A Taste of Freedom byVenerable Ajahn Chah-Hương Vị Giải Thoát
Contents
Introduction............................................................................................
Aboutthismind....................................................................................... OnMeditation......................................................................................... ThePathinHarmony.............................................................................
OnDangersOfSamàdhi ......................................................................
TheMiddleWayWithin..........................................................................
ThePeaceBeyond................................................................................... OpeningtheDhammaEye........................................................................ ConventionandLiberation..................................................................... NoAbiding.............................................................................................
RightView-ThePlaceofCoolness......................................................
Epilogue.................................................................................................
Notesonselectedtalks........................................................................
AbouttheAuthor.................................................................................
A Biographical sketch of Ven. Ajahn Chah (PhraBodhinyanaThera).........................................................................
Introduction
The talks translated in this book were all taken from old cassette tape recordings of Venerable Ajahn Chah, some in Thai and some in the North-Eastern dialect, most recorded on poor quality equipment under less than optimum condi- tions. This presented some difficulty in the work of transla- tion, which was overcome by occasionally omitting very unclear passages and at other times asking for advice from other listeners more familiar with those languages. Never- theless there has inevitably been some editing in the proc- ess of making this book. Apart from the difficulties presented by the lack of clarity of the tapes, there is also the necessity of editing when one is taking words from the spo- ken to the written medium. For this, the translator takes full responsibility. Pali words have occasionally been left as they are, in other cases translated. The criteria here has been readability. Those Pali words which were considered short enough or familiar enough to the reader already con- versant with Buddhist terminology have generally been left untranslated. This should present no difficulty, as they are generally explained by the Venerable Ajahn in the course of the talk. Longer words, or words considered to be probably unfamiliar to the average reader, have been translated. Of these, there are two which are particularly noteworthy. They are Kàmasukhallikanuyogo and Attakilamathànu- yogo, which have been translated as Indulgence in Pleas- ure and Indulgence in Pain respectively. These two words occur in no less than five of the talks included in this book and although the translations provided here are not those generally used for these word, they are nevertheless in keeping with the Venerable Ajahn's use of them.
Venerable Ajahn Chah always gave his talks in simple, everyday language. His objective was to clarify the Dhamma, not to confuse his listeners with an overlog of in- formation. Consequently the talks presented here have been rendered into correspondingly simple English. The aim has been to present Ajahn Chah's teaching in both the spirit and the letter.
In this fifth printing of A Taste of Freedom, a number of corrections have been made to clumsily worded pas- sages, of which there are now hopefully less than in the first editions. For such inadequacies the translator must also take responsibility, and hopes the reader will bear with any literary shortcomings in order to receive the full benefit of the teachings contained herein.
The translator.
***
"...That which "looks over" the various factors which arise in meditation is 'sati', mindfulness. Sati is life. Whenever we don't have sati, when we are heedless, it's
as if we are dead.... This sati is simply presence of mind. It's cause for the arising of self-awareness and
wisdom.... Even when we are no longer in samàdhi, sati should be present throughout...."
On Meditation
About this mind...
About this mind.... In truth there is nothing really wrong with it. It is intrinsically pure. Within itself it's already peaceful. That the mind is not peaceful these days is be- cause it follows moods. The real mind doesn't have any- thing to it, it is simply (an aspect of) Nature. It becomes peaceful or agitated because moods deceive it. The un- trained mind is stupid. Sense impressions come and trick it into happiness, suffering, gladness and sorrow, but the mind's true nature is none of those things. That gladness or sadness is not the mind, but only a mood coming to de- ceive us. The untrained mind gets lost and follows these things, it forgets itself. Then we think that it is we who are upset or at ease or whatever.
But really this mind of ours is already unmoving and peaceful... really peaceful! Just like a leaf which is still as long as no wind blows. If a wind comes up the leaf flutters. The fluttering is due to the wind - the "fluttering" is due to those sense impressions; the mind follows them. If it doesn't follow them, it doesn't "flutter." If we know fully the true nature of sense impressions we will be unmoved.
Our practice is simply to see the Original Mind. So we must train the mind to know those sense impressions, and not get lost in them. To make it peaceful. Just this is the aim of all this difficult practice we put ourselves through.
Về cái tâm nầy...
Về cái tâm nầy... trong thực tế không có gì thật sự là sai lầm. Bản chất cố hữu dính liền với nó là trong sạch. Do bản tánh thiên nhiên, tự nó là thanh bình an lạc. Sở dĩ ngày nay tâm không được an lạc là bởi vì nó mãi chạy theo những cảm xúc thương, ghét, buồn, vui, của đời. Cái tâm chân thật không có gì là vui buồn hay thương ghét mà đơn giản chỉ là một sắc thái của Thiên Nhiên. Tâm trở nên an lạc hay chao động vì bị cảm xúc lường gạt. Một cái tâm không được rèn luyện quả thật là khờ dại. Cảm thọ do giác quan đưa đến phỉnh lừa, đưa nó vào những trạng thái hạnh phúc, đau khổ, thỏa thích, hay âu sầu phiền muộn, nhưng bản chất thật sự của tâm thì không có gì như vậy. Trạng thái thỏa thích hay âu sầu ấy không phải là tâm mà chỉ là những cảm xúc, đến để lừa đảo phỉnh gạt chúng ta. Một cái tâm không được rèn luyện sẽ lạc lối và bám sát theo những xúc cảm buồn vui thương ghét ấy và tự quên mình. Rồi ta nghĩ rằng chính ta băn khoăn lo ngại, hoặc dễ chịu thoải mái, hoặc gì khác.
Nhưng trong thực tế tâm vốn không chao động mà thanh bình ... thật sự an lạc! Giống như chiếc lá cây nằm im khi không có gió. Ngọn gió thoảng qua, lá liền chao động. Lá chao động vì gió -- trạng thái tâm "chao động" phát sanh do những cảm xúc. Tâm bám sát, chạy theo. Nếu tâm không chạy theo ắt không "chao động". Nếu chúng ta thấu hiểu tận tường bản chất thật sự của những cảm xúc ắt chúng ta không còn lo âu tư lự.
Pháp hành của chúng ta chỉ để nhận thấy bản chất thật sự của cái Tâm Nguyên Thủy. Như vậy phải rèn luyện tâm để thấu hiểu những cảm xúc và không bị lạc lối trong đó, làm cho tâm thanh bình an lạc. Chính đó là mục tiêu mà ta phải thành đạt xuyên qua bao nhiêu khó khăn của pháp hành.
On Meditation
To calm the mind means to find the right balance. If you try to force your mind too much it goes too far; if you don't try enough it doesn't get there, it misses the point of balance.
Normally the mind isn't still, it's moving all the time, it lacks strength. Making the mind strong and making the body strong are not the same. To make the body strong we have to exercise it, to push it, in order to make it strong, but to make the mind strong means to make it peaceful, not to go thinking of this and that. For most of us the mind has never been peaceful, it has never had the energy of samàdhi,1 so we establish it within a boundary. We sit in meditation, staying with the One who knows.
Pháp hành thiền
...Cái gì bám sát "theo dõi" những yếu tố tâm khác nhau phát sanh trong khi hành thiền là "niệm" (sati). Sati là cả cuộc sống. Mỗi khi ta thất niệm, không có sati, khi ta dể duôi lơ đễnh, là cũng giống như đã chết ... Niệm chỉ là sự hiện hữu của tâm. Đó là nguyên nhân làm phát sanh trạng thái tự hay biết mình và trí tuệ ... Dầu trong khi không nhập định (samàdhi), luôn luôn phải giữ chánh niệm.
Làm cho tâm vắng lặng có nghĩa là tìm đúng trạng thái quân bình. Nếu cố gắng bắt buộc tâm mình làm việc quá sức, ắt nó đi quá xa. Nếu không cố gắng đầy đủ, nó đi không đến nơi đến chốn, mất thăng bằng.
Thông thường, tâm không yên tĩnh ở một nơi luôn luôn chuyển động, nhưng nó kém năng lực. Làm cho tâm có nhiều năng lực và tạo năng lực cho thân không giống nhau. Muốn cho thân có sức mạnh phải thúc đẩy, bắt nó vận động. Nhưng làm cho tâm mạnh có nghĩa là làm cho nó an lạc, không nghĩ ngợi suy tư điều nầy việc nọ. Đối với phần đông chúng ta, tâm không bao giờ an lạc, không bao giờ có được năng lực của "định" (samàdhi) -- trạng thái tâm an trụ và tĩnh lặng do pháp môn hành thiền, ở với "người hiểu biết".
If we force our breath to be too long or too short we're not balanced, the mind won't become peaceful. It's like when we first start to use a pedal sewing machine. At first we just practice pedaling the machine to get our co- ordination right, before we actually sew anything. Following the breath is similar. We don't get concerned over how long or short, weak or strong it is, we just note it. We sim- ply let it be, following the natural breathing.
When it's balanced, we take the breathing as our med- itation object. When we breathe in, the beginning of the breath is at the nose tip, the middle of the breath at the chest and the end of the breath at the abdomen. This is the path of the breath. When we breathe out, the beginning of the breath is at the abdomen, the middle at the chest and the end at the nose tip. We simply take note of this path of the breath at the nose tip, the chest and the abdomen, then at the abdomen, the chest and the tip of the nose. We take note of these three points in order to make the mind firm, to limit mental activity so that mindfulness and self-awareness can easily arise.
Nếu ép buộc hơi thở của mình phải quá dài hay quá ngắn, chúng ta sẽ không quân bình, tâm sẽ không an lạc. Cũng như ta bắt đầu xử dụng bàn máy may đạp bằng chân. Trước tiên chỉ tập đạp không cho quen chân, rồi sau đó mới thật sự may món đồ gì. Theo dõi hơi thở cũng dường thế ấy. Không cần phải lo lắng quan tâm đến hơi thở dài hay ngắn, mạnh hay yếu, chỉ ghi nhận. Chỉ để cho hơi thở tự nhiên diễn tiến và ghi nhận diễn tiến tự nhiên ấy.
Khi hơi thở đều đặn ta sẽ lấy đó làm đề mục hành thiền. Lúc thở vào, đoạn đầu của hơi thở ở tại chót mũi, đoạn giữa tại lồng ngực, và đoạn cuối ở bụng. Đó là con đường của hơi thở. Khi thở ra, đoạn đầu của hơi thở ở bụng, đoạn giữa ở lồng ngực, và đoạn cuối cùng ở chót mũi. Ta chỉ giản dị theo dõi ghi nhận luồng hơi thở ở chót mũi, lồng ngực, và bụng. Rồi bụng, lồng ngực, và chót mũi. Chúng ta ghi nhận ba điểm nầy để làm cho tâm vững chắc, để hạn chế những hoạt động tâm linh nhằm giúp phát sanh dễ dàng tâm chú niệm và tự hay biết mình.
When we are adept at noting these three points we can let them go and note the in and out breathing, concentrat- ing solely at the nose-tip or the upper lip where the air passes on its in and out passage. We don't have to follow the breath, just establish mindfulness in front of us at the nose-tip, and note the breath at this one point - entering, leaving, entering, leaving. There's no need to think of any- thing special, just concentrate on this simple task for now, having continuous presence of mind. There's nothing more to do, just breathing in and out.
Soon the mind becomes peaceful, the breath refined. The mind and body become light. This is the right state for the work of meditation.
Đến lúc đã thuần thục ghi nhận ba điểm nầy, ta có thể không theo dõi hơi thở trọn vẹn từ chót mũi đến bụng nữa mà chỉ chú tâm nơi chót mũi, hoặc ở môi trên, nơi nào mà luồng hơi chạm vào, và chỉ theo dõi hơi thở nơi điểm ấy. Không cần phải đi theo hơi thở, mà chỉ chú niệm vào chót mũi và ghi nhận hơi thở tại ngay điểm duy nhất ấy -- vào, ra, vào, ra ... Không cần phải suy nghĩ gì đặc biệt. Trong hiện tại chỉ tập trung nỗ lực vào nhiệm vụ đơn giản nầy, luôn luôn có sự chú tâm hay biết. Không có gì khác phải làm, chỉ thở vào, thở ra. Không bao lâu tâm trở nên an lạc, hơi thở trở nên vi tế. Thân tâm nhẹ nhàng. Đó là trạng thái đúng, trong công phu hành thiền.
When sitting in meditation the mind becomes refined, but whatever state it's in we should try to be aware of it, to know it. Mental activity is there together with tranquility. There is vitakka. Vitakka is the action of bringing the mind to the theme of contemplation. If there is not much mind- fulness, there will be not much vitakka. Then vicàra, the contemplation around that theme, follows. Various "weak" mental impressions may arise from time to time but our self-awareness is the important thing - whatever may be happening we know it continuously. As we go deeper we are constantly aware of the state of our meditation, know ing whether or not the mind is firmly established. Thus, both concentration and awareness are present.
Khi ngồi thiền, tâm trở nên vi tế, nhưng bất luận trạng thái tâm như thế nào ta phải cố gắng hay biết, thấu hiểu nó. Sinh hoạt tâm linh cùng ở chung với trạng thái vắng lặng. Có chi thiền Tầm (Vitakka), trạng thái tâm đưa đến đề mục. Nếu niệm (sati) yếu, Tầm (Vitakka) cũng yếu. Rồi tiếp theo đó là chi thiền Sát, hay Tứ (Vicàra), tức trạng thái quán niệm quanh quẩn đề mục. Thỉnh thoảng những cảm giác yếu ớt khác nhau có thể phát hiện, nhưng tự hay biết mình là yếu tố quan trọng, bất cứ gì xảy ra, ta liên tục hay biết. Càng đi sâu vào thiền ta càng hay biết thường xuyên trạng thái tâm của ta, thấu hiểu tâm có an trụ vững chắc cùng không. Như vậy cả hai, chú niệm và hay biết đều hiện diện, hành giả luôn luôn chú niệm và hay biết.
To have a peaceful mind does not mean that there's nothing happening, mental impressions do arise. For in- stance, when we talk about the first level of absorption, we say it has five factors. Along with vitakka and vicàra, pãti (rapture) arises with the theme of contemplation and then sukha (happiness). These four things all lie together in the mind established in tranquility. They are as one state.
Tâm an lạc không có nghĩa là không có gì xảy ra, những cảm xúc có thể phát sanh. Thí dụ như khi đề cập đến sơ thiền, tầng vắng lặng đầu tiên, ta nói có năm chi. Cùng với hai chi thiền Tầm và Sát, chi thiền Phỉ (Pìti) cũng phát sanh với đề mục và sau đó là chi thiền Lạc (Sukha). Cả bốn chi thiền nầy đều nằm chung trong tâm vắng lặng, an trụ vững chắc. Tất cả cùng ở chung trong một trạng thái. [1]
The fifth factor is ekaggatà or one-pointedness. You may wonder how there can be one-pointedness when there are all these other factors as well. This is because they all become unified on that foundation of tranquility. Together they are called a state of samàdhi. They are not everyday states of mind, they are factors of absorption. There are these five characteristics, but they do not disturb the basic tranquility. There is vitakka, but it does not dis- turb the mind; vicàra, rapture and happiness arise but do not disturb the mind. The mind is therefore as one with these factors. The first level of absorption is like this.
Chi thứ năm là Nhất Điểm Tâm (Ekaggatà), tâm gom vào một điểm duy nhất. Ta có thể ngạc nhiên, làm sao tâm có thể là "nhất điểm" trong khi còn có những chi thiền khác cùng hiện diện trong một lúc. Đó là vì tất cả đều hợp nhất, an trụ trên nền tảng vắng lặng. Hợp chung lại cả năm chi thiền được gọi chung là "định" (samàdhi). Nó không phải là trạng thái tâm mà ta có hằng ngày, mà là những yếu tố của vắng lặng, các chi thiền. Có năm đặc điểm ấy, nhưng không làm xáo trộn trạng thái vắng lặng căn bản. Có chi Tầm, nhưng nó không khuấy động tâm. Sát, Phỉ, Lạc phát sanh, nhưng không làm xáo trộn tâm. Tâm là một, đồng nhất thể với các chi thiền. Tầng vắng lặng đầu tiên là như vậy.
We don't have to call it First Jhàna,2 Second Jhàna, Third Jhàna and so on, let's just call it "a peaceful mind." As the mind becomes progressively calmer it will dispense with vitakka and vicàra, leaving only rapture and happi- ness. Why does the mind discard vitakka and vicàra? This is because, as the mind becomes more refined, the activity of vitakka and vicàra is too coarse to remain. At this stage, as the mind leaves off vitakka and vicàra, feelings of great rapture can arise, tears may gush out. But as the samàdhi deepens rapture, too, is discarded, leaving only happiness and one-pointedness, until finally even happiness goes and the mind reaches its greatest refinement. There are only equanimity and one-pointedness, all else has been left be- hind. The mind stands unmoving.
Chúng ta không cần đề cập đến các tầng Thiền (Jhàna) -- sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, và tứ thiền -- Hãy gọi nó là "tâm an lạc". Vào lúc trở nên ngày càng vắng lặng hơn, tâm không cần đến Tầm và Sát nữa, mà chỉ còn Phỉ và Lạc. Tại sao tâm loại bỏ Tầm và Sát? Đó là vì khi tâm càng vi tế hơn thì tác động của Tầm và Sát trở thành quá thô thiển để tồn tại chung. Vào giai đoạn nầy, khi tâm loại bỏ Tầm và Sát, những cảm giác phỉ lạc mạnh mẽ có thể phát sanh, nước mắt có thể tuôn chảy. Nhưng khi trạng thái Định vững mạnh sâu sắc thêm, Phỉ cũng bị loại ra, chỉ còn Lạc và Trụ, hay Nhất Điểm Tâm. Cuối cùng, lạc cũng được loại bỏ và tâm tiến đạt đến mức độ vi tế cao nhất, chỉ còn Xả và Nhất Điểm Tâm, tất cả những chi thiền khác đều bị loại. Tâm đứng yên, vững chắc không chao động.
Samàdhi is the state of concentrated calm resulting from meditation practice. Once the mind is peaceful this can happen. You don't have to think a lot about it, it just happens by itself. This is called the energy of a peaceful mind. In this state the mind is not drowsy; the five hin- drances, sense desire, aversion, restlessness, dullness and doubt, have all fled.
Một khi tâm đã an lạc thì điều nầy có thể xảy đến. Quý vị không cần suy tư nhiều về nó, tự nó sẽ đến. Đó là năng lực của tâm an lạc. Trong trạng thái nầy tâm không nghe hôn trầm. Cả năm chướng ngại tinh thần: tham dục, oán ghét, hôn trầm dã dượi, phóng dật lo âu, và hoài nghi đều tan biến.
But if mental energy is still not strong and mindfulness weak, there will occasionally arise intruding mental im- pressions. The mind is peaceful but it's as if there's a "cloudiness" within the calm. It's not a normal sort of drowsiness though, some impressions will manifest - maybe we'll hear a sound or see a dog or something. It's not really clear but it's not a dream either. This is because these five factors have become unbalanced and weak.
Tuy nhiên, nếu năng lực tinh thần vẫn chưa đủ mạnh và chú niệm còn yếu, đôi khi một vài cảm xúc sẽ lẫn xen vào. Tâm an lạc, nhưng trong sự tĩnh lặng dường như có một trạng thái lu mờ. Mặc dầu vậy, đó không phải là loại hôn trầm bình thường, một vài cảm xúc sẽ biểu hiện -- có thể chúng ta nghe một tiếng động hay thấy một vật, con chó hay gì khác.
Nó không phải thật sự rõ ràng nhưng cũng không phải là một giấc mơ. Đó là vì năm pháp triền cái không quân bình và còn yếu ớt.
The mind tends to play tricks within these levels of tranquility. "Imagery" will sometimes arise when the mind is in this state, through any of the senses, and the medita- tor may not be able to tell exactly what is happening. "Am I sleeping? No. Is it a dream? No, it's not a dream...." These impressions arise from a middling sort of tranquil- ity; but if the mind is truly calm and clear we don't doubt the various mental impressions or imagery which arise. Questions like, "Did I drift off then? Was I sleeping? did I get lost?..." don't arise, for they are characteristics of a mind which is still doubting. "Am I asleep or awake?"... Here, it's fuzzy! This is the mind getting lost in its moods. It's like the moon going behind a cloud. You can still see the moon but the clouds covering it render it hazy. It's not like the moon which has emerged from behind the clouds - clear, sharp and bright.
When the mind is peaceful and established firmly in mindfulness and self-awareness, there will be no doubt concerning the various phenomena which we encounter. The mind will truly be beyond the hindrances. We will clearly know as it is everything which arises in the mind. We do not doubt it because the mind is clear and bright. The mind which reaches samàdhi is like this.
Tâm có chiều hướng bày trò phỉnh gạt bên trong những tầng vắng lặng. Những hình ảnh tưởng tượng xuyên qua giác quan, đôi khi sẽ phát sanh khi tâm ở vào trạng thái nầy, và hành giả không thể nói một cách chính xác những gì đã xảy ra, "Tôi có đang ngủ chăng? Không. Phải chăng đó là một giấc mơ." Những cảm giác tương tợ thường phát sanh trong trạng thái vắng lặng; nhưng nếu tâm thật sự vắng lặng và sáng tỏ chúng ta không hoài nghi những cảm giác, hoặc những hình ảnh tưởng tượng khác nhau đã phát sanh. Những thắc mắc như, "Tôi có phóng tâm không? Tôi có ngủ không? Tôi có lạc lối không?" không phát sanh, bởi vì nó là những đặc điểm của cái tâm còn hoài nghi, "Tôi ngủ hay thức? ... Đó, nó bị rối nùi! Đó là cái tâm bị lạc lối trong những cảm giác. Giống như ánh trăng bị vầng mây che án. Ta vẫn còn thấy mặt trăng, nhưng nó bị mây án nên trở thành lu mờ. Không phải như mặt trăng đã vượt ra khỏi đám mây -- trong sáng, rõ ràng và rạng ngời.
Khi tâm an lạc và kiên cố vững chắc trong chú niệm và trong trạng thái tự hay biết, sẽ không còn hoài nghi đối với những hiện tượng khác nhau mà mình gặp phải. Nó sẽ thật sự vượt ra ngoài những chướng ngại tinh thần. Chúng ta sẽ thấu hiểu rõ ràng tất cả những gì phát sanh đến tâm, đúng như chính thật nó là vậy. Chúng ta không hoài nghi bởi vì tâm đã sáng ngời và tỏ rạng. Cái tâm tiến đạt đến "định" (samàdhi) là như vậy.
However some people find it hard to enter samàdhi be- cause it doesn't suit their tendencies. There is samàdhi, but it's not strong or firm. But one can attain peace through the use of wisdom, through contemplating and seeing the truth of things, solving problems that way. This is using wisdom rather than the power of samàdhi. To at- tain calm in practice it's not necessary to sit in meditation, for instance. Just ask yourself, "Ehh, what is that?..." and solve your problem right there! A person with wisdom is like this. Perhaps he can't really attain high levels of samà- dhi, although he develops some, enough to cultivate wis- dom. It's like the difference between farming rice and farming corn. One can depend on rice more than corn for one's livelihood. Our practice can be like this, we depend more on wisdom to solve problems. When we see the truth, peace arises.
Tuy nhiên, vài người cảm thấy khó mà nhập định (samàdhi), bởi vì việc nầy không thích hợp với khuynh hướng tự nhiên của họ. Tâm có định, nhưng không đủ dũng mãnh và không đủ kiên cố. Trong trường hợp nầy, có thể thành tựu an lạc bằng cách dùng trí tuệ để quán chiếu và nhận thấy chân lý của sự vật, giải quyết vấn đề như vậy. Đó là xử dụng trí tuệ, thay vì năng lực của định. Trong thực tế, không cần thiết phải ngồi thiền để thành đạt trạng thái vắng lặng. Chỉ tự hỏi mình, "Ê! Cái gì vậy?" và giải quyết vấn đề ngay tại đó! Người có trí tuệ là vậy. Có thể không thật sự đạt đến những tầng cao nhất của tâm định, mặc dầu vậy người ấy cũng phát triển tâm an trụ đầy đủ để trau giồi trí tuệ. Cũng giống như sự khác biệt giữa trồng lúa và trồng bắp. Để sinh sống, người kia có thể tùy thuộc vào lúa nhiều hơn bắp. Pháp hành của chúng ta cũng dường như thế ấy, tùy thuộc nhiều hơn vào trí tuệ để giải quyết vấn đề. Khi đã thấy chân lý, an lạc sẽ phát sanh.
The two ways are not the same. Some people have in- sight and are strong in wisdom but do not have much samàdhi. When they sit in meditation they aren't very peaceful. They tend to think a lot, contemplating this and that, until eventually they contemplate happiness and suf- fering and see the truth of them. Some incline more to- wards this than samàdhi. Whether standing, walking, sitting or lying,3 enlightenment of the Dhamma can take place. Through seeing, through relinquishing, they attain peace. They attain peace through knowing the truth with- out doubt, because they have seen it for themselves.
Other people have only little wisdom but their samàdhi is very strong. They can enter very deep samàdhi quickly, but not having much wisdom, they cannot catch their de- filements, they don't know them. They can't solve their problems.
Hai đường lối nầy không giống nhau. Vài người có tuệ minh sát và trí tuệ dũng mãnh, nhưng không có nhiều tâm định. Khi ngồi xuống hành thiền họ không thấy nhiều an lạc. Họ có khuynh hướng suy tư buông lung, quán tưởng điều nầy việc nọ, cho đến khi tình cờ họ quán niệm về hạnh phúc và đau khổ và thấy chân lý trong đó. Họ thiên về quán chiếu sự vật hơn là định tâm. Bất luận giờ phút nào -- trong khi đi, đứng, nằm hay ngồi [2]-- ta cũng có thể chứng ngộ Giáo Pháp. Do nhận thấy, do từ bỏ, họ đạt đến an lạc thanh bình. Họ thành tựu trạng thái an lạc bằng cách thấu triệt chân lý mà không chút hoài nghi, bởi vì chính họ đã nhận thấy.
Người khác, có ít trí tuệ nhưng tâm định rất dũng mãnh. Họ có thể nhập định một cách nhanh chóng và thâm sâu, nhưng không có nhiều trí tuệ. Họ không thể chụp bắt được các ô nhiễm của họ, không nhận biết nó. Họ không thể giải quyết vấn đề.
But regardless of whichever approach we use, we must do away with wrong thinking, leaving only Right View. We must get rid of confusion, leaving only peace.
Either way we end up at the same place. There are these two sides to practice, but these two things, calm and insight, go together. We can't do away with either of them. They must go together.
Nhưng, bất luận đường lối nào đã chọn, ta phải loại bỏ suy tư lầm lạc và chỉ giữ lại chánh kiến. Phải loại trừ tình trạng mơ hồ hỗn loạn, chỉ giữ lại an lạc thanh bình. Đàng nào chúng ta cũng chấm dứt cùng một nơi. Pháp hành có hai mặt, vắng lặng và minh sát, nhưng cả hai cùng hợp chung thành một. Không thể bỏ một trong hai. Nó phải cùng đi chung.
That which "looks over" the various factors which arise in meditation is 'sati', mindfulness. This sati is a condition which, through practice, can help other factors to arise. Sati is life. Whenever we don't have sati, when we are heedless, it's as if we are dead. If we have no sati, then our speech and actions have no meaning. This sati is simply recollection. It's a cause for the arising of self-awareness and wisdom. Whatever virtues we have cultivated are im- perfect if lacking in sati. Sati is that which watches over us while standing, walking, sitting and lying. Even when we are no longer in samàdhi, sati should be present through- out.
Cái gì "canh chừng" những yếu tố khác nhau phát sanh trong lúc hành thiền là sati, niệm. Xuyên qua pháp hành, niệm là điều kiện có thể trợ duyên cho các yếu tố khác khởi sanh. Niệm là sự sống. Bất cứ lúc nào không có niệm, khi ta để tâm buông lung vọng động, thì dường như ta chết. Nếu không có niệm, lời nói và hành động của ta không có ý nghĩa. Niệm ở đây chỉ là sự hiện hữu của tâm. Niệm tạo nhân duyên cho trạng thái tự hay biết và trí tuệ phát sanh. Nếu không có niệm thì bất cứ đức hạnh nào mà ta trau giồi cũng sẽ không toàn hảo. Niệm là cái gì canh chừng chúng ta trong khi đi, đứng, nằm, ngồi. Dầu trong những lúc mà chúng ta không định, phải luôn luôn giữ chánh niệm.
Whatever we do we take care. A sense of shame4 will arise. We will feel ashamed about the things we do which aren't correct. As shame increases, our collectedness will increase as well. When collectedness increases, heedless- ness will disappear. Even if we don't sit in meditation, these factors will be present in the mind.
Bất luận gì ta làm, phải thận trọng. Một ý thức hổ thẹn [3] phát sanh. Ta sẽ cảm nghe hổ thẹn vì việc mà ta làm đã tỏ ra là sai lầm. Khi hổ thẹn tăng trưởng, tâm niệm cũng tăng trưởng. Khi tâm niệm tăng trưởng, tâm dể duôi buông lung sẽ tan biến. Dầu không phải lúc ta đang ngồi thiền những yếu tố ấy vẫn hiện hữu trong tâm.
And this arises because of cultivating sati. Develop sati! This is the dhamma which looks over the work we are do- ing or have done in the past. It has usefulness. We should know ourselves at all times. If we know ourselves like this, right will distinguish itself from wrong, the path will be- come clear, and cause for all shame will dissolve. Wisdom will arise.
Điều ấy phát sanh bởi vì tâm niệm của ta đã được trau giồi. Hãy phát triển chú niệm! Đó là yếu tố canh chừng, trông nom công việc mà ta đang làm hoặc đã làm trong quá khứ. Nó thật sự là hữu dụng. Chúng ta phải luôn luôn tự hiểu biết mình. Như thế ấy, những gì đúng đắn hay sai lầm sẽ được phân biệt rành mạch, con đường sẽ trở nên tỏ rạng và nguyên nhân sanh hổ thẹn sẽ biến tan. Trí tuệ sẽ bừng dậy.
We can bring the practice all together as morality, con- centration and wisdom. To be collected, to be controlled, this is morality. The firm establishing of the mind within that control is concentration. Complete, overall knowledge within the activity in which we are engaged is wisdom. The practice in brief is just morality, concentration and wis- dom, or in other words, the path. There is no other way.
Chúng ta có thể gom chung pháp hành lại trong ba pháp tu học: Giới, Định, Tuệ. Trầm tĩnh tự kiểm soát là Giới. Kiên trì củng cố tâm vững chắc trong khuôn khổ của sự kiểm soát ấy là Định. Thấu hiểu trọn vẹn, tận tường và rành mạch trong mọi sinh hoạt là Tuệ. Tóm tắt, pháp hành chỉ là Giới, Định, Tuệ, hoặc nói cách khác, là Con Đường. Không có đường lối nào khác.
"...With right samàdhi, no matter what level of calm is reached, there is awareness. There is full mindfulness and clear comprehension. This is the samàdhi which can give
rise to wisdom, one cannot get lost in it. Practitioners should understand this well..."
The Path in Harmony.
... Với chánh định, bất luận tầng lớp vắng lặng nào mà ta thành đạt, cũng có sự hay biết. Có chú niệm đầy đủ và hiểu biết rõ ràng. Đó là tâm định có thể làm phát sanh trí tuệ, ta không thể bị lạc lối trong đó. Hành giả phải hiểu biết đúng như vậy ...
The Path in Harmony
Today I would like to ask you all. "Are you sure yet, are you certain in your meditation practice?" I ask because these days there are many people teaching meditation, both monks and laypeople, and I'm afraid you may be sub- ject to wavering and doubt. If we understand clearly, we will be able to make the mind peaceful and firm.
You should understand "the Eightfold Path" as moral- ity, concentration and wisdom. The path comes together as simply this. Our practice is to make this path arise within us.
Điều hòa trên con đường
Hôm nay Sư muốn hỏi tất cả quý vị, "Quý vị đã chắc chắn chưa, quý vị đã vững lòng tin chắc nơi pháp hành thiền của mình chưa? Sở dĩ Sư hỏi như vậy là vì hiện nay có rất nhiều người dạy thiền, xuất gia có mà cư sĩ cũng có, và Sư e sợ rằng quý vị có thể hoang mang và hoài nghi. Nếu thấu hiểu rõ ràng, ta có thể làm cho tâm trở nên an lạc và vững chắc, không chao động.
Quý vị phải hiểu rằng Bát Chánh Đạo là Giới, Định, và Tuệ. Keo gọn lại con đường thì nó chỉ đơn giản là như vậy. Pháp hành của chúng ta là làm cho con đường ấy phát sanh bên trong mình.
When sitting meditation we are told to close the eyes, not to look at anything else, because now we are going to look directly at the mind. When we close our eyes, our at- tention comes inwards. We establish our attention on the breath, center our feelings there, put our mindfulness there. When the factors of the path are in harmony we will be able to see the breath, the feelings, the mind and its mood for what they are. Here we will see the "focus point," where samàdhi and the other factors of the Path converge in harmony.
Hôm nay Sư muốn hỏi tất cả quý vị, "Quý vị đã chắc chắn chưa, quý vị đã vững lòng tin chắc nơi pháp hành thiền của mình chưa? Sở dĩ Sư hỏi như vậy là vì hiện nay có rất nhiều người dạy thiền, xuất gia có mà cư sĩ cũng có, và Sư e sợ rằng quý vị có thể hoang mang và hoài nghi. Nếu thấu hiểu rõ ràng, ta có thể làm cho tâm trở nên an lạc và vững chắc, không chao động.
Quý vị phải hiểu rằng Bát Chánh Đạo là Giới, Định, và Tuệ. Keo gọn lại con đường thì nó chỉ đơn giản là như vậy. Pháp hành của chúng ta là làm cho con đường ấy phát sanh bên trong mình.
When we are sitting in meditation, following the breath, think to yourself that now you are sitting alone. There is no-one sitting around you, there is nothing at all. Develop this feeling that you are sitting alone until the mind lets go of all externals, concentrating solely on the breath. If you are thinking, "This person is sitting over here, that person is sitting over there," there is no peace, the mind doesn't come inwards. Just cast all that aside un- til you feel there is no-one sitting around you, until there is nothing at all, until you have no wavering or interest in your surroundings.
Khi ngồi lại hành thiền, theo dõi hơi thở, hãy nghĩ thầm rằng hiện thời mình đang ngồi đơn độc một mình. Quanh mình không có ai ngồi. Không có gì cả. Hãy cảm nghĩ rằng ta đang ngồi một mình, cho đến khi tâm không còn nghĩ ngợi gì đến ngoại cảnh, chỉ chăm chú vào hơi thở mà thôi. Nếu ta nghĩ, "Người nầy ngồi đây, người kia ngồi chỗ kia", ắt không có an lạc, tâm không hướng vào trong. Hãy gạt bỏ tất cả những suy tư nghĩ ngợi ấy qua một bên cho đến khi cảm nghe rằng không có ai ngồi quanh mình, cho đến khi không còn gì hết, cho đến khi tâm không còn giao động hay bận bịu đến cảnh vật bên ngoài.
Let the breath go naturally, don't force it to be short or long or whatever, just sit and watch it going in and out. When the mind lets go of all external impressions, the sounds of cars and such will not disturb you. Nothing, whether sights or sounds, will disturb you, because the mind doesn't receive them. Your attention will come to- gether on the breath.
Hãy để cho luồng hơi thở trôi chảy tự nhiên, không nên ép nó phải ngắn hay dài, hay như thế nào khác. Chỉ ngồi theo dõi, trông chừng hơi vào, hơi ra. Khi tâm buông bỏ, không chú trọng đến những cảm kích từ bên ngoài đến, thì tiếng động của xe hay những âm thanh tương tợ không còn khuấy động ta nữa. Không có gì, dầu tiếng động hay hình thể, làm cho ta giao động bởi vì tâm không còn cảm nhận nó nữa. Sự chú tâm của ta đã nhập vào cùng với hơi thở là một.
If the mind is confused and won't concentrate on the breath, take a full, deep breath, as deep as you can, and then let it all out till there is none left. Do this three times and then re-establish your attention. The mind will become calm.
It's natural for it to be calm for a while, and then rest- lessness and confusion may arise again. When this happens, concentrate, breathe deeply again, and them re- establish your attention on the breath. Just keep going like this. When this has happened many times you will become adept at it, the mind will let go of all external manifesta- tions. External impressions will not reach the mind. Sati will be firmly established. As the mind becomes more re- fined, so does the breath. Feelings will become finer and finer, the body and mind will be light. Our attention is solely on the inner, we see the in-breaths and out-breaths clearly, we see all impressions clearly. We will see the coming together of Morality, Concentration and Wisdom. This is called the Path in harmony. When there is this harmony our mind will be free of confusion, it will come together as one. This is called samàdhi.
After watching the breath for a long time, it may become very refined; the awareness of the breath will grad- ually cease, leaving only bare awareness. The breath may become so refined it disappears! Perhaps we are "just sitting," as if there is no breathing at all. Actually there is breathing, but it seems as if there's none. This is because the mind has reached its most refined state, there is just bare awareness. It has gone beyond the breath. The know- ledge that the breath has disappeared becomes estab- lished. What will we take as our object of meditation now? We take just this knowledge as our object, that is, the awareness that there's no breath.
Nếu tâm còn vọng động và không thể tập trung vào hơi thở, hãy thở vào thật dài, thật sâu, rồi từ từ thở ra cho hết, chí đến khi không còn hơi trong lồng ngực. Làm như vậy ba lần, rồi trở lại chú niệm bình thường. Tâm sẽ an trụ trở lại.
Tâm sẽ an trụ một lúc rồi phóng dật, vọng động trở lại, điều đó cũng là tự nhiên. Khi trường hợp như vậy xảy ra, hãy thở hơi thật dài, thật sâu như trước và tâm luôn luôn theo dõi luồng hơi. Cứ tiếp tục làm như vậy. Lặp đi lặp lại nhiều lần, tâm sẽ quen, trở nên thuần thục, và sẽ buông bỏ. Ngoại cảnh không còn lẻn nhập vào tâm. Chú niệm (sati) sẽ kiên cố vững chắc. Khi tâm trở nên tế nhị, hơi thở càng tinh vi. Cảm xúc càng lúc càng trở nên vi tế, thân tâm sẽ nhẹ nhàng. Sự chú tâm của ta hoàn toàn hướng vào bên trong. Ta nhận thấy hơi thở ra thở vào một cách rõ ràng, và thấy rõ ràng những cảm xúc. Ta sẽ thấy Giới, Định và Tuệ cùng hợp chung lại. Đó gọi là Con Đường Trong Trạng Thái Điều Hòa. Tâm không còn vọng động mà tập trung lại làm một. Hiện tượng nầy được gọi là samàdhi, định.
Sau khi theo dõi hơi thở một thời gian lâu có thể hành giả nhận thấy rằng luồng hơi thở trở nên rất tế nhị, càng lúc càng tế nhị hơn ... và tình trạng "hay biết hơi thở" dần dần chấm dứt, chỉ còn hay biết suông. Luồng hơi mất hẳn! Có thể hành giả "chỉ ngồi đó", mà dường như không còn thở gì hết. Trong thực tế, vẫn còn thở, nhưng dường như không còn gì hết. Đó là vì tâm đã đạt đến mức độ vô cùng vi tế, đã vượt ra ngoài hơi thở, chỉ còn sự hay biết. Lúc bấy giờ hành giả hiểu biết luồng hơi thở đã tan biến, và sự hiểu biết nầy đã được ổn định. Hơi thở đã mất, bây giờ phải lấy gì làm đề mục hành thiền? Ta chỉ lấy sự hiểu biết ấy làm đề mục, tức hay biết rằng không còn hơi thở.
Unexpected things may happen at this time; some peo- ple experience them, some don't. If they do arise, we should be firm and have strong mindfulness. Some people see that the breath has disappeared and get a fright, they're afraid they might die. Here we should know the situation just as it is. We simply notice that there's no breath and take that as our object of awareness. This, we can say, is the firmest, surest type of samàdhi. There is only one firm, unmoving state of mind. Perhaps the body will become so light it's as if there is no body at all. We feel like we're sitting in empty space, all seems empty. Although this may seem very un- usual, you should understand that there's nothing to worry about. Firmly establish your mind like this.
Đến đây nhiều hiện tượng bất ngờ có thể xảy dến hành giả; vài vị chứng nghiệm, vài vị không. Nếu có xảy đến, ta phải giữ chánh niệm vững chắc và dũng mãnh. Vài người thấy mất hơi thở thì phát sợ, họ sợ có thể chết. Nơi đây ta phải thấu hiểu hoàn cảnh cho đúng. Chỉ đơn giản ghi nhận rằng không còn hơi thở, và lấy trạng thái không có hơi thở ấy làm đề mục hành thiền. Ta có thể nói rằng đó là loại định vững vàng và chắc chắn nhất. Chỉ còn một trạng thái tâm vững chắc, không chao động. Có thể hành giả cảm nghe thân mình nhẹ nhàng dường như không có thân, hay cảm nghe như mình ngồi trong hư không, tất cả như trống rỗng. Mặc dầu điều ấy có thể hình như bất thường, quý vị phải hiểu rằng không có gì đáng lo sợ. Hãy giữ tâm kiên cố như vậy.
When the mind is firmly unified, having no sense im- pressions to disturb it, one can remain in that state for any length of time. There will be no painful feelings to disturb us. When samàdhi has reached this level, we can leave it when we choose, but if we come out of this samàdhi we do so comfortably, not because we've become bored with it or tired. We come out because we've had enough for now, we feel at ease, we have no problems at all.
If we can develop this type of samàdhi, then if we sit, say, thirty minutes or an hour, the mind will be cool and calm for many days. When the mind is cool and calm like this, it is clean. Whatever we experience, the mind will take up and investigate. This is a fruit of samàdhi.
Khi tâm đã vững chắc an trụ, không bị cảm xúc nào khuấy động, ta có thể ở trong trạng thái nầy bao lâu cũng được. Những cảm giác đau nhức trong cơ thể không còn làm bận rộn nữa. Khi tâm định tiến đạt đến mức độ nầy ta có thể xuất thiền bất cứ lúc nào theo ý muốn, rời trạng thái định một cách thoải mái, không phải vì mệt mỏi hay vì chán nản. Chúng ta xuất ra khỏi định bởi vì thấy rằng giờ đây như vậy đã đủ, xuất ra trong tình trạng thoải mái dễ chịu, không có gì bận rộn.
Nếu ta có thể phát triển loại tâm định nầy và ngồi, thí dụ như nửa giờ hay một giờ, tâm sẽ trở nên mát mẻ và vắng lặng trong nhiều ngày. Khi tâm mát mẻ và vắng lặng như vậy thì nó trong sạch. Bất cứ gì mà ta chứng nghiệm tâm sẽ quan sát tỉ mỉ. Đó là thành quả của tâm định.
Morality has one function, concentration has another function and Wisdom another. These factors are like a cycle. We can see them all within the peaceful mind. When the mind is calm it has collectedness and restraint because of wisdom and the energy of concentration. As it becomes more collected it becomes more refined, which in turn gives morality the strength to increase in purity. As our morality becomes purer, this will help in the development of concen- tration. When concentration is firmly established it helps in the arising of wisdom. Morality, concentration and wisdom help each other, they are inter-related like this. In the end the Path becomes one and functions at all times. We should look after the strength which arises from the path, because it is the strength which leads to Insight and Wisdom.
Khi tâm đã vững chắc an trụ, không bị cảm xúc nào khuấy động, ta có thể ở trong trạng thái nầy bao lâu cũng được. Những cảm giác đau nhức trong cơ thể không còn làm bận rộn nữa. Khi tâm định tiến đạt đến mức độ nầy ta có thể xuất thiền bất cứ lúc nào theo ý muốn, rời trạng thái định một cách thoải mái, không phải vì mệt mỏi hay vì chán nản. Chúng ta xuất ra khỏi định bởi vì thấy rằng giờ đây như vậy đã đủ, xuất ra trong tình trạng thoải mái dễ chịu, không có gì bận rộn.
Nếu ta có thể phát triển loại tâm định nầy và ngồi, thí dụ như nửa giờ hay một giờ, tâm sẽ trở nên mát mẻ và vắng lặng trong nhiều ngày. Khi tâm mát mẻ và vắng lặng như vậy thì nó trong sạch. Bất cứ gì mà ta chứng nghiệm tâm sẽ quan sát tỉ mỉ. Đó là thành quả của tâm định.
On Dangers Of Samàdhi
Về Những Hiểm Họa Của Tâm Định
Samàdhi is capable of bringing much harm or much bene- fit to the meditator, you can't say it brings only one or the other. For one who has no wisdom it is harmful, but for one who has wisdom it can bring real benefit, it can lead him to Insight.
That which can be most harmful to the meditator is Absorption Samàdhi (Jhàna), the samàdhi with deep, sus- tained calm. This samàdhi brings great peace. Where there is peace, there is happiness. When there is happiness, at- tachment and clinging to that happiness arise. The medi- tator doesn't want to contemplate anything else, he just wants to indulge in that pleasant feeling. When we have been practicing for a long time we may become adept at entering this samàdhi very quickly. As soon as we start to note our meditation object, the mind enters calm, and we don't want to come out to investigate anything. We just get stuck on that happiness. This is a danger to one who is practicing meditation.
Tâm định (samàdhi) có thể đem lại nhiều tai hại cũng như nhiều lợi ích đến hành giả. Ta không thể nói quả quyết điều nầy hay điều nọ. Đối với người không có trí tuệ thì có hại, nhưng với người có trí tuệ thì tâm định đem lại nhiều lợi ích thật sự. Tâm định có thể đưa đến Tuệ Minh Sát.
Điều có thể gây tai hại lớn lao nhất cho hành giả là các tầng Thiền (Jhàna), tâm định với trạng thái vắng lặng vững chắc và thâm sâu. Tâm định nầy đem lại rất nhiều an lạc. Khi có an lạc là có thỏa thích. Khi thỏa thích ắt có luyến ái, dính mắc, và bám níu chặt chẽ vào sự thỏa thích ấy. Hành giả không còn muốn quán chiếu gì khác nữa mà chỉ thỏa thích trong thọ cảm nhàn lạc mà mình đang hưởng. Khi hành thiền lâu ngày chúng ta có thể dễ dàng nhập vào trạng thái định nầy một cách mau lẹ. Vừa bắt đầu ghi nhận đề mục là tâm trở nên vắng lặng, và ta không muốn rời khỏi nó để quán chiếu gì khác. Ta chỉ dính kẹt trong thỏa thích ấy. Đó là mối nguy hại có thể đến với người hành thiền.
We must use Upacàra Samàdhi. Here, we enter calm and then, when the mind is sufficiently calm, we come out and look at outer activity.5 Looking at the outside with a calm mind gives rise to wisdom. This is hard to understand, because it's almost like ordinary thinking and imagining. When thinking is there, we may think the mind isn't peace- ful, but actually that thinking is taking place within the calm. There is contemplation but it doesn't disturb the calm. We may bring thinking up in order to contemplate it. Here we take up the thinking to investigate it, it's not that we are aimlessly thinking to investigate it, it's not that we are aim- lessly thinking or guessing away; it's something that arises from a peaceful mind. This is called "awareness within calm and calm within awareness." If it's simply ordinary thinking and imagining, the mind won't be peaceful, it will be dis- turbed. But I am not talking about ordinary thinking, this is a feeling that arises from the peaceful mind. It's called "con- templation." Wisdom is born right here.
Ta phải dùng cận định (upacàra samàdhi). Nơi đây, nhập vào trạng thái vắng lặng, và khi tâm đã đủ vắng lặng thì ta ra ngoài và nhìn vào "sinh hoạt bên ngoài" [5]. Nhìn ngoại cảnh với tâm vắng lặng sẽ giúp phát sanh trí tuệ. Điều nầy khó hiểu một cách rõ ràng bởi vì nó cũng gần giống nhau, cũng tương tợ như ta suy tư và tưởng tượng thường ngày. Khi suy tư, ta có thể nghĩ rằng tâm không an lạc, nhưng trong thực tế suy tư nầy nằm bên trong vắng lặng. Có quán chiếu, nhưng vắng lặng không bị khuấy động. Ta có thể làm nổi bật ý nghĩ hay sự suy tư ấy lên để quán chiếu nó. Nơi đây, ta khơi dậy ý nghĩ lên để quan sát, tìm hiểu nó, chớ không phải suy tư buông lung, không có mục tiêu, cũng không phải đoán chừng. Nó là cái gì phát sanh từ tâm an lạc thanh bình. Điều nầy được gọi là "hay biết bên trong vắng lặng, và vắng lặng bên trong hay biết." Nếu chỉ là suy tư thông thường và tưởng tượng thì tâm ắt không an lạc mà sẽ chao động. Nhưng nơi đây Sư không đề cập đến suy tư thông thường, đây là cảm giác phát sanh từ cái tâm thanh bình an lạc. Đó là "quán niệm". Trí tuệ phát sanh ngay từ đây.
So, there can be right samàdhi and wrong samàdhi. Wrong samàdhi is where the mind enters calm and there's no awareness at all. One could sit for two hours or even all day but the mind doesn't know where it's been or what's happened. It doesn't know anything. There is calm, but that's all. It's like a well-sharpened knife which we don't bother to put to any use. This is a deluded type of calm, be- cause there is not much self-awareness. The meditator may think he has reached the ultimate already, so he doesn't bother to look for anything else. Samàdhi can be an enemy at this level. Wisdom cannot arise because there is no awareness of right and wrong.
With right samàdhi, no matter what level of calm is reached, there is awareness. There is full mindfulness and clear comprehension. This is the samàdhi which can give rise to wisdom, one cannot get lost in it. Practitioners should understand this well. You can't do without this awareness, it must be present from beginning to end. This kind of samàdhi has no danger.
Như vậy, có thể có chánh định và tà định. Tà định là khi nào tâm lắng vào trạng thái vắng lặng mà không có sự hay biết gì hết. Ta có thể ngồi trong hai tiếng, hoặc ngồi cả ngày đi nữa, nhưng tâm không biết mình ở đâu hay điều gì đã xảy ra. Không biết gì hết. Có vắng lặng, nhưng chỉ có chừng đó. Cũng giống như một lưỡi dao đã được mài giũa thật bén nhưng ta không màng dùng vào việc gì. Đó là một loại vắng lặng si mê, bởi vì không tự biết mình. Lúc bấy giờ hành giả có thể nghĩ rằng mình đã đạt đến tột đỉnh và không màng tìm kiếm gì khác. Trong trường hợp nầy thì định (samàdhi) có thể là người thù. Trí tuệ không thể phát sanh bởi vì không có sự hay biết điều nào là đúng, điều nào sai.
Với Chánh Định, dầu ở tầng lớp vắng lặng nào mà ta đạt đến, luôn luôn có sự hay biết. Có niệm đầy đủ và hay biết rõ ràng. Đó là tâm định có khả năng giúp cho trí tuệ phát khởi, ta không thể lạc lối trong đó. Người hành thiền phải thấu hiểu chắc chắn điều nầy. Không có sự hay biết quý vị không thể thành công. Phải hay biết từ đầu đến cuối. Loại định nầy không nguy hại.
You may wonder where does the benefit arise, how does the wisdom arise, from samàdhi? When right samàdhi has been developed, wisdom has the chance to arise at all times. When the eye sees form, the ear hears sound, the nose smells odor, the tongue experiences taste, the body experiences touch or the mind experiences mental impressions - in all postures - the mind stays with full know- ledge of the true nature of those sense impressions, it doesn't "pick and choose." In any posture we are fully aware of the birth of happiness and unhappiness. We let go of both of these things, we don't cling. This is called Right Practice, which is present in all postures. These words "all postures" do not refer only to bodily postures, they refer to the mind, which has mindfulness and clear comprehension of the truth at all times. When samàdhi has been rightly developed, wisdom arises like this. This is called "insight," knowledge of the truth.
Quý vị có thể thắc mắc, tự hỏi vậy lợi ích phát sanh ở đâu, trí tuệ phát sanh như thế nào, có phải từ tâm định không? Khi chánh định đã được trau giồi và phát triển đầy đủ thì trí tuệ có thể phát khởi bất luận lúc nào. Khi mắt nhìn thấy hình thể, tai nghe âm thanh, mũi hửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý chứng nghiệm cảm xúc -- dầu ở trong oai nghi nào -- tâm vẫn luôn luôn hay biết đầy đủ bản chất thật sự của những thọ cảm ấy và không đeo níu theo. Khi tâm có trí tuệ dầu ở trong oai nghi nào, chúng ta hay biết đầy đủ sự phát sanh hạnh phúc và đau khổ. Chúng ta buông bỏ cả hai, không bám níu vào cái nào. Đó là hành đúng chánh pháp trong tất cả oai nghi. Những danh từ "tất cả oai nghi" không phải chỉ hàm xúc những oai nghi của thân như đi, đứng, nằm, ngồi mà còn chỉ cái tâm, trong tất cả trạng thái tâm, luôn luôn chú niệm và hay biết rõ ràng chân lý. Khi định được phát triển và trau giồi chân chánh thì trí tuệ phát sanh như thế ấy. Đó là Tuệ Minh Sát, tình trạng thấu triệt chân lý.
There are two kinds of peace - the coarse and the re- fined. The peace which comes from samàdhi is the coarse type. When the mind is peaceful there is happiness. The mind then takes this happiness to be peace. But happiness and unhappiness are becoming and birth. There is no escape from saüsàra6 here because we still cling to them. So happiness is not peace, peace is not happiness.
Có hai loại an lạc -- loại thô kịch và loại vi tế. An lạc phát sanh từ tâm định là loại thô. Khi tâm an lạc ắt có thỏa thích, hạnh phúc. Tâm lầm tưởng hạnh phúc ấy là an lạc. Nhưng hạnh phúc và đau khổ là "hữu", sự trở thành và "sanh". Không thoát ra khỏi vòng luân hồi, samsàra, bởi vì chúng ta còn bám níu vào nó. Như vậy, hạnh phúc không phải là an lạc, an lạc không phải là hạnh phúc.
The other type of peace is that which comes from wis- dom. Here we don't confuse peace with happiness; we know the mind which contemplates and knows happiness and unhappiness as peace. The peace which arises from wisdom is not happiness, but is that which sees the truth of both happiness and unhappiness. Clinging to those states does not arise, the mind rises above them. This is the true goal of all Buddhist practice.
***
Loại hạnh phúc kia phát sanh từ trí tuệ. Nơi đây chúng ta không còn lẫn lộn an lạc với hạnh phúc. Chúng ta thấu triệt cái tâm quán chiếu hạnh phúc và đau khổ. Trạng thái an lạc phát sanh từ trí tuệ không phải là hạnh phúc mà là cái gì nhận thấy chân lý của cả hai, hạnh phúc và đau khổ. Không có sự bám níu vào hai trạng thái ấy, tâm đã vượt lên cao hơn tầng lớp hạnh phúc và đau khổ. Đó là mục tiêu cứu cánh của tất cả những pháp hành trong Phật Giáo.
"...The Buddha laid down Morality, Concentration and Wisdom as the Path to peace, the way to enlightenment.
But in truth these things are not the essence of Buddhism. They are merely the Path... The essence of Buddhism is peace, and that peace arises from truly knowing the nature of all things...."
... Đức Phật ban truyền ba pháp tu học: Giới, Định và Tuệ. Đó là Con Đường dẫn đến thanh bình an lạc, đường đến giác ngộ. Nhưng trong thực tế, ba pháp ấy không phải là tinh hoa của Phật Giáo. Đó chỉ là Con Đường ... Tinh hoa của Phật Giáo là an lạc, và trạng thái an lạc nầy phát sanh từ sự thấu triệt thực tướng của vạn pháp ...
The Middle Way Within.
The Middle Way Within
The teaching of Buddhism is about giving up evil and prac- ticing good. Then, when evil is given up and goodness is established, we must let go of both good and evil. We have already heard enough about wholesome and unwhole- some conditions to understand something about them, so I would like to talk about the Middle Way, that is, the path to escape from both of those things.
All the Dhamma talks and teachings of the Buddha have one aim - to show the way out of suffering to those who have not yet escaped. The teachings are for the pur- pose of giving us the right understanding. If we don't un- derstand rightly, then we can't arrive at peace.
When the various Buddhas became enlightened and gave their first teachings, they all declared these two ex- tremes - indulgence in pleasure and indulgence in pain.7 These two ways are the ways of infatuation, they are the ways between which those who indulge in sense pleasures must fluctuate, never arriving at peace. They are the paths which spin around in saüsàra.
Phật Giáo dạy ta không làm điều ác và làm những việc thiện. Như vậy, khi điều ác đã được lánh xa và điều thiện đã vững chắc ổn định, ta phải buông bỏ cả hai, thiện và ác. Chúng ta đã có nghe và đã có một kiến thức đầy đủ về những nghiệp thiện và nghiệp bất thiện. Giờ đây Sư muốn đề cập đến Trung Đạo, tức con đường lẫn thoát ra cả hai, thiện và bất thiện nghiệp.
Tất cả những bài giảng về Giáo Pháp và những lời dạy của Đức Phật chỉ nhằm một mục tiêu là vạch tỏ và rọi sáng con đường dẫn ra khỏi mọi đau khổ, cho những ai còn chưa lẫn thoát. Những lời dạy nầy nhằm cho ta một sự hiểu biết chân chánh, chánh kiến. Nếu không hiểu biết chân chánh ắt ta không thể đạt đến an lạc. Khi những vị Phật khác nhau chứng ngộ Chánh Đẳng Chánh Giác và ban truyền những lời dạy đầu tiên thì tất cả các Ngài đều vạch rõ hai cực đoan -- Lợi Dưỡng Trong Dục Lạc và Lợi Dưỡng Trong Đau Khổ. Đó là hai con đường mê hoặc, là hai lối sống cực đoan làm cho những ai say mê trong đó phải luôn luôn vọng động, không bao giờ được thanh bình an lạc. Đó là hai con đường dẫn dắt và cột chặt chúng sanh trong vòng luân hồi, sanh tử triền miên.
The Enlightened One observed that all beings are stuck in these two extremes, never seeing the Middle Way of Dhamma, so he pointed them out in order to show the pen- alty involved in both. Because we are still stuck, because we are still wanting, we live repeatedly under their way. The Buddha declared that these two ways are the ways of intoxication, they are not the way of a meditator, nor the ways to peace. These ways are indulgence in pleasure and indulgence in pain, or, to put it simply, the way of slack- ness and the way of tension. If you investigate within, moment by moment, you will see that the tense way is anger, the way of sorrow. Going this way there is only dif- ficulty and distress. Indulgence in Pleasure - if you've es- caped from this, it means you've escaped from happiness. These ways, both happiness and unhappiness, are not peaceful states. The Buddha taught to let go of both of them. This is right practice. This is the Middle Way.
Đấng Toàn Giác nhận thức rằng tất cả chúng sanh đều bị dính kẹt trong hai cực đoan ấy, không bao giờ thấy được Trung Đạo của Giáo Pháp. Do đó Ngài giáo truyền lối sống ở khoảng giữa, nhằm vạch rõ tầm mức nguy hại của cả hai cực đoan. Vì chúng ta còn dính kẹt, còn ham muốn, nên chúng ta vẫn phải còn mãi mãi sống dưới sự chi phối của nó. Đức Phật tuyên ngôn rằng cả hai đều là con đường đầu độc, không phải con đường của người hành thiền, không đưa đến an lạc. Hai con đường ấy là lợi dưỡng, đắm chìm trong những thú vui của trần thế và say mê trong cuộc sống ép xác khổ hạnh hay một cách đơn giản, là con đường dể duôi buông lung và con đường căng thẳng. Nếu hướng cái nhìn vào và quán chiếu bên trong mình từng giờ, từng phút, từng khoảnh khắc, quý vị sẽ thấy rằng con đường căng thẳng là sân hận, là ưu phiền, sầu muộn. Noi theo con đường ấy chỉ đến khó khăn và thất vọng. Còn Lợi Dưỡng Trong Dục Lạc -- nếu quý vị lẫn thoát ra được khỏi nó tức là quý vị đã thoát ra khỏi thỏa thích. Cả hai con đường, hạnh phúc và đau khổ, đều không phải là đường lối dẫn đến trạng thái an lạc. Đức Phật dạy ta nên buông bỏ cả hai, không bám níu vào đau khổ mà cũng không dính kẹt trong hạnh phúc. Đó là Pháp Hành Chân Chánh. Đó là Trung Đạo.
These words, "the Middle Way," do not refer to our body and speech, they refer to the mind. When a mental impression which we don't like arises, it affects the mind and there is confusion. When the mind is confused, when it's "shaken up," this is not the right way. When a mental impression arises which we like, the mind goes to indul- gence in pleasure - that's not the way either.
We people don't want suffering, we want happiness. But in fact happiness is just a refined form of suffering. Suffering itself is the coarse form. You can compare them to a snake. The head of the snake is unhappiness, the tail of the snake is happiness. The head of the snake is really dangerous, it has the poisonous fangs. If you touch it, the snake will bite straight away. But never mind the head, even if you go and hold onto the tail, it will turn around and bite you just the same, because both the head and the tail belong to the one snake.
In the same way, both happiness and unhappiness, or pleasure and sadness, arise from the same parent - want- ing. So when you're happy the mind isn't peaceful. It really isn't! For instance, when we get the things we like, such as wealth, prestige, praise or happiness, we become pleased as a result. But the mind still harbors some uneasiness be- cause we're afraid of losing it. That very fear isn't a peace- ful state. Later on we may actually lose that thing and then we really suffer. Thus, if you aren't aware, even if you're happy, suffering is imminent. It's just the same as grabbing the snake's tail - if you don't let go it will bite. So whether it's the snake's tail or its head, that is, wholesome or un- wholesome conditions, they're all just characteristics of the Wheel of Existence, of endless change.
Những danh từ "Trung Đạo" không nhắm vào thân và khẩu mà nhắm vào ý. Khi những cảm xúc mà ta không ưa thích phát sanh, nó ảnh hưởng tâm, đưa đến tình trạng xáo trộn. Khi tâm bị xáo trộn ắt có "vọng động", đó không phải là con đường chân chánh. Khi những cảm xúc mà ta ưa thích phát sanh, tâm sẽ đeo níu vào và lợi dưỡng trong sự thỏa thích -- đó cũng không phải là con đường chân chánh.
Người đời chúng ta không thích đau khổ, chúng ta muốn hạnh phúc. Tuy nhiên trong thực tế, hạnh phúc chỉ là một hình thức vi tế của đau khổ. Đau khổ tự nó là hình thức thô kịch. Quý vị có thể ví hạnh phúc và đau khổ như đầu và đuôi của một con rắn. Đầu rắn là đau khổ, đuôi là hạnh phúc. Cái đầu của con rắn thật sự là nguy hiểm, nó có nọc độc. Nếu quý vị sờ đụng ắt nó cắn ngay tức khắc. Nhưng, không nói chi cái đầu, nếu quý vị chỉ nắm đuôi rắn thôi, nó cũng quay đầu lại cắn quý vị y hệt như vậy, bởi vì đầu và đuôi, cả hai đều thuộc về một con rắn.
Cùng thế ấy cả hai, hạnh phúc và đau khổ, hay vui thích và sầu muộn, đều cùng cha cùng mẹ, phát xuất từ một nguồn gốc -- lòng ham muốn. Chỉ có mê hoặc, say đắm trong ái dục! Do đó trong lúc thọ hưởng hạnh phúc, tâm của quý vị không an lạc. Tâm thật sự là không an lạc! Thí dụ khi đạt được điều gì mà ta ưa thích, như tài sản sự nghiệp, danh vọng quyền thế, những lời khen tặng hay hạnh phúc thì ta vui vẽ thỏa thích. Nhưng cùng lúc ấy, tâm vẫn lo ngại, không hoàn toàn thoải mái dễ chịu vì sợ nó mất đi. Chính tình trạng lo sợ ấy không phải là an lạc. Về sau nữa, có thể ta mất luôn điều ấy và thật sự đau khổ. Như vậy, nếu quý vị không nhận thức rõ ràng để kịp thời buông bỏ, không bám níu vào, thì chính trong hạnh phúc đã có mầm mống đau khổ rồi. Nó cũng giống hệt như khi ta nắm đuôi con rắn -- nếu không buông bỏ ắt sẽ bị rắn quay đầu lại cắn. Như vậy dầu là đầu hay đuôi con rắn, tức thiện hay bất thiện nghiệp, tất cả đều có đặc tánh cột chặt ta vào những kiếp sống triền miên vô cùng tận của vòng luân hồi.
The Buddha established morality, concentration and wisdom as the path to peace, the way to enlightenment. But in truth these things are not the essence of Buddhism. They are merely the path. The Buddha called them "Magga," which means "path." The essence of Buddhism is peace, and that peace arises from truly knowing the nature of all things. If we investigate closely, we can see that peace is neither happiness nor unhappiness. Neither of these is the truth.
Đức Phật ban truyền ba pháp tu học: Giới, Định, Tuệ. Đó là con đường dẫn đến an lạc, là con đường Giác Ngộ. Nhưng thật sự ba pháp ấy không phải là tinh hoa của Phật Giáo. Nó chỉ là Con Đường. Đức Phật gọi là "Magga", có nghĩa là "Con Đường", hay Đạo. Tinh hoa của Phật Giáo là an lạc, và trạng thái an lạc nầy phát sanh từ sự thấu triệt thực tướng của vạn pháp. Nếu quán chiếu tường tận và phân tách rành mạch, ta có thể thấy rằng an lạc không phải là hạnh phúc, cũng không phải là đau khổ. Đau khổ và hạnh phúc, cả hai đều không phải là chân lý.
The human mind, the mind which the Buddha ex- horted us to know and investigate, is something we can only know by its activity. The true "original mind" has nothing to measure it by, there's nothing you can know it by. In its natural state it is unshaken, unmoving. When happiness arises all that happens is that this mind is get- ting lost in a mental impression, there is movement. When the mind moves like this, clinging and attachment to those things come into being.
Tâm của con người -- cái tâm mà Đức Phật kêu gọi chúng ta nên quán chiếu và thấu hiểu -- là cái gì mà ta chỉ có thể hiểu biết qua sinh hoạt của nó. Không có gì mà ta có thể dùng để đo lường cái Tâm Nguyên Thủy thật sự, quả thật không có gì mà ta có thể dùng để hiểu biết nó. Trong trạng thái thiên nhiên tâm không chao động, không di chuyển. Khi hạnh phúc phát sanh, tâm bị lạc lối trong cảm xúc. Có sự di chuyển, tâm chao động. Khi tâm xúc động như vậy, tình trạng bám níu vào niềm vui thích ấy phát sanh.
The Buddha has already laid down the path of practice fully, but we have not yet practiced, or if we have, we've practiced only in speech. Our minds and our speech are not yet in harmony, we just indulge in empty talk. But the basis of Buddhism is not something that can be talked about or guessed at. The real basis of Buddhism is full knowledge of the truth of reality. If one knows this truth then no teaching is necessary. If one doesn't know, even if he listens to the teaching, he doesn't really hear. This is why the Buddha said, "The Enlightened One only points the way." He can't do the practice for you, because the truth is something you cannot put into words or give away.
Đức Phật đã vạch ra Con Đường và giáo truyền đầy đủ pháp hành để chúng ta tiến bước trên đó, nhưng chúng ta không thực hành hoặc chỉ thực hành bằng lời nói. Tâm và lời nói của chúng ta không điều hợp với nhau. Chúng ta chỉ lợi dưỡng trong cuộc đàm thoại rỗng không. Nhưng nền tảng của Phật Giáo không phải là cái gì có thể luận bàn suông, hay ức đoán. Nền tảng thật sự của Phật Giáo là thấu triệt trọn vẹn chân lý của thực tại. Nếu đã thấu đạt chân lý ấy rồi thì không cần gì đến giáo huấn. Còn nếu không thấu hiểu chân lý thì dầu có lắng nghe bao nhiêu lời dạy, vẫn không thật sự là nghe. Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy: "Bậc Toàn Giác chỉ rọi sáng Con Đường." Ngài không thể thực hành cho quý vị, bởi vì chân lý là cái gì không thể diễn đạt bằng lời nói, mà cũng không thể biếu tặng cho ai.
All the teachings are merely similes and comparisons, means to help the mind see the truth. If we haven't seen the truth we must suffer. For example, we commonly say "saïkhàras"8 when referring to the body. Anybody can say it, but in fact we have problems simply because we don't know the truth of these saïkhàras, and thus cling to them. Because we don't know the truth of the body, we suffer.
Here is an example. Suppose one morning you're walk- ing to work and a man yells abuse and insults at you from across the street. As soon as you hear this abuse your mind changes from its usual state. You don't feel so good, you feel angry and hurt. That man walks around abusing you night and day. When you hear the abuse, you get angry, and even when you return home you're still angry because you feel vindictive, you want to get even.
Tất cả những lời dạy chỉ là những câu chuyện ngụ ngôn và những thí dụ nhằm giúp cho tâm thấu hiểu chân lý. Nếu không thấy chân lý ắt chúng ta phải đau khổ. Thí dụ như chúng ta thường nói "sankhàra", pháp hữu vi, khi đề cập đến cơ thể vật chất. Bất luận ai cũng có thể nói như vậy. Nhưng trong thực tế chúng ta vẫn bị khó khăn, vì chúng ta không thấu hiểu chân lý của "các pháp hữu vi" và do đó, bám níu chặt chẽ vào. Vì không thấu đạt trọn vẹn chân lý của thân nên chúng ta đau khổ.
Sau đây là một thí dụ. Buổi sáng nọ, khi quý vị đang rảo bước trên đường đến sở làm thì từ lề bên kia đường có người la to, chưởi mắng quý vị thậm tệ. Vừa khi nghe tiếng chưởi mình thì tâm quý vị liền biến đổi, không còn ở tình trạng bình thường. Quý vị cảm nghe không thoải mái, tự thấy mình bị xúc phạm, và nổi giận. Người kia cứ đi quanh quẩn, đêm ngày chưởi mắng quý vị. Khi nghe tiếng la chưởi thì quý vị tức giận. Chí đến khi về nhà rồi, quý vị vẫn còn cảm nghe sân hận, có ý muốn trả đủa, làm một điều gì để trả thù.
A few days later another man comes to your house and calls out, "Hey! That man who abused you the other day, he's mad, he's crazy! Has been for years! He abuses every-body like that. Nobody takes any notice of anything he says." As soon as you hear this you are suddenly relieved. That anger and hurt that you've pent up within you all these days melts away completely. Why? Because you know the truth of the matter now. Before, you didn't know, you thought that man was normal, so you were an- gry at him. Understanding like that caused you to suffer. As soon as you find out the truth, everything changes: "Oh, he's mad! That explains everything!" When you under- stand this you feel fine, because you know for yourself. Having known, then you can let go. If you don't know the truth you cling right there. When you thought that man who abused you was normal you could have killed him. But when you find out the truth, that he's mad, you feel much better. This is knowledge of the truth.
Someone who sees the Dhamma has a similar experi- ence. When attachment, aversion and delusion disappear, they disappear in the same way. As long as we don't know these things we think, "What can I do? I have so much greed and aversion." This is not clear knowledge. It's just the same as when we thought the madman was sane. When we finally see that he was mad all along we're relieved of worry. No-one could show you this. Only when the mind sees for itself can it uproot and relinquish attachment.
Vài ngày sau đó, một người khác đến gặp quý vị và nói, "Ông ơi! Người mà hôm nọ chưởi mắng ông ngoài đường là một người mất trí, anh ta điên! Đã nhiều năm rồi anh ấy điên như vậy. Cứ đi ngoài đường chưởi mắng mọi người. Không ai màng để ý đến những gì anh ta nói." Được nghe giải thích như vậy thì quý vị cảm thấy nhẹ nhàng. Bao nhiêu phiền giận và khó chịu mà quý vị mang trong lòng từ mấy ngày qua hoàn toàn tan biến. Tại sao? Bởi vì giờ đây quý vị đã thấu hiểu chân lý của vấn đề. Trước kia quý vị không hiểu, nghĩ rằng người kia bình thường nên giận anh ta. Vì không thấu hiểu nên quý vị nổi giận. Vừa khi tìm ra chân lý thì mọi việc đều thay đổi, "ờ, người ấy điên! Điều nầy giải thích mọi việc!" Khi đã thấu hiểu vấn đề, quý vị cảm nghe thoải mái dễ chịu trở lại. Quý vị đã tự mình thấu hiểu. Đã thấu hiểu, quý vị liền buông bỏ, không chấp vào đó nữa. Nếu không hiểu biết ắt quý vị sẽ bám níu, dính mắc ngay vào đó. Nghĩ rằng anh chàng chưởi mắng kia là bình thường thì quý vị phát sân lên và có thể sát hại anh ta. Nhưng khi đã hiểu được chân lý, biết rằng anh ta chỉ là người điên thì quý vị cảm nghe thoải mái dễ chịu hơn nhiều. Thấu hiển chân lý là như vậy.
Người đã chứng ngộ Giáo Pháp cũng có những kinh nghiệm tương tợ. Khi tham, sân và si tan biến, nó cũng tan biến cùng thế ấy. Ngày nào còn chưa hiểu biết tường tận chúng ta nghĩ, "Ta có thể làm gì được bây giờ? Tham và sân của ta đã quá nhiều." Đó là không thấu hiểu rõ ràng. Cũng như khi ta nghĩ rằng anh chàng kia là người tỉnh trí. Khi cuối cùng, đã thấy rõ anh ta là người điên thì bao nhiêu âu lo đều tan biến. Không ai có thể chỉ cho quý vị. Chỉ khi nào tự tâm của quý vị nhận thức rõ ràng, nó mới có thể bứng tận gốc rễ tham, sân và không còn bám níu.
It's the same with this body which we call saïkhàras. Although the Buddha has already explained that it's not substantial or a real being as such, we still don't agree, we stubbornly cling to it. If the body could talk, it would be telling us all day long, "You're not my owner, you know." Actually it's telling us all the time, but it's Dhamma language, so we're unable to understand it. For instance, the sense organs of eye, ear, nose, tongue and body are con- tinually changing, but I've never seen them ask permission from us even once! Like when we have a headache or a stomachache - the body never asks permission first, it just goes right ahead, following its natural course. This shows that the body doesn't allow anyone to be its owner, it doesn't have an owner. The Buddha described it as an empty thing.
Đối với thân nầy mà chúng ta gọi là pháp hữu vi (sankhàra) cũng vậy. Mặc dầu Đức Bổn Sư đã giải thích rành mạch rằng không có một thực thể hay một chúng sanh thật sự có thực chất, chúng ta vẫn còn chưa chấp nhận và vẫn còn ngoan cố bám chắc vào nó. Nếu thân có thể nói, hằng ngày nó sẽ thì thầm với ta rằng, "Ông không phải là chủ của tôi, ông biết không? Tôi không thuộc quyền sở hữu của ông đâu." Trong thực tế, nó vẫn luôn luôn nói với ta như vậy, nhưng đó là ngôn ngữ của Giáo Pháp nên ta không thể lãnh hội. Thí dụ như mắt, tai, mũi, lưỡi và thân nầy luôn luôn biến đổi nhưng nào có xin phép ta bao giờ! Đôi khi chúng ta đau bụng hay nhức đầu. Có lần nào cơ thể nầy xin phép ta trước không? Nó chỉ diễn tiến theo con đường thiên nhiên của nó. Điều nầy nói lên rằng thân nầy không để cho ai làm chủ nó. Nó không có chủ. Đức Phật mô tả nó như một vật rỗng không.
We don't understand the Dhamma and so we don't un- derstand these saïkhàras; we take them to be ourselves, as belonging to us or belonging to others. This gives rise to clinging. When clinging arises, "becoming" follows on. Once becoming arises, then there is birth. Once there is birth, then old age, sickness, death... the whole mass of suffering arises.
This is the Pañiccasamuppàda.9 We say ignorance gives rise to volitional activities, they give rise to consciousness and so on. All these things are simply events in mind. When we come into contact with something we don't like, if we don't have mindfulness, ignorance is there. Suffering arises straight away. But the mind passes through these changes so rapidly that we can't keep up with them. It's the same as when you fall from a tree. Before you know it - "Thud!" - you've hit the ground. Actually you've passed many branches and twigs on the way but you couldn't count them, you couldn't remember them as you passed them. You just fall, and then "Thud!"
Chúng ta không thông hiểu Giáo Pháp và do đó, không thông hiểu các pháp hữu vi. Ta nhận nó là chúng ta, là sở hữu của ta, hay của ai khác. Đó là nguyên nhân tạo nên luyến ái. Ta trìu mến, bám sát, níu chắc vào nó (Thủ). Khi Thủ phát sanh thì Hữu, sự trở thành, đi liền theo. Một khi Hữu phát sanh ắt có Sanh. Có Sanh tức có Lão, có Bệnh, có Tử ... và toàn thể khối đau khổ phát sanh. Đó là Paticcasamuppàda, chuỗi dài những vòng khoen của Thập Nhị Nhân Duyên. Chúng ta nói Vô Minh tạo duyên cho Hành phát sanh, rồi cả hai tạo duyên cho Thức v.v... Tất cả những điều ấy chỉ đơn giản là những diễn biến trong tâm. Khi xúc chạm với điều gì mà ta không ưa thích, nếu không có chánh niệm thì Vô Minh ở ngay tại đó. Đau khổ tức khắc phát sanh. Tuy nhiên, tâm vượt xuyên qua những biến đổi ấy nhanh chóng đến độ ta không theo dõi kịp. Cũng giống như khi ta rơi từ ngọn cây xuống đất. Sự thật là từ ngọn cây xuống đất ta va chạm bao nhiêu cành to và bao nhiêu nhánh nhỏ, nhưng ta không thể đếm, không thể nhớ hết những cành nhánh ấy. Chỉ hụt tay, rồi từ trên cao rơi xuống, "phịt!".
The Pañiccasamuppàda is the same as this. If we divide it up as it is in the scriptures, we say ignorance gives rise to volitional activities, volitional activities give rise to con- sciousness, consciousness gives rise to mind and matter, mind and matter give rise to the six sense bases, the sense bases give rise to sense contact, contact gives rise to feel- ing, feeling gives rise to wanting, wanting gives rise to clinging, clinging gives rise to becoming, becoming gives rise to birth, birth gives rise to old age, sickness, death, and all forms of sorrow. But in truth, when you come into con- tact with something you don't like, there's immediate suf- fering! That feeling of suffering is actually the result of the whole chain of the Pañiccasamuppàda. This is why the Buddha exhorted his disciples to investigate and know fully their own minds.
Pháp Thập Nhị Nhân Duyên cũng cùng thế ấy. Nếu phân chia như trong kinh điển thì ta nói rằng Vô Minh tạo duyên cho Hành phát sanh, Hành tạo duyên cho Thức phát sanh, Thức tạo duyên cho Danh-Sắc phát sanh, Danh-Sắc tạo duyên cho Lục Căn phát sanh, Lục Căn tạo duyên cho Xúc phát sanh, Xúc tạo duyên cho Thọ phát sanh, Thọ tạo duyên cho Ái phát sanh, Ái tạo duyên cho Thủ phát sanh, Thủ tạo duyên cho Hữu phát sanh, Hữu tạo duyên cho Sanh phát sanh, Sanh tạo duyên cho Lão, Bệnh, Tử và tất cả những hình thức sầu muộn. Nhưng trong thực tế, khi quý vị xúc chạm với điều gì mình không ưa thích tức khắc có đau khổ! Cảm giác đau khổ ấy thật sự là hậu quả của toàn thể những vòng khoen của Thập Nhị Nhân Duyên. Đó là lý do tại sao Đức Bổn Sư kêu gọi hàng môn đệ nên quán chiếu và thấu đạt trọn vẹn tâm mình.
When people are born into the world they are without names - once born, we name them. This is convention. We give people names for the sake of convenience, to call each other by. The scriptures are the same. We separate everything up with labels to make studying the reality con- venient. In the same way, all things are simply saïkhàras. Their original nature is merely that of things born of con- ditions. The Buddha said that they are impermanent, un- satisfactory and not-self. They are unstable. We don't understand this firmly, our understanding is not straight, and so we have wrong view. This wrong view is that the saïkhàras are ourselves, we are the saïkhàras, or that hap- piness and unhappiness are ourselves, we are happiness and unhappiness. Seeing like this is not full, clear know- ledge of the true nature of things. The truth is that we can't force all these things to follow our desires, they follow the way of nature.
A simple comparison is this: suppose you go and sit in the middle of a freeway with the cars and trucks charging down at you. You can't get angry at the cars, shouting, "Don't drive over here! Don't drive over here!" It's a free- way, you can't tell them that! So what can you do? You get off the road! The road is the place where cars run, if you don't want the cars to be there, you suffer.
It's the same with saïkhàras. We say they disturb us, like when we sit in meditation and hear a sound. We think, "Oh, that sound's bothering me." If we understand that the sound bothers us then we suffer accordingly. If we investi- gate a little deeper, we will see that it's we who go out and disturb the sound! The sound is simply sound. If we under- stand like this then there's nothing more to it, we leave it be. We see that the sound is one thing, we are another. One who understands that the sound comes to disturb him is one who doesn't see himself. He really doesn't! Once you see yourself, then you're at ease. The sound is just sound, why should you go and grab it? You see that actually it was you who went out and disturbed the sound. This is real knowledge of the truth. You see both sides, so you have peace. If you see only one side, there is suffering. Once you see both sides, then you follow the Middle Way. This is the right practice of the mind. This is what we call "straighten- ing out our understanding."
Khi bước chân vào đời, con người không có danh tánh -- sanh ra rồi mới được đặt tên. Đó là quy ước. Chúng ta đặt tên, cho mỗi người một danh tánh, để tiện việc kêu gọi nhau. Kinh điển cũng vậy. Chúng ta phân chia sự vật và dán nhãn hiệu lên để tiện việc nghiên cứu sự vật. Tất cả mọi sự vật chỉ giản dị là những pháp hữu vi, sankhàra. [6] Bản chất cơ bản của vạn pháp chỉ là những sự vật phát sanh và hiện hữu do nhân duyên. Đức Phật dạy rằng nó là Vô Thường, Khổ, và Vô Ngã. Nó không ổn định, không thường còn. Chúng ta không hiểu biết như vậy một cách chắc chắn. Kiến thức của ta không vững vàng. Do đó chúng ta mang nặng Tà Kiến. Tà Kiến đây là chấp rằng pháp hữu vi là chính ta, ta là pháp hữu vi, hoặc chấp hạnh phúc và đau khổ là chính ta, ta hạnh phúc, ta đau khổ. Nhận thức như vậy là không hiểu biết trọn vẹn và rõ ràng bản chất thật sự của vạn pháp. Chân lý là chúng ta không thể cưỡng bách các sự vật ấy theo đúng ý muốn của mình. Nó chỉ theo con đường của Thiên Nhiên.
Sau đây là một thí dụ đơn giản. Như quý vị ra giữa một xa lộ nhộn nhịp xe cộ và ngồi ngay tại đó trong khi những chiếc xe lớn, xe nhỏ chạy trờ tới đâm thẳng vào quý vị. Quý vị không thể tức giận xe cộ và quát to, "Chớ có chạy đến đây! Đừng chạy lại đây!" Đó là một xa lộ. Quý vị không thể nói vậy với họ! Vậy thì quý vị phải làm gì? -- Phải vào lề đường để tránh xe. Xa lộ là nơi để cho xe cộ chạy, nếu muốn không có xe trên đường ắt quý vị phải đau khổ.
Với các pháp hữu vi cũng cùng thế ấy. Chúng ta nói rằng nó quấy rầy. Như lúc mình ngồi thiền mà có tiếng động, ta nghĩ rằng, "ồ, tiếng động nầy quấy rầy ta quá!" Nếu hiểu rằng tiếng động quấy rầy ta, thì ta sẽ đau khổ vì nó. Quán chiếu vào sâu hơn nữa, ta sẽ thấy rằng chính ta đi ra ngoài và quấy rầy tiếng động! Tiếng động chỉ giản dị là tiếng động. Thông hiểu như vậy thì không có gì hơn nữa. Hãy để nó là vậy. Hãy nhận thức rằng âm thanh là một việc, ta là một việc khác. Người mà thấy rằng âm thanh đến để khuấy nhiễu mình là người không tự thấy mình. Người ấy thật sự không tự thấy mình! Một khi tự thấy mình ắt quý vị sẽ thoải mái dễ chịu. Âm thanh chỉ là âm thanh, tại sao quý vị phải chạy đi đâu để nắm bắt nó lại? Quý vị thấy rằng trong thực tế chính quý vị đi ra ngoài để khuấy rầy âm thanh. Đó là thật sự hiểu biết chân lý. Quý vị thấy được cả hai phía, và nhờ thấy hai bề, quý vị an lạc. Nếu chỉ thấy một bên ắt có đau khổ. Khi thấy hai phía, quý vị theo con đường ở khoảng giữa, Trung Đạo. Đó là pháp hành chân chánh, là chánh pháp. Điều đó được gọi là "làm cho sự hiểu biết của mình được ngay thẳng".
In the same way, the nature of all saïkhàras is imper- manence and death, but we want to grab them, we carry them about and covet them. We want them to be true. We want to find truth within the things that aren't true! When- ever someone sees like this and clings to the saïkhàras as being himself, he suffers. The Buddha wanted us to con- sider this.
The practice of Dhamma is not dependent on being a monk, a novice, or a layman; it depends on straightening out your understanding. If our understanding is correct, we arrive at peace. Whether you are ordained or not it's the same, every person has the chance to practice Dhamma, to contemplate it. We all contemplate the same thing. If you attain peace, it's all the same peace; it's the same Path, with the same methods.
Therefore the Buddha didn't discriminate between lay- men and monks, he taught all people to practice to know the truth of the saïkhàras. When we know this truth, we let them go. If we know the truth there will be no more be- coming or birth. How is there no more birth? There is no way for birth to take place because we fully know the truth of saïkhàras. If we fully know the truth, then there is peace. Having or not having, it's all the same. Gain and loss are one. The Buddha taught us to know this. This is peace; peace from happiness, unhappiness, gladness and sorrow.
Cùng một thế ấy, bản chất của tất cả các pháp hữu vi là vô thường và phải biến đổi. Nhưng chúng ta khát khao bám níu, cố nắm cho được. Chúng ta mang nó đi đầu nầy đầu nọ và luôn luôn thèm muốn. Chúng ta muốn nó là thật. Chúng ta muốn tìm sự thật trong những sự vật không thật! Bất luận khi nào có ai nhận thức như vậy và bám níu vào các pháp hữu vi, tự đồng hóa mình với nó, chắc rằng nó là mình, mình là nó, người ấy đương nhiên phải đau khổ. Đức Phật dạy ta hãy quán tưởng sự việc nầy.
Muốn thực hành Giáo Pháp, không cần phải là tỳ khưu, sa di, hoặc một cư sĩ tại gia mà cần phải làm cho sự hiểu biết của mình được chân chánh, ngay thẳng, đúng đắn. Hiểu biết chân chánh, chúng ta sẽ thành đạt an lạc thanh bình. Dầu xuất gia cùng không, mọi người đều có cơ may để thực hành Giáo Pháp, để quán niệm Giáo Pháp. Tất cả chúng ta đều quán niệm như nhau. Nếu chúng ta thành đạt an lạc, tất cả đều là một thứ an lạc. Tất cả cùng đi trên một Con Đường, cùng theo một pháp hành.
Đức Phật không có sự phân chia nào giữa hàng cư sĩ và các bậc xuất gia. Ngài dạy tất cả mọi người pháp hành để thấu triệt chân lý của các pháp hữu vi, sankhàra. Đã thông hiểu chân lý ấy ta sẽ buông bỏ, để cho tất cả trôi qua như nước lăn trôi trên lá sen. Đã thông hiểu chân lý ấy ắt không còn "Hữu" và "Sanh". Vì sao không còn Sanh nữa? Hiện tượng sanh không còn cách nào để xảy diễn vì ta đã thấu triệt đầy đủ chân lý của các pháp hữu vi. Đã thông hiểu chân lý ấy một cách toàn vẹn ắt có an lạc. Có hay không có cũng vậy. Lợi lạc và mất mát là một. Đức Phật dạy ta nên hiểu như vậy. Đó là an lạc. An lạc vượt ra khỏi hạnh phúc, đau khổ, vui thích và sầu muộn.
We must see that there is no reason to be born. Born in what way? Born into gladness: When we get something we like we are glad over it. If there is no clinging to that glad- ness there is no birth; if there is clinging, this is called "birth." So if we get something, we aren't born (into glad- ness). If we lose, then we aren't born (into sorrow). This is the birthless and the deathless. Birth and death are both founded in clinging to and cherishing the saïkhàras.
So the Buddha said. "There is no more becoming for me, finished is the holy life, this is my last birth." There! He knew the birthless and the deathless! This is what the Buddha constantly exhorted his disciples to know. This is the right practice. If you don't reach it, if you don't reach
the Middle Way, then you won't transcend suffering.
***
Chúng ta phải thấy rằng không có lý do gì để được sanh. Sanh ra cách nào? Sanh ra trong niềm vui! Khi thành đạt điều ưa thích thì ta vui mừng. Nếu không luyến ái, không bám níu vào niềm vui ấy ắt không còn tái sanh. Chính sự bám níu được gọi là sanh. Không có "Thủ" ắt không có "Sanh". Như vậy, nếu đạt được gì ta không sanh (vào trạng thái thỏa thích vui mừng). Nếu mất gì, ta không sanh (vào phiền muộn). Đó là vô sanh và bất diệt. Cả hai, sanh và tử đều bắt nguồn và đặt nền tảng trên "Ái" và "Thủ", lòng khát khao ham muốn và luyến ái, cố bám vào các pháp hữu vi.
Do đó Đức Phật dạy, "Như Lai không còn trở thành (Hữu) nữa, đời sống thánh thiện đã chấm dứt, đây là kiếp sống cuối cùng của Như Lai." Đó! Ngài đã thông hiểu trạng thái vô sanh và bất diệt! Đó là điều mà Đức Bổn Sư không ngớt kêu gọi hàng môn đệ nên thấu hiểu. Đó là Pháp Hành Chân Chánh. Nếu quý vị không đạt đến đó, nếu quý vị không đạt đến Trung Đạo, ắt quý vị chưa vượt qua khỏi đau khổ.
***
"...Meditation means to make the mind peaceful in order to let wisdom arise.... To put it shortly, it's just a matter of happiness and unhappiness. Happiness is pleasant
feeling in the mind, unhappiness is just unpleasant feeling. The Buddha taught to separate this happiness and unhappiness from the mind...."
... Hành thiền là làm cho tâm an lạc nhằm tạo duyên cho trí tuệ phát sanh ... Thâu gọn lại, đó là vấn đề hạnh phúc và đau khổ. Hạnh phúc là cảm thọ hoan hỷ trong tâm, đau khổ chỉ là cảm giác không thoải mái. Đức Phật dạy nên tách rời hạnh phúc và đau khổ ra khỏi tâm ...
The Peace Beyond.
The Peace Beyond
It's of great importance that we practice the Dhamma. If we don't practice, then all our knowledge is only superficial knowledge, just the outer shell of it. It's as if we have some sort of fruit but we haven't eaten it yet. Even though we have that fruit in our hand we get no benefit from it. Only through the actual eating of the fruit we really know its taste.
The Buddha didn't praise those who merely believe others, he praised the person who knows within himself. Just as with that fruit, if we have tasted it already, we don't have to ask anyone else if it's sweet or sour. Our problems are over. Why are they over? Because we see according to the truth. One who has realized the Dhamma is like one who has realized the sweetness or sourness of the fruit. All doubts are ended right here.
When we talk about Dhamma, although we may say a lot, it can usually be brought down to four things. They are simply to know suffering, to know the cause of suffering, to know the end of suffering and to know the path of prac- tice leading to the end of suffering. This is all there is. All that we have experienced on the path of practice so far comes down to these four things. When we know these things, our problems are over.
An lạc vượt ngoài thế gian
Thực hành Giáo Pháp là công trình vô cùng quan trọng. Nếu không có pháp hành tất cả hiểu biết của chúng ta chỉ là hiểu biết trên bề mặt, chỉ hiểu biết cái vỏ bề ngoài. Cũng giống như ta có một loại trái cây nhưng chưa bao giờ ăn đến. Mặc dầu trái cây sẵn có trong tay, nhưng ta không hưởng lợi ích của nó. Chỉ bằng cách thật sự có ăn ta mới cảm nhận được mùi vị của trái.
Đ
ức Phật không ca ngợi những ai chỉ tin tưởng suông nơi người khác. Ngài tán dương người hiểu biết bên trong chính mình. Cũng như trái cây kia, nếu ta đã có nếm qua rồi thì không cần phải hỏi ai khác cũng đủ biết nó chua hay ngọt thế nào. Vấn đề của ta đã chấm dứt. Tại sao đã chấm dứt? Bởi vì ta đã thấy đúng theo chân lý. Người đã chứng ngộ chân lý cũng như người kinh nghiệm vị chua hay ngọt của trái cây. Tất cả mọi hoài nghi đều chấm dứt, ngay tại đây.
Mặc dầu khi đề cập đến Giáo Pháp ta có thể thuyết trình dài dòng nhưng thông thường tất cả chỉ giản dị bao gồm bốn điều là: hiểu biết Đau Khổ, hiểu biết Nguyên Nhân sanh Đau Khổ, hiểu biết sự Chấm Dứt Đau Khổ, và hiểu biết Con Đường dẫn đến Chấm Dứt Đau Khổ. Tất cả chỉ có thế. Tất cả những gì mà ta chứng nghiệm trên con đường thực hành, đến đây chỉ keo gọn lại thành bốn điểm ấy. Khi đã trọn vẹn hiểu biết cả bốn, vấn đề của chúng ta đã chấm dứt.
Where are these four things born? They are born just within the body and the mind, nowhere else. So why is the Dhamma of the Buddha so broad and expansive? This is so in order to explain these things in a more refined way, to help us to see them.
When Siddhattha Gotama was born into the world, be- fore he saw the Dhamma, he was an ordinary person just like us. When he knew what he had to know, that is the truth of suffering, the cause, the end and the way leading to the end of suffering, he realized the Dhamma and be- came a perfectly Enlightened Buddha.
Bốn điều ấy phát sanh từ đâu? Nó chỉ phát sanh từ bên trong thân và tâm nầy, không đâu khác. Vậy tại sao Giáo Pháp do Đức Phật ban truyền lại mênh mông rộng rãi như thế ấy? Đó là vì Ngài muốn giải thích một cách vi tế với nhiều chi tiết, nhằm giúp chúng ta lãnh hội đầy đủ bốn điểm ấy.
Khi Thái tử Siddhartha Gotama được sanh vào đời và trước khi chứng ngộ Giáo Pháp, Ngài chỉ là một người thường như chúng ta. Đến khi thông hiểu những gì cần phải hiểu, tức chân lý về Đau Khổ (Khổ Đế), về Nguyên Nhân sanh Khổ (Tập Đế), về sự Chấm Dứt Đau Khổ (Diệt Đế), và về Con Đường dẫn đến Chấm Dứt Đau Khổ (Đạo Đế) thì Ngài chứng ngộ Giáo Pháp và trở thành Đức Phật Toàn Giác.
When we realize the Dhamma, wherever we sit we know Dhamma, wherever we are we hear the Buddha's teaching. When we understand Dhamma, the Buddha is within our mind, the Dhamma is within our mind, and the practice leading to wisdom is within our own mind. Having the Buddha, the Dhamma and the Saïgha within our mind means that whether our actions are good or bad, we know clearly for ourselves their true nature.
That is how the Buddha discarded worldly opinions, he discarded praise and criticism. When people praised or criticized him he just accepted it for what it was. These two things are simply worldly conditions so he wasn't shaken by them. Why not? Because he knew suffering. He knew that if he believed in that praise or criticism they would cause him to suffer.
Khi đã chứng ngộ Giáo Pháp thì bất luận nơi nào mà ta ngồi, ta luôn luôn thông hiểu Giáo Pháp, bất luận nơi chốn nào mà ta ở, ta luôn luôn nghe lời dạy của Đức Phật. Khi ta thông hiểu Giáo Pháp, Đức Phật luôn luôn ngự bên trong tâm ta, Giáo Pháp luôn luôn ở bên trong tâm ta, và pháp hành dẫn đến trí tuệ nằm bên trong tâm ta. Được Đức Phật, Đức Pháp và Đức Tăng ngự trong tâm có nghĩa là dầu hành động của chúng ta thiện hay bất thiện, chúng ta vẫn luôn luôn tự mình hiểu biết bản chất thật sự của nó. Cũng do vậy mà Đức Phật đã gạt bỏ dư luận của thế gian. Ngài gạt bỏ ngoài tai những lời tán dương hay chỉ trích, và chỉ chấp nhận nó là vậy. Dầu chỉ trích hay tán dương cũng chỉ là thế gian pháp, không thể làm cho Ngài chao động. Tại sao? Bởi vì Ngài thấu triệt bản chất của Đau Khổ. Ngài thấu hiểu rằng nếu tin theo những lời tán dương hay chỉ trích thì nó sẽ là nguyên nhân sanh đau khổ.
When suffering arises it agitates us, we feel ill at ease. What is the cause of that suffering? It's because we don't know the Truth, this is the cause. When the cause is present, then suffering arises. Once arisen we don't know how to stop it. The more we try to stop it, the more it comes on. We say, "Don't criticize me," or "Don't blame me". Trying to stop it like this, suffering really comes on, it won't stop.
So the Buddha taught that the way leading to the end of suffering is to make the Dhamma arise as a reality within our own minds. We become one who witnesses the Dhamma for himself. If someone says we are good we don't get lost in it; they say we are no good we don't get lost in it; they say we are no good and we don't forget our- selves. This way we can be free. "Good" and "evil" are just worldly dhammas, they are just states of mind. If we fol- low them our mind becomes the world, we just grope in the darkness and don't know the way out.
If it's like this then we have not yet mastered ourselves. We try to defeat others, but in doing so we only defeat our- selves; but if we have mastery over ourselves then we have mastery over all - over all mental formations, sights, sounds, smells, tastes and bodily feelings.
Khi đau khổ khởi sanh thì nó làm cho ta chao động, cảm nghe không thoải mái. Nguyên nhân của đau khổ ấy là gì? Là bởi vì chúng ta không thấu hiểu Chân Lý, đó là nguyên nhân. Khi nguyên nhân hiện hữu thì đau khổ phát sanh. Một khi đau khổ phát sanh thì ta không biết phải làm thế nào để ngưng nó lại. Ta càng cố gắng chận đứng thì nó càng lấn lướt xông đến. Ta nói, "Chớ có chỉ trích tôi!" hoặc "Đừng chỉ trích tôi". Cố gắng chận đứng như vậy ắt đau khổ sẽ thật sự sự xông đến, không ngừng.
Do đó Đức Phật dạy rằng con đường dẫn đến chấm dứt đau khổ là làm cho Giáo Pháp thật sự phát sanh trong tâm của chúng ta. Ta trở thành người chứng ngộ Giáo Pháp. Nếu có ai khen ta tốt, ta không để bị lạc lối trong lời khen. Người ta chê mình không tốt, mình không tự quên mình. Làm như vậy ta hoàn toàn tự do, không dính mắc. "Tốt" và "xấu" chỉ là thế gian pháp -- những sự vật trong thế gian trần tục. Nó chỉ là những trạng thái tâm. Nếu ta chạy theo nó thì tâm ta trở thành thế gian. Ta chỉ mù mờ mò mẫm trong đêm tối mà không biết lối thoát. Làm như thế ắt chúng ta không tự chủ, không làm chủ lấy mình. Ta cố gắng chiến thắng kẻ khác, nhưng hành động như vậy ta chỉ chiến thắng chính ta. Trái lại, nếu tự mình làm chủ lấy mình ta sẽ chủ động trong tất cả, sẽ làm chủ tất cả -- tất cả những tâm sở, tất cả sắc, thinh, hương, vị, và xúc.
Now I'm talking about externals, they're like that, but the outside is reflected inside also. Some people only know the outside, they don't know the inside. Like when we say to "see the body in the body." Having seen the outer body is not enough, we must know the body within the body. Then, having investigated the mind, we should know the mind within the mind.
Why should we investigate the body? What is this "body in the body"? When we say to know the mind, what is this "mind"? If we don't know the mind then we don't know the things within the mind. This is to be someone who doesn't know suffering, doesn't know the cause, doesn't know the end and doesn't know the way. The things which should help to extinguish suffering don't help, because we get distracted by the things which aggra- vate it. It's just as if we have an itch on our head and we scratch our leg! If it's our head that's itchy then we're obviously not going to get much relief. In the same way, when suffering arises we don't know how to handle it, we don't know the practice leading to the end of suffering.
Hiện giờ Sư đang đề cập đến bên ngoài, nó là vậy. Nhưng bề ngoài cũng ảnh hưởng đến bên trong. Vài người chỉ biết bề ngoài, họ không biết bên trong. Như khi ta nói, "Nhìn thân trong thân". Nhìn thấy phía bên ngoài thì không đủ, ta phải hiểu biết thân bên trong cái thân. Và khi quán chiếu tâm, ta phải hiểu biết tâm bên trong cái tâm.
Tại sao phải quán chiếu thân? "Thân bên trong thân" là gì? Khi nói, phải hiểu biết tâm, cái "tâm" ấy là gì? Nếu không hiểu biết tâm ắt không hiểu biết những gì bên trong tâm. Đó là làm người không hiểu biết Đau Khổ, không hiểu biết Nguyên Nhân sanh Đau Khổ, không hiểu biết sự Chấm Dứt Đau Khổ và Con Đường dẫn đến sự Chấm Dứt Đau Khổ. Những gì có khả năng giúp ta dập tắt đau khổ sẽ không thể giúp, bởi vì ta xao lãng, bị lạc lối trong những gì chỉ làm cho đau khổ càng thêm trầm trọng. Cũng như người bị ngứa trên đầu mà gãi dưới chân! Nếu ta bị ngứa trên đầu mà chỉ gãi dưới chân thì tác động gãi ấy rõ ràng không thể làm cho ta bớt ngứa. Cùng thế ấy, khi đau khổ phát sanh chúng ta không biết phải đối phó thế nào, không biết pháp hành dẫn đến chấm dứt đau khổ.
For instance, take this body, this body that each of us has brought along to this meeting. If we just see the form of the body there's no way we can escape suffering. Why not? Because we still don't see the inside of the body, we only see the outside. We only see it as something beautiful, something substantial. The Buddha said that only this is not enough. We see the outside with our eyes; a child can see it, animals can see it, it's not difficult. The outside of the body is easily seen, but having seen it we stick to it, we don't know the truth of it. Having seen it we grab onto it and it bites us!
Thí dụ như thân nầy, cái thân nầy mà mỗi người chúng ta mang theo đến buổi hợp mặt hôm nay. Nếu chúng ta chỉ thấy hình thể bên ngoài của thân thì không có cách nào lẫn thoát ra khỏi đau khổ. Tại sao? Bởi vì chúng ta vẫn chưa thấy được bên trong của thân, chỉ thấy bề ngoài. Ta chỉ thấy nó là cái gì xinh đẹp, cái gì có thực chất. Đức Phật dạy rằng bấy nhiêu đó không đủ. Bằng mắt, chúng ta thấy bề ngoài của cái thân. Một em bé cũng có thể thấy như vậy, không có gì khó. Thấy bề ngoài của thân thì quả thật là dễ, nhưng khi thấy rồi ta bị dính mắc, kẹt luôn trong đó. Ta không thông hiểu chân lý của nó, không hiểu biết thật sự nó là thế nào. Thấy, rồi ta liền chụp lấy và nắm chặt, rồi bị nó cắn!
So we should investigate the body within the body. Whatever's in the body, go ahead and look at it. If we just see the outside it's not clear. We see hair, nails and so on and they are just pretty things which entice us, so the Buddha taught to see the inside of the body, to see the body within the body. What is in the body? Look closely within! We will see many things inside to surprise us, be- cause even though they are within us, we've never seen them. Wherever we walk we carry them with us, sitting in a car we carry them with us, but we still don't know them at all!
Như vậy, phải quán chiếu thân bên trong thân. Bất luận gì ở bên trong thân, ta hãy nhìn vào. Nếu chỉ nhìn bề ngoài ta không thấy rõ. Ta thấy tóc, lông, móng tay, móng chân v.v... và cho đó là những gì đẹp đẽ, có sức quyến rũ. Do đó Đức Phật dạy nên nhìn sâu vào bên trong thân, nhìn thân trong thân. Bên trong thân có gì? Hãy nhìn tận tường, nhìn thật kỷ vào bên trong! Có nhiều cái sẽ làm cho ta ngạc nhiên bởi vì mặc dầu nó ở ngay bên trong ta, chúng ta không bao giờ thấy. Mỗi khi đi đâu là ta mang nó theo, ngồi trên xe ta cũng mang theo, vậy mà ta vẫn không biết nó chút nào!
It's as if we visit some relatives at their house and they give us a present. We take it and put it in our bag and then leave without opening it to see what is inside. When at last we open it - full of poisonous snakes! Our body is like this. If we just see the shell of it we say it's fine and beautiful. We forget ourselves. We forget impermanence, un- satisfactoriness and not-self. If we look within this body it's really repulsive. If we look according to reality, without trying to sugar things over, we'll see that it's really pitiful and wearisome. Dispassion will arise. This feeling of "dis- interest" is not that we feel aversion for the world or any- thing; it's simply our mind clearing up, our mind letting go. We see things are naturally established just as they are.
However we want them to be, they just go their own way regardless. Whether we laugh or cry, they simply are the way they are. Things which are unstable are unstable; things which are not beautiful are not beautiful.
Cũng như ta đến nhà viếng một người bà con, và họ cho ta một món quà. Ta nhận lấy quà, cất giữ trong bị, rồi ra về mà không dở ra xem trong đó có gì. Khi cuối cùng về đến nhà, dở ra ... thì đấy là con rắn độc! Thân của ta cũng dường thế ấy. Nếu chỉ nhìn cái vỏ bề ngoài, ta nói rằng nó xinh tươi đẹp đẽ. Chúng ta tự quên mình. Chúng ta quên lý Vô Thường, Khổ và Vô ngã. Nếu thận trọng nhìn vào bên trong thân nầy thì quả thật là đáng nhờm chán. Nếu chúng ta nhìn thấy đúng thực tại, không có dậm muối hay thêm đường, không tô điểm cho nó, thì ta sẽ thấy rằng thật sự nó đáng thương hại và đáng chán. Ta sẽ không còn luyến ái, bám níu vào thân nầy. Cảm giác "không trìu mến" ấy không có nghĩa là ta cảm nghe hờn giận thế gian hoặc phiền trách bất cứ ai, hay bất luận gì. Chỉ giản dị là cái tâm của ta sáng tỏ ra và buông bỏ. Chúng ta nhận thấy rằng sự vật không có chi là thực chất, không có chi mà ta có thể ỷ lại vào. Nhưng tất cả mọi sự vật đã là vậy, bản chất của thiên nhiên chỉ là vậy. Dầu ta có muốn nó như thế nào, nó chỉ đi theo con đường của nó. Dầu ta cười, dầu ta khóc, nó vẫn giản dị như thế nào đúng như nó là vậy. Sự vật nào không bền vững và ổn định thì nó không ổn định vững bền. Sự vật nào không đẹp đẽ xinh tươi thì nó không xinh tươi đẹp đẽ.
So the Buddha said that when we experience sights, sounds, tastes, smells, bodily feelings or mental states, we should release them. When the ear hears sounds, let them go. When the nose smells an odor, let it go... just leave it at the nose! When the bodily feelings arise, let go of the like or dislike that follow, let them go back to their birth-place. The same for mental states. All these things, just let them go their way. This is knowing. Whether it's happiness or unhappiness, it's all the same. This is called meditation.
Do đó Đức Phật dạy rằng khi chứng nghiệm sắc, thinh, hương, vị, xúc, hay pháp, ta hãy buông thả nó ra. Khi tai nghe âm thanh, hãy để cho nó qua. Khi mũi hửi mùi, hãy để cho nó qua ... chỉ bỏ nó ở lại mũi. Khi cảm giác xúc chạm của thân phát sanh, hãy buông bỏ cảm xúc ưa thích hay ghét bỏ theo liền đó, hãy để cho nó trở về nguyên quán. Tư tưởng phát sanh cũng vậy. Tất cả những hiện tượng ấy, hãy để cho nó đi theo con đường của nó. Đó là hiểu biết. Dầu hạnh phúc hay đau khổ, tất cả đều như nhau. Đó là hành thiền.
Meditation means to make the mind peaceful in order to let wisdom arise. This requires that we practice with body and mind in order to see and know the sense impres- sions of form, sound, taste, smell, touch and mental forma- tions. To put it shortly, it's just a matter of happiness and unhappiness. Happiness is pleasant feeling in the mind, unhappiness is just unpleasant feeling. The Buddha taught to separate this happiness and unhappiness from the mind.
The mind is that which knows. Feeling10 is the character- istic of happiness or unhappiness, like or dislike. When the mind indulges in these things we say that it clings to or takes that happiness and unhappiness to be worthy of holding. That clinging is an action of mind, that happiness or unhappiness is feeling.
Hành thiền có nghĩa là làm cho tâm an lạc nhằm tạo duyên cho trí tuệ phát sanh. Công trình nầy đòi hỏi phải thực hành với thân và tâm để trông thấy và hiểu biết những cảm xúc phát sanh do sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Thâu gọn lại, nó chỉ là vấn đề hạnh phúc và đau khổ. Hạnh phúc là hoan hỷ thỏa thích trong tâm. Đau khổ là cảm giác khó chịu, không thoải mái. Đức Phật dạy nên tách rời hạnh phúc và đau khổ ấy ra khỏi tâm. Tâm là cái gì hiểu biết. Thọ (vedanà) là đặc tánh của hạnh phúc và đau khổ, thương và ghét. (Danh từ "thọ" ở đây được phiên dịch từ Phạn ngữ vedanà, và nên được hiểu trong ý nghĩa mà Ngài Ajahn Chah mô tả nơi đây; như những tâm sở ưa thích, ghét bỏ, vui buồn v.v ...) Khi tâm dể duôi, tự buông trôi theo những cảm xúc ấy ta nói rằng nó bám níu vào, hoặc chấp rằng hạnh phúc và đau khổ đáng được nắm giữ. Bám níu, hay "thủ" ấy là một sinh hoạt của tâm, còn hạnh phúc và đau khổ là thọ.
When we say the Buddha told us to separate the mind from the feeling, he didn't literally mean to throw them to different places. He meant that the mind must know hap- piness and know unhappiness. When sitting in samàdhi, for example, and peace fills the mind, then happiness comes but it doesn't reach us, unhappiness comes but doesn't reach us. This is to separate the feeling from the mind. We can compare it to oil and water in a bottle. They don't combine. Even if you try to mix them, the oil remains oil and the water remains water. Why is this so? Because they are of different density.
Khi nói rằng Đức Phật dạy nên tách rời tâm ra khỏi thọ, không có nghĩa là vứt bỏ nó ở một nơi nào. Ngài muốn dạy rằng tâm phải hiểu biết hạnh phúc và hiểu biết đau khổ. Thí dụ như khi tọa thiền, trong trạng thái định, tâm thấm nhuần an lạc thì hạnh phúc đến, nhưng không để vào tâm, đau khổ đến, nhưng không để vào tâm. Đó là tách rời thọ và tâm. Ta có thể ví như nước và dầu trong một cái lọ. Nó không hòa tan. Mặc dầu có muốn trộn lộn hai thứ, dầu vẫn ra dầu và nước vẫn ra nước. Tại sao vậy? Vì trọng lượng khác nhau.
The natural state of the mind is neither happiness nor unhappiness. When feeling enters the mind then happi- ness or unhappiness is born. If we have mindfulness then we know pleasant feeling as pleasant feeling. The mind which knows will not pick it up. Happiness is there but it's "outside" the mind, not buried within the mind. The mind simply knows it clearly.
If we separate unhappiness from the mind, does that mean there is no suffering, that we don't experience it? Yes, we experience it, but we know mind as mind, feeling as feeling. We don't cling to that feeling or carry it around.
The Buddha separated these things through knowledge. Did he have suffering? He knew the state of suffering but he didn't cling to it, so we say that he cut suffering off. And there was happiness too, but he knew that happiness, if it's not known, is like a poison. He didn't hold it to be himself. Happiness was there through knowledge, but it didn't exist in his mind. Thus we say that he separated happiness and unhappiness from his mind.
Trạng thái thiên nhiên của tâm là không hạnh phúc, không đau khổ. Khi thọ nhập vào thì hoặc hạnh phúc, hoặc đau khổ phát sanh. Nếu có niệm, ta nhận biết thọ lạc là thọ lạc. Cái tâm hiểu biết không "bốc" nó lên. Hạnh phúc có đó, nhưng nó "ở ngoài", không đắm chìm trong tâm. Tâm chỉ hiểu biết rõ ràng.
Tách rời đau khổ ra khỏi tâm. Phải chăng điều nầy có nghĩa là không còn đau khổ, rằng ta không còn kinh nghiệm đau khổ nữa? Không phải vậy, ta vẫn còn kinh nghiệm đau khổ, nhưng lúc bấy giờ ta hiểu biết tâm là tâm, thọ là thọ. Ta không bám chặt vào thọ cảm đau khổ ấy và mang nó đi theo mình. Đức Phật tách rời những trạng thái ấy bằng tuệ giác. Ngài có đau khổ không? Ngài biết có trạng thái đau khổ, nhưng không bám giữ. Do vậy ta nói rằng Ngài cắt đứt đau khổ. Và khi có hạnh phúc, Ngài hiểu biết đó chỉ là hạnh phúc. Ngài không nắm giữ nó lại và cho rằng nó là mình. Xuyên qua trí tuệ, hiểu biết rằng có hạnh phúc hiện hữu, nhưng hạnh phúc không ở trong tâm. Vậy ta nói rằng Ngài tách rời hạnh phúc và đau khổ ra khỏi tâm.
When we say that the Buddha and the Enlightened Ones killed defilements,11 it's not that they really killed them. If they had killed all defilements then we probably wouldn't have any! They didn't kill defilements; when they knew them for what they are, they let them go. Someone who's stupid will grab them, but the Enlightened Ones knew the defilements in their own minds as a poison, so they swept them out. They swept out the things which caused them to suffer, they didn't kill them. One who doesn't know this will see some things, such as happiness, as good, and then grab them, but the Buddha just knew them and simply brushed them away.
Nói rằng Đức Phật và chư vị A La Hán diệt trừ ô nhiễm không có nghĩa là các Ngài thật sự giết chết ô nhiễm. [7] Nếu các Ngài đã giết chết tất cả những ô nhiễm thì có lẽ chúng ta không còn ô nhiễm nào! Các Ngài không giết chết. Khi hiểu biết thực tướng của nó, hiểu đúng như nó là vậy, các Ngài buông bỏ, để cho nó đi qua. Người điên rồ sẽ nắm giữ nó lại, nhưng các bậc Giác Ngộ đã thấu hiểu rằng ô nhiễm trong tâm là thuốc độc nên liền quét sạch nó đi. Các Ngài quét sạch những gì là nguyên nhân tạo đau khổ chớ không giết chết. Người không thấu hiểu như vậy sẽ thấy những gì như hạnh phúc là tốt đẹp và nắm chắc, giữ chặt nó lại (thủ), nhưng Đức Phật chỉ hiểu biết nó và giản dị tẩy sạch nó đi.
But when feeling arises for us we indulge in it, that is, the mind carries that happiness and unhappiness around. In fact they are two different things. The activities of mind, pleasant feeling, unpleasant feeling and so on, are mental impressions, they are the world. If the mind knows this it can equally do work involving happiness or unhappiness. Why? Because it knows the truth of these things. Someone who doesn't know them sees them as equal. If you cling to happiness it will be the birth-place of unhappiness later on, because happiness is unstable, it changes all the time. When happiness disappears, unhappiness arises.
The Buddha knew that because both happiness and un- happiness are unsatisfactory, they have the same value. When happiness arose he let it go. He had right practice, seeing that both these things have equal values and draw- backs. They come under the Law of Dhamma, that is, they are unstable and unsatisfactory. Once born, they die. When he saw this, right view arose, the right way of practice be- came clear. No matter what sort of feeling or thinking arose in his mind, he knew it as simply the continuous play of happiness and unhappiness. He didn't cling to them.
Nhưng đối với chúng ta, khi thọ phát sanh thì ta lợi dưỡng trong đó, có nghĩa là tâm của ta mang hạnh phúc và đau khổ theo cùng với nó. Trong thực tế, tâm và hạnh phúc hay đau khổ là hai sự việc khác nhau. Những sinh hoạt của tâm: thọ lạc, thọ khổ v.v... là những cảm xúc. Nó là thế gian pháp. Nếu tâm hiểu biết như vậy thì dầu hạnh phúc hay đau khổ, tâm vẫn xem như nhau và phản ứng cùng một cách. Tại sao? Bởi vì tâm hiểu biết chân lý của sự vật. Người không thông hiểu sẽ thấy hạnh phúc và đau khổ có hai giá trị khác biệt, nhưng người đã thấu hiểu sẽ thấy nó như nhau. Nếu quý vị bám chặt vào hạnh phúc thì nó sẽ là nơi phát sanh đau khổ về sau, bởi vì nó không ổn định vững bền mà luôn luôn biến chuyển. Khi hạnh phúc tan biến ắt đau khổ khởi sanh.
When the Buddha was newly enlightened he gave a sermon about indulgence in Pleasure and Indulgence in Pain. "Monks! Indulgence in Pleasure is the loose way, In- dulgence in Pain is the tense way." These were the two things that disturbed his practice until the day he was en- lightened, because at first he didn't let go of them. When he knew them, he let them go, and so was able to give his first sermon.
So we say that a meditator should not walk the way of happiness or unhappiness, rather he should know them. Knowing the truth of suffering, he will know the cause of suffering, the end of suffering and the way leading to the end of suffering. And the way out of suffering is medita- tion itself. To put it simply, we must be mindful.
Mindfulness is knowing, or presence of mind. Right now what are we thinking, what are we doing? What do we have with us right now? We observe like this, we are aware of how we are living. When we practice like this wis- dom can arise. We consider and investigate at all times, in all postures. When a mental impression arises that we like to know it as such, we don't hold it to be anything substan- tial. It's just happiness. When unhappiness arises we know that it's Indulgence in Pain, it's not the path of a meditator.
Khi Đức Phật mới Thành Đạo, Ngài thuyết giảng một thời Pháp về Lợi Dưỡng trong Dục Lạc và Lợi Dưỡng trong Đau Khổ, "Nầy chư Tỳ Khưu! Lợi Dưỡng trong Dục Lạc là con đường dể duôi buông lung. Lợi Dưỡng trong Đau Khổ là con đường căng thẳng." Đó là hai con đường đã làm trở ngại pháp hành của Ngài chí đến ngày chứng ngộ Đạo Quả, bởi vì trước đó Ngài không buông bỏ cho nó trôi qua. Khi đã thấu hiểu, Ngài để cho nó trôi qua và do đó mới có thể ban truyền Bài Pháp Đầu Tiên.
Như vậy chúng ta nói rằng người hành thiền không nên đi trên con đường của hạnh phúc và đau khổ, mà phải thấu hiểu bản chất của nó. Thấu hiểu chân lý của Đau Khổ hành giả sẽ thấu hiểu Nguyên Nhân sanh Đau Khổ, sự Chấm Dứt Đau Khổ và Con Đường dẫn đến Chấm Dứt Đau Khổ. Và con đường dẫn thoát ra khỏi Đau Khổ chính là pháp môn hành thiền. Nói một cách khác, ta phải luôn luôn giữ chánh niệm.
Niệm là hay biết, hay có tâm hiện hữu. Ngay trong giờ phút nầy chúng ta đang nghĩ gì, chúng ta đang làm gì? Điều gì xảy đến ta trong hiện tại? Chúng ta quán chiếu như vậy, luôn luôn hay biết ta đang sống như thế nào. Trong khi thực hành như vậy trí tuệ có thể phát sanh. Lúc nào chúng ta cũng đang suy niệm và quán chiếu, trong mọi oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi. Khi một cảm giác phát sanh mà ta ưa thích, hãy hay biết đúng như vậy, nhưng chúng ta không giữ nó lại như một cái gì có thực chất. Chỉ là hạnh phúc. Khi đau khổ phát sanh chúng ta hiểu biết ngay rằng đó là Lợi Dưỡng trong Đau Khổ, không phải là Con Đường của người hành thiền.
This is what we call separating the mind from the feel- ing. If we are clever we don't attach, we leave things be. We become the 'one who knows'. The mind and feeling are just like oil and water; they are in the same bottle but they don't mix. Even if we are sick or in pain, we still know the feeling as feeling, the mind as mind. We know the painful or com- fortable states but we don't identify with them. We stay only with peace: the peace beyond both comfort and pain.
You should understand it like this, because if there is no permanent self then there is no refuge. You must live like this, that is, without happiness and without unhappi- ness. You stay only with the knowing, you don't carry things around.
As long as we are still unenlightened all this may sound strange but it doesn't matter, we just set our goal in this direction. The mind is the mind. It meets happiness and unhappiness and we see them as merely that, there's noth- ing more to it. They are divided, not mixed. If they are all mixed up then we don't know them. It's like living in a house; the house and its occupant are related, but sepa- rate. If there is danger in our house we are distressed be- cause we must protect it, but if the house catches fire we get out of it. If painful feeling arises we get out of it, just like that house. When it's full of fire and we know it, we come running out of it. They are separate things; the house is one thing, the occupant is the other.
Đó là điều gọi là tách rời tâm ra khỏi thọ. Nếu là sáng suốt, ta không bám níu vào mà để cho sự vật tự nhiên trôi chảy. Chúng ta trở thành "người hiểu biết". Tâm và thọ cũng chỉ như nước và dầu: cùng ở chung trong một cái lọ nhưng không hòa tan. Chí đến khi lâm bệnh hay đau nhức ta vẫn hiểu biết thọ là thọ, tâm là tâm. Chúng ta hiểu biết những trạng thái đau đớn hay thoải mái dễ chịu nhưng không tự mình đồng hóa với chúng. Chúng ta chỉ ở với thanh bình an lạc, sự an lạc thanh bình vượt lên trên cả hai, thoải mái và đau khổ.
Quý vị phải thấu hiểu như vậy, bởi vì đã không có một tự ngã trường tồn ắt không có chỗ nương tựa. Quý vị phải sống như vậy, tức sống không có hạnh phúc và không có đau khổ. Quý vị chỉ sống với sự hiểu biết, không bận bịu mang kè kè sự vật theo mình.
Ngày nào mà chúng ta chưa giác ngộ thì tất cả những điều trên đây nghe hình như quái lạ, nhưng không hề gì. Chúng ta chỉ nhắm hướng đi. Tâm là tâm. Tâm sẽ hội kiến với hạnh phúc và đau khổ, và chúng ta chỉ nhận thấy suông như vậy, ngoài ra không có gì khác. Tách rời riêng biệt, không trộn lộn. Nếu tâm ta cùng với hạnh phúc và đau khổ pha lẫn nhau, ắt chúng ta không hiểu biết chúng. Cũng giống như ta đang ở trong một ngôi nhà; cái nhà và người ở trong nhà liên quan với nhau, nhưng riêng biệt, không phải là một. Nếu nhà hư hỏng thì ta buồn phiền, vì có bổn phận phải bảo vệ nhà cửa. Nhưng nếu nhà bị hỏa hoạn, ta phải nhanh chân chạy thoát ra khỏi đó. Nếu cảm giác đau khổ phát sanh ta phải thoát ra khỏi đó cũng như ta chạy thoát ra khỏi căn nhà đang cháy. Nó là hai sự việc riêng biệt; nhà là một việc, người ở trong nhà là việc khác.
We say that we separate mind and feeling in this way but in fact they are by nature already separate. Our realiza- tion is simply to know this natural separateness according to reality. When we say they are not separated it's because we're clinging to them through ignorance of the truth.
So the Buddha told us to meditate. This practice of med- itation is very important. Merely to know with the intellect is not enough. The knowledge which arises from practice with a peaceful mind and the knowledge which comes from study are really far apart. The knowledge which comes from study is not real knowledge of our mind. The mind tries to hold onto and keep this knowledge. Why do we try to keep it? Just lose it! And then when it's lost we cry!
If we really know, then there's letting go, leaving things be. We know how things are and don't forget our- selves. If it happens that we are sick we don't get lost in that. Some people think, "This year I was sick the whole time, I couldn't meditate at all." These are the words of a really foolish person. Someone who's sick and dying should really be diligent in his practice. One may say he doesn't trust his body, and so he feels that he can't medi- tate. If we think like this then things are difficult. The Buddha didn't teach like that. He said that right here is the place to meditate. When we're sick or almost dying that's when we can really know and see reality.
Other people say they don't have the chance to medi- tate because they're too busy. Sometimes school teachers come to see me. They say they have many responsibilities so there's no time to meditate. I ask them, "When you're teaching do you have time to breathe?" They answer, "Yes." "So how can you have time to breathe if the work is so hectic and confusing? Here you are far from Dhamma."
Chúng ta nói rằng tách rời tâm và thọ ra khỏi nhau, nhưng trong thực tế bản chất của chúng là đã rời nhau. Sự nhận thức của chúng ta chỉ giản dị là hiểu biết trạng thái tách rời khỏi nhau thiên nhiên ấy, đúng như thực tại là vậy. Nói tâm và thọ không riêng biệt tách rời nhau là bởi vì do vô minh, chúng ta bám níu vào nó và vì vậy, không thông hiểu Chân Lý.
Do vậy Đức Phật dạy ta hãy hành thiền. Pháp hành thiền vô cùng quan trọng. Chỉ hiểu biết suông với kiến thức không đủ. Trí tuệ phát sanh do pháp hành với tâm an lạc và kiến thức đến với ta bằng cách học hỏi, nghiên cứu thật sự cách nhau xa biệt. Sự hiểu biết thâu thập bằng cách học hỏi không phải là hiểu biết thật sự của tâm. Cái tâm chỉ cố gắng bám chặt và giữ lại điều học hỏi hiểu biết ấy. Tại sao ta cố gắng giữ lại? Chỉ để nó mất đi! Và khi nó mất ta than khóc.
Nếu thật sự hiểu biết ắt sẽ không có tình trạng cố gắng giữ lại, mà cứ để nó tự nhiên trôi qua, để cho sự vật tự nhiên, đúng như sự vật là vậy. Chúng ta thấu hiểu sự vật là thế nào và không tự quên mình. Nếu không may lâm bệnh, chúng ta không để lạc lối trong đó. Vài người nghĩ rằng, "Năm nay tôi bệnh suốt năm, không hành thiền được chút nào." Đó là lời nói của người thật sự cuồng si. Người đang bệnh hoặc sắp lâm chung càng phải chuyên cần tinh tấn hành thiền. Có thể ta nói rằng người ấy không có thì giờ để hành thiền. Người ấy bệnh, người ấy đang bị đau nhức, người ấy không còn tin tưởng nơi cơ thể mình, và do đó cảm nghe rằng mình không thể hành thiền. Suy tư như vậy sự việc ắt trở nên khó khăn. Đức Phật không dạy như vậy. Ngài dạy rằng ngay tại đây chính là nơi hành thiền. Khi lâm trọng bệnh hoặc lâm chung là lúc mà ta có thể thật sự hiểu biết và nhận thức thực tại.
Vài người khác nói rằng họ không may mắn được hành thiền vì luôn luôn có việc làm bận rộn. Có vài vị giáo viên đến đây viếng Sư và nói rằng vì đa đoan với nhiệm vụ, họ không có thì giờ để hành thiền. Sư hỏi họ, "Trong khi dạy học Ông có thì giờ để thở không? Họ trả lời, "Bạch Sư, Có". "Nếu công việc bề bộn và đa đoan, làm thế nào Ông có thì giờ để thở. Nơi đây Ông đã rời xa Giáo Pháp."
Actually this practice is just about the mind and its feel- ings. It's not something that you have to run after or strug- gle for. Breathing continues while working. Nature takes care of the natural processes - all we have to do is try to be aware. Just to keep trying, going inwards to see clearly. Meditation is like this.
If we have that presence of mind then whatever work we do will be the very tool which enables us to know right and wrong continually. There's plenty of time to meditate, we just don't fully understand the practice, that's all. While sleeping we breathe, eating we breathe, don't we? Why don't we have time to meditate? Wherever we are we breathe. If we think like this then our life has as much value as our breath, wherever we are we have time.
All kinds of thinking are mental conditions, not condi- tions of body, so we need simply have presence of mind, then we will know right and wrong at all times. Standing, walking, sitting and lying, there's plenty of time. We just don't know how to use it properly. Please consider this.
We cannot run away from feeling, we must know it. Feel- ing is just feeling, happiness is just happiness, unhappiness is just unhappiness. They are simply that. So why should we cling to them? If the mind is clever, simply to hear this is enough to enable us to separate feeling from the mind.
If we investigate like this continuously the mind will find release, but it's not escaping through ignorance. The mind lets go, but it knows. It doesn't let go through stupid- ity, not because it doesn't want things to be the way they are. It lets go because it knows according to the truth. This is seeing nature, the reality that's all around us.
Thật ra pháp hành chỉ liên quan đến tâm và những cảm giác. Nó không phải là điều gì mà quý vị phải chạy theo hoặc phải tranh đấu để được. Trong khi làm việc ta vẫn thở. Chính thiên nhiên đã chăm lo để cho tiến trình thở-vào-và- thở-ra được tự nhiên -- tất cả những gì ta cần phải làm chỉ là hay biết. Quý vị chỉ chuyên cần cố gắng, nhìn trở lại vào bên trong và thấy rõ ràng. Hành thiền là vậy.
Nếu chúng ta giữ tâm hiện hữu như vậy thì bất luận trong công việc nào mà ta làm, nó sẽ là dụng cụ hữu hiệu giúp ta luôn luôn hiểu biết điều nào là phải và điều nào sai. Có rất nhiều thì giờ để hành thiền, chỉ vì ta không thông hiểu đầy đủ pháp hành. Chỉ có thế. Trong khi ngủ ta thở, ăn ta thở, có phải vậy không? Tại sao không có thì giờ để hành thiền? Bất cứ ở đâu ta cũng thở. Nếu nghĩ như vậy thì kiếp sống của chúng ta có giá trị nhiều như hơi thở, bất luận ở đâu ta cũng có thì giờ.
Tất cả các loại tư tưởng đều là những điều kiện tinh thần không thuộc về cơ thể, như vậy ta chỉ cần giữ tâm hiện hữu và chừng ấy lúc nào chúng ta cũng sẽ hiểu biết điều nào là phải, điều nào sai. Đi, đứng, nằm, ngồi, có rất nhiều thì giờ. Chỉ vì ta không biết xử dụng một cách thích nghi. Xin quý vị hãy suy xét lại.
Chúng ta không thể bỏ chạy lẫn trốn những cảm giác, phải hiểu biết nó. Cảm giác hay thọ, chỉ là cảm giác, hạnh phúc chỉ là hạnh phúc, đau khổ chỉ là đau khổ. Nó chỉ giản dị là vậy. Tại sao ta phải bám níu vào nó? Nếu tâm sáng suốt thì chỉ nghe bấy nhiêu cũng đủ để tách rời thọ ra khỏi tâm.
Nếu chúng ta thường xuyên quán chiếu như vậy, tâm sẽ nhẹ nhàng, nhưng đó không phải là tẩu thoát qua đường lối của vô minh. Tâm buông bỏ, nhưng nó hiểu biết. Không phải buông bỏ vì si mê, hay buông bỏ vì không muốn sự vật giống như thế đó. Tâm buông bỏ, không bám níu vào thọ vì ta hiểu biết đúng theo Chân Lý. Đó là nhận thức Thiên Nhiên, thấy đúng thực tại ở quanh mình.
When we know this we are someone who's skilled with the mind, we are skilled with mental impressions. When we are skilled with mental impressions we are skilled with the world. This is to be a "Knower of the World." The Buddha was someone who clearly knew the world with all its difficulty. He knew the troublesome, and that which was not troublesome was right there. This world is so con- fusing, how is it that the Buddha was able to know it? Here we should understand that the Dhamma taught by the Buddha is not beyond our ability. In all postures we should have presence of mind and self-awareness - and when it's time to sit meditation we do that.
Khi hiểu biết được như vậy ta đã là người thuần thục đối với tâm và đối với thọ. Khi đã thuần thục làm chủ mình trước những thọ cảm, ta cũng thuần thục đối với thế gian. Đó là người "Hiểu Biết Thế Gian". Đức Phật là bậc hiểu biết rõ ràng thế gian và những vấn đề khó khăn ở thế gian. Ngài hiểu biết rằng những gì khuấy động và những gì không khuấy động đều ở ngay tại đây! Thế gian nầy quả thật phức tạp, làm sao Đức Phật có thể thấu hiểu được? Nơi đây ta phải nhận thức rằng Giáo Pháp do Đức Phật ban truyền không vượt ra ngoài khả năng của chúng ta. Trong tất cả mọi oai nghi -- đi, đứng, nằm, ngồi -- chúng ta phải giữ tâm hiện hữu và tự hay biết mình, và khi tọa thiền cũng vậy, luôn luôn chú niệm và tự hay biết mình.
We sit in meditation to establish peacefulness and cul- tivate mental energy. We don't do it in order to play around at anything special. Insight meditation is sitting in samàdhi itself. At some places they say, "Now we are going to sit in samàdhi, after that we'll do insight meditation." Don't divide them like this! Tranquility is the base which gives rise to wisdom; wisdom is the fruit of tranquility. To say that now we are going to do calm meditation, later we'll do insight - you can't do that! You can only divide them in speech. Just like a knife, the blade is on one side, the back of the blade on the other. You can't divide them. If you pick up one side you get both sides. Tranquility gives rise to wisdom like this.
Ta ngồi thiền để củng cố trạng thái tâm an lạc và trau giồi tâm lực. Không phải ngồi đó để làm chuyện gì khác. Thiền Minh Sát là tọa thiền và an trụ tâm trong trạng thái định (samàdhi). Ở vài nơi người ta bảo, "Bây giờ ta hãy ngồi thiền Định (Samàdhi), rồi sau đó hãy thiền Tuệ." Không nên phân chia như vậy. Trạng thái vắng lặng là nền tảng để trí tuệ phát sanh; trí tuệ sẽ được khai triển trên nền tảng vắng lặng. Nói rằng giờ đây hãy hành thiền Vắng Lặng, sau đó sẽ hành Minh Sát -- ta không thể làm như vậy! Ta chỉ có thể phân chia như vậy qua lời nói. Cũng như lưỡi dao, bề mặt ở một bên, bề trái ở bên kia. Quý vị không thể phân chia. Nếu lấy bề mặt lên thì cũng lấy lên cả hai bề. Trạng thái vắng lặng làm nền tảng cho trí tuệ phát sanh cũng cùng thế ấy.
Morality is the father and mother of Dhamma. In the beginning we must have morality. Morality is peace. This means that there are no wrong doings in body or speech. When we don't do wrong then we don't get agitated; when we don't become agitated then peace and collectedness arise within the mind. So we say that morality, concentra- tion and wisdom are the path on which all the Noble Ones have walked to enlightenment. They are all one. Morality is concentration, concentration is morality. Concentration is wisdom, wisdom is concentration. It's like a mango. When it's a flower we call it a flower. When it becomes a fruit we call it a mango. When it ripens we call it a ripe mango. It's all one mango but it continually changes. The big mango grows from the small mango, the small mango becomes a big one. You can call them different fruits or all one. Morality, concentration and wisdom are related like this. In the end it's all the path that leads to enlightenment.
Ta ngồi thiền để củng cố trạng thái tâm an lạc và trau giồi tâm lực. Không phải ngồi đó để làm chuyện gì khác. Thiền Minh Sát là tọa thiền và an trụ tâm trong trạng thái định (samàdhi). Ở vài nơi người ta bảo, "Bây giờ ta hãy ngồi thiền Định (Samàdhi), rồi sau đó hãy thiền Tuệ." Không nên phân chia như vậy. Trạng thái vắng lặng là nền tảng để trí tuệ phát sanh; trí tuệ sẽ được khai triển trên nền tảng vắng lặng. Nói rằng giờ đây hãy hành thiền Vắng Lặng, sau đó sẽ hành Minh Sát -- ta không thể làm như vậy! Ta chỉ có thể phân chia như vậy qua lời nói. Cũng như lưỡi dao, bề mặt ở một bên, bề trái ở bên kia. Quý vị không thể phân chia. Nếu lấy bề mặt lên thì cũng lấy lên cả hai bề. Trạng thái vắng lặng làm nền tảng cho trí tuệ phát sanh cũng cùng thế ấy.
The mango, from the moment it first appears as a flower, simply grows to ripeness. This is enough, we should see it like this. Whatever others call it, it doesn't matter. Once it's born it grows to old age, and then where? We should contemplate this.
Some people don't want to be old. When they get old they become regretful. These people shouldn't eat ripe mangoes! Why do we want the mangoes to be ripe? If they're not ripe in time, we ripen them artificially, don't we? But when we become old we are filled with regret. Some people cry, they're afraid to get old or die. If it's like this then they shouldn't eat ripe mangoes, better eat just the flowers! If we can see this then we can see the
Dhamma. Everything clears up, we are at peace. Just de- termine to practice like that.
Trái xoài, từ lúc sơ khởi là bông xoài, chỉ giản dị trưởng thành để trở nên xoài chín. Bấy nhiêu đã đủ, ta phải thấy như vậy. Dầu ai khác có gọi nó như thế nào, điều ấy không thành vấn đề. Một khi được sanh ra nó lớn dần đến già, và rồi đến đâu? Ta phải suy niệm như vậy.
Vài người không muốn già. Khi thấy tuổi già đến thì họ buồn phiền, luyến tiếc thời son trẻ. Những người ấy không nên ăn xoài chín! Tại sao họ muốn xoài non trở thành chín? Dầu xoài không chín đúng lúc họ cũng giú ép, có phải vậy không? Nhưng khi chính ta trở thành già, ta lại tiếc. Vài người than khóc, sợ già, hay sợ chết. Nếu như vậy thì họ chớ nên ăn xoài chín mà chỉ ăn bông xoài! Nếu thấy được như vậy ắt ta có thể trông thấy Giáo Pháp. Mọi việc đều sáng tỏ, chúng ta an lạc. Hãy quyết tâm thực hành như vậy.
So today the Chief Privy Councillor and his party have come together to hear the Dhamma. You should take what I've said and contemplate it. If anything is not right, please excuse me. But for you to know whether it's right or wrong depends on your practicing and seeing for yourselves. Whatever's wrong, throw it out. If it's right then take it and use it. But actually we practice in order to let go both right and wrong. In the end we just throw everything out. If it's right, throw it out; wrong, throw it out! Usually if it's right we cling to rightness, if it's wrong we hold it to be wrong, and then arguments follow. But he Dhamma is the place where there's nothing - nothing at all.
Hôm nay có Ông Cố Vấn Trưởng cùng nhiều quan khách đến nghe Pháp. Quý vị hãy nhận lãnh những gì Sư giảng để về nhà suy gẫm. Nếu có điều sai lầm xin quý vị thông cảm cho Sư. Tuy nhiên có hiểu được là đúng hay sai cũng tùy theo pháp hành và quan kiến của quý vị. Bất cứ gì là sai, hãy vứt bỏ. Điều nào đúng, hãy giữ lấy để xử dụng. Nhưng trong thực tế, chúng ta thực hành để buông bỏ cả hai, đúng và sai. Điều đúng, hãy vứt bỏ; điều sai, vứt bỏ. Thông thường, nếu là đúng thì ta bám níu vào tánh cách đúng của nó, còn sai thì ta giữ lại cái sai, rồi sau đó tranh luận, bàn thảo v.v... Nhưng Giáo Pháp là nơi chốn mà không có gì -- không có gì cả!
***
Chú thích:
[1] Lời người dịch: Nhằm giúp quý vị chưa quen thuộc với các từ ngữ trong pháp môn hành thiền dễ dàng lãnh hội thời Pháp của Ngài Thiền Sư, chúng tôi xin bổ túc thêm phần chú giải dưới đây, dựa theo Vi Diệu Pháp. Năm chi thiền, tức năm yếu tố của thiền: Tầm, Sát, Phỉ, Lạc, Trụ, nằm trong tâm Định (samàdhi), bao gồm cái được gọi là Sơ "Thiền" (Jhàna). Trong tầng Nhị Thiền hai chi đầu (Tầm, Sát) được loại. Đến Tam Thiền, ba chi đầu (Tầm, Sát, Phỉ) đều được loại. Và cuối cùng đến Tứ Thiền, chí đến chi thiền thứ tư (Phỉ), cũng được loại và chi thiền Xả (Upekkhà) được thay vào.
Vitakka - Tầm, là chi thiền đưa các tâm sở đồng phát sanh hướng về đối tượng của tâm. Vicàra, Sát hay Tứ, là quan sát, hay dò xét. Nơi đây Sát là liên tục đặt tâm trên đối tượng. Vitakka hướng tâm về đối tượng và Vicàra, Sát, đặt tâm lên đối tượng. Vitakka, Tầm, giống như con ong bay hướng về hoa. Vicàra, Sát, như ong bay quanh quẩn trên hoa.
Pìti - Phỉ, là thỏa thích. Nhưng Pìti, Phỉ, không phải là một loại thọ (vedanà) như Lạc (Sukha). Một cách chính xác, Phỉ là tâm sở đến trước, và trong khi xuất hiện, báo hiệu rằng sắp có thọ Lạc phát sanh. Có năm loại Phỉ là: 1) Thỏa thích làm rùng mình, rởn óc hay nổi da gà, 2) Thỏa thích thoáng qua mau lẹ như trời chớp, 3) Thỏa thích tràn ngập như sóng biển trườn lên bãi, 4) Thỏa thích thanh thoát, đem lại cho hành giả cảm giác nhẹ nhàng như bông gòn, lững lờ bay theo chiều gió, và 5) Thỏa thích thấm nhuần toàn thể châu thân như bong bóng được thổi phồng, hay trận lụt tràn lan làm ngập cả ao vũng.
Sukha - Lạc, là thọ lạc, an vui hạnh phúc. Pìti, Phỉ, làm cho hành giả phấn khởi vui thích trong đề mục, còn Sukha, Lạc, thì giúp hành giả thỏa thích hưởng thọ đề mục. Khách lữ hành mệt mỏi đi trong sa mạc thấy xa xa có cụm cây và ao nước thì lấy làm thỏa thích. Vui mừng trước khi thật sự hưởng thọ là Pìti. Khi đến tận ao nước, trạng thái thỏa thích tắm rửa và uống nước là Sukha.
Upekkhà - Xả, là một hình thức vi tế của tâm bình thản, quân bình. Tâm sở nầy cũng đã tiềm ẩn trong các tầng Sơ thiền, Nhị Thiền và Tam Thiền, nhưng đến Tứ Thiền thì nổi bật lên và trở thành vi tế đến mức cao độ.
[2] Điều nầy có nghĩa là luôn luôn, bất cứ lúc nào, trong mọi sinh hoạt.
[3] Đây là trạng thái "hổ thẹn" căn cứ trên sự hiểu biết nhân và quả, không phải là cảm giác tội lỗi.
[4] Lời của dịch giả: Bát Chánh Đạo mà nơi đây Ngài Achahn phân làm Giới, Định, và Tuệ, là con đường có tám chi. Giống như một sợi dây thừng có tám tao nhợ hợp lại. Người leo dây mỗi lần tay chỉ nắm vào một số, hai, ba, hoặc bốn tao nhợ cùng một lúc. Đến khi bỏ tay khác lên, thì nắm một số tao nhợ khác chớ không phải nắm một lúc tất cả tám tao nhợ. Cùng thế ấy, vị hành giả mà còn đang thời kỳ tu luyện chỉ hành một số chi cùng một lúc. Nhưng đến khi đạt đến mức độ mà Ngài mô tả trên thì hành giả dần dần hành cùng lúc một số chi nhiều hơn, và cuối cùng khi thành đạt Thánh Đạo và Thánh Quả thì tám chi cùng hợp chung lại thành một, và hành giả hành luôn cả tám chi cùng một lúc.
[5] "Sinh hoạt bên ngoài" ở đây là những cảm giác mà ta cảm nhận từ lục trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) xuyên qua lục căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) -- đối chiều với "sinh hoạt bên trong" là các tầng Thiền jhàna, nơi đây tâm "không đi ra ngoài" theo các cảm xúc.
[6] Lời người dịch: Danh từ sankhàra, pháp hữu vi, là những gì được sanh ra do điều kiện và tồn tại do điều kiện. Phải có gì trước đó tạo duyên mới hiện hữu, rồi có gì tạo duyên mới tồn tại. Khi hết nhân duyên thì hoại diệt. Trong thực tế, tất cả mọi sự vật trên thế gian, dầu tinh thần hay vật chất, đều là pháp hữu vi -- cũng được gọi là các vật được cấu tạo, hay pháp tùy thế..
[7] Danh từ "Ô Nhiễm" ở đây được phiên dịch từ Phạn ngữ kilesa, là những thói hư tật xấu phát sanh từ Vô Minh, hay những bợn nhơ tinh thần luôn luôn ngủ ngầm bên trong tất cả những chúng sanh trong tam giới.
-
ooOoo-
"...The Buddha was enlightened in the world, he contemplated the world. If he hadn't contemplated the
world, if he hadn't seen the world, he couldn't have risen above it. The Buddha's enlightenment was simply
enlightenment of this very world. The world was still there: gain and loss, praise and criticism, fame and disrepute, happiness and unhappiness were all still there. If there weren't these things there would be nothing to become enlightened to...."
... Đức Phật thành tựu sự giác ngộ của Ngài trong thế gian. Nếu không quán chiếu thế gian, nếu không trông thấy thế gian, ắt Ngài không thể vượt khỏi lên trên thế gian. Sự giác ngộ của Đức Phật chỉ giản dị là giác ngộ chính thế gian nầy. Thế gian vẫn còn đó: lợi lộc và lổ lã, tán dương và khiển trách, danh thơm và tiếng xấu, hạnh phúc và đau khổ, tất cả đều vẫn còn đó. Nếu không có những hiện tượng ấy ắt không có gì để giác ngộ ...
Opening the Dhamma Eye
Some of us start to practice, and even after a year or two, still don't know what's what. We are still unsure of the practice. When we're still unsure, we don't see that every- thing around us is purely Dhamma, and so we turn to teachings from the Ajahns. But actually, when we know our own mind, when there is sati to look closely at the mind, there is wisdom. All times and all places become occasions for us to hear the Dhamma.
Khai thông pháp nhãn
Vài người trong chúng ta mới bắt đầu hành thiền. Có người đã hành được một hoặc hai năm, nhưng chưa thông hiểu gì. Chúng ta không nắm vững và không tin chắc nơi pháp hành. Khi chưa tin chắc ắt không thấy rằng tất cả mọi sự vật quanh ta chỉ thuần túy là Giáo Pháp và do vậy, chúng ta quay trở về những lời dạy của quý Thầy (Ajahn). Nhưng trong thực tế, khi chúng ta thấu hiểu cái tâm của chính mình, khi đủ chánh niệm (sati) để nhìn sâu vào tâm, ắt trí tuệ phát sanh. Giờ phút nào và nơi chốn nào cũng trở thành cơ hội tốt đẹp để chúng ta lắng nghe Giáo Pháp.
We can learn Dhamma from nature, from trees for ex- ample. A tree is born due to causes and it grows following the course of nature. Right here the tree is teaching us Dhamma, but we don't understand this. In due course, it grows until it buds, flowers and fruit appear. All we see is the appearance of the flowers and fruit; we're unable to bring this within and contemplate it. Thus we don't know that the tree is teaching us Dhamma. The fruit appears and we merely eat it without investigating: sweet, sour or salty, it's the nature of the fruit. And this Dhamma, the teaching of the fruit. Following on, the leaves grow old. They wither, die and then fall from the tree. All we see is that the leaves have fallen down. We step on them, we sweep them up, that's all. We don't investigate thoroughly, so we don't know that nature is teaching us. Later on the new leaves sprout, and we merely see that, without taking it further. We don't bring these things into our minds to contemplate.
Chúng ta có thể học Giáo Pháp trong thiên nhiên, trong cây cối chẳng hạn. Cội cây được sanh ra do nguyên nhân, rồi trưởng thành theo dòng trôi chảy của thiên nhiên. Ngay tại đây, cội cây đang thuyết giảng Giáo Pháp cho chúng ta. Nhưng chúng ta không lãnh hội lời giảng. Rồi theo thời gian cây trưởng thành, lớn lên và lớn lên đến lúc nở mộng, trổ hoa, sanh trái. Tất cả những gì ta trông thấy chỉ là sự phát hiện của hoa và quả. Chúng ta không thể đem nó vào bên trong mình để quán chiếu. Do đó chúng ta không hiểu biết rằng cội cây đang dạy ta bài học về Giáo Pháp. Trái trổ sanh, và ta chỉ hái ăn mà không quán xét và tìm hiểu: ngọt, chua, hay mặn là bản chất tự nhiên của trái. Và đó là Giáo Pháp, là bài giảng của trái. Tiếp tục lớn thêm, lá trở nên già, úa vàng, khô héo, chết, và rơi rụng. Tất cả những gì ta thấy chỉ là những chiếc lá vàng khô rơi rụng đầy sân. Chúng ta đạp đi trên lá, và chúng ta quét sạch. Chỉ thế thôi. Chúng ta không khảo sát tận tường và như vậy, không lãnh hội được bài học mà thiên nhiên đang thuyết giảng. Về sau, lá non nở mầm, mọc lên, và ta chỉ thấy bấy nhiêu, không có gì hơn nữa. Đó không phải là chân lý được thấu hiểu bằng cách suy gẫm.
If we can bring all this inwards and investigate it, we will see that the birth of a tree and our own birth are no different. This body of ours is born and exists dependent on conditions, on the elements of earth, water, wind and fire. It has its food, it grows and grows. Every part of the body changes and flows according to its nature. It's no dif- ferent from the tree; hair, nails, teeth and skin - all change. If we know the things of nature, then we will know ourselves.
People are born. In the end they die. Having died they are born again. Nails, teeth and skin are constantly dying and re-growing. If we understand the practice then we can see that a tree is no different from ourselves. If we under- stand the teaching of the Ajahns, then we realize that the outside and the inside are comparable. Things which have consciousness and those without consciousness do not dif- fer. They are the same. And if we understand this same- ness, then when we see the nature of a tree, for example, we will know that it's no different from our own five khandhas12 - body, feeling, memory, thinking and con- sciousness. If we have this understanding then we under- stand Dhamma. If we understand Dhamma we understand the five khandhas, how they constantly shift and change, never stopping.
Nếu có thể đem tất cả những dữ kiện ấy vào bên trong và quán chiếu, ta sẽ nhận thấy rằng sự sanh của cội cây và sự sanh của chúng ta không có gì khác biệt. Cơ thể nầy của chúng ta được sanh ra và tồn tại tùy thuộc nơi những điều kiện như những nguyên tố đất, nước, lửa, gió. Kế đó nhờ chất dinh dưỡng trong vật thực, nó trưởng thành, và ngày càng lớn lên. Mỗi phần trong cơ thể đều biến đổi và trôi chảy thích ứng với bản chất thiên nhiên của nó. Không có gì khác với cội cây, tóc, móng, răng, da v.v... tất cả đều biến đổi. Nếu chúng ta thông hiểu sự vật trong thiên nhiên ta sẽ tự hiểu biết chính mình.
Con người được sanh ra rồi cuối cùng, chết. Chết rồi sanh trở lại. Móng, răng, da, cũng vậy, luôn luôn hoại diệt và mọc lên trở lại. Nếu thấu hiểu pháp hành, chúng ta cũng có thể nhận thức rằng cây cối không có gì khác chúng ta. Nếu lãnh hội được giáo huấn của chư vị thiền sư, chúng ta sẽ nhận thức rằng cảnh vật bên ngoài và bên trong chúng ta cũng tương tợ nhau. Những sự vật hữu giác hữu tri và vô tri vô giác không có gì khác nhau. Nó cũng giống như nhau. Và nếu thấu đạt được tánh cách giống nhau ấy, khi thấy bản chất thiên nhiên của một cội cây chẳng hạn, chúng ta sẽ hiểu nó không có gì khác biệt với ngũ uẩn của chính ta -- sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Hiểu biết như vậy tức hiểu biết Giáo Pháp. Hiểu biết Giáo Pháp, chúng ta cũng hiểu biết ngũ uẩn luôn luôn di động và không ngừng biến chuyển như thế nào.
So whether standing, walking, sitting or lying we should have sati to watch over and look after the mind. When we see external things it's like seeing internals. When we see internals it's the same as seeing externals. If we un- derstand this then we can hear the teaching of the Buddha. If we understand this, then we can say that Buddha-nature, the 'One who knows', has been established. It knows the ex- ternal. It knows the internal. It understands all things which arise. Understanding like this, then sitting at the foot of a tree we hear the Buddha's teaching. Standing, walking, sitting or lying, we hear the Buddha's teaching. Seeing, hearing, smelling, tasting, touching and thinking, we hear the Buddha's teaching. The Buddha is just this 'One who knows' within this very mind. It knows the Dhamma, it in- vestigates the Dhamma. It's not that the Buddha-nature, the 'one who knows', arises. The mind becomes illumined.
If we establish the Buddha within our mind then we see everything, we contemplate everything, as no different from ourselves. We see various animals, trees, mountains and vines as no different from ourselves. We see poor peo- ple and rich people - they're no different! They all have the same characteristics. One who understands like this is content wherever he is. He listens to the Buddha's teaching at all times. If we don't understand this, then even if we spend all our time listening to teachings from the various Ajahns, we still won't understand their meaning.
Như vậy, bất luận đi, đứng, nằm, ngồi, chúng ta phải giác tỉnh chú niệm, theo dõi canh chừng tâm mình. Nhìn thấy cảnh vật bên ngoài cũng như thấy sự vật bên trong. Thấy bên trong thì cũng giống như thấy bên ngoài. Nếu lãnh hội đầy đủ điều nầy ắt chúng ta có thể nghe lời dạy của Đức Phật. Nếu thấu hiểu như vậy ta có thể nói rằng Phật tánh hay bản chất Phật, "Người hiểu biết", đã vững vàng an trụ trong tâm mình. "Người hiểu biết" ấy hiểu biết bên ngoài và hiểu biết bên trong. "Người hiểu biết" ấy thấu triệt tất cả sự vật nào phát sanh. Thấu hiểu như vậy, khi ngồi dưới gốc cây ta nghe lời dạy của Đức Phật. Đi, đứng, nằm, ngồi ta nghe Đức Phật giảng dạy. Thấy, nghe, hửi, nếm, sờ đụng và suy tư, ta nghe Đức Phật ban huấn từ. Đức Phật chính là "Người hiểu biết" ấy, bên trong cái tâm nầy! Người ấy hiểu biết Giáo Pháp, quán chiếu Giáo Pháp. Không phải Đức Phật mà xưa kia đã thị hiện trên thế gian nay đến giảng cho chúng ta, nhưng bản chất Phật, hay Phật tánh, "Người hiểu biết" phát sanh. Tâm trở thành sáng tỏ.
Nếu chúng ta tôn trí vững chắc Đức Phật bên trong tâm mình ắt ta thấy tất cả mọi sự vật, quán chiếu tất cả, và nhận thức rằng tất cả đều không có gì khác biệt với chúng ta. Chúng ta thấy rằng loài thú, cây cối, núi non, và các loại dây leo đều giống như ta. Chúng ta thấy người nghèo, người giàu -- không có gì khác ta. Người da đen, người da trắng -- không khác! Tất cả đều có những đặc tánh như nhau. Người mà thấy được như vậy thì bất cứ ở đâu cũng cảm nghe thoải mái, hài lòng. Người ấy lúc nào cũng lắng tai nghe lời dạy của Đức Phật. Còn nếu không hiểu được như vậy thì dầu có trải qua suốt cuộc đời của mình để nghe các bài giảng của chư Tăng, người ấy vẫn không thể lãnh hội ý nghĩa của lời giảng.
The Buddha said that enlightenment of the Dhamma is just knowing Nature,13 the reality which is all around us, the Nature which is right here! If we don't understand this Nature we experience disappointment and joy, we get lost in moods, giving rise to sorrow and regret. Getting lost in mental objects is getting lost in Nature. When we get lost in Nature then we don't know Dhamma. The Enlightened One merely pointed out this Nature.
Having arisen, all things change and die. Things we make, such as plates, bowls and dishes, all have the same characteristic. A bowl is molded into being due to a cause, man's impulse to create, and as we use it, it gets old, breaks up and disappears. Trees, mountains and vines are the same, right up to animals and people.
Đức Phật dạy rằng chứng ngộ Giáo Pháp chỉ là hiểu biết Thiên Nhiên, hiểu biết thực tại ở quanh ta, hiểu biết bản chất của Thiên Nhiên [8] ở ngay tại đây! Nếu không hiểu biết cái Thiên Nhiên ấy ta sẽ gặp thất vọng và vui mừng, ta sẽ lạc lối trong những cảm xúc buồn vui, làm phát sanh sầu muộn và hối tiếc. Lạc lối trong những đối tượng của tâm (pháp), tức lạc lối trong Thiên Nhiên. Khi đã lạc lối trong Thiên Nhiên ta sẽ không hiểu biết Giáo Pháp. Đấng Giác Ngộ chỉ giản dị vạch cho ta thấy Thiên Nhiên ấy.
Tất cả mọi sự vật, khi đã phát sanh ắt biến chuyển và hoại diệt. Những vật mà chúng ta nhồi nắn như chén dĩa, tô, tộ v.v... tất cả đều cùng một đặc tánh. Do nguyên nhân nào đó, như ý muốn thúc đẩy con người sáng tác, một cái chén được nhồi nắn thành hình, rồi ta xử dụng cái chén, chén trở nên xưa cũ, bể, và ta không còn thấy nó nữa. Cây cối, núi non và các loại dây leo cũng cùng một thế ấy, chí đến thú vật và người ta cũng vậy.
When Annà Kondanna, the first disciple, heard the Buddha's teaching for the first time, the realization he had was nothing very complicated. He simply saw that what- ever thing is born, that thing must change and grow old as a natural condition and eventually it must die. A¤¤à Konda¤¤a had never thought of this before, or if he had it wasn't thoroughly clear, so he hadn't yet let go, he still clung to the khandhas. As he sat mindfully listening to the Buddha's discourse, Buddha-nature arose in him. He re- ceived a sort of Dhamma "transmission," which was the knowledge that all conditioned things are impermanent. Any thing which is born must have aging and death as a natural result.
This feeling was different from anything he'd ever known before. He truly realized his mind, and so "Buddha" arose within him. At that time the Buddha declared that A¤¤à Konda¤¤a had received the Eye of Dhamma.
Khi Ngài Anna Kondanna (A Nhã Kiều Trần Như), nghe Đức Phật thuyết giảng lần đầu tiên liền chứng ngộ. Sự chứng ngộ ấy không có gì là phức tạp lắm. Ngài chỉ giản dị nhận thức rằng bất luận gì được sanh ra đều phải biến đổi, tự nhiên trưởng thành và đến thời kỳ, phải hoại diệt. Trước kia Ngài Anna Kondanna không bao giờ nghĩ đến điều ấy, hoặc có nghĩ chăng nữa, cũng mù mờ, không tận tường, không sáng tỏ, nên Ngài còn chấp vào ngũ uẩn mà không buông bỏ. Đến khi ngồi lại giữ chánh niệm, lắng nghe Đức Phật giảng thì Phật tánh phát sanh đến Ngài. Ngài liền thọ nhận một loại "truyền thống" Giáo Pháp, vốn là sự hiểu biết rằng tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Bất luận gì được sanh ra tự nhiên trưởng thành và hoại diệt.
Sự chứng nghiệm ấy quả thật khác biệt với bất luận gì Ngài được biết từ bao giờ. Ngài thật sự ý thức rõ ràng tâm mình là như vậy, Đức Phật thị hiện bên trong Ngài. Vào lúc bấy giờ Đức Phật tuyên bố rằng Anna Kondanna đã thọ nhận Pháp Nhãn (nhãn quan của Giáo Pháp).
What is it that this Eye of Dhamma sees? This Eye sees that whatever is born has aging and death as a natural re- sult. "Whatever is born" means everything! Whether mate- rial or immaterial, it all comes under this "whatever is born." It refers to all of Nature. Like this body for instance - it's born and then proceeds to extinction. When it's small it "dies" from smallness to youth. After a while it "dies" from youth and becomes middle-aged. Then it goes on to "die" from middle-age and reach old-age, finally reaching the end. Trees, mountains and vines all have this characteristic.
Pháp nhãn ấy trông thấy gì? Mắt ấy thấy rằng hậu quả dĩ nhiên của bất luận gì được sanh ra là trưởng thành và hoại diệt. "Bất luận gì được sanh ra" có nghĩa là tất cả mọi sự vật! Dầu vật chất hay tinh thần, tất cả đều nằm trong phạm vi của "bất luận gì được sanh ra". Đoạn nầy hàm xúc tất cả Thiên Nhiên. Như thân nầy chẳng hạn -- nó được sanh ra và tiến dần đến hoại diệt. Khi còn thơ ấu, nó "diệt" từ trong trạng thái thơ ấu ấy để trở nên "thiếu nhi". Một thời gian sau nó "diệt" từ trạng thái thiếu nhi để trở nên thanh niên, và nó tiếp tục "diệt" từ thanh niên để bước vào trung niên, rồi "diệt" từ trung niên để đến lão niên và cuối cùng, chấm dứt kiếp sống. Cây cối, núi non, và các loài dây leo đều mang cùng một đặc tánh, giống như nhau.
So the vision or understanding of the 'One who knows' clearly entered the mind of A¤¤à Konda¤¤a as he sat there. This knowledge of "whatever is born" became deeply em- bedded in his mind, enabling him to uproot attachment to the body. This attachment was sakkàyadiññhi. This means that he didn't take the body to be a self or a being, or in terms of "he" or "me." He didn't cling to it. He saw it clearly, thus uprooting sakkàyadiññhi.
And the vicikiccha (doubt) was destroyed. Having up- rooted attachment to the body he didn't doubt his realiza- tion. Sãlabbata paràmàsa14 was also uprooted. His practice became firm and straight. Even if his body was in pain or fever he didn't grasp it, he didn't doubt. He didn't doubt, because he had uprooted clinging. This grasping of the body is called sãlabbata paràmàsa. When one uproots the view of the body being the self, grasping and doubt are fin- ished with. If just this view of the body as the self arises within the mind then grasping and doubt begin right there.
Như vậy, tri kiến hay tuệ giác của "Người hiểu biết" rõ ràng phát hiện vào tâm của Ngài Kondanna ngay lúc Ngài ngồi đó. Sự hiểu biết tận tường về "bất luận gì được sanh ra" đã được vững chắc tôn trí một cách thâm sâu vào tâm não làm cho Ngài có đủ khả năng nhổ tận gốc rễ mọi luyến ái bám níu vào cơ thể mình. Luyến ái ấy là thân kiến "sakkàya ditthi". Điều nầy có nghĩa là Ngài không xem thân nầy là một tự ngã, một chúng sanh. Ngài không nhìn nó trong ý nghĩa "tôi" hay "nó" và không bám níu vào nó. Ngài ý thức rõ ràng và do đó, tận diệt thân kiến, sakkàya ditthi.
Rồi hoài nghi (vicikicchà) cũng tận diệt. Khi đã nhổ tận gốc rễ mọi luyến ái bàm níu vào thân (thân kiến) Ngài không còn chút gì hoài nghi về sự chứng ngộ của mình. Rồi giới cấm thủ (sìlabbata paràmàsa) cũng tận diệt. [9] Lúc bấy giờ pháp hành của Ngài Kondanna trở nên vững vàng và trực tiến. Cho dù thân có đau đớn hay sốt nóng Ngài cũng không bám vào đó, không hoài nghi. Ngài không hoài nghi vì đã tận diệt luyến ái. Khi ta nhổ tận gốc rễ quan kiến chấp rằng thân nầy là tự ngã thì sự luyến ái dính mắc vào thân và hoài nghi cũng chấm dứt cùng với nó. Nếu có ý niệm chấp rằng thân nầy là tự ngã phát sanh trong tâm thì hoài nghi và giới cấm thủ cũng bắt đầu ngay tại đó.
So as the Buddha expounded the Dhamma, A¤¤à Konda¤¤a opened the Eye of Dhamma. This Eye is just the "One who knows clearly." It sees things differently. It sees this very nature. Seeing Nature clearly, clinging is up- rooted and the 'One who knows' is born. Previously he knew but he still had clinging. You could say that he knew the Dhamma but he still hadn't seen it, or he had seen the Dhamma but still wasn't one with it.
At this time the Buddha said, "Konda¤¤a knows." What did he know? He just knew Nature! Usually we get lost in Nature, as with this body of ours. Earth, water, fire and wind come together to make this body. It's an aspect of Nature, a material object we can see with the eye. It exists depending on food, growing and changing until finally it reaches extinction.
Coming inwards, that which watches over the body is consciousness - just this 'One who knows', this single awareness. If it receives through the ear it's called hearing; through the nose it's called smelling; through the tongue, tasting; through the body, touching; and through the mind, thinking. This consciousness is just one but when it functions at different places we call it different things. Through the eye we call it one thing, through the ear we call it another. But whether it functions at the eye, ear, nose, tongue, body or mind it's just one awareness. Fol- lowing the scriptures we call it the six consciousness, but in reality there is only one consciousness arising at these six different bases. There are six "doors" but a single awareness, which is this very mind.
Như vậy, ngay vào lúc Đức Phật thuyết giảng xong Giáo Pháp thì Ngài Anna Kondanna khai thông Pháp Nhãn. "Mắt của Giáo Pháp" ấy chỉ là "Người hiểu biết rõ ràng". Lối nhìn mới mẻ. Nó thấy chính cái Thiên Nhiên nầy. Nhận thấy Thiên Nhiên một cách rõ ràng, tường tận, nhổ tận gốc rễ mọi bám níu (thủ), và "Người hiểu biết" được sanh ra đời. Trước đó Ngài hiểu biết, nhưng vẫn còn "thủ". Quý vị có thể nói rằng trước kia Ngài hiểu biết Giáo Pháp nhưng vẫn còn chưa thấy Giáo Pháp, hoặc nữa, quý vị có thể nói là Ngài đã thấy Giáo Pháp nhưng chưa tự mình đồng hóa, đồng nhất thể, chưa là một với Giáo Pháp.
Vào lúc ấy Đức Phật tuyên bố, "Kondanna đã hiểu biết". Hiểu biết gì? Ngài chỉ hiểu biết Thiên Nhiên! Thông thường chúng ta lạc lối trong Thiên Nhiên, cũng như ta lạc lối trong thân nầy. Đất, nước, lửa và gió hợp lại cấu thành cơ thể nầy của chúng ta. Đó là một sắc thái của Thiên Nhiên, một hình thể vật chất mà mắt ta có thể thấy. Nó tồn tại nhờ vật thực, rồi trưởng thành và biến đổi đến sau cùng, hoại diệt.
Bây giờ đi trở vào bên trong, cái mà theo dõi trông chừng thân là thức -- chỉ là "người hiểu biết", chỉ giản dị là sự hay biết. Nếu sự hay biết ấy được thâu nhận xuyên qua mắt thì được gọi là nhãn thức, xuyên qua tai thì được gọi là nhĩ thức, qua mũi là tỷ thức, qua lưỡi là thiệt thức, qua thân là thân thức và qua ý là ý thức. Thức thì chỉ có một, nhưng nó tác động ở nhiều nơi khác nhau nên ta gọi bằng nhiều danh từ khác nhau. Xuyên qua mắt thì được gọi bằng tên nầy, qua tai ta lại gọi bằng một tên khác. Tuy nhiên, dầu tác động xuyên qua mắt tai, mũi, lưỡi, thân hay ý, chỉ có một sự hay biết. Theo ngôn ngữ của kinh điển ta gọi là lục thức, nhưng trong thực tế chỉ có cái thức duy nhất phát sanh ở sáu căn khác nhau. Có sáu cửa vào, "lục nhập", nhưng chỉ có một sự hay biết duy nhất, vốn là cái tâm nầy.
This mind is capable of knowing the truth of Nature. If the mind still has obstructions, then we say it knows through ignorance. It knows wrongly and it sees wrongly. Knowing wrongly and seeing wrongly, or knowing and seeing rightly, it's just a single awareness. We say wrong view and right view but it's just one thing. Right and wrong both arise from this one place. When there is wrong knowledge we say that Ignorance conceals the truth. When there is wrong knowledge then there is wrong view, wrong intention, wrong action, wrong livelihood - every- thing is wrong! And on the other hand the path of right practice is born in this same place. When there is right then the wrong disappears.
Tâm nầy có khả năng hiểu biết chân lý của Thiên Nhiên. Nếu tâm vẫn còn bị che lấp, ta nói rằng nó hiểu biết xuyên qua Vô Minh. Nó hiểu sai lầm và nó thấy sai lầm. Hiểu sai lầm, thấy sai lầm hoặc hiểu và thấy sai lầm hoặc hiểu và thấy đúng chỉ là sự hay biết duy nhất. Chúng ta nói Tà Kiến và Chánh Kiến nhưng kỳ thật chỉ là một. Cả hai, tà và chánh, đều phát sanh từ một nơi. Khi là một kiến thức sai lầm, ta nói Vô Minh che lấp chân lý. Khi mà kiến thức sai lầm, nó kéo theo cả dây: Tà Kiến, Tà Tư Duy, Tà Ngữ, Tà Nghiệp, Tà Mạng ... tất cả đều tà! Đàng khác, con đường của pháp hành chân chánh cũng phát xuất từ một nơi đó. Khi có Chánh thì Tà biến dạng.
The Buddha practiced enduring many hardships and torturing himself with fasting and so on, but he investi- gated deeply into his mind until finally he uprooted igno- rance. All the Buddhas were enlightened in mind, because the body knows nothing. You can let it eat or not, it doesn't matter, it can die at any time. The Buddhas all practiced with the mind. They were enlightened in mind.
The Buddha, having contemplated his mind, gave up the two extremes of practice - indulgence in pleasure and indulgence in pain - and in his first discourse expounded the Middle Way between these two. But we hear his teach- ing and it grates against our desires. We're infatuated with pleasure and comfort, infatuated with happiness, thinking we are good, we are fine - this is indulgence in pleasure. It's not the right path. Dissatisfaction, displeasure, dislike and anger - this is indulgence in pain. These are the ex- treme ways which one on the path of practice should avoid.
These "ways" are simply the happiness and unhappi- ness which arise. The "one on the path" is this very mind, the 'One who knows'. If a good mood arises we cling to it as good, this is indulgence in pleasure. If an unpleasant mood arises we cling to it through dislike - this is indulgence in pain. These are the wrong paths, they aren't the ways of a meditator. They're the ways of the worldly, those who look for fun and happiness and shun unpleasantness and suffering.
The wise know the wrong paths but they relinquish them, they give them up. They are unmoved by pleasure and displeasure, happiness and unhappiness. These things arise but those who know don't cling to them, they let them go according to their nature. This is right view. When one knows this fully there is liberation. Happiness and un- happiness have no meaning for an Enlightened One.
The Buddha said that the Enlightened Ones were far from defilements. This doesn't mean that they ran away from defilements, they didn't run away anywhere. Defilements were there. He compared it to a lotus leaf in a pond of water. The leaf and the water exist together, they are in contact, but the leaf doesn't become damp. The water is like defilements and the lotus leaf is the Enlight- ened Mind.
The mind of one who practices is the same; it doesn't run away anywhere, it stays right there. Good, evil, happi- ness, and unhappiness, right and wrong arise, and he knows them all. The meditator simply knows them, they don't enter his mind. That is, he has no clinging. He is sim- ply the experiencer. To say he simply experiences is our common language. In the language of Dhamma we say he lets his mind follow the Middle Way.
These activities of happiness, unhappiness and so on are constantly arising because they are characteristics of the world. The Buddha was enlightened in the world, he contemplated the world. If he hadn't contemplated the world, if he hadn't seen the world, he couldn't have risen above it. The Buddha's Enlightenment was simply enlight- enment of this very world. The world was still there: gain and loss, praise and criticism, fame and disrepute, happi- ness and unhappiness were still there. If there weren't these things there would be nothing to become enlight- ened to! What he knew was just the world, that which sur- rounds the hearts of people. If people follow these things, seeking praise and fame, gain and happiness, and trying to avoid their opposites, they sink under the weight of the world.
Gain and loss, praise and criticism, fame and disrepute, happiness and unhappiness - this is the world. The per- son who is lost in the world has no path of escape, the world overwhelms him. This world follows the Law of Dhamma so we call it worldly dhamma. He who lives within the worldly dhamma is called a worldly being. He lives surrounded by confusion.
Therefore the Buddha taught us to develop the path. We can divide it up into morality, concentration and wis- dom - develop them to completion! This is the path of practice which destroys the world. Where is this world? It is just in the minds of beings infatuated with it! The action of clinging to praise, gain, fame, happiness and unhappi- ness is called "world." When it is there in the mind, then the world arises, the worldly being is born. The world is born because of desire. Desire is the birthplace of all worlds. To put an end to desire is to put an end to the world.
Our practice of morality, concentration and wisdom is otherwise called the Eightfold Path. This Eightfold Path and the eight worldly dhammas are a pair. How is it that they are a pair? If we speak according to the scriptures, we say that gain and loss, praise and criticism, fame and dis- repute, happiness and unhappiness are the eight worldly dhammas. Right view, Right Intention, Right Speech, Right Action, Right Livelihood, Right Effort, Right Mind- fulness and Right Concentration, this is the Eightfold Path. These two eightfold ways exist in the same place. The eight worldly dhammas are right here in this very mind, with the 'One who knows' but this 'One who knows' has obstructions, so it knows wrongly and thus becomes the world. It's just this one 'One who knows', no other! The Buddha-nature has not yet arisen in this mind, it has not yet extracted itself from the world. The mind like this is the world.
Đức Phật thực hành khổ hạnh, chịu đựng nhiều gian truân khổ nhọc, đau đớn và tự ép xác khổ hạnh, nhịn ăn v.v... nhưng Ngài quán chiếu thâm sâu vào bên trong tâm cho đến khi cuối cùng nhổ tận gốc rễ mầm mống Vô Minh. Tất cả chư Phật đều giác ngộ từ trong tâm, bởi vì thân nào có biết gì. Quý vị có thể cho nó ăn hoặc bắt nó nhịn đói cũng không sao. Nó có thể chết bất cứ lúc nào. Tất cả chư Phật đều thực hành với tâm. Các Ngài giác ngộ trong tâm.
Đức Phật quán chiếu tự tại và từ bỏ hai pháp hành cực đoan -- Lợi dưỡng, buông lung chìm đắm trong Dục Lạc, và Lợi Dưỡng trong Đau khổ -- và trong Bài Pháp Đầu Tiên (Kinh Chuyển Pháp Luân) Ngài thuyết giảng Trung Đạo, Con Đường khoảng giữa hai cực đoan ấy. Nhưng khi nghe những lời dạy ấy thì nó chạm lòng ham muốn của ta. Ta đắm chìm trong dục lạc và tiện nghi, ta mê say trong hạnh phúc, nghĩ rằng những điều ấy là tốt đẹp -- đó là Lợi Dưỡng, buông lung trong Dục Lạc. Đó không phải là con đường chân chánh. Bất mãn, không vui, không thích, và sân hận -- đó là Lợi Dưỡng, buông lung trong Đau Khổ. Trên đây là hai cực đoan mà người đi trên con đường thực hành nên tránh.
Những "con đường" cực đoan ấy chỉ giản dị là hạnh phúc và đau khổ phát sanh đến ta. "Người đi trên Con Đường" chính là cái tâm nầy, chính là "người hiểu biết". Nếu một cảm xúc dễ chịu đến, chúng ta bám níu vào điều tốt đẹp ấy, đó là Lợi Dưỡng trong Dục Lạc. Khi một xúc cảm khó chịu phát sanh, chúng ta bám vào đó bằng cách không ưa thích, đó là Lợi Dưỡng trong Đau Khổ. Cả hai đều là con đường lầm lạc, không phải là con đường của người hành thiền. Đó là con đường của người thế gian, những người đi tìm vui sướng và hạnh phúc, cố tránh sầu muộn và đau khổ.
Người có trí tuệ biết những con đường lầm lạc nhưng không tự buông trôi đắm chìm trong đó mà dứt bỏ, tách lìa ra khỏi nó. Người ấy không để bị dục lạc và bất toại nguyện, hạnh phúc và đau khổ, gây xúc động. Nó phát sanh đến, nhưng người sáng suốt hiểu biết không bám vào mà buông bỏ, để nó đi theo bản chất thiên nhiên của nó. Đó là Chánh Kiến. Khi đã thấu triệt tận tường như thế ắt có giải thoát. Hạnh phúc và đau khổ không có nghĩa lý gì đối với người đã giác ngộ. Đức Phật dạy rằng bậc Giác Ngộ xa lìa ô nhiễm. Điều nầy không có nghĩa là các Ngài bỏ chạy, tránh xa ô nhiễm. Các Ngài không chạy đi đâu cả. Ô nhiễm vẫn ở đó. Ngài lấy thí dụ lá sen trong đầm. Lá sen trầm mình trong nước, nhưng nước không thấm vào. Nước như ô nhiễm và lá sen như tâm của bậc Giác Ngộ.
Tâm của người hành thiền cũng như thế ấy, không bỏ chạy đi đâu, mà vẫn ở ngay tại đó. Thiện và ác, hạnh phúc và đau khổ, chánh và tà, phát sanh -- hành giả hiểu biết tất cả. Chỉ giản dị hiểu biết mà không để cho nó xâm nhập vào tâm mình. Hành giả chỉ là người chứng nghiệm mà không bám níu. Nói rằng hành giả chỉ là người chứng nghiệm suông là nói theo ngôn ngữ thông thường của người đời. Trong ngôn ngữ của Giáo Pháp chúng ta nói rằng người hành thiền để cho tâm mình đi theo Trung Đạo.
Những sinh hoạt của hạnh phúc và đau khổ v.v... luôn luôn phát sanh, bởi vì nó là đặc tánh của thế gian. Đức Phật thành đạt sự giác ngộ của Ngài trong thế gian, Ngài quán chiếu thế gian. Nếu không quán chiếu thế gian ắt Ngài không trông thấy thế gian và như vậy, không thể vượt lên trên, khỏi thế gian. Sự giác ngộ của Đức Phật chỉ giản dị là giác ngộ chính thế gian nầy. Thế gian vẫn còn đó: lợi lộc và lỗ lã, tán dương và khiển trách, danh thơm và tiếng xấu, hạnh phúc và đau khổ, tất cả đều vẫn còn đó. Nếu không có những hiện tượng ấy ắt không có gì để giác ngộ. Điều mà Ngài hiểu biết chỉ là thế gian, những gì bao quanh tâm não của con người. Nếu con người chạy theo những cái ấy, mong tìm được tán dương, danh vọng, lợi lộc, và hạnh phúc, và cố gắng tránh những tình trạng đối nghịch, con người sẽ bị chìm sâu dưới trọng lượng của thế gian.
Lợi lộc và lỗ lã, tán dương và khiển trách, danh thơm và tiếng xấu, hạnh phúc và đau khổ -- đó là thế gian. Người lạc lối trong thế gian không có đường để lẩn thoát. Người ấy đã bị thế gian tràn ngập. Thế gian theo Định Luật của Giáo Pháp, vì lẽ ấy chúng ta gọi là Thế Gian Pháp, Giáo Pháp của Thế Gian. Người sống trong Thế Gian Pháp được gọi là chúng sanh trong thế gian. Người ấy sống trong tình trạng rối loạn.
Vì lẽ ấy Đức Phật dạy chúng ta phát triển Con Đường. Chúng ta có thể phân chia Con Đường ấy thành Giới, Định, Tuệ -- và trau giồi, phát triển trọn vẹn, đầy đủ, đến tận cùng. Đây là Con Đường thực hành nhằm tiêu diệt thế gian. Thế gian ở đâu? Nó ở ngay trong tâm, và chúng sanh say đắm trong ấy! Hành động nào bám níu vào lời khen tặng, lợi lộc, danh vọng và hạnh phúc được gọi là "thế gian". Khi nó ở tại đó, trong tâm, thì thế gian được sanh ra. Thế gian được sanh ra chỉ vì tại ham muốn. Lòng ham muốn là nơi chôn nhau cắt rún của tất cả thế gian. Chấm dứt ham muốn tức chấm dứt thế gian.
Pháp hành Giới, Định, Tuệ của chúng ta cũng được gọi là Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo cùng với Tám Thế Gian Pháp là một cặp. Thế nào Bát Chánh Đạo và Tám Thế Gian Pháp là một cặp? Nếu nói theo kinh điển thì lợi lộc và lỗ lã, tán dương và khiển trách, danh thơm và tiếng xấu, hạnh phúc và đau khổ là Tám Thế Gian Pháp. Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định là Bát Chánh Đạo. Hai con đường bao gồm tám chi nầy -- Tám Thế Gian Pháp và Bát Chánh Đạo -- cùng tồn tại chung một nơi. Tám Thế Gian Pháp ở ngay tại đây, trong chính cái tâm nầy, cùng với "người hiểu biết". Nhưng vì "người hiểu biết" nầy bị che lấp nên hiểu biết sai lầm và do đó trở thành thế gian. Chỉ có một người ấy, "người hiểu biết", không ai khác! Bản chất Phật, hay Phật tánh chưa phát sanh trong tâm nầy, nó chưa tự rút được ra khỏi thế gian. Một cái tâm như thế ấy là thế gian.
When we practice the path, when we train our body and speech, it's all done in that very same mind. It's the same place so they see each other; the path sees the world. If we practice with this mind of ours we encounter this clinging to praise, fame, pleasure and happiness, we see the attachment to the world.
The Buddha said, "You should know the world. It daz- zles like a king's royal carriage. Fools are entranced, but the wise are not deceived." It's not that he wanted us to go all over the world looking at everything, studying every- thing about it. He simply wanted us to watch this mind which is attached to it. When the Buddha told us to look at the world he didn't want us to get stuck in it, he wanted us to investigate it, because the world is born just in this mind. Sitting in the shade of a tree you can look at the world. When there is desire the world comes into being right there. Wanting is the birth place of the world. To ex- tinguish wanting is to extinguish the world.
Khi chúng ta thực hành trên Con Đường, khi chúng ta rèn luyện thân và khẩu, tất cả đều xảy diễn trong chính cái tâm nầy. Vì cùng ở chung một nơi nên Con Đường và thế gian trông thấy nhau. Con Đường trông thấy thế gian. Nếu thực hành với cái tâm ấy chúng ta sẽ gặp sự bám níu vào những lời khen tặng, danh vọng, dục lạc và hạnh phúc. Chúng ta thấy luyến ái thế gian.
Đức Phật dạy, "Hãy hiểu biết thế gian. Nó rực rỡ sáng ngời như chiếc long xa của nhà vua. Kẻ cuồng si say mê, nhưng người trí thì không bị phỉnh gạt". Không phải Ngài muốn cho chúng ta đi cùng khắp thế gian để nhìn xem, khảo sát và học hỏi mọi sự vật trong thế gian. Ngài chỉ muốn chúng ta theo dõi và quan sát cái tâm nầy, vốn tùy thuộc nơi thế gian. Khi Đức Phật dạy ta hãy nhìn xem thế gian, không phải Ngài muốn chúng ta bị dính kẹt trong đó. Ngài muốn chúng ta khảo sát, bởi vì thế gian được sanh ra trong chính cái tâm nầy. Ngồi dưới bóng mát của một cội cây, quý vị cũng có thể nhìn thế gian. Khi có lòng ham muốn, thế gian phát hiện ngay tại đó. Khát vọng là sinh quán của thế gian. Dập tắt khát vọng tức dập tắt thế gian.
When we sit in meditation we want the mind to be- come peaceful, but it's not peaceful. Why is this? We don't want to think but we think. It's like a person who goes to sit on an ant's nest: the ants just keep on biting him. When the mind is the world then even sitting still with our eyes closed, all we see is the world. Pleasure, sorrow, anxiety, confusion - it all arises. Why is this? It's because we still haven't realized Dhamma. If the mind is like this the med- itator can't endure the worldly dhammas, he doesn't inves- tigate. It's just the same as if he were sitting on an ants' nest. The ants are going to bite because he's right on their home! So what should he do? He should look for some poi- son or use fire to drive them out.
Khi ngồi thiền chúng ta muốn tâm an lạc, nhưng nó không an lạc. Tại sao? Chúng ta không muốn suy tư, nhưng chúng ta suy tư. Chao ôi! Cũng giống như người kia ngồi nhằm trên ổ kiến. Kiến bu lại, cắn tứ tung. Khi tâm là thế gian thì dầu có ngồi nhắm hai mắt lại, ta chỉ thấy thế gian, lạc thú, ưu phiền, lo âu, rối trí -- tất cả đều khởi dậy. Tại sao? Là bởi vì chúng ta chưa chứng ngộ Giáo Pháp. Nếu tâm mà như thế ấy hành giả không quán chiếu. Cũng chỉ giống như ngồi trên ổ kiến. Kiến bu lại cắn bởi vì ta ngồi ngay trên nhà của nó. Như vậy thì phải làm sao? Phải tìm một chất độc, hoặc dùng lửa để đuổi kiến đi.
But most Dhamma practitioners don't see it like that. If they feel content they just follow contentment, feeling dis- content they just follow that. Following the worldly dham- mas the mind becomes the world. Sometimes we may think, "Oh, I can't do it, it's beyond me...", so we don't even try! This is because the mind is full of defilements, the worldly dhammas prevent the path from arising. We can't endure in the development of morality, concentra- tion and wisdom. It's just like that man sitting on the ants' nest. He can't do anything, the ants are biting and crawling all over him, he's immersed in confusion and agitation. He can't rid his sitting place of the danger, so he just sits there, suffering.
Tuy nhiên, phần lớn những người thực hành Giáo Pháp không thấy như vậy. Nếu cảm nghe vừa lòng, họ chỉ đeo dính theo trạng thái vừa lòng ấy, cảm nghe phật ý, họ chỉ dính kẹt trong tình trạng phật ý. Đeo níu, bám chặt (thủ) thế gian pháp, tâm họ trở thành thế gian. Đôi khi chúng ta nghĩ, "ồ, ta không thể làm được điều ấy, điều ấy vượt khỏi phạm vi khả năng của ta ..." và rồi ta không cố gắng. Đó là bởi vì tâm đầy ô nhiễm. Các thế gian pháp không để cho Con Đường phát sanh. Chúng ta không thể nhẫn nại chịu đựng công trình phát triển Giới, Định, và Tuệ Minh Sát. Cũng chỉ giống như người ngồi trên ổ kiến! Người ấy không thể làm gì. Kiến bu ráp lại cắn và bò khắp châu thân. Người ấy bị chìm đắm trong tình trạng rối loạn và khuấy động. Anh ta không thể rời bỏ được chỗ ngồi nguy hiểm, và do đó cứ ngồi lỳ chịu đau khổ.
So it is with our practice. The worldly dhammas exist in the minds of worldly beings. When those beings wish to find peace the worldly dhammas arise right there. When the mind is ignorant there is only darkness. When know- ledge arises the mind is illumined, because ignorance and knowledge are born in the same place. When ignorance has arisen, knowledge can't enter, because the mind has accepted ignorance. When knowledge has arisen, igno- rance cannot stay.
So the Buddha exhorted his disciples to practice with the mind, because the world is born in this mind, the eight worldly dhammas are there. The Eightfold Path, that is, in- vestigation through calm and insight meditation, our dili- gent effort and the wisdom we develop, all these things loosen the grip of the world. Attachment, aversion and de- lusion become lighter, and being lighter, we know them as such. If we experience fame, material gain, praise, happi- ness or suffering we're aware of it. We must know these things before we can transcend the world, because the world is within us.
Với pháp hành của chúng ta cũng vậy. Thế gian pháp đã tồn tại, nằm sẵn trong tâm chúng sanh. Khi các chúng sanh ấy muốn tìm an lạc, thế gian liền phát sanh ngay tại đó. Tâm còn vô minh thì chỉ có đêm tối. Khi tuệ giác phát sanh, tâm trở nên sáng tỏ, bởi vì vô minh và tuệ giác đều sanh ra cùng trong một chỗ. Khi vô minh phát sanh, tuệ giác không thể vào, bởi vì tâm đã chấp nhận vô minh. Khi tuệ giác phát sanh, vô minh không thể hiện hữu tại đó.
Vì lẽ ấy Đức Phật kêu gọi các đệ tử nên thực hành với tâm (tức hành thiền), bởi vì thế gian được sanh ra từ trong tâm. Tám thế gian pháp nằm ngay tại đó. Bát Chánh Đạo, tức sự quán chiếu bằng thiền Vắng Lặng và thiền Minh Sát, đức hạnh tinh tấn chuyên cần của chúng ta và trí tuệ mà chúng ta khai triển, tất cả những công trình ấy tháo gỡ nanh vuốt của thế gian. Tham ái, bám níu, sân hận, và si mê dần dần suy giảm, và chúng sanh nhẹ nhàng hơn, chúng ta hiểu biết đúng như vậy. Nếu có danh vọng, lợi lộc, hoặc có lời tán dương, có hạnh phúc hay đau khổ, chúng ta hay biết điều ấy. Chúng ta cần phải hiểu biết những điều ấy trước khi có thể vượt lên, thoát ra khỏi thế gian, bởi vì thế gian ở bên trong chúng ta.
When we're free of these things it's just like leaving a house. When we enter a house what sort of feeling do we have? We feel that we've come through the door and en- tered the house. When we leave the house we feel that we've left it, we come into the bright sunlight, it's not dark like it was inside. The action of the mind entering the worldly dhammas is like entering the house. The mind which has destroyed the worldly dhammas is like one who has left the house.
Ta thoát ra khỏi các thế gian pháp cũng giống như khi ta rời khỏi một ngôi nhà. Khi vào nhà ta có cảm giác như thế nào? Chúng ta cảm giác là mình đi ngang qua cửa và bước vào nhà. Khi lìa nhà ta cảm giác là đã lìa khỏi ngôi nhà và bước vào ánh sáng mặt trời, không còn tối tăm như lúc còn ở bên trong. Khi tâm vào thế gian pháp cũng giống như ta vào nhà. Khi tâm đã diệt trừ các thế gian pháp cũng giống như ta rời khỏi nhà.
So the Dhamma practitioner must become one who witnesses the Dhamma for himself. He knows for himself whether the worldly dhammas have left or not, whether or not the path has been developed. When the path has been well developed it purges the worldly dhammas. It becomes stronger and stronger. Right view grows as wrong view de- creases, until finally the path destroys defilements - either that or defilements will destroy the path!
Như vậy hành giả phải tự mình chứng nghiệm Giáo Pháp. Tự mình, hành giả phải hiểu biết đã tách rời ra khỏi thế gian pháp hay chưa, Con Đường đã được phát triển hay chưa.
Khi Con Đường đã phát triển tốt đẹp thì nó đánh đuổi thế gian pháp, trở thành ngày càng vững chắc, ngày càng lớn mạnh. Chánh Kiến tăng trưởng, Tà kiến giảm suy, cho đến sau cùng Con Đường tiêu diệt ô nhiễm -- nếu không vậy thì ô nhiễm sẽ tiêu diệt Con Đường.
Right view and wrong view, there are only these two ways. Wrong view has its tricks as well, you know, it has its wisdom - but it's wisdom that's misguided. The medi- tator who begins to develop the path experiences a sepa- ration. Eventually it's as if he is two people - one in the world and the other on the path. They divide, they pull apart. Whenever he's investigating there's this separation, and it continues on and on until the mind reaches insight, vipassanà.
Chánh Kiến và Tà Kiến, chỉ có hai con đường ấy. Tà Kiến cũng có mánh khoé của nó, quý vị biết không, nó có trí tuệ -- nhưng đó là trí tuệ được trá hình. Vị hành giả bắt đầu phát triển Con Đường ắt có chứng nghiệm một sự phân chia. Giống như là có hai người -- một trong thế gian và một trên Con Đường. Nó phân chia tách rời ra. Bất luận lúc nào hành giả quán chiếu ắt cảm giác sự phân chia ấy và nó tiếp tục diễn tiến như vậy cho đến khi tâm thành đạt tuệ Minh Sát (Vipassana).
Or maybe it's vipassanå!15 Having tried to establish wholesome results in our practice, seeing them, we attach to them. This type of clinging comes from our wanting to get something from the practice. This is vipassanå, the wis- dom of defilements (i.e., "defiled wisdom"). Some people develop goodness and cling to it, they develop purity and cling to that, or they develop knowledge and cling to that. The action of clinging to that goodness or knowledge is vipassanå, infiltrating our practice.
Hoặc nữa, có thể đó là Vipassanù! [10]. Đang cố gắng tạo những thành quả trong sạch trong pháp hành, khi nhìn thấy nó chúng ta liền chụp lấy, bám chặt vào nó. Loại bám níu nầy phát sanh từ lòng ham muốn thành đạt một cái gì trong pháp hành. Đó là vipassanù, trí tuệ của ô nhiễm (hay tùy phiền não). Vài người phát triển trạng thái tốt đẹp rồi bám vào đó, họ phát triển trạng thái trong sạch và bám vào đó, hoặc họ phát triển tuệ giác và bám vào đó. Hành động bám níu vào trạng thái tốt đẹp hay tuệ giác là vipassanù. Nó len lỏi xâm nhập vào pháp hành của chúng ta.
So when you develop vipassanà, be careful! Watch out for vipassanå, because they're so close that sometimes you can't tell them apart. But with right view we can see them both clearly. If it's vipassanå there will be suffering arising at times as a result. If it's really vipassanà there's no suffer- ing. There is peace. Both happiness and unhappiness are silenced. This you can see for yourself.
This practice requires endurance. Some people, when they come to practice, don't want to be bothered by any- thing, they don't want friction. But there's friction the same as before. We must try to find an end to friction through friction itself! So, if there's friction in your prac- tice, then it's right. If there's no friction it's not right, you just eat and sleep as much as you want. When you want to go anywhere or say anything you just follow your desires. The teaching of the Buddha grates. The supermundane goes against the worldly. Right view opposes wrong view, purity opposes impurity. The teaching grates against our desires.
There's a story in the scriptures about the Buddha, be- fore he was enlightened. At that time, having received a plate of rice, he floated that plate on a stream of water, de- termining in his mind, "If I am to be enlightened, may this plate float against the current of the water." The plate floated upstream! That plate was the Buddha's right view, or the Buddha-nature that he became awakened to. It didn't follow the desires of ordinary beings. It floated against the flow of his mind, it was contrary in every way.
Như vậy, khi quý vị phát triển Tuệ Minh Sát hãy thận trọng coi chừng! Hãy cẩn thận nhìn xem có phải là vipassanù không, bởi vì hai hiện tượng ấy rất giống nhau, đến độ đôi khi ta không thể phân biệt. Tuy nhiên, với Chánh Kiến chúng ta có thể nhận thức rõ ràng cả hai. Nếu là vipassanù ắt có đau khổ phát sanh. Nếu thật sự là vipassanà, Tuệ Minh Sát, thì không có đau khổ. Có an lạc, còn hạnh phúc và đau khổ, cả hai đều vắng bóng, im lìm. Vài người khi đến đây hành thiền không muốn có gì bận rộn. Họ không muốn bị chao động. Nhưng họ cũng chao động như trước kia. Chúng ta phải tìm cách chấm dứt chao động trong chính trạng thái chao động ấy! Như vậy, nếu có chao động trong khi quý vị thực hành, đó là đúng. Nếu không có chao động là không đúng, quý vị chỉ ăn và ngủ nhiều chừng nào cũng được. Khi muốn đi đâu hay nói gì quý vị chỉ làm theo ý muốn. Như vậy lời dạy của Đức Phật nghe không xuôi tai. Siêu thế quả thật trái ngược với tại thế. Chánh Kiến đối nghịch với Tà Kiến, trong sạch đối nghịch với ô trược, Giáo Huấn của Đức Phật va chạm tham vọng của chúng ta.
Trong kinh điển có một câu chuyện về Đức Phật trước khi Ngài Thành Đạo. Lần nọ, khi có người dâng cúng một bình bát, Ngài lấy cái bát thả nổi trên dòng suối và chú nguyện trong lòng, "Nếu ta sẽ thành Phật xin cái bình bát nầy trôi ngược dòng trở lên." Cái bát trôi trở lên, ngược dòng! Cái bát ấy là Chánh Kiến của Đức Phật, hay Phật tánh mà Ngài sẽ thức tỉnh. Nó không theo một chiều với lòng tham của hạng chúng sanh thường. Nó trôi ngược dòng trôi chảy của tâm chúng sanh, đối nghịch trên mọi phương diện.
These days, in the same way, the Buddha's teaching is contrary to our hearts. People want to indulge in greed and hatred but the Buddha won't let them. They want to be deluded but the Buddha destroys delusion. So the mind of the Buddha is contrary to that of worldly beings. The world calls the body beautiful, he says it's not beautiful.
They say the body belongs to us, he says not so. They say it's substantial, he says it's not. Right view is above the world. Worldly beings merely follow the flow of the stream.
Continuing on, when the Buddha got up from there, he received eight handfuls of grass from a brahmin. The real meaning of this is that the eight handfuls of grass were the right worldly dhammas - gain and loss, praise and criti- cism, fame and disrepute, happiness and unhappiness. The Buddha, having received this grass, determined to sit on it and enter samàdhi. The action of sitting on the grass was itself samàdhi, that is, his mind was above the worldly dhammas, subduing the world until it realized the tran- scendent. The worldly dhammas became like refuse for him, they lost all meaning. He sat over them but they didn't obstruct his mind in any way. The various màras came to try to overcome him, but he just sat there in samà- dhi, subduing the world, until finally he became enlight- ened to the Dhamma and completely defeated Màra.16 That is, he defeated the world. So the practice of develop- ing the path is that which kills defilements.
Ngày nay cũng vậy, giáo huấn của Đức Phật đối nghịch với tâm chúng ta. Nó chỉ tiêu diệt! Con người muốn buông lung, lăn trôi theo tham ái và sân hận, nhưng Đức Phật không chịu vậy. Họ muốn chìm đắm trong ảo kiến, mê hoặc, nhưng Đức Phật tiêu trừ si mê.
Như vậy tâm Phật đối nghịch với tâm chúng sanh. Người thế gian cho rằng thân nầy đẹp đẽ, Ngài nói nó không đẹp. Họ nói thân nầy là của họ, Ngài nói không phải vậy. Họ nói thân nầy có thực chất, Ngài nói không có. Chánh Kiến vượt lên trên thế gian. Chúng sanh trong thế gian thì buông trôi theo dòng.
Tiếp theo câu chuyện, khi Đức Phật rời khỏi nơi ấy có một vị bà la môn dâng đến Ngài tám bó cỏ. Ý nghĩa thật sự của tám bó cỏ ấy là tám pháp thế gian -- lợi lộc và lỗ lã, tán dương và khiển trách, danh thơm và tiếng xấu, hạnh phúc và đau khổ. Nhận xong tám bó cỏ Đức Phật quyết định ngồi trên đó và nhập định. Chính hành động ngồi trên cỏ tự nó là nhập định, tức là tâm Ngài đã vượt lên trên tám pháp thế gian, khắc phục thế gian cho đến khi chứng ngộ siêu thế pháp. Thế gian pháp trở thành không còn ý nghĩa đối với Ngài. Ngài ngồi trên cỏ nhưng cỏ không gây trở ngại cho tâm Ngài, bất luận bằng cách nào. Những đạo binh của Ma Vương cố gắng cám dỗ Ngài, nhưng Ngài chỉ ngồi đó, trong trạng thái nhập định, chế ngự thế gian cho đến khi cuối cùng, chứng ngộ Giáo Pháp và hoàn toàn chiến thắng Ma Vương. Đó là Ngài chiến thắng thế gian. Như vậy, chính pháp hành nhằm phát triển Con Đường đã tiêu diệt ô nhiễm.
People these days have little faith. Having practiced a year or two they want to get there, and they want to go fast. They don't consider that the Buddha, our Teacher, had left home a full six years before he became enlightened. This is why we have "freedom from dependence."17According to the scriptures, a monk must have at least five rains18 before he is considered able to live on his own. By this time he has studied and practiced sufficiently, he has adequate know- ledge, he has faith, his conduct is good. Someone who prac- tices for five years, I say he's competent. But he must really practice, not just "hang out" in the robes for five years. He must really look after the practice, really do it!
Con người ngày nay không có nhiều đức tin. Khi đã thực hành trong một hay hai năm họ muốn đến nơi ngay, và họ muốn đi nhanh. Họ không nghĩ rằng Đức Phật, vị Thầy Tổ của chúng ta, xưa kia phải mất sáu năm trường sau khi rời nhà, trước khi trở thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Cũng vì lý do ấy mà chúng ta có truyền thống "tự do ra khỏi lệ thuộc" (Theo truyền thống nầy một vị mới xuất gia tỳ khưu phải sống "tùy thuộc" nơi vị thầy tế độ mình trong thời gian năm năm đầu tiên. Có nghĩa là người mới thọ Cụ Túc Giới phải sống với thầy tế độ mình ít nhất là năm năm, rồi sau đó mới được "tự do" sống xa thầy.)
Đúng theo kinh điển, một vị tỳ khưu mới xuất gia phải có tối thiểu năm hạ [11] mới được xem là có thể sống riêng rẻ một mình. Trong khoảng thời gian năm năm ấy vị tỳ khưu đã học hỏi và thực hành đầy đủ, có đủ kiến thức thích nghi, đủ đức tin và đủ phong độ tốt đẹp của một tỳ khưu. Người nào đã thực hành nghiêm chỉnh tròn đủ năm năm bên cạnh thầy, Sư cho rằng người ấy đã thuần thục. Tuy nhiên, người ấy phải thật sự thực hành chớ không phải chỉ "sống cho qua ngày tháng" với bộ y trong năm năm. Vị ấy phải thận trọng theo dõi pháp hành, phải thật sự hành!
Until you reach five rains you may wonder, "What is this 'freedom from dependence' that the Buddha talked about?" You must really try to practice for five years and then you'll know for yourself the qualities he was referring to. After that time you should be competent, competent in mind, one who is certain. At the very least, after five rains, one should be at the first stage of enlightenment. This is not just five rains in body but five rains in mind as well. That monk has fear of blame, a sense of shame and mod- esty. He doesn't dare to do wrong either in front of people or behind their backs, in the light or in the dark. Why not? Because he has reached the Buddha, 'The One who knows'. He takes refuge in the Buddha, the Dhamma and the Saïgha.
Cho đến khi trải qua đủ năm hạ, quý vị có thể ngạc nhiên, "Cái mà Đức Phật gọi là 'tự do lệ thuộc' là gì?" Quý vị phải thật sự cố gắng tròn đủ năm năm, rồi sẽ tự mình hiểu biết những đức tánh mà Đức Phật đề cập đến. Sau thời gian ấy ắt quý vị sẽ thuần thục, tâm trí thuần thục, và vững chắc không thối chuyển. Tối thiểu, sau năm hạ ta phải đạt đến tầng giác ngộ đầu tiên. Đây không phải chỉ là năm hạ tu cho thân mà cũng là năm hạ tu cho tâm. Vị sư ấy không để bị khiển trách, có tánh hổ thẹn tội lỗi và luôn luôn khiêm tốn. Vị ấy không dám hành động sai quấy, dầu trước mặt hay sau lưng mọi người, dầu thanh thiên bạch nhựt hay trong đêm tối. Tại sao không dám? Bởi vì vị ấy đã tiến đạt đến Đức Phật, "người hiểu biết". Vị ấy đã nương tựa nơi Đức Phật, Đức Pháp, và Đức Tăng.
To depend truly on the Buddha, the Dhamma and the Saïgha we must see the Buddha. What use would it be to take refuge without knowing the Buddha? If we don't yet know the Buddha, the Dhamma and the Saïgha, our tak- ing refuge in them is just an act of body and speech, the mind still hasn't reached them. Once the mind reaches them we know what the Buddha, the Dhamma, and the Saïgha are like. Then we can really take refuge in them, because these things arise in our minds. Wherever we are we will have the Buddha, the Dhamma and the Saïgha within us.
Muốn thật sự tùy thuộc nơi Phật, Pháp, Tăng, chúng ta phải thấy Đức Phật. Không biết Đức Phật mà nương tựa nơi Ngài thì lợi ích gì? Nếu ta chưa hiểu biết Phật, Pháp, Tăng thì quy y Tam Bảo chỉ là việc làm của thân và khẩu, còn tâm thì chưa đạt đến Tam Bảo. Một khi tâm đã đạt đến, ta sẽ biết Phật là như thế nầy, Pháp là như thế nầy, và Tăng là như thế nầy. Chừng đó ta có thể thật sự nương tựa nơi Tam Bảo. Bởi vì Tam Bảo đã ở trong tâm ta. Bất luận đi nơi nào ta sẽ luôn luôn có Phật, Pháp, Tăng cùng ở với ta.
One who is like this doesn't dare to commit evil acts. This is why we say that one who has reached the first stage of enlightenment will no longer be born in the woeful states. His mind is certain, he has entered the Stream, there is no doubt for him. If he doesn't reach full enlight- enment today it will certainly be some time in the future. He may do wrong but not enough to send him to Hell, that is, he doesn't regress to evil bodily and verbal actions, he is incapable of it. So we say that person has entered the Noble Birth. He cannot return. This is something you should see and know for yourselves in this very life.
These days, those of us who still have doubts about the practice hear these things and say, "Oh, how can I do that?" Sometimes we feel happy, sometimes troubled, pleased or displeased. For what reason? Because we don't know Dhamma. What Dhamma? Just the Dhamma of Nature, the reality around us, the body and the mind.
Một người như thế ấy không dám có hành động tội lỗi. Vì lẽ ấy ta nói rằng người đã đạt đến tầng giác ngộ đầu tiên sẽ không còn sanh vào khổ cảnh. Tâm của vị ấy đã vững chắc, Ngài đã bước vào Dòng Suối (Nhập Lưu), không còn hoài nghi nữa. Nếu không tiến đạt đến Toàn Giác trong ngày hôm nay vị ấy chắc chắn sẽ đến nơi đến chốn trong một ngày vị lai. Vị ấy có thể hành động lầm lạc, nhưng không lầm lạc quan trọng đến đổi phải vào khổ cảnh, có nghĩa là vị nầy không thể thoái bộ đến độ có thân nghiệp và khẩu nghiệp bất thiện, không thể được. Do đó chúng ta nói rằng vị ấy đã bước vào hàng Thánh, không thể thối chuyển. Đây là điều mà quý vị phải tự mình thấy và hiểu biết trong chính kiếp sống nầy.
Ngày nay, những ai trong chúng ta còn hoài nghi về pháp hành, khi nghe vầy sẽ nói, "ồ, làm thế nào tôi có thể được vậy?" Đôi khi chúng ta cảm nghe hạnh phúc, lắm lúc bị giao động, bằng lòng hay bực bội. Vì lẽ gì? Bởi vì chúng ta không thông hiểu Giáo Pháp. Giáo Pháp nào? Chỉ là cái Giáo Pháp của Thiên Nhiên, cái thực tại bao quanh chúng ta, thân và tâm.
The Buddha said, "Don't cling to the five khandhas, let them go, give them up!" Why can't we let them go? Just because we don't see them or know them fully. We see them as ourselves, we see ourselves in the khandhas. Happiness and suffering, we see as ourselves, we see our- selves in happiness and suffering. We can't separate ourselves from them. When we can't separate them it means we can't see Dhamma, we can't see Nature.
Happiness, unhappiness, pleasure and sadness - none of them is us but we take them to be so. These things come into contact with us and we see a lump of 'attà', or self. Wherever there is self there you will find happiness, un- happiness and everything else. So the Buddha said to de- stroy this "lump" of self, that is to destroy sakkayàdiññhi. When attà (self) is destroyed, anattà (non-self) naturally arises.
Đức Phật dạy, "Không nên bám níu vào ngũ uẩn, hãy buông bỏ, để cho nó đi!" Tại sao chúng ta không thể để cho nó đi? Chính vì ta không thấy, hoặc không hiểu biết nó đầy đủ. Chúng ta thấy nó là chúng ta, tự thấy chúng ta là ngũ uẩn. Hạnh phúc và đau khổ, chúng ta thấy là chính ta. Ta thấy chúng ta trong hạnh phúc và đau khổ. Chúng ta không thể tự tách rời ra khỏi hạnh phúc và đau khổ. Không thể tách rời ra khỏi nó có nghĩa là chúng ta không thể thấy Giáo Pháp, chúng ta không thể nhìn thấy Thiên Nhiên.
Hạnh phúc, đau khổ, vui, và buồn -- không có cái nào là mình, nhưng chúng ta lại ngỡ là vậy. Những cảm xúc ấy đến giao tiếp với chúng ta và chúng ta thấy một khối "attà", hay tự ngã. Nơi nào mà có tự ngã quý vị sẽ tìm thấy hạnh phúc, đau khổ và tất cả mọi cái khác. Do đó Đức Phật dạy hãy tiêu diệt "khối" tự ngã, tức là tiêu diệt thân kiến (sakkàya ditthi). Khi tự ngã (attà) đã bị tiêu diệt ắt vô ngã (anattà) tự nhiên phát sanh.
We take Nature to be us and ourselves to be Nature, so we don't know Nature truly. If it's good we laugh with it, if it's bad we cry over it. But Nature is simply saïkhàras. As we say in the chanting, Tesaü våpasamo sukho - pacify- ing the saïkhàras is real happiness. How do we pacify them? We simply remove clinging and see them as they really are.
So there is truth in this world. Trees, mountains and vines all live according to their own truth, they are born and die following their nature. It's just we people who aren't true! We see it and make a fuss over it, the Nature is impas- sive, it just is as it is. We laugh, we cry, we kill, but Nature remains in truth, it is truth. No matter how happy or sad we are, this body just follows its own nature. It's born, it grows up and ages, changing and getting older all the time. It fol- lows Nature in this way. Whoever takes the body to be him- self and carries it around with him, will suffer.
Chúng ta chấp Thiên Nhiên là ta và chúng ta là Thiên Nhiên, và như vậy không thật sự hiểu biết Thiên Nhiên đúng theo chân lý. Nếu nó tốt đẹp, ta vui cười với nó, nếu nó xấu, ta khóc vì nó. Nhưng Thiên Nhiên chỉ giản dị là pháp hữu vi (sankhàra). Và như ta đọc tụng câu kinh "Tesam vipassamo sukho" -- dứt được các pháp hữu vi là hạnh phúc thật sự. Làm thế nào dứt được các pháp hữu vi? Chúng ta chỉ loại trừ lòng luyến ái, bám níu vào nó và nhìn thấy đúng thực tướng của nó, thấy nó đúng như thật sự nó là vậy.
Như vậy, có chân lý trong thế gian. Cây cối, núi non, và các loại dây leo, tất cả đều sống theo chân lý của nó, sanh và diệt theo bản chất thiên nhiên của nó. Chỉ riêng có chúng ta là không phải chân lý! Chúng ta thấy nó và bận rộn lo lắng vì nó, nhưng Thiên Nhiên vẫn bình thản, nó chỉ là vậy. Chúng ta cười, chúng ta khóc, chúng ta giết chóc, nhưng Thiên Nhiên vẫn nằm trong Chân lý, nó là Chân Lý. Dầu ta có vui hay buồn thế nào, thân nầy chỉ đi theo con đường thiên nhiên của nó. Nó được sanh ra, trưởng thành và già nua, luôn luôn biến đổi, và mỗi lúc mỗi già thêm. Nó theo Thiên Nhiên như thế ấy. Kẻ nào chấp rằng thân nầy là chính mình và mang nó theo đi cùng khắp với mình, kẻ ấy sẽ đau khổ.
So A¤¤à Konda¤¤a recognized this "whatever is born" in everything, be it material or immaterial. His view of the world changed. He saw the truth. Having got up from his sitting place he took that truth with him. The activity of birth and death continued but he simply looked on. Happiness and unhappiness were arising and passing away but he merely noted them. His mind was constant.
He no longer fell into the woeful states. He didn't get over- pleased or unduly upset about these things. His mind was firmly established in the activity of contemplation.
There! A¤¤à Konda¤¤a had received the Eye of Dhamma. He saw Nature, which we call saïkhàras, according to truth. Wisdom is that which knows the truth of saïkhàras. This is the mind which knows and sees Dhamma, which has surrendered.
Until we have seen the Dhamma we must have patience and restraint. We must endure, we must renounce! We must cultivate diligence and endurance. Why must we cul- tivate diligence? Because we're lazy! Why must we develop endurance? Because we don't endure! That the way it is. But when we are already established in our practice, have finished with laziness, then we don't need to use diligence. If we already know the truth of all mental states, if we don't get happy or unhappy over them, we don't need to exercise endurance, because the mind is already Dhamma. The 'One who knows' has seen the Dhamma, he is the Dhamma.
When the mind is Dhamma, it stops.
Do đó Ngài Anna Kondanna (A Nhã Kiều Trần Như) nhận thức rằng "bất luận gì được sanh ra" chỉ là tất cả mọi sự vật, dầu vật thể hữu hình hay vô hình. Cái nhìn của Ngài đối với thế gian đã thay đổi. Ngài đã thấy Chân Lý. Từ chỗ ngồi đứng dậy, Ngài mang Chân Lý ấy theo với mình. Tiến trình sanh và tử vẫn liên tục tiếp diễn, nhưng Ngài chỉ nhìn nó. Hạnh phúc và đau khổ phát sanh và hoại diệt, nhưng Ngài chỉ ghi nhận. Tâm Ngài không biến đổi. Ngài không bao giờ còn rơi vào khổ cảnh. Ngài không quá đổi vui mừng hay phiền muộn vì những việc ấy. Tâm Ngài vững chắc củng cố trong công trình quán chiếu.
Đó! Ngài Kondanna đã thọ nhận Pháp Nhãn. Ngài thấy Thiên Nhiên đúng theo Chân Lý, cái Thiên Nhiên mà ta gọi là sankhàra, pháp hữu vi. Trí tuệ là cái gì nhận thức chân lý của các pháp hữu vi. Đó là cái tâm hiểu biết và nhận thấy Giáo Pháp.
Cho đến ngày nào thấy được Giáo Pháp chúng ta còn phải nhẫn nại và kiên trì tự chế. Chúng ta phải chịu đựng, chúng ta phải từ khước! Chúng ta phải trau giồi hạnh chuyên cần và đức tánh bền dẽo chịu đựng. Tại sao phải trau giồi hạnh chuyên cần? Bởi vì chúng ta lười biếng. Tại sao phải trau giồi đức tánh nhẫn nhục chịu đựng? Bởi vì chúng ta không nhẫn nhục chịu đựng. Đường lối là vậy. Nhưng khi chúng ta đã kiên cố vững vàng trong pháp hành, đã chấm dứt lười biếng, chừng đó sẽ không cần xử dụng đến hạnh chuyên cần. Nếu chúng ta đã hiểu biết chân lý của tất cả những trạng thái tâm, nếu chúng ta không thỏa thích hay buồn phiền vì nó, ắt ta không cần đến hạnh nhẫn nhục chịu đựng, bởi vì tâm đã là Giáo Pháp. "Người hiểu biết" đã trông thấy Giáo Pháp, đã là Giáo Pháp.
It has attained peace. There's no longer a need to do anything special, be- cause the mind is Dhamma already. The outside is Dhamma, the inside is Dhamma. The 'One who knows' isDhamma. The state is Dhamma and that which knows the state is Dhamma. It is one. It is free.
This Nature is not born, it does not age nor sicken. This Nature does not die. This Nature is neither happy nor sad, neither big nor small, heavy nor light; neither short nor long, black nor white. There's nothing you can compare it to. No convention can reach it. This is why we say Nibbàna has no colour. All colors are merely conventions. The state which is beyond the world is beyond the reach of worldly conventions.
Khi tâm là Giáo Pháp, nó dừng lại. Nó đã thành đạt An Lạc. Không cần phải đặc biệt làm gì khác, bởi vì tâm đã là Giáo Pháp. Bên ngoài là Giáo Pháp, bên trong là Giáo Pháp. "Người hiểu biết" là Giáo Pháp. Trạng thái đối tượng là Giáo Pháp, và cái hiểu biết trạng thái ấy là Giáo Pháp. Nó là một. Nó tự do, giải thoát. Thiên Nhiên nầy không phải được sanh ra, nó không già, không bệnh. Thiên Nhiên nầy không hoại diệt. Thiên Nhiên nầy không thỏa thích cũng không buồn phiền, không lớn không nhỏ, không nặng không nhẹ, không dài không ngắn, không trắng không đen, không có cái gì mà quý vị có thể so sánh với nó.. Vì lẽ ấy ta nói rằng Niết Bàn không màu sắc. Tất cả màu sắc chỉ là quy ước, chế định. Trạng thái an lạc nầy vượt ra ngoài thế gian, không có quy ước nào của thế gian có thể theo kịp nó.
So the Dhamma is that which is beyond the world. It is that which each person should see for himself. It is beyond language. You can't put it into words, you can only talk about ways and means of realizing it. The person who has seen it for himself has finished his work.
Như vậy, Giáo Pháp là cái gì đã vượt khỏi thế gian. là cái gì mà mọi người phải tự mình trông thấy. Nó vượt qua khỏi mọi ngôn ngữ. Chúng ta không thể nói ra bằng lời hay viết ra thành chữ, quý vị chỉ có thể đề cập đến đường lối và phương tiện để thành tựu. Người đã tự mình thấy nó là đã viên thành hoàn mãn tất cả công phu của mình.
***
"...Regardless of time and place, the whole practice of Dhamma comes to completion at the place where there is
nothing. It's the place of surrender, of emptiness, of laying down the burden...."
... Bất luận thời gian và địa điểm nào, toàn thể công phu thực hành Giáo Pháp sẽ hoàn thành viên mãn ngay tại nơi mà không còn gì. Đây là địa điểm quy hàng, rỗng không, đặt xuống gánh nặng ...
Convention and Liberation.
The things of this world are merely conventions of our own making. Having established them we get lost in them, and refuse to let go, giving rise to clinging to our personal views and opinions. This clinging never ends, it is saüsàra, flowing endlessly on. It has no completion. Now, if we know conventional reality then we'll know Liberation. If we clearly know Liberation, then we'll know convention. This is to know the Dhamma. Here there is completion.
Take people, for instance. In reality people don't have any names, we are simply born naked into the world. If we have names, they arise only through convention. I've con- templated this and seen that is you don't know the truth of this convention it can be really harmful. It's simply some- thing we use for convenience. Without it we couldn't com- municate, there would be nothing to say, no language.
Quy ước và Giải thoát
Vạn vật trên thế gian chỉ là những quy ước mà chúng ta đã tạo nên. Chúng ta thiết lập những quy ước rồi lạc lối trong đó và từ chối không chịu buông bỏ, để cho tâm luyến ái phát sanh, bám níu chặt chẽ vào những quan kiến riêng tư cá nhân và những công luận. Tình trạng khăng khăng nắm giữ nầy không bao giờ chấm dứt, nó là samsàra, vòng luân hồi, triền miên trôi chảy vô cùng tận. Nó không bao giờ hoàn tất. Bây giờ, nếu chúng ta thông hiểu quy ước thật sự ắt chúng ta sẽ hiểu biết Giải Thoát. Nếu thấu đạt rõ ràng Giải Thoát là thế nào ắt chúng ta hiểu biết quy ước. Đó là thông hiểu Giáo Pháp. Nơi đây có hoàn tất.
Lấy thí dụ con người. Trong thực tế, con người sanh ra không có danh tánh. Khi bước vào đời chúng ta chỉ đến mình không. Nếu có tên thì cũng do quy ước. Sư đã suy gẫm về điểm nầy và thấy rằng nếu quý vị không thông hiểu chân lý của quy ước nầy ắt có thể thật sự là nguy hại. Nó chỉ là cái gì để ta thuận tiện xử dụng. Nếu không có nó chúng ta sẽ không thể thông cảm nhau, không có gì để nói, không có ngôn ngữ.
I've seen the Westerners when they sit in meditation together in the West. When they get up after sitting, men and women together, sometimes they go and touch each other on the head!19 When I saw this I thought, "Ehh, if we cling to convention it gives rise to defilements right there." If we can let go of convention, give up our opinions, we are at peace.
Like the generals and colonels, men of rank and posi- tion, who come to see me. When they come they say, "Oh, please touch my head."20 If they ask like this there's noth- ing wrong with it, they're glad to have their heads touched. But if you tapped their heads in the middle of the street it'd be a different story! This is because of clinging. So I feel that letting go is really the way of peace. Touching a head is against our customs, but in reality it is nothing. When they agree to having it touched there's nothing wrong with it, just like touching a cabbage or a potato.
Accepting, giving up, letting go - this is the way of lightness. Wherever you're clinging there's becoming and birth right there. There's danger right there. The Buddha taught about convention and he taught to undo conven- tion in the right way, and so reach Liberation. This is free- dom, not to cling to conventions. All things in this world have a conventional reality. Having established them we should not be fooled by them, because getting lost in them really leads to suffering. This point concerning rules and conventions is of utmost importance. One who can get be- yond them is beyond suffering.
Sư đã thấy người Tây Phương ngồi thiền chung với nhau. Khi xả thiền đứng dậy, đàn ông đàn bà lẫn lộn, đôi khi người nầy vỗ đầu người kia. [12] Thấy vậy Sư nghĩ, "Ô kìa, nếu ta chấp vào quy ước ắt ô nhiễm phát sanh tại đây." Nếu có thể buông bỏ quy ước, không cố chấp vào công luận ắt chúng ta được an lạc.
Cũng như các vị tướng lãnh, các đại tá và những công chức cao cấp, những người có địa vị xã hội, đến đây viếng Sư. Họ nói với Sư, "Bạch Sư, kính xin Sư vui lòng sờ vào đầu con". Họ đã nói như thế thì không có gì sai lầm. Họ vui vẻ để cho Sư sờ đầu. Nhưng nếu đi ngoài đường, giữa thành phố mà vỗ vào đầu họ thì đó là câu chuyện khác! Đó là vì ta bám níu vào quy ước. Do đó Sư nghĩ rằng buông bỏ, không cố chấp, thì thật sự là đường lối an lạc. Sờ vào đầu người khác là trái với phong tục của ta. Nhưng thật sự có gì đâu. Khi mà họ đồng ý cho ta sờ đầu thì đâu có gì sai quấy. Nó cũng chỉ như mình sờ một bắp cải hay một củ khoai vậy thôi.
Chấp nhận, buông bỏ, không cố chấp, đó là đường lối nhẹ nhàng. Bất luận nơi nào mà quý vị bám chắc vào, tức "thủ", ắt có "hữu" và "sanh" ngay tại đó. Đức Phật dạy về quy ước, và Ngài dạy "tháo gỡ"quy ước một cách chân chánh, rồi theo đó, tiến đạt đến Giải Thoát. Đó là tự do, không cố bám vào quy ước. Tất cả mọi sự vật trên thế gian đều có một thực tại quy ước. Đã thiết lập, tạo nó ra, ta không nên để nó chi phối, bởi vì để bị lạc lối trong đó thật sự là đưa mình vào đau khổ. Điểm nầy, liên quan đến những điều luật và quy ước, quả thật là tối quan trọng. Người đã vươn mình vượt qua khỏi nó là đã vượt qua khỏi khổ đau.
However, they are a characteristic of our world. Take Mr. Boonmah, for instance; he used to be just one of the crowd but now he's been appointed the District Commis- sioner. It's just a convention but it's a convention we should respect. It's part of the world of people. If you think, "Oh, before we were friends, we used to work at the tailor's to- gether," and then you go and pat him on the head in pub- lic, he'll get angry. It's not right, he'll resent it. So we should follow the conventions in order to avoid giving rise to resentment. It's useful to understand convention, living in the world is just about this. Know the right time and place, know the person.
Why is it wrong to go against conventions? It's wrong because of people! You should be clever, knowing both convention and Liberation. Know the right time for each. If we know how to use rules and conventions comfortably then we are skilled. But if we try to behave according to the higher level of reality in the wrong situation, this is wrong. Where is it wrong? It's wrong with people's defile- ments, nothing else! People all have defilements. In one situation we behave one way, in another situation we must behave in another way. We should know the ins and outs because we live within conventions. Problems occur be- cause people cling to them. If we suppose something to be, then it is. It's there because we suppose it to be there. But if you look closely, in the absolute sense these things don't really exist.
Tuy nhiên nó là một đặc tánh của thế gian. Hãy lấy thí dụ Ông Boonmah. Trước kia chỉ là một người tầm thường trong quảng đại quần chúng nhưng nay thì ông giữ chức Quận Trưởng. Chúc vụ chỉ là một quy ước, nhưng là một quy ước mà ta phải tôn trọng. Nó là một phần của thế gian loài người. Nếu quý vị nghĩ, "ờ, trước kia chúng mình là bạn bè cùng làm việc chung với nhau trong tiệm may", rồi vỗ vào đầu ông ấy trước công chúng, ông ta sẽ tức giận, ông ta phật lòng vì thấy quý vị làm như vậy là sai. Như vậy, chúng ta phải sống thuận chiều theo quy ước để tránh làm cho người khác phật lòng. Thông hiểu quy ước quả thật là hữu ích, sống trong thế gian chỉ có bấy nhiêu. Phải hiểu thế nào là đúng lúc, đúng nơi, và phải biết người.
Tại sao đi ngược quy ước là sai quấy? Sai quấy vì người ta! Quý vị phải sáng suốt hiểu rõ cả hai, quy ước và Giải Thoát [13]. Nếu biết xử dụng những điều luật và những quy ước một cách nhẹ nhàng thoải mái là ta đã thuần thục tinh thông. Nhưng nếu chúng ta cố gắng giữ thái độ cao cả trong hoàn cảnh sai lầm thì đó là sai. Sai chỗ nào? Nó là sai đối với những ô nhiễm của con người, không có chỗ nào khác. Tất cả mọi người đều có ô nhiễm. Trong một hoàn cảnh nào ta phải cư xử như thế nầy, và trong hoàn cảnh khác ta phải hành động theo lối khác. Ta phải biết những lối vào và những lối ra, bởi vì chúng ta sống trong thế gian quy ước. Có nhiều vấn đề khó khăn xảy ra bởi vì con người dính mắc, bám chặt vào quy ước. Ta giả định nó là thế nầy thì nó là thế nầy. Nó là vậy bởi vì chúng ta giả định nó là vậy. Nhưng nếu chúng ta nhìn cặn kẻ tận tường, trong ý nghĩa tuyệt đối, những việc ấy không thật sự hiện hữu , không bao giờ có.
As I have often said, before we were laymen and now we are monks. We lived within the convention of "layman" and now we live within the convention of "monk." We are monks by convention, not monks through Liberation. In the beginning we establish conventions like this, but if a person merely ordains, this doesn't mean he overcomes defilements. If we take a handful of sand and agree to call it salt, does this make it salt? It is salt, but only in name, not in reality. You couldn't use it to cook with. It's only use is within the realm of that agreement, because there's really no salt there, only sand. It becomes salt only through our supposing it to be so.
This word "Liberation" is itself just a convention, but it refers to that beyond conventions. Having achieved free- dom, having reached liberation, we still have to use con- vention in order to refer to it as liberation. If we didn't have convention we couldn't communicate, so it does have its use.
Như Sư thường hay nói, trước kia chúng ta là cư sĩ tại gia và nay là sư. Vào thuở ấy chúng ta sống trong quy ước người "cư sĩ", và hiện giờ chúng ta sống trong quy ước của "nhà sư". Chúng ta là nhà sư do quy ước, không phải do Giải Thoát. Lúc ban sơ chúng ta thiết lập quy ước như vậy, nhưng một người chỉ thọ giới tỳ khưu suông thì không có nghĩa là người ấy đã tiêu trừ ô nhiễm. Nếu ta hốt trong tay một nắm cát và đồng ý với nhau gọi đó là muối, điều nầy có làm cho cát trở thành muối không? Nó là muối, nhưng chỉ trong danh nghĩa, không phải trong thực tại. Ta không thể đem ra nấu ăn. Danh nghĩa "muối" chỉ dùng trong phạm vi của sự đồng ý nào đó, bởi vì thật sự nó không phải là muối, chỉ là cát. Nó chỉ trở thành muối do chúng ta giả định là vậy.
Danh từ "Giải Thoát" chính tự nó cũng chỉ là một quy ước, một danh từ, nhưng danh từ quy ước ấy hàm xúc một trạng thái vượt ra ngoài các quy ước. Đã thành tựu tự do, đã đạt đến Giải Thoát, chúng ta vẫn còn phải dùng quy ước để đề cập đến nó như Giải Thoát. Nếu không có quy ước chúng ta không thể thông cảm với nhau, như vậy nó vẫn có lợi ích của nó.
For example, people have different names but they are all people just the same. If we didn't have names to differ- entiate between them, and we wanted to call out to some- body standing in a crowd, saying, "Hey, Person! Person!", that would be useless. You couldn't say who would answer you because they're all "person." But if you called, "Hey, John!", then John would come, the others wouldn't an- swer. Names fulfill just this need. Through them we can communicate, they provide the basis for social behavior.
So you should know both convention and liberation. Conventions have a use, but in reality there really isn't anything there. Even people are non-existent! They are merely groups of elements, born of causal conditions, growing dependent on conditions, existing for a while, or control it. But without conventions we would have nothing to say, we'd have no names, no practice, no work. Rules and conventions are established to give us a language, to make things convenient, and that's all.
Take money, for example. In olden times there weren't any coins or notes, they had no value. People used to bar- ter goods, but those things were difficult to keep, so they created money using coins and notes. Perhaps in the future we'll have a new king decree that we don't have to use paper money, we should use wax, melting it down and pressing it into lumps. We say this is money and use it throughout the country. Let alone wax, it may even hap- pen that they decide to make chicken dung the local cur- rency - all the other things can't be money, just chicken dung! Then people would fight and kill each other over chicken dung! This is the way it is. You could use many ex- amples to illustrate convention. What we use for money is simply a convention that we have set up, it has its use within that convention. Having decreed it to be money, it becomes money. But in reality, what is money? Nobody can say. When there is a popular agreement about some- thing, then a convention comes about to fulfill the need. The world is just this.
Thí dụ, tất cả mọi người đều có một cái tên riêng biệt, nhưng tất cả đều là người giống nhau. Nếu không có tên để phân biệt nhau, khi gọi người nào trong đám đông ta kêu, "Ê, người! người!" ắt không ai biết là kêu ai, không ai biết là ai phải trả lời, bởi vì tất cả đều là "người". Bây giờ nếu ta gọi, "Ê, John!" ắt là John đến và những người khác thì không trả lời. Danh tánh chỉ để dùng như vậy. Nhờ nó mà ta có thể hiểu biết, thông cảm nhau. Nó làm cho sự giao dịch trong xã hội được dễ dàng.
Vậy, quý vị phải biết cả hai, quy ước và Giải Thoát. Quy ước có lợi ích của nó, nhưng trong thực tế không thật sự có. Chí đến con người, cũng không có! Họ chỉ là những tổ hợp các nguyên tố đất, nước, lửa, gió, sanh ra do nhân duyên, trưởng thành tùy thuộc những điều kiện trợ duyên, hiện hữu trong một thời gian, rồi tan biến theo đường lối thiên nhiên. Không ai có thể phản đối hay kiểm soát nó. Nhưng nếu không có quy ước ắt không có gì để nói, không danh tánh, không thực hành, không việc làm. Điều luật và quy ước được thiết lập để cho ta một ngôn ngữ, để làm cho sự việc được thuận tiện, và chỉ có thế.
Như tiền bạc chẳng hạn. Thuở xưa nào có tiền đồng hay tiền giấy, đồng và giấy không có giá trị gì. Người ta dùng vật liệu hay hàng hóa để đổi chác nhau, những vật liệu và hàng hóa thì kềnh càng, khó giữ. Do vậy ta mới nảy sanh ra ý kiến đổi vật liệu làm ra tiền giấy và tiền đồng. Có thể là trong tương lai sẽ có sắc lệnh của nhà vua ban truyền phải bỏ hết tiền giấy và tiền đồng mà lấy sáp nấu chảy ra rồi ép lại thành khối nhỏ. Ta gọi đó là tiền, và xử dụng khắp toàn quốc. Không cần chi đến sáp, có thể một ngày kia người ta quyết định dùng phân gà làm ra ra đồng tiền và dùng trong xứ -- không gì khác có thể làm ra tiền, chỉ phân gà! Rồi người ta đánh đấm, chém giết nhau để giành giựt phẩn gà! Nó là vậy. Quý vị có thể dùng nhiều thí dụ khác nhau để hiểu rõ quy ước là như vậy. Vật liệu nào mà ta có thể xử dụng để làm ra tiền chỉ là một thí dụ về quy ước mà ta đặt để, và nó sẽ được xử dụng trong phạm vi của quy ước ấy. Sắc lệnh đã được ban hành rằng đó là tiền, thì nó trở thành tiền. Nhưng trong thực tế, tiền là gì? Không ai có thể nói. Khi có một sự đồng ý chung về điều gì, chúng ta quy định nó là vậy, và điều quy ước ấy thỏa mãn nhu cầu. Thế gian chỉ là vậy.
This is convention, but to get ordinary people to under- stand liberation is really difficult. Our money, our house, our family, our children and relatives are simply conven- tions that we have invented, but really, seen in the light of Dhamma, they don't belong to us. Maybe if we hear this we don't feel so good, but in reality is like that. These things have value only through the established conven- tions. If we establish that it doesn't have value, then it doesn't have value. This is the way it is, we bring conven- tion into the world to fulfill a need.
Even this body is not really ours, we just suppose it to be so. It's truly just a supposition. If you try to find a real, substantial self within it, you can't. There are merely ele- ments which are born, continue for a while and then die. Everything is like this. There's no real, true substance to it, but it's proper that we use it. It's a tool for your use. If it breaks there is trouble, so even though it must break, you should try your utmost to preserve it. And so we have the four supports21 which the Buddha taught again and again to contemplate. They are the supports on which a monk depends to continue his practice. As long as you live you must depend on them, but you should understand them. Don't cling to them, giving rise to craving in your mind.
Đó là quy ước, nhưng làm cho một người thường am hiểu được Giải Thoát thì quả thật là khó. Tiền bạc của ta, nhà cửa của ta, gia đình của ta, con cái và thân bằng quyến thuộc của ta, tất cả chỉ là quy ước mà chúng ta đã sáng tạo, nhưng trong thực tế, dưới ánh sáng của Giáo Pháp, nó không phải là sở hữu của ta. Nghe như vậy có thể ta không vừa lòng, nhưng thực tế là như vậy. Những sự vật ấy chỉ có giá trị do những quy ước được thiết lập. Nếu ta quy định rằng nó không có giá trị thì đương nhiên nó không còn giá trị gì nữa. Nếu ta đặt để rằng nó có giá trị thì nó có giá trị. Nó là vậy. Chúng ta đưa quy ước vào thế gian để thỏa mãn một nhu cầu.
Cho đến cái thân nầy cũng không phải thật sự là của ta, ta chỉ giả định rằng nó là vậy. Trong thực tế, chỉ là giả định. Nếu quý vị cố gắng tìm một bản ngã thật sự có thực chất trong cơ thể nầy, ắt quý vị không thể tìm ra. Nó chỉ là những nguyên tố (đất, nước, lửa, gió) được sanh ra, tồn tại một lúc, rồi diệt. Tất cả mọi sự vật đều như vậy. Không có gì thật sự có thực chất trong đó, nhưng ta cần phải dùng nó. Như cái tách. Vào một lúc nào cái tách phải bể, nhưng trong khi nó còn nguyên vẹn đây, quý vị phải dùng và trông nom giữ gìn nó. Nó là vật để quý vị xử dụng. Nếu nó bể thì phiền. Vậy, dầu biết rằng nó phải bể một lúc nào, khi mà nó còn đây quý vị phải hết lòng gìn giữ. Và cũng vậy, chúng ta có bốn món vật dụng mà Đức Phật dạy tới dạy lui rằng chúng ta phải suy niệm khi dùng. Đó là bốn món vật dụng cần thiết mà một nhà sư phải nương vào đó để tiếp tục hành đạo. Ngày giờ nào còn sống quý vị phải tùy thuộc nơi nó, nhưng phải hiểu biết, không nên bám níu vào, làm khơi dậy ái dục trong tâm.
Convention and liberation are related like this contin- ually. Even though we use convention, don't place your trust in it as being the truth. If you cling to it, suffering will arise. The case of right and wrong is a good example. Some people see wrong as being right and right as being wrong, but in the end who really knows what is right and what is wrong? We don't know. Different people establish different conventions about what's right and what's wrong, but the Buddha took suffering as his guide-line. If you want to argue about it there's no end to it. One says, "right," another says, "wrong." One says "wrong," another says "right." In truth we don't really know right and wrong at all! But at a useful, practical level, we can say that right is not to harm oneself and not to harm others. This way fulfills a use.
So, after all, both rules and conventions and liberation are simply dhammas. One is higher than the other, but they go hand in hand. There is no way that we can guar- antee that anything is definitely like this or like that, so the Buddha said to just leave it be. Leave it be as uncertain. However much you like it or dislike it, you should under- stand it as uncertain.
Quy ước và Giải Thoát liên tục tương quan với nhau như thế ấy. Mặc dầu chúng ta dùng quy ước, chớ nên đặt hết tin tưởng vào và xem đó là chân lý. Bám vào nó ắt có đau khổ, Trường hợp Chánh và Tà là một thí dụ rõ rệt. Vài người thấy Tà là Chánh và Chánh là Tà, nhưng thật sự cuối cùng ai thật sự biết điều nào là Chánh điều nào là Tà? Chúng ta không biết. Những người khác nhau thiết lập những quy ước khác nhau về vấn đề Chánh và Tà, nhưng Đức Phật dạy lấy đau khổ làm tiêu chuẩn. Nếu quý vị muốn tranh luận về điểm nầy, ắt không bao giờ chấm dứt. Người nầy nói "Chánh", nguời kia nói "Tà". Người kia nói "Tà", người nọ nói "Chánh". Trong thực tế ta không thật sự hiểu biết Chánh hay Tà gì hết. Tuy nhiên, trên bình diện thực dụng, chúng ta có thể gọi là Chánh điều gì không làm tổn hại đến ta và không gây tổn hại cho người khác. Bằng cách ấy ta thỏa mãn một nhu cầu.
Như vậy nói cho cùng, cả hai -- điều luật, quy ước và Giải Thoát -- chỉ giản dị là những pháp (dhamma). Pháp nầy cao siêu hơn pháp kia, nhưng cả hai cùng đi chung với nhau. Không cách nào ta có thể đảm bảo chắc chắn rằng một điều nào đó nhất định là giống như thế nầy hay giống như thế kia, do đó Đức Phật dạy ta chỉ để nó là vậy. Hãy để cho nó là vô định. Dầu ta có ưa thích hay ghét bỏ thế nào, nên hiểu nó là bất định.
Regardless of time and place, the whole practice of Dhamma comes to completion at the place where there is nothing. It's the place of surrender, of emptiness, of laying down the burden. This is the finish. It's not like the person who says, "Why is the flag fluttering in the wind? I say it's because of the wind." Another person say's it's because of the flag. The other retorts that it's because of the wind. There's no end to this! The same as the old riddle, "Which came first, the chicken or the egg?" There's no way to reach a conclusion, this is just Nature.
All these things we say are merely conventions, we estab- lish them ourselves. If you know these things with wisdom then you'll know impermanence, unsatisfactoriness and not- self. This is the outlook which leads to enlightenment.
Bất luận thời gian hoặc địa điểm nào, pháp hành sẽ hoàn tất tại nơi mà không có gì hết. Đó là địa điểm của quy hàng, của hư không, của tình trạng đặt xuống gánh nặng. Đây là mức cùng tột. Không phải như người kia bảo, "Tại sao lá cờ phất phơ trước gió? Tôi nói là vì gió." Ngưòi khác nói là vì cờ. Người nọ cãi là vì gió. Không bao giờ chấm dứt! Cũng như thắc mắc được nêu lên từ xưa, "Con gà hay trứng gà đến trước?" Không có cách nào đạt đến một kết luận dứt khoát. Chỉ là Thiên Nhiên.
Những gì ta nói trên chỉ là quy ước tự chính ta thiết lập. Nếu quý vị hiểu biết những điều ấy với trí tuệ ắt quý vị sẽ hiểu biết Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Đó là cái nhìn dẫn đến Giác Ngộ.
You know, training and teaching people with varying levels of understanding is really difficult. Some people have certain ideas, you tell them something and they don't believe you. You tell them the truth and they say it's not true. "I'm right, you're wrong..." There's no end to this. If you don't let go there will be suffering. I've told you before about the four men who go into the forest. They hear a chicken crowing, "Kak-ka-dehhh!" One of them wonders, "Is that a rooster or a hen?" Three of them say together, "It's a hen," but the other doesn't agree, he insists it's a rooster. "How could a hen crow like that?" he asks. They retort, "Well, it has a mouth, hasn't it?" They argue till the tears fall, really getting upset over it, but in the end they're all wrong. Whether you say a hen or a rooster, they're only names. We establish these conventions, saying a rooster is like this, a hen is like that; a rooster cries like this, a hen cries like that... and this is how we get stuck in the world! Remember this! Actually, if you just say that really there's no hen and no rooster then that's the end of it. In the field of conventional reality one side is right and the other side it wrong, but there will never be complete agreement. Arguing till the tears fall has no use!
Quý vị biết không, rèn luyện và dạy những người có trình độ hiểu biết khác biệt quả thật là rất khó. Vài người có ý kiến riêng, mình nói với họ, họ không tin mình. Quý vị nói với họ sự thật, họ bảo là không đúng sự thật. "Tôi nói đúng, quý vị sai ..." Không đi đến đâu. Không bao giờ chấm dứt. Nếu quý vị không buông bỏ ắt có đau khổ. Trước đây Sư có thuật cho quý vị nghe câu chuyện bốn người vào rừng. Họ nghe tiếng gà gáy, "Kak-ka ... cheh". Một người trong đám hỏi, "Đó là gà trống hay gà mái? " Ba người kia đồng ý là gà mái, nhưng người nọ không chịu, nhất định là gà trống. Người ấy hỏi, "Gà mái làm sao gáy được như vậy." Ba người cãi lại, "Thì nó cũng có mỏ vậy." Họ cãi qua cãi lại cho đến chảy nước mắt, nước mũi, thật là phiền muộn, thật là bực mình vì câu chuyện gà gáy, nhưng rồi tất cả đều sai. Dầu quý vị gọi là gà trống hay gà mái, đó chỉ là danh từ, một tiếng gọi. Chúng ta đặt ra những quy ước cho rằng gà trống là như thế nầy, và gà mái là như thế kia. Gà trống gáy như thế nầy, gà mái gáy như thế kia ... và vì đó mà ta dính kẹt trong thế gian! Hãy ghi nhớ điều ấy! Đúng ra, nếu quý vị chỉ nói rằng thật sự không có gà mái và không có gà trống thì đâu đó chấm dứt, hết chuyện. Trong phạm vi thực tại quy ước có một đàng là phải, đàng khác là sai, nhưng sẽ không bao giờ có sự đồng ý hoàn toàn. Tranh luận cho đến chảy nước mắt cũng vô ích.
The Buddha taught not to cling. How do we practice non-clinging? We practice simply to give up clinging, but this non-clinging is very difficult to understand. It takes keen wisdom to investigate and penetrate this, to really achieve non-clinging. When you think about it, whether people are happy or sad, content or discontent, doesn't de- pend on their having little or having much - it depends on wisdom. All distress can be transcended only through wisdom, through seeing the truth of things.
Đức Phật dạy không nên cố chấp. Tự rèn luyện thế nào để không cố chấp? Chỉ giản dị luyện tập từ bỏ, không bám níu, nhưng cái "không bám níu" ấy quả thật là rất khó hiểu. Phải có trí tuệ sắc bén để quán chiếu thâm sâu và thấu hiểu tận tường mới thật sự hoàn thành đức hạnh "không bám níu". Hãy suy tư về điểm nầy. Người ta thỏa thích hay sầu muộn, hoan hỷ hay bực dọc, không phải vì có ít hay có nhiều -- mà do có trí tuệ hay không. Ta chỉ có thể vượt qua tất cả mọi ưu sầu phiền muộn bằng trí tuệ, bằng cách nhận thức thực tướng của sự vật.
So the Buddha exhorted us to investigate, to contem- plate. This "contemplation" means simply to try to solve these problems correctly. This is our practice. Like birth, old age, sickness and death - they are the most natural and common of occurrences. The Buddha taught to con- template birth, old age, sickness and death, but some peo- ple don't understand this. "What is there to contemplate?" they say. They're born but they don't know birth, they will die but they don't know death.
Đức Phật dạy không nên cố chấp. Tự rèn luyện thế nào để không cố chấp? Chỉ giản dị luyện tập từ bỏ, không bám níu, nhưng cái "không bám níu" ấy quả thật là rất khó hiểu. Phải có trí tuệ sắc bén để quán chiếu thâm sâu và thấu hiểu tận tường mới thật sự hoàn thành đức hạnh "không bám níu". Hãy suy tư về điểm nầy. Người ta thỏa thích hay sầu muộn, hoan hỷ hay bực dọc, không phải vì có ít hay có nhiều -- mà do có trí tuệ hay không. Ta chỉ có thể vượt qua tất cả mọi ưu sầu phiền muộn bằng trí tuệ, bằng cách nhận thức thực tướng của sự vật.
Do đó Đức Phật kêu gọi chúng ta nên quán chiếu và suy niệm. Suy niệm nầy chỉ là cố gắng giải quyết các vấn đề ấy một cách thích nghi. Đó là pháp hành của chúng ta. Như sanh, lão, bệnh, tử -- là những diễn biến tự nhiên, xảy đến mọi người. Đức Phật dạy nên suy niệm về sanh, lão, bệnh, tử nhưng vài người không hiểu, "Có gì đâu mà suy niệm?" Họ bảo vậy. Họ được sanh ra, mà không hiểu sanh là gì. Họ sẽ chết nhưng không hiểu chết là như thế nào.
A person who investigates these things repeatedly will see. Having seen he will gradually solve his problems. Even if he still has clinging, if he has wisdom and sees that old age, sickness and death are the way of Nature, then he will be able to relieve suffering. We study the Dhamma simply for this - to cure suffering. There isn't really much as the basis of Buddhism, there's just the birth and death of suf- fering, and this the Buddha called the truth. Birth is suffering, old age is suffering, sickness is suffering and death is suffering. People don't see this suffering as the truth. If we know truth, then we know suffering.
This pride in personal opinions, these arguments, they have no end. In order to put our minds at rest, to find peace, we should contemplate our past, the present, and the things which are in store for us. Like birth, old age, sickness and death. What can we do to avoid being plagued by these? Even though we may still have a little worry, if we investigate till we know according to the truth, all suffering will abate, we will no longer cling to it.
Người thường xuyên quán chiếu những hiện tượng ấy sẽ thấy. Đã nhận thấy, họ từ từ giải quyết những vấn đề khó khăn của họ. Cho dù người ấy vẫn còn luyến ái, nếu có trí tuệ và trông thấy rằng già, bệnh, chết là con đường của Thiên Nhiên thì đau khổ cũng suy giảm. Chúng ta học Giáo Pháp chỉ để có bấy nhiêu -- chữa bệnh đau khổ. Căn bản của Phật Giáo thật ra chỉ có chừng ấy -- chỉ có sanh và diệt của đau khổ, và đó là điều mà Đức Phật gọi là Chân Lý. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ. Người ta không thấy đau khổ là Chân Lý. Nếu ta thông hiểu Chân Lý ắt hiểu biết đau khổ.
Hãnh diện bênh vực những ý kiến riêng tư của mình, những cuộc tranh luận ấy không bao giờ chấm dứt. Để giữ cho tâm được an nghĩ, để tìm an lạc thanh bình, chúng ta phải suy niệm về quá khứ, hiện tại và những gì còn tích trữ, dành để cho ta. Như sanh, lão, bệnh, tử. Ta có thể làm sao để tránh khỏi phải bị những điều ấy làm phiền lụy? Dầu còn chút ít lo âu, nếu chúng ta quán chiếu cho đến khi thấu hiểu đúng chân lý, tất cả mọi đau khổ ắt suy giảm, và chúng ta sẽ không còn ôm ấp vấn vương nó nữa.
***
"...The worldly way is to do things for a reason, to get some return, but in Buddhism we do things without any gaining idea.... If we don't want anything at all, what will we get? We don't get anything! Whatever you get is
just a cause for suffering, so we practice not getting anything.... Just make the mind peaceful and have done
with it!..."
***
... Đường lối của thế gian là làm việc gì phải có lý do, phải có gì đền đáp trở lại mới làm, nhưng trong Phật Giáo chúng ta làm mà không có ý cầu mong lợi lộc. Nếu không cầu mong gì thì chúng ta sẽ được gì? Không được gì hết! Bất luận gì trở lại với ta chỉ là nguyên nhân sanh đau khổ, do đó chúng ta thực hành để không được gì ... Chỉ làm cho tâm thanh bình an lạc, và như thế là đủ ..
No Abiding
We hear some parts of the teachings and can't really un- derstand them. We think they shouldn't be the way they are, so we don't follow them, but really there is a reason to all the teachings. Maybe it seems that things shouldn't be that way, but they are. At first I didn't even believe in sit- ting meditation. I couldn't see what use it would be to just sit with your eyes closed. And walking meditation... walk from this tree, turn around and walk back again... "Why bother?" I thought, "What's the use of all that walking?" I thought like that, but actually walking and sitting medita- tion are of great use.
Some people's tendencies make them prefer walking meditation, others prefer sitting, but you can't do without either of them. In the scriptures they talk about the four postures: standing, walking, sitting and lying. We live with these four postures. We may prefer one to the other, but we must use all four.
They say to make these four postures even, to make the practice even in all postures. At first I couldn't figure out what this meant, to make them even. Maybe it means we sleep for two hours, then stand for two hours, then walk for two hours... maybe that's it? I tried it - couldn't do it, it was impossible! That's not what it meant to make the postures even. "Making the postures even" refers to the mind, to our awareness. That is, to make the mind give rise to wisdom, to illumine the mind. This wisdom of ours must be present in all postures; we must know, or understand,constantly. Standing, walking, sitting or lying, we know all mental states as impermanent, unsatisfactory and not-self. Making the postures even in this way can be done, it is pos- sible. Whether like or dislike are present in the mind we don't forget our practice, we are aware.
Không nơi ẩn náu
Chúng ta nghe vài đoạn trong Giáo Huấn của Đức Phật mà không thể lãnh hội thật sự. Rồi ta nghĩ rằng nó phải thế nào khác chớ không phải vậy, và không hành theo. Tuy nhiên, trong toàn thể Giáo Huấn, điểm nào cũng có lý do của nó. Hình như sự vật phải là thế nào khác chớ không phải vậy, nhưng sự vật là vậy. Lúc ban sơ chính Sư cũng không tin tưởng nơi pháp tọa thiền. Sư không thấy lợi ích gì mà chỉ ngồi đó rồi nhắm mắt lại. Thiền hành cũng vậy ... đi từ gốc cây nầy đến gốc cây kia, rồi quay trở lại và đi tới đi lui hai gốc cây ... "Tại sao phải làm vậy cho phiền phức?" Sư nghĩ, "Đi như thế lợi ích gì mà cứ đi mãi?" Sư ngỡ là vậy, nhưng trong thực tế, thiền tọa và thiền hành quả thật vô cùng hữu ích.
Vài người có khuynh hướng thích đi kinh hành hơn ngồi thiền, người khác thích ngồi thiền hơn đi kinh hành, nhưng ta không thể hành pháp nầy mà không hành pháp kia. Kinh điển đề cập đến bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi. Chúng ta sống với bốn oai nghi ấy. Ta có thể thích oai nghi nầy hơn oai nghi khác, nhưng phải xử dụng đủ tất cả bốn.
Chúng ta được dạy phải làm cho bốn oai nghi đồng đều, phải hành động đều đặn trong bốn oai nghi. Lúc đầu Sư không thể hiểu biết ý nghĩa của lời dạy làm cho bốn oai nghi đồng đều. Có thể là ngồi trong hai tiếng, rồi đứng trong hai tiếng, đi trong hai tiếng ... Có thể vậy chăng? Sư cố gắng thực hành như vậy -- không được! Vậy thì hiểu như thế là sai, làm cho oai nghi đồng đều không có nghĩa là như vậy. Đoạn văn "làm cho oai nghi đồng đều" đề cập đến tâm, đến sự hay biết của ta. Đó là làm cho tâm khai triển trí tuệ, làm cho tâm trở nên sáng tỏ. Trí tuệ của ta phải hiện hữu trong tất cả oai nghi, Ta phải luôn luôn hiểu biết, liên tục thông hiểu, không ngừng, không gián đoạn. Đi, đứng, nằm, ngồi, chúng ta luôn luôn hiểu rằng tất cả những trạng thái tâm đều Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Làm cho các oai nghi đồng đều bằng cách đó thì có thể được. Dầu có trạng thái ưa thích hay ghét bỏ hiện hữu trong tâm ta không quên pháp hành là luôn luôn hay biết, luôn luôn giác tỉnh.
If we just focus our attention on the mind constantly then we have the gist of the practice. Whether we experi- ence mental states which the world knows as good or bad we don't forget ourselves, we don't get lost in good or bad. We just go straight. Making the postures constant in this way is possible. If we have constancy in our practice and we are praised, then it's simply praise; if we are blamed, then it's just blame. We don't get high or low over it, we stay right here. Why? Because we see the danger in all those things, we see their results. We are constantly aware of the danger in both praise and blame. Normally, if we have a good mood the mind is good also, we see them, as the same thing; if we have a bad mood the mind goes bad as well, we don't like it. This is the way it is, this is uneven practice.
Chỉ tập trung sự chú ý nơi tâm, luôn luôn như vậy không ngừng nghỉ, ắt ta sẽ nắm được điểm chánh yếu của pháp hành. Dầu có chứng nghiệm những trạng thái tâm mà người đời cho là tốt hay xấu, ta không tự quên mình, không để mình lạc lối trong cái tốt hay cái xấu. Ta chỉ thẳng tiến. Làm cho các oai nghi đồng đều như thế ấy là có thể được. Nếu ta giữ được pháp hành đồng đều như vậy và được khen, thì đó chỉ là lời khen tặng. Nếu có bị khiển trách, đó chỉ là lời khiển trách. Ta không hứng khởi, cũng không mất tinh thần, mà chỉ ở ngay tại chỗ. Tại sao? Bởi vì ta đã thấy hiểm họa trong tất cả những điều ấy, ta thấy hậu quả của nó. Chúng ta luôn luôn nhận thức sự nguy hại của cả hai, những lời tán dương và những lời khiển trách. Thế thường, lúc vui vẻ thì tâm cũng khoan khoái dễ chịu, khi buồn phiền thì tâm cũng âu sầu, ta không thích. Thường là vậy, đó là pháp hành không đồng đều.
If we have constancy just to the extent of knowing our moods, and knowing we're clinging to them, this is better already. That is, we have awareness, we know what's going on, but we still can't let go. We see ourselves clinging to good and bad, and we know it. We cling to good and know it's still not right practice, but we still can't let go. This is 50% or 70% of the practice already. There still isn't release but we know that if we could let go that would be the way to peace. We keep going like that, seeing the equally harmful conse- quences of all our likes and dislikes, of praise and blame, con- tinuously. Whatever there is, the mind is constant in this way.
Nếu ta giữ được đồng đều, chỉ trong mức độ hiểu biết những xúc cảm vui buồn thôi, và hiểu biết rằng mình đang bám níu vào nó, bấy nhiêu đã tốt hơn rồi. Đó là ta có sự hay biết, giác tỉnh. Ta hiểu biết chuyện gì đang xảy diễn, nhưng chưa có thể buông bỏ. Chúng ta tự thấy mình đang bám níu vào những gì tốt đẹp và những gì xấu xa, và nhận thức như vậy. Ta bám vào điều tốt và hiểu biết rằng đó không phải là hành đúng, nhưng vẫn chưa có thể buông bỏ. Như vậy là cũng được 50% hoặc 70% pháp hành rồi. Chưa hẳn là hoàn toàn, nhưng ta biết rằng nếu có thể buông bỏ thì đó là đường lối để tiến đạt đến thanh bình an lạc. Ta tiếp tục gia công tinh tấn như vậy và nhận thức rằng hậu quả của cả hai -- những gì ta ưa thích và những gì ta ghét bỏ, những lời tán dương và những lời khiển trách -- đều tai hại như nhau. Bất luận gì xảy đến tâm, vẫn một mực bình thản.
But for worldly people, if they get blamed or criticized they get really upset. If they get praised it cheers them up, they say it's good and get really happy over it. If we know the truth of our various moods, if we know the conse- quences of clinging to praise and blame, the danger of clinging to anything at all, we will become sensitive to our moods. We will know that clinging to them really causes suffering. We see this suffering, and we see our very cling- ing as the cause of that suffering. We begin to see the con- sequences of grabbing and clinging to good and bad, because we've grasped them and seen the result before - no real happiness. So now we look for the way to let go.
Where is this "way to let go"? In Buddhism we say "Don't cling to anything." We never stop hearing about this "don't cling to anything!" This means to hold, but not to cling. Like this flashlight. We think, "What is this?" So we pick it up, "Oh, it's a flashlight," then we put it down again. We hold things in this way.
If we didn't hold anything at all, what could we do? We couldn't walk meditation or do anything, so we must hold things first. It's wanting, yes, that's true, but later on it leads to pàramã (virtue or perfection). Like wanting to come here, for instance.... Venerable Jagaro22 came to Wat Pah Pong. He had to want to come first. If he hadn't felt that he wanted to come he wouldn't have come. For anybody it's the same, they come here because of wanting. But when wanting arises don't cling to it! So you come, and then you go back... What is this? We pick it up, look at it and see,22. Venerable Jagaro, the Australian second abbot of Wat Pah Nanachat at that time, who brought his party of monks and laypeople to see Ajahn Chah.
"Oh, it's a flashlight," then we put it down. This is called holding but not clinging, we let go. We know and then we let go. To put it simply we say just this, "Know, then let go." Keep looking and letting go. "This, they say is good; this, they say is not good" ...know, and then let go. Good and bad, we know it all, but we let it go. We don't foolishly cling to things, but we "hold" them with wisdom. Practicing in this "posture" can be constant. You must be constant like this. Make the mind know in this way, let wisdom arise. When the mind has wisdom, what else is there to look for?
Tuy nhiên, đối với người thế gian, khi bị chỉ trích hay khiển trách thì họ thật sự buồn phiền. Lúc được tán dương thì phấn khởi lên và nói đó là điều tốt đẹp và họ thật sự hoan hỷ. Nếu chúng ta thấu hiểu chân lý của những xúc cảm vui buồn, nếu chúng ta nhận thức những hậu quả của tình trạng bám níu chặt chẽ vào những lời khen và tiếng chê, hậu quả tai hại của sự bám níu vào bất luận gì, chúng ta sẽ nhạy cảm hơn trong những cơn buồn vui, thỏa thích hay sầu muộn. Ta sẽ nhận thức rằng trạng thái bám níu thật sự là nguồn gốc làm phát khởi đau khổ. Chúng ta thấy đau khổ ấy và chúng ta thấy chính bám níu là nguyên nhân sanh đau khổ. Chúng ta bắt đầu nhận thức hậu quả tai hại của hành động chụp lấy và bám chắc vào những gì tốt và những gì xấu, bởi vì trước đó ta đã nắm chặt và đã thấy hậu quả như thế nào -- không phải là hạnh phúc thật sự. Giờ đây ta tìm con đường buông bỏ.
"Con đường dẫn đến buông bỏ" ấy ở đâu? Trong Phật Giáo, chúng ta nói, "Không nên bám níu vào bất luận gì." Luôn luôn chúng ta nghe nhắc tới, nhắc lui, "Không nên bám níu vào bất cứ gì!" Lời dạy nầy có nghĩa là hãy nắm lấy mà không nên giữ chắc lại. Như cây đèn bin (flashlight) đây. Ta tự hỏi, "cái gì đây?" Rồi ta cầm lên, "ờ, đây là cây đèn bin", và ta đặt xuống trở lại. Nắm lấy sự vật là như vậy. Nếu không nắm lấy gì hết thì có thể làm gì? Chúng ta không thể đi kinh hành hoặc làm bất luận gì khác. Như vậy, trước tiên ta phải nắm lấy. Đó là có ý muốn, đúng thật vậy, nhưng về sau nó sẽ dẫn đến "parami", ba la mật [14]. Thí dụ như có ý muốn đi đến đây ... nên Jàgaro [15] mới đi đến Wat Pah Pong ... , trước tiên ông ấy phải có ý muốn. Nếu ông ấy không cảm nghe có ý muốn đi, ắt ông không có đi. Đối với tất cả mọi người đều như vậy, họ đến đây vì muốn đến. Nhưng khi ý muốn phát sanh, chớ nên cố bám vào nó. Vậy, quý vị đến rồi trở về ... Cái gì đây? Ta nhặt lên cầm trên tay, nhìn và thấy, "ờ, đây là cây đèn bin", rồi đặt xuống. Đó là nắm lấy mà không giữ chắc, chúng ta buông bỏ. Biết, rồi buông bỏ. Một cách đơn giản, ta nói, "hiểu biết và buông bỏ". Cầm lên nhìn rồi bỏ xuống. "Điều nầy người ta nói là tốt, điều nầy người ta nói là xấu" ... biết, rồi buông bỏ. Tốt và xấu, ta hiểu biết, nhưng để cho tất cả đi qua. Ta không điên rồ cố bám vào sự vật, nhưng ta "nắm lấy" với trí tuệ. Pháp hành "trong oai nghi" nầy có thể hành đồng đều. Quý vị phải hành đồng đều như vậy. Làm cho tâm hiểu biết như thế ấy sẽ khơi động cho trí tuệ khai triển. Khi tâm có trí tuệ thì còn gì nữa mà tìm?
We should reflect on what we are doing here. For what reason are we living here, what are we working for? In the world they work for this or that reward, but the monks teach something a little deeper than that. Whatever we do, we ask for no return. We work for no rewards. Worldly people work because they want this or that, because they want some gain or other, but the Buddha taught to work just in order to work, we don't ask for anything beyond that. If you do something just to get some return it'll cause suffering. Try it out for yourself! You want to make your mind peaceful so you sit down and try to make it peaceful - you'll suffer! Try it. Our way is more refined. We do, and then let go; do, and then let go.
Look at the brahmin who makes a sacrifice: he has some desire in mind, so he makes a sacrifice. Those actions of his won't help him transcend suffering because he's act- ing on desire. In the beginning we practice with some de- sire in mind; we practice on and on, but we don't attain our desire. So we practice until we reach a point where we're practicing for no return, we're practicing in order to let go. This is something we must see for ourselves, it's very deep. Maybe we practice because we want to go to Nibbàna - right there, you won't get to Nibbàna! It's nat- ural to want peace, but it's not really correct. We must practice without wanting anything at all. If we don't want anything at all, what will we get? We don't get anything! Whatever you get is just a cause for suffering, so we prac- tice not getting anything.
Just this is called "making the mind empty." It's empty but there is still doing. This emptiness is something people don't usually understand, but those who reach it see the value of knowing it. It's not the emptiness of not having anything, it's emptiness within the things that are here. Like this flashlight: we should see this flashlight as empty, because of the flashlight there is emptiness. It's not the emptiness where we can't see anything, it's not like that. People who understand like that have got it all wrong. You must understand emptiness within the things are here.
Phải suy tư về những gì mà ta đang làm ở đây. Vì lý do nào mà ta sống ở đây, làm việc để làm gì? Trong thế gian, người ta làm việc để thọ hưởng điều nầy hay điều nọ, nhưng các nhà sư dạy thâm sâu hơn một chút. Bất luận điều gì ta làm, ta không đòi hỏi được đền đáp. Chúng ta làm việc để không thọ hưởng gì. Người đời làm việc bởi vì họ muốn cái nầy cái nọ, họ muốn được hưởng một món lợi nào. Nhưng Đức Phật dạy ta làm việc chỉ để làm việc, không đòi hỏi bất luận gì hơn nữa. Nếu quý vị làm việc gì chỉ vì muốn được đền đáp lại thì đó là nguyên nhân sanh đau khổ. Quý vị hãy tự mình làm thử xem! Quý vị muốn tâm được an lạc nên ngồi thiền và cố gắng làm cho tâm an lạc -- quý vị sẽ đau khổ. Hãy cố gắng thử xem. Đường lối của chúng ta có phần tế nhị hơn. Chúng ta làm, rồi buông bỏ; làm, rồi buông bỏ.
Thử nhìn vị Bà-la-môn tế lễ thần linh; ông ta có một ý muốn trong tâm rồi mới tế lễ để van vái cầu xin cho ý muốn ấy được thành tựu. Hành động như vậy không thể giúp ông vượt khỏi đau khổ, bởi vì ông làm với lòng mong muốn sẽ được một điều gì, làm vì cầu mong được ban bố một quyền lợi nào. Lúc ban sơ chúng ta thực hành với một vài ước muốn trong tâm, chúng ta thực hành, tiếp tục thực hành, nhưng không đạt được điều mong muốn. Do đó chúng ta hành cho đến khi đạt đến điểm mà ta chỉ hành, không cầu mong được gì. Ta thực hành để buông bỏ. Đây là điều mà ta phải tự mình nhận thấy, điểm nầy rất thâm sâu. Có thể ta thực hành vì muốn chứng đắc Niết Bàn -- ngay tại đây ta kẹt cứng, không thể đắc Niết Bàn! Lẽ dĩ nhiên là ta muốn an lạc, nhưng muốn như vậy không thật sự là đúng. Ta phải thực hành mà không muốn gì cả. Nếu không muốn gì cả thì hành rồi được gì? Không được gì hết! Bất luận gì mà ta được chỉ là nguyên nhân tạo đau khổ. Do vậy, chúng ta thực hành để không được bất cứ gì.
Chỉ có như vậy được gọi là "làm cho tâm trống không". Trống không nhưng vẫn sinh hoạt. Chính trạng thái rỗng không nầy là điều mà thông thường người ta không hiểu, nhưng những ai đã đạt đến đó ắt nhận thấy rằng hiểu biết nó là lợi ích. Đây không phải là trạng thái rỗng không, không chứa đựng gì hết mà là sự rỗng không bên trong những sự vật hiện hữu ngay tại đây. Như cây đèn bin nầy chẳng hạn, ta phải thấy cây đèn bin nầy là trống không bởi vì có trạng thái rỗng không của cây đèn. Không phải là trống không nơi mà ta không thấy gì, không phải vậy, hiểu như vậy là sai. Quý vị phải thấu hiểu trạng thái rỗng không bên trong những sự vật hiện hữu ngay tại đây.
Those who are still practicing because of some gaining idea are like the brahmin who makes a sacrifice just to ful- fill some wish. Like the people who come to see me to be sprinkled with "holy water." When I ask them, "Why do you want this 'holy water'?" they say, "We want to live happily and comfortably and not get sick." There! They'll never transcend suffering that way. The worldly way is to do things for a reason, to get some return, but in Buddhism we do things without any gaining idea. The world has to understand things in terms of cause and effect, but the Buddha teaches us to go above cause, beyond effect; to go above birth and beyond death; to go above happiness and beyond suffering. Think about it... there's nowhere to stay. We people live in a "home." To leave home and go where there is no home... we don't know how to do it, because we've always lived with becoming, with clinging. If we can't cling we don't know what to do.
Những ai còn hành thiền để được hưởng gì là cũng giống như vị bà la môn tế lễ thần linh, chỉ để được cung ứng một vài nhu cầu. Cũng giống như có người đến đây viếng Sư để được Sư rảy "nước thánh". Khi Sư hỏi họ, "Tại sao muốn được rảy nước?" Họ trả lời, "Bạch Sư, bởi vì con muốn sống lâu, sống thoải mái, hạnh phúc và không bệnh hoạn." Đó! Họ không bao giờ vượt qua khỏi đau khổ bằng cách ấy. Đường lối của thế gian là làm việc gì phải có lý do, phải có gì đền bù trở lại mới làm, nhưng trong Phật Giáo chúng ta làm mà không có ý mong cầu bất luận gì. Người thế gian phải hiểu biết sự vật theo chiều hướng của định luật nhân quả, nhưng Đức Phật dạy ta vượt lên trên, vượt qua khỏi nhân và quả. Trí tuệ của Ngài đã vượt lên trên sanh và qua khỏi tử, vượt lên trên hạnh phúc và qua khỏi đau khổ. Hãy suy gẫm về điểm nầy ... không có nơi nào để ẩn náu. Người thường chúng ta sống trong một "ngôi nhà". Giờ đây rời khỏi nhà và đi đến nơi không có nhà cửa ... chúng ta không biết phải làm thế nào, bởi vì chúng ta luôn luôn sống với "hữu" (hành động tạo nghiệp), với "thủ" (bám níu chặt chẽ) . Nếu không còn "thủ" nữa thì ta không biết làm gì.
So most people don't want to go to Nibbàna, there's nothing there; nothing at all. Look at the roof and the floor here. The upper extreme is the roof, that's an "abiding." The lower extreme is the floor, and that's another "abid- ing." But in the empty space between the floor and the roof there's nowhere to stand. One could stand on the roof, or stand on the floor, but not on that empty space. Where there is no abiding, that's where there's emptiness, and, to put it bluntly, we say that Nibbàna is this emptiness. People hear this and they back up a bit, they don't want to go. They're afraid they won't see their children or relatives.
Do đó, phần lớn chúng ta không muốn đi Niết Bàn, ở đó không có gì, không có gì hết. Hãy nhìn trên mái nhà và dưới sàn nhà đây. Phía trên tận cùng là mái nhà, đó là "hữu". Phía dưới tận cùng là sàn nhà, đó là một "hữu" khác. Nhưng khoảng không gian rỗng không ở giữa mái nhà và sàn nhà thì không có chỗ nào để đứng. Người ta có thể đứng trên mái nhà hoặc trên sàn nhà, nhưng không thể đứng trong không gian rỗng không. Nơi nào không có "hữu", đó là nơi rỗng không và hãy nói trắng ra, chúng ta nói Niết Bàn là khoảng không gian rỗng không ấy. Người ta nghe vậy và chùn bước, thối lui, không muốn đi. Họ lo sợ sẽ không gặp lại con cái và họ hàng thân thuộc.
This is why, when we bless the laypeople, we say "May you have long life, beauty, happiness and strength." This makes them really happy, "Sàdhu!"23 they all say. They like these things. If you start talking about emptiness they don't want it, they're attached to abiding. But have you ever seen a very old person with a beautiful complexion? Have you ever seen an old person with a lot of strength, or a lot of hap- piness?... No... But we say, "Long life, beauty, happiness and strength" and they're all really pleased, every single one says "Sàdhu!" This is like the brahmin who makes oblations to achieve some wish. In our practice we don't "make obla- tions," we don't practice in order to get some return. We 23. Sàdhu is the traditional Pali word used to acknowledge a blessing, dhamma teaching, etc. It means "it is well." don't want anything. If we still want something then there is still something there. Just make the mind peaceful and have done with it! But if I talk like this you may not be very com- fortable, because you want to be "born" again.
Đó là lý do tại sao khi đọc kinh phúc chúc cho người cư sĩ tại gia chúng ta nói, "Phúc chúc cho ông (hay bà) được sống lâu, có sắc đẹp, hạnh phúc, và khoẻ mạnh." Nói như vậy thì họ thật sự hoan hỷ, "Sàdhu! Sàdhu!" (Lành thay! Lành thay!). Họ thích những chuyện như vậy. Nếu quý vị bắt đầu nói đến "trạng thái rỗng không" thì họ không muốn, họ còn dính mắc nhiều với "hữu". Nhưng có bao giờ quý vị thấy một người già với thân hình tráng kiện, đẹp đẽ, không? -- Không. Tuy nhiên ta nói, "sống lâu, sắc đẹp, hạnh phúc, và khoẻ mạnh" thì tất cả đồng thanh nói, "Sàdhu! Sàdhu!". Cũng giống như vị bà la môn tế lễ thần linh để cầu mong thành tựu một vài ước nguyện của mình. Trong pháp hành của chúng ta không có "nghi thức tế lễ". Chúng ta hành, không phải để được đáp lại một lợi ích nào. Chúng ta không muốn gì hết. Nếu chúng ta còn muốn điều gì ắt vẫn còn điều gì đó. Chúng ta chỉ làm cho tâm an lạc, đủ rồi! Nhưng nếu Sư nói như vậy có thể quý vị cảm nghe không được thoải mái, bởi vì quý vị còn muốn "tái sanh", sanh trở lại để sống nữa.
So all you lay practitioners should get close to the monks and see their practice. To be close to the monks means to be close to the Buddha, to be close to his Dhamma. The Buddha said, "Ananda, practice a lot, de- velop your practice! Whoever sees the Dhamma sees me, and whoever sees me sees the Dhamma." Where is the Buddha? We may think the Buddha has been and gone, but the Buddha is the Dhamma, the Truth. Some people like to say, "Oh, if I was born in the time the Buddha I would go to Nibbàna." Here, stupid people talk like this. The Buddha is still here. The Buddha is truth. Regardless of whoever is born or dies, the truth is still here. The truth never departs from the world, it's there all the time. Whether a Buddha is born or not, whether someone knows it or not, the truth is still there. So we should get close to the Buddha, we should come within and find the Dhamma. When we reach the Dhamma we will reach the Buddha; seeing the Dhamma we will see the Buddha and all doubts will dissolve.
Như vậy, quý vị hành giả cư sĩ nên đến gần chư sư để xem chư Tăng hành thế nào. Gần với chư sư có nghĩa là gần với Đức Phật, gần với Giáo Pháp. Đức Phật dạy, "Nầy Ànanda, hãy thực hành cho thật nhiều, hãy phát triển pháp hành của con! Người nào thấy Giáo Pháp tức thấy Như Lai, và người nào thấy Như Lai ắt thấy Giáo Pháp." Đức Phật ở đâu? Chúng ta có thể nghĩ rằng Đức Phật thị hiện trên thế gian và đã tịch diệt, nhưng Đức Phật là Giáo Pháp, là Chân Lý. Vài người thích nói, "ồ, phải chi tôi được sống vào thời Đức Phật chắc là tôi đã chứng đắc Niết Bàn." Đấy, người điên rồ nói như vậy. Đức Phật vẫn còn ở đây. Đức Phật là Chân Lý. Dầu có ai được sanh ra, hay có ai từ trần, Chân Lý vẫn còn đây. Chân Lý không bao giờ rời thế gian mà luôn luôn ở đây. Dầu Đức Phật có giáng trần hay không, dầu có ai biết đến cùng không, Chân Lý vẫn còn đó. Như vậy ta phải đến gần, phải bước vào bên trong và tìm ra Giáo Pháp. Khi tiến đạt đến Giáo Pháp sẽ đạt đến Đức Phật; thấy Giáo Pháp ta sẽ thấy Đức Phật và tất cả mọi hoài nghi sẽ tan biến.
To put it simply, it's like Teacher Choo.24 At first he wasn't a teacher, he was just Mr. Choo. When he studied and passed the necessary grades he became a teacher, and be- came known as Teacher Choo. How did he become a teacher? Through studying the required things, thus allow-24. In Thailand the word "Teacher" is used as a title of address much like "Doctor" is used in English. "Teacher Choo" is one of four elderly local residents who came to spend the rains retreat at Wat Pah Nanachat, to whom the latter part of this talk was addressed. ing Mr. Choo to become Teacher Choo. When Teacher Choo dies, the study to become a teacher still remains, and who- ever studies it will become a teacher. That course of study to become a teacher doesn't disappear anywhere, just like the Truth, the knowing of which enabled the Buddha to become the Buddha. So the Buddha is still here. Whoever practices and sees the Dhamma sees the Buddha. These days people have got it all wrong, they don't know where the Buddha is. They say, "If I was born in the time of the Buddha I would have become a disciple of his and become enlightened." That's just foolishness. You should understand this.
Một thí dụ đơn giản, như trường hợp Giáo Sư Choo. Trước kia ông không phải là giáo sư mà chỉ là Ông Choo. Khi ông học xong các lớp và đã đỗ các chứng chỉ cần thiết ông mới trở thành giáo sư và được gọi là Giáo Sư Choo. Ông làm thế nào để trở thành giáo sư? Phải trải qua các lớp học và học những môn cần thiết. Những gì cần phải học ấy làm cho ông trở thành Giáo Sư Choo. Đến khi Giáo Sư Choo từ trần, các lớp và các môn học ấy vẫn còn đó, và ai khác theo học đúng như vậy cũng trở thành giáo sư như ông. Các lớp, các môn học ấy không biến mất đi đâu. Chỉ giống như Chân Lý mà nhờ thông suốt nó Đức Phật trở thành Phật. Như vậy Đức Phật vẫn còn đây. Bất luận ai thực hành và thấy được Giáo Pháp ắt thấy Đức Phật. Hiện nay người ta hiểu biết sai lạc hết, người ta không biết Đức Phật ở đâu. Họ nói, "Phải chi tôi sanh vào thời Đức Phật tôi đã theo làm đệ tử Ngài và đã chứng đắc Đạo Quả." Đó chỉ là điên rồ, quý vị phải biết, đó là điên rồ.
Don't go thinking that at the end of the rains retreat you'll disrobe. Don't think like that! In an instant an evil thought can arise in the mind, you could kill somebody. In the same way, it only takes a split-second for good to flash into the mind, and you're there already. Don't think that you have to ordain for a long time to be able to meditate. Where the right practice lies is in the instant we make kamma. In a flash an evil thought arises... before you know it you've committed some really heavy kamma. And in the same way, all the disciples of the Buddha practiced for a long time, but the time they attained enlightenment was merely one thought moment. So don't be heedless, even in minor things. Try hard, try to get close to the monks, contemplate things and then you'll know about monks. Well, that's enough, huh? It must be getting late now, some people are getting sleepy. The Buddha said not to teach Dhamma to sleepy people.
Không nên nghĩ rằng vào cuối mùa An Cư Kiết Hạ nầy quý vị sẽ hoàn tục. Chớ nghĩ vậy! Trong khoảnh khắc, một ý nghĩ bất thiện có thể đột nhiên khởi phát trong tâm và quý vị có thể giết người. Cùng thế ấy, chỉ trong nháy mắt tư tưởng thiện có thể phực nhoáng trong tâm và quý vị đã đến nơi. Không nên nghĩ rằng phải xuất gia lâu năm mới có thể hành thiền. Nơi nào có pháp hành chân chánh, trong chớp nhoáng ta tạo nghiệp. Trong chớp nhoáng một tư tưởng bất thiện phát sanh ... và, trước khi hay biết nó, ta đã tạo nghiệp vô cùng quan trọng. Cùng thế ấy, tất cả các vị đệ tử của Đức Phật trải qua thời gian lâu dài để thực hành, nhưng chứng ngộ thì chỉ trong một chập tư tưởng (tức một sát na tâm). Vậy, không nên dể duôi buông lung, dầu trong những việc nhỏ nhặt. Hãy nỗ lực tinh tấn, gia công chuyên cần để đến gần chư Tăng, hãy quán chiếu sự vật và chừng ấy quý vị sẽ hiểu biết chư sư.
Đã đủ rồi phải không? Đêm đã khuya, vài người đã buồn ngủ. Đức Phật nói không nên dạy những người buồn ngủ.
***
"...Our discontent is due to wrong view. Because we don't exercise sense restraint we blame our suffering on externals.... The right abiding place for monks, the place of coolness, is just Right View itself. We shouldn't look for anything else...."
Right View - The place of Coolness
***
The practice of Dhamma goes against our habits, the truth goes against our desires, so there is difficulty in the prac- tice. Some things which we understand as wrong may be right, while the things we take to be right may be wrong. Why is this? Because our minds are in darkness, we don't clearly see the Truth. We don't really know anything and so are fooled by people's lies. They point out what is right as being wrong and we believe it; that which is wrong, they say is right, and we believe that. This is because we are not yet our own masters. Our moods lie to us con- stantly. We shouldn't take this mind and its opinions as our guide, because it doesn't know the truth.
Some people don't want to listen to others at all, but this is not the way of a man of wisdom. A wise man listens to everything. One who listens to Dhamma must listen just the same, whether he likes it or not, and not blindly be- lieve or disbelieve. He must stay at the half-way mark, the middle point, and not be heedless. He just listens and then contemplates, giving rise to the right results accordingly.
... Chúng ta bất mãn, không bằng lòng, vì mang nặng Tà Kiến. Vì không tập luyện thu thúc lục căn chúng ta phiền trách ngoại cảnh làm cho mình đau khổ ... ẩn náu chân chánh của chư sư, nơi an trú mát mẻ, chính là Chánh Kiến. Chúng ta không nên tìm ở đâu khác ...
Chánh kiến -- nơi an trú mát mẻ
Thực hành Giáo Pháp là đi ngược dòng những thói quen của ta, chân lý đi ngược chiều những tham vọng của chúng ta, do đó thực hành Giáo Pháp quả thật là khó. Một vài sự việc mà ta hiểu là sai có thể là đúng, trong khi những điều mà ta nghĩ là đúng lại có thể sai. Tại sao vậy? Bởi vì tâm của ta ở trong đêm tối, chúng ta không thấy rõ Chân Lý. Chúng ta thật sự không hiểu gì và bị tánh gian dối của người đời phỉnh gạt. Họ chỉ điều chân chánh, bảo là sai lầm, và chúng ta tin thật. Điều sai lầm, họ nói là đúng, và ta tin. Đó là bởi vì ta chưa làm chủ được chính ta. Những cảm xúc vui buồn luôn luôn phỉnh lừa ta. Chúng ta không nên lấy cái tâm nầy và những ý kiến của nó làm kim chỉ nam để nó hướng dẫn ta trên đường đời, bởi vì nó không thấu hiểu chân lý.
Vài người không muốn nghe lời ai cả, nhưng đó không phải là đường lối sáng suốt. Người có trí tuệ lắng nghe tất cả. Người nghe Giáo Pháp phải một mực chăm chú lắng nghe dầu có ưa thích cùng không, và không vội nhắm mắt tin càng, cũng không vội bác bỏ một cách mù quáng. Phải ở nửa đường, vào điểm giữa, và không hờ hững buông lung. Người ấy chỉ lắng nghe rồi suy gẫm, để cho thành quả thích nghi của suy tư khởi phát.
A wise man should contemplate and see the cause and effect for himself before he believes what he hears. Even if the teacher speaks the truth, don't just believe it, because you don't yet know the truth of it for yourself.
It's the same for all of us, including myself. I've practiced before you, I've seen many lies before. For instance, "This prac- tice is really difficult, really hard." Why is the practice difficult? It's just because we think wrongly, we have wrong view.
Người có trí tuệ phải suy gẫm về những gì mình nghe và trước khi tin cùng không, phải tự mình nhận thấy nguyên nhân và hậu quả. Dầu vị thầy nói đúng mà tự chính mình chưa rõ được chân lý thì cũng không nên vội tin chỉ vì mình nghe vậy. Phải tự mình thấu hiểu rõ ràng rồi mới tin.
Điều nầy phải được áp dụng cho tất cả, cho đến Sư cũng vậy. Sư đã có thực hành trước quý vị, trước đây Sư đã có thấy nhiều điều gian dối. Thí dụ, "Pháp hành nầy quả thật là khó, thật sự là cam go." Tại sao pháp hành nầy khó? Chỉ vì chúng ta suy tư sai lầm, chúng ta có Tà Kiến.
Previously I lived together with other monks, but I didn't feel right. I ran away to the forests and mountains, fleeing the crowd, the monks and novices. I thought that they weren't like me, they didn't practice as hard as I did. They were sloppy. That person was like this, this person was like that. This was something that really put me in tur- moil, it was the cause for my continually running away. But whether I lived alone or with others I still had no peace. On my own I wasn't content, in a large group I wasn't content. I thought this discontent was due to my companions, due to my moods, due to my living place, the food, the weather, due to this and that. I was constantly searching for something to suit my mind.
Trước đây Sư sống với nhiều vị sư khác, nhưng không cảm nghe rằng sống như vậy là đúng. Sư bỏ đi vào rừng và lên núi, lẫn trốn đám đông các nhà sư và các chú sa di. Sư nghĩ rằng họ không giống Sư, không chịu khó chuyên cần như Sư. Họ chểnh mảng, không dốc lòng hành đạo. Người nầy thì như thế nầy, người kia như thế kia. Đó là điều thật sự làm cho Sư bận rộn tâm trí và đó là nguyên nhân làm cho Sư luôn luôn bỏ chạy. Tuy nhiên, dầu ở một mình hay ở chung với những người khác Sư vẫn không an lạc. Sống đơn độc, Sư không bằng lòng. Sống với đông đảo chư sư, Sư cũng không bằng lòng. Sư nghĩ rằng tình trạng bất mãn ấy là do những người đồng tu với mình, do những cảm xúc buồn vui của mình, vì chỗ ở, vì vật thực, vì khí hậu, vì cái nầy, vì cái kia ... Sư luôn luôn chạy tìm điều gì thích nghi với tâm tánh mình.
As a dhutaïga25 monk, I went traveling, but things still weren't right. So I contemplated, "What can I do to make things right? What can I do?" Living with a lot of people I was dissatisfied, with few people I was dissatisfied. For what reason? I just couldn't see it. Why was I dissatisfied? Because I had wrong view, just that; because I still clung to the wrong Dhamma. Wherever I went I was discontent, thinking, "Here is no good, there is no good..." on and on like that. I blamed others. I blamed the weather, heat and cold, I blamed everything! Just like a mad dog. It bites whatever it meets, because it's mad. When the mind is like this our practice is never settled. Today we feel good, to- morrow no good. It's like that all the time. We don't attain contentment or peace.
Lúc bấy giờ Sư là nhà sư thực hành hạnh đầu đà dhùtanga [16], Sư đi hành đạo nơi nầy nơi khác, nhưng sự vật vẫn chưa phải là đúng theo ý. Rồi Sư mới suy gẫm, " Giờ đây ta phải làm gì để tạo hoàn cảnh thích nghi? Ta có thể làm gì? Sống chung với đông người ta không thỏa mãn, với ít người ta không bằng lòng. Tại sao vậy? Sư không thể tìm ra lý do. Tại sao Sư không thỏa mãn? Bởi vì lúc bấy giờ Sư còn Tà Kiến, nhận thức sai lầm, chỉ có thế; bởi vì Sư còn cố bám vào Tà Pháp. Bất cứ đi đâu Sư cũng không bằng lòng, nghĩ rằng, "Nơi nầy không tốt, chỗ kia không tốt ..." mãi mãi như vậy. Sư trách móc người khác, đổ lỗi cho thời tiết nóng quá hay lạnh quá, Sư đổ lỗi cùng hết! Cũng giống như con chó dại. Gặp đâu cắn đó, bởi vì nó điên. Khi mà tâm là như vậy thì pháp hành của ta không bao giờ được kiên cố vững vàng. Hôm nay cảm nghe thoải mái dễ chịu, ngày mai bực bội ưu phiền. Luôn luôn như vậy. Không bao giờ thấy bằng lòng hay an lạc.
The Buddha once saw a jackal, a wild dog, run out of the forest where he was staying. It stood still for a while, then it ran into the underbrush, and them out again. Then it ran into a tree hollow, then out again. Then it went into a cave, only to run out again. One minute it stood, the next it ran, then it lay down, then it jumped up.... That jackal had mange. When it stood the mange would eat into its skin, so it would run. Running it was still uncomfortable, so it would lie down. Then it would jump up again, running into the underbrush, the tree hollow, never staying still.
The Buddha said, "Monks, did you see that jackal this afternoon? Standing it suffered, running it suffered, sitting it suffered, lying down it suffered. In the underbrush, a tree hollow or a cave, it suffered. It blamed standing for its discomfort, it blamed sitting, it blamed running and lying down; it blamed the tree, the underbrush and the cave. In fact the problem was with none of those things. That jackal had mange. The problem was with the mange."
We monks are just the same as that jackal. Our discon- tent is due to wrong view. Because we don't exercise sense restraint we blame our suffering on externals. Whether we live at Wat Pah Pong, in America or in London we aren't satisfied. Going to live at Bung Wai or any of the other branch monasteries we're still not satisfied. Why not? Because we still have wrong view within us, just that! Wherever we go we aren't content.
But just as that dog, if the mange is cured, is content wherever it goes, so it is for us. I reflect on this often, and I teach you this often, because it's very important. If we know the truth of our various moods we arrive at contentment. Whether it's hot or cold we are satisfied, with many people or with few people we are satisfied. Contentment doesn't depend on how many people we are with, it comes only from right view. If we have right view then wherever we stay we are content.
Ngày kia Đức Phật thấy con chó rừng từ chỗ nó ở trong rừng chạy ra. Nó đứng yên một lúc. Bỏ chạy vào bụi rậm, rồi chạy trở lại. Rồi chạy vào một bọng cây, và chạy ra. Chạy vào hang đá, cũng để rồi chạy ra. Đứng yên một chút là bỏ chạy, chạy rồi nằm xuống, rồi nhảy dựng lên ... chó bị con vét đeo. Khi chó ở yên thì vét cắn hút máu, vì thế nó phải chạy hoài. Chạy, nhưng nghe không thoải mái nên nằm, và rồi nhảy lên trở lại, chạy vào bụi rậm, vào bọng cây, vào hang đá, không bao giờ ở yên.
Đức Phật dạy, "Nầy chư tỳ khưu, hồi trưa nầy các con có thấy con chó rừng đó không? Đứng yên, nó đau khổ. Chạy, nó đau khổ. Nằm, nó đau khổ. Ở trong bụi rậm, trong bọng cây, trong hang đá, nó vẫn đau khổ. Nó phiền trách vì tại đứng nên không thoải mái. Nó than van vì tại ngồi, tại chạy, tại nằm, nên khó chịu. Nó đổ lỗi cho bụi rậm, cho bọng cây và hang đá. Trên thực tế, vấn đề không phải do những vật ấy. Con chó bị vét đeo, hút máu. Vấn đề là vét.
Chúng ta, các nhà sư, cũng giống như con chó rừng ấy. Chúng ta bất mãn, không bằng lòng vì mang nặng Tà Kiến. Vì không tu luyện pháp thu thúc lục căn, chúng ta phiền trách ngoại cảnh làm cho mình đau khổ. Dầu chúng ta sống ở Wat Pah Pong, ở Mỹ hay ở Anh quốc ta vẫn bất toại nguyện. Giờ đây đi sống ở Bung Wai (Thiền Viện Quốc Tế) hay ở một tu viện nào khác, ta vẫn không toại nguyện. Tại sao? Bởi vì từ bên trong ta vẫn còn ôm ấp Tà Kiến. Chỉ có thế! Đi bất cứ đâu ta vẫn không bằng lòng.
Tuy nhiên, cũng giống như con chó rừng, nếu trị được con vét thì dầu ở đâu chó cũng bằng lòng. Ta cũng vậy, Sư rất thường suy tư và thường dạy quý vị về điểm nầy bởi vì nó vô cùng thiết yếu. Nếu chúng ta thấu rõ chân lý của những cơn buồn vui của ta ắt ta sẽ đạt đến trạng thái tự tại, bằng lòng. Dầu trời nóng nực hay lạnh lẽo ta cũng bằng lòng, ở chung chỗ đông hay ít người ta cũng bằng lòng. Tình trạng bằng lòng hay không, không phải tùy thuộc nơi số người nhiều hay ít cùng ở chung, mà do Chánh Kiến. Đã có Chánh Kiến thì ở đâu ta cũng bằng lòng.
But most of us have wrong view. It's just like a maggot! A maggot's living place is filthy, its food is filthy... but they suit the maggot. If you take a stick and brush it away from its lump of dung, it'll struggle to crawl back into it. It's the same when the Ajahn teaches us to see rightly. We resist, it makes us feel uneasy. We run back to our "lump of dung" because that's where we feel at home. We're all like this. If we don't see the harmful consequences of all our wrong views then we can't leave them, the practice is difficult. So we should listen. There's nothing else to the practice.
If we have right view wherever we go we are content. I have practiced and seen this already. These days there are many monks, novices and laypeople coming to see me. If I still didn't know, if I still had wrong view, I'd be dead by now! The right abiding place for monks, the place of coolness, is just right view itself. We shouldn't look for an- ything else.
So even though you may be unhappy it doesn't matter, that unhappiness is uncertain. Is that unhappiness your "self"? Is there any substance to it? Is it real? I don't see it as being real at all. Unhappiness is merely a flash of feeling which appears and then is gone. Happiness is the same. Is there a consistency to happiness? Is it truly an entity? It's simply a feeling that flashes suddenly and is gone. There! It's born and then it dies. Love just flashes up for a moment and then disappears. Where is the consistency in love, or hate, or resentment? In truth there is no substantial entity there, they are merely impressions which flare up in the mind and then die. They deceive us constantly, we find no certainty anywhere. Just as the Buddha said, when unhap- piness arises it stays for a while, then disappears. When unhappiness disappears, happiness arises and lingers for a while and then dies. When happiness disappears, unhap- piness arises again... on and on like this.
Nhưng phần đông chúng ta có Tà Kiến. Cũng giống như con giòi! Chỗ ở của con giòi rất là bẩn thỉu. Thức ăn của giòi thật là dơ dáy ... nhưng đó là thức ăn và chỗ ở thích hợp với giòi. Nếu quý vị lấy cái que hay cọng chổi phủi nó ra khỏi đống phẩn, nó sẽ sống chết cố gắng bò trở lại vào đó. Cùng thế ấy, thầy dạy chúng ta phải nhận thức đúng. Chúng ta phản đối vì điều ấy làm cho ta cảm nghe không thoải mái. Chúng ta quày trở lại "đống phẩn", bởi vì nơi đó chúng ta cảm nghe thoải mái dễ chịu. Tất cả chúng ta đều là vậy! Nếu không thấy được hậu quả tai hại của tất cả những quan kiến sai lầm của chúng ta, ta không thể rời bỏ nó, pháp hành quả thật là khó. Như vậy ta nên lắng nghe. Pháp hành không có gì khác.
Nếu có Chánh Kiến thì bất luận đi đâu ta vẫn bằng lòng. Sư đã có hành, có kinh nghiệm và thấy rõ như vậy. Giờ đây có rất nhiều vị sư, sa di và nhiều người cư sĩ đến viếng Sư. Nếu Sư vẫn còn chưa thấu rõ, nếu còn giữ Tà Kiến ắt Sư chết ngay bây giờ. Nơi ẩn náu chân chánh của chư sư, nơi an trú mát mẻ chính là Chánh Kiến. Không nên tìm ở đâu khác.
*
Vậy, mặc dầu quý vị có thể cảm nghe không hài lòng, điều đó không thành vấn đề. Trạng thái không vừa lòng vốn không ổn định vững bền. Có phải trạng thái bất toại nguyện ấy là "chính quý vị", là cái "bản ngã" của quý vị không? Trong trạng thái ấy có chi thực chất không? Có thực sự hiện hữu không? Sư không thấy nó thật sự hiện hữu chút nào. Trạng thái bất toại nguyện chỉ là một nhoáng cảm giác phát hiện thoáng qua rồi tan biến. Hạnh phúc cũng vậy. Có cái chi là thực chất trong hạnh phúc không? Nó có thật sự là một thực thể không? Nó chỉ là một cảm giác bỗng nhiên thoáng qua rồi tan biến. Đó! Sanh rồi diệt, Tình thương chỉ một chớp nhoáng trong khoảnh khắc, rồi biến mất. Thực chất của tình thương, sân hận, buồn phiền ở đâu? Trong thực tế không có thực thể thuần chất trong đó. Nó chỉ là những cảm giác nhoáng chớp lên trong tâm và tan biến. Lúc nào nó cũng phỉnh lừa gạt gẫm ta, không có nơi nào tìm thấy cái gì bền vững, chắc chắn, ổn định. Như Đức Phật dạy, khi điều bất hạnh, trạng thái không toại nguyện, phát sanh, nó tồn tại nhất thời rồi tan biến. Khi bất hạnh tan biến, hạnh phúc phát sanh, tồn tại một lúc, rồi hoại diệt. Khi hạnh phúc hoại diệt, bất hạnh phát sanh trở lại -- mãi mãi triền miên như vậy.
In the end we can say only this - apart from the birth, the life and the death of suffering, there is nothing. There is just this. But we who are ignorant run and grab it con- stantly. We never see the truth of it, that there's simply this continual change. If we understand this then we don't need to think very much, but we have much wisdom. If we don't know it, then we will have more thinking than wis- dom - and maybe no wisdom at all! It's not until we truly see the harmful results of our actions that we can give them up. Likewise, it's not until we see the real benefits of practice that we can follow it, and begin working to make the mind "good."
If we cut a log of wood and throw it into the river, and that log doesn't sink or rot, or run aground on either of the banks of the river, that log will definitely reach the sea. Our practice is comparable to this. If you practice accord- ing to the path laid down by the Buddha, following it straightly, you will transcend two things. What two things? Just those two extremes that the Buddha said were not the path of a true meditator - indulgence in pleasure and indulgence in pain. These are the two banks of the river. One of the banks of that river is hate, the other is love. Or you can say that one bank is happiness, the other unhappiness. The "log" is this mind. As it "flows down the river" it will experience happiness and unhappiness. If the mind doesn't cling to that happiness or unhappiness it will reach the "ocean" of Nibbàna. You should see that there is nothing other than happiness and unhappiness arising and disappearing. If you don't "run aground" on these things then you are on the path of a true meditator.
This is the teaching of the Buddha. Happiness, unhap- piness, love and hate are simply established in Nature according to the constant law of nature. The wise person doesn't follow or encourage them, he doesn't cling to them. This is the mind which lets go of indulgence in pleas- ure and indulgence in pain. It is the right practice. Just as that log of wood will eventually flow to the sea, so will the mind which doesn't attach to these two extremes inevit- ably attain peace.
Cuối cùng chúng ta có thể nói -- ngoài sự sanh, sự sống và sự chết của Đau Khổ, không có gì hết. Chỉ có bấy nhiêu. Nhưng chúng ta si mê, chạy theo và mãi mãi bám níu. Chúng ta không bao giờ thấy sự thật, không bao giờ nhận thức rằng chỉ có trạng thái biến đổi liên tục nối tiếp. Nếu thấu rõ như vậy, ta không cần phải suy tư nhiều, nhưng có nhiều trí tuệ. Nếu không thấu hiểu, ta phải suy tư nhiều hơn là có trí tuệ -- và chưa chừng không có trí tuệ gì hết. Chỉ đến chừng nào thật sự nhận thức hậu quả tai hại của hành động mình, chúng ta mới có thể buông bỏ. Cùng thế ấy, chỉ đến chừng nào nhận thức lợi ích thiết thực của pháp hành, chúng ta mới có thể thực hành, và bắt đầu gia công làm cho tâm trở nên "tốt".
*
Nếu ta cưa một khúc gỗ và bỏ xuống sông, và nếu khúc gỗ không chìm xuống đáy, hoặc không hư thúi, hoặc bị trôi tấp vào bờ, thì chắc chắn nó sẽ trôi luôn ra biển cả. Pháp hành của chúng ta cũng giống vậy. Nếu quý vị hành đúng theo con đường mà Đức Phật chỉ vạch, theo đúng con đường quý vị sẽ vuợt khỏi hai điều. Hai điều gì? Đó là hai cực đoan mà Đức Phật dạy là không phải con đường của người hành thiền chân chánh -- Dể duôi, buông lung trong Dục Lạc và buông lung trong Đau Khổ. Đó là hai bờ của con sông. Bờ bên nầy là sân hận, bờ bên kia là tình thương. Hoặc nữa, quý vị có thể nói một bờ là hạnh phúc và bờ bên kia là đau khổ. Khúc gỗ là cái tâm nầy. Trong khi "chảy trôi theo dòng nước của con sông", nó sẽ chứng nghiệm hạnh phúc và đau khổ. Nếu tâm không vướng mắc hay bám níu vào hạnh phúc và đau khổ, nó sẽ trôi chảy đến tận "biển cả". Quý vị phải thấy rằng không có gì khác hơn là hạnh phúc và đau khổ phát sanh và tan biến. Nếu không "trôi tấp" vào trong đó ắt quý vị đã ở trên con đường của người hành thiền chân chánh.
Đ
ó là Giáo Huấn của Đức Phật. Hạnh phúc và đau khổ, tình thương và sân hận, chỉ được thiết lập trong Thiên Nhiên, thuận chiều theo Định Luật của Thiên Nhiên, vốn bất di bất dịch. Người có trí tuệ không đi theo nó, không khuyến khích hay khơi động nó, người ấy không vướng mắc hay bám níu vào nó. Đó là cái tâm buông bỏ cả hai cực đoan, Lợi Dưỡng trong Dục Lạc và Lợi Dưỡng trong Đau Khổ. Đó là pháp hành chân chánh. Cũng chỉ như khúc gỗ suông sẻ chảy trôi thẳng đường ra tận biển cả, cùng thế ấy tâm mà không dính mắc trong hai cực đoan chắn chắn sẽ đạt đến An Lạc.
***
Epilogue - Kết luận
...Do you know where it will end? Or will you just keep on learning like this...? Or is there an end to it...? That's okay but it's the external study, not the internal study. For the internal study you have to study these eyes, these ears, this nose, this tongue, this body and this mind. This is the real study. The study of books is just the external study, it's really hard to get it finished.
When the eye sees form what sort of things happens? When ear, nose, and tongue experience sounds, smells and tastes, what takes place? When the body and mind come into contact with touches and mental states, what reac- tions take place? Are there still greed, aversion and delu- sion there? Do we get lost in forms, sounds, smells, tastes, textures and moods? This is the internal study. It has a point of completion.
If we study but don't practice we won't get any results. It's like a person who raises cows. In the morning he takes the cow out to eat grass, in the evening he brings it back to its pen - but he never drinks the cow's milk. Study is alright, but don't let it be like this. You should raise the cow and drink it's milk too. You must study and practice as well to get the best results.
Here, I'll explain it further. It's like a person who raises chickens, but he doesn't get the eggs. All he gets is the chicken dung! This is what I tell people who raise chickens back home! Watch out you don't become like that! This means we study the scriptures but we don't know how to let go of defilements, we don't know how to "push" greed, aver- sion and delusion from our mind. Study without practice, without this "giving up," brings no results. This is why I compare it to someone who raises chickens but doesn't col- lect the eggs, he just collects the dung. It's the same thing.
Because of this, the Buddha wanted us to study the scriptures, and then to give up evil actions through body, speech and mind; to develop goodness in our deeds, speech and thoughts. The real worth of mankind will come to fru- ition through our deeds, speech and thoughts. But if we only talk well, without acting accordingly, it's not yet com- plete. Or if we do good deeds but the mind is still not good, this is still not complete. The Buddha taught to develop fine deeds, fine speech and fine thoughts. This is the treasure of mankind. The study and the practice must both be good.
Kết luận
.. Quý vị có biết đến đâu nó sẽ chấm dứt không? Hay là quý vị chỉ tiếp tục mãi mãi học như vậy? ... Hoặc nữa, nó phải chấm dứt ở một điểm nào chăng? ... Cũng được, nhưng đó là khảo sát bề ngoài. Không phải nghiên cứu bên trong, Muốn khảo sát, học hỏi bên trong quý vị phải tìm hiểu mắt nầy, tai nầy, mũi nầy, lưỡi nầy, thân nầy, và tâm nầy. Đó mới thật sự là môn học. Học trong sách chỉ là học bề ngoài, thật sự khó mà đi đến tận cùng, khó hoàn tất viên mãn.
Khi mắt thấy hình thể, hiện tượng gì xảy ra? Khi tai nghe âm thanh, mũi hửi mùi, lưỡi nếm vị, điều gì phát sanh? Khi thân tiếp chạm với đối tượng của nó và khi tâm giao tiếp với pháp thì có phản ứng gì? Vẫn còn tham, sân, si nữa chăng? Ta có bị lạc lối trong hình thể, âm thanh, mùi, vị, vật thể và những cảm xúc buồn vui chăng? Đó là học bên trong. Môn học nầy thì có điểm chấm dứt.
Nếu học mà không hành ắt sẽ không gặt hái thành quả gì. Cũng như người chăn bò. Sáng sớm dắt bò ra đồng ăn cỏ, rồi chiều lùa trở về chuồng -- nhưng người ấy không bao giờ uống sữa bò. Học thì tốt, nhưng chớ nên để pháp học của mình giống như vậy. Quý vị phải chăn bò và cũng uống sữa bò nữa. Phải học, và cũng phải hành để gặt hái thành quả tốt đẹp.
Đây, để Sư giảng rộng thêm. Cũng như người kia nuôi gà mà không bao giờ lấy trứng, chỉ hốt phẩn gà. Đó là điều mà Sư thường nói với những người nuôi gà ở quê nhà. Hãy thận trọng coi chừng! Chớ nên để mình lọt vào trường hợp tương tợ. Điều nầy có nghĩa là học kinh điển nhưng không biết phải làm thế nào để loại trừ ô nhiễm, không biết làm sao "đẩy lui" tham ái, sân hận, và si mê ra khỏi tâm. Học mà không hành, không có "dứt bỏ", sẽ không đem lại hậu quả tốt đẹp nào. Vì lẽ ấy Sư ví họ như người nuôi gà mà không lấy trứng, chỉ hốt phẩn. Giống như vậy.
Vì lẽ ấy Đức Phật muốn ta học kinh điển rồi từ bỏ những hành động bất thiện bằng thân, khẩu, ý và phát triển thiện nghiệp qua hành động, lời nói, và tư tưởng. Giá trị thật sự của nhân loại sẽ trở thành tròn đủ xuyên qua thân, khẩu, ý. Nhưng nếu chúng ta chỉ nói giỏi mà không hành động đúng theo lời nói thì ắt không viên mãn, chưa đủ. Hoặc nữa, nếu ta có những hành động tốt mà tâm vẫn không tốt thì cũng chưa hoàn tất viên mãn. Đức Phật dạy nên phát triển thiện pháp trong cả ba nghiệp: thân, khẩu, ý. Đó là kho tàng quý báu của nhân loại.
The Eightfold Path of the Buddha, the path of practice, has eight factors. These eight factors are nothing other than this very body: two eyes, two ears, two nostrils, one tongue and one body. This is the path. And the mind is the one who follows the path. Therefore both the study and the practice exist in our body, speech and mind.
Have you ever seen scriptures which teach about any- thing other than the body, the speech and the mind? The scriptures only teach about this; nothing else. Defilements are born here. If you know them they die right here. So you should understand that the practice and the study both exist right here. If we study just this much we can know everything. It's like our speech: to speak one word of Truth is better than a lifetime of wrong speech. Do you under- stand? One who studies and doesn't practice is like a ladle of soup pot. It's in the pot every day but it doesn't know the flavor of the soup. If you don't practice, even if you study till the day you die, you won't know the taste of Freedom.
Bát Chánh Đạo của Đức Phật, Con Đường của pháp hành, có tám chi. Tám chi không phải là gì khác hơn chính bản thân nầy! Hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, một lưỡi, và một thân. Đó là Con Đường. Và tâm là người noi theo Con Đường. Do vậy, cả hai, pháp học và pháp hành, nằm trong thân, khẩu, ý của chúng ta.
Quý vị có thấy kinh điển dạy điều gì ngoài thân, khẩu, ý chăng? Kinh điển chỉ dạy bấy nhiêu, không có gì khác. Ô nhiễm được sanh ra ngay tại đây. Nếu quý vị thấu rõ, nó cũng sẽ chấm dứt ngay tại đây. Vậy, phải thông hiểu rằng cả pháp học lẫn pháp hành đều nằm tại nơi đây. Nếu chỉ học được chừng đó thôi quý vị có thể hiểu biết tất cả. Cũng như lời nói của ta: chỉ nói một lời đúng Chân Lý còn hơn suốt cả đời nói sai. Quý vị hiểu chưa? Người có học mà không hành cũng dường như cái muỗng nằm trong nồi canh. Cả ngày trầm mình trong canh, nhưng không biết mùi vị của canh. Nếu không thực hành thì dầu có học cho đến chết đi nữa quý vị cũng sẽ không thông hiểu Hương vị của Giải thoát.
********
Notes on selected talks - Chú thích:
1. On meditation - an informal talk given in the North- eastern dialect, taken from an unidentified tape.
2. The Path in Harmony - a composite of two talks given in England in 1979 and 1977 respectively.
3. The Middle Way Within - given in the Northeastern dialect to an assembly of monks and laypeople in 1970.
4. The Peace Beyond - a condensed version of a talk given to the Chief Privy Councillor of Thailand, Mr. Sanya Dharmasakti, at Wat Nong Pah Pong, 1978.
5. Opening the Dhamma Eye - given at Wat Nong Pah Pong to the assembly of monks and novices in October, 1968.
6. Convention & Liberation - an informal talk given in the Northeastern dialect, taken from an (un)identified tape.
7. No Abiding - a talk given to the monks, novices and lay- people of Wat Pah Nanachat on a visit to Wat Nong Pah Pong during the rains of 1980.
********
1. Về thiền định - một bài nói chuyện thân mật bằng phương ngữ vùng Đông Bắc, lấy từ một cuộn băng không rõ nguồn gốc.
2. Con Đường Hòa Hợp - tổng hợp của hai buổi nói chuyện lần lượt được tổ chức tại Anh vào năm 1979 và 1977.
3. Nội Quán Trung Quán - được thuyết bằng phương ngữ Đông Bắc cho một hội chúng Tăng và Cư sĩ vào năm 1970.
4. The Peace Beyond - phiên bản cô đọng của bài nói chuyện với Trưởng Hội đồng Cơ mật Thái Lan, ông Sanya Dharmasakti, tại Wat Nong Pah Pong, 1978.
5. Mở Pháp Nhãn - trao tại Wat Nong Pah Pong cho hội chúng tăng và sa di vào tháng 10, 1968.
6. Quy ước & Giải phóng - một bài nói chuyện thân mật bằng phương ngữ Đông Bắc, lấy từ một băng (không xác định).
7. Không Trú Ẩn - bài nói chuyện với các tu sĩ, sa di và cư sĩ của Wat Pah Nanachat trong chuyến viếng thăm Wat Nong Pah Pong trong mùa mưa năm 1980.
[8] Ở đây, danh từ "Thiên Nhiên" bao hàm các sự vật, vật chất cũng như tinh thần, không phải chỉ có cây cối, thú vật, v.v...
[9] Danh từ "giới cấm thủ" được phiên dịch từ Phạn ngữ sìlabbata paràmàsa, thông thường được hiểu là sự bám níu chấp vào nghi thức lễ bái, tin rằng những nghi thức lễ bái sẽ đưa đến giải thoát. Ngài Ajahn giảng nó, cùng với hoài nghi, đặc biệt liên quan đến thân kiến. Theo kinh điển, thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ là ba thằng thúc đầu tiên trong mười thằng thúc mà hành giả tận diệt khi bước vào dòng suối chảy đến Niết Bàn (Nhập Lưu). Mười thằng thúc (samyojana) là mười dây trói buộc cột chặt chúng sanh vào vòng luân hồi. Đến khi hoàn toàn giác ngộ, vị A La Hán tận diệt tất cả mười thằng thúc. (Muốn có thêm chi tiết xin xem Đức Phật và Phật Pháp, tác giả Đại Đức Nàrada Mahà Thera, chương 38).
[10] Vipassanù -- tức là Vipassanùpakkilesa, Tùy Phiền Não, một loại ô nhiễm vi tế phát sanh trong khi hành thiền.
[11] "Năm Hạ" - Mỗi năm một vị tỳ khưu phải trải qua ba tháng an cư kiết hạ vào mùa mưa, được xem là một hạ. Tuổi đạo của thầy tỳ khưu được tính theo số hạ mà vị ấy trải qua.
[12] Đối với người Thái, cũng như phần lớn các dân tộc Á Đông, cái đầu được xem là thiêng liêng và vỗ đầu người khác là một cử chỉ lăng mạ. Cũng theo phong tục, người nam và người nữ không đụng chạm nhau ở chỗ công cộng, nhất là nơi hành thiền thì càng phải nên đặc biệt nghiêm chỉnh.
[13] Quy ước và Giải Thoát :-- nói cách khác, tục đế và chân đế.
[14] Parami, là những phẩm hạnh có khả năng đưa ta sang bờ bên kia.
[15] Jàgaro -- Đại Đức Jàgaro mà Ngài Ajahn Chah lấy làm thí dụ ở đây, là vị Sư người Úc, Sư Trưởng Wat Pah Nanachat, hôm ấy dẫn một nhóm thiền sinh đến nghe Pháp.
[
16] Dhùtanga -- Tu sĩ du phương thực hành một số trong mười ba pháp hành khổ hạnh được Đức Phật cho phép, đi đó đây trong rừng (thông thường là đi bộ) tìm nơi thanh vắng để hành thiền.
* * * * **** *** **
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro