Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

hso icor

1. Phương pháp tính hệ số ICOR

Hệ số ICOR phản ánh quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư (mô hình Harrod - Domar). Tính hệ số này dựa trên các giả định chủ yếu sau:

- Nền kinh tế luôn cân bằng ở dưới sản lượng tiềm năng. Để có thể huy động được các nguồn lực dư thừa cần phải đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất.

- Công nghệ không đổi, sự kết hợp giữa vốn và lao động được thực hiện theo một hệ số cố định.

Hệ số ICOR (k) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư, nó được xác định theo công thức:

k = DK/DY

Trong đó:

DK mức thay đổi vốn sản xuất

(DK = Kt - Kt-1)

DY là mức thay đổi về kết quả sản xuất và DY = Yt - Yt-1, ở đây t chỉ năm nghiên cứu và t - 1 chỉ năm trước năm nghiên cứu.

Ý nghĩa của k là để tạo thêm được một đơn vị kết quả sản xuất thì cần tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn sản xuất. Hay nói cách khác, k là "giá" phải trả thêm cho việc tạo thêm một đơn vị kết quả sản xuất. Hệ số ICOR càng lớn chứng tỏ chi phí cho kết quả tăng trưởng càng cao nó phụ thuộc vào mức độ khan hiếm nguồn dự trữ và tính chất của công nghệ sản xuất; ở các nước phát triển hệ số ICOR thường cao hơn ở các nước đang phát triển và ở mỗi nước thì hệ số ICOR luôn có xu hướng tăng lên tức là khi kinh tế càng phát triển thì để tăng thêm một đơn vị kết quả sản xuất cần nhiều hơn về nguồn lực sản xuất nói chung và nhân tố vốn nói riêng và khi đó đường sản lượng thực tế gần tiệm cận với đường sản lượng tiềm năng. Điều này được giải thích bằng quy luật lợi ích cận biên giảm dần theo quy mô.

Công thức tính rất đơn giản nhưng thành phần cấu tạo công thức thì rất khó xác định. Yếu tố DY thì có trong số liệu niên giám thống kê, vấn đề là xác định được mức tăng lên của vốn sản xuất.

Để tính được DK chúng ta phải hiểu rõ nội dung của chỉ tiêu vốn sản xuất. Vốn sản xuất là giá trị các tư liệu vật chất tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế, bao gồm vốn cố định (công xưởng, nhà máy, trụ sở cơ quan, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng) và vốn lưu động (có cả hàng tồn kho) và các vốn đầu tư khác.

Vốn sản xuất được đánh giá ở góc độ hiện vật, thể hiện năng lực sản xuất, chỉ tính phần hiện còn tức là phần được tích luỹ lại và chỉ tính những tài sản có liên quan trực tiếp đến sản xuất và dịch vụ.

Như vậy DK là phần tăng thêm trong năm bằng số vốn có đến cuối năm trừ đi số vốn có đầu năm hay bằng phần đầu tư mới, sửa chữa, đưa thiết bị vào sản xuất,... trừ đi phần giảm trong năm bao gồm khấu hao tài sản cố định, hư hỏng,...

Trong thực tế việc xác định vốn có đến cuối mỗi năm là rất khó khăn (bởi phải kiểm kê đánh giá lại tài sản hàng năm) hoặc xác định số tăng và giảm trong năm rất khó đặc biệt là phần tài sản đưa vào sản xuất hoặc hư hỏng, cho nên người ta thay DK bằng chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển được xem đó là số vốn tăng lên trong năm (chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển trong năm có trong hệ thống số liệu thống kê hàng năm).

2. Vận dụng chỉ tiêu ICOR xác định nhu cầu vốn và mục tiêu tăng trưởng

Vì vốn đầu tư (I) có tác dụng tác động quyết định đến tăng trưởng kinh tế (g) và mức tiết kiệm (S) là nguồn gốc của đầu tư.

Ta có: g = DY/Y, (trong đó Y là chỉ tiêu kết quả sản xuất - ở đây lấy chỉ tiêu GDP), nếu gọi S là mức tiết kiệm của nền kinh tế thì tỷ lệ tích luỹ trong GDP là: s = S/Y

Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư nên về mặt lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm (S = I). Mục đích của đầu tư là tạo ra vốn sản xuất (I = DK)

Từ công thức hệ số ICOR ta có:

k= DK/DY = I/DY

Vì g = DY/Y = (IDY)/(IY) = (I/Y):(I/DY)

hay g = S/K

Từ quan hệ trên ta, chúng ta có thể rút ra được hai điểm cơ bản sau:

Một là: Xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho thời kỳ mới khi xác định được khả năng tiết kiệm của nền kinh tế thời kỳ gốc và dự báo hệ số ICOR thời kỳ kế hoạch là một trong những căn cứ quan trọng đối với các nhà hoạch định trong xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội.

Hai là: Khi đứng trước một mục tiêu tăng trưởng do yêu cầu của các cấp lãnh đạo đặt ra, mô hình cho phép chúng ta xác định được nhu cầu tích luỹ cần có để đạt được mục tiêu đó. Là căn cứ để đánh giá khả năng đạt mục tiêu đã đề ra

Nhược điểm của ICOR:

- Là một chỉ số đã được đơn giản hóa nên khó đánh giá các hiệu quả kinh tế - xã hội.

- Đầu tư ở đây chỉ là đầu tư tài sản hữu hình, còn đầu tư tài sản vô hình, tài sản tài chính không được tính đến, nên phản ánh chưa trung thực ảnh hưởng của đầu tư tới thu nhập quốc dân.

- Chỉ số này không biểu hiện được rõ ràng trình độ kỹ thuật của phía sản xuất, vì ICOR là tỷ lệ đầu tư/sản lượng gia tăng. Chẳng hạn một bên có kỹ thuật sản xuất kém hơn, với một lượng đầu tư tương đối cũng có thể cải thiện chỉ số ICOR xấp xỉ với bên có trình độ kỹ thuật cao hơn, do kỹ thuật càng cao thì càng chậm cải tiến.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #anh#chuyen