Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 4: Đại sư huynh

Nằm dưỡng thương đến cả tháng trời mới có thể đi đứng ngồi nghỉ một cách bình thường, Trúc Linh bái kiến thành chủ rồi theo Hứa Phong dẫn đến Tuỳ Vương phủ.

Nàng nghe nói nơi đây chỉ có nam nhân được phép theo học, nữ nhi sẽ học ở chỗ khác, bao gồm may vá, thêu thùa, cầm kỳ thi hoạ, nấu ăn,... nhìn chung phân chia như vậy vì định hình công việc của nam nhân và nữ nhân ở Vạn Châu thành khác nhau.

Nữ nhân ở đây được phép đi học ở Linh Lan phủ, chỉ là không được chung trường, đồng thời nam sẽ học văn hoa chữ nghĩa, võ thuật khinh công, nữ nhân sẽ học thiên về tề gia nội trợ, hoặc học làm những ngành nghề thủ công.

Lý do Nhậm Hào không cho nàng đi học ở Linh Lan phủ vì muốn nàng phải tránh xa tất cả những ngành thủ công, không thể khơi gợi trong nàng những suy nghĩ về ngành hàng kia được.

Nàng được đưa vào bái kiến các vị sư phụ, đồng thời được giao phó cho đại sư huynh trực tiếp trông coi.

Đại sư huynh của Tuỳ Vương phủ là người trong mộng của biết bao nữ nhân trong Vạn Châu thành. Nàng cũng bị ấn tượng bởi vẻ ngoài của hắn, ngoại hình của hắn rất đẹp, dáng người cao ráo thư sinh, gương mặt thon gọn, ngũ quan hài hoà. Bảo sao nữ nhân ở đây lại mê mẩn hắn đến thế.

Ấn tượng của Trúc Linh về đại sư huynh rất tốt, cho rằng mình được y trông coi đúng là phúc phần. Tuy rằng hắn không hay cười, chính xác là nàng không biết hắn có biết cười không khi lúc nào cũng trưng ra bộ mặt nghiêm túc nhưng dẫu sao hắn cũng được dung nhan kéo lại phần nào.

Thế nhưng đến ngày thứ hai sau khi nhập môn, ấn tượng tốt đẹp của nàng dành cho hắn tan biến hoàn toàn.

Trúc Linh không làm bài được giao, nàng năn nỉ hắn đừng nói với sư phụ. Sở dĩ nàng đặt niềm tin vào hắn vì cho rằng một đại sư huynh được các đệ tử nể phục ắt phải là người sống biết điều.

-Bẩm sư phụ, Trúc Linh chưa giao nộp bài tập.

Cái lườm sắc sảo từ phía Trúc Linh hướng đến hắn. Quả nhiên tâm không thể sinh tướng. Lòng dạ hắn thật hẹp hòi, ích kỷ không quan tâm tới người khác.

Trúc Linh bị sư phụ gọi lên, khiển trách bằng ba thước vào tay.

Tay nàng ăn thước nào cũng đỏ ửng, thật muốn rụt tay về nhưng ngón tay bị sư phụ giữ chặt, nàng chẳng có cách nào thoát ra.

Ấn tượng về một đại sư huynh khí chất cao ngạo, dung nhan đẹp đẽ của nàng tan biến hoàn toàn. Một khi đã căm ghét, cho dù hắn chỉ đứng yên bất động một chỗ, không nói không rằng gì nàng vẫn chướng mắt.

Nhưng nàng có thể làm gì, khi hắn được sư phụ giao phó cho việc giám sát nàng. Muốn làm gì, muốn đi đâu cũng phải thông qua cái gật đầu của hắn. Chán nản nhất ở chỗ, hắn lại là kẻ dạy nàng võ thuật. Yêu cầu của Nhậm Hào không phải muốn nàng văn võ song toàn, chỉ cần mọi thứ vừa đủ là được. Cốt yếu là y muốn nàng phải thật bận rộn để không còn thời gian nghĩ đến chuyện làm mã nữa.

Y không được khoẻ, vậy nên có bảo với Thi Kỳ đừng dạy nàng quá giỏi võ công, cũng sợ nàng sẽ phản lại mình.

Thi Kỳ nhìn qua cũng biết nàng không có tố chất võ nghệ. Hơn nữa 18 tuổi rồi mới học võ, cho dù có cố gắng cũng chẳng đáng là bao. Trúc Linh lại không phải người nỗ lực thành tài, nàng rất làm biếng.

Nhưng Thi Kỳ trước nay luôn giữ vững nguyên tắc, hắn không cho phép nàng bỏ lỡ bất kỳ chiêu thức nào mình dạy. Thể lực nàng không tốt, hắn nghiêm khắc ép nàng rèn luyện.

Trúc Linh luôn trong tình trạng vừa luyện tập mà có kẻ cầm sẵn cây roi đứng giám sát. Nàng sai một động tác, lười nhác một chút liền ăn một roi.

Thi Kỳ hạn chế động thủ, có đánh cũng rất nhẹ, chỉ mang tính nhắc nhở. Hắn biết nàng là người của vương tử, cũng chẳng muốn khó xử với y.

-Nàng ấy có tiến bộ không?

Nhậm Hào đến tìm Thi Kỳ hỏi chuyện.

-Không.

Thi Kỳ đáp.

-Huynh nghiêm lên một chút, nhất là nếu nàng ta có động chạm đến giấy, gấp, cắt, làm bất cứ thứ gì huynh báo lại với ta. Nàng ta phạm quá nhiều sai lầm, không thể để tiếp tục vào con đường đó.

Nhậm Hào nhờ vả. Thi Kỳ đồng thuận. Hắn chẳng mấy khi quan tâm chuyện bên ngoài, nghe huynh đệ kết nghĩa của mình nói sao thì nghe vậy.

...

-Giúp tôi với được không, đây là số tiền tôi tích góp được, thiếu đâu tôi sẽ bù thêm. Người giúp tôi với...

Bà lão thấy Trúc Linh trên đường liền kéo lại thỉnh cầu. Bà có hai nhi tử, đến tuổi trưởng thành đều ra trận xông pha nơi biên ải. Tiếc rằng nhi tử không may tử trận, một nhát đao chém cả hai huynh đệ. Người mẹ ở nhà nhận giấy báo tử của con mình mà khóc ngất. Quãng đời còn lại bà cô quạnh một mình. Đến cả xác cũng chẳng thể đưa con về. Những binh lính chết trận mạc, đa phần chủ tướng sẽ cho chôn cất tập thể, không thể nào đưa từng đấy xác chết trở về quê hương.

Bà chỉ có thể lập cho hai đứa con ngôi mộ cùng bàn thờ vọng. Những năm trước kia bà luôn dành dụm ngân lượng hoá rất nhiều vàng mã để an ủi vong linh người đã khuất, sợ con mình chết trận bị đói, sợ không có manh áo đẹp để mặc, sợ không có ngân xuyến chi tiêu. Nhưng mấy năm gần đây thành chủ ban lệnh cấm, chẳng có người dân nào ở đây dám buôn bán, chế tạo vàng mã nữa, nghe danh Trúc Linh di cư từ nơi khác sang vẫn nhận làm, bà quyết tâm phải gặp bằng được nàng nhờ cậy.

Sau lần bị phạt 20 trượng, Trúc Linh tưởng như chết đi sống lại, nàng không còn muốn đụng đến những thứ đồ đó nữa. Nhưng nhìn bà lão khóc đến thảm thương kể chuyện trước mặt mình, nàng thật chẳng nỡ lòng nào khước từ.

Sự việc này cũng như Vịnh thúc lần trước, nàng đều bị những câu chuyện của người thân còn sống về người đã khuất làm cảm động.

Nàng lăn tăn, nhưng lại nghĩ mình vẫn còn trẻ khoẻ, mình còn cơ hội, bà lão này chẳng biết sẽ sống được bao năm nữa, không có người thờ cúng lại thành cô hồn dã quỷ, có hai nhi tử đều vong trận mạc, một đi chẳng có ngày trở về. Nàng đành vì người ta mà chấp nhận.

-Tiền con không lấy, bà cầm lấy sắm sửa mâm cơm cho chu đáo.

Nàng không có thời gian, cũng chẳng có địa điểm. Về Châu Vương phủ, nàng sẽ bị theo sát tuyệt đối. Cuối cùng chỉ có thể tranh thủ giờ nghỉ ở Tuỳ Vương phủ để làm.

Trúc Linh lấy giấy ở trong thư phòng, nhân tiện mượn luôn màu và bút lông, sau đó nàng ra bếp mượn tiếp cây kéo.

Nàng mải làm đến mức quên cả giờ ăn trưa, cũng chẳng nhớ tới giờ học.

Thi Kỳ đi tìm sư muội, thấy nàng đang lúi húi ở sân sau cắt quần áo mã.

-Ai cho phép muội làm mã?

Giọng của đại sư huynh vang lên khiến nàng giật nảy mình, sau đó ú ớ không nói nên lời.

-Ta sẽ bẩm báo với vương tử.

Hắn phẩy tay áo, rõng rạc tuyên bố.

-Đừng! Đừng mà! Sư huynh có thể mắt nhắm mắt mở bỏ qua cho muội lần này không? Muội hứa sẽ không làm nữa đâu.

Trúc Linh sợ lại ăn trượng hình, nàng năn nỉ hắn.

-Không được. Ta sẽ tịch thu làm chứng cứ.

Nàng hoảng loạn, nếu bị tịch thu không phải bà lão sẽ không thể hoàn thành nguyện vọng sao? Người ta đã đặt nhiều hy vọng vào nàng như vậy, nàng làm sao có thể bỏ dở giữa chừng.

-Tha cho muội lần này đi, xin huynh đó.

Trúc Linh hạ mình, thiếu điều quỳ xuống xin Thi Kỳ buông tha. Nhưng hắn vốn là một đại sư huynh tuân thủ quy củ, còn là tấm gương về nhân cách cho hàng ngũ đệ tử trong Tuỳ Vương phủ noi theo. Hắn sẽ không vì câu van xin của sư muội mà mủi lòng.

-Bỏ tay.

Hắn vơ lấy đống hàng mã dưới đất, Trúc Linh ngăn cản cũng vô dụng. Nàng đã từng nghĩ đến sẽ động thủ với hắn, nhưng hắn là đại sư huynh, thân thủ ngang ngửa Hứa Phong, làm sao một con tép như nàng có thể múa may trước hắn.

Trúc Linh để hắn mang đi, trên đường gặp sư phụ, hắn để hàng mã đó xuống đất, nàng tranh thủ thời cơ vơ lấy chạy bạt mạng.

Hắn đuổi theo nhanh, nhưng nàng người nhỏ, rất nhanh lẩn được ở một góc bên đường.

Nàng dò tìm đến nhà bà lão, nàng cáo lỗi vì màu sắc không được như ý, nhưng cũng đã kịp làm y phục giấy, hai bộ binh lính, hai bộ thường dân, cùng với một ít thỏi vàng để bà có thể hoá cho hai nhi tử.

Nàng nán lại nơi đây, nhìn người mẹ già bên mâm cơm canh, cùng với mấy nén nhang cắm vào hai bát cơm đầy mà nhói lòng. Có những người sẽ chẳng bao giờ hiểu rằng tình cảm quan trọng thế nào.

Nàng giúp bà lão hoá đồ mã, chờ hương hết rồi ăn bữa cơm với bà cho vui cửa vui nhà. Sau từng đấy năm, đây là lần đầu tiên bà có người ngồi ăn cơm chung. Bà vẫn theo thói quen sắp dư ra hai cái bát, hai đôi đũa, bà nói rằng nếu như hai nhi tử của bà có trở về vẫn còn có bát đũa để ăn cơm.

Đôi khi thứ người ta tưởng tượng ra lại là niềm an ủi duy nhất giúp người ta sống tiếp.

Trúc Linh chẳng muốn về, nhưng nếu nàng ở lại, tên vương tử kia cùng đại sư huynh mà cho người lùng từng ngõ ngách nhất định sẽ phát hiện ra nàng, nàng không muốn kéo bà lão này vào biển lửa cùng mình.

Nàng dự đoán không sai, ra phố là thấy binh lính của Châu Vương phủ đi tìm kiếm nàng. Người phát hiện ra nàng đầu tiên chính là Hứa Phong.

...

Quỳ trên nền đất lạnh lẽo, nàng chẳng có gì để nói.

Vẫn luôn là y mắng nhiếc nàng, cho rằng nàng cứng đầu, bất trị.

-Mắng đủ chưa? Mắng đủ rồi ngươi muốn làm gì thì làm!

Trúc Linh chẳng muốn nghe y tiếp tục đem quy định ra thuyết giáo mình.

-Nàng làm cho ai?

Nhậm Hào tra hỏi.

-Ta tự làm tự hoá.

Nàng vẫn luôn trả lời như vậy. Nếu như y biết, khẳng định sẽ đến tận nơi áp giải bà lão ra hỏi tội. Người ta đã già cả rồi, chịu không nổi trượng hình.

-Lần này ta sẽ không tha. Hứa Phong, hạ lệnh truy tìm người tiêu thụ.

-Ta đã nói ta tự làm tự hoá, ngươi tìm ở đâu? Ta đã hoá rồi ngươi xuống âm phủ mà tìm!!!

Nàng phản ứng gay gắt như vậy nhất định là muốn bao che cho người khác. Y dạy nàng không được, vậy y sẽ phải tìm bằng được kẻ nhận của nàng đem ra trừng trị thị chúng.

-Đánh 40 roi. Hứa Phong, ngươi đánh.

-Dạ.

Ghế dài, roi trúc lại được mang vào trong. Cảm giác tuy quen thuộc mà đáng sợ ám ảnh lấy nàng. Nàng chẳng muốn thỉnh thoảng lại bị đánh, nhưng bây giờ nàng có thể làm thế nào khi y là vương tử, nàng nhất nhất phải chịu đựng mọi mệnh lệnh từ y.

"Chát" "Chát" "Chát" "Chát" "Chát"

Một lần y nói hai chữ "đau đầu", những lần sau binh lính rút kinh nghiệm, luôn chủ động nhét khăn vào miệng nàng trước.

Roi trúc đánh trên mông không khoan nhượng, cơn đau cứ kéo đến bám lấy thân thể nàng. Ở Vạn Cửu, chẳng khi nào hở chút là ăn đòn như vậy.

"Chát" "Chát" "Chát" "Chát" "Chát"

"Chát" "Chát" "Chát" "Chát" "Chát"

Nàng đau, mồ hôi chảy hai bên thái dương, nàng hướng ánh mắt tuyệt vọng lên nhìn xem y phản ứng thế nào, có hả hê khi nàng bị đánh hay không.

Y chỉ nhìn ra một phía duy nhất, đó là khung cửa sổ kia, bất kể là đóng hay mở, y vẫn luôn nhìn về phía ấy.

"Chát" "Chát" "Chát" "Chát" "Chát"

"Chát" "Chát" "Chát" "Chát" "Chát"

"Chát" "Chát" "Chát" "Chát" "Chát"

"Chát" "Chát" "Chát" "Chát" "Chát"

"Chát" "Chát" "Chát" "Chát" "Chát"

Chịu đòn đau khi miệng bị bịt lại chính là dù có đau thế nào cũng chỉ là những âm thanh ú ớ trong cổ họng. Dù nàng có muốn dùng đầu lưỡi của mình đẩy cái khăn tay ra cũng vô dụng. Nàng muốn chửi, muốn gào thét, muốn kêu đau, nhưng kêu rồi thì sao? Một kẻ vừa là dân di cư, vừa phạm luật pháp như nàng có quyền gì để lên tiếng?

Tính cách hào sảng, mạnh mẽ thì sao? Quan trọng vẫn là phải sinh đúng thời. Sinh khác thời, vận mệnh sẽ thay đổi. Nàng có muốn đứng lên phản biện, có muốn cải tổ định kiến cũng không thể. Phải chăng nàng là nam nhi, còn có được một phần trăm cơ hội. Tiếc rằng, là nam nhi chăng nữa, cũng phải quyền cao chức trọng, được cận kề thành chủ mới có cơ hội lay chuyển nhận thức.

Khăn đưa ra khỏi miệng, người không còn bị giữ, mông vừa lằn vừa sưng nàng cũng không muốn kêu. Trong đôi mắt của kẻ chỉ huy, yếu đuối cũng chỉ khiến người ta thấy chướng mắt.

-Tuyệt đối đừng làm như vậy.

Hai thị nữ được gọi vào đưa nàng về gian phòng của mình. Họ ắt hẳn cũng là nghe lời y, tuân theo mệnh lệnh, thoa thuốc chăm sóc thương tích cho nàng cũng là nói về chuyện "nên và không nên".

Ăn 40 roi trúc, chắc hẳn vài ngày không ngồi được ghế, nàng cũng không ân hận. Nếu như nàng không giúp được bà lão hoàn thành nguyện vọng, đó mới là sai lầm lớn nhất trong kiếp này của nàng.

Có những chuyện, người ngoài không thể hiểu, người trong cuộc mới tường tận rõ ràng. Y cũng chẳng muốn bước chân tìm hiểu, nàng cũng chẳng được cơ hội mở lòng.

Ngoài tên vương tử mà nàng căm phẫn ra, nàng còn hận cái tên đại sư huynh đáng ghét đó. Hắn dung mạo hơn người, khí chất như thần tiên, vậy mà hành xử lại lạnh lùng như vậy.

Cho dù có vào tiết đông thiên giá rét, cũng chẳng bằng việc hắn nhất quyết tuân thủ quy định, bằng mọi giá phải ép nàng chịu trừng phạt.

Tên vương tử nàng có thể chưa đủ sức để chống trả lại y, nhưng đại sư huynh, nàng không tin chuyện trả thù mà mình không làm được.

...

-Dậy đi học.

Bị đánh một trận, sáng hôm sau Trúc Linh đến xuống giường còn không muốn, mặc cho thị nữ có gọi thế nào nàng cũng không trở mình.

Vương tử nghe tin có người lười biếng, muốn trốn học liền tới phòng nàng. Chăn tung lên, Trúc Linh hé mở mắt.

-Không dậy!

Y không bị đánh, làm sao y biết cơ thể nàng đau thế nào? Quãng đường đi học chính là cực hình, còn việc đến đó tiếp thu bài giảng, rèn luyện võ thuật mèo cào, chính là muốn khổ hình người khác.

-Hứa Phong, mang roi trúc tới.

Y hừ lạnh một tiếng, kéo theo đó là cảm giác mông nàng nhức nhối. Roi còn chưa mang đến là mông nàng đã run, y phục nàng mặc chỉ có bộ lụa màu trắng ngà, cử động thân thể nàng thế nào người khác đều nhìn rõ mồn một.

-Ta đi là được rồi. Nghỉ một hôm chết người sao? Ngươi ngày ngày chỉ giỏi nghĩ cách đánh ta. Ta đi cho ngươi vừa lòng!

Nàng ôm một bụng tức giận xuống giường, thị nữ phụ nàng thay y phục.

-Ăn đã rồi đi. Hứa Phong sẽ đưa nàng đi.

Nhậm Hào chờ nàng bên bàn ăn, nơi đây khẩu vị khác với quê hương nàng, thức ăn cũng không giống. Người dân ở đây sáng thường sẽ chỉ ăn màn thầu, hoặc bánh trái nhẹ nhàng, chỗ nàng sẽ sử dụng những món nước.

-Khô không khốc, nuốt không trôi.

Người đã mệt còn nhìn thấy những món ăn này lòng nàng càng thêm khó chịu. Ở Cửu phủ thật tốt, ít nhất mọi người vẫn sẽ sống theo phong tục truyền thống, vẫn giữ được bản sắc quê hương.

-Nuốt không trôi cũng phải ăn.

Nhậm Hào đưa cái bánh cho nàng, Trúc Linh chỉ có thể đứng. Người y cao lớn, cho dù y ngồi, nàng đứng vẫn cảm thấy chẳng chênh lệch được là bao.

Kể ra nam nhân Vạn Châu thành này có dinh dưỡng thật tốt, so với người ở Vạn Cửu đều cao lớn hơn.

-Ta ăn đòn của ngươi từ hôm qua đến giờ vẫn còn no. Cho đến lúc vết thương lành lại, ta chẳng ăn nổi cái gì!!!

Tính khí nàng khó chiều, trước người mình căm hận lại càng khó che giấu.

-Vậy trưa nay ở Tuỳ Vương phủ cũng không cần ăn. Tốt nhất nàng nhịn luôn cho ta. Hứa Phong, chuyển lời tới đại sư huynh canh chừng nàng ấy.

Y thả mạnh cái bánh xuống đĩa. Trúc Linh theo Hứa Phong đi. Vốn y đã chuẩn bị sẵn kiệu đưa nàng đến Tuỳ Vương phủ, cũng chẳng cần phải đi bộ nhọc nhằn khó khăn. Nhưng mới sáng ra nàng đã chọc giận y, mệnh lệnh cũng thu hồi, nàng chỉ có thể cuốc bộ.

Chân bước mông đau, Hứa Phong đi bên cạnh cũng không đỡ nàng, thị nữ lại không được đi theo. Xem ra vương tử cao cao tại thượng kia là muốn chỉnh nàng đến nơi đến chốn.

Hứa Phong đứng cùng Thi Kỳ, y như bàn giao một đứa trẻ hư cho sư phụ quản giáo.

Hứa Phong kém nàng một tuổi, nhưng cậu có đặc điểm chung của những nam nhân trong thành là đều cao ráo. Mặt Hứa Phong trẻ, nhưng khoác trên mình bộ y phục màu sẫm trang nghiêm vẫn toả ra khí chất hơn người.

Nàng thấy đại sư huynh nhìn mình, nhưng nàng chẳng phản ứng. Trong lớp học, nàng trở thành trò cười cho đám bạn đồng môn. Vốn khi nghe tin có nữ nhân được nhập học, họ còn cho rằng sẽ là một mỹ nữ quốc sắc thiên hương. Nàng lại có thêm mác được phong làm "tiểu thư Châu Vương phủ", người ta càng kỳ vọng nàng sẽ yêu kiều diễm hương. Cuối cùng khi nàng đến, tinh ý nhận ra vẻ thất vọng trên gương mặt họ.

Dù sao có sư tỷ muội cũng dễ kết bạn hơn là toàn nam nhân. Nàng chẳng có bạn, giờ thêm việc xảy ra hôm qua, còn chuyện nàng đứng học, ai cũng biết sẽ có chuyện.

Nàng tưởng vương tử đã trừng phạt rồi, Tuỳ Vương phủ sẽ bỏ qua không truy cứu trách nhiệm nữa. Nàng cũng chẳng thấy ai nói đến chuyện sẽ hỏi tội nàng.

-Gây chuyện để người khác gặp hoạ, không biết là hung tinh hay cát tinh đây...

Một kẻ lắm mồm đi ngang qua nàng nói đểu. Trúc Linh không hiểu vì sao, nàng cũng chẳng muốn dò hỏi, chỉ lặng lẽ ôm mông ra ngoài.

Y bảo không cho ăn trưa thì nàng sẽ không ăn. Tuy rằng bụng có đói thế nào cũng chẳng thể để miếng ăn trở thành miếng nhục.

-Ăn đi.

Trúc Linh tựa người ở sân sau, Tuỳ Vương phủ có một khu ở cho những học trò tại đây. Nhưng người ta đều là nam nhân, chỉ có đăng ký ở lại Tuỳ Vương phủ mới có chỗ. Những gian phòng đó đều là chỗ ở của nam đệ tử, làm sao nàng có thể tuỳ tiện ra vào. Vậy nên mông đau ngồi không nổi, chỉ còn có thể tìm một chỗ đứng đó tựa vào tường cho qua buổi trưa.

-Nay ta không trốn ở đây làm mã, đại sư huynh không cần phải tìm ta.

Nàng thấy Thi Kỳ cầm bát mì trên tay liền nói.

-Ta bảo muội ăn đi.

Thi Kỳ biết nàng giận mình, vương tử còn nhờ Hứa Phong chuyển lời không cho nàng dùng bữa trưa. Hắn không ngờ Nhậm Hào đã đánh phạt rồi còn bắt người ta nhịn đói.

-Ta không ăn.

Trúc Linh quay mặt đi, nhưng mùi hương quá quen thuộc khiến nàng phải đánh mắt nhìn sang. Bát mì hắn bưng trên tay chính là món mì bò dưa chua truyền thống của quê hương nàng.

-Huynh... sao lại có nó? Đầu bếp ở đây là người Vạn Cửu sao?

Nàng hỏi, bụng đói cồn cào, nàng nuốt nước miếng.

-Ừ.

Hắn đáp.

-Ăn đi.

Trúc Linh không thể cưỡng lại hương vị của quê hương, nàng đặt bát mì lên bàn đá ở gần đó, rồi cúi xuống ăn. Thi Kỳ đứng nhìn nàng, ánh mắt chất chứa vài phần ôn nhu.

Bát mì này vốn chẳng phải do đầu bếp nào làm ra, mà do hắn đích thân vào bếp nấu. Hắn người gốc Vạn Cửu, di cư sang từ hồi tám tuổi, một hài tử tám tuổi vẫn luôn nhớ hương vị quê nhà, vẫn nhớ như in những món ăn được mẫu thân làm cho. Hắn vẫn hay vào bếp, để bản thân không quên gốc gác nơi mình sinh ra.

Hắn cứ luôn ở Tuỳ Vương phủ tuân theo mọi quy củ lễ giáo, xung quanh hắn chưa từng có đồng hương. Ngày Trúc Linh tới, lòng hắn nở rộ sắc hoa, y như trẻ nhỏ thích thú mỗi khi Tết đến xuân về.

Thấy Trúc Linh, xem sinh thần bát tự của nàng, hắn nhớ đến tiểu muội của mình. Hai người có điểm trùng khớp về năm sinh, chỉ khác ở chỗ, tiểu muội yểu mệnh, đi theo mẫu thân, không thể cùng hắn sang Vạn Châu thành tá túc.

Vốn muốn có thể dạy dỗ nàng, chăm sóc nàng, đặt tâm tư lên nàng thay cho hình bóng tiểu muội. Hắn tưởng Nhậm Hào có tình ý với nàng, bảo hắn báo cáo lại là để về phủ đóng cửa bảo ban, ngờ đâu nghe Hứa Phong nói nàng bị đánh 40 roi trúc, giờ còn không được ăn trưa. Trong lòng hắn ân hận, biết vậy mình đã giúp nàng che giấu.

-Có phải... huynh chờ ta ăn hết rồi liền đi mách y tiếp không?

Ăn được nửa bát Trúc Linh nghi ngờ. Nàng không tin có người xa lạ, lại còn là kẻ đã từng tố giác nàng bỗng dưng tử tế như vậy.

-Không.

-Vậy sao huynh cho ta ăn?!

-Lát luyện võ, sợ muội ngất xỉu ra đấy. Ta không có thời gian đi chăm sóc muội.

Thi Kỳ nói dối.

-Lát vẫn phải luyện võ sao? Hay là...

Nàng muốn xin nghỉ, nhưng nhìn gương mặt lạnh như băng kia lại chẳng mở nổi lời. Nàng cũng chẳng phải mỹ nhân khuynh quốc khuynh thành gì để mà dễ lay động nam nhân.

-Ta đưa muội ra ngoài luyện võ.

Thấy Trúc Linh nghĩ đến cảnh phải vận động tâm tình liền trở nên u uất, Thi Kỳ cũng chẳng muốn gây khó dễ cho nàng.

Ăn xong, lại nghĩ tới chuyện đi tận đẩu tận đâu chỉ để làm mấy động tác "rèn luyện", Trúc Linh mếu máo. Nàng đang nghĩ, so với việc chết nơi chiến trường biên ải, và chuyện chết dần chết mòn ở nơi đất khách quê người cái nào đỡ bi thương hơn?

Đại sư huynh chậm rãi bước, chờ đợi nàng ôm mông khập khiễng theo sau.

Nàng được hắn dẫn ra phố, dừng trước cửa một khách điếm.

-Muội muốn đi dạo hay vào nghỉ? Nếu muốn vào nghỉ thì vào trong đi, gần đến giờ ta sẽ gọi muội về.

Nàng bấu nhẹ vào cánh tay mình một cái, khẳng định bản thân không nằm mơ đi. Làm sao một tên đại sư huynh hắc ám kinh khủng thay đổi một cách chóng mặt như vậy?

-Có phải huynh cảm thấy có lỗi khi tố giác ta với tên vương tử đoản mệnh kia không?

Nhắc đến Nhậm Hào vẫn luôn là sự thù hằn.

-Hỗn xược. Muội đừng nói năng vô lễ, đừng để người khác đánh giá Tuỳ Vương phủ không biết dạy dỗ học trò!

Vừa nghe thấy nàng dùng từ "đoản mệnh", Thi Kỳ liền nghiêm giọng nhắc nhở.

Trúc Linh bĩu môi, dù sao họ cùng một giuộc, bênh vực nhau là điều hiển nhiên.

Hai người đang đứng đó, nàng còn tính vào trong khách điếm, bỗng thấy binh lính áp giải một người...

-Bà?!!!!

Nàng thảng thốt, tâm trí hoảng loạn, tại sao bà lão lại bị bắt? Nàng rõ ràng không khai báo ra bất cứ điều gì.

Trúc Linh ngăn cản binh linh, Thi Kỳ giữ nàng lại.

-Bỏ ta ra! Ta phải đi cứu người!!!

Nàng cuống cuồng, chỉ mong sao có thể cứu giúp bà lão. Mã đã hoá, ngày giỗ cũng đã cúng xong, đã có nàng gánh vác trách nhiệm, tại sao họ còn phải đuổi cùng giết tận như vậy?!

-Muội làm thế là phạm pháp! Bà ấy bị bắt chắc chắn phải có nguyên do. Không làm sai sao phải sợ trời cao đất dày?

-Huynh buông tay! Chuyện của ta không đến lượt huynh quản!

Nàng đã gấp lắm rồi mà còn bị Thi Kỳ cản chân.

-Đang trong giờ ta dạy muội, đừng mong chạy lung tung!

Hắn nhất định không chịu bỏ tay ra.

Trúc Linh hết cách, võ công cao cường thì sao? Hắn vẫn là nam nhân, hắn có thể chịu đựng đấm đá đủ chỗ, nhưng sẽ có một nơi là điểm yếu của hắn.

Nàng nhanh thoăn thoắt giơ một tay đánh lạc hướng hắn, chân trái đạp mạnh vào hạ bộ của Thi Kỳ. Hắn vốn không ngờ nàng sẽ làm như vậy, hạ bộ bị đau liền buông tay. Trúc Linh chạy thẳng, tuy rằng nàng không thể chạy nhanh vì vết thương phía sau, nhưng ít nhất cũng sẽ cố hết sức.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro