tAI CHINH CONG
Thuế tổng cục và thuế suất cận biên
Thay vì các loại thuế, hãy xem xét thuế tổng cục - thuế mà tổng số tiền nợ không thay đổi theo hành vi của người nộp thuế (ví dụ: người ta làm việc và kiếm được bao nhiêu, con người tiêu thụ và tiết kiệm bao nhiêu,.v.v..). Ví dụ: Bất kể người đó thu nhập hay tiêu thụ bao nhiêu cũng phải chịu thuế là $1.000 chính là thuế tổng cục. Thuế này không nhất thiết phải cùng một số tiền như nhau với mỗi người đóng thuế, nhưng số tiền nợ phải dựa vào một vài thuộc tính của người trả thuế mà thuộc tính đó không bị ảnh hưởng bởi hành vi vủa họ. Hầu hết công dân đều cho rằng việc đánh thuế tổng cục là không công bằng, vì vậy nó ít khi được sử dụng. Nhưng quan trọng là phải hiểu vì sao việc đánh thuế tổng cục sẽ không gây ra tính mất hiệu quả.
Tam giác BAD sẽ không xuất hiện ở hình 7.8 đến 7.10 chỉ khi thuế tổng cục được đánh. Khi một người đã nộp thuế tổng cục, trong hình 7.8 sẽ không có nêm giữa giá tiền anh ta trả cho một hàng hóa và chi phí cận bên để sản xuất ra nó; trong hình 7.9 sẽ không có nêm giữa mức lương mà anh ta nhận được và sản phẩm thu nhập cận biên; ở hình 7.10 sẽ không có nêm giữa thu nhập mà người tiết kiệm nhận được và doanh thu do máy móc tạo ra.
Thuế tổng cục lớn, tất nhiên, có thể áp đặt gánh nặng trực tiếp lớn lên người nộp thuế. Nhưng sẽ không có gánh nặng phụ trội - không có sự mất mát hiệu quả do người ta phải đối mặt với cái nêm thuế khi thực hiện một quyết định thuộc hành vi. Thật đáng ngại khi các loại thuế tổng cục không vượt qua bài kiểm tra tính công bằng vì chúng đạt được điểm số hoàn hảo trên các thử nghiệm về sự hiệu quả.
Nhìn lại hình 7.9, trong đó mỗi công nhân lựa chọn cung cấp 2000 giờ/năm nếu tiền lương sau thuế là $12; có 10 công nhân ở thị trường này nên tổng số giờ sản xuất là 20.000. Quyết định để làm việc trong 2000 giờ, nhưng không phải là giờ thứ 2001, mỗi công nhân làm việc xem xét điều gì? Điều quan trọng không phải là thuế mà người lao động đã nộp đến điểm trên thu nhập lương từ 2.000 giờ đầu tiên. Điều quan trọng là thuế mà sẽ được thanh toán vào giờ thứ 2001. Để thấy điều này, hãy tưởng tượng người lao động phải nộp thuế như nhau trên thu nhập từ 2000 giờ lao động nhưng không có thêm thuế bắt đầu từ giờ thứ 2001. Do đó, sẽ không có nêm thuế trong hình 7.9 và không có tam giác BAD.
Điều quan trọng cho hiệu quả không phải là mức thuế suất trung bình (ATR) - tỷ lệ tổng số thuế phải trả trên tổng thu nhập kiếm được (T/Y). Thay vào đó, vấn đề là mức thuế suất cận biên (MRT) –Tỉ lệ thuế bổ sung đối với thu nhập bổ sung (T/Y) từ một giờ làm việc. Một thuế tổng cục có thể có mức thuế suất trung bình cao (ART) nhưng thuế suất cận biên của nó (MRT) bằng không nên tổn thất của nó là không .
Hãy xem xét một thuế thu nhập tỉ lệ theo đó mỗi người trả một mức thuế suất 25% trên tổng thu nhập kiếm được. Sau đó, tất cả mọi người, không quan tâm đến thu nhập, đối mặt với một mức thuế suất biên 25% và nhận thấy nêm thuế 25% giữa thu nhập sản phẩm cận biên anh ta tạo ra và tiền lương sau thuế anh ta giữ lại. Ví dụ, một công nhân tạo $16 giữ $12, và một ng tạoười khác kiếm được $32 và giữ lại $24, vì vậy mọi người đều có một hình tam giác BAD với một mức nêm thuế 25%.
Bây giờ giả sử thuế thu nhập theo tỉ lệ được chuyển thành thu nhập lũy tiến theo đó thu nhập của một người cho đến $50.000 chiu mức thuế suất 0% ($50.000 đầu tiên là thu nhập miễn thuế) và thu nhập trên $50.000 chịu thuế suất 50%. Sau đó với mọi người làm ít hơn $50.000, mức thuế suất cận bên là 0%, không có nêm thuế và không có tam giác BAD. Nhưng đối với những người kiếm được nhiều hơn $50.000, mức thuế suất thuế cận bên là 50%, và có một nêm thuế là 50% với BAD tương ứng của nó. Chuyển đổi thuế thu nhập tỉ lệ sang thuế thu nhập lũy tiến giảm tính không bình đẳng trong thu nhập sau thuế, giảm tổn thất cho những người kiếm được ít hơn $50.000, nhưng làm tăng tổn thất cho những người làm được nhiều hơn $50.000.
Đường cong nhịp độ lợi tức.
Xét thuế thu nhập tiền lương. Khi tăng thuế suất từ 0% thu nhập tư thuế (tWH) tăng lên. Tuy nhiên khi mức thuế suất đạt đến 100% có lẽ không một ai sẽ làm việc và doanh thu sẽ cho về là 0 (vì H sẽ bằng 0). Như vây, mối quan hệ giữa doanh thu thuế và thuế suất - đường cong nhịp độ lợi tức – được thể hiện trong hình 7.11. Rõ ràng có một số mức thuế suất từ 0% và 100% nhằm tối đa hóa doanh thu thuế ; trong đồ thị, chúng tôi chỉ ra tỉ lệ làm cực đại lợi tức này là tm. Hình dạng của dường cong nhịp độ lợi tức, với doanh thu bằng 0 ở mức thuế suất 0% và 100% và doanh thu tối đa tại một mức thuế suất nào đó ở giữa, từ lâu đã được biết đến bởi các nhà kinh tế, và các nhà tạo ra chính sách thích hợp thực tế từ lâu đã nhận ra rằng tại một số điểm (tm) nâng cao mức thuế suất hơn nữa là phản tác dụng vì nó mang lại doanh thu ít hơn. Thuế suất t nên được thiết lập ở nơi nào đó giữa 0 và tm nhưng không cao hơn tm.
Giá trị bằng số của tm là gì? Nó cao hay thấp ? Nó cao hơn hay thấp hơn mức thuế hiện hành vào thu nhập tiền lương? Các nhà kinh tế không đồng ý ở điểm này. Phần lớn các nhà kinh tế cho rằng tm là cao, gần 100% hơn 0%, do đó mức thuế suất hiện hành lên thu nhập tiền lương, vẫn nhỏ hơn 50% (bao gồm cả thuế suất biên chế và thuế suất thu nhập) là thấp hơn đáng kể so với tm. Quan điểm đa số được biểu diễn ở hình sổ 7.11. Nếu đa số là chính xác, sau đó bắt đầu từ mức thuế hiện hành, nếu tỉ lệ được tăng lên doanh thu sẽ tăng và nếu tỉ lệ giảm doanh thu sẽ giảm .
Hình 7.11: The revenua – rate carve .
Tuy nhiên, một số ít các nhà kinh tế, đôi khi được gọi là phía cung, tin rằng tm thấp, gần 0% hơn 100%, và thuế hiện hành về thu nhập tiền lương lớn hơn tm. Nếu số ít đó đúng, sau đó bắt đầu từ mức thuế hiện hành, nếu tỉ lệ tăng lên doanh thu sẽ giảm và nếu tỉ lệ giảm doanh thu sẽ tăng - một sự cắt giảm thuế suất “sẽ trả tiền cho chính nó” - vì vậy khi thuế suất được cắt giảm, không cần cắt giảm chi tiêu chính phủ nữa. Cách đây vài thập kỉ nhà kinh tế học Arther Laffer cho rằng mức thuế suất hiện hành lớn hơn tm trong hình 7.11. Vì điều này, một số đã bắt đầu quy cho đường cong nhịp độ lợi tức là “đường cong Laffer”. Tuy nhiên, điều đó gây nên tranh cãi. Tất cả các nhà kinh tế đều đồng ý về hình dạng đường cong nhịp độ lợi tức. Sự bất đồng là trên giả thuyết của Laffer rằng mức thuế suất hiện hành lớn hơn tỉ lệ tối đa hóa doanh thu tm. Vì vậy, chúng ta sẽ tham khảo lý thuyết của Laffer và không sử dụng cụm từ “đường cong Laffer” .
Làm thế nào để giải quyết sự bất đồng? Dưới đây là một sai lầm trong logic thường mắc phải. Nếu thuế suất được cắt giảm trong năm 2008, câu hỏi chính là liệu thu nhập tư thuế trong 2008 là lớn hơn hay ít nó đáng lẽ đã có trong năm 2008 nếu tỷ lệ đã không được cắt giảm. Vấn đề không phải là doanh thu thuế trong năm 2008 là lớn hơn hay nhỏ hơn nó đã có được trong năm 2007. Rất dễ dàng để so sánh thu nhập trong năm 2008 và 2007 - các dữ liệu luôn có sẵn, và hầu hết luôn là trường hợp – doanh thu tăng lên từ năm này sang năm kế tiếp đó, giống như GDP luôn luôn tăng lên. Một ví dụ sẽ làm rõ: giả sử doanh thu 2007 là $100tỉ và nếu mức thuế suất được giữ nguyên không đổi, giả sử bằng cách nào đó chúng ta biết chắc chắn rằng doanh thu trong năm 2008 sẽ là $105tỉ. Giả sử mức thuế suất cắt giảm trong năm 2008 và doanh thu là $102 tỉ. Do đó, giảm thuế suất dẫn đến doanh thu năm 2008 thấp hơn nó đáng lẽ đã có (102 tỷ USD so với 105 tỷ USD) - doanh thu giảm so với những gì đáng lẽ đã có trong năm 2008, mặc dù doanh thu lớn hơn so với năm 2007 (so với 102 tỷ USD).
Như vậy, chúng ta phải so sánh doanh thu từ thuế thực tế vào năm 2008 với khoản thu thuế theo giả thuyết năm 2008 – doanh thu đáng lẽ đã có khi thuế suất được giữ không đổi. Chúng ta không thể biết chắc điều gì sẽ xảy ra nếu mức thuế được giữ liên tục, bởi vì thực tế nó không phải được giữ liên tục như vậy – nó đã được cắt giảm. Bất kì ai cố găng trả lời câu hỏi quan trọng này đều phải thực hiện một ước tính của những gì sẽ có được trong doanh thu năm 2008 nếu thuế suất được giữu nguyên để nó có thể được so sánh với doanh thu thực tế năm 2008, do đó một thử nghiệm của giả thuyết Laffer phụ thuộc tính chính xác của các ước tính của một giả thuyết – điều gì sẽ xảy ra nếu mức thuế suất vẫn không thay đổi?
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro