Hop tac xa
Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Đề cương đề tài mã số: LA2468
MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu................................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn............................................................. 3
4. Đối tương và phạm vi nghiên cứu................................................................ 4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................................................... 4
6. Ý nghĩa của luận văn.................................................................................. 4
7. Kết cấu luận văn......................................................................................... 4
Chương 1...................................................................................................... 5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI.... 5
TRONG NÔNG NGHIỆP.............................................................................. 5
1.1. QUAN ĐIỂM VỀ HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI TRONG NÔNG NGHIỆP.. 5
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin bàn về hợp tác xã nông nghiệp...... 5
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta................ 10
1.1.3. Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp.......................................................................................................... 13
1.1.3.1. Quan điểm của Đảng qua các kỳ Đại hội (kể từ Đại hội VI đến nay)... 13
1.1.3.2. Chính sách Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường................................................................................................................... 16
1.1.3.3. Chính sách phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã từ sau Nghị quyết 13-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 (khoá IX) và Luật hợp tác xã năm 2003............................ 17
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI TRONG NÔNG NGHIỆP 20
1.2.1. Khái niệm, đặc trưng hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp................. 20
1.2.2. Vai trò hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiêp đối với sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn................................................................................ 26
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn............................................ 28
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC........................................................................................................ 34
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước............................................................. 34
1.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp của Nhật Bản............. 34
1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Hàn Quốc............... 36
1.3.1.3. Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp của Ấn Độ................. 39
1.3.2. Một số mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở trong nước.......................... 40
1.3.3. Một số vấn đề trong thực tiễn và kinh nghiệm rút ra từ các mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở trong và ngoài nước...................................................................................... 43
Chương 2..................................................................................................... 46
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM.......................................................................... 46
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI TRONG NÔNG NGHIỆP Ở QUẢNG NAM........................ 46
2.1.1. Vị trí địa lý và tiềm năng phát triển tỉnh Quảng Nam............................. 46
2.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp và nông thôn Quảng Nam.................... 48
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ QUA CÁC GIAI ĐOẠN 52
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Nam 52
2.2.2. Tình hình chuyển đổi và phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới theo Luật hợp tác xã 1996............................................................................................................ 56
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI TRONG NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM THỜI KỲ 2001-2005.................................................. 59
2.3.1. Các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp 59
2.3.2. Tình hình tổ chức quản lý các hợp tác xã nông nghiệp......................... 61
2.3.3. Tình hình hoạt động hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp................. 62
2.3.4. Đánh giá kết quả hoạt động của hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp. 69
Chương 3..................................................................................................... 78
ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM, GIAI ĐOẠN 2006-2010................. 78
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI TRONG NÔNG NGHIỆP 78
3.1.1. Quan điểm phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp................. 78
3.1.2. Mục tiêu............................................................................................. 79
3.1.2. Định hướng phát triển hợp tác xã kiểu mới........................................... 80
3.1.3. Phương hướng phát triển các loại hình hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp 81
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM........................................................ 84
3.2.1. Giải pháp về nhận thức........................................................................ 84
3.2.2. Thúc đẩy phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hoá làm cơ sở phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp.......................................................................................................... 85
3.2.3. Hoàn thiện mô hình và phương thức quản lý nội bộ hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp................................................................................................................... 89
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống các chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp................................................................................................................... 93
3.2.5. Đẩy mạnh liên kết giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã với các hợp tác xã trong vùng............................................................................................. 101
3.2.6. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp 104
3.2.7. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp..................................................................... 107
KẾT LUẬN............................................................................................... 112
NHỮNG KIẾN NGHỊ................................................................................ 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 115
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp tác xã (HTX) là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Có thể nói, ý tưởng HTX là một ý tưởng hợp tác kinh tế vĩ đại của các bậc tiền bối. Ý tưởng này đã hình thành một cách tự nhiên từ những đòi hỏi, nhu cầu thực tế của con người trong hoạt động kinh tế.
Con đường hợp tác đưa nông nghiệp, nông thôn quá độ lên CNXH ở nước ta đã trải qua hơn 50 năm. Quá trình ấy đã có những biến đổi, những bước thăng trầm do những điều kiện khách quan và những nhân tố sai lầm chủ quan. Song kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX trong những năm qua, đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển KT-XH của đất nước.
Thực hiện các chủ trương, chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, đặc biệt thực hiện Nghị quyết 13 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá IX) “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, phong trào phát triển HTXNN ở Quảng Nam không ngừng được củng cố và ngày càng khẳng định vai trò hết sức to lớn, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn, không những thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm... Trong củng cố và phát triển HTX ở Quảng Nam đã khơi dậy và đáp ứng nhu cầu hợp tác đa dạng trong nhân dân, tôn trọng tính tự nguyện, tự chủ của HTX, xuất phát từ lợi ích của xã viên, người lao động, chăm lo phúc lợi tập thể, hỗ trợ giúp đỡ người nghèo, đóng góp tích cực vào xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn... Từ đó tạo được sự phát triển bền vững, cán bộ xã viên gắn bó với HTX không chỉ đơn thuần về lợi ích kinh tế mà còn thể hiện tính xã hội tốt đẹp, sâu sắc. Qua thực tiễn các HTX tiên tiến, sự kết hợp hài hoà giữa tính tự chủ của kinh tế hộ xã viên với HTX thông qua mối quan hệ dịch vụ, trợ giúp chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mà bản thân từng hộ xã viên không thể tự làm được hoặc làm không có hiêụ quả, cả trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Qua đó, kinh tế hộ càng phát triển đã tạo tiền đề quan trọng để tiếp tục phát triển HTX. Mối quan hệ giữa kinh tế hộ xã viên với HTX được nâng lên ở cấp độ cao hơn, HTX từng bước mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, dich vụ... và ngày càng thể hiện rõ nét là tổ chức kinh tế, vừa có tính xã hội sâu sắc. Nhiều HTX trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã minh chứng bản chất tốt đẹp của một tổ chức kinh tế gần giũ với mục tiêu xây dựng CNXH ở nước ta. Có thể khẳng định rằng, sự tồn tại và phát triển của kinh tế HTX là một tất yếu khách quan trong điều kiện cơ chế thị trường khi kinh tế hộ thực sự trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu kết quả phát triển HTX trên địa bàn của tỉnh Quảng Nam vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm như: Kinh tế hộ nông dân Quảng Nam hầu hết là nhỏ bé, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu hiểu biết về kỹ thuật canh tác và nhiều khâu của quá trình sản xuất hộ nông dân không tự làm được, năng lực nội sinh, địa vị và quyền lợi của xã viên, và người lao động; vị thế kinh tế HTX trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi những người sản xuất phải liên kết lại với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, kết hợp sức mạnh tập thể và sức mạnh của từng thành viên để đứng vững trong nền kinh tế thị trường.
Từ yêu cầu khách quan đó, sự tồn tại của các hình thức kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp là cần thiết. Mặt khác trước yêu cầu của sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, vai trò kinh tế HTX ngày càng giữ vị trí quan trọng trọng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, phấn đấu đưa Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015-2020. Vì vậy vấn đề cơ bản và cấp bách đặt ra đối với Quảng Nam là phải đánh giá đúng tình hình và kết quả hoạt động của các HTX, rút ra những kinh nghiệm và đề ra những giải pháp tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế HTX kiểu mới trong nông nghiệp trong thời gian đến.
Đề tài “Phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, nhằm góp phần thực hiện mục các yêu cầu đặt ra đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH.
2. Tình hình nghiên cứu
Đây là mảng đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong quá trình thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn ở nước ta.
Trên phạm vị địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có một số công trình nghiên cứu như: HTX Duy Sơn 2, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Những gợi mở từ thực tiễn về con đường đưa nông nghiệp, nông thôn lên CNXH của tập thể tác giả, GS.TS Lưu Văn Sùng; PGS.TS. Ngô Quang Minh; Thạc sĩ. Nguyễn Phong Duễ; TS. Ngô Huy Đức; TS. Lê Minh Quân; Nguyễn Thanh Quang PGĐ Sở NN&PTNT Quảng Nam, tháng 4/2001.
Đề tài khoa học Mô hình HTX kiểu mới trong nông nghiệp ở Quảng Nam- Bước đi và giải pháp của Kỹ sư Nguyễn Cứu Quốc.v.v...
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập những khía cạnh khác nhau trên lĩnh vực này. Song, với giác độ chung trên các lĩnh vực xây dựng và phát triển mô hình HTX kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về chủ đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn là phân tích thực trạng tổ chức và quản lý HTXNN và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển HTX kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
3.2. Để thực hiện được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về HTX kiểu mới trong nông nghiệp.
- Phân tích quá trình hình thành và phát triển HTX kiểu mới trong nông nghiệp tỉnh Quảng Nam những năm vừa qua (2001-2005).
Đề xuất những giải pháp để phát triển HTX kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
4. Đối tương và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu là các HTX kiểu mới trong nông nghiệp
4.2. Phạm vi nghiên cứu các HTX kiểu mới trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, đề tài chú trọng sử dụng phương pháp tổng kết thực tiễn, phân tích, so sánh, điều tra khảo sát... trong đó trực tiếp trao đổi với một số cán bộ lãnh đạo của tỉnh, cán bộ quản lý HTX... Tham khảo kinh nghiệm các HTXNN điển hình trong và ngoài nước.
6. Ý nghĩa của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu về thực trạng tình hình hoạt động của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đánh giá những kết quả đã đạt được, những mặt hạn chế. Đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm góp phần phát triển HTXNN kiểu mới đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH tỉnh Quảng Nam trong thời kỳ CNH-NĐH nông nghiệp và nông thôn.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; luận văn được kết cấu 3 chương, 8 tiết.
Đề cương bạn đang xem tại Thuvienluanvan.com được trích dẫn từ bản nội dung đầy đủ.
Quý độc giả nào có nhu cầu tham khảo toàn bộ nội dung có thể đặt mua tài liệu này từ thư viện.
Vui lòng truy cập tại đây: http://thuvienluanvan.com/datmua.php (Bấm Ctrl vào link để xem)
Xin chân thành cảm ơn quý độc giả đã quan tâm đến thư viện trong thời gian vừa qua.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 093.658.3228 (Mr.Minh)
Điện thoại: 043.9911.302
Email: [email protected]
Hệ thống Website:
http://thuvienluanvan.com
http://timluanvan.com
http://choluanvan.com
http://kholuanvan.com
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro