Huy Du - cuoc vien du theo dong LS
VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ NHẠC SĨ HUY DU
Nhạc sĩ Huy Du tên đầy đủ là Nguyễn Huy Du (ông còn có bút danh Huy Cầm)
Ngày sinh: 01/12/1926 tại xã Tân Chi, Tiên Du, Bắc Ninh,
Năm 1944 tham gia Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu. tham gia Tổng khởi nghĩa năm 1945, tham gia Đội Tuyên truyền Văn hóa chiến khu III,
Năm 1947 - 1955: Dạy nhạc ở trường Thiếu sinh quân liên khu III, Trưởng đoàn Văn công Liên khu III, Trưởng đoàn Văn công Sư đoàn 320.
1955-1962: học Đại học Sáng tác, Nhạc viện Trung ương Bắc Kinh - Trung Quốc.
1962 1979 tốt nghịêp, về nước khi là trưởng đoàn Ca múa Tổng cục chính trị, khi phụ trách Đội sáng tác của Tổng cục Chính trị.
1979-1983: chuyển ngành, làm bí thư Đảng Đoàn , phó tổng thư ký hội Nhạc sĩ Việt Nam
1983-1989 Tổng thư ký hội Nhạc sĩ Việt nam khóa III ,
1990 nghỉ hưu tại Hà Nội
Phó chủ tịch hội Hữu Nghị Việt Trung,
Đại biểu quốc hội khóa VII và khóa VIII ,
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội khóa VIII.
Được nhà nước tặng thưởng:
Huân chương Độc lập hạng nhất (10-2007)
Huân chương Quân Công hạng Nhì
Huân chương Chiến Công hạng Nhì và Ba
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II.
TÁC PHẨM:
1- Ca khúc: Gần 400 ca khúc, ca khúc hợp xướng, hợp xướng có dàn nhạc đệm và không có dàn nhạc đệm (a cappella), ca khúc nghệ thuật (có phần đệm piano)
2- Nhạc thính phòng - giao hưởng.
• "Miền Nam quê hương ta ơi": (1959) viết cho violon và piano - sau này ông phối âm cho violon và dàn nhạc giao hưởng
• "Kể chuyện sông Hồng": (1960). viết cho violon, cello và piano.
• Đường chúng ta đi (1968) - lời thơ Xuân Sách
• Trên đỉnh Trường Sơn ta hát (1971)
3- Nhạc cho điện ảnh:
• "Bạch Long Vĩ", "Rừng o Thắm" (đồng tác giả), "Quảng trị giải phóng", "Đại thắng mùa xuân"(đồng tác giả), 'Dã tràng", "Tiểu thư Yến ngọc"...
4- Nhạc cho kịch nói:
• "Cố nhân", "Hành trình đến tự do", "Quê hương"
Người nhạc sĩ có những giai điệu đẹp ấy đã ra đi mãi mãi, để lại trong bao nhiêu trái tim yêu nhạc nỗi nhớ tiếc khôn nguôi...
Ông được nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì, Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT và Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Cách đây mười năm, cầm trên tay tờ chương trình "Đêm nhạc Huy Du", hồi ông tròn 70 mùa xuân, mới biết ông sinh ra tại vùng đất quê hương quan họ. Ông tham gia Cách mạng trước ngày tổng khởi nghĩa một năm và tham gia quân đội cùng lúc với những ngày Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Hoà bình trở lại trên miền Bắc, ông được cử đi học và tốt nghiệp Đại học sáng tác âm nhạc tại Đại học âm nhạc trung ương Bắc Kinh. Những cương vị công tác mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó ông đều tận tâm, tận lực hoàn thành: Lúc là Đoàn trưởng đoàn ca múa TCCT, lúc lại giữ cương vị Tổng Thư ký Hội Nhạc sỹ Việt Nam, khi là ủy viên chủ tịch đoàn, ủy ban Văn học - Nghệ thuật Việt Nam. Khi khác lại với trọng trách Đại biểu Quốc hội khoá 7. Rồi Phó chủ nhiệm ủy ban Văn hoá giáo dục của Quốc hội khoá 8...
Tuy nhiên, vượt lên tất cả những công việc đó, ông không quên công việc chính của mình, đó là sự nghiệp sáng tác. Và bởi vậy - "Đêm nhạc Huy Du" ấy công chúng quây quần chật cứng các hàng ghế, đứng kín hai bên lối đi để đón nghe.
Thày và trò của Nhạc viện Hà Nội cũng như các giảng viên thanh nhạc của trường Cao đẳng Văn hoá - Nghệ thuật Quân đội đã góp phần xứng đáng làm cho đêm nhạc vừa thể hiện được tính nghiêm túc nhưng vẫn không mất sự hứng khởi, sôi động của một đêm diễn.
Song ca hai cha con Trần Hiếu - Thu Hà, hai thế hệ nghệ sỹ, mở đầu cho chương trình. "Ai về thủ đô tôi gửi vài lời, Tây Hồ mờ xa là nhà tôi đó. Ai về thành đô tôi gửi vài lời, cho nhẹ lòng tôi năm tháng khôn nguôi". Phải chăng chính sự mộc mạc, giản dị trong lời ca cũng chính là tâm hồn của nhạc sỹ đã dẫn dắt ông trong suốt cuộc đời mình!
Những người đi dự "Đêm nhạc Huy Du" hẳn đều có chung nhận xét là "điểm chia vàng" (tức là cao trào) của đêm diễn lại không có sẵn trong chương trình, bởi vì khi gần cuối phần I, ban tổ chức đột xuất thông báo: Một người bạn, một người đồng chí muốn được lên hát tặng một bài.
Phòng biểu diễn phút chốc trở nên náo nhiệt. Ông không phải là ca sĩ mà là một Thiếu tướng đang trong quân ngũ, có cái tên thật khỏe, thật sáng như giọng hát - Bắc Việt. Bài hát quen thuộc này từng thôi thúc bao thế hệ chúng tôi trong những năm tháng chống Mỹ, liệu các bạn trẻ ngày nay có biết? Bất ngờ hơn thế là khi lời ca cất lên: "Qua núi qua sông, qua đồng lúa chín, tôi nghe xao xuyến tiếng gọi thiết tha..." thì mọi người đều rầm rập vỗ tay hát theo.
Gần một ngàn con người của nhiều thế hệ khác nhau, phút chốc cảm thấy gần lại, rưng rưng xúc động...
Nhà thơ Huy Cận, trong đêm nhạc nói lời chúc mừng cả bằng lời và bằng thơ, nhưng có một ý mà mọi người đều vô cùng thích thú, đó là: Khi Huy Du dừng chân ở nơi đâu của đất nước thì nơi đó ông để lại một ca khúc có dấu ấn khó quên.
Và không chỉ có ca khúc cho nên trong phần II của đêm diễn, những tam tấu, độc tấu cũng chinh phục người nghe không kém gì phần I.
Bản Trio "Kể chuyện sông Hồng", bản "Miền Nam quê hương ta ơi" cho Violon cùng dàn nhạc giao hưởng là những minh chứng cụ thể.
Trong phần cuối, nghệ sĩ Rơ Chăm Phiang và NSND Lê Dung cùng dàn nhạc giao hưởng của Nhạc viện Hà Nội đã kết thúc đêm diễn bằng hai bài hát quen thuộc "Trên đỉnh Trường Sơn ta hát" và "Đường chúng ta đi".
Trong một vườn hoa tươi thắm mà các thế hệ khán giả mang lên sân khấu tặng Nhạc sĩ Huy Du, hết lớp này đến lớp khác, hoà lẫn tiếng hát hùng tráng "Anh vẫn hành quân" âm vang không dứt, tôi bỗng thấy thật tâm đắc với câu thơ mà nhà thơ lão thành Huy Cận đã xúc động đọc khi đêm nhạc khép lại:
"Đời Huy Du - cuộc viễn du ngời sáng
Khắp nước non, trọn ngày tháng hào hùng
Huy Du đêm nhạc tưng bừng
Họ Huy - Huy Cận xin mừng Huy Du".
"Cuộc viễn du theo dòng lịch sử"
Đêm nhạc do Truyền hình di động VTC - Kênh VTCHD1 tổ chức với sự tham gia của Đoàn ca múa Quân đội và Công ty Cổ phần giới thiệu văn hóa nghệ thuật Đông Đô.
Cố nhạc sĩ Huy Du là một trong những cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam thời kháng chiến. Nhạc của ông mang âm hưởng hào hùng, bay bổng kết hợp với ca từ đẹp, sang trọng và luôn chung thủy với cảm hứng cách mạng lạc quan, hào sảng, tinh thần trẻ trung của người lính. Huy Du cũng được biết tới là nhạc sĩ có phong cách sáng tác kết hợp hài hòa nhạc dân tộc nền nã và sự phá cách, hiện đại của âm nhạc phương Tây.
Đêm nhạc Cuộc viễn du theo dòng lịch sử sẽ lần lượt điểm lại các tác phẩm đặc sắc nhất của ông theo hành trình từ khi ông bước chân vào con đường âm nhạc đến khi mãi mãi trở về cõi vĩnh hằng. Đó là những bản hùng ca cách mạng quen thuộc như Đường chúng ta đi, Trên đỉnh Trường Sơn ta hát, Nổi lửa lên em, Anh vẫn hành quân,... Đó còn là giai điệu mượt mà của Sóng nước Ngọc Tuyền, Tình em... Tất cả được thể hiện qua giọng ca của NSND Doãn Tần, NSND Quang Thọ, NSUT Nguyễn Tiến, NSUT Bích Việt, NSUT Quang Mạo, các ca sĩ Trọng Tấn, Hồng Hạnh, Đức Tài,...
Chương trình còn có các phóng sự giới thiệu khái quát sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Huy Du cùng những kỷ niệm sâu sắc của người thân, bạn bè, đồng nghiệp đối với ông. Vợ, con trai, con dâu và cháu nội ông là những khách mời đặc biệt của đêm nhạc.
Bằng việc khắc họa lại một mảng màu trong đời sống âm nhạc kháng chiến Việt Nam, đây là một trong những sự kiện văn hóa chào mừng ngày giải phóng miền Nam 30/4 năm nay.
"Nhạc sỹ Huy Du - Cuộc viễn du theo dòng lịch sử" sẽ là một chương trình ca nhạc ấn tượng dành cho khán giả thủ đô vào những ngày cuối tháng 4 lịch sử này.
Cố nhạc sỹ Huy Du là một trong những "cây đại thụ" của âm nhạc Việt Nam thời kháng chiến. Nhạc của ông mang âm hưởng hào hùng, thiết tha, bay bổng kết hợp với ca từ đẹp, sang trọng. Bên cạnh những ca khúc tự viết lời, nhạc sỹ Huy Du còn biến những câu thơ nổi tiếng trở thành bất tử bằng đôi cánh của giai điệu.
Nhạc của ông biến hóa trong giai điệu, tiết tấu nhưng vẫn chung thủy với cảm hứng cách mạng lạc quan, hào sảng, tinh thần trẻ trung của người lính. Không những thế, Huy Du còn được biết tới như một nhạc sỹ có phong cách sáng tác rất mới được kết hợp hài hoà bởi nhạc dân tộc nền nã và sự phá cách, hiện đại của âm nhạc phương Tây trong những sáng tác của ông. Thế nên nhạc của Huy Du từ lâu đã đi sâu vào lòng nhiều đối tượng khán, thính giả.
Để tôn vinh người nhạc sỹ tên tuổi đã có những đóng góp rất to lớn cho nền âm nhạc của Việt Nam trong suốt thế kỷ XX, Truyền hình di động VTC - kênh VTCHD1 thực hiện chương trình này với sự tham gia của Đoàn Ca múa Quân đội và Công ty Cổ phần giới thiệu văn hoá nghệ thuật Đông Đô.
Đêm nhạc sẽ khái quát lại những tác phẩm đặc sắc của nhạc sỹ Huy Du theo hành trình từ khi ông bước chân vào con đường âm nhạc cho đến khi mãi mãi trở về cõi vĩnh hằng. Quý vị sẽ được sống lại những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc ta qua những bản hùng ca Cách mạng quen thuộc như "Đường chúng ta đi", " Trên đỉnh Trường Sơn ta hát", "Nổi lửa lên em"...; đắm mình trong giai điệu mượt mà của "Sóng nước Ngọc Tuyền","Tình em" và nhiều tiết mục độc tấu nhạc cụ, tiết mục múa đặc sắc trên nền nhạc hứng khởi của nhạc sỹ.
Chương trình đặc biệt có sự tham gia của NSND Doãn Tần, NSND Trung Đức, NSƯT Nguyễn Tiến, NSƯT Bích Việt, NSƯT Quang Mạo, ca sỹ Trọng Tấn, Hồng Hạnh, Đức Tài, Thuý Nội..., Dàn hợp xướng - Tốp Múa - Dàn nhạc của Đoàn Ca múa Quân đội.
Chương trình sẽ diễn ra duy nhất một đêm vào 20h00 ngày 29/04/2009 tại Nhà Hát Lớn Hà Nội.
Hoạt động văn hóa - nghệ thuật trong dịp kỷ niệm 30-4 và 1-5
Trong dịp kỷ niệm 34 năm Ngày chiến thắng 30-4 và Quốc tế Lao động 1-5, tại Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật. Nổi bật là chương trình "Nhạc sĩ Huy Du - Cuộc viễn du theo dòng lịch sử" tối 29-4 tại Nhà hát TP Hà Nội, do Truyền hình di động VTC - kênh VTCHD 1 thực hiện với sự tham gia của Ðoàn Ca múa Quân đội và Công ty cổ phần giới thiệu văn hóa - nghệ thuật Ðông Ðô.
Cố nhạc sĩ Huy Du là một trong những "cây đại thụ" của âm nhạc Việt Nam thời chống Mỹ, cứu nước. Nhạc của ông mang âm hưởng hào hùng, thiết tha, bay bổng kết hợp với ca từ đẹp, sang trọng. Bên cạnh những ca khúc tự viết lời, nhạc sĩ Huy Du còn phổ nhạc nhiều bài thơ hay. Nếu ở ca khúc Tình em, nhạc sĩ ru lòng người qua những ca từ và giai điệu mềm mại, dịu dàng: Khi chiếc lá xa cành, lá không còn màu xanh/ Mà sao em xa anh, đời vẫn xanh rời rợi...; thì đến Nổi lửa lên em, âm nhạc của ông lại thiết tha giục giã: Trăng đã dậy rồi, khơi bếp hồng lên nhé/ Lá nếp sau rừng thêm ấm tình anh nuôi/ Nổi lửa lên em đánh Mỹ đêm ngày/ Vũ trụ theo ta vào trong chiến trận, có chị Hằng soi sáng canh thâu.... Nhạc của ông biến hóa trong giai điệu, tiết tấu nhưng vẫn chung thủy với cảm hứng cách mạng lạc quan, hào sảng một tinh thần trẻ trung của người lính. Không những thế, Huy Du còn được biết tới như một nhạc sĩ có phong cách sáng tác mới, kết hợp hài hòa giữa nhạc dân tộc nền nã và sự phá cách, hiện đại của âm nhạc phương Tây trong những sáng tác. Ðêm nhạc "Nhạc sĩ Huy Du - Cuộc viễn du theo dòng lịch sử" sẽ khái quát lại những tác phẩm đặc sắc nhất của cố nhạc sĩ theo dòng hành trình từ khi ông bước vào con đường âm nhạc cho đến những năm cuối đời. Chương trình sẽ tái hiện phần nào không khí của những năm tháng lịch sử hào hùng qua những bài hát đã đi vào lòng người như: Ðường chúng ta đi, Trên đỉnh Trường Sơn ta hát, Nổi lửa lên em...; đồng thời được đắm mình trong giai điệu mượt mà của Sóng nước Ngọc Tuyền, Tình em và nhiều tiết mục độc tấu nhạc cụ, múa đặc sắc trên nền các sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ. Chương trình có sự tham gia của các NSND: Doãn Tần, Trung Ðức; các NSƯT: Nguyễn Tiến, Bích Việt, Quang Mạo; ca sĩ Trọng Tấn, Hồng Hạnh, Ðức Tài, Thúy Nội cùng Dàn hợp xướng và tốp múa của Ðoàn Ca múa Quân đội.
Bộ phim truyện nhựa Ðừng đốt do Cục Ðiện ảnh đặt hàng Hãng phim Hội Ðiện ảnh sản xuất, NSND Ðặng Nhật Minh làm đạo diễn đã được chọn là phim chiếu khai mạc đợt chiếu phim đặc biệt trong cả nước từ ngày 29-4 đến 20-5, do Cục Ðiện ảnh phối hợp Công ty FAFIM Việt Nam tổ chức nhân Ngày chiến thắng 30-4 và Quốc tế Lao động 1-5 và 119 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19-5. Hà Nội, Ðiện Biên sẽ là tâm điểm của đợt chiếu phim lần này. Ngày 29-4, lễ khai mạc đợt chiếu phim sẽ diễn ra tại Hà Nội và tại Ðiện Biên ngày 30-4. Phim Ðừng đốt tưởng nhớ nữ bác sĩ Anh hùng liệt sĩ Ðặng Thùy Trâm, dựa trên cảm hứng từ cuốn nhật ký đã được xuất bản của chị, trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, cứu nước tại vùng chiến trường Quảng Ðà. Cùng với bộ phim Ðừng đốt còn có hai phim mới sản xuất sẽ được trình chiếu trong đợt này. Phim truyện vi-đê-ô Pha Ðin mây phủ, kể về những người chiến sĩ giải phóng Ðiện Biên tình nguyện đưa vợ, con lên xây dựng mảnh đất chiến trường xưa sau chiến tranh Ðiện Biên với những câu chuyện cảm động về tình người. Phim Âm sắc của màn đêm là câu chuyện về một gia đình cựu chiến binh vào những năm 80 của thế kỷ 20 phải đương đầu với nhiều khó khăn trong đời sống để lo lắng chăm sóc cho hai cháu bị nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin. Ngoài ra, trong đợt chiếu phim này còn có phim tài liệu vi-đê-ô: Việt Nam do Ðiện ảnh LB Nga tặng Cục Ðiện ảnh Việt Nam năm 2008; các phim Việt Nam đã sản xuất từ trước đó như Ký ức Ðiện Biên, Hoa ban đỏ, Hà Nội mùa đông năm 1946, Năm ngày trong đời vị tướng, Ðường thư, Sinh mệnh. Các phim tài liệu nhựa: Bài ca trên đỉnh Tà Lùng, Bức tượng đài vĩnh cửu, Cột mốc vàng Ðiện Biên Phủ và Lê Trọng Tấn một đời trận mạc.
Theo trang thông tin điện tử: www.dongdo-show.com, cùng với các chương trình âm nhạc, điện ảnh nêu trên, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô, từ ngày 1 đến 3-5, diễn ra chương trình Gala cười tháng 5, có sự tham gia của nhiều danh hài Hà Nội. Cặp nghệ sĩ Vân Dung - Quang Thắng có tiểu phẩm hài Chuyện tình của Dung, trong khi cây hài Xuân Bắc lại "hóa thân" cùng Tự Long trong tiểu phẩm Chuyện công viên với kịch bản do chính Tự Long viết và "đạo diễn" Xuân Bắc dàn dựng. Người xem cũng có cơ hội gặp lại NSƯT Chí Trung, một gương mặt quen thuộc trong cuộc thi "Miss Táo" vào đêm giao thừa cuối năm vừa qua. Chí Trung và NSƯT Ngọc Huyền sẽ mang lại những tràng cười hóm hỉnh cho khán giả từ những tình huống hài kịch qua tiểu phẩm Mượn răng. Trong chương trình còn có chùm hài kịch Ðời cười 8 của các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi Trẻ, đề cập và châm biếm về những thói hư, tật xấu đang có nguy cơ "bành trướng" như một căn bệnh trong xã hội, đòi hỏi sự nhận thức và ý thức tự giác sửa chữa của mọi người.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro