cái gì được gọi là huyền quan thiết vị? Người ta khi tu [ở giai đoạn] thế gian pháp, khi tu đến trung tầng trở lên, tức là khi tu đến các tầng cao của thế gian pháp, thì người ta bắt đầu xuất nguyên anh. 'Nguyên anh' khác với cái mà chúng tôi gọi là 'anh hài'. Anh hài rất bé, nhảy nhót lăng xăng vui nhộn, rất nghịch ngợm. Nguyên anh bất động; [lúc] nguyên thần không đến làm chủ nó, [thì] nó ngồi ở đó bất động, tay kết ấn, chân xếp bằng ngồi trên [toà] sen. Nguyên anh sinh xuất ra tại đan điền; ở [mức] cực vi quan khi [nó] bé như đầu kim cũng có thể nhìn thấy nó.
Ngoài ra [tôi] nói rõ một vấn đề nữa: đan điền chân chính [chỉ] có một khối, ở vị trí bụng dưới. Huyệt hội âm trở lên, nằm trong thân thể con người, từ bụng dưới trở xuống, đó chính là khối điền ấy. Rất nhiều công, rất nhiều công năng, rất nhiều thứ thuật loại, Pháp thân, nguyên anh, anh hài, rất nhiều thể sinh mệnh, [chúng] đều từ khối điền này sinh ra.
Quá khứ có một vài người tu Đạo giảng về thuyết thượng đan điền, trung đan điền, hạ đan điền; tôi nói rằng đó là sai. [Họ] cũng nói sư phụ của họ đã truyền [điều này] từ bao nhiêu [niên] đại, trong sách cũng viết thế. Tôi nói với mọi người: những đồ bã trấu bã cám [vô dụng] thời cổ đại đều có; chư vị dẫu thấy [chúng] được truyền thừa bao nhiêu năm, nhưng chúng không nhất định là đúng. Những tiểu đạo thế gian vẫn luôn lưu truyền ở người thường, nhưng họ tu không [thành] được, không là gì cả. Họ gọi chúng là thượng đan điền, trung đan điền, hạ đan điền; ý của họ là chỗ nào có thể sinh đan đều là đan điền. Đó chẳng khôi hài là gì? Ý niệm người ta tập trung vào một điểm, [sau] một thời gian lâu, thì có thể sản sinh một khối năng lượng, [và] kết đan. Không tin thì ý niệm chư vị [đặt] mãi tại cánh tay, giữ nguyên như thế, [sau] một thời gian lâu, nó sẽ kết đan. Do đó có người thấy tình huống này, bèn nói 'vô xứ bất đan điền', nghe lại càng khôi hài hơn; nhận thức của họ là kết đan được tức là đan điền. Thực ra đó là đan nhưng không phải điền; chư vị nói 'vô xứ bất "đan"' hoặc thượng đan, trung đan, hạ đan; nói thế thì còn được. Còn cái điền thật sự có thể xuất sinh vô số Pháp thì chỉ có một khối, chính là khối điền ở vị trí bụng dưới. Như vậy thuyết về thượng đan điền, trung đan điền, hạ đan điền là sai lầm. Ý niệm người ta đặt tại nơi đâu, [qua] một thời gian lâu, thì sẽ kết đan.
Nguyên anh sinh ra từ khối đan điền ở vị trí bụng dưới; dần dần to lớn lên rất chậm. Đến khi lớn bằng quả bóng bàn, thì toàn bộ hình dáng thân thể đã có thể nhìn được rõ, mắt mũi đều đã hình thành. Cũng vào lúc [nguyên anh] lớn bằng quả bóng bàn, sát cạnh thân của nó lại có một tiểu bào tròn tròn được xuất sinh. Sau khi sinh ra rồi thì tuỳ theo nguyên anh lớn đến đâu, nó cũng lớn đến đó. Đến khi nguyên anh lớn đến chiều cao 4 thốn, thì xuất hiện một cánh hoa sen. Khi lớn đến chiều cao 5 đến 6 thốn, các cánh hoa sen về cơ bản đã trưởng thành, xuất hiện một tầng hoa sen; nguyên anh rực rỡ ánh vàng kim ngồi trên đài hoa sen sắc vàng ấy, trông rất đẹp. Đó chính là [thân] thể kim cương bất hoại; Phật gia gọi là Phật thể; Đạo gia gọi là nguyên anh.
Pháp môn tu luyện chúng tôi đều tu luyện cả hai loại thân thể, [chúng] đều cần; bản thể cũng cần chuyển hoá. Mọi người đều biết, rằng Phật thể không thể hiển hiện nơi người thường; dồn hết sức thì có thể hiển hiện được hình thái, [mà] dùng mắt người thường có thể nhìn thấy quang ảnh của nó. Còn thân thể này, sau khi trải qua chuyển hoá, thì ở nơi người thường [nó] giống với [thân thể] người thường; người thường nhìn không ra [chỗ khác biệt]; nó còn có thể đi xuyên qua các không gian. Khi nguyên anh lớn đến chiều cao 4 đến 5 thốn, thì khí bào cũng đã lớn đến chiều cao ấy; nó giống như vỏ của khí cầu, trong suốt. Nguyên anh vẫn ngồi đả toạ bất động. Khi lớn đến ngần ấy, khí bào kia cần rời khỏi đan điền, nó đã [được] sinh ra xong, [ví như] dưa chín cuống rụng, do đó [nó] sẽ thăng lên. Quá trình thăng lên là một quá trình vô cùng chậm, nhưng hàng ngày có thể [nhận] thấy nó đang di động. [Nó] chầm chậm di động lên, thăng lên trên. Chúng ta quan sát thật kỹ sẽ cảm giác được sự tồn tại của nó.
Khi thăng đến vị trí huyệt đản trung của người [tu luyện], nó cần ở tại vị trí đó một giai đoạn thời gian. Bởi vì những tinh hoa của [thân] thể người, có rất nhiều thứ (quả tim cũng nằm tại đây) đều cần hình thành nên một bộ ở trong khí bào này. Những [chất] tinh hoa cần bổ sung vào cho khí bào. Qua một giai đoạn thời gian, nó lại bắt đầu thăng lên. Đến lúc đi qua cổ của người [tu luyện], thì cảm thấy rất nghẹt thở, giống như các huyết quản đều bị kẹp lại, sưng lên rất khó chịu; nó sẽ như thế trong khoảng một hai ngày là hết. Rồi nó tới đỉnh đầu; chúng tôi gọi là lên [tới] nê hoàn. Nói là tới nê hoàn, kỳ thực nó đã to đến cỡ toàn bộ đầu của chư vị; chư vị sẽ cảm thấy đầu não sưng lên. Bởi vì nê hoàn là một vùng hết sức then chốt của sinh mệnh con người, nó cũng cần hình thành những thứ tinh hoa tại nơi này. Sau đó nó sẽ từ đường thông đạo của thiên mục mà dồn ép ra ngoài; cảm nhận được rất là khó chịu. Sưng lên làm thiên mục rất đau, huyệt thái dương cũng sưng lên, [và] mắt cũng hõm vào trong; liên tục như thế cho đến khi nó dồn ép ra hẳn ngoài, và lập tức treo [lơ lửng] ở trước trán; như vậy được gọi là 'huyền quan thiết vị', được treo tại chỗ này.
Người đã khai mở thiên mục, đến lúc này không nhìn được nữa. Vì [trong] tu luyện của Phật gia và Đạo gia, muốn để những thứ trong huyền quan [được] hình thành nhanh nhất, nên cửa kia không mở. Phía trước có hai cánh cửa lớn, phía sau có hai cánh cửa, [chúng] đều đóng lại; giống như cửa lớn của Thiên An Môn ở Bắc Kinh, hai bên mỗi bên có hai cánh cửa lớn. Vì để chúng [được] hình thành và bổ sung nhanh nhất, nên cửa không mở khi không gặp tình huống hết sức đặc thù; [người] có thiên mục vốn có thể nhìn được, thì đến bước này không nhìn được nữa, không cho nhìn. Nó treo ở nơi ấy có mục đích để làm gì? Bởi vì trăm mạch của thân thể chúng ta giao hội tại nơi ấy; vào lúc này trăm mạch đều đi qua huyền quan quanh thành một vòng [rồi] đi ra; đều phải đi [qua] huyền quan; mục đích là ở trong huyền quan đặt lên một cơ sở nữa, hình thành một hệ thống các thứ. Bởi vì [thân] thể người chính là tiểu vũ trụ, nó sẽ hình thành một tiểu thế giới; toàn bộ những thứ tinh hoa của [thân] thể người đều hình thành trong này. Tuy nhiên nó chỉ hình thành một bộ thiết bị, chưa thể hoàn toàn vận dụng được.
[Trong] tu luyện của Kỳ Môn công pháp, huyền quan vẫn mở. Huyền quan [được] phóng xuất ra xong, [nó] là hình ống thẳng, rồi dần dần biến thành tròn; do vậy cửa hai bên của nó đều mở. Vì Kỳ Môn công pháp không tu Phật cũng không tu Đạo, nên tự mình bảo hộ lấy mình. Sư phụ trong Phật gia và Đạo gia có rất nhiều, đều có thể bảo hộ chư vị; chư vị không cần [có khả năng] nhìn, và cũng không xuất hiện vấn đề gì. Nhưng [ở] Kỳ Môn công pháp [làm] thế không được, họ cần tự bảo hộ mình; do đó họ cần duy trì khả năng nhìn. Nhưng lúc này thiên mục nhìn các thứ, đều giống như nhìn qua một ống kính viễn vọng. Sau khi [một] bộ các thứ [được] hình thành xong, khoảng một tháng thì [nó] bắt đầu quay lại. Quay vào trong đầu xong rồi, gọi là 'huyền quan hoán vị'.
Khi quay vào cũng sưng rất khó chịu, sau đó [nó] dồn ép ra ở huyệt ngọc chẩm của người [tu luyện]. Cảm giác dồn ép ra cũng rất là khó chịu, giống như đầu nứt mở ra; lập tức xuất ra ngay, nó xuất ra thì lập tức cảm giác nhẹ hẳn đi. Sau khi xuất ra, nó treo ở không gian rất thâm [sâu], trong hình thức thân thể tồn tại ở không gian rất thâm [sâu]; do đó [người tu luyện] khi ngủ không gối [đè] lên nó. Nhưng có một điểm: khi huyền quan thiết vị lần thứ nhất thì trước mắt có cảm giác, tuy rằng nó ở tại không gian khác, nhưng vẫn cứ cảm thấy trước mắt mờ mờ, giống hệt như có cái gì đó đang che chắn, không được thoải mái lắm. Bởi vì ngọc chẩm là một đại quan rất then chốt, ở phía sau cũng cần hình thành một bộ các thứ; rồi nó lại bắt đầu quay lại. Huyền quan nhất khiếu ấy thực ra không phải là nhất khiếu, [mà] nó cần hoán vị nhiều lần; nó quay vào đến nê hoàn rồi lại bắt đầu giáng hạ xuống, ở trong thân giáng hạ xuống, [giáng hạ] một mạch cho đến huyệt mệnh môn. Tại huyệt mệnh môn nó lại phóng xuất ra.
Mệnh môn của con người là một đại khiếu chủ yếu cực kỳ then chốt. Đạo gia gọi là 'khiếu', chúng tôi gọi là 'quan'. Đại quan chủ yếu này, thực sự là cửa sắt, vô số tầng cửa sắt. Mọi người đã biết rằng thân thể có nhiều tầng, các tế bào nhục thể của chúng ta hiện nay là một tầng, các phân tử bên trong là một tầng; nguyên tử, proton, điện tử, [các lạp tử] nhỏ vô hạn, nhỏ vô hạn, nhỏ vô hạn, cho đến các lạp tử cực tiểu, mỗi một diện đều [thiết] lập một tầng cửa. Do vậy có rất nhiều những công năng, rất nhiều những thứ thuật loại, đều bị khoá ở trong cửa mỗi tầng. Các công pháp khác luyện đan, đến lúc đan cần nổ tung, đầu tiên cần chấn [động] mở mệnh môn; nếu nó chẳng được chấn [động] mở ra, công năng sẽ không phóng thích được. Tại huyệt mệnh môn huyền quan hình thành xong một bộ các thứ ấy, nó lại tiến vào [thân thể]. Sau khi tiến vào nó sẽ bắt đầu quay trở lại chỗ bụng dưới; gọi là 'huyền quan quy vị'.
Sau khi quy vị, [huyền quan] không trở về chỗ ban đầu. Lúc này nguyên anh đã lớn lắm rồi; khí bào sẽ phủ trùm lên nguyên anh, bao [bọc] lấy nguyên anh. [Khi] nguyên anh lớn lên, nó cũng lớn lên theo. Thông thường lúc nguyên anh [của] Đạo gia lớn đến cỡ đứa trẻ 6~7 tuổi, thì cho phép nó rời [thân] thể, gọi là 'nguyên anh xuất thế'. Vì nguyên thần của người [tu luyện] làm chủ nó, nó sẽ có thể xuất ra hoạt động. Thân thể của người [tu luyện] định tại chỗ kia bất động, nguyên thần xuất ra. Thông thường khi nguyên anh [của] Phật gia tu luyện đến cỡ của bản thân [người tu luyện] thì không còn nguy hiểm gì nữa. Thông thường đến lúc ấy cho phép nó rời [thân] thể, ly khai khỏi thân thể, có thể xuất lai. Khi này nguyên anh đã to lớn như bản thân [người tu luyện], cái bọc cũng lớn [như thế]; cái bọc ấy đã nở ra ngoài [thân] thể rồi, [đó] chính là huyền quan. Bởi vì nguyên anh đã lớn nhường ấy, tất nhiên [huyền quan] cũng nở lớn ra ngoài [thân] thể.
Chư vị có thể đã thấy hình tượng Phật trong chùa, thấy rằng hình tượng Phật đều ở trong một vòng tròn, nhất là những bức hoạ hình tượng Phật, đều có cái vòng ấy, [và] ông Phật ngồi trong đó. Rất nhiều hình tượng Phật đều như thế, nhất là những bức hoạ hình tượng Phật tại các chùa cổ, đều như vậy cả. Vì sao ngồi trong vòng tròn, không ai [giải] nói rõ ràng cả. Tôi nói với mọi người rằng, [nó] chính là huyền quan. Nhưng lúc này nó đã không còn được gọi là 'huyền quan' nữa, gọi là 'thế giới'; nhưng chưa có thể thực sự gọi là thế giới được. Nó mới chỉ có một bộ các thiết bị kia thôi; giống như nhà máy chúng ta có một bộ các thiết bị, nhưng chưa có khả năng sản xuất; cần có nguồn năng lượng, có nguyên liệu rồi mới có thể sản xuất. Mấy năm trước có nhiều người tu luyện nói: 'Tôi [có] công cao hơn Bồ Tát, tôi [có] công cao hơn Phật', người khác nghe vậy thấy huyền [hoặc] lắm. Kỳ thực họ nói không huyền [hoặc] chút nào; tu luyện [ở] thế gian công thực sự đạt rất cao.
Vì sao xuất hiện tình huống này, tu thành rồi còn cao hơn Phật không? Không thể lý giải trên bề mặt như thế được; công của họ thật sự rất cao. Bởi vì sau khi họ tu lên đến tầng rất cao, rồi đạt đến lúc khai công khai ngộ của mình, thì công thực sự rất cao. Đúng vào thời điểm ngay trước khi họ khai công khai ngộ, thì giúp họ bẻ tám phần mười công của bản thân họ xuống, ngay cả tiêu chuẩn tâm tính của họ cũng cắt xuống. Dùng năng lượng ấy mà bổ sung cho thế giới của họ, thế giới của bản thân họ. Mọi người đã biết rằng, công của người tu luyện, đặc biệt là những thứ thêm lên chỗ tiêu chuẩn tâm tính, là [trải qua] vô số khổ [nạn] một đời, tại hoàn cảnh gian khổ mà 'ma luyện', mà tu luyện xuất lai, nên nó cực kỳ trân quý; lấy ra tám phần mười những thứ trân quý như thế mà bổ sung cho thế giới của họ. Do vậy khi tu thành trong tương lai, [họ] muốn gì giơ tay lập tức được ngay, cần gì có nấy, muốn làm gì thì làm được nấy, trong thế giới của họ cái gì cũng có. Đó là uy đức của họ, bản thân kinh qua chịu khổ mà tu xuất ra được.
Chủng năng lượng này của họ có thể tuỳ ý biến hoá các thứ. Do đó Phật mong muốn gì, muốn ăn gì, [muốn] thưởng ngoạn gì, thì đều có điều đó. Đây là [điều] bản thân họ tu xuất lai được; chính là 'Phật vị'; không có những thứ ấy thì họ tu không thành được. Lúc bấy giờ, mới xứng là thế giới của bản thân mình; nhưng họ chỉ còn lại hai phần mười công để đến viên mãn, đắc Đạo. Tuy rằng chỉ còn lại hai phần mười, nhưng thân thể của họ không [còn bị] khoá; hoặc giả không mang theo thân thể, hoặc giả mang theo thân thể, nhưng thân thể đã được chuyển hoá [bằng] vật chất cao năng lượng rồi; lúc ấy họ đại hiển thần thông, uy lực vô tỷ. Còn khi tu luyện tại nơi người thường thông thường mang theo khoá, không có bản sự gì lớn; công cao đến mấy cũng chịu hạn chế; hiện nay không thế nữa.Bài giảng thứ năm
Đồ hình Pháp Luân
Ký hiệu của Pháp Luân Đại Pháp chúng ta là Pháp Luân. Người có công năng, có thể nhìn thấy Pháp Luân này đang xoay chuyển. Chiếc huy hiệu nhỏ Pháp Luân này của chúng ta cũng như thế, nó đang xoay chuyển. Chúng ta chiểu theo đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ, để chỉ đạo sự tu luyện của mình, chiểu theo nguyên lý diễn hoá của vũ trụ mà luyện; do đó công mà chúng ta luyện được cũng rất lớn. Theo một ý nghĩa nào đó mà giảng, đồ hình Pháp Luân này là [hình] ảnh thu nhỏ của vũ trụ. Phật gia coi thế giới mười phương như một khái niệm [về] vũ trụ, bốn mặt tám phương, tám phương vị; có thể có người có thể nhìn thấy tồn tại trên dưới của nó {Pháp Luân} một công trụ, như vậy với trên dưới được thêm vào thì [nó] chính là thế giới mười phương, cấu thành nên vũ trụ này, đại biểu cho vũ trụ nói chung mà Phật gia nhìn nhận.
Tất nhiên trong vũ trụ này có vô số thiên hà, bao gồm cả hệ Ngân Hà của chúng ta trong đó. Toàn bộ vũ trụ đang vận động, tất cả các thiên hà trong toàn bộ vũ trụ cũng đang vận động; do đó các thái cực và phù [hiệu] chữ 卍 nhỏ ở trong đồ hình này cũng đang xoay chuyển, toàn bộ Pháp Luân cũng đang xoay chuyển, hơn nữa phù [hiệu] chữ 卍 lớn ở giữa cũng đang xoay chuyển. Theo một ý nghĩa nào đó mà giảng, nó tượng trưng cho hệ Ngân Hà của chúng ta; đồng thời vì chúng ta là Phật gia, nên trung tâm là phù hiệu của Phật gia; nhìn bề mặt là như vậy. Tất cả các vật chất khác nhau đều có hình thức tồn tại ở [các] không gian khác, tại [các] không gian khác đều có hình thức tồn tại và một quá trình diễn hoá cực kỳ phong phú và cực kỳ phức tạp. Đồ hình Pháp Luân này là [hình] ảnh thu nhỏ của vũ trụ, tại từng không gian khác nó cũng có hình thức tồn tại và quá trình diễn hoá của mình, vậy nên tôi gọi [đó] là một thế giới.
Khi xoay chuyển theo chiều kim đồng hồ thì Pháp Luân có thể tự động hấp thụ năng lượng vũ trụ; khi xoay chuyển ngược chiều kim đồng hồ thì [nó] có thể phát phóng năng lượng. Xoáy vào (thuận chiều kim đồng hồ) độ bản thân, xoáy ra (ngược chiều kim đồng hồ) độ nhân; [đó] là một đặc điểm của công pháp chúng ta. Có người nói: 'Chúng ta là Phật gia, vì sao còn có thái cực? Thái cực ấy phải chăng là Đạo gia?' Bởi vì công của chúng ta luyện được rất lớn; [điều] luyện được tương đương với cả vũ trụ. Như vậy mọi người thử nghĩ xem, trong vũ trụ này có hai 'gia' lớn là Phật gia và Đạo gia, loại trừ đi bất kỳ 'gia' nào cũng không cấu thành nên vũ trụ hoàn chỉnh được, không thể nói là vũ trụ hoàn chỉnh được; do đó chúng ta ở đây cũng có những điều trong Đạo gia. Có người giảng: 'Nhưng không phải chỉ có Đạo gia, còn có những [môn] như Cơ Đốc giáo, Nho giáo, và những [tôn] giáo khác nữa'. Tôi nói với chư vị rằng, Nho giáo khi tu luyện đến tầng cực cao, nó quy về Đạo gia; còn ở phương tây có rất nhiều tôn giáo sau khi tu lên cao tầng, chúng quy về Phật gia, chúng thuộc về cùng một thể hệ bên Phật gia. Đó là hai thể hệ lớn.
Vậy tại sao thái cực đồ [hình] vừa có hai cái trên đỏ dưới xanh lam, vừa có hai cái trên đỏ dưới đen? Theo chỗ hiểu thông thường của chúng ta, thái cực là do hai chủng vật chất đen và trắng cấu thành, [ấy là] khí âm và khí dương. Đó là nhận thức đứng tại tầng rất nông [cạn] mà xét; tại các không gian khác nhau có các hiển thị [tại] không gian khác nhau. Hiển thị tại tầng cao nhất, thì mầu sắc của nó chính là như thế. Đạo [gia] mà chúng ta vẫn thường biết đến chính là [có thái cực đồ] có mầu sắc trên đỏ dưới đen. [Tôi] lấy một thí dụ, một số người trong chúng ta đã khai thiên mục, phát hiện rằng dùng mắt nhìn thì thấy [vật] mầu đỏ, [nhưng] tại không gian chỉ sai khác một tầng mà nhìn thì nó là mầu xanh lục. Cái [vật] mầu vàng kim này ở trong không gian khác lại thấy là mầu tím; nó có sự tương phản sai biệt như thế; tức là mầu sắc tại các không gian khác nhau cũng có sự thay đổi khác nhau. Thái cực trên đỏ dưới xanh lam là thuộc về Tiên Thiên Đại Đạo, bao gồm pháp môn tu luyện Kỳ Môn. Phù [hiệu] chữ 卍 tại bốn [bên] mặt là Phật gia; chúng giống với [phù hiệu] ở giữa; đều là Phật gia. Mầu sắc của Pháp Luân này trông rất tươi sáng, chúng tôi lấy nó làm ký hiệu của Pháp Luân Đại Pháp.
Mọi người chúng ta thông qua thiên mục nhìn thấy Pháp Luân này không nhất định có mầu sắc như vậy; mầu nền này thay đổi, nhưng mẫu hình không thay đổi. Khi Pháp Luân mà tôi cấp cho chư vị ở vị trí bụng dưới đang xoay chuyển, thiên mục của chư vị nhìn được [nó], có thể [là] đỏ, có thể là tím, có thể là xanh lục; cũng có thể là vô sắc. Đỏ da-cam vàng lục lục-lam lam tím, mầu nền của nó không ngừng đổi mầu như thế; do đó điều chư vị nhìn thấy được có thể có các mầu sắc khác; nhưng mầu sắc của mẫu hình phù [hiệu] chữ 卍 và thái cực ở bên trong không thay đổi. Chúng tôi nhận thấy màu nền này của mẫu hình rất đẹp mắt, nên chúng tôi lấy nó cố định lại [như thế]. Người có công năng có thể thấu qua tầng không gian này mà thấy được rất nhiều điều.
Có người nói: 'Phù [hiệu] chữ 卍 này trông rất giống như thứ của Hitler'. [Tôi] nói với mọi người rằng phù hiệu này bản thân nó không có khái niệm giai cấp nào hết. Có người nói: 'Nếu góc này mà quay hướng nghiêng phía kia thì đúng là thứ của Hitler'. Không phải như thế, nó xoay chuyển cả hai phía. Xã hội nhân loại chúng ta đã biết đến mẫu hình này một cách rộng rãi từ 2500 năm trước đây, từ thời đại Thích Ca Mâu Ni đã biết đến nó. Hitler là vào thời Chiến tranh thế giới lần thứ hai tính đến nay mới có mấy chục năm; ông ta đã trộm lấy nó để dùng. Tuy nhiên mầu sắc của nó khác với của chúng ta; nó mầu đen; hơn nữa nó hướng đầu nhọn lên trên, để đứng, dùng đứng như thế. Về Pháp Luân này [tôi] chỉ giảng đến đây thôi, chúng tôi chỉ giảng đến hình thức bên ngoài của nó thôi.
Vậy phù [hiệu] chữ 卍 trong Phật gia chúng ta [biểu] thị điều gì? Có người nói là cát tường như ý; đó là cách giải thích ở người thường. Tôi nói với chư vị rằng, phù [hiệu] chữ 卍 là tiêu chí của tầng các Phật; chỉ đạt đến tầng của Phật mới có. Bồ Tát, La Hán không có; tuy nhiên Đại Bồ Tát, tứ Đại Bồ Tát đều có. Chúng tôi thấy rằng những Đại Bồ Tát này đã vượt xa khỏi tầng của Phật thông thường, thậm chí cao hơn cả Như Lai. Chư Phật vượt quá tầng Như Lai có nhiều đến mức không đếm được. Như Lai chỉ có một phù [hiệu] chữ 卍, đạt đến tầng Như Lai trở lên, phù [hiệu] chữ 卍 sẽ [xuất hiện] nhiều hơn. Vượt gấp đôi Như Lai thì có 2 phù [hiệu] chữ 卍. Vượt lên nữa sẽ có 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, v.v. đầy khắp thân cũng có. Trên đầu, hai đầu vai, đầu gối đều sẽ xuất hiện; khi nhiều quá thì cả các chỗ như lòng bàn tay, ngón tay, gan bàn chân, ngón chân đều sẽ xuất hiện [các chữ ấy]. Tuỳ theo tầng không ngừng đề cao, các phù [hiệu] chữ 卍 sẽ không ngừng tăng thêm nhiều; do vậy phù [hiệu] chữ 卍 là đại biểu cho tầng của Phật; tầng của Phật càng cao thì phù [hiệu] chữ 卍 càng nhiều.
Kỳ Môn công pháp
Ngoài các công pháp bên Phật gia và Đạo gia, còn có Kỳ Môn công pháp; họ tự gọi mình là 'Kỳ Môn tu luyện'. Đối với các công pháp tu luyện thì người thường chúng ta có nhận thức thế này: Trung Quốc từ thời cổ đại đến nay, người ta nhìn nhận rằng các công pháp bên Phật gia và Đạo gia là các phương pháp tu luyện chính thống, cũng gọi chúng là tu luyện chính pháp môn. Kỳ Môn công pháp này từ xưa đến nay chưa hề [được] công bố ra thế [gian]; rất ít người biết được sự tồn tại của họ, chỉ nghe nói đến qua các tác phẩm nghệ thuật.
Có Kỳ Môn công pháp hay không? Có. Tôi trong quá trình tu luyện, đặc biệt là vào một số năm về sau, tôi đã gặp ba vị cao nhân ở bên Kỳ Môn; [họ] truyền cấp cho tôi những tinh hoa trong môn của mình, những điều hết sức độc đáo đặc biệt, hết sức hay. Chính vì những điều của họ rất độc đáo đặc biệt, nên những [thứ] luyện xuất lai cũng cổ quái phi thường; người thường không thể hiểu được. Ngoài ra còn giảng một câu: 'phi Phật phi Đạo', không tu Phật không tu Đạo. Người ta hễ nghe thấy chẳng tu Phật cũng chẳng tu Đạo, liền gọi họ là 'bàng môn tả đạo', họ tự gọi mình là 'Kỳ Môn công pháp'. Nói bàng môn tả đạo là có ý khinh thường, nhưng không có ý phản đối, không bảo rằng họ là tà pháp; điểm này là khẳng định. Lý giải trên chữ [nghĩa] cũng không có ngụ ý tà pháp. Lịch sử xưa nay [người ta] vẫn coi công pháp của Phật và Đạo mới xứng là tu luyện chính pháp môn; khi người ta không nhận thức được công pháp của họ, thì người ta nói họ là 'bàng môn', [tức là] cửa bên cạnh, không phải chính pháp môn. Thế còn 'tả đạo'? Tả đạo ngụ ý là vụng về dốt nát, con đường vụng về. Chữ 'tả' tại Trung Quốc cổ đại thường hay nói thành 'bổn'; 'bàng môn tả đạo' là có ngụ ý như thế.
Vì sao họ không phải tà pháp? Vì họ cũng có yêu cầu nghiêm khắc về tâm tính, họ cũng tu luyện chiểu theo đặc tính vũ trụ, họ cũng không vi phạm đặc tính của vũ trụ, [và] quy luật của vũ trụ, họ cũng không làm điều xấu; do đó không thể nói nó là tà pháp. Không phải vì đặc tính của vũ trụ chúng ta phù hợp với phương pháp tu luyện của Phật gia và Đạo gia, mà là vì phương pháp tu luyện của Phật gia và Đạo gia phù hợp với đặc tính của vũ trụ, nên mới [trở] thành chính Pháp. Tu luyện của Kỳ Môn công pháp nếu phù hợp với đặc tính của vũ trụ này, thì họ không phải tà pháp, mà cũng lại là chính Pháp; bởi vì tiêu chuẩn nhận định tốt-xấu thiện-ác là đặc tính của vũ trụ. Họ chiểu theo đặc tính vũ trụ mà tu, cho nên nó cũng là con đường chính; chỉ có điều đặc điểm yêu cầu của họ khác với bên Phật gia và Đạo gia. Họ cũng không giảng việc truyền đồ đệ một cách rộng rãi, phạm vi truyền rất nhỏ. Đạo gia truyền công, dạy một lô đồ đệ khá đông, tuy nhiên trong đó chỉ có một đồ đệ chân truyền; Phật gia giảng phổ độ chúng sinh, ai có thể tu thì người ấy tu.
Khi truyền thừa Kỳ Môn công pháp không thể chọn hai người, mà trong một thời kỳ lịch sử rất dài mới tuyển chọn một người để truyền; do đó những điều của họ không hề được người thường biết đến trong lịch sử xưa nay. Đương nhiên vào lúc khí công lên cao trào, tôi phát hiện rằng trong công pháp này có một số ít người cũng ra truyền công. Tuy nhiên truyền tới truyền lui [một thời gian] thì họ thấy không được, bởi vì có một số điều mà sư phụ của họ hoàn toàn không cho phép họ truyền. Nếu chư vị truyền công [phổ cập], thì chư vị không thể chọn người [học]; những người đến [học], tâm tính cao thấp tại các tầng khác nhau. [Những người] ôm giữ những quan niệm khác nhau đến [học], loại người nào cũng có, nên chư vị không có cách nào chọn đồ đệ để truyền. Do vậy không phổ cập Kỳ Môn công pháp được, dễ xuất hiện nguy hiểm; bởi vì những điều của họ rất đặc thù.
Có người nghĩ: Phật gia tu Phật, Đạo gia tu [thành] Chân Nhân, Kỳ Môn công pháp này tu thành thì được tính là gì? Là tản Tiên, họ không có phạm vi thế giới cố định [trong] vũ trụ. Mọi người đều biết, Phật Như Lai Thích Ca Mâu Ni có thế giới Ta Bà, Phật A Di Đà có thế giới Cực Lạc, Phật Dược Sư có thế giới Lưu Ly; mỗi Như Lai và Đại Phật đều có thế giới của mình. Mỗi một Đại Giác Giả đều có một thiên quốc do tự mình tổ chức; rất nhiều đệ tử của họ sinh sống trong đó. Nhưng Kỳ Môn công pháp họ không có phạm vi cố định [trong] vũ trụ, họ chỉ giống như du Thần tản Tiên.
Luyện tà pháp
Luyện tà pháp là gì? Có một số hình thức như thế này: có một loại người chuyên luyện tà pháp, bởi vì những điều đó [luôn] có người truyền trong các [thời] đại lịch sử. Tại sao lại truyền những thứ ấy? Vì họ truy cầu những danh, lợi, phát tài ở nơi người thường, họ giảng những thứ ấy. Tất nhiên tâm tính của họ không cao, nên họ không đắc công. Họ đắc [được] gì? [Đắc] nghiệp lực. Khi nghiệp lực của người ta lớn, thì cũng sẽ hình thành một loại năng lượng. Nhưng họ không có tầng, họ so với người luyện công thì không so được, nhưng so với người thường thì lại có thể ước chế người thường. Bởi vì những thứ ấy cũng là một loại thể hiện của năng lượng, khi mật độ tập trung lại rất lớn, cũng có thể làm cho công năng trên thân [thể] người ta mạnh lên, cũng có thể phát huy tác dụng như thế; do đó trong lịch sử xưa nay cũng có một số người truyền những điều này. Họ nói: 'Tôi làm điều xấu, [nhục] mạ người ta, thì tôi tăng công'. Họ không hề tăng công, [trên] thực tế là làm mật độ vật chất màu đen tăng lên; bởi vì làm điều xấu có thể đắc vật chất màu đen, [tức là] nghiệp lực. Do vậy họ có thể khiến những công năng nho nhỏ vốn mang trên thân thể {của họ} nhờ nghiệp lực kia mà trở nên mạnh hơn; họ có thể sinh ra một ít công năng nhỏ bé, nhưng không làm được điều gì to tát. Những người này cho rằng, làm việc xấu thì cũng tăng công, [ấy là] họ có cách nói như thế.
Có người giảng những thứ như: 'Đạo cao một thước, ma cao một trượng'. Đó là tà thuyết nơi người thường; ma kia vĩnh viễn không thể cao hơn Đạo được. Có một tình huống như thế này; vũ trụ mà nhân loại chúng ta nhận thức được chỉ là một tiểu vũ trụ trong vô số các vũ trụ; chúng ta gọi tắt [nó] là vũ trụ. Vũ trụ ấy của chúng ta mỗi lần trải qua thời gian hết sức lâu dài, thì đều phát sinh một đại tai nạn vũ trụ. Vụ tai nạn ấy sẽ làm cho hết thảy [mọi thứ] trong vũ trụ, kể cả các tinh cầu đều có thể [bị] huỷ diệt, hết thảy các sinh mệnh trong vũ trụ đều có thể [bị] huỷ diệt. Sự vận động của vũ trụ cũng có quy luật [của nó]; [tại] vũ trụ chúng ta lần này không chỉ có nhân loại là đã biến chất trở nên xấu; có rất nhiều sinh mệnh đã thấy được tình huống này, rằng hiện nay, trong không gian vũ trụ này từ lâu đã phát sinh một vụ nổ lớn. Các nhà thiên văn học hiện nay không nhìn thấy, là vì hiện nay khi chúng ta dùng kính viễn vọng lớn nhất mà nhìn, thì quang cảnh nhìn được là những sự việc 15 vạn năm ánh sáng trước đây. Nếu muốn nhìn thấy sự biến hoá của thiên thể hiện nay, họ cần sau 15 vạn năm ánh sáng nữa mới có thể nhìn thấy được, như vậy rất là lâu.
Toàn bộ vũ trụ hiện nay đã xuất hiện một biến đổi rất to lớn; mỗi khi xuất hiện sự biến đổi như vậy, toàn bộ các sinh mệnh của toàn vũ trụ đều [bị] xử [lý] huỷ diệt, toàn bộ đều [bị] đặt vào trạng thái huỷ diệt. Mỗi một khi phát sinh tình huống như vậy, thì đặc tính tồn tại từ trước trong vũ trụ và vật chất trong đó đều cần phải [bị] làm cho nổ tung; thông thường đều bị nổ chết hết; tuy nhiên qua mỗi lần nổ cũng không có sạch hết. Khi vũ trụ mới được những Đại Giác Giả cực cao cực cao kiến tạo lại mới xong rồi, trong đó vẫn có [còn tồn tại] một số không bị nổ chết. Các Đại Giác Giả kiến tạo vũ trụ [mới] này là chiểu theo đặc tính của bản thân mình, [theo] tiêu chuẩn của bản thân mình mà kiến tạo vũ trụ ấy; do đó [so] với đặc tính vũ trụ của thời kỳ trước đó có những chỗ bất đồng.
[Những sinh mệnh] không bị nổ chết, cứ ôm giữ đặc tính ban đầu, [Pháp] lý ban đầu trong khi hành xử tại vũ trụ [mới] này. Vũ trụ mới được kiến tạo ra là chiểu theo đặc tính vũ trụ mới, theo [Pháp] lý này mà hành xử. Do đó [những gì] đã không bị nổ chết trở thành ma can nhiễu đến [Pháp] lý của vũ trụ. Nhưng họ không có xấu tệ đến thế, họ chẳng qua chỉ chiểu theo đặc tính của vũ trụ chu kỳ trước mà hành xử; đó chính là cái mà người ta gọi là 'thiên ma'. Nhưng đối với người thường họ không có sự uy hiếp gì cả, họ hoàn toàn không hại người, họ chỉ hành sự theo cái lý họ ôm giữ mà thôi. Trong quá khứ đây là điều người thường không được phép biết đến; tôi nói rằng những Phật ở cảnh giới rất cao siêu quá tầng Như Lai có rất nhiều, những ma ấy đáng kể gì, so sánh thật quá ư nhỏ bé. Lão, Bệnh, Tử cũng là một loại ma, nhưng được sinh ra để duy hộ đặc tính vũ trụ.
Trong Phật giáo giảng lục đạo luân hồi, giảng về vấn đề [có] một đạo [là] A Tu La; kỳ thực chính là [một] sinh vật của không gian khác, nhưng không mang bản tính [con] người. Theo [góc độ] Đại Giác Giả mà xét, chúng cực kỳ cực kỳ thấp, không hề có khả năng gì; nhưng trong con mắt người thường thì [chúng] thật đáng sợ; chúng có tồn tại năng lượng nhất định; chúng xem người thường như thú vật, nên thích ăn người. Mấy năm gần đây, chúng cũng chạy ra truyền công. Chúng được tính là gì đây; [hình dáng] chúng trông có ra hình người [đâu]? Làm người ta rất sợ; học những thứ của chúng rồi thì phải theo chúng [thành] đồng loại của chúng. Có một số người khi luyện công, tư tưởng không đúng đắn, khi phù hợp với cách nghĩ của chúng, chúng liền đến dạy chư vị. Nhất chính áp bách tà, khi chư vị không truy cầu, thì không ai dám động đến chư vị. Nếu chư vị sinh ra tà niệm, truy cầu những thứ không tốt, chúng sẽ đến giúp chư vị, chư vị sẽ tu theo ma đạo; sẽ xuất hiện vấn đề này.
Còn có một tình huống nữa gọi là 'luyện tà pháp không tự biết'. Tại sao gọi là luyện tà pháp không tự biết? Chính là vì người ta không hiểu được rằng mình đang luyện tà pháp. Sự việc này hết sức phổ biến, quả là có rất nhiều. Giống như tôi đã giảng hôm vừa rồi, có nhiều người luyện công tư tưởng không đúng đắn; chư vị thấy họ đang [luyện] trạm trang ở kia, tay mỏi run cả lên, chân cũng mỏi run cả lên. Nhưng [đầu] não họ vẫn không nghỉ, họ nghĩ: 'Vật giá leo thang, mình phải đi mua mấy thứ; luyện công xong mình sẽ đi mua; nếu không giá lại tăng lên'. Có người nghĩ: 'Đơn vị [công tác] hiện nay đang phân nhà, phân nhà [lần này] không biết có mình trong ấy không nhỉ? Người phụ trách phân nhà đối xử tệ với mình như thế như thế'. Càng nghĩ càng bực mình: 'Hắn thể nào cũng không cấp nhà cho mình, mình sẽ cho hắn biết tay như thế này này ...' niệm đầu nào cũng có. Như tôi đã giảng, [họ] nói từ chuyện nhà mình cho đến quốc gia đại sự; nói đến chỗ không vừa ý thì càng nói càng bực mình.
Luyện công cần [coi] trọng đức; khi chúng ta luyện công, chư vị không nghĩ việc tốt, thì cũng không thể nghĩ việc xấu; tốt nhất là đừng nghĩ gì hết. Bởi vì khi luyện công tại tầng thấp cần phải thiết lập một cơ sở; cơ sở ấy phát huy tác dụng hết sức quan trọng, bởi vì ý niệm hoạt động của con người có một tác dụng nhất định. Mọi người thử nghĩ xem, hỏi những gì được thêm vào trong công của chư vị, những điều chư vị luyện xuất ra được có thể là tốt không? Nó có thể không phải là đen đen không? Hỏi có bao nhiêu người không ôm giữ cách nghĩ như trên khi luyện công? Chư vị tại vì sao luyện công mãi mà không hết bệnh? Tại nơi luyện công có một số người không có nghĩ đến việc xấu như thế, tuy nhiên khi luyện [công] họ vẫn cứ ôm giữ mãi [tâm] cầu công năng, cầu điều này cầu điều khác, các loại tâm thái, [cũng như] các loại dục vọng mạnh mẽ. Kỳ thực, [họ] đang luyện tà pháp [mà] không tự biết; nếu chư vị bảo rằng họ luyện tà pháp, họ có thể không ưng ý: 'Tôi là có khí công đại sư này nọ dạy tôi kia đấy'. Tuy nhiên khí công đại sư ấy bảo chư vị [coi] trọng đức, chư vị có [coi] trọng không? Khi chư vị luyện công, chư vị cứ thêm vào những ý niệm bất hảo, chư vị thử nói xem chư vị có thể luyện xuất ra được gì tốt không? Chính là vấn đề ấy, nó thuộc về luyện tà pháp không tự biết, vô cùng phổ biến.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro