hop dong vo hieu va cach xu ly hop dong
4. HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU VÀ CÁCH XỬ LÝ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU :
4.1. Khái niệm :
Hợp đồng bị coi là vô hiệu là các trường hợp hợp đồng kinh tế được xem như
không có hiệu lực áp dụng cho các bên ký kết. Việc xác định hợp đồng kinh tế vô hiệu
thuộc thẩm quyền của Tòa án có thẩm quyền. Luật thương mại 2005 không qui định các trường hợp vô hiệu nên áp dụng theo
qui định của BLDS 2005
4.2. Các trường hợp hợp đồng vô hiệu :
4.2.1. Vô hiệu toàn bộ :
Khi tòan bộ hợp đồng không có giá trị thực hiện trong các trường hợp sau:
a). Khi nội dung giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội:
Điều cấm của pháp luật là những qui định của pháp luật không cho phép chủ thể
thực hiện những hành vi nhất định
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời
sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng (đ.128 BLDS)
b) Khi nội dung giao dịch do giả tạo :
Giao dịch này nhằm che dấu một giao dịch khác. Trường hợp này, giao dịch giả
tạo bị coi là vô hiệu còn giao dịch che dấu vẫn có hiệu lực trừ trường hợp giao dịch đó
cũng vô hiệu theo qui định của BLDS.
Trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba
thì giao dịch đó vô hiệu (đ. 129 BLDS)
c). Khi giao dịch do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện:
Trong trường hợp này, theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án
tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo qui định của pháp luật, giao dịch này phải do
người đại diện của họ xác lập, thực hiện (đ. 130 BLDS).
d). Khi giao dịch do bị lừa dối, đe dọa :
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm
làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của
giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba làm
cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,
danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con củamình.
Trường hợp này bên bị lừa dối, đe dọa có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao
dịch dân sự đó là vô hiệu (đ. 132 BLDS) .
d). Khi giao dịch do bị nhầm lẫn :
Khi một bên có lỗi do vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch.
Bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó. Nếu
bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao
dịch vô hiệu.
Trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao
dịch thì giải quyết theo qui định như trường hợp bị lừa dối, đe dọa (đ.131 BLDS)
đ) Khi giao dịch do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi
của mình :
Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm
không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên
bố giao dịch đó vô hiệu (đ. 133 BLDS).
e). Khi giao dịch không tuân thủ qui định về hình thức: Trong trường hợp pháp luật qui định hình thức giao dịch là điều kiện có hiệu lực
của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa
án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác quyết định, buộc các bên thực hiện qui định
về hình thức của giao dịch đó trong một thời hạn, quá hạn đó mà không thực hiện thì
giao dịch là vô hiệu (đ.134 BLDS)
g). Khi có đối tượng không thể thực hiện được :
Trong trường hợp ngay từ khi ký kết , hợp đồng có một hoặc nhiều phần của đối
tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng bị vô hiệu.
Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp
đồng có đối tượng không thể thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên kia biết
nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia trừ trường
hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện
được (đ. 411 BLDS).
4.2.2. Vô hiệu từng phần :
Khi một phần của giao dịch vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các
phần còn lại của hợp đồng. (đ.135 BLDS)
Những hợp đồng ký vượt quá phạm vi ủy quyền thì phần vượt quá đó bị coi là vô
hiệu .
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu đối với các trường hợp a và b
không bị hạn chế ; đối với các trường hợp khác là 2 năm kể từ ngày giao dịch được
xác lập.
4.3. Xử lý hợp đồng vô hiệu :
- Giao dịch vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của
các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi hợp đồng bị coi là vô hiệu thì các bên phải khôi
phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả
được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền trừ trưởng hợp tài sản giao dịch, hoa lợi,
lợi tức thu được bị tịch thu theo qui định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải
bồi thường (đ.137 BLDS)
- Trong trường hợp giao dịch vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không
phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người
thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người
chiếm hữu ngay tình có được được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bùvới người không có quyền định đọat tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp
đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị
mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngòai ý chí của chủ sở hữu (đ.138, 257
BLDS).
- Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký
quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay
tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình
nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án,
quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó
người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa. (đ. 138
BLDS)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro