huutrung
ỦY BAN Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
THỂ DỤC THỂ THAO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
****** ***********
Số: 757/2004/QĐ/UBTDTT-TTI Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2004
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG-CHỦ NHIỆM ỦY BAN TDTT
Về việc ban hành Luật Cờ vua
BỘ TRƯỞNG - CHỦ NHIỆM ỦY BAN THỂ DỤC THỂ THAO
BỘ TRƯỞNG - CHỦ NHIỆM ỦY BAN THỂ DỤC THỂ THAO
- Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số 22/2003/NĐ-CP ngày 11/3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Uỷ ban Thể dục Thể thao;
- Xét yêu cầu phát triển và nâng cao thành tích môn Cờ vua ở nước ta;
- Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao I;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành Luật Cờ vua gồm 2 phần và phụ lục. Phần 1 gồm 14 Điều; Phần 2 gồm 16 Điều.
Điều 2: Luật Cờ vua này được áp dụng thống nhất trong các cuộc thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu Quốc tế tại nước ta;
Điều 3: Luật này thay thế cho các Luật Cờ vua đã ban hành trước đây và có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 4: Các ông Chánh Văn Phòng, Vụ trưởng Vụ Thể thao Thành tích cao I. Vụ trưởng Vụ tổ chức Cán bộ. Vụ Kế hoạch-Tài chính, Giám đốc các Sở Thể dục Thể thao địa phương, ngành, các đơn vị có liên quan thuộc Ủy ban Thể dục Thể thao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
BỘ TRƯỞNG - CHỦ NHIỆM
ỦY BAN THỂ DỤC THỂ THAO
Nguyễn Danh Thái (đã ký)
PHẦN MỘT
LUẬT CỜ VUA FIDE
Luật Cờ vua FIDE áp dụng cho mọi cuộc đấu trên bàn cờ.
Văn bản bằng tiếng Anh là văn bản gốc của Luật Cờ Vua, được thông qua tại Hội nghị FIDE lần thứ 71 tại Itanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào tháng 11 năm 2000 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2001.
MỞ ĐẦU
Luật cờ Vua không bao quát tất cả các tình huống có thể xảy ra trong quá trình ván cờ. Nếu có một tình huống xảy ra, nhưng không được điều nào trong Luật quy định rõ ràng, thì có thể nghiên cứu những tình huống tương tự được đề cập trong Luật để tìm ra một giải pháp thoả đáng. Luật Cờ Vua được xây dựng trên quan điểm cho rằng các trọng tài đều có đủ trình độ cần thiết, khả năng xét đoán lành mạnh và tinh thần khách quan tuyệt đối. Một luật lệ quá chi tiết sẽ tước mất quyền xét đoán của trọng tài, làm hạn chế sự sáng tạo của trọng tài trong khi tìm cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý, công bằng và sát với thực tế. FIDE mong rằng tất cả các kỳ thủ và các Liên đoàn thừa nhận quan điểm này.
Mỗi Liên đoàn thành viên được áp dụng những điều luật chi tiết hơn với những điều kiện sau đây:
(a) Luật riêng của từng Liên đoàn không được có điều nào trái với Luật chính thức của FIDE.
b) Luật riêng của Liên đoàn chỉ áp dụng trong phạm vi địa bàn thuộc quyền quản lý Liên đoàn.
c) Luật riêng của Liên đoàn không có giá trị cho bất kỳ trận đấu nào của FIDE; giải vô địch thế giới, đấu để phong cấp hoặc đấu để giành một danh hiệu hoặc đấu để tính hệ số (Râytinh).
LUẬT CHƠI
Điều 1. BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA MỘT VÁN CỜ
1.1. Ván cờ được tiến hành giữa hai đấu thủ bằng cách luân phiên nhau di chuyển các quân cờ trên một chiếc bàn hình vuông gọi là "bàn cờ". Đấu thủ cầm quân trắng mở đầu ván cờ. Một đấu thủ được quyền "có lượt đi", khi đấu thủ kia đã thực hiện xong nước đi của mình.
1.2. Mục tiêu của mỗi đấu thủ là tấn công Vua của đối phương sao cho đối phương không có nước đi đúng luật nào có thể tránh Vua khỏi bị bắt ở nước đi tiếp theo. Đấu thủ đạt được điều đó được gọi là đã "chiếu hết" Vua đối phương và thắng ván cờ. Đấu thủ có Vua bị chiếu hết thua ván cờ.
1.3. Nếu xuất hiện thế cờ mà không một đấu thủ nào có thể chiếu hết được thì ván cờ kết thúc hoà.
Điều 2. VỊ TRÍ BAN ĐẦU CỦA CÁC QUÂN TRÊN BÀN CỜ
2.1. Bàn cờ gồm 64 ô vuông bằng nhau, xen kẽ các ô sáng màu (các ô trắng) và các ô sẫm màu (các ô đen).
Bàn cờ được đặt giữa đấu thủ sao cho ô góc bên phải của đấu thủ có màu trắng.
2.2. Khi bắt đầu ván cờ, một đấu thủ có 16 quân màu sáng (các quân trắng), đấu thủ kia có 16 quân màu sẫm (các quân đen):
Các quân cờ đó thường được ký hiệu bằng những biểu tượng như sau:
Bên trắng:
Một Vua trắng
Một Hoàng Hậu trắng (gọi tắt là Hậu)
Hai Xe trắng,
Hai Tượng trắng,
Hai Mã trắng,
Tám Tốt trắng,
Bên đen:
Một Vua đen,
Một Hoàng Hậu đen,
Hai Xe đen,
Hai Tượng đen,
Hai Mã đen,
Tám Tốt đen,
Vị trí ban đầu của các quân trên bàn cờ như sau (Hình 1):
(Hình 1)
Tám dãy ô theo chiều dọc bàn cờ được gọi là "các cột dọc". Tám dãy ô theo chiều ngang bàn cờ được gọi là "các hàng ngang". Đường nối các ô cùng màu đính vào nhau ở góc được gọi là "đường chéo".
Điều 3: NƯỚC ĐI CỦA CÁC QUÂN
3.1. Không được di chuyển một quân tới ô có quân cùng màu đang đứng. Nếu một quân đi tới một ô cờ đang có quân của đối phương đứng thì quân của đối phương bị bắt, được bỏ ra khỏi bàn cờ và tính là một phần của nước đi đó. Một quân được cho là đang tấn công một quân của đối phương nếu quân đó có thể thực hiện bước bắt quân tại ô cờ nêu trên theo các điều 3.2 đến 3.8.
3.2. Quân Tượng có thể đi tới bất cứ ô cờ nào trên cùng đường chéo mà nó đang đứng (hình 2).
(Hình 2)
3.3. Quân Xe có thể đi tới bất cứ ô cờ nào trên cùng cột dọc hoặc hàng ngang mà nó đang đứng (Hình 3).
(Hình 3)
3.4. Quân Hoàng Hậu (gọi tắt là Hậu) có thể đi tới bất cứ ô cờ nào trên cùng cột dọc, hàng ngang hoặc đường chéo mà nó đang đứng (hình 4).
(Hình 4)
3.5. Khi thực hiện những nước đi này, Quân Tượng, quân Xe hoặc quân Hậu không được nhảy qua đầu các quân đang đứng giữa đường.
3.6. Quân Mã có thể đi từ ô nó đang đứng đến một trong các ô gần nhất nhưng không nằm trên cùng hàng ngang, cột dọc hay đường chéo với ô nó đang đứng. Mã có thể nhảy qua ô có quân đứng. (Hình 5)
(Hình 5)
3.7. (a). Tốt có thể tiến tới một ô cờ trống ngay phía trước nó, trên cùng cột dọc hoặc:
(b). Ở nước đi đầu tiên của mình Tốt có thể đi như điểm (a), hoặc chọn cách tiến hai ô cờ trên cùng cột dọc với điều kiện cả hai ô cờ đó đều trống, hoặc:
(c). Tốt đi theo đường chéo tới một ô cờ ngay phía trước nó trên cột dọc bên cạnh đang bị một quân của đối phương chiếm giữ và bắt quân này (Hình 6)
(Hình 6)
(d). Khi Tốt đối phương từ vị trí ban đầu tiến hai ô vượt qua ô cờ đang bị Tốt bên có lượt đi kiểm soát, thì Tốt bên có lượt đi có thể bắt Tốt đối phương vừa đi hai ô như khi Tốt đó thực hiện nước đi một ô. Nước bắt này chỉ có thể thực hiện ngay sau nước tiến Tốt hai ô và được gọi là "bắt Tốt qua đường". (Hình 7)
(Hình 7)
(e). Khi một Tốt tiến tới hàng ngang cuối cùng nó phải được đổi thành Hậu, hoặc Xe, hoặc Tượng, hoặc Mã cùng màu, ngay trong nước đi này. Sự lựa chọn để đổi quân của đấu thủ không phụ thuộc vào các quân đã bị bắt trước đó. Sự đổi Tốt thành một quân khác được gọi là "phong cấp" cho Tốt và quân mới có hiệu lực ngay.
3.8. (a). Quân Vua có thể đi bằng hai cách khác nhau:
(i). Quân Vua đi từ ô cờ nó đang đứng tới một ô bất kỳ liền bên nếu ô cờ đó không bị quân nào của đối phương tấn công. (Hình 8)
(Hình 8)
Các quân của đối phương được coi là đang tấn công một ô thậm chí cả khi chúng không thể di chuyển.
(ii). "Nhập thành" đây là một nước đi của Vua và một trong hai Xe cùng màu, trên cùng hàng ngang, đều tính chung là một nước đi của Vua và được thực hiện như sau:
Vua di chuyển ngang hai ô từ vị trí ban đầu sang phía Xe tham gia nhập thành, tiếp theo Xe nói trên di chuyển nhảy qua Vua tới ô cờ quân Vua vừa đi qua (Hình 9 -12)
(1). Không được phép nhập thành:
[a]. Nếu Vua đã di chuyển rồi, hoặc
[b]. Nếu Xe phía nhập thành đã di chuyển rồi.
(2). Tạm thời chưa được nhập thành:
{a}. Nếu ô Vua đang đứng, ô Vua phải đi qua hoặc ô Vua định tới đang bị một hay nhiều quân của đối phương tấn công.
[b]. Nếu giữa Vua và quân Xe định nhập thành có quân khác đang đứng.
[c]. Quân Vua được coi là "bị chiếu" nếu như nó bị một hay nhiều quân của đối phương tấn công, thậm chí cả khi những quân này không thể tự di chuyển.
Việc thông báo nước chiếu Vua là không bắt buộc.
3.9. Các quân không được phép di chuyển nếu nước đi đó đặt Vua hoặc để Vua của mình ở thế bị chiếu.
Điều 4: THỰC HIỆN NƯỚC ĐI
4.1. Các nước đi phải được thực hiện chỉ bằng một tay.
4.2. Đấu thủ có lượt đi có thể sửa một hay nhiều quân cho đúng ô của chúng, với điều kiện phải thông báo trước ý định của mình (chẳng hạn bằng cách nói "tôi sửa quân")
4.3. Ngoài trường hợp được quy định ở điều 4.2, nếu đấu thủ có lượt đi cố ý chạm vào:
(a). Một hay nhiều quân của mình đấu thủ phải di chuyển quân bị chạm đầu tiên nếu quân đó có thể di chuyển được.
(b). Một hay nhiều quân của đối phương, đối thủ phải bắt quân bị chạm đầu tiên nếu quân đó có thể bắt được.
(c). Các quân khác màu, đấu thủ chạm quân phải bắt quân của đối phương bằng quân của mình, hoặc nếu điều đó không đúng luật thì phải đi hoặc bắt quân bị chạm đầu tiên nếu quân đó có thể đi được hoặc bắt được. Nếu không thể xác định được quân nào bị chạm đầu tiên, thì quân của đấu thủ đó bị coi là chạm trước quân của đối phương.
4.4. (a). Nếu một đấu thủ cố ý chạm vào Vua và Xe của mình, thì phải nhập thành về phía Xe đó nếu nước nhập thành hợp lệ.
(b). Nếu một đấu thủ cố ý chạm vào Xe trước và sau đó là Vua của mình, đấu thủ đó không được phép nhập thành tại nước đi này và tình huống sẽ được giải quyết theo điều 4.3a.
(c). Nếu một đấu thủ có ý định nhập thành mà chạm vào Vua, hoặc chạm Vua và Xe cùng một lúc nhưng nhập thành về phía này không hợp lệ đấu thủ phải thực hiện một nước đi khác đúng luật bằng quân Vua của mình bao gồm cả nước nhập thành về phía khác. Nếu Vua cũng không có nước đi hợp lệ, thì đấu thủ được phép thực hiện một nước đi khác hợp lệ.
4.5. Nếu không một quân nào trong số các quân đã chạm có thể di chuyển được, hoặc bắt quân được, thì đấu thủ có thể thực hiện một nước đi bất kỳ khác hợp lệ.
4.6. Đấu thủ mất quyền khiếu nại các vi phạm luật này của đối phương nếu đã cố tình chạm tay vào quân cờ.
4.7. Khi một quân đã được buông tay đặt trên ô cờ như một nước đi hợp lệ hoặc một phần của nước đi hợp lệ thì sau đó quân cờ này không thể được di chuyển tới một ô cờ khác. Nước đi được coi là hoàn thành khi tất cả các yêu cầu liên quan tới Điều 3 được thoả mãn.
Điều 5: HOÀN THÀNH VÁN CỜ
5.1. (a). Đấu thủ chiếu hết Vua đối phương bằng một nước đi hợp lệ - thắng ván cờ. Ván cờ ngay lập tức kết thúc.
(b). Đấu thủ thắng ván cờ khi đối phương tuyên bố xin thua. Ván cờ kết thúc ngay lúc đó.
5.2. (a). Ván cờ hoà khi đấu thủ có lượt đi không có nước đi hợp lệ nào và Vua của đấu thủ đó không bị chiếu. Ván cờ được gọi là kết thúc ở thế "hết nước đi". Ván cờ ngay lập tức kết thúc với điều kiện nước dẫn tới thế "hết nước đi" (Pát) là nước đi hợp lệ.
(b). Ván cờ hoà khi xuất hiện thế cờ, trong đó không đấu thủ nào có thể chiếu hết Vua của đối phương bằng các nước đi hợp lệ. Ván cờ được gọi là kết thúc ở thế "không có khả năng đánh thắng". Ván cờ ngay lập tức kết thúc, với điều kiện nước dẫn tới thế cờ này là nước đi hợp lệ.
(c). Ván cờ hoà theo sự thoả thuận của hai đấu thủ trong quá trình ván đấu. Ván cờ kết thúc ngay lúc đó. (Xem điều 9.1).
(d). Ván cờ có thể hoà nếu một thế cờ giống hệt sẽ xuất hiện hoặc đã xuất hiện ba lần trên bàn cờ. (Xem điều 9.2).
(e). Ván cờ có thể hoà nếu trong 50 nước đi cuối cùng liên tiếp nhau các đấu thủ đã không thực hiện bất kỳ sự di chuyển Tốt nào và không có nước bắt quân nào. (Xem điều 9.3).
LUẬT THI ĐẤU
Điều 6: ĐỒNG HỒ CỜ
6.1. "Đồng hồ" là đồng hồ có hai chỉ số thời gian được nối với nhau để tại một thời điểm chỉ có giờ của một bên chạy. Thuật ngữ "đồng hồ" dùng trong Luật Cờ Vua là một trong hai chỉ số thời gian.
"Rụng cờ" là sự hết thời gian cho phép đối với một đấu thủ.
6.2. (a). Khi sử dụng đồng hồ cờ, mỗi đấu thủ phải thực hiện một số lượng tối thiểu hoặc tất cả các nước đi trong một khoảng thời gian cho phép; khi sử dụng đồng hồ điện tử, ngoài thời gian kiểm tra chung có thể bổ sung một số lượng thời gian nhất định cho mỗi nước đi. Tất cả các điều trên cần phải được xác định trước.
(b). Thời gian còn lại chưa dùng hết của một đấu thủ ở một giai đoạn được cộng thêm vào thời gian của đấu thủ đó ở giai đoạn tiếp theo, trừ trường hợp qui định thời gian này cho từng nước đi. Khi cả hai đấu thủ đều được nhận một lượng thời gian chính quy định cho suy nghĩ và một lượng thời gian ấn định thêm cho mỗi nước đi thì thời gian chính bắt đầu tính sau khi thời gian ấn định đã hết. Nếu đấu thủ bấm dừng đồng hồ của mình trước khi hết thời gian ấn định thì thời gian suy nghĩ chính sẽ vẫn được tính, không phụ thuộc vào tỷ lệ thời gian ấn định đã sử dụng.
6.3. Mỗi chỉ số thời gian có một "lá cờ". Ngay lập tức sau khi rụng cờ, các yêu cầu ở điều 6.2(a) phải được kiểm tra.
6.4. Trước khi bắt đầu ván đấu, trọng tài sẽ quyết định đồng hồ cờ được đặt ở vị trí nào.
6.5. Khi bắt đầu ván cờ, đồng hồ của đấu thủ cầm quân trắng được cho chạy trước.
6.6. Nếu cả hai đấu thủ cùng vắng mặt từ đầu ván đấu, đấu thủ cầm quân trắng sẽ bị mất toàn bộ thời gian cho đến khi đấu thủ này có mặt (trừ khi điều lệ giải hoặc trọng tài có quy định khác).
6.7. Đấu thủ sẽ bị thua ván cờ nếu đến thi đấu muộn hơn m?t gi? đồng hồ sau khi bắt đầu cuộc đấu theo lịch (trừ khi điều lệ giải hoặc trọng tài có quy định khác).
6.8. (a). Trong quá trình ván đấu, mỗi đấu thủ khi đã thực hiện xong nước đi của mình trên bàn cờ cần phải bấm dừng đồng hồ của mình và cho đồng hồ của đối phương chạy. Đấu thủ phải luôn nhớ bấm đồng hồ. Nước đi của đấu thủ chưa được coi là hoàn thành khi chưa thực hiện việc bấm đồng hồ, trừ khi nước đi được thực hiện kết thúc ván cờ. (Xem các điều 5.1 và 5.2).
Thời gian giữa khi thực hiện nước đi trên bàn cờ đến lúc bấm đồng hồ được xem như là một phần của thời gian cho phép đối với đấu thủ.
(b). Đấu thủ phải bấm đồng hồ bằng chính tay di chuyển quân. Nghiêm cấm để sẵn ngón tay ở nút bấm hoặc "trực sẵn" phía trên nút bấm.
(c). Các đấu thủ phải sử dụng đồng hồ một cách nghiêm túc. Nghiêm cấm đập mạnh đồng hồ hoặc gõ nó từ phía trên. Việc điều khiển đồng hồ sai quy định sẽ bị phạt theo điều 13.4.
(d). Nếu một đấu thủ không thể sử dụng đồng hồ, một trọng tài có thể được cử giúp đấu thủ làm việc này. Trọng tài sẽ điều khiển đồng hồ một cách vô tư.
6.9. Lá cờ được công nhận là đã rụng khi trọng tài ghi nhận thực trạng đó hoặc một trong hai đấu thủ tuyên bố điều đó và gọi trọng tài xác nhận.
6.10. Đấu thủ sẽ bị thua ván cờ nếu không thực hiện đủ số lượng cước đi được quy định trước trong thời gian cho phép, trừ khi áp dụng các điều 5.1 hoặc một trong các điều 5.2(a), (b), (c). Mặc dù vậy, ván cờ sẽ hoà nếu xẩy ra thế cờ mà đối phương không thể chiếu hết bằng hàng loạt bất kỳ các nước đi nào hợp lệ.
6.11. Các chỉ số trên đồng hồ được coi là quyết định trong trường hợp đồng hồ không có hư hỏng rõ ràng nào. Đồng hồ hư hỏng cần phải được thay thế. Khi xác định thời gian đặt trên đồng hồ mới thay thế, trọng tài cần phải có quyết định hợp lý nhất.
6.12. Nếu cả hai lá cờ cùng đã tụng và không thể xác định được lá cờ nào rụng trước, ván đấu sẽ tiếp tục.
6.13. (a). Nếu như ván đấu cần phải tạm dừng, trọng tài phải dừng cả hai đồng hồ.
(b). Đấu thủ có thể dừng đồng hồ trong trường hợp đề nghị trọng tài can thiệp, chẳng hạn trong trường thiếu quân yêu cầu trong nước đi phong cấp.
(c). Trọng tài là người quyết định, khi nào thì ván đấu được tiếp tục lại.
(d). Nếu một đấu thủ dừng đồng hồ để đề nghị trọng tài can thiệp, trọng tài sẽ xác định xem đấu thủ có lý do chính đáng để làm việc đó hay không. Nếu rõ ràng rằng đấu thủ không có lý do chính đáng khi dừng đồng hồ, đấu thủ sẽ bị phạt theo điều 13.4.
6.14. Nếu như xảy ra một sự vi phạm luật nào đó và cần phải khôi phục lại đúng thế cờ trước khi vi phạm, trọng tài cần phải quyết định hợp lý khi xác định thời gian cần phải thiết lập trên đồng hồ. Nếu cần thiết trọng tài sẽ chỉnh lại thời gian đã sử dụng trên đồng hồ.
6.15. Các màn ảnh, màn hình vi tính hoặc các bàn cờ minh hoạ thế cờ hiện hành trên bàn cờ, các nước đi và số lượng các nước đi đã được thực hiện cũng như các đồng hồ đặt cho khán giả xem. Đấu thủ không được dựa vào những thiết bị này để khiếu nại.
Điều 7: CÁC THẾ CỜ KHÔNG HỢP LỆ
7.1. (a). Nếu trong quá trình ván đấu phát hiện rằng vị trí ban đầu của các quân cờ đặt sai từ đầu ván thì ván cờ phải được huỷ bỏ và chơi ván mới.
(b). Nếu trong quá trình ván đấu phát hiện rằng bàn cờ đã được đặt trái với điều 2.1, ván đấu tiếp tục nhưng thế cờ đã đạt tới phải được chuyển sang một bàn cờ được đặt đúng.
7.2. Nếu một ván đấu đã được bắt đầu với màu quân bị đảo nhược, ván đấu sẽ tiếp tục, trừ khi trọng tài có quyết định khác.
7.3. Nếu một đấu thủ làm xê dịch vị trí một hay nhiều quân, thì phải thực hiện việc sửa lại thế cờ cho đúng bằng thời gian của mình. Nếu cần thiết hoặc đấu thủ đã làm sai lệch quân hoặc đối phương của anh ta sẽ dừng đồng hồ và gọi trọng tài can thiệp. Trong tài có thể phạt đấu thủ đã làm sao lệch quân.
7.4. (a). Nếu trong quá trình ván đấu phát hiện ra một nước đi không hợp lệ đã được thực hiện, thế cờ phải được khôi phục lại như thế trước khi xảy ra vi phạm. Nếu như thế cờ ngay trước khi vi phạm luật không thể khôi phục được, ván cờ sẽ tiếp tục từ thế cờ sau cùng có thể khôi phục lại. Đồng h? cờ phải được chỉnh lại theo điều 4.3 áp dụng cho nước đi thay thế nước đi không hợp lệ. Sau đó ván cờ lại tiếp tục.
(b). Sau khi xử lý theo điều 7.4(a). đối với hai nước đi không hợp lệ đầu tiên của đấu thủ, trọng tài sẽ cho đối phương của đấu thủ đó thêm hai phút trong mỗi trường hợp, đối với nướic đi không hợp lệ lấm thứ ba của đấu thủ, trọng tài sẽ tuyên bố đấu thủ đó thua ván cờ.
7.5. Nếu trong quá trình ván đấu phát hiện ra các quân đã được đặt không đúng ô của mình, thế cờ phải được khôi phục lại như trước khi xảy ra vi phạm, Nếu như thế cờ ngay trước khi vi phạm không thể xác định được, ván cờ sẽ tiếp tục từ thế cờ sau cùng có thể xác định được. Đồng hồ cờ phải được chỉnh lại theo điều 6.14. Sau đó ván cờ lại tiếp tục.
Điều 8: GHI CHÉP CÁC NƯỚC ĐI
8.1. Trong quá trình ván đấu, mỗi đấu thủ phải ghi chép từng nước đi của mình và của đối phương một cách chính xác và rõ ràng bằng cách ghi theo hệ thống ký hiệu đại số (phụ lục E) trên biên bản dùng cho thi đấu. Đấu thủ có thể đi nước đáp lại nước đi của đối phương trước khi ghi chép nó. Nhưng đấu thủ phải ghi cháp nước đi của mình trước khi thực hiện nước đi sau. Cả hai đấu thủ phải ghi nhận đề nghị hoà trong biên bản thi đấu (Phụ lục E12).
Nếu một đấu thủ không thể tự ghi chép biên bản thì vào đầu ván đấu, một phần thời gian suy nghĩ của đấu thủ sẽ bị trừ theo quyết định của trọng tài. Nếu một đấu thủ không thể sử dụng đồng hồ, một trọng tài có thể được cử giúp đấu thủ làm công việc này. Đồng hồ sẽ được trọng tài điều chỉnh một cách công bằng.
8.2. Biên bản thi đấu phải để trọng tài quan sát trong suốt quá trình ván đấu.
8.3. Biên bản thi đấu là tài sản riêng của Ban tổ chức giải.
8.4. Nếu một đấu thủ còn ít hơn năm phút trên đồng hồ của mình và không có thời gian bổ sung (30 giây hoặc hơn) cho mỗi nước đi thì đấu thủ đó không bắt buộc phải tuân thủ điều 8.1. Nhưng ngay sau khi một lá cờ đã rụng đấu thủ phải khôi phục lại đầy đủ việc ghi chép của mình trước khi thực hiện nước đi tiếp theo.
8.5. (a). Nếu cả hai đấu thủ đều không phải ghi nước đi theo điều 8.4 thì trọng tài hoặc một trợ lý của trọng tài cần phải cố gắng có mặt để tiến hành ghi chép. Trong trường hợp này, ngay lập tức sau khi lá cờ rụng, trọng tài phải dừng cả hai đồng hồ. Sau đó, cả hai đấu thủ phải sử dụng ghi chép của trọng tài hoặc biên bản của đối phương để hoàn thành biên bản của mình.
(b). Nếu chỉ có một đấu thủ không phải ghi biên bản theo điều 8.4, thì đấu thủ này phải hoàn thành biên bản của mình một cách sớm nhất ngay sau khi một trong hai lá cờ rụng trước khi di chuyển quân trên bàn cờ. Nếu là lược đi của mình thì đấu thủ này có thể sử dụng biên bản của đối phương. Nhưng phải trả lại cho đối phương trước khi thực hiện nước đi.
(c). Nếu như không thể hoàn thành việc ghi chép biên bản một cách đầy đủ, các đấu thủ phải khôi phục lại ván cờ trên một bàn cờ thứ hai dưới sự giám sát của trọng tài hoặc trợ lý trọng tài. Trước tiên, đấu thủ phải ghi lại thế cờ hiện tại, thời gian đã sử dụng và số lượng các nước đi đã thực hiện (nếu điều này có thể) trướckhi thực hiện việc khôi phục lại ván cờ.
8.6. Nếu như không thể khôi phục được biên bản tới thế cờ xuất hiện và bởi vậy không thể khẳng định được rằng đấu thủ đã vượt quá thời gian cho phép hay không thì ván đấu được tiếp tục và nước đi thứ nhất của đợt kiểm tra thời gian tiếp theo, trừ khi xác định rõ ràng rằng nhiều nước đi hơn đã được thực hiện.
Điều 9: VÁN CỜ HOÀ
9.1. (a). Một đấu thủ muốn đề nghị hoà thì phải đề nghị sau khi thực hiện nước đi trên bàn cờ nhưng trước khi bấm đồng hồ. Một đề nghị hoà tại bất cứ thời điểm nào khác của cuộc đấu vẫn có giá trị nhưng phạm vào điều 12.5. Không được ràng buộc đề nghị hoà với các điều kiện khác. Trong cả hai trường hợp đề nghị hoà không được phép rút lại và nó có giá trị cho đến khi đối phương chấp nhận, hoặc từ chối bằng lời, hoặc bằng cách chạm vào quân với dự định thực hiện nước đi hoặc đi quân hoặc ván đấu kết thúc bằng một cách khác.
(b). Đề nghị hoà phải được cả hai đấu thủ ghi nhận trong biên bản của mình bằng dấu "=" (Xem phụ lục E).
(c). Yêu cầu hoà theo các điều9.2 - 9.3 hoặc 10.2 được xem như một đề nghị hoà.
9.2. Ván cờ được xử hoà theo đề nghị của đấu thủ có lượt đi nếu như xuất hiện một thế cờ lặp lại ba lần (không nhất thiết phải có sự lặp lại liên tiếp):
(a). Thế cờ sắp xuất hiện 3 lần. Ðầu tiên đấu thủ ghi nước đi dẫn đến thế lặp lại 3 lần của mình vào biên bản và thông báo cho trọng tài biết ý định thực hiện nước đi đó của mình hoặc,
(b). Thế cờ đã xuất hiện 3 lần và đấu thủ đề nghị hoà có lượt đi.
Các thế cờ ở mục (a) và (b) được coi là lặp lại nếu chính đấu thủ đề nghị hoà có lượt đi, các quân cùng tên, cùng màu ở đúng vị trí cũ và khả năng di chuyển của tất cả các quân của hai đấu thủ không thay đổi.
9.3. Ván cờ hoà căn cứ vào đề nghị của đấu thủ có lượt đi, nếu (a) đấu thủ ghi các nước đi vào biên bản của mình và thông báo cho trọng tài biết dự định sẽ thực hiện nước đi dẫn đến kết quả là trong 50 nước đi cuối cùng do hai đấu thủ thực hiện không có sự di chuyển của bất cứ Tốt nào và không có sự bắt bất cứ quân nào, hoặc,
(b). Trong 50 nước đi cuối cùng liên tiếp nhau đã được hai đấu thủ thực hiện không xẩy ra sự di chuyển của bất cứ Tốt nào và không có sự bắt bất cứ quân nào.
9.4. Nếu đấu thủ thực hiện nước đi mà không đề nghị hoà thì sẽ mất quyền đề nghị hoà theo điều 9.2 hoặc 9.3 ở nước đi đó.
9.5. Nếu một đấu thủ đêf nghị hoà theo điều 9.2 hoặc 9.3 thì phải ngay lập tức dừng cả hai đồng hồ. Ðấu thủ không được phép rút lại đề nghị của mình.
(a). Nếu như đề nghị không đúng, trọng tài sẽ thêm ba phút vào thời gian còn lại của đối phương. Nếu đấu thủ đề nghị hoà còn hơn hai phút trên đồng hồ của mình, trọng tài sẽ trừ một nửa số thời gian còn lại của người đề nghị tối đa là trừ ba phút. Nếu người đề nghị hoà còn hơn một phút nhưng ít hơn hai phút, thời gian còn lại của anh ta sẽ là một phút. Nếu người đề nghị còn ít hơn một phút, trọng tài sẽ không hiệu chỉnh đồng hồ của anh ta.
Sau đó ván cờ tiếp tục và nước đi đã đề xuất phải được thực hiện.
9.6. Ván cờ hoà khi thế cờ đạt tới không thể chiếu hết bằng hàng loạt nước đi hợp lệ có thể kể cả những nước đi yếu nhất của đối phương. Ván cờ ngay lập tức kết thúc.
Ðiều 10: ÐẤU NHANH Ở CUỐI VÁN
10.1. "Ðấu nhanh ở cuối ván" là giai đoạn cuối cùng của một ván cờ, khi mà tất cả các nước đi còn lại phải được thực hiện trong một khoảng thời gian có hạn.
10.2. Nếu như một đấu thủ có lượt đi còn ít hơn hai phút trên đồng hồ của mình, thì có thể đề nghị hoà trước khi lá cờ rụng. Ðấu thủ đó phải dừng đồng hồ và mời trọng tài tới:
(a). Nếu như trọng tài công nhận rằng, đối phương không cố gắng đánh thắng bắng các cách thông thường (mà chỉ đánh câu giờ), hoặc, không thể thắng ván cờ bằng các cách thông thường thì trọng tài tuyên bố ván cờ hoà.
Trong trường hợp ngược lại, trọng tài sẽ tạm hoãn chưa đưa ra kết luận của mình hoặc bác bỏ đề nghị hoà.
(b). Nếu trọng tài tạm hoãn chưa đưa ra kết luận của mình, đối phương có thể được cộng thêm hai phút vào thời gian suy nghĩ và ván cờ sẽ tiếp diễn trước sự chứng kiến của trọng tài. Trọng tài tuyên bố kết quả cuối cùng sau khi lá cờ rụng.
(c). Nếu trọng tài bác bỏ đề nghị hoà, đối phương sẽ được thưởng thêm hai phút vào thời gian suy nghĩ.
(d). Trọng tài sẽ đưa ra kết luận dựa trên các điều 10a, b, c.
10.3. Nếu cả hai lá cờ cùng đã rụng và không thể xác định được lá cờ nào rụng trước, ván cờ hoà.
Ðiều 11:TÍNH ÐIỂM
Trừ cách tính điểm khác đã được thông báo trước, đấu thủ thắng ván cờ hoặc thắng do đối phương bị kỷ luật được một điểm (1), đất thủ thua ván cờ hoặc thua do bị kỷ luật được không điểm (0) và đấu thủ hoà ván cờ được nửa điểm (1/2).
Ðiều 12: TƯ CÁCH ÐẤU THỦ
12.1. Các đấu thủ không được có hành vi làm ảnh hưởng xấu tới ván đấu.
12.2. Trong thi đấu cấm các đấu thủ sử dụng các tài liệu viết tay, các nguồn thông tin, lời khuyên hoặc phân tích trên một bàn cờ khác. Tờ biên bản thi đấu chỉ được sử dụng để ghi chép các nước đi, thời gian trên đồng hồ, đề nghị hoà và các vấn đề liên quan tới khiếu nại.
12.3. Các đấu thủ đã chơi xong ván cờ của mình sẽ được xem như là khán giả.
12.4. Các đấu thủ không được phép rời khỏi khu vực thi đấu khi chưa được sự đồng ý của trọng tài. Khu vực thi đấu bao gồm: phòng thi đấu, các phòng giải lao, khu vực tiếp năng lượng, khu vực dàng cho hút thuốc và các khu vực khác được trọng tài công nhận. Riêng đấu thủ có lượt đi không được phép rời khỏi phòng thi đấu khi chưa được sự đồng ý của trọng tài.
12.5. Nghiêm cấm các biểu hiện gây mất tập trung, hoặc mất bình tĩnh cho đối phương dưới bất cứ hình thức nào, kể cả việc đề nghị hoà không có lý do chính đáng.
12.6. Sự vi phạm các điểm trong các điều từ 12.1 đến 12.5 đều có thể dẫn tới bị phạt theo điều 13.4.
12.7. Ðấu thủ không tuân thủ Luật Cờ Vua sẽ bị xử thua ván cờ. Trọng tài sẽ quyết định điểm của đối phương.
12.8. Nếu cả hai đấu thủ đều phạm vào Ðiều 12.7, cả hai đấu thủ đều bị xử thua.
Ðiều 13: CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TRỌNG TÀI (XEM PHẦN MỞ ÐẦU)
13.1. Trọng tài cần phải theo dõi việc tuân thủ chặt chẽ Luật Vờ Vua.
13.2. Trọng tài phải hành động để cuộc thi đấu tiến hành thuận lợi nhất. Trọng tài phải bảo đảm duy trì điều kiện thi đấu tốt để các vận động viên không mất tập trung. Trọng tài phải giám sát tiến trình của cuộc đấu.
13.3. Trọng tài phải quan sát các ván đấu, đặc biệt khi các đấu thủ còn ít thời gian, và đưa ra các quyết định hoặc ấn định các mức phạt cho các đấu thủ khi cần.
13.4. Trọng tài có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt trong các hình phạt sau:
(a). Nhắc nhở
(b). Tăng thêm thời gian còn lại cho đối phương hoặc
(c). Trừ bớt thời gian còn lại của đấu thủ vi phạm luật.
(d). Tuyên bố ván cờ bị thua
(e). Trừ điểm ghi được trong ván đấu của bên vi phạm
(f) . Tăng điểm ghi được trong ván đấu tới mức tối đa cho đối phương của đấu thủ vi phạm
(g). Truất quyền thi đấu.
13.5. Trọng tài có quyền tăng thêm thời gian suy nghĩ cho một hoặc cả hai đấu thủ trong trường hợp có sự vi phạm làm ảnh hưởng tới ván đấu từ bên ngoài.
13.6. Trọng tài không được can thiệp vào ván đấu trừ các trường hợp Luật cờ cho phép. Trọng tài không được thông báo số lượng nước đi đã được thực hiện, trừ trường hợp áp dụng điều 8.5, khi ít nhất có một đấu thủ đã sử dụng hết thời gian của mình. Trọng tài phải kìm chế không được thông báo cho đấu thủ biết rằng đối phương đã hoàn thành nước đi.
13.7. Các khán giả và đấu thủ không được bàn luận hoặc can thiệp vào ván đấu. Nếu cần, trọng tài có thể buộc những người vi phạm rời khỏi phòng thi đấu.
Ðiều 14: FIDE
Các Liên đoàn thành viên có thể đề nghị FIDE đưa ra lời giải thích chính thức về các vấn đề liên quan tới Luật Cờ vua.
PHỤ LỤC
A. CÁC VÁN HOÃN ĐẤU
A.1. (a). Khi hết thời gian quy định cho cuộc đấu mà ván cờ chưa kết thúc, trọng tài yêu cầu đấu thủ có lượt đi ghi nước đi và "niêm phong" nước đi đó lại. Đấu thủ phải ghi nước đi của mình trong tờ biên bản một cách rõ ràng, rồi cho tờ biên bản của mình và của đối phương vào một phong bì, niêm phong lại sau đó dừng đồng hồ. Cho đến khi còn chưa dừng đồng hồ, đấu thủ vẫn có quyền thay đổi nước đi đã được niêm phong của mình. Nếu sau khi trọng tài đề nghị (đấu thủ) niêm phong nước đi mà đấu thủ vẫn thực hiện nước đi đó trên bàn cờ, anh ta phải ghi lại nước đi này vào tờ biên bản như là nước đi "niêm phong" của mình.
(b). Đấu thủ có lượt đi muốn đề nghị hoãn đấu trước khi kết thúc buổi đấu phải chịu trừ toàn bộ thời gian còn lại đến hết giờ thi đấu vào thời gian quy định của mình và thời gian còn lại của đấu thủ đó phải được ghi lại.
A.2. Những thông tin sau đây được ghi trên mặt phong bì:
(a) Tên của các đấu thủ,
(b) Thế cờ ngay trước nước đi được niêm phong,
(c) Thời gian đã sử dụng của mỗi đấu thủ ,
(d) Tên của đấu thủ có nước đi được niêm phong,
(e) Số thứ tự của nước đi được niêm phong,
(f). Đề nghị hòa, nếu như đề nghị này được thực hiện trước khi hoãn đấu.
(g). Ngày, giời và địa điểm đấu tiếp.
A.3. Trọng tài phải kiểm tra sự chính xác của thông tin trên mặt phong bì và có trách nhiệm bảo quản phong bì cẩn thận.
A.4. Nếu một đấu thủ đề nghị hòa sau khi đối phương đã niêm phong nước đi của mình thì đề nghị đó có hiệu lực cho đến khi đối phương chấp nhận hoặc từ chối nó theo điều 9.1.
A.5. Trước khi ván đấu được tiếp tục, thế cờ ngay trước nước đi được niêm phong đượcbày trên bàn cờ và thời gian mà mỗi đấu thủ đã sử dụng đến khi ván cờ hoãn đầu được biểu hiện trên đồng hồ (Như đã ghi trên phong bì).
A.6. Nếu trước giờ đấu tiép, ván cờ đã được thở thuận hòa hoặc,nếu một trong hai đấu thủ báo xin thua với trọng tài, ván cờ kết thúc.
A.7. Phong bì chỉ được mở ra khi đấu thủ phải trả lời nước đi được niêm phong có mặt.
A.8. Trừ trong các trường hợp đã được đề cập tại điều 6.9 và 9.6, đấu thủ sẽ bị thua ván cờ nếu ghi nước đi được niêm phong của mình:
(a) Ghi nước lập lờ không rõ ràng.
(b) Ghi nước mà ý nghĩa thật sự của nó không thể thiết lập hoặc.
(c) Ghi nước không hợp lệ.
A.9. Nếu tại thời điểm đấu tiếp đã công bố:
(a). Đấu thủ phải trả lời nước đi đã được niêm phong có mặt, thì phong bì sẽ được mở ra, nước đi niêm phong được thực hiện trên bàn cờ và đồng hồ của đấu thủ này bắt đầu chạy.
(b). Đấu thủ phải trả lời nước đi đã được niêm phong không có mặt, thì đồng hồ của đấu thủ đó được bấm chạy. Khi có mặt, đấu thủ có thể dừng đồng hồ và mời trọng tài. Sau đó, phong bì được mở ra và nước đi niêm phong được thực hiện trên bàn cờ. Sau đó, đồng hồ của đấu thủ được cho chạy lại.
(c) Đấu thủ có nước đi đã niêm phong không có mặt, đối phương có quyền ghi nước của mình vào biên bản rồi cho vào một phong bì mới, bấm cho đồng hồ của đấu thủ vắng mặt chạy thay vì thực hiện nước trả lời trên bàn cờ. Trong trường hợp này, phong bì được trọng tài giữ và được mở ra khi đấu thủ vắng mặt tới.
A.10. Ván cờ được tính thua cho đối thủ đến muộn hơn một tiếng đồng hồ so với thời gian bắt đầu của ván hoãn đấu. Mặc dù vậy, nếu đấu thủ đã thực hiện nước đi được niêm phong là đấu thủ đến muộn, ván đấu vẫn được quyết định khác:
(a) Đấu thủ vắng mặt thắng ván cờ khi nước đi niêm phong là nước chiếu hết; hoặc
(b) Đấu thủ vắng mặt tạo được ván cờ hòa khi nước đi niêm phong dẫn tới thế hết nước đi (PAT), hoặc thế cờ được mô tả ở điều 9.6 xuất hiện trên bàn cờ, hoặc
(c) Đối phương có mặt tại bàn đấu thua ván cờ theo điều 6.10.
A.11. (a)Nếu phong bì đựng nước đi niêm phong bị mất, ván đấu được tiếp tục từ thế cờ cùng với thời gian trên đồng hồ được ghi nhận vào thời điểm hoãn đấu. Nếu thời gian mà mỗi đấu thủ đã sử dụng không thể xác lập được, thời gian trên đồng hồ sẽ được đặt theo quyết định của trọng tài. Đấu thủ có nước đi đã niêm phong thực hiện nước đi niêm phong trên bàn cờ.
(b). Nếu như không thể khôi phục được thế cờ, ván cờ được hủy bỏ và phải chơi ván mới.
A.12. Nếu vào lúc bắt đầu ván hoãn đấu, một trong hai đấu thủ trước khi thực hiện nước đi đầu tiên của mình phát hiện rằng, thời gian đã sử dụng chỉ trên một trong hai đồng hồ không đúng, sai sót phải được sửa chữa. Nếu như không xác định được sai sót, ván đấu tiếp tục không có sự điều chỉnh về thời gian, trừ khi trọng tài thấy rằng hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
A.13. Thời gian đấu lại của mỗi ván đấu sẽ được kiểm tra bằng đồng hồ của trọng tài. Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc (của vãn hoãn đấu) phải được thông báo trước.
B- ĐẤU NHANH
B1. Trong ván đấu nhanh, mỗi đấu thủ phải thực hiện tất cả các nước đi trong một khoảng thời gian xác định từ 15 đến 60 phút.
B2. Cuộc đấu phải tuân theo Luật Cờ Vua của FIDE, trừ khi chúng được thay bằng luật đấu nhanh dưới đây.
B3. Các đấu thủ không bắt buộc phải ghi chép các nước đi.
B4. Khi một trong hai đấu thủ đã hoàn thành ba nước đi thì các khiếu nại liên quan tới vị trí của các quân, hướng đặt bàn cờ hay đặt thời gian không được chấp nhận.
Trong trường hợp xếp sai vị trí Vua và Hậu thì không cho phép nhập thành từ vị trí này.
B5. a. Trọng tài chỉ xử lý theo điều 4 (Luật chạm quân) khi có một hoặc cả hai đấu thủ yêu cầu.
b. Đấu thủ mất quyền khiếu nại theo các điều 7.2, 7.3 và 7.5 (những điều trái quy định, các nước đi không hợp lệ) một khi anh ta đã chạm quân theo điều 4.3.
B6. Lá cờ được công nhận là đã rụng khi một đấu thủ có tuyên bố hợp lệ về thực trạng đó. Trọng tài không được thông báo thời điểm lá cờ rụng.
B7. Để tuyên bố thắng bằng thời gian, đấu thủ phải dừng cả hai đồng hồ và thông báo cho trọng tài. Trong trường hợp này đồng hồ của đấu thủ tuyên bố phải chưa rụng, còn lá cờ của đối phương đã rụng sau khi các đồng hồ đã được dừng.
B8. Nếu cả hai lá cờ cùng đã rụng, ván cờ được xử hòa.
C- ĐẤU CHỚP NHOÁNG (BLITZ)
C1. Trong ván đấu chớp nhoáng mỗi đấu thủ phải thực hiện tất cả các nước đi trong một khoảng thời gian xác định ít hơn 15 phút.
C2. Cuộc đấu phải tuân theo Luật Đấu Nhanh như ở phụ lục B, trừ khi chúng được thay bằng các luật đấu chớp nhoáng dưới đây.
C3. Một nước đi sai luật vẫn được coi là hòan thành khi đồng hồ của đối phương đã được cho chạy. Tuy nhiên, đối phương có quyền yêu cầu thắng ván cờ trước khi thực hiện nước đi của chính mình. Nếu đối phương không thể chiếu hết đấu thủ đã thực hiện nước đi sai luật bằng hàng loạt bất kỳ các nước đi hợp lệ thì có thể đề nghị hòa trước khi thực hiện nước đi của mình.
Nếu đối phương đã thực hiện nước đi thì nước đi sai luật không thể được sửa lại và ván cờ tiếp tục.
C4. Điều 10.2 không được áp dụng.
D- ĐẤU NHANH KHI KHÔNG CÓ MẶT TRỌNG TÀI
Khi các ván đấu được chơi theo điều 10, một đấu thủ có thể yêu cầu hòa khi trên đồng hồ của anh ta còn ít hơn hai phút trước khi lá cờ rụng và bằng cách như vậy kết thúc ván cờ.
Đấu thủ chỉ có thể yêu cầu như vậy trong các trường hợp sau:
(a). Đối phương không thể thắng bằng các cách thông thường, hoặc
(b). Đối phương không cố gắng đánh thắng bằng các cách thông thường.
Trong trường hợp (a) đấu thủ phải viết ra thế cờ kết thúc và đối phương của anh ta sẽ thẩm tra nó.
Trong trường hợp (b) đấu thủ phải viết ra thế cờ kết thúc và nộp biên bản được ghi chép đầy đủ từ đầu cho tới khi dừng cuộc đấu. Đối phương sẽ kiểm tra cả hai tờ biên bản và thế cờ kết thúc.
Đề nghị sẽ được trọng tài xem xét và quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng.
E- HỆ THỐNG KÝ HIỆU ĐẠI SỐ
FIDE chỉ công nhận một hệ thống ký hiệu cho các trận đấu và các giải của mình, đó là hệ thống ký hiệu Đại số và yêu cầu sử dụng chúng như một hệ thống ký hiệu thống nhất cho tài liệu và các ấn phẩm được xuất bản đình kỳ về Cờ Vua. Các tờ biên bản sử dụng hệ thống ký hiệu khác so với hệ thống ký hiệu đại số có thể không được sử dụng làm bằng chứng như trong các trường hợp thông thường, khi mà tờ biên bản của một đấu thủ được đề nghị sử dụng. Khi thấy một đấu thủ sử dụng hệ thống ký hiệu khác hệ thống ký hiệu đại số, trọng tài phải nhắc nhở đấu thủ về điều này.
MÔ TẢ HỆ THỐNG KÝ HIỆU ĐẠI SỐ
E1. Mỗi quân được ký hiệu bằng chữ cái đầu tiên in hoa trong tên gọi của nó. Chẳng hạn: V= Vua, H=Hậu, X=Xe, T=Tượng, M=Mã.
E2. Đối với chữ cái đầu tiên trong tên gọi của một quân, mỗi quân, mỗi đấu thủ được tự do sử dụng chữ cái đầu tiên trong tên gọi của một quân thường được dùng ở đất nước mình. Ví dục: F= Tượng trong tiếng Pháp, L= Tượng trong tiếng Đức. Trong các ấn phẩm nên sử dụng hình tượng của các quân.
E3. Các Tốt không ký hiệu bằng chữ cái đầu tiên trong tên gọi của nó, và có thể nhận biết theo ô cờ. VÍ dụ: e4, d5, a5.
E4. Tám cột dọc (từ trái sang phải đối với Trắng và từ phải sang trái đối với Đen) được ký hiệu thứ tự bằng các chữ cái nhỏ a,b,c,d,e,f,g và h.
E5. Tám hành ngang (từ dưới lên trên đối với Trắng và từ trên xuống dưới đối với Đen) được đánh số thứ tự 1,2, 3,4,5,6,7, và 8.
Như vậy, trong thế ban đầu các quân và Tốt Trắng được bày trên các hàng ngang thứ nhất và thứ hai, các quân và Tốt Đen được bầy trên các hàng ngang thứ tám và thứ bảy.
E6. Áp dụng theo các luật trên, mỗi ô trong số 64 ô cờ được ký hiệu bằng sự kết hợp giữa một chữ cái và một chữ số (Hình 13)
HÌnh
E7. Mỗi nước đi của một quân được ký hiệu bởi
(a) Chữ cái đầu tiên trong tên gọi của quân và
(b) Ô cờ mà quân đó đi tới.
Trong đó, không cần dấu nối giữa (a) và (b).
Ví dụ: Te5, Mf3, Xd1.
Trong trường hợp nước đi của các Tốt, chỉ cần ký hiệu ô chúng đi tới. Ví dụ: e5,d4,a5.
E8. Khi một quân thực hiện bắt đầu, giữa chữ cái đầu tiên trong tên gọi của quân này và ô cờ quân đó đi tới chèn thêm dấu "x".
Ví dục: T x e5, M x f3, X x d1.
Khi một Tốt thực hiện nước bắt quân, đầu tiên phải ghi ký hiệu ô nó rời đi, tiếp theo là dấu bắt quân (X), sau đó là ô nó đi tới. Ví dụ: dxe5, gxf3, axb5. Trong trường hợp bắt Tốt qua đường, ký hiệu được đưa ra là: ô Tốt rời khỏi khi thực hiện việc bắt quân và ô nó tới đứng, sau đó thêm vào chữ viết tắt "qd". Ví dụ: exd6qđ.
E9. Nếu hai quân giống nhau cùng có thể đi tới một ô cờ thì nước đi của các quân đó được ký hiệu như sau:
(1). Nếu cả hai quân cùng nằm trên một hàng nganh: bởi (a) chữ cái đầu tiên trong tên gọi của quân, (b) tên cột dọc của ô cờ quân đó rời đi và (c) ô cờ quân đó đi tới.
(2) Nếu cả hai quân cùng nằm trên một cột dọc: bởi (a) chữ cái đầu tiên trong tên gọi của quân, (b) tên hàng ngang của ô cờ quân đó rời đi và (c) ô cờ quân đó đi tới.
(3) Nếu các quân nằm trên các hàng ngang và cột dọc khác nhau, phương pháp (1) thường được sử dụng hơn. Trong trường hợp bắt quân, giữa (b) và (c) phải chèn thêm dấu "x"
MỘT SỐ VÍ DỤ:
(1). Có hai quân Mã đứng trên các ô g1 và e1 một trong hai quân có thể đi tới ô f3: trong từng trường hợp cụ thể, ký hiệu có thể là Mgf3 hoặc Mef3.
(2) Có hai quân Mã đứng trên các ô g5 và g1, một trong hai quân đi tới ô f3: trong từng trường hợp cụ thể, ký hiệu có thể là M5f3 hoặc M1f3.
(3) Có hai quân Mã đứng trên các ô h2 và d4, một trong hai quân đi tới ô f3: trong từng trường hợp cụ thể, ký hiệu có thể là Mhf3 hoặc Mdf3.
Nếu việc bắt quân được thực hiện tại ô f3, các ví dụ trên thay đổi cách chèn thêm dấu "x". Trong ví dụ (1) hoặc Mgxf3 hoăcj Mexf3; trong ví dụ (2) hoặc M5xf3 hoặc M1xf3; trong ví dụ (3) hoặc Mhxf3 hoặc Mdxf3, tùy thuộc từng trường hợp cụ thể.
E10. Nếu hai Tốt cùng có thể bắt một quân hoặc một Tốt của đối phương, nước đi của Tốt được ký hiệu bởi (a): tên cột dọc mà Tốt đó rời khỏi, (b) dấu "x" và (c): ô cờ Tốt đó đi tới.Ví dụ: nếu có hai Tốt trắng đứng ở các ô c4 và e4 và một Tốt đen đứng ở ô d5, trong từng trường hợp cụ thể, ký hiệu sẽ là cxd5 hoặc exd5.
E11. Trong trường hợp phong cấp cho Tốt, ký hiệu nước đi thực tế của Tốt và ngay sau đó là chữ cái đầu tiên trong tên gọi của quân mới. Ví dụ: d8H, f8M, b1T, g1X.
E12. Đề nghị hòa được ký hiệu bởi dấu (=).
MỘT SỐ KÝ HIỆU PHỔ BIẾN:
0-0 - nhập thành với Xe h1 hoặc Xe h8 (nhập thành cánh Vua).
0-0-0 - nhập thành với Xe a1 hoặc Xe a8 (nhập thành cánh Hậu)
x - nước bắt quân
+ - nước chiếu Vua
# - nước chiếu hết (mat)
qđ - bắt Tốt qua đường,
Ván cờ ví dụ: 1.d4 Mf6 2.c4 e6 3.Mc3 Tb4 4.Td2 0-0 5.e4 d5 6.e:d5 7.c:d5 T:c3 8.T:c3 M:d5 9.Mf3 b6 10.Hb3 M:c3 11.b:c3 c5 12.Te2 c:d4 13.M:d4 Xe8 14.0-0 Md7 15.a4 Mc5 16.Hb4 Tb7 17.a5...v.v...
PHẦN HAI
THỂ LỆ THI ĐẤU
ĐIỀU 1: ĐIỀU HÀNH THI ĐẤU
Để tiến hành giải thích của một tổ chức hoặc đơn vị nào đó người ta lập ra Ban tổ chức giải.
Ban tổ chức giải có nhiệm vụ:
1.1. Thông qua Điều lệ giải và dự thảo các điều khoản thực hiện.
1.2. Chuẩn bị mọi mặt thi đấu.
1.3. Chỉ định trọng tài, nếu cần sẽ thiết lập Ban Thanh tra, Ban Trọng tài và Ban giải quyết khiếu nại.
1.4. Giải quyết những vấn đề ngoài thẩm quyền quyết định của trọng tài nẩy sinh trong quá trình thi đấu.
1.5. Xem xét báo cáo của tập thể trọng tài và tổng kết giải.
ĐIỀU 2. ĐIỀU LỆ GIẢI
Tất cả những điều khoản tổ chức giải ngoài Luật, phải bổ sung vào Điều lệ. Điều lệ cần ghi rõ những điều sau:
2.1. Mục địch, nhiệm vụ của giải.
2.2. Địa điểm, thời gian và hình thức thi đấu.
2.3. Cách thức xếp hạng
Ghi chú: Để phân định thứ hạng trong trường hợp bằng điểm nhau trong thi đấu cá nhân có thể giải quyết như sau:
- Thi đấu bổ sung
- Áp dụng hệ thống tính hệ số.
- So sánh số ván thắng.
- Tính mầu quân
- Tính kết quả trực tiếp giữa các đối thủ.
- Bốc thăm.
Trong thi đấu đồng đội.
- Thi đấu thêm.
- So sánh những trận thắng và hòa (trận thắng được tính 1 điểm, hòa được tính ½ điểm).
- So sánh hệ số - tổng số điểm toàn bộ các đối thủ của mỗi đội với nhau.
Đối với giải thi đấu cá nhân- đồng đội kết hợp thì phải xác định trước số ván tổi thiểu đã chơi )trong khoảng từ 1/2 đến 2/3 số ván tối đa mà mỗi đấu thủ có thể chơi), để được phép tính vào xếp hạng cá nhân.
2.4. Kiểm tra thời gian.
Thời gian ấn định cho phép cứ 1 giờ phải đi 16, 18, 20 hoặc 24 nước. Lần kiểm tra đầu tiên có thể là 1 giờ hoặc 2 giờ. Lần kiểm tra sau thông thường là 30 phút hoặc 1 giờ. Trong trường hợp cần thiết khi thực hiện những ván hoãn đấu có thể thêm thời gian nhưng không quá 2 tiếng (đồng hồ) nữa và phải thông báo trước khi bắt đầu đấu tiếp.
Ghi chú: Hiện nay trong các cuộc đấu của FIDE thường áp dụng cách kiểm tra sau: mỗi bên 90' để thực hiện 40 nước đầu, sau đó 30' để hoàn thành ván cờ. Trường hợp sử dụng đồng hoò điện tử của FIDE thì áp dụng kiểm tra như sau: mỗi bên được 75 phút để hoàn thành 40 nước đầu, sau đó thêm 15 phút để hoàn thành ván cờ. Tuy nhiên sau mỗi nước đi đều được bổ sung giờ mỗi bên 30 giây.
Trong những giải phong trào, có thể đặt thời gian kiểm tra 01 lần cho toàn bộ ván cờ.
2.5. Đối tượng dự thi gồm:
Thành phần các đấu thủ (các đội), những ứng cử viên có thể tham gia, những yêu cầu về đẳng cấp, giới hạn tuổi...
2.6. Quyền hạn của những người thắng cuộc, phong cấp, khen thưởng. Điều kiện tiếp đón các đấu thủ, thời hạn và mẫu đăng ký tham gia, và những điều kiện khác.
2.7. Những yêu cầu khiếu nại, những thắc mắc về quyết định của trọng tài phải được viết bằng văn bản và được chuyển tới Ban Trọng tài.
ĐIỀU 3: TIẾN HÀNH ĐẤU TIẾP, SAU KHI HOÃN ĐẤU
3.1. Các đấu thủ có ván hoãn đấu đều phải có mặt tại phòng thi đấu trước khi tiến hành đấu tiép ván cờ.
3.2. Trọng tài có thể giải quyết nhanh chóng nhất những ván hoãn đấu, hoặc cho ngừng những ván kéo dài thời gian (nếu cả hai đấu thủ đều còn hơn 5 phút đến thời gian kiểm tra), để giải quyết đấu tiếp những ván khác.
Đấu thủ phải chơi nhiều ván hoãn đấu có quyền nghỉ 15 phút giữa các ván (hoặc ván bị ngắt quãng).
3.3. Ván cờ được đấu tiếp không sớm hơn 1 tiếng tính từ khi hết thời gian ấn định lúc đầu.
3.4. Trước vòng đấu cuối cùng, theo quy định, tất cả những ván trước đó phải kết thúc. Nếu các ván hoãn không thể kéo dài đến trước vòng đấu cuối cùng hoặc đến lúc bế mạc, thì những ván đấu đó sẽ đưa ra đánh giá.
Ghi chú: hiện nay chủ yếu áp dụng hình thức thi đấu có kết thúc ngay. Hình thức hoãn đấu rất ít khi được áp dụng.
ĐIỀU 4: KHÔNG TUÂN THEO QUY TẮC (VI PHẠM LUẬT)
4.1. Cuộc đấu được coi là bắt đầu từ thời điểm bấm đồng hồ trong vòng thứ nhất. Nếu trước đó, trong thành phần đấu có sự thay đổi, thì tiến hành bốc thăm lại.
4.1. Khi đấu thủ chơi ít hơn một nửa số ván quy định (kể cả những ván hoãn đấu) mà bỏ cuộc hoặc bị loại ra khỏi giải thì những kết quả ván đấu, kể cả những ván hoãn đấu, những ván không chơi sẽ không được tính để xếp hạng, nhưng những ván đã chơi chỉ được tính (đấu theo hệ Thụy Sĩ) để phong cấp.
4.3. Nếu đấu thủ bỏ cuộc, nhưng đã chơi từ 1/2 số ván trở lên, kể cả ván hoãn đấu, thì những kết quả sẽ được ghi lại, những ván không chơi bị ghi dấu (-) đối phương được ghi 1 điểm vào ván hoãn đấu hoặc dấu (+) vào những ván chưa đấu.
4.4. Những ván bị tính thua, do đến chậm hoặc vi phạm luật trong quá trình chơi vẫn được dùng để xếp hạng giống như những ván bị thua thực tế.
ĐIỀU 5: TRỌNG TÀI
Ngoài những nhiệm vụ quy định trong điều 13 của Luật, trọng tài phải thực hiện những chức năng sau:
5.1. Tham gia vào công tác Tổ chức trong thời gian chuẩn bị giải (nếu có thể được) và trong thời gian diễn biến của giải (bắt cuộc).
5.2. Nếu cần phải nghiên cứu, xem xét theo sự đồng ý của Ban Tổ chức, những diễn biến và quy tắc bổ sung.
5.3. Họp các đấu thủ (trước giờ khai mạc) thông báo về Điều lệ, những quy định bổ sung, quy tắc, bốc thăm và họp bế mạc thông báo kết quả.
5.4. Giải quyết những đấu thủ vi phạm Luật hay bỏ ván, bỏ cuộc.
5.5. Thành lập Ban Giám khảo đánh giá những ván chưa hoàn thành.
5.6. Lập bảng thi đấu, tiến trình giải và nộp kết quả lên Ban Tổ cứch giải.
5.7. Trong giải có kiểm tra thời gian đến hết ván, cho phép đấu thủ ngừng ghi biên bản khi còn 5 phút hết giờ. Trong trường hợp này luật chơi quy định trọng tài phải quan sát liên tục những ván này để quyết định hòa theo yêu cầu của đấu thủ đề nghị, nếu đối phương rõ ràng không tìm cách thay đổi tình huống trên bàn cờ một cách rõ rệt, mà chỉ tìm cách đánh cho đối thủ hết thời gian (rụng cờ).
ĐIỀU 6: SỐ LƯỢNG TRỌNG TÀI
Số lượng trọng tài tùy vào điều kiện tổ chức tuy nhiên nên cố gắng bố trí:
6.1. Với các giải quốc tế và quốc gia - một trọng tài phụ trách không qúa 4 bàn, trong các giải địa phương và các cuộc thi đấu khác 6 bàn.
6.2. Ban trọng tài gồm: Tổng trọng tài, các Phó Tổng trọng tài, tổ trưởng trọng tài, các trọng tài và thư ký.
6.3. Số lượng trọng tài tôiư thiếu cho một cuộc thi đấu chính thức là 2 người.
ĐIỀU 7: CÁC HÀNH THỨC THI ĐẤU
Những hình thức thi đấu cá nhân và đồng đội thông thường là các vòng đấu theo các hệ: Vòng tròn, Svennhighen, Olympic, Thụy Sĩ có điều chỉnh , đấu đối kháng, vòng tròn đối kháng. Cho phép áp dụng những hệ thống thi đấu khác với điều kiện là các đấu thủ đều có quyền bình đẳng. Cho phép dùng các hệ thống khác nhau trong các giai đạon khác nhau của giải.
ĐIỀU 8: THI ĐẤU ĐỐI KHÁNG
Đó là trận đấu giữa hai đối thủ (hoặc hai đội). Đấu đối kháng cá nhân có thể tính tỷ số với số lượng ván ấn định, hoặc có thể tính thắng cuộc theo số điểm ấn định hoặc ván thắng ấn định trước. Đối kháng giữa hai đội có thể đấu đồng loạt hoặc kiểu Anh.
ĐIỀU 9: HỆ THỐNG VÒNG TRÒN
Trong hệ thống này các đấu thủ (đội) gặp nhau lần lượt. Sau khi bốc thăm thứ tự màu quân của các đấu thủ (đội) được xác định theo bảng (xem phụ lục 2).
ĐIỀU 10: HỆ THỐNG SVENNHIGHEN
Trong thi đấu một nhóm (hoặc một nửa số đấu thủ) đấu với đấu thủ của nhóm thứ hai (xem phụ lục 3)
ĐIỀU 11: HỆ THỐNG OLYMPIC
Trong các giải đấu theo hệ Olympic, đấu thủ ( hoặc đội) bị loại sau khi thua ván (trận) hoặc sau khi mất điểm đã định (chỉ áp dụng trong đấu cá nhân). Trong trường hợp cuộc đấu trên có kết quả hòa, ván (trận) đó được đấu lại hoặc xác định ưu thế (ví dụ: theo hệ số tương ứng, loại đấu thủ cầm quân Trắng, đấu thêm với thời gian rút ngắn). Màu quân phải thay đổi lần lượt. Trong điều kiện như nhau màu quân giữa hai đấu thủ được xác định bằng bốc thăm.
Có thể sử dụng hệ Olympic trong đó người thua không bị loại mà lập thành những cặp để xếp hạng đấu tiếp theo.
ĐIỀU 12: HỆ THỤY SĨ
Thi đấu theo hệ Thụy Sĩ áp dụng trong trường hợp có nhiều đấu thủ (theo quy định từ 20 trở lên) chơi với số vòng đấu hạn chế được thông báo trước (thông thường cứ 20-30 đấu thủ 7-9 vòng, 30-50 đấu 9 hay 11 vòng, nếu số lượng lớn hơn đấu 11 hay 13 vòng).
Trong Điều 13 nói về một dạng đặc biệt của hệ thống này được áp dụng trong những cuộc đấu mà kết quả được FIDE xác nhận (Hệ thống Thụy Sĩ có điều chỉnh). Những trường hợp khác có thể sử dụng những dạng khác ví dụ như "Hệ Thụy Sĩ theo bốc thăm". Trong hệ Thụy SĨ các đấu thủ không được gặp nhau hai lần và được ghép thành từng cặp có cùng chung số điểm hoặc sao cho sự chênh lệch điểm là nhỏ nhất. Không được phép chơi ba ván liên tiếp cùng màu quân hoặc cách biệt tới ba ván cùng màu quân.
Quy tắc này có thể bị xóa bỏ ở vòng đấu cuối cùng nếu nó làm cản trở việc xếp cặp theo cùng số điểm. Nên xếp sao cho mỗi đấu thủ có số ván cầm quân Đen, và quân Trắng tương đương nhau và mầu quân thay đổi lần lượt. Mẫu danh sách theo a, b, c và phiếu đấu thủ 9xem phụ lục 2 và 3).
ĐIỀU 13: HỆ THỤY SĨ ĐIỀU CHỈNH
13.1. Các đấu thủ được sắp xếp thứ tự theo hệ số quốc tế (Êlô) (bắt đầu từ cao nhất), trong trường hợp có cùng hệ số (hoặc không có) xếp theo danh hiệu quốc tế được phong, hệ số của quốc gia hoặc đẳng cấp theo thứ hạng quốc gia, cuối cùng là theo bốc thăm.
13.2. Những đấu thủ có cùng số điểm hợp thành nhóm. Nếu trong vòng đấu nào đó số lượng đối thủ là lẻ tẻ thì người có số cuối cùng trong nhóm điểm thấp nhất mà trước đó chưa được điểm nào do thiếu đối thủ, sẽ được một điểm không phải chơi như không có đối thủ và không tính màu quân.
13.3. Xếp các cặp bắt đầu từ nhóm điểm cao nhất (từ trên xuống dưới) và tiếp tục cho đến nhóm giữa (nhóm những đối thủ được 50%số điểm) sau đó xếp các cặp trong nhóm điểm thấp nhất trở lên (theo nguyên tắc như đối với nhóm điểm cao) cho đến hết nhóm giữa. Những đối thủ cùng nhóm được xếp theo thứ tự tăng dần và người đầu tiên sẽ gặp người đứng đầu nửa sau, người thứ hai gặp người đứng thứ hai của nửa sau...
13.4. Nếu đấu thủ không có đối thủ cùng nhóm điểm (theo Điều 12) thì xếp đấu thủ đó sang nhóm điểm lân cận, cùng áp dụng như vậy trong trường hợp trong nhóm có số đấu thủ lẻ.
Đấu thủ bị chuyển dịch khi ghép đôi ở nhóm trên xuống sẽ ghép với nhóm điểm thấp hơn gần nhất. Khi ghép đôi từ dưới thì đối thủ đó được xếp lên nhóm cao điểm hơn gần nhất. Nếu có khả năng lựa chọn đối thủ lên hay xuống cần phải căn cứ theo những điểm sau:
13.4.1. Việc đấu thủ đánh lên hay đánh xuống phải góp phần vào việc cân bằng số lượng đấu thủ cầm quân Trắng và quân Đen, nếu số lượng bằng nhau thì chọn đấu thủ có số thứ tự lớn nhất, nếu đánh xuống hay đấu thủ có số thứ tự nhỏ nhất nếu đánh lên.
13.4.2. Khi ghép đôi từ trên xuống dưới, thì đấu thủ đánh xuống không được có hệ số lớn hơn đấu thủ cùng nhóm có số thứ tự lớn nhất 100 đơn vị, trong trường hợp ngược lại đấu thủ có số thứ tự lớn nhất trong nhóm sẽ đánh xuống.
13.4.3. Khi ghép đôi đánh lên, thì đấu thủ đó không được có hệ số lớn hơn đấu thủ có số thứ tự nhỏ nhất trong nhóm 100 đơn vị, trong trường hợp ngược lại, người có số thứ tự nhỏ nhất sẽ đánh lên.
Chú ý: Những giới hạn này chỉ được áp dụng trong những giải mà đấu thủ lớn hơn 2n (2 lũy thừa n) trong đó "n" là số vòng đấu
- Đấu thủ đánh xuống hay lên phải có đối thủ trong nhóm mới có số điểm cao nhất (thấp nhất) hoặc trong trường hợp bằng điểm thì phải có số thứ tự nhỏ nhất (lớn nhất).
- Nếu không chọn được đối thủ cho đấu thủ đánh lên (hay xuống) thì phải chọn đấu thủ khác trong nhóm để đánh lên (hay xuống)
13.5. Trong trường hợp có nhiều đấu thủ đánh xuống thì trong nhóm đó đầu tiên chọn cặp có điểm cao nhất, trong trường hợp bằng điểm thì có số thứ tự nhỏ nhất.
Trong trường hợp đánh lên thì chọn cặp có số điểm ít nhất, nếu bằng điểm thì chọn cặp có số thứ tự lớn nhất.
13.6. Đấu thủ đánh lên (hay xuống) được ghép đôi với đối thủ có số thứ tự lớn nhất (hay nhỏ nhất) và đối thủ đó phải chơi màu quân ngược lại với màu quân mà đấu thủ đánh lên (hay đánh xuống) phải chơi, nếu vì lý do này phải thay đối thủ khác thì hệ số của đối thủ mới này cũng không được chênh nhau quá 100 đơn vị. Sau đó kiểm tra lại những cặp đã chọn (kiểm tra lần thứ nhất). Khi ghép đôi từ trên xuống dưới thì kiểm tra bắt đầu từ đấu thủ có số thứ tự nhỏ nhất (nếu không dung hợp được thì thay thế đấu thủ có số thứ tự lớn hơn). Khi ghép đôi từ dưới lên trên - bắt đầu từ đấu thủ có số thứ tự lớn nhất (nếu không dung hợp được thì lấy đấu thủ có số thứ tự nhỏ hơn).
Những ví dụ tìm đối thủ dung hợp được xem phụ lục 4 khi họ chọn đối thủ cho đấu thủ số 2 thì đối thủ của đối thủ số 1 có thể thay đổi, nhưng phải giữ lại một đối thủ dung hợp được.
Khi không thể thực hiện được điều kiện trên thì đấu thủ số 1 giữ nguyên đối thủ, còn đấu thủ số 2 phải đánh lên hay xuống, trong đó:
13.6.1. Nếu nhóm ban đầu là lẻ và đấu thủ có số thứ tự lớn nhất phải đánh xuống, thì đấu thủ đó đổi chỗ cho đấu thủ số 2.
13.6.2. Nếu số đấu thủ trong nhóm ban đầu là chẵn thì đấu thủ có số thứ tự lớn nhất cùng với đấu thủ số 2 đều đánh xuống.
Trong lần kiểm tra thứ hai của các đấu thủ, theo khả năng, có màu quân và các ván lần lượt và sau số vòng đấu chẵn có số ván đã chơi quân Đen bằng quân Trắng, Nếu cả hai đấu thủ trong một cặp có cùng màu quân ở trận đấu trước thì màu quân sẽ xác định trên cơ sở mầy quân của những ván trước, còn nếu cũng giống nhau thì màu quân sẽ xếp lần lượt cho đấu thủ có số thứ tự nhỏ hơn.
Nếu cả hai đấu thủ cùng cầm một màu quân để cân bằng màu quân của các ván đã chơi, mà tiếp theo không thể thay thế được thì màu quân của những ván trước đó sẽ quyết định, còn nếu chúng giống nhau thì phải cân bằng màu quân của đấu thủ có số thứ tự nhỏ hơn.
Những thay thế theo những nguyên nhân đã nêu chỉ được phép trong trường hợp nếu hệ số của những đấu thủ trong cặp thay thế chênh nhau không quá đơn vị.
Trong vòng đấu bốc thăm xác định màu quân cho những đấu thủ số lẻ và số chẵn trong nhóm nửa trên.
13.7. Nếu đấu thủ thông báo về việc bỏ (muộn) một hay hai vòng (và trọng tài cho phép tham gia) thì trong những vòng không chơi đấu thủ đó không được điểm và số thứ tự của nó được xếp sau khi đấu thủ đó có mặt. (Trước đó số thứ tự của các đấu thủ coi là tạm thời).
Ghi chú: Hiện nay tại các giải chính thức đều sử dụng phần mềm vi tính Hệ Thụy SĨ 4.6, (hoặc 4.8), để xếp cặp thi đấu trên máy vi tính theo quy định của FIDE.
ĐIỀU 14: HỆ THỐNG THỤY SĨ THEO BỐC THĂM (HỆ THỐNG ĐẠI TUẦN HOÀN)
Hệ thống Đại tuần hoàn là hệ thống thi đấu dựa theo kết quả bốc thăm sau mỗi trận đấu, rất thông dụng trong các cuộc thi đấu có tính chất quần chúng. Hệ số này cho phép tổ chức thi đấu với bất kỳ số lượng vận động viên là bao nhiêu với một số lượt đấu không lớn lắm. Ưu điểm chính của hệ thống này là bảo đảm cho số đông đấu thủ tham gia, thời gian thi đấu có thể ấn định tùy ý, hơn nữa các đấu thủ lại được tham dự từ đầu đến cuối giải không bị loại như trong hệ đấu loại trực tiếp. Trong hệ thống Đại tuần hòan, tại mỗi lượt đấu các đấu thủ chỉ gặp các đấu thủ có cùng số điểm, hoặc có số điểm gần bằng nhau. Các cặp đấu thủ gặp nhau, đều được xác định qua bốc thăm.
Nhược điểm của hệ thi đấu này là số lần đi trước của đấu thủ có thể chênh lệch, nên tốt nhất cần quy định số lượt thi đấu là một số lẻ để cho sự chênh lệch trong quyền đi trước không quá một lần.
Phương thức tổ chức thi đấu bao gồm các điểm sau:
14.1. Thẻ theo dõi thi đấu
Ban đầu cũng tổ chức xác dịnh số thứ tự cho các đấu thủ. Số thứ tự này chỉ có nghĩa trong vòng đấu đầu số 1 gặp số 2 và số 3 gặp số 4 v.v... và số nhỏ cầm quân Trắng. Trong những vòng sau, số thứ tự không có giá trị mà các cặp sẽ gặp nhau theo kết quả bốc thăm cho từng nhóm riêng có số điểm bằng nhau. Quyền cầm quân Trắng cũng sẽ được ấn định dựa vào việc bốc thăm lựa chọn các cặp đấu thủ (sau vòng 1 thường có 3 nhóm: nhóm 1 điểm, nhóm 1/2 điểm, nhóm 0 điểm; sau vòng 2 có thể có 5 nhóm, v.v...)
Mỗi đấu thủ được Ban tổ chức thi đấu chuẩn bị sẵn cho 1 thẻ thi đấu do trọng tài theo dõi ghi sau khi bốc thăm và kết thúc trận đấu. Mẫu the như sau:
MẪU THẺ THEO DÕI THI ĐẤU
Tên đấu thủ: Nguyễn Văn Đại, Cấp: I; Số thứ tự 11
Vòng Tên đối phương Cấp Số TT Màu quân Kết quả Nhóm Tổng số điểm Ghi chú
1 Trần Văn Chiến I 12 Trắng 1 - 1
2 Hoàng Vĩ II 35 Đen 1/2 - 11/2
3 Vũ Văn Xuân II 18 Đen 1 - 21/2
4 Phạm Đ.Công I 6 Trắng 1/2 - 3
14.2. Chia các nhóm để bốc thăm:
Sau mỗi vòng đấu, thẻ các đấu thủ có tổng số điểm ngangn nhau được xếp vào cùng một nhóm.
Trong khi bốc thăm để bảo đảm quyền cầm quân Trắng được công bằng, số thẻ trong mỗi nhóm lại được chia thành 4 phân nhóm:
14.2.1. Sau số vòng dều lẻ (1 vòng, 3 vòng, 5 vòng...)
- Phân nhóm 1: thẻ các đấu thủ cầm quân Đen liền 2 ván cuối cùng.
- Phân nhóm 2: Thẻ các đấu thủ có số ván cầm quân Đen lớn hơn
- Phân nhóm 3:Thẻ các đấu thủ có số váncầm quân Trắng lớn hơn.
- Phân nhóm 4:Thẻ các đấu thủ có số ván cầm quân Trắng liền 2 ván cuối cùng.
14.2.2. Sau số vòng đấu chẵn (2 vòng , 4 vòng, 6 vòng...)
- Phân nhóm 1: Thẻ các đấu thủ 2 ván cuối cùng cầm quân Đen hoặc số ván cầm quân Đen lớn hơn.
- Phân nhóm 2:Thẻ các đấu thủ có số ván cầm quân Trắng và quân Đen bằng nhau, nhưng ván cuối cùng cầm quân Đen.
- Phân nhóm 3: Thẻ các đấu thủ có số ván cầm quân Trắng và quân Đen bằng nhau, nhưng ván cuối cùng cầm quân Trắng.
- Phân nhóm 4: Thẻ các đấu thủ 2 ván cuối cùng cầm quân Trắng hoặc số ván cầm quân Trắng lớn hơn.
14.3. Nguyên tắc bốc thăm
Dựa trên cơ sở là đấu thủ phân nhóm 1 trong trận sau dứt khoát được cầm quân Trắng và đấu thủ ở phân nhóm 4 sẽ phải cầm quân Đen, vì việc bốc thăm lại phải tiến hành rộng rãi (không riêng phân nhóm 1 gặp phân nhóm 4), cần tiến hành bốc thăm theo thứ tự sau, từ nhóm có điểm cao nhất xuống các nhóm dưới:
14.3.1. Chọn đấu thủ cho phân nhóm 1 ở trong số đấu thủ phân nhóm 3 và 4 gộp lại.
14.3.2. Số đấu thủ còn lại ở phân nhóm 4 sẽ chọn đối phương ở phân nhóm 2 (đấu thủ phân nhóm 2 cầm quân Trắng).
14.3.3. Số đấu thủ còn lại ở phân nhóm 2 sẽ chọn đối phương ở phân nhóm 3 (đấu thủ phân nhóm 2 cầm quân Trắng).
14.3.4. Số đấu thủ còn lại ở phân nhóm 2 (hoặc phân nhóm 3) sẽ đấu với nhau. Màu quân sẽ định bằng bốc thăm.
Trong trường hợp số thẻ trong một nhóm đấu thủ bằng điểm nhau là số lẻ, thì một đấu thủ không có đối phương trong nhóm ấy và như vậy phải chọn cho đấu thủ đó một đối thủ trong nhóm dưới theo nguyên tắc sau:
14.3.5. nếu đấu thủ thuộc phân nhóm 1, 2 thì chọn đối phương ở phân nhóm 3,4 nhóm dưới và trong vòng sau đấu thủ cầm quân Trắng.
14.3.6. Nếu đấu thủ thuộc phân nhóm 3, 4 thì chọn đối phương ở phân nhóm 1,2 nhóm dưới và trong sau đấu thủ cầm quân Đen.
Trong thẻ theo dõi, trọng tài sẽ ghi ký hiệu (đi xuống); trong cột "nhóm" đối với đấu thủ đó và ký hiệu (đi lên) cho đối phương của anh ta. Nếu trong nhóm này số đấu thủ là chẵn, thì sau đó lại xảy ra trường hợp một đấu thủ không có cặp và do đó lại tìm đối phương cho đấu thủ này ở nhóm dưới nữa.
14.4. Những vấn đề cần lưu ý:
14.4.1. Hai đấu thủ chỉ được quyền gặp nhau 1 lần trong suốt hệ thi đấu. nếu khi bốc thăm xẩy ra trường hợp hai đấu thủ gặp nhau lần nữa, thì kết quả này coi như không có giá trị và bốc thăm lại để chọn đối thủ khác, nếu cần có thể thay đổi cả kết quả bốc thăm ở các cặp trước, nhất thiết không được để hai đấu thủ gặp lại lần thứ hai.
14.4.2. Mỗi đấu thủ không được chơi quá 2 ván với cùng một màu quân và tránh tình trạng số lần giữ quân Trắng và quân Đen của một đấu thủ quá chênh lệch (lớn quá 1 ván khi số vòng đấu lẻ, qúa 2 ván khi số vòng đấu chẵn).
14.4.3. Có trường hợp một số đấu thủ không có đối phương ở cùng nhóm hoặc ở cả nhóm dưới (vì lý do màu quân). Trường hợp này phải tìm cho đấu thủ một đối thủ ở nhóm trên và như vậy tức là phải thay đổi cả kết quả bốc thăm ở nhóm trên này.
14.4.4. Nếu có điều kệin nên tránh tình trạng một đấu thủ "đi lên" lại có lần "đi xuống" hai lần liền. Nhưng một đấu thủ có lần "đi lên", lại có lần "đi xuống" rồi thì có thể coi như đấu thủ đó chưa "đi lên" và "đi xuống"
Dễ dàng nhận thấy rằng việc bốc thăm chọn cặp đấu thủ trong hệ đấu Đại tuần hòan đòi hỏi trọng tài phải nhậy bén khéo léo, cân nhắc và suy nghĩ kỹ càng. Kết quả bốc thăm thường được tiến hành ngay sau một vòng đấu và được công bố cho đấu thủ biết trước để chuẩn bị cho vòng đấu sau. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm xử lý mọi khiếu nại về kết quả bốc thăm. Sau khi việc bốc thăm hoàn thành, mọi khiếu nại được giải quyết, kết quả bốc thăm có hiệu lực và các đấu thủ có trách nhiệm thi hành.
14.5. Phân bố kết quả
Số vòng thi đấu trong hệ Đại tuần hoàn thường ít nhất là 6 vòng và ít khi vượt quá 15 vòng. Nếu số vòng thi đấu lớn hơn tức là điều kiện về thời gian rộng rãi thì nên chia số đấu thủ thành nhiều bảng để thi đấu vòng tròn kết quả sẽ công bằng hơn.
Số đấu thủ trong hệ thi đấu Đại tuần hoàn không được ít hơn 18 vận động viên, nhưng thông thường số đấu thủ phải từ 30 trở lên thì việc vận dụng hệ thi đấu này mới có kết quả tốt và bảo đảm được tính chất công bằng hợp lý trong kế hoạch bốc thăm.
Sau khi vòng đấu kết thúc, các đấu thủ được xếp hạng theo tổng số điểm thu được.
Trong trường hợp nhiều đấu thủ bằng điểm nhau (điều này rất dễ xảy ra), không chỉ phân định thứ tự bằng cách tính hệ số Becgơ như trong hệ đấu vòng tròn vì mỗi đấu thủ đã gặp các đối thủ khác nhau. Để xác định thứ hạng cho các đấu thủ này, người ta quy ước tính hệ số Búcgôn cho các đối thủ đó. Hệ số Búcgôn được tính bằng cách cộng số điểm thu được của tất cả các đối phương đã gặp của một đấu thủ. Giữa 2 hay nhiều đấu thủ bằng điểm nhau, ai có hệ số lớn hơn sẽ được xếp hạng trên.
Riêng trong trường hợp khi tính hệ số Búcgôn mà có một đấu thủ bỏ cuộc giữa chừng, thì điểm của đấu thủ này được xác định bằng cách lấy trung bình cộng của số điểm thu được của các đấu thủ cùng nhóm với đấu thủ trước khi bỏ cuộc. Trong hệ Thụy Sĩ nếu số đấu thủ lẻ, thì đấu thủ nào được nghỉ sẽ tính hệ số của ván đó bằng số điểm của người xếp cuối cùng giải.
Riêng đối với hệ Thụy Sĩ có điều chỉnh, khi có các đấu thủ bằng điểm thì thường tính hệ số lũy tiến để xếp hạng. Hệ số lũy tiến của một đấu thủ bằng tổng số các tổng điểm mà đấu thủ đạt được sau từng vòng đấu. Ví dụ: một đấu thủ ván đầu thắng (1 điểm), ván 2 hòa (đạt 1,5 điểm sau 2 ván) thì hệ số lũy tiến của đấu thủ đó sau hai vòng đấu 1+ 1,5 =2,5 ...
Hệ thi đấu Đại tuần hòan có nhược điểm là tổ cứch các cặp thi đấu dựa vào kết quả bốc thăm nên không tránh khỏi một số ngẫu nhiên. Tuy nhiêm mặt tích cực của nó rất rõ ràng, trừ một số trường hợp phải xác định đấu thủ giỏi nhất một cách chính xác (như Giải Vô địch quốc gia, Giải Vô địch tỉnh thành phố) trong các tổ chức thi đấu khác, các cơ sở nên vận dụng hình thức thi đấu này.
Một điểm cần lưu ý là khi vận dụng hệ thi đấu này các ván cờ phải được kết thúc trong một buổi chứ không tổ chức hoãn đấu.
ĐIỀU 15: ĐẤU ĐỐI KHÁNG THEO VÒNG
Khi các đấu thủ đấu với nhau hơn 1 ván (thông thường là 2).
Trong hệ vòng tròn và hệ Svennhighen thì các đấu thủ đấu lần lượt với nhau một ván (vòng 1). Sau đó đổi màu quân đấu vòng 2 v.v...
ĐIỀU 16. THI ĐẤU ĐỒNG ĐỘI
Các hình thức thi đấu đồng đội cũng tương tự như các hình thức thi đấu cá nhân và chỉ khác là mỗi đội thi đấu được coi là một đơn nguyên. Theo quy định chung các cuộc thi đấu đồng đội chính thức mỗi đội chỉ có từ 3-4 đấu thủ chính thức và 1-2 đấu thủ dự bị. Các cuộc thi đấu hữu nghị cho phép các đội thi đấu với số vận động viên không giới hạn (thậm chí mỗi đội 20-30 đấu thủ hoặc hơn nữa) với mục đích tuyên truyền phát triển phong trào.
16.1. Nguyên tắc tổ chức chung:
16.1.1. Trong một cuộc thi đấu, các đấu thủ của một đội chỉ gặp các đấu thủ cùng một đội khác.
Như vậy tức là các đấu thủ 1, 2, 3, 4... của đội A chỉ gặp các đấu thủ 1, 2, 3, 4... của đội B. Không thể bố trí số 1 của đội A gặp số 1 của đội B, trong khi số 2 của đội A gặp số 2 của đội C, số 3 của đội A gặp số 3 của một đội khác nữa v.v... trong một buổi.
16.1.2. Trong một đội, mỗi đấu thủ sẽ được chia vào một bảng khác nhau. Trong một số trường hợp đặc biệt, có thể 2-3 đấu thủ cùng một đội chia vào một bảng nhưng họ không đấu với nhau.
16.1.3. Các đội sẽ nộp danh sách đấu thủ theo thứ tự trình độ chuyên môn. Đấu thủ khá nhất mang số 1, đấu thủ yếu nhất mang số cuối.
Để phân biệt các đấu thủ mang cùng số, các đội bốc thăm lấy số thứ tự A, B, C ... các đấu thủ của đội A sẽ có số A1, A2, A3... của đội B là B1, B2, B3...
Các đấu thủ cùng thứ tự sẽ vào cùng một bảng: (bảng I có các đấu thủ A1, B1, C1... bảng 4 có A4, B4, C4...) và chỉ thi đấu trong bảng đó mà không chuyển sang bảng khác.
Riêng trong các cuộc đấu hữu nghị giữa hai đội với số lượng đấu thủ rất đông (mỗi bên 30-40 người trở lên) theo hình thức đối kháng đồng loạt, thì không bắt buộc phải ghi tên đấu thủ vào từng bảng và cho phép sau một ván cờ có thể sắp xếp lại thứ tự các đấu thủ.
16.1.4. Trong một buổi thi đấu, nếu vì một lý do chính đáng, mà một đấu thủ chính thức không thể thao gia được thì đội được quyền thay đấu thủ dự bị vào đúng bảng có đấu thủ phải nghỉ đấu.
Việc thay thế được Ban Tổ chức cho phép không được chậm quá giờ thi đấu 15 phút và tuyệt đối không được tiến hành khi ván cờ đang dở dang. Nếu có trường hợp giữa ván cờ, đấu thủ chính thức không thể tiếp tục được thì coi như đấu thủ thua ván cờ đó và đấu thủ dự bị chỉ vào thay thế trong lượt đấu sau.
Riêng cho cuộc thi đấu đối kháng giữa hai đội với số lượng đông có tính chất hữu nghị, nếu trước giờ thi đấu, một đấu thủ chính thức không tham dự được thì chuyển đấu thủ dưới lên và đấu thủ dự bị thay vào bảng cuối cùng (khi mỗi đội có 30 đấu thủ trở lên).
16.1.5. Thành tích của một đội là tổng số các điểm mà các đấu thủ của đội đã giành được trong các trận đấu. Đội nào có tổng số điểm cao hơn sẽ được xếp hạng trên.
Nếu hai đội bằng điểm nahu, thì người ta xét thành tích của vận động viên khá nhất (vận động viên bảng 1), nếu hai đấu thủ này bằng điểm nhau, thì xét tiếp đến bảng 2 và tiếp tục như thế.
16.2. Hệ thống đối kháng
Hệ thống đối kháng là hình thức thi đấu đồng đội, khi chỉ có hai đội gặp nhau. Hệ thống đối kháng có thể tổ chức theo hai thể thức sau tùy theo số lượng đấu thủ, thời gian thi đấu và yêu cầu của tổ chức thi đấu.
16.2.1. Đối kháng đồng loạt: theo thể thức này, 2 đội lập danh sách đấu thủ (theo nguyên tắc 3) và các đấu thủ có cùng số thứ tự sẽ gặp nhau trong một trận gồm từ 1-4 ván...
Số ván cờ thường được quy định là chẵn để bảo đảm quyền đi trước của hai đội bằng nhau. Trong trường hợp mỗi đội có từ 10 đấu thủ trở lên thì có thể chỉ cần đánh một ván và khi đó thì các số lẻ đội A được cầm quân Trắng đi trước và số chẵn đội A giữ quân Đen đi sau (bốc thăm giữa hai đội lấy thứ tự A và B; số đấu thủ nên là số chẵn).
Thể thức thi đấu này có ưu điểm là đơn giản, tổ chức nhanh và gọn nên thường được vận dụng trong các cuộc thi đấu hữu nghị giữa các cơ sở với nhau.
Nhược điểm của nó là kết quả, chưa đánh giá chính xác được thực lực của các đội và yếu tố ngẫu nhiên còn có nhiều tác dụng, nhất là trong trường hợp các trận đấu chỉ có một ván.
16.2.2. Đối kháng kiểu Anh; thường được vận dụng khi số đấu thủ chính thức của mỗi đội ít (6 người trở lên) theo thể thức này, mỗi đấu thủ của đội sẽ lần lượt gặp tất cả các đấu thủ của đội kia và mỗi trận chỉ có 1 ván.
Hai đội bốc thăm và tiến hành thi đấu theo thứ tự quy định trong lịch thi đấu sau
Đội có 3 đấu thủ
Lượt đấu Bàn 1 Bàn 2 Bàn 3
1 A1-B3 A2-B2 A3-B3
2 A1-B2 A2-B3 A3-B1
3 A1-B1 A2-B2 A3-B3
Đội có 4 đấu thủ
Lượt đấu Bàn 1 Bàn 2 Bàn 3 Bàn 4
1 A1-B4 A2-B1 A3-B2 A4-B3
2 A1-B3 A2-B4 A3-B1 A4-B2
3 A1-B2 A2-B3 A3-B4 A4-B1
4 A1-B1 A2-B2 A3-B3 A4-B4
Đội có 5 đấu thủ
Lượt đấu Bàn 1 Bàn 2 Bàn 3 Bàn 4 Bàn 5
1 A1-B5 A2-B1 A3-B2 A4-B3 A5-B4
2 A1-B4 A2-B5 A3-B1 A4-B2 A5-B3
3 A1-B3 A2-B4 A3-B5 A4-B1 A5-B2
4 A1-B2 A2-B3 A3-B4 A4-B5 A5-B1
5 A1-B1 A2-B2 A3-B3 A4-B4 A5-B5
Đội có 6 đấu thủ
Lượt đấu Bàn1 Bàn 2 Bàn 3 Bàn 4 Bàn 5 Bàn 6
A1 A2 A3 A4 A5 A6
1 B6 B1 B2 B3 B4 B5
2 B5 B6 B1 B2 B3 B4
3 B4 B5 B6 B1 B2 B3
4 B3 B4 B5 B6 B1 B2
5 B2 B3 B4 B5 B6 B1
6 B1 B2 B3 B4 B5 B6
Quyền thi đấu được xác định theo nguyên tắc sau: các đội thủ số lẻ đội A đi trước với các số lẻ đội B và đi sau với các số chẵn; các đấu thủ số chẵn đội A đi trước với số chẵn đội B và đi sau với các số lẻ. Như vậy, trong các trận giữa các đấu thủ cùng thứ tự, bên A bao giờ cũng được đi trước và nếu đấu thủ lẻ thì đội A được đi trước nhiều hơn 1 ván. Cũng vì vậy, nên trong nhiều trường hợp, người ta thường bố trí trận đấu 2 ván để cho công bằng. Thể thức này có ưu điểm là xác định đội thắng một cách chính xác, nhưng đòi hỏi có thời gian thi đấu dài.
16.3. Hệ thống đấu loại trực tiếp
Hệ thống đấu loại trực tiếp được vận dụng khi số đội dự giải tương đối đông và khi Ban Tổ chức thi đấu không có điều kiện tập trung đông đấu thủ trong cùng một thời gian.
Hình thức tổ chức này được tiến hành đúng như khi tổ chức thi đấu loại trực tiếp cho cá nhân, chỉ khác là trong giải cá nhân thì cặp đấu thủ gặp nhau, còn trong giải đồng đội thì các đội gặp nhau theo thể thức đối kháng, thường là đối kháng kiểu Anh.
Các cuộc thi đấu theo hình thức này thường kéo dài từ 3 tháng đến 1 năm, nhưng có ưu điểm là đơn giản cho công tác tổ chức thi đấu.
Thông thường Ban Tổ chức thi đấu chỉ cần lập bản chung, công bố hạn định thời gian cho từng vòng. Các đội phải gặp nhau sẽ trao đổi và quyết địnhvề địa điểm và ngày giờ thi đấu trong phạm vi hạn định trên và báo cáo Ban tổ chức cử cán bộ và trọng tài xuống theo dõi và lập biên bản xác định kết quả.
16.4 Hệ thống đấu vòng tròn
Hình thức tổ chức này được vận dụng khi số đội tham dự giải dưới 16 đội và khi điều kiện tổ chức cho phép tập trung, được số lớn đấu thủ trong cùng một thời gian liên tục.
Phương thức tổ chức cũng giống bảng đấu vòng tròn cá nhân, nhưng thay vào số thứ tự của cá nhân là thứ tự của đội. Do đó, đối với cuộc thi 16 đội sẽ vận dụng bảng đấu vòng tròn cho 16 đấu thủ, cuộc thi 8 đội áp dụng bảng cho 8 đấu thủ...
Lịch thi đấu cho một giải 8 đội sẽ như sau (số 1 là đội A, số 2 - đội B, số 3- đội C v.v...)
Lượt đấu
1 A-H B-G C-F D-E
2 H-E F-D G-C A-B
3 B-H C-A D-G E-F
4 H-F G-E A-D B-C
5 C-H D-B E-A F-G
6 H-G A-F B-E C-D
7 D-H E-C F-B G-A
Trận đội A gặp đội H thì đấu thủ A1 gặp H1, A2 gặp H2, trận đpọi C gặp đội F thì đấu thủ C1 gặp F1, C2 gặp F2 v.v... Hội trường thi đấu bố trí thành từng khu vực cho 2 đội một và các đấu thủ của một đội đều ngồi cùng về một phía.
Quyền đi trước được xác định theo quy tắc sau: dựa vào cách xác định quyền đi trước theo bảng cá nhân, xác định ưu tiên của đội (nếu số 3 được đi trước thì tức là đội C được ưu tiên đi trước, số 7 đi trước thì đội G được ưu tiên).
Trong các trận đấu giữa 2 đôị, các đấu thủ số lẻ đội ưu tiên được đi trước và số chẵn đi sau.
Qua cách tổ chức thi đấu này ta thấy là các đội gặp nhau theo quy tắc nhất định và chỉ các đấu thủ có cùng số thứ tự (cùng trong một bảng) mới gặp nhau mà thôi.
16.5. Hệ thống Đại tuần hoàn
Cách thức tiến hành cũng giống đấu cá nhận: sau mỗi vòng đấu các đội thu được số điểm như nhau sẽ được xếp vào cùng nhóm và cũng chia thành phân nhóm để bốc thăm cho vòng sau.
Khi các đội gặp nhau, số 1 gặp số 1, số 2 gặp số 2...quyền đi trước cũng xác định gióng như thi đấu hệ Đại tuần hoàn cho cá nhân, đội được quyền đi trước thì các số lẻ được đi trước và số chẵn đi sau. Mọi nguyên tắc của tổ chức cho cá nhân đều áo dụng đúng cho giải đồng đội. Trong quá trình vận dụng các thể thức thì đấu trình bày trên, các cơ sở có ý kiến thắc mắc hoặc đề nghị sửa đổi, xin phản ảnh về Liên đoàn Cờ Việt Nam.
PHẦN BA
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
BẢNG TRÌNH TỰ THI ĐẤU
Bảng thi đấu nhằm xác định thứ tự trận đấu trong các cuộc thi và để xác định đấu thủ nào cầm quân Trắng trước. Trước tiên các đấu thủ sẽ bốc thăm, và mỗi người sẽ nhận được một số từ 01 đến số cuối cùng tương ứng với số lượng đấu thủ tham gia cuộc thi. Sau đó theo bảng thi đấu, đã chỉ rõ các cặp đối thủ nào sẽ gặp nhau trong lượt thi đấu thứ mấy.Nếu số lượng đấu thủ là số lẻ thì đấu thủ nào gặp đấu thủ có số thứ tự đặt trong dấu ngoặc ( ) sẽ được nghỉ trong lượt đấu ấy.
Dưới đây là bảng thi đấu lập mẫu cho các vòng đấu từ 3 đến 16 đấu thủ (đấu thủ ở số bên trái gạch ngang đều cầm quân Trắng)
Bảng cho 3-4 đấu thủ
Lượt thi đấu Bàn 1 Bàn 2
1 1-(4) 2-3
2 (4)-3 1-2
3 2-(4) 3-1
Nếu có 3 đấu thủ, thì đấu thủ nào gặp số 4 sẽ nghỉ trong lượt đấu ấy.
Bảng cho 5-6 đấu thủ
Lượt đấu Bàn 1 Bàn 2 Bàn 3
1 1-(6) 2-5 3-4
2 (6)-4 5-3 1-2
3 2-(6) 3-1 4-5
4 (6)-5 1-4 2-3
5 3-(6) 4-2 5-1
Nếu có 5 đấu thủ, thì đấu thủ nào gặp số 6 sẽ nghỉ trong lượt đấu ấy
Bảng cho 7- 8 đấu thủ
Lượt đấu Bàn 1 Bàn 2 Bàn 3 Bàn 4
1 1-(8) 2-7 3-6 4-5
2 (8)-5 6-4 7-3 1-2
3 2-(8) 3-1 4-7 5-6
4 (8)-6 7-5 1-4 2-3
5 3-(8) 4-2 5-1 6-7
6 (8)-7 1-6 2-5 3-4
7 4-(8) 5-3 6-2 7-1
Nếu có 7 đấu thủ, thì đấu thủ nào gặp số 8 sẽ nghỉ trong lượt đấu ấy.
Bảng cho 9-10 đấu thủ
Lượt đấu Bàn 1 Bàn 2 Bàn 3 Bàn 4 Bàn 5
1 1-(10) 2-9 3-8 4-7 5-6
2 (10)-6 7-5 8-4 9-3 1-2
3 2-(10) 3-1 4-9 5-8 6-7
4 (10)-7 8-6 9-5 1-4 2-3
5 3-(10) 4-2 5-1 6-9 7-8
6 (10)-8 9-7 1-6 2-5 3-4
7 4-(10) 5-3 6-2 7-1 8-9
8 (10)-9 1-8 2-7 3-6 4-5
9 5-(10) 6-4 7-3 8-2 9-1
Bảng cho 11-12 đấu thủ
Lượt đấu Bàn 1 Bàn 2 Bàn 3 Bàn 4 Bàn 5 Bàn 6
1 1-(12) 2-11 3-10 4-9 5-8 6-7
2 (12)-7 8-6 9-5 10-4 11-3 1-2
3 2-(12) 3-1 4-11 5-10 6-9 7-3
4 (12)-8 9-7 10-6 11-5 1-4 2-3
5 3-(12) 4-2 5-1 6-11 7-10 8-9
6 (12)-9 10-8 11-7 1-6 2-15 3-4
7 4-(12) 5-3 6-2 7-1 8-11 9-10
8 (12)-10 11-9 1-8 2-7 3-6 4-5
9 5-(12) 6-4 7-3 8-12 9-1 10-11
10 (12)-11 1-10 2-9 3-8 4-7 5-6
11 6-(12) 7-5 8-4 9-3 10-2 11-1
Trong cuộc thi đấu hệ thống vòng tròn theo bản mẫu trên, trọng tài cần nắm chắc 2 quy tắc sau:
a. Nếu đấu thủ mang số chẵn gặp đấu thủ mang số lẻ thì đấu thủ có số thứ tự nhỏ hơn sẽ cầm quân Trắng. Nếu số thứ tự của 2 đấu thủ gặp nhau cũng là số chẵn, hoặc lẻ thì đấu thủ cầm quân Trắng là đấu thủ có số thứ tự lớn hơn.
Riêng đối với đấu thủ mang số chẵn cuối cùng thì quy tắc này không vận dụng được, đấu thủ này cầm quân Đen với tất cả các đấu thủ có số thứ tự nửa trên của số đấu thủ và cầm quân Trắng với đấu thủ còn lại.
b. Muốn xác định xem 2 đấu thủ sẽ gặp nhau ở lượt đấu nào thì chỉ cần cộng 2 số thứ tự lại và trừ đi 1. Nếu tổng số này lớn hơn số lượt đấu thì trừ tiếp số lượng lượt đấu. Ví dụ: trong vòng đấu 12 người, đấu thủ mang số 3 và 5 sẽ gặp nhau ở lượt đấu thứ (3+5-1)= 7, đấu thủ số 9 và 11 gặp nhau ở lượt thứ (9+11-1) - 11 = 8.
Riêng đối với đấu thủ mang số chẵn cuối cùng, quy tắc này không áp dụng được. Muốn xác định lượt đấu của đấu thủ này, ta phải thay tổng số trên cho đấu thủ cuối cùng bằng chính số của đối thủ mà anh đã gặp. Thí dụ: trong vòng đấu thủ 12 người, đấu thủ số 12 sẽ gặp đấu thủ số 3 ở lượt đấu thứ (3+3-1) = 5 và gặp đối thủ số 10 ở lượt thứ (10+10-1) - 11= 8
Phân bố lại kết quả
Khi vòng đấu kết thúc, các đấu thủ được xếp hạng theo số điểm đã thu được, đấu thủ nào nhiều điểm sẽ xếp hạng trên
Nếu hai hay nhiều đấu thủ có số điểm ngang nhay, tốt nhất là nên tổ chức đấu thêm giữa các đấu thủ này để xem ai được xếp hạng trên. Tuy nhiên, việc này sẽ gây thêm khó khăn cho Ban Tổ chức, nhất là trong trường hợp các trận đấu thêm có kết quả hòa. Vì vậy, trong điều lệ giải cần ghi rõ phương thức xác định thứ tự trên dưới cho các đấu thủ bằng điểm nhau.
Trong trường hợp này, người ta hay vận dụng cách tính hệ số Dônêboóc Becgơ (gọi tắt là hệ số Bécgơ). Nguyên tắc cơ bản của nó là những điểm giành được trong trận đấu với đấu thủ mạnh hơn sẽ được đánh giá cao hơn. Đối với các đấu thủ bằng điểm nhau người ta tính hệ số Bécgơ như sau: cộng cho mỗi đấu thủ tổng số điểm của các đấu thủ mà họ thắng, nửa số điểm của các đấu thủ mà họ hòa. Tổng số này là hệ số Bécgơ, ai có hệ số cao hơn sẽ được xếp trên.
Trong trường hợp 2 hay nhiều đấu thủ có hệ số Bécgơ bằng nhau, thì người ta xét xem đấu thủ nào có nhiều ván thắng hơn hoặc có số ván thắng bằng quân Đen nhiều hơn sẽ cho xếp hạng trên, điều này nhằm động viên các trận đấu thêm tích cực.
Cuối cùng nếu cả hai chỉ số trên đều bằng nhau thì người ta tính đến ván cờ giữa các đấu thủ bằng điểm. Đấu thủ nào thắng trong ván đó sẽ được xếp hạng trên.
Hiếm có trường hợp các chỉ tiêu nêu trên của các đấu thủ bằng điểm nhau hoàn toàn ngang nhau, nhưng nếu điểm này xảy ra thì phải dùng biện pháp bốc thăm để phân tích thứ hạng.
Hội đồng trọng tài cho các cuộc thi đấu theo hệ vòng tròng phải lập biên bản cho từng lượt đấu, lên bảng điểm sau mỗi lượt đấu và công bố cho đấu thủ và khán giả được biết.
PHỤ LỤC 2
BẢNG THI ĐẤU THEO HỆ THỤY SĨ
PHỤ LỤC 3
NHỮNG VÍ DỤ TÌM ĐỐI THỦ DUNG HỢP ĐƯỢC THEO HỆ SỐ THỤY SĨ CÓ ĐIỀU CHỈNH
Cho 6 đối thủ trong một nhóm
Khi xếp cặp từ trên xuống dưới cho số 1
Những cặp ban đầu Thứ tự xếp cặp
Các phương án
1 2 3 4 5
1-4 1-5 1-6 1-3 1-2
2-5 2-4 2-4 2-5 3-5
3-6 3-6 3-5 4-6 4-6
Khi xếp cặp từ trên xuống dưới cho số 2
Thứ tự sắp xếp
Những cặp ban đầu Giữ lại đối thủ số 6 cho số 1 Đối đấu thủ cho số 1
1-6 1-6 1-6 1-3 1-2
2-4 2-5 2-3 2-6 2-5
3-5 3-4 4-5 4-5 4-6
Khi xếp cặp từ dưới lên trên cho số 6
Những cặp ban đầu Thứ tự sắp xếp
Các phương án
1 2 3 4 5
6-3 6-2 6-1 6-4 6-5
5-2 5-3 4-2 2-1 2-1
4-1 4-1 5-3 5-3 4-3
Khi xếp cặp từ dưới lên trên cho số 5
Thứ tự sắp xếp
Giữ lại đối thủ số 2 cho số 6 Đổi đối thủ cho số 6
Những cặp ban đầu
6-2 6-2 6-4 6-4 6-5
5-3 5-1 5-2 5-1 4-1
4-1 4-3 4-3 3-2 3-2
Cho đối thủ trong một nhóm
Khi xếp cặp từ trên xuống dưới cho số 1
Những cặp ban đầu Thứ tự sắp xếp
Các phương án
1 2 3 4 5 6 7
1-5 1-6 1-7 1-8 1-4 1-3 1-2
2-6 2-5 2-5 2-5 2-6 2-6 3-6
3-7 3-7 3-6 3-6 3-7 4-7 4-7
4-8 4-8 4-8 4-7 5-8 5-8 5-8
Khi xếp cặp từ trên xuống dưới cho số 2
Thứ tự xếp cặp
Giữ lại đối thủ số 7 cho số 1 Đổi đối thủ cho số 1
Những cặp ban đầu
1-7 1-7 1-7 1-8 1-4 1-3 1-2
2-5 2-6 2-8 2-7 2-3 2-4 3-7
3-6 3-5 3-5 3-5 5-6 5-6 4-8
4-8 4-8 4-6 4-6 7-8 7-8 5-6
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro