Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

19

Đợi An Thư ngồi ngay ngắn vào bàn học, thủ thỉ khuyên nhủ động viên con xong xuôi, cô An ra khỏi phòng, khép cửa lại để cho hai bố con không gian riêng tư còn mình thì quay trở lại gian bếp tiếp tục trò chuyện cùng mẹ chồng. Bà nội An Thư thấy cô An liền tỏ vẻ ngạc nhiên và sốt sắng:

"Sao mẹ nó lại ở đây? Con không ở trong phòng trông chừng chứ để bố nó giận quá đánh đòn làm tội con bé..."

Cô An lễ phép rót nước mời mẹ chồng rồi mỉm cười trấn an:"Không sao đâu ạ, mẹ đừng lo. Anh Tuấn đối với con cái rất biết chừng mực, tuyệt đối không phạt nặng tay vì lỗi nhỏ như này đâu ạ"

"Ôi giào..." - cô An vừa dứt lời thì đã nhận được cái bĩu môi mỉa mai của dì Liên - "Chính vì như thế mới sinh hư đấy. Gớm, trẻ con thành phố sướng thật ấy, phạm lỗi rành rành ra đấy mà chỉ biết mè nheo để bố mẹ cứ dỗ dành cưng nựng. Mấy đứa trong thôn đây thì chỉ có mà roi vụt cho quắn đít có lạy lục cỡ nào chắc gì thầy u chúng nó đã tha cho. Ông cha ta đã nói rồi, thương cho roi cho vọt, cứ phải là cho vài con lươn cộm đít thì mới nhớ đời được, cháu nói thế có đúng không bác? Hề hề..."

Cô An điềm nhiên nhấp một ngụm nước rồi đáp lời:"Chị Liên nói như vậy là không đúng rồi. Chìa khóa của giáo dục chính là "giáo dục" chứ không phải trấn áp. Giáo dục chỉ được coi thành công khi người giáo dục thấu hiểu đối tượng được giáo dục và đưa ra các biện pháp phù hợp, từ đó giúp cho đối tượng được giáo dục được tự do phát triển trong khuôn khổ mà pháp luật và đạo đức cho phép. Giáo dục không chỉ giúp định hướng mà còn có tính răn đe, vì vậy những hình phạt là một yếu tố quan trọng. Mấu chốt là phạt vì điều gì, phạt ra sao, đem lại kết quả như thế nào. Một đứa trẻ 8 tuổi dĩ nhiên sẽ sợ ngọn roi của bố mẹ mà răm rắp tuân theo, nhưng điều đó có thể áp dụng cho một người 18 tuổi phát triển đầy đủ về thể chất, là một cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ đầy đủ về quyền và nghĩa vụ hay không?..."

Không để cô An nói xong, dì Liên phẩy tay thô bạo đầy chán ghét:"Thôi thôi em cho chị xin. Chị biết em là người thành phố, biết em làm ông nọ bà kia. Em chê chị chân lấm tay bùn chị cũng xin nhận. Chị tuy ít chữ nhưng chị cũng biết được như nào là "phú quý sinh lễ nghĩa". Gì mà định hướng với chả tự do phát triển, ôi giào, để thế có mà thành loạn à. Em đi hỏi xem khắp làng trên xóm dưới, khắp cả cái xã cái thôn này xem nhà nào như em nói không, thế mà con họ vẫn lớn vẫn học lên trường thành phố đấy thôi. Đây, nói đâu ra, em hỏi mẹ chồng em xem ngày xưa bác trai dạy dỗ mấy đứa con trong nhà như nào. Hồi đấy anh Tuấn lại chả ăn đập suốt thây, có hôm bị bác trai đánh gẫy cả roi lại còn phải tự ra bờ rào mang roi khác vào, anh Tuấn lại chả răm rắp nghe theo phát một chả dám ho he gì. Lớn lên rồi làm thầy bao người, cả thôn cả xóm tự hào, lại còn lấy cô vợ thành phố ăn trắng mặc trơn như em đấy, có làm sao đâu. Em dám nói chồng em bị giáo dục sai cách không? Khiếp, bày với vẽ"

"Xin chị chú ý, em không lên án cách giáo dục của thế hệ đi trước, nhưng điều đó không có nghĩa là em hoàn toàn đồng tình, càng không có nghĩa rằng điều đó vẫn còn phù hợp để áp dụng với ngày nay. Xã hội loài người  từ vượn sống theo bầy đàn dần dần tiến tới xây dựng những gia đình nhỏ, cải tiến công cụ, cải tạo đời sống, biết luân canh xen vụ, phát minh máy móc không phải để chúng ta quay lại thời săn bắt hái lượm. Người ta đấu tranh đòi bình đẳng giới là để dù nam dù nữ ai cũng được tiếp cận giáo dục, được hưởng địa vị xã hội như nhau chứ không phải để phụ nữ chúng ta quay lại sống cam chịu. Tương tự như vậy, giáo viên ngày nay bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo tâm lý cơ bản mới được hành nghề là để đảm bảo cho thế hệ tương lai được phát triển tính toàn diện chứ không phải để các con nằm sấp lên bàn chịu đòn trước mặt các bạn như thế hệ đi trước. Chị có thể bảo vệ cách giáo dục cũ cũng được, nhưng cái sai của chị ở đây là mang một đôi mắt, một hệ tư tưởng rập khuôn để nhìn theo dòng chảy của xã hội. Em rất vui và rất tự hào vì chồng em là một người có tư tưởng tiến bộ, rất biết tiếp thu và học hỏi, không bài trừ cái mới. Vợ chồng em có thể phải dành nhiều thời gian hơn, có thể phải cố gắng hạ hỏa rất nhiều để giữ thái độ bình tĩnh đối diện với sai lầm của các con, nhưng chỉ cần hai đứa nhà em lớn lên khỏe mạnh về cả thể chất và tinh thần, vui vẻ tự tin làm người tốt là được. Em thật sự không cần một chút hãnh diện ra oai hay tỏ vẻ uy quyền với mấy đứa nhỏ gì cả, cái em cần là các con có nhận thức rõ ràng và đúng đắn, vậy thôi!"

Mẹ chồng cô An ngồi trầm ngâm khẽ gật đầu, đôi mắt nhuốm màu thời gian khẽ vẽ lên một nụ cười hài lòng. Dì Liên dĩ nhiên tức tới đỏ mắt, toan mở miệng ra đốp lại thì từ đằng sau vang lên tiếng An Thư chạy òa về phía mẹ, tiếp sau đó là bước chân của thầy Tuấn.

"Mẹeeeeee, con làm xong hết bài tập rồi ạ. Mình đi chơi thôi mẹ"

"Ừ được rồi, em chào bà chào dì rồi bố mẹ dẫn em đi"

An Thư lễ phép khoanh tay cúi đầu xin phép bà nội đi chơi, cũng không quên chào dì Liên đang sượng trân chỉ biết đan hai tay trong tức giận rồi nhảy chân sáo đi về phía hội trường nhà văn hóa. Ban đầu em còn đi giữa nắm tay bố mẹ, lúc sau vì nóng lòng sợ đêm hội kết thúc nên liền lăng xăng chạy trước. Vậy cũng tốt, thầy Tuấn và cô An lại có thời gian riêng tư hiếm hoi trong suốt mấy ngày về quê vừa qua.

"Ban nãy anh nghe được từ đoạn nào đấy?" - thấy chồng cứ thi thoảng nhìn mình cười khẽ, cô An đoán chắc chồng đã nhìn thấy dáng vẻ "gà mẹ" không nhân nhượng của mình rồi.

"Không sớm cũng không muộn, vừa kịp lúc nghe bài giảng của chuyên gia kiêm diễn giả tâm lí giáo dục Đặng Trần Hoài An mà thôi"

"Lại trêu em đấy" - cô An lườm yêu chồng - "Lúc đầu quen nhau em không ngờ tới anh lại thi thoảng con nít như thế này đâu"

"Thế à. Còn anh thì từ lúc biết em đã nghĩ ước gì mình có cô con gái như thế này rồi. May quá lại hốt được cả mẹ lẫn con haha"

"Ewww" - cô An vờ tỏ vẻ chán ghét dùng cùi chỏ huých chồng ra xa. Thầy Tuấn ngay lập tức né được, liền một tay rộng lớn kéo cô An lại. Dưới ánh sáng mờ ảo của vầng trăng vừa bị mấy che khuất, dưới những con gió nhẹ nhàng lao xao, trong bản hòa ca trong trẻo của đồng quê vào hạ, thầy Tuấn siết chặt vợ vào lòng, khẽ nói:"Cảm ơn em. Đời này có em thật là tốt"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro