Chương 2: Trống lắc tay
Trải qua một lần sai lầm khi quá tin người, Trúc Linh tự rút ra cho bản thân bài học đáng nhớ. Chính là cái mông sưng cao đến năm ngày mới có thể miễn cưỡng ngồi xuống ghế đã nhắc nhở nàng.
Qua hỏi chuyện người dân, nàng được biết vương tử của Vạn Châu tên huý là Nhậm Hào, từ quan viên cho đến thường dân cũng chỉ gọi y với danh xưng "vương tử". Nàng đã được diện kiến thế nào là dưới một người trên cả vạn người. Y năm nay hai hai tuổi, ở đây độ tuổi yên bề gia thất chậm hơn những nơi khác, thành chủ bao đời nay cho rằng, muốn Vạn Châu được phát triển cần phải tận dụng sức lao động và đóng góp tri thức của nam thanh nữ tú, vậy nên từ lâu đã có lệnh cấm không được thành hôn sớm, nữ phải qua hai ba, nam phải qua hai lăm.
Tuy không thể lập gia thất trước độ tuổi quy định nhưng hai bên gia đình có thể đính hôn trước với nhau, ban đầu là thoả thuận bằng miệng, sau có thể đến quan phủ làm chứng. Như vậy cũng đại diện cho việc đến đúng tuổi quy định phu thê sẽ gắn kết với nhau, không để cho kẻ khác chen ngang.
Nhưng một người như vương tử mà thành chủ chưa mai mối y cho ai, dù trong thành rất nhiều những nữ tú tài sắc vẹn toàn. Nghe danh vương tử có cô nương nào không thích, nhưng y lại không thể như những vương tử bình thường, y không được khoẻ mạnh. Việc phải thành thân với y trở thành nỗi ám ảnh của tất cả các nữ tử trong thành, họ không dám nói ra nhưng ai ai cũng sợ y đoản mệnh, họ sẽ trở thành goá phụ cả đời.
Trúc Linh nghe xong cảm thấy cũng chẳng oan, dẫu sao một kẻ như hắn bị vậy cũng chính là trời hành.
-Linh Linh, con có thể giúp thúc một chút không? Làm giúp thúc đồ chơi để thúc hoá cho Viện...
Trúc Linh lâu lắm mới ra phố đi dạo, đang đi trên đường nàng bị một nam nhân trung tuổi giữ lại. Đây chính là Vịnh thúc, cùng là người di cư từ Vạn Cửu sang.
Vịnh thúc nhờ có chút ngân lượng trong tay mở được một quán bán hoành thánh bên đường, quán của Vịnh thúc hương vị đặc biệt, tuy là chế biến theo khẩu vị của người Vạn Cửu nhưng mang sang đến đây người dân Vạn Châu cũng rất thích ăn.
-Không được ạ. Con lần trước vì lỡ nói ra còn bị đánh cho ba trượng...
Từ giây phút bị ăn đòn xong, Trúc Linh chẳng còn muốn thiết tha với nghề gia truyền nữa. Ở quê hương nàng đây là ngành nghề phát triển, phục vụ cõi âm nhưng ở đây luật lệ không cho phép. Họ cho rằng đốt vàng mã là mê tín dị đoan, cần phải bài trừ. Nếu như nàng chế tạo và còn buôn bán, chẳng biết nàng có mấy cái mông để chịu được khổ hình.
-Thúc xin con có được không? Giá bao nhiêu cũng được. Chỉ cần con làm cho thúc, thúc nhất định sẽ trả. Viện nó mới ba tuổi, nó không sống được đến lúc dân ta di cư sang đây, đêm qua chú nằm mơ nó cứ đứng trước quầy bán đồ chơi nhìn chằm chằm. Trên người nó làm gì có ngân xuyến, nó cũng chỉ là đứa trẻ ba tuổi... làm gì có ai đi cùng để mua cho nó.
Nước mắt chảy dài trên gương mặt của người cha đã luống tuổi nghĩ về đứa con thơ. Đúng là chiến tranh đã cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Quân địch nào có phân biệt đâu là người già, trẻ nhỏ, đâu là nam, đâu là nữ. Chúng chỉ biết chém giết để giành được mảnh đất mang về giao nộp cho bậc quân vương. Cho dù có đuổi cùng giết tận chúng cũng chẳng mảy may quan tâm.
Trước những lời tâm sự chất chứa nỗi niềm, cộng với ánh mắt mong ngóng hy vọng, Trúc Linh làm sao có đủ dũng khí để chối từ.
-Dạ.
Nàng chấp nhận. Hai người thoả thuận với nhau sẽ giữ kín chuyện.
Điều khó khăn ở đây là phải kiếm vật liệu để làm. Vạn Châu thành vì muốn giữ gìn trật tự, tránh việc người dân lén lút làm vàng mã nên đã cấm nhập tất cả các loại giấy màu ở bên ngoài vào. Thứ duy nhất được sử dụng chính là giấy viết thông thường, giấy đỏ báo hỉ sự và giấy vàng dành cho thành chủ sử dụng.
Trẻ nhỏ chính là thích những thứ bắt mắt, cho dù có là thiếu nữ mười tám như Trúc Linh cũng chẳng thể nào nhìn một món đồ chơi chỉ với tông màu trắng xoá. Nàng đi mua màu và bút lông về để tô vẽ, kiếm đoạn tre nhỏ để làm cán.
Loay hoay tỉ mẩn một buổi, nàng lắc thử trống lắc tay. Ở quê hương nàng hay ở đây những đứa trẻ đều thích chơi thứ đồ này, chuyện thấy trẻ con cầm vui đùa trên phố không phải là hiếm. Tiếng tuy không vang được như đồ thật, nhưng chung quy cũng đã khá thành công.
Sáng sớm hôm sau, nhân lúc đường xá vẫn chưa tấp nập người qua kẻ lại buôn bán, Trúc Linh cầm nó đến cho Vịnh thúc, chỉ là nàng đang đi đường, sơ ý không bọc kín món đồ, binh lính trông thấy.
Nàng bị gọi lại hỏi han, Trúc Linh biết rằng nếu để cho họ cầm thử nhất định sẽ phát hiện ra là hàng mã. Lời hứa với Vịnh thúc nàng không thể quên, nhất là khi người ta vì sợ nàng đổi ý đã đưa trước ngân lượng, công bằng ba đồng bạc. Ban đầu nàng tính không nhận nhưng Vịnh thúc cứ nhất quyết bắt nàng phải cầm, nếu không sẽ thấy áy náy.
Giờ người ta chờ mình, Trúc Linh không thể bị tịch thu mất thứ này. Nếu như để cho Vịnh thúc thất vọng, cảm tưởng như đến cả một món đồ chơi mình cũng chẳng thể cho đứa con đã khuất, Trúc Linh sẽ chẳng thể nào an tâm.
Nàng nhân lúc binh lính sơ hở bỏ chạy. Chạy băng băng khi bắt đầu người dân ra ngoài buôn bán giao thương, nàng còn cố ý tạo những vật cản để gây trở ngại. Trúc Linh cũng may kịp thời dúi được cái trống đó vào tay một người đồng hương, nhờ đưa cho Vịnh thúc.
Binh lính tinh nhuệ, toàn là những nam nhân sức khoẻ cường tráng, nàng chả mấy chốc bị tóm lấy. Hai tên lính thô bạo tóm lấy tay nàng trói ở phía sau, áp giải đi gặp quan phủ.
Thể chế tại Vạn Châu thành ngoài thành chủ ở cấp cao nhất ra, phía dưới lần lượt là quan văn phụ trách đàm phán, soạn thảo luật định, mưu lược, quan võ bày binh bố trận, kiểm soát binh lính, đào tạo đội quân, cuối cùng là đến quan phủ phụ trách những vụ án thông thường.
-Thả người.
Trúc Linh vừa bị áp giải đến nơi, Hứa Phong đã dùng khinh công xuất hiện, giơ lệnh bài của vương tử yêu cầu quan phủ phải thả nàng ra.
Nàng còn ngơ ngác không hiểu vì sao cậu xuất hiện kịp thời đến thế nhưng cũng chẳng kịp hỏi, chỉ có thể lẳng lặng theo cậu rời đi. Quan trọng nhất là được thả, còn sau khi được thả ra thế nào nàng chẳng hề nghĩ đến.
Thì ra không phải người ta có ý tốt giải cứu nàng, mà là áp giải nàng đến địa điểm khác. Châu Vương phủ uy nghi tráng lệ với lối kiến trúc đậm nét cổ phong, tất cả từ hành lang cho tới các gian phòng đều được chạm khắc điệu nghệ, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật dưới bàn tay tài hoa của những người thợ.
Trúc Linh đi theo sự Hứa Phong mà trong lòng oán trách, người ta chạm khắc cũng là thủ công, vậy mà được công nhận là thành quả lao động. Nghề nghiệp của nàng lại bị cấm đoán, xem như một tội đồ cần phải loại bỏ.
Người cha đó đốt cho con trai mình món đồ chơi, tuy rằng có thể ông không mơ thấy nó nhận được, chạy đến cha nói lời cảm ơn. Nhưng đối với người cha mất con thơ, chắc hẳn ông sẽ yên tâm hơn rất nhiều. Ít nhất... giúp đứa trẻ chỉ còn là vong hồn lang bạt một mình đó không cảm thấy tủi thân.
Hứa Phong luôn đặt tay lên vai nàng từ lúc ở chỗ quan phủ tới đây. Cậu sợ rằng nàng bỏ chạy, tuy rằng có thể dễ dàng bắt được nàng nhưng cậu chẳng muốn tốn công phí sức.
-Quỳ xuống.
Hứa Phong cao giọng.
Đúng là ở trước người quyền trọng như vậy, theo lý nàng bắt buộc phải quỳ gối. Chỉ là nàng bản tính ương bướng, không chịu nhún nhường. Đem nàng về đây, chẳng qua chỉ là đổi nơi trừng phạt mà thôi. Nếu y có ý tốt thì đã để Hứa Phong thả nàng ra rồi.
-Quỳ.
Hứa Phong nhắc lại.
Trúc Linh giả điếc.
Húc Phong đá một cái vào chân nàng khiến đầu gối đập mạnh xuống nền đất. Nhậm Hào hoàn toàn không phản ứng gì. Y chắc có lẽ đang cho rằng với một kẻ bướng bỉnh thế này bị như vậy cũng đáng.
Khi đầu gối va chạm với nền đất, Trúc Linh nhăn mặt, miệng kêu khẽ một tiếng.
-Ta không phải chưa nhắc nhở nàng, còn đánh ba trượng cảnh cáo vì sao nàng vẫn cố chấp? Nhập gia tuỳ tục, không thể đem những văn hoá của quê hương nàng đến đây!
Tông giọng của y cao, nghe ra phần giận dữ bên trong. Làm vương tử thì sao? Y còn trẻ tuổi như vậy chẳng nhẽ không thể châm chước.
Không phải đây chỉ là tín ngưỡng chỗ nàng, mà ngay cả người dân ở Vạn Châu cũng muốn được đốt mã, chỉ là do thành chủ ban lệnh cấm nên họ mới không dám làm. Lệnh cấm đấy mới chỉ diễn ra năm năm nay.
-Ngài phải biết rằng tôi làm là có nguyên do, ngài phải nghe nguyên nhân mới biết thông cảm cho người khác!
Trúc Linh thật sự muốn lay động y. Không chỉ cho bản thân nàng còn cho những người dân khác. Họ làm gì cũng phải lén lút.
-Làm sai thì nhận phạt, không cần trình bày nguyên nhân.
Nhậm Hào hoàn toàn không muốn nghe.
Một tảng đá vô hình đặt ngay trái tim của Trúc Linh, xem ra nàng không thể nói lý lẽ với người cứ cho rằng phải luật lệ là trên hết.
Thứ nhân tình đó, y căn bản sẽ chẳng thể hiểu. Vì nếu y hiểu được đã chả trở thành kẻ thần sắc kém đến thế này.
-Đúng là bị trời hành! Rồi ngươi chẳng thể sống thọ được đâu!
Trúc Linh đay nghiến. Câu chuyện về người cha thương con kia khiến ai cũng phải cảm động, vậy mà đến cả cơ hội nói ra y cũng không để cho nàng.
-Dám rủa ta? Kẻ nào mua lại hàng mã nàng làm?
Nhậm Hào nhướn mày tra hỏi.
-Ta tự làm tự hoá.
-Nói năng vô lễ!
Hứa Phong nghe chủ tử bị nguyền rủa vốn đã rất bực, nghe cách xưng hô của nàng cậu càng không thể nhịn được chen ngang.
-Không khiến ngươi nói!
Nhậm Hào liếc nhìn Hứa Phong, cậu cúi đầu im lặng.
-Phạt 20 roi, thi hành tại đây.
Hứa Phong nhìn y, đây rõ ràng là hình phạt quá nhẹ so với luật định. Bảo sao y muốn cậu đem nàng về đây để tự xử lý.
Ghế gỗ lại được khiêng vào, người lại bị ép nằm sấp xuống. Hứa Phong đón lấy roi trúc từ tay lính canh.
"Chát" - Một.
-Á
"Chát" - Hai.
-A
"Chát" - Ba.
-A
...
Roi trúc đánh nhẹ hơn trượng, thứ nhất bản nhỏ, thứ nhìn cũng không nặng bằng. Nhưng phàm là da thịt con người, dù bị đánh bằng thứ gì cũng sẽ cảm thấy đau.
Hứa Phong là nam nhân, tuy rằng còn trẻ nhưng dẫu sao cũng là thị vệ bên cạnh vương tử, thân thủ của cậu rất tốt, cầm bất kỳ loại vũ khí nào cũng chắc tay.
-Đau đầu.
Hai chữ được Nhậm Hào nhẹ nhàng nói ra, nhưng binh lính nghe xong biết ý, lấy khăn tay nhét vào miệng Trúc Linh. Nàng không thể kêu, cũng chẳng thể vẫy vùng thoát ra. Mông cứ như vậy hứng chịu mưa roi.
"Chát" "Chát" "Chát" "Chát" "Chát"
"Chát" "Chát" "Chát" "Chát" "Chát"
"Chát" "Chát" "Chát" "Chát" "Chát"
"Chát" "Chát"
Mông cứ nhô lên lại hạ xuống theo nhịp roi trúc giáng trên mông. Cuối cùng khi con số hai mươi kết thúc, mông nàng vẫn duy trì cơn đau nhức.
-Nếu như có lần sau, hai mươi roi sẽ thành hai mươi trượng.
Nhậm Hào cảnh cáo.
-Muốn rời đi nên nói "tạ ơn vương tử".
Hứa Phong nhắc nhở. Cậu biết nàng không phải người ở đây, chắc sẽ có nhiều thứ chưa được quen.
-Tạ ơn vương tử.
Tính cách như của nàng, nếu được sinh ra ở một xã hội nam nữ bình đẳng, không phân biệt giai cấp chắc chắn sẽ không thể chịu thiệt thòi.
Nhưng mỗi thời mỗi khác, thời cổ đại vẫn là nam quyền đứng đầu, theo sau đó là địa vị phân biệt rõ ràng. Nàng là dân thường, y là vương tử, chẳng thể nào đủ tư cách để đối đầu với y.
Nàng vẫn là phải chấp nhận vận mệnh, nói câu tạ ơn mong được giải thoát.
Lần nào cũng là như vậy, đánh xong rồi cũng tự mình rời đi. Ở quê hương tuy gia đình không phải dạng quyền quý cao sang, nhưng do phụ mẫu có xưởng chế tác hàng mã, nên cuộc sống cũng gọi là sung túc, bên cạnh nàng vẫn thường có kẻ hầu hạ.
Cũng may tính khí tiểu thư nàng không có nhiều, cho dù chiến tranh loạn lạc, chẳng còn ai cơm bưng nước rót, song thân phụ mẫu không còn, nàng vẫn có thể tự lực gánh sinh.
Chỉ là lúc này đây, ăn một trận đòn nàng cho là oan ức, cũng chỉ là mong muốn có người dìu mình đi. Đoạn đường này khó khăn, một số người trên phố nhận ra nàng chạy trốn binh lính rồi bị bắt lại chỉ trỏ bàn tán. Nàng đi ngang qua tiệm hoành thánh của Vịnh thúc nay nghỉ bán, có lẽ người ta đang tìm nơi kín đáo đốt cái trống đó cho hài tử rồi.
Đời người sinh ly tử biệt như vậy, không muốn người thân của mình thiếu thốn ở cõi âm có gì là sai? Sáng chế ra đồ giấy đã là văn minh hơn nhiều rồi. Nếu như không để cho người ta được thoả mãn niềm tin tâm linh, chỉ sợ rằng thứ người ta nghĩ tới sẽ là đồ thật, và cả người thật.
Cao bà thở dài đỡ Trúc Linh vào trong, lại lấy lọ dược trị thương thoa lên cho nàng. Lằn roi trúc khác với trượng, không gây nội thương nhưng lằn trên mông nổi cộm lên sờ vào đã cảm thấy ghê tay.
Những ngày tháng sau này xem ra chẳng dễ sống. Nàng nghĩ xem mình nên làm công việc gì để kiếm cơm ăn.
-Linh Linh! Con có sao không? Là tại thúc! Tất cả là tại thúc!
Vịnh thúc nghe tin Trúc Linh bị bắt đi liền chạy tới hỏi thăm.
-Không phải. Là con sơ ý cầm lộ ra ngoài.
Trúc Linh gượng cười.
-Không bị đánh trượng là tốt rồi. Thúc gửi con tiền thuốc thang tẩm bổ. Dù sao cũng liên luỵ đến con.
Vịnh thúc áy náy đưa ngân lượng cho nàng.
-Thôi, chỗ đồng hương với nhau thúc đừng làm thế.
Trúc Linh từ chối.
-Không được, người ta không bắt con khai ra bán cho ai sao?
Vịnh thúc ngạc nhiên khi mình chưa bị bắt đi.
-Con bảo tự làm tự hoá. Dù sao chẳng bị phạt, một người còn hơn hai người. Thúc cũng là khách mở hàng của con ở Vạn Châu, làm sao để thúc bị liên luỵ được. Ngân lượng này thúc cứ cầm lấy, mình tha hương tới đây, kiếm sống đâu dễ gì.
Nàng vẫn nhất quyết không muốn nhận thành ý.
-Con quyết định làm rồi? Chỉ cần con chịu làm, thúc nhất định sẽ mua, sẽ che giấu cho con. Sau này Viện nhà thúc không phải sợ thành ma đói rồi.
Nụ cười rạng rỡ đi kèm với đôi mắt đỏ hoe khi nghĩ đến hài tử của Vịnh thúc khiến nàng chạnh lòng. Lời đã lỡ nói ra rồi sao nuốt lại được.
Cùng lắm sau này kín đáo hơn là được. Đặt địa vị vào mình nếu mơ thấy người nhà trông ngóng thứ gì đấy mà mình không đáp ứng được cũng sẽ rất áy náy. Nàng cũng chỉ mong sao sau này sẽ không bị phát hiện, nếu không chỉ sợ chẳng còn tấm thân lành lặn nữa...
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro