huấn cao
Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông chia thành hai giai đoạn trước cách mạng tháng Tám và sau cách mạng tháng Tám. Trước cách mạng, ngòi bút của ông thiên về phương châm "Vang bóng một thời-trụy lạc-xê dịch". Truyện ngắn "Chữ người tử tù" là tác phẩm kiệt xuất trước cách mạng tháng. Huấn Cao là linh hồn, là trung tâm của truyện ngắn, hội tụ vẻ đẹp tài hoa, khí phách thiên liêng, thể hiện rõ tài năng, tâm huyết của Nguyễn Tuân
Ở trong truyện, Huấn Cao cầm đầu quân nổi loạn chống lại triều đình để bảo vệ chính nghĩa và người dân, trở thành tử tù, quân phản nghịch. Ông vốn là người văn võ song toàn, có tâm hồn và nhân cách cao đẹp. Ai cũng biết Huấn Cao có tài viết chữ đẹp và rất nhanh "chữ ông HC đẹp lắm, vuông lắm" .Ngoài ra ông còn có tài bẻ khóa nữa. Huấn Cao làm hoạt động cách mạng nhưng k thành, bị nhà nước thực dân ghép vào tội đại nghịch nên bị bắt giam chờ ngày về kinh chịu tội. Trong những ngày bị giam giữ cuối đời, Huấn Cao vẫn toát lên vẻ đẹp hiên ngang , bình tĩnh và sáng suốt của 1 ngừơi anh hùng . Qua đó mới thấy được vẻ đẹp tài hoa, khí phách , khí tiết của Huấn Cao . Ở trong truyện, Huấn Cao không tự nói về mình mà để cho người khác - người đó ở trận tuyến đối lập đại diện cho pháp luật nói với lời tâm trạng càng khiến cho nhân vật dễ đi vào lòng người hơn.
Bên cạnh vẻ đẹp tài hoa , HC còn toát lên vẻ đẹp nhân cách, cái nhân cách cao đẹp chiếu sáng cả cuộc đời ông. Ông không luồn cúi, chịu cảnh cá chậu chim lồng mà đi làm giặc chốg lại triều đình. Điều này khiến ông hơn người.
Nhân cách ấy còn được thể hiện khi ông bị giải tới nhà lao. Nhà lao là nơi cái nơi tối tăm, xiềng xích bủa vây , tra tấn con người ta về mặt thể xác lẫn tâm hồn. Thế nhưng với HC khi giải tới nhà lao ông vẫn hiên ngang, cổ mang gông tử tù bước vào ngục tử tội chờ chết mà ông vẫn không hề biết sợ .Điều này càng làm nổi bật khí phách hiên ngang của kẻ dám làm, dám chịu "bình thản" , k để ý đến lời choc giận đầy ác ý của kẻ tiểu nhân.
Không chỉ có vậy nhân cách của HC còn được thể hiện khi VQN xuống tận buồng giam thăm và nói HC " Ngài có cần them gì nữa xin cho biết.Tôi sẽ cố gắng chu tất". Nếu một người không có khí phách chắn hẳn sẽ năn nỉ van xin hay cảm ơn. Nhưng với HC thì không đời nào, ông không vì rượu thit mà lung lạc tinh thần. HC nói: " Ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ muốn một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây". Bất chấp sau câu nói ấy HC có thể sẽ làm VQN tức giận và không được ăn ngon như trước hay bị một trân đòn nhưng HC vẫn nói .Đó là khí phách của của một người có bản lĩnh kiên cường.
Nhưng con người ông không chỉ có như vậy, ông còn mang một thiên lương đặc biệt. Cái tâm trong sáng thuần khiết đằng sau vẻ ngoài kiêu bạc. Huấn Cao có một quan niệm nhân sinh đầy kiêu hãnh: "CHữ thì quý thực.Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình cho chữ bao h". Chỉ một chi tiết thôi nhưng Huấn Cao xứng đáng là một nhân cách lớn và là một nghệ sĩ chân chính vì đã biết đặt cái đẹp lên trên tiền bạc và quyền lực, biết gắn cái đẹp với cái thiện. Huấn Cao còn biết trân trọng những tấm lòng trong thiên hạ khi hiểu rõ sở nguyện cao quý của quản ngục, ông đã hối hận chân thành: "Thiếu một chút nữa là ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ".Câu nói ấy của Huấn Cao đã hé mở một nhân cách lớn: đằng sau vẻ bề ngoài gan góc là một tấm lòng trong sáng, biết yêu thương, quý trọng những con người có nhân cách. Sự biệt đãi về vật chất, sự chăm sóc chu đáo đã không làm trái tim sắt đá kia mềm lòng. Chính tấm lòng chân thành của quản ngục đã thuyết phục được huấn cao và được Huấn Cao nâng lên thành tri kỉ. Đêm hôm ấy, HC đã cho chữ VQN, một trong những cảnh tượng xưa nay chưa từng có. HC sàng tạo trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: đêm khuya , trong căn phòng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện , đất bừa bãi phân nhện và phân gián, người sáng tạo ra cái đẹp , cổ đeo gông, chân vướng xiềng xích mà lại là người tự do và đầy uy quyền nhất. Người đọc không chỉ thấy đây là cảnh tượng cho chữ mà là cảnh truyền ngôi thụ giáo. Đẹp hơn nữa, HC còn tguyết giáo cho VQN cải tà quy chánh : " Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiện lương cho lành vững." Qua đó đã thấy vẻ đẹp nhân cách và đồng thời HC cũng bộc lộ quan điểm của mình cũng như Nguyễn tuân:
+Cái đẹp phải gắn liền với cái thiện
+ Cái đẹp không thể chung sống với cái ác
+ Cái đẹp chỉ nảy nở trong một môi trường mang tính thiện
Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao. Qua hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân thể hiện kín đáo niềm phẫn nộ của đời mình với xã hội và lòng yêu nước thầm kím (một đặc trưng của văn học lãng mạn khi đề cập đến lòng yêu nước). Về nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện éo le, giàu kịch tính. Từ đó vẻ đẹp của các nhân vật được ngời sáng. Thêm vào đó là nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, khả năng sử dụng ngôn ngữ hàm súc giàu hình ảnh mang đậm yếu tố phục cổ, và sử dụng bút pháp đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn: lí tưởng hóa nhân vật, tương phản .
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro